-
Số nội dung
572 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Châu
-
Mưa đá dữ dội, hàng trăm nhà dân bị thiệt hại Chiều 20/3, mưa đá kèm lốc xoáy đã làm tốc mái, thủng tôn hàng trăm nhà dân ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Lưới điện bị hỏng nặng, đến sáng nay toàn huyện vẫn chưa có điện. Mưa đá dữ dội nhất ập tới lúc 17h30 và kéo dài khoảng 30 phút. Những viên đá đường kính hơn 3 cm gây thủng mái tôn nhiều nhà dân. Trong cơn mưa, lốc xoáy mạnh xuất hiện đã hất tung mái tôn của hàng trăm căn hộ. Nhiều trẻ em la hét hoảng sợ vì giông sét ầm ầm. Viên đá khá lớn. Ảnh: T.Phương. Suốt từ tối 20/3 đến sáng nay, cả huyện Nam Trà My bị mất điện do đường dây điện lưới quốc gia bị mưa đá, lốc xoáy làm đứt. Tuyến đường độc đạo ĐT 616 từ huyện Bắc Trà My về Nam Trà My bị tắc nghẽn bởi cây cổ thụ đổ chắn ngang đường. Thống kê của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Nam Trà My, thiệt hại ban đầu hơn 2 tỷ đồng. Trao đổi với VnExpress, ông Lê Ngọc Kích, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, địa bàn huyện chưa từng xảy ra trận mưa đá kèm theo lốc xoáy có cường độ mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhà dân và hoa màu như vậy. "Hàng trăm nhà dân ở các xã Trà Mai, Trà Tập và Trà Vân bị ảnh hưởng phải tìm nơi ở tạm trong đêm qua. Nhiều trụ sở cơ quan trung tâm huyện cũng bị thủng tôn, tốc mái. Hàng chục ha lúa, hoa màu dập nát", ông Kích nói. Sáng nay, UBND huyện Nam Trà My đã gửi công văn hỏa tốc cầu cứu tỉnh Quảng Nam hỗ trợ lực lượng, lương thực và tôn giúp dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Mưa đá kèm theo lốc xoáy gây tốc mái, hư hỏng nặng nhà dân ở huyện Nam Trà My chiều tối qua. Ảnh: A.N. Trước đó lúc 15h hôm qua, ở xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam) cũng xảy ra mưa đá kèm theo giông sét kéo dài khoảng 30 phút. Theo ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, đây là lần đầu huyện xảy ra mưa đá với kích cỡ viên đá lớn đến 5cm. Tuy nhiên, chỉ có một ít hoa màu bị thiệt hại, nhà cửa hầu như không bị ảnh hưởng. Trí Tín
-
Triều Tiên phát báo động không kích Bình Nhưỡng sáng nay phát báo động không kích và ra lệnh cho quân đội hành động ngay lập tức, trong khi báo Hàn Quốc cho rằng có thể đây là một nội dung diễn tập. Máy bay Triều Tiên trong một chuyến bay trình diễn. Ảnh: AP Đài phát thanh và truyền hình nhà nước Triều Tiên KCTV cho biết báo động được phát đi lúc 9h32 sáng nay, các đơn vị quân đội và dân thường được ra lệnh trú ẩn. Đài này nói thêm rằng chính quyền kêu gọi các lực lượng vũ trang có những biện pháp đối phó để giảm thiểu thiệt hại. Theo Yonhap, truyền thông nhà nước Triều Tiên không cho biết liệu một cuộc tấn công đang được tiến hành hay sắp diễn ra, vì vậy việc phát báo động không kích có thể là nội dung của một cuộc tập trận. Triều Tiên từng thực hiện các cuộc diễn tập không kích trước đây, và ra lệnh cắt điện trong quá trình diễn ra những cuộc diễn tập trong đêm. Liên quan đến báo động không kích, quân đội Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đã tiến hành một cuộc diễn tập. "Cuộc tập trận có thể nhằm phản ứng lại việc triển khai máy bay ném bom B-52 trước đó của Mỹ trên bầu trời Hàn Quốc", một quan chức Hàn Quốc nói. Ông cũng cho hay báo động này giống như trong các cuộc tập trận không kích dân phòng Hàn Quốc từng thực hiện. Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên đang ở cấp độ cao nhất trong nhiều năm qua, khi Bình Nhưỡng đe dọa một cuộc chiến tranh thứ hai với vũ khí hạt nhân. Triều Tiên đã bày tỏ sự tức giận trước lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này và các cuộc diễn tập quân sự lớn đang diễn ra của Mỹ và Hàn Quốc, với sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom B-52. Trọng Giáp
-
Triều Tiên làm tê liệt nhiều ngân hàng, kênh truyền hình Hàn Quốc? Chiều qua, hệ thống máy tính của nhiều kênh truyền hình và ngân hàng tại Hàn Quốc bất ngờ tê liệt chỉ ít giờ sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đang thực hiện nhiều chiến dịch tuyên truyền toàn diện qua mạng nhắm vào nước mình. Hệ thống máy tính nhiều công ty lớn tại Hàn Quốc bị tê liệt vì hacker Thông tin trên được hãng tin Yonhap đăng tải, dẫn lời một quan chức của Cơ quan cảnh sát quốc gia về tội phạm mạng của Hàn Quốc. Theo đó có vẻ như các cuộc tấn công mạng đã được thực hiện một cách đồng thời trên diện rộng. Các báo cáo được chuyển về cùng một lúc, do đó chúng tôi đã cử các điều tra viên xuống hiện trường”, nguồn tin của Yonhap khẳng định. Các kênh truyền hình bị ảnh hưởng gồm KBS, MBC và YTN. Các đài này cho biết vào khoảng sau 14 giờ (giờ địa phương), hệ thống máy tính của họ đã bị đứng hoàn toàn mà không dõ nguyên nhân. Các thiết bị biên tập cũng bị ảnh hưởng khiến việc phát sóng gặp khó khăn. Mạng máy tính hoàn toàn tê liệt từ 2 giờ chiều và chúng tôi không thể làm bất kỳ việc gì”, một viên chức tại đài truyền hình KBS cho biết. Ngoài ra, 3 ngân hàng của Hàn Quốc là Shinhan Bank, Jeju Bank và Nonghyup Bank cùng 2 công ty bảo hiểm cũng cho biết tình trạng tương tự xảy ra đối với hệ thống của mình vào cùng thời điểm. Ngân hàng Woori bank, một ngân hàng hàng đầu của nước này, cũng bị tấn công nhưng đã kịp bảo vệ hệ thống máy tính của mình. Theo những thông tin mới nhất, chính phủ Hàn Quốc cho biết một đoạn mã độc từ các hacker không rõ danh tính chính là thủ phạm khiến mạng máy tính của nhiều kênh truyền hình và ngân hàng bị tê liệt. “Nhưng chưa có kết luận nào được đưa ra, bao gồm cả việc liệu Triều Tiên có liên quan đến nghi án tấn công mạng này hay không”, Yonhap cho biết. Ủy ban truyền thông của Hàn Quốc, cơ quan giám sát mạng lưới truyền thông đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 3 trong thang cảnh báo 5 cấp trong bối cảnh các vụ tấn công tiếp theo có thể xảy ra. Chỉ trước đó vài giờ các quan chức của cơ quan tình báo Hàn Quốc đã lên tiếng cáo buộc Bình Nhưỡng đang triển khai các chiến dịch tuyên truyền toàn diện trên mạng chống lại Hàn Quốc. Các đợt tấn công này được thiết kế để gây tổn hại tới các chính sách của Seoul và gây bất hòa trong xã hội. “Triều Tiên dường như xem không gian mạng như là một cách để thoát khỏi đạo luật An ninh quốc gia của Hàn Quốc và xem đó như một vũ khí khả thi để gây tổn hại đến Seoul bằng cách truyền bá những thông tin lệch lạc có thể làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng với các chính sách của chính phủ”, nguồn tin tình báo khẳng định với Yonhap. Từ nhiều năm nay Hàn Quốc đã không ít lần cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào website của các cơ quan chính phủ và định chế tài chính nước mình. Hồi tháng 6 năm ngoái, JoongAng Ilbo, một trong những hãng thông tấn có tư tưởng bảo thủ lớn tại Hàn Quốc, đã bị hacker được cho là từ Triều Tiên làm tê liệt website và hệ thống máy chủ. Mạng máy tính của ngân hàng Nonghyup cũng từng ngưng trệ hoàn toàn sau khi bị tấn công tháng 9/2010. Kết quả điều tra của Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên đứng sau vụ việc này. Thanh Tùng Tổng hợp
-
Ngạc nhiên với dòng họ có từ thời Vua Hùng Đó là dòng họ duy nhất còn giữ lại được ngọc phả chứng minh cụ tổ của dòng tộc mình đã được sinh ra và có công giúp Hùng Vương dựng nước và giữ nước. "Nếu đến năm 2015 mà dòng họ Nguyễn và dòng họ Cao không tìm được thấy ngọc phả của mình, thì dòng họ Ma sẽ được ghi nhận là dòng họ lâu đời nhất ở Việt Nam", ông Ma Ngọc Bảo, tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ tự hào cho biết. Huyền tích Ma tộc, Ma Thành Một chiều đầu xuân nắng nhẹ, nhân có chuyến công tác tại TP. Việt Trì, Phú Thọ, tôi chạy xe lòng vòng dạo quanh nơi các Vua Hùng đã có công dựng nước cho con cháu rồng tiên ngàn đời an cư lạc nghiệp. Bất chợt trong giây lát, tôi nhớ đến một dòng họ mà người ta vẫn nôm na định nghĩa về nó là dòng họ duy nhất ở Việt Nam hiện nay có ngọc phả từ thời Hùng Vương. Tò mò những câu chuyện về một dòng họ xuất hiện từ thời đại mở nước, tôi quay xe vòng qua phường Gia Cẩm, nơi gia đình ông tộc trưởng dòng họ sinh sống theo lời chỉ dẫn của những người dân nơi đây. Họ khẳng định: "Muốn nghe chuyện dòng họ Ma thì chỉ có đến nhà ông Ma Ngọc Bảo". Dáng cao gầy, khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười thân thiện, ông Bảo trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 76. Thấy tôi giới thiệu là phóng viên, muốn đến nghe ông chia sẻ những câu chuyện thú vị quanh dòng họ của mình, nét mặt ông ánh lên niềm tự hào khó diễn tả. Đền Trù Mật ở thị xã Phú Thọ, nơi thờ tộc trưởng đời thứ 43 và còn lưu giữ thanh đao của dòng họ Ông mời tôi ngồi, pha tách trà nóng và đi ngay lên tầng ba mang xuống một tập tài liệu dày. Ông cười mà rằng: "Không có cái này, mình khó ăn nói với thiên hạ về việc dòng họ đã có từ thời Vua Hùng lắm". Ông Bảo cho biết: "Trong 18 chi họ Hùng tồn tại ở Việt Nam với gần 90 đời vua thì cụ tổ Ma Khê của dòng họ là con Hùng Nghị Vương thứ ba năm 354 trước Công nguyên, thuộc đời Hùng Vương thứ 17. Họ Ma là người dân tộc Tày, định cư chủ yếu ở vùng núi Đọi, ven sông Thao, nay thuộc đất Cẩm Khê, Phú Thọ. Cụ tổ Ma Khê là người tài đức song toàn, từ nhỏ đã bộc lộ nhiều khả năng xuất chúng. Năm 18 tuổi, ông đã thay cha giữ chức tộc trưởng đứng đầu bộ tộc Tày núi Đọi. Đến đời Hùng Vương thứ 18, gặp lúc trong nước có giặc, ông đã mang dân binh Ma tộc về giúp vua Hùng đánh giặc, lập nên nhiều chiến công lớn, được Hùng Duệ Vương yêu mến và phong chức Đại tướng quân. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ trấn thủ đất Phong Châu, đóng quân ở ngã ba sông Bạch Hạc. Với nhiều công lao to lớn, Ma Khê được Hùng Duệ Vương thứ hai phong đến chức Phụ Quốc Ma Vương Đại Thần, Đại Tướng Quân và triệu về triều đình giúp vua trị nước an dân. Nhân dân bộ tộc núi Đọi rất tự hào về ông và dần dần người ta tự đổi tên vùng đất mình sống thành đất Ma Khê. Bất cứ ai, đi đến đâu chỉ cần nói là người vùng Ma Khê thì thiên hạ cúi đầu nể phục. Trải qua hàng nghìn năm, vùng đất này được mở rộng và thành tên Ma Khê. Đến thời đất nước chia nhiều quận huyện thì gọi là huyện Ma Khê, có triều đại đổi thành huyện Hoa Khê, và cuối cùng là cái tên Cẩm Khê như ngày nay. Sau đời cụ tổ Ma Khê thành danh, có nhiều công lao giúp rạng danh vua Hùng, họ Ma đã lui về ở ẩn và chuyên tâm làm nông nghiệp. Đến đời thứ 43 của dòng họ, Ma Xuân Trường (930 - 966) đã lại một lần nữa giúp dòng tộc họ Ma trở nên rạng danh với nước nhà. Đó là vào thời điểm khi nhà Ngô tan rã, đất nước ta rơi vào loạn 12 sứ quân. Thanh đao của dòng họ Ma còn lưu giữ tại đền Trù Mật Vùng phía Bắc lúc này do một người là Kiều Thuận cai quản với một vị tướng dưới quyền là Ma Xuân Trường. Trong loạn chiến, khi Kiều Thuận bị thương, Ma Xuân Trường đã kịp thời giải cứu và đưa cả họ tộc chạy lên vùng Tuần Quán, Yên Bái và tạ thế tại đây. Hiện nay, ở Yên Bái vẫn còn di tích đền thờ ông. Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã không truy cứu Kiều Thuận mà còn phong danh hiệu Trung quân ái quốc và ban cho dân lập đền thờ tại TX. Phú Thọ ngày nay. Cụ tổ Ma Khê là một trong bốn vị tướng quốc nổi tiếng thời đại Hùng Duệ Vương. Ba vị còn lại bao gồm Cao Sơn, Quý Minh và Nguyễn Tuấn. Tuy nhiên, do dòng họ Nguyễn và dòng họ Cao chưa tìm thấy ngọc phả của mình nên trên danh nghĩa thì dòng họ Ma vẫn được ghi nhận là dòng họ tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam cho đến nay. Ông Bảo tự hào cho biết: "Sau nhiều nghiên cứu và trải qua các cuộc hội thảo được thẩm định bởi nhiều nhà sử học nổi tiếng trong nước đã công bố thì đến năm 2015, nếu như không có dòng họ nào tìm được ngọc phả, dòng họ Ma sẽ là dòng họ duy nhất được công nhận là đã tồn tại từ thời vua Hùng. Đây là một vinh dự lớn cho dòng họ Ma ở Việt Nam". Dòng họ duy nhất còn ngọc phả từ thời Hùng Vương Ông Bảo lần giở những trang chữ viết tay nắn nót gọn gàng xúc tích ghi đầy đủ tên, năm sinh, năm mất của 79 đời dòng họ Ma tồn tại ở Việt Nam từ xưa đến nay. Ông cho biết: "Đến đời cháu nội tôi hiện giờ là đời thứ 79 của dòng họ. Cũng may thời chiến tranh, khi các bản gốc của gia phả bị thất lạc thì thân sinh của tôi là cụ Ma Văn Thực (1917 - 2004) đã kịp chuyển tải tất cả các thông tin sang chữ quốc ngữ. Đến đời tôi, khi được giao giữ trọng trách tộc trưởng đã rút kinh nghiệm hơn, tôi đem sao lưu gia phả thành nhiều cuốn và phát cho các chi nhánh dòng họ Ma ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái... Nhiều điển tích xung quanh dòng họ Ma vẫn tồn tại ở khắp vùng Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc lân cận từ Yên Bái, sang Tuyên Quang, Lào Cai... Họ Ma khi phát triển hưng thịnh nhất thời Hùng Vương cũng đã xây dựng được thành lũy gọi là Ma Thành. Ngày nay vẫn còn một quãng dài gần 1km từ đầu ghi xe lửa đường vào đền Trù Mật xuôi xuống đến nhà máy bột sắn Phú Thọ. Nếu nhìn kỹ vẫn còn nhận rõ hình chân thành cổ Ma Thành. Trong thị xã Phú Thọ, khi nhiều người đào giếng và móng xây nhà vẫn còn thấy những viên gạch cổ to bằng viên đá ong nung chín như sành. Đó chính là dấu tích của gạch xây trên tường thành còn sót lại. Để tránh từ Ma, nhiều tên đất tên sông thời này được đổi sang Mè, nay vẫn còn làng Mè, chợ Mè, bến sông Mè... Tất cả những chứng tích đó đã giúp củng cố vào gia phả của dòng họ Ma và thêm khẳng định đây là dòng họ đã hình thành và tồn tại từ thời Hùng Vương mở nước. Hiện nay ở đền Trù Mật, TX. Phú Thọ - nơi thờ tộc trưởng thứ 43 của dòng họ Ma là Ma Xuân Trường vẫn còn lưu giữ những cuốn sách đã ngả màu thời gian. Chất giấy cổ từ ngàn xưa đã có phần mủn mục, có cảm giác như chỉ chạm nhẹ tay vào cũng sẽ làm cho tất cả vỡ tan hết. Bởi thế, những gì là lịch sử, là ngọc phả ở nơi đây còn sót lại được người dân nhất là con cháu dòng họ Ma vô cùng nâng niu, gìn giữ và trân trọng. Nhà nghiên cứu sử học Đào Duy Anh đã từng gọi truyền thuyết về Ma Khê của dòng họ Ma là "truyền thuyết khuyết sử". Nhưng với dòng họ Ma nói riêng thì câu chuyện truyền thuyết ấy lại có ý nghĩa vô cùng to lớn và là niềm tự hào của mỗi người con dòng họ. ============= Dòng họ Ma phát triển qua bao đời hiện nay có số lượng rất đông, sinh sống ở khắp cả nước. Chính vì vậy, từ năm 1902 trở đi, các các cao niên trong dòng họ đã họp lại và thống nhất chia nhỏ thành ba nhóm chính để tiện cho việc gặp gỡ và cúng tế tổ tiên. Nhóm trưởng (là nhóm của ông Bảo - PV) giữ ngọc phả, nhóm thứ hai giữ thanh đao thờ và nhóm thứ ba giữ ngựa gỗ của cụ tổ. Cho đến nay, ngựa gỗ đã không còn nhưng ngọc phả và thanh đao thì vẫn được lưu giữ tại đền Trù Mật. Ông Ma Ngọc Bảo cho biết: "Hiện nay, tồn tại một sự việc đáng buồn, đó là: Nhiều người thuộc dòng họ Ma, nhưng do các cụ sinh sống trước đây hiểu biết còn hạn chế đã nghĩ rằng họ Ma là xấu, là xui xẻo nên đã đổi thành họ Mai… Tuy nhiên, lịch sử một dòng họ vẫn còn đầy đủ ngọc phả chứng nhận đã có từ thời Hùng Vương là một niềm tự hào. Mỗi người dòng họ Ma trên đất nước Việt Nam hãy đừng quay lưng với chính niềm tự hào của mình". Theo Dương Thu
-
Hãi hùng chuyện bố phá đền, con dâu sinh ‘bụt’ Ông Lức phá đền xây lò vôi, một thời gian sau cô con dâu sinh hạ một đứa con có khuôn mặt giống như 'ông bụt'. Là di tích cấp quốc gia nhưng người dân có thể tự do chăn bò. Từ đó, nhiều chuyện lạ kì xảy ra, ám ảnh ngôi làng bé nhỏ ở thôn Phú Hào (xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Khu đền thờ, lăng mộ quận công Lê Thì Hiến của dòng họ Lê Văn ở thôn Phú Hào ( xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ) đang bị đồn đại là có nhiều chuyện ly kỳ. Phá đền, sinh ... "bụt" Vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20, gia đình ông Lê Văn Lức (cháu đích tôn của dòng họ Lê Văn) được giao trọng trách bảo vệ đền Lê Thì Hiến. Vì hoàn cảnh túng quẫn, ông quyết định thanh lý ngôi đền rồi cho thuê thờ xây lò nung vôi, ngôi nhà thì làm củi nấu vôi, đá trong đền thành nguyên liệu ... Khi ông Lức mất, em trai ông là Lê Văn Truyền nay 83 tuổi thay người anh cả trông nom và hương khói cho ngôi đền. ông Truyền cho biết người thợ được thuê xây lò nung vôi là người ở huyện Thiệu Hóa, sau khi xây xong lò và đốt mồi lửa đầu thì xin về sớm vì nhà ở xa. Khi anh này về đến gần nhà bỗng nhiên hộc máu và chết một cách tức tưởi. Nhắc đến đây, ông Truyền thở dài: "Cũng từ đó, dòng họ Lê Văn chúng tôi gặp nhiều chuyện không may mắn". Mọi việc kỳ lạ bắt đầu khi con dâu ông sinh hạ đứa con thứ hai là một bé trai (nhiều người cho rằng vào năm 1974). Đứa trẻ sinh ra với hình hài kỳ dị, giống hệt như tượng ông bụt trong đền. Trên đầu đứa trẻ có hai xoắn tóc, khuôn mặt đầy đặn, cơ thể vuông vức, nước da trắng ngần... Lúc đó hàng trăm người kéo nhau đến xem, nhưng không ai dám đến gần. Thất kinh trước sự việc trên, gia đình và người mẹ đó đã bỏ mặc con mình, không cho bú mớm, để lại đứa tre nằm lại trung tâm y tế xã trong sự chứng kiến và lo lắng về một điềm chẳng lành của người dân địa phương. Nhiều người đã lăm lăm cuốc xẻng chực xông vào mang đứa trẻ đi chôn sống. Chỉ ít tiếng đồng hồ sau khi ra đời, đứa trẻ sơ sinh đã chết. Theo bà Vũ Thị Xinh (70 tuổi, người thôn Mỹ Hào), khi ấy cả dòng tộc kinh hãi, bà con trong làng xã kéo đến xem rất đông. Có người nói anh Lê Văn Nhẫn (là bố đẻ của đứa bé và là con trai của ông Lức) sang xứ Thọ Xuân (huyện Thọ Xuân bây giờ), nhờ ông thầy Bèo gieo quẻ thì bị ông này chửi: "Bói toán cái chi? Không về mà phụng dưỡng người ta. Người ta mà sống được thì nhà mi được nhờ, không may để người ta chết đi thì nhà mi chỉ có đầu đường xó chợ chết hết. Tai họa sẽ ập xuống dòng họ Lê Văn ...". Anh Nhẫn quên cả lễ tạ thầy cúng, chạy vội về nhà nhưng về đến nơi thì đứa trẻ đã tắt thở. Những chuyện hãi hùng Sau cái chết của đứa trẻ, chỉ ít năm sau, cô con dâu nhà ông Lức lại mang thai đứa con thứ ba và không hiểu lý do gì mà cả hai mẹ con đều chết. Anh Nhẫn sau đó cũng bị bệnh rồi chết ở bệnh viện tỉnh. Gia đình và họ hàng vô cùng sợ hãi không ai dám đến bệnh viện đưa xác anh Nhẫn về an táng. Từ đó, trong các gia đình thuộc họ tộc Lê Văn ở đây liên tục xảy ra những chuyện bất thường. Trong nhà thường có chuyện lục đục, anh chị em tranh giành của cải, mâu thuẫn đánh nhau. Bao nhiêu điếu không may và nhiều cái chết lạ bắt đầu xuất hiện. Tang trắng phủ lên dòng tộc này suốt một thời gian dài. Sau cái chết của vợ chồng người con trai duy nhất, ít năm sau, trong lúc đi chợ Hào, ông Lức bị ngã và qua đời. Thắp nén nhang trước ngôi mộ rồi khấn xin ngài đại xá, ông Truyền tiếp tục câu chuyện: "Tộc Lê Văn chúng tôi ở đây có 4 anh em, chia làm 4 chi. Tôi là con thứ hai sau anh trai cả là Lê Văn Lức. Sau khi anh Lức phá đền xây lò nung vôi thì trong gia đình của cả 4 anh em đều gặp nạn, làm ăn thất bát, nhiều người phải chết oan như anh Lê Văn Dũng bị đột tử ở tuổi 39, Lê Văn Liên cũng mất khi bước sang tuổi 40. Còn Lê Thị Thơ - con gái tôi - năm nay đã tròn 40 tuổi nhưng vẫn ngây ngô như một đứa trẻ lên ba, chẳng ý thức được việc gì. Nhiều người dân đến trộm đồ hoặc mua lại đồ do ông Lức bán thì gia đình họ cũng gặp những chuyện chẳng lành, làm ăn thua lỗ. Họ phải tự mang trả lại những đồ vật đó và làm lễ tạ tội thì sau đó gia đình mới bình thường trở lại". Năm 2006 - 2007, chính quyền địa phương tiến hành khơi thông dòng chảy chặn đoạn kênh nhà Lê uốn quanh khu đền. Về sau bà con nơi đây cho rằng đây là nguyên nhân khiến trong làng xảy ra nhiều chuyện không may, nhiều người tre tuổi đi làm ăn xa bị chết bất ngờ. Nhiều người làm đến chức vụ cao cấp như thứ trưởng, viện phó viện kiểm sát, bí thư huyện ủy ... cũng bị kỷ luật cách chức hoặc chuyển vị trí công tác không mong muốn. Có người đang ngồi uống nước trên vỉa hè bị xe tông, người thì đang ngồi ăn nhậu bình thường bỗng ngã lăn ra chết mà không rõ lý do đột tử. Ông Phạm Như Hoàn (Chủ tịch UBND xã Thọ Phú) cho biết: "Đền thờ quận công Lê Thì Hiến đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 1994. Ngày xưa ở đây rậm rạp lắm, trong đền có rất nhiều tượng được làm bằng đá, người dân gọi là ông phỗng. Về sau các ông phỗng bị mất trộm, chỉ còn lại hai ông nhưng đã bị gãy mất đầu. Nghe nói ngày trước người trong họ Lê Văn đập đá trong đền nung vôi, nhưng vôi toàn bị sống sượng và không sử dụng được". Ông Hoàn cho biết thêm, việc vợ anh Nhẫn sinh ra đứa trẻ bị dị dạng giống tượng ông phỗng là chuyện có thật. Còn về những cái chết kỳ lạ, như người dân nói, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vì những người chết đều mắc phải những căn bệnh như tai biến mạch máu não, bệnh ung thư ...Theo Afamily
-
Đêm nhạc Trịnh miễn phí cho 30.000 người Đóa hoa vô thường - tên gọi chương trình diễn ra vào ngày 31/3, sẽ là ngày hội lớn cho những ai yêu mến Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông. Năm thứ hai chuyển địa điểm sang Phú Mỹ Hưng, đêm nhạc Trịnh thường niên vốn khởi phát từ Hội quán Hội Ngộ được nhiều người yêu thích tại Khu du lịch Bình Quới tiếp tục phát huy tinh thần hướng về cộng đồng mà sinh thời cố nhạc sĩ tài hoa xứ Huế vẫn hằng mong mỏi. Không chỉ mở rộng về sức chứa – từ 20.000 người của năm 2012 lên 30.000, chương trình còn nâng cấp dàn ca sĩ biểu diễn gồm những tên tuổi hàng đầu hiện nay và ít nhiều gắn bó với nhạc Trịnh như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Tùng Dương, Đức Tuấn, Hồng Ngọc, nhóm MTV, Ngọc Mai… Ê-kíp thực hiện với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, saxophonist kiêm giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Tuấn, họa sĩ thiết kế Lê Thiết Cương cũng bảo chứng cho chất lượng chương trình năm nay. Hoàn toàn miễn phí! Việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) chính thức cấp phép phổ biến thêm tám ca khúc trong tuyển tập Ca khúc Da Vàng (gồm Cánh đồng hòa bình, Đồng dao hòa bình, Người mẹ Ô Lý, Nước mắt cho quê hương, Đôi mắt nào mở ra, Dựng lại người dựng lại nhà, Ta thấy gì đêm nay, Chờ nhìn quê hương sáng chói) vào những ngày sắp diễn ra chương trình là một tin vui to lớn với những ai yêu mến nhạc Trịnh. “Đây là những ca khúc gắn liền với tuổi trẻ và nhiệt huyết của anh Sơn, là lời muốn nói của hàng triệu người yêu hòa bình thời đó, đặc biệt là sinh viên. Chúng tôi mong muốn người hâm mộ sẽ tiếp tục đón nhận những bài hát này với tình yêu không đổi dành cho nhạc của Trịnh Công Sơn” – ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ chia sẻ. Các Ca khúc Da Vàng đã đưa tên tuổi Trịnh Công Sơn đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX và trái tim của hàng triệu người yêu chuộng hòa bình khắp thế giới. Đó là những bài hát về thân phận con người trong chiến tranh và là tiếng nói phản chiến mạnh mẽ đến mức người ta gọi Trịnh là "Bob Dylan của Việt Nam". Cùng với hai Ca khúc Da Vàng đã được phổ biến từ trước là Người già và em bé và Xin mặt trời ngủ yên, thì Người mẹ Ô Lý, Đôi mắt nào mở ra và Nước mắt cho quê hương sẽ là những bài hát được chọn biểu diễn trong chương trình này. Đóa hoa vô thường sẽ được thiết kế tựa như một buổi sinh hoạt cộng đồng. Từ 16g mọi người bắt đầu tập trung vui chơi văn nghệ. Trọng tâm là các tiết mục ca nhạc kể trên. Chương trình sẽ kết thúc bằng việc hàng chục ngàn khán giả cùng nắm tay nhau hát vang khúc ca Nối vòng tay lớn. Trong một chừng mực nào đó, dễ liên tưởng kết cấu đêm nhạc này với show diễn phóng khoáng của Bob Dylan hồi năm 2011 cũng tại Phú Mỹ Hưng. Ban tổ chức sẽ bắt đầu phát vé vào lúc 8g ngày 26/3, trong đó có 20.000 vé được phát đến các tỉnh xa thông qua e-mail đăng ký. Bài, ảnh: HOÀNG YẾN
-
Làm sạch nội tạng heo Nội tạng heo (ruột, bao tử, gan, cật) được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, tuy nhiên, trước khi nấu, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi hôi, tanh của chúng. Bao tử Với món bao tử heo, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn còn mùi. Để chế biến bao tử ngon, trắng và giòn thì cần sơ chế đúng cách. Cách một, dùng bột mì và muối chà xát vào bao tử để khử bớt mùi tanh, nhưng cách này không làm sạch nhớt. Cách hai, lộn trái bao tử, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt, tiếp tục làm nóng chảo và cho bao tử vào làm như vậy đến lần thứ ba thì cho ngay vào một ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng hai phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát, xả nước thật mạnh. Với cách này, bao tử heo sạch và trắng. Bao tử heo trước khi chế biến món ăn thường được luộc. Khi luộc, chú ý không cho bao tử vào nồi khi nước chưa sôi, nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng, không nên cho muối khi luộc, vì sẽ làm bao tử co lại và dai hơn. Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước. Bao tử chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh để được trắng và giòn. Sau đó có thể trộn gỏi, ngâm nước mắm, nấu cháo, phá lấu, kho tiêu. Cật, gan Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn. Ngoài cật và bao tử heo, gan cũng là phần nội tạng được nhiều người ưa dùng. Nên tránh mua những phần gan có đốm đỏ hoặc trắng, hoặc sờ vào thấy cứng. Rửa gan sạch, cho thêm chút rượu trắng để bớt tanh. Trước khi xào nấu, ướp gan với ít giấm, để gan giòn và máu không bị thấm ra ngoài. Ruột (lòng) Cũng giống bao tử, ruột heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch hết chất dơ, xát lại với bột mì (hoặc giấm, nước cốt chanh) và muối, rửa sạch bằng nước lạnh. Nấu một ít nước sôi, cho ruột vào chần sơ (không luộc kỹ quá), rồi vuốt sạch lần nữa. Khi luộc ruột heo, để ruột giòn và không bị mùi hôi: nấu nước sôi, cho ít củ hành nướng sơ đập giập vào, cho ruột vào luộc, khi nước sôi lại để thêm khoảng vài phút là được. Chuẩn bị một tô nước sôi để nguội pha giấm hoặc phèn chua, cho ruột đã luộc vào ngâm đến khi nước nguội thì vớt ra. Làm cách này ruột vừa trắng vừa giòn. Minh Minh
-
8 mẹo vặt nhà bếp Muốn vắt chanh được nhiều nước, trước khi cắt chanh, bạn nên ngâm nó vào nước nóng trong vài phút. Ảnh: Corbis. Những mẹo vặt này sẽ giúp bạn tích kiệm thời gian trong việc nấu nướng và bảo quản những vật dụng trong nhà bếp của bạn: Luộc trứng không bị nứt: Khi luộc, trứng gà trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước lọt vào trong trứng, gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt, bạn chỉ cần cho vào nồi chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Rửa sạch bình thủy tinh: Những bình thủy tinh có miệng bé rất khó rửa sạch bên trong để làm nó sáng bóng như mới. Bạn có thể cho vào bình một nắm gạo, đổ ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng. Dầu ăn bốc lửa: Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to, có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Không nên cho nước vào dập lửa vì dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía, gây bỏng. Làm mềm thịt bò: Để làm món thịt bò xào, sau khi ướp thịt xong, bạn cho 2-3 thìa dầu ăn vào trộn đều, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt, để lửa to, đảo nhanh tay. Xào xong, cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm. Khử cay ở tay: Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính ớt sẽ rất nóng, cay. Nên lấy một ít đường cát xoa vào rồi rửa sạch; hoặc xoa một ít giấm hay rượu. Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch, tay sẽ không bị cay, nóng nữa. Giúp chuối xanh không bị nát và thâm: Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối. Chuối sẽ trắng, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều. Chữa cơm sống: Khi bỏ cơm ra ăn thấy vẫn sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi nấu lại. Để tránh mất thời gian, bạn có thể xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà không để lại mùi rượu. (Theo Giadinh)
-
Nước ép trái khổ qua chữa được ung thư tuyến tụy? Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện nước ép của trái khổ qua (mướp đắng) có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy, theo Medical Daily. Ba năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện chiết xuất từ trái khổ qua (mướp đắng) có thể ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư vú trong đĩa nuôi cấy vi khuẩn. Giờ đây, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư CU và Trường Y học và Y dược Skaggs ở Colorado (Mỹ) có phát hiện mới về loại quả rất phổ biến ở châu Á này. Khổ qua (Mướp đắng) Họ nhận thấy nước ép từ trái khổ qua tác động đến quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng. Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong cao vì không dễ phát hiện. Chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có khoảng 45.220 trường hợp mắc bệnh được phát hiện và 38.460 trường hợp tử vong. Nhóm nghiên cứu nhận thấy sau khi cho chuột dùng nước ép khổ qua, khả năng phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy giảm được 60%. Tỷ lệ cũng tương tự đối với tế bào ung thư tuyến tụy được nuôi cấy trong đĩa Petri (đĩa nuôi cấy vi khuẩn) trong phòng thí nghiệm. Nước ép khổ qua đã ngăn tế bào ung thư chuyển hóa glucose và làm tế bào không được cung cấp năng lượng, trong khi không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Nguyên nhân là vì các tế bào ung thư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng từ glucose. Nhiều nhà nghiên cứu đang phát triển các loại thuốc mới để tấn công vào khả năng tự cung cấp năng lượng của tế bào ung thư. Nhưng giờ thì chúng ta đã có sẵn một hợp chất tự nhiên có thể làm được điều đó, theo giáo sư Rajesh Agarwal, người thực hiện cuộc nghiên cứu. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Carcinogenesis. Đức Trí
-
Hé lộ “công nghệ” nuôi lợn bằng thuốc kháng sinh tại Trung Quốc Để kích thích lợn tăng trưởng nhanh, có bề ngoài bắt mắt, nhiều trang trại nuôi lợn tại Trung Quốc thường sử dụng lượng lớn thuốc kháng sinh trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng. Nhiều trang trại tại Trung Quốc sử dụng lượng lớn thuốc kháng sinh cho lợn ăn Suốt gần 2 tuần qua, dư luận trong và ngoài Trung Quốc không khỏi “choáng váng” khi phát hiện hàng nghìn xác lợn chết bị ném xuống Hoàng Phố, con sông cung cấp nguồn nước chính cho thành phố Thượng Hải. Cho đến nay thời tiết vẫn bị chính quyền địa phương xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc lợn bị tử vong hàng loạt. Chưa rõ tính xác thực của những thông tin trên đến đâu nhưng tiết lộ của tạp chí Caijing có trụ sở tại Bắc Kinh mới đây về cách nhiều trang trại nuôi lợn tại Trung Quốc kích thích tăng trưởng cho vật nuôi bằng thuốc kháng sinh hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình. Theo tạp chí này, một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã điều tra nhiều trang trại nuôi lợn lớn với tổng đàn hơn 10.000 con tại Bắc Kinh, Phúc Kiến và Chiết Giang trong vòng 3 năm. Và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số trang trại sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh. Với cách chăn nuôi này, lợn sẽ tăng trưởng nhanh hơn do ít bị bệnh tật và có bề ngoài bắt mắt hơn đối với các thương nhân. Tuy nhiên, nó lại gây ra vấn đề lớn về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Không những vậy các trang trại này cũng góp phần tạo ra nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc tại các khu vực xung quanh trong quá trình thải phân lợn. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 149 loại vi khuẩn kháng thuốc trong phân lợn tại 3 trang trại và trong đất ở các khu vực xung quanh các trang trại này. Một người trong nghề cho biết nhiều trang trại dùng rất nhiều thuốc kháng sinh để đạt được năng suất cao hơn mà không quan tâm tới tác dụng phụ. Các loại kháng sinh thường được trộn thẳng vào thức ăn để khiến vật nuôi tăng sức đề kháng với bệnh tật. Một số loại vi khuẩn bên trong cơ thể lợn có thể vẫn sống tốt trước tác dụng của thuốc và phát triển thành các vi khuẩn kháng thuốc. Những vi khuẩn này có thể lây truyền sang cơ thể người trong quá trình người tiêu dùng tiêu thụ thịt lợn. Điều đó có nghĩa là cùng với thời gian, thuốc kháng sinh cũng sẽ dần mất tác dụng trong việc trị bệnh trên cơ thể người. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã yêu cầu các trang trại phải ngừng cho lợn ăn các loại thuốc và phụ gia chăn nuôi trong một khoảng thời gian nhất định trước khi giết mổ. Quy định này cũng được áp dụng với bò sữa hoặc gà nuôi lấy trứng. Đây là quãng thời gian để giúp giảm thiểu tác dụng của các loại thuộc tồn dư tới cơ thể người. Dù vậy, quy định trên lại không được thực thi nghiêm ngặt. Các chất phụ gia được trộn vào thức ăn chăn nuôi thậm chí còn tạo ra nhiều vấn đề khác khi trong cơ thể của nhiều loại động vật có lượng lớn các kim loại nặng, ví dụ như đồng. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người Trung Quốc có thói quen ăn mọi bộ phận của vật nuôi. Một số trang trại còn trộn cả các chất phụ gia chứa arsen, một kim loại nặng có khả năng gây ung thư, nhằm giúp lợn của mình có bề ngoài trông khỏe mạnh hòng bán được giá hơn. Theo Caijing, Trung Quốc khẳng định có đàn lợn chiếm gần một nửa tổng số lợn trên toàn thế giới, nhưng chính quy mô sản xuất lớn này lại càng khiến các tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh và kim loại nặng lên môi trường tăng cao. Năm 2007, Trung Quốc sản xuất được 210.000 tấn thuốc kháng sinh, nhiều nhất thế giới, nhưng 46% trong số này được dùng trong chăn nuôi. Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên vấn nạn thịt lợn nhiễm độc do được nuôi bằng chất phụ gia độc hại tại Trung Quốc bị báo giới phanh phui. Theo tờ Guardian của Anh, tháng 3/2011, chính quyền tỉnh Hà Nam từng bắt giữ ít nhất 22 người vì sử dụng chất phụ gia bị cấm trong chăn nuôi. Trong đó Shuanghui Investment & Development, một trong những công ty chế biến thịt lớn nhất nước này, đã bị phát hiện chế biến và bán thịt lợn nhiễm bẩn. Theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc, các đối tượng trên đã thêm ractopamine và clenbuterol vào thức ăn cho lợn để tăng độ nạc. Thanh Tùng Tổng hợp
-
Bắc Kinh bác tin ngắm bắn tàu Nhật Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ tin trên báo chí Nhật cho rằng quan chức Trung Quốc thừa nhận từng hướng radar ngắm bắn tàu của Nhật. Các tàu chiến được trang bị vũ khí hiện đại của hải quân Trung Quốc. Ảnh: CFP Xinhua dẫn thông báo chính thức của Hải quân Trung Quốc hôm qua cho biết hoạt động và tổ chức của hải quân nước này là thống nhất và hoàn toàn phù hợp với quy định. Hải quân Trung Quốc tuyên bố báo cáo của truyền thông Nhật Bản là "bịa đặt" và cố gắng hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc, gây hiểu nhầm và khơi gợi lòng thương cảm từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cũng chỉ trích Nhật Bản theo dõi và quấy rầy các tàu và máy bay của nước mình trong một thời gian dài, đe dọa sự an toàn của họ. Theo văn bản của hải quân, việc Nhật Bản đưa tin tàu Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào tàu khu trục của Nhật đã làm gia tăng căng thẳng tại quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và làm ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ Trung Nhật. Bắc Kinh kêu gọi Tokyo dừng những tuyên truyền như trên để bảo vệ mối quan hệ song phương. Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin quan chức quốc phòng của Trung Quốc lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận tàu chiến của nước mình từng hướng radar ngắm bắn vào tàu khu trục của Nhật Bản nhưng không phải là cố ý, mà chỉ là "quyết định khẩn cấp" do chỉ huy của con tàu đưa ra. Nhật Bản cáo buộc radar Trung Quốc ngắm bắn vào tàu Nhật Bản trong ngày 30/1, khi các tàu của hai bên ở tại địa điểm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 3 km về phía bắc. Nhật Bản cũng cho biết một chiếc trực thăng của quân đội nước này cũng từng bị nhắm làm mục tiêu bằng loại radar tương tự hôm 19/1. Tuy nhiên cáo buộc này bị phía Trung Quốc bác bỏ. Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp tại biển Hoa Đông. Nhật quản lý nhóm đảo này trên thực tế và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 9 năm ngoái sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo trong quần đảo này. Kể từ đó Bắc Kinh liên tục cho các tàu và máy bay tiếp cận hải phận và không phận quần đảo, khiến lực lượng phòng vệ và tuần duyên Nhật phải điều tàu và máy bay ra xua đuổi. Vũ Hà
-
Hà Nội: Hỏa hoạn kinh hoàng sát "chợ Giời", cả phố hoảng loạn Vụ hỏa hoạn bùng phát khoảng 10h40 hôm nay, 18/3, tại cửa hàng phụ tùng ô tô Chiến Hảo, số 24B phố Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngọn lửa ngùn ngụt khiến cả khu phố hoảng loạn. Hiện trường vụ cháy là căn nhà 7 tầng số 24B phố Đồng Nhân. Theo thông tin từ lực lượng quân đội, một trong những đơn vị được điều động tham gia xử lý vụ cháy, ngọn lửa xuất phát từ kho hàng chuyên để đèn pha và lốp ô tô của cửa hàng Chiến Hảo trên tầng 7, sau đó lan xuống tầng phía dưới. Khi ngọn lửa bùng lên, trong cửa hàng có người nhưng đã kịp thời thoát ra ngoài. Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã điều động 4 xe chữa cháy và 1 xe tiếp nước đến hiện trường ứng cứu. Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có mặt, ngọn lửa đã bùng phát rất mạnh, “thổi” bung nhiều tấm tôn quay xung quanh và trên nóc tầng 7 của căn nhà. Khu vực xảy ra hỏa hoạn là tầng trên cùng, rộng khoảng 40m2. Do lửa quá mạnh, các chiến sỹ cứu hỏa phải tiếp cận đám cháy từ ngôi nhà bên cạnh, phun nước khống chế ngọn lửa, không để lan xuống tầng dưới cũng như các nhà bên cạnh. Đến khoảng 11h15, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Hiện nguyên nhân và thiệt hại vụ hỏa hoạn đang được làm rõ. Khắp phố Nguyễn Công Trứ khói đen khét lẹt khiến người đi đường khó chịu. Ngọn lửa ngùn ngụt khiến cả khu phố hoảng loạn. Lực lượng cứu hỏa tiếp cận đám cháy từ ngôi nhà bên cạnh. Đám cháy nhanh chóng bị khống chế. Rất đông người dân tập trung quanh đám cháy. Những hộ dân bên cạnh nhà xảy cháy đã chuyển những giấy tờ, đồ đạc quan trọng ra ngoài, đề phòng bất trắc. Ngọn lửa nhìn từ xa. (Ảnh: CTV) Tiến Nguyên
-
Nổ lớn trong lòng đất, nhiều nhà dân rung chuyển Sau tiếng nổ cực lớn bất ngờ phát ra từ lòng đất tại khu vực tổ 5, khu 65 - Cao Xanh - TP Hạ Long (Quảng Ninh), cả dãy nhà trọ cùng hàng chục nhà dân bị sức ép thổi bay mái tôn và phá nát nhiều cửa kính. Sự việc xảy ra vào chiều tối 17/3. Thời điểm đó các hộ gia đình đang chuẩn bị bữa cơm tối thì nghe một tiếng nổ kinh hoàng. Cả một vùng rung chuyển, nhiều nhà cửa rung lắc mạnh, cửa kính vỡ vụn. Sức ép vụ nổ khiến nhiều người dân bị ù tai, choáng váng. Vị trí phát nổ trong vườn của một nhà dân. Vụ nổ tạo thành một hố sâu khoảng gần 1m. Cây cối xung quanh bị "thổi" hết lá trơ lại cành. Gần vị trí nổ là 8 phòng trọ đều bị sức ép phá nát mái nhà, cửa kính. Quá sợ hãi, 8 hộ dân thuê trọ đã lập tức chuyển đi nơi khác ở tạm ngay sau sự việc. Vụ nổ khiến nhiều nhà dân bị hư hại. Người dân quanh khu vực phát nổ cho biết, sau tiếng nổ là khói và lửa bốc lên từ lòng đất và tỏa rộng với mùi khét của thuốc nổ. Vụ nổ đã khiến nhiều nhà dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngôi nhà xây kiên cố của bác Trần Đình Định bị rung chuyển, cánh cửa nhà bung ra, đổ xuống nền nhà vỡ nát. Những người dân sống quanh khu vực phát nổ cho biết, khu vực này trước đây từng liên tiếp xuất hiện các “hố tử thần” gây sụt lún nhà dân. Trao đổi với PV Dân trí về sự việc, ông Đào Xuân Đan - Chủ tịch UBND TP Hạ Long - cho biết: Sự việc xảy ra khi có một người dân thu gom chất thải, lá cây chất đống để đốt. Vụ nổ khiến một số nhà dân thiệt hại nhưng may mắn không gây thiệt hại về người. Ngay sau khi nhận thông tin sự việc, UBND TP Hạ Long đã chỉ đạo cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ. Cũng theo ông Đan, khu vực xảy ra vụ nổ trước đây từng có các đối tượng khai thác than thổ phỉ, nay đã bị triệt phá. Rất có thể các đối tượng đã chôn giấu một lượng thuốc nổ gần mặt đất, khi người dân gom rác đốt gây nổ.Nguyên nhân sự việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ. Anh Thế
-
Quán cà phê vắng khách sau chuyến “vi hành” của Bí thư Tỉnh ủy Sau chuyến “vi hành” kiểm tra tình trạng cán bộ công chức “la cà” ở quán cà phê trong giờ làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, ghi nhận của PV Dân trí sáng ngày 18/3, hầu hết các quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới đều... vắng khách. Dư luận cả nước thời gian gần đây rất quan tâm đến vấn đề công chức “cắp ô”. Theo phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, trong bộ máy chúng ta, hiện có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp về", không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào. Ở tỉnh nghèo Quảng Bình, tình trạng cán bộ công chức “cắp ô” cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn; bên cạnh đó có những cán bộ công chức thường xuyên "ăn cắp" giờ làm việc để la cà quán xá, chơi game,... Rất nhiều vị khách la cà tán gẫu tại quán cà phê trong giờ làm việc là cán bộ, công chức nhà nước (Ảnh minh họa) Trước những bức xúc của dư luận, vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính, cùng Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Sơn và một số cán bộ thanh tra đã “mục kích” tại một số quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, đoàn đã “bắt quả tang” hàng chục cán bộ, công chức đang ngồi tán gẫu ở quán cà phê. Những cán bộ công chức này sau đó đã được đoàn lập danh sách gửi về các cơ quan, đơn vị quản lý nhắc nhở. Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng nay, 18/3, sau chuyến "vi hành" của Bí thư Tỉnh ủy, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới đã vắng khách trong giờ làm việc. Chủ một quán cà phê cho biết, bình thường cán bộ công chức ở các cơ quan đơn vị đến quán bà uống nước trong giờ hành chính khá đông, nhưng sau chuyến đi kiểm tra của Bí thư Tỉnh ủy, lượng khách đã giảm hẳn. Khách vắng hoe ở quán ca phê Rozal (Ảnh chụp vào sáng 18/3) Quán cà phê Thạch Thảo luôn đông nghịt khách nhưng sáng nay cũng trở nên vắng tanh. Khoảng 9 giờ sáng, không có chiếc xe nào nằm ở bãi đậu xe Cũng trong sáng nay, trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính cho biết, đợt kiểm tra vừa qua, đoàn mới chỉ nhắc nhở. Sắp tới, nếu phát hiện tình trạng cán bộ công chức uống cà phê trong giờ làm việc sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, bất chấp đó là cán bộ lãnh đạo hay công chức thuộc diện “con ông cháu cha”.“Không thể chấp nhận cán bộ ăn lương nhà nước, ăn lương của dân mà đi la cà như thế được, những thành phần này phải xử lý nghiêm để làm gương cho các cán bộ khác”, Bí thư Tỉnh ủy thẳng thắn. Trao đổi với Dân trí, bà Phạm Thị Bích Lựa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh này, rất hoan nghênh việc làm của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Theo bà Lựa, hiện nay tình trạng đội ngũ cán bộ công chức trẻ “la cà” ở quán cà phê diễn ra rất phổ biến, những cán bộ này đang “ăn cắp” giờ của nhà nước để “bán” cho quán cà phê. Cũng theo bà Lựa, để chấm dứt triệt để tình trạng này cần phải có một chế tài xử lý thật nghiêm minh. Và điều quan trọng hơn là lãnh đạo tỉnh phải giao nhiệm vụ quản lý nhân sự đến từng cơ quan. Việc đích thân Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình đi kiểm tra tình trạng cán bộ công chức “la cà” ở quán cà phê trong giờ làm việc bước đầu đã cho kết quả tích cực. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm hơn là liệu những cán bộ công chức đó có thực sự làm việc, dù họ ngồi đủ 8 tiếng ở văn phòng? Đặng Tài - Đăng Đức ====================== Đâu phải chỉ có ở Quảng Bình :(
-
Mỹ hủy một phần lá chắn tên lửa châu Âu Mỹ vừa quyết định hủy giai đoạn cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, vốn bị Nga phản đối mạnh mẽ, nhằm tập trung nguồn lực vào hệ thống đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Một tên lửa đánh chặn bay lên từ căn cứ quân sự Vanderburg năm 2008. Ảnh: US Navy Theo BBC, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cuối tuần trước tuyên bố hủy kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung tại Ba Lan, nhằm tái cấu trúc kế hoạch phòng thủ tên lửa từ Triều Tiên và Iran. Hagel cho hay Lầu Năm Góc sẽ thêm 14 tên lửa đánh chặn ở Alaska nhằm đối phó với đe dọa từ Triều Tiên. Để chi trả cho kế hoạch này và phát triển một đầu đạn tối tân, ông cho biết khoảng một tỷ USD sẽ được chuyển từ việc phát triển hệ thống tên lửa ở Ba Lan và Romania. Nhưng việc chuyển nguồn kinh phí từ hệ thống châu Âu sẽ không làm giảm sút cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hagel nói. Các quan chức Nga nghi ngờ hệ thống tên lửa đánh chặn ở châu Âu là nhằm đối phó với tên lửa nước này và cho rằng họ sẽ không cân nhắc việc cắt giảm vũ khí hạt nhân nếu mối quan ngại này chưa được giải quyết. Các chuyên gia nhận định tuyên bố từ bỏ các tên lửa đánh chặn được dự định triển khai tại Ba Lan và Romania sẽ là cánh cửa giúp mở ra những vòng đàm phán Mỹ - Nga mới về cắt giảm vũ khí. Chính phủ Nga vẫn chưa có phản ứng về tuyên bố của Hagel. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov, hôm qua từ chối bình luận, nhưng Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Alexei Pushkov tỏ ra không mấy ấn tượng. "Phía Mỹ cho thấy lý lẽ của họ là sai lầm và khó tin khi thúc đẩy hệ thống châu Âu, và tình hình chỉ thay đổi cơ bản khi Nga "nằm trong hệ thống chống tên lửa, không phải nằm ngoài nó", Bloomberg dẫn lời Alexei Pushkov nói. Theo các điều khoản của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược có hiệu lực từ năm 2011, Mỹ và Nga sẽ chỉ được có không quá 1.550 đầu đạn chiến lược. Trọng Giáp
-
Báo chí Nhật 'cân đo' ngoại trưởng Trung Quốc Báo chí Nhật dự đoán cựu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo, người vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng Trung Quốc, nhiều khả năng sẽ không mềm mỏng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền đôi bên. Bức ảnh chụp tân ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thời còn làm đại sứ tại Nhật Bản năm 2005. Ảnh:AFP Ông Vương Nghị được Quốc hội Trung Quốc thông qua chức vụ ngoại trưởng hôm 16/3, kế nhiệm ông Dương Khiết Trì được bầu làm ủy viên Quốc vụ viện. "Mặc dù ông Vương thông thạo tiếng Nhật, am hiểu về Nhật Bản và có nhiều mối liên hệ với giới chức Nhật Bản, nhưng có thể lại gây bất lợi cho ông ấy nếu ông thân thiện với Nhật", tờ Sankei Shimbun nhận định về tân ngoại trưởng Trung Quốc. Tờ báo theo xu hướng bảo thủ cũng nhắc lại rằng ngoại trưởng vừa mãn nhiệm đã liên tục phát đi những tuyên bố mạnh mẽ với Nhật, đặc biệt là vấn đề quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. "Vì vậy, rất khó để cải thiện mối quan hệ Nhật-Trung trong một sớm một chiều", tờ Sankei viết. Hãng tin Jiji Press thì dẫn nguồn tin ngoại giao của Nhật nói: "Là một người am hiểu về Nhật Bản, ông ấy có thể sẽ đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa để tránh bị chỉ trích là mềm yếu". Ông Vương, 59 tuổi, là đại sứ tại Nhật từ năm 2004 đến 2007 và trước đó cũng là nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán ở Nhật từ năm 1989 đến 1994. Ông làm việc trong Hội đồng nhà nước về vấn đề Đài Loan từ năm 2008. Truyền thông Nhật cũng chỉ ra rằng thời gian ông Vương làm đại sứ tại Tokyo, ông đã giúp cải thiện mối quan hệ song phương khi đó sau chuyến thăm của thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi tới đền Yasukuni, nơi thờ các binh sĩ Nhật chết trận. Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối các chuyến thăm đền của lãnh đạo Nhật vì cho rằng trong đền thờ cả những tội phạm chiến tranh. "Rõ ràng là chính phủ của ông Tập Cận Bình đang xem xét xử lý mối quan hệ Nhật-Trung một cách thận trọng", tờ Asahi Shimbun viết. "Nhiệm vụ đầu tiên của tân ngoại trưởng sẽ là nỗ lực để bình thường hóa các cuộc đối thoại Nhật-Trung đã bị sa lầy trong một tình trạng khó xử giữa một chuỗi những nghi kỵ, sau đó sẽ tiến đến mở đường cho cuộc họp cấp cao giữa hai bên", tờ báo của Nhật dự đoán. Quan hệ Trung - Nhật trở nên xấu nhất kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ cách đây hơn 40 năm, sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Bắc Kinh tuyên bố các đảo thuộc về Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước nhưng Nhật Bản không công nhận điều này. Các tàu của Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng biển xung quanh quần đảo do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Hai bên cũng cáo buộc lẫn nhau vì việc điều máy bay tuần tra và chiến đấu tới khu vực. Trong một động thái mới đây, Nhật Bản cho biết tàu của Trung Quốc hồi cuối tháng 1 hướng radar ngắm bắn vào tàu của Nhật, đánh dấu lần đầu tiên hải quân hai nước trực tiếp "đối đầu" xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Vũ Hà
-
Huyền thoại “rùa thần” nặng nghìn ký dưới lòng sông Hương Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”. Đó là “ngài”, do mỗi lần “ngài” nổi lên mặt nước ắt báo trước cho một biến cố, tai ương nào đó sắp sửa ập đến. Vậy sự thật về con rùa khổng lồ này có hay không? Chúng tôi đã tìm gặp những người khẳng định họ chính mắt nhìn thấy “rùa thần”. Sông Hương đoạn trước điện Hòn Chén - nơi được cho là có “rùa thần” nghìn ký xuất hiện Huyền tích đền thiêng Tương truyền, điện thờ Hòn Chén (còn có tên điện Huệ Nam) là nơi người Chằm thờ nữ thần Ponagar (Nữ thần Mẹ xứ sở), sau đó người Việt tiếp tục thờ bà dưới tên gọi Thánh mẫu Thiên y A Na - thánh địa đạo Mẫu của miền Trung hiện nay. Theo những bậc bô lão làng Ngọc Hồ, ngày trước có đôi vợ chồng lão ngư không rõ quê quán thường đến đoạn sông trước điện đánh cá. Một hôm, người chồng lặn xuống đáy sông gỡ lưới bị vướng vào đá. Ở trên thuyền bà vợ đợi mãi nhưng không thấy chồng trở lên. Bà kéo sợi dây buộc vào người chồng lúc lặn xuống thì thấy nhẹ tâng. Nghĩ rằng chồng đã chết, bà ôm mặt khóc ròng rã mấy ngày liền trên sông. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi gần một tuần sau, lão ngư không biết từ đâu đột ngột xuất hiện tại nhà trước sự ngỡ ngàng của bao người. Khi được hỏi, lão ngư kể rằng đã lọt vào chốn thiên đường dưới đáy sông. Ông kể rằng dưới lòng điện Hòn Chén là ngôi động lớn có thần tiên sinh sống. Họ căn dặn ông lão khi trở về trần gian không được lộ bí mật này với ai, nếu không sẽ phải chết. Dù nhớ rõ lời dặn, nhưng vì không giữ được cảm xúc nên ông buột miệng kể ra. Vậy là đúng mấy hôm sau lão ngư kia mắc bệnh lạ qua đời. Càng kỳ bí hơn khi những thợ lặn săn cá sau này đồng khẳng định, bên dưới lòng sông ở chân điện Hòn Chén có một cửa hang rộng bằng căn nhà cấp bốn. Tuy nhiên, không ai đủ can đảm lặn vào bên trong, bởi cửa hang tối sậm, đen sì. Từ đó, ai nấy đều tin rằng sự tích vợ chồng lão ngư đánh cá không hẳn chỉ là lời đồn thổi hoang đường. Ông Huỳnh Ngọc Hiển (58 tuổi) - đã 22 năm sống cạnh điện Hòn Chén - cho biết thêm, ngày trước điện rất thiêng. Mỗi lần chèo đò ngang qua điện phải thật nhẹ nhàng, không được để mặt sông gợn sóng lớn. Người chèo đò phải ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng. Ông Hiển kể lại câu chuyện tận mắt mình chứng kiến: “Thời chống Mỹ, có đám lính dám cả gan vứt những tấm liễn đối trong điện xuống sông. Hôm sau đám lính ấy ra sông tắm mát thì bất ngờ 3 tên bị chết “bất đắc kỳ tử”. Bụng tên nào tên đó trương phình kỳ lạ, dù đã được cứu vớt tức thì. Thánh mẫu đã trừng trị bọn chúng do tội hỗn xược đó”. Bản thân ông Hiển hồi trẻ từng vô ý bẻ cành bội đem về nấu nước uống cũng bị đau bụng suốt tuần lễ. Chạy chữa mãi không khỏi, bất chợt nghĩ đến việc mình bẻ cành cây tại điện Huệ Nam, ông Hiển vội thắp ba cây nhang lên điện khấn nguyện liền khỏi bệnh ngay. Sự thiêng liêng ở điện Hòn Chén không ai không biết đến. Người dân làng Ngọc Hồ thuật lại thời cha ông họ không ai dám tùy tiện lên điện. Chỉ những dịp lễ lớn, dân làng mới tổ chức hành lễ lên điện tưởng nhớ công ơn Thánh mẫu. Người ta còn cho rằng, chính nhờ ơn Thánh mẫu phù trợ nên từ bao đời nay làng Ngọc Hồ mùa màng bội thu, tiết khí yên bình. Giai thoại về “rùa thần” nghìn ký Trong tất cả các giai thoại về điện Hòn Chén, ly kỳ nhất vẫn là câu chuyện về “rùa thần” thường nổi lên mặt sông báo ứng. Nói vậy bởi mỗi khi “rùa thần” nổi là có một điềm dữ sắp sửa xảy ra. Có lẽ chưa ai quên trận lũ hồi năm 1999 làm hàng trăm người chết ở Thừa Thiên – Huế. Riêng với người dân Ngọc Hồ, họ nói đã biết trước được cơn đại hồng thủy này nhờ “rùa thần” báo tin. Anh Lê Đình Mỹ - người làng Ngọc Hồ - cho biết, anh từng ba lần chứng kiến “rùa thần” nổi. Trong đó, có lần trước trận lũ năm 1999 hơn một tháng. “Năm đó rùa nổi lên tại đoạn sông thuộc phường Kim Long. Rùa to lắm, chỉ thấy mai rùa đen sì, to bằng chiếc xe công nông ấy. Cụ rùa nổi chừng khoảng 15 phút thì lặn xuống lại, người dân kéo đến xem chật cứng cả đường. Đúng một tháng sau đó trời chuyển mưa to gió lớn, nước lũ ngập đến mái nhà” - anh Mỹ nhớ lại. Bảy năm sau đó (năm 2006), khi cơn bão Xangsane với mức độ tàn phá kinh hoàng ập đến, người ta cho hay trước đó “rùa thần” cũng đã nổi lên ứng báo. Rút kinh nghiệm lần trước nên trong trận bão này, làng Ngọc Hồ không bị thiệt hại gì đáng kể. Một nhân chứng nữa thừa nhận từng nhìn thấy “rùa thần” là anh Trần Viết Hiếu. Theo lời anh Hiếu kể lại, khoảng 5 - 6 năm về trước, trong chuyến đi hành lễ tại điện Hòn Chén, “rùa thần” bất ngờ nổi lên làm một chiếc thuyền nghiêng đổ. Rất may đội canô cứu hộ gần đó đã kịp thời cứu vớt những nạn nhân rơi xuống sông, không có thiệt hại về người. Lần khác, khi đang câu cá gần bờ sông, Hiếu thêm lần nữa sửng sốt khi giữa lòng sông bọt khí sủi lên từng bọng lớn, tiếp đó chiếc mai rùa khổng lồ từ từ xuất hiện. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao lần này “ngài” chỉ nổi chừng vài phút rồi lặn mất dấu. Bây giờ đến thôn Ngọc Hồ hỏi chuyện “rùa thần” ai cũng biết, người thì ước đoán cụ rùa to bằng xe bagác, người lại cho rằng cụ rùa to bằng chiếc xe công nông. Riêng ông Huỳnh Ngọc Hiển lại chắc chắn như đinh đóng cột: “Thực chất đó là con trắn, nhưng vì hình dáng khá giống rùa nên người ta quen gọi là rùa. Trắn dẹt hơn rùa và có khả năng sống dưới nước lâu. Nếu như rùa một hai ngày phải nổi để hít thở ôxy thì trắn có khi cả tháng mới nổi khỏi mặt nước một lần. Con trắn sống ở dưới điện Hòn Chén to hơn cả nền nhà 5m×7m hiện tôi đang ở đây này”. Chất giọng trang nghiêm, ông Hiển kể lại lúc trước từng nghe kể nhiều về “rùa thần” nhưng không tin, ông chỉ nghĩ đó là lời đồn thổi do những người mê tín dựng nên. “Nhưng hè năm 2004, anh Thắng chuyên chở khách sang sông mách nhỏ với tôi giữa sông có con rùa to lắm, không tin cứ nhằm ngày mồng 1 hoặc rằm lên sẽ thấy. Tò mò nên đợi đến ngày rằm tháng đó, tôi neo thuyền đứng trên bờ nheo mắt rình xem thực hư thế nào. Đúng giữa trưa, mặt sông bỗng nhiên nổi tăm lớn sùng sục như nước đang sôi, sau đó là con vật khổng lồ lù lù nổi lên khỏi mặt nước chừng 20cm. Riêng cái đầu của “ngài” đã to bằng chiếc am thờ cao 3m. Lưng “ngài” đen và rộng hơn nền nhà này kia. Lúc lặn xuống, ''ngài'' phun nước lên cao, bọt nước nổi liên tục mấy giờ sau mới hết” - ông Chiến vừa nói vừa chỉ tay xuống nền nhà của mình so sánh. Người đàn ông này còn cho biết thêm, theo ước tính con vật mà ông gọi là trắn phải nặng đến khoảng 10 tấn. Như vậy, nếu phán đoán của ông Hiển phần nào là đúng thì “rùa thần” dưới sông Hương to gấp nhiều lần so với cụ rùa ở hồ Gươm mà chúng ta từng biết đến (?!). Ông Hiển còn suy đoán “rùa thần” sống trong hang đá dưới lòng điện Huệ Nam và thi thoảng mới xuất hiện vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một, ngày rằm, lễ vía Thánh mẫu…). Thời gian “rùa thần” xuất hiện thường vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối. Nói về lai lịch “rùa thần”, ông Hiển ''bật mí'' từng nghe ông nội, bố mình kể lại từ xưa trên núi Ngọc Trản (nơi điện Hòn Chén tọa lạc) đã có con rùa lạ sinh sống, không ai dám săn bắt. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng “rùa thần” xuất thân từ chùa cổ Thiên Mụ. “Nghe nói con rùa được nuôi trong chùa, về sau rùa lớn quá nên sư thầy đem thả xuống sông Hương. Sau đó, “rùa thần” chuyển đến sinh sống tại đoạn sông trước điện Huệ Nam ngày nay” - một người dân khác nhận định. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây người ta không còn chứng kiến cảnh “rùa thần” nổi lên như trước nữa. Ông Hiển hành nghề thả vó trên sông nhẩm tính ít nhất đã 8 năm nay ông không thấy “ngài” xuất hiện. Sự vắng bóng của “rùa thần” được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng trời đất yên bình nên “ngài” không nổi lên làm gì. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thời gian gần đây hoạt động thuyền bè trên sông đi lại tấp nập, phá tan sự tĩnh lặng nên “rùa thần” không thể nổi lên. “Tàu bè khai thác cát sạn, thuyền du lịch nổ máy ầm ầm thế kia thì con vật nào còn dám ngoi đầu lên chứ? Ngày trước khúc sông này vốn tĩnh lặng, trong lành lắm. Đất lành chim mới đậu, sông nước có tĩnh “ngài” mới lên được chứ” - cụ Ngái, bô lão thôn Ngọc Hồ khi tiếp chuyện chúng tôi bên vỉa hè đường lên điện Hòn Chén - nói. Như vậy, rất nhiều nhân chứng đã khẳng định họ tận mắt nhìn thấy con rùa khổng lồ tại đoạn sông Hương thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này để những nhà chuyên môn có thể tìm hiểu, nghiên cứu. Biết đâu một ngày nào đó, cả thế giới sẽ chấn động với phát hiện về con rùa có kích thước lớn nhất tại Việt Nam thì sao? ===================== Vua Đồng Khánh từng xưng thánh tại điện Hòn Chén Điện Hòn Chén - nơi Vua Đồng Khánh từng xưng thánh Đồng Khánh - vị vua được thực dân Pháp dựng lên sau khi Vua Hàm Nghi rời kinh thành ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1855) để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp - đã thực sự mất hết quyền lực trước sự bảo hộ và thao túng của thực dân Pháp. Mặc dù được ngồi trên ngai vàng, nhưng là ngai vàng do người Pháp “ban tặng”, mọi quyền hạn đều thuộc về thực dân Pháp. Đứng trước những bi kịch của triều đại và bản thân, nhà vua gần như đã gửi gắm linh hồn của mình cho Thánh mẫu. Sau khi lên ngôi, điện Hòn Chén được ông cho sửa lại, đổi tên thành Huệ Nam Điện, với đầy đủ hệ thống thờ tự như bây giờ. Đặc biệt, từ vị thế vua - một người đứng trên bách thần để phong thần - ông đã hoà nhập mình vào với thế giới thiêng liêng, đồng hoá giữa con người thật với thần linh khi tự nguyện biến mình thành một trong thất thánh ở điện Huệ Nam. Không những thế, vai vế của ông cũng chỉ là em út trong 7 vị đó. Đây là một việc làm mà xưa nay chưa thấy xảy ra đối với các vua chúa của Việt Nam. Cùng với việc phong thánh cho mình, Đồng Khánh đã sắc phong thượng đẳng thần cho Thánh mẫu Thiên y A Na và trung đẳng thần cho những vị khác. Theo Vân Sơn - Thy Yến
-
“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?” - Tại buổi lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần ở một ngôi trường trung học tại TP.HCM hôm 11-3, đại diện báo Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng “Bạn đọc cùng làm báo với Tuổi Trẻ” cho một nữ sinh của trường. Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc. Ảnh: Tuổi trẻ Em năm nay chỉ mới 15 tuổi nên phụ huynh không muốn nêu tên của em lên báo vì ngại ảnh hưởng đến chuyện học hành. Em chính là bạn đọc đã phát hiện chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc và đặt câu hỏi: Tại sao lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách) khi phản ảnh với Tuổi Trẻ. Từ phát hiện của em, trong những ngày qua, hàng loạt cuốn sách sai trái đã được các phương tiện truyền thông, được người dân phát hiện. Khi liên lạc với ngôi trường mà em đang học để xin phép trao món quà cho bạn đọc đã cung cấp một đề tài nóng, chúng tôi cũng bất ngờ khi nhận được đề nghị của ban giám hiệu nhà trường: “Tiến hành trao phần quà ấy ngay trong buổi lễ chào cờ - sinh hoạt đầu tuần”. Ý của các thầy trong ban giám hiệu là muốn câu chuyện này phổ biến đến nhiều học sinh hơn nữa, muốn các học trò trường mình có ý thức cao về lá cờ Tổ quốc như cô bạn cùng trường. Nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa khi tiếp xúc, trò chuyện với cô học trò nhỏ 15 tuổi. Em làm chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng em đã biết quan tâm đến thời cuộc và đặt ra những câu hỏi dễ làm người lớn ngọng nghịu. Em hỏi rằng: Tại sao đi mua món hàng gì cũng thấy là của Trung Quốc? Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có phải chỉ ở Việt Nam. Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”. Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé 15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”. Câu hỏi ấy không dành riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả lời bằng hành động cụ thể. Hoàng Hương ================ Những câu hỏi của em bé 15 tuổi làm cho những...người lớn phải suy ngẫm :(
-
Sự thật về 2 cây sui cổ thụ “bốc khói” ở Tuyên Quang Thời gian gần đây, chuyện 2 cây sui cổ thụ ở tổ nhân dân Tân Kỳ, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) “bốc khói” đã gây xôn xao dư luận, với nhiều lời đồn thổi thánh hiển linh, rồng phun khói… Các ngành chức năng khẳng định đây là những loại côn trùng bay lên từ ngọn cây. (Ảnh: tuyenquangtv.vn) Tuy nhiên, qua tìm hiểu và làm việc của phóng viên TTXVN tại Tuyên Quang với các cơ quan chức năng huyện Hàm Yên thì hiện tượng 2 cây sui cổ thụ “bốc khói” chỉ là hình ảnh của những con côn trùng. Hai cây sui cổ thụ trên mọc cạnh nhau và có chiều cao khoảng 70 m, trong đó, một cây có đường kính 1,5m và một cây có đường kính 1m, dưới 2 gốc cây có một ngôi miếu người dân địa phương xây dựng vào khoảng năm 1997. Điều đáng chú ý, từ khi có hiện tượng hai cây sui "bốc khói", hàng ngày, vào cuối buổi chiều hàng trăm người dân hiếu kỳ từ khắp mọi nơi kéo về xem gây mất trật tự và ảnh hưởng đến an toàn giao thông của tuyến đường QL2 (2 cây sui này nằm gần đường QL2). Chị Phạm Thị Hằng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên cho biết: Hiện tượng 2 cây sui cổ thụ “bốc khói” bắt đầu xuất hiện từ ngày 8/3/2013. Hàng ngày, hiện tượng này xảy ra từ 18 giờ và kéo dài đến khoảng 18 giờ 30 phút. Ban đầu "cột khói" xuất hiện ở những ngọn cao của cây sui, dần dần đến những ngọn thấp hơn và lúc cao điểm có khoảng 6 đến 7 "cột khói" uốn lượn. Ông Lê Hữu Phận, Chủ tịch UBND thị trấn Tân Yên cho biết, sau khi nhận được tin báo về hiện tượng 2 cây sui cổ thụ “bốc khói”, lãnh đạo thị trấn đã phối hợp các cơ quan chức năng sử dụng các thiết bị quan sát như kính viễn vọng, ống nhòm, camera độ phân giải cao... quan sát, điều tra làm rõ hiện tượng trên. Kết quả cho thấy đây không phải là hiện khói phun lên từ những ngọn cây mà là hình ảnh của vô số những loại côn trùng bay lên từ những ngọn cây này. Cũng theo ông Phận giải thích, vì những con côn trùng quá nhỏ lại bay thành đàn trên ngọn 2 cây sui cao nên bằng mắt thường khó có thể quan sát rõ được. Việc chúng tập trung thành đàn là tập quán và do thói quen kiếm ăn của côn trùng… Thiếu tá Nguyễn Xuân Quỳnh, Đội trưởng đội An ninh (Công an huyện Hàm Yên) cho biết: Để ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng hiện tượng trên tuyên truyền mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn, đồng thời, nhằm đảm an toàn giao cho tuyến QL 2 qua địa bàn thị trấn Tân Yên, Công an huyện Hàm Yên đã cử cán bộ xuống giữ gìn an ninh trật tự và tuyên truyền để biết người dân biết rõ hiện tượng trên chỉ là hình ảnh của những con côn trùng. Theo TTXVN/ Tin tức
-
Hồ sơ mật về hiện tượng siêu nhiên của Liên Xô Bộ Quốc phòng Liên bang Xôviết trước đây từng thành lập dự án bí mật với tham vọng tạo ra siêu nhân. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo dự án tuyệt mật ngày trước tiết lộ câu chuyện có vẻ như hoang đường này với báo giới. Một ngày mùa đông ở Moscow, trong căn phòng ấm cúng đầy đủ tiện nghi, các phóng viên báo chí lắng nghe câu chuyện gây kinh ngạc. Một quan chức cao cấp về hưu của Bộ Quốc phòng, trung tướng Alexey Savin - tiến sĩ và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học - tiết lộ, cuối thập niên 80 thế kỷ trước, nhóm các nhà nghiên cứu của Ban Kiểm soát chuyên môn (dưới sự lãnh đạo của tướng Alexey Savin) thuộc Bộ Tham mưu Liên Xô cố gắng tiếp xúc với các đại diện của nền văn minh khác. Vasily Yeremenko - thiếu tướng thành viên Viện An ninh, Quốc phòng và Thực thi luật pháp - là người đầu tiên nói chuyện với báo giới. Vào thời đó, Vasily Yeremenko phục vụ Cơ quan Tình báo KGB, chịu trách nhiệm giám sát không lực và phát triển công nghệ hàng không. Trong số những nhiệm vụ của ông là thu thập thông tin về thực chất sự xuất hiện các vật thể bay không xác định (UFO). Hiện tượng UFO cho đến nay vẫn chưa có lời giải xác đáng. Trong hai năm, Viện Hàn lâm Khoa học kết hợp với Bộ Quốc phòng và KGB tiến hành một số nghiên cứu trên mặt đất về hiện tượng huyền bí. Các chuyên gia Xôviết lúc đó nhận định, không phải ngẫu nhiên mà UFO thường xuất hiện tại những khu vực thử nghiệm vũ khí và trang thiết bị quân sự. Yeremenko giải thích: "Để thu hút UFO đến những khu vực này, chúng tôi gia tăng đáng kể những chuyến bay quân sự cũng như di chuyển các trang thiết bị. Nếu cường độ hoạt động phía chúng tôi tăng mạnh thì khả năng các UFO xuất hiện là 100%". Sau 6 tháng thí nghiệm, các kết quả dẫn đến 3 kết luận. Thứ nhất, khoa học hiện đại chưa đủ khả năng xác định hiện tượng UFO. Thứ hai, có khả năng UFO chỉ là thiết bị do thám của Mỹ hay Nhật Bản. Cuối cùng, rất có thể có sự tác động của một nền văn minh ngoài trái đất. Các phi công thường nhìn thấy những vật thể lạ như thế, song họ không được phép bàn đến, kể cả các phi hành gia cũng vậy. Nhưng, trong những cuộc nói chuyện kín đáo với nhau, họ cho biết họ từng bắt gặp các UFO. Dự án chính của Ban Kiểm soát chuyên môn là chương trình khám phá nguồn trí tuệ con người. Mục đíchchương trình là tìm ra phương pháp giúp não bộ con người hoạt động trong chế độ siêu nhiên đặc biệt, tạo ra một siêu nhân đích thực. Hội đồng khoa học của chương trình nằm dưới sự lãnh đạo của nữ viện sĩ Natalya Bekhtereva, người giữ chức Giám đốc khoa học Viện Não người (RAS) cho đến cuối đời. Lúc đó, hơn 200 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm khắp Liên Xô tham gia chương trình này. Alexey Savin nói: "Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận rằng, con người có hệ thống năng lượng nhận được thông tin từ bên ngoài. Đây chính xác là lý do tại sao có người có thể thể hiện những khả năng siêu nhiên". Để xác định nguồn thông tin bên ngoài này, ba nhóm chuyên gia được thành lập; một nhóm bao gồm các nhà khoa học, nhóm thứ hai được chọn từ quân đội và nhóm cuối cùng gồm toàn phụ nữ. Nhóm phụ nữ đạt được thành công đáng kể nhất trong cuộc nghiên cứu. Theo giải thích của Savin, họ "muốn tiếp xúc với đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất cho nên một phương pháp đặc biệt được phát triển nhằm giúp não bộ con người thích ứng với sự tiếp xúc này. Nói khác đi, Savin cho biết: "Chúng tôi điều chỉnh tình trạng não người thành một sóng đặc biệt, giống như sóng vô tuyến". Thôi miên, dùng thuốc hay các phương pháp tương tự khác không được phép sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Một hệ thống thử nghiệm đặc biệt được phát triển để tách biệt thông tin từ bên ngoài với những ảo giác và bảo đảm sự tỉnh táo của những người tham gia thí nghiệm. Kết quả khá ấn tượng, 6 người tham gia có cơ hội tiếp xúc thể chất và thậm chí hai người trong số đó được viếng thăm một con tàu của người ngoài trái đất. Theo tướng Alexey Savin, đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất dần dần cung cấp thông tin về họ khi cảm thấy cần thiết. Đặc biệt, họ nói chuyện về cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục của họ. Nhưng, không có thông tin nào về quân sự có thể thu thập. Điều duy nhất mà người ngoài trái đất chịu chia sẻ là một hệ thống trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị các bệnh tật khác nhau. Bộ phim "The X-Files" của Hollywood. Lãnh đạo cuộc thí nghiệm giải thích rằng, có lẽ con người bị người ngoài trái đất coi là trẻ con. Savin nhận định: "Nền văn minh chúng ta còn quá non trẻ đối với người ngoài trái đất để họ có thể đối thoại. Do chúng ta cũng là một phần của vũ trụ, có thể tự gây hại cho mình và nền văn minh khác bằng những hành động ngu xuẩn, thế nên họ rất cẩn thận với chúng ta". Chương trình giao tiếp với trí tuệ ngoài trái đất được phát triển vài năm trước khi giới chính trị can thiệp vào. Năm 1993, tiến trình nghiên cứu bị ngưng lại và Ban Kiểm soát chuyên môn được lệnh giải tán. Theo tiết lộ của tướng Alexey Savin, ông chỉ giữ lại được một ít các tài liệu và phần lớn trong số đó - các bức ảnh và báo cáo - còn nằm trong thư khố của Bộ Quốc phòng Nga. Theo Savin, có lẽ chương trình để phát triển khả năng phi thường của một cá nhân được thực hiện trong một viện mang tên nhà du hành vũ trụ huyền thoại Gagarin cho đến khi nó bị giải tán theo lệnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov. Tại sao bây giờ Savin chịu quyết định tiết lộ thông tin về cuộc nghiên cứu này cho báo giới? Savin trả lời: "Tại sao phải che giấu mọi người? Thay vì thế, chúng ta cần chuẩn bị cho những thách thức mới". Alexey Savin tin rằng, hai thách thức toàn cầu hiện nay là biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước uống. Ông cho rằng, có lẽ người ngoài trái đất đang tiến hành thí nghiệm để nhìn xem con người xử lý như thế nào. Theo An ninh thế giới
-
'Tôi sững sờ với giá nhà Việt Nam' Trao đổi với báo chí về việc giải cứu thị trường, ông Sam Cucurullo, chuyên gia Quản lý bất động sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng Việt Nam cần một cơ quan thẩm định tầm Chính phủ để tránh giá nhà ảo. Ông Sam Cucurullo trao đổi với báo chí sáng 12/3 về những khó khăn và biện pháp giải cứu thị trường bất động sản hiện nay. - Bất động sản Việt Nam hiện nay đang gặp một số vấn đề lớn như giá quá cao, hàng tồn kho nhiều, tỷ lệ nợ xấu cao. Dưới góc nhìn của một nhà quản lý bất động sản, theo ông, lý do gì dẫn đến tình trạng trì trệ như vậy? - Tôi cho rằng, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng bất động sản gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như hiện nay. Trong đó một trong những nguyên nhân chính là nguồn cung quá lớn, vượt sức hấp thụ của thị trường. Có lẽ trước mắt Việt Nam nên dừng xây dựng các dự án để thị trường có thể hấp thụ hết nguồn cung hiện tại đã. Lý do khác là lãi suất quá cao dẫn tới tình trạng nợ xấu nhiều. Ngoài ra, khi nền kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút và họ không có khả năng chi trả cho những khoản lớn như bất động sản. Giá cả bất động sản bị đẩy cao là do bất hợp lý về cung cầu. Bởi vậy, nếu quản lý bất động sản tốt thì sẽ kéo giá nhà xuống thấp. Ông Sam Cucurullo, chuyên gia Quản lý bất động sản, với 30 năm kinh nghiệm quản lý với 2.500 bất động sản cao cấp, 13.000 hợp đồng thuê tại khu vực châu Á Thái Bình Dương...Ảnh: Hoàng Lan. - Trong số rất nhiều giải pháp đề ra để cứu thị trường bất động sản Việt Nam, có ý kiến đề xuất thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia, trong đó có việc mua lại nợ xấu bất động sản. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này? - Đây là một giải pháp khá thú vị, đáng để suy nghĩ. Ở Mỹ, để giải quyết nợ xấu bất động sản, Chính phủ Mỹ rót tiền vào nhà băng bởi chính ngân hàng là nơi trực tiếp nắm giữ nợ xấu. Còn ở Việt Nam, hình thành công ty mua bán nợ xấu có thể cô lập được nợ xấu với nền kinh tế. Tuy nhiên, tôi cho rằng, Chính phủ Việt Nam phải thận trọng. Nếu Chính phủ phải bỏ một lượng tiền cực lớn vào công ty mua bán nợ xấu thì sẽ dễ nảy sinh nguy cơ mất cân đối tài chính. Trong trường hợp Chính phủ bỏ một khoản tiền nhỏ sau đó kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân thì phải bảo đảm nhà đầu tư có lãi. - Giá cả bất động sản nay đã hạ xuống nhưng vẫn còn quá cao so với khả năng chi trả, theo ông Việt Nam cần chủ động can thiệp để hạ giá hay nên để thị trường tự điều tiết? - Theo tôi phải cần cả hai. Giá cả hình thành dựa trên quan hệ cung cầu, do thị trường quyết định. Nhưng cũng cần có một cơ quan thẩm định giá của Chính phủ để xác định rõ mức giá thực là bao nhiêu. Đơn cử như những người đang nắm giữ một khoản nợ xấu, thì họ cần có 1 ý kiến chính xác để biết khoản nợ xấu hay bất động sản đó được định giá thế nào. Hôm qua khi tôi đi trên đường, mọi người chỉ cho tôi một số căn nhà rồi nói giá của căn nhà đó và tôi thấy rất sững sờ. Tôi không hiểu, người Việt Nam thu nhập có mức bình quân như vậy mà lại mua được một căn nhà như thế. Bởi vậy, rõ ràng việc định giá về bất động sản là cần thiết. - Theo ông, giá bất động sản của Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngưỡng nào so với các nước trên thế giới? - Thực ra, mọi sự so sánh chỉ mang tính chất tương đối. Ở một số nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản) có giá bất động sản rất cao. Nhưng mức lương của họ cũng tương đối cao nên họ có thể mua được bất động sản. Ấn Độ khá giống Việt Nam, thu nhập bình quân của người dân thấp nhưng lại có giá nhà cao và đa số người dân không đủ sức để mua nhà. Khi đi thăm quan dự án, tôi ngạc nhiên khi thấy có công trình tới 1.500 căn mà người đến ở rất ít. Theo tôi, người ta nên xây từng giai đoạn, có thể gối đầu hoặc dần dần. Đây cũng là giải thích vì sao thị trường Việt Nam lại như thế, nguồn cung lớn, chủ đầu tư xây rất ồ ạt trong khi mức thu nhập của người dân rất thấp. Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Quốc hội, giá bất động sản ở các thành phố lớn của Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới trong khi thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá bất động sản trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.Hoàng Lan
-
Từ ngày 15/4, cho phép đăng kí xe dù không tìm được chủ cũ Thông tư 12/2013 do Bộ Công an ban hành ngày 1/3/2013 đã chính thức tháo gỡ khó khăn cho việc sang tên, đổi chủ phương tiện. Theo đó, từ ngày 15/4/2013 tới đây, những chiếc xe không thể tìm thấy chủ cũ vẫn được làm thủ tục sang tên, đổi chủ… Thông tư 12/2013 ra đời nhằm sửa đổi và bổ sung khoản 3 điều 20 tại thông tư 36/2010-BCA về quy định đăng kí xe, tháo gỡ những vướng mắc hiện nay của chủ phương tiện là các xe đã quá cũ, không thể tìm thấy chủ sở hữu đứng tên trên giấy đăng ký. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, người làm thủ tục sẽ phải thực hiện cam kết trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng kí, sang tên và có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe do công an cấp xã người đang sử dụng xe thường trú (bản giấy khai này được công bố kèm thông tư này). Tuy nhiên, hiệu lực của điều khoản này trong thông tư 12/2013 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014. Đối với trường hợp không xác định được chủ đứng tên sở hữu xe trong đăng kí, thông tư 12/2013 của Bộ Công an cũng nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc quyền quản lí của bộ như sau, đối với công an cấp xã: - Tiếp nhận giấy đăng kí sang tên, di chuyển có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng kí của người đang sử dụng xe. - Kiểm tra, xác minh địa chỉ đăng kí thường trú của người đang sử dụng xe. Sau khi xác minh, nếu đúng thì xác nhận địa chỉ đăng kí thường trú của người đang sử dụng xe. Thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc. Còn với cơ quan đăng kí xe, thông tư nêu rõ, sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đủ thủ tục quy định, thu giấy chứng nhận đăng kí xe, biển số xe, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe. Ngoài ra, cơ quan đăng kí xe sẽ thông báo tới người đứng tên trong đăng kí xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở đăng kí xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu xe. Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp biết số, giấy chứng nhận đăng kí xe cho người đang sử dụng. Và để thực hiện đồng bộ việc này, thông tư này cũng quy định việc sử dụng giấy hẹn có chữ kí lãnh đạo cơ quan đăng kí xe, con dấu và có giá trị được sử dụng xe trong vòng 30 ngày chờ cơ quan đăng kí xe trả kết quả. Như vậy, với thông tư này, thị trường xe cũ tại Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội đang đợi chờ những hướng dẫn cuối cùng việc thực hiện Chỉ thị 02 của Thủ tướng về giảm phí trước bạ đăng kí xe cũ để có thể thực hiện những thủ tục sang tên đúng quy định, nộp thuế đầy đủ cho ngân sách. Việt Hưng
-
Gia đình 3 đời thoát chết nhờ cá voi Cập nhật 12/03/2013 12:12 (GMT+7) Từ đời cha, đời mình đến đời con đều có duyên được cá voi cứu sống, ông Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu, SN 1925, ngụ thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) hơn 50 năm nay thờ phụng bộ xương cá trong nhà, mỗi năm lại làm lễ giỗ long trọng. Ban thờ cá voi trong nhà ông Tảo. Những cuộc thoát chết thần kỳ Ở tuổi 88, ông Tảo vẫn thân hình khỏe mạnh, giọng nói sang sảng, là thành quả của một đời ngư dân lao động, hay như lời ông nói “món quà vô giá mà mẹ biển đã dành cho những người con của biển như tôi”. Chuyện gần nhất của gia đình liên quan đến loài cá khổng lồ là năm 2012, sau nhiều năm đi “bạn” (một hình thức làm thuê trên tàu người khác – PV), để được chút vốn, con trai ông lão “ra riêng” với một con tàu trị giá trên 1 tỷ đồng. Chuyến “mở hàng”, anh dong tàu chạy ra ngư trường Trường Sa, bất ngờ gặp cơn bão Pakha ập đến khiến tàu đang trên đường vào trú tránh “trở tay” không kịp, có nguy cơ lật úp. Giữa sự sống và cái chết trong gang tấc, mọi người phát hiện một “khối đen sì” đang tựa lưng vào mạn tàu. Trấn tĩnh và theo linh tính mách bảo, mọi người nhanh chóng cho tàu “nương” vào đó, chạy đến nơi neo đậu, trú bão. Trở về đất liền, cả tàu làm lễ khấn vái tạ ơn. Cuộc thoát chết thần kỳ này một lần nữa tiếp tục hâm nóng đề tài cá ông cứu ngư dân. Ông Tảo quả quyết: “Ông” chứ còn ai nữa, linh thiêng lắm. Nhờ “Ông” phù hộ mà tàu mới bình yên vô sự trở về”. Sở dĩ ông lão dám khẳng định như vậy, vì bản thân ông đã hai lần được cá voi “cứu”. Cách đây khoảng 20 năm, thuyền đánh cá ở vùng biển Chu Lai, bỏ neo ở độ sâu 27 sải nước, đêm về khuya trời đột nhiên nổi gió chướng, con thuyền chòng chành như chiếc lá giữa biển. Trên thuyền lúc đó có 8 người thay phiên nhau điều khiển thuyền tránh gió, vừa… khấn vái cá Ông. Ngay sau đó xuất hiện hai con cá lớn lặng lẽ tựa mình vào hai bên hông con thuyền, lai dắt vào bờ, cập bến lúc trời vừa hửng sáng. Năm năm sau, thuyền của ông Tảo được cá cứu một lần nữa. Hôm đó đánh cá đến 10h đêm, cá đã đầy khoang, ông Tảo quyết định quay vào bờ sớm hơn thường lệ để tranh thủ nghỉ ngơi cho chiều mai đi chuyến kế tiếp. Con thuyền đang nhằm hướng bờ thẳng tiến, bất ngờ xuất hiện gió Tây Bắc thổi ngược lại, khả năng sẽ bị lật úp do chở nặng. Như một định mệnh, lại cá Ông xuất hiện bơi trước mũi thuyền khoảng 30m, che chắn hướng gió cho mọi người vào bờ an toàn… Xác nhận sự việc này, đến nay còn hai lão ngư Lê Văn Mai và Huỳnh Đăng (đều trên 80 tuổi, ngụ cùng thôn) là người cùng “mắt thấy, tai nghe”. Nhìn bàn thờ gia tộc, ông Tảo kính cẩn cho biết thêm một thông tin khiến khách đến thăm thêm sửng sốt: “Ngày nhỏ nghe cha tôi kể lại nhiều lần đi biển cũng đã được cá Ông cứu sống, như vậy nhà tôi đến 3 đời “mắc nợ” biển cả”. Nửa thế kỷ giỗ cá Lão ngư dân từ ngày đó lập am thờ trang trọng thờ phụng bộ xương cá. Khách nào đến nhà, muốn “mục sở thị”, chủ nhà lại thắp nén nhang, kính cẩn khấn vái trước am thờ: “Có người trên tỉnh về hỏi chuyện, “Ông” cho con xin được trình bày” rồi gieo đồng tiền âm dương “xin kêu”. Khi được chấp thuận, ông mới kéo cửa kính am, mang xuống chiếc hộp gỗ nhỏ bằng viên gạch ống, cẩn trọng mở từng tờ giấy điều đỏ. Bên trong, nắm xương cốt đã xỉn màu chì. Khách xin được chụp hình lưu niệm, chủ nhà lại một lần nữa khấn vái. Khi xong xuôi, ông kính cẩn đặt “báu vật” lại chỗ cũ vẻ thành kính như lúc lấy xuống. Nơi chôn cất 8 con cá voi ở làng Long Thạnh Cơ duyên có được bộ xương cá để thờ phụng, lão ngư vẫn còn nhớ như in dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Ngày 23/11/1960, thuyền ông câu cá nhám ở khu vực Kỳ Hà (Núi Thành), biển lặng trời trong xanh, mới buông câu một lát đã bắt được hai con cá nhám nặng tới 3 tạ. Chuẩn bị quay về, bất ngờ chiếc thuyền câu khựng lại, lắc mạnh một bên. Định thần, ông nhận thấy một con cá nhám khổng lồ nặng đến nửa tấn lại mắc câu, đang cố vùng thoát thân. Vật lộn hàng tiếng đồng hồ mới khuất phục được con cá “khủng” vào khoang chứa. Hôm sau vào bờ, bán cá cho thương lái, ông phát hiện một bộ xương cá đã rữa, tổng trọng lượng khoảng 10 kg bị ói ra từ miệng con cá nhám. Bộ xương được các vị bô lão trong làng xác định là xương cá voi còn nhỏ, bị cá nhám khổng lồ ăn thịt. Hôm ấy, không ai bảo ai, ngư dân thôn Long Thạnh chung tay mua sắm lễ vật, áo giấy, kính cẩn đưa tang cá. Riêng ông Tảo, sau khi làm lễ, ông xin làng đem bộ xương trên về nhà, lập am thờ cúng và bảo quản cẩn thận. Hàng năm sau lễ giỗ cá chung ở đình làng vào ngày 10/9 âm lịch, ngày hôm sau đại gia đình ông Tảo lại làm thêm lễ giỗ cá tại gia đình mình… Ông nói: “Chính tôi đã phát hiện ra “Ông”, không lý gì lại không thờ cúng. Đối với dân đi biển, đây là “cơ duyên” trời định. Hiện tôi tuổi đã cao, không đi biển được nữa, bộ xương của Ngài tôi truyền lại cho con trai như báu vật gia truyền”. Vũ Vân ============= Trong tâm thức của ngư dân, cá voi luôn bảo vệ, nâng đỡ họ trước sóng gió đại dương. Hiện tại riêng xã Tam Tiến, dân làng chôn cất đến 8 cá voi và xây riêng một đình thờ cá Ông, hàng năm linh đình tổ chức lễ giỗ. Khoa học cũng đưa ra cách giải thích riêng về hiện tượng cá voi cứu người. Theo đó, khi thời tiết xấu, biển động dữ dội, cá voi lặn sâu để được yên tĩnh, nhưng vì cần phải hô hấp nên thỉnh thoảng lại phải trồi lên mặt nước. Nếu việc trồi lên lặn xuống kéo dài nhiều ngày đêm, cá sẽ kiệt sức, có thể mất mạng, khi đó thường trôi theo dòng nước và được sóng đưa vào bờ. Những con thuyền của ngư dân cũng có thể là một nơi giúp cá voi ẩn náu, xáp lại mạn thuyền, nương vào đó tránh bão và lựa theo sóng vào vùng biển lặng, hoặc vào bờ. Nói cách khác, thuyền bè và cá voi “hợp sức” với nhau trong mối quan hệ “hai bên cùng có lợi” để thoát nạn bão tố.
-
Lãnh đạo Triều Tiên dọa “xóa sổ” một đảo của Hàn Quốc Trong chuyến thăm đơn vị pháo xạ ở biên giới vào ngày 11/3, ông Kim Jong-un lần đầu tiên nêu đích danh đảo Baengnyeong của Hàn Quốc, nằm trên biên giới biển tranh chấp giữa hai nước, là mục tiêu bị “xóa sổ” trong “biển lửa” nếu xảy ra xung đột. Đảo Yeonpyeong đã bị trúng pháo của Triều Tiên hồi tháng 11 năm 2010. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên trùng vào ngày Mỹ-Hàn khởi động cuộc tập trận chung “Giải pháp Then chốt”, cuộc tập trận đã khiến Bình Nhưỡng tuyên bố xóa bỏ hiệp định đình chiến 60 năm qua trên bán đảo Triều Tiên cùng với các thỏa thuận tránh gây hấn với Hàn Quốc. Trong khi hầu hết các tuyên bố trước đó đều bị xem là đe dọa ồn ào, nhưng đe dọa đối với đảo Baengnyeong, nơi có 5.000 dân thường cũng như các đơn vị quân đội, được xem là nghiêm trọng và chưa từng có tiền lệ. Năm 2010, tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc đã bị đắm ở khu vực đảo Baengnyeong, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, cũng vào năm này, Triều Tiên nã pháo vào đảo gần đó Yeonpyeong, khiến 4 người chết. Cảnh báo của ông Kim Jong-un được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải vào ngày hôm nay. Nó đặc biệt đáng chú ý bởi tính chi tiết, cụ thể của đe dọa, khi ông Kim yêu cầu các binh sỹ thuộc đơn vị pháo binh biến hòn đảo thành “biển lửa”. Lãnh đạo Kim Jong-un đã lệnh cho “chỉ huy chụp ảnh các vị trí của kẻ thù chìm trong lửa cháy trong cuộc chiến và gửi các bức ảnh về Bộ chỉ huy tối cao”, KCNA cho hay. “Một khi lệnh đã được đưa ra, các binh sỹ phải bẻ gãy sườn của kẻ thù, cắt hoàn toàn khí quản của chúng và cho chúng thấy một cuộc chiến thực sự là như thế nào”, ông Kim cho hay. Các mục tiêu ưu tiên trên đảo bao gồm các trạm radar, các bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon và các trạm phóng tên lửa đa năng 130mm, các bệ pháo bích kích 150mm, ông Kim nêu rõ. Một quan chức hành chính trên đảo Baengnyeong, Kim Young-Gu, cho biết các hầm trú ẩn khẩn cấp dân sự trên đảo đã được huy động hết và mọi hội đồng làng đều được đặt trong tình trạng báo động cao. “Không có cuộc di cư lớn của người dân trên đảo về lục địa. Nhưng thực sự chúng tôi cũng thấy sợ”, ông Kim Young-Gu cho hay. Đài truyền hình đưa tin người dân ở nhiều đảo biên giới Hàn Quốc mặc sẵn quần áo chuẩn bị cho lệnh báo động khi đi ngủ. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng nói rõ những quy định liên quan đến với các tàu bè hải quân xâm phạm vào biên giới biển mà nước này công nhận. Các đơn vị pháo xạ phải bắn cảnh báo vào tàu chiến kẻ thù tiến gần đường biên giới và sau đó phá hủy chúng nếu chúng vượt qua, KCNA dẫn lời lãnh đạo Triều Tiên cho hay. Biên giới biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên ở ngoài khơi bờ biển tây đã là nơi diễn ra nhiều cuộc đụng độ hải quân gây đổ máu vào năm 1999, 2002, 2009. Vũ Quý Theo AFP
-
Mỹ trục xuất 2 nhà ngoại giao Venezuela Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela vẫn tiếp tục gia tăng khi Washington mới đây đã trục xuất hai nhà ngoại giao Venezuela. Trong tuyên bố ra ngày hôm qua 11-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay hai nhà ngoại giao của Venezuela là Orlando Jose Montanez Olivare - làm việc tại Lãnh sự quán Venezuela ở New York và Victor Camacaro Mata - làm việc tại Đại sứ quán Venezuela tại Washington - “không được chào đón tại Mỹ” và đã bị trục xuất khỏi nước này. Động thái trên được xem như hành động trả đũa của chính quyền ông Obama trước việc Venezuela trục xuất hai nhân viên của Cơ quan tùy viên không quân Mỹ tại thủ đô Caracas hồi tuần trước, chỉ vài giờ trước khi Caracas thông báo về cái chết của cố tổng thống Hugo Chavez. Chính phủ Venezuela cáo buộc hai tùy viên quân sự này đã tới gặp các thành viên trong quân đội Venezuela và khuyến khích họ theo đuổi “những dự án gây bất ổn” quốc gia Nam Mỹ này. "Trên thế giới, khi người của chúng tôi bị ném ra ngoài một cách không công bằng, chúng tôi sẽ có hành động tương tự. Chúng tôi cần phải làm điều gì đó để bảo vệ người dân của mình” - bà Victoria Nuland nói trong ngày hôm qua. Trước đó cựu phó tổng thống Venezuela và hiện là tổng thống lâm thời Venezuela - ông Nicolas Maduro - đã ám chỉ “các kẻ thù lịch sử của đất nước”, trong đó bao gồm Mỹ, đã gây ra căn bệnh ung thư cho ông Hugo Chavez. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell sau đó đã bác bỏ lời cáo buộc này. Theo CNN, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ và Venezuela xảy ra những căng thẳng ngoại giao. Năm ngoái, Washington tuyên bố tổng lãnh sự của Venezuela ở Miami “không được chào đón” và đã trục xuất bà khỏi Mỹ. Trước đó, năm 2008, Venezuela đã trục xuất đại sứ Mỹ và một ngày sau đó Mỹ đáp trả bằng một hành động tương tự. (Theo CNN)