
vuminhanh
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
33 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout vuminhanh
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
BQT cho hỏi hôm nay là 23/8 có còn đăng ký vào học lớp PT nâng cao được không. Xin cảm ơn.
-
Chúc mừng sinh nhật anh PHẠM CƯƠNG. Chúc anh sang tuổi mới thêm nhiều sức khỏe và thêm nhiều thành công trên con đường nghiên cứu và phát triển Học thuật. Gửi tới anh những lời chúc tốt đẹp nhất.
-
<H2><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Verdana">LUẬT QUAN TRỌNG ÐỂ GIẢI NGHĨA HUYỀN SỬ
-
MÃ SỐ DNA CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG Để hiểu rõ truyền thuyết, huyền sử và cổ sử Việt ta hãy thử đi tìm mã số DNA hay mã số di truyền học (genetic code) của Hùng Vương. Muốn thế trước hết ta phải đi tìm bản thể của Hùng Vương dựa trên DNA. Vậy bản thể dựa vào “tế bào gốc” của các Tổ Hùng là gì ? Ta phải dựa vào tế bào cuống nhau, bọc con của Hùng Vương. Truyền thuyết kể rằng Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trứng chim nở ra trăm Lang Hùng. Tại sao Mẹ Tổ Âu Cơ lại sinh ra một bọc trứng chim? Theo truyền thuyết Mường bà Ngu Cơ (Âu Cơ) là con Nai sao. Nhìn vào hàng trên Gà, Bầu, Cọc (Hươu) của bàn Bầu Cua Cá Cọc tức ngành dương, ngành Lửa, ta thấy con Nai thuộc dòng con hươu Cọc (Hươu Nọc, Hươu Đực, Hươu Mặt Trời, Lộc Tục) Kì Dương Vương. Kì Dương Vương là con của Bầu Đỏ Đế Minh (Bầu là bầu trời, Đỏ là lửa, lửa bầu trời là ánh sáng tức Minh), thuộc ngành Lửa thế gian con Gà. Gà là hình bóng thế gian của thần Mặt Trời Viêm Đế . Như thế Mẹ tổ Âu Cơ có dòng máu bầu nên đẻ ra một bầu, một bọc trứng và có dòng máu Gà là một loài chim nên bọc trứng là bọc trứng chim (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Bọc trứng này mang hình bóng của Trứng Vũ Trụ (Cosmic Egg), Bọc Trứng Tạo Hóa, Sinh Tạo. Các vua Hùng thế gian (đây có thể là Hùng Vương của lịch sử) vì thế có một khuôn mặt vũ trụ, tạo sinh, tạo hóa. Nói một cách khác các vua Hùng thế gian đội lốt các vua Hùng Tạo Hóa, vũ trụ. Các vua Hùng lịch sử đội lốt các vua Hùng truyền thuyết. Các Lang Hùng Vương sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ hiển nhiên có bản thể là Bầu (bọc, nang), bầu Tạo Hóa, bầu vũ trụ, bầu trời, Trứng Vũ Trụ. Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc dòng lửa, chim (chim có một khuôn mặt là dương, đực) nên boc trứng chim này mang dương tính trội (dominant) vì thế mới sinh ra toàn là con trai Lang. Bọc vũ trụ dương tức Khôn dương (IO) nên là bọc Khí, bầu Gió dương, tức Đoài vũ trụ. Theo Dịch Đoài tầng vũ trụ ứng với số 3 và Đoài tầng thế gian ứng với con số 11 (Dịch có 64 quẻ chia ra làm 8 chu kỳ tuần tự, ta suy ra các quẻ trừ đi 8 hay cộng thêm 8 cho ra các số khác cũng vẫn là một quẻ cùng tên chỉ khác là ở các tầng khác nhau). Vậy mã số di truyền thứ nhất của Hùng Vương mang khuôn mặt vũ trụ là con số 3 và khuôn mặt thế gian là số 11. Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Tốn gió âm từ phía bên ngoại Khảm Thần Long (Rồng Nước) và Khôn Vụ Tiên (chim Le Le). Di thể (gene). Tốn gió âm này của mẹ Âu Cơ truyền xuống Hùng Vương ở ngành dương, lửa trở thành di thể Đoài vũ trụ khí gió dương (Tốn OII là khuôn mặt âm của Đoài IIO). Theo Dịch Tốn vũ trụ ứng với số 6 và Tốn thế gian là 14. Vậy mã số di truyền thứ nhì của Hùng Vương mang dòng máu mẹ vũ trụ là con số 6 và mẹ thế gian là con số 14. Như thế Hùng Vương ngành Lửa dòng mẹ là Đoài/Tốn (3/6 hay 11/14). Vì có mạng gió Đoài vũ trụ, dòng máu gió âm Tốn của mẹ nên Hùng Vương dòng lửa mới đóng đô ở Phong châu tức châu Gió và có chim biểu là con Cò Gió, Cò Lả, Cò Lang tức Cò Trắng (Lang có một nghĩa là trắng như chứng bị lang da, da hóa trắng, chứng vitiligo) có mẹ là U Cò, Cò Gió “Cái cò lặn lội bờ ao, phất phơ hai dải yếm đào gió bay” và có cha là Cò Nước, Cò Nác, Cò Lạc. Cũng vì vậy nên mới có địa danh Bạch Hạc (Cò Trắng) bên bờ sông Thao (Lô), kinh đô cũ Phong châu của nước Văn Lang: Hùng Vương đô ở Phong châu, Ấy nơi Bạch Hạc, hợp dòng Thao Giang. Đặt tên là nước Văn Lang. Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền... (Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca). Khuôn mặt gió dông Đoài vũ trụ này đi với truyền thuyết Phù Đổng thiên vương. Đây là vị thần hay vị anh hùng văn hóa có cốt là sấm dông tố, có mạng Đoài vũ trụ (vì thế mới giúp Hùng Vương thứ 6 có mạng Đoài/Tốn đánh giặc Ân) (xem bài viết về Phù Đổng Thiên Vương). Mặt khác, Bầu thế gian là bầu, bọc nước ấm tức ao đầm, ruộng nước (bầu có một nghĩa là ao như bầu sen = ao sen). Hùng vương thế gian có một khuôn mặt là ao đầm nên mới có thủ đô lấy tên là Việt Trì (Ao Việt) ở đất Phong châu, có địa danh là Hạc Trì (Ao Cò). Ở cõi Tạo Hóa, Sinh Tạo, đi đôi với khuôn mặt gió âm Tốn, Lạc Long Quân có khuôn mặt sinh Tạo cõi trời là Nước-Lửa cõi trời là Mây-Chớp tức sấm mưa Chấn. Chấn vũ trụ là số 1. Ở cõi thế gian, đi đôi với khuôn mặt thế gian Non (Núi âm) của Âu Cơ (Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Nai ngành Lửa, Núi dương Kì Dương Vương Hươu Cọc tức Cấn Non nên bà đem 50 con lên núi về quê nội), Lạc Long Quân thế gian có một khuôn mặt là Chấn thế gian tức Biển. Theo Dịch số 9 là số 9 Chấn thế gian tầng 2 (1 + 8 = 9). Vậy mã số di truyền theo dòng máu cha của Hùng Vương vũ trụ là con số 1 và Hùng Vương thế gian là con số 9. Hùng Vương thế gian theo dòng cha có mã số di truyền là số 9. Ngoài ra qua hình ảnh hai con số 6 và 9, ta cũng thấy rất rõ Âu Cơ Tốn 6 và Lạc Long Quân Chấn 9 ngược nhau như hai con số 6 và 9. Số 6 và số 9 kết hợp chồng lên nhau thành hình số 8. Trong toán học số 8 để nằm ngang có một khuôn mặt vô cực, dùng làm ký hiệu vô cực. Điều này cũng xác nhận thêm một lần nữa là Trăm Lang Hùng có một khuôn mặt Hư Vô, Vô Cực, Vũ Trụ. Hai số 6 (Âu Cơ) và 9 (Lạc Long Quân) hôn phối với nhau dưới dạng chuyển động, sinh tạo sinh ra hình nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (ở dạng âm dòng Lạc Long Quân) tức đẻ ra bầu, bọc Trứng Vũ Trụ Trăm Lang Hùng. 6 9 Nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (dạng âm) = bọc trứng Trăm Lang Hùng. Bọc Trứng Hùng Vương Vũ Trụ (hay nang hay đĩa Thái Cực) cho thấy rõ như ban ngày là Hùng Lang chia ra làm hai ngành âm dương, nước lửa. Năm mươi Lang Hùng theo mẹ lên núi và 50 người còn lại theo cha xuống biển. Năm mươi người theo mẹ lên núi ứng ngành lửa (phụ nữ Việt, con cháu Âu Cơ mang dòng máu dương nữ) với phần dương, lửa mầu trắng có hình số 6 (số 6 là số chẵn số âm, số mẹ) thuộc dòng Lửa, Núi Dương Kì Dương Vương là các vua Mặt Trời Nọc Lửa hừng rạng thuộc hệ Nọc, Lửa (Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương). Các vua Hùng Vương thế gian ngành này là Hùng Li hay Hùng Kì hay Hùng Âu thuộc hệ phái Kì Dương Vương. Năm mươi Lang theo cha xuống biển ứng với phần âm, nước, mầu đen có hình số 9 (số 9 là số lẻ, số dương, số cha) thuộc dòng Nòng, Nước dương, (Thần Nông, Lạc Long Quân, Hùng Vương ngành âm) thuộc hệ phái An Dương Vương (phái nam Việt Nam, con cháu Lạc Long mang dòng máu âm nam, nên các ông phải biết thân biết phận với các bà dương nữ!). Các vua Hùng thế gian này là Hùng Lạc hay Hùng An. Vì thế về sau mới có dạng kết hợp giữa Hùng Âu và Hùng Lạc tạo ra nước Âu Lạc. Đọc truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cũng thấy các vị Hùng Vương thường gắn bó chặt chẽ với con số 18. Ví dụ như các vua Hùng trị vì 18 đời kéo dài suốt khoảng thời gian 2622 năm, trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỵ nương Ngoc Hoa đời Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng, công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi, vân vân. . . Tại sao Hùng Vương lại gắn bó mật thiết với con số 18 ? Dĩ nhiên con số này phải liên hệ ruột thịt với bản thể Hùng Vương nghĩa là liên hệ với các mã số di truyền vừa mới nói ở trên. Vậy ta cần phải tìm ý nghĩa con số 18 này trong Dịch lý dựa vào các mã số di truyền 3, 6, 9. Trước hết, như đã biết 100 Lang Hùng đẻ ra từ bọc Trứng Vũ Trụ nên có mạng Đoài vũ trụ. Số 3 là số Đoài vũ trụ. Vậy ta hãy nghiên cứu ma phương có số trục là số 3: 2 7 . 1 3 5 6 8 4 Ma phương 3/18 (lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Xin nhắc qua một chút về ma phương. Ma phương (magic square) là gì? Nói nôm na giản dị là hình vuông thần kì có 9 ô, trong mỗi ô có một con số. Đọc theo tất cả các chiều, 3 con số cộng lại đều bằng nhau. Ma phương 3/18 có con số 3 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và cộng các con số theo các chiều lại bằng 18. Như thế trăm Lang Hùng có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Năm mươi Lang theo mẹ có dòng máu Tốn thuộc ngành lửa Càn Li. Số 6 là số Tốn. Như thế 50 Lang theo mẹ lên núi ứng với ma phương có số trục là số 6 tức ma phương 6/18. Ma phương 6/18 có con số 6 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và tổng cộng các con số đọc theo các chiều lại bằng 18. 5 1 3 4 6 8 9 2 7 Ma phương 6/18 (lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Năm mươi Lang theo cha Lạc Long Quân xuống biển, nước dương, Chấn. Số 9 là số Chấn thế gian. Như thế 50 Lang theo cha xuống biển ứng với ma phương có số trục là số 9 tức ma phương 9/18. 8 4 6 7 9 2 3 5 1 (lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, 6/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Tóm lại trăm Lang Hùng Đoài vũ trụ có ma phương 3/18. Năm mươi lang Hùng Đoài/Tốn (6) ngành mẹ, Lửa, Đế Minh-Kì Dương Vương có ma phương 6/18 và năm mươi lang Hùng Đoài/Cấn-Chấn (9) ngành cha, Nước, Lạc Long Quân-An Dương Vương có ma phương 9/18. Cả ba khuôn mặt Hùng Vương đều có con số 18. Mặt khác ba ma phương 18 có ba số trục là 3 (Đoài Hùng Vương vũ trụ) 6 (Tốn, dòng máu mẹ Âu-Cơ) và 9 (Chấn, dòng máu cha Lạc Long Quân) cộng lại là 3 + 6 + 9 = 18. Như thế rõ như ban ngày con số 18 là một mã số di truyền học của Hùng Vương. Điều này giải thích tại sao trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy con số 18 gắn bó với Hùng Vương. Cũng cần nói thêm một điều lý thú nữa là ta có con rùa nước ngọt, rùa ao đầm Đoài thế gian (bản thể của Hùng Vương thế gian) có tên là con ba ba (ta có món ăn nấu giả ba ba vì kiêng ăn thịt vật tổ). Ta biết con rùa có mai hình vòm vũ trụ, bầu trời nên là biểu tượng cho hư vô, vũ trụ ruột thịt với Dịch như ta thấy bên cạnh Phục Hy thường có con rùa và con rùa có mai “ba thước vuông” của Việt Thường trên có khắc chữ nòng nọc ghi lại vũ trụ tạo sinh từ thuở mở ra trời đất... (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rùa ba ba là rùa nước ngọt ao đầm Đoài thế gian nên được đặt tên theo Dịch Hùng Vương. Ba ba có các nghĩa như sau: ba (3) ứng với ma phương 3/18, là khuôn mặt Hùng Vương vũ trụ , ba cộng ba là 6 ứng với Tốn 6, với ma phương 6/18 là khuôn mặt Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ và ba nhân ba là 9. Số 9 là số Chấn, ứng với ma phương 9/18, là khuôn mặt Hùng Vương dòng nước, dòng cha. Rùa ba ba là rùa Hùng Vương. Trên Bàn Bầu Cua Cá Cọc, con Cua tương đương với con rùa ba ba vì cua và rùa đều có mai hình vòm biểu tượng cho vòm vũ trụ, vòm trời, bọc khí gió. Con Cua là biểu tượng mang tính dân gian, bình dân của Hùng Vương trong khi rùa mang tính biểu tượng bác học của Hùng Vương (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Như thế, hiển nhiên con số 18 là mã số di truyền học của Hùng Vương. Hiểu như thế rồi ta hãy thử phân tích vài con số 18 liên hệ với Hùng Vương trong truyền thuyết và cổ sử Việt. Trước hết là Hùng Vương làm vua được 18 đời. Con số này thật ra thay đổi. Trong số các ngọc phả Hùng Vương hiện còn giữ lại ở Vĩnh Phú nơi có đền Hùng, có quyển ghi là 17 đời, có quyển ghi 18 đời và nếu tính cả Kì Dương Vương và Lạc Long Quân, có quyển ghi đến 29 đời. . . Nhưng phần lớn các nhà văn hóa Việt Nam chọn con số 18. Vấn đề Hùng Vương làm vua được 18 đời này đã được các nhà nghiên cứu cổ sử Việt tranh cãi rất nhiều. Đa số đồng thuận cho rằng đây là 18 dòng vua, 18 triều đại, trong mỗi triều đại có nhiều vị vua, không phải chỉ là 18 vị vua Hùng mà thôi (vì nếu lấy khoảng thời gian 2622 năm chia cho 18 ông vua thì mỗi vị cai trị trên một trăm năm). Trần Huy Bá nghiên cứu các ngọc phả Hùng Vương đếm được đến 43 vị vua Hùng Vương. Có người cho rằng con số 18 này lấy từ 18 vị vua Hùng của nước Sở (Nguyễn Phương). Riêng tôi, tôi nghĩ là con số 18 này dù là truyền thuyết hay dù là lịch sử đều có nguồn gốc từ Dịch lý, từ mã số di truyền của Hùng Vương. Thật vậy những con số 17, 29 đời ghi trong các ngọc phả Hùng Vương khác nhau đều có thể giải thích bằng Dịch. Nếu trong ngọc phả viết 17 đời thì con số 17 là con số Chấn tầng 3 (số 1 là Chấn tầng 1, số 9 là Chấn tầng 2 và 17 là Chấn tầng 3, tầng nước thế gian). Ngọc phả này tính theo Hùng Vương thuộc dòng An Dương Vương, Lạc Long Quân thế gian có bản thể Chấn nước. Ngọc phả ghi 29 đời thì số 29 là số Li tầng 4 (số 5 là Li tầng 1, 13 là Li tầng 2, 21 là Li tầng 3 và 29 là Li tầng 4). Ngọc phả này tính theo dòng Kì Dương Vương (vì thế mới ghi là gồm cả Kì Dương Vương là vậy) thuộc dòng mẹ Âu Cơ. Còn con số 18 đời hiển nhiên bao gồm cả hai ngành của Hùng Vương như đã thấy qua các ma phương ở trên. Còn khoảng thời gian trị vì của họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thường cho là dài 2622 năm (Đại Việt sử ký toàn thư), con số này cũng đã gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu truyền thuyết và cổ sử Việt từ trước tới nay. Kết quả cũng không đi tới đâu. Tôi lại dựa vào Dịch lý. Phân tích số 2622 có hai số đầu 26 là số Khảm tầng 4. Khảm hôn phối với Li ứng với Kì Dương Vương. Hai số cuối 22 là số Tốn tầng 3. Tốn là bản thể của Âu-Cơ thuộc dòng lửa Càn Li, nếu nhìn theo diện thế gian là dòng Kì Dương Vương. Vậy con số 2622 năm trị vì của họ Hồng Bàng thế gian này tính từ Kì Dương Vương đến Hùng Vương, tính theo dòng lửa đất thế gian Kì Dương Vương, tính theo Hùng Kì, Hùng Âu. Giản dị chỉ là thế. Lưu ý con số 2622 là số chẵn, số âm vì tính theo dòng mẹ. Trong một ngọc phả Hùng Vương viết thời gian này dài 2535 năm (Trần Huy Bá). Phân tích ta thấy số 25 là số Chấn tầng 4 ứng với Lạc Long Quân và 35 là số Đoài tầng 5. Con số trong ngọc phải này tính theo Lạc Long Quân dòng An Dương Vương tức Hùng An hay Hùng Lạc. Ta cũng thấy con số 2535 là số lẻ, số dương vì tính theo dòng cha. Kế đến, trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nàng my nương Ngọc Hoa con vị Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh. Sơn Tinh là Thần Núi Tản Viên như thế con số 18 này dựa vào ma phương dòng lửa núi dương Kì Dương Vương tức dòng mẹ Âu-Cơ ứng với ma phương 6/18. Đây là lý do Hùng Vương dòng núi Li mới gả con cho Sơn Tinh, Thần Núi Dương có mạng Li cùng một dòng nọc, lửa và cũng giải thích tại sao Sơn Tinh giúp Hùng Vương thứ 18, đời cuối cùng, đánh lại An Dương Vương dòng nước Thủy Tinh. Mặt khác tên Ngọc Hoa có nghĩa là “Đá Quí Đẹp”. Đá tương đồng bản thể với núi dương, núi đá Sơn Tinh. Ngọc là một thứ đá quí cùng dòng tộc với núi đá. Trong truyện Bánh Chưng, vào đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng. Hùng Vương thứ 6 mang dòng máu Tốn số 6 của Âu Cơ thuộc ngành Lửa, Hùng Kì, Hùng Âu. Lang Liêu là công tử thứ 18 ứng với ma phương dòng ngoại 6/18. Dưới diện hình thể, bánh chưng làm theo hình vuông đất âm ruộng đồng (mặt vuông chữ điền). Trong chữ Nòng Nọc, hình vuông là dạng dương hóa, dạng thái dương cửa nòng vòng tròn O. Hình vuông là O thái dương, O Lửa, U Thái dương tức Âu Cơ Thái dương Thần Nữ của chúng ta (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Ta cũng thấy rõ O Lửa (II) là OII (Tốn), là Âu Cơ có khuôn mặt Tốn số 6. Về hình học, hình vuông có bốn cạnh do bốn nọc ghép lại nên có nghĩa là bốn. Theo biến âm v=b, vuông = buông = bốn. Hán ngữ tứ (bốn) có khung hình vuông. Theo Dịch, số 4 là số Cấn, đất âm (non, đồng ruộng). Như trên đã biết Cấn là dòng máu núi non về phía nội lửa Kì Dương Vương của Âu Cơ. Ta cũng thấy theo duy âm, bánh chưng ruột thịt với U, Âu-Cơ qua hình ảnh chiếc bánh chưng gói theo hình cái vú gọi là bánh ú của Miền Trung. Với v câm, vú = ú, u (vú là chỗ phồng u lên, ú lên ở ngực phái nữ). Vú, u cũng có nghĩa là mẹ. Ta cũng biết bánh chưng đi đôi với bánh dầy. Nếu bánh chưng là biểu tượng của Âu-Cơ thì lúc này bánh dầy là biểu tượng của Lạc Long Quân. Tại sao gọi là bánh dầy? Theo biến âm d=t (dựa = tựa), dầy = tầy = thầy. Bánh dầy là bánh Thầy Lạc Long Quân trong khi bánh chưng là bánh U, bánh Ú Âu-Cơ. Bánh dầy hình tròn thường mầu trắng biểu tượng cho bầu trời, bầu vũ trụ tròn, cho mặt trời nòng âm biểu tượng của Lạc Long Quân đi với bánh chưng vuông ruộng đồng đất âm Âu-Cơ. Nhiều nơi ở miền Bắc còn làm bánh dầy nhuộm mầu hồng tím biểu tượng cho mặt trời lặn Lạc Long Quân. Công chúa Tiên Dung con vua Hùng vương thứ 3 lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi. Hùng vương thứ 3 có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Vì thế mà Tiên Dung đến tuổi 18 gặp và lấy Chử Đồng Tử. Công chúa Tiên Dung có Dung là Dong (bao dung = bao dong) có nghĩa là bao, bọc (lá dong dùng bọc, gói bánh chưng) có dòng máu gió âm Tốn (6). Hiển nhiên Chử Đồng Tử, Cậu Bé Ven Sông thuộc dòng nước Chấn (9), Hùng Lạc, Hùng An (An Dương Vương). Bất chấp sự chống đối của vua cha Tiên Dung vẫn lấy Chử Đồng Tử vì duyên tiền định đã khiến hai người gặp nhau trong lúc trần truồng. Cái duyên tiền định này chính là cái lẽ trời, cái lý hòa hợp âm dương của trời đất, vũ trụ, càn khôn. Tiên Dung 6 hôn phối với Chử Đồng Tử 9 là hình bóng của Âu Cơ 6 hôn phối với Chấn 9 tạo thành Trứng Vũ Trụ, Nang Thái Cực mang hình ảnh bọc Trứng Hùng Vương như đã thấy qua hình ở trên. Tiên Dung và Chử Đồng Tử là một thứ âm dương, càn khôn hòa hợp tạo thành Nhất Thể. Tiên Dung mạng khí gió vòm vũ trụ, vòm trời có vật biểu là cái nón lá hình vòm và Chử Đồng Tử có Chử là bờ nước, Chử biến âm với cừ là cái cọc cắm ở bờ nước nên có vật biểu là cây gậy tre tròn. Do đó Tiên Dung và Chử Đồng Tử mới được một tu sĩ trao cho một cây gậy tre và một chiếc nón lá và bảo “linh thiêng ở những vật này đây”. Tới một đêm kia, khi bị quân của vua cha vây hãm, hai người lấy cái nón âm để lên cây gậy dương để xem linh ứng ra sao. Âm dương giao hòa. Dông tố nổi lên, hai người vụt bỗng hay lên trời (về với Đoài vũ trụ). Vùng đất ở đó sụt xuống thành một cái đầm gọi là Chằm Nhất Dạ (Đầm Một Đêm). Ao đầm là Đoài thế gian. Điểm này ăn khớp hoàn toàn với bản thể bầu, bọc, Trứng Vũ Trụ, Sinh Tạo của hai người kết hợp lại thành nhất thể. Ở cõi trên là Bọc khí gió Đoài vũ trụ và ở cõi thế gian là bọc, bầu nuớc âm ao đầm. Trước khi chấm dứt cũng xin nói tới một con số mà các nhà văn hóa Việt Nam đã tốn rất nhiều giấy mực là con số 15 trong câu sử ghi rằng nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ. Theo tôi, dù là truyền thuyết hay lịch sử thì con số 15 này cũng ứng với ma phương 5/15. Con số 5 là con số nằm giữa chín con số từ 1 đến 9 nên ma phương 5/15 là ma phương trục của chín ma phương ứng với 9 con số. Ma phương 5/15 là ma phương trục của vũ trụ, của Tam Thế ứng với Lạc Thư. Vì thế ma phương này được nghe nói tới nhiều nhất. Số 5 cũng là số Li có một khuôn mặt biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Cõi Giữa Thế Gian, Trục Thế Giới ứng với Li Kì Dương Vương. Vì thế 15 bộ của nước Văn Lang tính theo họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thì 15 bộ này là “chính quyền trung ương”, “cái trục quyền hành” cai quản tất cả các đại tộc, bộ tộc của liên bang Văn Lang, của họ Hồng Bàng thế gian. Kết Luận Hiển nhiên, rõ như “Con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là những con số 3 (11), 6 (14), 9 (17), 18... là mã số di truyền học chính yếu của Hùng Vương. Như thế mỗi khi gặp những con số này (cũng như những con số liên hệ âm dương của chúng) trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cần phải tìm ý nghĩa của mỗi con số theo mã số di truyền học hay DNA của Hùng Vương. Nới rộng ra, như đã viết nhiều lần và trong tác phẩm Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, tất cả các con số, những ngày tháng vía, giỗ, kỵ, kỉ niệm trong văn hóa Việt Nam đều phải hiểu theo nghĩa của Dịch lý. Một lần nữa, muốn hiểu thông suốt văn hóa Việt, ta phải dựa vào Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo, vào Dịch để tìm hiểu. Không nhìn dưới lăng kính Dịch học thì không bao giờ hiểu thấu triệt được văn hóa Việt. Để chấm dứt cũng xin bật mí là trống đồng Ngọc Lũ I là trống Hùng Vương hay trống Văn Lang hay trống Hồng Bàng của lịch sử. Trống Ngọc Lũ I có vành chính yếu là vành số 10 có 18 con cò bay và 18 con chim nước đứng. Như đã thấy ở trên, con số 18 là mã số di truyền của Hùng Vương, là con số căn cước của Hùng Vương. Mười tám con cò bay là 18 con cò gió Đoài/Tốn, 18 cò Lang, cò Trắng hay bạch hạc (ứng vối thủ đô tên là Bạch Hạc) hay cò Lả (ứng với điệu hát Cò Lả của con dân Hùng Vương dòng gió Đoài/Tốn) ứng với ngành Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ Tốn. Còn 18 chim nước đứng ứng với ngành Hùng Vương Đoài/Cấn-Chấn dòng nước, dòng cha Chấn. Ta cũng thấy vành số 10 với số 10 nằm ngay bên trái của số 11, Đoài thế gian, như thế rõ như ban ngày vành số 10 có một khuôn mặt âm của Đoài 11 thế gian. Nói một cách khác vành số 10 là vành liên hệ ruột thịt với Đoài thế gian, vành liên hệ với Hùng Vương thế gian. 18 con cò bay và 18 con chim nước đứng ở vành số 10 mang một khuôn mặt Đoài thế gian ao đầm tức Hùng Vương thế gian. Các nhà văn hóa Việt Nam hiện nay gọi 18 con cò trên trống đồng Ngọc Lũ I là cò Lạc hay chim Lạc là sai. Đây là 18 con cò Lang, cò Gió Hùng Vương mầu trắng, có bờm gió: Con cò trắng toát như bông, Gió bay lất phất chòm lông trên đầu. (ca dao). Ngoài ra trống Ngọc Lũ I là trống Đoài/Tốn thế gian có mặt trời có 14 nọc tia sáng (xem Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Nguyễn Xuân Quang
-
HUYỀN VIỆT SỬ CA Kể từ thời mở Viêm Bang, Sơ đầu có họ Hồng Bàng mới ra. Cháu đời Viêm Ðế thứ ba, (1) Nối dòng Hỏa Ðức gọi là Ðế Minh. (2) Quang phong khi giá nam hành, (3) Hay đâu Mai Lĩnh duyên sinh Lam Kiều. (4) Vụ Tiên vừa thủa đào yêu, (5) Xe loan nối gót tơ điều kết duyên. (6) Dòng thần sánh với người tiên, Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nói ra. Phong làm quân trưởng nước ta, (7) Tên là Lộc Tục hiệu là Kinh Dương. Hóa cơ dựng mối luân thường, (8) Ðộng đình sớm kết với nàng thần long. (9) Bến hoa ứng vẻ lưu hồng. (10) Sinh con là hiệu Lạc Long trị vì. (11) Lạc Long lại sánh Âu Ky, (12) Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ thường. (13) Quy sơn, quy hải khác người biệt ly. (14) Lạc Long về chốn Nam thuỳ, Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên. Chủ trương chọn một con hiền, (15) Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng. Hùng Vương đô ở Châu Phong, (16) Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Theo giang. Ðặt tên là nước Văn Lang, Chia mười lăm bộ bản chương cũng liền. Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên. Nhận trong địa chí về miền Sơn Tây. Ðịnh Yên, Hà Nội đổi thay, Ấy châu Giao Chỉ xưa nay còn truyền, Tân Hưng là cõi Hưng, Tuyền, Vũ Ninh tỉnh Bắc, Dương Tuyền tỉnh Ðông. Thái, Cao hai tỉnh hỗn đồng, Ấy là Vũ Ðịnh tiếp miền biên manh. Hoài Hoan: Nghệ; Cửu Chân: Thanh. Việt Thường là cõi Trị, Bình trung châu. Lạng là Lục Hải thượng du, Xa khơi Ninh Hải thuộc vào Quảng Yên. Bình Văn, Cửu Ðức còn tên, Mà trong cương giới sơn xuyên chưa tường, Trước sau đều gọi Hùng Vương, Vua thường nối hiệu quân thường nối tên. Lạc Hầu là tường điều nguyên, Vũ là Lạc Tướng giữ quyền quân cơ. (17) Ðặt quan "Bố Chính" hữu tu: Chức danh một bực đẳng uy một loài. (18) Vừa khi phong khí sơ khai, Trinh nguyên xảy đã gặp đời Ðế Nghiêu. (19) Bình nguyên nhật nguyệt rạng kiêu, Tấm lòng quỳ hoắc cũng đều hướng dương. Thần quy đem tiến Ðào Ðường Bắc Nam từ đấy bang giao là đầu. (20) Dõi truyền một mối xa thư, (21) Nước non đầm ấm mây mưa thái bình. Vua đời ngang với Chu Thành, Bốn phương biển lặng, trời thanh một màu. (22) Thử thăm Trung Quốc thế nào: Lại đem bạch trĩ dân vào Chu Vương. Ba trùng dịch lộ chưa tường. Ban xe tí ngọ chỉ đường nan nguy. Nhân khi vận nước gặp nguy. Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài. Làng Phù Ðổng có một người, Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ, (23) Những ngờ oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân. Nghe vua cầu tướng ra quân, Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ dạ cần vương: Lấy trung làm hiếu một đường phân minh. Sứ về tâu trước thiên đình, Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào. Trận mây theo ngọn cờ đào, Ra uy sấm sét nửa chiều giặc tan. Áo nhung cởi lại Linh San, Thoắt đã thoát nợ trần hoàn lên tiên. Lại nghe trong thưở Lạc Hùng, Mỵ Châu có ả tư phong khác thường Gần xa nức tiếng cung trang, Thừa long ai kẻ động sàng sánh vai. Bỗng đâu vừa thấy hai người, Một Sơn Tinh với một loài Thuỷ Tinh. Cầu hôn đều gửi tấc thành. Hùng Vương mới phán sự tình một hai: Sính nghi ước kịp ngày mai, Ai mau chân trước đính lời hứa anh. Trống lầu vừa mới tan canh, Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài. Ước sao lại cứ như lời, Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia. Cung đàn tiếng địch xa xa, Vui về non Tản oán ra bể Tần. Thuỷ Tinh lỡ bước chậm chân, Ðùng đùng nổi giận đem ân làm thù: Mưa tuôn gió thổi mịt mù, Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia. Sơn Thần hóa phép cũng ghê: Lưới giăng dòng Nhi, phên che ngàn Ðoài. Núi cao sông cũng còn dài, Năm năm báo oán đời đời đánh ghen. Bổ di còn truyện Trích tiên, (23) Có người họ Chử ở miền Khoái Châu. Ra vào nương náu Hà Châu, Phong trần đã trải mấy thâu cùng người. (24) Tiên Dung gặp buổi đi chơi, Gió đưa Ðằng Các buồm xuôi Nhị Hà, Chử Ðồng ẩn chốn bình sa, Biết đâu gặp gỡ lại là túc duyên. Thừa lương nàng mới dừng thuyền, Vây màn tắm mát kề liền bên sông: Người thục nữ, kẻ tiên đồng. Tình cờ ai biết vợ chồng duyên ưa. Giận con ra thói mây mưa, Hùng Vương truyền lệnh thuyền đưa bắt về. Non sông đã trót lời thề, Hai người một phút hóa về Bồng châu, Ðông An Dạ Trạch đâu đâu, Khói hương nghi ngút truyền sau muôn đời. Bể dâu biến đổi cơ trời, Mà so Hồng Lạc lâu dài ai hơn? Kể vua mười tám đời truyền, Hai ngàn năm lẻ vững bền khôn lay. Một dòng phụ đạo xưa nay, (25) Trước ngang Ðường Ðế sau tày Noãn Vương. GHI CHÚ Theo sách "Sưu Thần Ký" của Can Bảo đời Tấn thì Thần Nông có một chiếc roi thần, thường dùng roi đánh vào các loại thảo mộc thì các dược tính của cây cối đều hiện lên rõ ràng, nhờ vậy mà Thần Nông thiết lập được nền y dược cho Việt tộc. Về sau người Tàu quy cho Hoàng Ðế trong sách gọi là Hòang Ðế Nội Kinh, mà chính ra là thuộc Hoàng Việt. Roi thần của Vua Thần Nông hay gậy thần của vua Hùng đều chỉ nền minh triết nông nghiệp đã được "cơ cấu" hóa thành những số 2, 3, 5, 9. vì thế có chỗ gậy thần có 9 đốt. Hỏa đức chỉ phương Nam, là gốc cho những danh xưng Xích đạo, Viêm bang, Viêm Việt. Ðức của hỏa là nóng và sáng, sáng là minh nên cháu ba đời Viêm Ðế phải là Minh, sáng lắm, chinh phục được sự sáng thì gọi là Ðế Minh. Do đó nước ta nhận quẻ li hay màu đỏ để chỉ siêu văn minh. Chim trĩ đỏ vào giai đọan này. Số 3 là số ruột của Việt tộc, căn của số 9: gậy 9 đốt là thế. Chúc Dong là quan coi lửa đời Thần Nông cũng thuộc Viêm tộc là do liên hệ với Hỏa Ðức. Quan phong: quan sát phong tục. Giá là xa giá: xe vua. Nam hành tiến về phương Nam, cuộc Nam tiến. Bắc Nam có giao thoa nên có Bắc tiến cũng như Nam tiến tùy thời đại và phương diện. Mai Lĩnh là một ngọn núi trong dẫy Ngũ Lĩnh mà địa vực rất xê dịch xưa kia là miền Côi Kê. Duyên sinh lam kiều: sánh duyên cùng người đẹp. Người đẹp đó là Vụ Tiên kết duyên cùng Ðế Minh. Thưở đào yêu: chỉ thời kỳ trẻ đẹp như hoa đào đang nở (Thi Quốc Phong bài "đào chi yêu yêu"). Xe loan: xe của Hoàng Hậu có gắn chim phượng mái gọi là loan, tức cũng là chim trĩ. Quân trưởng nước ta: vua đứng đầu nước ta gọi là Lộc Tục hiệu là Kinh Dương Vương, tức là vua Châu Kinh và Châu Dương. Châu Kinh cũng gọi là Kinh Man hay Bộc Châu sau thành Kinh Sở rồi Sở nay là vùng Hồ Nam. Châu Dương là vùng Giang Nam có thể kiêm cả Giang Tô, sông Hoài, Châu Từ. Nếu người Châu Kinh gọi là Man thì người Châu Dương gọi là Di, nói giồn lại thành Man Di. Cặp từ này gợi ý hèn kém man rợ là tại sau này, chứ xưa kia đó là hai ngành sáng tạo văn hóa Việt Nho, nhất là người Di mà trong sử hay nói đến bằng nhiều tên: Hòai Di, Ðông Di, Lai Di. và nhất là Tứ Di là tên nhiều lúc thay cho Tứ Hải. Theo sách Nhĩ Nhã thì tứ hải là 4 giống người ở chung quanh Hoa Tộc, cho nên Tứ Hải hay Tứ Di cũng là Việt tộc. Vậy xin đặc biệt chú ý đến Ðông Di, Hoài Di. tới Châu Từ và sông Hòai vì nó bao gồm cả quê bà Nữ Oa, Vụ Tiên. và nhiều huyền thoại cũng như cổ nghệ cùng dòng với Ðông Sơn sẽ năng nói tới khi bàn về cổ nghệ. Hóa cơ: đặt nền móng cho phong hóa. Ðây chỉ là ảnh hưởng hỗ tương từ Bắc xuống Nam sau lan ảnh hưởng từ Nam lên Bắc. Ðộng Ðình Hồ trong tỉnh Hồ Nam rất lớn, giữa có nhiều đảo nhỏ, nhân đấy hồ trở nên tượng của cơ cấu triết với ba tiếng động đình hồ. Ðộng là các hang động trên đảo chỉ sự trống rỗng (hư tâm), có đình vuông (hay chữ nhật) chỉ đất, hồ tròn chỉ trời. Ðúng là hình tròn vuông hòa trộn, quả là hợp làm nơi dòng thần lấy con gái Long Vương (hai chữ tiên rồng giao thoa, nên có lúc tiên trên núi, lúc xuống thủy phủ). Khi nói Ðộng Ðình Hồ là cái nôi nước Việt thì cần hiểu theo nghĩa huyền sử tròn vuông, trời đất giao kết này. Lưu hồng: cầu vòng đỏ rực. Nhân tính có người đàn bà nằm mộng thấy cầu vồng đỏ trôi trên sông Hoa sau sinh ra con làm vua. Kinh Dương Vương kết duyên với Long Nữ sinh con là Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân: tức là vua rồng của dân Lạc (Lạc Việt). Nên hiểu rộng ra là tất cả các đôi trai gái lấy nhau, hiện thực cuộc pha giống bắc nam (tiên rồng) hay sâu hơn là giao chỉ trời cùng đất. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ (đọc Ky cho hợp vần). Âu có thể là Tây Âu thuộc chi Thái miền Tây ở Vân Nam hay Tứ Xuyên. Nghĩa uyên nguyên là chim hải âu một giống chim nước mà các nhà khảo cổ nhận thấy là mẫu đề (decorative motif) Ðông Nam Á, và trong Hùng sử được dùng như đại diện Tiên (nhớ phương trình chim = tiên). Hình ảnh cái bọc trăm trứng (nõan bào) đẹp tuyệt vời nhưng sử gia đã mất ý thức hạ thấp huyền sử xuống đợt sử ký nên không hiểu được, thành ra viết 4 câu ngớ ngẩn đã bỏ không lấy vào bản văn: "Noãn bào dù truyện hoang đường Vì xem huyền điểu sinh Thương khác gì. Ðến điều tan hợp cũng kỳ, Há vì thủy hỏa sinh ly như lời." Nếu không hiểu truyện noãn bào là lấy truyện tùy biện lý cho truyện chính. Vì huyền điểu là của bà Giản Ðịch đẻ ra tổ nhà Thương. Bà là người Nhung Di, nên nằm trong văn hóa chim của Việt tộc. Quy sơn quy hải: về núi về biển, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. Ðây chỉ là một chút sử liệu nhưng chở theo cả một cơ cấu là con số 3 (núi Ba vì). Số 3 tượng hình tròn (viên) nhưng lại tản ra (nên gọi là Tản Viên) kẻ lên núi người xuống biển. "Chọn một con hiền" đó là giải pháp trung dung giữa kế tử và kế hiền. Ðây tuy kế tử nhưng cũng là kế hiền tức chọn con nhưng là con đáp ứng được tiêu chuẩn tài đức, mà tài đức cao nhất là hiểu được con người là sự giao hội của trời cùng đất, nói bóng là tròn vuông, nói cụ thể là làm bánh dầy bánh chưng. "Hùng Vương đô ở Phong Châu". các địa danh ở đây thường được hiểu sát vào một nơi nào đó ở vùng Bắc Việt nhưng đó chỉ là nghĩa phụ, nghĩa áp dụng. Còn nghĩa chính phải là những đức tính của danh từ, vì vậy danh từ không còn là địa danh cho bằng là đức tính. Tất cả các tên khác như Văn Lang, Việt tộc, Hùng Vương đều phải hiểu vậy mới ra huyền sử nhất là chữ Việt Nam là siêu Việt lên chỗ sáng chỗ siêu văn minh (hỏa đức). Thao Giang là một đoạn sông Hồng (nhị hà) ý nghĩa nằm trong chữ Hồng (Bàng) hoặc Nhị Hà là con số 2. Văn Lang là nước theo tôn chỉ văn mà không võ (du mục). Ðịa vực có thể lan rộng khắp nước Tàu trước lúc người Tàu xuất hiện như một dân tộc. Thời Hùng Vương tức thời rút về miền Nam đợt I nước Việt cũng còn trải rộng cả trên vùng hai châu Kinh và Dương. Các cổ sử gia thường hiểu gọn vào Bắc Việt từ Phú Thọ, Sơn Tây, Yên Bái xuống tới Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. thì đó là nghĩa chính trị và sử kí thuộc đợt co rút. Theo nghĩa văn hiến thì Văn Lang cần mở rộng lên tới Ðộng Ðình, hơn thế nữa toàn cõi nước Tàu lúc Việt tộc chưa phải rút trước sức lấn át của Hoa tộc mà theo huyền sử chỉ xảy ra với Hiên Viên, tức sau Hoàng Ðế. Vậy mà người Việt đã quên trọn chỉ thu gọn mình vào có Bắc Việt thôi. Tưởng nên nhắc lại tên Việt hãy còn nằm rải rác khắp nước Tàu từ Bộc Việt ở vùng cực Bắc với Lai, Lạc, Bành. Còn tự Chiết Giang trở xuống thì Chiết Giang là U Việt, Giang Tây là Dương Việt, Quảng Tây là Âu Việt, Bắc Việt là Lạc Việt, Trung Việt là Việt Thường. Ðiều nguyên là giữ việc chính trị, đối với quân sự gọi là quân cơ. Ðẳng uy là đẳng cấp (bậc) và uy quyền. Trinh nguyên chỉ thời đại Thái bình của nước Văn Lang cũng đồi thời với Ðế Nghiêu (2357) đóng đô ở Bình Nguyên cũng còn nằm trong quỹ đạo Văn Lang, nên cũng nương theo nguyên lý lưỡng nhất tính (dual unit) mà ở đây chỉ bằng nhật nguyệt, và nhất là bằng hoa quỳ và hoa hoắc đều là giống hướng dương: hướng theo mặt trời. Ðó là hoa của nước Văn Lang nhân làm quốc hoa từ lúc còn thờ mặt trời, và được ghi lại cách huy hoàng trên mặt trống đồng, nơi các đoàn vũ đều vận hành theo hướng mặt trời (chờ xem bài Trống Ðồng Chiếc Hoa Quỳ Vĩ Ðại trong tập Văn Lang Vũ Bộ). Chú ý đời Nghiêu 2357 là lúc Văn Lang đã thịnh, không phải thời Hồng Bàng khai quốc đã lâu trước. Ðây bỏ 6 câu nói về việc vẽ giao long trên thân mình để khi xuống nước đánh cá khỏi bị giao long làm hại. Nói vậy là hiểu sai huyền sử, hạ thấp tục văn thân (vẽ hình giao long trên mình) xuống đợt lợi hành, mà chính ra phải hiểu trên đợt an hành tức vẽ hình giao long (vật tổ) để mình đồng hóa với vật tổ. Nghi lễ Văn Thân được hiện thực trong lễ Thành Ðinh (vẽ mình là một thứ chứng minh thư đã làm lễ thành đinh) cùng với nhiều nghi lễ khác để nhiều người chị lễ chứng tỏ đức hùng cường là đức căn bản để mình đồng hóa với giao long (tổ phụ) đặng trở nên nhân chủ. Về sau ý nghĩa này đựơc đưa vào Kinh Dịch với 6 thể rồng để chỉ các chặng tiến của con người trên đường tâm linh. Ý nghĩa thâm sâu cao cả còn để ấn tích chói chang lại trong lễ thành đinh và Kinh Dịch rõ ràng thế mà còn bị óc duy sử hiểu sai, huống chi các tiêu biểu khác như cái bọc trăm trứng nói ở trên. Nếu biết hiểu theo huyền sử nghĩa là phải so đo với nhiều nơi khác thì sẽ thấy sự giải nghĩa tránh nạn giao long là lố bịch, vì trên miền Altai cũng xâm mình hươu nai. Ở Lào cũng có xâm mình rồng. Ai xâm mình rồi thì được coi là có can đảm được vào ở chùa. chẳng có liên hệ gì tới đánh cá hết. Vậy xâm mình rồng chỉ có nghĩa là nhận vật biểu rồng cho bên nam (họ cha) y như bên nữ mặc áo có lông hồng (trĩ) chỉ họ mẹ vậy. Xa thư. Ðây là hai chữ khéo vô cùng để nói lên nét tiêu biểu của hai nền văn hóa Tàu Việt. Xa là xe, thư là sách. Ðó là hậu quả đầu tiên của hai miền Bắc Nam. Bắc chỉ Hoa tộc ghé theo du mục mà dấu hiệu là xe và ngựa (nhớ tên Hoàng Ðế là Hiên Viên có nghĩa là xe); còn Nam là Văn Lang Quốc thì quốc bửu phải là sách. Xin nhớ sách ước gậy thần của Hùng Vương. Phương Nam thường dùng thuyền thay vì xe, nên nhiều học giả phân ra hai nước Tàu: một Tàu đi xe (ngựa) mạn Bắc, một Tàu đi thuyền mạn Nam. Ðến thời Nghiêu, Bắc Nam bắt đầu giao thiệp trao đổi văn hóa (Hoàng Ðế mới lấn át Việt chứ chưa có trao đổi văn hóa). Bắc đưa ra xe, Nam đưa ra sách. Sách đây là "Kinh vô tự" tức Kinh Dịch, không có chữ vì ở 3 đợt phôi thai chỉ gồm tòan biểu tượng. Tóm lại Bắc Nam giao thiệp từ đời Nghiêu và đã trao đổi hai bửu bối rất xứng hợp cho hai nền văn hóa, du mục đưa ra xe (Bắc). Còn Nam là văn hiến chi bang nên đưa ra sách Kinh Dịch được biểu thị bằng rùa trên lưng có 64 chấm (64 quẻ). Chuyện trao đổi "thư xa" còn lặp lại nhiều lần, thí dụ đời nhà Ân sang chiếm nước ta lấy được ngọc Long Toại như được kể lại trong Kinh Hùng số 44, hoặc truyện Phù Ðổng Thiên Vương và truyện Việt Tỉnh Cương (số 79) biểu lộ rõ tính chất du mục (xâm lấn) cả về văn hóa biểu thị bằng sự việc lấy được ngọc Long Toại (một biểu tượng khác của Kinh Dịch vì ngọc Long Toại có cặp đôi sống mái), tức âm dương, nền tảng chính của Kinh Dịch. Trong huyền sử ca không nhắc tới chuyện này nhưng nhắc truyện Bạch trĩ (Kinh Hùng 71) xảy ra đời Chu Thành Vương bên Tàu (năm 1110 tr.cn) Hùng Vương muốn thăm dò động tĩnh Trung Quốc mới lấy cớ cống chim Bạch trĩ. Trung Quốc đáp lễ bằng xe Tí Ngọ. Hai vật trao đổi cũng giống trước, một đàng văn là chim bạch trĩ. Trĩ là chim tổ của Việt tộc trong thời còn thờ mặt trời. Xin nhớ câu "tùy dương Việt trĩ". Chim phượng (hoàng) đều vẽ theo hình chim trĩ nên nhiều học giả đồng hóa phượng với trĩ). Còn Trung Quốc trao đổi xe Tí Ngọ: Tí bắc, Ngọ nam tức xe có gắn địa bàn hay kim chỉ nam. Vật trao đổi vẫn là xe như lần đầu, nhưng lần này đã có tiến bộ là sáng chế ra địa bàn. Dầu vậy văn hóa chưa sâu nên chưa hiểu được ý nghĩa đồ "cống" của phương Nam. Nói bóng là ba tầng thông ngôn mà không hiểu nhau. Lần trước đời Ân xuống chiếm ngọc Long Toại rồi nằm chết chôn ở đó cũng có nghĩa là không hiểu nổi nét song trùng của Việt tộc, nói là bị chết chôn ở đó. Từ câu 65 đến câu 80 kể truyện minh sư của triết ly An Vi là Thánh Dóng sinh ra 3 năm không biết nói, nhưng lại biết làm, làm quá cỡ, đấy là an vi (làm cùng cực hợp với Kinh Vô Tự = không nói nhưng làm làm, sinh sinh, hóa hóa). Khi dẹp giặc Ân rồi không ở lại hưởng lộc nhưng lên núi Sóc Sơn để hóa (đó là an vi, không bị sự đời trì kéo). Vì thế Sóc Sơn cũng gọi là Linh Sơn. Núi đó ở miền An Việt, quê hương của triết lý An Vi, là triết Nhân chủ xây trên số 3 (số của người) kép lên thành 9, 9 đi ra rồi 9 đi vào thành 18 nên Thánh Dóng cưỡi ngựa cao 18 thước. Mấy số trong này nói lên rõ tính chất huyền sử, chớ có đem óc duy sử vào mà hỏi có với không, vì thế nên bỏ câu sau số 80: "Miếu đình còn dấu cố viên Chẳng hay truyện cũ lưu truyền có không?" Nếu hiểu đúng thì có vô cùng, có rất thâm sâu. Câu 65 bản cũ viết là "Sáu đời Hùng vận vừa suy" Kinh Hùng nhận bản văn nói Hùng Vương thứ 3 mà không thứ 6, vì số 3 ý nghĩa hơn (hợp số 3 căn bổn của Việt) vì thế đổi và chữa cho câu văn trở nên chung chung "nhân khi vận nước gặp nguy" chứ không phải vừa suy. Hùng Vương thứ 3 mà suy sao? Bổ đi = thêm vào. Mấy thâu là mấy thu, đọc thâu vì vần thơ. Từ câu 84 đến câu 107 kể truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh hơn gây nên bao tang tóc. Ðó có thể là hình bóng sự chia rẽ về cuối Hùng anh em trên núi dưới biển chống nhau. Tiếp tới truyện Tiên Dung lấy Chử Ðồng Tử tuy hai người cách bậc nhưng vẫn hòa hợp thành vợ chồng được trời chúc phúc cho về Bồng Châu (đảo của tiên ở gọi là Bồng Lai). Hai truyện trên nhấn mạnh đến nét song trùng nguyên thủy của văn hóa Việt: một âm một dương vốn phải đi với nhau, thế mà lòai người chẳng mấy khi đạt được. Ngay đối với Lạc Việt đã xây văn hóa trên "lưỡng hợp tính", với mẹ tiên cha rồng vậy mà còn có lúc đổ vỡ như Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhưng cũng có trường đi đến thái hòa mặc cho địa vị xa cách cũng vẫn đạt được Bồng Lai tiên cảnh. Chính hai yếu tố âm dương đó đã mở đầu cho cuộc tiến hóa thiên địa, mở đầu cho bao cuộc đổi thay trong thiên hạ. Trong đó có hợp có chia. Ðó cũng là sử mệnh của nước ta tự đây chi rẽ hoài. Dầu vậy cuối cùng Hồng Lạc vững bền. "Bể dâu biến đổi cơ trời Mà so Hồng Lạc lâu dài ai hơn." Thưa khó có ai hơn, vì nền văn hóa này đã xây trên tiết nhịp của trời đất cách huy hòang bằng chim Hồng (hộc) cũng gọi là thiên nga và Lạc Long Quânở thủy phủ chỉ đất. Nên cứu cánh của Ðạo Việt phải là "phối thiên phối địa" gọi vắn là Giao Chỉ hai chỉ trời chỉ đất giao nhau. Ðất trời giao hội là luật phổ biến thì tiên rồng cũng gọi là Hồng Lạc làm sao không dài, hết 9 ra rồi 9 vào là 18. Kể vua mười tám đời truyền, Hai ngàn năm lẻ vững bền không lay. Một dòng phụ đạo xưa nay, Trước ngang Ðường Ðế sau tày Noãn Vương. Hồng Bàng kể từ năm 2879 nhưng Văn Lang lúc thịnh đạt lại kể ngang với Ðường Ðế là vua Nghiêu Thuấn (2333). Ðời Hùng Vương đã chuyển sang phụ hệ, trước đó thì mẫu hệ xem ra còn mạnh, Âu Cơ còn cưới rể: Ðế Lai về nhà vợ. Noãn Vương là vua cuối cùng nhà Châu lên ngôi năm 314, mất năm 259 cũng xuýt soát thời Thục Phán phá nước Văn Lang lập ra nhà Thục (259-207) rồi tới Triệu Ðà 207-137 tr.cn. Các sách sử cũ của ta chỉ bắt đầu từ Triêu Ðà v.v. Còn thời Hồng Bàng lại bỏ qua, nếu không coi là "trâu ma thần quái"
-
<H2><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Verdana">LUẬT QUAN TRỌNG ÐỂ GIẢI NGHĨA HUYỀN SỬ
-
Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học, chủ yếu của những học giả Pháp thời thuộc địa. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau: 1-Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà. 2-Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc. 3-Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử. 4-Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đã từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Nam, tiêu diệt và đồng hóa người bản địa lập nên nước Văn Lang.(1) Sơ đồ như trên trở thành quan điểm chính thức của các nhà sử học khu vực và cũng được ghi trong những cuốn sách sử của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới. Tuy nhiên, quan niệm trên vấp phải những thách thức to lớn khi người ta phát hiện rằng, nhiều di chỉ khảo cổ ở Đông Nam Á có tuổi sớm hơn vùng Tây Bắc Trung Hoa cùng những chứng cứ cho thấy, nền văn hóa Đông Nam Á phát triển sớm hơn vùng Hoa lục. Cho đến cuối thế kỷ XX, nhờ nhũng công trình của Bing Su và Y. Chu dùng công nghệ gene khảo sát sự đa dạng di truyền của người Hán(2), bức tranh tiền sử người Việt và Đông Á nói chung được vẽ lại. Đường nét chính của bức tranh như sau: 1-Người Homo Sapiens từ Trung Đông băng qua Ấn Độ và Pakistan rồi theo bờ biển phía nam châu Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam khoảng 60-70.000 năm trước. 2-Dừng lại đây khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết tạo thành những chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng lai giữa chúng đồng thời lan tỏa ra sống khắp lục địa Đông Nam Á. 3-Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi tới Úc; 40.000 năm trước đặt chân tới New Guinea. 4-Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á lên khai phá lục địa Trung Hoa và từ đây lên tới Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ. 5-Cũng từ Đông Nam Á, một nhóm Mongoloid sống biệt lập, đã độc hành lên phía Tây Bắc Trung Hoa, tạo nên chủng Mongoloid phương Bắc. 6-Tại Hòa Bình, người Đông Nam Á chế tác đồ đá và sáng tạo trung tâm nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới. 7-Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, người Hán vượt Hoàng Hà lấn chiếm đất của người Bách Việt. Do sự tiếp xúc giữa người Hán Mongoloid phương Bắc với người Bách Việt, một chủng mới xuất hiện: chủng Mongoloid phương Nam, thuộc nhóm loại hình Đông Nam Á. 8-Cũng thời gian trên, do thua trận, một nhóm người Việt từ châu thổ Hoàng Hà đi thuyền vượt biển trở lại Việt Nam, cùng với người Việt tại chỗ lập ra nhà nước Văn Lang. 9-Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, do người Hán đánh đuổi gấp, một bộ phận lớn người Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phía nam sông Dương Tử trở lại lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người trở về mái nhà xưa này đã làm chuyển hóa đại bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ sang loại hình Đông Nam Á hiện đại. Cũng thời gian này, người Bách Việt từ Hoa lục tràn ra ngoài biển, tới Nhật Bản và Triều Tiên làm biến đổi di truyền những người gốc Đông Nam Á tại đó thành người hiện nay. Với bức tranh được vẽ như trên, ta thấy tiền sử của người Việt đã diễn ra trái ngược với quan niệm từ trước. Không phải là người tiền sử Đông Nam Á từ Tây Bắc nước Tàu đi xuống mà ngược lại, chính người tiền sử đã từ Đông Nam Á, từ Việt Nam đi lên khai phá đất nước Trung Hoa. Hành trình cùa người Bách Việt Đông Nam Á gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên phương bắc còn giai đoạn sau từ Trung Hoa trở về. Khi phát hiện lịch trình trên của người Đông Nam Á tiền sử, khoa học có thể lý giải thỏa đáng những câu hỏi trước đây về nhân chủng cũng như lịch sử văn hóa vùng Đông Á. Vấn đề cần đặt ra ở đây là vì sao suốt thế kỷ XX khoa học đã lạc đường khi nghiên cứu tiền sử Đông Á? Có thể lý giải điều này như sau: Khiếp nhược trước một đất nước có số dân đông đúc cùng nền văn hóa lớn, các nhà khoa học phương Tây nhiễm quan niệm dĩ Hoa vi trung mặc nhiên coi Trung Quốc là trung tâm phát sinh của Đông Á. Từ mặc cảm định trước này, ngay từ năm 1904, E. Aymonier đưa ra thuyết người tiền sử thiên cư từ cao nguyên Tây Tạng xuống. Tiếp đó, các tác giả khác, khi giải mã những hiện vật khảo cổ và nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học cùng thư tịch cổ Trung Hoa… đều nương theo thuyết Hoa tâm. Tất cả những việc làm mang tính duy ý chí đó đã vẽ nên bức tranh sai lầm về tiền sử Á Đông. Từ những sai lầm của quá khứ, thiết tưởng việc nghiên cứu tiền sử Đông Á nói chung cũng như người Việt nói riêng hiện nay cần có một phương pháp luận mới. Theo thiển ý, những cơ sở của phương pháp luận đó là: 1-Lần theo hành trình của người tiền sử từ Đông Nam Á lan tỏa ra khắp Hoa lục sau đó một bộ phận lại trở về Đông Nam Á. Bằng công nghệ genes cùng những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học… xác định thời gian, không gian xuất hiện và chuyển dịch của người Việt trên đất Trung Hoa. 2-Giải mã lại những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, những tư liệu ngôn ngữ học, xã hội học đã phát hiện được theo hành trình của người Đông Nam Á. Từ đây xác định những dấu ấn văn hóa mà người Đông Nam Á để lại trên đất Trung Hoa. 3-Trước đây, do chưa xác định được thời gian cũng như con đường thiên di của người tiền sử Đông Nam Á, với người Việt, thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn cứ liệu duy nhất để chúng ta nhìn vào tiền sử của mình. Nay ta biết rằng, do Khổng tử đã bỏ đi toàn bộ Tam Phần và một phần Ngũ Điển trong kinh Thư nên về thời gian, thư tịch Trung Hoa không thể đáp ứng thông tin trước thời Đường Ngu, tức khoảng trước 2600 năm TCN. Về không gian, lúc đó nước Trung Hoa còn nhỏ bé quanh lưu vực Hoàng Hà nên sự hiểu biết của sử gia Trung Hoa bị hạn chế. Sau này sử gia Trung Hoa, kể từ Tư Mã Thiên, phần nhiều mang con mắt đại Hán tộc nên viết không chính xác lịch sử những nước xung quanh được gọi là man, di… Vì vậy, trên thực tế, nguồn thư tịch Trung Hoa vừa khiếm khuyết vừa không đáng tin cậy, không thể là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta lấy làm căn cứ để viết lịch sử của mình. 4-Ngày nay, nhờ có người Việt “thiên di” tới nhiều nơi trên thế giới nên đã thu thập được khá nhiều tư liệu của các nước phương Tây viết về đất nước chúng ta. Một số trong đó đã được đưa lên mạng giúp cho chúng ta có cái nhìn về mình mới mẻ hơn và thoát được sự “cầm tù” của thư tịch Tàu. 5- Hai ngàn năm nay, do không hiểu nguồn gốc sinh học của mình và do mối quan hệ lịch sử đặc biệt với láng giềng phương bắc nên ông bà chúng ta coi Trung Quốc là nước đồng văn đồng chủng, còn các nước Đông Nam Á là di, rợ. Nhờ thành quả mới của khoa học di truyền, ta biết rằng, các dân tộc Đông Nam Á cùng cội nguồn với chúng ta. Điều này đưa tới phát hiện quan trọng: chính các sắc dân Đông Nam Á là người lưu giữ sâu đậm văn hóa cội nguồn của tổ tiên người Việt. Vì vậy, trong hành trình tìm lại văn hóa gốc của người Việt, việc nghiên cứu văn hóa các sắc dân Đông Nam Á có ý nghĩa rất lớn. Tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ giai đoạn tiền sử của dân tộc là chuyện dài dài, là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ. Chúng tôi cho rằng, sau khi đã tìm được nguồn cội về mặt sinh học, công việc trung tâm lúc này là tìm lại cội nguồn văn hóa của người Việt. Áp dụng phương pháp luận trên, chúng ta sẽ tìm ra những dấu tích văn hóa mà tổ tiên ta đã để lại trên đất Trung Hoa, đặc biệt là hai trung tâm Thái Sơn và Lĩnh Nam từ hạt lúa, ngọn rau, rìu đá, rìu đồng đến tiếng nói, chữ viết, KinhThư, Kinh Thi, Kinh Dịch… Tìm lại văn hóa cội nguồn không chỉ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về tổ tiên, mà quan thiết hơn là học từ đó những điều khôn ngoan để phục hưng văn hóa Việt. Hà Văn Thùy (www.phahe.vn)
-
Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- / Thuyết “Sở-Việt” của nguồn gốc dân tộc Việt và những đệ tử Năm 1904, trong cuốn Le Cambodge xuất bản tại Paris, học giả người Pháp E. Aymonier đề xuất giả thuyết: “Tổ tiên những người ngôn ngữ Mon-khmer bắt nguồn từ những sườn núi phía nam Tây Tạng rồi di chuyển về phương nam theo hai hướng, hướng tây nam sinh ra người Munda ở Ấn Độ, hướng đông nam sinh ra các tộc Mon-khmer ở Đông Dương.” (1) Từ thuyết này, vào đầu những năm 20 thế kỷ trước, L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng: “Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc giòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…” “Những chúa dẫn các dân Việt di cư xuống miền Nam Quảng Tây và đến tận Bắc kỳ ngày nay về thế kỷ thứ IV và thứ III trước Gia tô là cùng một dòng họ với các vua Việt đến định cư ở Ôn Châu, Phúc Châu và Quảng Ðông vậy.” ”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333, và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”(2). Trong hoàn cảnh thông tin về văn minh Đông Á còn hạn chế lúc đó, một số trí thức nước ta như Phạm Quỳnh đã chớp lấy “phát kiến tân tiến” trên rồi truyền bá trong cộng đồng. Từ đó, thuyết của Aurousseau được coi như tài liệu chính thống về cội nguồn dân tộc Việt. Không chỉ dừng lại ở thế kỷ đã qua, tư tưởng của ông còn được một số tác giả mang sang thế kỷ XXI. Giáo sư Cao Thế Dung trong bài “Tên nước Việt” được lưu hành trên nhiều website tiếng Việt, nhắc lại ý tưởng của L. Aurousseau với ý tán thành, đồng thời cũng góp phần hiện đại hóa thuyết này bằng cách bổ sung vào đó những tri thức mới của di truyền học hiện đại từ công trình của Y. Chu, Jin Li… Nguyên Nguyên với loạt bốn bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”, là học trò trung thành của của L. Aurousseau. Tác giả đào xới cổ thư Tàu và áp dụng kỹ thuật điện tử 'fast forward' (quay băng video nhanh) để rút ngắn thời đại Hùng Vương đi 2500 năm cho vừa với giả thuyết người thầy Tây của mình. Người trẻ nhất trong trường phái là Trương Thái Du với các bài viết trên mạng và in thành sách ở Nhà xuất bản Lao Động - 2007: “Tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” và “Nói thêm về Đàn Nam Giao” (vannghesongcuulong.org 19.12.06), trong đó đưa ra những bằng cứ từ cổ thư Trung Hoa để minh chứng cho truyết “Sở - Việt” Nót một cách công bằng, người viết cũng chịu ảnh hường của Aurousseau. Có một thời, đó là cách giải thích khả dĩ nhất về gốc gác người Việt. Nhưng rồi, cùng với sự trưởng thành của trí tuệ, với những phát hiện khảo cổ học mới và nhất là từ khi có thông tin từ công trình của nhóm Y. Chu về con đường phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, niềm tin của chúng tôi thay đổi. Từ những bằng chứng khảo cổ học, nhân chủng học vững chắc hiện có, chúng ta có đủ cơ sở để viết lời cáo chung cho thuyết Aurousseau. II/ Sự cáo chung của thuyết Aurousseau Thuyết “Sở-Việt” được đưa ra sau khi khảo cổ học phát hiện di chỉ Ngưỡng Thiều mà lúc đó cho là khởi nguyên của văn minh Hán truyền xuống Long Sơn và vùng Đông Nam. Nhưng đầu thập niên 30, Hội nghị Quốc tế về tiền sử Viễn Đông đã thống nhất cho rằng: “Cả Long Sơn, cả Ngưỡng Thiều đều từ văn hóa Hòa Bình sớm đưa lên.” Tại sao khi khảo cổ học phát hiện dòng chuyển dịch văn hóa ngược với quan niệm cũ thì niềm tin vào thuyết Aurousseau vẫn không thay đổi? Đó là do trong lịch sử có những cuộc di dân về Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Lịch sử người Việt có hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên khai phá đất Trung Hoa và giai đoạn sau từ Trung Hoa về xây dựng Việt Nam. Giai đoạn đầu quá xa xôi, không được ghi chép trong thư tịch Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ trước, nhân loại chưa biết tới. Do chỉ biết giai đoạn sau nhưng lại ngộ nhận đấy là toàn bộ lịch sử Việt Nam nên Aurousseau cùng học trò của ông đã sai lầm. Cho tới cuối thế kỷ trước, thuyết “Sở-Việt” vấp phải những mâu thuẫn sau: 1/ Mâu thuẫn thứ nhất: hoàn toàn phủ định truyền thuyết Hùng Vương dựng nước. Giả thuyết Aurousseau là sự phủ định lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt. Kết quả là lịch sử của chúng ta chỉ còn lại một nửa thời gian. Về mặt tâm linh, đó là đòn chí mạng đánh vào lương tri người Việt. Chưa biết đúng hay sai, giả thuyết như vậy là rất khó chấp nhận. Một lý thuyết đưa ra mà trái ngược tới mức phủ định truyền thuyết gốc của dân tộc là điều phải hết sức đắn đo, thận trọng. Vì vậy, không lấy làm lạ là, dù không ít học giả quảng bá cho thuyết này thì nó cũng không được đại đa số người Việt chấp nhận. Hầu như mọi người đều hướng về lịch sử 4000 năm với Phục Hy, Thần Nông, rồi Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. 2/Mâu thuẫn thứ hai: Trái ngược với bằng chứng khảo cổ học: Từ thập niên 70 thế kỷ trước, do việc phát hiện thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, thế giới đã công nhận Việt Nam là trung tâm văn hóa đồng thau xuất hiện sớm và phát triển nhất khu vực, bắt đầu từ 1850 năm đến thế kỷ II TCN, mà rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn kéo dài khoảng 800 năm TCN. Thời kỳ này tương đương với sự xuất hiện cùa nước Sở, mà ta biết, hiện vật đồng thau nước Sở vừa muộn hơn, lại ít hơn và nhất là không tinh xảo bằng của Việt Nam. Đấy là bằng chứng cho thấy, Việt Nam là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển sớm và mạnh hơn nước Sở. Đạt được trình độ phát triển như vậy chứng tỏ rằng trên địa bàn Việt Nam lúc đó có một nhà nước mạnh. Điều này cho thấy không thể có chuyện ngược đời là người Sở-Việt di cư xuống lập nước Văn Lang và thành tổ tiên của người Việt. Do không hóa giải được hai mâu thuẫn trên nên số ủng hộ viên của thuyết Aurousseau giảm đi. Tuy vậy, chứng lý bác bỏ thuyết Aurosseau chưa đủ mạnh vì còn thiếu bằng chứng quan trọng nhất là nhân chủng học. Sang thế kỷ XXI, với việc phát hiện con đường thiên di phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, khoa học có đủ bằng chứng để bác bỏ thuyết Aurousseau. 3/Mâu thuẫn thứ ba: trái với chứng cứ nhân chủng học. Điều khá khôi hài là, trong khi khẳng định người Sở - Việt là tổ tiên của người Việt Nam thì những người theo thuyết Aurousseau chẳng hề biết người Sở - Việt là ai, người Văn Lang là ai, người Việt Nam hiện đại là ai?! Ở đây không có chỗ cho những tên gọi nôm na như “tộc Tâu Âu”, “tộc Việt cổ”, “tộc Thái cổ” mà phải là những tên Latinh trong bảng phân loại nhân chủng. Khi chưa minh định được điều đó thì việc cho rằng người này là tổ tiên của người kia chỉ là chuyện ăn ốc nói mò! Có định luật như sau: Nếu trong quá khứ dân cư vùng A thiên di làm nên tổ tiên của dân cư vùng B tất sẽ để lại những vết tích trong bộ gene (genome) của dân cư vùng B. Như vậy, nếu vào thế kỷ IV TCN, người Sở-Việt di cư xuống tạo thành tổ tiên người Việt Nam hiện đại thì phải có bằng chứng về sự chuyển hóa di truyền của cư dân Việt Nam ở thời điểm trên. Không hề có bằng chứng như vậy. Xin đọc: “Thời đại Đá Mới, dân cư trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời đại Đồng - Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hoá.”(3) Đấy là kết luận của nhà nhân chủng học hàng đầu Việt Nam Nguyễn Đình Khoa, được trình bày trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, xuất bản năm 1983 ở Hà Nội. Đầu năm 2005, khi phân tích 30 di cốt ở khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, tiến sĩ M. Oxenham của Đại học Quốc gia Úc một lần nữa xác nhận: “Người Việt từ trước thời đá mới đã có biểu hiện của giống người Úc châu [Nam đảo] hay Đa đảo Melanesian, nhưng người Việt từ đầu thời Đồng thau đã có biểu hiện đặc trưng của giống người Ðông Nam Á. Sự hiện diện của cả hai nhóm sắc tộc này sát cánh nhau trong khu mộ táng cho thấy đã có sự hỗn hoà giữa hai chủng ở mức độ đáng kể, có thể là đánh dấu những nguồn gốc sớm nhất về dân cư Việt hiện thời, vốn đã tương đối ổn định khoảng năm 2000 TCN.”(4) Hai đoạn dẫn trên cho thấy: chỉ có việc chuyển hóa cùa dân cư Việt Nam từ loại hình Australoid sang Mongoloid, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Không có biến đổi di truyền nào cùa dân cư Việt ở thời điểm thế kỷ IV TCN. Như vậy là, người Việt hiện đại ra đời từ hơn 2000 năm trước khi người Sở - Việt di cư xuống. Cố nhiên, người Sở - Việt không thể là tổ tiên của những người được sinh ra trước họ. Điều này chứng tỏ rằng, khi di cư xuống Việt Nam, người Sở - Việt có cùng bộ gene di truyền với người bản địa. Bằng chứng nhân chủng học là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống quan tài thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt Nam. III/ Giả thuyết: “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” Dựa trên những phát kiến khoa học mới, nhất là công trình của tập thể nhà di truyền Trung Quốc và Mỹ cộng tác trong Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa (Chinese Human Genome Diversity Project), chúng tôi xin đưa ra giả thuyết “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” như sau: Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Đông Nam Á đi lên khai phá đất Trung Hoa. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV CTN, họ đã làm chủ vùng đất mênh mông từ Đông Nam Á tới phía nam sông Hoàng Hà, có nhân số khoảng 2/3 nhân loại và phát triển nền nông nghiệp tiên tiến. Cũng khoảng thời gian này, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên, định cư ở phía tây bắc Trung Hoa và chuyển dần từ săn bắt hái lượm sang du mục, là tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc. Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TCN, người du mục xâm phạm lãnh thổ của người Việt, cướp của, hãm hiếp, bắt người làm nô lệ, mức độ ngày một tăng. Do vậy đã xuất hiện liên minh các bộ lạc Bách Việt phía bắc sông Dương Tử do Đế Lai chỉ huy với các bộ lạc phía nam Dương Tử do Lạc Long Quân lãnh đạo chống lại quân xâm lăng. Khoảng năm 2600 TCN, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu mở chiến dịch lớn tổng tấn công ở Trác Lộc. Liên quân Việt thua trận, Đế Lai hy sinh. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt lên thuyền theo dòng Hoàng Hà ra biển xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ Tĩnh. (5) Trong đoàn thuyền nhân trở về Việt Nam, có một số người lai Mông Cổ được sinh ra từ những cuộc xâm lấn trước đó và cả những phụ nữ bị quân Mông Cổ hãm hiếp mang thai. Khi trở về, họ sinh những con lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Do sự chiếm đóng mở rộng, cuộc di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà còn tiếp tục và bổ sung thêm người Mongoloid phương Nam cho dân cư Việt Nam. Những người mang gene Mongoloid phương Nam này lai với người bản địa thuộc loại hình Australoid, làm chuyển hóa dân cư Việt Nam sang loại hình Đông Nam Á, là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. Đoàn thuyền nhân từ Hoàng Hà trở về, do cùng chủng tộc, ngôn ngữ và được dắt dẫn bởi Lạc Long Quân, vua của nước Xich Quỷ nên dễ dàng hòa nhập với dân bản địa. Người mới về, do hoạt động trên vùng đất rộng, phải thường xuyên đối mặt với kẻ xâm lấn phương Bắc nên biết cách tổ chức nhà nước và kỹ thuật quân sự, vì vậy được cộng đồng bản địa tôn lảm vua. Nhờ ưu thế lai của chủng Mongoloid phương Nam, nhờ được tổ chức thành nhà nước, người Văn Lang trở nên hùng mạnh, sáng tạo văn hóa đồng thau, đặc biệt là chế tác trống đồng. Tuy thời gian này người Việt có kỹ nghệ hàng hải cao và làm chủ biển Đông nhưng di tản bằng thuyền không thể đưa ồ ạt nhiều người nên số người mang gene Mongoloid phương Nam có mặt lúc đầu ở Văn Lang không nhiều. Vì vậy quá trình chuyển hóa dân cư Việt khá chậm chạp, phải trong thời gian hơn nửa thiên niên kỷ, cho tới 2000 năm TCN mới ổn định. Giải thích và chứng minh Giả thuyết do chúng tôi đề xuất có những ưu điểm sau: a/ Phù hợp với truyền thuyết Hùng Vương dựng nước: thời gian dựng nước Văn Lang khoảng 2600 năm TCN, Lạc Long Quân theo Hoàng Hà ra biển Đông, xuôi về Nam. Đồng thời cũng phù hợp với Ngọc phả đền Hùng là có “đoàn người đổ bộ vào Nghệ Tĩnh” b/ Việc không tìm được sọ Mongoloid thuần chủng ở Việt Nam chứng tỏ là vào thời kỳ này không có người Mongoloid thuần chủng trên đất Việt Nam. Như vậy chỉ còn khả năng duy nhất là có người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà – nơi đầu tiên xuất hiện người Mogoloid phương Nam - di cư bằng thuyền tới Việt Nam và làm biến đổi gene của dân cư Việt. Giả thuyết của chúng tôi giải thích thỏa đáng điều này: cách nhau vạn dặm núi rừng và một biển người Bách Việt dòng Australoid, khoảng 2600 năm TCN, bên sông Hoàng và bên sông Hồng, chủng người Mongoloid phương Nam gần như đồng thời xuất hiện. Nguyên nhân tại đâu? Chỉ có khả năng duy nhất là những người lai Mông Cổ trong đoàn thuyền nhân từ sông Hoàng Hà đi về Việt Nam. c/ Giả thuyết của chúng tôi cho phép chứng minh ngược lại thuyết của Aurousseau. Có thể có khả năng sau: Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ từ phía Nam Dương Tử tới tận miền Trung Việt Nam. “Nước” ở đây là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo do tộc Lạc Việt (Indonesien) có số dân đông và nói ngôn ngữ Mon-khmer đứng đầu. Khi lên thuyền chạy theo Hoàng Hà ra biển, Lạc Long Quân vì lý do nào đó, không trở về đô của mình ở Ngũ Lĩnh mà dông thuyền xuống tới vùng Nghệ Tĩnh rồi đi lên lập đô mới ở Bạch Hạc, từ đây dựng nước Văn Lang. Như vậy, có thể hiểu đây là một lần dời đô và đổi quốc hiệu: đô mới là Bạch Hạc còn quốc hiệu là Văn Lang thay cho Xích Quỷ. Cùng một thời kỳ lịch sử, cương vực Văn Lang trùng khớp với địa bàn nước Xích Quỷ ủng hộ cho giả thuyết này. Từ xa xưa vẫn có dòng người từ Việt Nam đi lên phương bắc. Tới thời điểm này trong dòng di dân có thêm những người lai. Người lai đã truyền bá gene Mogoloid phương Nam ra khắp nước Văn Lang rộng lớn, làm chuyển hóa di truyền của người Việt ở phía nam Dương Tử. Đến khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân số Văn Lang đã được Mogoloid hóa. Các nước Sở, Ngô, Việt… là những mảnh vỡ của nước Xích Quỷ - Văn Lang nên dân cư đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Việc người nước Việt của Câu Tiễn trở về Việt Nam vào năm 333 TCN là lá rụng về cội, cháu con trở lại đất xưa của tổ tiên. IV/ Kết luận Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa. Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, đấy là lầm lẫn lớn. Từ những bằng chứng khảo cổ và nhất là di truyền học, khoa học hiện đại chứng minh được rằng, người tiền sử xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam rồi đi lên mở mang đất nước Trung Hoa. Sau đó, do người Mông Cổ xâm lấn, đã trở về lại Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á khác. Khảo cổ và di truyền học cũng xác nhận, vào thời điểm 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể dân cư Việt Nam và là tổ tiên của người Việt hiện đại. Những bằng chứng vững chắc trên đã bác bỏ thuyết Aurousseau. Một câu hỏi tất phải nảy sinh: vì sao, trước sự thực khoa học như vậy mà vẫn còn người tin theo thuyết “Sở-Việt”? Có thể, đó là hậu quả của thói ù lỳ trí thức nơi những người chỉ duy nhất tin vào những gì quen thuộc, do kiến văn hạn hẹp nên không còn lựa chọn nào khác. Đấy còn là sự thất bại về phương pháp luận của những người leo cây tìm cá. Các tác giả này tận tín vào sách của thày Tàu mà không biết tới nghịch lý: người Trung Hoa hiện nay cũng chẳng biết tổ tiên gốc gác của họ là ai trong khi lại ảo tưởng rằng cổ thư Tàu là nguồn duy nhất chỉ dạy mình biết gốc gác tổ tiên người Việt! Phải chăng đó cũng là vấn nạn của dân tộc Việt?! Hà Văn Thùy (phahe.vn)
-
Sư phụ ơi, Bài viết này Vuminhanh trích dẫn từ một phần bài viết của tác giả ThieuLam đăng trên website: www. vuiveclub.netmục Khoa học huyền bí/ Địa lý mệnh học/Khái quát về phong thủy. Nhưng không hiểu sao, hôm nay không vào được linhk web này. Sư phụ có thể vào kiểm chứng nguồn dẫn bài viết gốc bằng cách Serch đường link “site:www.vuiveclub.net phongthuy.các chứng nghịêm phong thủy.vuiveclub.net “ trên Google. Đọc toàn bộ file gốc bằng cách bấm vào chữ “ Đã lưu trong bộ nhớ cache”
-
Các Chứng Nghiệm Phong Thuỷ : 1. Ba miền quê của các nhân tài đất bắc : Xin bắt đầu từ tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Trì ( Về mặt Phong thuỷ). Hà đông là tỉnh ở bắc bộ do pháp lập ra năm 1888. Tỉnh lị ở làng Cầu Đơ, nên tỉnh lúc này gọi là tỉnh cầu Cầu Đơ, năm 1904 mới đổi tên là tỉnh Hà Đông. Vị trí của tỉnh Hà Đông nằm ở phía tây sông Nhị Hà ( đáng lẽ ra, theo lý do đó, tỉnh này phải gọi là Hà Tây mới đúng, nhưng có lẽ những người đặt tên tỉnh lấy lý do là tỉnh này là đất văn vật như đất Hà Đông bên Trung Quốc). Tỉnh Hà Đông gồm một thị xã, tỉnh lị ở trên dòng sông Nhuệ và chín huyện : Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, Hoài Đức( nay là Mỹ Đức), Phú Xuyên , Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà, sau năm 1963 hợp nhất với tỉnh Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, tỉnh lị vẫn ở Hà Đông . Năm 1977, bị cắt các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ ,Ba Vì và một phần huyện Chương Mỹ Về Hà Nội, sau lại trở về tỉnh Hà Tây. Tỉnh Hà Đông hồi pháp thuộc có nhiều nghề thủ công phát đạt, quê hương của rất nhiều các nhân vật nổi tiếng xưa nay : Chu Văn An,Hoàng Tăng Bí,Bùi Huy Bích, Bùi Bị, Lương Văn Can, Đặng trần Côn, Nguyễn quí Cảnh, Lê ngô cát, Nguyễn Công Cơ,Dương bá Cung , Ngô Đình Chất, Phạm Giao, Ngô Thời Du, Nguyễn Danh Dự, Lê Đại, Từ Đạm, Nguyễn Như Đỗ, Nguyễn Quí Đức, Đỗ Thế Gia ,Vũ Phạm Hàm , Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trọng Hợp, Đặng Huấn,Nguyễn kiều, Nguyễn Bá Kỳ, Nguyễn Phi Khanh, Dương Khuê, Dương Lâm, Ngô sĩ Liên, Nguyễn hữu liêu , Đặng Đình Long, Đoàn Trần Nghiệp, Ngô Thời Nhậm, Nhàn Khanh, Đào Quang Nhiêu, Lý Ông Trọng, Phan Lê Phiên, Lý Trần Quán, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Quyện, Phạm Quỳnh, Hà Tống Quyền, Nguyễn Siêu, Ngô Thời Sĩ, Lý tử tấn , Phan Phù Tiên, Phạm Tu, Đặc Đình Tướng, Nguyễn Công Thái , Trình Thanh, Tô Hiến Thành, Nguyễn hải thần , Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Thuyến, Nguyễn viết Thứ, Đặng Trần Thường, Bùi Xương Trạch ,Nguyễn Trãi, Vũ Công Trấn, Nguyễn quốc Trinh, Nguyễn Thời Trung, Nguyễn Trực, Lưu nguyên Ân,Bùi bỉnh Uyên, Bùi Vịnh... Hiện nay còn có rất nhiều các nhân vật đang tại chức mà người viết không muốn nêu tên tại đây. Nói về huyện Thanh Trì : huyện thuộc phủ Thường Tín, Tỉnh Hà Nội (1831) sau thuộc Hà Đông (1888) nay nhập vào Hà Nội. Trước là châu Thượng Phúc về đời Lý sau là huyện Long Đàm. Đời Lê vì kị huý tên vua Lê Thế Tông đổi là huyện Thanh Trì. Huyện bắc giáp quận Hai bà Trưng và huyện Từ Liêm. Đông giáp sông Hồng ngăn cách với huyện Gia Lâm và văn Giang. Nam giáp Thường Tín. Tây giáp Hoài Đức. Huyện có nhiều đầm tự nhiên : Linh Đường, Thánh Liệt(đầm Sét), Vạn Xuân, đầm Mực...Từ thời Lê về trước có 60 người thi đỗ đại khoa. Đình ngoài Thanh Liệt thờ Phạm Tu, đình trong thờ Chu Văn An, đình Đông Phù Và Việt Yên thờ sứ quân Nguyễn Siêu, đình Tả Thanh Oai thờ Lê Đại Hành, đình Quí Đô thờ Tô Hiến Thành, đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng. Quê của Lê Đình Diên, Bùi Huy Bích, Chu văn An , Bạch Thái Bưởi, Đặng Trần Côn, Đồ Lệnh danh, Phạm Quỳnh, Phạm Dao, Nguyễn Phương Đỉnh, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn trọng Hợp, Nguyễn Hải Thần, Trần Hoà, Lê Bá ly, Nguyễn Nghi, Hoàng thị Ngọc san, Lê San, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Công Thể, Đỗ Lệnh thiên lưu Tiệp, Bùi xương Trạch, Nguyễn Quốc Trinh, Bùi Trụ, Nguyễn Đình trụ,Phạm Tu, Nguyễn Huy Túc, Lưu nguyên Uân, Cung Đình Vận, Nguyễn Viêm, Viễn Chiếu Thiền Sư, Đàm xuân Vực ... đất này thực chất đã sinh ra Vua... Tại sao miền quê này có nhiều nhân tài đến vậy? xin thưa đó là phong thuỷ hợp cách. Trước khi tiến hành phân tích về phong thuỷ chúng ta sẽ tiếp tục du ngoạn tới vùng đất thứ hai đó là Bắc Ninh với trung tâm là huyện Đông Ngàn. Bắc Ninh tỉnh ở phía đông bắc thành Hà Nội, đời Lê là trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ ba (1822) đổi là trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Lục Nam (sau năm 1963 đổi là tỉnh Bức Giang), sau hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Bắc Ninh hồi Minh Mạng gồm phủ từ sơn (huyện Đông Ngàn do phủ kiêm lý), huyện Tiên Du, huyện Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong, phủ Thuận An, sau đổi là Thuận Thành ( gồm huyện Gia Lâm , Văn Giang, Gia Bình, Lạng Tài), Phủ Thiên Phúc, Phủ Lạng Giang. Tỉnh bắc Ninh phía tây có sông Hồng ngăn cách với Hà Nội, khoảng giữa có sông Cầu chảy đến Phả Lại, thì gặp sông Đuống với sông Thương. Vùng Lạng Giang thì núi non hiểm trở, còn vùng Bắc Ninh thì ruộng đồng bằng phẳng , xanh tốt, thỉnh thoảng có những đồi núi thấp có tên tuổi gắn với lịch sử như : núi Sóc Sơn, núi Tiên Du, núi Vũ Ninh, núi Thiên thai. Bắc Ninh có tiếng là đất văn vật nhất của cả nước, có Lê văn Thịnh đỗ trạng nguyên đầu tiên về đời Lý, Nguyễn Quan Quang trạng nguyên đầu tiên về đời Trần, số trạng nguyên và tiến sĩ nhiều nhất so với các tỉnh khác, là quê hương của : Hoàng Hoa thám, Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lãnh Điềm, Hai Tước, Đốc Tác, Quản Kỳ, Đội Văn, Lãnh Giới, Lãnh Giám , Lãnh Thiết, Cai Bình, Cai Biên, Đề hoàng, Đề Năm , Đề Kiều, Nguyễn Án, Trần danh Án, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Cao, Nguyễn Đăng Cảo, Phạm Huy Cơ, Nguyễn Văn Cừ, Đào Cử, Nguyễn tự Cường, Đặng Công Chất, Trần Quang Châu, Phó Đức chính, Lê duy Đản, Nguyễn Cư Đạo, Nguyễn Tư Giản, Trương hát, Trương Tống, Đặng thị Huệ, Đàm Thuận Huy, Sư Huyền Quang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng Sĩ Khải, Trần Danh Lâm, Đoàn văn Lễ, Ngô Luân, Lê tuấn Mậu, Cao bá Nhạ, Lê Quýnh, Nguyễn Quyền, Hoàng Công Phu, Nguyễn quan Quang, Cao Bá Quát, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Mậu Tài, Dương Trọng Tế, Ngô Thầm, Nguyễn Miễn Thiệu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thủ Tiệp, Hứa tam Tĩnh, Ngô sách Tuấn, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn nghiên Tư, Nguyễn Gia Thiều, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Nhân Thiếp, Lê văn Thịnh, Nguyễn Thực, Phạm Văn Tráng, Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh … Đông Ngàn huyện thuộc Phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc về đời Lê, có 13 tổng, địa thế rộng, trước là châu Cổ Lãm, Lê Đại Hành đổi là châu Cổ Pháp, nhà Lý đổi là phủ Thiên Đức, tên Đông Ngàn xuất hiện từ thời Trần, đời Minh là huyện Đông Ngàn phủ Bắc Giang, Lê Thánh Tông đổi thành phủ Từ Sơn… Đây là huyện có truyền thống văn hoá lâu đời ( 130 người đỗ đại khoa đến hết triều Lê và 174 người hết triều Nguyễn). Quê hương của rất nhiều nhân sĩ như Nguyễn Án, Nguyễn Tự Cường, Đặng công Chất, Nguyễn Chính, Nguyễn Tư Giản, Quách Giai, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Đình Huấn, Nguyễn văn Huy, Trần Lâu, Nguyễn Hữu Nghiêm, Nguyễn Giáo Phương, Nguyễn Quan Quang, Phạm Thái, Nguyễn Giản Thanh, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Thực, Ngô Thế Tri, Ngô Gia Tự, Lý Công Uẩn, Vạn thế Thiền Sư…đây cũng là đất phát chín đời vua lý đặt dấu ấn cho thời kỳ hưng vượng của đất Việt Miền quê thứ ba xin đề cập ở đây chính là tỉnh Hải Dương mà trung tâm là huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách. Hải Dương là tỉnh ở bắc bộ, xưa giáp sông Hồng , ở về phía đông của kinh thành, nên còn gọi là tỉnh Đông. Về đời Lê là một trong tứ nội Trấn (Sơn Tây,Sơn Nam, Kinh Bắc,Hải Dương). Năm 1466 gọi là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương, Vua tương Dực đổi là trấn Hải Dương. Đời Mạc trích các phủ Thuận An thuộc Trấn Kinh Bắc, Phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam cho thuộc về trấn Hải Dương vì là quê hương của nhà Mạc. Sau nhà Lê xoá bỏ những việc làm của nhà Mạc, trấn Hải Dương trở về địa giới cũ. Năm 1831 đặt là tỉnh Hải Dương gồm phủ Thượng Hồng sau đổi là Phủ Bình Giang, phủ Hạ Hồng sau đổi là phủ Ninh Giang, Phủ Nam Sách ( huyện Thanh Lâm do phủ kiên lí), phủ Kinh Môn. Năm 1968 sát nhập tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Hải Dương, trừ huyện Đông Triều có dẫy Yên Tử cao từ 837m đến 1068m và huyện Chí Linh có núi Phả lại, núi Côn Sơn không cao mấy còn ra toàn đồng bằng được tưới tiêu bằng các sông Thái Bình chảy qua giữa tỉnh và các chi lưu Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Luộc làm biên giới với tỉnh Thái Bình. Tỉnh Hải Dương là tỉnh giầu có về sản xuất lương thực và nghề thủ công, lại là tỉnh văn vật có nhiều người thi đỗ đại khoa về đời Lê và dời Nguyễn. Quê hương của nhiều nhânvật lịch sử : Phạm Ban, Lại kim Bảng, Nguyễn thái Bạt, Mạc Thị Bưởi, Vũ Cán, Nguyễn Hữu Cầu, Lý Tử Cán, Nguyễn Cừ, Trần Quốc Trân, Mạc Đĩnh Chi, Trần Khắc Chung, Lê thiếu Đĩnh, Khúc Thừa Dụ, Nguyễn Thị Duệ, Mạc Đăng Dung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Dữ, Trần Nguyên Đán, Vũ Phương Đề, Vũ Duy Đoán, Phạm Đồn, Phạm tiến Đức, Đoàn Nhữ Hải, Đinh nhã Hành, Phạm Hạp, Ngô Hoán, Phạm Đình Hổ, Lương Nhữ Hộc, Nguyễn Huân, Lê Huân, Phạm chí Hương ,Vũ Hữu, Trần Thời Kiến, Yết Kiêu, Bùi Bá Kỳ, Trần Quốc lặc, Phạm Cự Lượng, Nguyễn mại, Phạm Tông Mại, Phạm sư Mệnh, Vù Văn Mật, Lê Nại, Đinh Tích Nhưỡng, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Trác Oánh, Pháp Loa, Trần Phong, Đinh Văn Phục, Đỗ Quang, Phạm quỳnh, Võ quỳnh, Đinh văn Tả, Nguyễn Quý Tân, Vũ Huy Tấn, Mạc Hiển Tích, Đốc Tít, Nhữ Đình Toản, Vũ Như Tô, Lê cảnh Tuân, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Tiển, Thái Thuận, Trần Đình Thám, Đinh văn Thảm, Phạm Quý Thích, Đoàn Thượng, Phạm Đình Trạc, Phạm Đình Trọng, Pham Công Trứ, Vũ văn Uyên... Đất này cũng đã phát bá nghiệp cho nhà Mạc, hiện nay có rất nhiều các nhân vật chủ chốt đang tại chức cũng sinh ra tại đây. Nam Sách tên phủ lộ về đời Trần , đời Lê và đời Nguyễn, gồm các huyện Thanh lâm, Chí Linh, Thanh Hà. Phủ Nam sách có sông bao quanh ( sông Lục Nam, Lục Đầu, Thái Bình, Kinh Thầy). Phủ nổi tiếng về văn học. Từ đời Lê về trước, có 165 người đỗ đại khoa, nhiều nhất các phủ trong toàn quốc, riêng huyện Thanh Lâm có 93 người là huyện đỗ đật cao nhì nước sau huyện Đông Ngàn 130 người. Trên đây là ba miền quê, xin các bạn phân tích vì chúng có những đặc điểm phong thuỷ rất đặc trưng không vùng nào giống vùng nào . Từ xưa đến nay các phong thuỷ sư thực thụ đều phải bắt đầu từ đại cục - nhìn đại cục mà đoán định sự suy thịnh của một nước trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, nó gắn liền với sự hưng vong của đại đô, tiếp đó mới xét tới trung cục để định rõ sự thịnh vượng hay suy tàn của đại quận, châu phủ - biết mà dùng vào việc bổ trợ nguyên khí cho đế đô, cuối cùng mới xét đến tiểu cục – nhìn nó mà thấu hiểu vận mệnh của làng xóm, gia tộc và cá nhân con người, nói thì tác bạch như vậy nhưng luận thì chúng là một thực thể thống nhất. Cũng chính vì lý do như vậy mà khi luận long kết huyệt ta phải phân ra "tam tụ". "Đại tụ" là nơi có thể làm đại đô của một nước. "Trung tụ thích hợp cho đại quận châu phủ là các thành phố vệ tinh tiếp sức cho đại đô. "Tiểu tụ" dĩ nhiên là cho tạo làng đặt xóm hay dương cơ và âm phần. Nhìn tổng thể hình sông thế núi của Đất Việt Ngàn Năm cả đồng bằng sông Hồng là đại cục mà nguyên khí đại tụ tại Thăng Long xứng đáng là đại đô nhiều đời ( tuy vậy cần có nhiều cải tạo mới phát huy hết sức mạnh vốn có của nó), vận mệnh của quốc gia phần nhiều được quyết định bởi phong thuỷ của đại cục này. Xét tới ba tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh và Hải Dương là trung cục mà nguyên khí "trung tụ" tại ba huyện Thanh trì, Đông ngàn và Thanh Lâm, ba nơi này tạo thành thế chân vạc tiền, tả, hữu hỗ trợ nguyên khí cho Thăng Long (Tất nhiên còn nhiều trung cục khác hỗ trợ). Để thấy được sự độc đáo của mỗi vùng chúng ta sẽ lần lượt tiến hành phân tích hình sông thế núi của ba khu vực này : Tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Trì toạ lạc trên một miền đất đồng bằng lưng dựa núi mặt hướng thuỷ là nơi long đình khí chỉ của một một long mạch tới từ Trung Quốc. Long mạch - Chi trung kết cán- cỡ trung bình chạy theo hướng tây bắc đông nam ( kẹp bởi hai đại giang là Đà giang và Mã Giang) bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chạy qua Vân Nam Trung Quốc hướng về phía nam qua Lào vào Việt Nam tại tỉnh Điện Biên, Lai châu với các dãy núi cao trên 2000m . Khi tiến vào Việt Nam long bắt đầu thoát xác từ già hoá trẻ- dấu hiệu của sinh khí tăng dần, đến khu vực hồ Hoà Bình Trung cán long này thúc yết rồi phân ra làm ba nhánh Tả chi tạo thành tay long quay ngược lên phía bắc đi theo Đà giang tạo thành dãy Ba vì hùng vĩ với ba ngọn núi là núi Ông, núi Bà (1120m) và núi Chẹ ( Tản Viên 1287m), ngọn giữa Tản Viên có hình thắt cổ bồng, trên toả ra như cái tán ( long mạch đại quí cách). Hữu chi tạo thành tay hổ tiếp tục di chuyển về phía đông nam rồi tách ra làm 3 chi nhỏ phân cách bởi hai con sông là sông Bồi và sông Bưởi. Chi ngoài cùng còn rất hùng hậu đột khởi nên dãy núi Phu Nha Phong cao 1587 m kẹp bởi hai con sông là sông Mã và sông Bưởi. Chi giữa long đi trường viễn tạo thành dày Tam Điệp chạy ra sát biển, kẹp bởi hai con song Bưởi và Bồi. Chi trong cùng chạy về khu vực chùa Hương nổi tiếng và kết thúc tai nơi giao hội của hai con song Bồi và Đáy. Trung chi huyền vũ khí mạch trung tụ chạy về phía đông bắc "băng hồng" qua song đáy thoát hết sát khí hướng về Thăng Long Hà Nội và kết thúc tại huỵên Thanh Trì. Tại nơi kết thúc này hàng loạt các gò đống đột khởi như một hệ thống mà phía trước là một loạt các đầm nước tự nhiên trong và sâu nổi tiếng ( Phía giáp Thanh Trì với sông Hồng là rốn nước của thành phố) tạo thành một trong năm các thức kết huỵêt gọi là "Cứ thuỷ cục". Tới đây chắc các bạn đã rõ vì sao nơi này chiếm tới 70% nhân tài của một vùng rộng lớn rồi. Tỉnh Bắc Ninh tương tự như tỉnh lị Hà Đông toạ lạc trên một miền đất đồng bằng bằng phẳng có triều cao từ 20 đến 50 m so với mặt nước biển , lưng dựa núi mặt nhìn núi xa xa về phía đông là Lục Đầu giang ( cách cục đặc biệt). Tỉnh là nơi kết thúc của một long mạch đại cán phát nguyên từ Tây Tạng rẽ nhánh về phía đông ( Tay long của đại cục Thăng Long) đi qua Trung Quốc, một chi long của đại cán long này rẽ nhánh xuống phía nam tạo thành cánh cung Ngân Sơn cao trên 1800 m chạy xuống miền bắc của nước Việt qua Cao Bằng, Bắc Cạn chi long này trẻ hoá. Trên đường đi của cánh cung Ngân Sơn một chi long nhỏ tiếp tục tách ra chạy theo hướng tây nam tạo ra núi Phia Booc cao 1578 m đi qua Tuyên Quang ( kẹp giữa hai song Thao và Cầu) chuyển hướng đông nam đột khởi lên dãy Tam Đảo có 3 đỉnh nhô lên liền nhau gần Thác Bạc, như ba hòn đảo : Phù Nghĩa, Thạch Bàn và Thiên Thị cao tương ứng 1250m, 1420m, 1591m . Dãy Tam Đảo tiếp tục di chuyển theo hướng đông nam khởi núi Sóc Sơn trung tụ tai huyện Đông Ngàn, dư khí còn tiếp tục di chuyển đột khởi một loạt các dãy núi chay theo hướng bắc nam là Tiên Du, Vũ Ninh và Thiên Thai ngăn lấp lấy minh đường trước mặt. Thế của long gia thì thật là kém xa so với Hà Đông tuy vậy nó lại quí ở chỗ có nhiều các chi long khác chầu về như cánh cung Sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, dẫy Cai Kinh, dẫy Mẫu Sơn và cánh cung Đông Triều, nên cuối cùng thì sinh khí chầu tụ xem ra lại nhỉnh hơn so với thế đất của tỉnh Hà Đông. Xét riêng huyện Đông Ngàn là một vùng đồng bằng phì nhiêu lưng dựa vào dãy Tam Đảo có hình "thương khố", phía trước hướng về Lục Đầu giang lại bị ngăn lấp bởi ba dãy núi Tiên Sơn, Vũ Ninh và Thiên Thai chính là đại quí cách kết huyệt mà không cần có nước trong phong thuỷ gọi là "Can pha cục". Người viết xin trích một đoạn trong sách cổ " Phía trước địa huỵêt không có thuỷ lưu, không tìm thấy thuỷ, núi non hai bên tiền, tả, hữu chắn ngang ngăn lấp minh đường là đại quí địa nếu hành long có hình thương khố". Đến đây thì chắc ai cũng hiểu tại sao Đông Ngàn lại là huyện có nhiều người đõ đạt cao đến như vậy, thêm nữa vì hành long có hình "thương khố' nên đây cũng là huyện giầu nhất miền bắc nếu không muốn nói là cả nước có nhiều nhân vật sinh ra tại đây có tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Người viết đã có dịp ghé thăm Đền Đô thời tám vị vua nhà Lý ( vua thứ chín được thờ tại nơi khác) được nghe câu truyện dòng họ Lý được ngôi đất cửu long tranh châu ( một cụ già còn thuật lại xưa kia khi cụ còn bé khi trời mua to quả là có nhiều dòng nước chầu về một khu đất) mà phát ra chín đời vua Lý lưu danh sử sách , ngẫm thì cũng không sai vì trung cục đại quí cách còn thiếu thuỷ của tiểu cục quí cách nữa thôi là đủ cho đế nghiệp. Tỉnh Hải Dương toạ lạc trên vùng đất trung tâm đồng bằng bắc bộ xung quanh được bao bọc bởi các con sông chính : S. Thái Bình, Kinh Thầy ở phía đông, S. Lục Nam, Đuống ở phía bắc, S. Hồng ở phía tây và S. Luộc ở phía đông, ngoài ra trong địa phận tỉnh còn có các sông như : S. Rang, S. Kinh Môn, S. Sặt, S. Hương, S. Đá Vách, S. Cẩm Giàng, S. Cửa An, S. Tứ Kỳ, S. Mía… chảy qua mà sông nào cũng uốn lượn hữu tình. Tỉnh có hai trung tụ là Nam Sách và Bình Giang ( sẽ đề cập sau) cách thức kết của hai trung tụ này đều lấy thuỷ là trọng Xét về sơn, địa mạch của Hải Dương là sự chầu tụ và giao thoa của của 4 địa mạch lớn từ phía tây bắc, bắc, đông và đông bắc đổ dồn về phía Lục Đầu Giang Xét về thuỷ, Lục Đầu Giang là cách cục thuỷ vô cùng đặc biệt mang lại vượng khí lớn cho cả vùng đất. Ta sẽ đi sâu một chút để phân tích đặc điểm này qua quái tượng 1. Lục đầu mang tượng âm vì lục tượng quái là âm, tụ tại miền bắc là nơi âm sinh đến cực điểm kết hợp với Cửu Long Giang ( Cửu Vĩ Long Giang) mang tượng dương vì cửu là dương, tản ra ở miền nam nơi dương sinh đến cực điểm tạo thành thế cửu lục xung hoà âm dương hợp khắc của nước Việt ( tượng này nói lên rất nhiều điều …) 2. Âm lục, dương cửu, đầu dương , đuôi âm nên thấy rõ nguyên lý của vũ trụ trong âm có dương , trong dương có âm. 3. Lục Đầu Giang nếu nhìn qua thì thực chất chỉ có 4 dòng thuỷ lai chầu về là : S. Cầu, S. Thương, S. Lục Nam và S. Đuống ( S. Thiên Đức) còn hai sông là S. Thái Bình và S. Kinh Thầy là hai dòng thuỷ khứ. Như vậy sao gọi là Lục Đầu được ? Tuy vậy trong lịch sử có hai lần triều cường qua cửa Thái Bình và Bạch Đằng làm đổi dòng của hai con sông này tạo ra những cuộn xoáy lớn tại Lục Đầu ( do 6 dòng nước đổ về) Lục Đầu trở về đúng nghĩa của nó là địa tượng sau đó xuất hiện nhân tài xuất chúng là hai vị anh hùng dân tộc gắn liền với hệ thống này là Ngô Quyền và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Huyện Nam Sách là trung tụ thứ nhất của Hải Dương được bao bọc bởi hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy, đây là cách thức kết mà phong thuỷ gọi là hoành thuỷ cục ( thuỷ thành uốn lượn bao bọc). Phần lớn vượng khí của Lục Đầu dồn tụ về khu vược này tạo ra hàng nghìn gò đống lớn nhỏ đột khởi như một hệ thống mà Thanh Lâm là trung tâm, điều này giải thích tại sao huyện Nam Sách thị trấn Thanh Lâm từ xưa đến nay nhân tài sinh ra mãi không hết. Nguồn ThieuLam (vuiveclub.net)
-
"Ngay từ ngày đầu, tôi đã nói với anh Ngô Đạt Tam (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người): “Khi các anh thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng lớn như thế này, thì việc số một các anh có thể giúp được dân tộc này là nhân danh làm khoa học, các anh tìm hiểu và hiệu triệu đủ cho tôi 10 nhà phong thuỷ. 5 người giỏi bằng sách, 5 người giỏi bằng duyên trời để giúp dân tộc này bước vào thời kỳ phục hưng dựng nước. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long… Nhưng họ đã không làm được." Hy vọng các cao thủ PTLV sẽ góp công vào công cuộc chấn hưng đất nước như tâm huyết của bà Phan Oanh
-
Trò chuyện cùng nhà văn hoá tâm linh Phan Oanh “Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long…” Tôi gọi bà là nhà văn hoá tâm linh không chỉ bởi bề dày 25 năm hoạt động, cống hiến cho đời sống tâm linh nước nhà mà còn bởi những chiêm nghiệm, đúc kết, kiến giải đầy sức thuyết phục của bà về thế giới tâm linh đầy huyền bí. Nguyên là giáo viên dạy triết học ở Hà Nội, có khả năng ngoại cảm sau một cơn đột biến, bà là một trong những nhà tâm linh đầu tiên hoạt động ở Hà Nội. Cuộc trò chuyện với bà kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ trong một buổi chiều mùa hạ mưa dầm sùi sụt về hiện tượng “bùng nổ” các nhà ngoại cảm, về nhu cầu bức xúc thời hậu chiến: đi tìm hài cốt liệt sĩ, về “cơn sốt” lễ bái cầu cúng đền chùa hiện nay và cả chữ “Đạo” mà người đời đang hiểu sai lệch đã gây cho chúng tôi rất nhiều bất ngờ và hứng thú. Tính thuyết phục trong cách nhìn, cách kiến giải của bà có lẽ lấp lánh bởi cái nhìn sâu sắc của một người thấm nhuần triết học, sự trải nghiệm của một người đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh” và trên hết bởi chính những nếm trải của người trong cuộc đã… 25 năm làm tâm linh.. P.V: 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tâm linh, có bao giờ bà dừng nhịp để ngẫm về những điều mình đang làm? Bà Phan Oanh: Có chứ. Ngay từ những ngày đầu bùng nổ về khả năng ngoại cảm, tôi đã ngộ ra một điều: Khó nhất ở trên đời là sống ở dương phải làm việc âm. Không biết lấy cái gì để mà đo. Những người làm việc âm tìm ra được một cái thước chuẩn để đo là một công việc không dễ chút nào. Tìm hoài, tìm mãi, tìm ở đâu? Cuối cùng, tìm ngay trong ta chứ không phải ở đâu xa lạ. Bởi nó chứa đựng tất cả. Những cái gì tinh tuý nhất, ô trọc nhất, quỷ quái nhất đều tồn tại trong con người ta. Cho nên khi thực hành tâm linh, điều quan trọng nhất là tâm pháp. Và cái cao nhất cũng là tâm pháp. Ví như Bùa ngải xứ Mường mà tôi đã có dịp đọc trên Tạp chí Thế Giới Mới mà anh là tác giả. Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp. PV: Bà quan niệm thế nào về chữ Đạo? Và những người làm tâm linh như bà có cần có Đạo không? Bà Phan Oanh: Tôi có một quan niệm thế này: Đạo xếp đường tròn. Và nếu trên hành tinh chúng ta có 7 - 8 tỷ người thì cái hành tinh tưởng là to, vĩ đại nhưng so trong thiên hà nó mảnh mai, bé xíu, chứa đựng 7 - 8 tỷ người sẽ có một đường tròn khổng lồ cho 8 tỷ chỗ đứng. Và mỗi người chỉ được đứng một vị thế trên cái đường tròn khổng lồ ấy, không ai tranh của ai. Vì vậy, tôi rất muốn mọi người khi có nhân duyên để làm công việc tâm linh thì phải xích lại gần nhau. Hội được cái tâm, chụm đầu vào nhau mà phát huy hết sức mạnh. Tôi cho đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và ai đó có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này thì phải làm cho cái duyên đó toả sáng, làm lợi lạc cho chúng sinh. Có lần tôi đã nói với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: “Hằng ạ! Trời đất và liệt tổ liệt tông ban cho Hằng một bảo bối để Hằng đi tìm mộ. Và cái bảo bối này sẽ giải quyết được một nhu cầu bức xúc vô cùng sau chiến tranh. Hằng phải sử dụng bảo bối này với cái tâm phải sáng, đức phải rộng. Nếu như tâm mà mỏng, đức mà sơ, không may thiên nhiên trời đất thu lại, cô cháu mình sẽ trở thành… “ông lão đánh cá”. Cái lẽ hiển nhiên ấy, không phải ai làm tâm linh cũng hiểu được đâu. Họ cho rằng khả năng ấy là của họ, cho nên cái tôi của họ đã lấn lướt.Khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (năm 1997), 3 buổi chiều, ông Ngô Đạt Tam, giám đốc Trung tâm lên nhà tôi trao đổi, đàm đạo. Tôi bảo với ông ấy rằng: “Anh Tam ạ! Cái mừng nhất là Trung tâm này ra đời, có nghĩa là thông tin của tôi bắt được cách đây 15 năm (1982) là đúng. Rằng nó phải là một ngành khoa học. Và nhà nước sẽ quan tâm đến. Bây giờ nhân danh một nhà khoa học, tập hợp các nhà ngoại cảm, nếu như các anh không vững vàng về lý của trời đất thì cái trung tâm ấy sẽ trở thành nơi các nhà ngoại cảm… tỷ thí tài năng. Bởi vì tôi biết, trong cái môn này thì chả có ông nào bé cả. Thầy nào cũng là số một. P.V: Có một thực tế là dân ta hiện nay đổ xô đi lễ. Có lẽ chưa bao giờ, các đình, chùa, miếu mạo lại đông con nhang đệ tử đến xì xụp khấn vái nhiều như bây giờ? Đó phải chăng vì dân ta mộ Đạo? Đạo ở Việt Nam đang thịnh? Bà Phan Oanh: Ngày 14 tháng 2 năm 1982, tôi bùng nổ hiện tượng này. Tôi nhận được một thông tin: “Con ơi! Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân giác ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia. Ta báo cho con biết trước, từ 1985 trở đi, những thành phố lớn, những người có học sẽ đua nhau đi lễ”. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Song lúc ấy, tôi cứ tự hỏi: “Tại sao sính lễ là điềm suy?. Mãi sau này tôi mới hiểu được. Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Có nghĩa: Thứ nhất tu tại gia không phải là lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói: chỉ thích ở với cô Oanh thôi. Thì tôi nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho tôi là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70% còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi. Nếu tôi ngộ đạo thì tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Còn nếu vô đạo, tôi sẽ bảo: Cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Một ví dụ nữa. Có một người bạn rất giỏi về mảng dự báo bảo: “Oanh ơi! Cẩn thận không năm nay nhà Oanh mất xe đấy”. Và nếu như người dự báo ấy giỏi, tháng 10 tôi bị mất xe thật. Nếu ngộ đạo, tôi sẽ nói với chồng: “Chắc nó vào chương trình rồi anh ạ!” thì xe mất nhưng vợ chồng tôi không cãi nhau, tinh thần nhà tôi không nát. Và tuyệt vời hơn nữa khi tôi nhận được một câu: “Thôi em ạ. Năm ngoái các cụ cho mình 10 cái xe, năm nay mất 1 cái, yên tâm đi”. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia. Thứ hai tu chợ. Đó là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu nọc độc có cơ lộ rõ. Đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. Vốn của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe, mình đã đắc đạo. Thứ ba tu chùa. Có nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội. ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi cam đoan đánh đề ngày nào cũng đi lễ. Cà phê bóng đá ngày nào cũng đi lễ. Chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận đi lễ. Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội con ơi mới đi lễ. Một câu đơn giản vô cùng mà tôi thấm thía. Càng ngẫm càng hay, càng đúng. Cho nên chữ đạo là một vòng tròn khép kín không đầu. Dân tộc Việt Nam có câu “thứ ba tu chùa” nhưng lại có câu “Tiên học lễ”. Đấy là khởi đầu. Khởi đầu chính là nó và kết thúc cũng chính là nó. P.V: Nói như bà thì ở Việt Nam, dân ta đang thiếu Đạo? Bà Phan Oanh: Đúng! Việt Nam thiếu Đạo. Đức, bây giờ chúng ta dạy đức quá nhiều. Thế hệ chúng tôi trước đi học cũng vậy. Những tiết luân lý nhiều lắm. Nhưng người ta dạy Đức mà không dạy Đạo. Cho nên lớn bé, già trẻ, đạo đức cứ xuống cấp. Và cái buồn da diết là hễ khi nhắc đến chữ Đạo, người ta lại có một khái niệm là: cậu này có đạo là nghĩ cậu hay đi lễ. Tệ hơn, người hay đi lễ là xếp vào dạng kém hiểu biết. Theo tôi, nếu nói người ấy có Đạo, có nghĩa là: Người ấy có văn hoá. Và hiện nay, chúng ta đang nhầm lẫn giữa tri thức với văn hoá. Người tri thức bây giờ hơi đông nhưng người có văn hoá bây giờ hơi hiếm. Từ cái chữ Đạo, thước Đạo này, tôi mới giật mình, ông trời chỉ cho tôi cái thước này, tôi mới đem mọi việc âm, dương soi vào đây, thấy sai nhiều quá. Cũng phải sau 7 năm tôi tiếp nhận, thể hiện, 7 năm tôi tu, học, rèn, và đến năm thứ 7, tôi mới đủ trí tuệ thắp một nén nhang thưa với trời đất rằng: Con lạy ngài, con xin khước từ tất cả công danh sự nghiệp đời thường để con đổi lấy hai chữ… học trò. Vì sao? Vì trong 7 năm ấy tôi thấm thía cái thước đo vô hình, đó là thước Đạo. 7 năm ấy tôi thấm thía cái chúng ta bị thiếu hụt, đó là thiếu Đạo. Lạy Phật, đạo cao nhất và đạo cần thiết nhất, đó là Đạo làm người. Làm người chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được. Tôi luôn nói với những người đến với tôi rằng, nếu như ai thích hiểu thì đến với tôi, còn nếu ai thích biết (muốn biết mình sướng hay khổ?) thì mời đi nơi khác. Đến với tôi mà muốn hiểu trong đời sống tâm linh có bao gồm những nội dung gì thì xin mời lưu lại ở đây, tôi hết lòng hết dạ đàm đạo. Vì sao? Vì trong đời sống tâm linh có đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Cho nên con số 1 là con số vũ trụ, con số 2 là con số biến và con số 3 là con số hoá. Hiện nay chúng ta đang bị nhầm đời sống tâm linh với hiện tượng tâm linh mà ta qưen gọi là các nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm lấy vợ bé, họ không tu đức, họ chẳng tu tâm. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng, giời cho họ cái lộc ấy để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi. Họ quên mất rằng: Trời cho họ cái lộc này để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm. Giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần. Vì thế, bây giờ, có những cửa điện cửa đền người ta gọi là cái máy chém tiền. Một ngày họ thu vài chục triệu là chuyện thường. Và tôi sợ những người này, thương những người này, lo cho họ. Tôi không hiểu họ cần nhiều tiền thế để làm gì vì tôi cam đoan, họ có ăn yến đi chăng nữa, ngày họ cũng chỉ ăn đến ba bữa. Một bữa cơm ngon ăn quá thành bội thực. Trời cho lộc, làm việc âm phải lấy lộc âm là phúc. Chứ làm việc âm mà lấy lộc trần là phần thì xin lỗi, “lộc phật có gai”. Con cháu nay mai tha hồ trả không biết bao nhiêu cho kể. P.V: Có phải vì thế mà người đời thường nói: “Làm việc âm bạc phúc lắm” phải không, thưa bà?! Bà Phan Oanh: Anh nghĩ như vậy hay anh trăn trở? P.V: Tôi nghĩ như vậy và chiêm nghiệm như vậy. Bà Phan Oanh: Đạo học phương Đông giống như cái tam giác cân. Tôi dùng từ đạo học phương đông chứ không dùng từ triết học phương đông. Nó có 3 đỉnh. Người được gọi là ngoại cảm phải học đủ 3 thứ này. Nếu không sẽ sai phạm. Thứ nhất, giới pháp luật, tức là anh phải hiểu. Hiểu rồi thì anh hãy biết. Biết rồi anh phải dạy cho trăm họ tu. Nhưng bây giờ tất cả thầy đồng, thầy bói, thầy cúng.. làm mỗi cái đỉnh biết này thôi. Chẳng hạn một ông thầy số bảo: năm nay anh năm tuổi phải làm lễ giải hạn đi. Thế là hì hà hì hụp lễ như tế sao. Không ai hỏi: “Tại sao phải lễ giải hạn?”. Hỏi sợ phạm thượng, sợ ông thầy đuổi thẳng cổ về: “Vớ vẩn, năm nay sao La hầu, Kế đô, không lễ chết. Bỏ tiền đây lễ”. Người lễ hoàn toàn không hiểu nhưng cứ phải lễ. Tức là lễ này không có nghĩa. Lễ phải đạt đến cái nghĩa cơ. Cho nên hiểu rồi hãy nên biết. Biết rồi thì phải tu. Còn lễ chỉ là một phương pháp cực kỳ nhỏ: một là báo công, hai là kêu cứu, ba là chắp tay trước ngực nói: “Mẹ ơi! Phúc nhà con thì mỏng, đức nhà con thì sơ nhưng kiếp này con đã thay cả nhà giác ngộ được Đạo rồi. Con nguyện từ nay cho con khoẻ để con lập công chuộc tội, con làm nhiều việc thiện”. Cái tu này, nói như dân gian là “đức năng thắng số” hay ý thức tác động trở lại. Và người làm ngoại cảm phải học đủ 3 cái này. Cái hiểu là lý, là ánh sáng để rọi đường. Cái biết là anh thực hành. Cái dạy cho trăm họ tu là anh tạo ra pháp có để anh lấy một chút công đức. Nếu anh làm đủ 3 cái này, không lo bạc phước. P.V: Như tôi được biết, có lẽ không có một quốc gia nào trên thế giới này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm như ở Việt Nam. Bà lý giải gì về điều này? Bà Phan Oanh: Ngay từ những ngày đầu có khả năng ngoại cảm, tôi đã nhận được thông tin: “Con ơi! Cuối thế kỷ 20 các nhà ngoại cảm Việt Nam sẽ nổi lên như mưa rào. Và những người tìm mộ sẽ rất đông để thoả mãn một nhu cầu bức thiết sau chiến tranh. Ngẫm đến bây giờ thấy hoàn toàn đúng. Như lúc đầu tôi đã nói, đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này. P.V: Hiện nay, chúng ta chưa có một con số thống kê chính xác về số hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy sau chiến tranh nhưng ước chừng còn khoảng 300.000 hài cốt còn vùi xác thân trong rừng sâu, núi thẳm. Ngày ngày, vẫn còn hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình. Những cuộc đi tìm ấy vô cùng gian nan và tốn kém. Là người trong cuộc, bà nghĩ gì về điều này? Có cách nào giải quyết bằng tâm linh không? Bà Phan Oanh: Có lẽ việc tìm mộ này sẽ diễn ra trong một thời kỳ lịch sử kéo dài từ 50 năm đến 70 năm. Sau 70 năm, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ luẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì, dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Trong đó, những người là nhân chứng lịch sử còn lại được hưởng những đặc ân, họ khởi được tâm, họ làm được. Và những chùa lớn đánh cùng một lúc tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hoá giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích. Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, ngày mở đạo của tôi, tôi đã viết những câu thơ thế này: “Canh Thìn tiếng trống âm vang Mẹ ơi! trống dậy thế gian chuyển mình Lẽ trời sự biến sự sinh Qua cầu binh lửa hiểu mình, hiểu ta Chúng con kết một đàn hoa Tạ ơn vũ trụ ông bà, tổ tiên Tạ ơn triệu triệu người hiền Đã dâng đã hiến đã yên lặng rồi. Đã thành nhựa sống cho đời Để cho cây đạo đâm chòi nảy hoa Vinh quang bách họ tạo ra Người còn tưởng nhớ người xa ân tình” Tôi ước ao đội quân binh hùng tướng mạnh ấy vẫn là binh hùng, ngọn lửa chiến tranh ấy vẫn là lửa thiêng. Cho nên đi đâu tôi cũng chỉ cầu xin Việt Nam sáng đạo. Và trong dân có đạo để dân tộc chúng ta hưng đạo. Và tôi vô cùng thấm thía những khi tiếp nhận được những thông tin từ cụ Trần Hưng Đạo. Cụ nói: “Con ơi! Ta yêu cái dân tộc này. Cho nên ngay cả khi ta về với gió, với mây, ta vẫn để lại một cái hiệu mà không biết bao nhiêu người hiểu được lòng ta: là Trần - Hưng - Đạo. Một nguyện ước thật là chân chính, giản đơn mà trong sáng vô cùng. Một con người bằng xương bằng thịt. Một vị thánh nhân và ngài đã thành bật tử. Cho nên sẽ phải có cách hoá giải. Tôi cho rằng, những người dễ tính khi thác, họ về luôn với gió núi mây trời. Chỉ những người khó tính khi mất mới đòi tìm mộ. Người ta chấp, hận thì bắt phải tìm. Cho nên xin các ngài đại xá cho, cụ nào thiêng thì xếp vào loại khó tính. Có những gia đình đến đây, tôi có thể dự báo, không nên đi tìm. Vì người trong gia đình đó đã hết duyên, chẳng nợ, đừng đi tìm nữa. Nhưng có người ốp hẳn vào anh chị em, con cháu trong nhà, dẫn đi tìm bằng được. P.V: Là một trong những người có khả năng ngoại cảm đầu tiên ở Việt Nam, tại sao khi Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thành lập, bà lại không tham gia? Bà Phan Oanh: Trước khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, các anh trong Ban giám đốc có đến mời tôi tham gia. Tôi nói với các anh ấy là: “Tôi luôn là người bạn tốt của các anh. Còn các nhà ngoại cảm, họ là những bậc thầy, xin các anh cứ rước họ vào. Tôi chỉ là bạn của các anh và lúc nào cũng xin sẵn lòng chia sẻ và đàm đạo”. Có lần, tôi nói với anh Chu Phác (Thiếu tướng Chu Phác, chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý) rằng : “Anh Phác ơi! Trời sinh anh làm tướng, trời lại khai mở cho ông tướng có duyên tâm linh thì anh phải làm các việc lớn hơn những công việc đi tìm hiểu “mấy con ma”. Vì xin lỗi! Gọi hồn có hàng ngàn năm nay rồi, trong khi chúng ta còn quá nhiều những việc lớn phải làm. Ngay từ ngày đầu, tôi đã nói với anh Ngô Đạt Tam (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người): “Khi các anh thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng lớn như thế này, thì việc số một các anh có thể giúp được dân tộc này là nhân danh làm khoa học, các anh tìm hiểu và hiệu triệu đủ cho tôi 10 nhà phong thuỷ. 5 người giỏi bằng sách, 5 người giỏi bằng duyên trời để giúp dân tộc này bước vào thời kỳ phục hưng dựng nước. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long… Nhưng họ đã không làm được. Toàn mất thời gian đi xem gọi hồn gọi cốt, tìm mộ tìm mung. Tôi còn dặn thêm: Anh ơi! Mời các ông này để phục vụ sơn hà xã tắc nhưng phải mở ngoặc đơn, nói với các ông bà ấy đứng trong hậu trường. Chứ đừng đòi ngồi vào ghế Bộ chính trị. Có nhiều người lầm tưởng, tôi được nhà nước trọng dụng, nay mai được ngồi vào ghế này, ghế kia, thế là tự nhiên họ thành ra mặc cả. Đã âm thì phải ẩn, đã dương thì được hiện. Đó là luật. Tiếc rằng, bây giờ không ai hiểu luật. Họ quay sang pháp quyền. Đạo có 2 phần luật và pháp. Bây giờ người ta thiên về pháp, thích quyền năng. Còn luật chính là ánh đuốc để soi đường thì người ta lãng quên. Ngay cả tu phật cũng vậy. Người ta cũng thích pháp quyền hơn. Chứ còn cái giáo lý để giúp cái tâm đạt đến thông giác ngộ thì lại quá ít. P.V: Không tham gia Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, vậy bà đứng ở vị trí nào trên bàn cờ tâm linh Việt Nam? Bà Phan Oanh: Chức năng của tôi mà tôi thu nhận từ người Mẹ thiên nhiên là: Mãi mãi con chỉ là một con tốt vô danh làm công việc dẫn đường, một công việc thật tầm thường nhưng rất khó. Người dẫn đường phải hiểu rõ trước mặt mình là vực thẳm hay núi cao, bên cạnh mình là hổ phục hay rắn leo. Con dẫn đường lạc đạo cho bách gia trăm họ, con đắc tội với trời. Con dẫn đúng đường, con được công được đức. Con khắc cốt ghi xương điều này. Sống, tu cho ra trò. Chết hãy ra thầy. Ngần ấy từ là toàn bộ ván cờ của tôi. Các ngài đã bày cờ rồi. Đã tiểu tốt lại vô danh thì có nghĩa trên bàn cờ tôi không có chỗ nào đứng cả. Có một nhà ngoại cảm trong Sài Gòn 3 lần hỏi tôi: Chị Oanh ơi! Chị có sứ mệnh bày cờ không?”. Tôi bảo: “Không”. “Chị có chỗ đứng trên bàn cờ không?” Tôi bảo: “Càng không có”. Các bạn đi trên đường đạo, có thể đến ngã 3, ngã 5, có thể đến lối rẽ, các bạn có thể dừng một nhịp. Nếu Oanh có duyên thì chúng ta gặp nhau. Và chức năng của Oanh là chỉ đường. Và khi Oanh chỉ đường, mời các bạn cứ việc đi. Và nếu như đến cái chỗ bày cờ, các bạn ngồi vào vị thế, Oanh không có chỗ ngồi trên bàn cờ. Và không có trên bàn cờ thì người chỉ đường mới có một chút giá trị. Chứ tôi vừa chỉ đường xong, rồi bảo bây giờ các anh ngồi vào đây nhớ, còn chỗ này là của tôi nhớ thì chả còn là Oanh nữa rồi. P.V: 25 năm làm tâm linh, điều gì khiến bà đau đáu, trăn trở nhiều nhất? Bà Phan Oanh: Điều khiến tôi xót xa là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Chả có ai hướng dẫn. Biết bao người có duyên vì không có người hướng dẫn mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh thành hàng hoá. Có một chị làm công việc tôn giáo của sở văn hoá Hà Nội đến gặp tôi để đàm đạo. Tôi có hỏi một câu: “Hỏi thật em nhé. Nhân danh em làm văn hoá, phụ trách tôn giáo của thủ đô, đã bao giờ em tập hợp tất cả những bà đồng cao thủ của Hà Nội để nghe người ta nói về đaọ thánh chưa em?”. Cô ấy đáp: “Em chưa làm”. Tôi bảo: “Thế bây giờ bản thân em quản lý về tôn giáo mà không nghe người ta nói thì làm sao hiểu được. Không hiểu mà lại đề ra phương án, hướng dẫn người ta thì càng thật là vô duyên. Cứ mời người ta đến theo tinh thần học hỏi. Các ông bà cứ nói thoả mái những cảm nhận của mình về đạo mẫu, đạo bản địa của Việt Nam. Và chúng tôi, nhân danh những người quản lý của nhà nước, xin chân thành cầu thị học hỏi để xem, để thấy sức mạnh của đạo Mẫu. Và các vị có thể hiến kế làm thế nào để đưa đạo Mẫu thật trật tự. Và cuối cùng là giữ được cái cốt cách thanh cao, những giá trị rất quý của đạo Mẫu”. Thế nhưng cô quản lý tôn giáo ấy đã không làm. Chỉ làm một việc này: “Xem ông này có khả năng tâm linh, ngoại cảm, có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có làm gì ảnh hưởng đến chính trị, an ninh của sơn hà xã tắc không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Nếu không thì thôi. Chấm hết. Tôi cũng từng được người ta xem như vậy. Nếu nhìn đủ một vòng tròn, chúng ta sẽ nhìn được giá trị của các bậc thầy đó. Họ là con tốt, con mã, con xe, pháo trên bàn cờ thì ta vẫn trân trọng. Nếu tôi là nhà nước, tôi phải xếp như thế nào để họ có chỗ đứng. Và phải hướng dẫn như thế nào để trăm họ đừng lạc đường, cứ chớm một tý lại đến thầy bói để hỏi. Khi chơi cờ mà anh không đủ trí tuệ đánh là anh bí cờ. Bí cờ mà đi hỏi là đánh cờ rất dốt. Cho nên cái việc đạo, nó chứa đựng những công việc như thế. Chứ việc đạo không phải là việc xem tướng, xem số, gọi hồn, cầu cúng, tế lễ, giải hạn, ngồi đồng Đó chỉ là phương pháp thôi. Mà trong cái bầu hồ lô này có hàng tỷ pháp. Lúc nào cần, am hiểu, anh sẽ nhờ pháp ấy, đó là kẻ thông minh. Chứ nếu không nó nhiễu loạn sẽ vô cùng khó cho mọi người. P.V: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thú vị này! Nhà báo Hoàng Anh Sướng thực hiện Nguồn Hoang Anh Suong’s Weblog
-
Trạch Chấn – Sinh khí là hướng Nam(Ly) Thì Trạch Ly – Sinh khí là hướng Chấn mà anh.
-
Anh Lê Điền thân mến, anh nói “LĐ sẽ cố gắng tìm vị trí khác để di dời văn phòng, tìm đến nơi sinh khí or phúc đức cho oách” nếu anh lấy câu nói đó làm định hướng khi tìm vị trí văn phòng làm việc thì e chừng sẽ khó tìm được như ý muốn. Theo em, anh làm văn phòng thì chỉ cần tìm vị trí vượng khí và có môi trường bên ngòai tốt thôi, còn hướng không quan trọng vì Với trụ sở, văn phòng làm việc, là nơi có rất nhiều người, Đông, Tây trạch ra vào nên khí đã bị pha tạp rồi, nên nếu cửa nạp khí có không hợp với mệnh trạch thì chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đâu (Anh Phạm Cương cũng có lần nói thế mừ) Có một quan điểm thế này, mong các sư huynh lớp PTLVII cho ý kiến: Đối với trụ sở Công ty, nếu muốn áp dụng Bát Trạch thì không cần phối với mệnh trạch của Chủ mà chỉ cần xét đến các hướng Sinh khí, Phúc Đức...của chính Trạch đất đó để làm Phong thủy. Ví dụ: Trạch Chấn – Sinh khí là hướng Nam thì nên thiết kế để hướng đó được Vượng Khí và phòng Gíam đốc đặt tại đó thì cho dù Gíam đốc tuổi gì cũng đều tốt cả. Hình như Sư phụ cũng đã có lần nói: Tòa Bạch ốc nước Mỹ, trải qua bao nhiêu đời Tổng thống nhưng nứơc Mỹ vẫn luôn là số một. Đó có thể là một ví dụ để cho rằng quan điểm trên là đúng.
-
Tác dụng của hồ lô theo em thì còn phải bàn nhiều. Các sách cổ đều nói đó là một cách để hóa giải bệnh tật, nhưng theo em thì cũng chưa chắc lắm vì có thể nó còn hút khí thì sao. Rất mong Chú Thiên Sứ và anh Phạm Cương cho ý kiến Tác dụng của hồ lô để anh em trên diễn đàn được mở rộgn tầm mắt