-
Số nội dung
572 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Châu
-
Thứ hai, 17/6/2013, 15:18 GMT+7 Sân bay quân sự Syria rung chuyển vì nổ bom Khu vực quanh một sân bay quan trọng ở ngoại ô phía tây của Damascus hôm qua bị rung chuyển bởi một vụ đánh bom lớn. Một vụ tấn công bằng bom xe ở trung tâm Damascus. Ảnh: AFP Truyền hình quốc gia Syria đưa tin, vụ nổ xuất phát từ "một âm mưu khủng bố nhằm vào sân bay quân sự Mezzeh". Theo BBC, đây là căn cứ chiến lược quan trọng và đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển các trang thiết bị quân sự của chính phủ.Sân bay được sử dụng bởi các lực lượng Không quân, Lực lượng đặc biệt và lực lượng Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của Syria, và cũng là sân bay riêng của gia đình Tổng thống Bashar al-Assad. Các báo cáo chưa được xác nhận cho hay, có khoảng 20 binh sĩ đã thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ nổ. Các nhà hoạt động mô tả có một ngọn khói lớn bốc lên từ bên trong sân bay và các xe cứu thương được điều động đến hiện trường. Nhóm Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), có trụ sở tại Anh, cho hay một quả bom xe đã phát nổ tại một chốt quân sự gần Mezzeh. Mezzeh là vùng đệm quan trọng giữa vùng ngoại ô tây nam, nơi phần lớn nằm trong tay phe đối lập, và trung tâm thủ đô Damascus, bao gồm dinh tổng thống. Trong những tuần gần đây, lực lượng chính phủ đã đẩy các phiến quân khỏi nhiều vùng ngoại ô bao quanh thành phố. Hồi tháng 4, truyền hình quốc gia từng đưa tin Thủ tướng Wael al-Hal sống sót trong một vụ đánh bom tương tự tại cùng khu vực này. Liên Hợp Quốc cuối tuần trước thông báo số người chết trong cuộc nội chiến ở Syria là vào khoảng 93.000 người, nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Anh Ngọc
-
Lửa thiêu rụi nhà nửa đêm, bé 8 tuổi tử nạn Hỏa hoạn bất ngờ xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà gỗ diện tích khoảng 40m2. Bé 8 tuổi bị mắc kẹt bên trong đã bị ngọn lửa thiêu chết. Hiện trường vụ hỏa hoạn. Vụ cháy xảy ra tại gia đình ông Ha K’Rá, ở tại thôn Ninh Thiện, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, vào khoảng 22h30 đêm 15/6. Theo thông tin từ các nhân chứng, thời điểm ngọn lửa bùng phát, trong gia đình ông Ha K’Rá, gồm có tất cả 9 người đang ngủ. Ít phút sau khi bùng phát, ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ phía trên căn nhà gỗ khoảng 40m2 của gia đình ông Ha K’Rá. Đang ngủ thì phát hiện lửa cháy hừng hực, mọi người trong gia đình nạn nhân bàng hoàng tỉnh giấc, la hét kêu cứu thất thanh. Sau khi đánh thức các con của mình dậy, vợ chồng ông K’Rá chỉ kịp bế lấy cháu Sa Ly chạy thoát ra sân nhà rồi hô hoán người dân địa phương cứu giúp. Ngay sau đó, bé Sa Ly lập tức được đưa đi cấp cứu vì bị lửa gây bỏng nặng. Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường. Vừa mới bế con thoát được ra ngoài, chưa kịp định thần, ông Ha K’Rá hoảng hốt khi phát hiện vẫn còn thiếu bé K’Lý Hải (8 tuổi). Lúc này bé Ha K’Lý Hải bị mắc kẹt bên trong, mà ngọn lửa mỗi lúc một bốc cao ngùn ngụt, khó tiếp cận. Liều mạng băng lửa chạy vào nhà nhưng ông K’Rá vẫn không tìm thấy bé K’Lý Hải. Chỉ khi ngọn lửa đã thiêu rụi căn nhà, thi thể em K’Lý Hải được phát hiện ở ngay cánh cửa ra vào. Hiện trường sau vụ hỏa hoạn là toàn bộ căn nhà gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn; toàn bộ đồ đạc, trang thiết bị trong căn nhà cũng bị “bà hỏa” nướng thành tro. Người dân địa phương chưa hết bàng hoàng sau vụ cháy thương tâm. Nhận được thông tin, sáng 16/6, cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra. Ngay sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn thương tâm, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường, bước đầu thăm hỏi, hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ. Viết Hảo
-
Những bài thuốc hay từ trái khổ qua Trên lâm sàng, khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử (say nóng), ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít... Khổ qua (mướp đắng) - Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị. Điều trị tăng huyết áp: khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng. Điều trị choáng váng, tăng huyết áp: khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng. Điều trị xơ vữa động mạch: khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng. Điều trị cao mỡ máu: khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần. Điều trị phiền nhiệt miệng khát: người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng. Điều trị nhiệt độc tả lỵ: dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 - 4 lần. Điều trị vị khí thống: khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm. Điều trị cảm cúm: ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng. Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ. Điều trị trẻ tiêu chảy: dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Điều trị trẻ em kiết lỵ: khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 - 2 lần. Điều trị trẻ nôn ói: rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng. Điều trị đại tiện ra máu: rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Điều trị đinh nhọt đau không chịu được: lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g. Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ: khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần. Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ. Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén. Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều. Điều trị rết cắn: lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ. Điều trị hôi miệng: khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi. Điều trị suy giảm chức năng tình dục, di tinh, xuất tinh sớm: khổ qua tươi 2 quả, thịt heo nạc 200g, nấm hương ngâm nước 30g, tôm khô 20g, hành hoa, muối, bột bắp, nước tương với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi, thịt heo nạc, nấm hương ngâm nước, tôm khô mỗi thứ lần lượt rửa sạch, khổ qua thái khoanh, từng khoanh móc bỏ ruột, sử dụng sau. Hành hoa, tôm khô băm nhuyễn, cùng trộn vào thịt heo, thêm nước tương, muối và một ít nước, trộn đều bằng lực đồng tâm, cho dính, lại thêm bột bắp trộn vào, làm nhân, lần lượt dồn vào từng khoanh khổ qua. Khổ quả dồn thịt đặt vào khay, cho vào lò hấp chín trong 20 phút thì dùng. Điều trị béo phì thể nhẹ: khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng. Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ: khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều. Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói. Điều trị sưng tuyến mang tai: khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng. Điều trị loãng xương: khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng. Theo giaoduc.net
-
Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường Khổ qua, còn gọi là mướp đắng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Khổ qua rừng Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau: - Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường... - Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. - Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Trong khi đó, khổ qua rừng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi... Dân gian từ lâu đã lấy lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai. Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết. Khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe. Gần đây, ở một số nơi, người ta đem khổ qua rừng về đồng bằng trồng thành sản phẩm thương mại như một loại sau sạch tự nhiên. Khổ qua rừng rất dễ trồng, lấy hạt về gieo tự nhiên, có nước là cây lên rất tốt. Đọt khổ qua rừng đã thành món đặc sản ở các nhà hàng. Người ta có thể chế biến lẩu cá chép, mè, diêu hồng, tôm nấu đọt khổ qua rừng. Riêng cá rô đồng nấu với đọt khổ qua rừng là món nên thuốc đặc biệt. Các món nấu với đọt khổ qua rừng có vị đắng, ban đầu hơi khó ăn nhưng dùng quen cảm thấy ngon tuyệt. Hiện nay, chợ cũ Long Khánh, tỉnh Đồng Nai mỗi sáng đều có nhiều người bán đọt khổ qua rừng với giá hơn 15.000 đồng/kg, trong khi mỗi bó rau muống chỉ khoảng 2.000 đồng, đủ thấy “danh tiếng” của vị thuốc khổ qua rừng. Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ. Bác sĩ Hoàng Hà
-
Kỳ lạ những lời tiên tri đúng 100% của vĩ nhân Việt Thông qua những câu sấm truyền, nhiều bậc vĩ nhân của lịch sử VN đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ. Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai. Lời sấm truyền linh ứng sau 200 năm của ông về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau: Pháp khí xuất hiện Tính Lý hưng long Tam phẩm thành công Dịch ra tiếng Việt: Hiện ra pháp khí Mười khẩu chuông đồng Họ Lý hưng long Ba phẩm thành công Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”. Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt. Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh (968 – 980) cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974: Đỗ Thích giết hai Đinh Nhà Lê sinh thánh minh 6 năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống. Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý Thiền sư La Quý (852 – 936) là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ: Đại sơn long đầu khỉ Thập bát tử định thiền Miên thọ hiện long hình Thổ kê thử nguyệt nội Định kiên nhật xuất thanh Dịch là: Đại sơn đầu rồng ngửng Đuôi cù ẩn Châu minh Thập bát tử định thành Bông gạo hiện long hình Thỏ gà trong tháng chuột Nhất định thấy trời lên Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh". Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009. Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri. Tượng thiền sư Vạn Hạnh. Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau: Thọ căn diễu diễu Mộc biểu thanh thanh Hoa đào mộc lạc Thập bát tử thành Đông a nhập địa Dị mộc tái sanh Chấn cung kiến nhật Đoài cung ẩn tinh Lục thất niên gian Thiên hạ thái bình Dịch là: Gốc cây thăm thẳm Ngọn cây xanh xanh Cây hoa đào rụng Mười tám hạt thành Cành đông xuống đất Cành khác lại sanh Đông mặt trời mọc Tây sao ẩn hình Sáu bảy năm nữa Thiên hạ thái bình Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu. Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền. Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi. Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên… Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê. Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu "Miên thọ hiện long hình" (Bông gạo hiện long hình), câu thứ 4 trong bài kệ năm 936 của ông. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tiên tri số một Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông cũng được coi là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam với nhiều câu sấm được để lại và tập hợp trong Sấm Trạng Trình. Tác phẩm này đưa ra những lời tiên tri trong chiều dài nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn được tìm hiểu và luận giải. Tượng đài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20, theo các nhà nghiên cứu đã được Sấm Trạng Trình dự báo trước đó 5 thế kỷ. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu: Đầu Thu gà gáy xôn xao Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người. Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hang vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tiên tri trong câu: Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết Hoa tàn Trực đáo Dương đầu Mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An Câu 1, “cửu cửu” bằng 81 năm, khoảng thời gian từ khi triều đình Huế ký vào văn bản Hòa ước đầu hàng thực dân Pháp cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, theo “càn khôn dĩ định” hay quy luật đất trời. Câu 2, “thanh minh thời tiết” là thời điểm tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rơi vào tháng 3 Âm lịch, “hoa tàn” là sự thất bại của người Pháp (thời Nguyễn Bỉnh Khiêm thượng gọi ngoại quốc là Hoa Lang”. Câu 3, “trực đáo” là thẳng tiến, “dương đầu” là đầu năm con dê 1955, “mã vĩ”, là cuối năm con ngựa 1954. Câu 4, toàn câu có nghĩa rất rõ ràng: tám vạn quân Cụ Hồ tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tên gọi cũ là Tràng An). Ngoài các sự kiện lịch sử, thời khắc “trở lại” của Trạng Trình cũng được ông ghi rõ trong câu sấm truyền: Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi Sông Hàn nối lại thì tôi lại về Đúng như lời sấm, vào năm 1991, tròn 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thuỷ lợi. Cùng lúc ấy có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của ông sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng Trình được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của ông được tổ chức long trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám… Hoàng Phương
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Cách cổ truyền trị viêm mũi Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, cộng với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi dễ khiến chúng ta bị viêm mũi. Dưới đây là một số cách cổ truyền, dân gian theo hướng dẫn của lương y Như Tá dùng trị viêm mũi do thời tiết. - Nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng. Hành ta / Thảo quyết minh / Bạch chỉ - Ảnh: H.Mai - Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi. - Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên. - Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày. - Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần. - Một số trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày. - Khi bị viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường, có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày. - Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy. Hạ MaI
-
Xe chở công nhân gây tai nạn liên hoàn Thứ Sáu, 14/06/2013 14:26 (NLĐO) - Hơn 100 công nhân trên 3 xe khách hoảng hồn khi 1 trong 3 chiếc mất lái tông vào hai xe còn lại. Vụ tai nạn xảy ra vào 6 giờ 30 ngày 14-6, trên Tỉnh Lộ 10 (đoạn gần cầu Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân – TPHCM). Đầu, đuôi xe khách bể, móp sau tai nạn Xe khách loại 50 chỗ BKS 51LD-5370 chở đầy công nhân từ Long An lên TP HCM làm việc, lưu thông trên Tỉnh lộ 10 hướng từ huyện Bình Chánh về quận Bình Tân với tốc độ khá nhanh. Khi đến địa điểm trên, xe mất lái tông mạnh vào xe khách cùng loại BKS 53S-4158 lưu thông phía trước. Lực tông mạnh khiến xe khách này lao tới tông tiếp vào 1 xe khác cũng chở công nhân. Vụ tai nạn gây cản trở giao thông Rất may, hơn 100 công nhân trên 3 xe khách không ai bị thương nhưng cũng một phen hoảng loạn.Tại hiện trường, phần đầu và đuôi của ba xe khách bị hư hỏng, móp méo. Vụ tai nạn xảy ra vào giờ cao điểm gây kẹt xe nghiêm trọng tại khu vực này. Anh Nguyễn Tín Lập, một người dân sống tại đây, bức xúc: “Xe khách chở công nhân lưu thông trên Tỉnh lộ 10 chạy từng đoàn và phóng rất nhanh, luôn là nỗi khiếp sợ của bà con nơi đây”. Tin-ảnh: X. Danh - N. Sỹ
-
Độc đáo thành cổ đầu tiên xây hình lục giác ở VN Theo GS, TS Ðỗ Văn Ninh, tác giả cuốn "Thành cổ Việt Nam", Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của VN được xây dựng theo đồ án hình lục giác. Cột cờ Bắc Ninh và kho vũ khí. Thành cổ Bắc Ninh, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805 thời Vua Gia Long, triều Nguyễn, trên địa phận các làng Ðỗ Xá, huyện Võ Giàng, Hòa Ðình (Tiên Du) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An, TP.Bắc Ninh). Trấn lỵ của trấn Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc huyện Võ Giàng. Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời trấn lỵ cũ đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du. Thành Bắc Ninh trên bưu ảnh Pháp. Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành xây tại chỗ giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá (huyện Võ Giàng), Khúc Toại (huyện Yên Phong) và Lỗi Đình (huyện Tiên Du). Cổng thành Bắc Ninh ngày nay. Trước khi Pháp chiếm, tỉnh lỵ của Bắc Ninh mới chỉ là một dãy phố trải dọc theo con đường trạm đá khoảng 1500 m, chủ yếu là hơn 1500 người Hoa trú ngụ, còn quan lại và chính quyền đóng trong thành. Năm 1892, tám năm sau khi Pháp chiếm Bắc Ninh, nhà thờ lớn của Tòa giám mục dòng Dominicain được xây dựng ở Bắc Ninh, kiến trúc đẹp và hoành tráng vẫn còn giữ đến ngày nay. Thành cổ Bắc Ninh. Thành Bắc Ninh được xây dựng theo đồ án “hình sáu cạnh”. Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, thì thành chu vi 532 trượng 3 thước 2 tấc. Tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Thành có 4 cửa mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Ở sáu góc thành đều có pháo đài nhô ra ngoài, theo kiểu dáng điển hình Vauban. Đây rõ ràng là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm nhiều của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh. Theo GS, TS Ðỗ Văn Ninh, tác giả cuốn sách "Thành cổ Việt Nam", Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác. Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Thành có diện tích 545.000 m², tường cao 9 thước đắp bằng đất đá, sau thành bằng gạch đá, chu vi dài hơn 532 trượng, chung quanh có hào nước sâu bao bọc. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng, Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của tòa thành này, ngày 16/5/1925, toàn quyền Ðông Dương đã ký quyết định xếp hạng di tích Thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Trải qua nhiều năm, đặc biệt là qua một số trận đánh, tòa thành đã bị hủy hoại nhiều. Nơi đây là chiến trường của trận đánh tới 27.000 quân Pháp với quân Thanh và quân Việt năm 1884. Ngày 16 tháng 12 năm 1883, quân Pháp đánh chiếm được thành Sơn Tây. Hai ngày sau (18 tháng 12) ở Paris, nghị viện Pháp đã phấn khởi gửi thêm 7.000 quân, cấp 17 triệu quan và còn cho vay thêm 3 triệu nữa, để hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ ở Việt Nam. Giữa năm 1882 quân đội Mãn Thanh cũng tràn đến Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ. Giữa Pháp và Trung Hoa xảy ra việc điều đình, nên mặc dù vẫn gửi viện binh, nhưng chính phủ Pháp đã chỉ thị cho Tổng tư lệnh ở Bắc Kỳ là chỉ được đánh chiếm thêm Bắc Ninh và Hưng Hóa mà thôi, vì nếu đánh lên nữa sẽ đụng độ với quân Thanh, không có lợi cho việc nghị hòa trên. Súng đạn và vũ khí quân Cờ đen bỏ lại, bị Pháp thu giữ. Thành Bắc Ninh là một căn cứ tập trung khá đông quân đội Việt và quân đội Thanh. Nhưng trước sự thất bại vừa rồi của thành Sơn Tây, Tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản đã nao núng, nên ông đã cho rút quân ra khỏi thành về đóng ở huyện Tiên Du. Cho nên lúc bấy giờ ở ngoại vi thành chỉ có tướng nhà Thanh là Triệu Ốc trấn giữ, ở trong thành chỉ có Bố chính Nguyễn Tu, Án sát Nguyễn Ngọc Trân cùng 10.000 quân Thanh do Thống lĩnh Hoàng Quế Lan chỉ huy. Một đoạn tường thành Bắc Ninh bị sứt mẻ sau đợt tấn công của quân Pháp. Còn bên quân Pháp có cả thảy 16.300 quân, 55 khẩu đại bác và 6 tàu chiến. Đặc biệt, là lần này có thêm một công cụ mới để điều tra quan sát trận địa đó là chiếc khí cầu. Cuộc chiến đã diễn ra từ ngày 7 - 12/3/1884. Kết thúc trận đánh chiếm, theo Thomazi (1934) thì con số thiệt hại của đôi bên như sau: Bên quân Thanh: 100 chết và 400 bị thương. Bên quân Pháp: 9 chết và 39 bị thương. Sơ đồ thành Bắc Ninh vẽ năm 1909. Nhưng theo Trần Trọng Kim, thì quân Pháp có 8 người chết và 40 bị thương. Phạm Văn Sơn, trong Việt sử tân biên, ghi tương tự, nhưng còn cho biết thêm là trên đường tháo chạy về Thái Nguyên (vì Pháp đã cho chặn đường về Lạng Sơn), quân Thanh đã bỏ lại nhiều súng ống, đạn dược và hàng trăm khẩu đại bác. Cổng Bắc thành sau đợt tấn công của quân Pháp. Cho đến nay ngôi Thành này vẫn chưa hề được tu bổ, tôn tạo, ngược lại còn bị chiến tranh, mưa tuôn nắng dội, sự xâm lấn của con người đã làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của Thành cổ Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, hai khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20 m. Cổng chính thành Bắc Ninh trên bưu ảnh Pháp. Một đoạn công sự do quân Cờ đen đắp năm 1884 để chống lại quân Pháp. Hào nước phía bên ngoài pháo đài. Theo Người Đưa Tin
-
Tàu hỏa đâm nhau ở Argentina, nhiều thương vong Truyền thông Argentina cho hay hàng chục người đã bị thương khi một đoàn tàu chở khách đâm vào một chiếc tàu khác đang đỗ gần ga Castelar, cách thủ đô Buenos Aires 30km về phía Tây. Hiện trường hai tàu hỏa đâm nhau ở Buenos Aires. Theo đài truyền hình quốc gia, tai nạn xảy ra lúc 7 giờ 30 sáng 13/6 (giờ địa phương). Hiện các nhân viên cứu hộ và lực lượng tình nguyện đã có mặt tại hiện trường để trợ giúp người bị thương đang bị mắc kẹt trong tàu khách. Hàng chục xe cứu thương đã được điều đến hiện trường. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra. Trước đó, tháng 2/2011, một vụ tai nạn đường sắt thảm khốc cũng đã xảy ra tại tuyến đường sắt Sarmiento, Argentina khiến 51 người thiệt mạng và khoảng 700 người khác bị thương./. (TTXVN)
-
Mỹ: Nổ nhà máy, xả súng điên cuồng Thứ Sáu, 14/06/2013 08:20 (NLĐO)- Ít nhất 1 người thiệt mạng và 73 người bị thương trong vụ nổ tại nhà máy hóa chất Williams Olefins ở thị trấn Geismar, phía Bắc thành phố New Orleans, bang Louisiana (Mỹ) hôm 13-6, CNN đưa tin. Hiện trường vụ nổ nhà máy hóa chất ở Geismar. Ảnh: Reuters Phát biểu tại buổi họp báo sau khi vụ nổ xảy ra, Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal cho biết khoảng 8 giờ 30 phút, theo giờ địa phương, lực lượng cứu hộ được gọi tới hiện trường vụ nổ ở nhà máy hóa chất Williams Olefins. Sau tiếng nổ lớn, nhà máy bắt đầu bốc cháy dữ dội. Những hình ảnh thu được từ hiện trường cho thấy nhiều cột khói bốc lên ngùn ngùn. Các nhân chứng mô tả hiện trường giống như “một quả cầu lửa lơ lửng trong không khí”, theo Times-Picayune. Hơn 300 công nhân trong nhà máy đã được sơ tán tới nơi trú ẩn an toàn. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn. Cùng ngày, tại thành phố St. Louis thuộc tiểu bang Missouri, xảy ra một vụ xả súng điện cuồng tại trụ sở Quĩ hỗ trợ doanh nghiệp Cherokee khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 2 đàn ông và 2 phụ nữ. Theo phát ngôn viên Sở Cảnh sát St. Louis, Schron Jackson, cảnh sát đã tìm thấy một khẩu súng tại hiện trường. Đỗ Quyên (Theo CNN)
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Món ăn, bài thuốc giúp nhuận tràng từ cây khoai sọ Ngoài là món ăn bổ dưỡng, theo Đông y, khoai sọ có tính bình, tác dụng vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng giúp tiêu viêm, giảm sưng đau và nhuận tràng... Khoai sọ được trồng và sử dụng làm thực phẩm ít hơn khoai lang, khoai tây, nhưng lại có tác dụng chữa bệnh phổ biến hơn. Củ khoai sọ chứa 26,5% glucid, 1,8% prôtêin, 0,1% lipid, 64mg% Ca, 75mg% P, 1,5%mg Fe, 0,02mg% carqten và các vitamin B1, B2, C, PP. Về mặt thuốc, khoai sọ có vị ngọt, hơi the, tính bình, có tác dụng điều hòa nội tạng, an thần, giải độc, làm se. Ăn khoai sọ thường xuyên sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, vì hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác. * Công dụng của khoai sọ 1. Giúp nhuận tràng, chống táo bón Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt. Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc. 2. Chống suy nhược cơ thể Nhu cầu năng lượng từ gluxit đưa vào cơ thể một ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Chính thành phần có chứa nhiều gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể... Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi. 3.Hỗ trợ viêm thận Lượng chất xơ có trong khoai sọ không quá nhiều, mà còn chứa photpho, vitamin sẽ là điều kiện tốt cho người bị viêm thận. Có thể dùng bình thường như nấu canh thịt, rau muống, nhưng nên cho gia vị nhạt hơn người bình thường. Bạn cũng có thể dùng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, cho thêm ít đường có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính. 4. Giúp tiêu khát Mùa hè hoặc thời điểm giao mùa chúng ta luôn cảm thấy khát, cơ thể luôn cần một lượng nước lớn hơn bình thường. Bạn có thể dùng khoai sọ nấu cua cùng rau muống giúp tiêu khát, tăng cường sức khoẻ trước thời tiết khó chịu. * Một số món ăn, bài thuốc có sử dụng khoai sọ 1. Cháo bổ tỳ Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hoá), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo. Canh khoai sọ thịt lợn: Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh. 2. Bồi dưỡng sau khi bị bệnh Dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc... làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát. Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250g (gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi mắc bệnh nặng. 3. Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lị ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu chỉ có mủ thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g sắc nước uống thay trà trong ngày. 4. Chữa viêm thận mạn tính Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30g, ngày uống 2 lần. Hoặc: Khoai sọ 60 g (rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ), gạo tẻ 50-100 g nấu cháo, khi ăn thêm đường đỏ cho đủ ngọt. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa cả đau dạ dày. 5. Gân cốt đau nhức, sưng tấy Khoai sọ, gừng tươi - hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần. 6. Chữa tràng nhạc Khoai sọ khô bỏ vỏ, thái nhỏ, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 20-30 g bột khoai sọ, gạo tẻ 50-100 g, nấu cháo ăn liên tục đến khi khỏi. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, trẻ nhỏ thường ăn loại cháo bột khoai sọ này ít bị ghẻ lở, mụn nhọt. 7. Chữa chín mé (đầu ngón tay, ngón chân sưng tấy, đau kịch liệt) Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt. Chú ý: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ. 8. Bị rắn cắn, sâu cắn, ong đốt Lấy lá hoặc thân khoai sọ xát hoặc giã nát đắp vào chỗ bị thương. Nếu bị ong nghệ đốt, ăn ngay khoai sọ sống, đến khi cảm thấy khoai có mùi tanh và lưỡi tê thì thôi. Ngoài ra, sử dụng hoai sọ giã nhỏ trộn dầu vừng có thể chữa bỏng. Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông nem, lá gai, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày chữa tâm phiền ở phụ nữ có mang; thai động không yên. Lá khoai sọ (30g), củ cà rốt (30g), tỏi (vài nhánh), thái nhỏ, sắc uống chữa tiêu chảy, kiết lỵ. T.Phạm Theo giaoduc.net
-
"Trùng tang” những bí ẩn và hóa giải Xưa nay dân gian vẫn truyền tai nếu người nào đó chết đúng vào giờ trùng (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì sẽ “mang theo” hàng loạt những người thân thích trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Nhiều người khẳng định nguồn cơn của thảm họa này là do âm binh nổi loạn, tuy nhiên khi giải thích dựa trên các luận cứ khoa học, “thảm họa” này hoàn toàn có thể kiểm soát được. Có những cái chết đến đột ngột và liên tiếp trong một gia đình, dòng tộc khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ và gọi đó là thảm họa “trùng tang”. Dân gian truyền tụng, cách duy nhất để hóa giải là phải “nhốt trùng”. Vẫn có không ít người cho rằng "trùng tang" là một hiện tượng bí ẩn có thật trong đời sống và gia đình nào không may mắc phải thảm hoạ này thì chỉ còn nước cậy nhờ các pháp sư cao tay. Tuy nhiên khi nhìn nhận dưới góc độ khoa học, bức màn này đang dần được hé mở. Những cái chết bí ẩn Nói về hiện tượng “trùng tang”, nhiều người thừa nhận đây hoàn toàn là câu chuyện có thật. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng chứng kiến nhà có nhân đinh đông đúc đến 5-6 người nhưng chỉ vài ba năm lại phải chịu cảnh tuyệt tự. Bản thân là một cán bộ công chức tại tỉnh Thái Nguyên, chưa khi nào anh Thành tin vào chuyện cúng bái, lễ lạt nhưng rồi mọi nếp nghĩ đã thay đổi sau khi anh chứng kiến những cái chết li kì ngay trong chính gia đình mình. Ông nội anh sinh năm Mậu Thìn 1928, mất năm 2001 vì ung thư gan vào đúng giờ Tỵ, ngày Tỵ, tháng Tỵ. 2 năm sau đó, bà nội anh đột nhiên ốm nặng. Khi biết bà khó qua khỏi, gia đình vội vã lo cải táng cho ông nhưng khi chưa cắt tang xong thì sáng cùng ngày bà đã mất. Kế đó, khi chưa qua 100 ngày bà mất thì anh trai cả anh Thành không may bị điện giật qua đời ở tuổi 52. Quá lo sợ vì những người thân thích đột ngột ra đi liên tiếp, vợ chồng anh Thành đã phải đánh xe xuống tận Hà Nội xem bói theo lời giới thiệu của người quen và được thầy phán là "trùng tang", cần phải làm lễ hóa giải mới mong thoát tai ương. Trường hợp của gia đình anh Hải (Thái Thuy, Thái Bình) còn thương tâm hơn. Anh cho biết ông nội anh mất từ khi anh chưa ra đời, đến cuối năm 1997 bà nội mất. Năm 1998 liên tiếp mẹ anh, bố anh rồi bà ngoại mất trong vòng chưa đầy 80 ngày. Mộ cũ chưa xanh cỏ, mộ mới lại đắp lên, gia đình lo lắng, hoảng hốt đến mất ăn mất ngủ. Vợ anh đêm nào cũng nằm mơ các cụ quay về dọa bắt tiếp con cháu. Bạn bè mách nước, gia đình anh phải đi đón pháp sư tận Bắc Ninh về trấn bùa. Theo giải thích, “trùng” chỉ bắt những người cùng huyết thống, không bắt những người có quan hệ dâu, rể. Những gia đình bị trùng tang, cách duy nhất để hóa giải là phải “gửi vong” lên chùa Hàm Long (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh). Đồn đoán về nơi đệ nhất giữ vong Theo khuyên nhủ của nhiều bậc cao niên, khi nhà có người chết trùng, phải lập tức gửi người đó lên chùa. Nếu trùng nhẹ có thể gửi lên một ngôi chùa gần nhà, hàng ngày các nhà sư sẽ đọc kinh niệm phật để vong hồn siêu thoát. Còn nếu trùng nặng, bắt buộc phải gửi vào chùa Hàm Long – được đồn đoán là trung tâm “nhốt trùng” lớn nhất cả nước. Chùa Hàm Long – nơi được lưu truyền là đệ nhất giữ trùng (Ảnh: thientam.vn) Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Từ xưa các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn trùng rất huyền bí nhưng hiệu quả. Nơi đây hiện còn lưu giữ những bộ ván khắc in phù giải trùng tang liên táng từ hàng trăm năm. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều các sư ở đây phải nấu một nồi cháo thật to để cúng thí thực cho trùng và vong bị nhốt. Người dân còn kể lại bữa nào quên là y như rằng gà vịt, chó của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt không rõ nguyên nhân. Thông thường sau khi đưa di ảnh của người quá cố lên chùa gia đình sẽ được phát lá bùa đeo giữ trong suốt 3 năm. Bùa này có một mặt là chữ nho, một mặt là hình phật bà quan âm. Sau khi gửi vong, gia đình sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách kiêng kị. Theo đó bắt buộc ở nhà không được lập bàn thờ cúng người đã chết kể cả ngày giỗ, Tết. Vì có hương là có hồn, chỉ cần đọc tên người đã khuất, coi như là chìa khóa mở ngục để vong thoát ra ngoài. Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là vong đã biết trước và không đi theo. Do vậy tuyệt đối không được bàn chuyện tiễn vong lên chùa ở nhà có người khuất. Sau 3 năm, gia đình mới được thờ cúng lại bình thường. Dân gian đồn đoán mỗi năm nhà chùa tiếp nhận hàng trăm vong từ khắp mọi nơi. Có người tận Cà Mau, Bạc Liêu cũng đáp máy bay gấp rút ra gửi vong, nhốt trùng. Dân gian bày cách chống trùng Từ quan niệm “trùng tang” có thật, dân gian đã nghĩ ra nhiều cách để hoá giải dù chưa thật rõ bản chất của hiện tượng này là gì. Theo kinh nghiệm, sau khi tính toán, phát hiện ra người chết phạm vào giờ trùng thì ngay lập tức phải áp dụng các phương pháp “điều trị”. Trong đó ưu tiên việc gửi vong lên chùa để “nhốt trùng”. Những ngôi chùa được chọn phải là chùa có uy tín trong việc giữ vong. Tuy nhiên theo đánh giá, cách này tuy hiệu quả nhưng lại rất nguy hiểm. Nếu “công lực” của người trấn yểm không cao, thì khi người đó chết đi, trùng sẽ thoát ngục ra ngoài, gây ảnh hưởng nặng cho bản thân người đến cậy nhờ và cả gia đình của người trấn yểm. Do vậy, phương pháp tốt nhất là sử dụng các bài thuốc trấn trùng với các vị như thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào túi rồi yểm trong quan tài. Hoặc có thể dùng các bộ linh phù để trấn bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, giữa rốn, hoặc lót dưới quan tài… Cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp giữa Sớ, Phù Bắc Tông và Kỳ nam để xông vào mộ và người sống, để cầu siêu, giải thoát cho trùng, biến từ âm binh thành thiên binh… Nhiều "thầy" đã lợi dụng "trùng tang" để kiếm chác bằng cách "vẽ" ra nhiều phương pháp để hóa giải (Ảnh minh họa) Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải… Dù vậy, đây chỉ là những phương pháp hoá giải đầy huyền bí, không có cơ sở và thiếu tính thuyết phục. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên Cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về bản chất của hiện tượng “trùng tang”. Ngay đến một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng không muốn đưa ra bất kỳ phát biểu nào xung quanh hiện tượng này. Chúng tôi tìm đến Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường – tác giả của nhiều cuốn sách, lý giải các hiện trường dị thường trong đời sống dưới góc nhìn khoa học để mong tìm được lời giải đáp thoả đáng. Đứng trên quan điểm khoa học, TS. Đỗ Kiên Cường cho rằng “trùng tang” chỉ đơn giải là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này phát biểu đơn giản là: Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra. TS. Đỗ Kiên Cường cho biết nhà toán học Littlewood từng chỉ ra, một hiện tượng được xem là hiếm gặp đến mức ngạc nhiên khi có xác suất 1/1.000.000. Chẳng hạn trúng xổ số giải độc đắc khi quay với 6 số chính là một hiện tượng đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên nếu xổ số được quay hàng ngày, với dân số trên 80 triệu người như nước ta hiện nay, hiện tượng được xem là hiếm gặp đến mức gây ngạc nhiên đó cũng xảy ra 80 lần/ngày, tức là gần 30.000 lần/năm trên toàn Việt Nam. Ngay cả khi nó chỉ xảy ra hàng tháng, kết quả cũng là 1.000 lần/năm. Còn với 7 tỷ người trên toàn hành tinh, cái sự kiện “hiếm gặp” đó sẽ xảy ra như cơm bữa. Cũng tương tự như vậy, với dân số trên 80 triệu người, và khoảng thời gian dài tới 1.000 ngày (3 năm) thì theo luật số lớn, hiện tượng “trùng tang” xảy ra đủ nhiều để khiến không ít gia đình khiếp sợ. Để hóa giải “trùng tang”, TS. Đỗ Kiên Cường cho rằng yếu tố tâm lý là nhân tố quyết định. Trên thực tế, sự cầu cúng, “nhốt vong”…mà nhiều gia đình thực hiện thực chất chỉ là hoạt động trấn an, khiến những người đang hoảng sợ sẽ tĩnh tâm trở lại, bình tĩnh hơn trong mọi tình huống. Và khi đã thư thái trở lại, tâm lý thoải mái, diễn tiến của các căn bệnh có thể gây tử vong cũng có chiều hướng tốt hơn (yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tới khoảng 9- 40% người bệnh). Y học cho rằng niềm tin có thể giúp con người khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần là vì vậy... Đơn giản là sự cộng hưởng sóng Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, hiện tượng trùng tang tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng. Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng. Cố GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) cũng đã từng đưa khoa học vào nghiên cứu bước đầu vén bức màn bí mật về hiện tượng “trùng tang”. Theo kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương: "Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống". Điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang mới bị, còn những người khác và con dâu, con rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hưởng. Vì lẽ đó, cần phải hiểu một cách đúng đắn dưới góc độ khoa học để những nỗi sợ hão huyền về “trùng tang” không còn tồn tại. Theo TS. Đỗ Kiên Cường, việc có kiêng, có lành là quan niệm từ lâu trong dân gian, và chúng ta nên nhìn nhận nó dưới góc độ là bộ môn tâm lý học hiện đại chứ không phải theo các quan điểm siêu hình. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều “thầy” lại vin vào đó để lập đàn cúng tế, đốt vàng mã… gây tốn kém, hoang mang trong nhân dân là điều khó chấp nhận. Minh Anh - Đức Tâm (Vietnamnet)
-
An Giang: lại xảy ra cháy, kho phế liệu bị thiêu rụi 13/06/2013 10:43 (GMT + 7) TTO - Khoảng 5g15 sáng nay 13-6, tại An Giang lại xảy ra cháy thiêu rụi hoàn toàn một kho phế liệu của bà Đoàn Thị Xuân Mai (đường Ung Văn Khiêm, khóm Đông Thành, phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên). Rất may không có thiệt hại về người. >> An Giang: hỏa hoạn thiêu cháy 89 nhà dân Người dân xung quanh cho biết vào thời điểm trên, kho hàng phụt cháy dữ dội kèm theo những tiếng nổ vang trời. Lực lượng PCCC đã huy động 6 xe PCCC, tuy nhiên hai xe đầu tiên trong số này không có nước, công an đã điều động 4 xe tiếp theo đến khống chế ngọn lửa không để lây lan sang một tiệm bán đồ phụ tùng xe gắn máy cạnh đó. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - trưởng khóm Đông Thành, cho biết vụ cháy đã thiêu rụi hoàn toàn 3 chiếc xe máy, 1 xe đạp dựng trong nhà cùng hàng chục tấn phế liệu. Hiện vụ việc đang được ngành chức năng điều tra làm rõ. Trước đó chưa đầy 24 giờ, tại xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang cũng xảy ra vụ cháy lớn thiêu rụi hoàn toàn 89 nhà dân, ước tổng thiệt hại ban đầu khoảng 30 tỉ đồng. V.HẢI
-
Phong thủy Việt Nam với thầy địa lý Cụ Tả Ao Phần 1 Thưa chư vị, chuyện phong thủy từ xưa đến nay luôn là những câu chuyện đầy bí ẩn. Cổ ngữ vẫn có câu: “Được về mồ về mả, chứ ai được về cả bát cơm”. Lại khi có ai đó dốt nát mà trên vẫn cho được làm quan, dân gian lại bảo: “Mả nhà nó táng hàm rồng”! (VN sao mà lắm hàm rồng thế nhỉ?). Hầu chuyện chư vị, ai cho là chuyện mê tín dị đoan, thì xin đừng xem nữa. Ai có dạy dỗ gì, tôi cũng không dám nhận, vì tôi không nghiên cứu về phong thủy. Chỉ mua vui cho mấy chỗ bằng hữu bằng dăm ba câu chuyện mà thôi! Tả Ao Tiên Sinh Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ (không xác định được danh tính). Thuở nhỏ, mồ côi cha, nhà nghèo, mẹ mắt lòa, ông theo một khách buôn ở phố Phù Thạch (gần rú Thành ở Nghệ An) về Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy cho. Khi nghề đã thành, sắp về nước, chợt có thầy địa lý chính tông đau mắt đã lâu không khỏi, đến mời thày thuốc này đến chữa, do già yếu nên ông thầy sai Tả Ao đi chữa thay. Khi Tả Ao chữa khỏi mù loà, ông thầy địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thầy địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi. Để thử tay nghề của học trò, ông thầy bèn đổ cát thành hình núi sông và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được 99 kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), chỉ sai có một. Xong ông thầy nói:- Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và thần chú. Tả Ao về nước Nam chữa khỏi bệnh cho thân mẫu. Trước khi từ biệt, ông thầy địa lý bên Tàu dặn: Khi về Nam, nếu qua núi Hồng Lĩnh thì đừng lên. Nhưng một lần đi qua Hồng Lĩnh, không hiểu duyên cớ gì Tả Ao lại lên núi và thấy kiểu đất Cửu long tranh châu (chín rồng tranh ngọc), mừng mà nói rằng: – Huyệt đế vương đây rồi, thầy dặn không lên là vì thế. Bèn đưa mộ cha về táng ở đấy. Ít lâu, vợ Tả Ao sinh hạ được một con trai. Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc, các thầy thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà Vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Nhà Vua bèn truyền các thầy địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thầy của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi: - Từ khi đại huynh về đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thầy địa lý Tàu dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Rồi thân mẫu của Tả Ao mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, không mang ra được. Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. Rồi Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người. Khi già yếu, Tả Ao cũng đã chọn cho mình chỗ an táng kiểu đất Nhất khuyển trục quần dương (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Tả Ao có hai người con trai nhưng do Tả Ao chu du thiên hạ, không màng dang vọng, bổng lộc nên gia cảnh, con cái thì bần hàn. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo hai con khiêng đến chỗ ấy, để nằm dưới mộ và sẽ tự phân kim (chôn lúc chưa chết hẳn), dặn con cứ thế mà làm. Mới được nửa đường, biết là sẽ chết trước khi đến nơi nên Tả Ao bèn chỉ đại một gò bên đường mà dặn con rằng: Chỗ kia là ngôi Huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế. Ông xuống cáng, chỉ hướng cho người nhà đào. Hai con bèn táng luôn ở đó. Sau quả nhiên làm Phúc thần. Tả Ao tiên sinh là người Việt Nam. Một người nổi tiếng như vậy mà không biết thực họ tên là gì. Sách Tang thương ngẫu lục đã phải than rằng: “Chao ôi! Phương thuật của ông kể cũng rất lạ, vậy mà họ tên không truyền lại, tiếc thay! (Có thuyết bảo ông họ Hoàng, tên Chỉ). Cái tên Tả Ao không phải là tên thật của nhân vật này, mà là tên làng quê của ông, được ông lấy làm tên hiệu và gắn với tác phẩm của mình. Cũng tương truyền, tên ông được người xưa lấy tên làng, nơi ông sinh ra để gọi, mà không gọi tên thật. Tên thật của ông thì không rõ ràng. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền. Tả Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông , Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509). Có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704). Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách địa lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được cho là do Tả Ao truyền lại gồm: Tả Ao chân truyền di thư (左 幼 真 傳 遺 書), Tả Ao chân truyền tập (左 幼 真 傳 集), Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏), Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局). Các tác phẩm này hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên Viện Hán Nôm cũng chú thích rằng:Tả Ao là tên hiệu của Hoàng Chiêm. Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của Ngô Nguyên Phi … đều nói sơ lược về Tả Ao. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thủy Việt Nam. Giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao, Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,…), các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác. Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ mả. Có một truyền thuyết còn lưu truyền đến ngày nay tại thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (nơi có đền thờ Tả Ao): Truyền tích gắn liền với ngôi đền thờ Tả Ao làng Nam Trì còn lưu truyền đến ngày nay là thời kỳ Tả Ao ở khu vực Hưng Yên một thời gian. Tả Ao về huyện Thiên Thi (tên cũ của Ân Thi) đã cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng (nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, trước thuộc huyện Tiên Lữ, nay thuộc Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ Nhất Thi nhì Hới. Tại Nam Trì, Tả Ao đã giúp dân làng lập lại làng, chuyển đền, chùa và tìm đất đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò Tam Thai vượng về võ tướng. Đến năm Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 (1544) đời Mạc Phúc Hải, người họ Đinh làng Nam Trì là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được bổ nhiệm làm quan Hiến Sát xứ Hải Dương, được phong tước Phù Nham bá. Hậu duệ của Đinh Tú (lăng mộ tại Nam Trì), chuyển sang sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm Giàng, là Đinh Văn Tả – một danh tướng thời Lê-Trịnh. Đền thờ Có rất nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, nhất là giai thoại khi Tả Ao mất, táng ở “ngôi Huyết thực” để được một làng cúng tế. Thực tế, cũng chưa thấy ở đâu (kể cả ở quê hương) có đền thờ Tả Ao và cũng không thấy Tả Ao được phong thần. Hiện nay, có lẽ là duy nhất ở thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên có thờ Tả Ao. Đền Nam Trì nguyên thờ tam vị Thượng đẳng phúc Thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công), Cao Biền (Cao Vương) và Tả Ao gắn với Lễ hội Nam Trì (hay Lễ hội: Bảo, Lang, Biền). Trong danh sách 7 vị thần thờ ở đền Nam Trì (3 vị trên và 1 vị phu nhân Lữ Gia và 2 vị phu nhân Cao Biền) thì vị thứ 7 là Nguyễn Lang nhưng thực tế ở Nam Trì thì chỉ biết vị thứ 7 là Tả Ao chứ không biết Nguyễn Lang là ai..Theo lịch sử và thần tích thờ tự đền Nam Trì thì khi Tả Ao giúp dân làng lập lại làng, chuyển chùa, đền thờ về phía Tây Nam; nhớ công ơn Tả Ao, dân làng Nam Trì đã tôn Tả Ao là vị Bản cảnh Thành hoàng và thờ cùng tam vị Thượng đẳng phúc Thần từ đó đến nay. Hiện trong đền Nam Trì có câu đối của Tả Ao tả về địa lý, phong thủy làng Nam Trì: “Tây lộ khê lưu Kim tại hậu – Đông giang thuỷ tụ Mộc cư tiền” nghĩa là phía tây của đường làng có dòng nước chảy, phía sau của làng là hướng Tây Bắc (hướng Tây Bắc hành Kim) – phía đông làng có sông nước tụ, làng nhìn về hướng đông nam (hướng đông nam hành Mộc).. (*)Tham khảo từ các sách: Tang thương ngẫu lục, Nam Hải dị nhân, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và một số tài liệu khác … Theo Lâm Khang - Nguyễn Xuân Diện tổng hợp.
-
Mẹo nhỏ chữa ra mồ hôi tay Ra mồ hôi tay tuy không phải là một loại bệnh, nhưng rõ ràng là không dễ chịu chút nào nếu thường xuyên phải chịu đựng cảm giác ẩm ướt ở tay. Hãy tuân thủ theo những tiêu chí sau để có thể mau chóng cải thiện tình hình. Chữa ra mồ hôi tay bằng cách nào? - Nên tránh những loại thực phẩm sau: Để hạn chế bị ra mồ hôi tay, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học lot. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn nên tránh ăn những loại rau như bông cải xanh (súp lơ), măng tây, hành trắng. Có thể ăn thịt nhưng ngoại trừ thịt bò, gan và gà tây. - Mẹo nhỏ: Dùng bông gòn thấm cồn để lau sạch tay, điều này có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi. Ngoài ra, cũng có thể dử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate để thay cho cồn. Cũng nên nhớ rằng, không nên sử chất khử mùi hay phấn thơm để khắc phục tình hình. Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng khuyên nên đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất chống mồ hôi hữu hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng túi trà để nắm trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút, cách làm này cũng rất công hiệu. Trong trường hợp các tuyến mồ hôi ở chân hoặc tay nếu tiết ra nhiều quá, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Để hiểu thêm về phương pháp này bạn có thể trao đổi thêm với các bác sĩ chuyên khoa. Thu Hà Theo benhdalieu.com
-
Mình mới tìm được thêm bài này, bạn nguyen doan tham khảo xem ================================================= Chữa chứng ra mồ hôi tay Theo Y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: Tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh... Lá lốt. Những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh). Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi, toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi). Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi. Một số cách chữa tình trạng này theo y học cổ truyền như sau: Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra có thể ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một bát nước sôi, ba bát nước lạnh và một thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mười phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh. Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân. Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Lương y Trần Duy (SK&ĐS)
-
Cháy lớn tại quán karaoke Grand trên đường Xã Đàn - Hà Nội (Thethaovanhoa.vn) - Vào khoảng 20h00 tối nay 12/6, một vụ cháy lớn đã xảy ra ở quán karaoke Grand cao 6 tầng tại địa chỉ 300 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Ngọn lửa bốc cao, bao trùm cả quán karaoke cao 6 tầng khiến người dân xung quanh hốt hoảng. Quán karaoke này nằm trên đường Xã Đàn, bên trái theo chiều từ Ô Chợ Dừa đi Kim Liên, rất gần với khu vực Đàn Xã tắc. Ngọn lửa bốc cao, thiêu cháy toàn bộ phần biển quảng cáo bên ngoài quán. Ảnh: Autofun Phần hộp quảng cáo của quán karaoke bị cháy rơi xuống đất. Ảnh: Trần Long - Vietnam+ Khoảng 20 phút sau khi đám cháy bùng phát, lực lượng Phòng cháy - Chữa cháy chuyên nghiệp đã có mặt và tiến hành việc dập lửa. Hai xe cứu hỏa được huy động từ trạm Phòng cháy - Chữa cháy trên đường Giảng Võ, di chuyển theo hướng Giảng Võ - Đê La Thành để tiếp cận hiện trường. Quán karaoke Grand nằm ngay mặt đường Xã Đàn, do đó, việc chữa cháy không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở khu vực này nhà xây san sát nên nguy cơ đám cháy lan trên diện rộng là rất lớn, bởi ngay bên phải quán karaoke là một cửa hàng kinh doanh rèm cửa với rất nhiều vải, dễ bắt lửa. Điện lực quận Đống Đa đã tiến hành cắt điện khu vực này để đảm bảo an toàn. Quán karaoke Grand ở địa chỉ 300 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội Đến thời điểm 21h00, ngọn lửa đã được khống chế. Hiện tại vẫn chưa có thống kê về thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, không có thiệt hại về người. Vào lúc xảy ra cháy, quán có khá nhiều người nhưng tất cả đã kịp thoát ra ngoài. Quan sát từ bên ngoài, toàn bộ biển hiệu trang trí màu vàng của quán trải dài từ tầng 2 đến tầng 6 đã bị cháy rụi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do chập điện ở biển quảng cáo gây cháy. Do người dân hiếu kỳ dừng lại quan sát đám cháy cũng như chứng kiến việc cứu hỏa nên giao thông trên một đoạn dài ở phố Xã Đàn đã bị ách tắc. Ngọn lửa đã được dập tắt. Tuy nhiên, toàn bộ biển quảng cáo đã bị cháy rụi. Ảnh: Autofun Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra vụ việc. Đ.H
-
Cháy kho vật tư, 8 lính cứu hỏa bị ngạt hơi độc Trong lúc chữa cháy kho vật tư ở TP Đà Nẵng, 8 lính cứu hỏa bị ngất xỉu vì ngạt hơi độc, nhiều người khác bị thương nhẹ. 11h20 trưa 12/6, đám cỏ cháy lan vào kho vật liệu xây dựng của Chi nhánh công ty cổ phần Detech Hà Nội (nằm trên quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), cách khách sạn Furama khoảng 500 m. Lính cứu hỏa dỡ mái tôn để dẫn nước vào dập lửa. Ảnh: T.A. Lửa bùng phát dữ dội khi gặp các vật liệu dễ cháy trong kho, gồm: ống nhựa, giấy bạc, xốp và khoảng 40 lít hóa chất (axít clohidric và bột clo dùng để làm sạch bể bơi). Trong chốt lát, 2 kho liền kề trên 100 m2 bị thiêu rụi. Cảnh sát PCCC quận Sơn Trà và Hải Châu phải điều 6 xe cứu hỏa, một xe cấp cứu và 50 chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa nhanh chóng phá dỡ tôn, mở đường đưa nước vào dập lửa, phòng cháy lan sang các khu vực khác. Nhiều chiến sĩ cứu hỏa bị ngạt khí độc được đưa ra ngoài. Ảnh: T.A. Tuy nhiên, trời nắng cộng với chất khí tỏa ra từ đám cháy khiến 8 lính cứu hỏa bị ngạt và ngất xỉu, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Quá trình cắt dỡ mái tôn, nhiều người khác cũng bị thương nhẹ. Đến 12h, ngọn lửa được khống chế. Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ. Nguyễn Đông
-
“Cháy nổ đang thách thức Quốc hội khóa XIII” Thứ Tư, 12/06/2013 14:16 (NLĐO)- “Trong khi đang góp ý thì xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ. Có vẻ như cháy nổ đang thách thức Quốc hội khóa XIII” - ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) nói để đề nghị Quốc hội sớm thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy. Hà Nội: Cháy quán cơm bên trong có trẻ sơ sinh Cháy gần chợ Tân Định, dân chúng nhốn nháo Long An: Cháy lớn, hai công ty thành tro Hà Nội: Kinh hoàng vụ cháy cây xăng suốt 5 giờ ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh): Cháy nổ đang thách thức Quốc hội khoá XIII Sáng ngày 12-6, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhiều ý kiến nhấn mạnh tới việc cấp thiết phải nhanh chóng trang bị tốt cho lực lượng PCCC, đồng thời nâng cao ý thức tới từng hộ gia đình. ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) với thái độ quyết tâm nói: “Trong khi đang góp ý thì xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ. Có vẻ như cháy nổ đang thách thức Quốc hội khóa XIII”. Theo ĐB Phúc, các vụ cháy nổ cũng là 1 bối cảnh thực tế để QH bổ sung xem xét ra luật sửa đổi sau 10 năm thực hiện và được tổng kết 1 cách chu đáo. Trong bối cảnh cấp thiết như hiện nay, nên tập trung hoàn chỉnh để QH nhanh chóng thông qua vì chỉ điều chỉnh 11 điều. “Dự án này chuẩn bị cũng rất lâu rồi, đã có 1 năm chuẩn bị mà lại có hiệu lực từ tháng 7 năm 2014 thì không tương xứng. Chúng ta cứ làm luật một cách đủng đỉnh như thế này thì chưa được. Phải tập trung lực lượng, nếu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động thì tôi cũng xin tham gia để Luật sớm được thông qua”- ĐB Phúc thẳng thắn. Vụ cháy kinh hoàng tại cây xăng đầu phố Trần Hưng Đạo xảy ra khi Quốc hội đang họp tại Hà Nội ĐB đến từ Hà Tĩnh cũng nhắc lại, trước đây Luật PCCC được thảo luận và thông qua chỉ sau 3 tháng có hiệu lực thi hành. Thế mà Luật này cuối năm nay thông qua mà đến 1-7 mới có hiệu lực thì quá chậm trễ.Ngoài ra, theo ĐB Phúc, quy định về trách nhiệm PCCC của chủ hộ có điểm chưa hợp lý. Có những chủ hộ 80 tuổi thì sao có trách nhiệm chữa cháy được? Vì thế nên có quy định các gia đình có phương tiện PCCC bắt buộc, nhất là tại các khu chung cư. Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TPHCM) cũng cho rằng, việc trang bị chữa cháy đối với hộ gia đình không đơn giản vì phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, chi phí cao. Ở TPHCM mới chỉ có 5% gia đình trang bị thiết bị PCCC tại nhà. Nhiều ĐB khác cũng nêu ý kiến nên tập trung vào nội dung tăng cường trách nhiệm cơ quan, tổ chức đơn vị và hộ gia đình vì đây là nguyên nhân chính phát sinh các vụ cháy nổ; quan tâm xây dựng lực lượng PCCC; tăng cường đầu tư các trang thiết bị về PCCC. ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nêu thực tiễn các vụ cháy gần đây cho thấy các cây xăng ở gần khu dân cư mà xảy ra cháy nổ thì rất có khả năng xảy ra thảm hoạ. ĐB này đề nghị nghiêm cấm cho phép xây dựng các cây xăng có khoảng cách an toàn không đảm bảo. Tin-ảnh: N.Quyết
-
Hà Nội: Xe tải nát bét đầu vì đâm vào sườn xe buýt Sau cú va chạm, đầu xe tải nát bét, còn chiếc xe buýt bị hư hỏng phần thân. Tài xế xe tải may mắn thoát chết. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 10h30 hôm nay, 12/6, tại ngã ba đường Lê Quang Đạo - đường gom Đại Lộ Thăng Long. Chiếc xe tải nát bét đầu. Một số nhân chứng cho hay, vào khoảng thời gian trên, chiếc xe buýt BKS 29B-029.70 chạy hướng Trần Duy Dưng - Đại lộ Thăng Long, đến đoạn đường trên, bất ngờ chiếc xe tải BKS 29C-200.28 chạy hướng từ Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo với tốc độ cao đã đâm thẳng vào sườn xe buýt. Cú va chạm mạnh khiến chiếc xe buýt trên lao lên dải phân cách. Hàng chục hành khách ngồi trên xe buýt được một phen hú vía. Thân xe buýt bị hư hỏng. Tại hiện trường, chiếc xe tải nằm chình ình giữa ngã ba, toàn bộ phần đầu nát bét, dầu chảy lênh láng. Tài xế xe tải bị thương nặng đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Chiếc xe buýt chỉ bị hư hỏng phần thân. Vụ tai nạn đang tiếp tục được làm rõ. Tiến Nguyên
-
Vỡ thủy điện ở Gia Lai, 2 người bị cuốn trôi Đập thủy điện Ia Krel 2 ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) của Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long đã bất ngờ vỡ tung 40m thân đập. Trưa ngày 12/6, ông Võ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết, đang tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 ở làng làng Bi, xã Ia Dom. Theo ông Hùng, sự cố này xẩy ra vào khoảng 3h30 sáng cùng ngày, làm thiệt hại hàng chục hecta hoa màu của người dân và Công ty TNHH Cao su 72 thuộc Binh đoàn 15. Hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2. Ảnh: Thanh Niên Thông tin ban đầu cho biết, vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 đã khiến nước ùa xuống hạ lưu một cách dữ dội. Ngoài hoa màu bị nước cuốn trôi hoặc gây hư hỏng nặng còn có 2 ngôi nhà ở của công nhân cùng 2 người dân bị nước cuốn trôi. Sau đó 2 người này đã được lực lượng bộ đội biên phòng đưa vào khu vực an toàn. Hiện nước vẫn gây cô lập một số vùng nương rẫy trũng thấp phía hạ lưu thân đập. Thủy điện Ia Krel 2 của Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long (Gia Lai) được khởi công xây dựng vào năm 2010 với tổng số vốn là 120 tỷ đồng, gồm 2 tổ máy có công suất 5,5MW. Dự kiến, nhà máy thủy điện này sẽ chính thức phát điện trong quý 3 năm nay. Sau vụ vỡ đập nhà máy thủy điện Ia Krel, lực lượng huyện đội Đức Cơ và cán bộ xã Ia Dom sớm có mặt tại nơi đập vỡ để sơ tán những người dân làm rẫy và sản xuất gần đó. Khắc Lịch
-
Người đàn ông với thuật tìm vật bị đánh cắp Người mất của, lạc mất con thường tìm đến ông Trịnh Văn Sửu ở xã Chi Lăng (Chi Lăng, Lạng Sơn) để nhờ tìm. Sau khi hỏi thông tin, bằng vài thao tác đơn giản, ông Sửu đã giúp họ tìm được người thân, của cải bị mất. Ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Chi Lăng Dương Ngọc Đại, nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích. Ông Sửu năm nay xấp xỉ 90 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, nguyên là cán bộ thủy văn người Quảng Nam tập kết ra Bắc rồi học được thuật tìm của mất từ người dân tộc ở huyện Bình Gia. Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống. Người đầu tiên ông Sửu giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn, một thầy mo có tiếng trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra biết nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất dù then vẫn còn cài. Ông Sửu nói với ông Sìn: “Để tôi tìm giúp trâu cho”. Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo: “Ông chỉ được cái nói phét”. Ông Trịnh Sửu giờ đã già và lẫn. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. Không hề tự ái, ông Sửu bình tĩnh hỏi giờ mất trâu rồi ghi vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy rồi cắm xuống trước cửa chuồng trâu và phán rằng: “Nếu con trâu chưa bị giết, giờ này ngày kia ra cánh đồng phía trước mặt tìm là thấy”. Khi những người giúp việc cho các thầy mo ra đồng tìm, đúng là thấy trâu thật. Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân họ đều cậy nhờ ông Sửu tìm giúp. Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ còn tiền ông Sửu không lấy. Ông Sửu có 6 người con, 4 trai, 2 gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố. Muốn học được thuật này phải ngồi thiền một thời gian dài, sáng nhìn lên mặt trời 2 tiếng, chiều nhìn lên mặt trời 1 tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công. Ở trong vùng có ông Hoàng Văn Vản cũng rất hâm mộ thuật này, ngỏ ý muốn học nhưng khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng. Từ hồi vợ mất, ông Sửu suy nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông thực hiện thuật tìm của, tìm người nữa. Ông Sửu giải thích: “Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ…”. Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân 15 tuổi, đang học lớp 9 bỗng mất tích. Một bà bán thuốc nam tên là Mã Thị Nhi kể thấy Xuân ngồi cùng đứa con trai lạ trên tàu hỏa liền đến hỏi thì cậu kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe tiếng ông Sửu biết tìm người, anh Téo đến nhờ. Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho tìm người thì không cắm dao vào giấy như tìm vật) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ 12 giờ trưa thắp một nén hương, liên tiếp thực hiện trong 15 ngày. “Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về”, ông Sửu nói. Anh Chiến bên chiếc xe máy tìm được. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. 15 ngày sau, anh Téo nhận tin một trung tâm nhân đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, báo xuống nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một cái chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu. Anh Trần Văn Chiến ở làng Đồn là người có kỷ lục nhờ ông Sửu tới 3 lần. Con trâu đầu tiên bị mất, anh nhờ ông Sửu tìm. Ông chỉ hướng, cuối cùng tìm thấy ở đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không thấy, ông chỉ hướng, anh tìm thấy ở bìa rừng. "Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn 5 cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, kẻ lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao", anh Chiến kể. Sau đó ông Sửu làm lễ rồi bảo: “Cứ về đi, không mất được xe đâu mà sợ”. Chừng một tháng sau, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) báo anh Chiến sang lấy xe về. Như lời anh công an thì kẻ lừa đảo khai chiếc xe cứ đi được một đoạn lại chết máy nên nó gửi lại nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ, tuy đã có xe máy mới nhưng anh Chiến vẫn giữ lại chiếc Dream làm kỷ niệm. Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng 3 năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo: “Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…" Theo Nông nghiệp Việt Nam
-
Bài thuốc hay từ cây rau muống Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như: protein, lipid, tro, canxi, phốt pho, sắt, kali và các vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều acid amin… Bí quyết dùng rau muống -Thanh nhiệt giải độc: Ăn rau muống luộc tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang cho con bú, người bị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước rau muống quấy bột). - Chứng kiết lỵ : Thường gặp mùa hè thu (ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt sau chuyển sang kiết lỵ, phân có nhầy màu đỏ trắng, đau thắt bụng): lấy một bó rau muống tươi nhặt rửa sạch, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống. - Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Công dụng từ rau muống theo y học cổ truyền dân gian. - Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống. - Chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ ra máu...: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong. - Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước. - Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng). - Quai bị: Rau muống 200 - 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau. - Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên. - Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò). - Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống. - Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chữa liền sẹo). Rau muống luôn gắn liền với cuộc sống của người Việt. - Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên. - Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi. - Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. - Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày). - Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài. - Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g… - Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở. - Mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau. - Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày. - Nước tiểu đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày. - Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi. - Cầm máu, lưỡi đỏ rêu vàng, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, hoa cúc 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường. - Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống. - Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước. - Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước. * Những trường hợp dùng rau muống nên thận trọng Tuy nhiên, nếu không dùng rau muống đúng cách sẽ làm phản tác dụng. - Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm. - Suy nhược nặng, hư hàn. - Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu. - Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Theo giaoduc.net.vn
-
Chết dồn dập vì cúm A/H1N1 Chỉ 3 ngày liên tiếp, trên địa bàn TP HCM có 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, chưa kể nhiều trường hợp đang điều trị vì nhiễm loại cúm này Trường hợp tử vong mới nhất là ông N.X.T (49 tuổi, ngụ quận 3, TP HCM). Ông T. có tiền sử suy thận, xơ gan, nhập viện với các triệu chứng sốt cao, ho có đàm kèm tiêu chảy. Cứ 100 người khám, 2 người nhiễm bệnh Tại Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP HCM), các bác sĩ (BS) đã cố gắng cứu chữa nhưng bệnh diễn tiến ngày một nặng thêm nên ông T. không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. BS Nguyễn Ánh Tuyết, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, cho biết cùng với trường hợp tử vong nói trên, hiện BV cũng đang điều trị cho 3 trường hợp khác nghi ngờ bị nhiễm cúm A/H1N1. Một bệnh nhân nhiễm cúm đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM) Trước đó, tại BV Chợ Rẫy, liên tiếp trong 2 ngày cũng có 2 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1N1, đó là một người đàn ông 61 tuổi và một sản phụ là công nhân. Trong 3 ngày đầu tháng 6, tại TP HCM đã xảy ra liên tiếp 3 ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1, nâng số tử vong từ đầu năm đến nay là 4 trường hợp. TS-BS Hoàng Lan Phương, Phó Khoa Nhiệt đới - BV Chợ Rẫy, lo ngại việc lây cúm từ những người trong gia đình, từ người khỏe sang người thể trạng yếu, như sản phụ vừa tử vong nói trên đã bị lây bệnh từ chồng mình. Trước khi người vợ bị bệnh, người chồng bị cảm cúm trong vòng 3 ngày rồi khỏi hoàn toàn, sau đó thì người vợ lây bệnh. BS Phương khuyến cáo: Những trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 nếu điều trị sớm trong vòng 48 giờ thì tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn nhiều. Khảo sát mới nhất của Viện Pasteur TP HCM cũng cho thấy cứ 100 người đến khám bệnh thì có 2 người bị nhiễm cúm A/H1N1. Nguy cơ chủng virus cúm biến đổi Theo BS Nguyễn Thị Minh Phượng, Khoa Kiểm soát dịch bệnh - Viện Pasteur TP HCM, hiện cúm đang lưu hành nghiêm trọng tại Việt Nam. Virus cúm có rất nhiều chủng nhưng chủng A&B được xác định có khả năng biến đổi hằng năm, có thể gây bệnh trên diện rộng, trở thành dịch trên phạm vi toàn cầu. Bệnh cúm có độ lây nhiễm rất cao do lây qua đường hô hấp, giữa người với người. Vì vậy, những nơi có cộng đồng dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, KCN, cao ốc văn phòng hay khu nhà tập thể… rất dễ bùng phát dịch bệnh. ThS Lê Văn Tuân, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết cúm A/H1N1 không xuất hiện theo mùa mà đang gieo rắc mầm bệnh ở mọi thời điểm trong năm. Đối tượng nhiễm bệnh là người già, trẻ em, phụ nữ có thai. “Những ca bệnh cúm A/H1N1 liên tiếp tử vong trong thời gian qua không loại trừ khả năng chủng virus cúm này đã có những biến đổi, độc lực cao” - ông Tuân nhận định. Các BS lưu ý các đối tượng trong nhóm nguy cơ như trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh mạn tính cần đến các cơ sở y tế để phòng ngừa cúm bằng vắc xin để phòng bệnh. Ngoài ra, người dân nên tự bảo vệ sức khỏe cho mình bằng cách: Phát hiện và cách ly sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm; nghỉ học, nghỉ làm ở nhà khi bệnh; hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông người; cá nhân cần tránh lao lực, tránh bị nhiễm lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khi nghi ngờ bị bệnh cúm; rửa tay thường xuyên... Trường hợp thân nhiệt nóng sốt bất thường trên 380C, ho nhiều, nên đến các cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời. “Việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp phòng ngừa chủng cúm A/H1N1 đang lưu hành mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm khác do tính miễn dịch chéo trong vắc-xin. Vì vậy, nên tiêm ngừa vắc-xin cúm ngay khi có thể để bảo đảm miễn dịch bảo vệ” - một BS khuyên. Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
-
Nổ tàu cá, 1 ngư dân tử vong, 6 người bị thương Trong khi đang đánh bắt cá trên vùng biển cách đảo Mê khoảng 7 hải lý, một tàu cá của ngư dân Thanh Hóa bất ngờ phát nổ khiến 1 ngư dân tử vong và 6 người khác bị thương. Tàu cá gặp nạn là của gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, trú tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Vào sáng ngày 8/6, con tàu đang khai thác tại vùng biển cách đảo Mê, huyện Tĩnh Gia khoảng 7 hải lý thì bất ngờ nổ lớn. Vụ nổ tàu cá vào cuối tháng 2/2013 cũng đã cướp đi sinh mạng của 4 ngư dân huyện Tĩnh Gia. Trên tàu lúc đó có các ngư dân: Nguyễn Văn Tiến (SN 1989), Nguyễn Văn Dũng (SN 1983), Nguyễn Văn Xuân (SN 1952), Nguyễn Văn Sơn (SN 1986), Lưu Văn Đoàn (SN 1969), Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979) và Lưu Văn Thủy (SN 1971), đều trú tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Vụ nổ đã làm anh Nguyễn Văn Tiến tử vong trên đường đưa vào bờ cấp cứu, những người còn lại đều bị thương, đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia. Theo báo cáo của UBND xã Nghi Sơn và các ngư dân làm việc trên tàu, nguyên nhân ban đầu được nhận định là do nổ bình gas trên tàu. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn nói trên, UBND huyện Tĩnh Gia cùng các ngành chức năng đã đến thăm hỏi gia đình các ngư dân gặp nạn. UBND huyện Tĩnh Gia, chính quyền địa phương hỗ trợ ban đầu đối với gia đình có nạn nhân tử vong 5,5 triệu đồng để lo mai táng; nạn nhân bị thương 2 triệu đồng. Công an huyện Tĩnh Gia đang phối hợp với các ngành chức năng xác định nguyên nhân nổ tàu. Duy Tuyên