-
Số nội dung
31.238 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2.212
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Thiên Sứ
-
Bạn hãy chịu khó xem bộ phim này. Hầu hết đều nằm trong nội dung có sẵn của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Bạn sẽ thấy tính hợp lý của lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". http://www.youtube.com/watch?v=nbeb_xJUkLw
-
Bởi vậy, đã lâu rùi, ngay trong topic này, lão Gàn đã phán rằng: "Ngài Duret chỉ nói chơi cho vui". http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Khung-bo-Marawi-dang-lam-thay-doi-truc-Trung-Quoc-cua-Tong-thong-Duterte-post177447.gd
-
Thưa quý vị. Đã lâu rùi, lão Gàn ít viết bài trên dd. Mọi chuyện đang diễn ra theo đúng như những gì đã tiên đoán về "Sự kiện Châu Á Thái Bình Dương". Bởi vậy vấn đề chỉ còn chờ diễn biến. Nếu có thì cũng chỉ là phân tích bản chất cục bộ của các sự kiện. Lão thì không một cái nhìn phiến diện.. http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tong-thong-Donald-Trump-chua-chinh-sach-voi-Bien-Dong-va-vai-tro-Viet-Nam-post177382.gd
-
Lão Gàn xác nhận những nick sau đây đã đóng tiền trực tiếp cho sp:: 1/ Nick tuongdung đã đóng học phí trực tiếp cho bb 2 triệu. 2/ Nick Huy Trần 2 triệu. 3/ Đặng Vũ 2 triệu. 4/ ThanhNhu 2 triệu.
-
Thưa quý vị. Từ rất lâu ngay trong topic này, lão Gàn đã đề cập đến sự hợp tác Nga Mỹ. Nhưng có lẽ cả hai đều đều có sự tính toán với lợi ích riêng của mình, nên sự kiện chưa xảy ra. Phải chăng bà Vanga đã đúng khi nói rằng: " Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Trong lịch sử thế giới ghi nhận: Dân tộc Arxyria là một dân tộc hùng mạnh đã tồn tại ở Trung Đông vào thế kỷ thứ XII trc CN, nhưng sau đó đã biến mất một cách bí ẩn, sau cuộc chiến thất bại với đế quốc Ba Tư khoảng thế kỷ thứ IV BC. Nhà nước Xyria hiện nay có phải là hậu duệ của dân tộc Arxyria ngày xư không thì chưa có cơ sở nào để khẳng định. Nhưng có lẽ cuộc chiến hiện nay ở đây phải được giải quyết dứt điểm, mới có thể dẫn đến một khả năng hợp tác Nga Mỹ. Cũng hơi lâu để "một lý thuyết cổ xưa quay lại với nhân loại". http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-phai-ha-nhiet-voi-nga-vi-nhan-to-trung-quoc-3334343/
-
http://baotintuc.vn/the-gioi/chien-tranh-hat-nhan-se-bung-no-vao-ngay-1352017-20170420112811600.htm Lão Gàn thì cho rằng phải đến tháng Một Đinh Dậu Việt lịch, mới có khả năng xảy ra. Không lẽ lão đoán sai?
-
"CANH BẠC CUỐI CÙNG": Một hành vi tố "Xì phé" đến con Át chủ. http://trandaiquang.org/chao-lua-trieu-tien-thuc-chat-chi-la-don-can-nao.html ===========================
-
Thưa quý vị. Chép và đưa bài lên đây, rất mất thì giờ. Xin quý vị tham khảo thông tin qua các đường link dưới đây trên VNN.vn: http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/my-danh-trieu-tien-tq-canh-bao-khong-dung-vu-luc-de-xu-trieu-tien-366662.html http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/kim-jong-un-ban-lenh-so-tan-khan-khoi-binh-nhuong-366498.html http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/trung-quoc-bao-dong-toan-quan-them-25-000-linh-toi-bien-gioi-366555.html ====================== Thưa quý vị. Có lẽ chỉ cần ba thông tin trên là đủ tổng quát thực trạng của bán đảo Triều Tiên. Hy vọng không có chiến tranh rất mỏng manh, nhưng không phải không còn hy vọng.
-
GIẢI MÃ NGÀY MÙNG 5 THÁNG 5 TRONG DI SẢN VĂN HIẾN VIỆT. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm . Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày Tết Đoan Ngọ 5 – 5, trong di sản văn hiến Việt . Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá của một số nước Đông phương. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực, vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ, lương thực thiếu thốn, ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. Một truyền thuyết thứ hai nữa là: Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với họạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin: "Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương, chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau: ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Xin xem hình minh hoạ dưới đây: TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm). Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên. Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này. Kính thưa quí vị quan tâm. Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị! Thiên Sứ" Edited 8 Tháng 6, 2008 by Phoenix
-
GIẢI MÃ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10 THÁNG 3 Nguyễn Vũ Tuấn Anh 1. Ý nghĩa ngày giỗ Tổ 10 - 3. Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu? Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử, còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương, tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử, tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, theo văn bản xưa nhất tìm được thì được chép lại trong cuốn sách "Lĩnh Nam Chích Quái" của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ vì sự huyền ảo của câu chuyện. Đã có rất nhiều học giả phân tích tìm hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt. Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ hình nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ và liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đó là Lạc Thư và Hà Đồ. Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ có tổng số là 100 vòng tròn, trong đó có 50 vòng tròn đen, 50 vòng tròn trắng. Hiện tượng này trùng khớp với 100 quả trứng trong bọc theo truyền thuyết. Từ hai đồ hình trên, tạo ra hai hình vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ. HÀ ĐỒ CỬU CUNG LẠC THƯ CỬU CUNG Qua đồ hình trên thì bạn đọc nhận thấy rằng: A/ 100 quả trứng tương ứng với 100 vòng tròn . B/ 50 người con theo cha tương ứng với 50 vòng tròn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương). C/ 50 người con theo mẹ tương ứng với 50 vòng tròn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm). D/ 15 bộ mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng ngang dọc chéo đều bằng 15 . E/ 18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18). Ngày mùng 10 tháng 3 - ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ đó là 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực. Quý vị xem lại đồ hình Hà Đồ dưới đây: Trong đó: Tháng 3 là tháng Thìn (tượng là Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 nếu kể từ tháng Tí (Tức tháng Một năm trước. Trong cách tính tháng của người Việt như sau: * Tháng Một: Tý; * Tháng Chạp - tháng thứ 2: Sửu; * Tháng Giêng - tháng thứ 3: Dần; * Tháng Hai - tháng thứ 4: Mão; * Tháng Ba - tháng thứ 5: Thìn/ Rồng)(*). 18 thời Hùng Vương với nhiều vị vua, không thể giỗ chung một ngày. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 chính là một biểu tượng của nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt. Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ. Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây. Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt còn một chi tiết nữa là: 50 người con theo Mẹ Ấu Cơ suy tôn người con trưởng lên làm vua. 49 người con còn lại đi cai trị khắp nơi. Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng trong Bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương. Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đã trả lời rất rõ ràng và người ta không thể tìm được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán. Sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái , đã cho thấy cội nguồn đích thực của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt. Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt. Cho nên, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, không phải là ngày giỗ theo cách hiểu là ngày kỷ niệm ngày mất của một vị Vua Hùng trong 18 thời Hùng Vương(**), mà chính là ngày tưởng niệm giá trị huyền vĩ của nền văn hiến Việt, mà tổ tiên đã tôn vinh, trong thời dựng nước ở miền nam sông Dương tử. 2. Những vấn đề tồn nghi. Qua những tư liệu ở trên cho chúng ta thấy trong quá trình lịch sử, người Việt đã tồn tại nhiều ngày giỗ Tổ. Tại sao lại có nhiều ngày giỗ như vậy, trong khi phong tục Việt chỉ có một ngày giỗ chính? Tất nhiên, đây là điều cần giải thích. Trước khi giải thích điều này, chúng ta cần thừa nhận một thực tế khách quan, tồn tại hiển nhiên rằng: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã in sâu vào tâm linh Việt tộc, từ ngàn xưa và ngay cả trong đêm tối của ngàn năm Bắc Thuộc. Sau này, vào thời Hưng Quốc: Đinh, Lê Lý Trần....các triều đại chính thức coi là ngày Quốc Lễ. Tất nhiên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, người Việt chỉ còn giữ lại trong tâm khảm mình sự tưởng niệm về ngày Giỗ Tổ, như là một sự tưởng niệm và tôn vinh Tổ Tiên. Và ngày đó được ghi nhân vào đầu trung tuần tháng Ba Âm lịch, từ 10, 11 và 12 như các tài liệu nói tới. Vậy cội nguồn đích thực của ngày giỗ tổ đích thực từ đâu trong ba ngày này. Điều này tôi đã chứng minh: Đó chính là ngày 10 - tháng Ba là độ số của Trung Cung Hà Đồ. Xin xem lại đồ hình Hà Đồ dưới đây: Vậy tại sao lại có ngày 11 và ngày 12? Điều này rõ ràng trái với truyền thống văn hiến Việt - chỉ có một ngày giỗ. Vậy trong ba ngày trên : Mùng 10, 11 và 12 sẽ chỉ có một ngày duy nhất đúng và hai ngày kia là sự biến tướng của ngày chính thức. Xét trong phong tục cổ Việt và còn lưu truyền ở các vùng Nam Dương tử về ngày giỗ, có một hiện tượng rất đáng chú ý sau đây: Trong việc chọn ngày giỗ, có một vtậpp quán chọn ngày sau ngày chết một ngày. Thí dụ, ngày mất là ngày mùng 8, thì giỗ vào ngày mùng 9. Ngày mất gọi là ngày Sinh (Tức ngày Dương) với ý nghĩa là trong ngày này, người thân vẫn còn sống dù chỉ một giờ. Về ý nghĩa sinh học thì người mất phải chờ sau 24 giờ, mới xác định được đã chết hẳn. Còn ngày hôm sau gọi là ngày Tử, và chọn làm ngày giỗ cho con cháu. Bởi vậy, sự xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 là ngày chính thức, hoàn toàn chính xác. Còn các ngày sau đó là do sự thất truyền qua hàng ngàn năm Hán hóa về giá trị đích thực của ngày tôn vinh giá trị văn hiến Việt, qua sự giải thích trên, nên đã lùi lại một, hai ngày. Tất nhiên, cũng không loại trừ ông cha ta lấy các ngày 11, 12 để gìn giữ sự bí ẩn của nền văn hiến Việt: Coi Hà Đồ là nguồn gốc của những giá trị Lý Học Đông phương. Các trí giả uyên bác đời Nguyễn đã phục hồi lại những giá trị này: Lấy ngày 10 tháng 3 - độ số của Trung cung Hà Đồ - biểu tượng của nền văn hiến Việt - làm ngày tôn vinh tổ tiên. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị. ------------------------ Chú thích * : Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian còn gọi là tháng Một và phân biệt giữa số đếm 1 là số đầu tiên, nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng 2 theo số đếm.Chúng tôi đã có bài viết liên quan đến cách gọi này của người Việt với nội dung có liên hệ với các chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ 6000 năm. Xin tham khảo đường kink sau: **: Nguyên văn cổ thư là "Thập bát thế", có thể hiểu là 18 thời đại các vua Hùng. Chứ không thể hiểu là 18 đời vua Hùng. Trong phát âm của người Việt thường gọi nôm và phổ biến là "Đời". Điều này, khiến những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, thường căn cứ vào đấy để suy luận chủ quan cho rằng: 18 đời Hùng Vương chỉ gồm 18 vị vua trị vì.Hiện tượng lẫn lộn "Đời" và "Thời" trong ngôn ngữ Việt còn thể hiện ngay trong văn viết có tính bác học và nghiên cứu cho đến gần đây. Chúng ta xem cuốn "Kinh Dịch - Vũ Trụ quan Đông phương" của giáo sư Nguyễn Hữu Lượng - Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn trước 1975 - thì cũng thấy rằng, ông nhiều lần dùng chữ "Đời" để thể hiện một triều đại. Thí dụ: "Thời nhà Minh" thì ông vẫn viết là "Đời nhà Minh". Edited just now by Thiên Sứ
-
Nga-Trung: Cảnh báo nguy cơ xung đột khi Nhật Bản triển khai THAAD Thứ hai, 10/04/2017 - 22:00 Trước nguy cơ từ các vụ phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân gần đây từ Triều Tiên cùng những căng thẳng với các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp chủ quyền, Nhật Bản đang quyết tâm “dựng” thêm các “hàng rào tên lửa” để bảo vệ đất nước. Rất có thể Nhật Bản sẽ mua Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. >> Nhật Bản cân nhắc trang bị vũ khí tấn công đầu tiên sau hơn 70 năm >> Nhật Bản để ngỏ khả năng tấn công phủ đầu căn cứ đối phương Tính toán này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Có THAAD để hoàn thiện quy trình đánh chặn Nguồn tin từ Nhật Bản cho hay, cuối tháng 3 vừa qua, các thành viên lãnh đạo cấp cao của đảng Tự do Dân chủ (LDP), đảng cầm quyền Nhật Bản đã đưa ra một bản kiến nghị lên Thủ tướng Shinzo Abe, yêu cầu Chính phủ Nhật Bản mua sắm Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. LDP cho rằng cần tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cần nhanh chóng bố trí ngân sách để đổi mới và nâng cấp các trang bị quân sự có liên quan. Các nhà lãnh đạo của LDP cho rằng, với việc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo trong thời gian gần đây, Nhật Bản cảm thấy "mối đe dọa" từ Triều Tiên đã nâng cấp. Để ứng phó, ngoài hệ thống Aegis mặt đất, còn cần hợp tác với Mỹ triển khai trước hệ thống đánh chặn trên biển, xây dựng được khả năng đánh đòn phủ đầu đối với căn cứ tên lửa của đối phương. Ngay từ cuối năm 2016, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập ủy ban do Thứ trưởng Quốc phòng đứng đầu để nghiên cứu khả năng nhập khẩu THAAD. Tháng 1-2017, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đến thăm căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam (Mỹ), thị sát hệ thống THAAD của quân đội Mỹ. Bà Tomomi Inada coi THAAD là "một phương án lựa chọn để đổi mới hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản", đồng thời cho biết sẽ hoàn thành quy hoạch phòng thủ tên lửa trước mùa hè năm 2017. Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nhật Bản, sở dĩ Nhật Bản muốn mua THAAD là để củng cố cho mạng lưới phòng không của nước này. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng cấp 2 tàu tên lửa đánh chặn Aegis và mua thêm 2 chiếc khác từ Mỹ. Nhật Bản hiện đang có 4 tàu khu trục Aegis, phóng được tên lửa đánh chặn SM-3 và có kế hoạch nâng cấp 2 chiếc còn lại vào năm 2018. Giờ đây, Chính phủ Nhật tiếp tục lên kế hoạch mua thêm 2 chiếc khác từ Mỹ vào năm 2020. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tới Guam xem xét THAAD. Ảnh: Asahi. Ngoài ra, Nhật Bản và Mỹ cũng đã nghiên cứu gần xong phiên bản tên lửa SM-3 Block 2A với tầm bắn lớn hơn, để thay thế cho Block 1A hiện nay. Với phiên bản mới của SM-3, Nhật Bản chỉ cần 2 tàu Aegis để bao phủ phòng không cho toàn bộ đất nước thay vì 3 chiếc như hiện nay. Các chuyên gia quân sự Nhật Bản đã tính toán, các hệ thống phòng không của Nhật Bản hiện nay bao gồm 2 lớp là các tên lửa SM-3 phóng từ tàu Aegis, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa tầm cao hơn 100km và hệ thống Patriot tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao dưới 20km. Nếu SM-3 trượt mục tiêu, tổ hợp phòng không Patriot được cho là khó có thể đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung như Nodong của Triều Tiên vì khi trở lại bầu khí quyển, nó sẽ đạt tốc độ từ 3 đến 7km/s, như vậy, hệ thống THAAD là cần thiết do nó sẽ tiêu diệt tên lửa ngay khi vừa trở lại khí quyển và chưa có tốc độ quá nhanh. Với việc nắm trong tay hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 cùng dàn tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, Nhật Bản hiện đã sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc tấn công nào liên quan tới tên lửa của Triều Tiên. Nhưng khi triển khai THAAD, phạm vi phòng thủ tên lửa của Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. Một chuyên gia quân sự Nhật Bản phân tích, tháng 6-2016, tên lửa Musudan tầm trung đã đạt độ cao 1.000 km trên đường bay, đánh dấu một bước đột phá cho phép các đầu đạn của Bình Nhưỡng vượt ngoài tầm bắn của các tàu khu trục Aegis BMD đang tuần tra trên biển Nhật Bản. Do đó, các khẩu đội tên lửa Patriot PAC-3 cũ hơn sẽ trở thành hàng phòng vệ cuối cùng của Nhật Bản bảo vệ các thành phố lớn, trong đó có Tokyo. Theo các nguồn tin, một chương trình cải thiện tầm bắn và độ chính xác cho các khẩu đội pháo này trị giá 1 tỷ USD sẽ được bắt đầu sau tháng 3-2017, song phải tới tận Thế vận hội Tokyo 2020 mới có thể hoàn thành. Các đầu đạn từ các tên lửa như Rodong của Bình Nhưỡng, với tầm bắn ước tính 1.300 km, di chuyển với tốc độ tới 3km/s. Song các tên lửa như Musudan, bay xa tới 3.000km, sẽ lao xuống từ trên không trung với tốc độ tới 21km/s, có khả năng là quá nhanh so với Patriot hiện có. Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa chắc rằng các tên lửa SM-3 chặn được các đầu đạn ngay trên không trung, do đó, mua Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Hãng Lockheed Martin để bổ sung lớp giữa cho BMD là biện pháp hợp lý nhất. Một nguồn tin từ lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói: “Lựa chọn duy nhất của chúng tôi hiện nay có lẽ là phải dựa vào Mỹ để ngăn chặn nguy cơ từ các nước láng giềng”. Một mũi tên... nhiều mục đích Việc Nhật Bản có ý định nhập khẩu THAAD với mục đích phòng thủ tên lửa từ Triều Tiên chỉ là một phần nhỏ. Các chuyên gia nhận định rằng, tính chất triển khai THAAD của Nhật Bản khác với Hàn Quốc. Nhật Bản nhập khẩu THAAD thực chất là để nâng cấp khả năng phòng thủ quân sự của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, THAAD là một lá chắn phòng thủ. Hệ thống này một khi được hoàn thành xây dựng, sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với việc Nhật Bản tiến hành sửa đổi hiến pháp, xây dựng thành công hệ thống quân sự hoàn chỉnh, đạt được mục tiêu chiến lược trở thành nước lớn quân sự. Không chỉ có vậy, triển khai THAAD còn giúp điều chỉnh trách nhiệm phòng vệ của đồng minh Nhật - Mỹ. Triển khai THAAD cũng là một trong những biện pháp kéo gần quan hệ với Mỹ. Việc Nhật Bản mua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với chính quyền Donald Trump và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, làm cho việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ kiện toàn hơn. Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, quyền tự vệ quân sự của Nhật Bản bị hạn chế, chỉ dựa vào ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ, dựa vào quân đội Mỹ để bảo vệ an ninh. Từ năm 2012 đến nay, Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng lệnh cấm xuất nhập khẩu vũ khí, tiến tới xóa bỏ trở ngại để Nhật Bản trở thành "quốc gia bình thường" về quân sự. Mô phỏng quy trình hoạt động của THAAD. Ảnh: TheStrategicTimes.com. Tờ Tin tức Asahi cho rằng chính quyền Shinzo Abe sẽ sớm xây dựng Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn, tiến hành nâng cấp mạng lưới phòng thủ tên lửa hai cấp hiện nay, có khả năng phòng thủ tên lửa như quân đội Mỹ. Tuy nhiên, cái lợi của Nhật Bản lại bị những nước khác cho là cái “hại”. Trung Quốc và Nga cho rằng, sự hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đang thách thức cân bằng chiến lược của khu vực Đông Á. Đặc biệt là đối với khu vực Đông Bắc Á, xây dựng hệ thống THAAD thực sự đã làm trầm trọng hơn chạy đua vũ trang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là làm gia tăng mức độ theo dõi của Mỹ đối với các nước trong khu vực này, gây ra hậu quả mất cân bằng chiến lược. Trong cuộc phỏng vấn với với hãng tin Sputnik, chuyên gia Valery Kistanov tại Viện Viễn Đông ở Moscow nhận định: Trong chương trình triển khai lá chắn tên lửa trên khắp toàn cầu, Mỹ muốn đặt THAAD ở vùng Viễn Đông để ngăn chặn các đợt tấn công từ Nga. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản lại là những đồng minh thân thiết của Mỹ. Còn tại châu Âu, Mỹ đã đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan. Cũng theo ông Kistanov, kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ tại Nhật Bản không chỉ nhằm kiềm chế lực lượng hạt nhân của Nga mà còn từ Trung Quốc. Chuyên gia quân sự tại Moscow, ông Vladimir Yevseyev lại cho rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã quá phức tạp và đang gây chia rẽ Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu Nhật Bản triển khai THAAD, chắc chắn Trung Quốc sẽ có phản ứng tương tự như với Hàn Quốc. Phân tích về những hệ lụy an ninh có thể xảy ra, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, từng làm việc tại Viện Khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh thực chất là xây dựng một "mạng lưới phòng thủ tên lửa" ở tuyến một gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia. Trung Quốc lo ngại hệ thống này có ảnh hưởng sâu xa tới Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc lo ngại radar của hệ thống THAAD có thể dò tìm được hoạt động phóng của tên lửa Trung Quốc trong nội địa, giúp Mỹ có được khả năng cảnh báo sớm. Nói cách khác, hiện nay, Trung Quốc không chỉ phản đối việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc, mà còn phản đối việc triển khai loại radar này ở Nhật Bản, Australia và khả năng triển khai ở Đài Loan trong tương lai. Gần đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn tuyên bố quân đội Trung Quốc không chỉ nói suông. Thậm chí, một viên tướng Trung Quốc đã nêu ra biện pháp đối phó với THAAD. Đối với radar AN/TPY-2 của hệ thống THAAD, Trung Quốc có thể sử dụng radar mảng pha cỡ lớn để tiến hành gây nhiễu. Ngoài ra, Trung Quốc có thể triển khai tên lửa kiểu cơ động như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông phong-41, diện tích phản xạ nhỏ hơn để răn đe. Thậm chí Trung Quốc còn cảnh báo có thể tiến hành tấn công "cứng" đối với radar AN/TPY-2, đây là biện pháp giải quyết có hiệu quả và nhanh chóng. Khi đó, Trung Quốc có thể bí mật sử dụng máy bay (như máy bay chiến đấu tàng hình) hoặc tên lửa hành trình để tiến hành tấn công chính xác. Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo có khả năng đột phá phòng không như Đông phong-16B lắp đầu đạn chùm để tấn công trận địa THAAD, tiêu diệt hệ thống radar. Nguy cơ xung đột giữa các siêu cường Đại diện quân đội Trung Quốc và Nga đã thống nhất quan điểm cho rằng việc Mỹ và Hàn Quốc quyết định bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và tới đây có thể là Nhật Bản rõ ràng không phù hợp với những gì đã tuyên bố. Những cảnh báo của Trung Quốc và Nga cho thấy nguy cơ về sự căng thẳng ở Đông Bắc Á, đặc biệt là vùng biển Hoa Đông. Mới đây, mạng tin CNBC có đăng tải một bài viết cho rằng thế giới đang chứng kiến những căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông, thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chiến lớn giữa các siêu cường do các nước ngày càng triển khai nhiều hơn các hoạt động quân sự ở khu vực biển Hoa Đông. Thực tế tại khu vực này đang khiến nhiều nước lo ngại. Các vụ máy bay chiến đấu chạm trán trên Biển Hoa Đông đang ngày càng gia tăng. Kể từ tháng 4/2016, trung bình Nhật Bản phải chặn máy bay Trung Quốc 2 lần/ngày, gần gấp đôi so với 12 tháng trước đó. Nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong không phận Nhật Bản, lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu tại căn cứ không quân Naha để ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến một sự đối đầu bất ngờ và có thể kéo theo các nước khác, ví dụ như Mỹ, vào một cuộc xung đột. Thiếu tướng Thái Quân, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho biết, hệ thống phòng thủ tại châu Á - Thái Bình Dương là mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. THAAD có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến mối quan hệ giữa các nước lớn, an ninh và hòa bình quốc tế cũng như tiến trình khống chế và giải trừ quân bị. Ông nhấn mạnh Mỹ và Hàn Quốc quyết định bố trí THAAD là không phù hợp với những gì họ tuyên bố, không giúp cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở bán đảo này. Ngoài ra, điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của các nước liên quan, trong đó có cả Trung Quốc và Nga. Đại diện phía Nga, Trung tướng Viktor Poznihir cho biết, với việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, trang bị khả năng tấn công cực mạnh, Mỹ đang hướng thẳng mục tiêu nhằm vào Nga và Trung Quốc. Hai giáo sư về quan hệ quốc tế, ông Barry Buzan và ông Ole Wover, khẳng định, THAAD đang gây chia rẽ bởi hai bên gồm Trung-Nga-Triều và Nhật-Mỹ-Hàn. Theo Hoa Huyền An ninh thế giới ===================== Ngay cả giang hồ trước khi thanh toán nhau cũng phải chuẩn bị vũ khí và lên kế hoạch. Huống chi là sự chạm trán quân sự giữa những quốc gia. Lão nói nhiều rồi, ròng rã từ 2013 trên topic này. Muốn biết cái gì sẽ xảy ra trong tương lai, chỉ cần xem lại những bài viết cũ , ngay trong topic này.
-
Có thể nói, lời dự báo của lão đúng hoàn toàn ở hai đoạn đầu: "So với việc ngài Obama tiếp đón ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng trước đây, thì ngài Trumf đón tiếp lịch sự hơn nhiều. Nhưng kết quả vẫn cứ là con số "0". Hai bên không có một thỏa thuận cụ thể nào và không hề có tuyên bố chung. Chỉ có những hứa hẹn sáo rỗng và rất ngoại giao. Còn đoạn cuối "ngài Tập chỉ nhận được những cảnh báo khá quyết liệt của ngài Trumf trên nhiều mặt mà hai bên cùng quan tâm". Dự đoán này có vẻ sai về nhận thức bên ngoài. Nhưng có lẽ không sai nhiều đến mức chẳng có phần trăm nào cho dự đoán này, khi hơn 50 quả tên lửa tomahow bất ngờ tấn công Xyria, như một cách phô trương sức mạnh Mỹ, trước cuộc gặp của hai nguyên thủ chỉ vài tiếng đồng hồ. Chinh vì hơn 50 quả Tomahow đã "thay lời muốn nói" của ngài Trumf trên bàn hội nghị. Kết quả cuối cùng chỉ là họ hẹn gặp nhau ở tương lai gần, để bàn về phương pháp. Có thể nói, cuộc gặp mặt này chỉ là một cuộc thăm dò ý đồ của nhau giữa hai siêu cường. Bởi vậy, họ đã tránh nói đến những vấn đề nhậy cảm, trong đó có cả biển Đông. Cho nên, tất cả những vấn đề nhạy cảm đó, sẽ chính là điều kiện để kết thúc quan hệ ngoại giao Mỹ Trung. Cuộc gặp Mỹ Trung lần này, chỉ là sự hồi dương trước khi lâm chung cho quan hệ ngoại giao của hai siêu cường này, vốn đã chết lâm sàng từ hồi TT Obama.
-
Thiên Sứ phán: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông.... ==================================== Kịch bản thế chiến III nóng bỏng tại Hoa Đông (Tổ Quốc) - Trong khi thế giới đang chú ý tới những căng thẳng quân sự ở Biển Đông, một tình huống nguy hiểm hơn đang hiện hữu ở Biển Hoa Đông An Bình - Thứ Tư, ngày 05/04/2017 - 22:00 TIN LIÊN QUAN Bất ngờ máy bay ném bom của Mỹ tại Biển Hoa Đông Hải quân Mỹ, Trung đột phá sức mạnh tổng lực Trong khi thế giới đang chú ý tới những căng thẳng quân sự ở Biển Đông, một tình huống nguy hiểm hơn đang hiện hữu ở Biển Hoa Đông – điều có thể là điểm khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lớn giữa các siêu cường. Trung tâm căng thẳng là tám hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) không người ở do Nhật kiểm soát gần các tuyến đường vận chuyển quan trọng, các vùng đánh bắt cá phong phú và trữ lượng dầu khí tiềm năng. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo này và đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng trời của Nhật Bản. Đáp trả lại, Nhật Bản cũng đã gia tăng gấp đôi số máy bay F-15. Máy bay chiến đấu F15 của Nhật Bản. (Nguồn: CNBC) Tình huống này làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu ngẫu nhiên - và có thể dấy lên sự can dự từ các nước khác, như Mỹ, vào một cuộc xung đột khu vực. Đây cũng là một chủ đề mà ông Trump có thể sẽ đưa ra với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tuần này. Căng thẳng gia tăng Từ sảnh đón khách tại sân bay quốc tế Naha trên hòn đảo Okinawa của Nhật Bản, hành khách có thể dễ dàng nhìn thấy những gì đang diễn ra. Cùng với các chuyến bay thương mại đến và đi là hoạt động của các máy bay chiến đấu F-15 hạ xuống đường băng – được Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) sử dụng chung với hoạt động hàng không thông thường của Naha. Tăng nhanh tốc độ từ đường băng, 4 máy bay quân sự F-15 lao ra biển để theo dõi và đánh chặn các máy bay quân sự của Trung Quốc – thông thường là các máy bay chiến đấu khác, đôi khi là máy bay ném bom hay máy bay do thám - bay vào hoặc tiến gần tới không phận Nhật Bản cho là thuộc về nước này. Từ tháng 4 đến tháng 12/2016, các máy bay tiêm kích Nhật Bản đã cố gắng ngăn chặn máy bay Trung Quốc 644 lần (năm tài chính của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 31/3 năm sau). Trong khi Nhật Bản vẫn chưa công bố tổng số liệu cho năm 2016, các quan chức của Bộ Quốc phòng chia sẻ với CNBC về vấn đề này nói rằng các vụ ngăn chặn trên không tiếp tục gia tăng theo từng năm kể từ năm 2008. Lực lượng JASDF đã không chặn được nhiều máy bay như vậy kể từ những ngày bận rộn nhất của Chiến tranh Lạnh, khi máy bay của Liên Xô hoạt động trong khu vực. Để phản ứng với những động thái quân sự của Trung Quốc trong không phận Nhật Bản coi là của mình, JASDF đã tăng gấp đôi số máy bay chiến đấu tại căn cứ không quân Naha, thêm một phi đội thứ hai của F-15J - phiên bản Nhật Bản sản xuất từ F-15 của Mỹ- vào tháng Giêng năm ngoái. Tình hình trên có thể gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố hoặc hiểu lầm giữa hai quân đội – một diễn biến có thể nhanh chóng leo thang, do những căng thẳng quân sự đã gia tăng khu vực. Sự cố như vậy, dù cố ý hay không, có thể diễn biến phức tạp và kéo lực lượng của Mỹ trong khu vực vào cuộc xung đột. Hiện tại, căng thẳng trong khu vực đang được tăng cường bởi các chất xúc tác mới, chủ yếu là các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, mối đe dọa từ các hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên, và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, với các hoạt động trên không và trên biển đang gia tăng. Các đồng minh của Mỹ tại khu vực, như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, đang rất lo ngại khi Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm và phát triển khả năng của họ ở Tây Thái Bình Dương và trong các vùng biển tiếp giáp Trung Quốc về phía nam và đông. Một điểm nóng chính trị Đảo Okinawa - nơi có một số cơ sở quân sự lớn của Mỹ cũng như một đội quân có khả năng tự vệ của Nhật – là điểm nóng đặc biệt luôn nhắc nhở Tokyo về cách căng thẳng quân sự Nhật Bản/ Trung Quốc có thể gia tăng đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nằm khoảng 225 hải lý về phía tây hòn đảo Okinawa và chỉ 90 dặm về phía bắc hòn đảo Ishigaki của Nhật Bản, là nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền – điều tạo ra một tình hình an ninh mơ hồ khi quân đội cả hai bên đều muốn giành quyền kiểm soát vùng trời và vùng biển tại đây. Chìa khóa của tranh chấp là cả các vùng đánh bắt cá phong phú quanh khu vực này và các báo cáo về trữ lượng dầu và khí đốt tiềm ẩn ở đáy biển Hoa Đông. Giành được chủ quyền đối với các hòn đảo này (đối với Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan) sẽ thúc đẩy các tuyên bố đối với những nguồn năng lượng này. Trong những năm gần đây, quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã trở thành một điểm nóng về chính trị đối với cả hai quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở cả hai bên trong khi định hướng cách tiếp cận thận trọng của chính phủ Nhật Bản để tránh đối đầu lan rộng với Trung Quốc. Lập trường của Nhật Bản đã được thể hiện sau một sự cố gần Senkaku/ Điếu Ngư vào tháng 9/2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc đã đâm vào một tàu tuần tra của Nhật Bản. Nhật Bản lúc này tuyên bố thực hiện một cách tiếp cận mềm dẻo, thúc giục các ngư dân Nhật Bản tránh xa các hòn đảo ngay cả khi các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất hiện tại đây. Sức mạnh Trung Quốc “cơ động” Trung Quốc đã công khai nói rằng họ hướng tới việc đảm bảo khả năng tiếp cận với Tây Thái Bình Dương vượt ra khỏi cái được gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" - một chuỗi các hòn đảo trải dài từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan đến Philippines và vươn tới rìa phía nam của Biển Đông, tới tận bán đảo Mã Lai. Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc đang muốn mở rộng tầm hoạt động quân sự của mình tới Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương theo cách có thể kiểm soát hiệu quả những lực lượng có thể và không thể vào các khu vực này. Tuy nhiên, việc tăng cường hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông có thể cho thấy nhiều mục tiêu cụ thể hơn. "Quan sát của chúng tôi là Trung Quốc đang cố gắng để phát triển khả năng đa dạng đối với các máy bay của họ ở Tây Thái Bình Dương", Yurie Mitsui, Phó Giám đốc Văn phòng Phân tích Tình báo Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết. Bởi vì sự tăng cường hiện diện của cả tàu mặt nước xung quanh Senkaku/ Điếu Ngư và các hoạt động trên không trong khu vực đòi hỏi phải lập kế hoạch dài hạn và chuẩn bị, các nhà phân tích tình báo không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho rằng các hoạt động trên là có chủ ý, bà nói. Trong khi nhất trí với lập luận rằng Trung Quốc đang tìm kiếm việc mở rộng khả năng quân sự sâu hơn vào Tây Thái Bình Dương, vượt ra khỏi tầm với của các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Philippines, thì có một vấn đề khác cơ bản hơn đối với Trung Quốc. "Khi chúng tôi phân tích các hoạt động của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, chúng tôi luôn nghĩ về Đài Loan", bà Mitsui nói. Yếu tố Đài Loan Đây là một yếu tố bổ sung nhiều căng thẳng, cho thấy rằng trong khi các tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông thường không quá nổi bật so với các cuộc tập trận quân sự và bồi đắp các đảo trái phép ở Biển Đông, các vấn đề nền tảng cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc dọc theo bờ biển phía đông (Hoa Đông) là dễ thay đổi hơn. Trung Quốc xem Đài Loan thuộc chủ quyền của mình và đã nói rằng sẽ sáp nhập bằng vũ lực nếu cần thiết. Hành động này không chỉ là về vấn đề chiến lược địa chính trị hay sự cần thiết về mặt kinh tế mà còn là vấn đề niềm tự hào dân tộc đối với nhiều công dân Trung Quốc. CNBC dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Wu Qian, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước rằng "việc sử dụng vũ khí để từ chối thống nhất là rất vô ích". Tổng thống Trump sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 6-7/4 và tập trung vào vấn đề an ninh liên quan đến Triều Tiên và Biển Đông. Dù vậy việc đề cập đến Đài Loan hay Biển Hoa Đông sẽ là một tín hiệu cho Nhật Bản để xem xét cách tiếp cận sắp tới của Mỹ về mối quan hệ của Trung Quốc. Theo tiến sĩ Akio Takahara, chuyên gia về chính trị Trung Quốc và là giáo sư của tại trường đại học chính trị và luật thuộc Đại học Tokyo, trong khi chính quyền Trump vẫn đang cố gắng tìm ra nền tảng của mình sau hai tháng đầu nhiệm chức, Trung Quốc có thể hướng tới việc tìm kiếm lợi thế ở vùng Tây Thái Bình Dương. (Theo CNBC)
-
Tối hậu thư Trump gửi Tập Cận Bình: Thời gian cho Triều Tiên đã hết! Phương Đăng Thứ Tư, ngày 05/04/2017 11:01 AM (GMT+7) (Dân Việt) Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng tiết lộ, Tổng thống Donald Trump sẽ gửi tối hậu thư về vấn đề Triều Tiên tới Chủ tịch Tập Cận Bình khi 2 lãnh đạo gặp nhau cuối tuần này tại Florida. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ngày 4.4 Theo Time, trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, ông chủ Nhà Trắng sẽ yêu cầu Bắc Kinh có thái độ cứng rắn hơn đối với Triều Tiên để ngăn chặn chương trình tên lửa hạt nhân của nước này và cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc khoanh tay làm ngơ, Mỹ sẽ đơn phương hành động. "Thời gian cho Triều Tiên đã hết và tất cả các tùy chọn đều đã có sẵn trên bàn", một quan chức Nhà Trắng giấu tên tiết lộ tối hậu thư ông Trump sẽ gửi cho ông Tập trong cuộc "chạm trán" vào cuối tuần. Trước đó, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã cảnh báo rằng mối đe dọa từ Triều Tiên hiện rất "khẩn cấp' vì nước này đang ra sức thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và cải tiến công nghệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên đã trở thành chủ đề "nóng" kể từ khi ông Trump nhậm chức. Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng, Triều Tiên hoàn toàn có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ trong vòng 1 năm với tốc độ phát triển như hiện tại. Cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã cảnh báo người kế nhiệm về mối nguy hiểm đến từ Triều Tiên ngay trước khi ông rời nhiệm sở. Trung Quốc là đối tác thương mại chính và là đồng minh chính trị duy nhất của Triều Tiên nên Bắc Kinh được cho là duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nước này. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cũng như Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc chưa làm hết sức mình để ngăn Triều Tiên có tên lửa, hạt nhân. "Đôi khi chúng ta nghe chuyện ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã giảm. Tuy nhiên, rõ ràng đòn bẩy kinh tế của họ thì không. Kết quả tốt nhất sẽ là Trung Quốc thực hiện triệt để các biện pháp trừng phạt và các nghị quyết mà Liên Hợp Quốc đã áp đặt với Triều Tiên", vị quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, trong cuộc gặp với ông Tập, ông Trump sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ nghiêm túc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Về những gì ông Trump sẽ làm nếu Trung Quốc không hành động, quan chức Nhà Trắng trên nhấn mạnh: "Ông Trump không phải là người muốn phô bày tất cả chiến lược của mình trước nhất. Nhưng tôi cho rằng, ông sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng". Trong khi đó, ông Tập được cho là sẽ phản đối việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa THAAD tới Hàn Quốc, vốn bị Trung Quốc coi là một mối đe dọa chiến lược. Ông Trump dự kiến sẽ bác bỏ những quan ngại này, theo vị quan chức Nhà Trắng: "Mỹ sẽ luôn hành động để bảo vệ các đồng minh của chúng tôi và bảo vệ đất nước của chúng tôi", ông nhấn mạnh. Ngoài ra, Trump dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề mất cân bằng thương mại Trung - Mỹ, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông... trong cuộc gặp với ông Tập. Hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ sẽ gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Hai nhà lãnh đạo sẽ không chơi golf mà sẽ có một bữa ăn tối không chính thức vào tối ngày 6.4 và ăn trưa vào ngày 7.4. ========================== Ngày mai hai vị đứng đầu hai siêu cường mạnh nhất thể giới sẽ gặp nhau. Mặc dù có nhiều thông tin về khả năng có những thỏa thuận Mỹ Trung được thiết lập. Như: Con rể TT Hoa Kỳ cùng với vị quân sư hắc ám nhất mọi thời đại Henry Kissinge đang "đi đêm" với Trung Quốc; hoặc khả năng có sự thương lượng, điều chỉnh quan hệ kinh tế hai bên...vv...và... vv. Những lão Gàn vẫn xác định rằng: So với việc ngài Obama tiếp đón ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng trước đây, thì ngài Trumf đón tiếp lịch sự hơn nhiều. Nhưng kết quả vẫn cứ là con số "0' và ngài Tập chỉ nhận được những cảnh báo khá quyết liệt của ngài Trumf trên nhiều mặt mà hai bên cùng quan tâm. Còn về vấn đề Cao Ly. Từ lâu lão Gàn đã hết sức mong đợi một cuộc thống nhất trên đất nước này. Và đã cảnh báo rằng: Nếu trong năm Bính Thân 2016, hai miền Cao Ly ko thể thống nhất thì thật là một thảm họa cho họ. Mọi việc đã lỡ hẹn với thời gian được cảnh báo của lão Gàn. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Jong Nam bị giết và lệnh bà Tổng Thống Hán Quốc bị phế truất - không đơn giản chỉ vì bà ấy tin vào thầy Phong thủy - trong năm nay. Chiến trường chính sẽ ko xảy ra ở biển Đông. Nhưng Việt Nam phải hết sức cảnh giác. Vì những quốc gia liên quan rơi vào cảnh ngộ "Đói ăn vụng, túng làm liều". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Tạm thời lão phát biểu đến đây.
-
Trung Quốc lên tiếng việc ông Trump nói cuộc gặp với ông Tập sẽ "rất căng" Thứ bảy, 01/04/2017 - 06:38 Dân trí Bắc Kinh tin rằng cuộc hội đàm đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra tích cực, suôn sẻ thay vì căng thẳng, “khó khăn” như bình luận của ông chủ Nhà Trắng. >> Tổng thống Trump đoán cuộc gặp ông Tập Cận Bình sẽ “rất khó khăn” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters) Phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: “Về các vấn đề tồn đọng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên cần tìm ra các giải pháp thích hợp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung”. Trước lo ngại về không khí căng thẳng trong cuộc hội đàm sắp tới giữa nhà lãnh đạo hai nước, ông Lục Khảng nói rằng Bắc Kinh mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại với Washington. Bình luận trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump bình luận trên Twitter rằng, ông e cuộc hội đàm sắp tới với ông Tập sẽ “rất khó khăn”. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ sẽ không còn “nương nhẹ” vấn đề thâm hụt thương mại và mất việc làm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Được biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày 6-7/4. Tổng thống Trump sẽ tiếp ông Tập tại khu nghỉ dưỡng của gia đình ở Mar-a-Laga, bang Florida hay còn được gọi là "Nhà Trắng mùa đông". Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập kể từ khi tỷ phú New York nhậm chức từ hôm 20/1. Giới quan sát cho rằng, hai nhà lãnh đạo có thể sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên, hay Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Về điều này, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói: “Chúng tôi còn rất nhiều vấn đề lớn, mọi thứ từ vấn đề Biển Đông, thương mại, đến Triều Tiên, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia cần phải được giải quyết”. Minh Phương =========================== Chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng mâu thuẫn Trung Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Mặc dù ngài Trumf đối xử với ngài Tập lịch sự hơn so với ngài Obama ở cùng một ngoại cảnh tương tự.
-
Quý vị và anh chị em wan tâm đến hai ngành ứng dụng là Tử Vi và Tướng pháp thân mến. Có hai cuốn sách quý của cụ Thao Thao , tức Tú Can, tức Nguyễn Đắc Lộc, gần như thất truyền là "Tự điển Tử Vi" và "Tướng pháp thực hành" có khả năng xuất bản để mọi người có cơ hội ngâm kíu. Riêng cuốn "Tướng pháp thực hành" tôi có một kỷ niệm như sau: Số là thời ấy tôi mới 24 tuổi ta, đang tạm trú và cũng là trông nhà ở một căn nhà bỏ không ở Láng Hạ. Tôi wên không đăng ký tạm trú. Tối hôm ấy công an khu phố vào xét hộ khẩu và bắt quả tạ cuốn sách "mê tín dị đoan" của tôi đang xem dở để trên bàn. Đó chính là cuốn "Tương Pháp thực hành" của cụ Thao Thao, chép tay, do một người bạn cho mượn. Thế là tối hôm ấy, tôi lên trụ sở CA khu vực ngủ vì can tội, xem sách "mê tín dị đoan". Ngồi trực ở không, rách việc, 2 vị CA trực lấy cuốn sách của tôi đọc cho nhau nghe. Tôi biết cuốn sách thế nào cũng bị tịch thu, nên suốt đêm không ngủ và căng tai nghe từng lời đọc của vị CA. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với môn tướng pháp qua cuốn sách này của cụ Thao Thao bằng cách đó. Đấy là "Thời Xa Vắng". Đây là hai cuốn sách rất gía trị về chuyên môn. Hi vọng hai cuốn sách này sẽ được xuất bản vào cuối năm nay, kỷ niệm 20 năm ngày mất của cụ Thao Thao. ================= PS: Nếu sách được in, tôi hy vọng những thành viên tích cực của diễn đàn sẽ được người đứng in (Không phải tôi) tặng sách.
-
http://soha.vn/vu-chay-o-can-tho-thiet-hai-den-6-trieu-usd-chu-doanh-nghiep-ngat-xiu-tai-hien-truong-20170324094858029.htm
-
http://laodong.com.vn/da-chieu/kinh-hoang-dong-nuoc-chay-cuon-cuon-cuon-troi-nhieu-nguoi-va-nha-cua-o-peru-649220.bld
-
Trung Quốc chĩa tên lửa đạn đạo tầm trung hiện đại nhất sang Đài Loan. Thứ hai, 20/03/2017 - 16:08 Dân trí Cơ quan Quốc phòng Đài Loan ngày 20/3 xác nhận rằng Trung Quốc đại lục đã triển khai tên lửa đạo đạo tầm trung hiện đại nhất có thể phát động các cuộc tấn công chính xác chống lại hòn đảo, hãng tin CNA hôm nay cho biết. >> Chính quyền Trump có thể phê chuẩn bán các vũ khí mới cho Đài Loan >> Đài Loan lên kế hoạch sản xuất 66 máy bay quân sự Tên lửa DF-16 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2015 (Ảnh: AP) Thời báo Hoa nam Buổi sáng dẫn thông tin từ CNA cho biết tên lửa DF-16 đã được Lực lượng tên lửa thuộc quân đội Trung Quốc triển khai trong bối cảnh đại lục gia tăng răn đe quân sự nhằm vào Đài Loan, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan hôm nay cho biết với Ủy ban quốc phòng và các vấn đề đối ngoại thuộc Cơ quan lập pháp Đài Loan. Trung Quốc đã công khai ra mắt tên lửa DF-16 tại một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào năm 2015. Tên lửa này có tầm xa khoảng 1.000km, khiến Đài Loan, Philippines, Okinawa tại Nhật Bản, nơi có vài căn cứ quân sự của Mỹ, trong tầm bắn. Tên lửa DF-16 đã xuất hiện trong một video được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải hồi tháng trước, với các tên lửa được đặt trên một phương tiện vận chuyển 10 bánh đang được triển khai tại một vùng rừng giữa cuộc tập trận quân sự dịp năm mới. Ông Feng cho hay Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng chiến đấu và hiện đại hóa kho vũ khí kể từ năm ngoái trong bối cảnh quân đội hiện đại hóa lực lượng. Theo ông Feng, Bắc Kinh cũng gia tăng “sự hăm dọa” đối với Đài Loan bằng cách tiến hành 6 cuộc tập trận quân sự tại tây Thái Bình Dương, khi hải quân và không quân đại lục đi qua các khu vực quanh Đài Loan. Các cuộc tập trận cũng bao gồm việc điều tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, tiến hành tập trận tại vùng biển ở phía đông Đài Loan. Các cựu tướng lĩnh tại đại lục cũng thường xuyên phóng đại các nguy cơ quân sự tại eo biển Đài Loan, ông Feng nói thêm. Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan đã trở nên căng thẳng kể từ khi đảng Dân Tiến lên nắm quyền tại Đài Loan hồi tháng 5 năm ngoái. Chính quyền do bà Thái Anh Văn đứng đầu đã thay thế Quốc Dân đảng, vốn thân thiện với Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng có lập trường quân sự cứng rắn đối với hòn đảo sau cuộc điện đàm giữa bà Thái Anh Văn với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm ngoái. Trung Quốc vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ dùng vũ lực để sáp nhập hòn đảo vào đại lục. An Bình ================== Bởi vậy, làm gì có chuyện uýnh nhau ở bể Đông cơ chứ?! Cái này lão Gàn phát biểu ý kiến lâu lắm rùi đấy nhá! Chứ không phải bi wờ mới nói nhá. Cùng lắm, bể Đông chỉ là dây dẫn làm nổ tung thùng thuốc nổ ở Hoa Đông thui. Nâu nắm rùi, lão không vào đây "chém gió". "Thiên cơ bất khả lậu". Nó chỉ có thể khả dĩ lộ tì tì. Hì. Lão nói rồi: "Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính chân lý, thì mọi việc loạn cào cào. Chỉ một cặp hoàng phi câu đối trên con tàu hải dắm - Í lộn! Hải giám - của Tàu, đủ để lão phân tích mối liên hệ giữa Đài Loan và Tàu lục địa sẽ diễn biến như thế nào, cho đến nay hoàn toàn chính xác. Huống chi lịch sử truyền thống của cả một dận tộc bị xóa sổ. Phải chi nó có "cơ sở khoa học" thật thì cũng chưa nói làm gì. Nhưng ở đây, nó lại là một âm mưu hoàn toàn không có "cơ sở khoa học". Híc.
-
Ba cơn bão dồn dập tấn công đập Oroville đang có nguy cơ vỡ Vũ Anh | 17/02/2017 21:00 2 Nước cuồn cuộn trước đập tràn đạp Oroville ngày 11/2. Ảnh: CNN Ba cơn bão dồn dập tấn công đập Oroville giữa lúc con đập cao nhất nước Mỹ ở bang California đang đứng trước nguy cơ đổ sập. Lực lượng chức năng đang chạy đua với thời gian để khắc phục sự cố trên đập tràn của con đập cao nhất nước Mỹ Oroville trong bối cảnh mưa lớn được dự báo trong tuần sau có thể làm trầm trọng thêm tình hình hiện nay. Theo Sputnik, đập Oroville trước nguy cơ vỡ đập đang tiếp tục “gồng mình” để chống chịu trước những cơn bão được dự báo đổ bộ phía bắc bang California trong vài ngày tới. Cơn bão đầu tiên đã bắt đầu từ tối ngày 15/2 và mưa sẽ tiếp tục diễn ra đến ít nhất 22/2. Các nhà dự báo tự tin đập Oroville có thể trụ được hai cơn bão đầu tiên, nhưng cơn bão thứ ba có thể tạo ra vấn đề khi được dự báo là cơn bão lớn nhất trong số ba cơn bão. Sau nhiều ngày các biện pháp gia cố khẩn cấp đập tràn của đập Oroville được áp dụng, bao gồm trực thăng thả đá vào hố sạt lở xuất hiện trên đập tràn, các nhà chức trách bang California đã cho phép người dân đi sơ tán quay trở lại nhà cửa vào ngày 14/2. Bang California đang tiếp tục gia cố đập tràn đập Oroville với ước tính khoảng 1.200 tấn đá được chuyển mỗi giờ vào hố sạt lở. Mưa sẽ làm chậm lại quá trình gia cố đập tràn. Trên mặt đất, máy móc và công nhân hoạt động khó khăn vì tình trạng ẩm ướt và bùn lầy trong khi trên bầu trời, gió lớn gây khó khăn cho trực thăng hoạt động. Ngày 15/2, các nhà chức trách hạt Butte, nơi có đập Oroville, đã kiến nghị Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang đề nghị bang California giải quyết tình trạng hỏng hóc của đập Oroville. Trump cảnh báo truyền thông: Chính các anh chị cản đường tôi đạt được thỏa thuận với Putin theo Báo tin tức
-
Thiên tai không giảm.... ================================= Úc nóng hừng hực, cháy rừng mù mịt 13/02/2017 16:12 (NLĐO) - Hình ảnh vệ tinh cho thấy sức tàn phá của đợt nắng nóng kỷ lục khiến nước Úc ngột ngạt và gây ra những vụ cháy rừng tồi tệ nhất từ trước đến nay trong những ngày qua. Giới chức trách đã ra lệnh sơ tán một số vùng nông thôn thưa thớt dân cư ở bang New South Wales hôm 12-2 khi cháy rừng lan rộng - do nhiệt độ cao và gió mạnh - trên khắp bang này. Nhiệt độ cao kỷ lục được ghi nhận ở khu vực bờ biển phía Đông Úc khi thị trấn Birdsville ở bang Queensland nóng lên đến 40 độ C trong 18 ngày liên tiếp. Cả hai bang New South Wales và Queensland đều được ghi nhận có nhiệt độ cao kỷ lục trong những ngày tháng 2. Một số bang nước Úc nóng kỷ lục. Ảnh: Twitter 38 vụ cháy ở bang New South Walesnằm ngoài tầm kiểm soát. Ảnh: 7 News Hàng ngàn nhân viên cứu hỏa được huy động khống chế đám cháy. Hàng chục căn nhà đã bị phá hủy trong khi hàng trăm con dơi chết vì nhiệt độ cao và nhiều người cảnh báo rắn có thể chui vào nhà dân trú ẩn. Hơn 2.000 nhân viên cứu hỏa chống chọi với 86 đám cháy trên khắp bang New South Wales hôm 12-2 và 38 vụ cháy trong số này nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhiệt độ một số khu vực lên đến 45 độ C. Gió Tây Bắc nóng khô từ sa mạc có vận tốc lên đến 75 km/giờ đã làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng. Một khu vực rộng lớn bị ảnh hưởng bởi cháy rừng. Ảnh: 7 News Hình ảnh vệ tinh cho thấy đợt nắng nóng kỷ lục ở Úc. Ảnh: Mirror Hình ảnh vệ tinh cho thấy tình trạng cháy rừng ở bang New South Wales - Úc. Ảnh: Reuters Bé trai 13 tuổi và một người đàn ông 40 tuổi bị cáo buộc đã khơi mào các vụ cháy rừng ở New South Wales. Đến nay đã có một người nhập viện ở TP Sydney vì bỏng. Giới chức trách cho biết tình trạng cháy rừng hiện nay tồi tệ hơn vụ cháy “Thứ bảy đen” vào năm 2009 ở bang Victoria khiến 173 người thiệt mạng. “Đây là ngày tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy trong lịch sử New South Wales về tình trạng và mức độ nguy hiểm của vụ cháy” - ông Shane Fitzsimmons, đội trưởng đội cứu hỏa nông thôn ở bang New South Wales, cho hay. Cục Khí tượng Úc hồi tháng 10 năm ngoái cho rằng nước này đã nóng lên 1 độ C kể từ năm 1910. Khói đen ngùn ngụt ở bang New South Wales. Ảnh: Twitter Hình ảnh khói dày đặc trong vụ cháy rừng ở bang New South Wales - Úc. Ảnh: Reuters Gió to khiến tình trạng cháy rừng trở nên nghiêm trọng ở bang New South Wales. Ảnh: Twitter Máy bay chữa cháy rừng ở bang New South Wales - Úc. Ảnh: Reuters Xuân Mai (Theo Mirror, BBC)
-
Trung Quốc đã âm thầm nhượng bộ Donald Trump, Biển Đông sẽ lặng sóng? Hồng Thủy 10:29 07/02/17 Thảo luận (1) (GDVN) - Căng thẳng trên Biển Đông vốn do Trung Quốc khới lên, thì Bắc Kinh phải có trách nhiệm hạ nhiệt, đó mới là cách hành xử có trách nhiệm. "Ông Tập Cận Bình tìm cách tiếp cận ông Donald Trump từ phía sau" Về đánh giá mới nhất từ Trung Quốc với Biển Đông sau khi Trump nhậm chức Biển Đông: Mattis-Tillerson song kiếm hợp bích, Donald Trump im lặng là vàng Tờ báo Stars and Stripes, Mỹ ngày 6/2 đưa tin, những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về Biển Đông từ Tokyo đã phần nào xoa dịu lo lắng của Bắc Kinh về khả năng xung đột, đối đầu Trung - Mỹ ở vùng biển chiến lược này. Sau khi các quan chức khác trong Nội các Tổng thống Donald Trump như Ngoại trưởng Rex Tillerson ám chỉ khả năng phong tỏa hải quân với các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông, tướng James Mattis kêu gọi nỗ lực hết khả năng có thể giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao. Phát biểu của ông chủ Lầu Năm Góc như một viên thuốc an thần "định tâm đan" đã "xóa tan những đám mây chiến tranh mà nhiều người lo sợ chúng đang tích tụ trên bầu trời Biển Đông", tờ China Daily viết trong bài xã luận hôm thứ Hai. "Mattis đã truyền cảm hứng lạc quan ở đây rằng, những chuyện này có thể không phải xấu như mô tả trước đây", China Daily bình luận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ảnh: ecns.cn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng lập tức lên tiếng hoan nghênh bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông là một "sự xác nhận rất xứng tầm". [1] Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị quốc tế Hoa Kỳ gốc Trung Quốc ngày 6/2 nhận định, dường như Bắc Kinh đang có những bước chuẩn bị thỏa hiệp và nhượng bộ với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Về vấn đề Biển Đông, trong thời gian tranh cử ông Donald Trump rất ít khi nhắc đến. Nhưng ông cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ, tăng số chiến hạm hiện có từ 274 chiếc lên 350 chiếc. Sau khi đắc cử, ông điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Có người chỉ trích ông, tại sao không bàn bạc với Bắc Kinh trước khi nghe điện của Tiến sĩ Văn, ông trả lời bằng cách hỏi ngược lại về Biển Đông: "Trung Quốc xây dựng các pháo đài quân sự quy mô lớn ở Biển Đông, họ có hỏi chúng ta không?" Ngày tướng James Mattis nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Trump ký sắc lệnh Tổng thống yêu cầu tân chủ nhân Lầu Năm Góc: Đánh giá hiện trạng vũ khí trang bị, hoạt động huấn luyện quân sự, duy trì bảo dưỡng vũ khí đạn được, trình độ hiện đại hóa của vũ khí khí tài, cùng Bộ trưởng Tài chính lên kế hoạch mở rộng năng lực quân sự trong năm tài khóa 2017. Sắc lệnh này cho thấy Trump nói là làm, thực hiện cam kết tranh cử. Và cho đến nay, đây cũng là sắc lệnh rõ ràng duy nhất nhằm vào sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc. Cùng trong ngày 4/2 khi tướng James Mattis tuyên bố lập trường của Mỹ về Hoa Đông và Biển Đông tại Tokyo, thì ông Dương Khiết Trì đã điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, kêu gọi đảm bảo giữ ổn định quan hệ song phương. Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Trung Quốc Trần Phá Không, ảnh: Peoplenews.tw. Ông Trần Phá Không cho rằng, Trung Nam Hải đang tích cực lôi kéo quan hệ với chính phủ mới của Hoa Kỳ, âm thầm cam kết sẽ "tìm cách giải quyết" những vấn đề mà ông Donald Trump nêu ra, phía Mỹ đặc biệt quan tâm. Chắc chắn Trung Nam Hải đã tính toán kỹ những mối quan tâm, lưu ý của ông Donald Trump, bao gồm thương mại, tỉ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, nhưng Donald Trump "ngó lơ" vấn đề nhân quyền. Theo ông Không, Bắc Kinh cho đây là một thời cơ tốt, vì chỉ cần Washington không động đến vấn đề "an toàn chế độ", "an toàn chính quyền" thì mọi vấn đề khác đều có thể thương lượng được. Lâu nay Trung Quốc luôn xem Mỹ là "chủ mưu diễn biến hòa bình" tìm cách gây "bạo loạn lật đổ" chính quyền Trung Quốc. Nay Donald Trump công khai tuyên bố trong diễn văn nhậm chức: không can thiệp vào nội bộ nước khác, không áp đặt hệ giá trị Mỹ, nước nào thấy hay thì học. Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi". Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm. Biển Đông: Mattis-Tillerson song kiếm hợp bích, Donald Trump im lặng là vàng (GDVN) - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump ở Biển Đông thiên biến vạn hóa sẽ khiến cho Trung Quốc khó chống đỡ, quân sự chỉ là một kênh tạo thế thượng phong. Vì vậy theo ông Trần Phá Không, Trung Quốc đang tính toán, chỉ cần có những thỏa hiệp nhất định với Mỹ về Biển Đông, thương mại, hối đoái, Bắc Triều Tiên là có thể đổi lấy 2 điều cam kết từ nước Mỹ: Một là Mỹ sẽ không làm gì tổn hại đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai là nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc". Ông Không lưu ý một ví dụ thể hiện sự thỏa hiệp sau rèm của Bắc Kinh. Đó là trong cuộc gặp Tổng thống Donald Trump hôm 9/1, tỉ phú Trung Quốc Jack Ma cam kết trong 5 năm tới Tập đoàn Alibaba của ông sẽ tạo ra 1 triệu việc làm cho nước Mỹ. Thời báo Hoàn Cầu từng mỉa mai rằng, nếu so với cam kết của một doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản sẽ tạo ra 50 ngàn việc làm cho Mỹ, Jack Ma rõ ràng đang "cống nạp" cho Hoa Kỳ. Nhưng theo Trần Phá Không, thực ra trong chuyện này chính Trung Quốc đang âm thầm "cống nạp" cho nước Mỹ. Về vấn đề Bắc Triều Tiên, sự nhượng bộ của Trung Quốc thể hiện qua việc đột ngột công bố với dư luận hôm 25/1 vừa qua: "Cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên vật tư, linh kiện, kỹ thuật liên quan đến vũ khí sát thương quy mô lớn và các phương tiện chuyên chở chúng, các loại vũ khí thông thường được nêu trong bản công bố này". Bất luận đây là động tác giả hay động tác thật, nhưng ý đồ lấy lòng Donald Trump từ Trung Nam Hải thì đã quá rõ. Về vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ, Bắc Kinh cũng đã âm thầm điều chỉnh. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Casey lâu nay luôn chỉ trích gay gắt chính sách thương mại của Trung Quốc đã xác nhận điều này: "Trung Quốc gần đây đã có những chuyển biến trong chính sách ngoại hối, không còn tiếp tục cố ý dìm giá đồng nhân dân tệ như trước". Tuy nhiên áp lực với thương mại Trung Quốc không phải đã hết, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer kêu gọi: "Tổng thống Donald Trump, nếu ngài thực sự muốn tạo việc làm cho nước Mỹ thì hãy tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Nếu ngài thực sự coi nước Mỹ là trên hết, hãy tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ". Lần này Donald Trump không ra mặt, mà để ứng viên ông đề cử cho chức Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin giải thích: "Nếu Trung Quốc lại tiếp tục thao túng tiền tệ, có chính sách bất bình đẳng với đồng nhân dân tệ, khi đó sẽ kiến nghị Tổng thống Donald Trump chính thức liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ". Nhà nghiên cứu Trần Phá Không kết luận: Trung Quốc đang âm thầm thỏa hiệp và nhượng bộ Hoa Kỳ, nhưng họ chỉ làm không nói. Trong khi thực ra đây không phải là thỏa hiệp hay nhượng bộ thực chất, bởi lẽ Bắc Kinh gây ra vấn đề và bây giờ họ dừng lại là nghĩa vụ phải làm. Căng thẳng trên Biển Đông vốn do Trung Quốc khới lên, thì Bắc Kinh phải có trách nhiệm hạ nhiệt, đó mới là cách hành xử có trách nhiệm. [2] Người viết cho rằng, những thông tin nhà nghiên cứu Trần Phá Không cung cấp rất đang lưu tâm, tham khảo trong quá trình tìm hiểu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là Biển Đông và quan hệ Trung - Mỹ. Trung Quốc thực sự "quy thuận" hay chỉ giả vờ "quy thuận" Donald Trump có lẽ cần thời gian quan sát thêm. Nhưng ông Trần Phá Không có một luận giải hết sức chính xác: Kỳ thực, những tuyên bố và điều chỉnh chính sách của Trung Quốc nêu ra trong bài viết này nếu đúng, thì rất đáng hoan nghênh, nhưng đó là trách nhiệm của Trung Quốc phải làm, vì anh gây ra chuyện, ví dụ như vấn đề Biển Đông. Sở dĩ người viết chú ý đến bình luận này là bởi, trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội giới thiệu sáng kiến "một vành đai, một con đường", học giả Trung Quốc Tiết Lực từng hỏi một nhà nghiên cứu Việt Nam: Nếu Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề (rút lại / hủy bỏ?) đường 9 đoạn ở Biển Đông, thì Việt Nam sẽ "nhượng bộ" gì? Rõ ràng đây là một cái bẫy ngôn từ, nó giống như một kẻ giật bát cơm trên tay người khác. Người kia không chịu, đòi lại thì kẻ này bảo: thôi, bây giờ chia đôi! Đó là lối "nhượng bộ khôn vặt" mà ông Tiết Lực muốn nói tới, bình luận của ông Trần Phá Không là câu trả lời đầy thuyết phục và đúng mực. Tài liệu tham khảo: https://www.stripes.com/news/pacific/china-protests-us-sanctions-on-iran-but-sees-clouds-of-war-dispersing-over-south-china-sea-1.452722 ============================ Đây cũng là một sự kiện đã được dự liệu trong bài viết từ 2008: "Việt sử 5000 năm văn hiến & Vấn đề biển Đông" - và kết luận đã được xác định: Chủ quyền Trường Sa và Hoàng sa phải thuộc về Việt Nam. Nhưng e rằng, mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy. Nhưng cần lưu ý: Đây mơi chỉ là một khả năng, chứ chưa phải một hiện thực.
-
Vì sao ông Trump bỗng chốc lạnh lùng với Trung Quốc? Thứ sáu, 03/02/2017 - 11:30 Dân trí Tổng thống Mỹ Donald Trump những ngày sau nhậm chức khá bận rộn với những cuộc điện đàm với lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, đường dây liên lạc giữa Phòng Bầu dục và Trung Nam Hải dường như vẫn khá im ắng, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) bình luận. >> Ông Trump chọn người am hiểu Trung Quốc làm tư lệnh hải quân >> Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố ngăn Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty) Theo SCMP, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không có bất cứ lời chào hỏi, chúc mừng tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay công chúng Trung Quốc dịp Tết cổ truyền - một động thái trái ngược hoàn toàn với những người tiền nhiệm. Thay vào đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon chỉ đưa ra một thông cáo báo chí với chỉ 91 từ trên trang chủ của Bộ Ngoại giao, thay mặt Tổng thống Trump, chúc mừng dịp Tết cổ truyền. Chỉ có ái nữ của Tổng thống, Ivanka Trump, cùng với cô con gái bé bỏng của mình tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm 1/2 để gửi gắm lời chúc mừng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về sự xuất hiện của Ivanka trong bản tin giờ cao điểm. Việc ông Trump bỏ qua những nghi thức ngoại giao truyền thống với Trung Quốc trái ngược với người tiền nhiệm Barack Obama. Trước kia, vào mỗi dịp Tết cổ truyền, ông Obama không chỉ là người đầu tiên gửi thiệp mừng viết tay để chúc mừng nhà lãnh đạo và công chúng Trung Quốc, mà còn làm hẳn video cho sự kiện này. Kể từ khi nhậm chức hôm 20/1, ông Trump đã tích cực điện đàm với lãnh đạo thế giới, trong đó có lãnh đạo Australia, Canada, Nga, Nhật Bản, Đức, Pháp, Israel, Ấn Độ, Mexico, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Xê út và Hàn Quốc. Lãnh đạo quốc tế đầu tiên hội đàm trực tiếp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng là Thủ tướng Anh Theresa May. Trong khi đó, liên hệ cuối cùng giữa Tổng thống Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một tấm thiệp chúc mừng. Ông Trump chia sẻ với Thời báo Phố Wall hôm 13/1 rằng ông đã nhận được một tấm thiệp chúc mừng đẹp từ Chủ tịch Trung Quốc sau khi họ có một cuộc điện đàm hồi giữa tháng 11 để chúc mừng ông Trump đắc cử. Shi Yinhong, Giám đốc viện nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận định ông Trump “cố ý lạnh nhạt với lãnh đạo Trung Quốc” bằng việc điện đàm với tất cả lãnh đạo của các nước lớn khác, trừ lãnh đạo Trung Quốc. “Động thái của ông Trump ngụ ý ông muốn chỉ ra rằng ông ấy ở một vị thế cao hơn trong việc phân chia lại quyền lực thế giới”, chuyên gia Shi nói. Ông Shi cho rằng, động thái này cho thấy những bất định trong mối quan hệ Mỹ-Trung sau khi ông Trump đắc cử. Theo ông Shi, Tổng thống Trump sẽ giải quyết vấn đề quan hệ với Trung Quốc ngay sau khi những tranh cãi xung quanh sắc lệnh hạn chế nhập cư của chính quyền mới tạm lắng xuống. Minh Phương Theo SCMP ======================= Có gì đâu mà phải ngạc nhiên?! Cánh cửa ngoại giao đã khép lại từ khi những con tôm hùm Manie viên tịch trên bàn tiệc cùng với sốt nấm Đông Cô. Hành động của ngài Trumf chỉ việc thực hiện mục đích với phương pháp khác thôi. "Canh bạc cuối cùng" mà. Người Mỹ không thích hợp với cách giải quyết của ngài Obama. Hôm nay - Mùng 8 tháng Giêng Việt lịch - là ngày Lập Xuân của năm Đinh Dậu. Sao Thái Tuế bắt đầu chiếu những tia đầu tiên vào trục Tuyệt Mạng Đông Tây và được sự tương tác mạnh của Ngũ Hoàng Đô thiên sát (Theo Huyền không Lạc Việt. Huyền không Tàu ko có sao Ngũ Hoàng đóng ở phía Tây trong năm nay). Chỉ có nền văn hiến Việt mới đủ khả năng hóa giải sao Thái Tuế này. Đó là treo tranh cặp gà trống "Tam Dương khai thái", của làng tranh Đông Hồ, ở tường phòng khách đối diện với cửa. Hì. Đụng đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tức là đụng đến "Tập hợp lớn nhất, trên tất cả các tập hợp, mà không có tập hợp nào lớn hơn nó".
-
DỰ BÁO NĂM ĐINH DẬU VIỆT LỊCH 2017 Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Kính thưa quý vị. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời chúc mừng đến Ban tổ chức và quý vị có mặt nơi đây, cùng gia đình, một năm mới vạn sự an lành và tràn đầy hạnh phúc. Kính thưa quý vị. Bài dự báo của tôi trình bày với quý vị hôm nay, trên cơ sở những phương pháp dự báo nhân danh những giá trị thuộc về nền văn minh Đông phương, có cội nguồn từ nền văn hiến Việt. Phương pháp dự báo đầu tiên, mà tôi giới thiệu dưới đây là Huyền không Lạc Việt. Phương pháp này dựa trên những di sản còn lại của nền văn minh Việt bị Hán hóa một cách sai lệch, sau khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Phương pháp Huyền không Lạc Việt trong dự đoán các sự kiện quốc tế, mà tôi hân hạnh trình bày với quý vị sau đây, khác với những di sản ghi nhận trong cổ thư chữ Hán là sự hoán đổi độ số ở vị trí phương Tây/ Đoài với phương Nam/ Ly.Và độ số giữa Tây Nam/ Tốn 4 với Đông Nam / Khôn 2. Sở dĩ phương pháp dự báo mang tính quốc tế của Huyền không Lạc Việt thực hiện được, cũng xuất phát từ sự phục hồi phương pháp Định tâm trong Địa lý phong thủy,với bất cứ hình thể nào, được thể hiện bằng mặt phẳng quy ước. Do đó, sự phân bố các yếu tố tương tác là các vì sao trong Huyền Không có thể mô tả ở cấp độ toàn cầu. Từ đó là cơ sở cho việc dự báo. Sở dĩ phương pháp dự báo mang tính quốc tế của Huyền không Lạc Việt thực hiện được, cũng xuất phát từ sự phục hồi phương pháp Định tâm trong Địa lý phong thủy, Trên cơ sở phân bố các sao thuộc Huyền không Lạc Việt, quý vị cũng thấy các sao có tính chất xấu có số 5 - 2, phân bố ở các vùng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và đặc biệt ở ngay trung tâm Địa cầu. Các phần còn lại tuy đỡ xấu hơn, nhưng - Ngoại trừ phương Nam - các phương vị còn lại Tính chất xấu của hai sao mang độ số 5 Ngũ Hoàng và 2 Nhị Hắc, còn được gia tăng bởi sao Thái Tuế chiếu trục Tuyệt Mang là Đông/ Tây. Chưa hết. Hai sơn Giáp Mão là phương vị của Tài Thần - tương trưng cho kinh tế lại bị xung Thái Tuế. Xin quý vị xem hình dưới đây: Phương pháp thứ hai mà chúng tôi ứng dụng trong dự báo này là Lạc Việt độn toán. Đây là một phương pháp dự báo được phục hồi, nhân danh nền văn hiến Việt, bằng cách kết hợp giữa hai phương pháp dự báo còn lưu truyền trong dân gian, là: Nhâm cầm độn toán và Lục nhâm đại độn. Quẻ đầu năm Đinh Dậu, theo Lạc Việt độn toán, vào giờ Tý. ngày mùng Một tháng Giêng là Đỗ Xích khẩu. Đây là một quẻ chủ về tranh chấp, cự cãi, mâu thuẫn, xung đột. Đặc biệt về kinh tế có nhiều biến động. Vì Xích khẩu thuần Kim. bằng cách kết hợp giữa hai phương pháp dự báo còn lưu truyền Phương pháp thứ hai mà chúng tôi ứng dụng trong dự báo này là Lạc Việt độn toán. Đây là một phương pháp dự báo được phục hồi, nhân danh nền văn hiến Việt, Nội dung dự báo năm Đinh Dậu của tôi trình bày với quý vị, có tham khảo hai bài dự báo của Hoàng Triều Hải và Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, là hai thành viên nghiên cứu của TTNC Lý học Đông phương. Trên cơ sở của những phương pháp này, tôi trình bày với quý vị về những dự báo về nhiều mặt cho năm Đinh Dậu 2017 của thế giới, như sau. Về kinh tế thế giới: Có thể nói: Năm Đinh Dậu 2017, thế giới sẽ chứng kiến một sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, với một tính chất khác. Nếu coi năm 2008, là năm mở đầu cho một cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, thì năm Đinh Dậu 2017 là một cuộc suy thoái do khủng khoảng của hầu hết những nền kinh tế chủ chốt của thế giới. Những biện pháp ổn định kinh tế mang tính cực đoan sẽ xuất hiện ở nhiều quốc gia. Và những biện pháp này lại là nguyên nhân đẩy sâu hơn sự suy thoái, do tính mất cân đối của nền kinh tế. Nhiều ngành nghề với những Cty lớn phá sản, kéo theo những hệ lụy xã hội. Và điều này bổ xung cho hậu quả thêm nặng nề của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới lần này. Một sự bổ xung cho bức tranh u ám của nền kinh tế toàn cầu trong năm Đinh Dậu 2017, còn là những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế quốc gia giữa các siêu cường, khiến cho nền kinh tế toàn cầu thêm phần bi đát. Một chính sách đúng đắn nhất của những chính phủ thông minh trong lúc này, là cân đối được tương quan kinh tế trong nội bộ quốc gia. Điều này sẽ tránh được những hệ lụy xã hội, do khủng khoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Còn những mơ ước về sự phát triển, nên để khi khác. Về chính trị xã hội và ngoại giao. Năm Đinh Dậu 2017, là năm sẽ chứng kiến nhiều mâu thuẫn chính trị nội bộ ở nhiều quốc gia. Kể cả những quốc gia được coi là phát triển, như: Anh, Pháp, Đức...Mâu thuẫn và xung đột giữa tinh thần tôn giáo cực đoan vẫn tồn tại. Mặc dù về phương diện tổ chức của các tư tưởng cực đoan bị tan rã nghiêm trọng. Những điểm nóng trên thế giới do tranh chấp lãnh thổ sẽ tăng nặng, và mối đe dọa xung đột lớn rất có khả năng xảy ra. Đặc biệt vào cuối năm. Tuy nhiên, về ngoại giao, sẽ có cải thiện lớn ở cấp độ quốc tế mâu thuẫn giữa hai siêu cường là Nga và Hoa Kỳ. Tuy không hoàn toàn như mong đợi, nhưng đây sẽ là sự kiện ngoại giao tạo bước ngoặt làm thay đổi lịch sử phát triển của nền văn minh. Về văn hóa xã hội. Nhìn lên bản đồ Huyền không Lạc Việt, chúng ta thấy hai sao Tam Bích - gốc phương Đông/ Chấn Mộc cùng tọa phương Nam Ly Hỏa. Bởi vậy, có thể xác định được rằng: Những giá trị tri thức văn hóa xã hội và khoa học nói chung, được phát triển và được tôn trọng (Theo Huyền không từ cổ thư chữ Hán thì phương Nam có hai sao Ngũ Hoàng/ số 5 và Nhất Bạch/ số 1 tọa thủ, sự phân tích sẽ khác đi. Vì tính chất sao thay đổi). Những giá trị tri thức đích thức của nền văn minh Đông phương sẽ được sáng tỏ và bắt đầu được chú ý của giới khoa học quốc tế. tri thức văn hóa xã hội và khoa học nói chung, Nhìn lên bản đồ Huyền không Lạc Việt, chúng ta thấy hai sao Tam Bích - gốc phương Đông/ Chấn Mộc cùng tọa phương Nam Ly Hỏa. Bởi vậy, có thể xác định được rằng: Những giá trị Những giá trị văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc được phục hồi. Trong Năm Đinh Dậu 2017, thế giới sẽ chứng kiến nhiều thành tựu về văn hóa, lịch sử, giáo dục và những giá trị nhân văn phát triển. Tuy nhiên. do tổng thể thế giới bị hạn chế bởi những sao xấu tọa thủ ở những phương vị quan trọng, cho nên các vấn đề phát triển văn hóa xã hội cũng chưa thể như mong đợi. Về tệ nạn xã hội. tính chất tàn bạo của tội phạm lại nghiêm trọng hơn. Những tệ nạn xã hội, như: lừa đảo, trộm cướp....nếu xét về số lượng thì có giảm, tuy không đáng kể. Nhưng cũng không tăng trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Tuy nhiên, Về nhân họa. A/ Tai nạn: Những tai nạn như: Đắm tàu, rơi máy bay, lật tàu hỏa, đâm xe hơi....tuy giảm về số lượng, nhưng tăng nặng về mức độ nghiêm trọng, do chết nhiều người. Riêng về tai nạn hàng không, năm Đinh Dậu, tuy không khủng khiếp bằng cách đây vài năm trước, rớt đến 5 máy bay dân sự. Nhưng những vụ rớt máy bay thương tâm cũng sẽ xảy ra tương tư , nhưng ít hơn về số lượng, nếu so với số lượng 5 vụ so với vài năm trước đây. B/ Khủng bố: ra với những sự kiện thảm khốc. Từ đó dẫn đến tinh thần ứng phó ngày càng cực đoan hơn của chính phủ các nước liên quan. Các tổ chức khủng bổ bị thu hẹp về quy mô, dẫn đến tan rã. Nhưng hành động khủng bố vẫn diễn C/ Chiến tranh: và ngoại giao sẽ rất cực đoan vào cuối năm. Và đó là tiền đề dẫn tới nguy cơ chiến tranh giữa các siêu cường. Cá nhân tôi không thể khẳng định chiến tranh có thể xảy ra giữa các siêu cường hay không. Nhưng có thể xác định rằng: Mâu thuẫn dẫn đến bế tắc về kinh tế D/ Dịch bệnh: Cần đề phòng những bệnh liên quan đến thần kinh và hệ tiêu hóa. E/ Vệ sinh an toàn thực phẩm: Có nhiều cố gắng mang tính quyết liệt của chỉnh phủ các nước, khiến cho tệ nạn liên quan bị đẩy lùi một cách rất căn bản. Về Thiên tai. Đặc biệt sẽ có động đất nhiêm trọng xảy ra, mang tính hủy diệt. Tương tự như trận động đất ở Nepan, hoặc Nhật Bản vào năm 2011, hoặc Indo vào năm 2004 trước đây. Sự kiện sẽ xảy ra vào mùa Xuân ở phương Đông, hoặc mùa Thu ở phương Tây. Hạn hán, bão lũ đều tăng nặng và mang tính hủy hoại lớn về tài sản, người và của. Về khoa học kỹ thuật. A/ Khoa học kỹ thuật quân sự: Năm tới chỉ là sự hoàn thiện những loại vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến đã công bố những năm trước đó. Không có phát minh gì nổi bật. B/ Khoa học kỹ thuật dân sự: Có lẽ đây là điểm sáng của năm Đinh Dậu 2017. Sẽ có nhiều phát minh mang tính đột phá trong các ngành khoa học kỹ thuậtdân sự. Những bệnh về tim mạch có những phát minh mang tình bước ngoặt. Công nghệ thông tin, điện, điện tử cũng rất phát triển về những phát minh mới. Kết luận. Thưa quý vị. Đinh Dậu Việt lịch 2017 thế giới không có mấy sáng sủa về nhiều phương diện. Ánh sáng lẻ loi của những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật, không làm sảng được bức tranh thế giới mờ mịt vào năm 2017. Như vậy, với những dự báo của chúng tôi thì năm Nhưng truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn hy vọng và tin tưởng vào một năm mới mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Mặc dù thế giới có sự suy thoái nghiêm trong trên đà tiến hóa của nền văn minh. Nhưng nước Việt với tinh hoa của gần 5000 năm lịch sử, hy vọng vẫn đạt những sự tiến bộ về nhiều mặt trong năm Đinh Dậu Việt lịch. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp, chúc tất cả quý vị có mặt nơi đây cùng gia đình một năm mới an khang thịnh vượng. Xin cảm ơn. ============================ Thưa quý vị và anh chị em. Đúng ra năm nay, phần do già yếu bệnh tật, tôi cũng định sẽ không tham gia các vấn đề dự báo hàng năm. Và nhường cho các anh chị em thuộc hàng cao thủ trong Địa Lý Lạc Việt là Hoàng Triều Hải và Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thay tôi tiếp tục thực hiện những lời tiên tri. Trên thực tế Hoàng Triều Hải và Thiên Đồng đã thực hiện một cách rất tự tin và có những dự đoán gần giống của tôi. Tuy nhiên, các đồng nghiệp vẫn tín nhiệm và đề nghị có những dự báo của tôi. Nên tôi đã tiếp tục tham gia với bài dự báo - mà tôi đã trình bày ở trên - tại Hội nghị Tổng kết cuối năm của TTNC Vắn hóa cổ Đông phương, vào trước Tết Đinh Dậu, tại Đồng Kỵ Bắc Ninh (Bài dự báo tiên tri của Hoàng Triều Hải cũng được đọc tại Hội nghị này). Đây là bản dự báo chính thức của tôi. Xin cảm ơn vì sự chia sẻ và quan tâm của quý vụi và anh chị em.
-
Xoay trục về châu Á vẫn là trọng tâm trong chính sách của Mỹ (Vietnam+) 31/01/2017 06:21 GMT+7 Bản in Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Đài RFA, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại Australia, ông John Hennessey-Niland ngày 30/1 đã phát biểu trong cuộc thảo luận về quan hệ chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Australia diễn ra tại Canberra rằng mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao mới, nhưng nước này vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo quyền lợi của Mỹ cũng như của các đồng minh. Trong bài phát biểu, ông Hennessey-Niland nói rằng chính sách có thể thay đổi nhưng quyền lợi của Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không đổi, hứa hẹn những cuộc tập trận chung và mức độ chia sẻ tin tức sẽ gia tăng. Trong lúc vận động tranh cử, Tổng thống Trump từng nói rằng những quốc gia châu Á phải tự bảo vệ an ninh quốc phòng thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ, đồng thời cũng chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức lỗi thời. Tuy nhiên, khi đón Thủ Tướng Anh Theresa May hôm 27/1 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump lại cho biết ông ủng hộ NATO 100%. Dựa vào sự kiện đó, bà Amy Searights, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á của Chính phủ Barack Obama cho rằng không nên quá chú trọng đến những gì Tổng thống Trump nói lúc vận động tranh cử, bằng chứng là tháng 2, tân Tổng thống Mỹ sẽ đón Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để bàn thảo về quan hệ đồng minh chiến lược. Bà Amy Searights cũng nhắc lại tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Mỹ với Nhật Bản và Australia trong chiến lược xoay trục về châu Á mà cựu Tổng thống Obama thực hiện, gọi đó là chiến lược vẫn còn hữu ích để ngăn chặn mức độ bành trướng quân sự của Trung Quốc. Cũng theo bà Searight, Tổng thống Trump có kế hoạch giúp Hải quân Mỹ tăng số tàu chiến từ 270 chiếc lên 350 chiếc, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ đưa thêm tàu chiến vào hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương và tại Biển Đông./. =========================== Bởi vậy! Làm gì có chuyện ngài Trumf từ bỏ châu Á Thái Bình Dương - Quyền lợi sát sườn của cả nước Mỹ. Cái này lão Gàn nói rồi đấy nhé. Còn TTP ấy hả? Việt Nam mà là Nhật Bản, Hàn Quốc, chí ít cũng Singapor , Đài Loan...là những nước có nền kinh tế hội nhập cao, có thể cần TTP. Còn Việt Nam, Lào ....chỉ cần những hiệp định thương mại riêng rẽ với những siêu cường là đủ xuất khẩu....không kịp làm - cầu vượt quá cung. TTP cứ từ từ để lúc khác đi. Hì...