anmay

Hội viên
  • Số nội dung

    198
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

15 Good

About anmay

  • Rank
    Hội viên mới
  • Birthday
  1. Theo tôi thì con người không xây dựng nên "Đạo", mà Đạo vốn là cái gì đó từ vô thỉ vô chung bao trùm khắp vũ trụ. Con người chỉ có thể nhận ra và làm theo hoặc không làm theo và nhận lấy hậu quả tương xứng mà thôi.
  2. Từ hàng ngàn năm nay, thiên hạ cứ mãi tranh dành cái này cái kia là của mình, chả có gì mới, chỉ là trước kia Trung Quốc cho cái này cái kia là của họ, bây giờ các nước khác cũng muốn có phần hùn, anmay đang xem lại coi làm như vậy để làm gì. Có lẽ nó chả phải của riêng ai hay của một dân tộc nào cả, nhưng dân tộc nào muốn sử dụng thì cứ nghiên cứu mà sử dụng.
  3. Trong quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tương lai, con người đã đang và sẽ tự tin vào rất nhiều đều khác nhau để rồi khám phá ra rằng có thể bản chất hoặc chân lý của những điều đó cần phải xem xét lại.
  4. Không biết tiếng Hàn thì cũng khó biết người Hàn có phản đối hay không.
  5. Chào bác vuivui, Cho anmay có 1 vài lời đồng tình với bác về những điều bác trình bày ở trên. Anmay bắt đầu biết đến và có hứng thú về lý học đông phương khoảng 4 năm nay, càng tìm hiểu thì càng thắc mắc, càng bế tắc, đàng nghi ngờ, cho đến khi anmay gặp được 1 người bạn kỳ lạ. Người bạn này trước đây nghiện ma túy, không nhà cửa và đã từng bị tâm thần (Schizoprenia), sau đó thì anh ta được nhân viên xã hội can thiệp giúp chữa bệnh và cấp nhà ở. Trong quá trình điều trị, anh ta ngồi thiền, ăn chay và tìm hiểu về lý học đông phương. Những theo như anh ta nói, từ khi còn nhỏ thì anh ta đã có 1 số hiểu biết về đạo rồi, chỉ sau khi cai được ma túy ngày rộng tháng dài tích cực ngồi thiền cộng với buông bỏ được những mối lo toan xã hội khác thì mới thấy rõ ràng hơn về cái đạo từ vô thỉ vô chung mà thôi. Anh bạn này đã giải thích cho anmay rất nhiều đều về cái lý của đạo, tại sao vô cực sanh thái cực sanh âm dương, tại sao từ không thành có nhưng tuy có cũng là không vv ... vv... Mặc dù anmay có cảm giác những gì anh ta nói "có lý", nhưng khoảng 3 năm đầu tìm hiểu thì cũng chỉ như nước đổ đầu vịt mà thôi, từ cái lý tam tài trở đi thì anmay chịu hết nổi, không tiếp thu được nữa. Nhưng càng ngày càng đối chiếu với các nguồn sách vở khác nhau như phật, lão, nho cũng như các nguồn triết học cổ tây phương khác như theosophy, sacred geometry, các khám phá của khoa học về human psychology, vật chất và ý thức vv ... vvv ... cùng đọc thêm các sách triết học nhân sinh như krishnamurti, các tổ sư thiền vv ... vvv ... anmay mới hiểu rõ ràng hơn từng chút những đều anh bạn này giải thích cho anmay. Anmay có cảm giác mình cũng đang chiêm nghiệm về âm dương không phân biệt trong đời sống hằng ngày và điều đó giúp cho anmay sống có ý thức hơn, nhưng chưa đủ duyên mà ráng tìm hiểu thêm thì tẩu hỏa nhập ma rất dễ, nhất là khi mình ham muốn tìm hiểu nó vì một mục đích nào đó. Và anmay cũng chỉ hiểu đủ để chiêm nghiệm cho bản thân, chứ khi nói ra thì giống như là bứt 1 cọng dây mà động đến cả khu rừng vậy, không thể nói đến cái này mà không nói đến cái kia và cả 1 hệ lụy dây mơ rễ má mà có hàng hà sa số chùm mình chưa được thông tỏ. Lý do anmay chia sẻ điều này với bác là vì ở cái thời điểm đầu tiên khi anmay đang tìm đến lý học để giải thích cho những bế tắc của cuộc sống thì anmay đã đọc được những lời khuyên của bác dành cho các bạn trẻ muốn nghiên cứu tử vi, những bài viết của bác làm cho anmay nhận thấy rằng cần phải rất thận trọng trong con đường học hỏi, nhờ đó mà anmay có những bước đi dò dẫm hơn. Ông thày dạy vịnh xuân quyền của anmay có giảng rằng, muốn tiến bộ trong môn này thì cần phải luyện tập (chứ không phải học) chậm lại. Anmay thấy lý học đông phương cũng như vậy, hạ bộ không vững thì càng học lên cao càng sai .... hihihi ... có thể suốt đời này anmay cũng không qua được cái ngưỡng cửa âm dương không phân biệt của đạo, nhưng anmay cũng không ham muốn gì hơn nữa. Hôm nay viết ra bài này, coi như cảm khái cái duyên tao ngộ trên mạng với bác.
  6. Có 1 quãng thời gian tôi cũng hay tự hỏi mình "sống tử tế để làm cái gì?". Bởi vì lúc đó, với tôi, sống tử tế là 1 thói quen, vì cha mẹ dạy thế. Sau 1 thời gian tìm hiểu, và thử sống "không tử tế", thì tôi thấy rằng hậu quả của lối sống "không tử tế" còn tệ hại hơn là sống tử tế. Từ lúc đó, tôi có sự lựa chọn từ kinh nghiệm bản thân rằng, với tôi, sống tử tế thì tốt hơn là sống không tử tế. (Đối với người khác có thể khác, cái này tùy và duyên phận và nghiệp quả của mỗi người thôi). Để có thể chọn lựa 1 cách dứt khoát rằng "muốn sống tử tế", đối với tôi là cả 1 quá trình học hỏi, trăn trở và day dứt. Và tôi cũng chấp nhận rằng với 1 số hoặc phần đông những người khác, họ có thể sống không tử tế trong 1 quãng thời gian dài mà không sao cả. Nhưng đó là chuyện của họ, tôi không thể và không muốn trả cái giá của một kẻ buôn người, buôn trẻ em, bán ma túy, nên tốt hơn hết là tôi không làm như họ.
  7. Anmay có đọc ở trong 1 cuốn sách về thuyết gọi nôm na là sự trao đổi năng lượng giữa người với người và với môi trường, đại để nôm na như sau: Giữa người với người luôn diễn ra sự trao đổi năng lượng với nhau, thói quen này chúng ta đã được huân tập từ khi còn nhỏ, ví dụ như khi muốn mẹ chú ý quan tâm chăm sóc (nghĩa là khi con thu năng lượng của mẹ), thì con khóc oe oe, khi mẹ chú ý đến con, có nghĩa là mẹ dùng năng lượng của mình nuôi con. Kết quả là con vẫy đuôi thích chí, còn mẹ thì mệt nhoài. Lớn lên 1 chút thì con dùng những cách khác như làm nũng, quấy phá, nhõng nhẽo mỗi khi muốn "thu" năng lượng của mẹ. Rồi tùy theo cách người mẹ hoặc người lớn "trao" năng lượng cho các em như thế nào dẫn đến việc hình thành tính cách và thói quen của các em. Ví dụ như gia đình khó khăn thì sẽ không "chú ý"/trao năng lượng cho các em khi các em có các thói quen xấu, nhưng sẽ thưởng/ trao năng lượng cho các em khi các em ngoan. Các em này sẽ học được các bài học là khi ta ngoan ta sẽ được chú ý/ yêu thương/ năng lượng. Mỗi đối tượng các em tiếp xúc sẽ cho các em cảm giác về các nguồn năng lượng khác nhau, và tùy theo bản chất của các em mà các em sẽ "thích thú" nguồn năng lượng nào hơn. Cho nên chúng ta sẽ thấy rằng có em tỏ ra rất khoái trá khi làm người khác đau, nếu người lớn không "dạy" cho các em rằng làm đau người khác sẽ có hậu quả như thế nào, thì các em đó sẽ tích tụ 1 thói quen xấu. Giải thích theo thuyết năng lượng thì quá trình đó như sau: Em A đánh em B, em B sợ hãi và la khóc, năng lượng sợ hãi do em B tỏa ra sẽ làm cho em A có cảm giác khoái trá, và em A sẽ tìm cách đánh em B và các em khác để tiếp tục có được cảm giác này. Khi chúng ta lớn lên thì cũng thế, tại sao các bà thích mua sắm và các ông thích nhậu nhẹt? Đó cũng là do chúng ta bị "nghiện" một số trường cảm xúc nào đó gây ra. Khi đàn bà được người ta trầm trồ hoặc ghen tị vì sắc đẹp của mình, các bà sẽ trở nên thích thú và càng chưng diện hơn (để tiếp tục nhận được cảm giác đó). Hoặc đơn giản là các bà thích có cảm giác hời khi mua được đồ giá rẻ (cái cảm giác "hơn" được người khác). NÓI TÚM LẠI, nếu kẻ buôn người, buôn ma túy mà không có cảm giác sung sướng (cho dù là tạm thời) do vật chất hoặc do sự sợ hãi của người khác mang lại, thì thế gian chắc không ai làm chuyện xấu để làm gì. TUY NHIÊN, cái gì cũng có cái giá của nó, cái giá của cảm giác khoái trá do các việc xấu mang lại thường thê thảm và bi đát hơn. Ví dụ như tôi hiền mà bị ăn hiếp thì thường là bị thiệt thòi ít thôi, nhưng người ác mà gặp quả báo thì có thể dẫn đến tù tội, hoặc mất mạng. Hơn nữa, làm ác cũng làm cho người ta chai sạn những cảm giác tinh túy và thiêng liêng hơn, làm cho họ dễ bị mất thăng bằng, và khi không còn có khả năng làm ác nữa, thì sự khao khát các loại năng lượng không lành mạnh này sẽ quay trở lại hủy diệt chính họ.
  8. Cô này có nói "Họ cũng có ý trách luật pháp không giúp cho họ ngăn chặn việc làm giàu quá dễ dàng như vậy. Họ có nói giá luật pháp chặt chẽ hơn, họ được giám sát nghiêm ngặt hơn, giá họ không kiếm tiền dễ như thế, thì họ đâu đến nỗi?" vậy sao hong nghĩ lại nếu sư thày kinh doanh dựa trên sự cúng dường và ủng hộ của Phật Tử thì cũng dẫn đến tình trạng tiêu cực như ông tham quan bên Trung Quốc nọ? Kinh doanh là 1 ngành nghề quan trọng trong xã hội, nhưng người đời với người đời kinh doanh với nhau có sự công bằng là anh vì đồng tiền mà mua bán, tui cũng vậy, đồng vốn bỏra thì đồng lời thu vô. Về luật nhân quả cũng vậy, làm ăn trái lương tâm thì sau này quả nó lại tự vận vào người. Làm ăn chính đáng Sư thày kinh doanh thì trước hết chắc chắn có sự ủng hộ của Phật Tử, công Phật Tử, của Phật Tử, kinh doanh thì theo ý thày. Thứ nhất về mặt cạnh tranh là không công bằng so với thương nhân thường phải tự bỏ công bỏ vốn ra làm ăn. Thứ hai nếu tiền lời dùng vào việc chính đáng thì không nói làm gì, nhưng ai rảnh mà đi canh mấy thày hoài? Mấy thày là người đang tu chứ cũng chưa phải Thánh Thép gì, chuyện động lòng phàm có hay không tui không có bằng chứng, nhưng nói túm lại là nếu có thì Phật tử làm sao biết được? Phật Pháp cấm sư sãi kinh doanh ắt cũng có cái lý của nó. Có điều ở thời buổi đảo điên này coi bộ nói lý chiều nào nghe cũng thuận tai nhỉ, cứ nhưng nhưng vài cái như bà Tạ Thị Thanh Thảo là các sư cứ việc thoải mái mở sạp bán hàng thoải mái như ... người bình dân trong sân Chợ Lớn hết ...
  9. Trên thế gian này thực ra có nguồn tin tức nào hoàn toàn có thể tin cậy được, hoàn toàn đúng, hoàn toàn chính xác, đã đúng, đang đúng và sẽ đúng?
  10. Với lại xin lỗi chớ, Liêm Trinh là nick nào, hiểu gì về lý học đông phương mà hoạch hoẹ kiểu "nghiên cứu về lý học thì biết gì về kinh tế" thế?
  11. Siêu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM với số vốn ước tính khoảng 56 tỷ USD đã gây tranh cãi trên cả diễn đàn Quốc hội và ngoài xã hội. => Diễn đàn lý học thì cũng là 1 phần xã hội của Việt Nam, tại sao lại không bàn chuyện này được trong khi họ cũng bị ảnh hưởng bởi dự án này? Chả nhẽ những người nghiên cứu về lý học thì không biết gì về kinh tế hoặc giao thông vận tải sao? Tui nhớ cách đây không lâu bác Thiên Sứ còn viết 1 bài gì về giải quyết vấn đề kẹt xe dưới cái nhìn của Âm Dương ngũ hành lận cơ mà? Hong lẽ nào học lý học đông phương chỉ để đoán wơ cấp ai thắng ai thua với lại hoa hậu Việt Nam nường nào sẽ đăng quang?
  12. Trích em mèo: Hic, các huynh cho 1 quẻ xem nếu đầu tư xây dựng, khi nào VN lâm vào cảnh vỡ nợ như 1 số nước ở Trung Đông??? hì, để em tính cho con cháu em ..chạy nợ nữa :( , đa tạ các huynh trước ạ. Còn việc anh bảo về mượn tiền ấy ạ, hic, "mượn được thì cứ mượn đi, sau này trả hông nổi thì xù nợ mấy hồi".trong nền kinh tế thị trường liệu có ai cho ko ai bao giờ??? => Em mèo cưng, cái câu trên không hề là của anh. Em đọc kỹ lại rồi hãy lăn tăn. Cái việc xây DSCT không hề là phương cách duy nhất để phát triển, anh ít tiền anh có thể phát triển bằng cách mua xe máy vừa có phương tiện đi lại vừa có thể chạy xe ôm tăng thêm thu nhập, lại rẻ hơn xây bãi đáp cho máy bay, cũng là 1 cách phát triển, mà nó vừa túi tiền và "tầm quản lý" của anh. Anh cũng tin rằng 30 năm nữa VN sẽ khá hơn bây giờ nhưng mà em ơi, phát triển kinh tế thì em đừng tính toán bằng niềm tin, cứ phải bỏ vô excel bấm cho nó chính xác. Cái dự án này nó khả thi hay không khả thi, em lượn 1 vòng trên net thì biết. Thiên hạ nhiều người rảnh rỗi bàn ối ra rồi. Ở đây tiện tay anh thảy cái link này cho em học hửi, còn ngoài ra thì tùy vào sự hiểu biết của em thôi, anh không rảnh, và cũng không muốn mang cái trọng trách thuyết phục ai vì vốn dĩ Việt Nam có xây hay không xây cái ĐSCT này thì cũng không dính tới anh. http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/06/3BA1CB56/ http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=22560 Link này những 60 trang em nhá. Chúc em một ngày cũng đẹp như em đã chúc anh.
  13. Hiện giờ chỉ có khoảng 11 nước trên thế giới là có DSCT, tui không hiểu cái luận đỉm không đầu tư DSCT thì có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển này nó ở đâu ra? Giống như kiểu anmay tui hong có tiền tậu máy bay nhưng cứ mượn tiền xây bãi đáp sẵnvì biết đâu 30 năm sau anmay con nhà này sẽ trúng số độc đắc thì seo? Nhà nào giàu mà hong cần có máy bay lượn tới lượn lui cho sang chớ?Tui thấy có 1 luận đỉm rất hay ho nữa là giờ mượn được thì cứ mượn đi, sau này trả hông nổi thì xù nợ mấy hồi. Công nhận thiệt là đáng nể cho tính công bằng, lòng tự tôn và tự trọng của 1 đất nước.
  14. Có nhiều người tin vào số phận nhưng lại quên béng mất số phận là do chính mình tạo ra =)
  15. Không biết lỡ có tội với nhân dân rồi thì sẽ bị phạt ra sao nhỉ? Kiểm điểm hay là chuyển sang ngành khác lấy công chuộc tội tiếp? Với cái kiểu làm dự án hết chôn đường xuống lại đào đường lên như ở bển thì tui e xác xuất thành công khiêm tốn lắm. Chi bằng khỏi làm cho khỏi sợ có tội.