Chipbee cherries

Hội viên
  • Số nội dung

    105
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Chipbee cherries

  1. LỜI CỦA SẾP Bâygiờ ghế ít đít nhiều Chúng mày cần nhớ những điều sau đây : ** Ăn chơi là việc của tao, Việc nghĩ, việc viết, thôi giao chúng mày. Việc tao ngồi ký suốt ngày, Thực thi công việc, chúng mày thay tao. Việc tao là hưởng lộc cao, Công lên việc xuống lại giao chúng mày. Vídụ: Ăn ốc là việc của tao Còn đi đổ vỏ, thôi giao chúng mày Nhậu nhẹt là việc của tao Còn khâu thanh toán, thôi giao chúng mày Uống rư­ợu là việc của tao Còn khâu b­ưng rót, thôi giao chúng mày Báo cáo thành tích phải tao Còn nhận khuyết điểm lại giao chúng mày Giao du khắp thể gian này, Mở rộng tầm mắt, việc này phải tao. Chèo đèo lội suối gian lao, Tính toán rất kỹ, thôi giao chúng mày. ** Lại đây tao bảo cái này, Tao cấm chúng mày nghĩ chuyện chống tao. Chống tao, tao chẳng làm sao, Nhưng mày nghĩ bậy, thì tao trị mày. Trời cao, biển rộng, đất dày, Tao đố chúng mày thoát khỏi tay tao. ** Trên trời muôn vạn vì sao Đố ai đo được lòng tao với mày. (sưu tầm)
  2. Công bố kế hoạch chế tạo cỗ máy lớn nhất thế giới Thứ bảy, 15/06/2013, 12:19 - Nguồn VnExpress.net Các nhà khoa học vừa công bố dự án xây dựng một cỗ máy gia tốc to hơn cả Máy gia tốc hạt lớn, thiết bị lớn hoành tráng nhất hành tinh.> Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?> "Hạt của Chúa" có thể khiến vũ trụ biến mất. Hình minh họa một phần Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Ảnh: mathworks.com. Hiện nay Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) là cỗ máy lớn nhất hành tinh. Nhiệm vụ của nó là giúp giới vật lý khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs, hay "hạt của Chúa". Giờ đây giới khoa học muốn lắp đặt một cỗ máy lớn hơn để tìm kiếm bằng chứng về vật chất tối - thứ chiếm tới 95% vũ trụ, Newscientist đưa tin. Trong ba sự kiện khoa học tại Tokyo (Nhật Bản), Geneva (Thụy Sĩ) và Chicago (Mỹ) trong tuần này, các nhà khoa học đã công bố dự án chế tạo Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế (International Linear Collider). Với chiều dài khoảng 26 km, Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ giúp các nhà vật lý giải mã những bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối. Chúng ta không thấy vật chất tối, song giới khoa học tin rằng chúng chiếm tỷ lệ đa số trong vũ trụ. Hơn 1.000 nhà khoa học sẽ tham gia vào dự án Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. Chi phí cho dự án vào khoảng hơn 8 tỷ USD. Các nhà khoa học chưa thống nhất về địa điểm của dự án, song họ coi Nhật Bản là ứng cử viên tiềm năng nhất. Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ bao gồm hai máy gia tốc tuyến tính nằm đối diện nhau dọc theo một đường hầm. Chiều dài của đường hầm vào khoảng 26 km. Hai cỗ máy có khả năng phóng 10 tỷ electron và positron (hạt đối kháng với electron) với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Hai luồn hạt electron và positron sẽ va chạm với nhau 14.000 lần mỗi giây ở mức năng lượng 500 tỷ electron-volt (eV). Sự va chạm giữa chúng cho phép các nhà vật lý quan sát những hạt nặng hơn trước khi chúng phân rã, đồng thời mô phỏng vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (sự kiện khai sinh vũ trụ). Do các nhà vật lý có thể sử dụng electron và positron nên các thử nghiệm trong Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế sẽ cho phép quan sát trường Higgs rõ ràng hơn so với Máy gia tốc hạt lớn. Giới khoa học dự đoán trường Higgs lan tỏa khắp vũ trụ và các hạt cơ bản có khối lượng nhờ di chuyển qua trường Higgs. Minh Long http://www.tin247.co...2-22320546.html Có hay không hạt của Chúa còn chưa xác định được. Nay các nhà Khoa học tiếp tục tìm vật chất tối (95% khối lượng vũ trụ) và năng lượng tối. Chặng đường phía trước thật là dài...Chắc sẽ có nhiều khám phá thú vị...
  3. Tàu sân bay Mỹ vào Địa Trung Hải Thứ Bảy, 15/06/2013 09:01 (NLĐO) – Với tuyên bố vũ trang cho phe nổi dậy của Mỹ, tình hình Syria đang nổi sóng hơn bao giờ hết. Trùng khớp với thời điểm đưa ra tuyên bố trên, tàu sân bay hạt nhân Eisenhower của Mỹ cũng đã di chuyển đến Địa Trung Hải. Mỹ tuyên bố Syria vượt “lằn ranh đỏ” Nga: Mỹ bịa đặt về vũ khí hóa học Syria Mỹ tuyên bố "hỗ trợ quân sự" phe nổi dậy Syria Syria: Trẻ em đi lính, thiệt mạng ngày càng nhiều Syria nã 3 tên lửa vào Lebanon Hải quân Mỹ cho hay tàu Eisenhower đảm trách khu vực Vịnh Ba Tư đang trên đường đến Địa Trung Hải, nhưng không nói rõ mục đích và nhiệm vụ của tàu. Eisenhower cùng nhóm máy bay chiến đấu đã có mặt tại Vùng Vịnh từ tháng 3 đến nay. Trong khi đó, tiếp sau Nga, Bộ Ngoại giao Syria ngày 14-6 tuyên bố Mỹ dối trá về việc sử dụng vũ khí hóa học để kiếm cớ can thiệp vào nước này. "Nhà Trắng dựa trên thông tin bịa đặt để đổ trách nhiệm cho chính phủ Syria, bất chấp hàng loạt tuyên bố đã được xác nhận rằng các nhóm khủng bố ở Syria có vũ khí hóa học" – bộ trên chỉ trích. Ý định lập vùng cấm bay tại Syria của Mỹ bị Pháp hoài nghi. Ảnh: Reuters Sĩ quan Syria "chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ" Hãng thông tấn Anadolu cho biết 73 sĩ quan cấp cao của quân đội Syria, trong đó có 7 viên tướng và 20 sĩ quan cấp tá, đã cùng gia đình vượt biên giới sang "tìm kiếm tị nạn" tại Thổ Nhĩ Kỳ. TheoAnadolu, tổng cộng nhóm người trên có 202 người, đã tới thị trấn Reyhanli và được đưa vào một trại tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền địa phương tại Reyhanli chưa xác nhận thông tin trên.Cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của tổng thống Nga Yury Ushakov cũng lên án quyết định viện trợ quân sự của Mỹ sẽ gây bất lợi cho sáng kiến hòa bình mới về cuộc khủng hoảng ở Syria do chính Mỹ và Nga đề xuất. Ông Yury còn lặp lại một ý kiến trước đó rằng thông tin chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học là "không thuyết phục". Cùng ngày 14-6, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phản đối việc vũ trang cho bất cứ bên nào tại Syria. Ông phát biểu với báo giới: "Đường lối quân sự trực tiếp sẽ khiến Syria tan rã hơn nữa và càng làm cho khu vực thêm bất ổn với căng thẳng sắc tộc và tôn giáo không ngừng leo thang". Về thông tin Mỹ định lập vùng cấm bay có giới hạn ở Syria, có thể giáp với biên giới Jordan, Pháp cho rằng khó thực hiện điều này vào thời điểm hiện nay vì sẽ vấp phải sự phản đối của một số thành viên trong Hội đồng Bảo an. Còn Đức, tuy “lưu ý và tôn trọng” tuyên bố viện trợ quân sự cho phe đối lập Syria của Mỹ nhưng tái khẳng định sẽ không bao giờ chuyển vũ khí đến Syria nữa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Andreas Peschke cho hay Đức sẽ kiên trì lập trường trên ngay cả trong trường hợp chính quyền Damascus thực sự sử dụng vũ khí hóa học như cáo buộc của Mỹ, Anh và Pháp. Nga và Syria cho rằng Mỹ bịa đặt về thông tin vũ khí hóa học. Ảnh: BBC Cũng trong ngày 14-6, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố phong trào này sẽ tiếp tục tham chiến ở Syria. Phát biểu trên truyền hình, ông Nasrallah nói: "Nơi nào cần, chúng tôi sẽ có mặt. Nơi nào chúng tôi đã nhận trách nhiệm, chúng tôi sẽ tiếp tục". Trong khi đó, ông Ismail Haneya, thủ tướng của chính phủ Hamas hiện đang kiểm soát Dải Gaza, phủ nhận việc có chiến binh Hamas chiến đấu cùng hàng ngũ với quân nổi dậy Syria. Ông Haneya nói: "Điều mà một số phương tiện truyền thông Ả Rập cho rằng có những chiến binh Hamas đang chiến đấu ở Syria hoặc ở nơi nào đó trên thế giới là hoàn toàn sai sự thực, song chúng tôi lên án sự bạo tàn của chế độ Syria đối với người dân nước này".Hải Ngọc (Theo BBC, Russia Today) http://nld.com.vn/20130615085155912p0c1006/tau-san-bay-my-vao-dia-trung-hai.htm Hệ thống phòng không S300 và chuyên gia quân sự Nga đã có mặt. Tàu sân bay Mỹ sắp đến. F16 và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ ở Jordan đã có mặt. Các đồng minh của Mỹ ở sát sườn. Mỹ sẽ vũ trang cho phe đối lập. Assad+Nga+Hezbola vs phe đối lập+Mỹ+Israel+EU. Sắp đánh nhau to đây...
  4. Sống dễ lắm..."Nguyễn Huy Thiệp"

  5. Tình hình lúa gạo xuất khẩu 1. http://vov.vn/Kinh-t...-tan/265840.vov Cập nhật lúc: 08:15, 11/06/2013 Xuất khẩu gạo đạt 2,858 triệu tấn (VOV) -Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1-6/6/2013 đạt 2,858 triệu tấn, trị giá FOB 1,241 tỷ USD, trị giá CIF 1,302 tỷ USD. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 2,5 triệu tấn Xuất khẩu gạo đạt hơn 1 tỷ USD Xuất khẩu gạo đạt 2,226 triệu tấn Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng xuất khẩu gạo từ ngày 1/6 đến ngày 6/6/2013 đạt 70.516 tấn, trị giá FOB 30,692 triệu USD, trị giá CIF 33,387 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 06/06/2013 đạt 2,858 triệu tấn, trị giá FOB 1,241 tỷ USD, trị giá CIF 1,302 tỷ USD. Cũng theo VFA, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.850 – 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 – 5.200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.500 – 6.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 – 6.200 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.400 – 7.500 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.150 – 7.250 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.900 – 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương./. Xuân Thân/VOV online 2. http://www.gentraco....u-tang-nhe.html Thứ ba, 11/06/2013 - 4 giờ 06 phút, chiều. Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ổn định ở mức 410 USD/tấn trong khi gạo 25% tấm đã tăng giá 12,9% lên mức 350 USD/tấn từ giữa tuần trước.Theo trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, giá tăng nhờ ảnh hưởng tích cực từ các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Nigeria và Philippines. Hiện có bảy doanh nghiệp châu Phi đang tìm mua gạo xuất khẩu của Việt Nam.Theo đó, Nigeria đã mua 250.000 tấn gạo của Việt Nam do giá bán thấp hơn từ 80 – 90 USD/tấn so với sản phẩm của Thái Lan. Philippines dự kiến ký hợp đồng với tổng công ty Lương thực miền Nam để mua 500.000 tấn gạo 25% tấm. Đáng chú ý, tỉnh Bạc Liêu xuất khẩu 25.000 tấn gạo sạch chất lượng cao sang châu Âu, với giá tương đương 887 USD/tấn. Giống gạo này có tên là Một bụi đỏ Hồng Dân được trồng tại Bạc Liêu trên diện tích 20.000 hecta, năng suất trung bình 6 tấn/ha, trong điều kiện không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Giống lúa này đã được bảo hộ thương hiệu từ tháng 6.2008. Giá lúa thu mua tại các địa phương đã tăng nhẹ 50 – 200đ/kg, khiến cho giá gạo bán lẻ cũng tăng. Giá lúa tại An Giang tăng khoảng 200 – 500đ/kg, tuỳ loại, với giá lúa thường là 3.400đ/kg, lúa Jasmine là 7.500đ/kg, tăng 500đ/kg so với tháng trước. Giá lúa tại Cần Thơ tăng lên 4.400đ/kg, tăng 200đ/kg. Giá trung bình gạo thường ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 7.500đ/kg, gạo thơm là 14.000đ/kg, đều tăng 500đ/kg. (Vinanet) 3. http://giaoduc.net.v...t-Nam/301029.gd Tủi thân cho nông dân Việt Nam Thứ ba 11/06/2013 08:18 Chỉ còn bốn ngày nữa là đến đợt thu mua tạm trữ lúa gạo nhưng lượng gạo tồn kho hiện khá lớn, DN chưa có đầu ra. “Nhìn sang các chương trình trợ giá, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp ở các nước xuất khẩu gạo, thậm chí ngay tại nước chuyên nhập khẩu nông sản, mới thấy người nông dân Việt Nam - đất nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới lại thiệt thòi nhất thế giới”. GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, chia sẻ vớiPV khi nói về chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo ở nước ta. Nhà nước phải chủ động GS Xuân cho hay nông dân Thái Lan đang bắt đầu bước vào vụ mùa thứ hai của chương trình trợ giá gạo năm 2012-2013. Dự kiến trong vụ mùa này, chính phủ Thái Lan sẽ chi 105 tỉ baht tương (đương 3,5 tỉ USD) để thu mua khoảng 7 triệu tấn gạo, tiếp tục thực hiện chương trình trợ giá gạo, bất chấp những tranh cãi liên quan tới việc tồn kho quá cao và phải bán lỗ. Phát biểu trước giới truyền thông, thủ tướng Thái Lan tuyên bố nông dân Thái Lan mong muốn chương trình này được tiếp tục duy trì, vì vậy Chính phủ phải có nghĩa vụ đáp lại mong muốn đó của người nông dân. Các cuộc thăm dò tại Thái Lan được công bố gần đây cũng cho thấy phần đông nông dân Thái Lan đều ủng hộ chương trình trợ giá gạo, cho rằng “chương trình này đang hoạt động tốt và cần được kéo dài”. Các chuyên gia đều đánh giá chương trình thu mua gạo tạm trữ chưa có hiệu quả cao làm nông dân vẫn còn thiệt thòi. Trong ảnh: Thu mua lúa gạo nhập kho tại Cần Thơ. Ảnh:HTD “Chính phủ Ấn Độ cũng có chính sách xóa các khoản nợ trong nông nghiệp và hỗ trợ vốn cho nông dân. Nước này tăng cường mua dự trữ lúa gạo với mức giá ưu đãi nhằm tiêu thụ hết và giữ giá ổn định cho nông dân. Đặc biệt, nông dân trồng giống lúa đặc sản basmati của Ấn Độ còn được tài trợ phân bón, thuốc trừ sâu, năng lượng, hạt giống” - GS Xuân thông tin thêm. Nhiều nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu đều có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, còn tài trợ về kỹ thuật, vật tư, máy móc, giống sản xuất nông sản cho từng hộ nông dân. Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích từ Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), ngay cả nước chuyên nhập khẩu gạo là Bangladesh cũng dự định tăng sức chứa kho dự trữ gạo quốc gia lên khoảng 3 triệu tấn vào năm 2020, tăng 76% so với sức chứa hiện tại là 1,7 triệu tấn. Năm 2014, Bangladesh dự định tăng sức chứa kho dự trữ gạo lên 1,9 triệu tấn và năm 2015 là 2 triệu tấn. Ngoài mục đích đảm bảo an ninh lương thực, chính phủ Bangladesh còn muốn luôn đảm bảo được mức thu nhập cao cho nông dân của mình, từ đó hướng đến mục tiêu trở thành một nước xuất khẩu gạo. “Trong khi đó, ở nước ta, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo với mục đích đưa ra là tăng giá trong nước, đảm bảo nông dân có lãi nhưng thực tế mấy năm qua không hiệu quả. Đòi hỏi ta học Thái Lan thì được trả lời rằng nguồn lực ngân sách không đủ. Buộc DN mua giá cao cho nông dân thì họ bảo không thể với lý do đưa ra là còn phải kinh doanh, mua cao mà bán thấp thì lỗ. Khả năng điều hành của hiệp hội có giới hạn, Nhà nước bế tắc giải pháp, tất yếu nông dân phải chịu thiệt” - ông Bích nhận định. Bàn tới bàn lui, vẫn như cũ Rõ ràng “Các nước trên thế giới, có nước mạnh về nông nghiệp, có nước mạnh về công nghiệp có nhưng chính sách họ đưa ra đều tương đồng về mục đích là giúp nông dân có thu nhập cao và bền vững. Còn ở nước ta, bộ, ngành, hiệp hội, DN bàn tới bàn lui mà chương trình tạm trữ vẫn y như cũ, người nông dân vụ nào cũng khổ vì giá thấp, lúa chất đống không bán được…” - GS Xuân bộc bạch. Các chuyên gia đều đánh giá chương trình thu mua gạo tạm trữ chưa có hiệu quả, lượng gạo tồn kho hiện khá lớn. Tình hình xuất khẩu gạo chậm lại do nguồn cung toàn cầu khá dồi dào, lượng xuất khẩu gạo Campuchia năm tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ, dự trữ gạo Ấn Độ cũng tăng cao. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu không cao, Philippines vẫn tự tin về triển vọng tự cung gạo cho nhu cầu nội địa. Theo GS Xuân, cùng một số vị chuyên gia khác, Việt Nam thiếu chính sách hỗ trợ tới tận tay người nông dân là do Nhà nước không mạnh dạn làm một hệ thống hỗ trợ, tài trợ cho nông nghiệp. Ông phân tích: “Điển hình là cánh đồng mẫu lớn là mô hình tốt nhưng DN xuất khẩu hầu như không thực hiện, đa phần là DN thuốc bảo vệ thực vật liên kết với nông dân để bán thuốc. Kết quả lúa thu hoạch xong vẫn khó đầu ra. DN xuất khẩu chỉ làm khâu cuối cùng là thị trường cần loại gạo gì, tìm mua loại đó. Nhìn ra thế giới, mô hình hợp tác xã ở Hàn Quốc, Nhật Bản rất đáng để học tập. Đó là hợp tác xã được xây dựng thực sự theo chuỗi giá trị, hoạt động bài bản gồm hướng dẫn kỹ thuật, tài chính, tiêu thụ, bảo hiểm mùa màng, nông sản, sinh mạng người nông dân… Bởi nếu sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật thì khi thị trường biến động, chi phí sản xuất tăng cao… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân. Gắn kết nông dân vào hợp tác xã là con đường ngắn nhất đưa nông nghiệp phát triển bền vững”. Giá lúa khô Việt Nam vẫn đang giảm Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hiện giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giảm 100 đồng/kg loại thường dao động 4.850-4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100-5.200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm cũng giảm 50-100 đồng/kg, gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.500-6.600 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100-6.200 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì hiện khoảng 7.400-7.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.900-7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Nông dân Thái Lan tăng thêm 6 tỉ USD thu nhập Một tài liệu nghiên cứu của Ủy ban Chính sách gạo quốc gia Thái Lan vừa công bố về những lợi ích của người nông dân khi tham gia chương trình, có nói đã giúp tăng thêm thu nhập 184 tỉ baht (khoảng 6 tỉ USD) cho người nông dân. Chương trình cũng đã góp phần giảm nghèo cho khoảng 15-18 triệu nông dân nước này (khoảng 3,7 triệu hộ gia đình). Theo PL Ba bài báo cùng ra ngày hôm nay. Đọc mấy bài này mình chợt nhớ tới bài đồng dao: "Nhân chi sơ là sờ vú mẹ; Tính bản thiện là miệng muốn ăn; Tiền hết, gạo hết, Nhất sĩ, nhì nông; Vác rá chạy rông; Nhất nông, nhì sĩ...". Nước ta là nước nông nghiệp, cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững...như trên đã nói và cần nhất là người nông dân được hưởng lợi. Nhưng bao giờ mới được "nhất nông nhì sĩ". Hạt gạo làng ta, hạt vàng làng ta...
  6. Hungary đối mặt trận lụt bùn đỏ TT - Trong khi hàng ngàn người dân Hungary đang cố sức dựng những đoạn đê bằng bao cát để ngăn nước sông Danube tràn bờ và sẽ lên đến hơn 9m vào tuần tới, thì cả đất nước này lại đang phải đối mặt với một mối đe dọa khác: nước sông dâng có thể ngập hồ chứa bùn đỏ độc hại ở Almasfuzito. http://images1.tuoit...mbnailID=638899Một người dân tham gia dọn dẹp hậu quả của thảm họa tràn bùn đỏ ở Hungary năm 2010 - Ảnh: EPA Theo Reuters, hàng chục ngàn người Hungary đã phải rời bỏ nhà cửa và ít nhất hơn chục người đã thiệt mạng vì lũ lụt ở Đức, Áo, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Czech trong tuần qua.Sáng 9-6, mực nước trên sông Danube ở Budapest đã đạt mức 8,83m, vượt qua mức lịch sử hồi năm 2006 là 8,6m và được dự đoán sẽ tăng lên mức 8,95m trong đầu tuần này. “Chắc chắn mực nước sẽ không vượt quá 9m ở Budapest. Các chuyên gia nhận định mực nước dâng cao tối đa từ 8,86-9m” - thị trưởng Budapest Istvan Tarlos tuyên bố. Ông cho biết các điểm trọng yếu của thành phố có thể vẫn an toàn với mực nước dâng cao đến 9,3m. Trận lụt bắt đầu tiến vào Hungary hôm 7-6, chính quyền, quân đội và hàng ngàn tình nguyện viên đang phải vất vả dựng đê ngăn lũ bằng hàng triệu bao cát để bảo vệ các ngôi làng và thị trấn dọc các con sông. Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố Hungary đang phải đối phó với “trận lụt tồi tệ nhất của mọi thời kỳ”. Ông cho biết các con đê trọng yếu ở Budapest đã được gia cố và hai ngày tới sẽ là thời khắc quyết định. Trong đêm 7 và ngày 8-6, ngôi làng Gyorujfalu với 1.500 dân, nằm cách thủ đô Budapest 115km về phía tây, đã phải di tản sau khi một trận chuồi đất đã làm con đê ngăn nước bị suy yếu. Ba thị trấn ở thượng nguồn của Budapest là Pilismarot, Domos và Kisoroszi đã bị cô lập hoàn toàn trong nước lũ từ ngày 7-6. Hiện ít nhất 1.200 người ở 28 thị trấn và làng mạc ở nước này phải rời bỏ nhà cửa và 44 con đường đã bị phong tỏa. Nỗi lo “bùn đỏ” Báo HuLala của Bulgaria ngày 7-6 đã báo động nguy cơ tái hiện bóng ma của một thảm họa môi trường mới ở Hungary. Báo này viết: hồ chứa bùn đỏ lớn nhất của Hungary nằm ở thị trấn nhỏ của Almasfuzito, một trong những khu vực bị đe dọa nghiêm trọng nhất của nước này bởi nước sông Danube dâng cao, đã tràn bờ. Tình hình càng trở nên báo động hơn khi đê ngăn nước sông tràn bờ lại cũng chính là bờ bao của hồ chứa này vốn đang phải gánh chịu sức ép trực tiếp của con sông. Điều này làm sống lại bóng ma của một thảm họa công nghiệp và môi trường mới cùng với thảm họa thiên nhiên hiện nay. Đặc phái viên báo Le Monde (Pháp) tường thuật từ Almasfuzito như sau: Vào cuối ngày 7-6 đã không thể đến được Almasfuzito. Cảnh sát sắc phục và thường phục ngăn chặn không cho ai đến khu vực này, nơi chỉ còn lại những tòa nhà cũ kỹ của một tổ hợp công nghiệp mà phần lớn đã bị bỏ hoang từ lâu với những bờ dốc cỏ mọc um tùm. Họ cho biết đằng sau những sườn dốc này là một hồ chứa của Tatai Kornyezetvedelmi (công ty môi trường của thành phố Tata), nơi chứa một phần bùn đỏ độc hại được thu gom sau tai nạn công nghiệp vào năm 2010. Nơi đây nước sông tràn bờ đã “liếm” đến gần. Ngày 4-10-2010, Hungary đã trải qua một thảm họa môi trường tồi tệ nhất của mình. Gần 2 triệu tấn bùn đỏ (tức 700.000m3) từ Nhà máy khai thác bôxit aluminium MAL ở Ajka đã tràn ra và làm ngập bảy ngôi làng xung quanh. Thiệt hại thật bi thảm: bốn người thiệt mạng, trong đó có hai trẻ em, sáu người mất tích, 123 người bị thương. Một phần của “cơn hồng thủy đỏ” này đã được thu gom và chứa tại Almasfuzito trong một hồ chứa chỉ được che kín 60% và chỉ cách sông Danube một bức tường chắn sơ sài chính là bờ hồ chứa, như Zsolt Szegfalvi, một trong những người lãnh đạo của Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) của Hungary, cho biết. Từ hai năm qua, Greenpeace đã nhiều lần tố cáo việc quản lý lỏng lẻo ở hồ chứa này. Zsolt Szegfalvi cho biết lượng bùn đỏ trong hồ chứa không hề được xử lý mà chỉ là chứa ở đó. Tệ hơn nữa là bùn đỏ còn được trộn với nhiều chất thải độc hại khác từ khắp cả nước đưa đến. “Chúng tôi không biết có những thứ gì trong đó nữa, bởi có quá nhiều thứ - Zsolt Szegfalvi thú nhận - Nhưng chúng tôi đã có thể đo lường được những độc chất nguy hại thoát ra từ hồ chứa, đặc biết là chất arsenic với khối lượng cao gấp 20 lần khối lượng cho phép”. Mưa và nước sông dâng cao càng khiến tình hình tồi tệ thêm, bởi ngay lúc bình thường, hồ chứa ở Almasfuzito thường xuyên tạo ra những nguồn ô nhiễm độc hại. “Chúng tôi tin chắc hồ chứa này đang hoạt động bất hợp pháp. Chúng tôi đã tìm cách đưa ông chủ khai thác ở đây ra tòa, nhưng chẳng ai ở Hungary thèm nghe chúng tôi. Chúng tôi đã yêu cầu Ủy ban châu Âu mở một cuộc điều tra, và chúng tôi đang chờ họ trả lời”. Bóng ma bùn đỏ vẫn còn đó! Greenpeace cho biết hiện hồ chứa bùn đỏ đang được theo dõi chặt chẽ nhưng Chính phủ Hungary vẫn lo ngại về sự an toàn của nơi này. Fox News dẫn lời ông Zoltan Illes thuộc Bộ Phát triển nông thôn Hungary cho biết chính quyền đang theo dõi 24/24 giờ hồ chứa rộng 74ha này để đảm bảo thảm họa bùn đỏ hồi năm 2010 không lặp lại. Báo New York Times từng mô tả: trận lụt bùn đỏ này ước chừng 700.000m3 đã quét sạch xe hơi ra khỏi đường sá, phá hủy nhiều cầu và nhà cửa, khiến hàng trăm cư dân phải di tản. Những người tiếp xúc với chất thải này đã bị phỏng. Những người chứng kiến trận lụt bùn đỏ hồi năm 2010 cho biết nó giống như một cơn sóng thần mini. Khoảng 270 ngôi nhà khi ấy đã bị nhấn chìm nhanh chóng. Bùn đỏ đã lan rộng ra một diện tích khoảng 16 dặm vuông (khoảng 41km2). Các chuyên gia môi trường Hungary nói rằng vụ tràn bùn đỏ có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường và làm ô nhiễm sông Danube, gây ra thiệt hại lâu dài đối với hệ sinh thái và giết chết hệ động thực vật. VIỆT PHƯƠNG Bùn đỏ là gì?: Bùn đỏ là một phế phẩm chứa nhiều kim loại nặng của quá trình luyện bôxit thành aluminium, nguyên liệu cơ bản để chế tạo nhôm. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên ở Hungary cho biết mối đe dọa chính từ bùn đỏ là nó có độ kiềm cao với độ pH khoảng 13 và có thể gây phỏng. http://tuoitre.vn/Ch...-do.html?page=1 Trông người mà ngẫm đến ta....
  7. Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Tội gì tỉnh thức một mình ta... -"Tú Xương"-

  8. Bốn tàu Hải quân Ấn Độ sẽ thăm Đà Nẵng Thứ Sáu, 31/05/2013 - 12:57 (Dân trí) - Ngày 30/5, Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng thông báo về việc 4 tàu Hải quân Ấn Độ sẽ có chuyến thăm chính thức Đà Nẵng từ ngày 4-8/6/2013. Tàu INS Satpura (F48) là loại tàu khu trục tên lửa dẫn đường do thuyền trưởng - Đại tá Sudhir Gopalkrishna - chỉ huy. Tổng quân số trên tàu gồm 50 sĩ quan và 350 thủy thủ. Tàu INS Satpura (F48) Tàu INS Shakti (A57) là loại tàu hậu cần, do thuyền trưởng - Đại tá Raghunath K Nair - chỉ huy. Tàu có chiều dài 175m, rộng 25m, tổng quân số gồm 30 sĩ quan và 200 thủy thủ.Tàu INS Ranvijay (D55) là loại tàu khu trục do thuyền trưởng - Đại tá Vitthal Ram Peshwae - chỉ huy. Tàu dài 146,5m, rộng 15,8m, có tổng quân số 50 sĩ quan và 400 thủy thủ. Tàu INS Shakti (A57) Tàu INS Kirch (P62) là loại tàu hộ tống do thuyền trưởng - Thiếu tá Satish M Shenai - chỉ huy. Tổng quân số gồm 20 sĩ quan và 150 thủy thủ.Theo chương trình, tham dự lễ đón đoàn 4 tàu hải quân Ấn Độ tại cảng Tiên Sa sáng 4/6 sẽ có đại diện lãnh đạo Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng); Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân; Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ Đà Nẵng. Phía Ấn Độ có Ngài Ranjit Rae, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam; Tùy viên Quốc phòng, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam... Trong 5 ngày ghé thăm Đà Nẵng, dự kiến thủy thủ đoàn sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm, giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân, đến thăm Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng. Tàu INS Ranvijay (D55) Ngoài ra, ban nhạc của đoàn tàu cũng sẽ có chương trình giao lưu với Đoàn văn công Quân khu 5 tại Công viên biển Phạm Văn Đồng. Đáng chú ý, tàu INS Satpura sẽ có chương trình trao đổi chuyên môn với Vùng 3 Hải quân.Song song với các hoạt động này, các tàu hải quân Ấn Độ cũng sẽ đón khoảng 40 cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân cùng đại diện các ban, ngành TP Đà Nẵng, cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam lên tham quan. Đặc biệt, chiều ngày 7/6, sẽ có một buổi dành riêng cho khoảng 90 em đang được nuôi dạy tai Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng lên tham quan tàu hải quân Ấn Độ. Tàu INS Kirch (P62)<br style="margin: 0px; padding: 0px;"> Đây là lần thứ 2 trong năm 2013 tàu Hải quân Ấn Độ ghé thăm Đà Nẵng. Trước đó sáng 1/1/2013, tàu huấn luyện hải quân Ấn Độ Sudarshini chở 6 sĩ quan và 70 thủy thủ, học viên đã cập cảng Đà Nẵng. Chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.Công Bính http://dantri.com.vn...nang-737066.htm
  9. Chùm ảnh cuộc sống… 28THÁNG 5 Phương tiện chuyên chở tượng… Dạo phố với Châu Việt Cường và Gang 5 sờ tai… Hương vị tết vẫn còn đến tận hôm nay … hay sự trì trệ của 1 XH thu nhỏ Vẫn còn rực rỡ lắm (dù năm mới đã qua nửa năm rồi…) Thời buổi này, Lead vàng cũng làm xe ohm… Quán nhậu thật chu đáo, có sẵn Máng NÔN dành cho khách lỡ … say xỉn "Cafe Cooktai" hay Cocktail, đã dốt còn chơi chữ hay là Cách câu khách mới… Có ai về Nhổn – Trôi – Phùng – Gạch – Bún k0? Cái hay của Tiếng Việt
  10. Các cụ đệ tử Lưu Linh chú ý ah : Rượu pha bằng... thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)… rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít. >> Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún hóa chất Đường đi của rượu độc 7h30 ngày 28/4, tại tuyến đường bê tông trên bờ đê sông Cầu dẫn vào thôn Đại Lâm, trước cửa nhà một xưởng chế rượu cồn, bốn người phụ nữ thoăn thoắt đẩy thùng phuy lên xe tải để xuất rượu cho các cửa hàng. Theo ông chủ, việc vận chuyển rượu được thực hiện liên tục trong ngày, chỉ cần các điểm tiêu thụ gọi điện đặt hàng là ông cho xe chở đến tận nơi giao hàng. Toàn bộ số rượu của xưởng này được bán cho các cửa hàng ở khu vực quanh cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội), các quán nhậu lớn nhỏ khu vực bến xe Mỹ Đình, Đông Anh, Hải Phòng.... Đúng 20h, chiếc xe tải chở rượu BKS 99K – 32… chạy theo hướng từ Đại Lâm đi về thành phố Bắc Ninh. Đến thị trấn Lim, chiếc xe chạy theo hướng quốc lộ 1A qua cầu Thanh Trì, về khu vực cầu Tó. Đến đường chợ Tó, xe dừng lại trước cửa hàng bán “rượu quê”. Tại đây tài xế cùng một phụ xe chuyển xuống trước của hàng 3 thùng phuy rượu, sau đó xe chạy về các quán nhậu quanh bến xe Mỹ Đình giao hàng. Rượu độc được vận chuyển bằng ô tô ra các thành phố để tiêu thụ. Tài xế "bật mí", mỗi ngày ít nhất anh này chở bốn chuyến xuống cung cấp cho thị trường Hà Nội. Chỉ riêng tại xưởng rượu độc trên, còn có thêm hai xe khác chuyên chở rượu đi Hải Phòng, Ninh Bình.Tài xế cho biết thêm, mỗi lít rượu cồn bán cho các “đầu nậu” tại Hà Nội giá là 8 - 10 ngàn đồng. Tại đây, các “đầu nậu cấp hai” pha chế thêm để nâng giá lên gấp đôi, gấp 3 lần giá gốc. Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)…, các loại rượu độc đã hóa thành “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít. Khi xâm nhập vào điểm bán “rượu quê” của một “đầu nậu cấp hai” ở huyện Thanh Trì, chúng tôi bị bà chủ “hét” giá 25 ngàn/lít rượu. Đặt vấn đề muốn tạo mối làm ăn lâu dài, mỗi ngày mua đến 50 lít, người này mới nhẹ giọng: “Chị lấy chú 15 ngàn/lít thôi”. Theo người này, từ rượu cồn, bà có thể pha thành các loại rượu từ rượu “nút lá chuối”, rượu “cuốc lủi”, rượu nếp quê, rượu táo mèo… loại nào “uống cũng phê”. Khi chúng tôi tỏ ý định học hỏi để có thể pha chế thêm cho hợp lòng khách mà đỡ phải chạy đến nhà bà lấy rượu trong lúc cần gấp, người này cho hay: “Dễ nhưng nguy hiểm, làm không cẩn thận chết người như chơi”. Bà lấy một que tăm quệt vào một lọ hỗn hợp sền sệt bột và nước. “Đấy, chỉ cần cho chút này vào là uống “bốc” lắm, em cứ gọi điện đến, chị cho “quân” chở đến tận nơi, chứ em pha không kinh nghiệm thì nguy hiểm lắm”, người này nói. Qua tìm hiểu từ một số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là… thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng “phê” thêm vì thuốc sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc. Khu vực Thanh Trì được xem là điểm tập kết rượu độc nhiều nhất ở Hà Nội, mỗi chủ hàng rượu thường có ít nhất từ 3 - 5 người chuyên vận chuyển rượu. Chỉ cần có khách gọi, đội quân này sẽ chạy xe máy chở rượu đến tận nơi giao hàng. Bằng mắt thường, rất khó phát hiện rượu độc hay rượu quê “xịn”. Loạn thần vì rượu độc Do uống phải rượu độc, không ít “đệ tử Lưu Linh” đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ Bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân chủ yếu do cácbệnh nhân uống quá nhiều rượu độc. Th.s, Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội, số lượng bệnh nhân nhập viện do rượu ngày càng có xu hướng tăng cao. Chỉ tính riêng năm 2012 khoa này tiếp nhận gần 500 bệnh nhân loạn thần do rượu, chiếm 70% số bệnh nhân của khoa. Theo ông Tuấn, do rượu tạo ra từ cồn công nghiệp và nước lã thường chứa hàm lượng chất methanol cao, khi uống vào có thể gây tử vong. Cụ thể hơn, chất methanol ngấm vào não bộ sẽ gây nhức đầu, thần kinh bị ức chế, làm loạn thị giác, gây suy gan dẫn đến hôn mê sâu và tử vong. Khi nạn nhân có dấu hiệu nôn mửa tháo thốc, hôn mê, đau đầu, mệt mỏi… tức là nạn nhân đó đã bị ngộ độc rượu. Đối với những trường hợp bị ngộ độc, nếu không điều trị nhanh, có thể gây mù mắt và loạn thần. “Qua xét nghiệm chúng tôi phát hiện trong những loại rượu này thường chứa các độc tố vô cùng độc hại vượt mức cho phép như aldehyde và chất furfurol, nếu hàm lượng hai chất này cao sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Bệnh nhân sau khi ngộ độc, hoặc dùng rượu rởm lâu ngày, nếu không được kiểm tra, điều trị sẽ gây loạn thần mãn tính”, bác sỹ Tuấn nói. Ghi nhận của PV tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội, không ít nạn nhân khi uống rượu vào do bị loạn thị, thần kinh ức chế, đã có hành động chửi bới, đánh đập người khác. Như trường hợp của anh Nguyễn Đăng T (Từ Liêm, Hà Nội) đang điều trị tại đây, trước đó trong một lần nhậu với bạn bè, do say xỉn không làm chủ được bản thân, T đã về nhà bóp cổ con trai, rất may gia đình phát hiện can ngăn nên đã giải thoát được em bé. Do nhiều lần bị ngộ độc rượu, trí nhớ “bợm nhậu này” ngày một giảm, cứ leo lên xe máy là gây tai nạn. Dù gia đình đã đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị hơn hai tháng nay nhưng nhiều lúc hỏi về tên tuổi, hỏi về gia đình, T không thể nhớ ra được. “Bệnh nhân năm nay mới 42 tuổi nhưng trí nhớ kém cả ông già 90, có lúc vợ đến thăm nhưng không biết là ai, do uống quá nhiều rượu độc mà không điều trị kịp thời nên triệu chứng ngày một nặng thêm”, một nhân viên trong khoa cho biết. Cách nhận biết rượu độc Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UNND xã Tam Đa cho hay, nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó có thể nhận biết được đâu là rượu độc pha chế, đâu là rượu quê chính gốc. Hiện nay nhiều người dùng hương liệu pha chế với rượu cồn đến những người có kinh nghiệm ở Đại Lâm cũng chưa chắc nhận ra được. Đồng quan điểm, Ths Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội cũng cho rằng rất khó để phát hiện rượu độc. Tuy nhiên, Ths Tuấn cho rằng rượu chứa methanol chỉ cần uống vài li đã thấy bốc và phê, khi mới uống, nếu thấy rượu có vị đắng thì có thể nghi ngờ đấy là rượu cồn, rượu độc. Viet Bao.vn (Theo Xa lộ pháp luật)
  11. Trụ sở của "Nhân dân Nhật báo" - Tung cẩu :)) Trụ sở mới đang được xây dựng của Nhân dân Nhật báo, cơ quan thông tin chính thức của đảng Cộng sản TQ, đang là chủ đề châm biếm của cư dân mạng vì có hình dạng « nhạy cảm ». Tòa nhà chọc trời này có kiến trúc tân tiến hình trụ đứng thuôn dài, được chụp ảnh dưới một góc độ cho thấy sự giống nhau kỳ lạ với cơ quan « nhạy cảm » của nam giới. Một cư dân mạng châm chọc : « Có thể nói Nhân dân Nhật báo đang vươn tới tầm cao, có hy vọng đạt được giấc mơ Trung Hoa » - ý nói câu khẩu hiệu « giấc mơ Trung Hoa » của ban lãnh đạo mới Trung Quốc, hô hào về lòng tự hào dân tộc và sức mạnh vừa tìm lại được. Nhân dân Nhật báo là tiếng nói chính thức của đảng duy nhất cầm quyền – đảng Cọng sản TQ, hiện kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ tất cả các báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet.
  12. Đã một năm rồi thiếu vắng cha...Công ơn dưỡng dục chẳng phai nhòa.. Dốc sức đáp đền bốn ơn nặng...Nguyện Cầu cha được sớm siêu sinh...

  13. Trung Quốc hay Nhật Bản đang mắc cạn ở Senkaku? Theo Đất Việt|Thứ năm, 31/01/2013 10:57 Chiến lược của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD được công bố rõ ràng, nhưng của Trung Quốc thì không được công bố dù biểu hiện của nó như "đường lưỡi bò" hay "chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…" lại rất công khai. "Mắc cạn" tại Senkaku/Điếu Ngư là Trung Quốc hay Nhật Bản? Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ được nổi tiếng, lưu danh vào lịch sử chiến tranh thế giới nếu như đó là nơi khởi đầu cho một cuộc đại chiến cấp châu lục của Trung Quốc đối đầu với Nhật và Mỹ. Đương nhiên, với 3 thế lực đó thì đã quá đủ để không nghi ngờ phạm vi cuộc chiến sẽ không dừng lại tại đó và hậu quả khủng khiếp sẽ xảy ra cho thế giới đương đại như thế nào. Do tính chất nghiêm trọng của nó cho nên, thành thật mà nói, trong 3 thế lực trên không ai thích và muốn bùng nổ một cuộc chiến này, dù cho phần thắng được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ thuộc về Nhật-Mỹ. Trung Quốc, trước mắt không thể thắng được Mỹ-Nhật nên càng không muốn làm điều gì khiến cuộc chiến xảy ra. Nhưng hiện tại đã quá muộn để điều chỉnh, thay đổi, vì nếu Trung Quốc "giảm nhiệt", "để thế hệ sau giải quyết"… thì "chủ nghĩa dân tộc" được các thế lực cực đoan trong thời gian qua, sẽ lại được thổi bùng. Và, đáng tiếc là điều này không phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Giờ đây tình hình Senkaku/Điếu Ngư diễn biến như thế nào thì đã rõ. Trong sự đối đầu Nhật Bản và Trung Quốc, Trung Quốc như một cầu thủ bóng đá thiếu tỉnh táo phải lĩnh thẻ đỏ vì tranh chấp quá rắn tại một khu vực quá nhạy cảm, tạo lợi thế cho Nhật Bản. Nhật Bản chỉ "cài số tiến" mà không có số lùi. Dù Trung Quốc đã hạ bớt giọng coi đó là khu vực "có tranh chấp" để đàm phán, nhưng Nhật Bản trước sau như một theo một quan điểm cứng rắn, "Senkaku là của Nhật, Nhật chẳng có gì mà đàm phán ở đây". Còn Trung Quốc, tiến không được, lùi cũng không xong, Trung Quốc, mà thực ra chính là "tư tưởng nước lớn" của Trung Quốc là nguyên nhân, như một con tàu bị mắc cạn tại tọa độ Senkaku/Điếu Ngư không hơn không kém. "Mắc cạn" tại Senkaku/Điếu Ngư khiến cho chiến lược "chuỗi đảo thứ nhất" của Trung Quốc bế tắc và không những thế, một loạt hệ lụy không lường có thể xảy ra gây hậu quả nguy hiểm. Có thể nói, đến thời điểm này, thay vì "như thế nào?" thì điều khiến dư luận quan tâm là vấn đề tại sao Trung Quốc bị "mắc cạn" tại Senkaku/Điếu Ngư? "Mắc cạn" tại Senkaku/Điếu Ngư khiến chiến lược "chuỗi đảo thứ nhất" của Trung Quốc bế tắc. Bế tắc chiến lược vì "tư tưởng nước lớn". Thế giới luôn tồn tại các nước lớn (diện tích rộng, dân số đông và có thể là hùng mạnh) và các nước nhỏ (diện tích nhỏ, dân số ít và có thể không hùng mạnh). Nhưng, cậy nước lớn thôn tính nước nhỏ, hoặc đe dọa, bắt nạt, bất chấp, ngang ngược, chèn ép nước nhỏ…trong quan hệ đối ngoại, lại thuộc về ý thức hệ được gọi là "tư tưởng nước lớn". Không thể phủ nhận rằng, trên con đường đi tới bá chủ thế giới, Trung Quốc không có chiến lược lớn của mình ở khu vực châu Á-TBD. Thâu tóm biển Đông, Hoa Đông tạo ra chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…đều nằm trong chiến lước lớn đó. Và tất yếu chiến lược này, không sớm thì muộn sẽ đụng phải đối tượng chính là Mỹ. Năm 2010, cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ" của đại tá Lưu Minh Phúc là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Sách được đón nhận hồ hởi và bán chạy, "đắt như tôm tươi". Đến đây, coi như thông qua thế lực "diều hâu", Trung Quốc đã hoàn tất công việc trang bị "Tư duy nước lớn" cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại. Ngoại trưởng Trung Quốc khi bị chất vấn hành động gây hấn trên biển Đông năm 2010 tại Hà Nội, đã nói thẳng mặt ngoại trưởng Singapo rằng, "nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ", đã khẳng định "cấp quốc gia" cái "tư tưởng nước lớn" của Trung Quốc công khai, rõ ràng. Chính vì thế mà từ năm 2010 trở lại đây thì tất cả, từ chiến lược cho đến các sách lược của Trung Quốc trên biển Đông, Hoa Đông…luôn bị "tư tưởng nước lớn" chi phối. Các hành động, tuyên bố của Trung Quốc chỉ luôn luôn dò xét thái độ, phản ứng của Mỹ, kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ mà bất chấp các quốc gia khác có khi đến mức ngang ngược. Ý tưởng "chỉ cần khuất phục một nước nào đó là các nước khác trong khu vực phải đầu hàng" không những chỉ ăn sâu vào đầu óc của thế lực "diều hâu" hiếu chiến mà còn tác động, chi phối không ít đến giới lãnh đạo Trung Quốc, kết hợp với "tư tưởng nước lớn" đã khiến cho chiến lược đề ra của họ trên một cơ sở cực kỳ chủ quan coi thường, ngoài yếu tố Mỹ. Senkaku/Điếu Ngư, vì thế, Trung Quốc ra đòn rất mạnh tay chỉ là để kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ, nên đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng khi hành động và phán đoán. Một là, hành động chủ quan khinh địch, coi thường yếu tố Nhật Bản. Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là một chi nhánh của Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản chỉ để thực hiện chiến lược châu Á-TBD của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mà thôi. Vì thế, Trung Quốc không coi trọng và quan tâm nhiều đến mối quan hệ với Nhật Bản trong chiến lược lớn của mình, đánh giá thấp "chủ nghĩa dân tộc" Nhật Bản, năng lực quốc phòng Nhật Bản… Đặc biệt, khi Trung Quốc vượt Nhật Bản về GDP, chiếm vị trí thứ 2, sau Mỹ vào năm 2010 thì Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là "con gà" có thể giết để "dọa khỉ" (con khỉ là Mỹ) và thậm chí coi như cái cây để "rung, nhát bầy khỉ" là các nước có tranh chấp trên biển. Ý tưởng "giết gà dọa khỉ" hay "rung cây dọa khỉ"…không thể áp dụng được với dân châu Á (Nếu thế thì Đại Việt phải đầu hàng quân Nguyên Mông tức khắc ngay sau khi chúng đã làm cỏ Đại Tống ư?). Trung Quốc hay Mỹ…cũng vậy thôi, có thể bắt một chế độ quỳ gối nhưng một dân tộc thì không bao giờ.<br style="line-height: 22px;">Sự chủ quan khinh thường địch, trọng sức mạnh, trong một hành động quả quyết mà vấp phải một trở ngại, thách thức bất ngờ không thể vượt qua sẽ sinh ra lúng túng, hoảng hốt đến bế tắc là diễn tiến logic, tất yếu khách quan. Hai là, Mỹ là đương kim bá chủ thế giới nên không "ngố", đơn giản như Trung Quốc tưởng. Mỹ có rất nhiều lựa chọn chiến lược chứ không chỉ một cách là hiện diện "đối đầu quân sự" để cho các nhà chiến lược Trung Quốc "nắn gân" xem Mỹ dám hay không dám. Trung Quốc không tính đến bài của Mỹ là xóa bỏ hoàn toàn sự khống chế Nhật Bản, khuyến khích, ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang. Thật không may, điều này đã, đang xảy ra khiến Trung Quốc hoảng hốt, mất bình tĩnh. Tư thế của Mỹ "hiện diện" cho Trung Quốc "kiểm chứng" trong vụ Senkaku/Điếu Ngư là: Mỹ như vừa làm trọng tài trên sân, bất chấp kết quả trận đấu Trung-Nhật, vẫn luôn được lợi; đồng thời như vừa đá bóng cùng Nhật Bản. Rõ ràng, kết quả này ngoài phán đoán của Trung Quốc. Sự 'đụng chạm" của Trung Quốc vào Senkaku/Điếu Ngư quá mạnh khiến con hổ Nhật Bản đã thức giấc và đang nhe răng, vuốt móng. Với Trung Quốc, chắc chắn, đây không phải là con "hổ giấy". Rốt cuộc Trung Quốc sẽ tiếp tục như thế nào? Nhắm mắt cũng biết Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện để khẳng định chủ quyền, đặc biệt tăng cường tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo, rồi kéo cả vũ khí tên lửa đạn đạo vào các bài tập, rồi một loạt các "hỏa lực mồm" chi viện, cảnh báo các nước khác chớ can thiệp vào khi Trung Quốc tấn công Senkaku/Điếu Ngư…rồi đến lúc sẽ phải dùng đến đòn kinh tế với Nhật Bản… Khi một chiến lược bị bế tắc thì dễ xảy ra "hành động trước, suy nghĩ sau" và đây mới chính là điều nguy hiểm khó lường: Xảy ra "ẩu đả". Nguồn: http://www.tin247.co...3110555502.html ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đọc bài phân tích này lại nhớ đến những comment của Bác Thiên Sứ. Có hay không xảy ra "Canh bạc cuối cùng"? Còn 3 ngày nữa là đến 23 tháng Chạp. Hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo ntn....
  14. Đừng tưởng bở... cuộc sống có nhiều ý nghĩa..."NHT"

  15. Bắc Triều Tiên: Cha mẹ ăn thịt con vì đói khát Theo Nguoiduatin|Thứ ba, 29/01/2013 16:08 Một người nông dân ở đất nước này đã bị xử tử vì tội giết chết hai đứa con và ăn thịt chúng. Nạn hạn hán năm ngoái đã đẩy tình trạng ăn thịt đồng loại gia tăng. Thông tin trên mới được đăng tải trên tờ Daily Mail ngày 27/1. Nạn đói hoành hành ở các huyện nông nghiệp phía bắc và phía nam của tỉnh Hwanghae đang giết chết hơn 10.000 người và nỗi sợ hãi ăn thịt đồng loại ngày càng gia tăng khủng khiếp. Câu chuyện nghiệp ngã này bắt đầu nổi lên khi người dân phải chiến đấu với nạn đói, hạn hán và thiếu lương thực trầm trọng sau khi quan chức tịch thu thực phẩm. Các phóng viên bí mật của tờ Asia Press nói trên tạp chí the Sunday Times cho biết một người đàn ông đào xác chết cháu gái mình lên và ăn thịt nó. Một trường hợp khác đã luộc chín con đẻ của mình để chế biến thành món ăn. Mặc dù các báo cáo về nạn đói đang lan rộng, Chủ tịch Kim Jong Un dành khoản tiền khổng lồ mua hai tên lửa đạn đạo mấy tháng trước. Nhiều người lo ngại Chính phủ đang lên kế hoạch thử hạt nhân để phản đối một sự trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho các vụ phóng tên lửa gần đây và để đối phó với sự thù địch của Mỹ. Trong khi đó một thông tin khác trích dẫn “Hồi tháng 5 trong làng, một người nông dân đã giết chết hai đứa con riêng và cố gắng ăn thịt chúng”. Thông tin nói rằng người cha đã giết chết đứa con gái lớn trong lúc vợ đi làm ăn xa và sau đó giết nốt đứa con trai bởi vì cậu bé đã chứng kiến cảnh bố giết chị gái. Sau khi người vợ trở về, chồng bà ta nói rằng họ có “thịt” ăn nhưng cô khả nghi và thông báo lên cơ quan chức năng. Sau đó cơ quan chức năng phát hiện các bộ phận thi thể những đứa trẻ bị giết oan ức. Jiro Ishimaru, tờ Asia Press biên soạn báo cáo nói “Điều đặc biệt gây sốc là chúng tôi nhân được rất nhiều bằng chứng về nạn ăn thịt người”. Thông tin từ các phóng viên cho biết thêm việc tịch thu thực phẩm từ hai tỉnh trên để gửi cho các cư dân của thủ đô Bình Nhưỡng. Sau đó nạn hạn hán kéo đến khiến việc khan hiếm lương thực càng trở nên trầm trọng. Nạn ăn thịt đồng loại còn được ghi nhận ở nhiều trại tù Tờ The Sunday Time trích dẫn quan chức của đảng cầm quyền Hàn Quốc cho biết “Ở một ngôi làng thuộc tỉnh Chongdan, người đàn ông phát điên vì đói đã đun sôi chính đứa con của mình và ăn sống đã bị bắt giữ”. Khi các nhân viên của tổ chức Liên Hợp Quốc đến thăm khu vực trong chuyến đi bảo trợ của nhà nước gần như không được đưa đến các ngôi làng này. Đó không phải là lần đầu tiên các báo cáo cho rằng nạn ăn thịt người đã ra khỏi đất nước này. Vào tháng 5 năm ngoái, trong báo cáo của Viện thống nhất Hàn Quốc cho biết một người đàn ông đã ăn một phần thịt đồng loại sau đó đem ra chợ và rao bán với danh nghĩa là thịt cừu. Một người khác đã giết và ăn thịt con gái được ghi nhận vào năm 2011. Kẻ khác bị bắt hồi tháng 5 sau khi giết chết 11 người và đem bán như thịt lợn. Đất nước Bắc Triều Tiên từng xảy ra nạn đói khủng khiếp vào những năm 1990 còn biết đến với cái tên Những ngày tháng Ba gian khổ đã giết chết hơn 2 triệu người. Nguồn: http://www.tin247.co...9040734386.html; http://www.independe...es-8468781.html; http://www.tintuchangngayonline.com/2013/01/bao-cao-cho-biet-dan-bac-han-thit-nguoi.html --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nếu thông tin này là thật thì Khủng khiếp quá! A di đà Phật. Nạn đói là có thật! Khi con người ta tuyệt vọng, đói đến độ ăn thịt đồng loại, hành động theo bản năng để sinh tồn thì phần con đã hoàn toàn che lấp phần người. Cầu mong 2 miền Triều Tiên sớm thống nhất cho nhân dân Bắc Hàn đỡ khổ....
  16. Chữ Việt cổ đã được giải mã? 29/01/2013 09:44 | Phóng sự - Khám phá (VTC News) - Năm 2011, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự về hành trình gian nan nửa thế kỷ nghiên cứ chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền. Loạt bài người đi tìm chữ Việt cổ - Người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ - Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ - Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương - Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt - Sự thật ngôi miếu thờ thầy trò thời Hùng Vương Chiều 29-1-2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. Năm 2011, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự về hành trình gian nan nửa thế kỷ nghiên cứ chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền. Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền. Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp) Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình chữ Việt cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc. Giờ đây, ông giáo Xuyền ít sử dụng chữ Quốc ngữ, mà toàn sử dụng chữ Việt cổ vào công việc ghi chép, sáng tác Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)... Từ điển khoa học thế giới đã xác định “Chữ viết là những ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ không thể tồn tại độc lập ngoài ngôn ngữ”. Một hệ thống chữ viết hợp lý nếu nó thích ứng với đặc điểm của ngôn ngữ. Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, ông Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự chữ Việt cổ là không có dấu. Ông Xuyền viết tặng phóng viên bằng chữ Việt cổ Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung… Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Ông Xuyền viết hịch khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng chữ Việt cổ Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng, cùng các hình vẽ, chữ viết trên đá cổ Sapa, Xín Mần, Pá Màng… Theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ Khoa Đẩu. Chữ Việt cổ hay còn gọi là chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh… Tuy nhiên, chưa có ai giải mã được chữ Việt cổ, thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền giải đáp mọi thắc mắc của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, những người yêu cổ sử, yêu văn hóa Việt. Thái Phong
  17. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài báo này tiêu đề và nội dung thấy có mấy chi tiết k0 phù hợp: 1. Phát hiện Ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm" nhưng chứng cứ thì chỉ có : "Theo ông Phan Văn Hùng, Phó Ban Quản lý Di tích và Danh Thắng Nghệ An và là một người con của vùng đất Liên Thành thì đây có thể là một ngôi mộ của người Việt cổ có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm.". Cái này để xác định niên đại chỉ cần dùng phương pháp phân rã Cácbon từ gỗ làm mộ thuyền là xong. Câu view chăng? 2. Ngày 26.1.13 BQL mới phát hiện ra, trong khi người dân phát hiện từ cuối 2011, thông tin gì mà đi chậm như rùa vậy? 3. Ngôi đền trên 1000 năm tuổi thờ vọng vua Lý Thái Tổ. Như vậy chắc phải thờ sau khi ông vua chết, mà 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, như vậy tính lại mới chỉ có gần 1000 năm??? Mộ thuyền thì đúng là cổ rồi, nhưng cách mấy a nhà báo đưa tin thì rõ là lười tác nghiệp mà lại muốn câu view. haizzzzz
  18. Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu không đạt yêu cầu Thứ Ba, 15/01/2013 23:59 Thủ tướng yêu cầu chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2, thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế khảo sát, đánh giá Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình và người ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 và các vấn đề chung về phát triển thủy điện. Không được phạm luật Đặc biệt, trong thông báo này, Thủ tướng khẳng định: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có công suất phát điện khá lớn, đã được đưa vào quy hoạch nhưng phải tiến hành thẩm định một cách nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật, nếu không đạt yêu cầu nêu trên thì không được quyết định đầu tư xây dựng”. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan có chức năng thẩm định phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư xây dựng phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và các yêu cầu mà Chính phủ đề ra và phải chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình. Kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Cát Tiên băng rừng vượt suối tuần tra để giữ cho được giá trị của di sản này (Ảnh do Nhóm tình nguyện “Yêu quý bảo vệ Cát Tiên” cung cấp) Vào cuối tháng 11-2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã có văn bản trình Bộ Chính trị kiến nghị không đầu tư xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị dừng xây dựng 2 thủy điện này. Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai và Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai về việc đề nghị dừng triển khai. Nhiều chuyên gia của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cùng nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng bác bỏ 2 thủy điện này.Theo nội dung kiến nghị từ tỉnh Đồng Nai và cơ quan của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng như giới khoa học thì dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây nhiều hệ lụy về môi trường, đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên – khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 109/2003 về bảo tồn, phát triển bền vững các khu đất ngập nước và Nghị quyết 49/2010 của Quốc hội về những công trình, dự án phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.EVN phải rút kinh nghiệm Về thủy điện Sông Tranh 2, Thủ tướng yêu cầu chưa được tích nước phát điện để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất, đồng thời cùng với các chuyên gia trong nước phải thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập. Theo kết luận của Thủ tướng, công tác chuẩn bị đầu tư dự án thủy điện Sông Tranh 2 đã thực hiện đúng quy định, dự án nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo đánh giá của tư vấn độc lập quốc tế, các thông số đầu vào sử dụng tính toán là có cơ sở. Tuy nhiên, trong xây dựng có sơ suất, để xảy ra thấm nước ra mặt hạ lưu đập, gây dư luận không tốt. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiêm túc rút kinh nghiệm. Thủ tướng yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ngay việc nghiên cứu, đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, địa động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My - Quảng Nam để đánh giá nguyên nhân, xu hướng của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2… EVN và các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án ứng phó trong các trường hợp sự cố đập thủy điện với các kịch bản khác nhau. UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với EVN rà soát, hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân, khu tái định cư, trường học, các công trình xây dựng bị ảnh hưởng do động đất. THẾ DŨNG Một số comment: sai gon16/01/2013 00:04Thủ Tướng nói thì hình như thủy điện DN 6 và 6A vẫn được triển khai. Nhưng có thẩm định lại và có người chịu trách nhiệm. Kim Xuân16/01/2013 04:13Đã dừng thì bỏ ngay tại sao còn "Nếu" ? Còn "Nếu" là còn hy vọng được tiếp tục (vẫn mơ hồ nhìn thấy thủy điện xã nước bụi trắng trời mây đẹp quá với ánh cầu vỏng ban mai và dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia, phía rừng thì rừng chết, phía dân thì dân chết ...?), không phải bây giờ mà là vài tháng dư luận nguôi đi rồi thì Tập đoàn ĐLGL và khối CB ủng hộ âm thầm kéo quân phá vỡ rừng thu tóm cây rừng bán kiếm chác, làm đập, lúc đó rút kinh nghiệm, nghiêm khắc kiểm điểm và tiếp tục ... xây đập chăng ??? bài học này có từ bao giờ mà không ai không thuộc lòng. cua đồng16/01/2013 06:08Mong sao mọi nguyện vọng của dân được đáp ứng kịp thời,đừng để nỗi lo chồng chất vì dân khổ cũng đã nhiều rồi. Văn Bờm16/01/2013 06:20Cứ mỗi lần nghiêm túc rút kinh nghiệm là hàng ngàn ngàn tỷ đồng đội nón ra đi không trở lại. Dã Quỳ16/01/2013 07:11Sợi dây kinh nghiệm dài lắm, rút hết đời này qua đời khác mà vẫn còn dài nên người dân cứ khổ mãi, khổ mãi... Tên của bài viết này phải là "Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì không đạt yêu cầu" mới hợp lòng dân. Phèn16/01/2013 07:19Tại sao chỉ một số ít người được phép quyết định sự tồn tại của "khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 109/2003 về bảo tồn, phát triển bền vững các khu đất ngập nước" của toàn thể dân Việt Nam và của một phần thế giới? Chút tiền đút túi có đáng hủy diệt đến thế hay không? Hồ16/01/2013 07:34"Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu không đạt yêu cầu." Dừng thì dừng hẳn luôn đi cho dân nhờ. Có chữ "NẾU" ở đây, tui nghi ngờ là dự án sẽ được thực hiện lắm à nha. Potay luôn rồi, bà con ơi! Hai Lúa Miền Tây16/01/2013 07:45Nghe qua dự án thủy điện ĐN6 và ĐN 6a vẫn tiếp tục thẩm định mà không phải dừng lại, tôi cảm thấy buồn và hồi hộp vì như vậy là số phận vườn Quốc gia Cát-Tiên vẫn chưa được định đoạt. ngan hoang16/01/2013 07:46Thôi rồi các bác ơi, tôi thấy TT nói kiểu nước đôi như thế thì cái 6 và 6A nó vẫn còn có cơ hội nuốt rừng Cát Tiên mất rồi. Đaa...a....au! Nguyễn Thanh Sơn16/01/2013 07:58Đọc bài báo này mà lòng ta thấy thất vọng ê chề. Chẳng lẽ đất nước này không còn ai có thể có tiếng nói dứt khoát để chấm dứt cái dự án quái quỉ 6-6A hay sao? Xin báo Người Lao Động có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ những con người vì đất, vì rừng, vì một môi trường tương lai bền vững. Mong có được nhiều ý kiến của các bạn hơn nữa. TƯ HÊN BÌNH DƯƠNG16/01/2013 08:05Đã dừng là dừng chứ còn nếu gì nữa, phải dứt khoát chứ. Mọi người cứ nhìn vào cái cột THĂM DÒ Ý KIẾN về quan điểm của người dân kia kìa, 93% người dân trong cả nước ủng hộ tẩy chay dự án 6&6A, bảo vệ rừng Cát Tiên đó. Chắc các quan chức không ai chịu đọc báo NLĐ hay sao ấy?! Khánh .Q616/01/2013 08:05Sông Tranh điêu đứng, hôm nay sẽ cho kiểm tra "nếu không đạt yêu cầu nêu trên thì không được quyết định đầu tư xây dựng”. Vấn đề và mục tiêu vẫn là Đồng Nai 6 và 6A bảo đảm được tiến hành, bà con hãy chờ xem. HANH LE16/01/2013 08:19Xã hội bây giờ sao mà buồn quá. Nói đến dự án, công trình nào cũng kém chất lượng hoặc chưa xong thì đã hư, xuống cấp nghiêm trọng, tham ô hối lộ thì đã ăn sâu vào tới tủy rồi, có thấy ai chịu trách nhiệm đâu .Chỉ toàn là cố gắng khắc phục, rút kinh nghiệm... Huynh Vu Binh16/01/2013 08:33Rõ chán. Một là đã không đạt yêu cầu thì đương nhiên là không được làm chứ còn gì nữa mà "nếu" với chả "nhưng". Hai là sợi dây kinh nghiệm dài quá rút mãi không hết, ông nào cũng rút, kỷ luật, cách chức hết là xong. Tạ Minh Chánh16/01/2013 08:34EVN cứ rút mãi mà vẫn chưa có "kinh nghiệm". cứ nhìn năm 2012 lãi trên 6000 tỷ đồng, thì Quý 1 năm 2013 hoặc cuối Quý 3 sẽ lỗ hoặc Lãi ít cho mà xem, Từ việc nhập điện Trung Quốc đến đầu tư dàn trải (xem báo Đấu thầu thì 2 công ty đăng đấu thầu nhiều nhất là Điện Lực và Dầu khí thì cũng hiểu rồi), Người dân chúng tôi loay hoay xoay sở miếng ăn và chắt cóp đóng thuế, còn Người xài tiền dân thì rất "vô tư" và chẳng tử tế chút nào! tèo16/01/2013 08:57Lại còn thòng thêm chữ "NẾU" nữa à. Thế thì còn nhiều trò vui nữa đây. Thế Dũng16/01/2013 09:05"Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư xây dựng... phải chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình. ". Đọc câu này nhưng vẫn thấy lo! Sông tranh 2 đã rành rành ra đó mà đến giờ vẫn chưa tìm ra người chịu trách nhiệm thì phải! Phạm Ngọc Hùng16/01/2013 09:31Từ "nếu" bao hàm một nghĩa rất rộng và rất lửng lơ, nó là cái từ mà các nhà ngoại giao hay dùng. Nguyễn Dung16/01/2013 09:40Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm ư, xin thưa không có đâu! Ai chịu đây một khi cơ chế của ta là cả một HÔI ĐỒNG THẨM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH XONG RỒI DUYỆT RỒI PHÁ RỪNG, RỒI KHI ẤY CÓ SAO THÌ CHẲNG TÌM ĐƯỢC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐÂU. Cuối cùng thì dân ta xin chào và ngồi ngó chắt chắn là bao nhiêu ha rừng chuẩn bị ra đi rồi. Xin chờ xem... Quang Vinh16/01/2013 09:43Sau bao năm tháng đấu tranh, kết quả vẫn chỉ là chữ "NẾU". Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho chữ NẾU này? Tại sao bao nhiêu thời gian trôi qua, bao nhiêu tiền của tiêu tốn, bao nhiêu nỗi bức xúc của người dân dâng tràn, bao nhiêu niềm tin của người dân vào lãnh đạo mất đi vẫn không có lời giải cho chữ NẾU? Không xác định được trách nhiệm cụ thể thì không một tội lỗi nào được vạch trần, không một việc gì có kết quả. Trần Sơn16/01/2013 09:55Tôi vẫn thấy chưa yên tâm vì sực nhớ rằng hàng năm, quốc hội chúng ta vẫn phải họp để bổ sung, điều chỉnh luật liên tục, có những nghị định chưa thực thi đã phải thu hồi...Như vậy phải chăng tiêu chí "đúng theo quy định pháp luật" là duy nhất? còn dư luận xã hội? ý kiến nhân dân? ý kiến của địa phương vùng hạ lưu dự án? 4 Nỗ16/01/2013 10:10Xin đừng mời chuyên gia Trung Quốc, cám ơn. nguyen van an 16/01/2013 10:24Chắc là kế hoãn binh. Lợi hại dã thấy rõ, còn nếu gì nữa. Hãy lấy lại lòng tin của dân hơn là của Bùi Pháp! Tư Cafe16/01/2013 12:19Mấy ông này đối với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, bỏ thì thương, vương thì nợ. Bài học thủy điện Sông Tranh 2 chưa đủ sao ? Dao cạo16/01/2013 12:49Vẫn còn lấp lửng chứ chưa triệt để đâu mà,nếu hội đồng thẩm định bật đèn xanh thì việc coi như là duyệt.Chi bằng dứt khoát nói không là không,vì dân ngán thuỷ điện quá rồi.http://nld.com.vn/20...dat-yeu-cau.htm ==================================================================================== Lúc trước đọc đâu đó, Thủy điện Đồng Nai 6,6A dừng hay tiếp phải chờ kết luận của thủ tướng. Kết luận là chờ thẩm định đúng quy định của pháp luật(???) rồi mới kết luận.....
  19. Nhật siết chặt “vòng kim cô” xung quanh Trung Quốc Về vấn đề Senkaku, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã từng tuyên bố: “Về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, có những thế lực đang mưu toan "đục nước béo cò", số khác thì ảo tưởng "cáo mượn oai hùm", đây đều là những cố gắng vô ích mà thôi”. Thế nhưng trên thực tế, một “vòng kim cô” vô hình đang siết lại dần quanh Trung Quốc.Hiện nay, Trung Quốc đang lún sâu vào vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, đây là một cuộc đối đầu không lối thoát vì Nhật Bản cũng có thái độ cứng rắn không kém, liên tiếp trong thời gian qua họ đã đưa các tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu lên xua đuổi các tàu hải giám và máy bay trinh sát Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm không phận, hơn nữa Nhật lại vừa nhận được một “cam kết quý như vàng” từ phía Mỹ. Vừa qua, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã ký duyệt “Dự luật ủy quyền quốc phòng” Mỹ năm 2013. Trong đạo luật này, lần đầu tiên Mỹ đã thêm vào nội dung: “Bảo vệ Senkaku phù hợp với điều thứ 5 trong hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ” và ghi rõ cụm từ: “Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận hành động đơn phương của một nước thứ 3”. Việc ông Obama ký duyệt đạo luật này cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ đã từ bỏ lập trường “không thiên lệch bên nào” trong vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Nhật Bản trong vấn để chủ quyền lãnh thổ ở Senkaku. Ngày 29/12/2012 đưa tin, khi trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định, Nhật phải lấy quan hệ đồng minh với Mỹ làm hạt nhân, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh với Ấn Độ và Australia, phát triển quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ - Ấn là vấn đề có tính chất then chốt, nhưng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ - Australia cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Tàu tìm kiếm, cứu hộ BRP Corregidor Nhật viện trợ cho Philippines Bên cạnh đó, Nhật cần xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác tin tưởng lẫn nhau với một số quốc gia có vai trò quan trọng trong và ngoài khu vực như Nga, Philippines, Indonesia, Việt Nam…, chỉ có như vậy mới có thể cải thiện được hiện trạng ngày càng xấu đi của mối quan hệ Trung - Nhật, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, đưa họ trở về đúng với hành lang trật tự quốc tế. Tháng 7 vừa qua, Nhật cũng đã cam kết cung cấp ít nhất là 10 tàu tuần tiễu (có thể lên đến 12 chiếc) cho lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) để tăng cường bảo vệ lãnh hải. Mối quan hệ gữa Nhật bản với Philippimes không phải giờ mới bắt đầu mà ngay từ năm 1990 Tokyo đã bắt đầu hỗ trợ Manila hiện đại hóa PCG và cách đây 15 năm, Tokyo tặng PCG một tàu tìm kiếm, cứu hộ và chiếc tàu này được Manila đổi tên thành BRP Corregidor. Không dừng lại ở đó, bắt đầu từ cuối năm 2012 và sang đầu năm nay, Nhật đã liên tiếp có những động thái ngoại giao xích lại gần Myanmar mà các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc ào ạt đưa tin là “mũi vu hồi nguy hiểm” của Nhật bên sườn phía tây Trung Quốc. Nếu Nhật nối gót Mỹ, xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Myanmar thì họ đã gây nên cho Trung Quốc một “mối lo tâm phúc”, sự bất ổn ở sườn phía Tây sẽ làm cho Bắc Kinh không thể rảnh tay tập trung vào vấn đề biển Hoa Đông. Cái bắt tay "lịch sử" giữa Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Myanmar U Thein Sein Có thể nhận thấy trong năm 2013, tình hình ở Senkaku/Điếu Ngư sẽ tiếp tục căng thẳng nhưng chắc chắn sẽ không có xung đột lớn hoặc chiến tranh cục bộ, nhiều khả năng hiện trạng Nhật nắm giữ chủ quyền và Trung Quốc lăm le áp sát vẫn được giữ nguyên vì thực lực của Nhật không hề kém Trung Quốc, không dễ để Trung Quốc bắt nạt khi đằng sau Nhật là Mỹ. Lúc đó Trung Quốc sẽ nhân một cơ hội hoặc một thời điểm thích hợp để xuống thang chứ không để tình trạng đối đầu căng thẳng cứ tiếp tục tái diễn trong khi họ còn quá nhiều rắc rối phải giải quyết ở biển Đông và eo biển Đài Loan. Viet Bao.vn (Theo ANTĐ) http://vietbao.vn/Th...2131589165/432/------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Với tư tưởng bành trướng đại hán, bất chấp lẽ phải, không biết từ giờ đến ngày ông công ông Táo Tung của còn có cơ hội nào để xuống thang cho đỡ nhục không?...
  20. Cú sốc giáo dục: Học sinh chửi tục trong bài kiểm tra Thứ hai 07/01/2013 06:04 (GDVN) - Trong bài kiểm tra, một học sinh lớp 12 viết : “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ… chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy” Với đề bài: “Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay?”. Một học sinh lớp 12 tên là Vũ Hoàng Long đã có một bài văn khiến nhiều người phải choáng váng vì những phát ngôn gây sốc của mình. Vũ Hoàng Long đã trình bày phần mở đầu bài tập làm văn của mình như sau: “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ… chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy”. Ảnh chụp từ bài văn viết về hiện tượng nói tục, chửi bậy Sau đó, học sinh này cũng rất ngang nhiên thừa nhận: “Mình cũng hay nói bậy lắm”. Và có lẽ để minh chứng cho việc “ai mà chẳng nói tục chửi bậy”, bạn học sinh này đã dẫn ra những cuộc hội thoại thường ngày nói với bạn bè, hoặc tưởng tượng ra tình huống chia tay của một đôi nam nữ… Cuối cùng, nam sinh này kết luận: “Trường hợp nào chúng ta cũng có thể nói bậy. Cơ bản là vì nó ăn sâu vào máu rồi, người nào mà chẳng chửi…”. Vì thế, bài văn đã nhận điểm 0 cùng lời phê: “Cần xem lại đạo đức bản thân” của giáo viên. Cô Đặng Nguyệt Anh - Giáo viên dạy văn trường chuyên Hà Nội - Asmterdam chia sẻ: "Là một giáo viên dạy văn đã 21 năm, dù may mắn được dạy học tại một ngôi trường danh tiếng - nơi hội tụ của rất nhiều học sinh giỏi được sinh ra từ vùng đất có truyền thống thanh lịch, văn minh, vậy mà thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy các em học sinh của mình nói tục ngay trong lớp học. Song, bài văn viết với những ngôn từ tục tĩu như thế này thì đây là lần đầu tiên tôi phải đọc. Thật sự là tôi đã sốc và thấy thương cảm người bạn đồng nghiệp của tôi vì đã phải chấm và phê một "bài văn" như thế. Chắc chắn là tất cả các thầy cô dạy em H.L đều bị bất ngờ, buồn bực khi đọc bài văn này của L, nhưng đau lòng nhất hẳn là cô giáo dạy môn Ngữ văn lớp em L và bố mẹ của em ấy (nếu như họ đọc bài văn này và hiểu rõ lý do con trai mình bỗng trở nên nổi tiếng)". Cô Đặng Nguyệt Anh cho biết đã từng đọc, từng chấm điểm một số bài văn được cho là "bài văn lạ". "Tôi cũng đã từng nêu các nguyên nhân tạo nên những bài văn lạ ấy: do ý tưởng sáng tạo và năng lực viết văn vượt trội của học sinh, do học sinh muốn gây sốc, tạo sự chú ý của dư luận hoặc do kiến thức, năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên...Ở bài viết của H.L, sự "lạ" đâu phải do hiện tượng nói tục, chửi bậy đang tràn lan trong thế giới học đường tạo nên. Bởi L có thể viết về thực trạng đáng buồn ấy với một ngôn từ và giọng điệu hoàn toàn khác", cô Nguyệt Anh nói. Cũng theo cô Nguyệt Anh, có những cái mới lạ, độc đáo khiến người ta ngỡ ngàng, xúc động và thán phục; cũng có những cái lạ, cái độc khiến cho người ta giật mình, xót xa thậm chí là bi phẫn. "Tôi đã có đủ cả giật mình, xót xa và bi phẫn khi đọc bài văn của H.L. Nếu tôi là cô giáo của L, tôi sẽ không cho điểm bài văn này và sẽ viết vào đó: "Em hãy xem lại mình và làm lại bài này!". Rất may là tối hôm qua, tôi vừa có được niềm vui, sự xúc động khi đọc "Bài viết cuối năm" của mấy em học sinh lớp 12 và lớp 8 mà tôi đang day. Chứ nếu không thì sau khi đọc bài văn của H.L, có thể tôi đã muốn bỏ nghề", cô Nguyệt Anh nói. Ngay sau khi bài văn xuất hiện đã nhận được sự quan tâm nhiều chiều từ phía giới trẻ với nhiều ý kiến. Đa phần số đông độc giả đều lên án bài văn này. Nickname Totochan đặt câu hỏi: “Học sinh lớp 12 đây ư? Bố mẹ cho ăn học bao nhiêu năm để rồi như thế này hay sao?”. Nickname Rồng Bay cho rằng: “Hành vi nói tục chửi bậy là một điều đáng xấu hổ, thế mà học sinh này lại ngang nhiên viết những từ ngữ thô tục vào bài văn của mình, không thể chấp nhận được. Đây là thái độ coi thường học hành, coi thường thầy cô giáo một cách công khai ngay chính trong môi trường học đường”. Facebook La Thăng lại cho rằng: "Tôi thấy anh này dũng cảm, vì đã nói lên môt sự thật là người nào mà chẳng nói tục. Trong học đường, đó không phải là điều xa lạ, thậm chí rất quen thuộc với học sinh". Ngày nay, những nét giao tiếp, ứng xử đẹp theo truyền thống đôi khi không được lớp trẻ gìn giữ, phát huy mà thay vào đó là xuất hiện hiện tượng lây lan, a dua lối sống buông thả, thiếu văn hóa thể hiện qua nói tục, chửi thề làm cho người nghe phản cảm, ức chế, bị xúc phạm. Bài văn nói về nói tục, chửi bậy này là một hiện tượng như thế. Hiện tượng nói tục, chửi bậy đang ngày càng tràn lan trong giới trẻ. Những câu nói vô cùng phản cảm được thốt ra một cách vô tư từ các bạn trẻ là hiện tượng không còn xa lạ, thậm chí trở nên phổ biến. Tại các cổng trường, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh túm năm, tụm bảy nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ tục tĩu. Không những thế, học trò còn mang cả những bài văn với lời lẽ dung tục vào ngay trong bài kiểm tra môn ngữ văn. Ở môi trường học đường, học trò còn như vậy thì trong các môi trường khác học trò sẽ như thế nào? Hiện tượng này là do ý thức của học sinh, do sự bắt trước hay do sự giáo dục chưa đúng đắn của nhà trường, gia đình? Bài văn này là báo động về sự xuống cấp về nhận thức của một bộ phận học sinh ngày nay. TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội: Đau xót vì chưa làm được nhiều để thế hệ trẻ nhận thức được việc nói tục Trước những hiện tượng học sinh văng tục, chửi bậy, chúng tôi là những nhà giáo dục thấy rất đau xót vì chưa làm được nhiều cho thế hệ trẻ, cho các em nhận thức được những thiếu xót đó. Hai “thành trì” được TS Lâm khi nói về hiện tượng học sinh văng tục, chửi bậy là mỗi gia đình phải có ý thức nhắc nhở, dạy dỗ con em mình theo đúng tôn vinh giá trị văn hóa, theo đúng tấm gương trong sáng của ông cha ta. Từ đó xây đựng cho con trẻ một thói quen. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải cho áp dụng thực hành nhiều trong học tập, chúng ta không thể nói mãi lời hay ý đẹp. Nhà trường hãy coi chính những đoạn clip học sinh văng tục này để làm chủ đề cho các buổi thảo luận, từ đó tạo thành một “gương” phản chiếu trở lại các em. Đỗ Quyên http://giaoduc.net.v...m-tra/266188.gd ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đúng là đạo đức học đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Khi đưa ngôn ngữ chợ búa vào bài văn thì dấu hiệu này chứng tỏ đã không còn sự tôn trọng cho người thầy. Tiên học lễ, hậu học văn, ngay điều này cũng đã không được dạy thấu đáo...Có lẽ cần phải cải tổ giáo dục một cách triệt để!
  21. Hoa Kỳ chỉ còn vài ngày trước kỳ hạn 'bờ vực tài chính' Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Hạ viện John BoehnerMichael Bowman26.12.2012 WASHINGTON — Chỉ còn chưa đầy một tuần lễ nữa trước khi một nền kinh tế Hoa Kỳ còn đang hồi phục lại phải đối mặt với một chế độ kiệm ước khắt khe gồm những khoản tăng thuế trong mọi lãnh vực và cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang. Các hy vọng về việc tránh được “bờ vực tài chính” trước ngày 1 tháng giêng đang mỗi ngày một lu mờ thêm. Có thể gọi đó là một “Nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi” của Washington – như tựa đề của bộ phim ăn khách Mission Impossible. Thách thức là gì? Một Quốc hội chia rẽ về chính trị và bế tắc triền miên chỉ còn có vài ngày nữa để đúc kết một kế hoạch cắt giảm thâm hụt có thể được chấp thuận bởi cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lập pháp của cả hai đảng. Kế hoạch sẽ phải được thông qua bởi cả hai viện Quốc hội và ký thành luật trước giao thừa Tết dương lịch, nếu không thì Hoa Kỳ sẽ thực sự rớt xuống “bờ vực tài chính.” Nói cách khác, Washington phải hoàn tất trong một vài ngày nữa điều mà nhiều năm thương nghị ráo riết đã không đem lại được: một kế hoạch để ổn định hóa khối nợ quốc gia không ghìm được của nước Mỹ, hiện ở mức 16 ngàn tỷ và dự kiến sẽ lên tới 20 ngàn tỷ trong vài năm nữa. Thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso nói: “Tôi không muốn chúng ta rơi xuống bờ vực. Tôi muốn tìm ra một giải pháp.” Lời của thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso trong chương trình Tin tức Chủ nhật của đài đã được Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy Klobuchar lập lại trong chương trình This Week của đài ABC: “Ðã đến lúc phải trở lại bàn thương nghị.” Từ hơn 1 tháng, các cuộc thương nghị đã được dẫn đầu bởi Tổng thống Obama, người của đảng Dân chủ, và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng Hoà. Nay, ông Boehner gần như đã hoàn toàn rút ra khỏi các cuộc đàm phán. Sau khi không thu hẹp được những cách biệt với ông Obama, tuần trước ông Boehner tự mình đã tìm cách thông qua dự luật cứu tất cả mọi người ngoại trừ các triệu phú tránh khỏi bị tăng thuế liên bang. Nhưng các đảng viên cực kỳ bảo thủ của đảng Cộng Hoà đã từ chối không ủng hộ dự luật, và ông Boehner đã bãi bỏ cuộc biểu quyết và hoãn cuộc họp Hạ viện cho đến khi có thông báo mới. Ông Boehner nói gánh nặng đúc kết một thỏa thuẫn nay đè lên vai Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Thượng viện. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham nói: “Tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ lợi tức, kể cả tăng thuế, mặc dù tôi không thích chúng, để cứu đất nước khỏi tình trạng giống như Hy Lạp.” Ông Graham phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC. Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ, như bà Amy Kobuchar, người tán thành một thỏa thuận quy mô lớn giải quyết cả vấn đề thuế lẫn dự chi liên bang, bao gồm các cải cách đối với những chương trình tốn kém cung cấp chăm sóc y tế và các quyền lợi khác cho người về hưu. “Tôi rất muốn thấy một thỏa thuận lớn hơn. Tôi không ao uớc gì hơn, và luôn luôn có các phép lạ. Ðây là dịp Giáng Sinh mà.” Trước khi lên đường đi Hawaii nghỉ lễ Giáng Sinh, Tổng thống Obama đã gợi ý rằng một kế hoạch được điều chỉnh bớt nhằm giảm thuế cho giới trung lưu Mỹ có thể là phương án khả thi duy nhất còn lại trước khi tiến tới bờ vực tài chính. Nhà lãnh đạo Mỹ nói: “Dứt khoát không có lý do nào không bảo vệ để những người Mỹ này khỏi bị tăng thuế.” Một số nhà phân tích chính trị tin rằng các nhà lập pháp sẽ tìm được ý chí chính trị để dung hoà chỉ ngay sau ngày 1 tháng giêng, khi họ phải đối mặt với sự căm phẫn của cử tri giận dữ vì bị tăng thuế và số lương sau khi trừ thuế thấp hơn kèm theo những dịch vụ chính phủ bị giảm bớt do những khoản giảm chi liên bang. Trong khi chờ đợi, các thị trường tài chính có thể rơi vào cảnh hỗn loạn, giới tiêu thụ có thể hạn chế chi tiêu, và các cơ sở kinh doanh có thể giảm bớt hoạt động để chuẩn bị cho các biện pháp kiệm ước, gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh. Nguồn: http://www.voatiengv...nh/1572610.html -------------------------------------------------------------------------------------------------- E thử lên 1 quẻ xem tình hình thế nào. Giờ Mùi, ngày rằm tháng 11 Nhâm Thìn, được quẻ Thương Vô vong. Tượng nhà tranh xiêu vẹo, việc buồn không thành...k0 biết nói sao...
  22. Những củ quả có hình thù "khó nói" Cà chua hình cặp mông, cà rốt "ba chân" hay giống ớt y hệt "của quý" là những sản phẩm thú vị của thiên nhiên khiến người xem không khỏi bật cười thú vị. Quả ớt Quả lạc tiên Quả dừa sưu tầm