NT Dũng

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    2
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About NT Dũng

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Bạn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống? Bạn có vấn đề về da, mụn trứng cá, đau mỏi, hay tiêu hóa trục trặc?... Đã đến lúc để giải độc cho cơ thể. Nhiều nền văn hóa trên thế giới duy trì những kiểu giải độc cơ thể (nôm na là lọc máu) khác nhau - gồm nghỉ ngơi, làm sạch hệ tuần hoàn và nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong. Bằng việc tách và loại bỏ các độc tố, sau đó nạp vào cơ thể các chất dinh dưỡng, quá trình giải độc có thể giúp bạn tránh được bệnh tật và tái tạo khả năng tối ưu hóa sức khỏe. "Cơ thể có hệ thống làm lành tự nhiên. Việc giải độc làm tăng hiệu quả của hệ thống này", Peter Bennett, giám đốc y khoa của Bệnh viện Helios ở Victoria B.C (Canada) giải thích. Làm thế nào để biết đã đến lúc bạn cần giải độc? Chuyên gia Bennett khuyên tất cả mọi người nên giải độc ít nhất một lần mỗi năm, trừ những người cho con bú, trẻ em và bệnh nhân bị bệnh thoái hóa mãn tính, mắc ung thư hoặc bệnh lao. Bạn nên nghĩ đến việc thải độc cơ thể nếu có các triệu chứng như mệt mỏi không rõ nguyên nhân, uể oải chậm chạp, da kích ứng, dị ứng hoặc nhiễm trùng nhẹ; có bọng mắt, bụng chướng ngay cả khi cơ thể bạn gầy; rối loạn kinh nguyệt hoặc xáo trộn tâm trí. Nên bắt đầu lúc nào? Trước tiên, hãy loại bớt chất độc ra khỏi cơ thể. Loại bỏ rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh chế, chất béo bão hòa, tất cả chúng đều đóng vai trò là chất độc với cơ thể và có thể cản trở quá trình làm lành của bạn. Ngoài ra, cũng loại bỏ các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi) có nguồn gốc hóa chất và thay thế bằng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Một "chất độc" khác đối với sức khỏe đó là stress. Vì vậy, bạn cần loại bỏ các stress độc hại này song song với quá trình thải độc cơ thể. Yoga, khí công hoặc các biện pháp khác là cách đơn giản để giảm stress và vực dậy tinh thần. Giải độc kiểu gì thì tốt cho bạn? Thường thì một đợt thanh lọc cơ thể kéo dài 7 ngày, đủ thời gian để làm sạch máu. Lịch trình của Bennett đưa ra gồm 2 ngày nhịn ăn chỉ uống đồ lỏng, sau đó là 5 ngày ăn theo chế độ đặc biệt để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Cũng có chương trình đề nghị bạn dùng đồ lỏng từ 3 đến 7 ngày (chỉ uống nước hoa quả, nước rau và nước trắng). Hoặc bạn chỉ uống nước lọc một ngày mỗi tuần. 10 cách để giúp cơ thể giải độc Sau một kỳ lọc máu "cấp tốc", bạn có thể làm sạch cơ thể hàng ngày thông qua chế độ ăn, các chất bổ sung và thay đổi lối sống: 1. Ăn nhiều chất xơ, trong đó có gạo lứt, trái cây và rau. Củ cải đường, củ cải, cây artiso, cải cắp, súp lơ xanh, tảo xoắn, tảo biển rất tốt để loại độc tố. 2. Làm sạch và bảo vệ gan bằng các thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế sữa và uống trà xanh. 3. Uống vitamin C, giúp cơ thể sản sinh glutathione, một hợp chất trong gan giúp loại độc tố. 4. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày 5. Thở sâu để ôxy tuần hoàn khắp cơ thể 6. Chuyển hóa stress bằng việc nhấn mạnh vào các cảm xúc tích cực 7. Thực hành thủy liệu pháp bằng cách tắm nước rất nóng dưới vòi sen 5 phút, để nước chảy trên lưng. Tiếp theo là xả nước lạnh trong 30 giây. Lặp lại điều này 3 lần, và nghỉ trên giường trong 30 phút. 8. Toát mồ hôi trong nhà tắm hơi để cơ thể có thể loại bỏ chất độc thông qua đổ mồ hôi. 9. Chải khô da để loại bỏ độc tố qua lỗ chân lông. 10. Điều quan trọng nhất để thải độc là gì? Là tập thể dục. Yoga hoặc nhảy dây đều tốt. Một giờ mỗi ngày. Cũng có thể tập khí công và nhiều bài tập khác có ích cho sức khỏe. Theo y tế gia đình
  2. Mất ngủ là chứng bệnh phổ biến. Mất ngủ khiến chúng ta mệt mỏi, làm việc uể oải và đưa ra những quyết định sai lầm. Những số liệu thống kê cho biết, trung bình có 65% người lớn thuờng xuyên bị mất ngủ, gây hiệu quả nghiêm trọng cho đời sống hàng ngày và cho sức khỏe như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường típ 2, thậm chí ung thư. Nếu mất ngủ từ 17 đến 19 giờ/ngày, bộ não của chúng ta hoạt động giống như trong máu có nồng độ cồn 0,5g/l, trên mức cho phép. Hơn nữa, không thể tích lũy giấc ngủ, cho nên chuyện “ngủ bù” 12 tiếng/ngày trong hai ngày cuối tuần chẳng có ích lợi gì. Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu do lối sống: di chuyển quá nhiều, cuối ngày quá tất bật, ngồi lâu trước màn hình TV, máy tính, điện thoại di động. Vậy làm thế nào để tránh mất ngủ? Chuyên gia Mỹ Deborah Jacobs đưa ra 12 quy tắc sau đây: 1. Sinh hoạt kiểu nhà binh Tối nào cũng vậy, đi ngủ đúng giờ và sáng thức dậy cũng đúng giờ. Ngày nào cũng vậy, bất kể ngày nghỉ hay ngày làm việc. Tuyệt đối không phá lệ. 2. Ngủ một lèo Trừ phi có bệnh liên quan đến giấc ngủ, ngủ một lèo 7-8 tiếng là tốt nhất. Theo các nghiên cứu mới nhất, ngủ gián đoạn có hại cho trí nhớ và óc sáng tạo. Nó cũng làm cho ta ngủ gà ngủ gật ban ngày. Ngủ một mạch 6 tiếng tốt hơn ngủ đủ 8 tiếng nhưng không liên tục. 3. Không được “thiếu nợ” Nếu hôm nay ngủ chưa đủ 8 tiếng, hôm sau lập tức đi ngủ sớm hơn thường lệ. Bạn cũng có thể tranh thủ ngủ trưa nhưng chớ ngủ lâu, khoảng 20 phút là vừa. Đừng “khất nợ” đến cuối tuần ngủ bù. 4. Không uống cà phê sau 14 giờ Không uống cà phê hay thức uống có cafein sau 14 giờ bởi vì nó có tác dụng đến 6 giờ sau khi uống. Ví dụ, uống cà phê lúc 16 giờ, nó sẽ “phê” đến 22 giờ. Suy nghĩ cho rằng cà phê chỉ có tác dụng nửa giờ là rất sai lầm. Không nên uống rượu bia 3 giờ trước khi lên giường. Uống rượu có thể giúp bạn ngủ mau hơn bình thường nhưng giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Cứ 90 phút, bạn sẽ bị đánh thức dậy. 6. Chỉ tập thể dục buổi sáng Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng lại kỵ giấc ngủ. Vì vậy, chỉ nên tập thể dục buổi sáng hoặc trước giờ ngủ ít nhất ba tiếng. Tập thể dục dù cho nhẹ nhàng như yoga cũng làm tăng thân nhiệt 6 tiếng sau khi tập, không tốt cho giấc ngủ. 7. Phòng ngủ phải mát mẻ Bộ não chúng ta có đầy đủ ôxy giấc ngủ mới tốt. Do đó, phòng ngủ cần phải thoáng mát, không nóng cũng không lạnh quá. 8. Ánh sáng êm dịu Nên tránh để đèn sáng trong phòng ngủ. Ánh sáng chói chang sẽ làm cho bạn khó dỗ giấc ngủ. 9. Không nhìn màn hình điện tử Không đụng đến máy vi tính, iPad, TV hay điện thoại đi động. Chúng kích thích não bộ chúng ta, gây mất ngủ. 10. Nên đọc sách Trước khi ngủ, nên đọc sách giải trí, nhưng tránh đọc sách điện tử và không đọc tài liệu công việc. Chỉ nên đọc tối đa 30 phút trước khi đi ngủ. 11. Cần sự yên tĩnh Không nên cho con trẻ hay thú cưng vào phòng ngủ của bạn. 12. Cần “mồi” giấc ngủ Cơ thể chúng ta cần được báo trước việc sắp đi ngủ. Vì vậy, tốt nhất nên tắm nước ấm, ăn nhẹ trước khi ngủ.