anmay

Hội viên
  • Số nội dung

    198
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by anmay

  1. Đúng vậy, anh thì thấy là anh đúng tôi sai, tôi thì thấy là anh đang biện hộ cho hành động của mình, có lẽ để lương tâm anh bớt áy náy về việc xài đồ chùa vì không có tiền hoặc vì không muốn trả tiền copyright hoặc vì cả 2. Túm lại thì 2 đường thẳng song song sẽ không bao giờ gặp nhau trừ phi nó kéo dài vô tận . Tôi xin chấp dứt chủ đề này tại đây . Kính anh :P
  2. Chẹp, anh muốn lấy cái gì thì lấy, tui có cấm được anh đâu, anh tham ít thì anh lâ'y 1 hạt bụi, anh tham nhiều thì anh lấy nguyên cái thế giới này về xài đi . Tui hứa lời hứa danh dự của dân ăn mày là tui sẽ không có ngăn cản gì anh cả . Anh không phải tốn công thuyết phục tui rằng việc làm của anh đúng . Kính anh.
  3. Chứng minh của cháu đây:http://www.theosophy-nw.org/theosnw/books/...ic/archaic1.htm If the whole human family knew and realized its history, the entire aspect of life would change. A new dignity, a new sense of responsibility, a new courage would transform this unhappy world into a paradise. Each would see in others something deeper and greater than he sees now. The grooves of discord which are cut so deeply into our human minds, would no longer serve as channels for thought. And wars would cease of themselves -- would melt away -- having nothing to feed upon. Nếu toàn thể gia đình loài người biết và nhận ra lịch sử của nó, toàn thể bộ mặt của cuộc sống sẽ thay đổi . Một niềm tự hào mới, một thứ trách nhiệm, một sự can đảm mới sẽ làm thay đổi thế giới đau khổ này thành thiên đường . Mỗi người chúng ta sẽ nhìn thấy trong người khác một điều gì đó sâu xa và vĩ đại hơn cái mà ta hiện thấy. Những mối bất hoà đã cắt thật sâu trong tâm trí của loài người sẽ không còn là đường dẫn cho suy nghĩ . Và tất cả các cuộc chiến sẽ tự động chấm dứt - biến mất - vì chúng không còn gì để bám víu nữa . It goes without saying that the ancient wisdom is based on the unity of all life, without which it could not be wisdom. Among its fundamental teachings is that of the universal rhythmic expression of life, shown in alternate periods of activity and rest. When these relate to the great worlds in space, they are poetically described as the Day and Night of Brahma. But this, like every other inherent habit of being, is repeated throughout the scale from universes to atoms, like a pattern growing ever smaller. "As above, so below" is the old Hermetic axiom. Hence "reasoning from analogy" is often the clue which starts the searcher after truth on the right road. Không còn gì để nghi ngờ nữa, tất cả các nền minh triết cổ xưa đều dựa trên sự hợp nhất của mọi sinh linh, không phải thế thì không thể gọi là minh triết . ... khi nào rảnh cháu dịch tiếp :P Kết luận: Nền minh triết nào còn gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc thì không thể gọi là minh triết :) Và theo ý bác, nền văn hiến lạc việt 5000 năm vẫn có đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ.
  4. Anh giữ 1 hạt bụi hay anh giữ cả thế giới thì vẫn là anh đang chiếm giữ cái gì đó không thuộc về anh, nhưng anh chiếm giữ 1 thế giới thì anh sẽ phải trả lại 1 thế giới, còn anh giữ 1 hạt bụi thì anh chỉ phải trả lại 1 hạt bụi thôi . Nhưng chiếm giữ thì vẫn là chiếm giữ, không có chuyện chiếm giữ ít thì okie chiếm giữ nhiều thì không okie . Hoặc là anh chiếm giữ trong không gian này thì okie anh chiếm giữ trong khôngn gian khác thì không okie . Anh hiểu ý tôi chứ ? PS: anh gọi tui bằng thằng, gã hay ông gì thì là chiẹn của anh, vốn hong bao giờ tui coi nặng mấy chiẹn vớ vẩn đó cả :P PS1: người đang chiếm giữ khá nhiều hạt bụi trong laptop cá nhân :)
  5. Dùng là vì mình không có tiền để mua nhưng vẫn cần để xài/học thì cứ dùng, nhưng đừng nghĩ là không vấn đề gì. Nếu mình thực tâm coi việc xài so ftware chùa là chuyện bình thường và đơn giản như đang giỡn, thì tới khi người khác dùng kết quả nghiên cứu của mình làm của họ thì cũng đừng ngạc nhiên, bức xúc hay trăn trở gì cả . Cũng cứ coi đó như chuyện ... đang giỡn thôi . Ký tên 1 người chuyên môn xài so ftware chùa :P
  6. Gần đây trên diễn đàn đất việt có một cao nhưn tự xưng là bồ tát GS001 đã chứng minh và tuyên bố rất hùng hồn rằng: Chúa Jesus là con Phật. Khỏi cần nói anh cũng biết là vị bồ tát này đã bị cả tín đồ Kito giáo lẫn Phật tử nhào vô ném đá tới tấp, nhưng quả như tiền nhân đã nói: Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu vỡ ai dè xe nghiêng. Topic kéo dàng liên tu bất tận năm này qua năm khác mà vẫn không ai thuyết phục được rằng bồ tát GS001 đã sai . Tất cả các thế lực chống đối đều đã bị vị bồ tát này dùng niềm tin sắt hơn đá của mình lật đổ, và sau đây là tuyên bố cuối cùng của ngài: Re: CHÚA JESUS là con của PHẬT GS001 cám ơn MOD đã để thread này thành một sticky thread. Bạn nào muốn GS001 viết một quyển sách với đề tài CHÚA JESUS là CON CỦA PHẬT để trình bày vấn đề một cách chặt chẽ và mạch lạc hơn thì cho GS001 biết ý kiến. Nếu các bạn có title nào hay hơn cho quyển sách thì cũng cho biêt. Xin emai cho GS001 qua địa chỉ GS0001@VERIZON.NET (Để ý có 3 con số zero's chứ không phải chỉ 2 con) Thân ái. Trước khi đi vào chứng minh người Việt và người Chăm đều là con cháu vua Hùng, anh cho anmay hỏi bản thân anh nghĩ thế nào về tuyên bố rất hùng hồn của bồ tát GS001 ??? PS: Xin lưu ý là lịch sử thiên chúa giáo chỉ mới có kéo dài 2000 năm thôi mà đã có nhiều chuyện như thể cứt trâu để lâu hóa bùn không làm sao lần ra manh mối thì anh cũng có thể hiểu được rằng lịch sự Bách Việt 4-5000 năm nó còn phức tạp tới đâu . Kính anh.
  7. Tôi không những cần biết về tổ tiên tôi, tôi còn cần phải biết 1 cách ĐÚNG ĐẮN và KHÔNG THIÊN VỊ về tổ tiên tôi nữa .5000 năm là 1 thời gian quá dài để làm cho việc hiểu đúng và không thiên vị đó trở nên rất khó khăn . Bác Thiên Sứ có những cố gắng đáng kể để tìm lại cội nguồn dân tộc, nhưng tôi thấy cái nhìn của bác quá chủ quan và đầy thiên vị (quân hán thì đương nhiên là xấu xa tồi tệ và tổ tiên ta thì chắc chắn là anh minh thần dzõ etc). Nói thật với bạn, tôi thấy đây là sao y bản chánh cái nhìn của Trung Quốc đối với các dân tộc khác (ông cha ta thì anh minh thần dzõ và những nước khác thì đương nhiên toàn là bọn man di mọi rợ). Bạn hiểu ý tôi n'oi không ? nếu bạn căm ghét cái nhìn thiên lệch đó của người Trung Quốc, thì đừng có làm giống họ . Đó chính là lý vì sao tôi tự hào làm 1 người Việt, vì lịch sử của chúng ta có được cái nhìn trung dung, nhân bản hơn.
  8. Nếu chúng ta khi thường hành động khoe khoang của Trung Quốc về Kinh Dịch, thì cũng nên tránh đừng đi vào vết xe đổ của họ, đây là 1 ví dụ về những cái ta nghĩ rằng chỉ có mình mới đủ sức khám phá ra, thì trên thực tế có lẽ mình cũng chỉ mới "tái khám phá" những điều mà các dân tộc khác họ đã biết đến từ lâu: http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts....get=last#296715 PS: Ấn độ họ cũng có vấn đề "bí truyền", "mật truyền" như trung quốc và việt nam vậy, cho nên cái mà mọi người ai cũng có thể học chỉ là 1 nửa, còn 1 nửa có lẽ chỉ có những người được chọn mới biết, cho nên mới có chuyện vạn người học nhưng chỉ được 1, vài người thực sự hiểu những bí mật này.
  9. Đây là cách hiểu về Kinh Dịch của đại đa số bình dân bá tánh như anmay cháu đã được hầu hết các nhà nghiên cứu về Dịch học miêu tả lại, ví dụ như đoạn này trích trong sách "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê: "Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế... Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học. Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch." Bỏ qua vấn đề Kinh Dịch là của Việt hay của Tàu, của 1 dân tộc hay là của cả nhân loại, thì từ xưa đến nay, người ta đã cho rằng Kinh Dịch có khả năng diễn tả được vận động của vũ trụ và của các hiện tượng / sự vật hiện hữu trong vũ trụ . Từ khoảng đầu thế kỷ 20 trở đi, phương Tây cũng đã dựa vào Kinh Dịch mà đạt được nhiều kết quả khoa học đáng kinh ngạc khác ví dụ như kết cấu DNA, cơ sở lý luận logic cho máy vi tính vv...vv... Do đó cháu khẳng định rằng những điều mà bác Thiên Sứ và ông Phạm Lưu Vũ mới khám phá hoặc công bố gần đây, thiên hạ đã biết từ lâu lâu lắm rồi, vấn đề là ứng dụng như thế nào vào thực tiễn, đi được bao lâu, bao xa thì mới đáng bàn thôi. Kính PS: còn chuyện Kinh Dịch là của người Việt, thì linh mục Kim Định đã xuất bản cả chục cuốn sách về vấn đề này được non nửa thế kỷ trước, tuy nhiên, vì ứng dụng thực tế chưa rõ ràng, nên vẫn chưa được khẳng định. Cách đây khá lâu ở diễn đàn Vietlyso có bác Thượng Sư tuy chỉ giải đoán cho độ chục người nhưng đã được hầu hết những người đó cảm phục vì bác đoạn trúng cuộc đời và các chi tiết về cá nhân họ có thể n'oi là đúng đến tận chân tơ kẽ tóc. Tôi không biết chắc chắn bác Thượng Sư vì đâu mà có làm được điều này, nhưng tôi có gặp qua 1 bác lớn tuổi khác theo đạo Thông Thiên Học ở nơi tôi ở và theo những gì bác kể lại, tôi đoán mò rằng bác Thượng Sư này cũng theo đạo Thông Thiên Học chi nhánh tại Việt Nam. Những giáo lý bí truyền của đạo này cũng như là 1 hệ thống khoa học nghiên cứu về còn người mà nếu ai học được, thì có khả năng đoán được tương lai của người khác chính xác đến độ thần sầu dựa trên năm tháng ngày giờ sinh của họ . Hôm nay nhiều chuyện nói đến việc này chẳng qua là để cho thấy việc khám phá những bí ẩn của vũ trụ không thể là việc của 1 người hoặc của 1 dân tộc, mà là dành cho tất cả những ai biết đặt câu hỏi TẠI SAO.
  10. Công tâm mà nói, người Việt cũng không phải là 1 nước có tham vọng quá lớn như Trung Quốc, cũng không tàn ác như Trung Quốc (vì điều này mà tôi cảm thấy hãnh diện là người Việt, dù sao cũng có NHÂN BẢn hơn là người anh em Trung Hoa :) ) hay là có lẽ vì luôn sống trong họa xâm lăng mà người Việt chưa rảnh tay thôn tính các dân tộc nhỏ hơn? Tôi nhớ mang máng có 1 nhà nghiên cứu sử học nào đó đã n'oi giá đỗ kiểu là nếu vua Quang Trung còn sống thì nước Việt ta đâu chỉ có như ngày nay ? (Ý là ông vua thiện chiến này sẽ còn đánh đông dẹp bắc lấy về cho ta thêm vài mảnh đất nho nhỏ nữa). Người dân Chăm Pa cũng hiền hoà cho nên công việc "sát nhập" có vẻ diễn ra êm ái hơn.
  11. Kính anh nhật nguyệt, thực ra người Kinh mình cũng đã thôn tính kha khá đất và dân của các dân tộc anh em thiểu số mới có được dải đất cong cong hình chữ S ngày nay đấy anh ạ. Hay là anh gọi việc mở mang đất nước qua các triều đại phong kiến là "khai hoang, lập đất" ? thực ra dân tộc nào thôn chiếm láng giềng cũng đâu có nhận mình đi "cướp" nước khác đâu . Tôi rất trân trọng việc 'các vua Hùng đã có công dựng nước', cũng như việc các triều vua sau đã có công "mở mang" bờ cõi đất nước để ngày hôm nay người Việt vẫn còn có đất cắm dùi ... nhưng hỡi ôi ... sự chọn lọc của thiên nhiên cũng thật là tàn nhẫn, nó chỉ có chỗ cho những loài khoẻ mạnh nhất mà thôi ... Ở đây tôi trích dẫn 1 bài phản biện của tác giả Phạm Thị Hồng Sương về công cuộc mở mang bờ cõi của Việt Nam với cái nhìn ưu ái cho người Kinh / Việt chúng ta, nhưng nên nhớ, TÁC GIẢ CŨNG ĐANG ĐỨNG Ở VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG MÀ NÓI CHUYỆN. Nếu tôi là người Chăm và có lòng ái quốc sâu sắc, có lẽ tôi cũng sẽ phải tự hỏi có thật lịch sự đã diễn ra như thế không, nghĩa là vì vua tôi yếu hèn nên mới bị Vua Đại Việt anh minh chiếm đất chiếm thành và cho phép dân tôi sống trong hoà bình (nếu không đòi lập lại nước thì đương nhiên là sẽ được sống trong hoà bình) như cô Phạm Thị Hồng Sương đã viết ? Dân Trung Quốc cũng đâu có cho việc xâm lấn nước Việt là 1 tội ác, họ nghĩ họ đang làm ơn cho chúng ta đó chớ? http://www.thongluan.org/vn/modules.php?na...le&sid=3499 a-Miền Trung và cổ sử Việt Nam - Chiêm Thành Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ 15. Chăm Pa và Khmer đánh nhau nhiều lần. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, người Chăm xuất khẩu sản vật rừng theo con đường giao thương của Trung Quốc qua các nước như Indonesia nhưng còn hoạt động cướp biển, cướp phá các nước láng giềng ven biển. Vào năm 918, vua Chăm Pa cho đúc tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng dựng tại Tháp Bà, năm 944 và 945, quân đội Khmer từ Angkor đã huỷ đền Po Nagar và cướp tượng vàng nữ thần. 1- Lần chiếm đất thứ nhất: Năm 979, vua Chăm Pa tấn công Hoa Lư. Tuy nhiên, toàn bộ quân viễn chinh đã tự tan rã sau một cơn bão biển. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Việt đã cử ba sứ thần sang Chăm Pa, các sứ thần này bị giam giữ, vua Lê Hoàn đã quyết định đánh Chăm Pa. Quân Đại Việt đã chiếm thủ đô và giết vua Chăm Pa. Chăm Pa bỏ thủ đô Indara này lùi xuống phía Nam. 2- Lần chiếm đất thứ hai: Năm 1044, 60 năm sau, một trận đại chiến diễn ra giữa Đại Việt và Vua Chăm Pa chết. Lý Thái Tông của Đại Việt trực tiếp chỉ huy cuộc triệt hạ kinh đô Chăm. Năm 1068, vua Chăm tấn công Đại Việt để trả thù trận thua năm 1044. Một lần nữa người Chăm thất bại và Đại Việt lại chiếm và đốt phá kinh đô mới Vijaya. Kinh đô Vijaya bị đốt phá một lần nữa vào năm 1069 do công của Lý Thường Kiệt. Vua Chăm Pa bị bắt làm tù binh phải cắt đất chuộc tự do. Đại Việt thu nạp thêm ba châu tức dãy đất chạy dài từ Hoành Sơn đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế ngày nay Việt Nam và Chăm Pa sau đó có hơn 250 năm hoà bình. Khó có thể kết luận trong tâm thức Việt Nam có chủ nghĩa xâm lược cho được khi tồn tại hoà bình bên nhau một thời gian lâu dài như thế. 3- Lần thứ ba là thu nạp của hồi môn là hai Châu Ô Lý: Hơn hai trăm năm mươi sau, vào năm 1307, vua Chăm là Chế Mân, đã dựng đền thờ ở Panduranga tức Phan Rang, nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới Công Chúa Huyển Trân. Không lâu sau, nhà vua băng, Đại Việt cử người cướp công chúa trở về để tránh bị hoả táng theo tục lệ của người Chăm. Có thể đây là lý do người Chăm không hài lòng công chúa và đánh để giành lại miền đất hồi môn. Trong ba mươi năm, 1360-1390, nhân cơ hội Đại Việt nhà Trần suy yếu quân Chiêm Thành ra vào lãnh thổ Đại Việt như chốn không người vào tận thành Thăng Long. Chế Bồng Nga đã lấy lại những vùng đất hiến chuộc tự do và hiến tặng hồi môn từ hơn 300 năm trước đó là Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh châu Ô, châu Rí. Chiêm Thành tự biến thành là mối đe dọa tồn vong của Đại Việt. Dân cư Đại Việt lập nghiệp dọc các vùng bờ biển khổ sở trước nạn binh đao. Chiêm Thành đã 3 lần tiến đánh vào kinh đô nước Việt là Thăng Long lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận. Khi quân Minh sang xâm lược Đại Việt, Vua Chăm nhân cơ hội tấn công và lấy lại được đất cũ. Đại Việt-Chiêm Thành đánh nhau nhiều lần cuối cùng Chăm Pa thua lại phải cắt nhượng đất thêm. Năm 1627 đến 1651 là giai đoạn chúa Chăm xưng vương và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Ngọc Hoa, quan hệ Việt-Chăm diễn ra tốt đẹp nhưng không lâu lại xảy ra chiến tranh. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, cho phép chúa Chăm (tức Trấn Vương Thuận Thành) được quyền có quân đội và chế độ thuế má riêng thành một tiểu quốc. Thời Minh Mạng vua Chăm lại nổi dậy, vua Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại Việt Nam cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chiên Thành sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt sau 10 triều đại và 100 vị vua Chăm. Đại Việt và Chăm Pa rơi vào vòng xoáy tranh dành phần đất bị mất do phải hiến tặng. Cuối cùng Chiêm thành suy tàn vì chỉ dựa vào chiến tranh và phụng thờ tôn giáo. Quan hệ Việt Chăm nhiều trắc trở song thời chúa Nguyễn không gây ra áp bức cướp đoạt hay tàn ác với người Chăm nên những mâu thuẩn sau sáp nhập không quá gay gắt. dân chúng qua chán ngán chiến tranh. Người Việt và Chăm được sống trong thanh bình cho đến thời Pháp thuộc. Việt có và Chăm có mâu thuẩn đánh nhau qua lại song không thể nào coi Việt có là mang tâm thức xâm lược bành trướng giống Trung Quốc.Chiêm Thành suy tàn không do bị người Việt cai trị mà do chiến tranh triền miên với Trung Quốc nhất là Khmer Angkor Chiêm Thành gây chiến cướp phá nhau...
  12. Hehehe ... nhất trí dzớii bác ... tui chán cái bà này tới độ hong nhớ nổi đã đọc được cái gì về đạo của bả nữa hehehe Có điều đệ tử của bả nấu đồ chay hơi bị ngon bác ... ít ra là ở vùng tui ở ... :)
  13. Công tâm mà n'oi thì tui thấy đạo bà Thanh Hải được cái là rất tích cực "hù" người ta ăn chay, ngoài ra thì tui cũng thấy y chang như bạn, bà này loè loẹt mà khoa trương thấy ớn . Tuy nhiên, cái gì mà gượng ép wá thì cũng hong tốt, ví dụ như mình có thể khuyến khích ng` khác ăn chay nếu mình thấy là nó tốt, nhưng mà tới độ "bắt" hoặc "hù dọa" người thân ăn chay luôn thì cái đó hơi wá đáng ... PS: người quen mà tui n'oi theo đạo bà Thanh Hải, cũng hong phải tự nhiên mà họ theo, tức là họ cũng ăn chay, khấn nguyện và đạt được 1 điều gì đó họ tưởng chừng không làm được cho nên họ theo (tui nghe kể dzị thôi ... hehehe ... bữa nay mình nhìu chiẹn thấy ớn ).
  14. Tui chưa chính thức tra chưn dzô cùm nhưng mà noí túm lại là cũng bị thòng lọng wấn cổ rồi ... thực ra muốn giúp người khác thì phải tự lực cánh sinh được cái đã ... Mỗi người đều có duyên nghiệp của mình, nếu muốn giúp người mà hong biết uyên nguyên tiền nhân hậu quả ra sao thì dễ ... chít sảng lắm ... Có lẽ đó là lý do tại sao Phật không khuyến khích ng` ta luyện thần thông là vậy (mặc dù Phật không phủ nhận có những hiện tượng tâm linh đó). Tui thấy cách giúp người khác an toàn nhất là sống sao cho không thẹn với lòng, không thẹn với người, cho dù bạn có tu theo đạo nào thì người ta cũng quý mến và tôn trọng bạn / đạo của bạn . Tui cũng có mấy người bạn tu theo đạo ông Tám Lương Sĩ Hằng, tui hong n'oi đạo này lừa bịp, một số ng` ngồi thiền theo hướng dẫn của ổng cũng có được ấn chứng và bớt (chứ không hết nghen) được 1 số bệnh tâm lý (ẹgg tâm thần, stress nặng, trầm cảm etc). Một số người kkhácc thì nói là từ khi tu theo đạo này thì họ đạt được những điều trước đó họ nghĩ họ không đạt được (ẹgg mua được nhà, xe hay là thành công trong sự nghiệp chẳng hạn). Tuy nhiên, vì tu không tới nơi tới chốn nmà lòng trần còn nhiều cho nên hiện giờ ông Lương Sĩ Hằng này cũng èo uột lắm, đạo của ổng thì cũng rối như canh hẹ. Cho nên mặc dù tui vẫn quý mấy người bạn này và tôn trọng lựa chọn tôn giáo của họ, nhưng tui khong thiền theo pháp này . (họ thiền theo cách ông lương sĩ hằng dạy nhưng đại đa số vẫn tin Phật hoặc Cao Đài) Cho nên khi bạn ngồi thiền hay là luyện khí công thì cũng nên cẩn thận, coi chừng dục tốc bất đạt. Thành nhanh mà hư cũng nhanh. Tui cũng có 1 người quen tu theo đạo Thanh Hải, tuy tui khong thích bà này, nhưng tui thấy người quen của tui cũng là 1 người tương đối tốt.
  15. Tui coi phim tàu thì thấy fim nào nói dzìa âm thịnh dương suy thì y như rằng fim đó có mấy cha vua hoặc ngu hoặc ác hoặc là vừa ngu vừa ác, còn quan lại thì phải gọi là đại gian đại ác luôn ... cho nên mấy tên đóng vai bình dân bá tánh trong đó cứ đi wa đi lại than "thời buổi này âm thịnh dương suy, thạch sanh thì ít lý thông thì nhiều". Đó là chiẹn bên Tàu, còn bên Ta thì tui hong biết :)
  16. Bác thích Mật tông thì anmay tui đoán là bác thích ba cái ấn chứng tâm linh dzới lại phát triển năng lực rùi :) Nói vậy chớ bác mới tập đi mà đòi bay được trên mây liền thì đúng là khó thiệt, nhưng mà để đi lại cho vững trên mặt đất thì okie mà :) PS: nói nhỏ dzới bác là tui cũng chưa có dứt được cái gì hết :) Chỉ đủ để biết mình đang bị .... trói :)
  17. Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ - một thời ở Nam Dương Tử - trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai - 43 AC - với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này. => anmay thấy điểm này có vẻ miễn cưỡng quá, Nhật bản, đài loan, nam triều tiên, thái lan, philippin và Indo khác với ta còn hơn là ta khác với Trung Quốc nữa, nhưng anmay cũng biết thân phận mình là học thức kém cỏi trong khi cái lãnh vực ngôn ngữ học và dân tính học này nó vừa khó nhá vừa chán như cơm nếp nát cho nên không dám nhúng đũa vào :) Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và "Thời hùng vương chỉ là "liên minh Bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý. Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. => Một Trung Quốc đồ sộ hiện nay chính là kết quả sự thôn tính của hàng trăm dân tộc nhỏ khác, và hiện nay tại Trung Quốc vẫn còn giữ được khoảng 100 thổ ngữ khác nhau. Điều này chứng tỏ một nền văn hóa đồ sộ và hấp dẫn như Trung Hoa cũng không thể đồng hóa hoàn toàn các dân tộc bị nó khống chế. Nước Việt ta bị tàu xâm lược 1 khoảng thời gian cũng đâu phải là ngắn, nhưng thứ nhất đã không bị đồng hóa, thứ 2 là vẫn có ngôn ngữ của riêng mình, nếu như những "người anh em" của ta bị Tàu xâm lược cũng cùng 1 nôi sinh ra, thì tại sao lại có chuyện 1 bên thì dễ nắm đầu 1 bên thì khó trị như vậy ? Nếu văn hiến Lạc Việt đủ mạnh để có thể lưu dấu lại trên các đất nước xa lắc xa lơ như là Nhật bản, đài loàn, phi lippin, triều tiên vv ... vvv thì tại sao nó lại không để lại được dấu ấn rõ nét nào tại chính cái nơi mà nó sinh ra? Tiếng Trung Quốc (汉语/漢語, 华语/華語, hay 中文; Hán-Việt: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn; bính âm: Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén) là một ngôn ngữ có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman. Tuy vậy, tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc. PS: <h1 id="firstHeading" class="firstHeading">Nhóm ngôn ngữ Rôman</h1> <h3 id="siteSub">Bách khoa toàn thư mở Wikipedia</h3> Bước tới: menu, tìm kiếm Nhóm ngôn ngữ Rôman là một phân nhóm của nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc hệ Ấn-Âu). Nhóm này là hậu thân của tiếng Latinh bình dân được dùng bởi các dân bản địa sau khi Đế quốc La Mã xụp đổ. Nhóm Rôman được chia ra làm 3 nhánh: Nhánh phía Đông, Nhánh phía Nam và Nhánh Ý-Tây.
  18. III - Lược sử Văn Lang. Địa giới Văn Lang: Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này. Tổ chức hành chính. .................. => Đoạn này của bác thiên Sứ cho anmay thấy rằng mặc dù đất nước Văn Lang rất hùng vĩ và thịnh vượng cộng với sự kế thừa của một nền văn minh rất rực rỡ, nhưng rốt cục đến một thời điểm nào đó vẫn mất cho Ba Thục, và sau đó là nhà Tần. Ở đây anmay có 2 giả thuyết: 1) trong sự tiến hóa hàng ngàn năm của loài người, thì sự phát triển của mỗi dân tộc là bình đằng, dân tộc du mục Mông Cổ cũng có thể đánh bại nhà Hán, thì cái sự kế thừa của một nền văn minh rực rỡ 5-10,000 trước (nếu có) vẫn không giúp Lạc Việt trường tồn được. Nhưng cái chính là ... cái đất nước Văn Lang đó đã đánh mất mình như thế nào? 2) Các dân tộc trên các nơi khác nhau của trái đất trong đó có tổ tiên của dân tộc Trung Hoa và Lạc Việt đều học được điều gì đó hay ho từ nền văn minh vĩ đại, và vì thế, trong cuộc đấu tranh phát triển đó, dân tộc nào mạnh hơn đã chiến thắng. Vậy thì, cái gọi là lý thuyết thống nhất vũ trụ đó, có thật là cái chân lý cuối cùng hay không, vĩ đại đến nhường nào ? Tại sao có rồi mà lại để cho văn minh Atlantic bị diệt, rồi sau đó haâu duệ của văn minh atlantic (aka nước Văn Lang) cũng không thể dùng nó mà thắng được phương Bắc ? Hay nói 1 cách khác, trong nhà có ngọc không biết giữ thì cũng để mất vào tay hàng xóm? Và đương nhiên khi chúng ta nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, thì chân lý thường thuộc về kẻ chiến thắng.
  19. II - 4000 năm sau Đại Hồng Thủy. Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy - Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử - Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông. => The people of Crete claim that the Lost City of Atlantis is Crete http://www.lady-crete.com/friendsocrete/atlantis.html Theo tài liệu này, thì người Greece cho rằng thành phố Atlantic trước đây chính là đất nước của họ, rồi Hoa Kỳ thì nghĩ rằng thành phố này năm giữa Mỹ và Châu Âu. trong 1 cuốn sách tôi đang đọc hiện nay cũng có 1 truyền thuyết nói rằng Merlin Phù thủy nước anh chính là hậu duệ của người Atlantic. Bác Thiên Sứ cũng bảo rằng ngườilạc việt cũng là con cháu của dân tộc này. Vậy thì rõ ràng là dân tộc Atlantic là 1 dân tộc đa văn hóa như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc là Multiculturals Au stralia, nghĩa là Tây, Tàu gì cũng có đủ. Một số nghiên cứu khác đã được đăng trên vnexpress cho rằng nữ hoàng Cleopatra là người ... da đen, và theo 1 số tài liệu theo nguồn này cũng nói rằng người Ai Cập có liên hệ đến "the lost world" này . Anmay tôi tạm kết luận là ... 500 năm ngàn dâu hóa biển xanh, cho nên chuyện của 50000 năm trước biết đâu được người trên trái đất này đều cùng 1 gốc mà ra cả, tuy nhiên đi qua Tây thì thành mắt xanh mũi lõ, qua Châu Phi thì da đen tóc xoăn và tới châu Á thì da vàng như người Việt mình đây . 1 điều không thể phủ nhận rằng các nền văn minh cổ xưa cho thấy có nhiều công trình kỹ vĩ mà khoa học hiện đại hiện vẫn còn vò đầu bứt tai, kỳ nhân dị sĩ thì đông tây kim cổ đời nào cũng có, tây thì có Socrate, Plato, đông thì có Khổng tử, lão tử, Ấn thì có Đức Phật Thích Ca vv...vvv Phải chăng các nên văn minh đều có cùng 1 cái nôi lớn ? Vậy thì biết đâu không những chỉ có người Việt mình, mà những dân tộc khác trên thế giới đều có dự phần vào cái nguồn gốc 10,000 năm văn hiến rực rỡ đó?
  20. I - Văn minh Atlantic. Cách đây hơn 10. 000 năm - hơn 8000 năm trc CN - trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu - tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước - Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem "Định mệnh có thật hay không?". => Nếu muốn hiểu đúng và hiểu đủ, anmay xin trích dẫn những ý kiến của các nhà nghiên cứu khác cho rằng nền văn minh atlantic đã bị hủy diệt vì chiến tranh, và thế giới của chúng ta trong tương lai cũng có thể chịu chung 1 số phận tương tự, vậy thì cây hỏi cần đặt ra là NỀN VĂN MINH ATLANTIC CÓ THẬT ĐÃ TÌM RA ĐƯỢC LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ HAY CHƯA ? Hay họ cũng chỉ là những nền văn minh có trước chúng ta và đã bị hủy diệt bởi chính THAM VỌNG của mình ??? Around 11 thousand years ago, there existed a race of humans with a very superior lifestyle. They traded the abundant copper that grew underneath the island on which they lived, called Atlantis, to countries like Spain for money. Having no true leader, they lived for a long time happily. A special stone called the Stone of Destiny guarded the city and gave it electricity. The Atlantians used more modern technology compared to the outside world. However, the Atlantians soon began to use the stone's mystical powers for pure greed. They began to scavenge the seas like pirates and wanted to start an Atlantian empire by beginning to raid nearby countries. The Sea Gods held a meeting, and decided to punish the almighty civilisation. So, as the Atlantians were close to dominating the world, the God of the Sea, Poseidon, sent a surging large tidal wave over the magnificent city. Atlantis sank into the depths of the Atlantic Ocean. Atlantis was no more. Legend ImageThat was the legend of Atlantis as it was described in the manuscript Critias. The symbols drawn on it are a combination of runic figures and some other characters that have not yet been classified. In fact, more than half of the symbols on it have not yet been decoded, so we don't know the whole Atlantis legend. Nevertheless, we DO know that the original legend was written by Plato, a Greek philosopher, in his many dialogues. http://www.schools.nsw.edu.au/events/state...ry/4/legend.htm Câu cuối mà tôi highlight đó nói rằng: Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng huyền thoại này được viết lên đầu tiên bởi Plato, một nhà thông thái người Hy Lạp, trong nhiều tác phẩm của ông . Vậy thì huyền thoại atlantic này đã được nhắc đến lần đầu tiên bởi Plato, đây là một nền văn minh có thật hay chỉ có trong trí tưởng tượng của Plato hay không là 1 vấn đề nhiều người chưa thống nhất với nhau . Trong 1 số ấn phẩm về tâm linh khác tôi đọc được cũng có n'oi đến nền văn minh Atlantic và những nền văn minh khác nữa (Muir thì phải và cả ít nhất là 5,6 cái khác, đặc biệt là sách của các nhà tâm linh học của phái Thông Thiên Học cho rằng ngoài 5,6 nền văn minh chính ra còn có cả mười mấy cái nền văn minh phụ, nói chung là trình độ ăn mày của tui chỉ có thể thấy choáng mà không nhớ được hết), nhưng không có sách nào bảo các nền văn minh đó đã tìm được chân lý cả, họ đã tồn tại trên trái đất và đã bị hủy diệt khi đến 1 giai đoạn không thể phát triển tiếp nữa theo đúng định luật của vũ trụ là THÀNH, TRỤ, HOẠI, DIỆT. Nói rằng nền văn minh Atlantic đã tìm được ĐỊNH LUẬT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ do đó không có cơ sở. Đã có thể có 1 nền văn minh atlantic, họ có thể phát triển hơn chúng ta rất nhiều, nhưng họ đâu có thống nhất được cái gì đâu và cuối cùng cũng đã bị tiêu diệt . (ẹg cho dù họ bị tiêu diệt vì 1 trận đại hồng thủy thì cái định luật thống nhất vũ trụ ấy cũng không thống nhất được cái gì cả và họ cũng không có khả năng tự cứu họ khỏi thiên nhiên, và như các nhà tôn giáo hiện nay đang rao giảng, thiên nhiên là môi trường cho con người phát triển, con người tiêu diệt thiên nhiên thì cũng chính là con người tự tiêu diệt mình).
  21. Nghĩ được như bạn là tốt rồi, cứ đi thì sẽ tới, tất cả chúng ta đều là lữ hành cả, Vạn pháp do duyên sinh.
  22. anmay tuy có đọc vài cuốn sách của Linh Mục Kim Định, nhưng chưa đọc hết cuốn nào, có thể nói, nếu ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng trong việc "... tìm về nguồn gốc dân tộc, khám phá cái hay của dân tộc, đi đến niềm tự hào" là "quá chủ quan về dân tộc" ... thì có lẽ cái nhìn của bác Thiên Sứ còn chủ quan hơn, nghĩa là chỉ thấy mình không thấy người khác. Nếu GIẢ THUYẾT dân tộc Việt là giòng giống của dân Atlantic (nếu đúng vậy) mà không nói luôn rằng có nhiều giả thuyết cho rằng dân Atlantic bị tận diệt là do họ đã quá hiếu chiến (hậu quả của 1 sự phát triển mất cân đối) và có những dân tộc khác trên thế giới cũng tự nhận họ là giòng giống của dân Atlantic ... là 1 thiếu sót lớn. Ở đây anmay không nói đến tính đúng sai còn nhiều tranh cãi trong thuyết "5000 năm văn hiến" của bác Thiên Sứ, nhưng anmay chỉ không hiểu 1 điều là vì sao dân tộc ta đang rực rỡ hoành tráng vào thời điểm 5000 năm trước mà cái gì đã làm cho ta mất nước vào tay Trung Quốc 1 cái là mãi đến thời Đinh Tiên Hoàng mới dành lại được quyền tự trị tương đối lâu bền chút? Bác Thiên Sứ có thể dùng tiên thiên bát quái hoặc là hậu thiên bát quái Lạc Việt để giải thích việt này không? Bản thân anmay rất trân trọng những tư tưởng đọc được trong sách của Linh Mục Kim Định, nhưng để áp dụng lối sống theo triết lý an sinh trời 3 đất 2 cho đại đa số dân Việt Nam tại thời điểm này có thể n'oi là khá thiếu thực tế. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, anmay đang tập sống theo nhân sinh quan rất NHÂN BẢN này, và thấy rằng nó đem lại phần nào an lạc cho bản thân trong cuộc sống phức tạp hiện nay.
  23. Xin các cụ đọc và suy gẫm: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?ti...3a3q3m3237n2nqn Nguyễn gia Kiểng Tổ quốc ăn năn Phần 3 Vì đâu nên nỗi? Bốn ngàn năm văn hiến Dĩ nhiên chúng ta còn nhiều di tích lịch sử quí báu khác. Thành Cỗ Loa, đền Hùng, đền vua Đinh, chùa Phổ Minh, chùa Hương Tích, chùa Non Nước, tháp Chàm (tôi không hiểu tại sao một số người không coi tháp Chàm là một di tích lịch sử của người Việt), cổ thành Quảng Trị, chùa Linh Mụ, cổ thành Huế, Tháp Mười, v.v... Để chỉ kể một vài di tích trong nhiều di tích. Nhưng phải nói là so với dòng lịch sử trên hai ngàn năm thì như thế vẫn là quá ít, và nói chung không độc đáo. Bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta không để lại bao nhiêu chứng liệu vật chất. Năm 1986, tôi có dịp nói chuyện với tinh mục Lương Kim Định. Tôi biết đến ông lằn đầu tiên năm 1968 khi một người bạn đưa cho đọc một số tác phẩm của ông về triết lý Việt Nho và An Vi. Tôi không đọc hết một cuốn sách nào của ông cả, bởi vì đọc tới gần nửa cuốn thì có cảm tưởng đã nắm được ý cho nên phần sau chỉ đọc lướt và đọc chéo. Nhân một dịp tôi sang Mỹ mùa thu 1987, Kim Định, vì có đọc một số bài báo của tôi, tỏ ý muốn gặp tôi để thảo luận. Lúc đó ông đã nổi tiếng là một triết gia lớn của Việt nam, nhất là tại hải ngoại. Ông rất đẹp lão, gương mặt sáng láng, thái độ ung dung, ngôn từ sáng sủa, mạch lạc và còn rất tráng kiện ở tuổi 70. Chúng tôi thảo luận khá lâu về Nho Giáo mà Kim Định khẳng định là của người Việt chứ không phải của người Trung Hoa và không được triển khai đúng đắn chứ thực ra là một triết lý rất hoàn hảo cần được dùng làm nền tảng xây dựng đất nước sau này. Chúng tôi đi đến một thỏa thuận là không đồng ý với nhau. Cuối câu chuyện, sang đến phần triết lý An Vi của ông mà Lương Kim Định coi là một thông điệp của trống đồng, tôi nói với Kim Định là cách tiếp cận văn hóa Việt nam của ông rất phiêu lưu bởi vì các di tích lịch sử và văn hóa của chúng ta quá ít ỏi để có thể là một thông điệp sáng sủa và chắc chắn. Chúng ta phải suy diễn rất nhiều mà suy diễn thì lúc nào cũng chủ quan và dễ sai lầm. Kim Định giảng giải cho tôi về những ý nghĩa của trống đồng mà ông cho là rõ rệt và đầy đủ. Thấy tôi có vẻ không tin tưởng lắm, Kim Định hỏi lại: Thế thì cậu đề nghị cách tiếp cận nào?. Tôi đáp là phải tiếp cận bằng con người Việt nam, bởi vì nền văn minh Việt nam là một nền văn minh không có di tích vật chất. Tất cả ở trong con người, quá khứ tồn đọng trong con người và tương lai cũng chỉ là con người. nền văn minh Việt nam chắc chắn là có và đáng kể dù các di tích của ta không vĩ đại và phong phú bằng các nước láng giềng Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Cam-bốt và Lào. Vì thế cách tiếp cận dúng để tìm hiểu Việt nam là tâm lý học và xã hội học chứ không phải là khảo cổ học. Sự kiện chúng ta có những con người có thể mau chóng hấp thụ những kiến thức phức tạp và khó khăn nhất, có thể thích nghi ít nhất một cách tương đối với những thay đổi bối cảnh đột ngột nhất, có thể sống qua những thảm kịch ghê gớm nhất là bằng chứng của một nền văn minh đặc sắc. Tuy nhiên khối người tinh nhuệ đó đã chỉ đi từ tai họa này đến thảm kịch khác như vậy rõ ràng là họ phải có một tật nguyền tập thể nào đó. Con người Việt nam là cả một bí mật chưa được khám phá, nhưng điều chắc chắn là nó mang một tiềm năng rất lớn chưa phát huy được vì một số bế tắc tâm lý. Khai thông được bế tắc này chúng ta sẽ giải tỏa một nguồn năng lượng vô cùng lớn và sẽ vươn lên rất mãnh liệt. Lương Kim Định cũng phân vẫn trước cách tiếp cận của tôi như tôi nghi hoặc trước cách tiếp cận của ông. Không phải chỉ có một mà có nhiều cách tìm hiểu nước Việt. Và tất cả đều có mặt đúng và có mặt yếu. Cái khó của chúng ta là phải làm một việc mà từ trước chúng ta đã không cố gắng để làm, nghĩa là tìm hiểu chúng ta là ai. Từ đó tôi không còn cơ hội để gặp lại Kim Định. Tôi thường hỏi thăm về ông và vài năm sau được biết ông đau nặng, cho nên khi được tin ông qua đời, tôi không ngạc nhiên. Hình ảnh còn lại trong tôi về Kim Định là một con người rất độc đáo. Ông được đào tạo theo giáo dục phương Tây, nhưng lại dùng nn kiến thức đó làm dụng cụ để tìm về nguồn gốc dân tộc, khám phá cái hay của dân tộc, đi đến niềm tự hào - theo tôi quá chủ quan về dân tộc và đề xướng một đường lối phát triển thuần túy Việt nam - mà tôi cho là gượng ép. Là một linh mục công giáo nhưng ông lại gần gũi với triết lý á Đông hơn là triết lý Thiên Chúa Giáo. Đức tin công giáo của ông hình như chỉ rất tương đối. Dù không đánh giá cao lắm những công trình nghiên cứu của Kim Định, nhất là về điểm mà đa số thán phục ông, nghĩa là Nho Giáo, tôi vẫn dành cho ông một sự cảm mến đối với một người đã tận tụy với văn hóa dân tộc. Trong lần gặp gỡ duy nhất ấy, chúng tôi khác ý với nhau nhiều nhưng chúng tôi đồng ý là lịch sử của chúng ta quá sơ sài và thiếu sót, di sản văn học của chúng ta không có bao nhiêu.
  24. Anmay cảm thấy may mắn là được sống ở thời buổi kỹ thuật thông tin cao nên muốn tìm hiểu gì là có thể được dễ dàng nhanh chóng. Cứ Thiền Sư thì không phải luôn luôn đúng, và anmay cũng quan niệm rằng không có cái gì ta đọc được hay nghe được là đúng hoàn toàn hay là sai hoàn toàn. Nhưng trong khía cạnh đã bàn, thức là khi bàn đến thiền định, trí huệ, thì vị thiền sư trong câu truyện kia không sai, nghĩa là ”Cũng giống như tách trà này, trong lòng ông đang chứa đầy những quan điểm và định kiến. Làm sao tôi có thể trình bày với ông về thiền nếu như trước tiên ông không làm trống cái tách của ông đi ?” Trước hết nếu muốn biết ông Thiền Sư này đúng hay sai theo cái nhìn của Phật Giáo, thì phải hiểu Phật Giáo quan niệm về "Vọng Tâm" và Chân Tâm như thế nào: Theo NĂNG LỰC TRÍ TUỆ Những Lời Dạy Căn Bản Của Phật Giáo Nguyên tác: WISDOM ENERGY, BASIC BUDDHIST TEACHINGS Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche - Vô Huệ Nguyên dịch Wisdom Publications xuất bản Mục đích của thiền định là để có trí tuệ hầu chấm dứt tất cả những ảo tưởng và u mê. Trước tiên, sự chấm dứt này tùy thuộc vào ta có nhận ra được đặc tính và sự làm việc của vọng tâm hay không. Thêm vào đó, cần phải hiểu rằng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát sinh một tâm huyễn ảo.Theo quan niệm này, Je Tsongkhapa ( Đại Lạt Ma của Tây Tạng sống vào thế kỷ 15, Ngài sáng lập ra các truyền thống tu tập Lamrim và Ngagrim --Dg) liệt kê sáu yếu tố, sáu động lực có ảnh hưởng mạnh đến việc phát sinh ra ảo tưởng: (1) nghiệp lực, (2) đối tượng, (3) ảnh hưởng của xã hội, (4) tuân theo những lời dậy bảo sai lầm, (5) thói quen và (6) do những ý niệm sai lầm. http://www.thuvienhoasen.org/nangluctritue-04.htm Câu nói của vị Thiền Sư có liệt kê ra > 2 yếu tố mà ông giáo sư kia mắc phải đó là định kiến (kiến thức dựa trên sự tích lũy của kinh nghiệm hay là thói quen của chính mình hay là của xã hội => điều (5)) và quan điểm (sự chủ quan do nghiệp lực, thói quen gây ra khi tiếp xúc với trần cảnh). Hình ảnh làm trống tách trà có nghĩa là lắng nghe mà không bị vướng mắc vào định kiến hoặc thói quen của mình, điều này nói thì dễ, làm được thì có mấy ai. Nếu gạt bỏ được vọng tâm, thì chân tâm tự nhiên hiển lộ, Phật giáo gọi nôm na là "kiến tánh thành Phật" . Chân Lý chỉ có ở mức độ này, còn thì "Ở trong vọng điều gì cũng vọng." Nói như vậy thì bác sẽ bảo là cháu chấp KHÔNG, thực ra thì không phải vậy, như hiện tại bây giờ, vì cũng ta ai cũng còn vọng tâm (ít nhất là bác với cháu), nên cái chân lý của cháu sẽ khác với cái chân lý của bác sẽ khác với cái chân lý của vạn vạn người khác. Theo suy diễn của cháu, khi ai đã bỏ được hết vọng tâm, họ sẽ cảm nhận được cái thứ chân lý như là ... đối với tất cả các đối tượng có liên quan, nghĩa là họ sẽ cảm được cái chân lý của bác, của cháu và của vạn vạn sinh linh khác có liên quan, nhưng chúng ta, khi còn trọng vọng, không cảm thể cảm được cái chân lý mà người khác đang cảm. Ngôn bất tận ý, cái gì còn có thể dùng lời để nói ra thì không phải là Chân Lý.
  25. Ý của vị thiền sư đó là, khi tiếp xúc với trần cảnh,blah blah blah Cái này cho tui xí sửa là chút xíu là : Ý của vị thiền sư đó là, khi nói đến thiền, đến trí huệ hay là cái biết trực chỉ chân tâm, thì khi tiếp xúc với trần cảnh blah blah blah ... Bác Thiên Sứ đã lẫn lộn cái Phật giáo gọi là trí huệ với lại trí hiểu biết dựa trên sự tích lũy kinh nghiệm của con người ... nên mới cho là ông Thiền sư kia sai ... Anmay em xin chấm hết ...