VanTrungHac

Hội viên
  • Số nội dung

    52
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About VanTrungHac

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Bình luận kiếm hiệp; VÕ LÂM TỨ CUỒNG – VĨ CUỒNG HOANG TƯỞNG VÕ LÂM TỨ CUỒNG – VĨ CUỒNG HOANG TƯỞNG Chữ “cuồng” trong bài viết này không bao gồm một trong Võ lâm Ngũ Tuyệt là Tây Cuồng Dương Quá. Đơn giản bởi Dương Quá tuy tính tình cuồng ngạo nhưng cũng là người biết trên biết dưới, bản lĩnh võ công cũng thuộc hàng đệ nhất thiên hạ. Bài viết này muốn đề cập đến một khía cạnh khách của chữ “cuồng”. Những nhân vật trong bài đều là những kẻ vĩ cuồng với những tâm thế khác nhau, suy nghĩ khác nhau, tham vọng cũng khác nhau. Từ đó ngõ hầu muốn bàn sâu hơn về căn bệnh vĩ cuồng, một căn bệnh có vẻ như đang ngày một lan rộng trong xã hội. 1. "Chưởng môn nhân phái Tuyết Sơn, Uy Đức tiên sinh Bạch Tự Tại là đại anh hùng, đại hào kiệt, đại hiệp sĩ, đại tông sư đệ nhất kiếm pháp, đệ nhất quyền cước, đệ nhất nội công, đệ nhất ám khí xưa nay!" Đó là lời tung hô mà Bạch Tự Tại bắt lũ đồ đệ của mình phải thuộc lòng khi nhìn thấy lão. Đồ đệ lão nhận xét võ công của Thiếu Lâm rộng lớn tinh thâm còn Thiên Sơn kiếm pháp thì biến ảo vi diệu, lão lập tức đánh chết vì cho rằng kẻ đó ngầm coi bản lĩnh của lão “chỉ” tương đương với Đại sư Phổ Pháp, Chưởng môn phái Thiếu Lâm. Đồ đệ sợ quá nịnh lão: "Đồ nhi e rằng Tổ sư gia cũng không cao minh bằng su phụ", lão cũng vung chưởng đập vỡ sọ vì "Không bằng là không bằng. Sao còn “e rằng”?”. Hai vị đại phu họ Đới và họ Nam đại phu chỉ vì câu nói: “Chẳng lẽ võ công của Uy Đức tiên sinh cao hơn cả Đạt Ma Sư Tổ và Trương Tam Phong hay sao?” cũng vong mạng vì lão cho rằng chữ "chẳng lẽ” chính là nghi ngờ bản lĩnh của lão. Lũ học trò tung hô lão sai nửa câu, lão lập tức đánh chết. Kẻ nào khuyên can, lão đánh cho què chân gãy tay. Những hành động điên rồ trên cho thấy căn bệnh vĩ cuồng đã ăn sâu vào tâm trí của Bạch Tự Tại. Mà nguyên do căn bệnh vĩ cuồng của lão bắt nguồn từ đâu? Bạch Tự Tại là Chưởng môn phái Tuyết Sơn. Bản lĩnh thực sự không phải loại tầm thường nhưng tuyệt nhiên cũng chưa đến mức quán tuyệt thiên hạ. Nhưng lão luôn cho rằng mình là đỉnh cao của võ lâm kim cổ, không ai sánh bằng. Nguyên do căn bệnh vĩ cuồng của Bạch Tự Tại xuất phát từ kiến thức nông cạn của lão. Phái Tuyết Sơn nằm trong thành Lăng Tiêu, gần như bó mình trong một không gian nhỏ hẹp. Ở đó Bạch Tự Tại trở thành một dạng Hoàng đế không ngai. Lão lại là người gặp mọi chuyện hanh thông từ nhỏ, không gì muốn mà không đạt được. Về sự nghiệp, lão có cơ duyên được uống linh dược tạo thành nội lực phi thường, trở thành đệ tử giỏi nhất phái Tuyết Sơn và chấp chức Chưởng môn. Về mặt gia đình, lão đắc ý khi vượt qua hàng loạt cao thủ mà lấy được mỹ nhân Sử Tiểu Thúy. Bản thân lão hiếm khi đi lại trên giang hồ, suốt ngày ngồi trên ngôi cao Chưởng môn. Kẻ nào trước lão cũng một lòng khép nép. Một lời nói của lão truyền ra lúc nào cũng được mọi người răm rắp làm theo. Ở môi trường đó lâu ngày, đương nhiên Bạch Tự Tại dần trở thành kẻ độc tài, tự coi mình là kẻ giỏi giang số một, cho rằng mình là kẻ duy nhất đúng. Bệnh vĩ cuồng của lão truyền qua cả bọn đệ tử phái Tuyết Sơn. Bọn đệ tử của lão không biết trời cao đất dày là gì, lúc nào cũng tưởng rằng võ công Tuyết Sơn phái là tuyệt đỉnh võ lâm, coi người khác bằng nửa con mắt. Những người tự tại cuồng ngạo như Bạch Tự Tại thực ra lại là những kẻ rất kém cỏi khi gặp những trục trặc trong cuộc sống. Người vợ Sử Tiểu Thúy bỏ lão ra đi do không chịu nổi tính cách ngạo mạn thái quá của lão. Khi những cao thủ trên giang hồ như Đinh Bất Tứ đến khiêu chiến, lão cũng đã phần nào lờ mờ nhận ra được giới hạn võ công của mình. Rơi vào trường hợp như vậy, bình thường con người sẽ cố bước ra ngoài vùng an toàn (comfortable zone) để cọ xát mà học hỏi thêm những cái mới. Nhưng Bạch Tự Tại bản tính vốn ngông ngạo. Lão không chịu nổi sự thật đó. Lão chui đầu lại, núp kín trong cái kén an toàn của bốn bức tường thành Lăng Tiêu để yên tâm đắc chí với ngôi vị độc tôn của mình. Để chắc chắn thỏa mãn căn bệnh vĩ cuồng, lão bắt mọi người tung hô và thực sự điên loạn trong ảo tưởng của chính mình. 2. “Tinh Tú lão tiên - Danh lừng Trung Thổ - Đức sánh cửu thiên - Đánh đâu thắng đó”. Lời hát của lũ đệ tử phái Tinh Tú ê a với thanh la chũm chọe cờ xí lô nhô thấp thoáng trong tiểu tuyết Thiên Long Bát Bộ khiến người đọc vừa căm ghét, vừa buồn cười. Căm ghét bởi vì đám đệ tử phái Tinh Tú chính là biểu hiện của thói a dua nịnh hót không biết ngượng mồm. Buồn cười bởi Tinh Tú Lão Quái Đinh Xuân Thu tự coi mình “đức sánh cửu thiên” đã là vĩ cuồng rồi. Lão lại dường như sợ người khác không biết suy nghĩ đó nên bắt lũ đệ tử rêu rao khắp nơi. Đó là dấu hiệu bệnh vĩ cuồng đã vào đến cao hoang, hết cả thuốc chữa. Nếu như Bạch Tự Tại mắc bệnh vĩ cuồng do tầm nhìn kém cỏi, kiến thức hạn hẹp thì Tinh Tú Lão Quái mắc bệnh vĩ cuồng với nguyên nhân khác. Thực tế Lão Quái Đinh Xuân Thu là người tự biết điểm mạnh điểm yếu của mình. Nhận thấy mình không tài hoa quán tuyệt như các sư huynh sư đệ, không thể bằng thực lực cạnh tranh vị trí Chưởng môn Tiêu Dao phái với quy định khắt khe do Vô Nhai Tử đặt ra, Đinh Xuân Thu đã chỉ tập trung vào duy nhất võ học, bỏ qua những cầm, kỳ, thi, họa. Lão đã chọn cho mình hướng đi phù hợp và trở thành kẻ mạnh nhất của Tiêu Dao phái, đủ sức đả bại sư phụ mà giành lấy ngôi vị Chưởng môn bằng bạo lực. Bệnh vĩ cuồng của Tinh Tú Lão Quái có nguyên nhân từ thói háo danh của lão. Trên thực tế, bản lĩnh của lão cũng chẳng phải loại tầm thường. Lão cũng tự tách ra khỏi phái Tiêu Dao mà lập ra phái Tinh Tú độc bộ vùng Tây Vực. Nếu như dùng chính bản lĩnh của mình, sớm muộn gì thì lão cũng sẽ “Danh lừng Trung thổ”. Nhưng Đinh Xuân Thu không chịu chờ đợi. Lão muốn danh tiếng của lão phải lập tức chấn động giang hồ. Tinh Tú Lão Quái cũng lũ đệ tử mỗi lần xuất hiện, người ta tưởng như đó là một đám hề. Mặc cho người khác khó chịu cho rằng chúng chỉ rặt một tuồng mặt dày vô sỉ, coi hành động của chúng “thối như rắm chó”, Lão Quái vẫn bắt bọn đệ tử hát vang bài hát ca ngợi thớ lợ không biết ngượng mồm. Đinh Xuân Thu chính là kẻ háo danh đến cùng cực. Không ai khen, lão tự khen. Không ai chịu xưng tụng, lão bắt đệ tử xưng tụng. Mọi người coi lão là “Lão Quái”, lão tự coi mình là “Lão Tiên”. Không ai chú ý, lão dùng cờ quạt thanh la não bạt để gây chú ý, đi đến đâu cũng tung hô: “Thần thông quảng đại”, "Pháp lực vô biên", "Uy chấn thiên hạ"… Bệnh vĩ cuồng đã khiến Tinh Tú Lão Quái không nhận ra rằng những lời tung hô trên chỉ là giả trá. Lão không nhận ra được rằng kẻ nịnh hót ta ngày hôm nay, ngày mai có thể sẽ là kẻ đầu tiên phỉ nhổ khi ta thất thế. Ngay sau khi Đinh Xuân Thu bị Hư Trúc đánh bại ở chùa Thiếu Lâm, lũ đệ tử đã lập tức quay ngoắt lại, chửi rủa lão tàn tệ: “ánh lửa đuốc đèn mà đòi tranh với vầng nhật nguyệt”, “tâm tính lươn lẹo, tà ác gian manh” và xin Hư Trúc mau xử tử Lão Quái để trừ ác cho thiên hạ. Rốt cuộc kẻ vĩ cuồng đó đã phải nhận một kết cục cay đắng bởi cái hư danh dựa trên sự nịnh bợ khoa trương sẽ tan nhanh như bọt nước mà thôi. 3. "Giáo chủ thiên thu vạn đại, nhất thống giang hồ" – Lời tung hô của giáo chúng Nhật Nguyệt Thần Giáo dành cho Đông Phương Bất Bại lúc trước khiến cho Nhậm Ngã Hành cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhưng sau khi đoạt lại ngôi vị Giáo chủ, ngồi trên ngôi cao ở Hắc Mộc Nhai, lão lại cảm thấy hiu hiu tự đắc. Lời xưng tụng đó ảnh hưởng đến lão ra sao? “Nhất thống giang hồ” chính là giấc mơ một đời của lão. Còn “Thiên thu vạn đại” thì lão cũng đã thừa nhận, chỉ là chuyện láo toét! Nhưng khi những lời xưng tụng được lặp đi lặp lại, lão lại thấy dần dần nó có phần… hợp lý. Đó chính là giây phút căn bệnh vĩ cuồng đã nảy mầm trong tâm trí lão. Trong số những nhân vật tham vọng quyền lực, Nhậm Ngã Hành xứng đáng được coi là nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất. Lão là kẻ tâm cơ mưu lược, hào khí ngút trời, trong cái gian giảo vẫn lẫm lẫm hùng tâm khiến người ta vừa nể sợ, vừa thích thú. Căn bệnh vĩ cuồng của lão hoàn toàn không phải từ thói hư danh như Tinh Tú Lão Quái, cũng không phải từ sự kém cỏi trong nhận thức như Bạch Tự Tại. Căn bệnh đó xuất phát chính từ tham vọng đến mức ngông cuồng không giới hạn của lão. Khi giành lại vị trí của Giáo chủ ở Hắc Mộc Nhai, căn bệnh vĩ cuồng đã dần xâm thực tâm hồn lão, khiến lão trở nên xa hoa và cuồng ngạo. Lên núi Hoa Sơn, “lão sắp đặt hành trang tựa hồ đức Hoàng Ðế ngự giá tuần du. Bọn giáo chúng trống dong cờ mở, âm nhạc vang lừng”. Những lời tung hô xưng tụng ngày một thể hiện sự vĩ cuồng: “Nhậm đại giáo chủ văn thánh võ đức, ơn khắp lê dân”, “Nhậm giáo chủ trung hưng thánh giáo, thọ với núi non!”. Căn bệnh vĩ cuồng của Nhậm Ngã Hành vì thế mà phát tác mỗi lúc một phát tác dữ dội. Đương nhiên khi ở trên đỉnh cao danh vọng, người ta sẽ phải tiếp xúc với đủ các loại lời khen ngợi. Kẻ tỉnh táo là kẻ phân biệt được đâu là nịnh bợ, đâu là ngợi khen thật lòng. Thuộc hạ tung hô mưu trí của lão giỏi hơn Gia Cát Lượng, Nhậm Ngã Hành tự nhủ: “Họ nói thế kỳ thực cũng đúng. Gia Cát Lượng võ công cố nhiên không địch nổi ta, sáu lần ra Kỳ Sơn mà không lập được công trạng gì, nói về mưu trí, không lẽ bằng nổi ta ư?” Thuộc hạ ngợi khen võ công lão giỏi hơn Quan Vân Trường, lão nghĩ ngợi: “Quan Vân Trường qua năm cửa ải, chém sáu tướng, quả là thần dũng. Nhưng nếu đơn đả độc đấu, làm sao thắng nổi Hấp tinh đại pháp của ta?”. Thậm chí khi được so sánh với Khổng Tử, lão dương dương tự đắc: “Khổng Phu Tử thì đệ tử không quá ba ngàn người, trong khi giáo chúng của ta đâu phải chỉ có ba vạn? Khổng Phu Tử thống lĩnh ba ngàn đệ tử hớt hải chạy đông chạy tây, bị cạn lương ở đất Bái, bó tay chịu chết. Ta thì thống lĩnh mấy vạn giáo chúng, tung hoành thiên hạ, muốn sao được vậy, chẳng ai ngăn nổi. Tài trí của Khổng Phu Tử mà đem so với Nhậm Ngã Hành ta thì còn kém xa". Đến lúc này thì rõ ràng Nhậm Ngã Hành đã bị căn bệnh vĩ cuồng ăn đến tận căn gốc, chẳng thể nào chữa nổi. Cả một đời cuồng vọng, dùng Hấp Tinh Đại Pháp thu thập chân khí của đối thủ, cuối cùng Nhậm Ngã Hành lại bị chính những luồng chân khí đó giết chết. Cái chết của Nhậm Ngã Hành để lại cho nhiều người sự tiếc nuối bởi tuy là một kẻ vĩ cuồng cao ngạo nhưng y vẫn là một kẻ tâm cơ anh hùng, khí khái lẫm lẫm xứng đáng là một tài năng hiếm có cổ kim. 4. "Hồng giáo chủ vạn năm không già, phúc tiên mãi hưởng, thọ sánh ngang trời!". "Hồng giáo chủ thần thông quảng đại”. “Hồng giáo chủ thần mục như điện, chiếu sáng bốn phương”. Tất cả những câu ca ngợi ngoa ngôn trên đều xuất phát từ miệng của chúng giáo Thần Long giáo nhằm ca ngợi Giáo chủ Hồng An Thông. Hai tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký được tác giả chắp bút khi chủ nghĩa sùng bái cá nhân đang lan rộng. Hình tượng Nhậm Ngã Hành và Hồng An Thông chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tác phẩm của Kim Dung bị cấm phát hành tại cả Trung Quốc và Đài Loan. Nguyên cơ căn bệnh vĩ cuồng của Hồng An Thông có điểm khác biệt. Họ Hồng không ngu dốt như Bạch Tự Tại, không háo danh như Đinh Xuân Thu, không hùng tâm như Nhậm Ngã Hành. Căn bệnh vĩ cuồng của lão xuất phát từ sự lừa dối mọi người lâu ngày thành sự lừa dối chính bản thân. Khác hẳn với những nhân vật mắc bệnh vĩ cuồng khác, ta thấy Hồng An Thông đã rất thành công khi có những tín đồ coi lão như thánh nhân. Lão trở thành niềm tin tinh thần lớn lao cho đệ tử Thần Long giáo. Khi giáo chúng lâm trận gặp địch nhân, chúng niệm chú: "Hồng giáo chủ vạn năm không già, phúc tiên mãi hưởng, thọ sánh ngang trời!" "Hồng giáo chủ thần thông quảng đại, giáo phái ta đã đánh là thắng, kẻ địch mạnh mấy, vững mấy cũng phải sụp đổ" rồi lao vào trận đấu như một con thiêu thân, sức mạnh cuồng loạn như nhập đồng không kể sống chết. Họ Hồng đã gieo rắc niềm tin mù quáng vào tâm hồn lũ đệ tử nhằm xây dựng hình ảnh của mình như một vị thánh. Thực tế Hồng An Thông tự biết lão không phải là thần nhân. Lão quen thói lừa mị lâu ngày, đóng giả vai thần thánh thành ra tin mình là thần thánh thật sự tự lúc nào chẳng biết. Thần Long giáo chỉ mượn danh tôn giáo. Hồng An Thông cũng chỉ là kẻ mượn danh thần thánh mà thôi. Nhìn sâu vào nội tại của Thần Long giáo, ta thấy ở đây là hình thái của một dạng hội kín chính trị. Hồng An Thông xét cho cùng là một kẻ làm chính trị độc tài giỏi mỵ dân. Đệ tử Thần Long giáo khi xung trận trở nên điên cuồng liều chết đơn giản bởi nếu thua trận, chúng sẽ chịu sự trừng phạt tàn bạo gấp trăm lần từ giáo chủ. Họ Hồng cũng chẳng phải là thần thánh gì hết khi một lòng câu kết hết với Ngô Tam Quế tạo phản rồi liên hệ với quân Nga Ta Lư để mong mỏi chia sẻ quyền lực chính trị sau này. Lão thực tế chỉ mượn danh con bài tôn giáo mà phục vụ cho những mục đích cá nhân của chính mình dựa trên sự ngây thơ và xuẩn tín của đám đệ tử. Điều đáng nói là cho đến khi chết, lão cũng đã trở nên mê muội chẳng kém gì lũ đệ tử: "Các ngươi đều sai, chỉ có ... chỉ có mình ta đúng. Ta muốn giết chết tất cả các ngươi, chỉ một mình ta mới'... mới phúc tiên mãi hưởng ... thọ... thọ sánh ngang ... trời". Qua hình tượng bốn nhân vật cùng mắc một căn bệnh vĩ cuồng nhưng với những nguyên nhân rất khác nhau, Kim Dung đã cho thấy tài năng đặc biệt của mình. Từ Bạch Tự Tại cho đến Hồng An Thông, vẫn một căn bệnh đó nhưng mỗi người một vẻ để rồi hịu những kết cục khác nhau. Những hình ảnh đó đến nay vẫn còn có giá trị nhất định. Chỉ cần hàng ngày đọc qua vài trang báo, chúng ta đã có thể nhận ra hàng loạt những phát ngôn đầy hơi hướng hoang tưởng vĩ cuồng. Phải chăng Kim Dung đã tiên đoán trước được phần nào sự lan tràn của căn bệnh này từ khi nó còn nguyên khởi mà tạo dựng nên những hình ảnh những con bệnh vĩ cuồng nhằm cảnh báo đến xã hội ngày nay?
  2. Phien chu Vu Long xem giup Xin cam on
  3. Dụng thần phục, hưu nhược, nguyệt phá.. Tới tháng Dậu năm Sửu vừa rồi Trưởng Phòng bị ốm, đi xét nghiệm -> Bác sỹ phán đoán "bị ung thư phổi" híc! Đã chạy chữa tốn rất nhiều tiền nhưng không ăn thua. Hiện đang ở nhà nghỉ ngơi và chữa bằng thuốc nam! Cả phòng mình đang rất buồn. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!
  4. Đề thi Văn khối C với sự trùng hợp lạ kỳ Câu viết trong phần lời hay ý đẹp của tờ lịch thứ 5 ngày 9/7/2009 là: "Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: 'Thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử''' - A. Lincoln. (Nguyễn Duy Trọng) > Thí sinh hào hứng với đề Văn mở Người gửi: Nguyễn Duy Trọng Sáng sớm, trước khi đi thi môn Văn (khối C), như việc làm của mỗi ngày mới bắt đầu, tôi đọc phần lời hay ý đẹp trên tờ lịch của ngày hôm nay (9/7/2009). Câu viết của thứ 5 ngày 9/7/2009 là: "Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: ''Thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử'' - A. Lincoln. Một phần tờ lịch ngày 9/7. Ảnh: Duy Trọng. (Xem toàn bộ tờ lịch tại đây)Và tôi đã nghĩ đi nghĩ lại về câu viết ấy trên đường tới địa điểm thi và trước giờ thi. Vào phòng thi, nhận đề thi, đọc qua một lượt thấy câu viết quen quen. Và thật quá trùng hợp, trùng hợp một cách kỳ lạ. Câu II (3 điểm), đề thi văn khối C hôm nay lại yêu cầu trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống, với trích dẫn y nguyên câu viết ấy của Lincoln trên tờ lịch của ngày hôm nay. Đề thi Văn khối C sáng 9/7.Với tôi, đó là sự trùng hợp tuyệt vời và điều đó đã giúp tôi hoàn thành bài viết một cách xuất sắc theo cách của mình. (theo vnExpress)
  5. Năm Kỷ Sửu, lập quẻ mai hoa theo thời gian, VTH không tìm thấy quẻ Vô Vọng động hào 5. Nếu lập quẻ theo cách khác thì tùy vào ảnh hưởng của Nhật Nguyệt, từ cảm ứng mà luận; thiên biến vạn hóa, cứ gì Vô vọng động hào 5 là "nhiệt miệng"?. Vài lời thôi thiển có gì không phải mong bác "dichnhan07" bỏ quả. Hy vọng trong thời gian tới được bác quan tâm chỉ bảo thêm, nhất là chủ để "Tránh hung tìm cát". Xin chân thành cảm ơn.
  6. 1. Vô vọng -> Tiệm - Phệ Hạp: Tai vạ - chậm rãi - Răng miệng. 2. Hào 5 động chủ về bệnh tật nên không đoán là họa do nói năng. 3. Hỗ của Quẻ Vô Vọng là quẻ Tiệm có nghĩa là: Từ từ, tiệm tiến, chậm rãi .. nên cũng chẳng đoán là đang ăn cắn nhầm vào môi/lưỡi. Họa về răng miệng mà lại từ từ đến (+ ý 2) nên đoán do bệnh tật, Hỗ của quẻ Càn là quẻ Tốn có tượng: môi, lưỡi, lợi thịt.. Nên chẳng đoán bị sâu răng. Lời hào nói rõ "Khí thể bình hòa vốn không có tật", nên chẳng đoán bị u nhọt gì; Quẻ dụng Càn hào 5 động biến thành quẻ Ly khắc ngược lại, Ly có tượng lửa, nóng - ở ngoại quải... TH: môi, lưỡi, lợi bị đồ nóng từ bên ngoài vào từ từ hại.. thôi thì tạm đoán như anh vậy. Hi hi P/s: Anh thông cảm, mới biết chạy xe nên "ép số" là chuyện thường.
  7. Anh dichnhan07 kính mến! Giờ Thìn ngày Bính Dần tháng Kỷ Tỵ năm Kỷ Sử; đang ngồi trong văn phòng làm việc, bỗng nhiên tôi thấy giật mình 1 cái. Thấy khác thường tôi liền tính được quẻ Tụng, quẻ biến là quẻ Bĩ. Theo anh thì quẻ này có tránh hung tìm cát được không ah?
  8. Cám ơn anh! như vậy có thể nói sự việc sảy ra rất nhanh, hai người đi ngược chiều nhau. Vừa nhìn thấy cô cháu là anh Liêm Trinh đã buột miệng chêu chọc rồi, cô này phản ứng .. khi đi qua đá cho bác 1 phát-> Đúng tính chất của xuất bạo, chứ không phải dương trái - âm phải. hic.
  9. Xin bổ xung:- Càn: khô, cứng, mạnh.. cũng có nghĩa là gương kính, mêka.. - Giờ Thìn ngay trong ngày ngọ, tháng ngọ ứng luôn là vì Phục thần được nhật, nguyệt kiến. Giờ Thìn hào thế Hợi thủy nhập mộ, phục thần Tử tôn Ngọ hỏa xuất bạo. - Anh Liêm Trinh bị toạc chân bên Trái ah?!
  10. Gần đây VTH có đọc qua một số tác phẩm của tác giả Cao Từ Linh. Trong đó có đoạn luận về mối liên hệ vận động giữa Hà Đồ và sao Bắc cực tại các năm tam hợp; Rồi đoạn luận về hoán thời pháp cũng rất hay: Trong một giờ có thể lập được một quẻ gốc và 59 quẻ hoán thời... Thiển nghĩ, Ngoài cách tránh phương kỵ thần tìm phương dụng thần, nguyên thần.. Chọn thời điểm tốt tránh thời điểm xấu: ta có thể dùng ma phương thu quẻ xấu, hoán thời dùng ma phương phát quẻ tốt (1 trong 59 quẻ hoán thời)?! ..
  11. rich thân mến! ĐH BK là trường ngày xưa VTH học đó. Chúng ta cùng học kỹ thuật nhưng vẫn yêu thích, trân trọng cổ học tinh hoa nhé!. Chúc Rich sớm thành tân SV ĐHBK thân yêu.
  12. Bạn 'Amato' Thân mến! Rất cám ơn bạn đã tham gia luận bàn. Mình xin trích 1 đoạn luận về "Thuận - Nghịch" của tác giả Nguyễn Văn Thọ -tamgiaodongnguyen.com: "Người đại trí, đại tuệ đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật tạo hóa, sẽ không còn bị âm dương nung nấu, không còn bị vạn vật lôi cuốn, dùng đời để tu đạo, lấy nhân đạo để chu toàn Thiên Đạo. Nghịch đây là trở về với Tuyệt đối Thể y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là “Nghịch Hành”, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là “cái đại thuận” trong cái nghịch. Nghịch đây bất quá là đi ngược với đường lối của thế nhân thông thường.” 2 Dịch kinh trọng chiều nghịch và dạy người quân tử đi theo chiều nghịch, vì thế gọi Dịch là Nghịch Số. Lão tử trọng chiều nghịch, vì thế mới nói Phản giả đạo chi động. (Đạo Đức Kinh, chương XL) Các đạo gia cũng hết sức trọng chiều nghịch. Các ngài chủ trương cần phải băng qua hào quải (Hoàn cảnh) trở về Thái Cực, băng qua hiện tượng trở về Tuyệt đối. Các ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Tuyệt đối. Các Ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Thái Cực. 3 Ngộ Chân trực chỉ có thơ: Vạn vật vân vân các phản côn, Phản côn, phục mệnh tức trường tồn. Tri thường, phản bản, nhân nan hội, Vọng tác chiêu hung vãng vãng văn. Dịch: Vạn vật rồi ra cũng phản côn, Phản côn, phục mệnh sẽ trường tồn. Tri thường, phản bản người đâu rõ, Nên mới chiêu hung, sống mỏi mòn. Lưu Nhất Minh có thơ: Huyền quan nhất khiếu thiểu nhân tri, Hoảng hốt yểu minh hàm lưỡng nghi. Thuận khứ qui lưu phiền não lộ, Nghịch lai tiện thị thánh hiền ki. Dịch: Huyền quan một khiếu, ít người tri, Phảng phất mơ màng đủ lưỡng nghi. Đưa đẩy xuôi dòng vương khổ não, Ngược chiều, hiền thánh tạo căn ki.5 Trên đây đã: 1.- Minh xác hai chiều thuận nghịch, cùng ý nghĩa và mục địch của 2 chiều thuận nghịch. 2.- Đề cao Chiều Nghịch và nhận chân Chiều Nghịch là chiều sinh tiên, sinh thánh, sinh thần. Tuy nhiên con người sinh ra đời không phải lúc nào cũng theo được chiều nghịch, mà cũng có lúc phải theo chiều thuận. Theo thiển ý tôi, một cuộc sống lý tưởng nhất của con người sẽ gồm cả 2 chiều thuận nghịch. Lúc tuổi trẻ (1-35), theo chiều Thuận, chiều Hướng Ngoại, từ tinh thần tiến ra vật chất, ra ngoại cảnh, ra xã hội để mưu sinh, cải tạo hoàn cảnh, góp phần xây dựng giang sơn, đất nước. Nửa đời sau (36-80, 90), khi đã công thành, danh toại, sẽ đi chiều nghịch, từ vật chất ngoại cảnh, tiến sâu về phía tâm linh, để thần thánh hóa bản thân, phối hợp với Thái Cực. Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca cho rằng: Trước xuống, sau lên hợp tự nhiên.6 Như vậy, là biết hồi hướng phải thời, đúng lúc, theo đúng nhẽ tuần hoàn, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh, và của trời đất. Lúc trở vào nội tâm, lúc đi theo Chiều Nghịch, thì mọi sự đều nghịch đảo hết: Cái gì xưa kia cho là quan trọng, nay trở thành tầm thường; cái gì xưa cho là tầm thường nay trở nên quan trọng. Lúc ấy, Con người thực tế (le moi empirique; The empirical self) nhường bước cho con người lý tưởng (le moi Idéal; The ideal self). Thượng đế ngoại tại (God without), sẽ trở thành Thượng đế nội tại (God within). Thượng đế xưa kia xa cách, nay trở thành thân mật, gần kề. Người ngoài trông vào, tưởng ta bỏ thực, cầu hư. Ngược lại, ta biết chắc mình đã bỏ hư, cầu thực. Đi theo chiều thuận, hướng ngoại, hoạt động bên ngoài là đi theo đời, “đi đời” Đi theo chiều nghịch, hướng nội, sống một đời sống tinh thần súc tích bên trong, là đi theo đạo, “đi đạo”. " Đích của mình là thuận thì mình đi theo chiều thuận; Đích ở chiều nghịch thì ta phải đi nghịch mới đến được đích Thân mến
  13. Bạn Amato thân mến! Bạn có thể luận giảng kỹ hơn về khái niệm "Thuận - Nghịch" được không? "Tránh hung tìm cát" khác với "thay đổi Càn Khôn, biến Hung thành Cát" bạn ạh!.
  14. Chào chú 'VinhL'! Rất cảm ơn chú đã chỉ bảo VTH về cách luận quẻ theo tượng. VTH Hy vọng thời gian tới sẽ được chú chỉ bảo nhiều hơn nữa về dịch. Chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe - hạnh phúc.