lang_ph

Hội viên
  • Số nội dung

    499
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by lang_ph

  1. 07:59 22/05/2014 (GMT+7) http://kienthuc.net....hai-344178.html Lo sợ Trung Quốc, Nhật-Malaysia ký thỏa thuận an ninh hàng hải (Kienthuc.net.vn) - Trước lo ngại về tình hình Biển Đông, Nhật Bản và Malaysia đã ký kết nhiều thoả thuận trong các lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng và an ninh hàng hải. Hôm 21/5, phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak khuyến khích phía Nhật đầu tư vào các dự án công nghệ cao cũng như thúc đẩy chuyên môn của họ trong việc xây dựng các dự án liên quan tới năng lượng. Thủ tướng Nhật Abe (bên phải) bắt tay với người đồng cấp Malaysia Najib Nazak trong một cuộc gặp gỡ. (Ảnh minh họa) Ông Najib, trong cuộc họp lần thứ 3 với Thủ tướng Abe trong vòng chưa đầy một năm, cho biết, quan hệ kinh tế vẫn là trụ cột quan trọng nhất trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Đáp lại, Thủ tướng Abe, trong cuộc họp báo chung của hai người ở văn phòng ông tại Tokyo, cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển kinh tế bằng các dự án đầu tư vào nước này. Liên quan tới vấn đề an ninh hàng hải, ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng đối với vấn đề này trong việc duy trì ổn định và hoà bình trong Biển Đông. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh về một giải pháp ổn thoả trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Biển Đông. Cuộc gặp gỡ giữa ông Abe và ông Najib xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc - Việt Nam xoay quanh vụ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981). Trước diễn tiến mới ở Biển Đông, phía Tokyo lo ngại về những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong khi cả hai nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Hoa Đông. Thanh Nga (theo Kyodo News) ++++++++++++++++++++++++++++++ Quái chiêu và cao thủ !
  2. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/thu-tuong-malaysia-yeu-cau-bao-nhat-dung-gay-phuong-hai-den-quan-he-voi-trung-quoc.aspx Thủ tướng Malaysia yêu cầu báo Nhật đừng gây phương hại đến quan hệ với Trung Quốc 22/05/2014 13:00 (TNO) Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã né bàn về việc các tranh chấp chủ quyền ở châu Á đang gia tăng, nói với một tờ báo Nhật Bản rằng họ không nên làm phương hại đến “tầm quan trọng chiến lược” trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc. Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters “Chúng ta cần phải nhìn vào toàn cảnh và đừng đánh giá các mối quan hệ với Trung Quốc qua một vấn đề, mà hãy nhìn vào phạm vi rộng lớn của các mối quan hệ này, đồng thời nhìn nhận tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ song phương giữa Malaysia và Trung Quốc”, ông Najib nói với nhật báo Nikkei (Nhật Bản) vào ngày 22.5. “Chúng tôi không muốn vấn đề chủ quyền trở thành trở ngại cho mối quan hệ đang trở nên gần gũi giữa Malaysia và Trung Quốc”, thủ tướng Malaysia nói. Hiện ông Najib đang thăm Nhật Bản. Bình luận của thủ tướng Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cho hàng trăm tàu chiến và tàu tuần duyên bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. AFP cho biết Malaysia đã ngày càng lo ngại trước các cuộc tập trận của Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, trong các vùng biển đang có tranh chấp hồi cuối năm 2013, nhưng ông Najib đã có những động thái trấn an. Hiện Malaysia và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền Bãi đá James/Tăng Mẫu ở biển Đông. Nơi này cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km. Vị trí này là điểm tận cùng phía nam của bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý do Bắc Kinh đơn phương vạch ra trên biển Đông, cách bờ biển Brunei chưa đầy 200 km, trong khi cách bờ biển phía nam Trung Quốc đến 1.800 km. Được biết, vào tháng 3.2013, Malaysia đã lên tiếng phản đối việc 4 tàu hải quân Trung Quốc đi vào bãi đá James/Tăng Mẫu. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc lần đó được cho là đã bắn chỉ thiên khi đang ở trong khu vực bãi đá. Một tháng sau, một tàu hải giám Trung Quốc đã quay lại bãi đá James/Tăng Mẫu để đóng cột thép nhằm khẳng định chủ quyền, theo Reuters. “Chúng tôi đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông”, ông Najib phát biểu trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo vào hôm 21.5. Bất kỳ vấn đề gì cũng cần phải được giải quyết dựa theo “các quy tắc quốc tế”, thủ tướng Malaysia nói. Hoàng U
  3. http://docbao.vn/tin...-yeu/29/238128/ Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Thứ Năm, 22/05/2014 11:22:57 GMT+7 Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói Việt Nam tôn trọng nhưng không sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội. >> Quốc hội ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan >> Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry Ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh: Phương Mai Kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông đã có nhiều diễn biến liên quan của 2 nước cũng như một số quốc gia khác. Trả lời phỏng vấn về căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua, ông Dương Danh Dy cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói: "Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội". Mũi tên trúng hai đích - Là người làm ngoại giao lâu năm, công tác tại Trung Quốc, ông có nhận xét gì về việc có thông tin nói Trung Quốc đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông thực hiện ‘mũi khoan chính trị’? Hành động này của Trung Quốc nhằm 2 mục đích, vừa xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vừa tổ chức thăm dò tài nguyên, khoáng sản dầu khí trên Biển Đông. Điều này có thể hóa giải được thế khó của Trung Quốc hiện nay khi đa số các vùng biển có dầu mỏ đều bị khai thác tràn lan, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ở các vùng xung quanh. Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc (Nguồn: AP) Là người đã làm việc nhiều năm ở Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương. Trong thời gian đó, tôi đã tiếp xúc với những tài liệu của Bắc Kinh cho thấy mưu đồ 10 năm thăm dò dầu khí Biển Đông của họ. Nhìn lại năm 1995, sở dĩ Trung Quốc đưa tàu ra chiếm Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vì nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khí đã được thăm dò. Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông không chỉ có động cơ chính trị. Trong lúc các vùng biển còn lại đang bị ô nhiễm tàn phá, Biển Đông được xem là ‘vùng sạch’ với nguồn tài nguyên phong phú. Ngoài ra, còn phải nhìn thấy rằng, Biển Đông là cửa ngõ của nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Với âm mưu chi phối Biển Đông, Trung Quốc hi vọng sẽ có một ngày gây được áp lực với Nhật Bản qua tuyến hàng hải này. Nói như vậy để ta hiểu được Trung Quốc đã chuẩn bị rất lâu trước khi đi bước đi này. Hiện nay, Trung Quốc là một nước mạnh, chúng ta phải thừa nhận điều đó, nhưng đồng thời phải hiểu rằng Việt Nam tôn trọng chứ không hề sợ Trung Quốc. -Thưa ông, có ý kiến nói rằng Trung Quốc không dám khoa trương sức mạnh ở biển Hoa Đông bởi ở đó Nga thì quá mạnh, Nhật cũng không vừa, hơn nữa Tokyo từng được Tổng thống Mỹ Obama cam kết bảo vệ. Thế nên Bắc Kinh buộc phải diễu võ giương oai ở Biển Đông, ông nhận xét thế nào về điều này? Tôi đọc nhiều tài liệu Trung Quốc, trong đó họ có nói đến việc từ thời Nguyên, Trung Quốc đã có dã tâm thôn tính Nhật Bản nhưng bất thành bởi hạm đội thủy quân bị bão đánh chìm. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa nguôi điều đó. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ép một chiếc tàu từ Hong Kong (Trung Quốc) ra khỏi khu vực Senkaku Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á vừa qua cũng cam kết bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia. Ông Obama cũng nói đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku mà Nhật đã khéo léo quốc hữu hóa trước sự tức giận của Bắc Kinh. Dĩ nhiên với việc Nhật, Mỹ bắt tay ở biển Hoa Đông khiến Bắc Kinh không dám manh động, dù vẫn mạnh miệng tuyên bố chủ quyền với Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Hoàng Sa của Việt Nam là việc làm đã được tính toán rất lâu, nằm trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Obama là một trong những động lực khiến Trung Quốc vội vã hành động ngang ngược ở Biển Đông. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thay đổi quan niệm, có nhận thức mới về đâu là đối tác, đâu là đối thủ. "Không có kẻ thù vĩnh viễn..." -Thưa ông, còn một vấn đề khác đang được dư luận thế giới quan tâm là Nga – Trung tập trận hải quân ở biển Hoa Đông. Ông có nhận định thế nào về cuộc tập trận này? Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới, và nhiều năm sau đó, khi tôi đang ở Trung Quốc cũng chứng kiến những cuộc khẩu chiến dữ dội giữa hai bên. Nhưng như chúng ta đã biết, “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh cửu”. Tàu chiến Nga đến biển Hoa Đông tập trận cùng Trung Quốc Sau khi bị Mỹ, phương Tây gây khó dễ về việc dầu khí và khí đốt nên Nga buộc lòng phải quay sang nhích lại gần Trung Quốc. Phải nói rằng sức ép của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga, Trung Quốc giải quyết nhanh vấn đề tranh chấp biên giới, đặt đường ống dẫn dầu và sắp tới là dẫn khí đốt sang Trung Quốc. Mỗi năm Bắc Kinh phải nhập hơn 200 triệu tấn dầu, trong khi hiện tại được Nga cung cấp dầu thì quá tốt cho Trung Quốc. Sự hợp tác Nga – Trung hiện nay có thể coi là để chống lại sức ép từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước cũng chủ yếu nhằm gửi tín hiệu đến Mỹ. Điểm yếu - Ông nói rằng Trung Quốc tuy mạnh nhưng vẫn có nhiều điểm yếu, cụ thể là điểm yếu nào? Dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến. Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực quân đội Việt Nam “Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong”. Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực. Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được. Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con. “Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành. 6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, cho nên cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường. Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép. - Vì sao Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc? Trước tiên, nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ thành công khi Nam tiến, dù có những khoảng thời gian đô hộ nước ta đến 1.000 năm. Nếu con người Việt Nam không giỏi, không tài trí, mưu lược chúng ta đã trở thành Vân Nam, Quảng Tây hay một cái tên nào đó của Trung Quốc. Tài liệu Trung Quốc nói không quân Việt Nam thừa sức phong tỏa eo biển Malacca Thế nhưng, 3 lần chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần, Lê Lợi chống giặc Minh rồi Quang Trung đánh tan quân Mãn Thanh và gần đây nhất là Chiến tranh biên giới năm 1979 cho thấy Việt Nam đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc. Năm 1979, Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn trăm bề, vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, quan hệ với các nước trên thế giới còn hạn hẹp thế nhưng chúng ta vẫn làm được. Hiện nay, Việt Nam đã mạnh hơn thời điểm đó rất nhiều. Chúng ta hiện nay có quân đội mạnh, có mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới, có nguồn dự trữ về ngoại tệ. Việt Nam sẵn sàng đối phó được nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Quá khứ chúng ta đã có những Yết Kiêu, Dã Tượng khiến đế chế Trung Hoa khiếp sợ, thì ngày nay chúng ta cũng có thể có được điều đó. - Bên cạnh lịch sử, còn điều gì có thể minh chứng cho khả năng của chúng ta trước Trung Quốc thưa ông? Về khía cạnh kinh tế, kim ngạch thương mại của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy chúng ta là nước nhập siêu của họ, vì thế nếu có vấn đề xảy ra phía chịu thiệt là Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ngay việc Trung Quốc đưa hàng trăm tàu chiến các loại cùng máy bay chiến đấu ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ thể hiện Bắc Kinh đã chuẩn bị điều này từ lâu mà còn đánh giá rất cao Việt Nam trong khu vực Biển Đông. Trong quá trình công tác tại Trung Quốc, tôi đã tận mắt cầm đọc các tài liệu kín của Bắc Kinh nói về khả năng kiểm soát eo biển Malacca của Việt Nam. Trung Quốc lo sợ điều này nên sẽ tìm cách đối phó để đảm bảo con đường thông thương của họ, một trong các cách đó là kiểm soát Biển Đông. Ngoài ra, không phải tự nhiên Bắc Kinh bỏ tiền đầu tư cho Myanmar, dù đây là láng giềng của Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa đằng sau là ý đồ biến Myanmar thành ‘nhà kho’, trạm trung chuyển dầu mỏ từ các nước Tây Á về Trung Quốc mà không cần đi qua eo biển Malacca. - Nhiều người nói Trung Quốc có thể hy sinh một phần trong quan hệ với Việt Nam, trong khi chúng ta sẽ phải khó khăn với nguồn hàng khan hiếm, ông đánh giá gì về quan điểm này? Điều này, nói vào năm 1979 thì rất đúng, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi toàn bộ. Chúng ta có mối quan hệ tốt với tất cả các quốc gia khác. Bên cạnh đó là tiền và những mặt hàng đặc trưng có thể dùng để trao đổi. Cả thế giới đều đã thấy sự hung hăng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN) Một khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu cho ta, trong thời điểm hiện nay, Việt Nam sẵn sàng quay sang mua từ các quốc gia khác, có thể Nhật Bản, có thể Mỹ hay nhiều nước châu Âu. Giá cả đắt hơn nhưng tôi tin chắc Việt Nam sẽ không bao giờ phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Trung Quốc. Căng thẳng sẽ kéo dài - Theo ông Việt Nam sẽ có biện pháp gì nếu Trung Quốc vẫn không chịu đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông? Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Chúng ta hiện nay có quân đội mạnh, có mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới, có nguồn dự trữ về ngoại tệ. Việt Nam sẵn sàng đối phó được nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Chắc chắn Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan khỏi Biển Đông. Việt Nam bằng nhiều biện pháp, sẽ có phương án buộc Trung quốc đưa Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể dự đoán được phương án nào sẽ làm được điều đó vì còn phụ thuộc tình hình trên thực tế trên Biển Đông. Kể từ khi đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Quốc luôn thể hiện sự ngoan cố, dù hành động đó là sai trái. Trong khi đó, Việt Nam thể hiện sự kiên quyết trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Do đó, những diễn biến trên biển trong thời gian tới sẽ còn căng thẳng, kéo dài và Việt Nam sẽ có phương án phù hợp khiến Trung Quốc phải ngừng hành động sai trái trên Biển Đông. - Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại đây, ngoài Việt Nam, có ảnh hưởng đến các nước khu vực? Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Cá nhân tôi cho là Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Nếu để Trung Quốc dần dần lấn chiếm, đặt căn cứ ở Biển Đông thì rất nhiều nước bị ảnh hưởng lợi ích chứ không chỉ có Việt Nam. Mặt khác, như tôi đã nói, việc làm của Trung Quốc là việc làm phi nghĩa. Trung Quốc sẽ không bao giờ có khả năng chà đạp lên luật pháp quốc tế như vậy. Năm 1979, khi gây ra cuộc chiến phi nghĩa chống Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới, Trung Quốc đã thất bại. Khi đó, chúng ta còn rất nghèo, còn bị nhiều nước hiểu lầm về cuộc chiến tự vệ chính nghĩa ở biên giới Tây Nam, nhưng ta vẫn thắng. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy buộc phải thừa nhận rằng: “Cuộc chiến với Việt Nam, chúng ta không thắng, không thua”. Nhưng ai cũng biết rằng Trung Quốc thất bại thảm hại năm 1979. Bây giờ chúng ta có nhiều bạn bè quốc tế, có nhiều mối quan hệ thương mại. Trung Quốc không buôn bán với ta thì ta còn rất nhiều đối tác khác. Kẻ thiệt là Trung Quốc chứ không phải chứ không phải Việt Nam. - Xin cảm ơn ông! Theo Phương Mai - Tùng Đinh (VTC.vn)
  4. http://vnexpress.net...my-2993244.html 21/5/2014 | 09:45 GMT+7 Cá chết phủ trắng cảng ở Mỹ Một số lượng lớn cá chết được phát hiện ở nam California, với nguyên nhân được cho là do thiếu oxy. Cá chết hàng loạt ở Indonesia / Cá chết hàng loạt trong phá tại Brazil Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện từ đêm 17/5 ở cảng Marina Del Rey. Số lượng cá chết ước tính khoảng từ 50.000-70.000 con, bao gồm cá cơm, cá đuối, cá mập thiên thần và nhiều loài khác. Theo mô tả của người dân địa phương, cá chết nổi lên mặt nước, phủ trắng một góc cảng, thu hút nhiều loài chim tập trung lại gần khu vực này để kiếm ăn. Đến chiều 18/5, khoảng ba tấn cá đã được vớt lên khỏi mặt nước. "Nhiệt độ ấm hơn có thể thúc đẩy quá trình phát triển các đám tảo dưới nước với tốc độ nhanh hơn, khiến chúng hấp thụ oxy nhiều hơn", Matthew King, một nhà nghiên cứu của tổ chức Heal the Bay, giải thích. Thời tiết nóng cũng sẽ khiến lượng oxy trong nước giảm thấp hơn so với điều kiện thời tiết bình thường. Đây có thể là nguyên nhân khiến cá thiếu oxy và chết. "Tôi đã ở đây được 20 năm và đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một số lượng lớn cá chết như thế này", Huffington Post dẫn lời một người dân địa phương có tên Tom Difloure cho hay. Các khoa học của Tổ chức Cá và Động vật hoang dã đã đem các mẫu cá này về phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác. Linh Anh (Video: Youtube)
  5. Quốc tế ›› http://vietnamnet.vn...trung-quoc.html 22/05/2014 10:17 GMT+7 Putin "thắng lớn" ở Trung Quốc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặt hái được những gì phương Tây lo ngại: ông đạt được "siêu thỏa thuận" cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, một trục xoay hướng Đông giúp Nga mạnh mẽ hơn trước những lệnh cấm vận mà phương Tây có thể áp đặt. Hợp đồng khí đốt Nga - Trung đã được thương lượng suốt 10 năm qua, với rào cản chủ yếu là về giá cả. Các số liệu của hợp đồng đã được Tổng giám đốc tập đoàn Gazprom Alexey Miller công bố, cho thấy mức giá cuối cùng sẽ vào khoảng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu). Theo hãng tin Bloomberg, con số này thấp hơn nhiều so với mong muốn của Nga. Số liệu từ Platts cho thấy, mức giá khí đốt trung bình từ Myanmar, Turkmenistan và Uzbekistan là khoảng 10,14 USD trong năm ngoái. Năm nay, Gazprom hy vọng sẽ xuất khẩu khí ở mức giá trung bình 10,62 USD trên 1 triệu Btu nhưng các khách hàng truyền thống của tập đoàn ở châu Âu đang muốn mặc cả xuống. Hợp đồng khí đốt Nga - Trung trị giá 400 tỷ USD. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moscow, trong bối cảnh phía châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Về phía Trung Quốc, hợp đồng cũng giúp nước này "dễ thở" hơn nhiều. Đất nước đông dân nhất thế giới hiện đang dựa 2/3 tổng năng lượng tiêu thụ vào than và đang nóng lòng muốn chuyển sang dùng khí đốt để thay thế vì các lý do về môi trường. Lượng khí đốt nhập khẩu hiện nay của nước này chỉ như muối bỏ biển so với quy mô thị trường tiềm năng. Thêm hai điểm nữa: Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giúp Nga rót vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng to lớn của nước này - ước tính ở mức hơn 30 tỷ USD, và Trung Quốc có thể cũng sẽ thanh toán bằng Nhân dân tệ, đảm bảo cho hợp đồng an toàn trước bất kỳ lệnh cấm vận nào của phương Tây. Một thông báo chung giữa hai bên được ký trước khi đạt thỏa thuận nghe có vẻ giống như một hiệp ước chống phương Tây. Nhắc lại lập trường của Nga về khủng hoảng Ukraina, văn bản này chứa những lời tố cáo mạnh mẽ nhằm vào các chính sách của châu Âu và Mỹ: "Các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng di sản lịch sử của các nước, truyền thống văn hóa của họ, lựa chọn độc lập của họ về hệ thống chính trị xã hội, hệ thống giá trị và con đường phát triển, về việc chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, về việc phản đối ngôn ngữ của các lệnh cấm vận đơn phương, hoặc tổ chức, hỗ trợ, cấp kinh phí hay khuyến khích hoạt động nhằm thay đổi hệ thống hiến pháp của nước khác, hoặc lôi kéo nước đó vào bất kỳ một liên minh hoặc khối đa phương nào". Đi kèm cùng một loạt các hợp đồng và thỏa thuận nhỏ hơn, đó là tất cả những gì mà ông Putin có thể mong muốn. Trung Quốc dường như không thấy có bất lợi trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với Nga. Nước này vừa nhận được nguồn cung năng lượng tin cậy, vừa có được sự yên ổn dọc đường biên giới dài 2.600 dặm và nhiều điều khoản dễ dàng hơn cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên to lớn của Nga. Trong khi đó, phương Tây vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các hàng hóa công nghiệp và duy trì một mức độ đầu tư cao vào nợ công. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể phải hứng chịu một sự tác động chính trị nào từ việc tiếp đón ông Putin trong khi lãnh đạo Nga đang bị lên án ở phương Tây. Bloomberg cho rằng, về phần Putin, ông gần như xuất hiện như một người chiến thắng trong kế hoạch phiêu lưu về Crưm. Liên minh với Trung Quốc cho phép ông "ra khỏi đám lau sậy như một chú cá sấu no nê". Vào lúc này, ông không còn "đói bụng" nữa, và không hề có nguy cơ ngay lập tức nào về một sự cô lập hoàn toàn. Thanh Hảo
  6. http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gian-khoan-hai-duong-981-va-thu-doan-gian-manh-cua-tq-3038065/?p=72 Giàn khoan Hải Dương 981 và thủ đoạn gian manh của TQ (Quan hệ quốc tế) - TQ đã áp dụng các biện pháp cấp bách và những chiến lược dài hơi để xây dựng lực lượng chấp pháp hòng “gặm” biển Đông từ 2013. Trung Quốc 'Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển' Trung Quốc định “gặm” biển Đông từ 2013?Ngay từ tháng 3-2013, trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên trở lên căng thẳng, dường như lúc đó Trung Quốc đã có dự định thực hiện một động thái lấn chiếm hoặc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Trong thời điểm đó, Bắc Kinh đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển, khởi đầu bằng quyết định thống nhất toàn bộ lực lượng chấp pháp biển. 5 lực lượng chấp pháp biển, bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp) đã được quy về một mối, cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc. Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03/2013. Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09-04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01-5-2013, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines. Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Trung Quốc đã từng âm mưu lấn chiếm biển Đông từ năm 2013? Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) của Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia là điểm cực Nam, còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên khi đó thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Mỹ, Hàn - Triều đều suýt biến thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo ở những vị trí chiến lược hoặc cắm giàn khoan giống như hiện nay. Khi đó, nếu bán đảo Triều Tiên có biến thì chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có những động thái gây hấn trên biển Đông. Rất may, khi đó ngòi nổ trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo gỡ. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó ngay từ năm 2013 chứ không phải là hiện nay mới bắt đầu. Nếu khi đó Mỹ, Hàn-Triều không nhanh chóng xuống thang bình ổn tình hình bán đảo Triều Tiên thì có thể Trung Quốc đã thực hiện những hành động xâm lấn biển Đông ngay từ năm 2013. Nên lưu ý rằng, năm 2013, Trung Quốc chỉ bày tỏ thái độ lấy lệ, nhằm thúc đẩy mâu thuẫn giữa Mỹ-Hàn và Triều Tiên ngày càng căng thẳng, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vào xung đột trên bán đảo Triều Tiên, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển Vào ngày 10 và 11-4 vừa qua, báo Đất Việt đã có loạt bài về chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc bằng cách đóng mới và hoán chuyển hàng loạt tàu quân sự thành tàu chấp pháp để dùng lực lượng “hải quân 2” này đè bẹp lực lượng tàu công vụ các nước trên biển Đông thì đến ngày 2-5, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược nguy hiểm đó.Bắc Kinh đã nhân cơ hội cả thế giới tập trung vào vấn đề Ukraine để “đục nước béo cò”, cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của ta tại quần đảo Hoàng Sa để thực hiện âm mưu bẩn thỉu là biến quần đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam thành khu vực có tranh chấp, biến vùng có tranh chấp thành lãnh thổ của mình. Có thể khẳng định là Việt Nam không hề bất ngờ khi giàn khoan tự hành bán ngầm có tốc độ tối đa 8 hải lý/h này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nham hiểm ở chỗ Trung Quốc dùng giàn khoan tự hành là phương tiện cơ động trên biển nên được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (các phương tiện này chỉ bị cấm khi nó dừng lại khoan thăm dò, khai thác tài nguyên). Khi giàn khoan này vừa dừng lại, các lực lượng chấp pháp biển Việt Nam đã nhanh chóng có mặt thực thi chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã điều hàng trăm lượt tàu công vụ, ngày cao điểm có hơn 80 tàu, tấn công lực lượng tàu nhỏ của ta. Đặc biệt, trong số này có nhiều tàu được Trung Quốc “phù phép” từ tàu hải quân chính quy thành tàu chấp pháp. Âm mưu thâm độc được thực hiện bằng thủ đoạn gian manh Chiến lược biến tàu hải quân thành tàu chấp pháp được Trung Quốc triển khai mạnh nhất trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng từ năm 2012-2013. Trong 2 năm này, hàng chục chiến hạm có lượng giãn nước rất lớn được biến đổi chức năng, nhiệm vụ thành các tàu hải giám và ngư chính. Tàu Hải Cảnh 3411 chính là tàu Ngư chính 311, nguyên là tàu Nam Cứu 503, lớp 4000 tấn của Hạm đội Nam Hải Liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đưa vào biên chế gần 20 tàu Hải giám và Ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn, ví dụ như: Hải giám 110, Hải giám 111, 112, 137, 168; Ngư chính 206, 311, 312…., với lượng giãn nước hàng nghìn tấn. Trong số đó, chủ yếu là các tàu hải quân chuyển loại. Trong số các tàu đã tham gia ngăn chặn, đâm ủi tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, ngăn chặn tàu ta áp sát giàn khoan Hải Dương 981 có một số tàu hải quân chuyển loại sang. Tại buổi họp báo của Bộ ngoại giao nước ta ngày 7-5 vừa qua, một số bức ảnh do phía Việt Nam công bố thể hiện rõ các tàu hải cảnh 46101, 44044, 37102, 44103 của Trung Quốc, bao vây, đâm vào tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam. Đặc biệt, trong đó có tàu Hải cảnh 3411, Hải cảnh 31101 thuộc dạng tàu chiến chính quy chuyển loại sang tàu cảnh sát biển. “Kẻ đầu sỏ” trong số các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, có lượng giãn nước rất lớn là tàu Hải cảnh 3411. Nó nguyên là tàu Ngư chính 311, có lượng giãn nước không tải 4500 tấn, là “hóa thân” của tàu trục vớt, cứu hộ Type 922II của hạm đội Nam Hải, mang số hiệu “Nam Cứu” 503. Còn tàu hải cảnh 31101 là tàu phối thuộc của cảnh sát biển Bắc Hải. Nó nguyên là tàu tuần tiễu của lực lượng biên phòng biển Trung Quốc (thuộc Bộ quốc phòng), có lượng giãn nước 1617 tấn… Tàu Hải cảnh 3367 nguyên là Hải giám 167, thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn của Hạm đội Nam Hải Ngoài ra, Trung Quốc còn hàng chục tàu cảnh sát biển “trá hình” có lượng giãn nước trên 3000 tấn đang tập trung ở khu vực này. Có thể kể đến tàu Hải cảnh 3367 (nguyên là Hải giám 167-thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3368, nguyên là tàu Hải giám 168, trước đây là tàu Nam Điều 411 (lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3469, trước là Hải giám 169, nguyên bản là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (lớp 4000 tấn). Tất cả các tàu Hải cảnh “giả cầy” này, trước đây đều thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải. Hành động kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã lột tả đầy đủ “âm mưu thâm độc, thủ đoạn đê hèn và sự vu khống trắng trợn” của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam,chà đạp lên luật pháp quốc tế, lại còn dựng lên cái gọi là vụ việc “tàu công vụ Việt Nam trang bị vũ khí đầy đủ, chủ động đâm vào tàu chấp pháp và tàu dân sự của Trung Quốc” Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc. Vì thế, ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông. Tàu cảnh sát biển CBS-80003 của Việt Nam có lượng giãn nước hơn 1000 tấn Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn. Bắc Kinh hiện còn một số lượng không nhỏ các tàu hộ vệ thuộc Type 053 (lớp Giang Hồ) và tàu khu trục Type 051 (Lớp Lữ Đại I) đã đến thời điểm nghỉ hưu. Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ ồ ạt “phù phép” các chiến hạm thực thụ này trở thành tàu cảnh sát biển. Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiều duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực. Có thể nhận định là, sau năm 2015, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm toàn bộ biển Đông và biển Hoa Đông bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập. Các tàu chấp pháp khổng lồ của Trung Quốc chiếm lợi thế lớn trong tranh chấp trên biển Thời gian chuẩn bị cho các nước ven bờ biển Đông và Hoa Đông thực sự không còn nhiều khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược “gặm nhấm” dần dần biển Đông, bắt đầu từ Philippines với bãi cạn Scaborough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong, sau đó là Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Nếu Việt Nam lùi bước như Philippines, hậu quả thật không thể tưởng tượng. Việt Nam yêu hòa bình và không ưa sử dụng vũ lực trong giải quyết các sự vụ quốc tế nên chúng ta thường nhường nhịn để giải quyết ổn thỏa mọi tranh chấp, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc ngày càng trắng trợn và manh động. Việt Nam sẽ nhường nhịn đến mức độ nào? Trước tiên, Việt Nam vẫn sẽ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, xung đột. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ, biện pháp nào cũng chỉ là sự vận dụng các hành động cụ thể nhằm mục đích bảo vệ các nguyên tắc cốt lõi là độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vì thế, chúng ta phải xác định rõ, đâu là mức ngưỡng của các hành động xâm phạm nguyên tắc cơ bản để có biện pháp đáp trả thích ứng. Có xác định được như thế, Việt Nam mới có các hành động đúng, chặn đứng âm mưu thôn tính biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thiên Nam
  7. TuanVietNam ›› http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175482/bien-dong--co-am-muu-ngam-pha-hoai--khieu-khich-.html15/05/2014 00:05 GMT+7 Biển Đông: Có âm mưu ngầm phá hoại, khiêu khích? Người dân chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta."Mồi lửa nhỏ" của hai Thế chiến Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28/6/1914 được coi là "giọt nước tràn ly" châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng bắt đầu từ những sự kiện rất nhỏ như làn sóng bài ngoại (người Đức và người nói tiếng Đức) ở các vùng lãnh thổ lúc đó thuộc Tiệp Khắc, và sau này là Ba Lan. Cả hai cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân lớn, sâu xa, là những mâu thuẫn đối nội của các quốc gia và mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi không đồng đều về thuộc địa và tầm ảnh hưởng trên thế giới không thể dung hòa được. Trên thế giới xuất hiện một thế lực mới tham gia vào bàn cờ địa chính trị và nhanh chóng đẩy một số sừng sỏ cũ về xâm chiếm thuộc địa trở thành những huyền thoại của quá khứ. Đó là trường hợp của nước Mỹ và điển hình thể hiện ở những cuộc chiến tranh của nước này với Tây Ban Nha. Sau những cuộc xung đột giữa hai quốc gia này, Puerto Rico và Philipinnes từ thuộc địa Tây Ban Nha trở thành những thành viên của Thịnh vượng chung Hoa Kỳ. Hai cuộc đại chiến thế giới, đều có yếu tố can dự của Hoa Kỳ và đều có yếu tố muốn trở thành một thế lực bá chủ của nước Đức. Chúng ta còn phải nhớ một điều là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra chỉ bắt đầu bằng những xung đột quân sự hạn chế, mang tính cục bộ, "Cuộc chiến tranh kỳ lạ"; khi mà các nước Đế quốc Anh, Pháp... ký hiệp ước bảo vệ Tiệp Khắc, tuyên chiến với Đức sau khi Tiệp Khắc bị xâm lược, nhưng hoàn toàn không làm gì cả. Hoa Kỳ chỉ thực sự tham chiến sau sự kiện trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941; và cũng chỉ hạn chế đánh nhau với Nhật, hỗ trợ vật chất khí tài cho Anh và Liên Xô (với Liên Xô là các hợp đồng "thuê mượn" (lend-lease) và đều phải thanh toán bằng vàng ròng). Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ. Ảnh: THX Trung Quốc muốn trở thành một thế lực Dường như, trong sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, đã hội đủ tất cả những điều kiện để họ tham dự vào một cuộc chiến mới. Trong bài viết Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào?, tôi đã bàn về những vấn đề nội tại của TQ hiện nay và cả những mong muốn của lãnh đạo TQ trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 đầy thách thức này. Ở đây, tôi xin điểm lại một chút những chi tiết của lịch sử liên quan đến cái gọi là "mong muốn của lãnh đạo TQ". Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc, ngày 1/10/1949 đến nay, đã chưa bao giờ thực sự đứng trong một liên minh khăng khít về mọi mặt. Hay nói cách khác, TQ có thể thu nạp các chư hầu theo kiểu thích cho sống thì sống, thích cho chết thì chết, chứ không hề thích đứng dưới trướng ai, càng không thích chư hầu lớn mạnh. Vì thế mà nếu như với Nam Tư tách ra khỏi khối XHCN ở Đông Âu để theo đuổi một đường lối phát triển riêng, thì TQ cũng lại tách ra khỏi hệ thống, nhưng theo cách đối đầu, đối đầu với Liên Xô. Quan hệ rạn nứt từ thời "Bác Stalin - Bác Mao" kéo tiếp đến thời Khrushev và đỉnh điểm chính là cuộc xung đột biên giới VN - TQ năm 1979. Cũng trong thời gian đó, TQ có những bước đi ngoại giao mang tính chính trị kinh tế có tính toán rất rõ rệt với Hoa Kỳ, song luôn luôn ở mức quan hệ hạn chế: mở rộng về kinh tế nhưng dè chừng, giữ miếng về quân sự và chính trị. Hai mươi nhăm năm, đó là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt tạm thời cuộc đối đầu quân sự VN - TQ kéo dài hơn 10 năm. Thời gian đó đủ để TQ lớn mạnh, xây dựng một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trở thàng công xưởng của thế giới và bắt đầu bành trướng trên phạm vi toàn cầu cả về đầu tư kinh tế lẫn nhân lực, một cái nhân lực vô biên đến mức toàn cầu không có đối thủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa ảnh hưởng đến kinh tế TQ, vừa đem lại những cơ hội cho hàng hóa sản xuất rẻ về giá thành. Nếu như nước Nga tìm lại vị thế của mình trong khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, thì TQ cũng muốn trở thành một thế lực. Và thế là có những sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 những ngày này. Công nhân phản ứng việc kích động bạo lực khiến công ty đóng cửa. Ảnh: Facebook Thiên Định Bảo về tài sản cho đất nước Từ hôm 13/5, rộ lên những tin tức về công nhân Bình Dương đập phá nhà máy của người TQ, Đài Loan... Rồi lại nghe thêm những thông tin không chính thức nữa là công nhân VN phần lớn mới chỉ có những hoạt động mang tính đình công để phản đối "vụ giàn khoan Hải Dương 981"; việc đập phá có những nhóm người đáng ngờ thực hiện, nhưng mới dừng ở mức đập phá những thứ dễ gây ấn tượng, song giá trị lại thấp như cửa kính. Báo chí lâu nay nói nhiều đến việc làn sóng người lao động TQ ồ ạt đổ sang ta - sự mất cân bằng về chất lượng và cả số lượng lao động dẫn đến tình trạng đó, phần lớn lỗi là do VN. Nhưng nếu nhà máy của người TQ đầu tư trên đất nước VN, thì đó là tài sản của VN. Đồng thời theo luật thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trên lãnh thổ VN là doanh nghiệp VN chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài nữa. Nghĩa là thực tế, nếu có chiến tranh thì họ có muốn mang tài sản về nước, cũng khó mà thực hiện được. Xin nhắc lại lịch sử, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để chấm dứt xung đột quân sự song phương giữa Nga và Đức, lúc này nước Nga Xô-viết (từ thập kỷ 1920 trở đi là Liên Xô) còn phải đàm phán với nước Đức về những tài sản của doanh nghiệp Đức đã đầu tư trên đất nước Nga từ trước chiến tranh. Với VN ta, những câu chuyện về "quốc hữu hóa" hay "công tư hợp doanh" còn như vừa mới hôm qua. Vậy đấy, với người VN, thì những tài sản dù của người TQ đầu tư trên đất nước ta, cũng là của nước VN, và chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng, cho đất nước, cho tương lai. Và cũng xin nhắc một vấn đề nữa đã thuộc về lịch sử nhưng không hề lỗi thời. Trước hai cuộc Thế chiến tôi đã lướt qua trên đây, là thời gian của những hoạt động tình báo nhộn nhịp: thu thập tin tức, vận động quan hệ, xui nguyên giục bị, xui Đông giục Tây, ngấm ngầm phá hoại, khiêu khích chia rẽ... Chúng ta không vội kết luận điều gì, nhưng tại sao những điều đó lại không có thể đang xảy ra trên đất nước chúng ta? Hai mươi nhăm năm cũng là mốc kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn (tháng 4-6/1989), TQ có vẻ cũng đang cần một cuộc xung đột quân sự mới để làm "cú hích", vừa dẹp yên đối nội, vừa tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Có thể, họ chỉ muốn một cuộc xung đột hạn chế mang tính cục bộ hoặc khu vực - điều này chỉ có thời gian mới có thể trả lời được. Nhưng chúng ta cũng có thể đoán được vài chi tiết. Khi gây hấn đến mức ngang ngược như vậy, chắc chắn, họ phải tính đến khả năng xung đột quân sự. Chắc hẳn giữ chỗ nào, đánh chỗ nào, họ có kế hoạch cả rồi. Nhưng làm gì, thì cũng phải tính - vì một hành động quân sự không bao giờ chỉ bó hẹp giữa hai quốc gia cả, mà khả năng lan rộng của nó, bao giờ cũng có. Trong hai cuộc Thế chiến, Hoa Kỳ can dự dần dần, từng bước... Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, ngay từ những giai đoạn đầu tiên, đừng hi vọng Hoa Kỳ sẽ tham dự trực tiếp. Nhưng trong tương lai nếu xung đột lan rộng ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh của Hoa Kỳ, thì việc can dự từ gián tiếp đến trực tiếp từng phần không phải là không có khả năng. Và xin đừng quên nước Nga, một đất nước vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp biên giới và lãnh thổ với TQ, và cũng hoàn toàn không thích một ông hàng xóm lớn mạnh, lại tiềm tàng sự thay đổi chính sách như chong chóng, nay bạn mai thù như vậy. Nước Nga, can dự vào các sự kiện hiện tại và tương lai trên biển Đông như thế nào, chúng ta cũng hãy chờ xem, nhưng chắc là nếu tình hình không dịu đi, thì chắc là sẽ sớm thôi. Mạnh mẽ, thì chắc là chưa, vì tình hình Đông Ukraina còn đang bận rộn, nhưng thái độ rõ ràng, chắc là cũng sẽ phải bày tỏ. Lại phải nhắc lại một cuộc xung đột mang tính gây thù chuốc oán nữa - xung đột biên giới năm 1962 của TQ với Ấn Độ, mà bây giờ hàng nghìn cây số vuông vẫn nằm trong tay TQ. Nếu như Tây Tạng luôn tiềm tàng khả năng bất ổn, một cuộc chiến trên biển Đông với VN mà làm nổ ra những biến cố ở Tây Tạng, tại sao Ấn Độ lại đứng ngoài và không nắm lấy cơ hội? Về đối nội, có vẻ lần này, khác những lần trước, "giàn khoan Hải Dương 981" có khi lại là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bên trong TQ, chứ không theo hướng "dẹp yên". Thế giới và tình thế đang diễn ra trên nó, đã thay đổi quá nhiều. Làm cái gì, cũng phải tính toán trước sau - tất cả ai cũng vậy, chắc chắn là ở mức độ quốc gia và quốc tế, các nước đều có những tính toán cân nhắc thiệt hơn. Còn ở mức người dân, chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta... Phúc Lai
  8. http://vietnamnet.vn...ng-the-nao.html Lòng yêu nước khi Tổ quốc nguy biến: VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào? 13/05/2014 01:00 GMT+7 Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều. LTS: Trong những lúc đất nước gặp khó khăn nguy hiểm, luôn cần những tiếng nói từ nhiều trái tim và khối óc cùng chia sẻ mối quan tâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) Đâu là "cái phanh" xung đột? Tìm ra một giải pháp tránh xung đột ở Biển Đông là không dễ dàng. Trung Quốc muốn thâu tóm Biển Đông để vươn ra thế giới, trở lại thời hoàng kim là "trung tâm của thiên hạ". Mỹ không muốn điều này xảy ra nhưng không thể tự mình "bảo vệ" Biển Đông nếu các nước có tranh chấp như Việt Nam không phải là đồng minh. Như vậy, nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì việc mất Biển Đông và lệ thuộc vào họ là điều nhãn tiền. Còn Việt Nam nghiêng về phía Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột nhiều rủi ro. Theo lý thuyết thì nếu thương mại giữa hai nước tăng thì chiến tranh sẽ khó xảy ra vì các ràng buộc về kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thương mại Việt-Trung thì nó không phải là "cái phanh" để ngăn cản xung đột. Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 là 35,7 tỉ USD, tuy nhiên Việt Nam bị nhập siêu gần 13 tỉ USD từ Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng thương mại của Việt Nam, nhưng chưa đến 1% trong tổng số 3,87 nghìn tỉ đô thương mại của Trung Quốc. Rõ ràng, Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, và việc cắt đứt thương mại giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn đến Trung Quốc. Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: THX Dường như Việt Nam đang yếu thế trong việc đàm phán với Trung Quốc vì bị lệ thuộc trên mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh. Rất không may, Việt Nam không có gì đủ hấp dẫn để đàm phán với Trung Quốc vì Biển Đông quá quan trọng với họ. Việt Nam cũng không thể bỏ Biển Đông vì Biển Đông cũng quá quan trọng với Việt Nam. Nếu mất Biển Đông coi như Việt Nam mất cửa đi ra thế giới, mất cơ hội phát triển, và mất lợi ích kinh tế từ Biển. Trong trường hợp này, liệu Việt Nam có phải "lên thuyền" với các quốc gia khác để cân bằng lại với Trung Quốc? ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông? Câu trả lời dường như là không vì hiện tại ASEAN chỉ có thể là một cơ chế giúp Việt Nam và các nước lớn truyền tin và đàm phán, còn bản thân nó không thể là "con thuyền" đủ lớn và vững chắc chịu được sức ép từ Trung Quốc. Như vậy, "con thuyền" còn lại dường như là Mỹ để Việt Nam có thể dựa vào? Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Trong những ngày qua, người phát ngôn Nhà trắng và các thượng nghị sĩ uy tín nhất của Mỹ như John McCain và Patrick Leahy liên tục đưa ra các tuyên bố lên án hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có những e ngại về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Điều này có cơ sở vì lợi ích của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc rất lớn, và rõ ràng động lực lớn nhất để Mỹ hành động là lợi ích quốc gia của họ. Thứ hai, việc trở thành đồng minh của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc nằm cạnh miệng hố chiến tranh với Trung Quốc. Việt Nam muốn tránh điều này bằng mọi giá vì chiến tranh đã tàn phá đất nước này quá nhiều. Về phía mình, Mỹ dù có muốn cũng khó làm đồng minh chiến lược của Việt Nam vì những khác biệt về chính trị và bất đồng quan điểm về nhân quyền. Chính vì vậy, dù Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong bàn cờ chiến lược của mình ở châu Á, Mỹ khó lòng tiến xa hơn và gửi quân ứng cứu Việt Nam trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam đóng vai trò không đáng kể trong phát triển kinh tế của Mỹ. Thương mại với Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,65% tổng thương mại của Mỹ, so 13% thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Rõ ràng, lợi ích kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lớn hơn với Việt Nam nhiều, đặc biệt khi Mỹ lại đang nhập siêu hàng năm từ Việt Nam gần 15 tỉ USD vào năm 2011 và ngày càng tăng. Con đường nào cho Việt Nam? Có một lợi ích mà cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ - đó là hòa bình và ổn định ở Biển Đông và châu Á. Cho dù cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía mình, nhưng họ cũng tạm hài lòng với hiện trạng. Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh để thách thức được họ. Việt Nam không được là "sân sau" của ai và nếu phụ thuộc vào Trung Quốc thì càng tốt. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia. Tuy nhiên, duy trì hiện trạng mắc kẹt này không phải là điều tốt cho Việt Nam. Với chiến lược "từng bước một" Trung Quốc sẽ dần dần áp đặt sự kiểm soát của mình lên Biển Đông mà không cần đến chiến sự. Chiến lược này sẽ làm cho Việt Nam phân tâm, mệt mỏi và bất lực trước sự "gặm nhấm" của Trung Quốc. Hoa Kỳ, đôi khi sẽ lên tiếng "quan ngại sâu sắc" sau mỗi lần Trung Quốc gây hấn, nhưng không thể thách thức Trung Quốc trực tiếp vì Việt Nam không là đồng minh và những bước lấn "không đủ lớn để động binh". Điều này không ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược toàn cầu ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam cần tự thoát khỏi thế kìm kẹp này bằng cách tự đổi mới mình. Là nước nhỏ trong tranh chấp, Việt Nam nhận được sự cảm thông toàn cầu trước o ép từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới vẫn nhìn Việt Nam như là một đồng minh chia sẻ tư tưởng và ý thức hệ với Trung Quốc. Vì vậy, sự cảm thông với Việt Nam chưa vững chắc vì không dựa trên nền tảng giá trị chung. Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều, vì bên cạnh tính hợp pháp của chủ quyền Việt Nam có ở Biển Đông, lợi ích kinh tế, đầu tư, và tâm lý nghi ngờ và e ngại Trung Quốc, nền tảng giá trị sẽ là điểm tựa cho việc bênh vực Việt Nam. Sự tự cải tổ này sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc nhưng sẽ không là nguyên nhân để Trung Quốc gây chiến với Việt Nam. Ngược lại Trung Quốc sẽ mong Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế "trung lập" vì Việt Nam đã là một phần của các giá trị toàn cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ "thông lưu" với các nước về kinh tế, chính trị và xã hội nhưng vẫn có thể tiếp tục hữu hảo với Trung Quốc. Trong vị thế của một nước độc lập và bình đẳng thực sự, việc duy trì hòa bình và chủ quyền ở Biển Đông có nhiều cơ hội thành công hơn. Lê Quang Bình
  9. http://www.thanhnien...n-viet-nam.aspx Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam 13/05/2014 16:50 (TNO) Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tiếp nhận và công bố hôm nay 13.5 tại Hà Nội. Bộ bản đồ atlas thế giới của Philippe Vandermaelen được nhận định có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (ĐHQG Hà Nội), trong bộ atlas được xuất bản năm 1827 này có tấm bản đồ Partie de la Cochichine. "Tấm bản đồ này cùng tổng thể bộ atlas là một bằng chứng cực kỳ giá trị để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Ngọc cho biết. Ông Nguyễn Quang Ngọc cũng chính là người có công trong việc cùng các cộng sự phát hiện và đưa bộ atlas này về Việt Nam. Theo ông Ngọc, Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận. Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18 - Ảnh: Tr.Sơn Điều đặc biệt là có nhiều thư viện lớn châu Âu, châu Mỹ, thậm chí đã được ĐH Princeton (Hoa Kỳ) số hóa và đưa lên internet. "Như vậy tính khách quan và khoa học của nó đã được khẳng định và dễ dàng kiểm chứng cho tất cả mọi người", ông Ngọc nói.Trong bộ atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochichine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam). Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết các mảnh bản đồ về Trung Quốc trong tập atlas này cũng thể hiện rõ xác định đảo Hải Nam là vùng cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Cụ thể, tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. Theo ông Ngọc, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. "Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine", giáo sư Ngọc nói. Bộ trưởng Bộ TT-TT tiếp nhận bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 - Ảnh: Tr.Sơn Chuyến khảo sát kỷ lục Theo Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, từ những phát hiện ban đầu của một đồng nghiệp Việt Nam đang làm nghiên cứu tại Paris (Pháp), Bộ TT-TT đã tạo điều kiện để ông mở rộng khai thác nhiều nguồn thông tin liên quan đến bộ atlas. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc và tập bản đồ atlas Philippe Vandermaelen - Ảnh do GS Ngọc cung cấp Nhờ sự hỗ trợ kinh phí của ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, Giáo sư Ngọc đã có chuyến đi khảo sát 5 bộ Atlas hiện đang nằm ở các thư viện Quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, thư viện trường Đại học Y Paris. Sau khi thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia Địa lý học, Bản đồ học, Sử học, Luật học, Thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas Thế giới của Hiệu sách cổ Sanderus, số 32, Nederkouter, thành phố Gent, nước Bỉ là bộ gốc xuất bản tại Bruxelles năm 1827. Có được những thông tin quan trọng này, ông Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, đã quyết định tài trợ mua trọn bộ 6 tập Atlas Thế giới để tặng lại Nhà nước để làm dầy dặn thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Kể từ lúc có những thông tin ban đầu về bộ atlas đến khi mua về Việt Nam tất cả chỉ mất khoảng một tháng. Đây là điều chưa từng xảy ra với ông Ngọc từ khi ông tham gia công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo từ năm 1993 đến nay. Ông Ngọc cho biết, bình thường nếu xin kế hoạch đi nghiên cứu có thể sẽ mất cả năm, nghiên cứu xong lại phải tính có tiền mua hay không. Giả sử được phép mua về cũng có thể mất hàng năm nữa. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà tài trợ chắc chắn mọi việc không tiến triển nhanh như vậy. "Tôi thực sự cảm kích tấm lòng và sự hỗ trợ của anh Dũng để đem về cho quốc gia một tài sản quý liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ở châu Âu họ còn lưu trữ nhiều ấn bản nên đồng ý bán cho mình. Về đến Việt Nam rồi thì đây là tài sản vô giá. Nó không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam", ông Ngọc xúc động nói. Trường Sơn
  10. Ngày đăng : 10:12 13/05/2014 (GMT+7) http://kienthuc.net....-sa-340968.html Ai là người đầu tiên dịch sắc lệnh Hoàng Sa? Ít ai biết người đầu tiên phát hiện ra sắc lệnh của vua Minh Mạng phái các binh phu ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa lại là ông đồ trên đảo Lý Sơn... Bởi một nỗi niềm riêng khó nói, cụ chôn chặt bí mật trong mình 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009, kể từ khi cụ tiếp xúc với tờ sắc lệnh quý ở nhà thờ họ Đặng trên đảo Lý Sơn, bây giờ là báu vật quốc gia. Đến tận ngày nay, sau tròn 14 năm mới “chịu” thừa nhận. Năm 2009, trong lễ khao lề ở Lý Sơn, chính TS. Nguyễn Đăng Vũ – giám đốc Sở VH- TT&DL Quảng Ngãi đã nói ra chuyện này, nhưng cụ là người ẩn danh lui vào hậu trường chuyện dần quên lãng. “Ông Dương Quỳnh chính là người phát hiện và dịch đầu tiên tờ sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa trong các giấy tờ ở gia phả nhà họ Đặng. Đó là bản dịch tốt, sát nghĩa và hay nhất. Sau này, TS Nguyễn Xuân Diện dịch bản chính thức cũng phải tham khảo và nhờ ông Quỳnh tư vấn” - TS. Vũ khẳng định. Đã 94 tuổi, cụ Dương Quỳnh đọc tờ sắc lệnh (photo) vẫn không cần đeo kính. Ảnh: Nam Cường. Duyên tiền định Lý Sơn những ngày biển động, từng con sóng ầm ào xô vào vách đá núi sừng sững, tung bọt trắng xóa. Thật lạ, khi bước hẳn vào nhà cụ Dương Quỳnh như lạc vào thế giới khác. Thanh bình tịch mịch. Căn nhà đúng như phong thái của chủ nhân. Dân đảo tôn kính gọi cụ là một thầy Quỳnh, cụ chỉ lắc đầu cười hiền: Tôi chỉ là người suốt ngày đọc sách, trồng cây. Vẻ mình triết uyên thâm ẩn sâu dưới đôi mắt buồn và mái tóc bạc phơ. 94 tuổi, sống vắt qua hai thế kỷ, đời cụ trải qua vạn thăng trầm, nếm ngàn đau khổ, cụ vẫn chỉ lắc đầu cười, bỏ tất cả sau lưng. “Đó là một cơ duyên tiền định. Không ai cắt nghĩa được”- thong thả chế trà nóng, cụ kể. Cụ với tộc họ Đặng cùng ở đảo Lý Sơn mà lại chưa hề ghé qua thăm nhau mặc dù danh tiếng Dương Quỳnh thông tuệ Hán văn, tinh tường tiếng Pháp, đọc gia phả làu làu. Cơ duyên đó là năm 1982, cụ Quỳnh cùng cả nhà rời đảo vào đất Long Thành (Đồng Nai) làm kinh tế mới. Ở đó, cụ gặp lại một người học trò từng học tại nhà ở Lý Sơn khi xưa, tên Đặng Như Tri, bây giờ là sư thầy Thích Giải Thiện ở chùa Huệ Minh. Đôi bên qua lại thăm nhau, cụ gặp anh trai của sư Thích Giải Thiện là ông Đặng Tôn, thành ra thân thiết. Bẵng mấy năm sau, thời gian này cụ cùng gia đình về lại Lý Sơn an cư, vẫn hay qua lại với ông Đặng Tôn, trà dư tửu hậu. Năm 1999, đúng tháng 4, như thông lệ gia tộc, họ Đặng lại mở tàng thư dòng tộc, rải rác công bố từng phần. Ông Đặng Văn Siểm (người được nhắc tới trong sắc lệnh), kể: Gia tộc họ Đặng có một chiếc tráp, khóa cẩn thận. Tháng 3/1979, có một người xưng của nhà nước đến gom hết cả gia phả, sắc lệnh của 13 họ tộc trên đảo. Ai cũng nộp, riêng họ tộc Đặng bởi một lời dặn của ông nội tui là Đặng Văn Ngạc, mất năm 1939, rằng trong chiếc hộp có đồ vật rất quý giá, muốn mở hộp phải có đủ chức sắc trong tộc, 20 năm mở một lần “vào những năm lẻ có đuôi số 9". Năm 1999, cụ Quỳnh được ông Đặng Tôn mời đến, trước sự chứng kiến của gia tộc, dịch tiếp một phần gia phả và các loại giấy tờ đọc trong tráp. “Lẫn trong giấy tờ, tôi thấy có một tờ lệnh, đóng mộc đỏ thời vua Minh Mạng, lại thấy nhắc đến Hoàng Sa. Tôi biết ngay, đó là vật quý, là bảo ngọc quốc gia” – đến tận hôm nay, sau 14 năm, nhắc lại chuyện này, cụ Quỳnh vẫn thảng thốt. Sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa ở nhà thờ họ Đặng. Ảnh: Nam Cường. Ngay đêm đó, cụ Quỳnh ngồi trước án hương tộc Đặng, dưới ánh đèn mờ tỏ, rành rọt phiên âm và dịch nghĩa của tờ sắc lệnh. Sau đó, cụ viết lại cẩn thận, dặn họ Đặng: “Cái này rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh mệnh, cương thổ quốc gia, có thể là một bằng chứng vô cùng quan trọng sau này. Phải giữ gìn cẩn mật”. Cụ Dương Quỳnh nhớ lại, kể từ năm 1999, khi biết có báu vật trên đảo, cụ lại phải dặn lòng, chuyện cơ mật quan trọng không được tiết lộ. Một người từng trải trước biến cố cuộc đời, cụ hiểu, lúc nào nên nói và nói lúc nào. “Nhưng tôi biết, rồi sẽ có một ngày quốc gia cần đến nó”. Qủa thật, tiên đoán của cụ Quỳnh không sai. Năm 2009, họ Đặng trình lên huyện thông báo cho tỉnh, TS Nguyễn Đăng Vũ lặn lội ra Lý Sơn, rồi các bộ ban ngành .. cùng vào cuộc. Sắc lệnh được đem vào đất liền sau đó, trong bóng tối cụ Quỳnh cười mãn nguyện. Cũng cần phải nhắc lại một chút câu chuyện rước sắc lệnh vào năm 2009, công tác an ninh được tuyệt đối bảo đảm. Sắc lệnh được bỏ vào một vali an toàn, không cháy, không thấm nước. Đích thân TS. Vũ ôm vali , ngồi phòng riêng trên tàu cao tốc, đội an ninh vây quanh bảo vệ.. Trầm tích Lý Sơn Cụ Dương Quỳnh sinh ra và lớn lên ở Lý Sơn, từ thuở nhỏ thông minh hiếu học, tiếng Pháp đọc làu làu. Sau này, chữ Nho, Hán văn với cụ như là lẽ sống. Là thầy giáo ở đảo, cụ được người dân kính trọng. Biến cố thời cuộc, năm 1975 cụ nghỉ hưu, chuyên tâm vào việc sưu tầm sách cổ và tìm đến các tộc họ dịch gia phả. Từ đó, cụ phát hiện được nhiều báu vật quốc gia còn lưu lạc trong nhân gian trên hòn đảo này. Năm 1979, trong một lần dịch gia phả tộc họ Nguyễn, cụ phát hiện những tờ khế quan trọng bằng chữ Hán. Đó chính là khế bán đất của tộc họ Nguyễn để lo chuyện sắm thuyền, lương thực cho bình phu ra Hoàng Sa. Cụ Quỳnh kể, nhiều chuyện lâu nay cụ chôn chặt trong lòng, thấy ấm ức vì không nói ra được. Cụ dịch tất thảy gia phả, sắc lệnh, giấy tờ... của 7 tộc họ trên đảo Lý Sơn mà chỉ còn tộc Đặng là có sắc lệnh, tộc Nguyễn có giấy họp hương chức bán đất, còn lại mất cả. “Năm đó, tức 1979, dân Lý Sơn chứng kiến một người tự xưng là nhà báo gì đó ở nước ngoài, người Trung Quốc đi thu mua và lùng hết các sắc lệnh, giấy tờ liên quan đến Hoàng Sa. Tôi đã linh cảm có chuyện không lành. May mắn thay, tộc họ Đặng vẫn còn giữ được”. Cụ Quỳnh có tất cả 11 người con, hai đời vợ (vợ đầu mất 1965). Con cháu cụ giờ thành đạt khắp nơi, từ Quảng Ngãi đến Tây Nguyên, Sài Gòn. Cụ vẫn ở đảo Lý Sơn với một người cháu nội đang đi biển. “Con thứ 7 là Dương Quang Thụy đi biển, bị Trung Quốc bắt, thua lỗ triền miên. Bệnh mà chết. Cháu tôi giờ cùng đi biển”. “Thầy Quỳnh” giờ như của hiếm còn sót lại của đảo Lý Sơn, một hòn đảo còn chất chứa bao sự u minh, bao chứng tích còn lưu lạc. Không ai biết được, tôi hỏi tâm trạng cụ thế nào khi cầm sắc lệnh có dấu mộc đỏ của vua Minh Mạng ở nhà họ Đặng, cụ chỉ khẽ bảo: giật mình thảng thốt nhưng rồi lại nghĩ, cũng là hợp lý. Câu chuyện hùng binh Lý Sơn đi Hoàng Sa truyền miệng hàng trăm năm nay, chắc chắn là có thật và ở Lý Sơn, phải có cái gì đó lưu lại làm bằng chứng. Cụ lại cười, nụ cười của một bậc hiền minh… Cụ Dương Quỳnh kể, khi ra đảo Lý Sơn, TS. Nguyễn Xuân Diện cùng trò chuyện với nhau về một vài chữ còn chưa rõ. Ví như câu “do kim san đội nhị danh”. Có người hiểu là hai người canh giữ súng. Nhưng cụ nói, hồi đó đi tiểu điếu thuyền (thuyền cá nhỏ), làm sao có súng thần công. Bởi thế, chữ “san” hiểu là chum hoặc nồi. Vì thế, đây là hai người nuôi quân. Theo Tiền Phong
  11. http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/174456/vu-gian-khoan--tq-hanh-xu-kieu--bat-chap-.html TuanVietNam › 09/05/2014 02:05 GMT+7 Vụ giàn khoan: TQ hành xử kiểu "bất chấp" Đối đầu mới đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam đã khiến các chuyên gia quốc tế đặc biệt lo ngại, vì Bắc Kinh công khai leo thang căng thẳng với động thái chưa từng có tiền lệ trong tranh chấp biển đảo ở biển Đông. "TQ chịu mọi trách nhiệm"Việc TQ đưa giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, thềm lục địa của VN vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN quy định bởi Công ước LHQ luật Biển năm 1982. Những quốc gia trong khu vực vốn có quan điểm trung dung như Indonesia và Malaysia đã lên tiếng phản đối hành động của TQ. Bộ Ngoại giao Mỹ coi đây là "hành động gây hấn và không ích lợi gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực". VN đã yêu cầu TQ phải rút giàn khoan trị giá 1 tỉ USD, kích cỡ tương đương 2 sân bóng đá cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng TQ vẫn khăng khăng giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của họ. Tờ Economist chỉ ra, việc TQ chiếm đóng một số đảo ở Hoàng Sa của VN từ năm 1974, và giờ đây tuyên bố khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình là "lập luận rất mơ hồ". Economist cũng khẳng định, ngay cả đường "lưỡi bò" gồm "chín đoạn" bao phủ gần hết vùng biển Đông mà TQ coi là căn cứ lịch sử cũng "không có cơ sở về luật quốc tế và TQ chưa bao giờ làm sáng rõ được chính xác thì các đường này có ý nghĩa là gì". Cùng chung quan điểm, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng hành động gây hấn này của TQ dấy lên "quan ngại sâu sắc và chỉ làm leo thang căng thẳng ở biển Đông" và "hiển nhiên là TQ chịu toàn bộ trách nhiệm cho nỗ lực đơn phương này khi tìm cách thay đổi hiện trạng". "Các hành động này của TQ dựa trên những tuyên bố chủ quyền không hề có cơ sở nào trong luật quốc tế. Thực tế, TQ tiến hành khoan ngay trong vùng Đặc quyền Kinh tế của VN vốn đã được định rõ trong luật quốc tế", ông John McCain khẳng định. Căng thẳng giữa TQ và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển Đông lên đến đỉnh điểm khi tàu TQ cố tình va đập và dùng vòi rồng tấn công tàu VN ngày 7/5 khiến 6 kiểm ngư viên VN bị thương. Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: AP Không phải lời nói suông Các chuyên gia an ninh nước ngoài nhận định đối đầu trên biển Đông lần này được cho là nghiêm trọng nhất từ trước tới nay vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, dù có nhiều lần tranh cãi về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa liên quan tới việc đánh bắt cá và tàu thăm dò dầu khí, nhưng đây được coi là lần đầu tiên TQ thực sự tiến hành khoan thăm dò dầu ở các thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Thứ hai, TQ đã đưa tổng cộng 80 tàu tham gia bảo vệ và phục vụ hoạt động của giàn khoan HD981, trong đó có cả tàu quân sự, bao gồm cả tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753. Thứ ba, lần này VN khó có thể không phản ứng trước một hành động mà họ coi là hành động hoàn toàn trái pháp luật. Dư luận VN đặc biệt nhạy cảm trước mọi động thái của TQ cũng như phản ứng của chính quyền trong nước đáp lại ý đồ của Bắc Kinh. Thứ tư, sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du tới 4 quốc gia châu Á với mục đích trấn an các đồng minh và bạn hữu của Mỹ trong khu vực về chiến lược lấy châu Á làm "trọng tâm". Ông Obama trấn an Nhật rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang có tuyên bố chồng lấn với của TQ đang được Mỹ đảm bảo về an ninh. Ông Obama cũng tăng cường quan hệ an ninh với Phippines - một đồng minh quan trọng nữa trong khu vực (dù không nói thẳng cam kết của Washington đối với tranh cãi ở biển Đông). VN không phải đồng minh của Mỹ, nhưng thời gian gần đây quan hệ đôi bên đã cải thiện đáng kể, một phần vì lo ngại trước sự trỗi dậy của TQ. Và nếu Mỹ bất lực trước một TQ "gây hấn", điều đó cũng đồng nghĩa mọi cam kết của ông Obama chỉ là nói suông. Leo thang căng thẳng ở biển Đông càng củng cố một điều là các tranh cãi "sẽ không thể được giải quyết chỉ bằng một chuyến đi hay một bài phát biểu" - bình luận của Michael Green, phó chủ tịch về lĩnh vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington. "Và sự việc này cho thấy phía TQ sẽ không lúng túng trước các phản ứng gay gắt trong khu vực". "Cơn ác mộng tồi tệ nhất" Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nhận định, đối đầu nghiêm trọng nhất giữa hai quốc gia láng giềng trong những năm trở lại đây cũng đánh dấu sự leo thang đáng kể của Bắc Kinh, khi sẵn sàng thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời báo Phố Wall dẫn lời các học giả về an ninh nói rằng leo thang lần này là hệ quả tích lũy từ sự hoài nghi sâu sắc đối với các ý đồ của TQ trong một khu vực có nhiều người chơi yếu thế hơn, cộng với việc Bắc Kinh ngày càng lấn lướt trong khi không có cơ chế nào để ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng. Đối đầu lần này cũng thể hiện vai trò của các công ty năng lượng nhà nước của TQ trong việc hỗ trợ thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của chính quyền Bắc Kinh. Công ty dầu khí quốc gia CNOOC của TQ trước đó từng được coi là một nhân tố gây tranh cãi tại biển Đông. Năm 2012, giàn khoan nước sâu "khủng" được phô trương rầm rộ này được coi là "vũ khí chiến lược" của ngành dầu khí TQ. Theresa Fallon, viện sĩ tại Học viện Nghiên cứu châu Á tại châu Âu có trụ sở ở Brussels (Bỉ), nhận định động thái của TQ thể hiện trong lĩnh vực năng lượng trong khu vực là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" và khiến VN nổi giận. Đối đầu lần này là một "tình huống chưa từng có tiền lệ" - Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, bình luận. Ông Storey nói rằng số lượng tàu đông đảo mà TQ điều tới là dấu hiệu rõ ràng cho thấy TQ "quyết tâm đạt mục đích để giàn khoan có thể hoạt động ở vùng biển này". Bất chấp tất cả Một bài viết trên Tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ đánh giá sự việc lần này diễn ra ở khu vực nóng trên biển Đông có thể trở thành mồi châm cho xung đột, nhấn mạnh vào mức độ sẵn sàng của TQ nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền tham vọng và vô lý của mình, cũng như các hậu quả khôn lường từ cách tiếp cận "bất chấp tất thảy" đối với quan hệ quốc tế. Điều đặc biệt hơn nữa, các chuyên gia trong khu vực nói rằng những hành động của TQ đang có nguy cơ hình thành một liên minh những quốc gia bất bình ở Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng dữ dội trước các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Bắc Kinh. Thêm nữa, khi gây hấn với VN, Bắc Kinh có thể làm cho quan hệ với Nga thêm phức tạp trong bối cảnh Moscow đang ra sức vun đắp quan hệ gần gũi với Hà Nội. Hai quốc gia hợp tác tích cực trong lĩnh vực hạt nhân, thương mại và đặc biệt chặt chẽ trong quốc phòng. Mỹ coi việc Moscow giúp Hà Nội xây dựng hạm đội tàu ngầm lớp Kilo nhằm đối phó với lực lượng hải quân lớn mạnh của TQ. Ngoài việc trao đổi mua bán vũ khí với Hà Nội, Moscow được cho là đang tìm cách dàn xếp một thỏa thuận cung cấp hậu cần cho tàu của Nga tại cảng nước sâu Cam Ranh. Các động thái trên được hiểu là Nga đang tìm cách tạo dựng lại ảnh hưởng của mình trong khu vực và ngăn TQ bành trướng ở châu Á. TQ và Nga từ lâu đã ganh đua về mặt địa chính trị dọc đường biên giới dài giữa hai nước, và việc TQ gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Nam Á khiến Nga không khỏi lo ngại về việc TQ trở nên quá nổi trội ở khu vực này. Điều chưa ai rõ là hành động gây hấn của TQ sẽ tác động lên quan hệ vừa mới cải thiện giữa Moscow và Bắc Kinh như thế nào. Hai bên gần như đã đi đến việc sẽ ký kết thỏa thuận năng lượng khổng lồ với việc khí đốt của Moscow sẽ chuyển tới vùng đông bắc của TQ. Ngoài ra, Bắc Kinh còn được cho là đã thừa nhận việc Nga sáp nhập Crưm khi lên kế hoạch đổ nhiều tiền vào dự án hành lang giao thông ở cộng hòa tự trị này. Tới đây, hai bên sẽ tập trận chung trên biển, và nhiều học giả lên tiếng về khả năng hợp tác song phương nhiều hơn trong bối cảnh Mỹ và phương Tây liên hợp để cô lập Nga vì khủng hoảng Ukraina. Mặc dù vậy, Ely Ratner, phó giám đốc chương trình châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định rằng cách tiếp cận hung hăng của TQ với các láng giềng ở biển Đông có thể làm cho việc tiếp cận trở lại với Moscow khó khăn hơn. "Việc TQ bắt nạt khắp châu Á sẽ gây ra trở ngại khi muốn tiếp cận với Moscow gần hơn, vì một số nạn nhân bị TQ chèn ép lại có quan hệ gần gũi với Nga". Lê Thu (tổng hợp theo Thời báo phố Wall, tạp chí Chính sách Đối ngoại (Mỹ), Economist (Anh), AP)
  12. Luật gia Trần Công Trục: 'Không có việc Việt Nam rút tàu trước khi đàm phán' http://vnexpress.net...an-2988440.html Thứ sáu, 9/5/2014 | 14:00 GMT+7 Chiều 9/5, Hội luật gia khẳng định việc Trung Quốc ra điều kiện đàm phán là vô lý, Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành động xâm phạm thềm lục địa Việt Nam. Trong cuộc họp báo ra tuyên bố "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Lê Minh Tâm phân tích, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982. Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh:Thanh Tùng. "Việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam", tuyên bố của Hội Luật gia khẳng định. Các hành động này cũng đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp phát và rút hết giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thế mạnh pháp lý Trước việc Trung Quốc cho rằng hạ đặt giàn khoan và huy động lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có tàu quân sự là “hoạt động tác nghiệp bình thường” khi thăm dò, khai thác, Hội Luật gia Việt Nam coi đây là hành động "hết sức vô lý". Việt Nam thăm dò, khai thác dầu trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình theo đúng quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. "Trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc", tuyên bố nêu. Ông Trần Công Trục: "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý". Ảnh: Thanh Tùng. Có mặt tại buổi họp báo, luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, giàn khoan HD-981 được đặt cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. "Rõ ràng đây không phải là vùng chồng lấn, không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép". Căn cứ Luật Biển quốc tế năm 1982, với các quy định cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng biển thì đây hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. "Rõ ràng Trung Quốc vi phạm. Cần phải khai thác thế mạnh pháp lý của chúng ta", ông nhấn mạnh. Theo ông Trục, Trung Quốc đã lợi dụng công ước, biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào thời điểm quốc tế có nhiều vấn đề bất ổn. Các nước trong khu vực dù đã thống nhất rồi nhưng vẫn còn những chia rẽ. "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý", vị cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay. Trả lời câu hỏi "Chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn hơn không?", luật gia Lê Minh Tâm cho biết, thế mạnh của Hội là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Việc sử dụng biện pháp như thế nào cần sự tư vấn của các tổ chức khác. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ và khẳng định hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp, công ước quốc tế. Khả năng thắng kiện tại tòa án quốc tế Ông Trục cho rằng khu vực đặt giàn khoan không dính dáng gì đến Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền. "Không có việc Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi đàm phán. Chúng ta kiên trì, kiềm chế", ông nói. Trong công ước đã đề cập chế tài để các bên với tư cách thành viên đưa những vấn đề đó lên tài phán. Philippines trước đó đã đệ trình lên quốc tế và đạt được sự đồng tình ủng hộ của các nước. "Việc Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết. Đây là việc làm bình thường, đúng đắn, văn minh trong xã hội hiện đại", ông Trục nói. Ông Trục cho rằng Việt Nam nên đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép này ra trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế vì có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ cơ sở khởi kiện. "Chúng ta chắc chắn sẽ thắng", ông tin tưởng. Tuy nhiên, luật gia này cũng dự đoán việc kiện tụng sẽ kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là khía cạnh pháp lý, chân lý... Do vậy theo ông "cần kiên trì, có thể nói với thế giới rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý". Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi giới luật gia thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7/5, các quan chức Việt Nam đã công bố các video cho thấy tàu Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam. Tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây thiệt hại phải đưa về sửa chữa. Ảnh: Văn Nguyễn. Theo ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, Trung Quốc triển khai 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ. Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh. "Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói. Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam Việt Dũng
  13. Mời xem, đang được cập nhật: +++++++++++++++++++++++++++++++++ Chính trị ›› http://vietnamnet.vn...i-dam-phan.html 09/05/2014 14:32 GMT+7 Không có chuyện VN rút tàu rồi đàm phán - Việc TQ đề nghị VN rút tàu khỏi khu vực rồi đàm phán là không bình thường, nếu không muốn nói là buồn cười - nguyên Trưởng Ban Biên giới CP Trần Công Trục nói. Hội Luật gia VN đang tổ chức họp báo tại Hà Nội tuyên bố về việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN. Chủ trì họp báo là các luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia VN, Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
  14. TuanVietNam ››http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html09/05/2014 12:06 GMT+7 Công thức 4K cho Biển Đông Việt Nam cần một chiến lược mang tính định hướng cho vấn đề biển Đông, có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K. LTS: Xin giới thiệu lại một bài viết của TS Giáp Văn Dương đã đăng tải trên Tuần Việt Nam, do tính thời sự của bài viết đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong thời điểm biển Đông đang dậy sóng hiện nay. Căng thẳng Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, cả trong nước lẫn quốc tế. Với người Việt Nam thì sự quan tâm này càng lớn gấp bội khi trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc liên tục gây hấn và xâm phạm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như đã thấy trong các sự kiện gần đây. Sự leo thang của căng thẳng Biển Đông dường như ngày càng rõ khi Trung Quốc công khai thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông; tăng cường tranh chấp trên mọi lĩnh vực, bằng mọi phương tiện. Để đối phó với thực tế đó, cần phải có một chiến lược định hướng cho phản ứng của Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông sao cho nhanh, chính xác và hiệu quả nhất có thể. Sự định hướng từ bên trong này sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp cho mỗi người Việt, dù trực tiếp hay chỉ gián tiếp liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thêm bền gan vững chí trong sự nghiệp trường kỳ này. Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông thì thấy, nội dung chính của chiến lược định hướng này có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K. Kiên định là mỗi người - đặc biệt là những người có trọng trách, có liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo - luôn luôn ghi nhớ mục tiêu, giữ vững lập trường bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước; không lung lay dao động khi có tác động từ bên ngoài, bất kể đó là tác động từ nguồn nào, dưới dạng nào. Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không hy sinh hay thỏa hiệp đối với chủ quyền. Ảnh: Lê Anh Dũng Kiên định cũng giúp loại bỏ những tạp luận đủ thể loại để tập trung vào mục tiêu chính, từ đó phát huy được tuệ giác của mình nhằm tìm ra những giải pháp khôn ngoan nhất, sáng suốt nhất; đồng thời tránh được bẫy khiêu khích của đối phương và chủ động tìm đường đi nước bước, tránh bị động. Trong lịch sử, sự kiên định về chủ quyền biển đảo đã có lúc không được chú trọng và cẩn trọng đúng mức ở một số thời điểm, nên bị Trung Quốc lợi dụng khai thác dẫn tới hệ lụy phải mất nhiều thời gian và tâm sức mới có thể khắc phục được. Kiên quyết là lời nói và việc làm cần phải quyết đoán, mạch lạc, nhất quán, nhất là ở những cơ quan hữu quan và những người có trọng trách. Kiên quyết ở lời nói và hành động sẽ chuyển được sự kiên định từ trong tâm trí ra ngòai, nên dễ nhận biết, dễ nắm bắt, do đó có tác dụng đoàn kết toàn dân hướng đến một mục tiêu chung. Kiên cường là không lùi bước, không khuất phục trước khó khăn và đe dọa, xứng đáng với truyền thống giữ nước đã bao lần sáng chói trong lịch sử. Khi đã kiên định và kiên quyết thì kiên cường bảo vệ chủ quyền đất nước là một sự tất yếu. Kiên cường là phẩm chất đáng quí của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng trong suốt chiều dài lịch sử. Còn nhớ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã nắm tay nhau thành một vòng tròn, nước ngập thắt lưng, thà hy sinh để khẳng định chủ quyền chứ không chịu rời đảo. Nhưng kiên cường không phải là một thứ của trời cho, tự nhiên có, mà cần được chú tâm bồi đắp và hun đúc không ngừng. Kiên trì là bền bỉ không lơ là, không nản chí với sự nghiệp trường kỳ này. Chí đã quyết, lòng đã bền thì dù mười năm, một trăm năm hay lâu hơn nữa cũng không nản lòng. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, người này tiếp nối người khác không ngừng nghỉ. Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ, và không có dấu hiệu giảm đi trong thời gian ngắn. Vì thế kiên trì bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Trong tương quan so sánh, Việt Nam hiện tại còn yếu so với Trung Quốc, nhưng tương lai một Việt Nam hùng cường hoàn toàn có thể đạt được, nếu lãnh đạo và nhân dân đồng thức tỉnh, tăng cường đoàn kết trong ngoài vì mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, kiên trì đấu tranh để chờ thời cơ đòi lại những gì đã mất là điều cần thiết. Trong công thức 4K này, Kiên định đóng vai trò định hướng. Muốn có Kiên quyết, Kiên cường, Kiên trì trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thì trước hết cần Kiên định, không chủ quan lơ là, không ảo tưởng mơ hồ, không sa vào các tạp luận trong vấn đề này. Nếu triển khai đồng bộ và hiệu quả công thức này, Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng, sẽ có khả năng phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông. Kết hợp cùng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo không có lý do gì để thất bại. Hòa bình và Công lý cho Biển Đông cũng vì thế mà có thể đạt được, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho tất cả những nước liên quan. Giáp Văn Dương -------------------------------------- Tác giả cảm ơn Dương Danh Huy, Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Đăng Thắng và Trần Văn Thùy đã đọc và góp ý cho bản thảo.
  15. http://vnexpress.net...gi-2984150.html Triết lý giáo dục Việt Nam là gì? Thứ ba, 29/4/2014 | 09:19 GMT+7 Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới. Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả. Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism). Theo tổ chức xuất bản sách giáo dục McGraw Hill Education (Mỹ), thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản, dựa trên chương trình giáo dục cốt lõi mạnh và các tiêu chuẩn kinh điển cao. Thuyết trường tồn chú trọng các chân lý phổ quát được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích học sinh đọc "Những cuốn sách vĩ đại" ("The Great Books") để phát triển nhận thức các quan điểm triết học tạo nền tảng cho kiến thức nhân loại. (Mỹ rất chú trọng việc học sinh đọc những sách kinh điển trong danh sách nhà trường lựa chọn cho từng cấp học, giao động từ một vài trăm đến một vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh của mình đọc, thảo luận nhóm và viết thu hoạch). Thuyết tiến bộ đòi hỏi nội dung các bài giảng ở trường phải có sự liên quan đến học sinh để các em mong muốn học. Chương trình giảng dạy của nhà trường theo triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh các trải nghiệm, lợi ích, nhu cầu cá nhân của học sinh và tạo hứng thú, đam mê học tập. Thuyết cải tạo xã hội như triết lý giáo dục đòi hỏi sự chú tâm trực tiếp và kịp thời đến tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao sự kết hợp học với hành, dựa trên niềm tin rằng giáo dục có thể và cần phải cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội. Thuyết hiện sinh xuất phát từ quan điểm về tự do ý thức của mỗi con người và nhu cầu để mỗi người tự tạo dựng tương lai cho bản thân. Trong một nhà trường, các học sinh được khuyến khích hiểu và đề cao tính độc nhất vô nhị của bản thân và chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Thật khó hình dung một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục. Nếu nói là giáo dục Việt Nam chưa có triết lý giáo dục thì điều này thật khó chấp nhận. Nhưng nếu giáo dục Việt Nam đã có triết lý giáo dục, thì triết lý đó như thế nào, bao gồm những nội dung gì? Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng. Vì cho đến gần đây, vẫn còn các bài nghiên cứu kiểu "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?", "Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại". Nếu nó đã có và đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục thì cần gì đi tìm nó nữa? Nó đã phải được in ấn ở trong cuốn sách, tài liệu nào đó rồi. Vậy chỉ có thể là nó chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục để trở thành một hệ thống mang tính nền tảng cho nền giáo dục. Những người cho rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục thường minh họa bằng các ví dụ như sau: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành", "Không thày đố mày làm nên", "Muốn sang thời bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người", "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Trong các câu trên, một số có thể được coi là triết lý giáo dục, ví dụ: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành". Một số câu khác thật ra không phải là triết lý giáo dục, mà là về thái độ đối với nghề giáo, thầy giáo, tầm quan trọng của giáo dục và người thầy. Trong những câu có thể được coi là triết lý giáo dục, có những câu đã tồn tại hàng trăm năm nay và chưa được thẩm định, khẳng định liệu chúng có còn phù hợp với nền giáo dục thời đại mới nữa hay không? "Tiên học Lễ. Hậu học Văn" là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập "Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo? Phải chăng, chuẩn bị bước vào một "trận đánh lớn" trên mặt trận giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy. Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại. Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học - nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục, lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều. Lương Hoài Nam Ý kiến bạn đọc (hài một chút) Triết lý giáo dục( VN ) làm sao xin được trường, làm sao mua được điểm, làm sao lấy được bằng, làm sao xin được việc, làm sao đạt thành tích. Nguyễn
  16. http://dantri.com.vn/khoa-hoc/tai-sao-1-gio-co-60-phut-868095.htm Thứ Hai, 28/04/2014 - 09:38 Tại sao 1 giờ có 60 phút? (Dân trí) - Tại sao chúng ta chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút thành 60 giây? Những đơn vị thời gian nhỏ sử dụng trong thực tế chỉ khoảng 400 năm, nhưng có vai trò quan trọng với sự ra đời của khoa học hiện đại. Hàng nghìn năm trước, ở nền văn minh cổ đại, người ta nhìn lên bầu trời để nhận biết những đơn vị thời gian lớn. Năm là thời gian cần thiết để Trái đất hoàn thành một vòng quay xung quanh mặt trời; tháng là khoảng thời gian cần thiết mặt trăng quay quanh hết hành tinh chúng ta; tuần là khoảng thời gian của 1 trong 4 giai đoạn Mặt trăng quay quanh Trái đất; và ngày là thời gian trái đất quay một vòng trên chính trục của nó. Chia ngày thật không đơn giản. Giờ và phút có nguồn gốc phải truy ngược trở lại hàng nghìn năm. Di sản của người Sumerian - Hệ thống số Trong nền văn minh cổ người Sumerian cách đây khoảng 5.000 năm trước, con số 60 lần đầu tiên được sử dụng. Họ cũng là người phát minh ra hệ thống đo thời gian mà sau này chúng ta đã chia ngày thành giờ, phút và giây. Thời kỳ đó, người Sumerian đã sáng tạo ra chữ viết và toán học đơn giản, họ sử dụng những hệ thống số học khác nhau. Trong khi chúng ta sử dụng hệ thập phân (10) thì nền văn minh này sử dụng hệ thập nhị phân (12) và hệ lục thập phân (60). Không thể biết lý do chính xác tại sao họ lại chọn những hệ thống số học này, nhưng có một vài lý thuyết: Nhiều nền văn hóa cổ đại, người ta sử dụng 3 đốt của mỗi ngón tay để đếm đến 12 trên một bàn tay, Georges Ifrah đã trong cuốn sách "Lịch sử thế giới số " (Wiley, 2000; dịch bởi David Bello). Trong cuốn sách đưa ra giả thuyết số 60 xuất phát từ việc sử dụng 5 ngón tay của 1 bàn tay với 12 đốt ngón tay trên bàn tay còn lại. 12 là con số quan trọng đối với người Sumerian, và tiếp đến là tới văn minh Ai Cập. Ví dụ, 12 là số lượng chu kỳ mặt trăng trong một năm và là số lượng chòm sao cung hoàng đạo. Ngày và đêm từng được chia thành 12 giai đoạn, và sau là 1 ngày được chia thành 24 giờ. Chúng ta có thể hiểu phân số thập phân 1/3=0,333… nên có thể chia 10 cho 3 nhưng người Sumerian thì lại không có khái niệm như vậy. Với họ hệ lục thập phân (60) mới có thể giải quyết được vấn đề này. Kim phút Kim phút và giây dùng để đọc thời gian hàng ngày cùng với sự ra đời của đồng hồ cơ khí lần đầu tiên xuất hiện tại châu Âu vào cuối thế kỷ 14. Theo David S. Landes, trong “cuộc cách mạng thời gian” ( Belknap, 1983), nhà thiên văn học của thế kỷ 16 bắt đầu cải thiện phút và giây của đồng hồ để đọc thời gian ngày thay vì mặt trời. Tycho Brahe, kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16, là người tiên phong sử dụng phút và giây, và có khả năng thực hiện các phép đo chính xác chưa từng có. Năm 1609, Johannes Kepler xuất bản định luật chuyển động của các hành tinh dựa trên những dữ liệu của Brahe. 70 năm sau, Isaac Newton sử dụng các định luật này để phát triển thuyết vạn vật hấp dẫn; cho thấy chuyển động vật thể trên mặt đất và các thiên thể trên bầu trời bị chi phối bởi các định luật toán học giống nhau. Thu Hồng Theo Livescience
  17. http://vietnamnet.vn...-cuop-sung.html Nhóm người Trung Quốc tấn công cửa khẩu, cướp súng 18/04/2014 15:23 GMT+7 - Trong khi chờ làm thủ tục, bất ngờ một số người đã lao vào cướp súng AK của một nhân viên an ninh và xả đạn. Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 12h10 ngày 18/4, lực lượng an ninh cửa khẩu Bắc Phong Sinh (xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) phát hiện 16 người Trung Quốc đang tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nên đã giữ lại. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh. Trong khi chờ làm thủ tục, bất ngờ một số người đã lao vào cướp súng AK của một nhân viên an ninh và xả đạn. Ngoài các đối tượng cướp súng, có 3 phụ nữ cũng sử dụng dao đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ. Thông tin ban đầu cho hay, 2 cán bộ cửa khẩu bị thương rất nặng vì dính đạn từ các đối tượng người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể đưa những cán bộ này đi cứu chữa vì chưa khống chế được kẻ xả súng. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng an ninh, biên phòng đã nhanh chóng tìm cách khống chế các đối tượng. Đến 13h, đã có 3 người thiệt mạng, trong đó có 1 người nhảy từ tầng 3 xuống đất. Trao đổi với PV, Thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay, ông đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo lực lượng xử lý sự việc. Ông Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cũng đang có mặt tại khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ huy phối hợp với các lực lượng giải quyết sự việc. Nguồn tin mới nhất cho biết, khả năng có một số cán bộ cửa khẩu Bắc Phong Sinh đang bị các đối tượng khống chế bên trong khu nhà làm việc. Hàng trăm cán bộ chiến sỹ biên phòng, Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc đang vẫn đang tiếp tục thắt chặt vòng vây, yêu cầu các đối tượng đầu hàng. Hiện, một số đối tượng đã nhảy từ trên cao xuống, bị thương; số còn lại vẫn đang cố thủ bên trong. Trước thông in cho rằng, các đối tượng cướp súng và xả súng điên cuồng là phần tử khủng bố Tân Cương, thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay: Đến thời điểm hiện tại, không thể khẳng định các đối tượng người Trung Quốc trên là phần tử khủng bố Tân Cương. "Lực lượng chức năng đang thắt chặt vòng vây, khống chế và thuyết phục các đối tượng trên đầu hàng. Đồng thời, cố gắng tiếp cận, đưa những cán bộ bị thương đi cấp cứu" - ông Thực nói. * Tiếp tục cập nhật... Hoàng Sang - Nguyễn Biên
  18. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/168771/vi-sao-duc-tang-tq-ban-do-khong-co-hoang-sa-.html 04/04/2014 00:02 GMT+7 Vì sao Đức tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa? Một tấm bản đồ cổ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập Cận Bình nhân dịp ông thăm châu Âu đang trở thành chủ đề tranh luận khi nó mâu thuẫn với cách người Trung Quốc nhìn nhận về những ranh giới lịch sử. Hàng trăm bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường SaTừ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc thế kỷ 18. Ảnh: Getty Images Trong bữa tiệc tối 28/3, bà Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc tấm bản đồ vẽ năm 1735 được in tại Đức. Tác giả là họa sĩ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville. Bản đồ cổ là một phần trong hàng loạt tác phẩm của d’Anville, dựa trên các thông tin thu thâp được của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc. Đây là món quà hoàn hảo cho một thượng khách tới thăm? Có thể là như vậy. Nhưng kể từ khi nó được trao đổi, các trang mạng Trung Quốc đã tranh luận gay gắt về món quà này. Rằng tại sao bà Merkel lại chọn lựa đặc biệt như vậy? Thông điệp gửi gắm là gì? Với sinh viên chuyên ngành sử Trung Quốc, thời gian ra đời tấm bản đồ rất dễ nhận thấy. Đó là lúc hoàng kim của triều đại nhà Thanh, nhất là khi Càn Long lên nắm quyền. Ông chủ trương cuộc mở rộng quân sự về phía Tây và Bắc. Nhưng sau khi ông qua đời năm 1799, giai đoạn lụi tàn của triều đại này cũng bắt đầu. Tiếp theo là các ranh giới. Bản đồ 1735 của d’Anville có chú thích bằng chữ Latinh có nghĩa là “Trung Quốc chuẩn” cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam. Và tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này. Tấm bản đồ cổ. Ảnh: Foreign Policy Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”. Số khác thì lý luận, đó là do người vẽ bản đồ, và Thủ tướng Merkel “không có ý gì đặc biệt”. “Thời điểm đó, các nhà truyền giáo không được phép đi tới những vùng này”. Khác lạ là, khi tin tức về tấm bản đồ lan rộng ở Trung Quốc, bằng cách nào đó nó lại biến ra khác biệt. Rất nhiều báo chí Trung Quốc khi đưa tin về món quà của bà Merkel đã đưa ra tấm bản đồ thể hiện rõ một đế chế ở thời đỉnh cao với lãnh thổ gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều vùng rộng lớn của Siberia. Theo tạp chí Foreign Policy, đây là tấm bản đồ của hoạ sĩ người Anh John Dower, được công ty Henry Teesdale & Co. tại London xuất bản năm 1844 và chắc chắn không phải là món quà mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập. Tuy nhiên, sai sót này không được giải thích. Cả hai phiên bản quà tặng của bà Merkel đều xuất hiện trên những phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đem lại những đánh giá khác nhau. Hạo Kiên,một phóng viên tài chính nói rằng, tấm bản đồ “là món quà khá khó xử”. Tác giả Hiếu Trình thì chỉ trích bà Merkel cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương”. Còn kiến trúc sư Lưu Côn bình luận: “Người Đức chắc chắn có động cơ phía sau”. Một người khác thì hỏi: “Tại sao có thể thế này? Tây Tạng, Tân Cương ở đâu? Ông Tập phản ứng thế nào?”. Thái An (theo Time, Foreign Policy)
  19. Cựu Ngoại trưởng Philippines: Nguy cơ Biển Đông thành Crimea của TQ Hồng Thủy, 21/03/14 13:39 http://giaoduc.net.v...Q-post141809.gd (GDVN) - Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận. Cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo Philstar ngày 21/3 đăng bài phân tích của cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo nhận định, Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình Ukraine sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea và thái độ phản ứng của các bên để tìm cách nuốt trọn Biển Đông. Nhiều người Philippines quan tâm đến tình hình cục diện Ukraine và đặc biệt chú ý đến thái độ thụ động của Mỹ và châu Âu trước việc Moscow "lấy đất trắng trợn và thái quá". Họ cho rằng phản ứng của phương Tây sau nhiều bước quanh co cuối cùng đã được chọn lọc và hạn chế vì phương Tây không muốn gánh những thiệt hại do biện pháp trừng phạt hoặc chiến tranh với Nga vì Crimea có thể gây ra. Ông Romulo bình luận, cũng giống như Nga, Trung Quốc chủ trương đòi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" ở Biển Đông trong bối cảnh không có một xã hội dân sự hay phương tiện truyền thông quan trọng nào làm đối trọng với sự hung hăng của giới chức Bắc Kinh. Nga sáp nhập bán đảo Crimea đang là đề tài thu hút sự chú ý rộng rãi từ dư luận. Cục diện Ukraine sẽ khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ không mạo hiểm tham gia các xung đột với Trung Quốc một khi xảy ra trên các đảo, bãi cát ngầm ở Biển Đông? Liệu Mỹ đã vạch ra trong các vùng biển tranh chấp? Có nhiều người Philippines ngày càng nghi ngờ về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc thực hiện cam kết của họ theo Hiệp ước Quốc phòng Mỹ - Philippines nếu "toàn vẹn lãnh thổ" của Philippines bị tổn hại. Nhìn lại Ukraine, năm 1994 Kiev đặt bút ký vào biên bản ghi nhớ Budapest cùng Anh, Mỹ và Nga trong đó cam kết đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine, đổi lại Kiev chấp nhận tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. Nhưng vừa qua khi được hỏi làm thế nào để chắc chắn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk đã không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Trung Quốc gần đây hung hăng hơn trên Biển Đông và ra sức củng cố cái gọi là yêu sách chủ quyền với đường lưỡi bò phi pháp. "Chúng tôi thực hiện biên bản ghi nhớ này. Và hôm nay chúng tôi yêu cầu được bảo vệ. Nếu chúng tôi không được bảo vệ, hãy cho tôi biết làm cách nào để yêu cầu các nước khác trên thế giới ngừng chương trình hạt nhân của họ?" ông Yatsenyuk hỏi lại các phóng viên. Romulo phân tích, Hoa Kỳ công bố trục chiến lược của họ xoay về khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã 2 năm qua, cho đến nay trục chiến lược này vẫn phần nhiều dừng ở từ ngữ mà thiếu hoạt động triển khai trên thực tế. Mỹ đang phải đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang hỗn loạn, trong khi Washington phải thu hẹp ngân sách quân sự của mình. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, việc Trung Quốc leo thang chiếm trọn Biển Đông không còn là nguy cơ xa vời, mà rất hiện hữu và thực tế. Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.
  20. http://motthegioi.vn...aine-54415.html Tổng thống Argentina tố cáo phương Tây “hai mặt” trong vấn đề Ukraine Đăng Bởi Một Thế Giới - 09:30 20-03-2014 Nữ Tổng thống Argentine Cristina Fernandez de Kirchner chỉ trích các lãnh đạo phương Tây là “hai mặt” khi phản đối trưng cầu dân ý ở Crimea. Bà viện dẫn Hiến chương LHQ về quyền tự quyết của nhân dân phải được áp dụng tại tất cả các quốc gia chứ không thể có ngoại lệ. Bà Kirchner so sánh cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea với sự kiện tương tự tổ chức ở quần đảo Falkland hồi cách đây 1 năm. Giữa Anh và Argentina có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Falkland (Argentina gọi là quần đảo Malvinas). Tháng 3.2013, người dân trên Falkland đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý và chọn kết quả là một phần của vương quốc Anh. Tổng thống Kirchner nhắc lại rằng LHQ khi đó không chất vấn tính pháp lý về cuộc bỏ phiếu này. Argentina dĩ nhiên không công nhận kết quả trưng cầu của Falkland. “Năm ngoái, rất nhiều cường quốc đã bảo đảm quyền tự quyết định của người dân Falkland, nhưng bây giờ họ lại không muốn sự việc lặp lại ở Crimea. Làm sao họ có thể tự nhận là người bảo đảm sự ổn định của thế giới nhưng lại không áp dụng tiêu chuẩn đồng nhất? Chuyện giống như người dân Crimea không thể bày tỏ ý chí của mình, nhưng người dân trên Falkland thì lại được làm điều đó. Chẳng có logic gì ở đây cả” - Tổng thống Kirchner nói. Các nước Liên minh châu Âu và chính phủ Mỹ không công nhận kết quả trưng cầu dân ý tại vùng Crimea, khi đến 97% người dân bán đảo này muốn gia nhập lại với Nga. EU còn áp đặt trừng phạt lên Nga vào đầu tuần này, gồm các biện pháp như đóng băng tài sản, ngừng cấp thị thực nhập cảnh vào EU cho các quan chức Nga. Còn Tổng thống Mỹ thì ký sắc lệnh cấm 7 quan chức cấp cao Nga nhập cảnh vào Mỹ và tịch thu tài sản của họ tại Mỹ. Trường Giang (Theo Itar-Tass, VOR)
  21. Putin công nhận Crimea là quốc gia độc lập 18/3/2014 06:43 GMT+7 http://vnexpress.net...ap-2965169.html Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là quốc gia độc lập, trong khi Mỹ và Liên minh chấu Âu liên tiếp công bố các biện pháp trừng phạt Nga. Mỹ trừng phạt phó thủ tướng Nga vì Crimea EU trừng phạt 21 quan chức Nga, Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. Website chính thức của điện Kremlin dẫn sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông công nhận "Cộng hòa Crimea... là một quốc gia có chủ quyền và độc lập". Sắc lệnh có hiệu lực kể từ 22h30 (18h30 GMT), thời điểm nó được ký và đóng dấu. Sắc lệnh trên được ban bố "sau khi xem xét sự biểu lộ ý nguyện của người dân Crimea tại cuộc trưng cầu dân ý" hôm 16/3. Theo AFP, Tổng thống Putin hôm nay dự kiến có bài phát biểu với toàn thể quốc hội Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine, sau khi Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Nga cũng như Ukraine. Hạ viện Nga sẽ thảo luận về mặt luật pháp ngày 21/3, theo đó đơn giản hóa quá trình để Kremlin có thể sáp nhập một quốc gia bên ngoài. Crimea hôm 16/3 tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc bán đảo này sáp nhập vào Nga hay vẫn là một phần của Ukraine. Kết quả cuộc trưng cầu cho thấy 96,77% số người bỏ phiếu chọn tách khỏi Ukraine và đi theo Nga. Cuộc trưng cầu gây tranh cãi được Moscow công nhận, trong khi Mỹ cùng nhiều quốc gia phương Tây phản đối gay gắt. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 16/3, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là "hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc". Tổng thống Putin tuyên bố người dân ở Crimea có quyền tự quyết định vận mệnh của họ. Như Tâm
  22. TQ 'nghe' được dưới đáy biển Đông... bằng sensor địa chấn ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Thế giới Thứ Sáu, 14/03/2014 - 15:31 Trung Quốc phát hiện “hiện tượng địa chấn” khả nghi dưới đáy biển (Dân trí) - Một nhóm các nhà địa chấn học Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện một hiện tượng địa chấn nhẹ dưới đáy biển giữa Việt Nam và Malaysia vào ngày 8/3, vốn có thể trùng khớp với một máy lao xuống biển và có thể liên quan tới chuyến bay mất tích MH370. >> Máy bay Malaysia phát tiếng “ping” cuối cùng trên Ấn Độ Dương? >> Máy bay Malaysia mất tích: Phi công có biến thành không tặc? Khoảnh khắc máy bay Malaysia biến mất Mỹ cho biết sẽ mở rộng vùng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ra Ấn Độ Dương. Phát hiện trên, được đăng tải trên trang web của Đại học khoa học và công nghệ Trung Quốc vào hôm nay 14/3, là một trong số nhiều manh mối khả nghi trong cuộc tìm kiếm quốc tế quy mô lớn đối với chuyến bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS). Chiếc máy bay Boeing 777-200 đã mất liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu và biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm ngày 8/3 với 239 người trên khoang. Các nhà khoa học Trung Quốc, từ Phòng thí nghiệm địa chấn và vật lý lõi trái đất thuộc Đại học khoa học và công nghệ Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng rằng tín hiệu mà họ thu được từ 2 trạm giám sát địa chấn tại Malaysia dường như cho thấy một hiện tượng địa chấn nhẹ đã xảy ra dưới đáy biển vào khoảng 2h55 sáng ngày 8/3 giờ địa phương. Khu vực được ghi nhận dư chấn nằm cách mũi phía Cà Mau ở phía nam Việt Nam khoảng 155 km. “Đó là một vùng không xảy ra hoạt động địa chấn, do vậy xét tới thời điểm và địa điểm của hiện tượng thì nó có thể liên quan tới chuyến bay mất tích MH370”, tuyên bố của các nhà khoa học Trung Quốc viết. Bản đồ cho thấy địa điểm xảy ra sự kiện địa chấn (ngôi sao màu đỏ). Sự kiện địa chấn xảy ra khoảng 85 phút sau khi chuyến bay MH370 mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu và cách địa điểm nơi máy bay được liên lạc lần cuối cùng khoảng 116 km về phía đông bắc. “Nếu đúng là máy bay rơi xuống biển, sức mạnh của sóng địa chấn đã chứng cho thấy rằng vụ tai nạn là rất thảm khốc”, tuyên bố nói thêm. Tiết lộ trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chính phủ Mỹ cho biết sẽ tìm kiếm chuyến bay MH370 tại Ấn Độ Dương, mở rộng đáng kể vùng tìm kiếm so với ban đầu. Việc mở rộng khu vực tìm kiếm sang Ấn Độ Dương trùng khớp với giả thuyết rằng chiếc máy bay Boeing 777-200 có thể đã chuyển hướng về phía tây khoảng một giờ sau khi cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur để tới Bắc Kinh, Trung Quốc. An Bình Theo SCMP
  23. Nguyên văn baì khảo cứu của Nguyễn Trung Thuần... để làm cú hích ra bài viết của nhà văn Xuân Đức (Hà Văn Thùy), 21.02.2014 ==================== http://chepsuviet.co...nh-chung-vuong/ THỬ TÌM HIỂU VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG VUÔNG Posted by chepsuviet on 27/01/2014 Nguyễn Trung Thuần (Chuyên khảo đã được trình bày tại Hội nghị Thông báo khoa học năm 2013 của Viện Nghiên cứu Văn hóa, 12-2013). Các điểm chính: 1. Về bánh chưng và gốc tích chiếc bánh chưng 2. Bánh chưng chỉ có ở Việt Nam? 3. Sự khác nhau và giống nhau giữa Bánh chưng Việt Nam với bánh chưng Triệu Khánh 4. Thử lí giải hiện tượng có tập tục ăn bánh chưng Tết giống hệt nhau giữa VN với Triệu Khánh dựa theo quan điểm của “Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi”: 5. Về các tên gọi “bánh chưng”, “lá dong”: 6. Về triết lí trời tròn đất vuông cho bánh chưng bánh dày? 1. Về bánh chưng và gốc tích chiếc bánh chưng Chiếc bánh chưng vuông ta vẫn gói, vẫn ăn trong mỗi dịp Tết đến, thân thuộc là thế, tưởng chừng như chẳng còn gì để bàn để nói. Ấy vậy mà khi đi sâu tìm hiểu về gốc tích của nó, vẫn phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhiều điều phải ngẫm phải suy. Bánh chưng lâu nay vẫn được coi là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, ban đầu được làm ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bánh chưng thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày giổ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3Âm lịch hàng năm). Theo quan điểm của nhiều người, bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được nhắc lại trong truyền thuyết, đồng thời có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Gốc tích chiếc bánh chưng luôn được gắn liền với Sự tích bánh chưng bánh dày trong truyền thuyết, có liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6, sự tích muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc. Và rồi xưa nay, sự tích-truyền thuyết ấy luôn là lời giải thích cho ý nghĩa cũng như nguồn cội của chiếc bánh chưng bánh dày, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Truyện bánh chưng Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duá có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duá có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang, phường. Nguyên văn: 夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。 至期,王命诸子具陈所献,历而观之,无物不有。惟郎僚独献蒸饼、薄持饼。王惊异,问之,郎僚具以梦对。王亲尝之,适口不厌,胜於诸子所陈之物,叹美良久。乃以郎僚为第一,岁时节候,常以是饼奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼谓节料。 初,王传位於郎僚,兄弟二十一人,分守藩篱,立为部党,以为藩国。迨後众将争长,各立木栅以遮护之,故曰栅、曰村、曰庄、曰坊,自此始。 2. Bánh chưng chỉ có ở Việt Nam? Bấy nay, chắc rằng trong tiềm thức người Việt, bánh chưng cùng với tục ăn bánh chưng ngày Tết là chỉ riêng có ở Việt Nam, chắc rằng cũng chẳng có ai nghi ngờ cái “độc quyền” này. Bởi cả đời luôn mang trong mình suy nghĩ ấy, nên khi biết được sự thực không phải vậy, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ. Nhờ việc quyết tâm tìm cho được nguồn gốc của từ “bánh chưng”, mà mối lương duyên nào đó đã dẫn chúng tôi đến với chiếc bánh chưng Triệu Khánh, ở Quảng Đông Trung Quốc, với vùng đất cùng tên cùng có tục ăn bánh chưng ngày Tết y hệt người Việt mình. Hãy nghe người Trung Quốc nói về chiếc bánh chưng này: Bánh chưng (tiếng Hán 裹蒸, âm Hán-Việt “quả chưng”, thường gọi là裹蒸粽), được coi là “Trà điểm vương” (vua món điểm tâm), là đặc sản chính hiệu của thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, một loại bánh nhà nhà đều biết ở khu vực Lĩnh Nam. Triệu Khánh ở phía tây Quảng Đông, tự hào với cố đô Lĩnh Nam. Bánh chưng là đặc sản chính hiệu của Triệu Khánh. Bánh chưng Triệu Khánh truyền thống có hình gối hoặc hình kim tự tháp Ai Cập, dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (thịt sấn hoặt thịt dọi), cho thêm một ít muối tinh, dầu lạc, ngũ vị hương, rượu, vừng trắng…làm thành. . Phải dùng loại lá dong (冬叶dòngyè) chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang để gói bánh chưng, thì mới có mùi thơm đặc biệt và có tác dụng chống mốc rất tốt. Bánh được buộc bằng 水草(cói?) riêng có ở vùng này. Bánh chưng Triệu Khánh hương vị thơm ngon, ăn ngon mềm, béo mà không ngấy, thơm ngọt vừa miệng, hương vị độc đáo. Là món ăn truyền thống được dân bản địa ưa thích vào ngày Tết. Trong dân gian Triệu Khánh, xưa nay bánh chưng luôn là món ăn của ngày Tết. Ngày nay, khắp đường phố ngõ ngách Triệu Khánh, đâu cũng bắt gặp bánh chưng Triệu Khánh, sánh danh với nghiên mực Đoan Khê. Cho đến hiện giờ, Triệu Khánh vẫn làm bánh chưng bằng tay. Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng Triệu Khánh là gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (sấn hoặt dọi), theo tỉ lệ 10:6:4, chiếc bánh đã gói xong chưa luộc có trọng lượng khoảng 0,5kg. Bánh bán thành phẩm phải cho vào nồi lớn luộc lửa to trong 8 tiếng, vừa luộc vừa đổ thêm nước vào, cho đến khi gạo nếp, đỗ xanh, thịt chín quyện vào với nhau là được, gọi là “bánh chưng thịt khổ” Hiện nay trên thị trường cá biệt có những cửa hàng bán bánh hưng Triệu Khánh vào ngày Tết, ngoài dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ ra, còn cho thêm cả nấm đông cô, trứng gà, lạp xường…. Loại bánh này được coi là vua bánh chưng đặc chủng Triệu Khánh. Nhân bánh chưng hiện giờ gồm có ngũ vị hương, lòng đỏ trứng muối, thịt gà quay, thịt vịt quay, xá xíu… Lá dong là nguyên liệu riêng để làm bánh chưng Triệu Khánh, thuộc loại thực vật sống trong bóng râm, tính lạnh, giàu diệp lục tố chlorophyll, sống ở nơi sơn cốc, khe suối, hiện chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang, nghe nói hái vào mùa đông là tốt nhất, có các đặc điểm là màu xanh, lá thơm, mềm mại, chống mốc. Lá dong được chia làm 2 loại là lá dong thật và lá dong dại. Lá dong thật mặt lá xanh, luộc bánh xong vẫn giữ được màu xanh; lá dong dại phiến lá nhỏ hơn lá dong thật một chút, vị hơi đắng chát. Theo sách “Quảng phủ tân ngữ” có ghi: “Có loại lá dong, to như lá chuối tiêu, lá ướt dùng để gói bánh chưng … Vùng Miền Nam nóng, rất dễ bị mốc, chỉ có lá dong là có thể giữ lâu được”. Đặc điểm độc đáo của bánh chưng Triệu Khánh chính là dùng lá dong to gói bánh, lá dong không những thơm, mà còn có thể giữ tươi. Lá dong tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giáng hỏa. Bấy lâu nay, 裹蒸 là món ăn truyền thống vào ngày Tết của khu vực Triệu Khánh. Khi Tết sắp đến, phụ nữ ở Triệu Khánh bắt đầu bận rộn hẳn lên. Ngay từ sáng sớm, họ đã ra chợ để chọn lá dong. Lá dong là đặc sản của vùng này, nghe nói mọc ở sâu trong Đỉnh Hồ Sơn,thừa hưởng tinh hoa của trời đất, hấp thụ sương mưa của thiên nhiên, vì thế mà có đặc điểm to nõn nà, xanh mướt, mềm mại, chống mốc… Còn trong thực tế, rất nhiều người trong thôn thường biết tìm cho mình nơi để trồng một ít cây lá dong, lá dong là loài thực vật rất dễ sống, sau nhà bên nhà, đầu ruộng đều có thể trồng được, chẳng phản bận tâm. Đợi đến cuối năm lúc cần phải gói bánh chưng là có thể cắt về, tự cung tự túc Lá dong gói bánh chưng tốt nhất là chọn dùng lá già, lá dong trước khi dung phải dung nướ nóng dội qua một lượt, để lá trở nên dai mềm hơn dễ gói, lại khử được vị đắng chát của lá. Gạo nếp, đỗ xanh đều phải là loại trong năm thì mới tốt. Gạo nếp vo sạch ngâm, đỗ xanh bỏ vỏ xay vỡ, sang bỏ đỗ lép. Thịt lợn làm nhân khá cầu kì, chọn loại thịt ba chỉ thượng thặng nửa nạc nửa mỡ; trộn thành “ngũ hương” là một bước then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị bánh. Bánh chưng là món ăn dân gian truyền thống, nhà nào cũng có bí quyết pha trộn riêng, khác với loại có ngũ vị hương mua ngoài chợ. Dụng cụ nấu bánh chưng truyền thống là cái cóng lớn hoặc thùng sắt, người dân thường dùng thùng phuy đựng dầu, trước khi đun bôi một lớp sơn bùn ra bên ngoài, để thùng khỏi bị đen. Nghe nói, truyền thống này đã có gần 2000 năm, thể hiện được những đặc điểm nguyên vị nguyên hương của bánh chưng. Cách ăn bánh chưng Triệu Khánh cũng có vẻ độc đáo riêng, người bản địa thường sau khi nhấc chiếc bánh chưng nóng hổi hổi ra khỏi nồi xong, bóc lớp lá dong, cho thêm cần tây, hành xắt nhuyễn và vừng, rồi xức thêm một ít dầu lạc và nước tương, khi nào ăn thì chấm, rất ngon; còn một cách ăn khác là bóc lá xong, nhúng bánh chưng vào nước trứng đánh rồi rán lên cho vàng, vỏ giòn. Người ta thích ăn nhất vẫn là “bánh chưng ra lò” vừa vớt khỏi nồi, không cho thêm bất cứ gia vị gì, ăn trực tiếp luôn. Bánh chưng mới vớt khỏi nồi, lá dong qua nấu chín đã biến thành màu xanh sẫm lớp mặt gạo nếp hấp thụ chất diệp lục từ lá dong, tạo thành một màu xanh nhạt trong suốt, mùi thơm quyện giữa lá dong với gạo nếp, đỗ xanh khiến cho người ta thèm ăn dỏ rãi, vị thơm ngọt ngon miệng của nó ăn xong vẫn còn lưu lại nơi miệng. Nghe nói rất có tác dụng bổ trung ích khí, trị đái đêm và làm tăng calo. Vào tiết trời mùa Xuân se lạnh, bánh chưng trở thành món ăn truyền thống vào mỗi độ người người đón Tết quả thực có hiệu quả riêng của nó. Người Hồi sống ở Triệu Khánh cũng có tập quán gói bánh chưng, họ lại dùng thịt bò làm nhân, gọi là “Bánh chưng Halal”; tín đồ Phật giáo thì làm nhân bằng lạc, bạch quả, đông cô, gọi là “bánh chưng chay” Ngoài bánh chưng làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, nhân thịt lợn ra, thời nay còn phát triển các loại mới như bằng gạo nếp cẩm… giàu chất dinh dưỡng hơn, còn nhân thì hết sức đa dạng, người ta cho vào nào là đông cô, bạch quả, hạt dẻ, lạp xường, vịt quay, lòng đỏ trứng, thịt xông khói…; còn có loại bánh chưng hạng sang cho trứng muối Hồ Bắc, sò điệp Nhật bản, cá chình khô, nhân lạc…gói bằng lá sen, luộc trong 4 tiếng… Song phần đông mọi người vẫn làm bánh chưng bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn có vị nguyên gốc. Có những thực khách cho là bánh chưng Triệu Khánh quá to, nhân chẳng có gì thay đổi suốt bao nhiêu năm qua, hơi ngấy. Bánh chưng truyền thống to là vì ngay từ buổi đầu sáng tạo ra, nó đã được làm để đáp ứng công việc lao động trên núi của người nông dân, bởi bánh chưng một khi đã được luộc chin là có thể để được tới vài ngày mà không bị hỏng, so với cơm canh thông thường, người nông dân có lên núi lao động tới vài ngày cũng không lo bị đói. Hơn nữa, vào những năm 60-80 thế kỉ trước, người dân Triệu Khánh còn tương đối nghèo, một chiếc bánh chưng thường đủ cho khẩu phần ăn 1 ngày cho cả nhà. Vì thế, bánh chưng to vẫn được phần đông người lao động đón nhận Lịch sử và truyền thuyết Bánh chưng còn từng được làm cống phẩm, “Nam Tề thư” (《南齊書》) có ghi: Trong ngự thiện của hoàng đế, có món ngon裹蒸. Hoàng đế rất thích: “Tôi ăn món này không hết, nên chia ra làm bốn phần, để lại làm bữa tối” “Nam Tề thư”, ghi lại Nam Tề Tiêu Tề vương triều, từ năm nguyên niên Kiến nguyên Tề Cao Đế (năm 479) đến năm thứ 2 Trung hưng Tề Hòa Đế (năm 502), tổng cộng các chuyện sử trong 23 năm. Bánh chưng là lễ vật cần phải có để đi chúc Tết người thân vào dịp Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong năm tới. Nhà thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh có thơ ca ngợi cảnh rầm rộ nấu bánh chưng đêm Giao thừa (trừ tịch) ở thành hương Triệu Khánh: 除夕濃煙籠紫陌,家家塵甑裹蒸香 Trừ tịch nồng yên lung tử mạch, Gia gia trần tắng quả chưng hương (Giao thừa lửa đượm khói tím bay, Nhà nhà đen nồi bánh chưng thơm). Truyền thống làm bánh chưng ở Triệu Khánh đã có từ đời Tần. Có 2 lưu truyền về khởi nguồn của nó. Một là vào thời Lĩnh Nam, quân Tần chinh phạt thống trị, lúc nào cũng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín ở nơi đồn trú. Hai là nông dân thời ấy khi đi làm đồng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín để ăn bất cứ lúc nào. “Trong chiếc bánh chưng Triệu Khánh có ẩn chứa một câu chuyện truyền thuyết tình yêu đầy lãng mạn cảm động – Tương truyền vào thời xưa, ở Đoan Châu có một đôi trai gái, cô gái tên là A Thanh, chàng trai tên là A Quả, đem lòng yêu nhau tha thiết. Nhưng cha mẹ A Thanh cho rằng A Quả chỉ là một chàng thư sinh, chẳng có tiền bạc và thanh thế gì, nên không cho phép con gái mình được yêu chàng trai. Bởi thế, A Quả đã lập chí vươn lên. Kì thi năm ấy lại tới, chàng sửa soạn hành lí tới kinh thành. Sớm ấy, A Thanh tới đưa tặng một nắm cơm nếp đỗ xanh gói bằng lá dong, dặn chàng đi giữ cẩn thận khi đi đường, đừng quên tình cảm đôi bên. A Quả đỗ cao Trạng nguyên, nhà vua muốn vời làm phò mã, A Quả không thuận. Nhà vua nổi giận bắt giam. A Quả ngày ngày cầm nắm cơm khóc, công chúa lấy làm lạ, A Quả nói: Cám bã còn không vứt nữa là nắm cơm? Công chúa vô cùng cảm động, bèn tha cho A Quả về quê. A Quả và A Thanh cuối cùng đều biến thành tiên. Người đời sau phát hiện thấy dùng lá dong gói cơm nắm làm bằng các nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… rất thơm ngon, bèn đua nhau bắt chước, cho đến sau nàyrồi trở thành thứ nhà nhà đều làm sẵn mỗi khi ăn Tết ở Đoan Châu. Quả chưng 裹蒸 có nghĩa là “Quả Thanh” vậy.” Triệu Khánh là nơi nào vậy? Đó chính là thành phố Triệu Khánh trên đất Trung Quốc. Thành phố Triệu Khánh hiện là thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, nằm ở chính tây tỉnh Quảng Đông, và cũng là phía tây châu thổ Châu Giang. tây giáp Ngô Châu và Hạ Châu Quảng Tây, nam giáp Vân Phù, Dương Giang, Giang Môn, đông giáp Phật Sơn, tựa lưng vào Thanh Viễn, là trục giao thông trọng yếu thông tới các tỉnh Tây Nam là khu vực phát triển ven biển. Diện tích 15 nghìn km2. Dòng chính Châu Giang chảy xuyên qua Tây Giang. Bắc gối vào Bắc Lĩnh, đối mặt với Tây Giang, án ngữ phía trên Thương Ngô, dưới chặn Nam Hải (Biển Đông), là cửa ngõ Việt Tây, nổi tiếng là “Nghiên đô Trung Quốc” (làm nghiên mực nổi tiếng). Triệu Khánh là danh thành văn hóa lịch sử quốc gia của Trung Quốc, với nền văn hóa sâu đậm hương vị Lĩnh Nam, chính là cái nôi và là nơi hưng thịnh của văn hóa Lĩnh Nam, văn hóa Quảng Phủ. Đồng thời, Triệu Khánh còn là thành phố du lịch, thành phố hoa viên nổi tiếng của Trung Quốc, chính quyền thành phố đặt ở khu Đoan Châu. Bản đồ Triệu Khánh 3. Sự khác nhau và giống nhau giữa bánh chưng Việt Nam với bánh chưng Triệu Khánh Đọc xong những dòng trên, có lẽ chúng ta đều cảm thấy giật mình trước sự giống nhau đến kì lạ về tập tục nấu bánh chưng (theo lối cổ truyền) của hai nơi. Cảnh tượng tấp nập lo cho nồi bánh chưng ngày Tết sao mà giống nhau đến thế: từ khâu chuẩn bị lựa chọn kĩ lưỡng các loại nguyên liệu chính như lá dong, gạo, thịt…(lá dong, gạo nếp, đỗ xanh thịt lợn phải như thế nào là chuẩn là ngon), cho đến khâu rửa lá, đãi gạo, đãi đỗ, thái miếng thịt làm nhân, đến cả dụng cụ luộc bánh… Công thức gói bánh thì đúng là giống nhau một chín một mười, chỉ khác nhau một chi tiết cơ bản nhất: Bánh chưng Việt Nam có hình vuông, còn bánh chưng Triệu Khánh có hình 3 góc 4 mặt. Họ bảo rằng, gói bánh chưng hình như vậy sẽ tận dụng được lợi thế của góc lá, buộc bánh được chặt hơn. Hình ảnh minh họa: vào các link (地道的肇庆美食(裹蒸粽) http://www.beitaichu...m/recipe/11746/) Video: 1. Cách gói bánh chưng của Việt Nam: Gói bánh chưng không dùng khuôn 2. Cách gói bánh “ZONG” 粽 (tạm đọc theo tiếng Việt là CHUNG) của Trung Quốc: 包粽技巧 Lưu ý, 裹蒸 được coi là 1 loại 粽子[zòng zi] Bánh chưng Việt Nam được lưu truyền dưới dạng truyền thuyết, được chép trong “Lĩnh nam chích quái”. Theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh nam chích quái”, bánh chưng Việt Nam có từ đời Vua Hùng thứ 6, cách nay khoảng 4000 năm (?) thì là có trước bánh chưng Triệu Khánh (?) Bánh chưng Triệu Khánh được lưu truyền cả trong sách (“Nam Tề thư” (《南齊書》), trong thơ cổ, lẫn cả truyền thuyết.) Bánh chưng Việt Nam được nâng lên tầm “thiêng hóa” (từ của Trần Quốc Vượng): Cùng với bánh dày được dùng trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng. Cứ đến ngày Giỗ Tổ 8/3 âm lịch), lễ rước kiệu và dâng lễ vật về Đền Hùng, tưởng nhớ công ơn Tiên tổ, lại được diễn ra long trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ. Bánh chưng, bánh dày là lễ vật quan trọng nhất để dâng các Vua Hùng. Minh họa: Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng Bánh chưng Triệu Khánh được dùng làm cống phẩm dâng vua làm ngự thiện. 4. Thử lí giải hiện tượng có tập tục ăn bánh chưng Tết giống hệt nhau giữa VN với Triệu Khánh dựa theo quan điểm của “Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi”: 4.1. Triệu Khánh là vùng đất nào? Theo những gì đã được giới thiệu trong những tư liệu có liên quan của Trung Quốc: Triệu Khánh tự hào vì từng là cố đô Lĩnh Nam. Ở Trung Quốc, nói “Cố đô Lĩnh Nam” là chỉ “thành phố Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông” ngày nay. Triệu Khánh nổi danh là “Cố đô Lĩnh Nam”, được coi là cái nôi của văn hóa Lĩnh Nam. Ở huyện Khai Phong của Triệu Khánh từng phát hiện được một hóa thạch răng người cách nay 14,8 vạn năm, được giới khảo cổ cho là tổ tiên sớm nhất của người Lĩnh Nam. Các nhà khoa học cho biết, Triệu Khánh vừa là nơi khởi nguồn của Việt ngữ (粤语), lại vừa là vùng cốt lõi của diễn tiến giao thoa giữa văn hóa dân tộc bản địa Lĩnh Nam với văn hóa Trung Nguyên, đồng thời còn là cửa ngõ để văn hóa Phương Tây đi vào nội địa Trung Quốc từ Áo Môn. Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây…, cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa. Lĩnh Nam còn gọi là Lĩnh Ngoại, Lĩnh Biểu. “Biểu” cũng có nghĩa là “ngoại”. Đây là xét Lĩnh Nam từ vị trí địa lí nằm ở vùng Trung Nguyên. Trong lịch sử, Đường triều Lĩnh Nam đạo còn bao gồm cả vùng Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam thuộc sự cai trị của Hoàng triều Trung Quốc. Sau đời Tống, Bắc Bộ Việt Nam mới tách ra. Khái niệm Lĩnh Nam dần loại Việt Nam ra ngoài. Lĩnh Nam là một vùng môi trường riêng biệt của Trung Quốc, những khu vực này không chỉ gần gũi nhau về môi trường địa lí, mà thói quen sinh hoạt của người dân cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Do những biến động về phân chia hành chính qua các đời mà hiện nay nhắc đến từ Lĩnh Nam là thường chỉ riêng vùng 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, các huyện thị nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh thuộc một phần Giang Tây và Hồ Nam không nằm trong đó. Lĩnh Nam cổ là đất của Bách Việt, là nơi Bách Việt tộc cư trú. Còn theo Việt Nam: Lĩnh Nam là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam. Kể từ đấy thiên hạ chia đôi. Bắc do vua Đế Nghi cai trị. Nam do Lộc Tục lên ngôi, hiệu là Kinh Dương Vương. Đất Lĩnh Nam phía bắc tới Động Đình hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương kết hôn với con gái của Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Thái tử Sùng Lãm kế tục ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Công chúa Âu Cơ con vua Đế Lai, sinh được trăm con. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Lại phong 99 con mỗi người làm chủ một ấp, vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ. Đó là nguồn gốc Bách Việt. Tuy nhiên, trong sách “Nghìn xưa văn hiến”, các tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy lại không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, bằng chứng là có những chỗ chú thích Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay. Nếu đối chiếu với lịch sử Lĩnh Nam mà người Trung Quốc đã nói, thì địa phận Lĩnh Nam theo quan niệm của các tác giả sách “Nghìn xưa văn hiến” là “Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp, chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa”. Nếu không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, thì lại mâu thuẫn với nhận định: Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam. Hồng Bàng (Hán tự: 鴻龐 hoặc 鴻厖) là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử. Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc. 4.2. Văn hóa Lĩnh Nam Văn hóa Lĩnh Nam còn gọi là Văn minh Châu Giang, gọi theo nghĩa hẹp là Văn minh Quảng Đông, theo nghĩa rộng là Văn hóa Nam Việt (南粵, tức Nam Việt Quốc, một quốc gia ở vùng Lĩnh nam, khoảng năm 204 tCn- năm 112/111 tCn). Văn hóa Lĩnh Nam, chỉ văn hóa vùng độc đáo của một dải “vùng Lĩnh Nam” gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam ở phía nam Ngũ Lĩnh. Văn hóa Lĩnh Nam ngày nay chuyên chỉ Văn hóa Nam Việt 南粵, nhất là Quảng Đông có những đặc điểm nổi bật; Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp là chỉ riêng Văn hóa Quảng Phủ, Văn hóa Triều Châu và Văn hóa Khách Gia (nhiều khi gọi là văn hóa Lĩnh Đông,Triều Châu còn có tên gọi là thủ ấp Lĩnh Đông). Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa rộng còn bao gồm vả văn hóa vùng Quan thoại Quảng Tây và văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số bản địa. Các tài liệu khai quật di chỉ tổ tiên người Lĩnh Nam đã chứng minh, văn hóa Lĩnh Nam là văn hóa nguyên sinh. Dựa vào môi trường địa lí và điều kiện lịch sử độc đáo, văn hóa Lĩnh nam có nguồn gốc là văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển, trong quá trình đã không ngừng tiếp thu và tích hợp với văn hóa Trung Nguyên và văn hóa hải ngoại, dần dần hình thành nên những đặc điểm độc đáo của riêng mình. 4.3. Hà Hữu Nga từng phân tích về Khái niệm cảnh quan văn hóa trong địa văn hóa hoặc địa lý nhân văn như sau: Theo nhà địa lý học Otto Schluter thì việc sử dụng khái niệm cảnh quan văn hóa được bắt đầu từ đầu thế kỷ XX [James, P.E & Martin G 1981, 177]. Năm 1908, Schluter cho rằng bằng cách định nghĩa khái niệm địa lý là một khoa học cảnh quan Landschaftskunde có nghĩa là khoa học này không có chung chủ đề nghiên cứu với bất kỳ môn khoa học nào khác [Elkins, T.H. 1989, 27]. Ông đã xác định hai loại cảnh quan: i) Urlandschaft cảnh quan gốc, tồn tại trước khi con người làm thay đổi; và ii) Kulturlandschaft cảnh quan văn hóa, do con người tạo ra. Nhiệm vụ chủ yếu của địa lý học là vạch ra những biến đổi trong hai loại cảnh quan này. Carl Sauer là một nhà địa lý nhân văn có lẽ có ảnh hưởng to lớn nhất đến việc thúc đẩy và phát triển ý tưởng về cảnh quan văn hóa [James, P.E & Martin G 1981, 321-324]. Sauer kiên trì nhấn mạnh đến tác nhân văn hóa với tư cách là một lực lượng tạo hình các đặc điểm hữu hình của bề mặt trái đất trong các vùng có phân định ranh giới. Theo định nghĩa của ông thì môi trường vật chất có một ý nghĩa trung tâm, với tư cách là trung gian của các văn hóa nhân văn tác động. Định nghĩa kinh điển của ông về cảnh quan văn hóa được thể hiện như sau: “Cảnh quan văn hóa được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Văn hóa là tác nhân, vùng tự nhiên là trung gian, cảnh quan văn hóa là kết quả” [sauer C. 1925].) Từ định nghĩa về “Cảnh quan văn hóa” của Sauer C., có thể coi Tập tục nấu bánh chưng ngày Tết ở Việt Nam và Triệu Khánh là những “cảnh quan văn hóa” thu nhỏ, được hiểu theo nghĩa hẹp. Như thế, các cảnh quan văn hóa nấu bánh chưng ngày Tết này được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Phải chăng có thể suy ra rằng 2 nơi có tập tục nấu bánh chưng ngày Tết giống hệt nhau này là thuộc cùng một nhóm văn hóa trong cùng một vùng văn hóa Lĩnh Nam xưa? Vậy nhân tố gì đã làm cho chúng tách ra, một đằng (Việt Nam) chiếc bánh chưng đã được nâng lên tầm “thiêng hóa” – làm lễ vật trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng, được coi là quốc hồn quốc túy của dân tộc, tới mức nhiều người đã nâng lên thành “triết lí bánh chưng bánh dày”; một đằng (Triệu Khánh) tuy cũng từng được dùng làm cống phẩm, song vẫn giữ nguyên ở ý nghĩa đời thường là chính? Liệu có thể áp dụng thuyết trung tâm-ngoại vi vào để lí giải được không? Nghĩa là 2 cảnh quan nấu bánh chưng này vốn là cùng một nhóm văn hóa thuộc đất Lĩnh Nam theo truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc, rồi vì những lí do lịch sử nào đó mà đã bị tách ra đẩy về 2 tiểu nhóm văn hóa khác nhau? Từ đây, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi: 1) Nếu coi Lĩnh Nam bao gồm cả Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa rộng: Triệu Khánh là cố đô Lĩnh Nam, Lĩnh Nam bao gồm cả Lạc Việt, Bắc Việt Nam ngày nay, tập tục nấu bánh chưng Tết là của cả vùng Lĩnh Nam (?). Xét theo thuyết trung tâm-ngoại vi: Triệu Khánh là trung tâm, Lạc Việt là ngoại vi? Tập tục nấu bánh chưng còn lưu giữ ở Triệu Khánh (trung tâm), ở Lạc Việt (ngoại vi). Vậy tại sao bánh chưng lại được “thiêng hóa”, nâng thành quốc hồn, quốc túy ở Lạc Việt (ngoại vi) mà không phải là ở Triệu Khánh (trung tâm)? 2) Nếu coi Lĩnh Nam không bao gồm Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp: Triệu Khánh và Lạc Việt sẽ thuộc về hai nhóm văn hóa khác nhau. Vậy tại sao cảnh quan tập tục nấu bánh chưng lại giống hệt nhau ở hai nhóm văn hóa khác nhau là văn hóa Lĩnh Nam và văn hóa Lạc Việt? 3) Phải chăng tập tục gói bánh chưng ăn Tết phổ biến khắp cả vùng đất thuộc văn hóa Lĩnh Nam xưa kia? 5. Về các tên gọi “bánh chưng”, “lá dong” Chắc hẳn câu hỏi “Vì sao lại gọi là bánh chưng” bấy nay vẫn ám ảnh trong đầu không ít người. Người ta chỉ đồ rằng gọi là bánh chưng vì bánh này được nấu bằng cách “chưng”. Nhưng hiểu thế xem ra cũng chưa ổn. Bởi lẽ, “chưng” trong tiếng Việt có 2 nghĩa: 1. Đun (thức ăn lỏng) cho bốc hơi và đặc lại, như chưng mắm, chưng trứng, chưng lạc, nước mắm chưng…; 2. (từ chuyên môn) Dùng nhiệt làm cho các chất trong một hỗ hợp lần lượt hóa hơi để thu riêng từng chất, như chưng dầu mỏ, chưng than đá… Trong khi đó, bánh chưng lại là bánh được luộc lên trong nồi nhiều giờ. Tên gọi bánh chưng Triệu Khánh theo tiếng Hán “quả chưng” đã gợi cho chúng ta về nguồn gốc của từ “bánh chưng” trong tiếng Việt. “Chưng” 蒸 trong tiếng Hán có nghĩa là “đun cách thủy, hấp cách thủy”, là nấu mà không để cho thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nước. Như chưng bính 蒸饼 (bánh hấp), chưng lung 蒸笼 (lồng hấp; vỉ hấp), chưng thực 蒸食(thức ăn hấp; bánh hấp)… Cách hấp bánh bao, hấp sủi cảo, hấp các món cách thủy (cá, trứng…) bằng vỉ hấp hoặc cho vào nồi hấp trong tiếng Hán được gọi là “chưng”. Rõ ràng là thả bánh vào nồi ngập nước để luộc lên, tiếp xúc hẳn với nước, mà sao lại gọi là “chưng”? Có lẽ, so với mấy món hấp nói trên, bánh chưng cũng đã được làm chín bằng lối “cách thủy” nhờ nhiều lớp lá gói bên ngoài, nên cũng được gọi là “chưng? Nếu coi nguồn gốc của từ bánh chưng là từ từ裹蒸(pinyin: guǒzhēng; âm Hán-Việt: quả chưng; đọc theo âm Việt: của châng), “quả 裹” là “bọc, gói”; “chưng 蒸” là “chưng cách thủy, hấp” thì sẽ có lí hơn. Bởi xét về cả mặt ngôn ngữ lẫn mặt tương đồng về tập tục gói bánh chưng. Cần nhớ rằng, “chưng” trong tiếng Việt không mang nghĩa này. Một cách trùng hợp, khi xem lại bản gốc bằng tiếng Hán “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, bánh chưng được gọi là 蒸饼 (chưng bính; “bính” là bánh; “chưng bính” nghĩa là “bánh hấp”), tức cũng dùng từ “chưng” theo nghĩa tiếng Hán giống như trên. Mặc dù, rất có thể , tác giả đã mượn Hán văn (Trung Quốc gọi là Văn ngôn văn, một loại ngôn ngữ sách vở thời cổ đại của Trung Quốc), bởi “Lĩnh nam chích quái” được viết bằng Hán Văn, để dịch nghĩa từ “bánh chưng”. Nên không thể dựa vào đây để nói đó là nguồn gốc của từ này. Song có thể nói, đây hẳn là căn nguyên dẫn tới người Việt chúng ta gọi là “bánh chưng” như hiện giờ. Sự tìm hiểu về nguồn gốc từ “bánh chưng” đã khiến chúng tôi cảm thấy không kém phần lí thú khi tiếp xúc với từ “lá dong” 冬叶dongye (đọc đúng âm là dōng yè) trong tiếng Hán. Bánh chưng Triệu Khánh được mô tả là gói bằng lá dong. “Lá dong” chữ Hán là 冬叶, pinyin là dongye, âm Hán-Việt là “đông diệp”, “diệp” có nghĩa là “lá” trong tiếng Việt. Khoan hãy xét đến nghĩa chiết tự của từ này, nếu chú ý tới yếu tố “dong” trong dạng pinyin “dongye” của nó, chúng ta sẽ không khỏi giật mình: Sao mà xét về mặt chữ, “dong” trong “dongye” tiếng Hán lại giống với “dong” trong “lá dong” tiếng Việt đến thế? Thử thả trí tưởng tượng một chút, biết đâu xưa kia, chúng đã từng được nói với cùng âm như nhau? Trong “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, lá dong đã được nhắc tới qua phần dịch: Sách Quảng Đông tân ngữ [của Trung Quốc] nói: “Đông diệp (lá dong) giống như lá chuối, lúc nó tươi thì dùng để gói bánh, khi khô dung gói đồ vật, bịt vò lọ, để lâu được, chon xuống đất nghìn năm không hư nát. Lá dong khô, dung đánh ngà voi, rất là bóng sáng. Kể các thứ lá dùng ở Việt Trung, chỉ có lá dong là dùng nhiều nhất. Vì thế, có câu điệu Trúc chi (Trúc chi từ - chú thích của LQĐ: một thể ca ở Giang Nam, giống như lối ca dao) rằng: “Ngũ nguyệt nhai đầu nhân mại diệp, Quyển thành phiến phiến tự ba tiêu” (Tháng năm người bán lá dong, Khác nào lá chuối bán trong phố phường) 6. Về triết lí “trời tròn đất vuông” gán cho bánh chưng bánh dày? 6.1. Trong các loại bánh cổ truyền của Việt Nam, những loại có hình vuông chỉ đếm được trên đầu ngón tay như bánh chưng, bánh xu sê, bánh cốm… Trong tiếng Việt, đã nói “bánh chưng” thì dứt khoát là chỉ chiếc bánh chưng vuông, còn những loại bánh cũng thuộc “dòng bánh chưng” mà không có hình vuông (như bánh tét, bánh tày, bánh đòn…) thì chẳng bao giờ được gọi là bánh chưng. Vì sao lại gói bánh chưng hình vuông? Ảnh: một số hình bánh chưng vuông ở TQ Lâu nay, dường như đã ăn sâu trong tiềm thức, người ta luôn cho rằng, sở dĩ bánh chưng có hình vuông là người xưa đã gói chúng theo triết lí “trời tròn đất vuông”, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh dày tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng dùng dâng Giỗ Tổ Vua Hùng cũng có hình vuông. Ấy vậy mà trong thực tế, ở một số vùng, ngay cả ở Phú Thọ – vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, cũng không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là “bánh chưng dài”, hay “bánh tày”. Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. Nên giải thích hiện tượng này ra sao đây? Trước tiên, xin thử quay về “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” để tìm hiểu ngọn ngành xem sao. Khi so bản dịch đang được phổ biến với nguyên gốc “Lĩnh Nam chích quái” bằng Hán văn: Bản dịch: (…) Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn,tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. (…) Nguyên văn: (…) 夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。(…) ta sẽ thấy có những điểm “vênh” đáng lưu ý: Câu “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng” đã được dịch chưa đúng hoàn toàn so với nguyên bản Hán văn. Cần phải dịch lại thành: “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng”. Như vậy, trong “Truyện bánh chưng” nói gói bánh chưng hình vuông là “để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật”, chứ không phải là “để tượng trưng cho trời đất, vạn vật”. Cách lí giải ý nghĩa của chiếc bánh chưng ở đây là mang tính khái quát, chỉ chung cho trời đất bao chứa vạn vật, chứ không phải nói đích xác là bánh chưng được gói thành hình vuông cụ thể để tượng trưng cho trời. Vì thế không thể vin theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh Nam chích quái” để mà khẳng định “bánh chưng hình vuông là tượng trưng cho trời” được. Lời trong Truyện đâu có nói thế? Cũng có người sẽ vin vào cớ trong Truyện bảo “Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày”, rồi dùng phép loại suy để nói thứ bánh vuông còn lại dứt khoát phải là bánh chưng, hay nói cách khác, bánh chưng là hình vuông. Thử hỏi suy diễn như vậy liệu có sức thuyết phục không? Ai đó có quyền suy diễn thế nào thì tùy, còn ở đây chúng tôi chỉ muốn nói: Trong Truyện không có câu nào nói bánh chưng được “nặn thành hình vuông tượng trưng cho đất” tương tự như khi nói về bánh dày cả. Người đời nay chỉ dựa vào một câu chuyện kể theo truyền thuyết rồi khẳng định chắc chắn, liệu rằng có quá viển vông? Vả lại, lấy gì bảo đảm người chép nên Truyện này đã không tự ý đưa ý tưởng gán ghép riêng của mình vào mà không dựa trên một nền tảng triết lí đích thực? Vậy thì căn cứ vào đâu để khẳng định một cách chắc chắn rằng bánh chưng bánh dày là gắn với triết lí “trời tròn đất vuông”? Chỉ một trong hai cái ấy không tạo được hiệu ứng tương tự. Vuông đứng một mình chỉ là vuông. Tròn đi một mình chỉ là tròn. Nhưng “vuông tròn” sẽ tạo nên khái niệm trời đất, Chỗ dựa vững chãi nhất cho triết lí này là “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” , thế nhưng “Lĩnh Nam chích quái” đâu phải là chính sử? “Lĩnh Nam chích quái” (《嶺南摭怪》), còn gọi là “Lĩnh Nam chích quái truyện” (《嶺南摭怪列傳》), bộ thư tịch cổ của Việt Nam được viết bằng Hán ngữ văn ngôn, nội dung gồm những câu chuyện thần thoại được lưu truyền trong dân gian là chính. Nguyên tác giả chưa rõ, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn, thế nhưng Trần Thế Pháp sống vào thời nào vẫn chưa thể biết đích xác, ngay cả nguyên bản “Lĩnh nam chích quái” của ông cũng chẳng được lưu truyền lại, Những câu chuyện thần thoại trong sách đã xuất hiện từ đời Lí Trần. Đến cuối thế kỉ 15, xuất hiện phiên bản 2 quyển gồm hơn 20 truyện do Vũ Quỳnh, Kiều Phú tu đính hiệu chính. Sau này người đời còn thêm những câu chuyện khác nữa vào sách. “Lĩnh Nam chích quái” không phải là thủ bút của một tác giả, mà cũng không phải viết ở cùng một thời kì, chủ yếu là sưu tập từ các truyền thuyết thần thoại Việt Nam, truyện truyền kì Trung Quốc, cùng một số ít thần thoại Ấn Độ. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải là hình vuông. Còn khi bàn về triết lí “trời tròn đất vuông” trong bánh chưng bánh dày, ông nói: “Bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có ở đời Hán. Vậy, làm gì có chuyện “bánh chưng vuông tượng trời” ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày“ Ông Vượng nói rất có lí, song cái ý ông nói triết lí bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời “thực ra chưa có ở đời Hán” là để so sánh điều gì? Bởi ngay Trung Quốc cũng có xác định được niên đại cho triết lí “trời tròn đất vuông (tức “thiên viên địa phương”) đâu? Tốt hơn hết là chúng ta cần tìm hiểu thực hư triết lí “trời tròn đất vuông” là ra sao? 6.2. Trời tròn đất vuông (nguyên văn tiếng Hán: Thiên viên địa phương天圆地方) là một dạng thể hiện của Học thuyết âm dương. Học thuyết âm dương ngũ hành là tư tưởng triết học duy vật biện chứng thô phác cổ đại của Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc phong phú tinh thâm, mà Học thuyết âm dương lại là cốt lõi và tinh thần của văn hóa ấy. Học thuyết âm dương, mang màu sắc phép biện chứng thô phác, là phương thức tư duy nhận thức thế giới của các nhà hiền triết Trung Quốc, thực tiễn xã hội mấy ngàn năm đã chứng minh được tính chuẩn xác của nó, mà “thiên viên địa phương” là một dạng thể hiện cụ thể của học thuyết này. “Thiên viên địa phương” là sự nhận thức về vũ trụ của khoa học cổ đại. Phương pháp chủ yếu trong quá trình nhận thức vũ trụ của người xưa khác hoàn toàn với phương pháp thực nghiệm thực chứng của khoa học hiện đại, “nội chứng” là phương pháp chủ yếu để nhận thức vũ trụ của người xưa, mà phương pháp này là dựa vào mô hình tuần hoàn năng lượng nhất định của sinh mệnh cơ thể để không ngừng tăng cường năng lượng cơ thể tự thân, từ đó đạt tới năng lực vượt qua cảm nhận thông thường của công chúng. Như chúng ta đã biết, năng lực cảm nhận của ngũ quan người thông thường là hữu hạn, đây cũng là là sự giới hạn trong phát triển khoa học hiện đại. Còn các khoa học gia cổ đại thì thông qua tu tập “nội chứng” mà có thể nâng cao được năng lượng tự thân, cuối cùng quan sát được chân tướng của vũ trụ tinh vi và qui luật vận hành năng lượng trong đó: Âm dương ngũ hành. Trong cuốn sách quí Đông y cổ đại Trung Quốc “Hoàng đế nội kinh” đã nêu rất rõ học thuyết ngũ vận lục khí, học thuyết này về bản chất là sự tổng kết sự vận hành nguồn năng lượng trời đất ở những tầng cấp nhất định, mà người xưa đã phát hiện thấy, mỗi khi nguồn năng lượng trong trời đất có sự biến đổi, sẽ dần được thể hiện ở thế giới tương đối vĩ mô mà người ta có thể nhìn thấy, chẳng hạn như khi mùa xuân tới dùng nguồn năng lượng thuộc “mộc” lấy đông phương thất túc làm đại diện, thì mặt đất sẽ tan băng, hạt giống bắt đầu nảy mầm, mọi sinh mệnh đều được loại năng lượng này đánh thức, bước vào vòng “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tang” mới, cùng với sự thay đổi của 4 mùa, trạng thái sức khỏe của cơ thể cũng chịu những sự tác động khác nhau Do loại năng lượng này có chu kì quay vòng 60 năm, lặp đi lặp lại, như vòng tròn bất tận, nên người xưa nói là “thiên viên” (“天圆”), dùng để miêu tả đặc điểm của thời gian. Đồng thời, người xưa khi nói về phương vị, lại dùng “4 mặt 8 hướng” (“tứ diện bát phương”) để miêu tả, còn gọi là “địa phương” (“地方”). “Thiên viên địa phương” chính là nói về không gian và thời gian, cũng chính là nói về diện mạo thực của vũ trụ! Trong “trời tròn đất vuông” còn hàm chứa một lí thuyết tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc: Vạn sự vạn vật đều từ không đến có, đồng thời còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi năng lượng trong trời đất, cho nên người xưa nói “thiên địa hợp nhất” Gốc rễ bản chất của “Thiên viên địa phương” là bắt nguồn từ sự tiến hóa của Bát quái tiên thiên, suy ra vận hành đồ của trời đất, cũng chính là Thiên viên địa phương đồ (Do nhà tu hành Đạo gia Trần Đoàn lão tổ truyền lại) Thiên viên địa phương đồ: Các hình quẻ bao quanh tròn bên ngoài đại diện cho qui luận vận hành của trời, còn những hình quẻ xếp thành hình vuông ở bên trong thì đại diện cho qui luật vận hành của đất. trong đó, trời là chủ, đất là thứ, trời là dương, đất là âm. Âm dương cảm ứng lẫn nhau, sinh thành trời đất vạn vật, con người nằm trong đó được cấu thành bởi các chất tinh hoa của đất trời. Vì thế mà con người được coi là linh của trời đất vạn vật, có thể cảm thông được với vạn vật, là kẻ tối linh. Ghi chép lịch sử Sách “Thượng thư. Ngu Thư. Nghiêu thư” ngay mở đầu đã nói Nghiêu đợi cho thiên hạ thái bình xong: Sẽ vâng lệnh Hi Hòa (nữ thần Mặt Trời của Trung Quốc), tự thay trời để tính ra sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, sao, truyền dạy về thời vụ cho bách tính. Tiếp đó vâng lệnh Hi Hòa, Hi Trọng, Hòa Trọng, Hòa Thúc chia ra đi khắp bốn phương để truyền bá văn minh (tức nội dung minh giáo), đó chính là lí thuyết và thực hành về “thiên viên địa phương” sớm nhất. Trong đó có thể lấy chứng cứ từ Hà đồ Lạc thư, “thiên viên – trời tròn” cố nhiên không phải là sự nhận thức tinh xác như ngày nay, song đã uẩn súc thứ vũ trụ quan thô phác, còn “địa phương” thì chỉ hệ tọa độ đất bằng, “phương 方” chỉ phương vị hoặc góc phương vị, tức Tí đại diện cho hướng Bắc, Ngọ đại diện cho hướng Nam, Dậu đại diện cho hướng Tây, Mão đại diện cho hướng Đông, đồng thời dùng 12 Địa chi, 8 Thiên can, 4 Quái tượng để biểu thị 24 phương hướng, hợp thành chỉnh thể Chu thiên (vòn tròn 360 độ). Đây mới là diện mạo thực của Thiên viên địa phương. Nội hàm văn hóa Đạo gia cho rằng: “Trời tròn (Thiên viên)” về mặt tâm tính phải viên xúc mới có thể thông đạt; “đất vuông (địa phương)” về mệnh sự phải nghiêm cẩn điều lệ; văn hóa Trung Quốc đề xướng “Thiên nhân hợp nhất”, coi trọng hiệu pháp tự nhiên, nguyên tắc “thiên viên địa phương” được suy tôn trong thuật phong thủy chính là một loại chú giải đặc thù về vũ trụ quan này. “Viên (tròn) thì wunie, nghĩa là ‘bất an’, phương (vuông) là ‘lận sắc –thu lại’ ( “圆则杌棿(wunie,音乌捏,意为不安),方为吝啬”) là mệnh đề triết học của Dương Hùng đời Tây Hán. “Viên “tròn)” chỉ trời; wunie杌棿 chỉ động dao bất định; “phương (vuông)” chỉ đất, “lận sắc” chỉ thu liễm (thu lại). “Viên tắc wunie, phương vi lận sắc” (“圆则杌棿,方为吝啬”) Có nghĩa là : Trời tròn thì sản sinh vận động biến hóa, đất vuông thì thu liễm tịnh chỉ (thu lại tĩnh tại). Truy cầu sự phát triển biến hóa, thì chúng ta mới có thành tựu về sự nghiệp, loài người mới không ngừng tiến bộ; mong muốn tĩnh tại ổn định, thì chúng ta mới có được cuộc sống an nhàn, thế giới mới được chung sống hòa bình. Kiến trúc là do con người tạo nên, nó tất thể hiện sự truy cầu và lòng ước vọng của con người, vì thế “thiên viên địa phương” là nội dung không thể thiếu trong kiến trúc của loài người. Theo người xưa, “vuông, tròn” ở đây vốn không phải là hình hình học có giới hạn, mà là một sự trừu tượng về tính chất. Cũng giống như ngũ hành trong cơ thể, không thể cảm nhận một cách ngớ ngẩn mà nói trong cơ thể người có sinh gỗ và sinh vàng. Nếu cho “ vuông, tròn” ở đây là hình hình học, vậy thì vật lạ Hỗn thiên nghi có hình tròn được lưu truyền suốt từ đời Hán đến đời Thanh là từ đâu tới? Cho nên ý nghĩa của “tròn” ở đây phải là ý nghĩa thể hiện sự biến động, linh hoạt, cứu tế cho, đó chính là quẻ Càn, còn ý nghĩa của “vuông” ở đây là ý nghĩa thể hiện sự thừa tải, ổn định, bất động, đó chính là quẻ Khôn, chứ không phải là hình hình học theo nghĩa hẹp. Ví dụ như làm người đối nhân xử thế phải “ngoài tròn trong vuông” (ngoài mặt thì xuề xòa, bên trong thì cương quyết) chính là thể hiện ngữ nghĩa này. “Vuông tròn” trong kiến trúc hoặc về hình học cũng chỉ là một sự tượng trưng cho tính chất trừu tượng này. “Vuông tròn” không hề bị giới hạn trong hình hình học, mà là một loại trừu tượng triết học. Khái niệm 2 của “thiên viên địa phương”: Trời có hình tròn, đất có 4 phương, chứ không phải là chúng ta nghĩ một cách đương nhiên rằng đất có hình vuông. Các học giả xưa không thể ngu ngốc đến mức định bằng một lời như thế, mà không có khoảng chừa nào. “Thiên viên địa phương” không hề là hình dạng, ngay từ thời “Kinh dịch” đã có quan niệm tương tự, quẻ Khôn là nói về sự ngay thẳng, đứng đắn, chính trực, có thể thấy “phương” ở đây chỉ một loại phẩm chất, một phẩm chất ngay thẳng, chính trực. Trong “Hoàng đế nội kinh” cũng có “thiên viên địa phương”, đầu tròn chân vuông để ứng với nó. 6. 3. Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt cũng không phải chỉ “vuông”, “tròn” theo nghĩa hình hình học, mà cũng mang ý nghĩa khái quát. Từ “vuông tròn” trong tiếng Việt chỉ sự tốt đẹp về mọi mặt, thường nói về chuyện tình duyên hay việc sinh đẻ, như sinh nở được vuông tròn, mẹ tròn con vuông (có nghĩa là cuộc sinh nở tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, một kết quả đúng như người ta trông đợi.), hay tính cuộc vuông tròn (có nghĩa là tính chuyện hôn nhân). Khi nói “mẹ tròn con vuông” là người ta muốn nói một kết quả tốt đẹp. Chứ mẹ đâu có tròn. Trong thời gian đang mang bầu thì còn cái bụng tròn. Nhưng sau khi sanh rồi đâu còn tròn nữa. Còn con thì nhất định không thể vuông được. Trên thực tế, nếu một sản phụ không may đẻ ra một đứa trẻ có hình dạng thực sự vuông là điều thậm vô phúc. Hãy lấy một câu khác: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn” . “Chuyện vuông tròn” là chuyện lứa đôi, chuyện âm dương kết hợp để tồn tại và tiếp nối dòng sinh hóa. Hoặc: Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông (Ca dao) “Ngãi vuông tròn” là nghĩa vợ chồng, nghĩa thủy chung. Đó là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Tiếng Việt cũng có “ngoài tròn trong vuông” nói về phép ứng xử khôn khéo… Qua đây có thể thấy, nếu đem triết lí “trời tròn đất vuông” để giải thích cho hình dáng chiếc bánh chưng có hình vuông thì quả là thật khiên cưỡng. Vậy nên, chuyện vì sao lại gói bánh chưng hình vuông vẫn còn là điều bí ẩn. Thông tin bổ sung: Một thông tin đáng quí để lần tìm chiếc bánh chưng vì sao có hình vuông đã đến với người viết một cách thật tình cờ. Thông tin này dẫn ta đến với tộc người Arem: “Người anh em Arem của chúng ta có tục gói bánh tết của riêng họ. Tết của họ trùng với Tết của người Kinh nhưng chiếc bánh của họ là hồn văn hóa riêng họ. Không lẫn đâu được. Đó là mặc định diệu vợi của lề lối văn hóa mà họ không bao giờ để cho nó biến mất. Chiếc bánh ấy được gọi là bánh Tapeng arua. Trong thuật ngữ bản địa của bánh, bao gồm gói ghém trong đó cả đất, trời, nước, lửa của thế giới gian, nhân sinh quan nên Tapeng arua là bảo vật tinh thần của người anh em này…” (Cu Làng Cát FB). Hãy xem chiếc bánh chưng của dân tộc Kinh được mô tả trong “Lĩnh Nam chích quái”: “(…) lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng” sao mà giống với ý nghĩa của chiếc bánh Tapeng arua mà người Arem gói trong dịp Tết đến vậy. Chưa hết, chiếc bánh Tapeng arua lại được gói theo hình vuông. “Đinh Đan vót từng thanh lạt, dùng lá dong gói chiếc Tapeng arua, chiếc bánh hình vuông. Mỗi lần gói chỉ đổ vào một bát gạo nếp, không có nhân, cứ xong hai cái Tapeng arua, Đinh Đan lại ốp chúng vào nhau, gói chặt lại bằng hai chiếc lạt từ ống dang già lấy bên bìa rừng. Đó là chiếc bánh truyền thống mỗi mùa lễ trọng của người A rem, chiếc bánh đẫm hương vị mặn nồng, ấm cúng như chiếc bánh chưng của anh em người Kinh. Nhưng nó khác là nhỏ hơn. Chiếc bánh hình vuông, biểu tượng của trời và đất theo thế giới quan của người A rem. Xưa xa trong ý niệm của người A rem, trời hình vuông và đất cũng hình vuông. Mọi vật đều tinh khiết, trắng trong như gạo nếp trên rẫy. Lòng người cũng trắng trong như thế, nên chiếc Tapeng arua được sinh ra để tổ tiên dạy bảo con cháu nhớ về tích xưa đất cũ của người A rem. Người A rem cho rằng, tổ tiên họ có người con trai tên là Đinh, con gái tên là Y, hai người sinh ra từ đất và trời. Họ yêu nhau, thắm thiết như chim trên núi, chung thủy như cá của suối. Hai người đến với nhau, Giàng nói phải có lễ vật. Người con trai và người con gái cùng suy nghĩ, họ không có thổ sản quý hiếm, chỉ có chiếc bánh vuông là cái quý của gia tài lao động. Họ gặp nhau trong thung lũng, Đinh đưa ra sản vật cầu hôn, Y đáp lại lễ vật của mình, ráp vào nhau, một khuôn y hệt. Từ đó họ sinh con đẻ cái, làm cái Tapeng arua mỗi mùa lễ trọng và dạy con cháu biết thủy chung, thương yêu để nhớ về tổ tiên”. (Tết ở bản A rem, Minh Phong) Muốn biết Arem là tộc người ra sao phải tìm hiểu về người Chứt. Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nói cách khác, người Arem là một trong 7 nhóm của tộc người Chứt. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người) Tại Lào, theo Điều tra dân số năm 1995 của Lào, ước tính có khoảng 450 người Chứt sinh sống tại tỉnh Khammouan. Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như “bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt”. Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. (Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/ Người_Chứt) Qua đây, ta thấy có mấy điểm rất đáng lưu ý: 1) Tết của người Arem trùng với Tết của người Kinh. 2) Người Arem gói bánh Tapeng arua vừa mang ý nghĩa lại vừa có hình vuông tương tự như chiếc bánh chưng vuông của người Việt. 3) Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt, gần với tiếng Kinh nguyên thủy. 4) Từ văn hóa của người Chứt mà có thể tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. Vậy phải chăng có thể suy ra người Arem và người Kinh có chung một “hồn văn hóa”? Đồng thời, phải chăng ta đã tìm được về cội nguồn của chiếc bánh chưng vuông? Hà Nội, những ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014 Thư mục tham khảo: 1. Bánh chưng; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Bánh_chưng. 2. Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện bánh chưng 3. 裹蒸; http://baike.baidu.com/view/25405.htm 4. 《南齐书》; http://www.baike.com/《南齐书》 5. 肇庆 http://baike.baidu.com/view/7621.htm 6. Bản đồ Triệu Khánh 7. 地道的肇庆美食(裹蒸粽; http://www.beitaichu...m/recipe/11746/ 8. Gói bánh chưng không dùng khuôn 9. 包粽技巧; 10. Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng http://dantri.com.vn...hung-720817.htm 11. 岭南古都; http://baike.baidu.c...iew/2636514.htm 12. 嶺南; http://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南 13. Lĩnh Nam’ http://vi.wikipedia.org/wiki/ Lĩnh Nam 14. Hồng Bàng; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Hồng Bàng 15. 鴻龐氏; http://zh.wikipedia.org/wiki/鴻龐氏 16. 嶺南文化; http://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南文化 17. Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi, Hà Hữu Nga, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=10426 18. 嶺南摭怪; htps://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南摭怪 19. “Vân đài loại ngữ”, Lê Quí Đôn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2006. 20. 《嶺南摭怪》; http://baike.baidu.c...iew/1198047.htm 21. Lĩnh Nam chích quái ; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Lĩnh Nam chích quái 22. Triết lý bánh chưng – bánh dày, Trần Quốc Vượng; http://www.danangpt.....php?id=42&a=76) 23. 蒸餅傳; http://zh.wikisource.org/wiki/蒸餅傳 24. 天圆地方; http://baike.baidu.com/view/348640.htm; 25. 阴阳五行学说; http://baike.baidu.com/view/147097.htm).)
  24. Hì, hì... dân Tây cũng rất đa dạng, chứ không đơn giản hay cực đoan văn hoá đâu. 11/2/2014 10:36 GMT+7 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-dan-mach-benh-vuc-vu-xe-thit-huou-cao-co-2949647.html Người Đan Mạch bênh vực vụ xẻ thịt hươu cao cổ Nhiều người dân Đan Mạch hôm nay thanh minh và bảo vệ quyết định xẻ thịt một chú hươu cao cổ của vườn thú Copenhagen, bất chấp làn sóng phẫn nộ của dư luận tại nhiều nước trên thế giới. Vườn thú xẻ thịt hươu cao cổ cho sư tử ăn Sư tử ăn ngấu nghiến mảnh xác chú hươu cao cổ Marius. Ảnh: AFP Theo AFP, đa số người dùng Internet tại Đan Mạch cho rằng việc cộng đồng quốc tế lên án và phản đối quyết định xẻ thịt con hươu cao cổ Marius của Sở thú Copenhagen là đạo đức giả và muốn tỏ thái độ đúng đắn. “Marius từng sống dưới một mái nhà tốt đẹp tại sở thứ trong một năm rưỡi. Nó đã sống và nay bầy sư tử được hạnh phúc, no nê”, Mikkel Dahlqvist, một nhà tư vấn quan hệ công chúng, viết trên trang mạng xã hội Twitter. Dorte Dejbjerg Arens, một điều phối viên dự án, viết: “Tôi còn cảm thấy tức giận về vụ Marius. Tại sao mọi người lại phát điên lên vì một con hươu cao cổ, trong khi bệnh ung thư, chiến tranh Syria và đảng Nhân dân Đan Mạch (chính đảng có quan điểm chống nhập cư) vẫn còn tồn tại”. “Quá trình đô thị hóa tại Đan Mạch diễn ra khá muộn. Đó là lý do mà người dân tại đây cảm thấy việc giết động vật là bình thường, miễn là đối xử tốt với nó”, Giáo sư Peter Sandoee, một chuyên gia ngành đạo đức sinh vật học thuộc đại học Copenhagen, bình luận về phản ứng trái ngược giữa người dân Đan Mạch và cộng đồng quốc tế. Chuyên gia này thậm chí còn cho rằng vườn thú Copenhagen có “lập trường tiến bộ” với quyết định trên, bởi “một khía cạnh cơ bản nhất về điều kiện sống của động vật trong tự nhiên là thiểu số sinh tồn”, và cách làm của vườn thú “mô phỏng lại cách loài vật sống trong tự nhiên. Vườn thú Copenhagen hôm qua bắn chết con hươu cao cổ 18 tháng tuổi Marius, để ngăn chặn nó giao phối với các anh em cận huyết. Cuộc giải phẫu thi thể con thú này được truyền hình trực tiếp trên Internet. Thịt của nó sau đó bị đưa cho sư tử ăn. Trước đó, hàng nghìn người trên toàn thế giới đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu vườn thú không sát hại con hươu. Một nữ tỷ phú còn đề nghị mua lại Marius, để nuôi trong khu vườn của mình ở Beverly Hills, thuộc bang California của Mỹ. Đức Dương