Hà Châu

Hội viên
  • Số nội dung

    572
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Hà Châu

  1. TRỊ CHỨNG HÔI CHÂN Chứng hôi chân không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến nhiều người cảm giác khó chịu, ngại ngùng nhất là vào mùa đông phải đi tất, giầy. Để trị chứng hôi chân, có thể áp dụng một trong những cách đơn giản sau: Bài 1: Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3 - 5 ngày sẽ hết mùi hôi. Bài 2: Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2 - 3 lần Củ cải, lá lô hội là vị thuốc trị chứng hôi chân. Bài 3: Củ cải trắng tươi 50g (khô 30g), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút, nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bài 4: Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7 - 10 ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bài 5: Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20 - 30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất vào buối sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi. Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da... Cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Bác sĩ Hoàng Minh
  2. TÁC DỤNG CỦA NGÒ GAI Đối với người Việt, ăn phở, ăn canh chua mà thiếu ngò gai thì đúng là thiếu đi một hương vị hấp dẫn. Thế nhưng, ngò gai còn là món ăn - bài thuốc quen thuộc với cuộc sống của dân gian. Ngò gai,tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Còn gọi là mùi tàu, ngò tây hoặc mùi gai, hồ tuy, thích nguyên tuy, dương nguyên tuy và sơn nguyên tuy. 100g lá ngò gai chứa calori 31, chất đạm 1,24g, chất béo 0,20g, các khoáng chất như: calcium 49mg, magnesium 17mg, phosphorus 50mg, potassium 414mg, vitamin B1 0,010mg, B2 0,032mg, B6 0,047mg, vitamin C 120mg. Người Malaysia dùng nước nấu từ lá ngò gai chữa viêm phổi, cảm cúm, sốt rét, đau dạ dày, táo bón, động kinh. Ngò gai giã đắp chữa được chấn thương, bị côn trùng đốt hoặc bò cạp cắn. Có nơi phụ nữ đem nấu ngò gai chung với bồ kết để gội đầu cho thơm tóc. Ngò gai Trị hôi miệng: lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.Sau khoảng 5 - 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi. Trị đầy hơi, ăn không tiêu: dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3 - 4cm. Gừng tươi: 10g đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Trị đầy hơi: lấy 10 - 16g ngò gai rửa sạch, vò nát, hãm như hãm chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Trị cảm mạo: ngò gai phơi khô 10g, cam thảo đất 6g. Sắc với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày. Trị cảm cúm: hạt ngò gai giúp hạ sốt và chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi. Uống dịch ép từ ngò gai còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Trị cảm cúm: dùng 40g ngò gai, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g.Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn. Trị cảm mạo, đau ngực, ho và trẻ em lên sởi: dùng 10 - 15g lá ngò gai, sắc trong nước ấm và uống. Trị ban sởi mà sởi không mọc ra được: ngò gai 9g, bạc hà 3g, xác ve sầu (thuyền thoái) 3g. Sắc nước uống. Trị sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: lấy 20g ngò gai rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi. Trị chướng khí, thở mệt: lấy ngò gai tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 - 40g với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần. Long đờm: ngò gai giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp. Trị ngực bụng đầy trướng: ngò gai 30g, sao khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước sắc trần bì. Trị đau bụng, tiêu chảy: 20g lá ngò gai; củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày. Kích thích tiêu hóa: lá ngò gai có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày. Trị ăn uống kém, không muốn ăn, rối loạn tiêu hóa: ngò gai 6g, trần bì 9g, kê nội kim 4g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống. Trị rối loạn tiêu hóa: 1 - 2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Trị ăn không tiêu, ăn mất ngon: uống 15g nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với cam thảo nam để giúp dễ tiêu. Hạ cholesterol trong máu: thường xuyên uống nước ngò gai sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu. Đun 1 nhúm hạt ngò gai khô trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày còn giúp lợi tiểu vì kích thích sự bài tiết của thận. Trị sưng đau té ngã: 15g lá ngò gai, giã nát, ép lấy nước cốt, trộn với rượu trắng và uống. Đắp phần bã trên vết thương. Trị đái dầm ở trẻ nhỏ: lấy ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 - 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới. Trị trẻ nhỏ nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt: ngò gai tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi. Trị các chứng sưng bàng quang, sạn thận và sưng đường tiểu: rễ ngò gai phơi khô, tán thành bột, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê (4g) bột rễ, hãm trong 30 - 40ml nước sôi, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Trị rong kinh: 6g hạt ngò gai khô đun với 1/2 lít nước, sắc cho cạn còn phân nửa, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, uống lúc còn nóng. Chỉ sau 3 - 4 ngày uống thuốc này người bệnh sẽ thấy dễ chịu ngay. Trị trĩ, thoát giang: hột ngò gai, nghiền nát, thêm dấm chua, đun cho nóng lên, để còn âm ấm, dùng để rửa và ngâm búi trĩ. Mỗi lần ngâm 10 - 20 phút. Chống sưng viêm cấp tính và kinh niên: nghiên cứu trên chuột tại Khoa Dược Đại học Universidad de Sevilla (Tây Ban Nha) ghi nhận khả năng chống sưng của phần trích bằng hexane từ lá ngò gai (tai chuột bị gây sưng phù bằng 12-0-tetradecanoylphorbol acetate (TPA)). Tác dụng chống sưng mạnh hơn stigmasterol và tương đối hiệu nghiệm trên các chứng sưng đỏ tại chỗ. Trị viêm kết mạc: ngò gai tươi, phơi trong mát cho khô, đem sắc lấy nước và rửa mắt trong trường hợp bị viêm kết mạc. Bài thuốc này giúp làm mất cảm giác rát nóng, làm giảm đau và giảm sưng mắt. Trị mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô. Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già. Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính. Lương y HOÀNG DUY TÂN
  3. ĂN NÊN LÀM RA NHỜ "NGÀY TẬN THẾ" Bất chấp các nhà khoa học hàng đầu đã bác bỏ tin đồn tận thế, vẫn có nhiều người tin điều đó sẽ xảy ra... Những tin đồn về ngày nền văn minh nhân loại sẽ bị diệt vong vào 21/12/2012 đang khiến người dân ở nhiều nơi trên thế giới hoang mang, nhưng cũng tạo cơ hội kiếm tiền cho các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ. Tờ New York Times của Mỹ mới đây đã cho biết, phạm nhân nữ trong một trại tù của Nga nằm sát biên giới với Trung Quốc đã rơi vào trạng thái hoảng loạn tập thể, do bị bủa vây bởi những tin đồn về ngày tận thế. Tình hình nghiêm trọng tới mức, các nhà quản giáo tại đây đã phải mời linh mục tới nhà tù giúp các tù nhân ổn định lại tinh thần. Linh mục Tikhon Irshenko, người được mời tới nhà tù trên, đã kể rằng nhiều nữ phạm nhân ốm hoặc phát cuồng trong xà lim vì tình trạng sợ hãi quá mức. “Một lần, khi các phạm nhân đang xếp hạng, một người trong số họ tưởng tượng trái đất nổ tung và hét lên. Ngay lập tức mọi người chạy tán loạn", linh mục Irshenko cho biết. Người Nga đổ xô trữ nhu yếu phẩm cho ngày tận thế - Ảnh: Telegraph Trong khi đó, tại một thị trấn nhỏ nằm ở phía đông thủ đô Moscow, người dân đã đổ xô vào các khu chợ và siêu thị, vét sạch những đồ dùng cần thiết như diêm, dầu lửa, đường và nến, để tích trữ phòng khi thảm họa diệt vong xảy đến. Tương tự, người dân sinh sống ở Ulan Ude, thủ phủ của vùng Buryatiya, cũng đang tích trữ lương thực và nến. Cái gọi là "ngày tận thế" 21/12/2012 được những người theo phong trào Kỷ nguyên mới lan truyền. Họ cho rằng, vào ngày này, nền văn minh trên trái đất sẽ bị hủy diệt, do bộ lịch đá của người Maya, một dân tộc có trình độ khoa học khá cao từ thời cổ đại ở Trung Mỹ, bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên và kết thúc vào ngày 21/12/2012. Mặc dù, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và thậm chí là Giáo hoàng cũng đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn thất thiệt này, nhưng vẫn đầy người tin rằng nó sẽ xảy ra. Trong một động thái đầy bất ngờ, Bộ Tình huống khẩn cấp của Nga đã ra một thông báo cho biết, họ có “những biện pháp để giám sát những hoạt động đang diễn ra đối với trái đất” và khẳng định ngày tận thế 21/12 sẽ không xảy ra. Thay vào đó, Bộ này cảnh báo người dân cẩn thận với những mối đe dọa khác như bão tuyết, sự cố điện, nước... Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nga phải can thiệp vào những tin đồn thất thiệt về ngày tận thế do lo ngại người dân hoang mang. Tuần trước, các nghị sỹ nước này cũng đã gửi thư cho ba đài truyền hình lớn nhất, yêu cầu các đài này ngừng phát sóng những nội dung liên quan tới ngày tận thế, nhằm tránh để người dân thêm hoang mang, lo sợ. Thậm chí Leonid Ogul, thành viên thuộc Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nga, còn đề nghị cảnh sát buộc tội những người dân gieo rắc tin đồn về tận thế. Theo ông, mỗi người có một hệ thần kinh riêng và những tin đồn thế này sẽ gây tác động khác nhau lên tâm trí của mỗi người. "Một số người sẽ cười, trong khi số khác sẽ gục xuống vì đau tim". Tình trạng người dân sợ hãi ngày tận thế không chỉ diễn ra ở Nga mà còn tại nhiều nơi khác trên thế giới, như ở Anh, Mỹ, Pháp. Tại Pháp, chính phủ nước này đang lên kế hoạch cấm người dân đến ngọn núi "thiêng" Pic de Bugarach, để ngăn chặn tình trạng hàng ngàn người nghe theo tin đồn sẽ đổ xô đến đây để “tránh” ngày thế giới bị diệt vong. Tuy nhiên, những tin đồn ngày tận thế không hẳn chỉ mang lại toàn điều bất lợi. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang kiếm tiền tốt nhân cơ hội này. Theo RT, một công ty ở thành phố Tomsk thuộc Siberia (Nga) đã ăn nên làm ra khi tung ra thị trường vài nghìn bộ đồ dùng khẩn cấp có giá 29 USD gồm thuốc trợ tim, xà bông, nến, diêm, thức ăn, rượu... Việc người dân đổ xô mua đồ tích trữ cũng là cơ hội để các hãng bán lẻ kiếm lời lớn. Trên tờ Izvestiya, nghị sỹ Mikhail Degtyaryov nói, “Tôi cảm giác ngày tận thế là cơ hội kiếm tiền béo bở. Các bạn hãy nhìn số tiền mà những kẻ lừa đảo kiếm nhờ tin đồn, từ những kẻ xưng là phù thủy tới những người bán hàng tạp hóa và các nhu yếu phẩm khác”. Với điện ảnh thì khỏi phải nói. Đây là cơ hội hàng đầu để kéo khán giả tới rạp. Hàng loạt tác phẩm điện ảnh về ngày tận thế đã đua nhau xuất hiện. Truyền thông cũng không ngừng nói, viết về chúng. Ở Mỹ, kênh National Geographic liên tục phát sóng chương trình “Doomsday Peppers”, nói về sự chuẩn bị cho ngày tận thế của những gia đình ở Mỹ. Trong khi đó, tại Trung Mỹ, nhiều quốc gia đang tất bật với các hoạt động du lịch ngày tận thế, đặc biệt là ở những nước từng thuộc đế chế của người Maya, trải dài từ Mexico đến Honduras, qua Guatemala đến El Salvador. Theo giới kinh doanh du lịch quốc tế, các nước thuộc khu vực Trung Mỹ sẽ là điểm hẹn cho mùa du lịch cuối năm 2012. Chẳng hạn, ở Guatemala, chính quyền tổ chức một hội nghị mang tên "Bình minh mới cho nhân loại" ở Tikal, một trong những nơi có nhiều di chỉ khảo cổ của người Maya. Tại Mexico, các nghi lễ ngày tận thế được tổ chức tại khu vực khảo cổ El Tortuguero thuộc bang Tabasco. Còn ở Honduras, một buổi lễ với quy mô hoành tráng sẽ diễn ra ở Copan. Pedro Duchez, Giám đốc Viện Du lịch Guatemala, nhận định sự kiện ngày tận thế theo lịch của người Maya sẽ là cơ hội giúp ngành du lịch nước này đón thêm 8% lượt du khách, tương đương hơn hai triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2012. Hiện tại 13 điểm khảo cổ hay khu du lịch đã được chọn để chuẩn bị cho các hoạt động từ ngày 20/12. Hôm 24/10 vừa qua, những người tộc Maya ở Guatemala đã lên tiếng cáo buộc chính quyền và các hãng du lịch lợi dụng tin đồn ngày tận thế trong lịch của người Maya để kiếm tiền. “Chúng tôi kịch liệt phản đối những lời nói dối, tin đồn về người Maya để trục lợi, kiếm tiền”, Felipe Gomez, lãnh đạo Liên đoàn Oxlaljuj Ajpop của người Maya, nói. Theo Vneconomy
  4. NGÔI LÀNG CỔ ĐỘC NHẤT CÓ NGUY CƠ BỊ XÓA SỔ Thổ Hà nổi tiếng khắp cả nước là một ngôi làng cổ độc đáo, thế nhưng, những ngôi nhà cổ đã và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn Cách đây chừng 6 năm, có dịp về thăm làng Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang), ấn tượng nhất với chúng tôi là những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính. Làng có các ngõ nhỏ phân bố đều đặn theo hình xương cá, những trục đường có hình bàn cờ cổ xưa nối tiếp nhau. Cả ngôi làng mang một nét rêu phong với gam màu trầm như níu chân người xứ khác. Thế nhưng, Thổ Hà ngày nay đang dần lọt thỏm trong những ngôi nhà cao tầng, với lối kiến trúc phương Tây. Dân làng Thổ Hà cũng chẳng ai thống kê xem trong vài năm ấy, đã có bao nhiêu ngôi nhà cổ bị phá. Phá nhà cổ, xây nhà tầng con cái mới dám lập gia đình Đó là một thực tế vừa xót xa vừa có phần bi hài của người làng Thổ Hà. Sở hữu ngôi nhà cổ 2 gian có niên đại trên 100 năm nhưng gia đình ông Trịnh Đắc Ước (thôn Thổ Hà) đã phải tặc lưỡi chấp nhận phá bỏ năm 2010. Thay vào đó, ông cho xây căn nhà mới hai tầng, khang trang để có chỗ ở cho cậu con trai chuẩn bị lấy vợ. Ngoài ra, đáng tiếc hơn cả là có nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đờiå hơn 300 năm tại Thổ Hà cũng đã, đang và sẽ còn bị phá trong thời gian tới. Ông Trịnh Đắc Mùi (59 tuổi, xóm 2, làng Thổ Hà) vừa nhẩm tính vừa xót xa kể về trường hợp ngôi nhà chừng 330 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Đình Quảng (xóm 3, làng Thổ Hà) bị phá năm 2010. Đây là ngôi nhà cổ thuộc hàng đại khoa (nhà lớn), là điểm tham quan của du khách bốn phương và quốc tế. Ở đây là nơi hội tụ những gì là đặc trưng nhất của gia đình vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa kia. Thế nhưng, ngôi nhà cổ của ông Quảng đã phải chia cho mỗi người con hai, ba gian để các con có chốn riêng tư cho gia đình của mình. Các con ông khi ở riêng vì điều kiện chật chội nên nhất loạt phá nhà cổ đi và xây nhà kiểu phương Tây. Bảy gian nhà cổ của gia đình ông Trịnh Đắc Thực cũng đã bị chia cắt và bốn gian trong đó bị phá bỏ và xây mới. Có nhiều ông bố, bà mẹ phải đau đầu vì con trai tuyên bố rằng: "Phải phá nhà cổ, xây nhà mới, có phòng riêng con mới dám lấy vợ". Trong làng, có những gia đình sinh bốn con trai, kinh tế eo hẹp phải phân chia nhà, đa số những diện tích bị chia đều bị phá bỏ. Theo đó, những yếu tố cổ nếu không mất vĩnh viễn thì lại phải trộn lẫn với những ngôi nhà theo kiểu phương Tây, tạo thành bức tranh pha tạp. Ông Trịnh Đắc Mùi cùng một góc ngôi nhà cổ hơn 300 năm. Là hậu sinh đời thứ 11 của dòng họ Trịnh Đắc, gia đình ông Trịnh Đắc Mùi hiện đang sở hữu ngôi nhà cổ có tuổi thọ hơn 300 năm. Ngôi nhà của ông thuộc vào hàng trung khoa, lòng ngôi nhà rộng 7,5m, gồm có chín gian. Trong năm gian nhà chính thì có hai gian dùng để ngủ còn lại ba gian dùng để thờ tổ tiên. Đây là một trong số ít những gia đình còn giữ ngôi nhà cổ với nhiều nét nguyên bản nhất. Cũng đã có người tới hỏi mua nhà nhưng đa phần là sửa sang phục vụ du lịch nhưng chủ nhân ngôi nhà cổ nhất quyết từ chối. Ông Mùi nói trong sự tiếc nuối: "Tôi muốn giữ trọn vẹn tất cả những yếu tố cổ xưa của ngôi nhà. Trong làng người ta phá nhà cổ nhiều quá, trông mà xót xa nhưng chẳng còn cách nào khác. Những gia đình đông con đã là một nhẽ, đằng này, có gia đình dư giả nhưng vẫn nhất quyết "hạ sát" nhà cổ để xây nhà cao tầng". Nhà cổ ở làng Thổ Hà được chia thành nhà đại khoa, trung khoa và tiểu khoa. Nhà đại khoa hiện chỉ còn khoảng 8 căn, lòng nhà rộng 8,5m, chiều dài chừng 7 - 9 gian, mỗi gian chừng 2,6 - 2,8m. Nhà trung khoa rộng 7,5m, gồm có ba, năm hoặc bảy gian. Nhà cổ thường được chia thành nhà chính và nhà ngánh. Các cụ xưa có quy định nhà chính chỉ dùng để thờ ông bà tổ tiên và chỗ nghỉ ngơi của đàn ông trong gia đình. Con gái và các cô con dâu phải ăn, nghỉ dưới nhà ngánh không được lên nhà chính khi chưa được phép. Khách đến chơi nhà cũng chỉ được ngồi nhà ngánh. Tuy nhiên, nếp sống ấy dần dần được thay đổi theo thời gian, sự phân biệt ấy đến nay đã mất đi hoàn toàn. Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Cáp Trọng Việt, trưởng thôn Thổ Hà cho biết, đình làng Thổ Hà có niên đại 365 năm thì những ngôi nhà cổ của Thổ Hà được làm ngay sau khi xây dựng đình. Trước đây, Thổ Hà là một làng nghề phi nông nghiệp nổi tiếng với nghề làm gốm. Trong làng có hơn 1.000 hộ gia đình, tất cả những ngôi nhà cổ trước kia đều là nhà của tầng lớp Chánh, Phó, Lý trong làng. Các cụ cao niên trong làng vẫn kể lại rằng, ngay khi đình làng mới xây dựng xong, đám thợ thuyền được đón vào làng xây dựng nhà cổ. Phải mất 2 năm hoặc lâu hơn mới có thể hoàn thành xong một ngôi nhà cổ. Mỗi ngôi nhà là tổng hòa của sự cầu kỳ, tinh xảo về kiến trúc, sự độc đáo trong mỗi bức tường và các gian nhà với thiết kế riêng biệt, phù hợp cho từng chức năng cụ thể. Những giá trị văn hóa cổ vĩnh viễn mất Vừa được giới thiệu về ngôi nhà và bức tường to, đẹp, cổ thuộc hàng độc đáo nhất làng của gia đình cụ Nguyễn Bá Lam (94 tuổi, xóm 1, làng Thổ Hà), chúng tôi háo hức đến để mục sở thị. Thế nhưng, vừa tìm đến nơi, gần nửa ngôi nhà cổ vừa mới được phá dỡ hoàn toàn để xây nhà tầng. Ngôi nhà cổ hơn 300 năm của gia đình cụ Lam thuộc hàng trung khoa, tức nhà cổ loại vừa. Nhà có 7 gian thì 3 gian bên đã phá hoàn toàn. Theo quan sát của PV Người Đưa Tin, những vết tích của tường cũ, những móng nhà cũ khi đào lên vẫn còn nguyên vết tích của những tiểu sành, mảnh gốm xưa. Đáng tiếc hơn khi tất cả bộ khung nhà, những hình chạm khắc cổ trên gỗ đều bị vứt bỏ. Anh Nguyễn Bá Trọng (con trai cụ Lam) cho biết, theo như chữ Hán khắc trên câu đối trong nhà và theo gia phả của dòng họ Nguyễn Bá thì ngôi nhà có từ cuối thời hậu Lê. "Mấy năm gần đây, khá nhiều ngôi nhà cổ bị phá đi để xây nhà cao tầng. Những ngôi nhà cổ thuộc hàng trung khoa hay tiểu khoa trông có vẻ xấu và nhỏ nên hay bị phá", anh Trọng nói. Vừa giới thiệu về từng bức tường, mái ngói, bộ khung nhà cổ, anh Trọng chậm rãi bảo: "Do điều kiện, hoàn cảnh đất đai chật chội, đa số các gia đình có hai, ba anh em ruột cùng phải sống chung trong một ngôi nhà cổ. Từ thời kỳ cách đây chừng 300 năm, Thổ Hà là khu vực tập trung của phần lớn tầng lớp tư sản. Cũng trong các thời kỳ trước, làng Thổ Hà có từ 100 - 112 hộ gia đình trên tổng chiều dài của làng là 1km, chiều rộng hơn 1km. Hiện nay, vẫn trên tổng diện tích ấy nhưng tổng số hộ gia đình đã lên tới gần 1.000 hộ. Những gia đình không có điều kiện thì buộc phải chia, bán, tháo dỡ, phá nhà cổ để xây nhà tầng. Đây là nguyên nhân chính khiến các ngôi nhà cổ lần lượt bị phá bỏ, số ít ỏi còn lại đang đứng trước nguy cơ mất vĩnh viễn". Làng Thổ Hà có trên 4.000 nhân khẩu, 900 hộ, chia làm 3 xóm. Đất đai thì chật hẹp, cả làng không có lấy nửa hécta đất nông nghiệp, nhiều gia đình khi con cái đã đến tuổi xây dựng gia đình thì việc xây nhà cao tầng, rộng rãi là cần thiết. Kiến trúc ngôi nhà cổ hơn 300 năm của gia đình ông Trịnh Đắc Mùi vô cùng độc đáo, vừa tinh xảo lại vừa mang cái cốt cách, cái hồn quê cổ kính. Trong nhà chính gồm có 6 cột lớn, mỗi cột rộng hết cả sải tay người ôm. Hai cột nhỏ cạnh phía cửa có chạm khắc hình rồng khá bắt mắt, rất ít gặp ở những lối kiến trúc tương tự. Ông Trịnh Đắc Mùi chỉ tay xuống nền gạch xưa cũ rồi nói như phân trần: "Thế hệ chúng tôi giờ đều đã có tuổi, giữ lại được cái gì cổ thì nên giữ. Có nhiều viên gạch còn hằn rõ gót chân, bàn hình hai ngón tay vỗ vào vô cùng đặc biệt. Cái thước nhà trải qua mấy trăm năm vẫn còn như cũ. Nếu nhà cổ bị xóa sổ, đồng nghĩa với những yếu tố văn hóa làng quê sẽ mất đi vĩnh viễn. Đây là một thực tế đau lòng và xót xa mà rất ít người làng Thổ Hà nghĩ đến". Nhắc đến những ngôi nhà còn sót lại, ông Mùi thoáng buồn, ông bảo: "Bắc Giang còn nghèo, điều kiện khó khăn, nhà cổ ở đây chưa được công nhận di tích như nhà cô ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nên việc có quy hoạch và giúp đỡ để bảo tồn, tu sửa hoàn toàn không có. Việc người dân sửa chữa, phá bỏ hoàn toàn các công trình kiến trúc cổ mà không hề vướng phải rào cản pháp lý nào. Hiện nay, khó khăn nhất cho người dân là chỗ ở và chi phí tu sửa nhà cổ. Nếu điều kiện cho phép giữ được cả khu nhà cổ thì không chỉ riêng tôi mà hầu hết các gia đình ai nấy đều phấn khởi. Hễ có việc ma chay, cưới xin, được dùng nhà cổ thì vô cùng thích, như được sống với hồn quê theo đúng nghĩa". Theo thống kê của ông Mùi, hiện tổng số nhà cổ các loại chỉ còn chừng 40 nhà. Theo đó, con số này sẽ còn giảm nhanh trong vài năm tới nếu Thổ Hà không được quan tâm. Trong khi có rất nhiều lời hô hào về việc gìn giữ giá trị văn hóa cũ thì tại vùng quê này, những yếu tố văn hóa quý báu lại bị bỏ ngỏ, không được quan tâm đúng mức. Đây phải chăng là một nghịch lý? Yến Dương
  5. Thang thuốc tự chế giá 20 ngàn đồng trị bệnh gút hiệu quả Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghiệp y dược đã giúp lương y Lê Hữu Chí (45 tuổi, ngụ phường Phú Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bào chế thành công bài thuốc chữa trị dứt điểm bệnh gút mãn tính. Vị lương y cho biết bài thuốc chữa trị bệnh gút được bào chế từ 12 loại thảo dược trong dân gian. Bài thuốc “nghèo” trị dứt “bệnh nhà giàu” Gọi là bài thuốc “nghèo” bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Hơn nữa giá thành mỗi thang thuốc chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng. Lương y Chí trình bày bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh. Tác dụng chung của những vị thuốc này theo lời thầy Chí là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. “Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt”, ông Chí giải thích. Cách thức sử dụng bài thuốc được ông Chí hướng dẫn cực kì đơn giản là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. “Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất”, ông hướng dẫn thêm. Cũng theo lời thầy thuốc này, thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam, ông Chí cho biết thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy. Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn. Ông Chí đang chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh gút “Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm”, lời lương y Chí căn dặn bệnh nhân. Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị “bệnh nhà giàu” bằng bài thuốc nam, lương y Chí khẳng định thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ. Vị lương y xứ Huế thậm chí còn khẳng định bất kể bệnh nào đều có thể tự tìm thuốc để sắc uống chứ không nhất quyết phải tìm đến bác sĩ. “Đây toàn là những loại thảo dược dễ tìm ở nước ta, cách thức bào chế cũng hết sức đơn giản”, ông mở lòng chia sẻ. Ba năm mày mò tự chế bài thuốc Kể về nguồn gốc bài thuốc nam chữa trị bệnh gút, lương y Lê Hữu Chí “bật mí” cách đây khoảng 10 năm, trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân bị thấp khớp, ông mới biết nhiều người không phải đau khớp thông thường mà bị gút. Ở thời điểm đó nhiều người mắc bệnh gút nên căn bệnh này trở thành đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nghĩ vậy nên ông quyết tâm tìm tòi bằng được bài thuốc nam chữa trị căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”. Trong Đông y bệnh gút được xác định do hai nguyên nhân chủ yếu: Ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân tức cơ thể bị những luồng tà khí thâm nhập dẫn đến phong hàn, tê thấp, kinh mạch tắc nghẽn. Còn nội nhân hay còn gọi “thất tình nội thương”, xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học hay ức chế tinh thần kéo dài khiến thân thể lâm bệnh. Đặc biệt bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời, không những khiến người bệnh khó vận động mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ bệnh tật khác như: Dị dạng khớp xương, suy thận, bị sạn thận. Một số vị thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh gút Nghiền ngẫm nhiều cuốn sách, hỏi ý kiến nhiều lương y khác, sau khoảng 3 năm thử nghiệm, ông đã tự chế ra bài thuốc trên. Thuyết phục về tính hiệu quả của bài thuốc nam, thầy thuốc Đông y cho biết đã đưa vào áp dụng bài thuốc hơn sáu năm nay và thu được kết quả khả quan. Ông nói: “Hàng trăm bệnh nhân gút đã được chữa trị bằng bài thuốc nam gồm 12 vị thảo dược trên. Thực tế nhiều trường hợp mắc chứng gút mãn tính đã khỏi hẳn bệnh sau một thời gian kiên trì uống thuốc”. Anh Lương Văn Cầu (ngụ phường Phú Thuận, thành phố Huế), là bệnh nhân hiện đang điều trị bệnh gút bằng bài thuốc nêu trên chia sẻ: “Tuy mới uống thuốc vài tuần nhưng tôi cảm thấy cơ thể đỡ đau đớn hơn nhiều. Bây giờ tôi có thể cử động chân tay mà không đau nhói như trước đây. So với uống thuốc tây, thuốc nam vừa rẻ lại không gây cảm giác mất ăn, mất ngủ”. Tâm sự chuyện nghề, lương y Chí cho biết rất lấy làm vui mừng bởi sau hai thập kỉ theo nghề y, bài thuốc chữa gút chính là thành quả lớn nhất đời mình. Ông trải lòng chính nhờ lòng yêu nghề đã giúp bản thân nghiên cứu, bào chế thành công bài thuốc nam nêu trên. Càng khâm phục hơn khi ông sẵn lòng chia sẻ bài quý cho tất cả những ai có nhu cầu mà không chút vụ lợi tơ hào. Quan niệm nghề của ông khá đơn giản: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận. Cứu một mạng người hơn xây toà tháp”. Gút (Gout) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Việc uống nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh gút nên giảm cân, uống nhiều nước. Một trong những phương pháp điều trị gút phổ biến hiện nay là kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Theo Quảng Thiên - PLVN
  6. LƯU Ý KHI KẾT HỢP THUỐC ĐÔNG Y VỚI THỰC PHẨM Khi dùng có tính tương hợp giữa thuốc và thực phẩm, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. * Đại táo hợp với gừng tươi : Đại táo, gừng tươi thường dùng sắc thành thang, có tác dụng bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, có thể là thuốc dẫn cho phương thuốc chữa âm hàn vị thống, thổ tả, bụng đau để chất thuốc này phát huy hết tác dụng. * Chi tử kim hoa hoàn hợp với ngó sen tươi: Ngó sen có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, chỉ huyết. Khi dùng thuốc chế sẵn chữa chứng huyết nhiệt xuất huyết thường dùng nước ngó sen làm thuốc dẫn thuốc chế sẵn như chi tử kim hoa hoàn, thượng thanh hoàn nhằm tăng cường hiệu lực của thuốc. Dùng ngó sen tươi giã lấy nước, hoặc lấy 5 - 10 đốt ngó sen đun lấy nước uống. * Đan sâm hợp với rượu: Đan sâm tuy có tác dụng hoạt huyết hoá ứ nhưng tính vị khô hàn. Đông y cho rằng, huyết gặp hàn thì đông, gặp nóng thì thông. Nếu đan sâm uống với rượu hâm nóng hay dùng đan sâm tẩm rượu sau đó uống sẽ làm tăng sức khứ ứ, khỏi đau, hoạt huyết, thông kinh của đan sâm. * Thất ly tán hợp với rượu: Rượu tính cay nóng, có tác dụng ôn thông kinh lạc, tán phong hàn, dẫn thuốc. Uống rượu với loại thuốc tính hàn, làm nó bớt hàn, uống với loại thuốc tính nhiệt làm giãn gân hoạt lạc. Khi uống dùng rượu từ 10 - 15ml. Để khứ phong trừ thấp, giãn gân hoạt lạc, dùng rượu uống với hoạt lạc hoàn; để hoạt huyết hoá ứ, tiêu sưng khỏi đau thì dùng rượu uống với thất ly tán. * Nhân sâm bảo phế hoàn hợp với mật ong: Mật ong vị cam bình, hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ hư, bổ trung, nhuận phổi khỏi ho, nhuận tràng thông đại tiện. Uống nhân sâm bảo phế hoàn chữa bệnh phổi táo ho khan, ruột táo, bí đại tiện loét dạ dày ruột, dùng cùng mật ong thì rất tốt. * Bách hợp hợp với đường phèn: Bách hợp tính bình, vị hơi đắng, có tác dụng thanh tâm nhuận phổi, khỏi ho. Dùng hai vị chung với nhau, làm thành bánh bách hợp đường phèn, dùng để chữa chứng ho khạc ra máu, ho khan, họng đau. * Ngân kiều giải độc hoàn hợp với dưa hấu: Ngân kiều giải độc hoàn có thể chữa chứng cảm mạo phong nhiệt như đau đầu, ho, đau họng. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải nắng, sinh tân dịch, lợi tiểu. Khi uống thuốc có thể ăn dưa hấu nhằm nâng cao hiệu quả của thuốc. Lương y Hoài Vũ
  7. GIẢI MÃ BÍ ẨN “RUỘNG NHIỀU CHỮ” NỔI TIẾNG HÀ GIANG Với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong suốt một thời gian dài, những bí mật của bãi đá cổ đã được giải mã ít nhiều nhưng phải chăng đó vẫn chỉ là phần nổi của một điều bí mật chưa được khám phá. Bãi đá cổ và tục thờ đá Nằm giáp ranh với các bản Nùng Mở, Nấm Chiến, Tả Cố Tỷ, bãi đá cổ thấp thoáng ẩn hiện bên bờ suối Nậm Khoòng thơ mộng như một sự sắp đặt nghệ thuật nhiều ẩn ý của tạo hóa. Để có thể đặt chân đến bãi đá cổ Nấm Dẩn, từ thị trấn Cốc Pài (Xín Mần), chúng tôi đi xuôi về phía Nam khoảng 20 cây số rồi men theo tiếng nước chảy róc rách của con suối Nậm Khoòng đến khi bắt gặp tảng đá lớn đầu tiên. Sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra sự hiện diện của bãi đá cổ bởi kích thước đồ sộ, hình thù kỳ lạ cũng như những hình khắc vẽ bí ẩn trên bề mặt của chúng. Những di tích cự thạch nằm giữa dãy Tây Đản ở phía Bắc và dãy Nấm Dẩn ở phía Nam trải dài theo con suối. Càng lên cao, chúng tôi càng bắt gặp nhiều khối đá lớn với những hình dáng lạ kỳ khác nhau. Khi là phiến đá dài như một chiếc phản rộng, khi to tròn như một quân cờ khổng lồ, khi lại giống như một ngai vua bằng đá lớn... Những tảng đá mang trên mình vô số những biểu tượng lạ lùng này nằm ngổn ngang trong một thung lũng rộng, được bao bọc bởi những dãy núi cao như một bức bình phong che giấu bên trong những bí mật không ngờ. Và dòng suối nhỏ chảy ngang qua thung lũng, luồn lách quanh bãi đá cổ tạo nên sự lãng mạn đầy lôi cuốn khiến những bí ẩn nơi đây càng thêm phần huyền ảo. Nấm Dẩn theo tiếng của người Nùng có nghĩa là khu vực nguồn nước. Nó còn được gọi với cái tên khác là "Nà Lai", có nghĩa là "ruộng nhiều chữ". Đây là nơi cư trú của đa số đồng bào dân tộc Nùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang với nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, trong vùng còn có rất đông người H' Mông sinh sống. Theo kết luận mới đây của các nhà nghiên cứu thì bãi đá cổ Nấm Dẩn có liên quan mật thiết với tục thờ đá của người dân nơi đây từ hàng nghìn năm trước. Trao đổi với chúng tôi, những người cao tuổi trong vùng cũng khẳng định rằng, tục thờ đá của người dân địa phương đã có từ rất lâu đời. Những khối đá cổ bí ẩn kia là hiện thân cho những vị thần thiêng liêng không thể xâm phạm. Theo truyền thuyết được lưu truyền từ nhiều đời nay, thung lũng tươi xanh nơi bãi đá cổ ngự trị suốt bao đời nay chính là vùng đất thánh là vùng đất linh thiêng nhất. Bởi đây chính là nơi cất giữ những bí mật tối quan trọng của các vị thần. Và, những biểu tượng lạ lùng trên các tảng đá chính là chiếc chìa khóa thần kỳ mà một khi được giải mã sẽ mở ra cả một thế giới đầy bí ẩn mà không ai có thể ngờ tới. Khối cự thạch trong bãi đá cổ Nấm Dẩn Theo quan sát của PV, nổi bật nhất trong bãi đá cổ là 3 khối đá lớn có khắc rất nhiều ký tự lạ trên bề mặt. Dấu vết phong hóa trên bề mặt các khối đá được các nhà khoa học chứng minh là đã được sáng tác cách đây trên 1.000 năm và chưa thể giải mã để tìm ra chủ nhân. Bãi đá Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2.000 năm và vô cùng hiếm có ở Việt Nam. Trong số những giả thuyết được giới nghiên cứu đưa ra có hai giả thuyết được cho là sáng giá nhất. Thứ nhất, đây có thể là di tích mộ thủ lĩnh cộng đồng. Thứ hai, bãi đá là khu đất thiêng thờ cúng các vị thần linh bản địa. Trong đó, tảng đá lớn nhất với những hình khắc bí ẩn nằm trên một thửa đất canh tác cách nhà ông Lù Văn Ngán, nguyên chủ tịch UBND xã Nấm Dẩn 25m về hướng Tây. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thuộc viện khảo cổ học Việt Nam, đây là khối cự thạch thuộc loại magma biến chất, có hình chữ nhật rộng lớn, độ dày không đều. Bề mặt đá không bằng phẳng, hơi cong khum hình mu rùa. Trên bề mặt tảng đá kỳ lạ này có khoảng hơn 80 hình chạm khắc với các họa tiết phong phú, nhiều kích cỡ khác nhau. Ngoài những hình khắc bí ẩn, khối đá còn có thêm khoảng 80 lỗ vũm được khoét với đường kính khoảng 6cm, sâu khoảng 2cm. Giải mã những hình khắc kỳ lạ Nói về các hình vẽ kỳ lạ cũng như các lỗ vũm được tìm thấy trên các khối cự thạch ở bãi đá cổ Nấm Dẩn, các nhà khảo cổ học thuộc viện khảo cổ học Việt Nam cho rằng, chúng được tạo ra bằng cách dùng đục sắt và búa tác động vào đá. Để tạo ra được các hình khắc, người xưa đã sử dụng một kỹ thuật đục rất thô sơ với những dụng cụ đục đẽo đơn giản và dùng lực tác động trực tiếp trên bề mặt đá. Những rãnh đục này thường có mặt cắt hình lòng máng. Nói chuyện với PV, tiến sĩ Trình Năng Chung (viện khảo cổ học Việt Nam), người đã có nhiều năm tâm huyết trong việc nghiên cứu bãi đá cổ Nấm Dẩn cho rằng: "Dụng cụ đục khoét ở bãi đá cổ có thể được làm bằng sắt. Các hình khắc phải được phác họa trước, đặc biệt là hình tròn". Nhà nghiên cứu Trình Năng Chung cho biết thêm, niên đại của các hình vẽ được xác định là hơn 1.000 năm. Các hình vẽ phong phú trên bề mặt đá gồm các dạng hình học như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông... các dạng hình hoa văn như hình vuông, tròn... Ngoài ra, các hình vẽ được tìm thấy còn có dạng các vạch đục khắc song song, biểu tượng sinh thực khí với hình tam giác có rãnh dọc ở giữa được cho là một biểu tượng thuộc nữ giới. Hình bàn chân người với kích thước như thật có ngón chân khắc lõm sâu vào trong đá, hình người trong tư thế giơ hai tay dạng hai chân như trong các bích họa thời tiền sử cũng khá phổ biến trong hệ thống các hình khắc vẽ của bãi đá cổ. Trong số đó, bãi đá cổ còn có nhiều hình vẽ chưa xác định được hình dáng cụ thể. Điều đặc biệt là các hình vẽ này được các nhà khoa học xác định có phong cách tạo hình và mô típ đề tài tương tự như hình vẽ được phát hiện ở bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai). Theo những kết quả nghiên cứu đã được công bố rộng rãi, trước đây tại hang Đồng Nội (tỉnh Hòa Bình), các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy trên vách hang những hình khắc mang tính ước lệ về động vật và khuôn mặt người. Những hình khắc cổ kỳ lạ còn được tìm thấy trên vách hang Thượng Phú (Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình). Dựa trên những so sánh cụ thể mang tính khoa học, các nhà nghiên cứu cho rằng, nghệ thuật đục khắc đá ở Xín Mần có thể nằm trong mắt xích của những truyền thống cổ xưa. Sau khi so sánh mô típ hình người ở Xín Mần với các khu vực lân cận, các nhà khảo cổ nhận thấy có nét tương đồng với các bích họa ở Hoa Sơn dọc sông Tả Giang phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Nhưng vì chưa đủ dữ liệu nên hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chính xác về niên đại của các hình khắc ở bãi đá cổ Nấm Dẩn. Dương Dung
  8. CÁCH THỞ GIÚP DƯỠNG PHẾ KHÍ Ngoài chức năng chính là thông khí thì phổi còn có tác dụng thông hoạt giúp tâm thân, chuyển hóa nước và mỡ, thông thủy dịch, thải độc khí... Khi phế yếu, sức thở kém, bí trệ tà khí, sinh cảm mạo, lạnh chân tay, sổ mũi, lao phổi, trướng bụng. Luyện đều đặn các phép dưới đây nhất là khi có trăng sẽ giúp phổi khoẻ, hô hấp tốt. Nguyệt túc song luyện: Ngồi trên ghế dựa, khi hít vào ta ngửa mặt nhìn trăng, khi thở ra từ từ gập người xuống nhìn vào mu bàn chân. Làm nhiều hơi thở. Ảnh minh họa Gõ răng vỗ ngực: Vẫn ngồi ngay ngắn trên ghế, vừa gõ 2 hàm răng vào nhau vừa vỗ ngực vào huyệt đản trung giữa 2 núm vú nhiều lần. Nạp phế khí: Quay mặt về hướng tây, ngửa mặt lên trời thì hít vào, nhắm mắt lại nhìn vào đản trung thì thở ra. Chú ý, khi hít vào thì nhiều, thở ra thì sâu. Thở đản trung: Hít vào để ý đản trung. Thở ra thả lỏng đản trung và cảm nhận năng lượng lan tỏa sang 2 bên khoang ngực. BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí công Thăng Long)
  9. 9 ĐỘNG TÁC YOGA CHỮA BỆNH Những động tác Yoga này giúp đối phó với những lúc mất ngủ, bị cúm, buồn bã, đau lưng... đơn giản mà hiệu quả. Tư thế chống mất ngủ: Đông tác ngồi thẳng, xoay người giúp giải tỏa căng thẳng ở vùng cột sống và não. Cách tập: Ngồi thẳng, chân phải bắt qua chân trái. Từ từ xoay vai sang phải. Tay để thư giãn theo tư thế trong ảnh. Giữ nguyên tư thế này trong 10 nhịp trở và lặp lại động tác với bên trái. Tư thế chống đau nửa đầu: Cách giải tỏa cơn đau nửa đầu là động tác chống đầu của Yoga, giúp máu lưu thông lên não. Cách tập: Khép hai tay ôm sau đầu, ngồi quỳ lên hai đầu gối, nâng mông sao cho tạo thành đường thẳng với đầu. Giữ tư thế này trong 10 nhịp thở. Tư thế chống cúm hoặc cảm lạnh: đây là cách giúp bạn chống nhiễm cúm, cảm lạnh hoặc khỏi nhanh hơn. Cách tập: Ngồi thẳng lưng, tay phải đặt thoải mái lên đùi cùng bên, đồng thời bàn tay trái gập các ngón tay, chỉ để ngón giữa thẳng. Ngón giữ bịt bên mũi phải, ngón trỏ bịt bên mũi trái. Nhín thở trong 4 nhịp đếm. Sau đó buông ngón trỏ và hít vào bằng bên mũi trái trong 4 nhịp đếm. Thế bồ câu giảm stress: Hông là nơi mà chuyên gia Yoga cho rằng chứa rất nhiều căng thẳng, do năng lượng trong quá trình luân chuyển khắp cơ thể thường bị dừng ở đây. Vì vậy bài tập giãn hông sẽ giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng, lo lắng. Cách tập: Quỳ trên chân trái, chân phải duỗi thẳng ra sau. Chống tay, từ từ hạ người chạm đất theo tư thế trong ảnh. Giữ ở tư thế này trong 10 lượt thở trước khi đổi bên. Tư thế cái cây giúp giải tỏa nỗi buồn: Đây là động tác lý tưởng để bạn tập khi buồn. Đây là động tác đưa con người về tư thế tự nhiên nhất để cảm thấy hạnh phúc và giải tỏa. Đây là động tác giúp bạn tìm được sự cân bằng. Cách tập: Hai tay chắp trên ngực, Co một chân, đặt bàn chân lên đùi chân kia. Giữ thăng bằng trong 5 nhịp thở rồi đổi chân. Những động tác Yoga này giúp đối phó với những lúc mất ngủ, bị cúm, buồn bã, đau lưng... đơn giản mà hiệu quả. Tư thế con cua: Động tác này giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Cách tập: Một chân duỗi thẳng, chân còn lại gập lên đùi. Gập lưng, một tay nắm bàn chân, tay kia dang sang bên chạm đất. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu trước khi đổi bên. Tư thế nẹp chân: Đây là động tác đơn giản để giảm căng thẳng ở phần cẳng chân, thích hợp tập khi bạn cảm thấy buồn bực trong phần chân. Cách tập: Ngồi gập chân, với ngón tay ấn lên đùi. Thư giãn vai, giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu. Tư thế cho người lái xe: Sau khi ngồi gập người lái xe hoặc làm việc quá lâu, bạn hãy tập động tác này để lưu thông máu và năng lượng khắp cơ thế. Cách tập: Đứng với hai bàn chân song song. Tay phải nắm lấy cổ tay trái và vươn căng người sang bên phải. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu trước khi đổi bên. Theo Ngôi sao
  10. XOA BÓP, BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH - DỄ LÀM, HIỆU QUẢ (tiếp theo) Kỳ 2: Ứng dụng trong điều trị bệnh đau lưng và phục hồi di chứng tai biến mạch máu não Nếu xoa bóp bấm huyệt đúng cách, chúng ta có thể điều trị được một số bệnh rất hiệu quả. Trong kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp này trong điều trị bệnh đau lưng và phục hồi di chứng tai biến mạch máu não. Xoa bóp điều trị đau lưng Đông y gọi đau lưng là “yêu thống”, là một trong những chứng thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân: Do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau, hoặc do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây khí trệ huyết ứ gây đau. Cũng có thể do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ... - Tư thế người bệnh: nằm sấp. - Nguyên tắc là làm nhẹ nhàng, tăng dần mức độ. Thời gian một lần xoa bóp khoảng 20 phút. Thực hiện các thao tác: + Xoa vùng lưng cho nóng lên. Phương pháp xoa là dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Thủ thuật này mềm mại, thường ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ. Thao tác xoa có tác dụng tăng cường tiêu hóa, thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau. + Day rồi đấm hai bên thắt lưng 3 lần. Thao tác day như sau: dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái, hơi dùng sức để ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Phương pháp này thường làm chậm, còn mức độ nặng hay nhẹ, to hay nhỏ tùy tình hình bệnh. Đây là thủ thuật mềm mại, hay dùng ở nơi đau, ở nơi nhiều thịt. Nó có tác dụng làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa. + Tìm điểm ấn đau ở lưng, day từ nhẹ đến mạnh. Thao tác thực hiện như sau: dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay út và mô ngón tay cái ấn vào một nơi hoặc vào huyệt. Tác động chính là sức qua da vào thịt hoặc xương hoặc vào huyệt. Tác dụng của thao tác là thông kinh lạc, thông chỗ bị tắc, giảm đau. Ngoài ra có thể thực hiện các thao tác: ấn các huyệt: thận du (từ đốt sống lưng L2-L3 ra 1,5 thốn), đại trường du (từ đốt sống lưng L4-L5 ra 1,5 thốn), hoàn khiêu (chỗ lõm trên mấu chuyển lớn xương đùi), ủy trung (ở giữa nếp lằn khoeo)... mỗi huyệt làm khoảng nửa phút. Lăn hai bên thăn lưng và cột sống 3 lần. Phân hợp hai bên thăn lưng 3 lần. Véo cột sống lưng 1-2 lần. Phát huyệt mệnh môn 3 cái. Xoa bóp điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não Nguyên nhân của bệnh theo y học cổ truyền là do: Hỏa thịnh (thận thủy kiệt, tâm hỏa bốc mạnh); Phong dương (thận âm hư, can dương vượng bốc lên hóa hỏa gây nội phong); Đàm nhiệt (thấp sinh đàm, đàm uất sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh phong). - Tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc ngồi Nguyên tắc là làm nhẹ nhàng, tăng dần mức độ. Thời gian một lần xoa bóp khoảng 20-30 phút. - Thao tác Vùng đầu cổ: + Xoa vùng cổ cho nóng lên, day vùng cổ gáy 3 lần, sau đó bóp vùng cổ 3 lần. + Bấm các huyệt: bách hội (trên đỉnh đầu), tứ thần thông (4 huyệt ở trước, sau, phải, trái của bách hội 1 thốn), phong trì (từ xương chẩm C1 đo ra ngoài 2 thốn) mỗi huyệt làm khoảng nửa phút. Chi trên: + Dùng tay trái nâng cánh tay liệt của người bệnh, tay phải xát dọc mặt trong, ngoài, trước, sau cánh tay (từ dưới lên trên) 3 lần. Lăn dọc từ cổ tay tới bả vai trước sau 3 lần. Bóp từ trên xuống dưới trước sau 3 lần. Sau đó dùng ngón tay cái day mặt gan bàn tay và mặt mu bàn tay liệt, miết dọc kẽ ngón tay. + Bấm các huyệt khúc trì (điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu), hợp cốc (nằm ở kẽ giữa xương đốt bàn ngón cái và ngón trỏ), mỗi huyệt làm khoảng nửa phút. + Một tay giữ cố định vai người bệnh, tay kia nắm vào phần cánh tay bệnh nhân, vận động khớp vai bệnh nhân nhẹ nhàng theo các chiều của khớp. Sau đó, dùng một tay cố định cánh tay bệnh nhân, tay kia nắm cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp khuỷu. Tiếp theo là cố định cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp cổ tay và các khớp bàn ngón với cách tương tự. Chi dưới: + Xát dọc mặt trước, sau, trong, ngoài từ cổ chân tới đùi, mỗi mặt 3 lần; day mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; lăn mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; bóp dọc từ dưới lên cả 4 mặt, mỗi mặt 3 lần. + Bấm các huyệt lương khâu (từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 3cm), túc tam lý (từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 4,5 cm), dương lăng tuyền (từ đầu dưới xương bánh chè đo xuống 3 cm rồi đo ngang ra ngoài 1,5 cm), tam âm giao (từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn). + Một tay giữ cẳng chân bệnh nhân, tay kia nắm đầu gối bệnh nhân, nâng chân cho cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm khoảng 5-10 lần. Sau đó, một tay giữ gót bệnh nhân, tay kia nắm ngón chân bệnh nhân, quay cổ chân 2-3 lần, đẩy ngược bàn chân về phía cẳng chân 2-3 cái. TS. BS. Dương Trọng Nghĩa (BV Y học cổ truyền T.W)
  11. XOA BÓP, BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH - DỄ LÀM, HIỆU QUẢ Kỳ 1: Tác dụng của xoa bóp, bấm huyệt Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt. Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng gì? Xoa bóp bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể. Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang oxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã. Massage tốt cho các trường hợp bị đau mỏi vai Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe. Theo y học cổ truyền, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ. Bệnh nào nên và không nên áp dụng xoa bóp bấm huyệt? Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng rất tốt đối với một số bệnh, tuy nhiên nó lại có chống chỉ định đối với một số bệnh khác. Chỉ định xoa bóp: Rất nhiều bệnh của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... có thể dùng xoa bóp. Nhiều bệnh mạn tính điều trị có hiệu quả bằng xoa bóp như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài... Người bị đau đầu, mệt mỏi... cũng dùng phương pháp này để điều trị. Chống chỉ định với các trường hợp: gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp. Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa, thí dụ: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm. TS.BS. Dương Trọng Nghĩa (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) (Còn tiếp)
  12. HOA ĐẠI CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP Hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, ở Lào gọi là chămpa, đông y Trung Quốc gọi là “miến chi tử”, “lôi chuỳ hoa”, “đại quý hoa”... tên khoa học của cây là Plumeria rubra L.var.acutiforia Bailey, thuốc họ Trúc Đào Thời xưa dân gian thường sử dụng cây hoa đại phơi khô để làm dùng thuốc chữa ho, kiết lị và ỉa chảy. Tác dụng chữa cao huyết áp mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Năm 1962, khoa Dược lý trường sỹ quan quân y Việt Nam đã nghiên cứu tác dụng của hoa đại và đi đến một số kết luận sau đây: - Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với tác dụng của rễ cây “ba gạc” (Rawolfia verticllata), thì ba gạc có tác dụng chậm hơn hoa đại. Độ độc của hoa đại cũng thấp hơn của rễ ba gạc. Qua thí nghiệm liều dùng cho người có thể tớ 60g một ngày Từ vài chục năm gần đây, hoa đại được nhiều người sử dụng chữa cao huyết áp. Cách dùng: Hàng ngày sử dụng 12-20g hoa đại khô, sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày - Ngoài dùng hoa, dân gian còn dùng vỏ thân hay vỏ rễ để làm thuốc tẩy (thay cho vị thuốc đại hoàng) và chữa thũng nước. Cách thức: dùng 5-10g vỏ thân hay vỏ rễ sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây thành cao đặc, và sử dụng với liều 0,2-0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1-2g/ngày. - Để làm thuốc tẩy cũng có thể dùng nhựa mủ của thân cây với liều 0,5-0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa chai chân và vết loét. - Dân gian còn dùng lá cây hoa đại chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Để chữa bong gân: dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp lên phía ngoài, rồi cố định lại bằng băng hoặc bằng vải sạch. Ngày đắp 1-3 lần liên tục như vậy 1-2 ngày tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. - Để chữa đau nhức hay mụn nhọt cũng dùng lá tươi giã nhuyễn, đắp vào những nơi bị bệnh. Theo XL
  13. Nước gạo lứt: Thanh nhiệt, đẹp da Nước gạo lứt rang, đun uống không chỉ có tác dụng thanh nhiệt gan, làm mát cơ thể trong mùa nóng mà còn chữa tiêu chảy, trúng nắng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, trước khi rang không rửa gạo qua nước sạch, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu. Gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy, rang đến khi ngửi hạt gạo có mùi thơm, hạt gạo đậm hơn, săn lại thì tắt bếp. Đợi nguội cất vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi muốn nấu nước uống, đong một cốc nhỏ hoặc dùng cốc đựng sữa chua, đong một cốc gạo lứt (100g) và 2 lít nước. Đổ vào nồi, đun lửa nhỏ, thêm một thìa nhỏ muối (5g) đun đến khi hạt gạo chín mềm, đợi nguội, lọc lấy nước uống. Uống nước gạo lứt không những có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, nước gạo lứt rang còn có nhiều tác dụng không ngờ. Phân tích máu của một số người uống nước gạo lứt cho thấy, máu rất sạch. Hồng huyết cầu tròn và huyết thanh trong. Trong khi ở nơi những người khác hồng huyết cầu một là méo mó, hai là nhiều độc tố và ký sinh trùng. Đó là nhờ tác dụng thanh lọc gan của nước gạo lứt. Không chỉ thanh lọc gan, nó còn giúp cho nước da hồng hào, sáng, đẹp, nhờ làm cho máu sạch, không chứa độc tố. Bớt hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi. Chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Uống trường kỳ sẽ hết được bệnh gút, chứng phong thấp của người già. Cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt. Người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm nhiều lần. Nước gạo lứt rang giúp chống mất nước trong trường hợp bị tiêu chảy và cầm tiêu chảy rất tốt. Nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Theo ThS Thanh Tâm (Bee)
  14. KỲ LẠ BỘ SÁCH BẰNG ...LÁ 100 TUỔI (ĐVO) Không mấy ai biết rằng, tại bản Ka Roong, xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) lại có hai bộ sách lá được người Khùa lưu giữ hàng trăm năm, vẫn còn nguyên không bị mối mọt, chữ viết còn sáng màu mực. Đã 100 năm tuổi Giữa sương khói hư ảo của dãy núi Giăng Màn, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Hồ Phoong, một người Khùa ở bản Ka Roong để được nghe kể về những huyền tích của hai bộ sách lá hàng trăm năm tuổi. Hai bộ sách kỳ lạ đang được treo ở một vị trí trang trọng trong nhà. Được nghe, được sờ tay vào những dòng chữ cổ của người Khùa ngày xưa khắc ghi trên bộ sách lá, tôi như thấy mình như lạc vào nguồn gốc ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, văn học của cả một tộc người. Ông Hồ Phoong sinh năm 1950, là con thứ tư của Anh hùng LLVT Hồ Phòm. Thời niên thiếu, Hồ Phoong được ông nội và bố kể cho nghe về nội dung của bộ sách lá. Nội dung là những từ kinh Phật khuyên răn chúng sinh làm lành, tránh dữ hay những câu chuyện dân gian gắn bó với lịch sử của người Khùa. Ông kể: "Ông nội tui tên là Hồ Văn, trước lúc đi về với tổ tiên đã gọi bố tui và tui lại đầu giường dặn phải gìn giữ cẩn thận hai bộ sách lá đã hơn 100 năm tuổi". Ông Hồ Phong và bộ sách bằng lá Mặc dù phải thay đổi chỗ ở liên tục do chiến tranh và thiên tai, nhưng bộ sách lá luôn được ông Hồ Phòm mang theo bên người. Theo quân ngũ và giữ nhiều trọng trách nên khi ông nghỉ hưu và mất, chỉ kịp để lại cho ông Phoong hai bộ sách mà không thể truyền lại cách đọc và viết theo thứ chữ cổ. Dù không đọc được chữ trong đó nhưng trải qua bao nắng mưa, thiên tai lũ lụt với hàng chục lần chuyển nhà nhưng ông Hồ Phoong vẫn tiếp tục cất giữ nguyên vẹn hai bộ sách lá. "Sách này bán chẳng được mấy đồng bạc nhưng dù có trả bao nhiêu tiền đi nữa mình cũng không bán. Đây là sách quý, là báu vật hàng trăm năm của người Khùa để lại nên mình phải giữ nó. Con cháu mình rồi sẽ giữ nó. Hy vọng đời sau chúng nó sẽ tìm được cách học - đọc - viết lại thứ chữ trong sách này để dạy lại cho con cháu chứ mình chịu rồi. Mình không được cha dạy thứ chữ này", ông Hồ Phoong tin tưởng. Ở nhà ông Hồ Phoong hiện có hai bộ sách lá. Một bộ dài khoảng 50 cm có 150 trang. Bộ kia dài khoảng 60 cm có 200 trang, mỗi trang có 4 dòng được ghi bằng những ký tự giống như chữ viết của người Lào và Campuchia. Tuy đã trên 100 năm tuổi, nhưng bộ sách lá vẫn còn nguyên không bị mối mọt, chữ viết vẫn còn sáng màu mực. Trước đây chỉ có bậc cao niên người Khùa trong vùng mới đọc được những ký tự chép trên bộ sách lá này. Ông Hồ Phoong cũng đã được bố truyền dạy cách đọc và cách viết, nhưng cuộc sống lam lũ đã làm con chữ bay theo những hạt ngô, củ sắn. Bây giờ, ông chỉ biết khái lược về nội dung của bộ sách lá, chứ đọc thì chịu. Có lần, một người Lào ghé nhà chơi, ông nhờ đọc nhưng ông khách nọ cũng lắc đầu vì không thể đọc sách lá bằng chữ Lào. Toàn là sách độc bản Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Thanh Dự (hiện đang sinh sống ở Quy Đạt, huyện Minh Hóa) thì: “Sách lá của người Khùa ở xã Dân Hoá được chia thành 3 bộ, gồm Kinh Phật, chuyện đời xưa (theo tiếng người Khùa là Phôộc năng xừ) và giáo pháp trong gia đình. Ký tự được ghi trên các bộ sách lá này có thể là chữ viết cổ của người Lào hoặc Khơme. Ngày trước ở vùng Y Leeng, có một ngôi cổ tự của các nhà sư người Lào, nhưng vì chiến tranh loạn lạc, các nhà sư này đã bỏ đi, đến nay vết tích của ngôi cổ tự này không còn nữa”. Ông Đinh Thanh Dự cho biết, những bộ sách lá này thường là độc bản vì phải làm thủ công rất công phu, tỉ mỉ. Một trang sách lá có chiều dài khoảng 50 đến 60 cm, chiều ngang khoảng 5 cm. Người viết phải thật uyên thâm về chữ nghĩa, chữ cổ xưa lại có kích cỡ lớn hơn chữ thường nên mỗi lá chỉ có thể ghi được 5 hàng, do vậy không thể viết giống như trên sách thông thường. Người chép phải lựa chọn từng từ sao cho chữ nghĩa súc tích, đầy đủ. Phải giữ gìn những cuốn sách độc bản cho thế hệ sau Bút và cách viết cho bộ sách này cũng phải đặc biệt. Người viết dùng mũi sắt mài thật nhọn hoặc dùng mũi kim làm ngòi, khắc từng chữ lên lá. Nếu viết nhanh mỗi ngày cũng chỉ hoàn thành được từ 5 đến 7 lá. Viết xong, dùng mực Tàu trộn đều với mật một loài cá sống ở khe phết lên. Sau đó đục lỗ ở hai đầu để xỏ dây, ngoài cùng là hai thanh gỗ dùng làm bìa. Khi cần đọc hoặc di chuyển chỉ cần đeo dây vào cổ, khi không dùng đến thì rút sợi dây buộc sang một bên và treo ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà. Theo các thư tịch cũ, sách lá có nguồn gốc từ các ngôi chùa Khơmer, được viết trên lá cây buông. Cây buông (còn gọi là cây slắt krúth) giống như cây cọ, cây thốt nốt, có lá dài 3m. Sở dĩ gọi là cây buông bởi khi có ý định làm sách phải buộc lá lại, đợi đủ một năm trời mới buông ra. Cây buông có nguồn gốc từ Campuchia do một số nhà sư mang về, được trồng chủ yếu để lấy lá làm sách, nhiều nhất là tại các ngôi chùa Khơmer ở các tỉnh An Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh. Thông thường cây buông trồng 10 năm mới đâm chồi non, người ta lấy giấy bọc ngoài rồi buộc lại để sau này lá không bị cong, đồng thời để lá có màu vàng nhạt. Nếu không buộc lại lá cây buông sẽ có màu xanh, sau này viết chữ sẽ không đẹp. Buộc khoảng gần 1 năm thì chặt xuống, tháo giấy ra rồi dùng ván gỗ ép lại thật chặt từng chiếc lá một, sau đó đem phơi nắng. Đợi đến khi nào lá héo, sau khi đã loại bỏ xương lá, mới đem cắt đều thành từng khúc. Thường mỗi lá được từ 3 đến 4 khúc, mỗi khúc có chiều ngang khoảng 5 đến 6 cm, dài 60 cm, tương ứng với 1 trang sách. Độ dày mỏng của bộ sách lá tuỳ thuộc vào nội dung sách. Các bộ sách lá hiện có ở các ngôi chùa Khơmer đều lưu giữ từ kinh Phật, kinh luận, Phật giới của các vị tăng ni, kinh Tam Tạng...cho đến đạo giáo của cả vùng và lịch sử của các ngôi chùa. Một bộ sách lá nặng khoảng 1 kg, ngoài kinh, sách lá còn dùng để chép những câu chuyện dân gian Khơmer như chuyện Ramayana, huyền thoại Bốpphatup...và đây cũng là nguồn kịch bản cho các loại hình nghệ thuật sân khấu của người Khơmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Cũng có tài liệu cho rằng, sách lá chỉ có duy nhất ở dân tộc Thái nơi miền tây xứ Nghệ, đặc biệt chữ của người Thái nơi đây còn cổ hơn chữ của người Thái ở vùng Tây Bắc. Người Thái ở vùng Tây Bắc trở xuống thì dùng chữ Thái viết trên giấy dó như người Kinh, còn người Thái ở phương Nam, giáp Lào thì vẫn dùng tiếng Thái cổ, nên chỉ có những bậc túc nho cao tuổi là có thể đọc được loại chữ này. Chiều muộn dần, mặt trời đằng xa đang gác lên dãy Giăng Màn hùng vĩ. Chia tay ông Hồ Phoong, chúng tôi vẫn cứ băn khoăn một điều rồi đây số phận của bộ sách lá có được lưu giữ cẩn thận để góp phần trả lại cho nền văn hoá Việt Nam nét hấp dẫn đa sắc mãi mãi trường tồn. Đ.T (tổng hợp)
  15. XỬ TRÍ SAY NẮNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN Y học cổ truyền coi khái niệm say nắng, say nóng thuộc phạm trù "trúng thử", tức trúng nắng, trúng nóng với các triệu chứng mặt đỏ vựng, mồ hôi vã ra như tắm, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, té ngã, nặng hơn thì ngất xỉu, bất tỉnh nhân sự. Xử trí khi bị say nắng: Trước hết nhanh chóng đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, tránh đông người, nới lỏng các đồ mặc trên người, khi cần thiết phải tiến hành hô hấp nhân tạo. Sau đó cần tiến hành một số thủ thuật sau đây: - Bấm mạnh vào một số huyệt mang tính kích thích mạnh: + Huyệt nhân trung: 1/3 phía trên rãnh nhân trung (rãnh thủy câu), ở môi trên. + Huyệt thừa tương: Hõm dưới môi dưới + Huyệt hợp cốc: Hõm giữa ngón tay trỏ và tay cái, bấm cả hai bên + Huyệt ấn đường: Giao điểm giữa hai đầu lông mày, ở trán, xoa và day nhẹ. - Vã một ít nước mát lên mặt người bệnh, cho nhanh tỉnh. - Thổi vào mũi người bệnh hỗn hợp bột thông quan (thông quan tán), với một lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh, bằng cách để bột ở một đầu ống giấy, thổi mạnh vào đầu kia, bột sẽ kích thích niêm mạc mũi họng để khai khiếu, tỉnh thần, trừ đờm... làm người bệnh mau chóng tỉnh dậy. Thành phần thông quan tán: + Thân rễ xương bồ (thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ) thái phiến, phơi khô, tán mịn. + Tạo giác (quả bồ kết khô), bỏ hạt, sao vàng, tán mịn. Hai thứ bột này đồng lượng. Đồng thời thêm vào hỗn hợp trên, khoảng 5 - 10%, chất băng phiến (bocneol), hay còn gọi là mai hoa băng phiến hoặc chất xạ hương. Chất bocneol là chất kết tinh chiết tách bằng cách chưng cất tinh dầu lá đại bi Blumea balsamifera (L.)DC., còn chất xạ hương là chất bột có mùi thơm đặc trưng của chất muscon, lấy từ túi xạ ở bụng con hươu xạ đực Moschus moschiferus L. Cần chú ý, phụ nữ có thai không dùng bột có pha thêm xạ hương. - Uống một trong những vị thuốc giải thử sau đây: + Các vị thuốc giải thử thường có vị nhạt, hơi ngọt hoặc đắng nhẹ, tính mát. Do đó có tác dụng giải thử, giải nhiệt, sinh tân dịch, chỉ khát. Trong thực tế, người ta thường dùng dưới dạng tươi, sau khi làm sạch, thêm chút muối ăn, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống. + Các vị thuốc giải thử hay dùng: lá sen, cỏ nhọ nhồi (phần trên mặt đất), rau má (toàn cây), lá đậu ván, lá hương nhu tươi, dưa hấu (Tây qua), cả ruột và vỏ quả, mướp đắng (khổ qua)... Làm gì để tránh bị say nắng? Uống đủ nước, nhất là những ngày nhiệt độ ngoài trời cao, hoặc khi phải đi ngoài trời nắng, có thể uống thêm một số nước giải khát như nước mơ, nước bí đao, nước rau má... Lúc trời quá nắng, hạn chế ra ngoài, nhất là đối với người già và trẻ em. Vì công việc phải đi ngoài nắng cần có các phương tiện phòng hộ: mũ, nón, kính râm, khăn ẩm che phần gáy... và thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, nếu có thể dùng lá sen tươi hoặc lá hương nhu tươi lót trong mũ để đội trên đầu, khi đi ngoài nắng. Không quên cung cấp đủ năng lượng, đủ nước vào những ngày nắng nóng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống bệnh. GS.TS. Phạm Xuân Sinh
  16. TƯ LIỆU THAM KHẢO KHÔNG GIAN PHONG THỦY TỐT GIÚP VIỆC KINH DOANH THÀNH ĐẠT HƠN Không gian làm việc rất quan trọng. Theo phong thủy, những đồ dùng hỏng hóc sẽ mang lại rắc rối cho công việc và cuộc sống của bạn. Khi xung quanh bạn là những đồ vật đã hỏng hóc hay không hiệu quả như chiếc đồng hồ chạy sai giờ, tủ hỏng khóa hay điều hòa nhiệt độ làm mát chậm…, việc bạn cần làm ngay lập tức là sửa chữa hoặc thay mới chúng. Ngoài ra, điều hòa và cân bằng các nguồn năng lượng giúp bạn duy trì ổn định công việc kinh doanh và đem lại những cơ hội mới. Vì vậy, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau: - Đừng bao giờ để những đồ vật có liên quan đến sự chết chóc ở xung quanh bạn. Những bông hoa khô, tiêu bản động vật thuộc da, vỏ ốc vỏ sò trang trí… đều là những thứ bạn nên loại bỏ khỏi phòng làm việc. Bởi chúng sẽ hấp thu những nguồn năng lượng âm – năng lượng không có lợi cho việc kinh doanh của bạn. - Trái lại thì những món đồ trang trí mang đến sức sống, sự phát triển là thứ mà bạn cần cho văn phòng của mình, trong đó các loại cây trồng trong nhà là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Mỗi ngày, bạn nên giành một chút thời gian thư giãn để chăm chút cho những chậu cây. Sẽ không khó để bạn có thể nhận ra sự phát triển của chúng và chính điều đó mang lại nguồn năng lượng tích cực cho công việc của bạn. - Giành một chút không gian phòng làm việc của bạn cho những cuốn sách nói về tấm gương của doanh nhân nổi tiếng. Đó không chỉ là cẩm nang quý báu mà còn giúp bạn nhớ đến và nghiền ngẫm để có nguồn cảm hứng mới, động lực để thực hiện công việc có hiệu quả hơn. - Góc phòng phía bên trái tính từ cửa ra vào chính là nơi tập trung nguồn năng lượng mang đến sự giàu có, thịnh vượng nên bạn cần giữ cho khu vực này luôn thông thoáng, cố gắng loại bỏ những nguồn năng lượng xấu có thể lưu trú ở đây. - Cửa ra vào phòng làm việc cũng phải đảm bảo chắc chắn và không cong vênh, tay nắm cửa hoạt động tốt giúp cho bạn có thể dễ dàng ra vào phòng mà không gặp một trở ngại nào. - Cuối cùng, phòng làm việc phải thoáng, gọn gàng để bạn có thể dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí ở trong phòng, tràn ngập cảm hứng làm việc mà không gặp các “chướng ngại vật”.
  17. Lang thang trên mạng, tình cờ HaChau Nguyen đọc được một câu chuyện thấy cũng khá hay, sâu sắc của Quán Như (1) nên mạn phép chia sẻ cùng các bác, các cô chú, anh chị em trên diễn đàn của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương. ------------------------------ (1): Quán Như có Pháp danh Vạn lợi, pháp tự Giác Tấn, pháp hiệu Quán Như. Xuất gia năm 1997 tại Tổ đình Sơn Long, Quy Nhơn Bình Định. Năm 2004 tốt nghiệp Trung cấp Phật học Nguyên Thiều. Năm 2009 tốt nghiệp cử nhân tại học viện Phật giáo Viên Quang Đài Loan. Hiện tại là nghiên cứu sinh thạc sỹ tại viện nghiên cứu Phật học Viên Quang Đài Loan. Thân ái HaChau Nguyen ----------o0o----------- BẢY BÁT NƯỚC CỨU KHỔ Quán Như Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có một gia đình bá hộ nối tiếng giàu có nhất vùng. Người người nể phục, nhà cao cửa rộng, đồng ruộng thì mênh mông bát ngát, thẳng cánh có bay, gia súc thì từng đàn, lúa chất đầy bồ, trong nhà không thiếu thứ gì, kẻ ăn người ở có tới chừng mấy mươi người. Cao lương mỹ vị ăn mãi không hết. Gia đình bá hộ có hai người con, một trai một gái. Ai cũng khôi ngô tuấn tú, xinh đẹp và nết na. Nhưng rồi tai họa đã giáng xuống gia đình họ, khi người con gái vì uất ức với mối tình cùng chàng thi sĩ mà quyên sinh, còn cậu con trai trong một lần đi săn trong rừng sâu, bất cẩn bị sập bẫy mà trở thành kẻ tàn phế. Người mẹ vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Bà sống trong nỗi ám ảnh và oán hờn. Ngày ngày bà ăn chay niệm Phật cầu xin được bình an và không còn phiền muộn. Rồi một ngày kia, bà cho gọi tất cả những người dân mang nợ với gia đình bà đến và phán rằng: - Từ xưa tới nay, gia đình ta ăn ở có trên có dưới, ai khó khăn ta đều cứu giúp, cho vay bạc và lúa gạo, sau mỗi lần thu hoạch thì gia đình các ngươi đều có trả nhưng vẫn không thể hết. Nay ta cho gọi các ngươi tới để xóa tất cả các món nợ từ trước đến nay. Dù nợ nhiều hay ít. Từ nay trở về sau, giữa gia đình ta và gia đình những nông dân này không còn bất kỳ món nợ nào. Những người nông dân nghèo khổ vui mừng khôn xiết, tay bắt mặt mừng, có những người đã quỳ lạy cảm tạ tấm lòng của bà mà khóc nức nở, nguyện làm thân trâu ngựa để báo đáp ơn này. Nhưng bà một lòng từ chối “Kẻ ăn người ở trong gia đình ta nay đã có đủ vì vậy ta không cần thêm nữa, các ngươi hãy về lo làm ăn và sống cuộc sống như mình mong muốn” Việc làm này của bà, những tưởng rằng như vậy thì trong lòng bà sẽ thấy thanh thản nhưng sao vẫn nặng trĩu một nỗi buồn. Nhân dịp một lần vào viếng chùa, bà đã xin gặp vị Hòa thượng và bạch rằng hãy cho bà xin một bài thuốc để diệt trừ khổ đau và phiền não. Vị Hòa thượng mỉm cười hiền hậu nhìn người phụ nữ sang trọng, quý phái nhưng có khuôn mặt đượm buồn mà nói, bà hãy tìm đến bảy gia đình chưa bao giờ biết khổ, xin mỗi gia đình một bát nước. Với bảy bát nước đặc biệt này, tôi sẽ nấu thành một loại thuốc giải cứu những sầu muộn trong lòng bà. Ngay sau đó, bà lên đường tới thăm gia đình thứ nhất mà bà quen biết bấy lâu nay, bà nghĩ rằng ắt hẳn gia đình này đang hạnh phúc và bà có thể xin được một bát nước. Quả là éo le, sau khi nghe bà trình bày, chủ nhà nhìn bà với ánh mắt ngấn lệ, rằng bà đã đến không đúng nhà và tìm không đúng người. Lúc này, người chủ nhà bắt đầu kể về câu chuyện gia đình, họ đã sống những ngày đau khổ, bất hạnh ra sao, con cái khiến họ mệt mỏi và buồn phiền như thế nào v.v… Nghe xong, bà lại nói những lời động viên, an ủi, vỗ về yêu thương trước khi bà tới thăm gia đình khác. Cả ngày hôm ấy, bà không xin được một bát nước nào. Nước là thứ đi đâu cũng có thể lấy, dễ tìm nhưng sao bà không thể xin được. Gia đình nào cũng có nỗi sầu khổ riêng, không ai giống ai và tất cả những điều ấy khiến bà chạnh lòng, như một phản xạ rất tự nhiên, của một người phụ nữ đã trải qua những mất mát những đau thương trong cuộc sống, bà đều nói lời khích lệ tinh thần, hay đơn chỉ là lắng nghe họ tâm sự đề thấu hiểu những gì họ đã trải qua bằng tất cả tình yêu thương vốn có. Suốt những tháng ngày sau đó, bà kiên nhẫn đi xin, nhưng cũng không tìm thấy gia đình nào hạnh phúc thật sự như bà vẫn thấy. Nơi nào cũng chất chứa nỗi niềm khổ đau và hờn tủi. Bà luôn bận tâm suy nghĩ làm thế nào để an ủi, giúp mọi người thoát khỏi phiền não, xoa dịu đau thương, và bà đã quên đi đau khổ của chính mình. Giờ đây hơn bao giờ hết, bà thấy lòng mình thật thanh thản, nhẹ nhàng. Khi ta cho đi cũng là khi ta nhận lại nhiều hơn thế, nỗi buồn sẽ vơi đi khi ta cởi mở lòng mình, đón nhận lời sẻ chia, lời thân thiện từ những người xung quanh. Chúng ta không nên bỏ cuộc khi chúng ta còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi chúng ta thôi không cố gắng nữa. Niềm tin là sức mạnh biến điều không thể thành điều có thể, và họ có thể quên đi lời chúng ta nói nhưng điều chúng ta làm cho họ sẽ không bao giờ nhạt phai. Qua câu chuyện này, chúng ta ngộ ra một điều, ai cũng có nỗi buồn, nỗi khổ riêng. Cái mà chúng ta thấy chỉ là một phần nhỏ trong toàn thể con người của một ai đó, còn mặt chúng ta không thấy thì rất nhiều. Họ có thể cười đó, vui vẻ đó nhưng chưa hẳn họ đang hạnh phúc như chúng ta thường nghĩ. Và chúng ta cũng tự hỏi tại sao vị Hòa thượng kia lại nói người phụ nữ ấy, xin bảy bát nước mà không phải là sáu hay tám? Phải chăng ở đây có ẩn ý sâu xa hơn chăng? Con số bảy nhắc chúng ta nhớ đến rất nhiều điều : - Bảy bước chân của Thái tử Tất-đạt-đa khi Ngài chào đời, cùng bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc. - Theo quan niệm triết học Phương Đông, con số bảy tượng trưng cho sự hoàn hảo của vũ trụ, nó được xác lập trên bảy nguyên tắc của không gian và thời gian: Không gian thì có bốn phương, Đông, Tây, Nam, Bắc, thời gian thì có quá khứ, hiện tại và vị lai, và là con số tròn theo cách nhìn: chính giữa, ở trên, ở dưới, bên phải, bên trái, trước mặt và sau lưng. - Con số bảy trong âm nhạc ứng với bảy nốt, Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. - Một tuần cũng chỉ có bảy ngày và mỗi ngày như vậy sẽ ứng một thứ kim loại quý. + Chủ nhật: Ngày của thần mặt trời – tương ứng với Vàng + Thứ hai: Ngày của thần mặt trăng, vị thần canh giấc ngủ cho mọi người - tương ứng với Bạc. + Thứ ba: Ngày của vị thần chiến tranh (sao Hỏa) - ứng với Sắt + Thứ tư: Ngày của vị thần thương mại - ứng với nguyên tố Thủy Ngân, một dạng kim loại di động – Sao Thủy. + Thứ năm: Ngày của vị thần chúa tể (thần của các vị thần) - ứng với Kẽm, tượng trưng cho sức mạnh vô địch. Một loại kim loại không bao giờ rỉ sét. Nó còn được gọi là thần sấm chớp - Sao Mộc + Thứ sáu: Ngày của nữ thần tình yêu - ứng với Đồng, mềm dẻo, phản sáng, lấp lánh và quyến rũ – Sao Kim + Thứ bảy: Ngày của vị thần gây bao đau khổ cho nhân loại – Sao Thổ - ứng với kim loại là Chì - Con số bảy của phương pháp Tumo Yoga, số bảy là số thứ tự cuối cùng của hệ thống tinh lực thu tóm toàn năng vũ trụ trong cơ thể một con người. + Trung tâm thứ nhất nằm ở dưới cuối xương sống (nơi đây được coi là chổ trú của con rắn lửa) + Trung tâm thứ hai nằm ở cuối bụng dưới + Trung tâm thứ ba nằm ở sau rốn + Trung tâm thứ tư nằm ở chỗ trái tim + Trung tâm thứ năm nằm ở nơi yết hầu + Trung tâm thứ sáu nằm ở giữa hai lông mày + Trung tâm thứ bảy nằm ở hai đỉnh đầu - Ngay cả thần thức của chúng sinh khi qua đời, cũng phải trải qua bảy ngày luân chuyển một lần và phải đợi bảy lần bốn mươi chín ngày như thế mới chuyển sinh cõi khác. Sẽ không có bất kỳ loại thuốc nào có thể “chữa lành” những phiền muộn trong mỗi thân thể con người. Cách mà vị Hòa thượng chỉ cho người phụ nữ bất hạnh kia thật sâu sắc và ý nhị. Sự từng trải, lòng khoan dung, tình yêu thương của một người đàn bà từng làm vợ, làm mẹ của những đứa con, đã giúp bà nhận ra rất nhiều thứ xung quanh cuộc sống này. Điều mà từ trước tới giờ bà chưa một lần được biết và thấu hiểu. Bảy bát nước, bà mãi không bao giờ tìm thấy nhưng con số bảy cho bà nhiều trải nghiệm đáng quý, nó giống như thiên thần hộ mệnh dẫn dắt bà đến với những điều bản thân tưởng chừng như không thể. Nỗi đau mà bà đang chịu đựng rất nhỏ so với những người khác, phải chăng đó là một điều hạnh phúc? Đôi khi trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ chống lại bạn, đến nỗi bạn cảm tưởng rằng mình không thể chịu đựng hơn được nữa, nhưng hãy cố gắng đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì rồi mọi thứ cũng sẽ qua đi. Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
  18. SƠN TINH, THỦY TINH Thời Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong (1), lấy quốc hiệu là Văn Lang, vua có người con gái tên là Mỵ Nương (Ngọc Hoa công chúa) có sắc đẹp. Thục Vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng long, muốn chọn rể hiền (2). Mấy hôm sau bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở. Thủy Tinh lấy nước phun lên không, biến thành mây mưa. Vua nói: “Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước ta gả cho”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng, bạc, sơn cầm, dã thú…các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương; vốn tính độc ác, liền cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng từ Lý Nhân ra Hát Giang vào sông Đà để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở một ngách sông Tiêu Tích hướng về trước Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá (3) ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đáng trống gỗ cối (4), hòa reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết liền biến thành thây ba ba, thuồng luồng trôi tắc cả khúc sông. Hàng năm vào khoảng tháng bảy, tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa mạ thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Ngọc Hoa nên Thủy Tinh dâng nước lên tàn phá cho hả. (Trích trong “Lĩnh nam chính quái” ) ----------o0o---------- (1) Theo “Việt sử thông giám cương mục” và “Ngọc phả Hùng Vương” thì vua Hùng đóng đô ở bộ Văn Lang từ Hùng Vương thứ nhất, chứ không phải từ Hùng Vương thứ mười tám. (2) Tương truyền Hùng Vương thứ 18 lập đài hiền lâu ở trước núi Vi để kén rể cho Ngọc Hoa, người đến thi tài rất đông, cuối cùng còn lại Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai người tài trí ngang nhau. (3) Tên đất chưa tra cứu được, nhưng có lẽ thuộc vùng Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, vì hiện nay núi Tản còn ở đất Ba Vì. (4) Tục đánh vào cối để báo cho nhau biết có tai biến. Khảo dị: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trên đất Vĩnh Phú còn sưu tầm được như sau: Hùng Vương thứ mười tám không có con trai, chỉ có hai nàng Mỵ nương là Tiên Dung và Ngọc Hoa, hàng ngày vẫn soi bóng vào giếng Ngọc (chân núi Hùng, nay thành đền Giếng) chải tóc. Khi lớn lên, Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, chỉ còn Ngọc Hoa, vua Hùng lại càng yêu dấu, nên muốn chọn rể hiền. Hùng Vương bèn cho lập lầu kén rể ở núi Vi (nay là khoảng nhà máy Mỳ Chính – Việt Trì). Trai tài trong nước đến thi rất đông. Sau ba ngày kén rể, Ngọc Hoa vẫn chưa vừa ý ai. Sắp hết ngày thứ ba, từ đằng xa đến có hai chàng đều tài giỏi. Một người xưng là Sơn Tinh, dáng phúc hậu, một người xưng là Thủy Tinh, mặt xanh, mắt xếch, Ngọc Hoa trông thấy đã khiếp sợ. Như thường lệ, vua Hùng truyền thi tài. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau, Hùng Vương bèn truyền lệnh sáng mai ai mang lễ vật đến trước thì được lấy Ngọc Hoa. Sơn Tinh vốn hiền lành phúc hậu đã được thần cho quyển sách ước nên sáng hôm sau đã mang đủ lễ vật đến. Y hẹn, vua Hùng gả Ngọc Hoa cho Sơn Tinh. Sơn Tinh đưa Ngọc Hoa lên kiệu rước về nước Tản. Đi đến nửa đường, Thủy Tinh mới mang lễ vật lên, thấy Sơn Tinh đã đưa Ngọc Hoa đi liền tức giận, hô thủy tộc đuổi theo đánh để cướp lại. Trận thủy chiến diễn ra ác liệt. Thủy Tinh dâng nước lên cao để đuổi theo, Sơn Tinh hóa phép cho núi cao mãi lên. Một đêm gánh đất, bỏ quên sọt đất không gánh đi hết (nay thành núi Sót ở Thanh Sơn, cao 900 mét). Càng đánh nhau, càng dữ dội. Thủy Tinh mở một luồng nước đánh dọc sông Đà, lao thẳng vào núi Tản. Sơn Tinh liền đắp đá chắn ngang, nay chỗ đất đắp đó thành núi Chẹ (Ba Vì – Hà Nội). Các cụ già vẫn nhắc đó là núi Sơn Tinh chặn đường tiến của Thủy Tinh. Đánh mãi không được, Thủy Tinh phải rút quân về nhưng hàng năm vẫn dâng nước lên cho hả mối hận xưa.
  19. Minh sư Patriji: “Thiền là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật” Nhân chuyến thăm Việt Nam của minh sư Patriji cùng thiền tập với cộng đồng, ông đã có một buổi chia sẻ chân thành và hướng dẫn cách thiền và thở trong cuộc sống tại TP HCM. Trước đó, vào ngày hôm qua, minh sư Patriji đã có buổi thiền “Kim tự tháp” đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) từ 3 - 7 giờ sáng. Trong sáng ngày 15/11, minh sư Patriji đã có buổi giới thiệu về thiền và có những bài tập nhỏ cùng các vị khách tham gia, để cùng nhau “thở một cách có ý thức” tại nhà sách Phương Nam Vincom. Minh sư Patriji: "Thiền là cách duy nhất để chữa lành mọi bệnh tật” Ngày xưa, Đức Phật đã dùng hơi thở như một phương tiện để đạt cùng lúc hai mục đích: Một là tạo nên sự nhận thức, kế đến là cho phép sự nhận thức ấy đi vào từng tế bào của cơ thể. Chúng ta đang hít thở nhưng đó là sự thở vô thức. Hơi thở thúc đẩy sự sống, hơi thở là sự sống... nhưng vô thức; khi thở ta chỉ thở theo quán tính, không nhận thức được nó. Minh sư Patriji chia sẻ: “Mọi khổ đau thể xác đều xuất phát từ phiền muộn trong tâm trí. Mọi phiền muộn trong tâm trí đều xuất phát từ sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ xuất phát từ sự thiếu hụt năng lượng tâm linh và trí tuệ tâm linh”. “Thông qua thiền, khi chúng ta tiếp nhận dồi dào năng lượng vũ trụ và trí tuệ tâm linh, trí tuệ trở nên thuần thục. Dần dà, mọi phiền muộn trong tâm trí dừng lại. Kết quả là mọi khổ đau thể xác tan biến. Thiền là cách duy nhất để chữa lành mọi bệnh tật”. Phương pháp thiền "Kim Tự Tháp" được hướng dẫn bởi minh sư Patriji Ngày nay, nhiều người trên thế giới, bất kì tôn giáo nào cũng đều cảm nhận được lợi ích của việc thiền. Và thiền trong đời sống hiện nay cũng đang dần trở thành một thói quen, thiền giúp chúng ta có một tinh thần khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai, thiền đưa ta đến với bình an… Minh sư Patriji, tên thật là Subhash Patriji, sinh năm 1947 tại Ấn Độ, là người nổi tiếng trên toàn thế giới bởi công cuộc đem thiền đến với cộng đồng nhằm mang lại sự tỉnh thức sâu sắc cho các cá nhân về khoa học thiền định - một phương pháp để đạt được sức khỏe thể chất – tinh thần – trí tuệ và sự hạnh phúc. Thiền là một cách để giảm stress trong cuộc sống Minh sư Patriji là người sáng lập, giữ vai trò chính của tổ chức “Hoạt động đoàn thể tâm thức Kim Tự Tháp Ấn Độ - The Pyramid Spiritual Societies Movement” viết tắt là PSSM. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn sách và nhiều sản phẩm băng đĩa về các chủ đề khoa học tâm linh đương đại. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và là nguồn cảm hứng của nhiều cuốn sách, tạp chí và phim ảnh về lĩnh vực khoa học này. Theo Nguyễn Hiển Petrotimes
  20. TƯ LIỆU THAM KHẢO. PHONG THỦY TỐI KỴ ĐỂ VẬT NHỌN CHĨA VÀO GIƯỜNG NGỦ Các vật cản trở hoặc vật nhọn bị xem như là những mũi tên độc tạo ra sát khí và ảnh hưởng xấu tới trường khí của bạn. Nó làm yếu năng lượng, không tốt cho sức khỏe và hạnh phúc. Việc xác định mũi tên độc hoặc các vật cản trở trong phòng ngủ rất đơn giản. Hãy nhìn quanh phòng bằng con mắt của nhà phong thủy chuyên nghiệp, tìm ra tất cả các vật cản hoặc vật nhọn chĩa vào bạn khi bạn nằm trên giường. Nó có thể từ chiếc bàn đầu giường hay từ một phần của đồ nội thất ở phía xa góc tường nhọn, góc cột nhà... Nếu thấy xuất hiện các "mũi tên độc" thì bạn cần tìm cách hóa giải tất cả các nguồn năng lượng sắc nhọn đang chĩa vào bạn. Đối với một số trường hợp chỉ cần thay đổi vị trí là ổn. Đó có thể là việc thay đổi các đồ để trang trí trong phòng hay xê dịch chiếc bàn ở đầu giường. Điều này có tác dụng làm mềm hóa hoặc thay đổi hướng của các mũi tên. Trong trường hợp là góc tường nhô ra hoặc một bộ phận của đồ nội thất nên không thể di chuyển được, hãy dùng vải để làm dịu nguồn năng lượng sắc nhọn hoặc dùng cây giả để che đi góc hiểm đó. Có người biến nó thành góc tròn cũng là một cách hóa giải hay. Hãy nhờ bạn bè, một nhà thầu hay cửa hàng sửa chữa nhà cửa để làm tròn những góc tường sắc nhọn. Nên nhớ rằng, chỉ cần nhận thức được năng lượng xấu của các góc nhọn, bạn sẽ có giải pháp tốt nhất. Hãy mạnh dạn và sáng tạo để phòng ngủ tốt hơn cho sức khỏe và hạnh phúc gia đình bạn. (Theo About.com)
  21. TƯ LIỆU THAM KHẢO CÁCH ĐẶT TÊN CHO CON TUỔI QUÝ TỴ - SINH NĂM 2013 Đặt tên cho con trai năm Qúy Tỵ 2013? Đặt tên cho con gái năm Qúy Tỵ 2013?… Là những câu hỏi mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2013 quan tâm hàng đầu, năm âm lịch là năm Quý Tỵ và mệnh thủy (Trường lưu thủy – nước sông dài)** Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi Đặt Tên Cho Con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp… Khi đặt tên cho con tuổi Tỵ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi. Cụ thể như sau: Tên kiêng kỵ: Theo can chi thì Tỵ và Hợi là đối xung, Tỵ và Dần là tương khắc nên cần kỵ những chữ có liên quan tới những chữ Hợi và Dần trong tên gọi của người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu, Lương, Sơn, Cương… Rắn thường sống ở các hang động âm u và hoạt động về đêm nên rất sợ ánh sáng mặt trời. Do vậy, cần tránh những chữ thuộc bộ Nhật khi đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những tên cần tránh gồm: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần, Diệu, Yến, Tấn, Nhật… Theo thành ngữ “Đánh rắn động cỏ”, nếu dùng những chữ thuộc bộ Thảo để đặt tên cho người tuổi Tỵ thì vận mệnh của người đó không suôn sẻ. Vì vậy, bạn cần tránh những tên như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên, Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân… Theo địa chi thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy – Hỏa tương khắc. Vì thế, tên của người tuổi Tỵ cần tránh những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết, Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn… Rắn bị xem là biểu tượng của sự tà ác và thường bị đuổi đánh nên rắn không thích gặp người. Do đó, bạn không nên dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Ngoài ra, bạn cần biết rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc như Mễ, Đậu, Hòa. Vì vậy, bạn nên tránh những tên thuộc các bộ này, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương… Tên đem lại may mắn: Người tuổi Tỵ là người cầm tinh con rắn, sinh vào các năm 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025… Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ trong các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ. Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ… Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân – chỉ sự tô điểm – thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn. Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy… Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan… Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa… Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục – có liên quan đến thịt – để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm… Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ… Để đặt tên cho con tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé: Tam Hợp: Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tỵ nằm trong Tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp. Bản Mệnh: Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh. Tứ Trụ: Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt. ================== ** Chú thích: Theo quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương thì tuổi Quý Tỵ sinh năm 2013 là mệnh hỏa (Tích Lịch Hỏa - Lửa sấm sét). Vì đây chỉ là tư liệu tham khảo, nên chúng tôi để nguyên văn.
  22. Hội nhà văn Việt Nam đã xuất bản tạp chí về những Đơn vị và Tổ chức nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất thành đạt. Trong tạp chí này đã có một bài viết của Trung Tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương. Xin trân trọng giới thiệu bài viết này với Quý vị và các Anh chị em quan tâm ------------o0o------------ VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN VĨ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Giám Đốc Trung tâm Lý học Đông Phương “Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai”. Đây là một trong những lời tiên đoán nổi tiếng của bà Vanga, nhà tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, mà nhiều người biết. Đọc đến đây, bạn có thể cười “Ồ!” và nói rằng : Chuyện này ai mà chẳng biết. Bà Vanga ở bên Tây thì liên quan gì đến những bí ẩn của văn hóa Đông Phương? Xin thưa, ấy thế mà nó liên quan đến nhau đấy! Các bạn thân mến ạ! Vì vấn đề nằm ở chỗ lý thuyết cổ xưa đó ở đâu trong lịch sử văn minh nhân loại? Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập của các nền văn minh nhân loại. Chỉ cần một cái nhấp chuột, các bạn có thể tìm hiểu tất cả các nền văn minh cổ xưa của thế giới có trên mạng internet. Trong đó, có một nền văn minh huyền bí, thách đố tất cả trí tuệ của nhân loại trong thời kỳ hội nhập. Đó là nền văn minh Đông Phương của chúng ta. Nền văn minh này đã để lại những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ. Đó là các môn Đông y, Phong thủy và dự báo như: tử vi, tứ trụ, kinh dịch…Chắc các bạn biết rằng, tất cả các phương pháp ứng dụng này đều là kết quả của một học thuyết mà đến nay vẫn còn hết sức bí ẩn, đó là thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Các bạn thân mến! Đông y thì có người bảo nó có cơ sở khoa học từ lâu rồi, Phong thủy bây giờ cũng đã có người bảo là khoa học rồi. Còn Tử vi, bốc dịch…? Đã có thời người ta cho rằng Tử vi, bốc dịch là “mê tín” ? Không phải vậy! Khoa học hiện đại đã xác định rằng: “Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri!”. Với những phương pháp tiên tri tồn tại hàng thiên niên kỷ, tại sao chúng ta không thể đặt vấn đề đó chính là những hệ biểu hiện phản ánh những quy luật để có thể tiên tri? Những phương pháp tiên tri của nền Lý học Đông Phương có đầy đủ những yếu tố của một phương pháp khoa học. Nó có dữ kiện đầu vào là: ngày, giờ, tháng, năm gieo quẻ hoặc là lấy một lá số Tử Vi. Nó có nội dung của sự kiện cần tiên tri và khả năng kiểm chứng kết quả tiên tri. Vậy nó “mê tín” ở chỗ nào? Tôi chắc chắn với các bạn là chẳng có một khoa học gia nghiêm túc nào phát biểu rằng: “Nó mê tín vì chúng ta chưa hiểu được nó”. Có thể nói chính xác rằng: Hành vi mê tín chính là ở những con người đặt niềm tin mù quáng vào khả năng tiên tri của ông thầy bói chứ không phải bản thân phương pháp tiên tri của Lý học Đông Phương là mê tín. Phương pháp tiên tri Đông Phương chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi – Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương muốn nêu thêm một vấn đề với các bạn: Những dữ kiện đầu vào là ngày, giờ, tháng, năm của quẻ bói hoặc của lá Tử Vi là những yếu tố thời gian. Những yếu tố thời gian này phản ánh cái gì? Nếu như không phải sự tương quan của những quy luật vận động của vũ trụ tương ứng với nó để có thể tiên tri…. Các bạn thân mến! Không phải ngẫu nhiên mà nền văn minh hiện tại trong hội nhập toàn cầu với khả năng tổng hợp tất cả giá trị nền văn minh cổ xưa, không thể khám phá ra bí ẩn của nền văn minh Đông Phương. Cần xác định ngay rằng “ người ta không thể nào tìm ra một cái đúng từ một cái sai”. Cái sai đầu tiên là người ta mặc định rằng toàn bộ giá trị của nền văn minh Đông Phương có nguồn gốc từ văn minh Trung Hoa. Hệ quả tất yếu của sự mặc định này, tất cả những gì ghi được trong bản văn chữ Hán liên quan tới thuyết Âm Dương Ngũ Hành sẽ được coi như những thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu nền văn minh Đông Phương đều không thể có một ý niệm về sự đối chiếu so sánh để tìm mối liên hệ nhân quả hợp lý trong hệ thống luận cứ của nó. Theo chúng tôi, đây chính là nguyên nhân thất bại của công cuộc khám phá bí ẩn của nền văn minh Đông Phương hàng thiên niên kỷ cho đến ngày nay. Chúng tôi đã đặt giả thuyết có cơ sở: Cội nguồn văn minh Đông Phương không thuộc về nền văn minh Hán. Để xác định một học thuyết thuộc về một văn minh nào đó phải thỏa mãn tiêu chí sau đây: - Lịch sử phát triển của học thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý trong lịch sử của nền văn minh đó. - Nền tảng trí thức xã hội trong quá trình lịch sử của nền văn minh đó phải chứng tỏ là cơ sở để phát triển và hình thành nên học thuyết đó. - Nội dung của học thuyết đó phải chứng tỏ tính hợp lý một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Trên cơ sở ba yếu tố này, chúng tôi đã chứng minh rằng nền văn minh Hán không thể là cội nguồn đích thực của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Cũng trên cơ sở ba yếu tố của tiêu chí này với yếu tố thứ nhất chúng tôi hoàn toàn có cơ sở khi đặt giả thuyết rằng: Nó thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến (2897 BC - 2012 AC), như chính sử Việt Nam đã ghi nhận. Yếu tố thứ hai chúng tôi đã chứng minh rằng những di sản của nền văn hóa Việt còn lại sau hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử Việt, cũng đủ để chứng tỏ rằng nó chính là nền tảng tri thức cho sự tồn tại của thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Xin nhắc lại chỉ là những di sản còn lại cũng đủ chứng minh, chứng tỏ bề dày của nền văn hóa Việt trước thời kỳ Bắc thuộc và thăng trầm của lịch sử - tất yếu nó phải rất hùng vĩ thì những phần còn lại mới đủ chứng minh được học thuyết Âm Dương Ngũ Hành của nền văn minh Việt. Yếu tố thứ ba trên cơ sở những di sản còn lại của văn hóa truyền thống Việt, chúng tôi đã đã hiệu chỉnh một cách hợp lý có tính nhất quán, tính hệ thống và khả năng tiến tới hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ Hành – một học thuyết cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Hệ quả của việc phục hồi này, chúng tôi đã thể hiện trong các phương pháp dự báo về mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, kinh tế, xã hội trong nước và trên thế giới. Chúng tôi đã chứng minh được rằng phong thủy là một ngành khoa học nhất quán, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri, có thể phản ánh những quy luật tự nhiên tác động đến đời sống con người bằng cuộc hội thảo “ Tính khoa học của Phong Thủy” vào ngày 15/12/2009 tại Hà Nội với 400 đại biểu, gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành tham dự. Chúng tôi cũng đã xác định được bí ẩn của bản Lục Thập Hoa Giáp mà chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng không hiểu nguyên lý nào tạo ra bản Lục Thập Hoa Giáp. Đó chính là thành tựu của việc đổi chỗ hai hành Thủy-Hỏa trong Lục Thập Hoa Giáp từ sách Hán và chúng tôi đặt tên là Lạc Thư Hoa Giáp, để xác định nó thuộc về người Lạc Việt. Bản Lạc Thư Hoa Giáp mà chúng tôi hiệu chỉnh hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí khoa học liên quan đến nó và ứng dụng với hiệu quả cao nhất trong các vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Tôi giới thiệu với các bạn một ứng dụng cụ thể mà nhiều người biết đó là việc xác định thời tiết 10 ngày Đại lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng tôi đã xác định trước hai tháng một cách tự tin thời tiết 10 ngày đại lễ một cách tốt đẹp. Mặc dù một số cơ quan khí tượng nổi tiếng của Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản cho rằng từ mùng 1 đến mùng 4 tháng 10 năm 2010, Hà Nội có mưa to, gió lạnh và khả năng phá hỏng Đại lễ thì chúng tôi tự tin điều này không thể xảy ra. Sự việc đã xảy ra như chúng tôi xác định. Toàn bộ các chương trình trong đại lễ chưa phải sử dụng phương án hai, tức là không phải tiến hành nghi lễ trong nhà khi có mưa. Đây là một ví dụ thực tế khá sinh động để xác định rằng: chúng tôi đã phục hồi đúng đắn những giá trị của nền văn minh Đông Phương. Trở lại với lời tiên tri của bà Vanga – nếu giả thuyết lời tiên tri của bà Vanga là đúng “Một học thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nền văn minh nhân loại” thì đó là thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Hay chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. Bởi vì nó thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí về một lý thuyết thống nhất mà các nhà khoa học hàng đầu đã đưa ra. Rất tiếc trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ mới xới lên một vài ý về một lý thuyết đã tồn tại… Các bạn thân mến, nếu các bạn muốn sử dụng sản phẩm của chúng tôi thì các bạn chỉ mất thời gian để tham khảo vấn đề này trên website của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương với địa chỉ sau: lyhocdongphuong.org.vn Trân trọng cảm ơn các bạn đã bớt thời gian đọc bài viết này.