lang_ph

Hội viên
  • Số nội dung

    499
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

32 Excellent

About lang_ph

  • Rank
    Hội viên mới
  • Birthday
  1. 07:59 22/05/2014 (GMT+7) http://kienthuc.net....hai-344178.html Lo sợ Trung Quốc, Nhật-Malaysia ký thỏa thuận an ninh hàng hải (Kienthuc.net.vn) - Trước lo ngại về tình hình Biển Đông, Nhật Bản và Malaysia đã ký kết nhiều thoả thuận trong các lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng và an ninh hàng hải. Hôm 21/5, phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak khuyến khích phía Nhật đầu tư vào các dự án công nghệ cao cũng như thúc đẩy chuyên môn của họ trong việc xây dựng các dự án liên quan tới năng lượng. Thủ tướng Nhật Abe (bên phải) bắt tay với người đồng cấp Malaysia Najib Nazak trong một cuộc gặp gỡ. (Ảnh minh họa) Ông Najib, trong cuộc họp lần thứ 3 với Thủ tướng Abe trong vòng chưa đầy một năm, cho biết, quan hệ kinh tế vẫn là trụ cột quan trọng nhất trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Đáp lại, Thủ tướng Abe, trong cuộc họp báo chung của hai người ở văn phòng ông tại Tokyo, cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển kinh tế bằng các dự án đầu tư vào nước này. Liên quan tới vấn đề an ninh hàng hải, ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng đối với vấn đề này trong việc duy trì ổn định và hoà bình trong Biển Đông. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh về một giải pháp ổn thoả trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Biển Đông. Cuộc gặp gỡ giữa ông Abe và ông Najib xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc - Việt Nam xoay quanh vụ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981). Trước diễn tiến mới ở Biển Đông, phía Tokyo lo ngại về những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong khi cả hai nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Hoa Đông. Thanh Nga (theo Kyodo News) ++++++++++++++++++++++++++++++ Quái chiêu và cao thủ !
  2. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/thu-tuong-malaysia-yeu-cau-bao-nhat-dung-gay-phuong-hai-den-quan-he-voi-trung-quoc.aspx Thủ tướng Malaysia yêu cầu báo Nhật đừng gây phương hại đến quan hệ với Trung Quốc 22/05/2014 13:00 (TNO) Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã né bàn về việc các tranh chấp chủ quyền ở châu Á đang gia tăng, nói với một tờ báo Nhật Bản rằng họ không nên làm phương hại đến “tầm quan trọng chiến lược” trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc. Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters “Chúng ta cần phải nhìn vào toàn cảnh và đừng đánh giá các mối quan hệ với Trung Quốc qua một vấn đề, mà hãy nhìn vào phạm vi rộng lớn của các mối quan hệ này, đồng thời nhìn nhận tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ song phương giữa Malaysia và Trung Quốc”, ông Najib nói với nhật báo Nikkei (Nhật Bản) vào ngày 22.5. “Chúng tôi không muốn vấn đề chủ quyền trở thành trở ngại cho mối quan hệ đang trở nên gần gũi giữa Malaysia và Trung Quốc”, thủ tướng Malaysia nói. Hiện ông Najib đang thăm Nhật Bản. Bình luận của thủ tướng Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cho hàng trăm tàu chiến và tàu tuần duyên bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. AFP cho biết Malaysia đã ngày càng lo ngại trước các cuộc tập trận của Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, trong các vùng biển đang có tranh chấp hồi cuối năm 2013, nhưng ông Najib đã có những động thái trấn an. Hiện Malaysia và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền Bãi đá James/Tăng Mẫu ở biển Đông. Nơi này cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km. Vị trí này là điểm tận cùng phía nam của bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý do Bắc Kinh đơn phương vạch ra trên biển Đông, cách bờ biển Brunei chưa đầy 200 km, trong khi cách bờ biển phía nam Trung Quốc đến 1.800 km. Được biết, vào tháng 3.2013, Malaysia đã lên tiếng phản đối việc 4 tàu hải quân Trung Quốc đi vào bãi đá James/Tăng Mẫu. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc lần đó được cho là đã bắn chỉ thiên khi đang ở trong khu vực bãi đá. Một tháng sau, một tàu hải giám Trung Quốc đã quay lại bãi đá James/Tăng Mẫu để đóng cột thép nhằm khẳng định chủ quyền, theo Reuters. “Chúng tôi đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông”, ông Najib phát biểu trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo vào hôm 21.5. Bất kỳ vấn đề gì cũng cần phải được giải quyết dựa theo “các quy tắc quốc tế”, thủ tướng Malaysia nói. Hoàng U
  3. http://docbao.vn/tin...-yeu/29/238128/ Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Thứ Năm, 22/05/2014 11:22:57 GMT+7 Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói Việt Nam tôn trọng nhưng không sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội. >> Quốc hội ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan >> Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry Ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh: Phương Mai Kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông đã có nhiều diễn biến liên quan của 2 nước cũng như một số quốc gia khác. Trả lời phỏng vấn về căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua, ông Dương Danh Dy cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói: "Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội". Mũi tên trúng hai đích - Là người làm ngoại giao lâu năm, công tác tại Trung Quốc, ông có nhận xét gì về việc có thông tin nói Trung Quốc đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông thực hiện ‘mũi khoan chính trị’? Hành động này của Trung Quốc nhằm 2 mục đích, vừa xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vừa tổ chức thăm dò tài nguyên, khoáng sản dầu khí trên Biển Đông. Điều này có thể hóa giải được thế khó của Trung Quốc hiện nay khi đa số các vùng biển có dầu mỏ đều bị khai thác tràn lan, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ở các vùng xung quanh. Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc (Nguồn: AP) Là người đã làm việc nhiều năm ở Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương. Trong thời gian đó, tôi đã tiếp xúc với những tài liệu của Bắc Kinh cho thấy mưu đồ 10 năm thăm dò dầu khí Biển Đông của họ. Nhìn lại năm 1995, sở dĩ Trung Quốc đưa tàu ra chiếm Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vì nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khí đã được thăm dò. Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông không chỉ có động cơ chính trị. Trong lúc các vùng biển còn lại đang bị ô nhiễm tàn phá, Biển Đông được xem là ‘vùng sạch’ với nguồn tài nguyên phong phú. Ngoài ra, còn phải nhìn thấy rằng, Biển Đông là cửa ngõ của nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Với âm mưu chi phối Biển Đông, Trung Quốc hi vọng sẽ có một ngày gây được áp lực với Nhật Bản qua tuyến hàng hải này. Nói như vậy để ta hiểu được Trung Quốc đã chuẩn bị rất lâu trước khi đi bước đi này. Hiện nay, Trung Quốc là một nước mạnh, chúng ta phải thừa nhận điều đó, nhưng đồng thời phải hiểu rằng Việt Nam tôn trọng chứ không hề sợ Trung Quốc. -Thưa ông, có ý kiến nói rằng Trung Quốc không dám khoa trương sức mạnh ở biển Hoa Đông bởi ở đó Nga thì quá mạnh, Nhật cũng không vừa, hơn nữa Tokyo từng được Tổng thống Mỹ Obama cam kết bảo vệ. Thế nên Bắc Kinh buộc phải diễu võ giương oai ở Biển Đông, ông nhận xét thế nào về điều này? Tôi đọc nhiều tài liệu Trung Quốc, trong đó họ có nói đến việc từ thời Nguyên, Trung Quốc đã có dã tâm thôn tính Nhật Bản nhưng bất thành bởi hạm đội thủy quân bị bão đánh chìm. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa nguôi điều đó. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ép một chiếc tàu từ Hong Kong (Trung Quốc) ra khỏi khu vực Senkaku Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á vừa qua cũng cam kết bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia. Ông Obama cũng nói đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku mà Nhật đã khéo léo quốc hữu hóa trước sự tức giận của Bắc Kinh. Dĩ nhiên với việc Nhật, Mỹ bắt tay ở biển Hoa Đông khiến Bắc Kinh không dám manh động, dù vẫn mạnh miệng tuyên bố chủ quyền với Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Hoàng Sa của Việt Nam là việc làm đã được tính toán rất lâu, nằm trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Obama là một trong những động lực khiến Trung Quốc vội vã hành động ngang ngược ở Biển Đông. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thay đổi quan niệm, có nhận thức mới về đâu là đối tác, đâu là đối thủ. "Không có kẻ thù vĩnh viễn..." -Thưa ông, còn một vấn đề khác đang được dư luận thế giới quan tâm là Nga – Trung tập trận hải quân ở biển Hoa Đông. Ông có nhận định thế nào về cuộc tập trận này? Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới, và nhiều năm sau đó, khi tôi đang ở Trung Quốc cũng chứng kiến những cuộc khẩu chiến dữ dội giữa hai bên. Nhưng như chúng ta đã biết, “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh cửu”. Tàu chiến Nga đến biển Hoa Đông tập trận cùng Trung Quốc Sau khi bị Mỹ, phương Tây gây khó dễ về việc dầu khí và khí đốt nên Nga buộc lòng phải quay sang nhích lại gần Trung Quốc. Phải nói rằng sức ép của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga, Trung Quốc giải quyết nhanh vấn đề tranh chấp biên giới, đặt đường ống dẫn dầu và sắp tới là dẫn khí đốt sang Trung Quốc. Mỗi năm Bắc Kinh phải nhập hơn 200 triệu tấn dầu, trong khi hiện tại được Nga cung cấp dầu thì quá tốt cho Trung Quốc. Sự hợp tác Nga – Trung hiện nay có thể coi là để chống lại sức ép từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước cũng chủ yếu nhằm gửi tín hiệu đến Mỹ. Điểm yếu - Ông nói rằng Trung Quốc tuy mạnh nhưng vẫn có nhiều điểm yếu, cụ thể là điểm yếu nào? Dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến. Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực quân đội Việt Nam “Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong”. Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực. Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được. Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con. “Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành. 6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, cho nên cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường. Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép. - Vì sao Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc? Trước tiên, nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ thành công khi Nam tiến, dù có những khoảng thời gian đô hộ nước ta đến 1.000 năm. Nếu con người Việt Nam không giỏi, không tài trí, mưu lược chúng ta đã trở thành Vân Nam, Quảng Tây hay một cái tên nào đó của Trung Quốc. Tài liệu Trung Quốc nói không quân Việt Nam thừa sức phong tỏa eo biển Malacca Thế nhưng, 3 lần chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần, Lê Lợi chống giặc Minh rồi Quang Trung đánh tan quân Mãn Thanh và gần đây nhất là Chiến tranh biên giới năm 1979 cho thấy Việt Nam đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc. Năm 1979, Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn trăm bề, vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, quan hệ với các nước trên thế giới còn hạn hẹp thế nhưng chúng ta vẫn làm được. Hiện nay, Việt Nam đã mạnh hơn thời điểm đó rất nhiều. Chúng ta hiện nay có quân đội mạnh, có mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới, có nguồn dự trữ về ngoại tệ. Việt Nam sẵn sàng đối phó được nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Quá khứ chúng ta đã có những Yết Kiêu, Dã Tượng khiến đế chế Trung Hoa khiếp sợ, thì ngày nay chúng ta cũng có thể có được điều đó. - Bên cạnh lịch sử, còn điều gì có thể minh chứng cho khả năng của chúng ta trước Trung Quốc thưa ông? Về khía cạnh kinh tế, kim ngạch thương mại của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy chúng ta là nước nhập siêu của họ, vì thế nếu có vấn đề xảy ra phía chịu thiệt là Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ngay việc Trung Quốc đưa hàng trăm tàu chiến các loại cùng máy bay chiến đấu ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ thể hiện Bắc Kinh đã chuẩn bị điều này từ lâu mà còn đánh giá rất cao Việt Nam trong khu vực Biển Đông. Trong quá trình công tác tại Trung Quốc, tôi đã tận mắt cầm đọc các tài liệu kín của Bắc Kinh nói về khả năng kiểm soát eo biển Malacca của Việt Nam. Trung Quốc lo sợ điều này nên sẽ tìm cách đối phó để đảm bảo con đường thông thương của họ, một trong các cách đó là kiểm soát Biển Đông. Ngoài ra, không phải tự nhiên Bắc Kinh bỏ tiền đầu tư cho Myanmar, dù đây là láng giềng của Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa đằng sau là ý đồ biến Myanmar thành ‘nhà kho’, trạm trung chuyển dầu mỏ từ các nước Tây Á về Trung Quốc mà không cần đi qua eo biển Malacca. - Nhiều người nói Trung Quốc có thể hy sinh một phần trong quan hệ với Việt Nam, trong khi chúng ta sẽ phải khó khăn với nguồn hàng khan hiếm, ông đánh giá gì về quan điểm này? Điều này, nói vào năm 1979 thì rất đúng, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi toàn bộ. Chúng ta có mối quan hệ tốt với tất cả các quốc gia khác. Bên cạnh đó là tiền và những mặt hàng đặc trưng có thể dùng để trao đổi. Cả thế giới đều đã thấy sự hung hăng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN) Một khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu cho ta, trong thời điểm hiện nay, Việt Nam sẵn sàng quay sang mua từ các quốc gia khác, có thể Nhật Bản, có thể Mỹ hay nhiều nước châu Âu. Giá cả đắt hơn nhưng tôi tin chắc Việt Nam sẽ không bao giờ phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Trung Quốc. Căng thẳng sẽ kéo dài - Theo ông Việt Nam sẽ có biện pháp gì nếu Trung Quốc vẫn không chịu đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông? Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Chúng ta hiện nay có quân đội mạnh, có mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới, có nguồn dự trữ về ngoại tệ. Việt Nam sẵn sàng đối phó được nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Chắc chắn Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan khỏi Biển Đông. Việt Nam bằng nhiều biện pháp, sẽ có phương án buộc Trung quốc đưa Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể dự đoán được phương án nào sẽ làm được điều đó vì còn phụ thuộc tình hình trên thực tế trên Biển Đông. Kể từ khi đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Quốc luôn thể hiện sự ngoan cố, dù hành động đó là sai trái. Trong khi đó, Việt Nam thể hiện sự kiên quyết trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Do đó, những diễn biến trên biển trong thời gian tới sẽ còn căng thẳng, kéo dài và Việt Nam sẽ có phương án phù hợp khiến Trung Quốc phải ngừng hành động sai trái trên Biển Đông. - Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại đây, ngoài Việt Nam, có ảnh hưởng đến các nước khu vực? Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Cá nhân tôi cho là Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Nếu để Trung Quốc dần dần lấn chiếm, đặt căn cứ ở Biển Đông thì rất nhiều nước bị ảnh hưởng lợi ích chứ không chỉ có Việt Nam. Mặt khác, như tôi đã nói, việc làm của Trung Quốc là việc làm phi nghĩa. Trung Quốc sẽ không bao giờ có khả năng chà đạp lên luật pháp quốc tế như vậy. Năm 1979, khi gây ra cuộc chiến phi nghĩa chống Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới, Trung Quốc đã thất bại. Khi đó, chúng ta còn rất nghèo, còn bị nhiều nước hiểu lầm về cuộc chiến tự vệ chính nghĩa ở biên giới Tây Nam, nhưng ta vẫn thắng. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy buộc phải thừa nhận rằng: “Cuộc chiến với Việt Nam, chúng ta không thắng, không thua”. Nhưng ai cũng biết rằng Trung Quốc thất bại thảm hại năm 1979. Bây giờ chúng ta có nhiều bạn bè quốc tế, có nhiều mối quan hệ thương mại. Trung Quốc không buôn bán với ta thì ta còn rất nhiều đối tác khác. Kẻ thiệt là Trung Quốc chứ không phải chứ không phải Việt Nam. - Xin cảm ơn ông! Theo Phương Mai - Tùng Đinh (VTC.vn)
  4. http://vnexpress.net...my-2993244.html 21/5/2014 | 09:45 GMT+7 Cá chết phủ trắng cảng ở Mỹ Một số lượng lớn cá chết được phát hiện ở nam California, với nguyên nhân được cho là do thiếu oxy. Cá chết hàng loạt ở Indonesia / Cá chết hàng loạt trong phá tại Brazil Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện từ đêm 17/5 ở cảng Marina Del Rey. Số lượng cá chết ước tính khoảng từ 50.000-70.000 con, bao gồm cá cơm, cá đuối, cá mập thiên thần và nhiều loài khác. Theo mô tả của người dân địa phương, cá chết nổi lên mặt nước, phủ trắng một góc cảng, thu hút nhiều loài chim tập trung lại gần khu vực này để kiếm ăn. Đến chiều 18/5, khoảng ba tấn cá đã được vớt lên khỏi mặt nước. "Nhiệt độ ấm hơn có thể thúc đẩy quá trình phát triển các đám tảo dưới nước với tốc độ nhanh hơn, khiến chúng hấp thụ oxy nhiều hơn", Matthew King, một nhà nghiên cứu của tổ chức Heal the Bay, giải thích. Thời tiết nóng cũng sẽ khiến lượng oxy trong nước giảm thấp hơn so với điều kiện thời tiết bình thường. Đây có thể là nguyên nhân khiến cá thiếu oxy và chết. "Tôi đã ở đây được 20 năm và đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một số lượng lớn cá chết như thế này", Huffington Post dẫn lời một người dân địa phương có tên Tom Difloure cho hay. Các khoa học của Tổ chức Cá và Động vật hoang dã đã đem các mẫu cá này về phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác. Linh Anh (Video: Youtube)
  5. Quốc tế ›› http://vietnamnet.vn...trung-quoc.html 22/05/2014 10:17 GMT+7 Putin "thắng lớn" ở Trung Quốc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặt hái được những gì phương Tây lo ngại: ông đạt được "siêu thỏa thuận" cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, một trục xoay hướng Đông giúp Nga mạnh mẽ hơn trước những lệnh cấm vận mà phương Tây có thể áp đặt. Hợp đồng khí đốt Nga - Trung đã được thương lượng suốt 10 năm qua, với rào cản chủ yếu là về giá cả. Các số liệu của hợp đồng đã được Tổng giám đốc tập đoàn Gazprom Alexey Miller công bố, cho thấy mức giá cuối cùng sẽ vào khoảng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu). Theo hãng tin Bloomberg, con số này thấp hơn nhiều so với mong muốn của Nga. Số liệu từ Platts cho thấy, mức giá khí đốt trung bình từ Myanmar, Turkmenistan và Uzbekistan là khoảng 10,14 USD trong năm ngoái. Năm nay, Gazprom hy vọng sẽ xuất khẩu khí ở mức giá trung bình 10,62 USD trên 1 triệu Btu nhưng các khách hàng truyền thống của tập đoàn ở châu Âu đang muốn mặc cả xuống. Hợp đồng khí đốt Nga - Trung trị giá 400 tỷ USD. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moscow, trong bối cảnh phía châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Về phía Trung Quốc, hợp đồng cũng giúp nước này "dễ thở" hơn nhiều. Đất nước đông dân nhất thế giới hiện đang dựa 2/3 tổng năng lượng tiêu thụ vào than và đang nóng lòng muốn chuyển sang dùng khí đốt để thay thế vì các lý do về môi trường. Lượng khí đốt nhập khẩu hiện nay của nước này chỉ như muối bỏ biển so với quy mô thị trường tiềm năng. Thêm hai điểm nữa: Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giúp Nga rót vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng to lớn của nước này - ước tính ở mức hơn 30 tỷ USD, và Trung Quốc có thể cũng sẽ thanh toán bằng Nhân dân tệ, đảm bảo cho hợp đồng an toàn trước bất kỳ lệnh cấm vận nào của phương Tây. Một thông báo chung giữa hai bên được ký trước khi đạt thỏa thuận nghe có vẻ giống như một hiệp ước chống phương Tây. Nhắc lại lập trường của Nga về khủng hoảng Ukraina, văn bản này chứa những lời tố cáo mạnh mẽ nhằm vào các chính sách của châu Âu và Mỹ: "Các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng di sản lịch sử của các nước, truyền thống văn hóa của họ, lựa chọn độc lập của họ về hệ thống chính trị xã hội, hệ thống giá trị và con đường phát triển, về việc chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, về việc phản đối ngôn ngữ của các lệnh cấm vận đơn phương, hoặc tổ chức, hỗ trợ, cấp kinh phí hay khuyến khích hoạt động nhằm thay đổi hệ thống hiến pháp của nước khác, hoặc lôi kéo nước đó vào bất kỳ một liên minh hoặc khối đa phương nào". Đi kèm cùng một loạt các hợp đồng và thỏa thuận nhỏ hơn, đó là tất cả những gì mà ông Putin có thể mong muốn. Trung Quốc dường như không thấy có bất lợi trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với Nga. Nước này vừa nhận được nguồn cung năng lượng tin cậy, vừa có được sự yên ổn dọc đường biên giới dài 2.600 dặm và nhiều điều khoản dễ dàng hơn cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên to lớn của Nga. Trong khi đó, phương Tây vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các hàng hóa công nghiệp và duy trì một mức độ đầu tư cao vào nợ công. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể phải hứng chịu một sự tác động chính trị nào từ việc tiếp đón ông Putin trong khi lãnh đạo Nga đang bị lên án ở phương Tây. Bloomberg cho rằng, về phần Putin, ông gần như xuất hiện như một người chiến thắng trong kế hoạch phiêu lưu về Crưm. Liên minh với Trung Quốc cho phép ông "ra khỏi đám lau sậy như một chú cá sấu no nê". Vào lúc này, ông không còn "đói bụng" nữa, và không hề có nguy cơ ngay lập tức nào về một sự cô lập hoàn toàn. Thanh Hảo
  6. http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gian-khoan-hai-duong-981-va-thu-doan-gian-manh-cua-tq-3038065/?p=72 Giàn khoan Hải Dương 981 và thủ đoạn gian manh của TQ (Quan hệ quốc tế) - TQ đã áp dụng các biện pháp cấp bách và những chiến lược dài hơi để xây dựng lực lượng chấp pháp hòng “gặm” biển Đông từ 2013. Trung Quốc 'Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển' Trung Quốc định “gặm” biển Đông từ 2013?Ngay từ tháng 3-2013, trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên trở lên căng thẳng, dường như lúc đó Trung Quốc đã có dự định thực hiện một động thái lấn chiếm hoặc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Trong thời điểm đó, Bắc Kinh đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển, khởi đầu bằng quyết định thống nhất toàn bộ lực lượng chấp pháp biển. 5 lực lượng chấp pháp biển, bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp) đã được quy về một mối, cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc. Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03/2013. Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09-04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01-5-2013, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines. Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Trung Quốc đã từng âm mưu lấn chiếm biển Đông từ năm 2013? Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) của Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia là điểm cực Nam, còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên khi đó thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Mỹ, Hàn - Triều đều suýt biến thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo ở những vị trí chiến lược hoặc cắm giàn khoan giống như hiện nay. Khi đó, nếu bán đảo Triều Tiên có biến thì chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có những động thái gây hấn trên biển Đông. Rất may, khi đó ngòi nổ trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo gỡ. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó ngay từ năm 2013 chứ không phải là hiện nay mới bắt đầu. Nếu khi đó Mỹ, Hàn-Triều không nhanh chóng xuống thang bình ổn tình hình bán đảo Triều Tiên thì có thể Trung Quốc đã thực hiện những hành động xâm lấn biển Đông ngay từ năm 2013. Nên lưu ý rằng, năm 2013, Trung Quốc chỉ bày tỏ thái độ lấy lệ, nhằm thúc đẩy mâu thuẫn giữa Mỹ-Hàn và Triều Tiên ngày càng căng thẳng, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vào xung đột trên bán đảo Triều Tiên, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển Vào ngày 10 và 11-4 vừa qua, báo Đất Việt đã có loạt bài về chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc bằng cách đóng mới và hoán chuyển hàng loạt tàu quân sự thành tàu chấp pháp để dùng lực lượng “hải quân 2” này đè bẹp lực lượng tàu công vụ các nước trên biển Đông thì đến ngày 2-5, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược nguy hiểm đó.Bắc Kinh đã nhân cơ hội cả thế giới tập trung vào vấn đề Ukraine để “đục nước béo cò”, cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của ta tại quần đảo Hoàng Sa để thực hiện âm mưu bẩn thỉu là biến quần đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam thành khu vực có tranh chấp, biến vùng có tranh chấp thành lãnh thổ của mình. Có thể khẳng định là Việt Nam không hề bất ngờ khi giàn khoan tự hành bán ngầm có tốc độ tối đa 8 hải lý/h này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nham hiểm ở chỗ Trung Quốc dùng giàn khoan tự hành là phương tiện cơ động trên biển nên được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (các phương tiện này chỉ bị cấm khi nó dừng lại khoan thăm dò, khai thác tài nguyên). Khi giàn khoan này vừa dừng lại, các lực lượng chấp pháp biển Việt Nam đã nhanh chóng có mặt thực thi chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã điều hàng trăm lượt tàu công vụ, ngày cao điểm có hơn 80 tàu, tấn công lực lượng tàu nhỏ của ta. Đặc biệt, trong số này có nhiều tàu được Trung Quốc “phù phép” từ tàu hải quân chính quy thành tàu chấp pháp. Âm mưu thâm độc được thực hiện bằng thủ đoạn gian manh Chiến lược biến tàu hải quân thành tàu chấp pháp được Trung Quốc triển khai mạnh nhất trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng từ năm 2012-2013. Trong 2 năm này, hàng chục chiến hạm có lượng giãn nước rất lớn được biến đổi chức năng, nhiệm vụ thành các tàu hải giám và ngư chính. Tàu Hải Cảnh 3411 chính là tàu Ngư chính 311, nguyên là tàu Nam Cứu 503, lớp 4000 tấn của Hạm đội Nam Hải Liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đưa vào biên chế gần 20 tàu Hải giám và Ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn, ví dụ như: Hải giám 110, Hải giám 111, 112, 137, 168; Ngư chính 206, 311, 312…., với lượng giãn nước hàng nghìn tấn. Trong số đó, chủ yếu là các tàu hải quân chuyển loại. Trong số các tàu đã tham gia ngăn chặn, đâm ủi tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, ngăn chặn tàu ta áp sát giàn khoan Hải Dương 981 có một số tàu hải quân chuyển loại sang. Tại buổi họp báo của Bộ ngoại giao nước ta ngày 7-5 vừa qua, một số bức ảnh do phía Việt Nam công bố thể hiện rõ các tàu hải cảnh 46101, 44044, 37102, 44103 của Trung Quốc, bao vây, đâm vào tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam. Đặc biệt, trong đó có tàu Hải cảnh 3411, Hải cảnh 31101 thuộc dạng tàu chiến chính quy chuyển loại sang tàu cảnh sát biển. “Kẻ đầu sỏ” trong số các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, có lượng giãn nước rất lớn là tàu Hải cảnh 3411. Nó nguyên là tàu Ngư chính 311, có lượng giãn nước không tải 4500 tấn, là “hóa thân” của tàu trục vớt, cứu hộ Type 922II của hạm đội Nam Hải, mang số hiệu “Nam Cứu” 503. Còn tàu hải cảnh 31101 là tàu phối thuộc của cảnh sát biển Bắc Hải. Nó nguyên là tàu tuần tiễu của lực lượng biên phòng biển Trung Quốc (thuộc Bộ quốc phòng), có lượng giãn nước 1617 tấn… Tàu Hải cảnh 3367 nguyên là Hải giám 167, thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn của Hạm đội Nam Hải Ngoài ra, Trung Quốc còn hàng chục tàu cảnh sát biển “trá hình” có lượng giãn nước trên 3000 tấn đang tập trung ở khu vực này. Có thể kể đến tàu Hải cảnh 3367 (nguyên là Hải giám 167-thực chất là tàu kéo Nam Đà 154, lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3368, nguyên là tàu Hải giám 168, trước đây là tàu Nam Điều 411 (lớp 3000 tấn), tàu Hải cảnh 3469, trước là Hải giám 169, nguyên bản là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (lớp 4000 tấn). Tất cả các tàu Hải cảnh “giả cầy” này, trước đây đều thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải. Hành động kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã lột tả đầy đủ “âm mưu thâm độc, thủ đoạn đê hèn và sự vu khống trắng trợn” của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam,chà đạp lên luật pháp quốc tế, lại còn dựng lên cái gọi là vụ việc “tàu công vụ Việt Nam trang bị vũ khí đầy đủ, chủ động đâm vào tàu chấp pháp và tàu dân sự của Trung Quốc” Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc. Vì thế, ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông. Tàu cảnh sát biển CBS-80003 của Việt Nam có lượng giãn nước hơn 1000 tấn Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn. Bắc Kinh hiện còn một số lượng không nhỏ các tàu hộ vệ thuộc Type 053 (lớp Giang Hồ) và tàu khu trục Type 051 (Lớp Lữ Đại I) đã đến thời điểm nghỉ hưu. Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ ồ ạt “phù phép” các chiến hạm thực thụ này trở thành tàu cảnh sát biển. Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiều duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực. Có thể nhận định là, sau năm 2015, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm toàn bộ biển Đông và biển Hoa Đông bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập. Các tàu chấp pháp khổng lồ của Trung Quốc chiếm lợi thế lớn trong tranh chấp trên biển Thời gian chuẩn bị cho các nước ven bờ biển Đông và Hoa Đông thực sự không còn nhiều khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược “gặm nhấm” dần dần biển Đông, bắt đầu từ Philippines với bãi cạn Scaborough, bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong, sau đó là Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Nếu Việt Nam lùi bước như Philippines, hậu quả thật không thể tưởng tượng. Việt Nam yêu hòa bình và không ưa sử dụng vũ lực trong giải quyết các sự vụ quốc tế nên chúng ta thường nhường nhịn để giải quyết ổn thỏa mọi tranh chấp, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc ngày càng trắng trợn và manh động. Việt Nam sẽ nhường nhịn đến mức độ nào? Trước tiên, Việt Nam vẫn sẽ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, xung đột. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ, biện pháp nào cũng chỉ là sự vận dụng các hành động cụ thể nhằm mục đích bảo vệ các nguyên tắc cốt lõi là độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vì thế, chúng ta phải xác định rõ, đâu là mức ngưỡng của các hành động xâm phạm nguyên tắc cơ bản để có biện pháp đáp trả thích ứng. Có xác định được như thế, Việt Nam mới có các hành động đúng, chặn đứng âm mưu thôn tính biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thiên Nam
  7. TuanVietNam ›› http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175482/bien-dong--co-am-muu-ngam-pha-hoai--khieu-khich-.html15/05/2014 00:05 GMT+7 Biển Đông: Có âm mưu ngầm phá hoại, khiêu khích? Người dân chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta."Mồi lửa nhỏ" của hai Thế chiến Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28/6/1914 được coi là "giọt nước tràn ly" châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng bắt đầu từ những sự kiện rất nhỏ như làn sóng bài ngoại (người Đức và người nói tiếng Đức) ở các vùng lãnh thổ lúc đó thuộc Tiệp Khắc, và sau này là Ba Lan. Cả hai cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân lớn, sâu xa, là những mâu thuẫn đối nội của các quốc gia và mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi không đồng đều về thuộc địa và tầm ảnh hưởng trên thế giới không thể dung hòa được. Trên thế giới xuất hiện một thế lực mới tham gia vào bàn cờ địa chính trị và nhanh chóng đẩy một số sừng sỏ cũ về xâm chiếm thuộc địa trở thành những huyền thoại của quá khứ. Đó là trường hợp của nước Mỹ và điển hình thể hiện ở những cuộc chiến tranh của nước này với Tây Ban Nha. Sau những cuộc xung đột giữa hai quốc gia này, Puerto Rico và Philipinnes từ thuộc địa Tây Ban Nha trở thành những thành viên của Thịnh vượng chung Hoa Kỳ. Hai cuộc đại chiến thế giới, đều có yếu tố can dự của Hoa Kỳ và đều có yếu tố muốn trở thành một thế lực bá chủ của nước Đức. Chúng ta còn phải nhớ một điều là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra chỉ bắt đầu bằng những xung đột quân sự hạn chế, mang tính cục bộ, "Cuộc chiến tranh kỳ lạ"; khi mà các nước Đế quốc Anh, Pháp... ký hiệp ước bảo vệ Tiệp Khắc, tuyên chiến với Đức sau khi Tiệp Khắc bị xâm lược, nhưng hoàn toàn không làm gì cả. Hoa Kỳ chỉ thực sự tham chiến sau sự kiện trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941; và cũng chỉ hạn chế đánh nhau với Nhật, hỗ trợ vật chất khí tài cho Anh và Liên Xô (với Liên Xô là các hợp đồng "thuê mượn" (lend-lease) và đều phải thanh toán bằng vàng ròng). Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ. Ảnh: THX Trung Quốc muốn trở thành một thế lực Dường như, trong sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, đã hội đủ tất cả những điều kiện để họ tham dự vào một cuộc chiến mới. Trong bài viết Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào?, tôi đã bàn về những vấn đề nội tại của TQ hiện nay và cả những mong muốn của lãnh đạo TQ trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 đầy thách thức này. Ở đây, tôi xin điểm lại một chút những chi tiết của lịch sử liên quan đến cái gọi là "mong muốn của lãnh đạo TQ". Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc, ngày 1/10/1949 đến nay, đã chưa bao giờ thực sự đứng trong một liên minh khăng khít về mọi mặt. Hay nói cách khác, TQ có thể thu nạp các chư hầu theo kiểu thích cho sống thì sống, thích cho chết thì chết, chứ không hề thích đứng dưới trướng ai, càng không thích chư hầu lớn mạnh. Vì thế mà nếu như với Nam Tư tách ra khỏi khối XHCN ở Đông Âu để theo đuổi một đường lối phát triển riêng, thì TQ cũng lại tách ra khỏi hệ thống, nhưng theo cách đối đầu, đối đầu với Liên Xô. Quan hệ rạn nứt từ thời "Bác Stalin - Bác Mao" kéo tiếp đến thời Khrushev và đỉnh điểm chính là cuộc xung đột biên giới VN - TQ năm 1979. Cũng trong thời gian đó, TQ có những bước đi ngoại giao mang tính chính trị kinh tế có tính toán rất rõ rệt với Hoa Kỳ, song luôn luôn ở mức quan hệ hạn chế: mở rộng về kinh tế nhưng dè chừng, giữ miếng về quân sự và chính trị. Hai mươi nhăm năm, đó là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt tạm thời cuộc đối đầu quân sự VN - TQ kéo dài hơn 10 năm. Thời gian đó đủ để TQ lớn mạnh, xây dựng một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trở thàng công xưởng của thế giới và bắt đầu bành trướng trên phạm vi toàn cầu cả về đầu tư kinh tế lẫn nhân lực, một cái nhân lực vô biên đến mức toàn cầu không có đối thủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa ảnh hưởng đến kinh tế TQ, vừa đem lại những cơ hội cho hàng hóa sản xuất rẻ về giá thành. Nếu như nước Nga tìm lại vị thế của mình trong khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, thì TQ cũng muốn trở thành một thế lực. Và thế là có những sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 những ngày này. Công nhân phản ứng việc kích động bạo lực khiến công ty đóng cửa. Ảnh: Facebook Thiên Định Bảo về tài sản cho đất nước Từ hôm 13/5, rộ lên những tin tức về công nhân Bình Dương đập phá nhà máy của người TQ, Đài Loan... Rồi lại nghe thêm những thông tin không chính thức nữa là công nhân VN phần lớn mới chỉ có những hoạt động mang tính đình công để phản đối "vụ giàn khoan Hải Dương 981"; việc đập phá có những nhóm người đáng ngờ thực hiện, nhưng mới dừng ở mức đập phá những thứ dễ gây ấn tượng, song giá trị lại thấp như cửa kính. Báo chí lâu nay nói nhiều đến việc làn sóng người lao động TQ ồ ạt đổ sang ta - sự mất cân bằng về chất lượng và cả số lượng lao động dẫn đến tình trạng đó, phần lớn lỗi là do VN. Nhưng nếu nhà máy của người TQ đầu tư trên đất nước VN, thì đó là tài sản của VN. Đồng thời theo luật thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trên lãnh thổ VN là doanh nghiệp VN chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài nữa. Nghĩa là thực tế, nếu có chiến tranh thì họ có muốn mang tài sản về nước, cũng khó mà thực hiện được. Xin nhắc lại lịch sử, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để chấm dứt xung đột quân sự song phương giữa Nga và Đức, lúc này nước Nga Xô-viết (từ thập kỷ 1920 trở đi là Liên Xô) còn phải đàm phán với nước Đức về những tài sản của doanh nghiệp Đức đã đầu tư trên đất nước Nga từ trước chiến tranh. Với VN ta, những câu chuyện về "quốc hữu hóa" hay "công tư hợp doanh" còn như vừa mới hôm qua. Vậy đấy, với người VN, thì những tài sản dù của người TQ đầu tư trên đất nước ta, cũng là của nước VN, và chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng, cho đất nước, cho tương lai. Và cũng xin nhắc một vấn đề nữa đã thuộc về lịch sử nhưng không hề lỗi thời. Trước hai cuộc Thế chiến tôi đã lướt qua trên đây, là thời gian của những hoạt động tình báo nhộn nhịp: thu thập tin tức, vận động quan hệ, xui nguyên giục bị, xui Đông giục Tây, ngấm ngầm phá hoại, khiêu khích chia rẽ... Chúng ta không vội kết luận điều gì, nhưng tại sao những điều đó lại không có thể đang xảy ra trên đất nước chúng ta? Hai mươi nhăm năm cũng là mốc kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn (tháng 4-6/1989), TQ có vẻ cũng đang cần một cuộc xung đột quân sự mới để làm "cú hích", vừa dẹp yên đối nội, vừa tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Có thể, họ chỉ muốn một cuộc xung đột hạn chế mang tính cục bộ hoặc khu vực - điều này chỉ có thời gian mới có thể trả lời được. Nhưng chúng ta cũng có thể đoán được vài chi tiết. Khi gây hấn đến mức ngang ngược như vậy, chắc chắn, họ phải tính đến khả năng xung đột quân sự. Chắc hẳn giữ chỗ nào, đánh chỗ nào, họ có kế hoạch cả rồi. Nhưng làm gì, thì cũng phải tính - vì một hành động quân sự không bao giờ chỉ bó hẹp giữa hai quốc gia cả, mà khả năng lan rộng của nó, bao giờ cũng có. Trong hai cuộc Thế chiến, Hoa Kỳ can dự dần dần, từng bước... Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, ngay từ những giai đoạn đầu tiên, đừng hi vọng Hoa Kỳ sẽ tham dự trực tiếp. Nhưng trong tương lai nếu xung đột lan rộng ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh của Hoa Kỳ, thì việc can dự từ gián tiếp đến trực tiếp từng phần không phải là không có khả năng. Và xin đừng quên nước Nga, một đất nước vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp biên giới và lãnh thổ với TQ, và cũng hoàn toàn không thích một ông hàng xóm lớn mạnh, lại tiềm tàng sự thay đổi chính sách như chong chóng, nay bạn mai thù như vậy. Nước Nga, can dự vào các sự kiện hiện tại và tương lai trên biển Đông như thế nào, chúng ta cũng hãy chờ xem, nhưng chắc là nếu tình hình không dịu đi, thì chắc là sẽ sớm thôi. Mạnh mẽ, thì chắc là chưa, vì tình hình Đông Ukraina còn đang bận rộn, nhưng thái độ rõ ràng, chắc là cũng sẽ phải bày tỏ. Lại phải nhắc lại một cuộc xung đột mang tính gây thù chuốc oán nữa - xung đột biên giới năm 1962 của TQ với Ấn Độ, mà bây giờ hàng nghìn cây số vuông vẫn nằm trong tay TQ. Nếu như Tây Tạng luôn tiềm tàng khả năng bất ổn, một cuộc chiến trên biển Đông với VN mà làm nổ ra những biến cố ở Tây Tạng, tại sao Ấn Độ lại đứng ngoài và không nắm lấy cơ hội? Về đối nội, có vẻ lần này, khác những lần trước, "giàn khoan Hải Dương 981" có khi lại là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bên trong TQ, chứ không theo hướng "dẹp yên". Thế giới và tình thế đang diễn ra trên nó, đã thay đổi quá nhiều. Làm cái gì, cũng phải tính toán trước sau - tất cả ai cũng vậy, chắc chắn là ở mức độ quốc gia và quốc tế, các nước đều có những tính toán cân nhắc thiệt hơn. Còn ở mức người dân, chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta... Phúc Lai
  8. http://vietnamnet.vn...ng-the-nao.html Lòng yêu nước khi Tổ quốc nguy biến: VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào? 13/05/2014 01:00 GMT+7 Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều. LTS: Trong những lúc đất nước gặp khó khăn nguy hiểm, luôn cần những tiếng nói từ nhiều trái tim và khối óc cùng chia sẻ mối quan tâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) Đâu là "cái phanh" xung đột? Tìm ra một giải pháp tránh xung đột ở Biển Đông là không dễ dàng. Trung Quốc muốn thâu tóm Biển Đông để vươn ra thế giới, trở lại thời hoàng kim là "trung tâm của thiên hạ". Mỹ không muốn điều này xảy ra nhưng không thể tự mình "bảo vệ" Biển Đông nếu các nước có tranh chấp như Việt Nam không phải là đồng minh. Như vậy, nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì việc mất Biển Đông và lệ thuộc vào họ là điều nhãn tiền. Còn Việt Nam nghiêng về phía Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột nhiều rủi ro. Theo lý thuyết thì nếu thương mại giữa hai nước tăng thì chiến tranh sẽ khó xảy ra vì các ràng buộc về kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thương mại Việt-Trung thì nó không phải là "cái phanh" để ngăn cản xung đột. Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 là 35,7 tỉ USD, tuy nhiên Việt Nam bị nhập siêu gần 13 tỉ USD từ Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng thương mại của Việt Nam, nhưng chưa đến 1% trong tổng số 3,87 nghìn tỉ đô thương mại của Trung Quốc. Rõ ràng, Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, và việc cắt đứt thương mại giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn đến Trung Quốc. Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: THX Dường như Việt Nam đang yếu thế trong việc đàm phán với Trung Quốc vì bị lệ thuộc trên mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh. Rất không may, Việt Nam không có gì đủ hấp dẫn để đàm phán với Trung Quốc vì Biển Đông quá quan trọng với họ. Việt Nam cũng không thể bỏ Biển Đông vì Biển Đông cũng quá quan trọng với Việt Nam. Nếu mất Biển Đông coi như Việt Nam mất cửa đi ra thế giới, mất cơ hội phát triển, và mất lợi ích kinh tế từ Biển. Trong trường hợp này, liệu Việt Nam có phải "lên thuyền" với các quốc gia khác để cân bằng lại với Trung Quốc? ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông? Câu trả lời dường như là không vì hiện tại ASEAN chỉ có thể là một cơ chế giúp Việt Nam và các nước lớn truyền tin và đàm phán, còn bản thân nó không thể là "con thuyền" đủ lớn và vững chắc chịu được sức ép từ Trung Quốc. Như vậy, "con thuyền" còn lại dường như là Mỹ để Việt Nam có thể dựa vào? Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Trong những ngày qua, người phát ngôn Nhà trắng và các thượng nghị sĩ uy tín nhất của Mỹ như John McCain và Patrick Leahy liên tục đưa ra các tuyên bố lên án hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có những e ngại về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Điều này có cơ sở vì lợi ích của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc rất lớn, và rõ ràng động lực lớn nhất để Mỹ hành động là lợi ích quốc gia của họ. Thứ hai, việc trở thành đồng minh của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc nằm cạnh miệng hố chiến tranh với Trung Quốc. Việt Nam muốn tránh điều này bằng mọi giá vì chiến tranh đã tàn phá đất nước này quá nhiều. Về phía mình, Mỹ dù có muốn cũng khó làm đồng minh chiến lược của Việt Nam vì những khác biệt về chính trị và bất đồng quan điểm về nhân quyền. Chính vì vậy, dù Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong bàn cờ chiến lược của mình ở châu Á, Mỹ khó lòng tiến xa hơn và gửi quân ứng cứu Việt Nam trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam đóng vai trò không đáng kể trong phát triển kinh tế của Mỹ. Thương mại với Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,65% tổng thương mại của Mỹ, so 13% thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Rõ ràng, lợi ích kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lớn hơn với Việt Nam nhiều, đặc biệt khi Mỹ lại đang nhập siêu hàng năm từ Việt Nam gần 15 tỉ USD vào năm 2011 và ngày càng tăng. Con đường nào cho Việt Nam? Có một lợi ích mà cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ - đó là hòa bình và ổn định ở Biển Đông và châu Á. Cho dù cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía mình, nhưng họ cũng tạm hài lòng với hiện trạng. Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh để thách thức được họ. Việt Nam không được là "sân sau" của ai và nếu phụ thuộc vào Trung Quốc thì càng tốt. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia. Tuy nhiên, duy trì hiện trạng mắc kẹt này không phải là điều tốt cho Việt Nam. Với chiến lược "từng bước một" Trung Quốc sẽ dần dần áp đặt sự kiểm soát của mình lên Biển Đông mà không cần đến chiến sự. Chiến lược này sẽ làm cho Việt Nam phân tâm, mệt mỏi và bất lực trước sự "gặm nhấm" của Trung Quốc. Hoa Kỳ, đôi khi sẽ lên tiếng "quan ngại sâu sắc" sau mỗi lần Trung Quốc gây hấn, nhưng không thể thách thức Trung Quốc trực tiếp vì Việt Nam không là đồng minh và những bước lấn "không đủ lớn để động binh". Điều này không ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược toàn cầu ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam cần tự thoát khỏi thế kìm kẹp này bằng cách tự đổi mới mình. Là nước nhỏ trong tranh chấp, Việt Nam nhận được sự cảm thông toàn cầu trước o ép từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới vẫn nhìn Việt Nam như là một đồng minh chia sẻ tư tưởng và ý thức hệ với Trung Quốc. Vì vậy, sự cảm thông với Việt Nam chưa vững chắc vì không dựa trên nền tảng giá trị chung. Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều, vì bên cạnh tính hợp pháp của chủ quyền Việt Nam có ở Biển Đông, lợi ích kinh tế, đầu tư, và tâm lý nghi ngờ và e ngại Trung Quốc, nền tảng giá trị sẽ là điểm tựa cho việc bênh vực Việt Nam. Sự tự cải tổ này sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc nhưng sẽ không là nguyên nhân để Trung Quốc gây chiến với Việt Nam. Ngược lại Trung Quốc sẽ mong Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế "trung lập" vì Việt Nam đã là một phần của các giá trị toàn cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ "thông lưu" với các nước về kinh tế, chính trị và xã hội nhưng vẫn có thể tiếp tục hữu hảo với Trung Quốc. Trong vị thế của một nước độc lập và bình đẳng thực sự, việc duy trì hòa bình và chủ quyền ở Biển Đông có nhiều cơ hội thành công hơn. Lê Quang Bình
  9. http://www.thanhnien...n-viet-nam.aspx Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam 13/05/2014 16:50 (TNO) Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 minh chứng chủ quyền Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tiếp nhận và công bố hôm nay 13.5 tại Hà Nội. Bộ bản đồ atlas thế giới của Philippe Vandermaelen được nhận định có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (ĐHQG Hà Nội), trong bộ atlas được xuất bản năm 1827 này có tấm bản đồ Partie de la Cochichine. "Tấm bản đồ này cùng tổng thể bộ atlas là một bằng chứng cực kỳ giá trị để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Ngọc cho biết. Ông Nguyễn Quang Ngọc cũng chính là người có công trong việc cùng các cộng sự phát hiện và đưa bộ atlas này về Việt Nam. Theo ông Ngọc, Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận. Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18 - Ảnh: Tr.Sơn Điều đặc biệt là có nhiều thư viện lớn châu Âu, châu Mỹ, thậm chí đã được ĐH Princeton (Hoa Kỳ) số hóa và đưa lên internet. "Như vậy tính khách quan và khoa học của nó đã được khẳng định và dễ dàng kiểm chứng cho tất cả mọi người", ông Ngọc nói.Trong bộ atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochichine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam). Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết các mảnh bản đồ về Trung Quốc trong tập atlas này cũng thể hiện rõ xác định đảo Hải Nam là vùng cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Cụ thể, tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. Theo ông Ngọc, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. "Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine", giáo sư Ngọc nói. Bộ trưởng Bộ TT-TT tiếp nhận bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 - Ảnh: Tr.Sơn Chuyến khảo sát kỷ lục Theo Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, từ những phát hiện ban đầu của một đồng nghiệp Việt Nam đang làm nghiên cứu tại Paris (Pháp), Bộ TT-TT đã tạo điều kiện để ông mở rộng khai thác nhiều nguồn thông tin liên quan đến bộ atlas. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc và tập bản đồ atlas Philippe Vandermaelen - Ảnh do GS Ngọc cung cấp Nhờ sự hỗ trợ kinh phí của ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, Giáo sư Ngọc đã có chuyến đi khảo sát 5 bộ Atlas hiện đang nằm ở các thư viện Quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, thư viện trường Đại học Y Paris. Sau khi thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia Địa lý học, Bản đồ học, Sử học, Luật học, Thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas Thế giới của Hiệu sách cổ Sanderus, số 32, Nederkouter, thành phố Gent, nước Bỉ là bộ gốc xuất bản tại Bruxelles năm 1827. Có được những thông tin quan trọng này, ông Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO, đã quyết định tài trợ mua trọn bộ 6 tập Atlas Thế giới để tặng lại Nhà nước để làm dầy dặn thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Kể từ lúc có những thông tin ban đầu về bộ atlas đến khi mua về Việt Nam tất cả chỉ mất khoảng một tháng. Đây là điều chưa từng xảy ra với ông Ngọc từ khi ông tham gia công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo từ năm 1993 đến nay. Ông Ngọc cho biết, bình thường nếu xin kế hoạch đi nghiên cứu có thể sẽ mất cả năm, nghiên cứu xong lại phải tính có tiền mua hay không. Giả sử được phép mua về cũng có thể mất hàng năm nữa. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà tài trợ chắc chắn mọi việc không tiến triển nhanh như vậy. "Tôi thực sự cảm kích tấm lòng và sự hỗ trợ của anh Dũng để đem về cho quốc gia một tài sản quý liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ở châu Âu họ còn lưu trữ nhiều ấn bản nên đồng ý bán cho mình. Về đến Việt Nam rồi thì đây là tài sản vô giá. Nó không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam", ông Ngọc xúc động nói. Trường Sơn
  10. Ngày đăng : 10:12 13/05/2014 (GMT+7) http://kienthuc.net....-sa-340968.html Ai là người đầu tiên dịch sắc lệnh Hoàng Sa? Ít ai biết người đầu tiên phát hiện ra sắc lệnh của vua Minh Mạng phái các binh phu ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa lại là ông đồ trên đảo Lý Sơn... Bởi một nỗi niềm riêng khó nói, cụ chôn chặt bí mật trong mình 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009, kể từ khi cụ tiếp xúc với tờ sắc lệnh quý ở nhà thờ họ Đặng trên đảo Lý Sơn, bây giờ là báu vật quốc gia. Đến tận ngày nay, sau tròn 14 năm mới “chịu” thừa nhận. Năm 2009, trong lễ khao lề ở Lý Sơn, chính TS. Nguyễn Đăng Vũ – giám đốc Sở VH- TT&DL Quảng Ngãi đã nói ra chuyện này, nhưng cụ là người ẩn danh lui vào hậu trường chuyện dần quên lãng. “Ông Dương Quỳnh chính là người phát hiện và dịch đầu tiên tờ sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa trong các giấy tờ ở gia phả nhà họ Đặng. Đó là bản dịch tốt, sát nghĩa và hay nhất. Sau này, TS Nguyễn Xuân Diện dịch bản chính thức cũng phải tham khảo và nhờ ông Quỳnh tư vấn” - TS. Vũ khẳng định. Đã 94 tuổi, cụ Dương Quỳnh đọc tờ sắc lệnh (photo) vẫn không cần đeo kính. Ảnh: Nam Cường. Duyên tiền định Lý Sơn những ngày biển động, từng con sóng ầm ào xô vào vách đá núi sừng sững, tung bọt trắng xóa. Thật lạ, khi bước hẳn vào nhà cụ Dương Quỳnh như lạc vào thế giới khác. Thanh bình tịch mịch. Căn nhà đúng như phong thái của chủ nhân. Dân đảo tôn kính gọi cụ là một thầy Quỳnh, cụ chỉ lắc đầu cười hiền: Tôi chỉ là người suốt ngày đọc sách, trồng cây. Vẻ mình triết uyên thâm ẩn sâu dưới đôi mắt buồn và mái tóc bạc phơ. 94 tuổi, sống vắt qua hai thế kỷ, đời cụ trải qua vạn thăng trầm, nếm ngàn đau khổ, cụ vẫn chỉ lắc đầu cười, bỏ tất cả sau lưng. “Đó là một cơ duyên tiền định. Không ai cắt nghĩa được”- thong thả chế trà nóng, cụ kể. Cụ với tộc họ Đặng cùng ở đảo Lý Sơn mà lại chưa hề ghé qua thăm nhau mặc dù danh tiếng Dương Quỳnh thông tuệ Hán văn, tinh tường tiếng Pháp, đọc gia phả làu làu. Cơ duyên đó là năm 1982, cụ Quỳnh cùng cả nhà rời đảo vào đất Long Thành (Đồng Nai) làm kinh tế mới. Ở đó, cụ gặp lại một người học trò từng học tại nhà ở Lý Sơn khi xưa, tên Đặng Như Tri, bây giờ là sư thầy Thích Giải Thiện ở chùa Huệ Minh. Đôi bên qua lại thăm nhau, cụ gặp anh trai của sư Thích Giải Thiện là ông Đặng Tôn, thành ra thân thiết. Bẵng mấy năm sau, thời gian này cụ cùng gia đình về lại Lý Sơn an cư, vẫn hay qua lại với ông Đặng Tôn, trà dư tửu hậu. Năm 1999, đúng tháng 4, như thông lệ gia tộc, họ Đặng lại mở tàng thư dòng tộc, rải rác công bố từng phần. Ông Đặng Văn Siểm (người được nhắc tới trong sắc lệnh), kể: Gia tộc họ Đặng có một chiếc tráp, khóa cẩn thận. Tháng 3/1979, có một người xưng của nhà nước đến gom hết cả gia phả, sắc lệnh của 13 họ tộc trên đảo. Ai cũng nộp, riêng họ tộc Đặng bởi một lời dặn của ông nội tui là Đặng Văn Ngạc, mất năm 1939, rằng trong chiếc hộp có đồ vật rất quý giá, muốn mở hộp phải có đủ chức sắc trong tộc, 20 năm mở một lần “vào những năm lẻ có đuôi số 9". Năm 1999, cụ Quỳnh được ông Đặng Tôn mời đến, trước sự chứng kiến của gia tộc, dịch tiếp một phần gia phả và các loại giấy tờ đọc trong tráp. “Lẫn trong giấy tờ, tôi thấy có một tờ lệnh, đóng mộc đỏ thời vua Minh Mạng, lại thấy nhắc đến Hoàng Sa. Tôi biết ngay, đó là vật quý, là bảo ngọc quốc gia” – đến tận hôm nay, sau 14 năm, nhắc lại chuyện này, cụ Quỳnh vẫn thảng thốt. Sắc lệnh phái binh phu đi Hoàng Sa ở nhà thờ họ Đặng. Ảnh: Nam Cường. Ngay đêm đó, cụ Quỳnh ngồi trước án hương tộc Đặng, dưới ánh đèn mờ tỏ, rành rọt phiên âm và dịch nghĩa của tờ sắc lệnh. Sau đó, cụ viết lại cẩn thận, dặn họ Đặng: “Cái này rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh mệnh, cương thổ quốc gia, có thể là một bằng chứng vô cùng quan trọng sau này. Phải giữ gìn cẩn mật”. Cụ Dương Quỳnh nhớ lại, kể từ năm 1999, khi biết có báu vật trên đảo, cụ lại phải dặn lòng, chuyện cơ mật quan trọng không được tiết lộ. Một người từng trải trước biến cố cuộc đời, cụ hiểu, lúc nào nên nói và nói lúc nào. “Nhưng tôi biết, rồi sẽ có một ngày quốc gia cần đến nó”. Qủa thật, tiên đoán của cụ Quỳnh không sai. Năm 2009, họ Đặng trình lên huyện thông báo cho tỉnh, TS Nguyễn Đăng Vũ lặn lội ra Lý Sơn, rồi các bộ ban ngành .. cùng vào cuộc. Sắc lệnh được đem vào đất liền sau đó, trong bóng tối cụ Quỳnh cười mãn nguyện. Cũng cần phải nhắc lại một chút câu chuyện rước sắc lệnh vào năm 2009, công tác an ninh được tuyệt đối bảo đảm. Sắc lệnh được bỏ vào một vali an toàn, không cháy, không thấm nước. Đích thân TS. Vũ ôm vali , ngồi phòng riêng trên tàu cao tốc, đội an ninh vây quanh bảo vệ.. Trầm tích Lý Sơn Cụ Dương Quỳnh sinh ra và lớn lên ở Lý Sơn, từ thuở nhỏ thông minh hiếu học, tiếng Pháp đọc làu làu. Sau này, chữ Nho, Hán văn với cụ như là lẽ sống. Là thầy giáo ở đảo, cụ được người dân kính trọng. Biến cố thời cuộc, năm 1975 cụ nghỉ hưu, chuyên tâm vào việc sưu tầm sách cổ và tìm đến các tộc họ dịch gia phả. Từ đó, cụ phát hiện được nhiều báu vật quốc gia còn lưu lạc trong nhân gian trên hòn đảo này. Năm 1979, trong một lần dịch gia phả tộc họ Nguyễn, cụ phát hiện những tờ khế quan trọng bằng chữ Hán. Đó chính là khế bán đất của tộc họ Nguyễn để lo chuyện sắm thuyền, lương thực cho bình phu ra Hoàng Sa. Cụ Quỳnh kể, nhiều chuyện lâu nay cụ chôn chặt trong lòng, thấy ấm ức vì không nói ra được. Cụ dịch tất thảy gia phả, sắc lệnh, giấy tờ... của 7 tộc họ trên đảo Lý Sơn mà chỉ còn tộc Đặng là có sắc lệnh, tộc Nguyễn có giấy họp hương chức bán đất, còn lại mất cả. “Năm đó, tức 1979, dân Lý Sơn chứng kiến một người tự xưng là nhà báo gì đó ở nước ngoài, người Trung Quốc đi thu mua và lùng hết các sắc lệnh, giấy tờ liên quan đến Hoàng Sa. Tôi đã linh cảm có chuyện không lành. May mắn thay, tộc họ Đặng vẫn còn giữ được”. Cụ Quỳnh có tất cả 11 người con, hai đời vợ (vợ đầu mất 1965). Con cháu cụ giờ thành đạt khắp nơi, từ Quảng Ngãi đến Tây Nguyên, Sài Gòn. Cụ vẫn ở đảo Lý Sơn với một người cháu nội đang đi biển. “Con thứ 7 là Dương Quang Thụy đi biển, bị Trung Quốc bắt, thua lỗ triền miên. Bệnh mà chết. Cháu tôi giờ cùng đi biển”. “Thầy Quỳnh” giờ như của hiếm còn sót lại của đảo Lý Sơn, một hòn đảo còn chất chứa bao sự u minh, bao chứng tích còn lưu lạc. Không ai biết được, tôi hỏi tâm trạng cụ thế nào khi cầm sắc lệnh có dấu mộc đỏ của vua Minh Mạng ở nhà họ Đặng, cụ chỉ khẽ bảo: giật mình thảng thốt nhưng rồi lại nghĩ, cũng là hợp lý. Câu chuyện hùng binh Lý Sơn đi Hoàng Sa truyền miệng hàng trăm năm nay, chắc chắn là có thật và ở Lý Sơn, phải có cái gì đó lưu lại làm bằng chứng. Cụ lại cười, nụ cười của một bậc hiền minh… Cụ Dương Quỳnh kể, khi ra đảo Lý Sơn, TS. Nguyễn Xuân Diện cùng trò chuyện với nhau về một vài chữ còn chưa rõ. Ví như câu “do kim san đội nhị danh”. Có người hiểu là hai người canh giữ súng. Nhưng cụ nói, hồi đó đi tiểu điếu thuyền (thuyền cá nhỏ), làm sao có súng thần công. Bởi thế, chữ “san” hiểu là chum hoặc nồi. Vì thế, đây là hai người nuôi quân. Theo Tiền Phong
  11. http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/174456/vu-gian-khoan--tq-hanh-xu-kieu--bat-chap-.html TuanVietNam › 09/05/2014 02:05 GMT+7 Vụ giàn khoan: TQ hành xử kiểu "bất chấp" Đối đầu mới đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam đã khiến các chuyên gia quốc tế đặc biệt lo ngại, vì Bắc Kinh công khai leo thang căng thẳng với động thái chưa từng có tiền lệ trong tranh chấp biển đảo ở biển Đông. "TQ chịu mọi trách nhiệm"Việc TQ đưa giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, thềm lục địa của VN vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN quy định bởi Công ước LHQ luật Biển năm 1982. Những quốc gia trong khu vực vốn có quan điểm trung dung như Indonesia và Malaysia đã lên tiếng phản đối hành động của TQ. Bộ Ngoại giao Mỹ coi đây là "hành động gây hấn và không ích lợi gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực". VN đã yêu cầu TQ phải rút giàn khoan trị giá 1 tỉ USD, kích cỡ tương đương 2 sân bóng đá cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng TQ vẫn khăng khăng giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của họ. Tờ Economist chỉ ra, việc TQ chiếm đóng một số đảo ở Hoàng Sa của VN từ năm 1974, và giờ đây tuyên bố khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình là "lập luận rất mơ hồ". Economist cũng khẳng định, ngay cả đường "lưỡi bò" gồm "chín đoạn" bao phủ gần hết vùng biển Đông mà TQ coi là căn cứ lịch sử cũng "không có cơ sở về luật quốc tế và TQ chưa bao giờ làm sáng rõ được chính xác thì các đường này có ý nghĩa là gì". Cùng chung quan điểm, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng hành động gây hấn này của TQ dấy lên "quan ngại sâu sắc và chỉ làm leo thang căng thẳng ở biển Đông" và "hiển nhiên là TQ chịu toàn bộ trách nhiệm cho nỗ lực đơn phương này khi tìm cách thay đổi hiện trạng". "Các hành động này của TQ dựa trên những tuyên bố chủ quyền không hề có cơ sở nào trong luật quốc tế. Thực tế, TQ tiến hành khoan ngay trong vùng Đặc quyền Kinh tế của VN vốn đã được định rõ trong luật quốc tế", ông John McCain khẳng định. Căng thẳng giữa TQ và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển Đông lên đến đỉnh điểm khi tàu TQ cố tình va đập và dùng vòi rồng tấn công tàu VN ngày 7/5 khiến 6 kiểm ngư viên VN bị thương. Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: AP Không phải lời nói suông Các chuyên gia an ninh nước ngoài nhận định đối đầu trên biển Đông lần này được cho là nghiêm trọng nhất từ trước tới nay vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, dù có nhiều lần tranh cãi về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa liên quan tới việc đánh bắt cá và tàu thăm dò dầu khí, nhưng đây được coi là lần đầu tiên TQ thực sự tiến hành khoan thăm dò dầu ở các thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Thứ hai, TQ đã đưa tổng cộng 80 tàu tham gia bảo vệ và phục vụ hoạt động của giàn khoan HD981, trong đó có cả tàu quân sự, bao gồm cả tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753. Thứ ba, lần này VN khó có thể không phản ứng trước một hành động mà họ coi là hành động hoàn toàn trái pháp luật. Dư luận VN đặc biệt nhạy cảm trước mọi động thái của TQ cũng như phản ứng của chính quyền trong nước đáp lại ý đồ của Bắc Kinh. Thứ tư, sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du tới 4 quốc gia châu Á với mục đích trấn an các đồng minh và bạn hữu của Mỹ trong khu vực về chiến lược lấy châu Á làm "trọng tâm". Ông Obama trấn an Nhật rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang có tuyên bố chồng lấn với của TQ đang được Mỹ đảm bảo về an ninh. Ông Obama cũng tăng cường quan hệ an ninh với Phippines - một đồng minh quan trọng nữa trong khu vực (dù không nói thẳng cam kết của Washington đối với tranh cãi ở biển Đông). VN không phải đồng minh của Mỹ, nhưng thời gian gần đây quan hệ đôi bên đã cải thiện đáng kể, một phần vì lo ngại trước sự trỗi dậy của TQ. Và nếu Mỹ bất lực trước một TQ "gây hấn", điều đó cũng đồng nghĩa mọi cam kết của ông Obama chỉ là nói suông. Leo thang căng thẳng ở biển Đông càng củng cố một điều là các tranh cãi "sẽ không thể được giải quyết chỉ bằng một chuyến đi hay một bài phát biểu" - bình luận của Michael Green, phó chủ tịch về lĩnh vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington. "Và sự việc này cho thấy phía TQ sẽ không lúng túng trước các phản ứng gay gắt trong khu vực". "Cơn ác mộng tồi tệ nhất" Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nhận định, đối đầu nghiêm trọng nhất giữa hai quốc gia láng giềng trong những năm trở lại đây cũng đánh dấu sự leo thang đáng kể của Bắc Kinh, khi sẵn sàng thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời báo Phố Wall dẫn lời các học giả về an ninh nói rằng leo thang lần này là hệ quả tích lũy từ sự hoài nghi sâu sắc đối với các ý đồ của TQ trong một khu vực có nhiều người chơi yếu thế hơn, cộng với việc Bắc Kinh ngày càng lấn lướt trong khi không có cơ chế nào để ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng. Đối đầu lần này cũng thể hiện vai trò của các công ty năng lượng nhà nước của TQ trong việc hỗ trợ thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của chính quyền Bắc Kinh. Công ty dầu khí quốc gia CNOOC của TQ trước đó từng được coi là một nhân tố gây tranh cãi tại biển Đông. Năm 2012, giàn khoan nước sâu "khủng" được phô trương rầm rộ này được coi là "vũ khí chiến lược" của ngành dầu khí TQ. Theresa Fallon, viện sĩ tại Học viện Nghiên cứu châu Á tại châu Âu có trụ sở ở Brussels (Bỉ), nhận định động thái của TQ thể hiện trong lĩnh vực năng lượng trong khu vực là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" và khiến VN nổi giận. Đối đầu lần này là một "tình huống chưa từng có tiền lệ" - Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, bình luận. Ông Storey nói rằng số lượng tàu đông đảo mà TQ điều tới là dấu hiệu rõ ràng cho thấy TQ "quyết tâm đạt mục đích để giàn khoan có thể hoạt động ở vùng biển này". Bất chấp tất cả Một bài viết trên Tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ đánh giá sự việc lần này diễn ra ở khu vực nóng trên biển Đông có thể trở thành mồi châm cho xung đột, nhấn mạnh vào mức độ sẵn sàng của TQ nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền tham vọng và vô lý của mình, cũng như các hậu quả khôn lường từ cách tiếp cận "bất chấp tất thảy" đối với quan hệ quốc tế. Điều đặc biệt hơn nữa, các chuyên gia trong khu vực nói rằng những hành động của TQ đang có nguy cơ hình thành một liên minh những quốc gia bất bình ở Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng dữ dội trước các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Bắc Kinh. Thêm nữa, khi gây hấn với VN, Bắc Kinh có thể làm cho quan hệ với Nga thêm phức tạp trong bối cảnh Moscow đang ra sức vun đắp quan hệ gần gũi với Hà Nội. Hai quốc gia hợp tác tích cực trong lĩnh vực hạt nhân, thương mại và đặc biệt chặt chẽ trong quốc phòng. Mỹ coi việc Moscow giúp Hà Nội xây dựng hạm đội tàu ngầm lớp Kilo nhằm đối phó với lực lượng hải quân lớn mạnh của TQ. Ngoài việc trao đổi mua bán vũ khí với Hà Nội, Moscow được cho là đang tìm cách dàn xếp một thỏa thuận cung cấp hậu cần cho tàu của Nga tại cảng nước sâu Cam Ranh. Các động thái trên được hiểu là Nga đang tìm cách tạo dựng lại ảnh hưởng của mình trong khu vực và ngăn TQ bành trướng ở châu Á. TQ và Nga từ lâu đã ganh đua về mặt địa chính trị dọc đường biên giới dài giữa hai nước, và việc TQ gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Nam Á khiến Nga không khỏi lo ngại về việc TQ trở nên quá nổi trội ở khu vực này. Điều chưa ai rõ là hành động gây hấn của TQ sẽ tác động lên quan hệ vừa mới cải thiện giữa Moscow và Bắc Kinh như thế nào. Hai bên gần như đã đi đến việc sẽ ký kết thỏa thuận năng lượng khổng lồ với việc khí đốt của Moscow sẽ chuyển tới vùng đông bắc của TQ. Ngoài ra, Bắc Kinh còn được cho là đã thừa nhận việc Nga sáp nhập Crưm khi lên kế hoạch đổ nhiều tiền vào dự án hành lang giao thông ở cộng hòa tự trị này. Tới đây, hai bên sẽ tập trận chung trên biển, và nhiều học giả lên tiếng về khả năng hợp tác song phương nhiều hơn trong bối cảnh Mỹ và phương Tây liên hợp để cô lập Nga vì khủng hoảng Ukraina. Mặc dù vậy, Ely Ratner, phó giám đốc chương trình châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định rằng cách tiếp cận hung hăng của TQ với các láng giềng ở biển Đông có thể làm cho việc tiếp cận trở lại với Moscow khó khăn hơn. "Việc TQ bắt nạt khắp châu Á sẽ gây ra trở ngại khi muốn tiếp cận với Moscow gần hơn, vì một số nạn nhân bị TQ chèn ép lại có quan hệ gần gũi với Nga". Lê Thu (tổng hợp theo Thời báo phố Wall, tạp chí Chính sách Đối ngoại (Mỹ), Economist (Anh), AP)
  12. Luật gia Trần Công Trục: 'Không có việc Việt Nam rút tàu trước khi đàm phán' http://vnexpress.net...an-2988440.html Thứ sáu, 9/5/2014 | 14:00 GMT+7 Chiều 9/5, Hội luật gia khẳng định việc Trung Quốc ra điều kiện đàm phán là vô lý, Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành động xâm phạm thềm lục địa Việt Nam. Trong cuộc họp báo ra tuyên bố "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Lê Minh Tâm phân tích, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982. Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh:Thanh Tùng. "Việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam", tuyên bố của Hội Luật gia khẳng định. Các hành động này cũng đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp phát và rút hết giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thế mạnh pháp lý Trước việc Trung Quốc cho rằng hạ đặt giàn khoan và huy động lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có tàu quân sự là “hoạt động tác nghiệp bình thường” khi thăm dò, khai thác, Hội Luật gia Việt Nam coi đây là hành động "hết sức vô lý". Việt Nam thăm dò, khai thác dầu trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình theo đúng quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. "Trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc", tuyên bố nêu. Ông Trần Công Trục: "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý". Ảnh: Thanh Tùng. Có mặt tại buổi họp báo, luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, giàn khoan HD-981 được đặt cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. "Rõ ràng đây không phải là vùng chồng lấn, không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép". Căn cứ Luật Biển quốc tế năm 1982, với các quy định cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng biển thì đây hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. "Rõ ràng Trung Quốc vi phạm. Cần phải khai thác thế mạnh pháp lý của chúng ta", ông nhấn mạnh. Theo ông Trục, Trung Quốc đã lợi dụng công ước, biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào thời điểm quốc tế có nhiều vấn đề bất ổn. Các nước trong khu vực dù đã thống nhất rồi nhưng vẫn còn những chia rẽ. "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý", vị cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay. Trả lời câu hỏi "Chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn hơn không?", luật gia Lê Minh Tâm cho biết, thế mạnh của Hội là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Việc sử dụng biện pháp như thế nào cần sự tư vấn của các tổ chức khác. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ và khẳng định hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp, công ước quốc tế. Khả năng thắng kiện tại tòa án quốc tế Ông Trục cho rằng khu vực đặt giàn khoan không dính dáng gì đến Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền. "Không có việc Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi đàm phán. Chúng ta kiên trì, kiềm chế", ông nói. Trong công ước đã đề cập chế tài để các bên với tư cách thành viên đưa những vấn đề đó lên tài phán. Philippines trước đó đã đệ trình lên quốc tế và đạt được sự đồng tình ủng hộ của các nước. "Việc Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết. Đây là việc làm bình thường, đúng đắn, văn minh trong xã hội hiện đại", ông Trục nói. Ông Trục cho rằng Việt Nam nên đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép này ra trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế vì có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ cơ sở khởi kiện. "Chúng ta chắc chắn sẽ thắng", ông tin tưởng. Tuy nhiên, luật gia này cũng dự đoán việc kiện tụng sẽ kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là khía cạnh pháp lý, chân lý... Do vậy theo ông "cần kiên trì, có thể nói với thế giới rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý". Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi giới luật gia thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7/5, các quan chức Việt Nam đã công bố các video cho thấy tàu Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam. Tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây thiệt hại phải đưa về sửa chữa. Ảnh: Văn Nguyễn. Theo ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, Trung Quốc triển khai 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ. Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh. "Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói. Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam Việt Dũng
  13. Mời xem, đang được cập nhật: +++++++++++++++++++++++++++++++++ Chính trị ›› http://vietnamnet.vn...i-dam-phan.html 09/05/2014 14:32 GMT+7 Không có chuyện VN rút tàu rồi đàm phán - Việc TQ đề nghị VN rút tàu khỏi khu vực rồi đàm phán là không bình thường, nếu không muốn nói là buồn cười - nguyên Trưởng Ban Biên giới CP Trần Công Trục nói. Hội Luật gia VN đang tổ chức họp báo tại Hà Nội tuyên bố về việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN. Chủ trì họp báo là các luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia VN, Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
  14. TuanVietNam ››http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html09/05/2014 12:06 GMT+7 Công thức 4K cho Biển Đông Việt Nam cần một chiến lược mang tính định hướng cho vấn đề biển Đông, có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K. LTS: Xin giới thiệu lại một bài viết của TS Giáp Văn Dương đã đăng tải trên Tuần Việt Nam, do tính thời sự của bài viết đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong thời điểm biển Đông đang dậy sóng hiện nay. Căng thẳng Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, cả trong nước lẫn quốc tế. Với người Việt Nam thì sự quan tâm này càng lớn gấp bội khi trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc liên tục gây hấn và xâm phạm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như đã thấy trong các sự kiện gần đây. Sự leo thang của căng thẳng Biển Đông dường như ngày càng rõ khi Trung Quốc công khai thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông; tăng cường tranh chấp trên mọi lĩnh vực, bằng mọi phương tiện. Để đối phó với thực tế đó, cần phải có một chiến lược định hướng cho phản ứng của Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông sao cho nhanh, chính xác và hiệu quả nhất có thể. Sự định hướng từ bên trong này sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp cho mỗi người Việt, dù trực tiếp hay chỉ gián tiếp liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thêm bền gan vững chí trong sự nghiệp trường kỳ này. Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông thì thấy, nội dung chính của chiến lược định hướng này có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K. Kiên định là mỗi người - đặc biệt là những người có trọng trách, có liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo - luôn luôn ghi nhớ mục tiêu, giữ vững lập trường bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước; không lung lay dao động khi có tác động từ bên ngoài, bất kể đó là tác động từ nguồn nào, dưới dạng nào. Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không hy sinh hay thỏa hiệp đối với chủ quyền. Ảnh: Lê Anh Dũng Kiên định cũng giúp loại bỏ những tạp luận đủ thể loại để tập trung vào mục tiêu chính, từ đó phát huy được tuệ giác của mình nhằm tìm ra những giải pháp khôn ngoan nhất, sáng suốt nhất; đồng thời tránh được bẫy khiêu khích của đối phương và chủ động tìm đường đi nước bước, tránh bị động. Trong lịch sử, sự kiên định về chủ quyền biển đảo đã có lúc không được chú trọng và cẩn trọng đúng mức ở một số thời điểm, nên bị Trung Quốc lợi dụng khai thác dẫn tới hệ lụy phải mất nhiều thời gian và tâm sức mới có thể khắc phục được. Kiên quyết là lời nói và việc làm cần phải quyết đoán, mạch lạc, nhất quán, nhất là ở những cơ quan hữu quan và những người có trọng trách. Kiên quyết ở lời nói và hành động sẽ chuyển được sự kiên định từ trong tâm trí ra ngòai, nên dễ nhận biết, dễ nắm bắt, do đó có tác dụng đoàn kết toàn dân hướng đến một mục tiêu chung. Kiên cường là không lùi bước, không khuất phục trước khó khăn và đe dọa, xứng đáng với truyền thống giữ nước đã bao lần sáng chói trong lịch sử. Khi đã kiên định và kiên quyết thì kiên cường bảo vệ chủ quyền đất nước là một sự tất yếu. Kiên cường là phẩm chất đáng quí của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng trong suốt chiều dài lịch sử. Còn nhớ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã nắm tay nhau thành một vòng tròn, nước ngập thắt lưng, thà hy sinh để khẳng định chủ quyền chứ không chịu rời đảo. Nhưng kiên cường không phải là một thứ của trời cho, tự nhiên có, mà cần được chú tâm bồi đắp và hun đúc không ngừng. Kiên trì là bền bỉ không lơ là, không nản chí với sự nghiệp trường kỳ này. Chí đã quyết, lòng đã bền thì dù mười năm, một trăm năm hay lâu hơn nữa cũng không nản lòng. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, người này tiếp nối người khác không ngừng nghỉ. Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ, và không có dấu hiệu giảm đi trong thời gian ngắn. Vì thế kiên trì bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Trong tương quan so sánh, Việt Nam hiện tại còn yếu so với Trung Quốc, nhưng tương lai một Việt Nam hùng cường hoàn toàn có thể đạt được, nếu lãnh đạo và nhân dân đồng thức tỉnh, tăng cường đoàn kết trong ngoài vì mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, kiên trì đấu tranh để chờ thời cơ đòi lại những gì đã mất là điều cần thiết. Trong công thức 4K này, Kiên định đóng vai trò định hướng. Muốn có Kiên quyết, Kiên cường, Kiên trì trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thì trước hết cần Kiên định, không chủ quan lơ là, không ảo tưởng mơ hồ, không sa vào các tạp luận trong vấn đề này. Nếu triển khai đồng bộ và hiệu quả công thức này, Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng, sẽ có khả năng phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông. Kết hợp cùng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo không có lý do gì để thất bại. Hòa bình và Công lý cho Biển Đông cũng vì thế mà có thể đạt được, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho tất cả những nước liên quan. Giáp Văn Dương -------------------------------------- Tác giả cảm ơn Dương Danh Huy, Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Đăng Thắng và Trần Văn Thùy đã đọc và góp ý cho bản thảo.
  15. http://vnexpress.net...gi-2984150.html Triết lý giáo dục Việt Nam là gì? Thứ ba, 29/4/2014 | 09:19 GMT+7 Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới. Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả. Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism). Theo tổ chức xuất bản sách giáo dục McGraw Hill Education (Mỹ), thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản, dựa trên chương trình giáo dục cốt lõi mạnh và các tiêu chuẩn kinh điển cao. Thuyết trường tồn chú trọng các chân lý phổ quát được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích học sinh đọc "Những cuốn sách vĩ đại" ("The Great Books") để phát triển nhận thức các quan điểm triết học tạo nền tảng cho kiến thức nhân loại. (Mỹ rất chú trọng việc học sinh đọc những sách kinh điển trong danh sách nhà trường lựa chọn cho từng cấp học, giao động từ một vài trăm đến một vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh của mình đọc, thảo luận nhóm và viết thu hoạch). Thuyết tiến bộ đòi hỏi nội dung các bài giảng ở trường phải có sự liên quan đến học sinh để các em mong muốn học. Chương trình giảng dạy của nhà trường theo triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh các trải nghiệm, lợi ích, nhu cầu cá nhân của học sinh và tạo hứng thú, đam mê học tập. Thuyết cải tạo xã hội như triết lý giáo dục đòi hỏi sự chú tâm trực tiếp và kịp thời đến tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao sự kết hợp học với hành, dựa trên niềm tin rằng giáo dục có thể và cần phải cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội. Thuyết hiện sinh xuất phát từ quan điểm về tự do ý thức của mỗi con người và nhu cầu để mỗi người tự tạo dựng tương lai cho bản thân. Trong một nhà trường, các học sinh được khuyến khích hiểu và đề cao tính độc nhất vô nhị của bản thân và chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Thật khó hình dung một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục. Nếu nói là giáo dục Việt Nam chưa có triết lý giáo dục thì điều này thật khó chấp nhận. Nhưng nếu giáo dục Việt Nam đã có triết lý giáo dục, thì triết lý đó như thế nào, bao gồm những nội dung gì? Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng. Vì cho đến gần đây, vẫn còn các bài nghiên cứu kiểu "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?", "Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại". Nếu nó đã có và đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục thì cần gì đi tìm nó nữa? Nó đã phải được in ấn ở trong cuốn sách, tài liệu nào đó rồi. Vậy chỉ có thể là nó chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục để trở thành một hệ thống mang tính nền tảng cho nền giáo dục. Những người cho rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục thường minh họa bằng các ví dụ như sau: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành", "Không thày đố mày làm nên", "Muốn sang thời bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người", "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Trong các câu trên, một số có thể được coi là triết lý giáo dục, ví dụ: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành". Một số câu khác thật ra không phải là triết lý giáo dục, mà là về thái độ đối với nghề giáo, thầy giáo, tầm quan trọng của giáo dục và người thầy. Trong những câu có thể được coi là triết lý giáo dục, có những câu đã tồn tại hàng trăm năm nay và chưa được thẩm định, khẳng định liệu chúng có còn phù hợp với nền giáo dục thời đại mới nữa hay không? "Tiên học Lễ. Hậu học Văn" là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập "Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo? Phải chăng, chuẩn bị bước vào một "trận đánh lớn" trên mặt trận giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy. Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại. Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học - nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục, lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều. Lương Hoài Nam Ý kiến bạn đọc (hài một chút) Triết lý giáo dục( VN ) làm sao xin được trường, làm sao mua được điểm, làm sao lấy được bằng, làm sao xin được việc, làm sao đạt thành tích. Nguyễn