anmay
Hội viên-
Số nội dung
198 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by anmay
-
Ví dụ bánh quy: @Địa Kiếp:Ai bảo thế, anh đọc kỹ, thời gian lệ thuộc vào tốc độ, những cũng lệ thuộc cả vào yếu tố khác nữa, và do đó, như ở trên thì nó cộng vào là như nhau. Giống như một thằng ăn bánh quy, nó có thể ăn rả rích mỗi ngày một cái, hoặc là nếu chuỷen động vận tốc 29000 km/s thì ăn cả tháng hết 1 cái, đến ngày cuối cùng dừng lại nó tọng cả hộp. Tính ra là như nhau, nhưng vẫn khác nhau.
-
Còn tiếc thì còn được luân hồi dài dài, bạn Liêm Trinh khỏi lo xa.
-
Nói về cái học Đông và Tây phương nó khác nhau như thế nào thì các sách đã viết đầy ra rồi, nhưng túm ngắn gọn lại thì đại khái Đông Phương học chủ về sự phát triển về Tâm Linh, và phương Tây chủ về sư phát triển về mặt vật chất, thiếu 1 trong hai thì cũng không cân (e.g phương tây thì vô thần còn phương đông thì lạc hậu), cả hai đều có cái dụng của nó cả, thiếu sự phát triển tột bực của khoa học hiện đại thì cổ học đông phương có mà thống nhất vũ trụ bằng ... NIỀM TIN ... :D
-
Theo quan điểm trên của Bác Thiên Sứ, thì đã có sự hoà huyết giữa tộc Lạc Việt (thuộc đẳng cấp cao) và những "thổ dân lạc hậu" sống tại miền Bắc Việt Nam, vậy thì người Việt hiện nay chính là cái kết quả giao cấu của hai cái thượng và hạ đó, và vì thế nên chấp nhận cũng như tự hào về cái mà họ đã "trở thành" hiện nay. Các dân tộc khắp nơi ngày nay trên thế giới có lẽ đều là kết quả sự hoà huyết tương tự. Nếu người Việt tự hào về huyền sử con rồng cháu tiên thì người Hy Lạp cũng có thần Zeus chúa tể vũ trụ, người Nhật thì là con cái của thần Mặt Trời, nói túm lại chả có sắc dân nào không tự hào về "nguồn gốc" của mình cả. Cho nên mình coi tổ tiên mình cao quý đến cỡ nào, thì cũng phải biết rằng dân tộc khác họ cũng tôn sùng tổ tiên của họ như thế (túm lại thì con ai chả xinh, ông bà ai chả lẫm liệt, lịch sử ai chả hoành tráng). Đến ngay như Úc Đại Lợi có mỗi trận đánh Anzac mà năm nào cũng cho dân nghỉ khoẻ 1 ngày để tưởng nhớ đến lính tráng của họ đã đổ máu trên đất ... Thổ Nhỉ Kỳ ... đúng là 1 giọt máu đào của dân Úc vẫn hơn cả cả ao máu của những nước có bề dày chiến tranh và mất mát như ... Việt Nam chả hạn ...
-
trích nhatnguyen52: bằng chứng là không có 1 từ nào thể hiện ác cảm được tạo ra từ ‘Hoa’, không những không dị ứng mà còn ngược lại nữa như: các vua quan thời quân chủ Việt Nam luôn lấy điển tích của các bậc minh quân, chúa hiền Trung Hoa làm gương soi mình, dân chúng Việt thì say mê với các tuồng cổ Trung Hoa, chữ Nho được gọi là chữ thánh hiền V.v… Ăn mày thấy tiếng việt mình có những từ như hoa hoè hoa sói, hoa lá cành, hoa hoét (ngoa ngoét), hoa liễu vân vân ... nhưng tui cũng đồng ý là những từ này không phải thể hiện ác cảm (có vẻ là châm biếm và hài hước nhiều hơn) :unsure:
-
Trước đây khi Trung Quốc còn là hậu phương lớn đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam , nhà trường vẫn dạy Việt sử hơn 4000 năm kia mà. => Cháu nhớ không lầm ngày xưa học sử thì cũng là hơn 4000 năm, không biết giờ sao tụt xuống còn có 2000?
-
Bạn mnn nói cũng có lý đấy chứ, ai mà cảm thấy việc giết chóc là tàn ác, thì nên chăng trong mỗi bữa cơm giảm đi 1 ít thịt, nên chăng mỗi lần đi nhậu gọi ít đi 1 dĩa thịt rùa, chim, thỏ gì đấy ... cầu giảm thì cung cũng sẽ theo đó mà giảm theo.
-
Cái nồi thuộc Hành gì? Cái nồi sinh ra thì âm dương ngũ hành đều đủ cả (Nó là Âm, nó cũng là Dương, nó cũng có đủ các tính chất của ngũ hành hoặc ít hoặc nhiều tuỳ lúc tùy thời tuỳ đối tượng). Nhưng cái nồi lại chẳng phải là cái nồi (con người nhìn cái nồi thì cho nó là cái nồi, con vật nhìn cái nồi cho nó là cái gì bít được tui chít liền ... in other words, tướng của cái nồi hiện ra như thế nào thì là tùy thuộc vào đối tượng quan sát), hay cái nồi vốn là như vậy (cho dù đối tượng quan sát cho nó là cái gì, thì cái nồi vốn nó vẫn như vậy, cái vốn nó vẫn như vậy là cái gì thì thú thực là tui hông biết, hehe ...). Không biết cái nồi thuộc hành nào, thì người ta vẫn có thể dùng cái nồi để nấu cơm 1 ngày 3 bữa, biết được cái nồi thuộc hành nào, thì có thể hiểu được rằng ... Cuộc đời không đục không trong, Tôi ở giữa dòng cũng biết vậy thôi hehe :mellow:
-
Gởi bác vuivui: Vấn đề bác đặt ra với ài (Dịch & Đạo), trước cháu cũng có thắc mắc, không biết có thể trình bày kiến giải của cháu để bác chỉ điểm thêm hay không?
-
Nếu đọc kỹ thì sẽ thấy con số 400 triệu USD/ năm là con số Mrs Luyến "tính nhẩm" chứ không phải do bên Google đưa ra. Google chỉ thoả thuận trả 62% lợi nhuận cho đại diên tác giả, vậy thì nhiều người đọc VÀ TRẢ TIỀN thì họ sẽ trả mình nhiều, ít người mua thì họ trả ít. Bản thân tôi không thích đọc sách bằng máy vi tính, nhất là sách có tính chất giáo khoa (non-fiction), cho dù thường thì ebook giá rẻ hơn sách in, nhưng tiết kiệm tiền sách chả bõ công mù mắt, còn sách truyện thì trên mạng thiếu gì sách miễn phí. Khả năng Google thâu được $$$ từ các tác phẩm VN là rất thấp, vì tâm lý người Việt phần đông cũng giống như tôi, thích xài đồ có mùi nhang hơn là xuất tiền túi ra mua, nhưng cho dù có nhiều hơn mong đợi thì cũng làm gì được con số 400 triệu, trừ khi Mrs Luyến nhầm USD sang VND.
-
Lấy đâu ra 400 triệu USD/năm mà trả cho VN? Làm như Google đi ăn cướp ăn giựt mà ra tiền vậy đó, nó cũng phải kinh doanh, có lời rồi mới chia 1 phần lợi nhuận cho mình chứ. Có ai đọc bài này xong mà nghĩ được rằng con số đó quá vô lý hay không? (nghĩa là các tác phẩm văn học VN có thể giúp cho Google kiếm được hơn 400 triệu USD (chứ không phải là VND) / năm ý)
-
Bác vuivui có nói về cái gọi là chính danh, tức là cần phải có định nghĩa nghĩa về các khái niệm mình sử dụng . Cháu xin hỏi theo bác, thế nào là "chân lý"? Thực ra cháu cũng e rằng từ trước đến giờ đang là ông nói gà bà noí vịt cho nên mạo muội muốn hỏi để tránh những tranh luận không cần thiết. PS: cháu vốn không nghĩ rằng không thể tranh luận ở đây, cháu chỉ nói là "đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có ích gì ạ? ..." thôi, cho nên mời bác ít nhất cũng trả lời cho cháu bác định nghĩa thế nào là 'chân lý' ... để cho cháu rộng được rộng đường dư luận.
-
Cháu không biết bác có thể mời ông Thích Nhất Hạnh ra làm trọng tài được hay không, nhưng cháu thì đến cái địa chỉ email của ổng cũng không có. Vả lại nếu mời ông Thích Nhất Hanh ra làm trọng tài cho CHÂN LÝ/Phật Tánh thì cháu lại không biết ông ấy tuy là người đọc rộng hiểu nhiều, nhưng ổng đã "thấy" được Phật Tánh chưa, nếu chưa thấy được, thì Phật bảo là "vẫn còn bệnh), còn nếu ổng đã thấy được (nghĩa là đã hoắt nhiên giác ngộ rồi) ... thì người trần mắt thịt (chưa giác ngộ) như cháu và bác làm sao nhận biết được? PS: cháu không bao giờ cho cái mình nói là chân lý, vì cháu vẫn còn chấp nê chẳng ngộ kia mà, nhưng dựa theo những gì Phật nói trong kinh lăng nghiêm, thì cái bác nói cũng vẫn chưa phải / không phải là chân lý như thị. Bác vuivui có nói về cái gọi là chính danh, tức là cần phải có định nghĩa nghĩa về các khái niệm mình sử dụng . Cháu xin hỏi theo bác, thế nào là "chân lý"? Thực ra cháu cũng e rằng từ trước đến giờ đang là ông nói gà bà noí vịt cho nên mạo muội muốn hỏi để tránh những tranh luận không cần thiết.
-
Dạ, cháu tuy còn trầm luân trong bể khổ, nhưng nhờ Đức Phật soi đường, cùng còn biết mình đang bơi lội ở trỏng, bây giờ có lập 1 topic ra để tranh luận với bác, thì cũng chỉ là đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có gì ạ? ... Nhưng có điều nếu bác nói TRI KIẾN của bác là CHÂN LÝ còn TRI KIẾN của cháu là ... cái gì đó khác CHÂN LÝ, thì đức Phật 4000 năm trước đã nói là ... hong phải vậy rùi ... Mà thôi, bác cứ tiếp tục đi ạ ... Cháu xin hết.
-
Dạ, anmay này mà "biết" được Phật tánh thì đã rất là ... gì và này nọ rồi, có đâu ở đây hóng hớt chiẹn thế sự nữa ... hihihihi ... cho nên anmay ngàn vạn lần cũng hong dám "tự cho" mình bạy bạ như dzị ... Thực ra từ đầu tới cuối anmay chỉ có trích kinh Lăng nghiêm của Phật ra rồi bôi đen bôi đỏ phóng to phóng bé 1 số chữ mà thôi, anmay thủy chung ngoài cái câu nịnh đầm đức Phật ra thì chưa từng nói thêm cái gì cả ... vẫn còn chờ bác viết xong ... chỉ là kê cục gạch để dành đó tại thấy khúc đó đức Phật viết wá hay thôi (lại vuốt đuôi đức Phật cái nữa) ... mong bác Thiên Sứ cảm phiền.
-
Trích lại lần nữa vì thấy Phật nói wá hay luôn: Người mắt nhặm thấy bóng tròn kia là do biệt nghiệp sở sanh; cả nước đồng phận sở dĩ thấy tướng chẳng lành này là do cộng nghiệp tạo nên. Cả hai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.
-
- A Nan, tất cả chúng sanh cam chịu luân hồi, là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sanh, ngay đó theo nghiệp luân chuyển. Thế nào là hai thứ vọng kiến? - Một là vọng kiến Biệt Nghiệp của chúng sanh. - Hai là vọng kiến Đồng Phận của chúng sanh. - Sao gọi là vọng kiến Biệt Nghiệp? - A Nan! Như người thế gian con mắt bị nhặm, ban đêm thấy ánh sáng, riêng có bóng tròn ngũ sắc bao phủ. Ý ngươi thế nào? Cái bóng tròn hiện nơi ánh đèn này là màu sắc của ngọn đèn hay là màu sắc của kiến tinh? - Nếu là màu sắc của ngọn đèn, thì người không nhặm sao chẳng cùng thấy, mà chỉ có người nhặm mới thấy bóng tròn này? Nếu là màu sắc của kiến tinh, kiến tinh đã thành màu sắc, thì người nhặm thấy bóng tròn kia gọi là cái gì? - Lại nữa A Nan! Nếu lìa ngọn đèn riêng có bóng tròn này, thì khi nhìn qua bình phong, bàn ghế, phải có bóng tròn hiện ra, nếu lìa kiến tinh riêng có bóng tròn thì chẳng phải mắt thấy, vậy sao người nhặm lại thấy bóng tròn? - Nên biết, màu sắc ở nơi đèn, do mắt bị bệnh mới thấy bóng tròn, bóng tròn và cái thấy đều là bệnh nhặm, kẻ thấy được nhặm thì chẳng phải bệnh; chớ nên nói bóng tròn là đèn, là thấy, hoặc nói chẳng phải ngọn đèn chẳng phải cái thấy. - Ví như đệ nhị nguyệt chẳng phải bản thể, cũng chẳng phải bóng của đệ nhất nguyệt. Tại sao? Vì do dụi mắt mới thành có đệ nhị nguyệt. Người trí chẳng nên truy cứu cái đệ nhị nguyệt này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là kiến tinh hay chẳng phải kiến tinh, vì đó là do dụi mắt sanh ra, thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của kiến tinh? Huống còn vọng sanh phân biệt, cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, chẳng phải màu sắc của kiến tinh ư? Sao gọi là vọng kiến Đồng Phận? - A Nan! Ở cõi Ta Bà này, trừ biển cả ra, phần đất bằng gồm có ba ngàn châu, ở giữa là đại châu, Đông Tây bao gồm hai ngàn ba trăm nước, ngoài ra các tiểu châu ở giữa biển hoặc có từ hai trăm đến ba trăm nước, hoặc có từ một, hai cho đến bốn mươi, năm mươi nước. A Nan, ví như trong đó có một tiểu châu, chỉ có hai nước, dân một nước thì đồng cảm ác duyên, khiến cả nước cùng thấy tất cả cảnh giới chẳng lành, như những ác tướng do nhựt nguyệt, tinh tú và khí trời hiện ra v.v... chỉ cả nước này thấy đủ thứ ác tướng như vậy, còn dân nước kia lại chẳng hề thấy nghe những ác tướng đó. - A Nan, nay ta vì ngươi đem hai việc kể trên so sánh cho rõ: Như chúng sanh kia vọng kiến biệt nghiệp, thấy bóng tròn hiện nơi ánh đèn, dù hình như có cảnh tượng trước mặt, nhưng cái thấy ấy vốn do mắt nhặm mà thành, nhặm tức là kiến bệnh, chẳng phải màu sắc sở tạo, nhưng người thấy được nhặm thì chẳng có kiến bệnh (Biết Phật tánh vẫn là bệnh, phải được thấy Phật tánh mới hết bệnh). - Như ngươi hôm nay, dùng con mắt thấy núi sông đất đai và chúng sanh, đều là cái kiến bệnh đã thành từ vô thỉ. Tại sao? Vì có năng thấy và sở thấy, nên tựa như cảnh tượng hiện ra trước mắt, giống cái giác minh của ngươi duyên cái sở thấy thành nhặm. - Bản giác có năng thấy tức là nhặm, "Bổn giác minh tâm" là tự tánh, cái giác ấy vốn chẳng phải bệnh, có năng giác sở giác mới thành bệnh. Nếu bổn giác không ở trong bệnh, đó mới thật là Kiến Kiến (tức là kiến tánh). Đã được kiến tánh thì đâu còn tên gọi là Kiến, Văn, Giác, Tri nữa! - Cho nên, ngươi hôm nay thấy ta, thấy ngươi và thấy tất cả chúng sanh đều do kiến bệnh, nếu chẳng phải kẻ có kiến bệnh, thì cái kiến ấy chơn thật, thể tánh chẳng bệnh nên chẳng gọi là Kiến. - A Nan! Vọng kiến Đồng Phận của cả nước, cũng như vọng kiến Biệt Nghiệp của một người. Người mắt nhặm thấy bóng tròn kia là do biệt nghiệp sở sanh; cả nước đồng phận sở dĩ thấy tướng chẳng lành này là do cộng nghiệp tạo nên. Cả hai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.
-
Coi thường người khác là 1 sự ngu xuẩn (cái này không phải tui nói mà rất nhiều vị hiền triết kim cổ đông tây đã nói nên cho phép tui miễn chứng minh) ... coi thường 1 dân tộc khác lại càng ngu xuẩn hơn ... Việt coi thường Trung hay Trung coi thường Việt thì cũng rứa ... hay là ta thử làm 1 phép so sánh coi cái ngu xuẩn nào ngu xuẩn hơn cái ngu xuẩn nào?
-
Quote babothanlong: Nhưng vấn đề đằng sau đó, là người Trung có ý xem thường (vì không thắng nổi) người Việt nên không thể vô tình tôn vinh người Việt bằng việc giữ nguyên lịch sử bản quyền tác giả. Ai lại làm cái việc tôn vinh người mà họ coi là bọn man rợ. Trung Quốc xem thường VN là vì Trung Quốc bự con bô trai hơn VN, và đã từng xâm lược thống trị tại Việt Nam trong 1 thời gian rất dài, ngay cả sau khi dành được độc lập từ thời Đinh (???) ... Trung Quốc vẫn tiếp tục đô hộ Việt Nam xen kẽ qua các thời kỳ khi các đời vua Việt Nam suy yếu: Nhìn nhận lich sử thì cần phải KHÁCH QUAN. Anmay tui chôm đại ở trang tuvilyso đoạn tranh luận tương tự để khỏi mắc công ný nuận dài dòng ... http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts....=22564&PN=1 ông Johnmiths đã viết: người Tàu luôn luôn cho rằng họ chiến thắng trong tất cả những cuộc xâm lăng VN. Nhưng người VN chúng ta, ngay 1 đứa con nít cũng biết rằng người Tàu đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, do đó chúng ta mới còn tồn tại tới ngày nay. Tôi mượn câu chuyện lịch sử chính trị, để nói điều này: không thể tin người Tàu được. Ông thienkhoitimvui thỏ thẻ: Tôi đồng tình. Nhưng phải nói rõ là thế này: Người VN thắng TQ thì cũng như VN thắng Pháp, thắng Mỹ. Như quân đội (và cả du kích) VN không thể mạnh hơn quân đội Pháp, quân đội Mỹ được (kể cả khi được sự giúp đỡ của LX trước đây và TQ, vì họ giúp dù rất nhiều cũng có chừng). Nên thực chất cái thắng ở đây là “đuổi thắng”. TQ đã có những trận đánh thảm bại với Việt Nam (rất nhục nhã). Nhưng cũng như đánh Pháp, Mỹ sau này, một bên là “lấy hết sức ra giữ, chết hết, mất hết không tiếc” (đến nhà cửa, cầu cống… cũng sẵn sàng phá sách để “tiêu thổ” mà lại). Một bên thì cũng cố lấy, nhưng lấy không được, hoặc mất mát lớn thảm hại quá, thì họ chạy, hoặc không dám quay lại lần nữa. Người xa đến chiếm không thể “dù hi sinh tất cả cũng nhất định đánh đến cùng” được. Những trận thắng của Trần Hưng Đạo rất oanh liệt, rất đáng ngợi ca, khi thắng cả quân Mông Cổ khét tiếng thời đó. Nhưng người Việt Nam cần xem lại để không tự hào một cách quá đáng. Cái oanh liệt của chống ngoại xâm là cái oanh liệt đau khổ vô chừng, đầy máu và nước mắt. Bao nhiêu sinh linh, bao nhiêu tài sản… đã bị vắt kiệt. Như trước đây đã có cái tự hào hãnh tiến “Đến Pháp, đến Mỹ ta còn thắng thì còn sợ ai?” là một sự sai lầm. Làm gì có “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”. Sẽ như thế nào nếu quân đội và nhân dân Việt Nam cùng tranh sa mạc Saharara với quân đội Mỹ? Sẽ như thế nào nếu Trần Hưng Đạo và nhà Nguyên đánh nhau một mất một còn (hoặc VN thôn tính TQ, hoặc TQ thôn tính VN, không còn con đường thứ 3)? Câu trả lời còn chưa biết được. Đây là một điều mà chúng ta nhìn lịch sử Việt Nam cổ hay kim cũng cần lưu ý. Đánh nhau một mất một còn, hoặc anh tồn tại, hoặc tôi tồn tại là một chuyện. Còn đánh nhau giữa một người đến chiếm và một người đánh đuổi là khác. Hiểu như thế sẽ thấy sự khôn ngoan của cha ông ta, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên mà không kiêu căng, ta đây, còn dặn vua “giữ kế sâu rễ bền gốc”. Lê Lợi thắng Minh cấp cho phương tiện để giặc về. Quang Trung thắng Thanh cũng “đi sứ” sang Thanh (dù là cho người đóng thế, trên phương diện thể diện quốc gia, đóng thế hay không cũng vậy). Nếu Quang Trung ngạo mạn, thì ông ta đã thư cho nhà Thanh “Ta không việc gì thân chinh đến nước ông. Muốn thì cả 2 cùng gặp nhau ở trại giữa biên giới bàn bạc” (nên nhớ, chuyện vua nước này sang nước khác không mang tính bình đẳng như giao tiếp quốc tế hiện nay, việc Quang Trung phải đích thân sang Thanh về mặt hình thức cũng là ở ngôi vị nhỏ hơn, khác với Bill Clinton sang Hà Nội, xưa và nay có khác.) Để đơn giản, có thể ví dụ thế này: Võ sỹ Ho li fiu có thể thắng võ sỹ Thai xơn trên sàn đấu, nhưng khi Ho li fiu đến cướp nhà Thai xơn thì có khi là Thai xơn đánh đuổi Ho li fiu chạy dài. Kẻ cố giữ nhà minh sẵn sàng "mất tất cả để giữ bằng được", tính mạng, sách vở, tài sản... cũng vậy. Người đến cướp như Trung Quốc thì không thể chịu như vậy. Đấy là chưa kể những bất lợi khác nữa của kẻ đi chiếm. Tôi cũng rất tự hào về chiến thắng của quân dân nhà Trần, nhưng quân - dân ta có mạnh nhất thời đó hay không thì cần xem lại. Trung Quốc thời xưa không hơn gì VN về mặt phương thức sản xuất, đều là dân nông nghiệp "làm cật lực mới có miếng ăn" cả, nhưng họ đất rộng, dân đông, nên tiềm lực hơn ta. Họ thua là vì lẽ đã nói ở trên. Về mặt này, sự khôn ngoan của cha ông ta là điều chúng ta ngày nay rất đáng học tập.
-
Nếu nghĩ rằng tiền trong túi này là của mình, thì khi bị lừa ai cũng tức tối cả, nhưng nếu nghĩ tiền này do duyên mà tạm có, hết duyên lại bỏ túi ta chạy sang túi người khác, thì cho dù mình tự nguyện cho hay bị cướp giật lừa gạt, cũng thấy lòng thanh thản hơn nhiều. Chỉ có điều khi mình bị lừa và có cảm giác đau lòng, thì tránh đừng làm vậy cho người khác. Tiền đã không muốn ở với mình, nó không đi ra bằng cách này thì cũng đi bằng cách khác mà thôi. Còn đã muốn ở với mình, người khác có muốn lấy cũng không được, hoặc là mất đi lại tìm được.
-
Đương nhiên bác không ủng hộ cháu thể hiện quan điểm chính trị của mình đơn giản là vì quan điểm không được phê duyệt bởi CHXHCN VN. Cháu cũng không phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử của bất cứ dân tộc nào kể cả của cháu.Cháu không đủ kiến thức chuyên ngành khảo cổ học để có thể phản biện cùng bác (và trong những người ủng hộ bác, có được bao nhiêu người được trang bị tương đối tốt kiến thức dạng nàỷ), nhưng dùng thường lý mà xét, cháu thấy chứng cứ bác đưa ra chưa đủ thuyết phục. Dù sao thì cháu cũng cho rằng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam chí ít cũng đã trải qua 4000 năm, đó là dựa trên những nghiên cứu mới nhất về khảo cổ học về văn hóa trống đồng. Còn cái luận cứ các vua hùng chỉ là những bộ lạc ở trần đóng khố mà bác cứ lặp đi lặp lại như là 1 sự sỉ nhục, thì trước giờ cháu chả có nghĩ về tổ tiên mình như vậy cả . Kiến thức của cháu về các vua Hùng là về 1 xã hội đã có vua quan, công chúa, hoàng tử với những tập tục khá là văn minh (Sự tích trầu cau, Sự tích Lạc Long Quân, Bánh chưng bánh dày, Mai An Tiêm vv ... vv). Chính vì cháu chưa bao giờ tự ti về lịch sử của mình, cho nên cháu cũng hơi ngạc nhiên về sự bức xúc của bác. Cháu cũng không cho rằng lịch sử cháu đang đọc hiện nay là hoàn toàn đúng, không nói đến chuyện 5000 năm trước, nội 30 năm trở lại đây, cái lịch sử đang được dạy trong nhà trường XHCN đã phản ánh sự thật đu8ọcc bao nhiêu 100%(nói gì đến chân lý)? Vì cái thường lý đơn giản đó, cháu không bao giờ vội vã tin vào những gì chưa được cẩn thận khảo chứng qua thời gian . Trao đổi với bác đã tới điểm không thể dùng thường lý mà n'oi chuyện, coi như cháu rút lui, vì cháu còn bận đi ... an mày và tìm hiểu thêm về những lãnh vực mà cháu quan tâm. Mến,
-
Vô Cực sinh Thái Cực sinh Lưỡng Nghi sinh Bát Quái sinh vạn vật.Vạn vật khởi thủy đều không có, sau lại có, nó không từ chui ra từ Hư Vô thì từ cái gì ? Ví dụ, ăn mày tôi 100 năm trươ'c không có nhưng mấy chục năm nay thì lại có và 100 năm sau sẽ không có nữa. Mấy phần kia thì tôi thấy cũng chả phải nhiều lời thêm làm gì vì túm lại bạn chỉ ra chỗ tôi viết sai và tôi đồng ý đoạn đấy tôi nhầm nhọt cho nên đã sửa lại, bạn không cần phải sửa lại cái tôi đã đồng ý là tôi nhầm. :) PS: @bác Thiên Sứ - khi khác cháu rảnh cháu lại vào ... :)
-
À ... đúng là viết nhầm, ý tôi là "đất nước mà anh nhật nguyệt và bác Thiên Sứ gọi là Văn Lang (tức là nguồn cội của Văn hiến Lạc Việt) đã bị diệt vong blah blah blah" ... nghĩa là nó đã không còn trên bản đồ thế giới nữa vv ... vv Còn ngoài ra thì đúng như bạn nói, văn hiến lạc việt 4000 hay 5000 ngàn năm đương nhiên vẫn còn tồn tại, không thì cũng không có anmay tôi bi bô ở đây :P
-
À, bạn hiểu nhầm nhọt sang trồng trọt ý tôi rồi, tôi không phủ nhận những nghiên cứu của Bác Thiên Sứ, cũng không đánh lận đỏ đen gì hết ... tôi chỉ đưa ra những điểm thiên lệch trong những nghiên cứu của bác ấy thôi, vì tôi nhớ có 1 cao nhưn nào đó đã từng nói là biết 1 phần của sự thật thì còn độc hại hơn không biết gì về sự thật ấy. Tôi cũng chả nói câu phủ nhận nào về sự tồn tại của các đời vua Hùng cả, tôi chỉ bảo là nếu cái nhìn của Tàu nó ở bên trái thì cái nhìn của Bác Thiên Sứ nó ở bên phải, và đu8ơng nhiên bên phải là của ta thì ta tưởng/hy vọng là nó đúng, nhưng theo cái nhìn TRUNG DUNG của kinh dịch và các nền minh triết khác thì cái gì ở chính giữa nó có nhiều khả năng đúng đắn hơn. Nếu bạn nghĩ dân ăn mày tôi không đủ kiến thức cũng như chủ kiến học thuật thì khỏi tranh cãi với tôi làm gì, đũa mốc tôi thật không dám chọc mâm son, nhưng nếu bụt mà không chịu ở trên tòa thì đừng trách bị gà nó mổ mắt ... nhé ... Kính bạn :)
-
Cháu không nói Văn Hiến Lạc việt "đầy rẫy tranh chấp blah blah blah" ... mà cháu nói cái "Văn Hiến Lạc Việt bác đang chứng minh" ... vì trong lập luận của bác, cháu toàn là thấy những lập luận "của ta ... của ta ... trả lại cho ta ..." hoặc là "khoa học sai, giới triết học sai, giới sử học sai" và đương nhiên chỉ có bác là đúng. Theo cháu, khoa học không sai, triết học, sử học cũng không sai, họ chỉ mới thấy được 1 phần nhỏ của Chân Lý . Vậy thì cái gì minh triết hơn, phải cho cháu thấy được nhiều phần của sự thật hơn, đầy đủ hơn, bao dung hơn, rộng lượng hơn. Ở đây cháu thấy nhiều người rất tức giận với giả thuyết Hán tộc đã xóa xổ 1 phần Bách Việt và nhận vơ những kiến thức của Bách Việt về làm của mình. Cháu thì có giả thuyết khác: 1) Cổ sử các nền văn minh lớn trên thế giới đều có những giấu vết về 1 sự xóa xổ của khoa học tâm linh để nhường chỗ cho khoa học hiện tượng. Cho nên việc Bách Việt bị xóa xổ, nếu có, cháu nghĩ là 1 điều tất yếu, như 1 quá trình phát triển sàng lọc của tự nhiên. Nếu không có Hán tộc, nó cũng sẽ bị chìm vào quên lãng bởi 1 thế lực khác, hoặc bị chính dân tộc nuôi dưỡng nó hủy diệt (aka Bách Việt tự phân rã vì mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến suy yếu, dẫn đến bị Hán tộc thâu tóm). 2) Khi các nền văn minh giao thoa với nhau, lại ở 1 thời đại xa xăm những 5000 năm, ai mà biết được cái mà Hán tộc "nhận vơ" nó là của Bách Việt hay là Ấn Độ hay là Ai Cập hay là 1 dân tộc cổ đại nào đó. Chưa kể Bách Việt là 1 tập hợp của rất nhiều dân tộc khác nhau, bây giờ bác bảo là họ sống hoà hợp, biết đâu họ cũng ngấm ngầm bằng mặt mà không bằng lòng cho nên họ mới tách ra như Liên Xô cũ vậy. Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác. 2) Việt Nam chiếm đất Chăm Pa và những nước khác là chuyện có thật, cho dù vua quan họ không đùng đùng nổi lên đòi lại đất và nợ máu, nhưng biện luận kiểu đánh vua nhưng không giết dân, và hồi trước cùng 1 gốc thì bây giờ châu về hợp phố cũng có sao đâu, thì xin bác cứ nghĩ lại xem nếu Trung quốc cũng làm tương tự nghĩa là xóa xổ chính phủ VN đương thời rồi khuyến dụ dân ta nên "châu về hợp phố" với họ, thì bác với cháu có tức điên lên mà chết hay không? Trở lại vấn đề bác hỏi cháu về trí thức và trí huệ, cháu xin trả lời là trí thức còn mang lại sự đau khổ, trí huệ thì không. Kính bác :P PS: sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng trời lúc nào cũng sáng trưng thì cũng tiêu.