Phương Thiên Hữu

Hội viên
  • Số nội dung

    66
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Phương Thiên Hữu

  1. Chưa nghe thấy thông tin này bao giờ bạn ah! Bạn có nguồn trích dẫn ko?
  2. Rubi ah nếu bạn chưa nghiên cứu qua Mật Tông chắc bạn ko hiểu rõ. Theo lý luận của Mật Tông thì Đức phật có nhiều Pháp Thân. Và trong các đạo khác nhau như đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Bà La Môn, Hồi Giáo... Đều là các Pháp Thân khác của đức Phật. Cư trú ở Hà Nội đâu có nghĩa là dân Hà Nội gốc. Có thể vẫn nhiễm. Và ở Mật Tông thì có các ấn chứng siêu hình. Nhiều khi các vị vào người bạn đâu fải người Hà Nội :D
  3. Em đọc được bài giới thiệu về Mật Tông post lên cho mọi người xem thử nghiên cứu. SƠ LƯỢC VỀ MẬT TÔNG TÂY TẠNG Vajra Trong các quốc gia có Phật Tử tu theo Phật Giáo Đại Thừa thì Tây Tạng chỉ tu theo Mật Tông mà thôi. Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính đó là 1)Nyingmapa, 2)Sakyapa, 3)Kagyupa, 4)Gelupa. Mỗi một tông phái thì đều có phương pháp tu hành khác nhau theo các Kinh Mật Tông khác nhau nhưng tất cả các tông phái đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông đó là: 1)Lễ Bái Mật Tông, 2)Nghi Lễ Mật Tông, 3)Thiền Quán Mật Tông, 4)Tối Thượng Mật Tông. Mật Tông thì tiếng Phạn gọi là Tantra. Đạo Bà La Môn (Hinduism) cũng có Tantra nhưng mà cái Tantra này không phải là Tantra của trong Kinh Mật Tông dạy. Đây là sơ lược về 4 tông phái Mật Tông tại Tây Tạng: 1)Nyingmapa: Tông phái Nyingmapa được khai sáng do Ngài Padmasambhava, là vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. Theo truyền thyết thì Ngài Padmasambhava đã hàng phục vị Thần Chủ xứ Tây Tạng cùng nhiều quỷ thần khác để cho họ quy y theo Phật Pháp và trở thành các vị Hộ Pháp tại các tu viện. 2)Kagyupa Do Marpa Chokyi Lodoe Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10 sau TL. Ngài Marpa là đệ tử của Ngài Naropa. Ngài Naropa là vị đã truyền dạy về 6 pháp Thiền Quán về Mật Tông và Đại Thủ Ấn cho ngài Marpa và Ngài Marpa đã truyền lại cho đệ tử là Ngài Milarepa và Ngài Milarepa đã truyền lại cho hai vị đệ tử là các Ngài Gampopa, Rechungpa và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay. 3)Kadampa Do Ngài Atisa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 9 sau TL. Ngài Atisa đã cho dịch ra rất nhiều kinh Mật Tông từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Ngài Atisa đã truyền giáo lý Mật Tông cho các vị đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay. 4)Sakya Do Ngài Khon Konchok Gyelpo Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11 sau TL. Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay. 5)Gelupa Do Ngài Je Tsongkhapa khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 15 sau TL. và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay. Trong các tông phái kể trên thì chỉ có tông phái Gelupa là các vị xuất gia còn các tông phái Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa thì đa số là các vị cư sĩ vì vậy mà rất nhiều người không hiểu biết nói là các sư Tây Tạng có vợ là một sự sai lầm rất lớn. Giáo lý Mật Tông có hai phần Hiển Giáo và Mật Giáo. Hiển Giáo: Là tất cả cá giáo lý Tiểu Thừa, Đại Thừa và tất cả các Kinh, Luật, Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa. Mật Giáo: Là tất cả các giáo lý trong các kinh Mật Tông thí dụ như là phương pháp Thiền Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, phương pháp Chuyển Hoá Thân Thành Thân Bổn Tôn, phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, phương pháp Tự Thọ Quán Đảnh, phuơng pháp Truyền Pháp Quán Đảnh, phuơng pháp Chuyển Di Thần Thức, phương pháp Cung Thỉnh Chư Bổn Tôn, phương pháp Câu Triệu và Hàng Phục Thiên Long Quỷ Thần v.v rất là nhiều các pháp hành trì của Mật Tông khác. Rất nhiều kinh Mật Tông chỉ có trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng chứ không có trong Đại Tạng Kinh Hán là bởi vì các vì phiên dịch kinh Phật từ Phạn sang Hán khi xưa không có tu hành theo Mật Tông. Ngay cả khi Ngài Huyền Trang thỉnh Kinh Phật từ Ấn Độ về thì cũng chỉ đem về một số lượng rất là ít ỏi so với hàng ngàn bộ Kinh Mật Tông hiện có bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn ở tại các tu viện Tây Tạng. Nền tảng của triết lý Mật Tông là triết lý của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Bồ Đề Tâm. Triết lý Mật Tông đặt nền tảng trên các Kinh của Đại Thừa và Mật Tông và các bộ Luận như là Trung Luận, Du Già Sư Địa Luận, Nhân Minh Luận,Nhập Trung Luận,Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Biện Trung Biên Luận, Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận v.v. Triết lý và phương pháp hành trì của Mật Tông căn bản vẫn xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo. Tuy nhiên Mật Tông đặt nặng về Gia Trì Lực của Chư Phật Bổn Tôn nên hay có nhiều sự thần thông biến hoá. Ba yếu tố chính trong sự tu hành của Mật Tông Tây Tạng là Từ Bi, Trí Tuệ, Phương Tiện Thiện Xảo. Mật tông có bốn bậc khác nhau từ cao xuống thấp là: Tối Thượng Mật Tông Thiền Quán Mật Tông Nghi Thức Mật Tông Lễ Bái Mật Tông Tối Thượng Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của ba bậc thấp hơn và thành tựu đầy đủ các pháp quán tưởng chuyển hoá thân thành vị Phật Bổn Tôn được thành tựu Tam Mật tức là Thân Mật, Ngữ Mật, Ý Mật. Thiền Quán Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của hai bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ pháp tu quán tưởng chuyển hoá thân thành Đức Phật Bổn Tôn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này Nghi Thức Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này Lễ Bái Mật Tông: Là hành giả phải tu hành đầy đủ các pháp lạy sám hối, trì tụng. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này Trong mỗi bậc Mật Tông lại có hai phần là Nội Mật và Ngoại Mật. Ở tại Việt Nam khi nói đến Mật Tông là nói đến hai loại Mật Tông đầu đó là Lễ Bái Mật Tông và Nghi Thức Mật Tông. Các Kinh về Thiền Quán Mật Tông và Tối Thượng Mật Tông thì chỉ có ở trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng mà thôi. Chư Tăng và Phật Tử Việt Nam sở dĩ không có tin việc tu hành theo Mật Tông trong một đời mà có thể thành Phật là bởi vì không có ai biết về Thiền Quán Mật Tông và Tối Thượng Mật Tông. Không phải là hễ ai tu theo Mật Tông thì cũng thành Phật trong một đời cả mà chỉ có các vị tu theo pháp Tối Thượng Mật Tông lúc được thành tựu viên mãn thì mới có thể chứng quả Phật trong hiện đời. Pháp Tối Thượng Mật Tông rất là thâm sâu vì vậy một người muốn tu hành pháp Tối Thượng Mật Tông thì phải có căn bản vững chắc về Mật Tông của các bậc dưới rồi và hành giả trước hết phải nhận được Pháp Quán Đảnh của một vị Kim Cang Pháp Sư đã thành tựu về Pháp Tối Thượng Mật Tông truyền dạy. Hành giả cũng phải có sự chứng nhập thâm sâu về Tánh Không và Bồ Đề Tâm thì mới có thể tu hành Pháp Tối Thượng Mật Tông .
  4. Woa Cảm ơn bạn đã có lòng hảo tâm :) Chúc bạn sức khỏe :) PTH vô cùng cảm kích
  5. Em chưa ăn thử. Nói chung là thôi bác ạ thế này tạm thời xong Bác với e cứ tán dóc trong này chủ topic lại báo Spam bây giờ. Thôi đành chờ Bác BBTL có nói j thì vào diện kiến sau. Em sợ bị banned lắm :)
  6. Hìhiì bác nhiều chuyện j!!! Em thì em thấy bà này chỉ có lấy ăn chay cho người ta tin thôi. Thật ra bà ta nói là lấy Nhĩ Căn Viên Thông của Phật Giáo mà nói hoàn toàn sai về đạo Phật. Bà ta phủ nhận luật nhân quả bằng cách nếu theo bà ta thì bà ta xóa cho mấy tội lỗi trong quá khứ. Thứ 2 bà ta làm cho người ta xóa bỏ mối quan hệ của người trong gia đình và bảo là đó chỉ là có nợ với nhau nên kiếp này ở cùng nhau trả nợ nên người nhà cũng như người ngoài. Và thứ 3 bà tự nhận là Bồ Tát sống 1 vọng ngữ rất nặng!Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài là nếu có thị hiện để cứu độ chúng sanh, thì chẳng bao giờ nói: “Ta đây thật là Bồ Tát hoặc A La Hán v.v… hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi”. Nói chung là e thấy đạo của Thanh Hải cứ thế nào ý :)
  7. Hè hè bác có suy nghĩ tư tưởng giống e. Em thấy mấy cái việc tu luyện của mấy người có các giáo phái nhỏ này thì có người bị tẩu hỏa nhập ma rồi nọ kia thấy ghê rợn nên e đâu dám luyện đâu :) Thấy ghê ghê mặc dù thấy PLC nói là sẽ ko bị tẩu hỏa nhập ma nhưng nếu tập sai sẽ ko được công lực mà thành công cốc :) Nên tập thế thì được j đâu. Còn cái bà Thanh Hải thì e thấy bà ấy bậy bạ quá dám tự xưng là Nhĩ Căn Viên Thông nhưng thực ra cái giáo phái của bà ta chỉ lập ra thu tiền thôi bác ạ. Em thấy chẳng ai tu luyện theo bà ý thu lại được cái j??? Có lẽ có khỏe thêm tý bắp chân vì hay ngồi thiền kiểu ngồi xổm. CÒn có ai ở vùng lạnh có lẽ đỡ cảm cúm vì chùm chăn kín đầu. :) Nói chung chữa được cho người khác là tốt. Nói chung là e cứ từ từ. Cái nào chắc mới tu không cần đạt được cái j cao hết chỉ cần có được chút j gọi là nhận được tinh hoa
  8. Haha công nhận đại huynh ăn mày hiểu đệ ghê. Đệ thik mấy bộ môn tâm linh này và nghiên cứu kha khá. Bay được thì chưa dám mong đại huynnh áhh! e thì chỉ mong học được cái j đó mà giúp được mọi người thôi. Chứ mong được thành thần thông quảng đại j. E thấy cái PLC chữa được bệnh thì nghiên cứu cho biết. Tại không thấy nó có j đáng gọi là tà đạo mà thấy mọi người đề cập vậy e cũng vào hỏi một chút. Mà bác bị trói tức là bác lập gia thất rồi ạ. Thế thì tu tại gia được đấy :) Em cũng chỉ dám tu tại gia thôi
  9. Hehe bác quá khen :) Ngại quá. E cũng muốn tu nhưng mà khổ nỗi thứ nhất là chắc ko chân tu được vì e còn trẻ quá mà không nỡ dứt lòng trần. Thứ 2 chắc e cũng chẳng đủ kiên nhẫn tu đến tầng nào. Pháp môn của Phật giáo mà e thik là Mật Tông mà ko biết Minh Sư ở đâu. Nói chung là chưa đủ duyên lãnh ngộ. Nếu nhân duyên có đủ thì chắc sẽ tu tập được còn nều ko có thì đành chờ vậy. :)
  10. Cái này còn phải tùy đại huynh ơi!!!! Có phải cứ theo chánh đạo là lười biếng và giải đãi đâu và cũng tương tự như bên ngoại Đạo. Bác này lấy ví dụ cũng buồn cười nếu giàu mà lười biếng tại sao giàu??? Họ giàu thì họ mới biết cái sức bỏ ra như thế nào để có sự giàu có ấy nên họ càng phải làm việc chăm chỉ. Còn cái bọn giàu mà ngang tàng như quý huynh nói ở trên là cái bọn tự dưng có được của cải thôi. Còn nghèo thì chăm chỉ thì tùy 1 số người thấy cứ cố mãi mà không giàu lên cũng phải buông xuôi thôi. Nói chung Kiến giải như Lý Hồng Chí thì đúng với Mạt Pháp hiện nay. 1 số nhà sư hổ mang giống như là kẻ nhà giàu không do chính tay mình làm nên thì cũng tự làm khuynh gia bại sản. Mà nghèo nhưng chăm chỉ biết đâu nước lã mà vã nên hồ. Còn nói về việc Tại Gia như Phật Giáo Hòa Hảo đâu có không phải chuyên tu cũng được tách ra làm 1 phương pháp tu của Phật Giáo còn j nữa??? Cái chuyện tại gia hay xuất gia không quan trọng bằng giữ đúng giới luật và trì tụng kinh cùng với việc chay tịnh. Nếu thành tâm cầu Phật chắc chắn sẽ tu tập tinh tấn. Còn chỉ đơn thuần vào chùa cạo đầu rồi không giữ nghiêm ngặt các giới luật và không chịu tu tập thì cũng chỉ là mang cái danh vào cửa phật làm ô uế thanh danh Phật Giáo. Nếu vào chùa đi tu như họ thì chùa còn gọi j là chùa???
  11. Vâng thì cũng biết là cái ông Lý Hồng Chí này là chưa xuất gia nhưng nếu giữ đủ các giới luật nghiêm ngặt và vẫn chay tịnh thì liệu không biết có thể được không. Nếu nghiên cứu Phật Giáo một cách nghiêm túc thì chắc chắn sẽ hiểu được rõ hơn những người mượn danh nghĩa tu nhà Phật để dùng cho các mục đích cá nhân. Theo em nghĩ khí công để đạt được kết quả thì cũng cần tu luyện nghiêm chỉnh. Cứ như 1 số loại khí công bàng ma tà đạo như kiểu Thanh Hải rồi 1 số thành phần nữa thì chẳng thấy được thành tựu nào cả. Hơn nữa: Người tu Phật có hai giới, giới xuất gia và giới tại gia. Giới tại gia là những nam, nữ cư sĩ có niềm tin Phật pháp, tạo thiện phước, cũng tu tập nhưng chưa rời bỏ gia đình.
  12. Riêng về điểm này thì em nhìn thấy hơi khác bác ạ. PLC bảo rằng Thiền Tông về sau càng ngày càng đi đến mạt pháp là do người tu hiểu sai. Chứ ko có nói rằng học thuyết của Thiền Tông sai. Những lý thuyết đi vào cơ bản thì phải được công nhận rồi. Và họ nói về CHân thiện nhẫn và cũng nối sang để lấy từ Trực chỉ nhân tâm chứ ko hoàn toàn hết. Và họ đâu tỏ ra ko thiện chí với phật giáo??? Mà là nói về sau này có rất nhiều người tu theo Phật Giáo nhưng hiểu sai ko hiểu hết được cái tinh tế của Bồ Đề Đạt Ma sư tổ. Bác nên suy nghĩ kỹ cả về những câu nói của họ chứ đừng như kiểu " Phúc thống phục nhân sâm ...." :) Để đưa ra ý kiến nhìn nhận thì phải đa chiều nhìn rõ về 1 vấn đề!! Em nghĩ bác có học vấn uyên thâm nhưng bác vẫn nghiên cứu vấn đề bằng thành kiến quá. Vài dòng tâm sự!!!!
  13. Hì Hì bác nói quá hay. Em ủng hộ bác luôn!!! Vậy nên không thể kết luận nó là tà hay chánh ngay nên việc này phải chờ kiểm nghiệm. PLC là chánh thì sẽ tồn tại được lâu và được mọi người công nhận. Còn nếu là tà thì quả thực Lý Hồng Chí đã quá tinh vi và cẩn thận trong khâu tuyên truyền dẫn đến việc không thể khẳng định chắc chắn được là tà. Xét qua cũng phải xét lại nếu chưa chắc chắn là thế nào thì ko nên sẵn sàng tuyên bố để làm mọi người chưa nghiên cứu có cái nhìn sai. Khi nào đưa ra được quyết định chính xác thì hẵng nói để mọi người biết mà tránh. Bởi nếu nó là chánh đạo mà tuyên truyền nó là tà ma ngoại đạo thì khác nào vùi dập chính đạo lúc đó e rắng sẽ đem lại kết quả không hay. Cảm ơn bác Liêm Trinh đưa ra bài viết khá tinh tế :)
  14. Lần này thì e xin mạo muội đưa vài ý kiến của mình mong bác giải đáp. Theo em nghĩ thì đúng là THiện làm j Ác cũng làm được nhưng cái kết quả của Thiện và Ác mang về là khác nhau. Đối với thiện kết quả của nó sẽ có thể mang lại kết thúc tốt đẹp. CÒn cái Ác theo em nghĩ thì sẽ mang lại hậu quả có hại. Nếu PLC là tà sao lại mang lại được sức khỏe và có thể chữa bệnh??? Còn về việc bác nói là bọn Tàu nó cấm PLC với lý do là PLC là tà đạo thì e nghĩ là do Tàu sợ PLC lớn mạnh sẽ ảnh hưởng đến tiếng nói của bọn cầm quyền nên đàn áp. NHư vụ Tây Tạng vừa rồi đừng nói nó lại bảo Lạt Ma là một vị tà ma??? Em nghĩ nói PLC là khí công cũng đúng nhưng có vẻ nó cao hơn 1 chút nhưng ko đủ để tách ra làm 1 tôn giáo. PLC có thể là một phương pháp tu luyện của Phật Gia nếu như theo họ nói. Vì cái này ko ai kiểm nghiệm được nên ko thể chắc chắn phủ nhận hay khẳng định. Chỉ có chờ kết quả ra sao mới rõ. Xin cảm ơn bác đã theo dõi và góp ý
  15. Bác ơi e đã thấy cái Pháp Luân Công này làm j trái đạo lý đâu. Cũng đâu dám xưng là phật nọ thánh kia để lừa bịp. Ko kêu gọi bỏ tôn giáo đang theo. Thực sự ko hiểu nổi tại sao bác ko nói rõ ra về điểm nào. Những việc bác nói nó là ma đạo e chưa thấy. Nếu thấy e sẵn sàng nhận sai và tuyên truyền cho mọi người. Đằng này bác nói ở tận đâu đâu ý ko đi thẳng vào khai thác vấn đề tại sao bác nói là tà. Nó khuyến khích con người sống tốt. Và thấy những người tập đều nói là cảm thấy khỏe mạnh hơn khi tập luyện. E chưa thấy ai tập mà bị tẩu hỏa nhập ma hay bị bệnh tật j cả. Em chưa thấy Pháp Luân Công sai điểm nào hay chỉ vì nó sinh sau đẻ muộn mà bác lại sẵn sàng xếp vào hàng ma giáo. Nó ko tự nhận là tôn giáo, ko đụng chạm vào chính trị và cũng ko thu tiền phí j cả. Là ma giáo tồn tại sao được lâu vậy sao ko rơi vào cảnh lụi tàn như mụ Thanh Hải??? Vài ý dòng ý kiến mong các bác trả lời
  16. Ủa thế hả bác em cứ tưởng họ làm vậy để người khác tin? Bác giải thik thêm đi chuyện này hay đây! Cảm ơn bác
  17. UÊ nghe bác này ngông cuống quá ha. Lập luận thì lung tung đúng, ăn nói sằng bậy. ĐÚng là bây giờ có ít người đúng nghĩa tu hành nhưng bác cũng phải biết tôn trọng đến những bậc tôn kính chứ. Bác ăn vào diễn đàn tranh luận vs những người có học thức mà bặm chợn quá. E rằng bác reo nhân nào gặp được quả đấy thôi. Trí của bác bị che mờ mà vẫn cố chấp thì cả đời nông cạn vẫn nông cạn. Học đòi tranh luận với học giả thì chỉ làm người ngoài nhìn vào cười khinh thôi!!! Hi vọng bác hiểu được những j tôi nói
  18. Các bác cho em mạo muội góp ý nữa. Em nghĩ còn có Bún riêu Thi Sách. Bún cá Hàn Thuyên, Lương Văn Can Miến Cua Hàng Điếu Gà tần sâm : Giảng Võ Cháo trai : ngõ trên đường Thái Thịnh, Trần Xuân Soạn Vịt quay : Lý Quốc Sư
  19. :D :blink: :P Thật ko ngờ bút pháp của bác man hơi hướng tả thực. ĐÚng là chưa có bức chân dung tự họa nào bằng của bác. Em đùa tý thôi bác đừng giận :D Làm sao biết ai trong tối ai ngoài sáng. Nói Pháp Tu đâu chỉ có 1. Nếu nói có thực tiễn và có những điều thuyết phục như thế. Về vẫn đề Chân Thiện Nhẫn họ nói đi đôi với chứng minh. Nếu nói và làm cho người ta tin bằng thực tiễn thì đúng là có thể lấy được lòng tin chứ ko như là ngồi nói suông nói cái này tà cái kia ác mà chỉ nói thế thôi ko chỉ rõ ra rồi đi vòng quanh thì khó mà thuyết phục người khác....
  20. Những người xuất gia mà chỉ xuống tóc rồi vào chùa sau đó ko giữ lấy cái đức cái giới luật thì đâu được gọi như thế. Mà như Lý Hồng Chí có thể đã tu từ nhiều kiếp mà cũng có thể trong 8 vạn 4000 Pháp môn tu luyện ko phải hầu hết đều bắt xuất gia??? Một điều nữa là những người theo PLC đâu có đả phá thiền tông. Họ nói về sự mạt pháp của những người theo mà ko hiểu hết Thiền Tông. Mang cái danh là theo Thiền Tông mà đây có lĩnh hội được hết tinh hoa. Ko biết được thế nào sao phán người khác là lũ mê. Sao bác có thể biết rõ người theo PLC ko có thần hộ??? Người ta cũng có cái gọi là "Pháp Thân " hay j j đó<nếu em ko nhầm>. Họ có quy tắc nghiêm ngặt và có các yêu cầu đặt ra tu tâm dưỡng tính. Họ nói vì chúng ta tu ở xã hội người thường nên hầu hết chưa thể vứt bỏ hết. Vì vẫn phải thích nghi tồn tại. Nó ko khắt khe đến mức bắt buộc phải xuất gia nhưng bù lại kết quả thu được sẽ ko nhiều như những bậc hoàn toàn vứt bỏ và đi vào chân tu...Nói như vậy hi vọng đủ để bác hiểu!!!
  21. :blink: :P :D Tức là chỉ cần xuất gia rồi tha hồ phạm luật ah??? Bác có nhầm ko người ta nói Ăn tục nói ngay còn hơn ăn chay nói dối. CHưa có ai nói Xuất gia phạm luật còn hơn Tại gia giữ luật. Vậy những người tốt thì luôn chịu thiệt thòi hơn những kẻ giả vào xuất gia rồi mượn danh nghĩa tu hành làm điều càn quấy??? Ai nói là Pháp Luân công ko có luật giới. Họ có dựa vào Pháp để thu tiền ko? Họ có bắt bỏ tôn giáo đang theo để theo PLC đâu mà bác bảo phá hoại Phật Pháp. Em thấy bác nhiều khi ko đồng tình thì Phản đối gay gắt và toàn dùng nhiều thứ nghe rất cao siêu nhưng thật ra thì hầu như thấy rất nông!!! Cứ cố sống cố chết bám lấy lý lẽ tự nghĩ ra rồi phản bác mặc du ko hiểu mình phản bác cái j. Cái j đã có cái j chưa có. :D
  22. :D :blink: :P Ôi đau bụng vì cái bác này.... Nói là Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí có khả năng là một quân bài của Trung hoa với khổ nhục kế trong kế hoạch hạ thấp thiền tông với tác dụng khống chế ảnh hưởng đến chính trị Trung hoa. Rồi lại bảo đàn áp là đúng nọ kia.... Nói ít ra bác nên xem lại và hiểu ra mình nói j chứ :D :P :lol: .Bản thân Phật Giáo chỉ là 1 Phật Môn tu luyện của Phật Gia chứ có phải là tất cả tinh hoa của Phật Gia đâu. Phật Gia đâu phải là do Lý Hồng CHí bịa ra đâu. Thế 84000 pháp môn tu luyện còn lại là của cái j??? Lý Hồng Chí ko có bảo Phật giáo ko có hợp mà Mà Bác dẫn giải đoạn nào mà Lý Hồng Chí bảo là Phật chưa nói hết bây giờ Lý Hồng chí nói. Họ nói về thời bây giờ nhiều người làm cho mạt pháp làm hỏng uy tín của Phật Giáo và Phật gia. Thôi dù sao cũng cảm ơn bác về những giây phút giải trí bác mang lại. :lol: :lol: :lol:
  23. 8 vạn 4 ngàn pháp môn đâu chắc là cả từng đó pháp môn đều phải xuất gia. Đắc đạo được là do phải tu tâm tích đức qua nhiều kiếp luân hồi mới có duyên ngộ đạo và đắc đạo. Có nhiều người lấy cái hình thức xuất gia nhưng thực gia nào ai có biết được đằng sau có chân tu hay không hay là buôn thần bán thánh .Những người như vậy e rằng mang chữ phật đi thuyết giáo chắc j lãnh ngộ được. Đâu phải nói đi tu rồi cứ giả xuất gia. Nói là một cái là Ác là Giả là Tà mà ko chỉ ra được thì e rằng đó chỉ là đổ vấy. "Nói thật còn nhiều tà kiến huống chi là nói vọng".
  24. Chào bạn, Phật ở đây xuất phát từ tiếng phạn cổ có nghĩa là Buddha (giác giả) tức có nghĩa là người đã giác ngộ bạn ạ. Nhiều người vẫn lầm tưởng là từ Phật đó mang màu sắc tôn giáo. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi
  25. Hì hì bạn nói như vậy mình ko muốn bình luận j cả vì cũng ko muốn bị mang tiếng thuyết pháp :blink: . Mình cũng ko đồng tình với cách quảng bá của họ. Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận. Good luck