viethuy

Hội viên
  • Số nội dung

    344
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by viethuy

  1. Bể cá treo tường theo phong thủy Quan niệm của người Việt Nam về phong thủy rất được coi trọng. Chính vì vậy, bất cứ vật dụng trang trí trong nội thất đều được cân nhắc không những về thẫm mỹ mà còn ở khía cạnh phong thủy. Từ lâu, việc mang bể cá vào từng không gian sống đã trở nên quen thuộc. Bể cá không chỉ làm cho không gian ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên mà theo phong thủy, bể cá cũng có thể đem lại tài lộc cho nhà của bạn nếu được đặt hợp với phong thủy. Ông Mai Ngọc Bang - một cao niên có kinh nghiệm chơi bể cá và cây cảnh ở Giáp Bát (Hà Nội) cho biết: mỗi bể cá cảnh treo tường đều nên tôn trọng cung phong thủy, như chắn hướng gió, chắn tà khí. "Khi đặt bể cá treo tường đúng hướng, trong bể có những loại cá, những loại hình ảnh đúng phong thủy có thể đem lại tài lộc, hạnh phúc hay sức khỏe cho những thành viên trong gia đình", ông Bang góp ý. Vì thế với những người buôn bán, đặt bể cá trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và phát tài cho gia chủ. Vì nước (thủy) là yếu tố quan trọng trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) có tác dụng điều hòa âm dương. Một số lời khuyên khi chơi bể cá treo tường Nên đặt bể ở nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi càng ít ánh sáng càng tốt. Nên đặt bể ở các vị trí: theo đường cửa vào, phía sau cửa, phía góc nhà, ngăn giữa các phòng trong nhà. Không nên đặt ngay ngoài cửa ra vào, giữa hai cánh cửa, sát trần nhà, hay đối diện với bếp. Đặt bể cá ở hành lang cầu thang. Hết sức cẩn thận trong việc bố trí đường điện gần nơi đặt bể cá. Ngoài việc phải đảm bảo an toàn, nên chuẩn bị ít nhất ba ổ cắm để cung cấp điện cho các thiết bị dùng cho bể với công suất nguồn từ 1000 - 3000W. Đối với bể treo tường hoặc âm tường, đường điện nên để chờ ở trên cùng và được nối với bộ công tắc bên dưới để dễ bật tắt khi cần thiết.Với bể âm tường, độ dày tối thiểu của hốc tường là 0,15m. Cả chiều rộng và chiều cao đều phải đúng khoảng hở để bạn có thể thoải mái thò tay trang trí bể cá hay vệ sinh chăm sóc bể. Với bể treo tường siêu mỏng, yêu cầu an toàn tối thiểu để treo bể là tường 10 (nếu xây bằng gạch đặc) và tường 20 (nếu xây bằng gạch lỗ). Hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Đặt bể cá theo hai hướng này được xem là sẽ mang may mắn tới cho gia chủ. Nguồn: DiaOcOnline.vn
  2. Thủ tướng chọn phương án tòa nhà Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý lựa chọn phương án đoạt giải A (đã được nâng cấp) trong cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc Nhà Quốc hội tổ chức năm 2007 là phương án kiến trúc Nhà Quốc hội. > Thiết kế nhà Quốc hội được trưng cầu ý dân Tòa nhà có kích thước 102 mét x 102 mét và ở vị trí lùi không quá 20 mét về phía đông khuôn viên Hội trường Ba Đình hiện nay. Phương án kiến trúc Nhà Quốc hội sẽ tiếp tục được nâng cấp hoàn thiện trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế để đảm bảo tính hiện đại, trang trọng, mang tính dân tộc và đáp ứng yêu cầu phục vụ Quốc hội. Mô hình tòa nhà Quốc hội được Thủ tướng lựa chọn. Ảnh: Đoàn Loan. Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ định Liên danh GMP International GMbH-Inros Lackner AG (Cộng hòa Liên bang Đức), đơn vị tư vấn thiết kế đoạt giải A tại cuộc thi tuyển thiết kế Kiến trúc Nhà Quốc hội, lập Dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình này. Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) tổ chức đàm phán với Liên danh GMP International GMbH-Inros Lackner AG, xác định phạm vi công việc và giá trị hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế bảo đảm tiến độ và các yêu cầu theo quy định. (Theo Chinhphu.vn)
  3. Minh Châu thân mến, MC xem lại nhé, ngày 11/4 giờ Ngọ là quẻ Kinh - Lưu Niên, an theo cách thông thường.
  4. Đe dọa mới lơ lửng trên đầu nạn nhân động đất TQ 16:05' 15/05/2008 (GMT+7) Hai nghìn binh sĩ đã được phái đi để bít các vết nứt của một chiếc đập ở thượng nguồn thành phố Đô Giang Yển, vốn đang dọa vỡ sau trận động đất kinh hoàng hôm 12/5. Đập nước và hồ chứa Zipingpu. (AFP) Bộ Nguồn nước kêu gọi bảo vệ khẩn cấp hồ chứa Zipingpu vì Đô Giang Yển (Dujiangyan) - với khoảng 600.000 cư dân, có thể bị ngập nước nếu đập này bị vỡ. Đập Zipingpu là một trong những đập nước hiện đại hàng đầu ở Trung Quốc nhưng nó được xây dựng bất chấp cảnh báo nằm ở gần đường đứt gẫy gây động đất lớn. Ngay từ khi mới trong giai đoạn xây dựng đầu năm 2000, các nhà địa chấn học thuộc Cục Các vấn đề động đất đã cảnh báo, đập nước này có thể là mối nguy hiểm. Các biện pháp phòng chống động đất đã được đưa vào bản thiết kế xây dựng đập nước. Đập Zipingpu được xây dựng ở một vùng nơi có 9.000 người chết năm 1933 vì đất lở do động đất gây ra. Hồ chứa khổng lồ Zipingpu có thể tích trữ 1,2 tỷ mét khối nước và nếu bị sụp, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. "Đây là một cái đập cực lớn", Ian Cluckia, giáo sư thủy học và quản lý nước tại Trường Đại học Bristol cho biết. Từ tối qua, lo ngại bắt đầu tăng khi mức nước ở đập tăng lên, làm nảy sinh giả thuyết rằng có trở ngại khiến nhà chức trách Trung Quốc không rút được nước. "Nếu nước dâng lên, thì cách rút nước bình thường khỏi đập không hoạt động. Có lẽ họ chỉ gặp một vấn đề lớn với hệ thống này. Cách xử lý duy nhất trong trường hợp này là thả cát, bê tông hoặc đất vào đó và hy vọng nó sẽ bít vết rạn". Khi các vết nứt trên đập xuất hiện thì cách tốt nhất để giảm thiểu đe dọa là hạ áp lực bằng cách cho nước ra. Trung Quốc là chuyên gia về xây dựng đập nước và là một trong những nước danh tiếng, đứng đầu thế giới về xây dựng hồ chứa nước. Trên toàn Trung Quốc có khoảng 22.000 đập nước đủ kích cỡ, chiếm 1/2 số lượng toàn thế giới, một số đập được xây dựng cách đây nhiều năm. Trận động đất vừa qua cũng khiến nhà máy thủy điện ở Zipingpu đổ sập. Nhà máy này đi vào hoạt động năm 2006 theo chương trình phát triển các vùng nghèo ở phía tây. Nguồn tin VietNamNet Hoài Linh (Theo The Times)
  5. Nhà đâm ngõ Ngôi nhà bị một con đường đâm thẳng thường đuợc gọi là nhà đâm ngõ. Trường hợp này tốt xấu ra sao và phong thủy học xử lý như thế nào là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm. Chúng tôi có trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về vấn đề này. Một ngôi nhà rơi vào tình trạng đâm ngõ thì xấu lắm phải không? Không nên nói xấu lắm. Nhưng tôi cho rằng, mọi trường hợp bị đâm ngõ đều xấu, nhất là khi ngôi nhà của bạn là một ngôi nhà nhỏ, dùng để ở. Chỉ khi ngôi nhà quá lớn và bề thế so với con đường đâm ngõ thì nó mới không bị ảnh hưởng. Nhìn từ góc độ phong thủy, tình trạng nhà đâm ngõ là không tốt, nhất là đối với những ngôi nhà nhỏ. Nhưng thưa ông, trên thực tế tôi thấy có những ngôi nhà bị đường đâm vào mà chủ nhà vẫn làm ăn phát đạt? Đúng là có xảy ra, nhưng rất hiếm. Như tôi đã nói ở trên, do ngôi nhà quá to lớn quá bề thế nên nó không suy suyển gì. Mặt khác các điều kiện khác lại tốt, nên chủ nhà làm ăn phát đạt. Ông có thể diễn giải rõ vì sao nhà đâm ngõ lại xấu? Theo phong thủy, mọi chuyển động đều kéo theo vận khí. Xe chạy trên đường, người đi bộ, dòng sông chảy… Ngôi nhà nằm trên hướng lao tới của vận khí thì nó sẽ bị ảnh hưởng. Nếu là loại vận khí tốt, thì nó cũng như người bị bội thực, nếu vận khí xấu thì càng tệ hại hơn. Con đường hướng vào vị trí nào của ngôi nhà thì xấu nhất? Một là hướng vào trung tâm ngôi nhà, hai là hướng vào cửa thì xấu nhất. Tiếp theo là hướng vào phía bên phải ngôi nhà. Cuối cùng là hướng vào bên trái. Việc tốt xấu còn phụ thuộc vào yếu tố gì nữa? Con đường dài và lớn, các vật chuyển động trên đó nhiều, tốc độ cao thì rất xấu. Nếu đường vắng vẻ, chỉ có người đi bộ thì đỡ hơn. Nhà ở vị trí khuỷu tay và vị trí ngã ba thì có gì khác nhau? Ngã ba hay khuỷu tay không có gì khác nhau. Điều quan trọng như tôi đã nói ở trên là con đường vắng vẻ hay đông đúc, đường dài hay ngắn. Ông cho biết, trường hợp nhà nằm trong ngõ cụt thì sao? Ở đây không có khái niệm ngõ cụt mà chỉ có nhà bị đâm ngõ hay không. Còn mức độ tốt xấu thì cũng phụ thuộc vào con đường như hai trường hợp kia thôi. Theo ông, có cách gì khắc phục khi một ngôi nhà bị đâm ngõ? Nếu đất rộng có khoảng sân, có thể xây bức bình phong án ngữ trước nhà hoặc một hòn non bộ giả sơn… Ngoài ra nên dời cửa đi để đường đừng đâm thẳng vào cửa. Các nhà có phong thủy chưa tốt thường dùng gương gắn trước nhà để phản bớt vận khí. Đó là một cách làm hạn chế được phần nào điều xấu. Một bức bình phong án ngữ trước nhà sẽ là giải pháp khắc phục tốt nhất khi nhà bạn bị đâm ngõ. Theo Thanh Niên Hình: Minh họa
  6. Chào Daotung, Tôi có chút góp ý nho nhỏ với bạn thế này nhé! Khi viết bài, bạn nên dùng chữ Verdana cỡ 2 là đủ. Và cần chú ý tới lỗi chính tả. Đó cũng là chúng ta góp một phần để Diễn Đàn phát triển hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Phần chữ đỏ trên, tôi đánh dấu để bạn lưu ý những lần viết sau nhé!
  7. Những trận động đất kinh hoàng nhất thế kỷ qua TPO - Tính đến chiều nay, 13/5, trận động đất xảy ra ở Trung Quốc hôm qua đã làm ít nhất 10.000 người thiệt mạng. Ngược dòng lịch sử, dưới đây là những trận động đất nghiêm trọng nhất trên thế giới xảy ra trong một thế kỷ qua. - Tháng 12/1908: 70.000 đến 100.000 người thiệt mạng ở Sicile (Italia). - Tháng 1/1915: 29 980 người thiệt mạng ở Avezzano (Italia). - Tháng 12/1920: 230.000 người thiệt mạng ở Gansu (Trung Quốc). - Tháng 12/1923: Hơn 140 000 người thiệt mạng ở Yokohama (Nhật Bản). - Tháng 5/1927: 41 000 người thiệt mạng ở Gansu (Trung Quốc). - Tháng 12/1932: 70.000 nguời thiệt mạng ở Gansu (Trung Quốc). - Tháng 1/1934: 10 700 nguời thiệt mạng ở bang Bihar (Ấn Độ). - Tháng 5/1935: 50 000 người thiệt mạng ở Quetta (Ấn Độ). - Tháng 1/1939: 28 000 người thiệt mạng ở Chillan (Chile). - Tháng 12/1939: từ 35 000 đến 40 000 người thiệt mạng ở Erzincan (Thổ Nhĩ Kỳ). - Tháng 1/1960: 12 000 thiệt mạng ở Agadir (Marocco). - Tháng 9/1962: 12 000 người thiệt mạng ở Qazvin (Iran). - Tháng 8/1968: 10 000 người thiệt mạng ở Đông Bắc Iran. - Tháng 1/1970: 15 621 người thiệt mạng ở Vân Nam (Trung Quốc). - Tháng 5/1970: 66 800 người thiệt mạng ở Peru. - Tháng 12/1972: 10 000 người thiệt mạng ở Managua (Nicaragua). - Tháng 5/1974: từ 10 000 người thiệt mạng ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). - Tháng 2/1976: 26 000 người thiệt mạng ở Cộng hòa Guatemala. - Tháng 7/1976: 242 000 người chết, 164.000 người bị thương nặng ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). - Tháng 9/1978: 25 000 người thiệt mạng ở Tabass (Iran). - Tháng 9/1985: 5.000 người thiệt mạng nhưng theo con số thống kê khác từ 10.000 đến 30.000 thiệt mạng ở Mexico. - Tháng 12/1988: 25 000 người thiệt mạng ở Spitak (Armenia). - Tháng 6/1990: 37 000 người thiệt mạng ở Ghilan và Zandjan (Iran). - Tháng 9/1993: 7.600 người thiệt mạng ở Maharastra (Ấn Độ). - Tháng 1/1995: Gần 6.500 người thiệt mạng ở Kobe-Osaka (Nhật Bản). - Tháng 8/1999: 20 000 người thiệt mạng ở vùng Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. - Tháng 1/2001 : 25 000 người thiệt mạng ở bang Gujarat (Ấn Độ). - Tháng 12/2003: 31 000 người thiệt mạng ở thành phố Bam (Iran). - Tháng 12/2004: Trận động đất mạnh 9,1 độ richter ở Sumatra (Indonesia) gây ra cơn sóng thần khổng lồ làm hơn 220.000 người thuộc 11 nước vùng Ấn Độ Dương thiệt mạng. - Tháng 10/2005: Ít nhất 75.000 người thiệt mạng ở Pakistan và Ấn Độ. - Tháng 5/2006: Gần 6.000 người thiệt mạng ở Java (Indonesia). Việt Thụy Theo AFP
  8. Dọn dẹp để tránh vận rủi Nếu các mối quan hệ trong gia đình hoặc ngoài xã hội của bạn trở nên xấu đi, thì rất có thể do năng lượng tại vùng không gian bạn đang sinh sống có ảnh hưởng âm đối với quan hệ của bạn. Điều này thường gây ra do năng lượng Thổ trong nhà bị ảnh hưởng theo thời gian. Nếu vậy, hãy tìm cách để hóa giải chúng. Dùng đồ pha lê để hóa giải căng thẳng Một cách khá hiệu quả để hóa giải sự xung đột trong gia đình là đặt sáu quả cầu pha lê tại các khu vực mà các thành viên thường tụ họp. Số 6 tượng trưng cho Trời. Sáu quả cầu pha lê có tác dụng làm dịu các mối quan hệ. Những quả cầu pha lê tượng trưng cho sự hòa hợp càn-khôn giữa Trời và đất. Pha lê là biểu tượng mạnh mẽ nhất của năng lượng Thổ mang lại những điềm lành. Những quả cầu pha lê tượng trưng cho sự hòa hợp càn – khôn giữa trời và đất Ngoài ra, để kích hoạt năng lượng nên chiếu ánh sáng vào một quả cầu bằng pha lê ở giữa nhà. Ánh sáng kích hoạt năng lượng Thổ của pha lê. Khi giữa nhà luôn luôn được tăng cường bởi năng lượng Thổ, mọi người trong gia đình sẽ cảm thấy dễ chịu. Căng thẳng, xung đột trong nhà bắt đầu lắng dịu, những trạng thái giận dữ và xung khắc sẽ giảm bớt.Dùng chuông xử lý khí uể oải Nếu nhà có khí uể oải, những người trong nhà cảm thấy mệt mỏi, thờ thẫn, mụ mẫm, hôn mê, thiếu sinh khí. Nếu bạn cũng có những cảm giác này thì có nghĩa là khí trong nhà bạn đang suy kiệt. Những tấm thảm, bức màn, vách tường đã bị suy tàn cùng với thời gian. Rung chuông đánh thức năng lượng khí uể oải và cung cấp sinh khí cho vùng không gian sống Một cách đơn giản là có thể dùng chuông để đánh thức khí dậy. Chuông không làm sạch vùng không gian, nhưng nó làm cho khí chuyển động, mang khí dương tràn ngập trong nhà. Hãy dùng chuông kim loại vì âm thanh của kim loại thấm qua đất và xuyên qua tường. Nên sử dụng loại chuông đặc biệt làm bằng 7 kim loại gồm cả vàng và bạc, tượng trưng cho Mặt trời và Mặt trăng. Loại chuông này phát ra âm thanh hài hòa, ngân vang lâu. Đồng thời nó còn tượng trưng cho bảy hành tinh của Thái Dương hệ, cũng như bảy luân xa trong cơ thể con người. Chuông làm bằng bảy kim loại là công cụ rất hiệu quả để cải thiện năng lượng trong vùng không gian sống.Nhổ bỏ cây trồng để được hạnh phúc Để tăng cường mối quan hệ, hãy tăng cường hành Thổ và nhổ bỏ cây trồng ở khu vực Tây Nam và Đông Bắc của ngôi nhà và mỗi căn phòng riêng. Tẩy sạch đồ pha lê trước khi mang đồ pha lê về nhà, bạn nên tẩy sạch bằng cách sau: - Trước hết hãy đặt nó vào dung dịch muối - muối bọt hoặc muối hột. Hoặc chà muối khắp bề mặt của đồ pha lê. Tưởng tượng rằng muối đang loại bỏ tất cả năng lượng âm. - Sau đó bạn lau sạch bằng một miếng giẻ ẩm. Nếu vật bằng pha lê quá lớn, bạn có thể nhúng nó trong dung dịch muối trong 7 ngày 7 đêm. Một khi pha lê được tẩy sạch, chiếu ánh sáng vào pha lê để giữ cho năng lượng của nó luôn tươi mới, mạnh mẽ và đầy sức sống. Theo “Sắp xếp nhà cửa theo Phong Thủy”
  9. Thần Nông - Ông tổ của dân tộc Bách Việt? Thần Nông hay Viêm Đế, là một trong các vị vua Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc). Theo truyền thuyết phương nam thì Thần Nông là tổ tiên năm đời của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu Cơ được coi là tổ tiên của người Việt. Có tài liệu cho rằng Hoàng Đế và Thần Nông là một người. Có tài liệu thì lại cho rằng Phục Hi, Thần Nông và Hoàng Đế là ba người khác nhau (gọi chung là Tam Hoàng). Thực ra tất cả chỉ đều là huyền thoại, không có gì đảm bảo là họ là ba người hay chỉ là một hoặc hai người. Một số tranh vẽ về Thần Nông Câu hỏi tại sao người Việt nhận là con cháu của Thần Nông, một trong những ông vua đầu tiên của Trung Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học, đã giả thiết rằng Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương nam (từ phía nam sông Dương Tử xuống đến hết Việt Nam ngày nay, đó là vùng đất cư trú của cư dân Bách Việt). Sau khi nước Trung Hoa mở rộng từ phía tây sang phía đông (giai đoạn một), rồi từ phía bắc xuống phía nam (giai đoạn hai) thì Thần Nông được người Trung Hoa sát nhập vào văn hóa của họ và được coi là một trong các "ông vua" đầu tiên của họ. Thực ra trước đó, Thần Nông đã được coi là "ông tổ" của một số bộ tộc Bách Việt. Và sau này, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất mạnh, nhiều người lầm tưởng người Việt nhận một ông vua Trung Hoa làm ông tổ của mình. Các dữ liệu ủng hộ giả thuyết trên: Thần Nông tức là vị thần về nông nghiệp, vị thần này thường được hình dung cưỡi trâu để đi lại nên vị thần gắn liền với văn hóa lúa nước. Thần Nông còn có một tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng - vua phương nam), và được coi là vị thần cai quản phương nam. Cách đọc từ Thần Nông là cách đọc của phương nam, người phương bắc sẽ có xu hướng đọc là Nông Thần. Tuy nhiên, điều này bị phản bác rằng từ Thần Nông vẫn hiểu được theo ngữ pháp phương bắc, và có nghĩa là người nông phu-thần linh. Truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam (ít bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa) như dân tộc Mèo cũng coi Thần Nông là ông tổ của nghề trồng lúa nước. Theo Wikipedia
  10. Sư Phụ ơi, Nhân Mã xác định chạy vào xem bài viết ngày 10/5 tức 6/4 AL, vậy là VH đoán sai ngày ạ. Trừ khi Nhân Mã vào đầu giờ Tý khoảng hơn 23h ngày 10/5 DL, thì VH mới dám nhận lời khen ạ :D . @ Nhân Mã ơi, ngày 10/5 tức ngày 6/4 AL là đúng rồi, không phải lịch sai đâu. À, mà VH nghĩ rằng bạn của Nhân Mã đọc được bài này chắc vui lắm, cười không thiếu cái răng nào đâu nhé :D
  11. Chào SagittariusChào mừng bạn đến với diễn đàn. Thấy câu hỏi của bạn, VH động tâm xủi quẻ để xem người bạn của Nhân Mã đang chờ có biết bạn đã tới không nhé! Ngày 6/4 Mậu Tí giờ Thìn Khai Đai An Vậy là người bạn của Nhân Mã đã biết bạn vào đây từ 5/4 AL, qua đọc bài liên quan tới bạn và một người phụ nữ trung tuổi, rất hiền hậu, tốt bụng đang tư vấn giúp bạn. Quẻ độn: Hưu Lưu Niên Cho thấy người bạn này giữ "bí mật" với nick khác và không lên tiếng để bạn tự đoán tìm :D Kết quả? Sinh Tốc Hỉ Vào ngày 7 bạn vào đây đọc bài này, và bắt đầu đoán được người bạn đó là ai, bạn thấy rất vui :D Chúc bạn gặp nhiều niềm vui khi tham gia diễn đàn.
  12. Thảo dược phòng chữa tiểu đường Tiểu đường được Đông y gọi là tiêu khát với triệu chứng ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều. Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều loại thảo dược để điều trị bệnh này, chẳng hạn như nhân sâm, củ mài, mướp đắng... Nhân sâm: Vị ngọt, hơi đắng, có tính hơn ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng ích khí, bổ phế, dịu hen, kiện tỳ, sinh tân dịch, dịu khát... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm làm tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích bài tiết insulin trong cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng liều có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, choáng váng, nôn mửa và thậm chí làm tăng huyết áp; đây cũng là những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc sử dụng nhân sâm cần phải tuân theo lời khuyên của thầy thuốc. Nhân sâm còn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng hiệu ứng thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, việc dùng phối hợp nhân sâm với thuốc giảm đường huyết có thể gây nguy hiểm do hạ thấp đường huyết quá mức khi dùng. Trong thực tế lâm sàng, có thể dùng nhân sâm kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh đái tháo đường. Một số cách dùng nhân sâm chữa tiểu đường: Nhân sâm 3 g, hãm hoặc sắc uống hằng ngày thay nước. Nhân sâm 3 g, củ mài sao 20 g, tán bột hoặc nấu cháo ăn ngày một lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường ở người già khí huyết hư nhược. Củ mài: Tên thuốc là hoài sơn. Theo nghiên cứu của Nhật Bản, hoài sơn đã được dùng chữa khỏi bệnh tiểu đường trên một số bệnh nhân điều trị bằng insulin không khỏi. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, bột thuốc hoặc thực phẩm như chè, canh... Ứng dụng chữa bệnh: Củ mài 50-100 g, nấu cháo, ăn thay cơm hằng ngày. Củ mài 30 g, thục địa 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 12 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 12 g. Sắc uống ngày một thang. Củ mài 15 g, hoàng kỳ 15 g, râu ngô 30 g, sắc uống ngày một thang. Củ mài 40 g, bí ngô 120 g, lá sen 50 g. Lá sen sắc lấy nước, bỏ cái, nấu với củ mài và bí ngô thành cháo. Ăn ngày một lần. Mướp đắng: Theo nghiên cứu hiện đại, mướp đắng có tác dụng hạ thấp đường huyết trên động vật. Nó đã được Philippines sử dụng làm thuốc điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng mướp đắng có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ của người bệnh ung thư. Quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi dưỡng can huyết, bớt mệt mỏi, giải phiền khát... Hạt mướp đắng có vị đắng ngọt, thêm khí lực, cường dương. Người ta đã bào chế tới 18 loại dược trà từ mướp đắng, có tác dụng an thần, gây ngủ, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết... Hiện nay nhân dân ta cũng đã dùng mướp đắng để làm chè thuốc, hãm uống hằng ngày chữa các bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu... Ứng dụng chữa bệnh: Mướp đắng thái mỏng, sấy khô. Hằng ngày hãm uống thay nước chè. Mướp đắng tươi 1-2 quả. Nấu canh ăn hằng ngày. Hà thủ ô đỏ: Thường dùng lá và rễ củ làm thuốc. Rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng. Khi dùng hà thủ ô cần kiêng không ăn các loại cá không vảy, hành, tỏi, cải củ. Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, giảm đường máu. Ứng dụng chữa bệnh: Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) sao 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ ở người tiểu đường. Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quả dâu chín 20 g, quy thân 10 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa thiếu máu ở người bị tiểu đường. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, củ mài sao 20 g. Tán bột mịn, uống mỗi ngày 20 g; uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường. Nếu đã có biến chứng mạch máu, nên gia thêm cỏ xước 20 g, kim ngân hoa 20 g, rễ quýt gai 12 g, cam thảo dây 10 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, thục địa 12 g, củ mài sao 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 10 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày (đây là bài Lục vị gia vị). Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường. Hoa hướng dương: Rễ cây hướng dương 150 g, sắc uống trước khi ăn cơm, vào buổi sáng sớm, uống liền 5-7 ngày, có tác dụng chữa tiểu đường. (Theo SK&ĐS)
  13. CA TRÙ - nghệ thuật cổ truyền độc đáo Trù là nghệ thuật cổ truyền chuyên nghiệp ra đời sớm nhất ở nước ta. Ca Trù là hình thức âm nhạc cao siêu, có bề dày lịch sử, tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hoá rộng lớn và sức lan toả mạnh mẽ khắp cộng đồng. Ca Trù có ba truyền thuyết kể về Nhị vị tổ nghề được các Giáo phường trước đây coi là lịch sử nghề nghiệp của mình. Truyền thuyết thứ nhất kể về chàng Đinh Lễ người làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh với nàng Bạch Hoa người phủ Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Truyền thuyết thứ hai kể về chàng Đinh Dự con của Đinh Lễ theo cha đi đánh giặc Minh rồi ở lại trang Lỗ Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội với nàng Đường Hoa tiên hải người ở động Nga Sơn, Thanh Hoá. Truyền thuyết thứ ba kể về chàng Lê Phong quê ở làng Ngọc Trung, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá với nàng công chúa Từ Hoa con gái Hán Vũ Đế bên Tàu. Hai truyền thuyết trên cho biết thời điểm lịch sử của Nhị vị tổ nghề xuất hiện vào triều Lê (TK XV) còn truyền thuyết cuối thì Nhị vị tổ nghề xuất hiện vào thời Hán Vũ Đế (năm 139 TCN) (1). Lịch sử của Nhị vị tổ nghề không thống nhất nhưng ba truyền thuyết đều khẳng định Nhị vị là những người có công truyền nghề đàn hát cho trăm họ nên khi mất đi đều được triều đình ban phong mỹ tự là Thanh Xà đại vương và Mãn Đường (Đào) Hoa công chúa để nhân dân truyền đời thờ phụng. Ngoài ra sử sách, văn bia để lại đến ngày nay cũng đã ghi chép nhiều câu chuyện, nhiều sự kiện lịch sử, nhiều phương thức sinh họat liên quan đến Ả Đào, đến Ca Trù. Đặc biệt gần đây nhất chúng ta đã phát hiện được nhiều di tích, sắc phong, thần phả, gia phả, văn bia về Ca Trù. Đây là những cứ liệu rất đáng tin cậy để chúng ta tiếp tục nghiên cứu về lịch sử văn hóa và nghệ thuật Ca Trù. Khác với rất nhiều hình thức nghệ thuật cổ truyền, những người hành nghề Ca Trù là những người làm nghề mang tính chuyên nghiệp rất cao. Họ sống với nhau và truyền nghề cho nhau trong dòng tộc, không mấy khi truyền nghề ra ngoài dòng tộc. Các dòng tộc ở thành từng xóm gọi là xóm Nhà trò. Mỗi xóm Nhà trò bầu lấy một người có uy tín nghề nghiệp, có quan hệ rông rãi với các “làng trong, xã ngoài” làm Trùm phường để cắt đặt quyền hát cửa đình cho con dân trong họ. Vào các dịp khánh hạ đại điển của triều đình, các Trùm phường còn phải chọn người thi tuyển đi hát chúc hỗ. Phường nào có cô đào được trúng tuyển vào hát chúc hỗ, khi hát xong được Vua ban khen thì đó là điều vẻ vang cho trăm họ. Và xóm Nhà trò của phường đó sẽ được đổi tên thành làng Giáo Phòng, đồng thời được phép xây đền thờ tổ nghề để đời đời truyền nhau giữ gìn nghề nghiệp (đến nay nhiều địa phương vẫn giữ được tên gọi này như Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Vĩnh Phúc). Ca Trù có ba không gian văn hoá chính và cũng là ba địa điểm trình diễn chính là: Không gian văn hoá hát thờ (còn gọi là hát cửa đình); Không gian văn hoá hát chơi; Và không gian văn hoá hát chúc hỗ (còn gọi là hát cửa quyền) Ở mỗi không gian văn hoá Ca Trù phải đảm nhiệm một chức năng xã hội nhất định và trong mỗi chức năng xã hội ấy Ca Trù đã sinh ra những nội dung nghệ thuật, những hình thức biểu diễn, những thể cách âm nhạc khác nhau nhằm mục đích thoả mãn những nhu cầu của mỗi không gian văn hoá trình diễn. Đây là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở Ca Trù mà không có ở những hình thức nghệ thuật cổ truyền khác. Ca Trù là hình thức nghệ thuật có tổ chức gọn nhẹ nhất trong các hình thức nghệ thuật cổ truyền Việt Nam nhưng lại tạo ra được một hình thức âm nhạc trác tuyệt, độc nhất vô nhị trên thế giới (2). Nhân sự Ca Trù chỉ có 1 đào (ca nương) và 1 kép (nhạc công) và một người tham gia “trình diễn” nhưng lại không phải là nhạc công mà đó là ông quan viên cầm chầu (đánh trống) Nhạc cụ Ca Trù có 1 cây đàn đáy, thùng đàn hình chữ nhật, mặt làm bằng gỗ ngô đồng, cần rất dài có mắc 3 dây và một cặp phách 3 lá (cũng có người gọi là tay ba) cùng một chiếc trống chầu (giống như chiếc trống đế của Chèo). Đàn đáy do kép đánh, phách do đào nương vừa hát vừa gõ, trống chầu do quan viên đánh gọi là cầm chầu. Thơ ca Ca Trù là hình thức nghệ thuật “Hát thơ”, hát trên rất nhiều thể thơ truyền thống Việt Nam như thơ 4 chữ, 7 chữ, lục bát, song thất lục bát, phú v.v... Về sau này Ca Trù đã sinh ra thể thơ Hát nói. Thơ Hát nói ra đời đã lôi cuốn hàng trăm nhà thơ tham gia sáng tác mà trong đó nổi bật là Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Tản Đà, Phan Huy Vịnh v.v... đã để lại cho đời nhiều bài hát nói có giá trị nghệ thuật cao, đồng thời đã làm cho Ca Trù có sức sống mạnh mẽ lan rộng trong toàn xã hội. Cách thức trình diễn Nghệ thuật Ca Trù là nghệ thuật trình diễn ngẫu hứng trên cơ sở những bài bản được quy ước sẵn. Những quy ước đó là: bài, cung, điệu, khổ. Bài là những bài hát có đầy đủ các khổ đàn, khổ hát, khổ trống như Thét nhạc, Gửi thư, Cung Bắc, Tỳ Bà Hành, Hát nói v.v. Cung là các cung Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao. Điệu là các điệu ngâm ngợi, kể chuyện như điệu Sa mạc, Bồng mạc, ngâm thơ v.v. Khổ có 5 khổ là khổ sòng đầu, khổ giữa, khổ xiết, khổ lá đầu và khổ sòng cuối. Đào kép phải học rất nhiều năm (trước đây các giáo phường truyền nghề phải mất chừng 5 năm) để thuộc nhuần nhuyễn những quy ước làm cơ sở cho những ngẫu hứng sáng tạo sau này. Và chính những ngẫu hứng mang phong cách cá nhân của các bậc thầy đàn hát đã tạo ra phong cách vùng, phong cách địa phương làm đa dạng nghệ thuật Ca Trù. Năm 2005 Bộ VHTT đã ra quyết định Xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Hát Ca Trù người Việt” đề nghị UNESCO đưa vào danh mục kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Hồ sơ đã được Viện Âm Nhạc hoàn thành vào tháng 6 năm 2006. Trong báo cáo hồ sơ có liệt kê danh sách của 22 đào kép lão thành của 14 tỉnh thành phố trong cả nước đang ở tuổi từ 80 đến 90 rất cần được nhà nước giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để các cụ truyền lại nghề nghiệp cho Con cháu. Ca Trù là nghệ thuật trác tuyệt của quá khứ đã được nhà nước quan tâm, được nhân dân yêu quý (thể hiện bằng sự ra đời của hơn 20 câu lạc bộ với hàng trăm đào kép trong cả nước). Hình thức nghệ thuật quý giá đó của dân tộc chắc chắn sẽ được tồn tại và phát triển trong lòng xã hội hiện đại. Nguồn hoidisan.vn
  14. Giai thoại về nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm Lịch sử khoa cử Việt Nam có hàng chục trạng nguyên, nhưng ít có ông trạng nào mà tên tuổi lại được nhắc tới với nhiều giai thoại kỳ bí như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình. Chính ông là người đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình. Là một người thầy lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của ông, người theo nhà Mạc, người theo nhà Lê. Ngoài triều Mạc, cả họ Trịnh, họ Nguyễn, những người thuộc các phe đối lập, cũng đều tôn kính ông, thường xin ý kiến ông về nhiều vấn đề hệ trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho tất cả. Họ đều thấy sự chỉ dẫn của ông là đúng, nên ông được xem như bậc đại hiền, một ông trạng tiên tri... Những lời khuyên làm nên sự nghiệp Năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh ruột là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể) giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói: "Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân" (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được) Hiểu được ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, từ đó lập ra nhà Nguyễn ở phương nam. Về sau sử nhà Nguyễn sửa thành "vạn đại dung thân", hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi. Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm cũng muốn bỏ Vua Lê để tự xưng vương. Khi cho người đến hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: "Mấy năm nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo". Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Hiểu ý, Trịnh Kiểm không dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để lập nghiệp Chúa. Phùng Khắc Khoan đến gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm, với ý muốn nhờ thầy cho một lời khuyên: Có nên bỏ nhà Mạc để vào Thanh Hóa với triều đình Lê - Trịnh? Cả buổi chiều trò chuyện, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ hỏi tình hình, nói chuyện văn chương chứ không trả lời. Đêm ấy Phùng Khắc Khoan ngủ lại tại nhà thầy. Sang canh tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến phòng ngủ của học trò, đứng ngoài gõ cửa và nói vọng vào: "Gà đã gáy rồi, trời đã sáng, sao không dậy, ngủ mãi ử" Phùng Khắc Khoan nghe xong, suy nghĩ, và đoán rằng thầy gián tiếp bảo thời cơ đã đến, có thể vào giúp nhà Lê. Ông vội vàng thu xếp hành lý, đợi đến lúc mặt trời mọc thì vào giã từ thầy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không nói gì, chỉ cuốn một chiếc chiếu ngắn ném theo. Phùng Khắc Khoan nhặt lấy chiếu, vừa đi vừa nghĩ: "Phải chăng đây là ý dặn mình cần hành động gấp và dứt điểm như cuốn chiếủ" Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ông về kế lâu dài. Ông đáp: "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế" (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời). Sau quả đúng như vậy. Những lời sấm cho nhiều đời sau Dân gian lưu truyền nhiều bản Sấm ký được cho là của ông. Hiện nay ở kho sách Viện nghiên cứu Hán - Nôm còn giữ được bốn bản. Tuy nhiên các bản này đều không có tên người chép, chép từ bao giờ và chép ở đâu? Do vậy, chúng ta cần phải làm rõ vấn đề đâu là khả năng dự báo xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm do kiến thức và kinh nghiệm đã đem lại, đâu là những điều mà người đời đã gán ghép cho ông? Mặc dù là "tồn nghi" nhưng chúng tôi cũng xin trích ra để bạn đọc cùng khảo cứu. Truyện kể lại rằng, trước khi qua đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại thì sẽ được cứu giúp. Đến đời thứ bảy, người cháu thứ bảy là Thời Đương nghèo khốn quá, nhớ lời truyền lại, đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan lúc này đang nằm võng đọc sách, nghe gia nhân báo có thư của cụ Trạng Trình thì lấy làm lạ, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà thì cái xà rơi xuống đúng chỗ võng đang nằm. Quan sợ hãi vội mở thư ra xem thì chỉ có mấy chữ: "Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn (Ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà rơi Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta) Quan vừa kinh ngạc, vừa cảm phục, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng hết sức tử tế. Đến đời Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: "Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi Vương" (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua). Vua Minh Mệnh vốn tính đa nghi. Biết được mấy câu sấm ấy, nhà vua vừa có ý đề phòng, vừa căm giận Trạng Trình. Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ được lệnh đến phá đền thờ Trạng Trình. Nguyễn Công Trứ cho lính đến, cứ y lệnh triều đình cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi tháo cây thượng lương ra thì một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ, rơi xuống. Quân lính nhặt đưa trình chủ tướng, Nguyễn Công Trứ mở xem, trong đó có một mảnh giấy đề chữ: "Minh Mệnh thập tứ Thằng Trứ phá đền Phá đền thì lại làm đền Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai". Nguyễn Công Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền thờ Trạng Trình. Ở một tập sấm mở đầu có các câu: "Nước Nam thường có thánh tài Sơn hà vững đạt mấy ai rõ ràng Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho Học cách vật mới dò tới chốn..." Có người cho rằng những lời thơ ấy đã khẳng định đất nước có nhiều người tài giỏi, cùng với nhân dân giữ vững đất nước qua biết bao nguy biến. Đất nước cũng có nhiều tài nguyên phong phú cần được khai thác. Đảo Sơn phải chăng là Vũng Tàu - Côn Đảo? Nơi có tiềm năng về dầu khí và có vị trí kinh tế chiến lược? Những lời sấm ấy cũng khẳng định phải có khoa học - kỹ thuật (học cách vật) mới có thể khai thác tốt và sử dụng tốt những tài nguyên đó, những âu vàng trời cho. Tập sấm còn đề cập tới một bậc Thánh giúp đời: "Một đời có một tôi ngoan, Giúp chung nhà nước dân an thái bình Ấy điềm sinh Thánh rành rành chẳng nghi" [...] Trong tập sấm cũng ghi một lời rất đặc biệt: "Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ Hưng tộ diên trường ức vạn xuân" (Đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân) Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Ba trăm năm sau, trong bộ sách lớn "Lịch triều hiến chương loại chí", nhà văn hóa Phan Huy Chú đã coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "Một bậc kỳ tài, hiển danh muôn thuở". Nguồn Văn Hiến
  15. Văn hóa dân gian với đời sống xã hội Văn hóa dân gian (VHDG) Việt Nam bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy và vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa ngày hôm nay. Theo Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian) nếu cho rằng VHDG là cội nguồn của văn hóa dân tộc và VHDG chứa đựng, thể hiện bản sắc dân tộc, thì hoạt động bảo tồn và làm giàu văn hóa dân tộc cần được bắt đầu từ bảo tồn và làm giàu VHDG. Việt Nam là một trong các quốc gia ở khu vực lịch sử - văn hóa Đông-Nam Á, trong đó một trong những nét đặc trưng là vai trò rất to lớn của VHDG. Đó là truyền thống văn hóa truyền miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữ viết. Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình, thì VHDG vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, nhất là với quần chúng lao động. Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy định những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đó là văn hóa làng xóm trội hơn văn hóa đô thị, văn hóa truyền miệng lấn át văn hóa chữ nghĩa, ứng xử duy tình nặng hơn duy lý, chủ nghĩa yêu nước trở thành cái trục của hệ ý thức Việt Nam, nơi sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa Việt Nam... Văn hóa dân gian - cội nguồn của văn hóa dân tộc Người ta thường nói VHDG là cội nguồn của văn hóa dân tộc (VHDT) là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ". Điều đó hàm nghĩa VHDG gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng VHDT. Nói VHDG là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ" còn là vì VHDG nảy sinh, tồn tại dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo Hoài Thanh thì "Từ thuở sơ sinh, nhạc, thơ, múa và kịch đều chung một mâm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh Đông Hồ cũng phải đi liền với hội tết". Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình". Các nền văn hóa khảo cổ thuộc xã hội nguyên thủy, như Hòa Bình, Bắc Sơn tuy không phải là VHDG, nhưng lại là nguồn cội để hình thành VHDG. Đến thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, thì trước hết đó là văn hóa dân gian, văn hóa của nhân dân lao động, họ "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình" ở thời kỳ khởi nguồn của đất nước. Thời kỳ Đại Việt (thế kỷ10 đến thế kỷ 19), cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa dân tộc không còn thuần nhất mà bên cạnh văn hóa dân gian đã xuất hiện văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan hệ tác động qua lại: VHDG vẫn là cội nguồn nuôi dưỡng văn hóa bác học, chuyên nghiệp; và văn hóa bác học, chuyên nghiệp, văn hóa cung đình tác động trở lại, góp phần nâng cao và định hình VHDG. Hiện tượng Truyện Kiều của Nguyễn Du, sách Nam Dược thần diệu của Tuệ Tĩnh... là thể hiện sự tác động qua lại đó. Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc, thì trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc, chúng ta phải bắt đầu từ VHDG. Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Vậy, bản sắc văn hóa (BSVH) là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy. Nếu BSVH là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của BSVH Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên... Khi nói đến BSVH dân tộc, một mặt, chúng ta không thể hồ đồ quy tất cả về VHDG. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của VHDG đối với việc hình thành BSVH dân tộc. Trước nhất, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc, đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn biến". Văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ", tức văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố kể trên, khiến cho VHDG hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hóa dân tộc. Nếu cho rằng văn hóa dân gian chứa đựng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, thì trong thực tiễn việc bảo tồn, làm giàu và phát huy BSVH dân tộc trước nhất phải từ việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian - hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc Trong văn hóa học, giá trị và biểu tượng làm nên những cái cơ bản của văn hóa, nó là nội hàm của khái niệm văn hóa. Nói cách khác, văn hóa không phải là tất cả những gì mà con người tạo ra, mà chỉ những cái đã được chắt lọc, kết tinh, thăng hoa thành các giá trị và biểu tượng. Giá trị (value) và biểu tượng (symbol) cũng là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau. Có thể nói giá trị kết tinh và làm nên cái cốt lõi của biểu tượng, nói cách khác, trong mỗi biểu tượng người ta đều tìm thấy giá trị hay hệ thống các giá trị văn hóa. Thí dụ, trong biểu tượng Quốc Tổ các Vua Hùng, ta thấy các giá trị và tâm thức về cội nguồn và cố kết cộng đồng dân tộc, một trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước nhất tiềm ẩn trong VHDG. Chúng thể hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng nặng về thích ứng và hòa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách ứng xử này còn thấy ở cách ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng... Còn biết bao những giá trị văn hóa dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian liên quan tới môi trường, dưỡng sinh trị bệnh, tri thức về sản xuất và quản lý cộng đồng. Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với VHDG. Hệ biểu tượng này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và tới lượt nó, nó quy định những hành vi ứng xử của cộng đồng. Ta có thể nói tới biểu tượng "đất nước" trong văn hóa Việt Nam vừa mang tính nội sinh: "đất" và "nước" - hai yếu tố cơ bản tạo nên nông nghiệp lúa nước; vừa mang tính ngoại sinh: "quốc gia" - mô hình của văn minh Trung Hoa. Quốc Tổ các Vua Hùng - biểu tượng về cội nguồn, về tâm thức "uống nước nhớ nguồn", mà cội rễ của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia đình, dòng họ. Biểu tượng "tứ bất tử" (bốn vị thần bất tử: Chử Đạo Tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh) là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do đòi hỏi xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ từ thời Lê... Như vậy là, văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó, đã làm nên tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó, nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Đó cũng chính là bản sắc, cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, trường tồn cùng sự trường tồn của dân tộc. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh Nguồn VITINFO
  16. Cách tự bấm huyệt chữa bệnh nghẹt mũi, đau răng, chóng mặt... Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt. Hồi hộp sinh lý Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó. Nghẹt mũi Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt. Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt: Huyệt thượng tinh: Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó. Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng). Huyệt Ấn đường Huyệt Nhĩ Môn Chân bị sưng phồng Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù. Đau răng Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng... Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc phục, bấm vào huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này. Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm). Bị mất tiếng Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản... Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này: Huyệt giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến. Huyệt thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay. Huyệt Hợp cốc Huyệt Thân môn Chóng mặt Thường là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi. Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến tốt chứng tỏ khí đã thông. Bấm thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu càng có hiệu quả tốt. Ù tai Ù tai có thể do nguyên nhân ở tai như viêm tai mạn... có thể bị ảnh hưởng của các chấn thương như chấn thương não, đầu bị sang chấn, chóng mặt.... Các huyệt được sử dụng để chữa là nhĩ môn, thính cung, thính hội. Huyệt nhĩ môn nằm ở chỗ lõm trước rãnh bình tai khi ta há miệng. Từ chỗ lõm lui xuống 0,5 tấc là huyệt thính cung, từ thính cung lui xuống 0,5 tấc là thính hội. Dùng ngón cái bấm huyệt thính cung trước rồi đến huyệt nhĩ môn, thính hội. Sau đó úp chặt hai lòng bàn tay lên hai tai ấn mạnh, bỏ ra. Làm liên tục như vậy, hoặc cho ngón tay trỏ vào lỗ tai xoay tròn một lúc. (Theo SK & ĐS)
  17. Ngày 30/12 thuộc chòm sao Dương Cưu Tượng chưng chòm sao: Con dê núi dũng cảm leo lên những đỉnh núi cao. Điểm yếu trên cơ thể: Hệ xương, da và đầu gối. Trong những tình huống khó khăn đàu gối rất hay bị thương, từ đó ảnh hưởng đến da và xương. Loại tính cách: Cận thận, có mục đích và luôn tuân thủ qui tắc. Nguời tuổi này đặt nặng vấn đề danh vọng, đia vị xã hội lên trên hết. Họ thường hay lợi dụng những cuộc giao tế để nâng cao đîa vị xã hội của họ lên. Họ nghĩ rằng nếu mở rộng sự giao thiệp sẽ đem lại cho họ nhiều lợi nhuận và quyền thế. Vì vậy họ thích hợp với đời sống cộng đồng hơn là một mái gia đình đơn thuần. Người tuổi này không thành công mau chóng, tuy vậy chậm mà chắc. Họ cũng trung thành, tự tin, bảo thủ, hay nghi ngờ, đề phòng. Có óc tổ chức, tinh khôn sắc xảo, đơn giản. Thích hoạt động cho cộng đồng, tập đoàn nhiều hơn. Phương pháp tư duy, kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng công việc Khi dã xác định mục tiêu, người thuộc chòm Duơng Cưu sẽ tập trung toàn tâm toàn lực vào mục tiêu đó. Khi đó, họ quyết tâm không bao giờ ỷ lại vào nguơi khác mà phải tự chính họ vươn lên. Họ khai thác và áp dụng triệt để tư tưởng chỉ đạo cuộc đời họ: "Tôi lợi dụng" Chính tư tưởng chủ dạo này đã dẫn dắt họ, giúp họ chọn ra những cơ hội có tính khả thi rồi lại giúp họ chọn ra những biện pháp khả thi để nắm bắt những cơ hội đó. Trong họ không tồn tại tâm lý may mắn, họ không bao giờ nghĩ cái gì đó đương nhiên đến. Mỗi bước đi của họ đều đã được tính toán kỹ lưỡng về được, mất và những nguy hiểm trong đó. Người thuộc chòm Dương Cưu được đánh giá là người không ưa chuyện phiếm, họ rất ít nói, lúc nào cũng vậy, đặc biệt là với những kế hoạch và mục tiêu quan trọng. Khi họ nói, họ nói ngắn gọn, súc tich không khuếch trương, tuy nhiên những hành động này được mọi người đánh giá là bảo thủ. Điều đáng nói nữa trong công việc họ hết sức chịu khó cần mẫn nên họ thu được những thành quả nhất định, nhưng họ lại là những người không biết ngoại giao, không biết nịnh bợ (kể cả với cấp trên). Đây có thể nói là một trở ngại trên con đường thăng tiến của họ. Sách lược thành công của chòm Duơng Cưu Ưu điểm Nếu muốn thành công, bạn nên: + Nỗ lực làm việc trong thời gian dài. + Không khuyếch trương tài năng của bản thân. + Có chí hướng lớn lao, có năng lực khai phá tiềm lực của người khác. + Không ba hoa khoác lác, cử chỉ lời nói nghiêm túc đúng mực. + Không lười nhác, tránh sai sót trong công việc. + trung thực, tích cực phát triển các mói quan hệ cá nhân. Khuyết điểm Nếu muốn thành công, bạn không nên: - ngoan cố, bảo thủ quan điểm của bản thân. - Lợi dụng người khác để đạt mục đích riêng. - Quá coi trọng tài sản vật chất. - Kênh kiệu. xa cách mọi người, yêu cầu ở mọi người quá cao. - Luôn phản đối quan điểm của người khác, tự cho mình là đúng. - nhiệt tình trong các mỗi quan hệ cá nhân.
  18. Nấm hương - vị thuốc trường thọ Hạ huyết áp, giảm cholesterol, cải thiện viêm khớp, phòng ngừa suy lão... Đó chỉ là một phần công dụng của nấm hương. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược diệu” chống suy lão và trường thọ. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú, nhất là kali. Ngoài ra, nó còn có các loại vitamin B2, D, PP, protein, chất xơ, lipid, và polisacarit giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị ung thư, chữa tàn nhang. Một số món ăn bài thuốc: Viêm gan mạn hay giảm bạch cầu: Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày. Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường: Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền. Viêm dạ dày, thiếu máu, sởi: Nấm hương 100g, rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 100g, thịt bò luộc thái lát 50g. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn 1-2 bữa. Cần ăn một thời gian mới hiệu nghiệm. (Theo SK & ĐS)
  19. Độc nhất vô nhị tại Việt Nam: Gần 20 năm không ăn vẫn sống Ông Phan Tấn Lộc Ông Phan Tấn Lộc, 64 tuổi đã 20 năm "tuyệt thực", thức ăn hàng ngày của ông chỉ là nước trà, có khi bốn ngày ông cũng không cần đến một chén nước. Ông Lộc vẫn sống và làm việc bình thường. Ông Lộc quê ở TP HCM, nhưng sau khi đất nước thống nhất, cả gia đình ông bôn ba rồi về ở phường Phước Thới, huyện Ô Môn, Cần Thơ. Năm 1989, khi vợ ông sinh người con trai út, bỗng nhiên ông thấy mình không thể ăn thức ăn mặn được và chuyển sang ăn chay. Ăn chay được vài năm ông bỏ ăn hẳn, chỉ uống nước trà để sống từ những năm ấy cho đến giờ. Người dân quen miệng gọi ông là Ba Nhị. Ông lập gia đình, sinh con (3 gái, 2 trai) như bao người bình thường khác. Ông hoàn toàn khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng đột ngột, sau khi người con trai út ra đời, ông ăn thức ăn mặn như thịt, cá lại có cảm giác lợm giọng, tanh và buồn nôn. Ban đầu, ông cứ nghĩ do phản ứng thông thường của cơ thể hoặc là do chăm sóc vợ khi bà sinh con. Nhưng càng về sau, sự việc càng trở nên trầm trọng, mặc cho ông vẫn làm ruộng và sinh hoạt bình thường. Thời điểm này, ông chỉ thích uống trà. Trà càng đậm càng đắng lại càng thích, mỗi ngày, ông uống vài ly rồi đi làm ruộng bình thường. Có lúc được người bà con đi Trung Quốc về cho loại trà lạ, đắng, không ai uống được, ông vẫn để dành uống dần và xem như của quý. Cả nhà ông Lộc sợ, không dám cho cha mẹ hai bên biết. Chỉ có vợ và những người con trong nhà biết bệnh ông. Ông đã đi bác sĩ, cũng đã nằm bệnh viện, nhưng ông vẫn không thể ăn được. Ông bắt đầu từ chối chuyện đi dự đám cưới, đám giỗ hay ma chay, những nơi ông bắt buộc phải đụng đũa. Nhưng, không thể để vợ cứ đi thay mình hoài. Một vài lần tham dự đám cưới láng giềng, mọi người thấy ông ngồi chỉ toàn uống nước trà, đã bắt đầu nghi nghi. Ít lâu sau, cả xóm biết ông nhịn ăn đã nhiều năm. Vì mê tín họ cho rằng, chỉ có quỷ mới sống được mà không ăn. Cha mẹ vợ của ông hay tin con rể mình đã không ăn nhiều năm đã phát hoảng. Lập tức bắt ông phải đi tìm “thầy” để giải phép. Ban đầu thì tìm tới nhà “thầy”, sau rước “thầy” tới nhà nhưng ông vẫn không ăn được. Thực đơn chính trong ngày của ông Lộc là sáng vài ngụm trà đá có pha ít đường; trưa: một tách trà nhỏ, chiều và tối thêm một tách trà nữa. Ông Lộc cho biết, sự khác biệt duy nhất so với lúc ông vẫn còn ăn được là tóc ông trước đây rất cứng, giờ bắt đầu bở. Gương mặt ông trông mệt mỏi, giọng nói rất nhỏ và không linh hoạt như người đầy đủ dinh dưỡng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Hiện tượng không ăn mà sống hàng tháng, thậm chí hàng năm từng có trên thế giới. Ông Lộc không ăn ngũ cốc, nhưng vẫn uống nước trà xanh và đường. Do vậy dù một ít năng lượng nạp vào cơ thể vẫn tạo ra năng lượng sống. Theo ông Lộc, mỗi khi mỏi mệt hay đuối sức, ông lại phải truyền dịch, đây chính là nguồn bổ sung năng lượng phục hồi sức khỏe hữu hiệu nhất... Bác sĩ Nguyễn Thị Thư, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết, đây là trường hợp hiếm gặp, trước đây đã có trường hợp chỉ ăn cơm dừa, uống nước dừa vẫn sống và làm việc được vài tháng, nhưng cơm dừa cũng là một loại thực phẩm, trường hợp của ông Lộc có lẽ là độc nhất vô nhị tại Việt Nam. (CAND)
  20. 8 mật mã hóc búa nhất trong lịch sử 1. Được đặt trang trọng trong khuôn viên Cục tình báo Liên bang Mỹ CIA, bức điêu khắc nổi tiếng Kryptos (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bí ẩn”) của nghệ thuật gia người Mỹ James Sanborn được tụng xưng là mật mã khó giải bậc nhất thế giới. James Sanborn tạo ra tác phẩm này vào năm 1990 với 869 ký tự Vigene're lập nên nhiều tầng khoá. Nhiều năm qua, CIA và nhiều chuyên gia giải mã khác đã tốn không ít công sức để vén bức màn bí mật, nhưng rốt cuộc mọi cách giải vẫn chỉ là “sai bét” (theo nhận xét của James gửi đến Nhóm nghiên cứu Kryptos vào năm 2006). Bản thân James đã từng giữ mối liên hệ hợp tác mật thiết với CIA, chính vì vậy, người ta luôn hồi hộp chờ xem liệu tác phẩm này có tiết lộ bí mật gì về CIA hay không? 2. Bức khắc Linear A do Arthur Evans phát hiện và công bố được tạo thành bằng 2 loại ký tự dạng đường thẳng, có nguồn gốc từ Hi Lạp cổ đại. Cùng thời gian này, vào năm 1952, Michael Ventris cũng giải mã được bức khắc được gọi là Linear B và người ta đã hy vọng có thể đọc được Linear A dựa vào đó. Tiếc rằng, mặc dù Linear A và B có liên hệ nhất định nhưng chúng vẫn là những mật mã hoàn toàn độc lập và cho đến nay, Linear A vẫn làm giới nghiên cứu phải đau đầu. 3. Chiếc đĩa Phaitos (tên 1 thành phố tại Hy Lạp) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 trong một căn phòng đổ nát tại Hy Lạp. Sau gần 8 chục năm chuyển giao qua nhiều viện nghiên cứu trên thế giới, nội dung bí mật của những văn tự tượng hình trên Phaitos vẫn chưa có ai làm sáng tỏ. Các nhà khoa học chỉ có thể phán đoán nó ra đời vào khoảng 1700 - 1600 năm trước Công nguyên. 4. Tấm bia “người dê” nổi tiếng của vùng Shugborough, nước Anh miêu tả một người phụ nữ nhìn thấy 3 người dê. Điều gây kinh ngạc là sau khi tấm bia này vỡ ra, trên đỉnh của nó lại hiện thêm hãng chữ D rất nhỏ. Không ai đoán ra được ngụ ý của tấm bia và dòng chữ kia. Các nhà khoa học tạm thời cho rằng nó có liên hệ với truyện thần thoại Grail-conspiracy hiện đại. 5. Năm 1933, người ta phát hiện ra 7 miếng vàng miếng này tại Thượng Hải, Trung Quốc. Những hình vẽ và chữ Hàn trên đó đến nay vẫn chưa được lý giải. Chính vì bí ẩn hóc búa đó mà 7 miếng vàng này từ lâu đã vượt qua nhiều lần giá trị bản thân của nó. 6. Năm 1885 ở Virginia xuất bản 1 cuốn truyện nhỏ với 3 tầng khoá mật mã. Quyển truyện kể rằng vào năm 1820 có một người đã chôn hai hòm châu báu tại một nơi nào đó ở Bedford, sau đó không xuất hiện trở lại nữa. Rất nhiều người cho rằng những mật mã còn nằm trong quyển truyện này sẽ vẽ ra bản đồ dẫn đến kho báu. Đáng tiếc là đến nay kho báu vẫn chỉ là ước mơ của họ. 7. Khoảng 400 năm trước một bức hoạ gồm 232 nét vẽ thần bí ra đời. Bức hoạ vẽ rất nhiều thực vật hiếm thấy và những màu sắc kỳ quái. Suốt cả 1 thời gian dài như vậy, đến nay người ta vẫn lắc đầu bất lực với những bí mật nằm trong đó. 8. Bản nhạc này là món quà mà nhà soạn nhạc Elgar gửi tặng một người bạn vào ngày 14/7/1897 gửi cho bạn, và nó cũng chính là một trong số ít những mật mã làm đau đầu các nhà khoa học trên thế giới. Người ta cho rằng Elgar đã gửi gắm cả ước mơ cũng như bí mật cuả cả đời mình trong đó, có điều vẫn chưa ai có khả năng chia sẻ cùng ông. (Theo Thu Trang - Dân Trí.com)
  21. Chùa Một Cột: Ngôi chùa cổ giữa lòng thủ đô Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội. Nổi tiếng về sự linh thiêng… Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu), theo sử sách, chùa được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Khi chùa khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu”. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội. Đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chung" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn. Sau khi Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh, đất nước được hưởng nề thái bình thịnh trị, chuông Quy Điền cũng không còn nữa. Với lịch sử gần 1000 năm chùa Một Cột được coi là Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng. Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một chùa vẫn đón nhiều khách thập phương đến cầu nguyện và thăm quan. ...và kiến trúc độc đáo Nói đến chùa Một Cột ngoài ý nghĩa tâm linh ta thì ta không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo. Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn. Vào ngày 4 tháng 5 năm 2006 chùa Một Cột được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”. Theo nhiều khách thập phương đến cầu phúc và thăm quan, nhất là những du khách nước ngoài họ rất ấn tượng với kiến trúc của quần thể di tích có một không hai này. Chùa Một Cột gắn liền với lịch sử của thủ đô Hà Nội, và từ lâu chùa Một Cột cũng là biểu tượng của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Quần thể di tích chùa Diên Hựu nằm trong khu di tích Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để thêm nhiều người biết đến ngôi chùa đặc biệt này. Thế hệ mai sau cần gìn giữ những di tích văn hóa mang ý nghĩa lịch sử bởi đây không chỉ đơn thuần là lưu giữ những kiến trúc cổ mà còn liên quan đến vấn đề tâm linh tôn giáo của cả một dân tộc. (Bài: TD, ảnh:HG) Nguồn VITINFO
  22. Chào bạn,Công ty của bạn có thắng thầu không? 27/3 Mậu Tí giờ Ngọ Tử Tiểu Cát Quẻ cho thấy công ty của bạn khó thắng thầu vì kẹt tiền bạc.
  23. Vẻ đẹp xứ Kinh Bắc Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người phơi phới, ấy là khi vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ. Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du, sau là Duệ Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy - người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Theo quy định này, hai thôn Đình Cả, Lộ Bao và xã Xuân Ổ đến đền Cổ Lũng làm lễ nghênh thần về đình Đình Cả, mỗi thôn, xã đem theo một mâm xôi gà, trầu cau, hương nến để cúng tế, rồi ca hát cho đến hôm làm lễ tống thần. Năm nào không mở hội thì vẫn duy trì việc tế lễ ở đền Cổ Lũng, còn việc ca hát dành vào dịp đại lễ Trung thu. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng. Những quy định về phát triển, đổi mới hội Lim do quận công Đỗ Nguyên Thụy xây dựng được duy trì trong vòng 40 năm. Vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Kế đó, bà Mụ Ả, người Nội Duệ Nam, tu ở chùa Hồng Ân (tức chùa Lim) cũng bỏ tiền mua nốt phần còn lại của núi Hồng Vân làm hương hỏa, mở mang chùa Lim và quy định ba năm hàng tổng mở hội một lần tại núi Lim. Hội Lim xưa Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày được (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội. Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Toàn thể quan viên, hương lão của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Tương truyền rằng: Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. Lễ tế Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Cũng như nếp xưa để lại, cuốn hút và say mê hơn cả vẫn là các sinh hoạt văn hóa Quan họ-loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) Cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim) Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh (Nội Duệ); Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị (Liên Bão). Hội Quan họ diễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ - dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Các liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca nhạc họa nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ, giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thủy chung. Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này. Mấy khi khách đến chơi nhà, Lấy than, quạt nước, tiễn trà người xơi. Trà này ngon lắm người ơi, Người xơi một chén cho tôi bằng lòng. Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại: Người ơi, người ở đừng về... Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt. Nguồn VITIFO
  24. BÀI THUỐC TỪ HOA TÌNH YÊU Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Không chỉ thế hoa hồng còn là một vị thuốc quý. Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non. Hoa hồng đỏ công hiệu tốt nhất - Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước: Dùng cánh hoa hồng giã đắp. - Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 4 g, trộn với đường phèn 4 g, cho vào chén, hấp trên nồi cơm, chưng ra nước, uống dần. Hoa hồng. Chữa miệng hôi: Hoa hồng 5 g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc, rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5 g nhai ngậm rồi nhổ. Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ. Nấu lên rồi uống nước, bỏ cái. Uống lúc no. Hoặc: Hoa hồng tươi 30 bông (bỏ nhụy cuống), đường phèn 500 g. Cho vào 1 lít nước sắc 3 lần (như sắc thuốc thang) rồi dồn 3 nước lại còn 500 ml cho đường phèn khuấy cho tan đều, cô thành cao, để nguội cho vào bình đậy kín, bảo quản cẩn thận dùng dần. Mỗi lần 2-3 thìa canh cao hoa hồng. Ngày 3 lần với nước âm ấm. Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành si-rô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dần. Chú ý dùng hoa hồng đỏ tốt hơn hồng trắng. Kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5 g, hoa quế 3 g, rượu 50 ml. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống. Rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50 g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200 ml. Kỳ kinh không đều (sớm hoặc muộn): Cánh hoa hồng 6-7 g. Hãm nước sôi uống thay trà. Theo Sức khỏe & Đời sống
  25. Người Xá Phó là một trong những dân tộc ít người ở Lào Cai còn lưu giữ được nhiều vốn văn hoá truyền thống, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng văn hoá dân gian đặc sắc, mang đậm yếu tố văn hoá tâm linh được thể hiện rõ trong các quan niệm, nghi lễ và kiêng kỵ của cộng đồng người Xá Phó. Cúng tổ tiên “Giỏ khê to nga”, “giỏ” có nghĩa là nơi (chỗ), “khê” có nghĩa là thờ, còn “to nga” có nghĩa là đặt mâm cúng. Tộc người Xá Phó quan niệm tổ tiên thuộc loại ma lành luôn phù hộ cho con cháu do đó phải thờ phụng chu đáo, nếu thờ cúng không cẩn thận con cháu sẽ bị tổ tiên chê trách, trừng phạt làm cho gia đình gặp chuyện không hay, con cháu bị ốm đau... Tổ tiên là những người đã khuất trong phạm vi một đời, trong gia đình người ông mất thì bố thờ, còn nếu bố mất thì con trai cả sẽ thờ. mỗi khi gia đình có người mất con trai cả đều phải tháo gỡ cửa ma “Na tánh” cũ để thay thế bằng một cửa ma mới khác thờ cúng. người chết chôn được 12 ngày, con cháu sẽ tổ chức lễ rước hồn về bàn thờ ở trong gian chính nhà. Con cháu thờ cúng tổ tiên để cầu mong sự che chở, phù hộ và bảo vệ cho gia đình được tốt, làm ăn phát triển. Nơi thờ cúng tổ tiên được lập ở gian giữa nhà bởi quan niệm gian giữa có vị trí là trung tâm và trang trọng nhất. Tổ tiên rất linh thiêng, đặc biệt quan trọng nên phải đặt chỗ thờ ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Bàn thờ của người Xá Phó chỉ là một tấm phên đan bằng nứa hoặc vầu đặt ở gian giữa nơi nối hai miếng vách đan bằng dát tre, bên cạnh phía bên phải có mở một cửa giả gọi là cửa ma “Na tánh”. Cửa này chỉ được mở ra khi cúng lễ. Trước kia bàn thờ được đan bằng tre nứa ngày nay làm bằng gỗ, đặc biệt cửa ma vẫn phải đan bằng nan tre, nứa. Tùy theo diện tích của ngôi nhà rộng hay hẹp mà bàn thờ và liếp cửa ma có kích cỡ khác nhau. Thông thường cửa ma đan hình chữ nhật có độ dài khoảng 1,2-1,5m, rộng từ 10-20 cm. Tuỳ theo dòng họ mà các phên đan làm cửa có số nan dọc, nan ngang và kích cỡ cũng có thể to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên số nan đan bắt buộc phải lẻ, cụ thể: họ Lương đan phên liếp cửa ma có 11 nan ngắn và 7 nan dài, họ Lý 5 nan ngắn và 9 nan dài, họ Nông 5 nan dài 7 nan ngắn... Chính sự khác biệt đó là nét văn hóa độc đáo của tộc người. Nơi thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, vì thế khi đi chọn vật liệu phải tìm ngày tốt, thường là ngày chẵn, tránh ngày sinh và ngày mất của người thân đồng thời phải tránh ngày con Hổ (ngày đổ máu), ngày con rắn là ngày không may mắn. chủ nhà chọn chặt những cây nứa già và thẳng không bị sâu đục thân hoặc không bị cụt ngọn hay bị dây leo vì quan niệm đây là những cây không trọn vẹn, không đầy đủ sau này con cháu làm ăn không phát triển được, trong nhà hay có người ốm đau. Vật liệu chọn xong mang về nhà để cẩn thận tránh không cho ai bước qua vì cho rằng con cháu không tôn trọng sẽ gây cho con cháu nhiều chuyện không hay… khi đan xong, chủ nhà và thầy cúng dùng dây gu đay "Nhe Pị” để buộc treo vào khung cửa ma sao cho 2 bên cân đều nhau. Riêng phía dưới chân cửa ma không buộc dây mà dùng then cài để mở cửa ma mỗi khi gia đình làm cúng. Tấm phên đan làm cửa đó phải do chủ nhà đi vào rừng chọn chặt cây vầu hoặc nứa, khi đi chặt cây cũng phải chọn xem ngày tốt ngày chẵn và tháng cũng phải là tháng chẵn. Khi vào rừng chọn cây vầu cây nứa cũng phải chọn cây đẹp già và thẳng không bị con sâu đục thân và không lấy cây cụt ngọn hoặc cây bị chết tự nhiên. Vì thế mà phải chọn những cây đẹp, cây tốt với mong muốn làm chỗ ở cho tổ tiên (bố mẹ) thật đẹp, thật tốt để cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình con cháu luôn mạnh khoẻ, làm ăn gặp nhiều may mắn. Lễ vật dâng cúng trong lễ cúng lập cửa ma gồm: con gà trống, con lợn, 2 bát xôi kén, 2 bát cơm nương, 2 đôi đũa, 2 chiếc bát, 2 chén rượu, 1 ống rượu (1 chai rượu), 1 búp cây chẩn, 1 gói muối ớt, 3 chiếc vòng tay bạc, 1 bát nước, 1 bát mỡ làm đèn thắp, 1 bó hương, 2 bộ trang phục nam nữ. Mâm lễ vật được bày ngay trên sàn nhà ở dưới có dải lót 2 tầu lá chuối gốc vào phía trong cửa ma (hướng Đông) đầu ngọn quay ra phía ngoài (hướng Tây), thể hiện mong muốn cầu cho “người yên vật thịnh”. Lễ vật do chủ nhà xếp thành vòng tròn quanh mâm cúng, con gà để chính giữa mâm, đầu hướng vào phía cửa ma, riêng con lợn được chặt cắt thành từng bộ phận để ghép vào nhau thành hình con lợn đặt lên phía trên trước chỗ đặt con gà trong mâm cúng với ý nghĩa: “Dâng lợn gà cúng cho tổ tiên về nhận ăn uống no say rồi cầu sự phù hộ từ tổ tiên”. Người Xá Phó có câu "lợn gà theo tổ tiên" sẽ phù hộ cho con cháu mọi điều tốt lành. Gia chủ sau khi bày lễ xong mời thầy cúng "à pơ" giúp cúng. Thầy rót rượu và đọc cúng, đại ý như sau:: “ Hôm nay là ngày…. tháng…..năm….gia đình con cháu họ …. tên…. đã mổ lợn mổ gà, làm cơm cúng cho tổ tiên bố mẹ, mời tổ tiên về ăn thịt, uống rượu; hôm nay gia đình làm xong cửa ma, mời tổ tiên bố mẹ về ngự ở đó, con cháu tổ chức dâng lễ vật cho mời tổ tiên trong họ về cùng ăn uống cho no say, cho vui vẻ….. Cầu mong phù hộ cho gia đình con cháu được mạnh khoẻ, người già sống lâu trăm tuổi, người trẻ mau ăn chóng lớn làm việc năng suất; cầu cho vật nuôi trong nhà không bị ốm đau bệnh dịch mà sinh sôi phát triển đông con như đàn gà, nhiều con như đàn lợn; cầu cho mùa màng tươi tốt, không bị sâu hại lá, không bị sâu đục thân, cho vụ mùa thu được đầy nhà….” Nói xong thầy cầm 2 chén rượu đã rót sẵn trên mâm hất vào “Cửa ma” với ý nghĩa đổ rượu cho tổ tiên dùng, tổ tiên lấy đi. Chú ý sau lễ cúng chủ nhà chưa được phép hạ que chống cửa ma ngay mà phải để một ngày sau mới hạ. Bởi vì hôm đó là ngày vui vẻ quần tụ tổ tiên tại nhà con cháu, tránh hành vi thô tục làm tổ tiên hờn giận. Người Xá Phó thường cúng tổ tiên vào các dịp như: tết nguyên đán” Khuy cua mạ”, tết rằm tháng giêng 15/1 “Khủi êm mề hà sơ nga nhị”, tết thanh minh 3/3 “ Khủi êm mế”, tết rằm tháng năm 5/5, tết rằm tháng 7 (14/7) “ Khủi sính sị”, lễ cơm mới “ Dạ ì sình da”(tháng 9 âm lịch), hoặc khi tổ chức cúng gọi hồn, cúng chữa bệnh, lên nhà mới …Mục đích của mỗi lần cúng đều tương đối giống nhau, họ đều mong muốn gia đình được yên ổn làm ăn, con cháu người già đều mạnh khỏe, vật nuôi phát triển, mùa màng bội thu.. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Xá Phó có nhiều điều kiêng kỵ gắn với mỗi dòng họ, cụ thể như: họ Lương kiêng cúng thịt lợn trắng, họ Hoàng kiêng cúng thịt nai rừng , họ Bơ kiêng cúng gà trắng....Vì đây là những vật linh giáo liên quan để tổ tiên dòng họ người Xá Phó. Đó là nét đặc sắc trong văn hoá truyền thống của tộc người. Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người Xá Phó thường hay kiêng: không được phép chuyển các thứ cồng kềnh đi qua lại ở gian đó; không được mang dao đi từ đầu bên này qua đầu bên kia. Vì tộc người quan niệm rằng nếu mang dao cả bao và dao, cuốc xẻng qua thì là đi đào huyệt chôn người chết không tốt. Mang vào các thứ cồng kềnh hoặc làm ầm ầm ở gần chỗ ở của tổ tiên sẽ làm động tổ tiên, làm cho tổ tiên bực tức mà trừng phạt làm cho con cháu bị ốm đau, chăn nuôi con vật hay bị bệnh dịch hoặc bị chết, trồng cấy bị mất mùa... Kiêng không được mang thịt sống vào chỗ thờ tổ tiên bởi vì thịt sống có mùi tanh của máu sẽ làm cho không khí chỗ ở của tổ tiên bị ô uế, như thế tổ tiên sẽ trừng phạt làm cho con cháu bị ốm đau. Kiêng con dâu và phụ nữ chửa tới gần chỗ thờ vì sợ ô uế chỗ ở của tổ tiên. Kiêng người khách lạ đi qua đi lại ở gần chỗ thờ hoặc ngồi ở cạnh đó vì sẽ làm động tổ tiên và khi đó con cháu sẽ bị tổ tiên trừng phạt… (Theo báo Lào Cai) Nguồn VITINFO