-
Số nội dung
1.015 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Everything posted by vusonganh
-
2012 Mạng Hỏa con sinh Mạng Mẹ Thổ là tốt, tuy nhiên con còn nhỏ khó sinh cho mạng mẹ, âm sinh dương không thuận lý. ĐỊa chi Tị tương sinh Thìn thổ. Tương quan mẹ con là TỐT. Thiên can Nhâm Thủy tương sinh Ất Mộc. Cha với Con TỐT.
-
Với cách nghỉ ấu trĩ thiển cận như thế này :rolleyes: :rolleyes: thì PotayPochan.com http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif
-
Hào quang mặt trời ở Trung Quốc Hôm 26/6, người dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc đã được tận mắt ngắm nhìn vầng hào quang lạ xung quanh mặt trời. Hình ảnh hào quang quanh mặt trời hôm 26/6. Đây là hiện tượng thiên nhiên hiếm khi xuất hiện. Bản chất của hiện tượng này là do khúc xạ ánh sáng gần giống như hiện tượng cầu vồng. Do khi ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển gặp những điều kiện hơi nước, ánh sáng tạo thành các vầng hào quang quanh mặt trời. Những ánh hào quang này xảy ra trong tầng khí quyển xung quanh mặt trời chứ không phải do mặt trời tạo ra. Tháng 4 năm nay, người dân ở thành phố Anchun, phía tây nam của tỉnh Quý Châu cũng từng thấy hiện tượng kỳ thú này. Hiện tượng này không ảnh hưởng tới mùa màng, hay điềm báo thiên tai gì hết. Hương Thu _Ảnh: CFP
-
Lấy điểm đổi xứng với tâm phía trên mê ( mái nhà ) làm điểm xác định. Tại vị trí đó làm 1 móc. Treo vào móc đó 1 lồng đèn đỏ hình tròn + bóng đèn cũng màu đỏ. Có thể treo 1 cái thật to hoặc 1 chùm đèn nhỏ thả rủ. Làm sao sau khi treo lên phải có tính thẩm mỹ. Nhớ bật đèn sáng vừa đẹp vừa lấy sámh đi lại vào buổi đêm.
-
Vấn đề này có nghĩa là đang quan xét các yếu tốt phong thủy ảnh hưởng đến việc sinh con giới tính như thế nào??? Chứ chưa phải đã có sẵn phương pháp bạn nhé. Với vấn đề Thiên Luân đặt ra chắc là đang ở dạng THỐNG KÊ _ KIỂM CHỨNG thôi.
-
Anh đi tìm em ở Cuối Trời Mà bóng hình em ở Xa Khơi hề hề hề
-
Thứ sáu, ngày 24 tháng 06 năm 2011 | 08:42 (GMT+7) Kinh tế 24h Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần Tác giả: HẢI ANH VEF.VN - Thị trường chứng khoán “chạm đáy” đã khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, mất sạch toàn bộ tài sản đang sở hữu cũng như tài sản đi vay. Có người còn lôi kéo cả họ hàng, làng xóm cùng thua "chứng". Nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý. Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Cả họ "chết" vì chứng khoán Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình. Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng tham gia vào "trò chơi" này. "Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N. cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng. Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói "giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy. Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy. "Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói. Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện đang phải ở nhà thuê. Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để điều trị. Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H. đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác sỹ Dũng nói. Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì chứng khoán mà ra! Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay, chị mới giật mình hoảng loạn. "Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.
-
đọc lại bài đầu tiên đi nhé, Thiên Luân đã co lý giải cả rồi.
-
Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa. > Công bố tài liệu về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa/ Đại lễ cầu siêu đội hùng binh Hoàng Sa Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” trong khuôn khổ đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu. Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay. Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân. Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người… Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua. Tấm bản đồ trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ Hoàng Sa Chử (phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông đỏ).Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh. "Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói. Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa). Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em. "Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định. Ngày 15/6 vừa qua, giảng viên Trần Văn Quyến đã có bài tham luận về hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử tại hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”. Trong đó, việc công bố bản đồ Việt Nam trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ về Hoàng Sa được đánh giá cao. Văn Nguyễn
-
Diễn đàn đã tích hợp bộ gõ tiếng Việt bên góc trái màn hình phía dưới. Chị gõ telex thì chọn không thì dùng VNI. Dùng telex thì aa= â .... Dùng VNI thì a6= â ...... Chứ chị gõ tiếng Việt không dấu. Sư Phụ đọc không có ra hoặc là dịch lộn ra nghĩa khác rất phiền.
-
Thiên Luân không xem tử vi đâu. Nên chuyển lá số qua mục tử vi để các thầy chấm cho.
-
Tại Xiên Nuân nó chờ xả hàng đó anh Laido àh hahahaha
-
Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông Tác giả: Hoàng PhươngBài đã được xuất bản.: 22/06/2011 07:00 GMT+7 "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)". Một phóng viên nước ngoài đã nhận xét, có lẽ vì vấn đề Biển Đông nên thu hút rất đông học giả và chính khách tên tuổi đến dự hội thảo về an ninh hàng hải tại Biển Đông do CSIS tổ chức. Căn phòng chật kín đến mức TS Termsak Chalermpalanupap phải ngạc nhiên và nghiệm ra độ nóng của vấn đề Biển Đông. Ngày thảo luận đầu tiên 20/6 (giờ Washington) căng và nóng rẫy sau phần tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông của GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc. Chất vấn và chỉnh huấn, có vẻ đó là những gì các học giả và chính khánh quốc tế tại Hội thảo đã làm với vị giáo sư Trung Quốc và những đồng sự của ông. Đã có lúc, TS Tô Hạo phải kêu lên: "tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc". Ai sợ ai? Trong bài phát biểu của mình, GS Tô Hạo cho rằng, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc "sợ" (scared). "Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông". Đến từ Viện nghiên cứu Brookings, TS Tạ Tuấn đặt câu hỏi, "hành động nào của láng giềng khiến Trung Quốc sợ? Là hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở được công nhận bởi Công ước Luật biển quốc tế 1982 của mỗi nước chăng? Là hoạt động thăm dò của công ty dầu khí cũng trong vùng đặc quyền kinh tế ấy mà Trung Quốc đã cho tàu hải giám (tàu quân sự cải hoán) cắt cáp chăng? Không chỉ ra được hành động nào, vị GS Trung Quốc phân bua: "Không hẳn là sợ... Nhưng cá nhân tôi lo ngại. Rõ ràng, những năm trước, có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Một năm trở lại đây, căng thẳng gia tăng... Vì sao căng thẳng gia tăng một năm trở lại đây? Câu hỏi của ông Tô Hạo đã được hầu hết các học giả tại diễn đàn này chỉ ra. Thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông đã không thể ngăn được leo thang tranh chấp, không ngăn được hành động gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, như TNS Mỹ John McCain chỉ ra, các hành động này dựa trên "các quyền tự phong" của Trung Quốc. GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc Điều đáng nói, như TS Termsak Chalermpalanupap lưu ý, khi chiến hạm Mỹ đi qua đường chữ U để vào Đà Nẵng thì Trung Quốc không lên tiếng phản đối, nhưng khi ngư dân Việt Nam hay các tàu của VietnamPetro hoạt động ở khu vực này thì gặp những phiền nhiễu do phía Trung Quốc gây nên. "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)". Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ chia sẻ, "nếu tôi là các nước ASEAN, tôi sẽ rất lo lắng". "Theo tôi biết, Trung Quốc đề xuất thương lượng với ASEAN, rằng cùng hợp tác, lo phát triển kinh tế, và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đó là cuộc thương lượng tồi, bởi lẽ ASEAN sẽ phải hi sinh lợi ích lâu dài để đổi lại lợi ích thương mại ngắn hạn với Trung Quốc". "Tại sao Trung Quốc quyết tâm thực hiện kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó?", TS Peter Dutton nêu câu hỏi trong khi chính học giả Trung Quốc lại thắc mắc với học giả Việt Nam, tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này. "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la", TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam đáp lời. Bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS nhắc lại việc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như dựng cột mốc chủ quyền trên các bãi đá ngầm ở Amy Douglas Bank thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cắt dây cáp thăm dò dầu khí thuộc tàu Bình Minh 2 và tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực trước đây chưa hề bị tranh chấp. Theo bà, những diễn tiến xảy ra tại Biển Đông gắn chặt với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa quốc gia đã đi hơi quá đà, đặt ra thách thức cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo. Trước đó, dẫn lại lời của GS Tô Hạo, "chủ quyền là lợi ích quốc gia mà một chính thể không thể từ bỏ, nếu muốn tồn tại", một học giả đến từ Philippines đưa ra nghi vấn, phải chăng, có quá nhiều vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, "Trung Quốc chưa thu được giọt dầu nào từ Biển Đông, trong khi nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines đã khai thác được dầu khí. Chúng tôi đòi chia sẻ lợi ích công bằng", GS Tô Hạo nói. "Đường lưỡi bò - một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" "Vấn đề là Trung Quốc yêu sách tất cả", học giả đại diện cho ASEAN, TS Termsak Chalermpalanupap lên tiếng. "Vì yêu sách này, Trung Quốc đã tạo chồng lấn với các nước thành viên ASEAN, và đó là lí do Trung Quốc luôn muốn tiếp cận song phương", ông nói. Các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc đang "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" với bản đồ 9 đoạn hình chữ U mới được trình lên LHQ cách đây chưa lâu. Với yêu sách đường chữ U, Trung Quốc thực sự đòi bao nhiêu trên Biển Đông? Tất cả Biển Đông chăng? Bản đồ 9 đoạn hình chữ U thực chất thể hiện điều gì, và dựa trên cơ sở nào, rất nhiều học giả nêu câu hỏi. Khẳng định "không phải Trung Quốc đòi hỏi toàn bộ Biển Đông", thế nhưng GS Tô Hạo cũng không lí giải được nguồn cơn của đường chữ U. "Đây là vấn đề phức tạp". Ông đã viện dẫn "di sản lịch sử" để biện minh cho đường chữ U, rằng đó là di sản lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ 2, là di sản của thời Tống để lại... Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, Caitlyn Antrim, khẳng định đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ. "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó", bà Caitlyn Antrim nói. Không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử, TS Peter Dutton nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS...Việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS". Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này. "Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói. "Nếu Trung Quốc đã tự tin như vậy về cơ sở cho yêu sách của mình, sao lại phản đối sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải quyết vấn đề? Hiện có nhiều cơ chế theo UNCLOS hay ICJ... Chia sẻ góc nhìn này, một học giả gốc Việt đang sống tại Mỹ nói, sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi giải quyết song phương với các nước nhỏ? Để Trung Quốc dễ bề "chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau" như nhận định của TNS John McCain chăng? Hành xử trách nhiệm? Học giả Trung Quốc luôn khẳng định, Trung Quốc "hành xử trách nhiệm", "hành xử theo luật và các quy chuẩn quốc tế", vì "hình ảnh quốc gia". Trung Quốc luôn "cố gắng hạ nhiệt để giảm căng thẳng", "sẵn sàng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông". "Nghe Trung Quốc nói về chính sách, nước nào cũng thấy vui, nhưng hi vọng, Trung Quốc thực hành những gì mình nói", TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam dẫn lại phát biểu của một quan chức ASEAN. Đáng tiếc "vẫn tồn tại khoảng cách giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc, và khoảng cách ấy đang lớn lên". Thiện chí hợp tác của Trung Quốc đến đâu, cứ nhìn quá trình chuyển từ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mang tính cam kết chính trị, sang Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang tính ràng buộc pháp lý cao là thấy. ASEAN đã rất nỗ lực để đạt đồng thuận trong vấn đề COC, TS Termsak Chalermpalanupap cho hay. Gần 10 năm trước, khi bàn về DOC, chính các nước ASEAN đã không thể thống nhất được phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, đành chấp nhận một giải pháp tình thế, không nhắc đến trong văn bản. "Lúc này, tất cả các thành viên ASEAN đã sẵn sàng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC", vượt qua trở ngại cũ. 20 lần, các nước ASEAN đã thống nhất được đề nghị về COC để đưa ra bàn với Trung Quốc. Và cả 20 lần, Trung Quốc đều bác bỏ. Tuần qua, ASEAN lại vừa họp, và bản đề nghị thứ 21 đã hình thành. "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử", vị học giả đại diện cho ASEAN nói. "Muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của mình", một học giả nói. Muốn "giữ hình ảnh quốc gia", Trung Quốc sẽ không được quên, thế giới đang nhìn vào hành xử của nước này ở Biển Đông. "Thái độ hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ và với biển Ấn Độ Dương", ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ấn Độ nói. Tại Hội thảo, có học giả đã lạc quan hi vọng, GS Tô Hạo và các đồng nghiệp của ông sẽ "thay đổi cách nhìn về Biển Đông" bằng cách lắng nghe các nước. Và sự thay đổi nhận thức từ những học giả lớn của Trung Quốc sẽ lan tỏa đến chính sách. Còn Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ tới đồng nghiệp Trung Quốc, có lẽ, ông nên tới Hà Nội hay Manila, để nhìn chính sách của Trung Quốc theo cách khác
-
-
Huynh Trưởng chụp ảnh này độc đáo quá hahahahaha
-
Chọn mua Xe mau Xanh thủy để tương sinh mạng mộc của bạn hả??? Cái Xe sao đủ nộI lực để sinh cho mạng bạn được, mạng bạ phải sinh cho nó mới tốt chứ. ThôI tùy bạn mua màu Xanh Thủy cung được. Tuy nhiên Xe hay hư hỏng và có thể bị mất cắp đấy hehehehe Thân mến!!!
-
Chứ màu nào thì mới hợp hả bạn ????? Mệnh mộc thân và Mệnh Hỏa của xe liên quan gì với nhau ????
-
Chị Huyền nên gõ tiếng Việt có dấu nhé.
-
Mua chiếc xe màu đỏ
-
Sông Núi, Biển Đảo Nước Nam trải dài và thống nhất là bởi tinh thần Đại Việt Hãy dựng tượng Đức Thánh Trần tại Trường Sa và Hoàng Sa ! Nguyễn Tất Thịnh 11:28' AM - Chủ nhật, 19/06/2011Hãy nghĩ xem có bao nhiêu quan chức to nhỏ vào dịp đầu năm chen chúc đến Đền Thánh Trần ở Nam Định xin Ban tổ chức phát ấn triện hòng mong thăng quan tiến chức, những người dân đến khấn bái những gì cho riêng mình? Đã bao nhiêu người trong đó quyết tâm làm một chuyến ra Trường Sa Hoàng Sa của Tổ Quốc? Đã có bao nhiêu quan chức đến Lý Sơn chia sẻ, giúp đỡ những người dân lam lũ nơi đây, dù đầy gian khó, bị ức hiếp trong mưu cầu sống lao động lương thiện trên mảnh đất và vùng biển thuộc nước non Việt? Hãy nghĩ xem có bao nhiêu tượng đài, nhà truyền thống, tưởng niệm hệ thống bảo tàng trong nhà đã được xây cất trên đất liền ? Những kỉ lục gần đây về những pho tượng Phật mỗi ngày mỗi hoành tráng từ Bắc đến Nam ? Những đồng tiền thu được từ những hòm công đức ở những ngôi chùa, giả chùa đã được sử dụng trong những mục đích ‘Công ích thực’ gì ? Có bao nhiêu dự án làm phim, trong đó có “Vua Lý Công Uẩn dời Đô’…có hiệu ứng xã hội như thế nào ? Hãy nghĩ xem những tốp học sinh lũ lượt kéo đến Quốc Tử Giám xoa tay lên đầu những pho tượng Rùa bằng đá để mong mình có sự may mắn mà được đỗ đạt, thậm chí có nhiều than niên nhờ thế thêm có duyên nên vợ nên chồng với người yêu mến ? Có bao nhiêu cuộc thi tìm hiểu về những tư tưởng chính trị, học tập các vị chính khách tiền bối ở các đoàn thể, cơ quan và các trường học? Hãy nghĩ xem người ta đã đúc bao nhiêu bức tượng to nhỏ, trong đó có cả tượng chính họ, tượng của người được coi là tầm vóc..làm quà biếu nhau trong những dịp quan hệ…Có ai mà trong nhà họ khá nhiều những pho tượng được tặng như thế nằm trong tủ kính…truyền cho ai được bao nhiêu, hay là chính họ có thấm được nhiều không tinh thần yêu nước, khí chất hào hùng…vào thực hành cương vị của họ khi đã và đang từng có vai trò dẫn dắt việc Quốc Gia hữu sự ? Chúng ta trải qua những ngàn năm mà trong đó rất nhiều thế kỷ phải đối mặt chống ngoại xâm để giữ và dựng nước . Phải chăng những bài học có giá trị thực tiễn phổ quát nhất, chưa đựng tinh hoa truyền đời, tự nó phát tỏa những tinh thần Dân Tộc, lòng yêu Nước mà không cần phải tô vẽ hay định hướng chính trị chính là được rút ra từ những gì xảy ra trong quá khứ với các thế lực Phương Bắc ! Trong khi đó trên đất nước này đã có nhiều những pho tượng lớn về Mẹ Suốt, Mẹ Thứ, các cô gái Đồng Lộc... từ thời chống Mỹ !!! Hôm nay và còn lâu dài nữa, chúng ta phải đối mặt với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ! Thứ chủ nghĩa bành trướng này sẽ không bao giờ chuyển thành chủ nghĩa đế quốc kiểu mới như ai đó từng vội nghĩ vì Trung Quốc không có cái ‘chất chuyển hóa sức mạnh’ như là bản chất thứ hai của Đế Quốc cả ! Cho dù Khổng Tử nói : …trị Quốc bình Thiên hạ’’ thì cũng chỉ là thứ mưu đồ bá quyền vị kỷ của một quốc gia siêu lớn mang tham vọng hẹp hòi nhưng ghê gớm như Tần Thủy Hoàng của họ mà thôi ! Nhưng vì thế mà rất táng đởm kinh hồn! Trung Quốc vốn tự nhận mình là Trung tâm Thiên hạ như bao đời nay, nhưng cũng là trung tâm chứa đựng những điểm yếu của nó và với Thiên hạ, vì thế để người Mông Cổ thế kỉ 12, dân số it, văn minh chẳng là bao thôn tính mà áp đặt lên xã hội của họ một nền cai trị đặt tên là Triều Nguyên. Thân to, cơ bắp mạnh chẳng là vấn đề quyết định, vì thế đến lượt quân Nguyên Mông ( lúc đó lại đã lai nhập mang hồn vía của Trung Quốc rồi ) cả 3 lần ồ ạt tràn vào Đại Việt bị đánh cho tơi bời đến mảnh giáp che thân không còn. Đó chính là tinh thần Việt mà biểu tượng là Đức Thánh Trần ! Cần phải sống dậy, làm hiện hữu, lan tỏa tinh thần đó, không chỉ là ở sâu trong đồng bằng, ở trong khuôn công viên, trong nhà bảo tàng, trong cổ họng đầy mùi rượu khê nồng của nhiều quan chức , trong ngôn ngữ giả lả của giới nhân sĩ, hay trong những trang sách cốt học thuộc để thi lấy điểm…mà phải ở nơi biên giới và hải đảo…Thật tuyệt vời khi chúng ta dựng tượng Thánh Trần ở trung tâm quần đảo Trường Sa và cả Hoàng Sa nữa! Ơ chính những nơi Trung Quốc đang cuộn sóng tham lam, ngồn ngộn sự phi lý, ngang ngược diễu võ giương oai muốn lấn lướt và thôn tính từng phần và toàn bộHãy làm pho tượng Đức Thánh Trần Vĩ Đại ! Đặt ở chính giữa Biển Đông, nơi chúng ta đã tuyên bố chủ quyền về biển đảo ! Cả tiềm năng một đất nước! Cả một khí chất Dân tộc ! Cả một sức mạnh của Quốc Gia! Dám không? Đặt câu hỏi như thế với “Dân Việt’ là thậm vô lễ ! Là không hiểu gì về Lich sử Việt, là coi thường người dân rạch tay khắc máu chữ ‘Sát Thát’. Câu hỏi ‘dám không’ phải đặt ra cho những người có trách nhiệm với hiện tại và tương lai Nước Việt! Sẽ không có ngụy biện nào chấp nhận được cho câu trả lời rằng 'không' ! Theo baomoi.com
-
Nếu là đứa con đầu thì cứ sinh theo kế hoạch của hai Vợ Chồng. Đứa thứ 2 hãy tính đến chuyện tương quan xung hợp. Nếu tính Tương tuổi vợ chồng với năm 2012 và các năm kế tiếp để sinh đứa con đầu thì rất xa - Như vậy không nên tí nào. Niềm vui trọn vẹn giành cho gia đình bạn nên dành để đến năm 2021-2022. Chúc vợ chồng hạnh phúc !!!!
-
Quý Tị theo Lạc Việt là Tích Lịch Hỏa. Nên sinh vào Mùa Xuân hoặc Mùa Hè. Bạn canh 2 mùa đó mà cấn bầu.
-
Tập 2 của bạn nên sinh năm Quý Tị 2013 thì tốt.
-
Trung Quốc tuyên bố “không dùng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông”(Dân trí) - Trung Quốc vừa tuyên bố “không sử dụng vũ lực” trong những vụ tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông, trong khi chỉ trích kêu gọi của một thượng nghị sĩ Mỹ đòi mở các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh hải. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Tuyên bố nhưng không dám nhìn thẳng. Chắc một lưỡi nhưng hai lòng rồi. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, được hỏi về căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh các vùng biển đang có tranh chấp trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định Bắc Kinh “sẽ không dùng vũ lực” để giải quyết tranh chấp.“Chúng tôi sẽ không sử dụng và không đe dọa dùng vũ lực”, ông Hồng Lỗi nói, cũng không quên đưa ra những lời lẽ khá sáo mòn rằng: “hy vọng các bên có liên quan sẽ nỗ lực nhiều hơn vì hòa bình và ổn định trong khu vực”.Hãng tin AFP cho rằng sau nhiều lần đổ lỗi và đe dọa, và trước nhiều động thái cứng rắn của Việt Nam và Philippines trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, dường như Bắc Kinh đã dịu giọng. Ông Hồng Lỗi còn nói rằng những vụ tranh chấp nên được giải quyết thông qua thương lượng với “những nước có liên hệ trực tiếp” - tuyên bố rõ ràng là để đáp lại một dự luật được hai thượng nghị sĩ hàng đầu của ủy ban giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ ở vùng Đông Á đệ trình ở quốc hội Mỹ một ngày trước đó. Dự luật của thượng nghị sĩ Jim Webb thuộc đảng Dân chủ và thượng nghị sĩ James Inhofe thuộc đảng Cộng hòa tố cáo Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong những vụ tranh chấp biển đảo, và yêu cầu quân đội Mỹ “khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông. Ông Hồng Lỗi cáo buộc điều ông gọi là “một số nước” đã gây phương hại đến chủ quyền và các quyền lợi về hàng hải của Trung Quốc. Ông này cáo buộc những người chỉ trích, kể cả một số ở Mỹ, là “tìm cách mở rộng và gây phức tạp thêm cho vụ tranh chấp lãnh thổ”. Mỹ không can dự trực tiếp vào vụ tranh chấp ở Biển Ðông, nhưng các giới chức Mỹ nói Washington quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực. Tại Washington, dự luật lưỡng đảng của Thượng viện Mỹ kêu gọi một giải pháp hòa bình và đa phương cho vấn đề Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Hoa Nam). Tuy nhiên, Trung Quốc nhất mực khẳng định muốn giải quyết vụ tranh chấp riêng rẽ với từng bên đòi chủ quyền. Hà Khoa Theo AP, AFP
-
Không sao đâu đừng lo lắng quá.