Thiên Luyên
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
46 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
1 NeutralAbout Thiên Luyên
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Chào bạn Như Thông, Như Thông quan tâm nhiều đến Phong thủy, trước đây tôi có đọc được ở một cuốn sách, giờ không viết nguyên xi mà tóm tắt thế này Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài Chấn Đoài là phương Đông Tây Đông đức tượng Thanh Long Tây đức tượng Bạch Hổ Phương Tây, ngũ hành phối với Kim Phương Đông, ngũ hành phối với Mộc Trong bố cục Phong Thủy có thể dẫn đến Thừa vượng hoặc Thừa suy Kim chủ về Thông Mộc chủ về Minh Người làm nghề Thầy cúng,Phong thủy không thể không biết điều đó. Giống như cầm thanh kiếm hai lưỡi, nếu điệu nghệ thì không hề hấn gì. Vì thế Đạo Phật luôn luôn khuyên: Phải gieo nhân đức Thừa vương, thừa suy hay Thái quá, bất cập, nên sách viết: Lạc cực sinh bi, hoặc núi cao mà không đổ há sợ lắm thay Sở dĩ biết được vì: Tàng đầu lộ vĩ Khiến xao tâm động trí Bàn về chữ Thông, Kim thừa vượng, bình sinh thông biến luôn luôn, khát vọng cao xa. Nhưng cũng sát phạt nhiều thành: Nhược đãi Thanh Long, lai Bạch Hổ thượng Dịch lý cho hay, cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa Cường Thông có cát có hung, chỉ sợ lửa tam muội làm ảnh hưởng đến tim Kim vương sinh thủy là bình sinh trí lự, chỉ sợ bốn bề sóng nước mênh mông làm ảnh hưởng đến mắt Sát phạt nhiều,là nợ với trời, nghiệp quá lớn, không thể không giải Người nợ người có thể quịt, người nợ trời không thể không trả Đơi này không trả, đời con cháu phải trả Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật Bát quái luận nhiều không hết, sách đã viết rõ ràng .Nay không bàn hết đựoc Mong quý độc giả lượng thứ
-
Chúng tôi tạm biệt cụ già, vượt qua bao bãi cát giặng dâu, vượt qua nhiều dốc núi dựng đứng thì tìm được một Cây Thuốc Quý, trên đường đi xắp phải đi qua một Thạch Gia Trang, định biếu cây thuốc cho Gia trang chủ, để có thể đi qua, thì nghe có tiếng sáo diều kêu vi vu, mà lòng trạnh nhớ quê nhà, đã hai mùa thả diều rồi. Bỗng có chim Câu đưa thư của bạn cố hương bay tới, trong thư bạn nhắn về vì đã lại đến mùa thả diều. Hơn nữa đã xa nhà lâu, cộng đường gập gềnh khúc khuỷu, chúng tôi quyết định rẽ ngang theo đường tắt trở lại quê hương Sau này có cơ hội lại kể chuyện mua vui cho độc giả Cám ơn quý khách đã ghé thăm
-
Cám ơn bác Liêm Trinh, cám ơn bác Thiên Sứ Tôi xin kể nốt đoạn kết
-
"nhắc nhở bạn bạn Minh Xuân cần giải thích rõ bài thơ trên" !!! Hì, Hì , xin lỗi nhé, nói thế thật vô lễ và thiếu văn hóa, vì sao ? -Đọc kỹ bài thơ sẽ thấy người viết đc bài thơ này phải có một kho Sử liệu to trong bụng -Cách phản biện bằng thơ trào lộng chứng tỏ người viết phải có một bề dày kinh nghiêm sống -Phản biện bằng thơ trào lộng nó nhẹ nhàng sâu cay, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng người được phản biện, chứng tỏ người viết thơ là người có học, học thức cao -Cũng phải là người có tuổi đời cao mới có thơ cang cường thế, nói : "nhắc nhở Bạn" thì thật là bất nhã, kho ngôn từ thiếu gì mà không ứng dụng -Thiên Luyên tôi có nhời chào, và muôn phần bội phục
-
Nê Nếu ko muốn tôi phổ biến kiến thức thì hãy xóa luôn nick và toàn bộ bài này di luôn cho/ đuùng bất lịvch sự quá vậy
-
(tiếp) Chúng tôi nghỉ lại trong một nhà cụ già. Uống trà Sơn tuyết lấy từ đỉnh núi mù sương bên tả ngạn, hương trà ngào ngạt khiến chúng tôi lấy lại sức nhanh chóng. Cụ già hỏi -Chẳng hay hai vãn khách đi buôn bán phương nao ? -Tôi nói: Theo lời khuyên của vị Bồ Tát nước Bồng Lai Sứ ngoài biển Lớn, chúng tôi muốn đến thăm Đồ trận Bát quái của đại quân sư Không Minh năm xưa, rồi thong dong qua Ngọa Long Cương một chuyến xem sao. Mong cụ chỉ đường -Cụ già vuốt râu cười Khà Khà và nói: Dễ quá, dễ quá, đường đến đó có dễ, nhưng cũng thật khó -Thiên Tùy hỏi: Sao lại vừa dễ vừa khó là ý làm sao vậy -Cụ già nói: Cứ ngược hướng thượng nguồn dòng sông này mà đi, đến quãng gần thượng nguồn thấy cửa ngõ vào Tây Xuyên là đến. Đến rồi vào thăm Trận đồ nhưng khi muốn ra thì thật khó -Tôi hỏi: Thưa cụ, cụ có thể nói cho hậu bối tỏ tường hơn được chăng -Cụ già cười hiền hậu và nói: Thứ nhất là phải có cụ Hoàng Thừa Ngạn dẫn đường vào thăm trận đồ. Hoặc thứ hai là phải có đủ 8 chữ . Nếu không thì có vào mà đừng hòng ra được. -Bạn tôi sốt ruột liền hỏi: Bẩm cụ vậy 8 chữ ấy là gì vậy -Cụ già nói: Vốn trận đồ bát quái có sức mạnh của 10 vạn tinh binh, biến ảo vô cùng, thành bát môn trận pháp -Thiên Tùy láu táu hỏi: À giống như cửu tinh đồ chứ gì, thế thì đơn giản -Cụ già nói: Cửu là cửu, bát là bát, sao lại lẫn lộn thế -Tôi hỏi: Cụ làm ơn cho biết 8 chữ gồm những chữ nào vậy -Cụ già nói: Gồm Thực mà hư là một; Hư mà thực là hai; Hữu mà vô là ba; Vô mà hữu là bốn; Minh mà u là năm; U mà minh là sáu; Chân mà giả là bảy; Giả mà chân là tám. -Thiên Tùy vội hỏi: Vậy thực mà hư là một, là nghĩa thế nào, ơn cụ giải nghĩa cho -Cụ già nói: Giả như cung Li nếu vẽ trên giấy là có chữ Ngọ Hỏa to như cái đấu, nhưng trên trận đồ thực lại không có mà mở toang ra -Tôi hỏi: Vậy Hư mà Thực thứ hai, là nghĩa làm sao -Cụ già nói: Lại giả như trên giấy, khe giữa cung Li và cung Tốn là không có gì, nhưng trên thực địa lại có thực lấp đầy -Thiên Tùy sốt ruột hỏi: Vậy Giả mà Chân thứ tám là sao ạ -Cụ già nói: Điều này có nghĩa là Giả Thiện khác với Chân Thiện. Phải người Chân Thiện vào mới ra được -Tôi nói: Chẳng biết cơ hội nào mới lại có dịp duyên kỳ ngộ thế này, lão tiền bối xin hãy giảng giải rõ ràng hết cả 8 chữ cho vãn sinh thì thật là đội ơn lắm lắm -Cụ già nói: Không dám, khổng tử nói: Biết mà không nói cũng là có lỗi. Nhưng tôi chỉ sơ học, không nói hết được -Một hồi lâu cụ lại nói: Theo tôi hai vãn khách hãy tạm thăm thú đủ tám phương, tám vùng, lại phải có công phu ít là tám năm, nhiều là tám mươi năm, hoặc giả đến Ngọa Long Cương trước,ngộ điều diệu pháp, rồi sau quay lại thăm đồ trận vẫn chưa muộn -Tôi nói: Cụ dạy phải lắm, rất đa tạ, đa tạ
-
Xin kể tiếp Chúng tôi trở về đại trang viên của Đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã,thấy đèn nến sáng ngời, nhạc sáo tưng bừng, cờ phướn rợp sân Yến tiệc bày la liệt, nào là sơn hào trên núi, hải vị dưới biển, đào tiên đỏ mọng, rượu quỳnh cung Hằng, thôi thì cứ đầy tràn trên bàn. Chúng tôi vừa uống rượu vừa bàn bạc. Thiên Tùy không lấy làm vui thì Đại lão sư bà bèn hỏi -Chẳng hay quý sứ giả có điều gì không được hài lòng chăng ? -Thiên Tùy vội nói: Không dám, không dám. Chẳng qua trải bao tháng ngày xa quê nhà mà bỗng thấy nhớ cố hương thôi, để Sư bà bận tâm thấy thật là áy náy -Đại lão sư bà ôn tồn nói: Thật ra tên đầy đủ của tôi là: Khôn Nguyên Hanh Lợi Tẫn Mã Chi Trinh -Thiên Tùy tròn mắt reo lên: Ồ ,thì ra đại lão sư bà chính là vị Bồ Tát mà vị Sư trưởng của Chùa nơi chúng tôi xuất phát, nói tới. Thật là Thái Sơn ngay trước mắt mà không hay biết -Vị nữ Bồ Tát nói: Có nhiều sách chưa chắc chúng sinh đọc đã Giác Ngộ. Năm kho sách Đại kỳ thư này nhị vị quý sứ giả khi nào cần tham khảo thì cứ đánh Dây thép, tôi sẽ cho đồ đệ gửi ngay tức thì cho -Tôi nói: Thật vạn hạnh, vạn hạnh. Có phải Dây thép trước đây là đường dây hữu tuyến gọi điện thoại. Còn nay thêm cả truyền tải chữ viết qua mạng In-te-nét không ? -Nữ Bồ Tát nói: Đúng thế. Sách Cổ Thư là sách Chân Giá Trị, nói đủ Nhân Sinh Quan, Thế Giới Quan, Càn Khôn sáng tỏ. Hãy chân trọng -Thiên Tùy hỏi: Vậy Càn Khôn,Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, bốn phương, tám hướng, Bàn Cổ, Vận hội, Tam tài vân vân, lấy cái gì làm trọng -Nữ Bồ Tát nói: Nó như dòng Sông chảy, chẳng thể khúc nào khinh, khúc nào trọng -Tôi nói: Ngày mai xin được trở lại Cố hương, biết bao giờ gặp lại Bồ Tát đây -Nữ Bồ Tát nói: Đa tạ hai tôn giả đã đến Sứ chúng tôi. Chúng tôi tặng cho một con Voi để hành hương. Có thể về theo đường cửa sông Trường giang, tiện thể vào thăm "Trận đồ bát quái' của ông Khổng Minh, rồi qua "Ngọa Long Cương" cũng là điều nên biết -Thiên Tùy khoái quá reo lên rằng: Thật muôn phần cảm tạ, cảm tạ. Từ cửa sông Trường giang cứ ngược lên thượng nguồn mà đi Sáng hôm sau, sau khi chia tay mọi người, chúng tôi cưỡi lên bành voi bơi qua biển. Nữ Bồ Tát dùng phép Rút Hải giúp chúng tôi vượt biển Đại hải,mà chẳng mấy chốc đã đến được cửa sông Trương giang Đi dọc sông Trường giang lên hướng thượng nguồn suốt một ngày đường, mặt trời đã đỏ rực chân trời phía Tây thì thấy một tấm bia đá, tấm bia đá khắc ghi một bài thơ. Chúng tôi cho voi dừng lại, xuống trước tấm bia thấy ghi rằng 1-Trường giang ? cuồn cuộn chảy về đông , 2-Sóng bạc đầu ? cuốn những anh hùng , 3-Thịnh ... suy , thành ... bại ? theo dòng nước , 4-Phút chốc : cơ đồ ? bỗng tay không , 5-Núi sông ? nguyên vẹn cũ , 6-Bao độ ? ánh chiều hồng ... Bâng khuâng khi đọc được nhưng câu thơ ,nhưng trời tối nhá nhem, chẳng ham đọc tiếp, lên mình voi lại mải miết đi tiếp đến một xóm nhỏ ven sông, rồi xin nghỉ trọ (Chuyện tiếp thế nào, sẽ kể sau, cám ơn)
-
Lại nói: Thiên Tùy hết sức sốt ruột vì chưa gặp được vị nữ Bồ tát, cứ giục quay về. Chúng tôi bèn đi du lịch dọc Bồng Lai Sứ. Thấy một trang viên rất kỳ lạ, chúng tôi đứng ngắm nhìn hồi lâu.Thiên Tùy cứ lẩm bẩm:Bất túc,bất túc, thì có hai người ra cổng đón tiếp chúng tôiNguyên đây là một Học viện của một vị Đạo sỹ, ngòai cổng cờ quạt, biểu ngữ rợp đất Hai người này không kể nam nữ,đều gọi là tiểu đệ cho tiện Một người tay cầm Bát Sà Mâu như ông Trương Phi, đầu đội một chiếc Nón Mộc.Lạ quá, lại thấy người này có vẻ là tướng hay đi tiên phong. Tôi liền hỏi -Chẳng hay Tướng quân có cái Nón Mộc chắc chắn vậy ? -Vị tiểu đệ đó trả lời răng: Thưa quý khách, do hai tay ra sức cầm Bát Sà Mâu xung trận, lên có sáng kiến dùng Nón Mộc làm Thuẫn đỡ Mâu, lại vừa tránh được cả nắng -Tôi nói: Thật nhất cử lưỡng tiện Người thứ hai diện mạo tuấn tú,dáng chừng là một cậu ấm,thấy một tay ôm một con Gà, đuôi rất dài. Một tay ôm một cái Chuông, chắc là hay đi đấm nước người. Tôi thấy hay hay liền hỏi -Cho hỏi: cái gì đây ạ ? -Vị ấm tử trả lời: "on à". (con gà) -Lại hỏi: còn đấy là cái gì ? -Vị ấm tử trả lời: "ái uông" . (cái chuông) Thiên tùy buột miệng ngâm một câu thơ: Hỡi chàng công tử có cái chuông ; Cậu giải thích răng : Ấy ái uông ; Con gà mái đẻ, trong tay cậu ; Cậu bảo : anh à ật à on . Chia tay hai vị tiểu đệ, tôi hỏi Thiên Tùy sao cứ : "Bất túc" là ý làm sao vậy -Thiên Tùy nói: tiểu đệ của vị Pháp Sư, người thì mắt lác lại nói như vẹt, hẳn tên là Lác-Vẹt.Người thì ngoọng ngiú đi -Thiên Tùy hỏi tôi: Nếu kê đơn thuốc thì kê sao đặng -Tôi nói: Dùng vị thuốc trong quẻ Càn sẽ khỏi -Vị thuốc ấy như thế nào -Tôi nói:Vị thuốc ấy là/ Quân tử dĩ tự cường bất túc Trở về thì hay tin đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã cho người mời chúng tôi về dự chiêu đãi Yến tiệc Chuyện còn xin kể sau, cám ơn độc giả
-
Cám ơn chị Na Kim Phong. Thiên Luyên sẽ kể nốt,cái chuyện con Voi
-
1-Nhà bác học Lomlosov, người quốc tịch Nga, lịch sử nước Nga đã từng là một đế quốc. Những thành tựu khoa học mà nhà bác học Lomonosov phát minh ra, không chỉ cống hiến cho mỗi nước Nga, mà có thể nói cho cả nhân loại Issac Newton, nhà bác học vĩ đại, chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh, sáng lâp học thuyết cơ hoc. Anh cũng từng là mọt tên đế quốc sưng sỏ, gây bao tang thương cho nhân loại. Nhưng không phải vì thế mà tri thức tìm ra từ nhà bác học, mà mọi học sinh trên thế giới cấm không được học Einstenin là người Do thái sinh ra ở Đức, quốc tịch Mỹ. Nhà bác học viết lên học thuyết vĩ đại Thuyết tương đối. Đế quốc Mỹ gây bao đau khổ cho đồng bào ta. Thành tựu khoa học do nhà khoa học Mỹ vẫn được giảng dạy bình thương ở tất cả các trường trong cả nước 2-Tôn Tử nói: Trong giao tranh trong chiến tranh, ta vẫn phải học cả kế sách của đối phương. Nhất là, trong hội nhập quốc tế toàn cầu, đường lối chính trị đương nhiên là độc lập, chủ quyền. Song trong lĩnh vực Phi chính trị, mọi quốc gia đều có quyền học hỏi lẫn nhau. Vì thế ta học hỏi, phát huy nền Phong thủy nước ngoài cũng là rất tốt 3-Dân số Việt nam đến nay là 87 triệu người. So với dân số các nước châu Á như Trung quốc, Đài Loan, Triều tiên, Ấn độ, Nhật bản...vv. Thì tỷ lệ của ta vẫn còn là nhỏ. Kinh dịch thế giới nói chung, Phong thủy luận của thế giới nói riêng, của gần 4 tỉ người/dân số toàn cầu. Hỏi đã có bao nhiêu phần trăm theo giáo trình của Phong Thủy Lạc Việt Vài lời bình nhỏ Xin cám ơn
-
LỜI BÌNH CỦA THIÊN LUYÊN Kính thưa quý vị Kính thưa bác Thiên Sứ Trong mục "Vấn nạn tử vi", mục TỬ VI / TRAO ĐỔI. Bài 82 của bác Thiên Sứ,bác Thiên Sứ có trả lời các ý như sau: -"Thực ra không phải tôi không thể trả lời mấy câu hỏi (tử vi ở địa cực), với tôi thuộc loại vớ vấn -Tôi đã hứa sẽ trả lời ngay trong ngày hôm nay -Bởi vì tôi bận đi chụp ảnh cái nhà màu trắng, mà tôi hứa sẽ đưa lên, để minh chứng cho Phong Thủy Lạc Việt -Khi về,tôi định lên mạng trả lời ngay anh ta (là KaKaLotta) ,thì gặp mấy lời ngông ngạo -Thực ra,những vấn đề anh ta đưa ra,cũng chính là vấn nạn của Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán -và nó có tác dụng xóa sổ phong thủy có nguồn gốc chữ Hán này -Còn Phong Thủy Lạc Việt thì không..." Những từ trong ngoặc đơn là tôi chú thích thêm Theo tôi, bác Thiên Sứ viết thế không đúng rồi, tôi sẽ chứng minh ngay bài sau đây Tôi nhận xét, ý kiến của bác " COTHU " và anh " KaKaLotta " rất siêu việt, chắc họ vẫn còn rất ấm ức
-
Chúng tôi theo chân bà cụ về Trang viên của bà, ôi ! ánh sáng chan hòa, hoa thơm cỏ lạ, công phượng từng đàn. Nhưng khoái nhất là thấy 5 tòa nhà to lừng lững, biển đề rõ ràng tên của 5 cái nhà là Mộc Thư Phòng là một Hỏa Thư Phòng là Hai Thổ Thư Phòng là Ba Kim Thư Phòng là bốn Thủy Thư Phòng là năm Chúng tôi cùng đại lão Sư bà vào từng cái nhà một , choáng ngợp những sách là sách, sách chất cao như núi. Sách ở mỗi nhà lại được chia thành 8 Ban, mỗi ban lại chia ra thành 8 ban nhỏ hơn.Mỗi ban nhỏ này lại chia thành 64 bộ nhỏ hơn. Mỗi bộ nhỏ này gồm tám vạn, sáu mươi ngàn, bốn trăm vạn quyển. Buổi tối sau đó, sau khi ăn uống no nê,thì uống trà ướp Sen Nguyệt Nga, chúng tôi ngõ ý muốn mượn một ít sách. Thì đại Lão Sư bà nói -Tôi có thể thay mặt nữ Bồ Tát ở Bồng lai Sứ chúng tôi, biếu tặng tất cả những sách gì mà nhị vị quý Sứ giả mong muốn -Thiên tùy nói: Chúng tôi muốn mượn từng nhà kho sách một được chăng -Lão bà trả lời : Được, không sao. Song quý khách phải thuê 10 tàu, mỗi tàu 10 ngàn tấn mà chuyên trở Chúng tôi lại hỏi -Liệu vị quý Bồ Tát quốc gia này có thể giảng giải về định cục hỗn thiên Bát quái được chăng -Lão bà trả lời: Được. Nhưng e nhiều người không lĩnh hội được. Chuyện này sẽ bàn sau -Chúng tôi lại hỏi: Trong ngũ đại thư phòng có phân chia rạch ròi Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Tự Hà Lạc, Luận Ngữ, Bói Chữ...vv và Phong Thủy, không ạ Bà lão nói đương nhiên rồi, bốn phương, tám hướng, âm dương rõ ràng, đinh rõ Càn Khôn, Ngũ hành, Bàn Cổ không hề lẫn lộn. Sách loại nào,vào loại ấy, định vị không sai sót một ly Chúng tôi bàn định kế hoạch suốt đêm, gà gáy sáng mới chợp mắt được độ một Canh giờ/
-
Xin kể tiếp Lớp học giải tán, bạn tôi liền hỏi -Này bà già, nếu coi cửa chính mở là mặt trời. Người nói bên phải, người nói bên trái, người nói sau lưng, người nói trước mặt. Rút cục thì ai đúng, ai sai ? Lão bà cụ nói -Chẳng ai đúng, chẳng ai sai, giống như câu chuyện Thầy bói xem voi thôi Bạn tôi hao hứng kể -Có một con voi to, được 5 thầy... -Lão bà cụ xua tay: thôi, thôi thôi...tôi biết rồi, không phải kể nữa -Tôi hỏi: Thế " cây Sung và cây Táo " liên quan gì ? Lão bà trả lời -Có liên quan đấy: Người trồng cây Sung cho là cây Sung hoàn mỹ nhất thế giới. Người trồng cây Táo nghĩ rằng quả Táo ngọt nhất thế gian. Nếu ta, đặt ta vào hoàn cảnh của người ngồi bên cánh gà phải, thì cũng cho rằng mặt trời phía phải. Ta ở hoàn cảnh ngồi phía cánh trái, chắc cũng cho rằng, mặt trời phía trái. Tôi lại hỏi -Vậy nói: Mở miệng là nói điều gai góc; Uốn lưỡi, là buông lời thị phi. Là có ý gì vậy ? Lão bà trả lời -Ta không đặt ta vào chỗ của người, không thấy cái đúng của người. Lại không thấy cái sai của ta, mà chỉ thấy cái sai của người thì thật không công tâm và nhân ái vậy. Rồi lão bà hỏi tiếp -Chẳng hay hai quý Sứ giả từ đâu đến vậy. Xin cho biết quý danh Thiên Tùy trả lời -Cám ơn lão bà, chúng tôi ở bên nước Đại quốc, cách đây tám vạn, sáu ngàn, bốn trăm dặm. Đây bạn tôi là Thiên Luyên, tôi là Thiên Tùy. Trải qua sóng gió ngàn trùng đến đây có chút việc nhỏ. Dám hỏi lão bà quý danh là gì Bà cụ trả lời -Tôi là "Khôn Tẫn Mã ", nước chúng tôi là một hòn đảo nhỏ bé, chẳng qua như một bàn tay, nay được hai quý sứ đến thăm thật lấy làm vinh hạnh Thiên Tùy nói: -À thì ra bà cũng gốc gác người nhà ông Tôn Tẫn Lão bà nói -Không phải, Tẫn trong chữ Nhu, hết sức Nhu Thuận, Thuận Tòng. Dòng họ chúng tôi từ thời ông Bàn Cổ kia Bạn tôi cười nói -Lão Sư trưởng ngôi chùa cổ, khi chia tay chúng tôi chúc rằng: "Mã đáo thành công ", giờ thấy đúng quá. Đúng là gặp được Ngựa Cái già nhu thuận Lão bà hỏi -Vậy hai Sứ giả đến tệ quốc chúng tôi hẳn phải có việc gì Tôi trả lời -Chẳng giấu gì cụ, chúng tôi muốn gặp vị Bồ Tát nước Bông Lai Phật Sứ quý quốc, để chúc mừng sức khỏe ngài. Sau thì hỏi mượn bộ Cổ Thư Kinh Dịch, được vậy thì hay lắm. Xin Lão trượng cho biết nơi ở của vị Bồ Tát đó Lão bà nói -Tôi có ở gần nhà, nhưng hiện Ngài đi vắng. Nếu hai vị không chê thì có thể tới chỗ tôi ở, đơi khi nào Ngài về yết kiến sau cũng không muộn. Tôi nói -Vậy thì hay lắm, nhân lúc đơi vị Bồ Tát về, cũng là có dịp để đàm đạo với Lão Sư bà cũng hay
-
Xin kể tiếp Sau khi ăn quả Linh đơn của nhà chùa, chúng tôi tiếp tục đi nhanh như gió. Chỉ độ 1 canh giờ mà đi được bằng cả mấy ngày đường Gặp 3 người thi nhảy cao lên một cây cổ thụ Một người vỗ đùi đánh bốp một cái, nhảy vút lên ngọn cây Người thứ hai cũng vỗ đùi và nhảy tới lưng chừng cây Người thứ ba sợ độ cao đành ôm gốp Vì thế người nhảy cao nhất đc tôn là Phắt Sư Lai qua một lò làm tượng Tam đa, chủ lò Phát giàu có mà đc gọi là Phát Sụ Đến được một làng chài ven biển Lớn, phải mùa biển động, dân làng đói kém. Nhớ lời Phật dạy chúng tôi phân phát hết gánh quả Linh đơn Phật su cho dân làng. Cảm tấm lòng, bà con vạn chài người mang mảnh gỗ, người góp cây nguyên, người giúp gáo sơn, đóng thành một chiếc thuyền cho chúng tôi vượt ra ngoài biển lớn. Chuyện dài không kể hết Trải qua sóng nước bồng bềnh, hết bao lần trăng tròn lại khuyết, cuối cùng vẫn đến đc nước Bồng lai Sứ chuyện trên Hải trình, ghi chép rạch ròi, giờ thôi không kể tiếp được Chúng tôi lên bờ, đi sâu vào đất liền thì gặp một Ốc viện, có một bà lão tóc bạc phơ đang giảng bài "cây sung và cây táo ", chúng tôi vào và đưng xem vị lão bà giảng bài Bà lão nói với môn sinh -Các môn sinh hãy thảo luận, ta còn tiếp kiến hai vị khách ở Đai địa đến thăm Rồi Lão sư bà dùng cành dương khẽ phẩy một cái, cửa sổ đóng hết, nến tắt, chỉ còn duy nhất cửa chính mở, và nói -Nếu một cửa chính là hướng mặt trời mọc, hỏi các môn đệ ? vậy mặt tròi nên là hướng nào ? -" Mộc Môn Long " nói: Mặt trời hướng tay phải -" Kim Môn Long " nói: Không đúng, mặt trời hướng tay trái -" Hỏa Môn Long " nói: Mặt trời đang phía sau lưng -" Thủy Môn Long " nói: Chính xác phải là mặt trời ở chính diện Nguyên là 4 môn sinh ngồi ở một chiếc bàn vuông, mỗi người ở một cạnh bàn, đối diện nhau từng đôi một Bốn người thảo luận ai đúng , ai sai vẫn chưa ngã ngũ -Nhị sư huynh Mộc Môn Long nói: Đại ca sai bét, cứ độc quyền, nói cứ như Lang, luật Lang, cầy Lang ấy -Đại sư huynh Kim Môn Long nói: Nhị ca láo toét, đáng cho vào kẹp, đưa vào lò nướng 500 lần Hai vị sư huynh giận dữ bỏ ra ngoài, đến lượt hai tiểu đệ tranh biện -Hỏa Môn Long nói: Hai đại ca sáo rỗng -Thủy Môn Long nói: Nói ngứa cả tai Lão sư bà lấy cành dương khẽ phẩy một cái, lập tức cánh cửa chính đóng xập vào, trong phòng tối mịt mùng, rồi hỏi; -Tứ vị môn đồ, thử hỏi giờ mặt trời hướng nào đây ? Lát sau lại dùng cành Dương cho mở hết cửa,cả cửa sổ bên phải, cả cửa sổ bên trái, đèn nến sáng choang, Lão sư bà lại hỏi -Thì đây nữa, mặt trời bên phải, bên trái, sau lưng, hay trước mặt ?. Rồi bà giảng giải -" Hễ mở miệng là nói điều gai góc; Uốn lưỡi là nói điều thị phi " Hỏi có đáng là người tu hành chân chính không ? -
-
Lại nói,sau khi Sư chụ trì ra đầu bài, thì Thiên Tùy xin cho mượn giấy bút, bàn tính, rồi mang ra chiếc bàn gian bên để giải. Một hồi lâu giải chưa ra, thì một Sư bác có ý giúp, Sư bác nói thật to với Sư chụ trì rằng: Bẩm Bạch thầy, tôi thắp 65 nén hương vào đại điện được không. Thiên Tùy lắc đầu nghĩ không đúng.Giải bài toán đã có đáp số, Thiên Tùy trả lời rằng -Bẩm lão sư cụ có phải là tổng cộng 63 sư đi làm phật sự không Sư chụ trì không nói gì, lúc đó tôi đang đứng vãn cảnh bên ngoài chạy vào và nói -Đoàn trên chuyên cơ gồm: 63 sư xuống dù, 1 sư là Phi công. Vậy tổng cộng có 64 sư đi làm phật sự Sư chụ trì bảo sư thư là sư chuyên chắp bút, mang sổ lịch trình chuyến bay ra để so khớp, thấy đúng thì vỗ tay và nói -Hai thí chủ thật uyên bác. Đây là tấm bản đồ đến nước Bồng lai Sứ ,nước này ở giữa Biển lớn, cách xa tám vạn, sáu trăm, bốn mười ngàn dặm. -Tôi nói: Dám hỏi Lão sư cụ , vị Bồ tát nơi đó có quyển chân kinh về Đạo gì -Vị sư trưởng nói: Nếu như chân kinh ở núi Sơn Tuyết Thiên Long, bàn về đạo Trời. Thì quyển chân kinh ở nước Bồng lai Sứ bàn về đạo Đất. Bạn tôi nói, vậy thì hay lắm, chúng tôi sáng mai sẽ chia tay các Sư phụ để đến nước Bồng lai Sứ -Sư trưởng nói: Đường ra ven Biển lớn gập ghềnh,khấp khuỷu.Nhà chùa sẽ xắm cho hai thí chủ 2 gánh hành lý. Xe đạp sẽ cho bôi dầu mỡ,bọc giấy điều, lưu trong kho,hẹn quay lại chao trả cẩn thận. -Thiên Tùy nói: Chiếc xe là của mấy mươi; Nhà chùa, trọng nghĩa, khinh tài siết bao ! Sáng sớm còn mờ hơi sương, một đoàn các sư tiễn chân chúng tôi đi đến tận chân một ngọn đèo thì dừng lại và nói -Nhà chùa chúng tôi,của ít, lòng nhiều, chỉ có ít đồ mọn,là hai giành quả su su, hai đôi đồ gánh, để hai thí chủ độ đường, giờ không thể tiễn xa hơn được. Chúc hai thí chủ mã đáo thành công Một sư thầy cười tủm tỉm khẽ nói: Sắp đi trên biển lại "mã đáo thành công". Còn Sư Phát su trao cho chúng tôi một gánh quả su su nặng chừng hai trăm cân, một sư bác thì trả lại cho gánh hành lý chúng tôi đã mang theo, chuyện không nói nữa. Chúng tôi chia ra, người gánh hành lý, người gánh hai giành quả su su ,vượt qua một đèo,lại vượt qua đèo thứ hai, rồi lại vượt qua đèo thứ ba thì ngồi nghỉ. Thật là Một đèo, một đèo, lại một đèo; Khen ai ! khéo vẽ cảnh treo leo ! Thiên Tùy muốn lấy nước ra uống, tôi ngăn lại và nói -Ở đây khô hạn,đường xá xa xôi, cần tiết kiệm nước, chi bằng ta chia mỗi người nếm thử một quả su su xem sao Mỗi người một quả, ôi ! mới ngon và mát làm sao. Sau khi ăn xong ngộ thấy người khỏe khoắn lạ thường, chân hết mỏi, tinh thần phấn chấn ,hào hứng tiếp tục lên đường. Thật đúng là quả Linh đơn phật su