-
Số nội dung
105 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Chipbee cherries
-
Tiếp vụ xây cầu phục vụ chủ tịch xã: 'Báo cáo láo thế' Thứ tư, 2015-08-12 Nguồn: Internet “Tổng cục Đường bộ lấy đâu ra con số 500 lượt người qua cầu/ngày, báo cáo láo thế”. “Đây là hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư, chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư”. Đó là những bức xúc của ông Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh về vụ “Cầu treo dân sinh để phục vụ Chủ tịch xã”. Ông Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh (đội mũ cối) mời PV đi kiểm tra thực tế nhưng lại bỏ cuộc giữa chừng. Ảnh: Minh Thùy “Báo cáo láo thế” Theo Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh, trong vụ việc này phải làm rõ những vấn đề như quy mô dự án, năng lực, nhiệm vụ, hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính của công trình. “Đấy, đơn cử như một nhà đầu tư của Nhật Bản muốn đầu tư xây dựng một cái cầu treo ở Việt Nam, phải tính tới nhiều yếu tố trong đó giảm tải như thế nào, phải lắp camera để theo dõi nhiều ngày lưu lượng xe và người qua chiếc cầu để có con số chính xác rồi mới quyết định đầu tư”, ông Nguyễn Trí Lạc nói. “Ở đây, Tổng cục Đường bộ lấy đâu ra con số 500 lượt người/ngày, lấy ở đâu ra, báo cáo láo thế. Việc ông Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Phạm Quốc Thanh trả lời PV Tiền Phong rằng, đây là vốn của Trung ương cho nên mình cứ nhận… Nói như thế là phi chính trị. Báo chí phản biện anh phải nghe, sau đó soát xét, xử lý cán bộ chứ”, ông Lạc nói. Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, đây là sự lãng phí tiền của nhân dân, trong khi đó có nhiều nơi đang cần thật sự tại sao anh lại không đầu tư. “Rõ ràng vấn đề ở đây phải xử lý kỷ luật. Xử lý bằng cách nào cũng phải thể hiện được vấn đề thiệt hại tài sản, chứ không phải xử lý kỷ luật bình thường được”, ông Nguyễn Trí Lạc đề nghị. Ông Nguyễn Trí Lạc – Trưởng Ban kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh Một dự án đầu tư bây giờ phải rất căn cơ, nhiệm vụ làm gì, giải quyết vấn đề gì, hiệu quả xã hội đến đâu. Vấn đề ở cầu treo dân sinh Khe Tây phải làm rõ được trong báo cáo đầu tư dự án có nói rõ 42 hộ dân hưởng lợi chưa hay là phải chờ khai phá vùng đất để sau này đưa dân cư vào. Nếu trong báo cáo đầu tư nói rõ làm cái cầu treo dân sinh này để phục vụ người dân trong tương lai thì câu chuyện ở đây nó sẽ khác. “Ở đây, trong báo cáo đầu tư cho rằng có 42 hộ dân hưởng lợi từ chiếc cầu này, hiện đã có 23 hộ dân sinh sống và trực tiếp đi qua cầu. Đấy, trả lời như vậy là quá rõ rồi. Đây là tài liệu quan trọng và có giá trị pháp luật. Như vậy, rõ ràng báo cáo như thế mà thực tế như vậy là sai rõ rồi. Việc này HĐND tỉnh phải trực tiếp lên kiểm tra và phải xử lý nghiêm túc”, ông Nguyễn Trí Lạc nhấn mạnh. Còn theo Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội, HĐND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đoàn Đình Anh, tại huyện Vũ Quang hiện còn nhiều vùng bức xúc chuyện người dân bị chia cắt bởi khe suối. “Ở xã Sơn Thọ cũng bị khe suối chia cắt nhưng thực sự không nhiều. Với địa hình dốc như Sơn Thọ, làm khe tràn là thích hợp nhất”, ông Đoàn Đình Anh nói. Cũng theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, ở xã Sơn Thọ không bị lụt (đặc điểm khác duy nhất), hết mưa là hết nước, vì độ dốc rất lớn. Có chăng là lũ ống, lũ quét. Nếu ngập chỉ từ khoảng 30 phút tới 1 tiếng đồng hồ thôi chứ không tắc ngày này qua ngày khác. “Nói gì thì nói, để xảy ra sự việc như báo nêu, trước hết là trách nhiệm của chính quyền xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Sở GTVT Hà Tĩnh và chủ đầu tư”, ông Đoàn Đình Anh nêu rõ. Nhiều bất thường Sau khi Tiền Phong đăng tải bài viết “Xây dựng cầu treo dân sinh để phục vụ Chủ tịch xã: Sự ngụy biện trắng trợn”, nhiều lãnh đạo ở Hà Tĩnh hết sức bức xúc và cho rằng, tại sao ông Phó Giám đốc Sở GTVT đích thân mời PV đi thực tế để chứng minh mà lại im lặng bỏ đoàn giữa đường để trở ra xe nghỉ mát. “Đích thân ông Phó Giám đốc Sở dẫn đoàn đi lại bỏ đoàn, khi biết thực tế không như báo cáo lại đùn đẩy cho hai cán bộ cấp dưới báo cáo. Điều này thế hiện sự vô trách nhiệm, coi thường nhân dân, coi thường báo chí”, một lãnh đạo bức xúc. Bà Nguyễn Thị Minh khẳng định, không bao giờ đi ra phía cầu treo Khe Tây. Vì nếu ra cầu treo phải đi qua đoạn khe này. Ảnh: Minh Thùy Quay trở lại câu chuyện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày 10/8, đơn vị này gửi Công văn tới Bộ GTVT khẳng định bài viết trên báo Tiền Phong là thiếu cơ sở, không chính xác. Kết luận này được đưa ra sau khi Tổng cục Đường bộ cử một đoàn vào kiểm tra, sau khi báo nêu. Với thực tế đã được Tiền Phong phản ánh trong bài viết “Xây dựng cầu treo dân sinh để phục vụ Chủ tịch xã: Sự ngụy biện trắng trợn”, là minh chứng quá rõ ràng. Cụ thể trong báo cáo gửi Bộ GTVT có đoạn nêu: Về số lượng hộ dân được lợi hiện tại là 26 hộ. Trong khi đó, cũng trong ngày 10/8, ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ lại khẳng định với PV Tiền Phong rằng, vừa khảo sát hiện trường cho hay: 26 hộ dân bên kia cầu treo hiện có 3-4 đường đi, nhưng đều qua suối, ngày lũ không thể sử dụng. Cầu treo mới tiếp giáp với 2 hộ dân nhưng lâu dài, địa phương phải mở đường nối thông đến 24 hộ phía sau. “Tới đây, khu vực này có 42 hộ, tương đương với một xóm. Điều này phù hợp với tiêu chí làm cầu treo để khắc phục chia cắt vào mùa lũ cho một xóm (tối thiểu 50 lượt người qua lại/ngày) của Bộ GTVT hiện tại và tương lai. Làm đập tràn, không thể vượt lũ”, ông Vinh nói. Thì ra, cứ sau mỗi bài báo, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ lại nghĩ ra cách giải thích thế nào cho hợp lý. Không lẽ vì đã xây chiếc cầu treo hơn 4 tỷ đồng nên chính quyền xã Sơn Thọ phải làm bằng được con đường vượt núi, làm hai cầu qua hai khe lên tới cả trăm tỷ đồng cho người dân đến được với cầu treo. Trong khi đó, từ trước đến nay, những hộ dân này vẫn đang đi trên con đường nhựa, bê tông!? Sự bất thường chưa dừng lại ở đây. Tại sao danh sách 42 hộ dân được hưởng lợi từ cầu treo dân sinh Khe Tây được UBND xã Sơn Thọ gửi cho Tổng cục Đường bộ lại được lập vào ngày 31/7/2015. Tức là sau khi chiếc cầu đã xong và báo chí đã đưa tin, phản ánh. Phải chăng, trong báo cáo đầu tư ban đầu, hoàn toàn không có số liệu này. Ấy vậy mà, không hiểu sao Tổng cục Đường bộ lấy đâu ra con số 500 lượt người qua cầu/ngày. Trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều người dân khẳng định họ không ký tá vào bất cứ giấy tờ nào liên quan đến việc làm chiếc cầu này. Và nếu quan sát kỹ danh sách 42 hộ dân được Tổng cục Đường bộ gửi một số cơ quan báo chí thì thấy 42 chữ ký này nét bút rất giống nhau và có thể do một người ký (?). Chiều 11/8, trao đổi với PV Tiền Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, ông Trịnh Văn Ngọc từ chối các chất vấn của PV. “Mọi việc anh cứ gặp đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Quốc Thanh. Việc này phải để kiểm tra và chưa thể trả lời”, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang nói. Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại dự án Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương kiểm tra, rà soát lại dự án Xây cầu treo dân sinh để phục vụ… hai hộ dân đăng trên báo Tiền Phong. Trước đó, báo Tiền Phong đã có bài phản ánh việc cầu treo dân sinh ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng nhưng chỉ phục vụ cho hai hộ dân, trong đó có gia đình Chủ tịch xã. Oái oăm hơn là chiếc cầu treo dân sinh trên được xây dựng ngay gần chiếc cầu liên thôn kiên cố, gây bức xúc trong dư luận. Vì thế, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, rà soát lại dự án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/8. Văn Kiên Ông Nguyễn Trí Lạc – Trưởng Ban kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh Bà Nguyễn Thị Minh khẳng định, không bao giờ đi ra phía cầu treo Khe Tây. Vì nếu ra cầu treo phải đi qua đoạn khe này. Ảnh: Minh Thùy Nguồn: http://www.tin247.com/tiep_vu_xay_cau_phuc_vu_chu_tich_xa_bao_cao_lao_the-1-23618126.html ----------------------------------------------------------- Tiếp sau các vụ bò dê, gà, nhím đi lạc... ...thì đến cầu treo dân sinh cũng chạy lạc, haha. B)
-
Dear Mr. Phamhung; Mình cũng xin phép được đóng góp chữa bệnh bằng phong thủy. Số tiền: 600K. Trong chiều nay 12.8 khoảng 6pm sẽ chuyển khoản. TK số xxx0011.
-
Obama công bố 'Kế hoạch Năng lượng Sạch' Tổng thống Barack Obama vừa công bố điều được ông gọi là "bước đi lớn và quan trọng nhất" mà Hoa Kỳ từng thực hiện nhằm đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu. Ông Obama kêu gọi cần hành động trước khi "quá muộn". Mục tiêu của Kế hoạch Năng lượng Sạch sửa đổi là nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện của Hoa Kỳ xuống còn một phần ba trong vòng 15 năm tới. Các biện pháp mới sẽ đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Tuy nhiên, nhiều đại diện từ ngành năng lượng Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ chống lại kế hoạch này. "Tôi tin rằng không có thách thức nào lớn hơn sự đe dọa đối với tương lai của hành tinh," ông Obama nói, đồng thời kêu gọi hành động trước khi "quá trễ". Những người phản đối kế hoạch này nói ông Obama đã "tuyên chiến với ngành than". Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chiếm hơn một phần ba nguồn cung cấp điện tại Hoa Kỳ. Kế hoạch sửa đổi sẽ hướng đến việc giảm lượng khí CO2 từ ngành năng lượng trong 15 năm tới xuống còn 32% so với năm 2005. "Chúng ta là thế hệ đầu tiên bắt đầu cảm nhận được tác động của tình trạng thay đổi khí hậu, và cũng là thế hệ cuối cùng có thể thay đổi điều này", ông Obama nói. Ông so sánh quy mô của kế hoạch này với việc loại bỏ 166 triệu xe hơi tại Hoa Kỳ. Ông nói việc đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu là một "trách nhiệm đạo đức". Ông cũng bác bỏ ý kiến nói kế hoạch là "Cuộc chiến chống lại ngành than", khiến cho nhiều người lao động mất việc làm. Chiến thuật gieo rắc nỗi sợ hãi sẽ không ngăn chặn được đề xuất này, ông nói. "Nếu chúng ta không làm thì cũng không ai khác sẽ làm. Hoa Kỳ phải đi đầu, đó là trọng tâm của kế hoạch này. Đây là cơ hội để chúng ta làm điều đúng cho thế hệ sau," ông nói. Mỗi tiểu bang Hoa Kỳ sẽ được giao chỉ tiêu cắt giảm khí thải và phải trình lên Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) kế hoạch để đạt được chỉ tiêu này. Phóng viên BBC Tom Bateman tại Washington nói Tổng thống Obama hy vọng công bố hôm 3/8 sẽ giúp ông để lại di sản về vấn đề thay đổi khí hậu. Các biện pháp mới sẽ cho tổng thống thẩm quyền đạo đức mà ông cần để kêu gọi giảm khí thải nhà kính trên toàn cầu tại một hội nghị quan trọng ở Paris vào năm nay, phóng viên của chúng tôi nhận định. Tuy nhiên, một số thống đốc các bang đã nói họ sẽ làm ngơ trước đề xuất này. Nhà Trắng cho biết kế hoạch là "phát súng mở đầu cho hàng loạt biện pháp đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu" từ Tổng thống Obama và nội các của ông. Các nhà máy điện là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Hoa Kỳ Bà Hillary Clinton 'ủng hộ' Trong một đoạn video do Nhà Trắng đăng tải, ông Obama nói các biện pháp mới đã được dữ liệu của hàng chục năm trở lại đây chứng minh. Ông cũng nói thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thời tiết khắc nghiệt hơn cũng như ngày càng nhiều các vấn đề về y tế nếu không hành động. "Tình trạng thay đổi khí hậu không phải là vấn đề của thế hệ sau nữa", ông Obama nói. "Chính quyền của tôi sẽ công bố phiên bản hoàn thiện của Kế hoạch Năng lượng Sạch, bước đi quan trọng nhất mà chúng ta từng thực hiện để đối mặt với tình trạng thay đổi khí hậu". Ứng viên tổng thống từ đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, nói bà sẽ bảo vệ kế hoạch này nếu trúng cử để thay thế ông Obama. "Kế hoạch này sẽ cần được bảo vệ, vì những người hoài nghi và chủ bại ở đảng Cộng hòa, bao gồm tất cả các ứng viên tổng thống của phe Cộng hòa, sẽ không đưa ra biện pháp khả thi nào", bà nói. "Sự thật là họ không muốn một biện pháp nào cả". Một trong các ứng viên tổng thống từ đảng Cộng hòa, ông Marco Rubio, nói kế hoạch này sẽ gây nên "thảm họa", trong khi một ứng viên khác, cựu thống đống bang Floria Jeb Bush, nói kế hoạch này là "vô trách nhiệm và vượt quá thẩm quyền". "Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng EPA có thẩm quyền kiểm soát khí thải nhà kính", ông Heather Zichal, cựu cố vấn về khí hậu và năng lượng của tổng thống và cũng là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Kế hoạch Năng lượng Sạch, nói với BBC. "Việc kiểm soát [khí thải nhà kính] là không thể tránh khỏi và tôi nghĩ việc lãnh đạo đảng Cộng hòa nói họ không có giải pháp nào ... rằng họ không tin vào khoa học ... là hết sức vô trách nhiệm". "Đây sẽ là một trong những vấn đề nóng trong cuộc vận động tranh cử năm 2016". "Phe Dân chủ có lập trường về chính sách có trách nhiệm hơn rất nhiều. Điều đó sẽ giúp họ giành chiến thắng". Các nhà quan sát nói việc tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo đánh dấu sự thay đổi lớn so với phiên bản trước đó của kế hoạch, vốn tìm cách thúc đẩy việc chuyển đổi từ năng lượng than sang năng lượng khí đốt tự nhiên, giúp phát thải ít CO2 hơn. Kế hoạch sửa đổi được cho là sẽ làm tăng tỷ lệ khí đốt tự nhiên được sử dụng tại các nhà máy điện ở Hoa Kỳ so với hiện nay. Các nhà máy điện là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất tại Hoa Kỳ, đóng góp một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính ở nước này. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150804_us_energy_plan ---------------------------------------- Nước Mỹ đang có lượng dầu mỏ dự trữ lớn nhất thế giới, với công nghệ khai thác hiện đại và sản xuất lượng dầu khí cũng hàng đầu thế giới, nếu kế hoạch này được thông qua thì các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt...) sẽ giảm đáng kể; Và nếu chính phủ cho phép xuất khẩu dầu thì giá nhiên liệu than, dầu còn giảm nhiều nữa. Mỹ đã và luôn dẫn đầu trong nhiều ngành khoa học và cả chống biến đổi khí hậu toàn cầu, ít ra cũng là nước lớn có trách nhiệm, không như a Tàu, bằng mọi giá phát triển kinh tế để bây giờ lãnh hậu quả lớn về môi trường ô nhiễm... Đúng là một nhiệm kỳ tổng thống để lại nhiều dấu ấn. Ủng hộ ông Obama!
-
THẢO LUẬN VỚI GIÁO SƯ LIAM C KELLEY VỀ TRIẾT GIA KIM ĐỊNH Hà Văn Thùy Từ Cali, nhà nghiên cứu Việt Nhân Nguyễn Cảnh Hậu chuyển cho tôi bài viết của Giáo sư L.C.Kelley về học giả Kim Định, qua bản dịch của Trà Mi, nhan đề: “Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam.”* Ông không quên kèm theo nhận xét: “Ông này chỉ mới nhận được cái ngọn mà chưa hiểu tận cái gốc của Con Người và Tinh thần Dân tộc Việt Nam. Kim Định nhờ tinh thần triết học Đông phương tức là triết lý An Vi mới khai quật lên được nền Văn hoá độc đáo Việt Nam. Kim Định không phải là một sử gia.” Ông Hà Văn Thùy Đồng ý với nhà Kim Định học lão thành, tôi cho rằng, Kim Định không phải là sử gia. Bởi lẽ, mở đầu cuốn sử của mình, ông viết: “ Sống sót sau bốn lần băng giá, khoảng 500.000 năm trước, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn. Những người đi về phía tây trở thành tổ tiên người da trắng. Người đi về phía đông trở thành tổ tiên các tộc người Việt, Hán, Hồi, Mông, Mãn. Người Việt theo ngọn sông Dương Tử vào chiếm 18 tỉnh của Trung Quốc. Người Hán theo phương thức du mục lang thang trên cao nguyên Thanh Hải lúc đó còn là phúc địa. Về sau vượt sông Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt…” “Người Hán đuổi người Việt chạy có cờ qua sông Dương Tử rồi quay về chế ra chữ Việt bộ Tẩu phỉ báng người Việt.” Nếu là sử gia, thì với tri thức sai lạc như thế, sự nghiệp Kim Định đã sụp đổ. Có lẽ do biết trước sự thể nên đã hơn một lần ông tuyên bố: “Những gì liên quan tới chứng cứ lịch sử, nhiều lắm cũng chưa tới 10% đề xuất của tôi. Nếu có sai đi nữa thì những gì còn lại là Việt nho và đạo Việt An vi mới là đóng góp quan trọng nhất.” Điều đó chứng tỏ, Kim Định ý thức được đóng góp của mình cho học thuật và hoàn toàn không nhận là sử gia. Tôi cũng không chia sẻ với Giáo sư Kelley khi ông cho rằng “không ai biết” tới Kim Định. Ngược lại, sự thật là, vào đầu thập niên 1970, sinh viên nô nức ghi tên học các khóa ông giảng và tác phẩm Kim Định là “sách gối đầu giường” của học sinh sinh viên miền Nam. Thuyết Việt Nho thành tư tưởng thời thượng, in sâu trong tâm khảm một lớp người. Sau năm 1975, học trò của Kim Định lập Hội An Việt ở nhiều nước phương Tây, in sách báo, dựng đài phát thanh quảng bá tư tưởng Thầy. Trong nước Việt Nam, tuy sách của Kim Định bị cấm nhưng vẫn có người tìm đọc. Và hôm nay, tư tưởng Kim Định lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Tháng 7 năm 2012, tại Văn miếu Quốc tử giám, Lễ tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức trọng thể. Và đầu tháng Bảy năm nay, cũng tại Hà Nội, Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh triết gia Kim Định được tổ chức. . Điều này thì vị giáo sư Đại học Manoa nói đúng: Kim Định không được công nhận! Bốn mươi năm nay, Kim Định không được chính thức công nhận mà chỉ là một thứ hoa dại sống giữa nhân gian. Tuy vậy thưa Giáo sư, cũng không phải như ông nói: “không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông (KĐ) đã làm.” Từ lâu người Việt Nam đã nhận ra thiên tài ở Kim Định. Không chỉ là “lời nói gió bay” mà được định hình bằng văn tự. Nhưng tôi đồng ý với ông là Kim Định “đã đẩy tư tưởng của mình đi quá xa.” Một trong thao tác làm việc của Kim Định là từ tâm lý miền sâu, từ chiều sâu tâm linh để giải mã huyền thoại rồi suy luận, tưởng tượng. Nếu từng sản sinh ra kết luận thiên tài, thì sự tưởng tượng ấy cũng lắm lúc đẻ ra quái vật! Có thể nhặt ra hàng đống sạn trong sách Kim Định mà Loa Thành Đồ Thuyết là một thí dụ. Nhưng dù vậy, Kim Định vẫn quá lớn lao, vẫn vô cùng vĩ đại! . Ông Liam C. Kelley Giáo sư Kelley viết: “Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v… Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.” Người từng theo dõi những bài viết của Kelley sẽ thấy, ông vẫn loay hoay với ý tưởng lẩn thẩn rằng Lĩnh Nam chích quái vô giá trị vì chỉ được viết vào thế kỷ XV, là sản phẩm của đám trí thức Hán hóa người Việt tân tạo theo sách Trung Hoa! Chính do thiếu chiều sâu lịch sử và văn hóa phương Đông nên ông không hiểu được rằng, từng có nhà nước Lương Chử – Xích Quỷ xuất hiện 3000 năm TCN. Đó là một nhà nước vĩ đại không chỉ về văn minh mà còn về quy mô, chiếm hơn nửa diện tích và dân số Trung Hoa. Sau hơn 1000 năm tồn tại, bị phân rã do tác động của vương triều Hạ, người Lương Chử-Xích Quỷ di tản tới Việt Nam, Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… mang theo truyền thuyết gốc của tổ tiên mình về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ với một bọc trăm trứng. Câu chuyện Kinh Dương Vương vang bóng trong huyền thoại Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện. Một bọc trăm trứng đã vào kinh Phật. Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó sống lâu dài trong văn chương truyền miệng để rồi được ghi lại vào thế kỷ XV. Như vậy, tuy được chép muộn hơn nhưng tính chân thực của câu chuyện không hề thua kém so với Sử ký! Nhiều sử gia trước đây đã tin như thế. Chỉ vì cố tỏ ra độc đáo khác người, ông giáo sư đã hoang tưởng! Về câu: “Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX,” Đúng là Kim Định đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ thời đại ông như Granet, Lévi-Strauss … Nhưng một vấn đề được đặt ra: sách của các vị này dành cho mọi người mà vì lẽ gì chỉ Kim Định phát huy hiệu năng cao nhất? Điều này, học giả phương Tây khó lòng hiểu nổi! Từ hàng chục năm nay, những người nghiên cứu Kim Định nhận ra rằng, tri thức Tây học chỉ là chất xúc tác giúp Kim Định bộc lộ phẩm tính riêng, đó là khả năng lãng du về ký ức miền sâu, có thể bao gồm cả thiền định để giải mã những truyền thuyết, huyền thoại cùng huyền sử, khám phá những bí ẩn tận cùng của lịch sử, văn hóa! Đấy chính là cái làm nên thiên tài của Kim Định. Giáo sư L.C.Kelley viết: “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).” Tôi không chia sẻ với ông ý tưởng “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước.” Cái lịch sử mà Kim Định đề cập không phải lịch sử Việt Nam mà là lịch sử của tộc Việt, cụ thể là Bách Việt. Tộc người từng mang tên Tam Miêu, vào chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhất. Còn về lịch sử Việt Nam, Kim Định cũng không vượt qua giới hạn của thời ông sống: “Người Việt Nam là dòng duy nhất trong Bách Việt do có được lãnh thổ riêng nên giữ đựơc độc lập, không bị Hán hóa.” Tuy nhiên, một lịch sử như vậy của cả Việt Nam lẫn Bách Việt cũng xưa rồi. Thực tế lịch sử còn “xa” hơn cả sự tưởng tưởng của thiên tài Kim Định! Tuy vậy, phần sau của đoạn trích đáng được chia sẻ. Sự thực là, kết hợp tinh hoa tri thức thời đại với phẩm tính riêng, Kim Định đã dựng cho mình một đỉnh cao trí tuệ mà các học giả cùng thời chỉ mon men nơi chân núi. Người yêu ông không đủ chứng lý bảo vệ ông. Người ghét ông càng không có cơ sở vững chắc để phủ nhận. Kim Định không có người đối thoại. Vì vậy, tình trạng “đáng xấu hổ” như ông Kelley nói, đã xảy ra. Chỉ sang thế kỷ này, khi trí tuệ nhân loại sáng lập đỉnh cao mới thì chúng ta mới có điều kiện thực sự để cọ xát với Kim Định. Hóa ra, toàn bộ giá trị “sử gia” của Kim Định chỉ còn một câu duy nhất: “người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước.” Nhưng đúng là “trên cả tuyệt vời” khi thực tế được khám phá đã hơn cả điều Kim Đinh tưởng tượng: không phải từ Tây Tạng xuống mà người Việt từ Việt Nam mang rìu đá, giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó… đi lên chinh phục đất Trung Hoa. Mặc nhiên, luận thuyết vẫn bị nhạo báng, coi là “lâu đài cất bằng hơi nước” của Kim Định được xác lập cơ sở khoa học! Một mùa hè nhập môn Kim Định học, bản thu hoạch của Giáo sư L.C. Kelley hơi bị “khiêm tốn”. Điều này dễ hiểu vì lâu đài trí tuệ Kim Định dựng lên không chỉ có quy mô quá lớn về câu chữ mà điều quan trọng là quá uyên áo, như một mê cung, nhiều tầng nhiều lớp… khiến cho người duy lý phương Tây khó nắm bắt. Giáo sư Kelley có lẽ là học giả phương Tây đầu tiên mạo hiểm tiếp cận. Cũng dễ hiểu khi khám phá của ông mới dừng lại ở bề ngoài. Điều đáng ghi nhận là ông đã tới với Kim Định bằng tấm lòng thành. Ta cảm ơn ông ở chỗ đó! Sài Gòn, tháng 6 năm 2015. H.V.T Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/08/thao-luan-voi-giao-su-liam-c-kelley-ve.html ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
Nhà vệ sinh thắng giải Reinvent the Toilet của Caltech bắt đầu được thử nghiệm thực tế Nhà vệ sinh đoạt giải "Reinvent the Toilet" năm 2012 do Bill Gates phát động đã bắt đầu được thử nghiệm thực tế ở Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là những chiếc nhà vệ sinh được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu ở viện Caltech Group, chạy bằng năng lượng mặt trời và có thể lọc nước thải từ trong phân, nước tiểu thành nước sạch uống được. Tỉ phú Bill Gates từng chứng minh sự khả thi của hệ thống lọc nước này bằng cách hứng nước chảy ra từ máy lọc và đưa lên miệng uống ngon lành. Dự án "Reinvent the Toilet" do quĩ từ thiện Gates Foundation phát động kêu gọi các nhà phát minh trên toàn thế giới hãy phát minh lại những nhà vệ sinh chúng ta đang sử dụng hiện nay, bởi lẽ đi vệ sinh là nhu cầu cơ bản nhất của con người mà bất cứ ai cũng phải có, từ bậc vĩ nhân tới những người bình dân nhất. Các nhà vệ sinh tham gia chương trình này phải đạt được ít nhất 5 tiêu chí: - Diệt khuẩn từ chất bài tiết và sử dụng chúng để tạo ra năng lượng, nước sạch và các khoáng chất có thể dùng làm phân bón. - Hoạt động độc lập, không cần nguồn điện, nguồn nước. - Chi phí hoạt động dưới 0,5$/người/ngày. - Khả thi về mặt lợi nhuận để các công ty vệ sinh môi trường chấp nhận đầu tư ở những nước nghèo. - Thực sự tiện lợi, dễ dùng để ai cũng có hứng khi sử dụng, từ những nơi văn minh cho tới các nước kém phát triển. Thế hệ nhà vệ sinh kiểu mới do Caltech Group thiết kế ngoài việc đạt được 5 tiêu chí kể trên, nó còn đạt chuẩn "thông minh" nhờ việc được trang bị khả năng tự chẩn đoán các thành phần bị hư để thay thế, từ đó giúp giảm chi phí vận hành so với phải thay mới toàn bộ. "Chúng tôi đã nghiên cứu dự án nhà vệ sinh này được vài năm, dĩ nhiên nó cũng sẽ bị hư như những thứ khác. Ở các nước phát triển đã có đầy giếng nước hỏng, bơm nước bị hư, máy tính bảng giá rẻ. Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và đã phát triển, là ở nơi đang phát triển, người ta không có thói quen sửa chữa những thứ bị hư, kể cả khi có đầy đủ linh kiện, thiết bị cần thiết. Mọi người thiếu mất kĩ năng sửa chữa chúng." Code Finke, trưởng mảng software của Caltech cho biết. Vì vậy, toilet do Caltech phát triển có khả năng phát hiện những bộ phận bị hư để báo cho bên bảo trì biết nhằm thay thế kịp thời, tránh lãng phí so với việc phải thay thế toàn bộ. Ban đầu những nhà vệ sinh như thế này có chi phí xây dựng lên tới 15.000$, tuy nhiên Caltech cho rằng vì tính hữu dụng của nó và khả năng sử dụng lâu dài, toilet vẫn đạt tiêu chí về chi phí hoạt động dưới 0,5$/người/ngày do chương trình Reinvent the Toilet đề ra. Hiện tại có 3 nơi đã bắt đầu được xây dựng toilet này để thử nghiệm trong cộng đồng đó là đại học Mahatma Gandhi ở Kerala, Ấn Độ; một nơi công cộng ở Ahmedabad, Ấn Độ; và một vùng nông thôn ở Trung Quốc. Gates Foundation hi vọng "Reinvent the Toilet" sẽ là phát minh quan trọng giúp cứu sống nhiều mạng người nhất trong vòng 200 năm trở lại đây, bởi vì hiện tại thế giới có tới 2,6 tỉ người không có chỗ đi vệ sinh "hợp vệ sinh", rất nhiều người phải đi cầu ngoài đồng, dưới sông dưới suối, trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước của rất nhiều người khác. Theo Sciencealert https://www.tinhte.vn/threads/nha-ve-sinh-thang-giai-reinvent-the-toilet-cua-caltech-bat-dau-duoc-thu-nghiem-thuc-te.2475769/
-
Biển Đông: Lãnh đạo Đài Loan muốn thị sát (phi pháp) Trường SaThứ sáu, 2015-06-26 Nguồn: NguoiDuaTin.vn Tin tức từ Vượng Báo ngày 25/6 cho biết, ngày 24/6 nhà lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu đã nói rằng ông không loại trừ khả năng sẽ thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này đang do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp). "Tôi hiện tại không có kế hoạch đi thăm đảo Ba Bình, nhưng tôi sẽ không loại trừ khả năng này", ông Mã Anh Cửu nói với các phương tiện truyền thông và quan chức ngoại giao. Đảo Ba Bình có diện tích tự nhiên 0,49 km vuông, là đảo nổi tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây. Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông do các hoạt động bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc như bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các bãi đá, rặng san hô của các nước láng giềng thành đảo nhân tạo, ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên. Những tháng gần đây, căng thẳng tiếp tục tăng lên khi Trung Quốc định thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo. "Chúng tôi sẽ đề xuất một lộ trình cho sáng kiến hòa bình Biển Đông trong tương lai gần", ông Mã Anh Cửu tuyên bố. Tuy nhiên ông Cửu cũng thừa nhận rằng tình hình Biển Đông phức tạp hơn Hoa Đông. Các bên liên quan nên cùng nhau khai thác tài nguyên Biển Đông sẽ là cách hiệu quả hơn đối phó với các vấn đề thay vì tập trung vào chủ quyền lãnh thổ. "Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói. Trước đó, ngày 11/6, Đài Loan điều tàu tuần tra tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành thị sát trái phép một số công trình đang xây dựng trên đảo. Cục trưởng Cục Bảo vệ Bờ biển Đài Loan (CGA) Vương Sùng Nghi có mặt trên tàu tuần tra Cao Hùng CG-129 để thực hiện "nhiệm vụ bí mật" được cho là nhằm tuần tra một tiền đồn trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Taipei Times ngày 11/6 đưa tin. Ông Vương cùng đại diện lực lượng cảnh sát biển và một số quan chức hải quân lên tàu tuần tra lớn nhất Đài Loan và rời cảng Cao Hùng từ hôm 11/6 mà không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào trước đó. Ông Vương thị sát tiến độ thi công mở rộng cầu tàu và một đường băng mà Đài Loan đang xây dựng phi pháp. Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật. Thanh Ngọc Nguồn: http://www.tin247.com/bien_dong_lanh_dao_dai_loan_muon_thi_sat_phi_phap_truong_sa-2-23542193.html ------------------------------------------------------------------------------------- "...ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên...."Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói.". Như vậy là THDQ chính danh hơn TQ chăng? Cô ẻm ĐL định nhảy vào chiếu bạc chắc??? Nếu đã chính danh cần phải đề xuất bỏ đường lưỡi bò mới đúng! :angry: :lol: :lol:
-
Bắt đầu thời Trung Quốc “cai trị Biển Đông” ? Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới. Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Như hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, quá trình lấn biển của Trung Quốc là bất thường về tốc độ, quy mô, và cường độ. Những hòn đảo mới, mỗi đảo rộng trung bình 2 kilômét vuông, đang được phủ kín bởi các sân bay, bến cảng, và căn cứ quân sự, làm dấy lên những lo ngại về sự quân sự hóa trong khu vực. Vậy thì liệu việc Biển Đông biến thành “cái hồ của Trung Quốc” có phải là không thể tránh khỏi? Cán cân dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc về mọi mặt. Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thừa thời gian và đang áp dụng chiêu thức kiên nhẫn nhưng cứng rắn để thống trị các vùng biển và đảo. Trong khi tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, kể cả Trung Quốc, đều không thích một cuộc đụng độ quân sự, các hành động của Bắc Kinh lại không hề thân thiện. Chiến thuật của Trung Quốc là dùng “bạo lực lạnh” – sử dụng vũ lực phi quân sự – để khuất phục đối thủ nhỏ hơn. Các tàu hải giám của Trung Quốc đã được lệnh đâm và bắn vòi rồng áp suất cao để đuổi tàu thuyền nước ngoài. Những hành vi bạo lực phi quân sự này cho thấy các lý do đằng sau những nỗ lực nhất quán của Trung Quốc trong việc xây dựng một hạm đội đáng gờm gồm các tàu thực thi pháp luật thân trắng và tàu cá, song song với việc hiện đại hóa hải quân của mình. Dù lực lượng hải quân Trung Quốc hầu như chưa sử dụng vũ lực quanh các rạn san hô, họ luôn ở đằng sau đóng vai trò răn đe và sẵn sàng can thiệp nếu các tàu Trung Quốc bị bắn. Sự kết hợp của “bạo lực lạnh” và “răn đe quân sự” giúp Trung Quốc khẳng định uy thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình ở biển Đông. Bản Tango khó chịu Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế cường quốc với Hoa Kỳ và đang nỗ lực tạo ra vùng ảnh hưởng của riêng mình. Quyết tâm bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông, bất chấp cái giá phải trả về chính trị và ngoại giao, cho thấy khu vực này là một vũ đài then chốt trong chiến lược của Bắc Kinh. Về tổng thể thì biển Đông không phải là điểm mạnh nhất trong hệ thống an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nó quan trọng về chiến lược vì đây là đường nối chính giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương. Những khối bê tong đúc sẵn từ đất liền đưa ra xây đảo Các động thái của Trung Quốc đã khuấy động phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và gần đây cả hai bên đã có lời qua tiếng lại. Tuy nhiên, việc Lầu Năm Góc điều các tàu chiến Mỹ và một máy bay do thám mang theo các phóng viên CNN đến khu vực có thể được hiểu là một sự thể hiện yếu đuối của chính sách ngoại giao pháo hạm (gunboat diplomacy) mà không giúp ngăn chặn việc Trung Quốc xây dựng đảo. Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc để truyền đạt những quan ngại về việc xây đảo và thúc giục họ kiềm chế. Mặc dù tỏ ra lịch sự nhưng phía Trung Quốc vẫn không suy chuyển. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời rằng Mỹ và Trung Quốc có thể chia sẻ quyền lực ở Thái Bình Dương, trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị đã lặp đi lặp lại khi ngồi cạnh ông Kerry trong một cuộc họp báo rằng sự quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của mình là “vững như bàn thạch”. TQ chuyển pháo ra "Đảo nhân tạo" Mục tiêu cuối cùng của điệu Tango khó chịu giữa hai siêu cường này là gì? Về lâu dài, Hoa Kỳ đang điều động 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương như một phần trong chính sách “xoay trục” của Tổng thống Barack Obama sang khu vực này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào Mỹ có thể giúp các nước nhỏ hơn đối phó với “bạo lực lạnh” của Trung Quốc mà không làm tình hình leo thang. Việc Hoa Kỳ chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã làm suy yếu nền tảng đạo đức của họ khi lên án Trung Quốc và thực thi sức mạnh của luật pháp quốc tế. Những phản ứng theo kiểu ứng phó và tập trung vào quân sự này khiến người ta nghĩ rằng Washington không có một cam kết lâu dài và chắc chắn hay một chiến lược đáp trả hiệu quả để đối phó với những cơn “sóng cồn” liên tục của Trung Quốc trong khu vực biển Đông. Khả năng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Những gì ASEAN đã làm, nếu có, để miễn cưỡng đáp lại Trung Quốc chỉ là giơ cao đánh khẽ. Những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại về việc xây đảo thậm chí còn không nói rõ Trung Quốc là bên chịu trách nhiệm. Công bằng mà nói, các nước thành viên ASEAN không có tuyên bố chủ quyền đã miễn cưỡng chỉ trích Bắc Kinh hoặc chia rẽ là vì họ có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Tuy nhiên, rất không may là sự mất đoàn kết trong ASEAN rõ ràng là trở ngại chính trong việc xây dựng một lập trường chung chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Rõ ràng là Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới ở Biển Đông. Các căn cứ mới xây ở quần đảo Trường Sa, cùng với sân bay, các trạm ra đa, các trạm tiếp nhiên liệu, và các trung tâm hậu cần, sẽ cho Trung Quốc khả năng tiến hành tuần tra đường dài, liên tục và thường xuyên để áp đặt các luật lệ riêng của mình, chẳng hạn như lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, thanh tra các tàu nước ngoài vì lý do an ninh và có thể là cả một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Nếu xu hướng này tiếp tục, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất uy tín của mình như một người bảo hộ an ninh trong khu vực. Các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền tự mình không thể đọ lại sức mạnh hải quân của Trung Quốc và va chạm hàng ngày với các lực lượng của Trung Quốc trên biển sẽ khiến họ mệt mỏi. Nếu không có gì thay đổi, biển Đông có thể là vết rạn đầu tiên trong ưu thế của Mỹ và là sự khởi đầu của nền hòa bình kiểu Trung Quốc (Pax Sinica) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015. Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng/(Nghiên Cứu Quốc Tế)/TTHN -------------- (*) - Đỗ Thanh Hải là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Australia.
-
Hà Tĩnh xây văn miếu hơn 70 tỷ đồng Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên nền di tích cũ, với các hạng mục như nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan... Tỉnh đang kêu gọi xã hội hóa để hoàn thiện các hạng mục. Nhà chức trách Hà Tĩnh cho hay, văn miếu Hà Tĩnh đã có từ trước, được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) trên cánh đồng Đông Lỗ, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với mục đích ghi danh những người Hà Tĩnh học hành, đỗ đạt cao. Tuy nhiên, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, công trình bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại rất ít dấu tích. Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên diện tích 1,67 hécta, hiện mới xây được một vài hạng mục nhỏ. Ảnh: Đức Hùng. Để phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của các tầng lớp nhân dân, năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án phục hồi và phát huy các giá trị di tích văn miếu Hà Tĩnh. Công trình được xây dựng trên khu đất 1,67 hécta thuộc nền đất của văn miếu cũ. Tổng mức đầu tư thời điểm phê duyệt là 74 tỷ đồng. Tháng 12/2014, văn miếu được xây dựng một số hạng mục đầu tiên. Tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định di dời trường dạy nghề số 5 sang một cơ sở mới để lấy đất. Theo thiết kế, văn miếu có một số điểm nhấn chính như 4 cổng phụ, nhà đại bái, hồ bán nguyệt, tứ trụ tam quan, tả vu, hữu vu, hạng mục phụ trợ… Thời điểm này, bờ tường, 4 cổng phụ của văn miếu đang được xây. Gỗ lim nhập khẩu từ Lào đang được gia công để dựng nhà đại bái. Ảnh: Đức Hùng. Ông Phạm Tiến Sinh, Trưởng ban quản lý công trình xây dựng cơ bản TP Hà Tĩnh cho biết, công trình được xây dựng từ ngân sách tỉnh và kêu gọi đóng góp xã hội hóa. “Thời điểm phê duyệt là 74 tỷ đồng. Tuy nhiên đến khi hoàn thành chắc phải trên 100 tỷ”, ông Sinh thông tin. Hạng mục then chốt là nhà đại bái, hiện tại mới được đổ móng trên diện tích đất 300 m2, chủ yếu được dựng bằng gỗ lim, kinh phí xây nhà ước tính 14 tỷ đồng được một tập đoàn lớn ở Hà Nội tài trợ. Gạch men dùng để trang trí các cổng phụ. Ảnh: Đức Hùng. Theo vị trưởng ban quản lý xây dựng công trình cơ bản Hà Tĩnh, dự kiến trong năm 2016 sẽ hoàn thiện một số hạng mục cơ bản của văn miếu. Khi xây xong, việc bố trí bài vị thờ những ai cần phải lập báo cáo riêng, bàn bạc cả quá trình mới có thể thống nhất được. “Việc hoàn thành toàn bộ để đưa vào sử dụng thì chưa thể ấn định được thời gian, bởi tiến độ còn phải phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn. Hiện nguồn vốn đã có để xây dựng là 20 tỷ đồng. UBND TP Hà Tĩnh đang huy động vốn bằng cách mở các cuộc vận động kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ”, ông Sinh nói. Đức Hùng Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-tinh-xay-van-mieu-hon-70-ty-dong-3235891.html ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Dạo này thi nhau xây Văn Miếu! Những trăm tỷ cơ đấy! Các dự án xây dựng thi nhau vẽ ra để có "cơm ăn việc làm", dưới lý do nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh. Xây xong lại cãi nhau chả biết thờ ai?? B) B) B)
-
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NGA (Chứng nghiệm tiên tri của nhà tiên tri kinh tế Nga tháng 2/2014) Stefan Demura Stefan Demura. Ảnh: Internet Lời giới thiệu “Năm 2015 kinh tế Nga sẽ phải hồi sức cấp cứu thay vì hắt hơi sổ mũi như chúng ta được cảnh báo”. Đó là tiên đoán của Stefan Demura nhà tiên tri kinh tế “tận thế” nổi tiếng người Nga phát biểu vào tháng 02/2014. Stefan Demura là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới tài chính và truyền thông Nga. Năm 2006 ở nước Nga tất cả đều phấn khích với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, bộ mặt các thành phố lớn thay đổi từng ngày. Giá bất động sản (BĐS) Moscow cao ngất ngưởng phá mọi kỷ lục. Tuyệt đại đa số các nhà kinh tế Nga có tên tuổi đều có những dự báo rất lạc quan về một thời kỳ phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nga nói chung và BĐS Nga nói riêng. Duy nhất một mình Stefan Demura trên kênh TV Nga RBK (năm 2006 Demura đang là MC của kênh này phụ trách chương trình “Thị trường online” – ND) đã đưa ra dự báo về việc sập thị trường BĐS Mỹ vào năm 2008 dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Khủng hoảng kinh tế Nga kéo theo việc thị trường BĐS Nga suy thoái. Vào 03/2008 nửa năm trước khi Khủng hoàng kinh tế Mỹ diễn ra cũng trên kênh TV RKB ông đã dự đoán chính xác gần như đến tận ngày bắt đầu cuộc Khủng hoảng và phác thảo kịch bản Khủng hoảng kinh tế Mỹ dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi sự xảy ra sau 09/2008 đã diễn ra đúng như kịch bản do ông phác thảo. Từ đó Demura trở thành nổi tiếng ở Nga (và không chỉ ở Nga) như một nhà tiên tri kinh tế. Các dự báo của ông thường rất “chối tai” nhưng được nhiều người Nga lắng nghe vì rất ít khi sai. Từ cuối 2013 ông Demura đã đưa ra dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Nga năm 2015. Theo ông Demura khủng hoảng kinh tế Nga thực ra đã bắ đầu diễn ra từ cuối 2012. Từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm. Nghĩa là kinh tế Nga đã chững lại từ khá lâu trước khi xảy ra sự kiện chính quyền Yanukovich ở Ucraina sụp đổ và Nga bắt đầu can thiệp trực tiếp vào Ucraina. Rất lâu trước khi Phương Tây bắt đầu thi hành các biện pháp trừng phạt Nga và giá dầu hỏa trên thị trường thế giới tụt dốc. Theo ông Demura, khủng hoảng kinh tế Nga có nguyên nhân sâu xa từ mô hình kinh tế méo mó ở Nga hiện nay. Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và việc giá dầu hỏa tụt dốc chỉ làm bộc lộ rõ những nhược điểm cốt tử và thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng tất yếu của mô hình này. Ông Demura cũng dự báo việc sắp tới ở Nga tầng lớp trung lưu sẽ tàn lụi và khuyên giới kinh doanh nên chuyển hướng sang phục vụ người thu nhập thấp. Ông cũng phân tích việc xã hội Nga có thể có biến động bùng nổ vì thông thường xã hội có tiềm năng bùng nổ khi chênh lệch thu nhập giàu nghèo là 40 lần trong khi ở nước Nga chênh lệch này hiện nay đã là 83 lần. Ông Demura cũng dự báo khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới vì nền kinh tế của xã hôi hậu công nghiệp trên thế giới hiện nay về nguyên tắc rất mong manh. Một xã hội mà 70% GDP là thu nhập từ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thì khó mà bền vững. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài phỏng vấn Stefan Demura vào 02/2014 và 06/2015. Thứ nhất là bài Stefan Demura trả lời các phóng viên Svetlana Bronnikova và Iuri Epanchitsev trong cuộc phỏng vấn của tạp chí “Doanh nghiệp Omsk” ngày 25/02/2014 (ND). GDP của Nga 2015. Ảnh: Internet NĂM 2015 KINH TẾ NGA SẼ PHẢI CẤP CỨU HỒI SỨC THAY VÌ HẮT HƠI SỔ MŨI NHƯ CHÚNG TA ĐƯỢC CẢNH BÁO Nước Nga: một thuộc địa cung ứng nguyên liệu thô PV: Điều gì đang diễn ra với kinh tế thế giới thưa ông Demura? Stefan Demura: Đã đến lúc giá trị thặng dư do nền sản xuất sản phẩm thực tạo ra không đủ để trả lãi nợ ngân hàng và bảo đảm mức độ tiêu dùng của xã hội. Điều này dẫn đến hiện tượng sụp đổ giảm phát (deflation collapse). Hiện tượng này trước đây đã xảy ra theo chu kỳ như chúng ta thấy vào các năm 1929, 1970, 2000 và 2008. Sắp tới điều này sẽ lại xảy ra. PV: Điều gì là khác biệt dành riêng cho nước Nga trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới? Stefan Demura: Hiện nay nước Nga là một thuộc địa nguyên liệu thô sơ. Chúng ta có thể khẳng định điều này vì trong những nền kinh tế khai thác nguyên liệu khác như Úc và Canada chuỗi kinh doanh bao gồm tất cả các khâu khai thác, chế biến nguyên liệu và sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu đã khai thác. Khai thác nguyên liệu không hề đóng vai trò chính trong GDP của các nước này. Nếu chuẩn mực giá trị gia tăng (GTGT) từ 1 USD nguyên liệu ở Úc là 6, Canada là 8, EU là 11 và Mỹ là 13 USD thì ở Nga chỉ là 1.5-1.6 USD. Nghĩa là chúng ta hầu như không tạo được GTGT từ chế biến nguyên liệu. Một thí dụ rất điển hình: Máy bay hành khách “Superjet 100” của Hãng chế tạo máy bay Sukhoi được gửi gắm nhiều kỳ vọng bao gồm 90% các linh kiện, phụ kiện nhập khẩu, phần do chúng ta chế tạo chỉ là phần vỏ máy bay, phần kim loại. Một đất nước không tạo được GTGT đáng kể từ nguyên liệu thì đó vẫn là một nước nghèo. Hiện nay (tháng 02/2014 – ND) nước Nga có GDP đứng thứ 6 thế giới. Nhưng đó là GDP có giá trị “bị thổi phồng” nhờ có thu nhập cao từ giá dầu hỏa chót vót. So với các quốc gia Châu Phi, cung ứng nguyên liệu có lẽ chúng ta chỉ có một điểm khác: ở Châu Phi các ông chủ da đen thích đi Mercedes trắng còn ở Nga các ông chủ da trắng thích đi Mercedes đen. Để có nền sản xuất với GTGT cao cần có nhân lực chất lượng cao, công nghệ và đầu tư. Nhân lực chất lượng cao của chúng ta đã kịp nghỉ hưu hầu hết sau gần 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Trong gần 30 năm nay trong công nghiệp nước Nga (trừ công nghiệp quốc phòng – ND) chẳng có đổi mới gì về trang thiết bị và công nghệ cả. Hao mòn tài sản cố định trong công nghiệp đã đạt mức khoảng 70-80%. Điều này đồng nghĩa với việc trong GDP nước Nga ẩn giấu một giá trị tương đương bị thâm hụt đi. Tình trạng này giống hệt như thời kỳ Liên Xô bước ra khỏi Thế chiến thứ II. Hiện nay xin hãy đi ra khỏi Moscow hoặc Omsk khoảng 50 km – người ta sống trong khung cảnh hệt như sau Thế chiến thứ II. Với tình trạng hao mòn tài sản cố định (trang thiết bị) công nghiệp như vậy, lại chẳng có đầu tư mà hy vọng phát triển bền vững thì thật là ngớ ngẩn. PV: Vậy thì vốn đầu tư loại nào đã xuất hiện ở nước Nga thay vào vốn đầu tư công nghiệp? Stefan Demura: Tất nhiên là vốn đầu tư thương mại và tài chính. Để cho dễ thấy thực chất mô hình kinh doanh chủ đạo hiện nay ở nước Nga tôi xin dẫn ra một vài số liệu. Dân số Nga hiện nay là 143 triệu (2014 – ND) bao gồm: Người hưu trí 67 triệu; lực lượng Quân đội cùng với các viện trường của mình khoảng hơn 1 triệu; lực lượng của các Cơ quan an ninh, bảo vệ, đặc nhiệm – 2.160 ngàn; lực lượng của Bộ Cứu hộ, Bộ Nội vụ, Ủy ban thanh tra quốc gia, Viện kiểm sát,… – 2.541 ngàn; lực lượng Thuế vụ, Hải quan và các cơ quan khác – 1.356 ngàn; lực lượng của các cơ quan cấp giấy phép và giám sát việc cấp phép các loại – 1.321 ngàn; công chức các loại khác – 1.252 ngàn; viên chức phục vụ trong các Quĩ hưu trí, xã hội, bảo hiểm và các quĩ khác của nhà nước – 1.727 ngàn; lực lượng Nghị viên và bộ máy của họ ở các cấp – 1.872 ngàn. Các nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp 530 ngàn; các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý, công chứng viên và bộ máy cùng với các phạm nhân trong các trại giam – 1.843 ngàn; lực lượng vệ sĩ, bảo vệ, thám tử tư – 1.098 ngàn; lực lượng thất nghiệp có đăng ký – 8.420 ngàn. Như vậy tổng số người sống bằng ngân sách nhà nước là 93.450 ngàn. Trong khi 90% các công ty, xí nghiệp hàng đầu Nga là các doanh nghiệp đăng ký tại các OFFSHORE (vùng offshore là nơi chính quyền địa phương cho các doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế như giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế với điều kiện nếu các công ty đó hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ nơi đăng ký. Trên thế giới có khoảng 50 quốc gia và lãnh thổ có quy chế này. Chẳng hạn như Belize, Panama, Hong Kong, Singapore, Brunei,… Ở nước Nga các doanh nghiệp này chỉ còn phải đóng tiền cho quỹ bảo hiểm và thuế lợi tức. Do có nguồn gốc nước ngoài các doanh nghiệp Nga loại này rất biết cách nâng giá trị đầu vào vật tư, dịch vụ để giảm thiểu thuế lợi tức giống các doanh nghiệp vốn FDI ở Việt Nam hay làm. Vì vậy nên tiền thu cho ngân sách Nga từ các doanh nghiệp này không lớn – ND). Tất nhiên là nếu không kể đến trẻ em, học sinh, sinh viên và các bà nội trợ thì số người thực tế làm việc và tạo GTGT cho xã hội chỉ khoảng trên dưới 15 triệu cho cả một đất nước rộng lớn. Rõ ràng là hai yếu tố kể trên đều ảnh hưởng ghê gớm đến cơ cấu ngân sách nước Nga. Ở các nước phát triển các khoản chi cho các chương trình xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội… chiếm 70% ngân sách. Ở Nga chỉ là 15%. Ở các nước phát triển các khoản chi nuôi bộ máy công quyền là 11% ngân sách, ở Nga là 43%. Nhìn chung, chúng ta có một bức tranh kinh tế xã hội thật buồn với những nét đặc trưng không giống ai: – Hao mòn tài sản cố định quốc gia là 70-80% (kể cả đường sá, các hệ thống ống dẫn hơi để sưởi mùa đông, ống dẫn nước nóng lạnh, ống dẫn gas và đường dây điện thoại,… – ND). – Số công dân thực tế tạo ra GTGT chỉ khoảng 15/143 triệu dân. – Phần lớn cử tri của Đảng Nước Nga thống nhất là những người sống bằng ngân sách quốc gia. – Ngân sách quốc gia phụ thuộc chính vào đường ống dẫn dầu khí xuất khẩu và một vài khu mỏ khai thác than đá, kim loại màu. Toàn bộ thực thể xã hội như vậy còn sống, tồn tại và hoạt động chừng nào giá nhiên liệu còn cao. Mà điều này thì không hề có gì đảm bảo (bài viết đăng tháng 02/2014 – ND) bởi vì như chúng ta biết giá kim loại và than đá tại thời điểm này đã sập. Từ cuối 2012 kinh tế Nga đã có dấu hiệu chững lại. Như chúng ta biết từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm. Trường hợp giá dầu khí tụt dốc như giá kim loại và than đá hiện nay thì khủng hoảng kinh tế ở Nga sẽ xảy ra trước khủng hoảng kinh tế thế giới và kết thúc sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc. Tầng lớp trung lưu tàn lụi, người giàu cũng không phải tất cả sống sót Giá dầu và kinh tế Nga. Ảnh: Internet PV: Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng thế nào đến các địa phương thưa ông? Stepan Demura: Tôi có thông tin như sau về vùng Krasnoyask (vùng Krasnoyask là một vùng ở phía Đông Siberia có cơ cấu kinh tế dân số khá điển hình đối với nước Nga. Vì vậy các nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế xã hội thường lấy kết quả khảo sát vùng này để ngoại suy cho toàn nước Nga – ND): dân số 3 triệu, người trực tiếp làm việc 700 ngàn, Krasnoyask có quĩ hưu trí đầy đặn vì phần lớn làm việc có trả lương theo hợp đồng lao động chính thức; lương trung bình 15-16 ngàn rúp; nợ mua sắm hàng tiêu dùng 120 tỷ rúp; lãi suất trả góp mua sắm là 25-30% năm (ở Nga từ sau 2004 chương trình cho vay trả góp mua nhà và hàng hóa tiêu dùng từ các ngân hàng rất phong phú và rầm rộ. Như vâỵ tiền nợ mua sắm tiêu dùng ở Krasnoyask là 171 ngàn rúp/người làm việc và mỗi năm mỗi người phải trả ngân hàng 46 ngàn rúp lãi mua sắm tiêu dùng – ND). Tôi không hiểu với mức lương như vậy người dân – người tiêu dùng ở Krasnoyask – lấy gì để trả ngân hàng lãi nợ mua sắm sau khi chi tiêu dùng các khoản? Nghĩa là cá nhân sẽ mất khả năng thanh khoản, ngân hàng vỡ nợ, nhu cầu mua sắm tiêu dùng giảm thê thảm. Tầng lớp trung lưu tàn lụi và người giàu cũng không phải tất cả sống sót được. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Lý do là tất cả chúng ta sống trong xã hội hậu công nghiệp. Không ai thực sự làm việc không ai sản xuất cái gì cả. Tất cả đều “làm việc” trong Internet. Nhờ Internet năng suất lao động chỉ tăng lên trong ba lĩnh vực: kinh tế khách sạn nhà nghỉ, buôn bán và sản xuất bộ nhớ cho vi xử lý. Của cải xã hội, đất nước chỉ xuất hiện khi lao động thực sự được gắn kết với công cụ sản xuất và tư bản công nghiệp. Một xã hội mà 70% GDP là tiêu dùng thì không thể tồn tại. Nó sẽ tồn tại chừng nào việc bơm USD chưa kết thúc và kinh tế còn chịu được gánh nặng lãi nợ tiêu dùng. Điều đó hiện nay đã kết thúc. PV: Trong khủng hoảng những năm 2008-2009 các khoản nợ của các công ty tư nhân của đại tài phiệt (oligarchs) nước Nga đã được “chuyển hóa” sang khu vực nhà nước và chuyển sang vai của người đóng thuế ở Nga để họ gánh. Khe hở này hiện nay còn không thưa ông? Stepan Demura: Không cái khe này không còn nữa. Ở nước Nga hệ thống ngân hàng sẽ sập đầu tiên vì toàn bộ nền kinh tế và người dân – người tiêu dùng đều ngập đầu vì nợ ngân hàng và không có khả năng trả lãi. Tôi chưa nói đến tiền vay siêu đắt đến mức “khó hiểu” ở Nga (lãi suất tiền vay ở Nga 02/2014 là 10,5% năm – ND). Chúng ta thực tế đã nhập khẩu lạm phát qua USD. Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nga thực chất chỉ đóng vai trò như một “quầy đổi ngoại tệ khổng lồ” – chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. NHTW không có khả năng chống lạm phát, thậm chí là về nguyên tắc cũng không thể. Theo luật thì NHTW không có quyền bù đắp thiếu hụt ngân sách của Chính phủ Nga. Không những thế trên mỗi USD nhập vào nó lại chỉ phát hành 0.6 rúp thay vì hủng hoảng 2008-2009 (Kudrin là Bộ trưởng Tài chính Nga lúc đó – ND) GDP nước Nga đã mất đi khoảng 9%. Trong khi GDP của EU và Mỹ chỉ mất khoảng 2-3%. Chúng ta cũng thử nhìn NHTW lúc đó đã tìm cách giữ giá đồng rúp thế nào: NHTW tất cả các quốc gia ngoại trừ NHTW Hungary và Nga đều đã giảm lãi suất để không “tận diệt” sản xuất. Kết quả là chỉ riêng đồng forint của Hungary và đồng rúp Nga là đã mất giá thê thảm. Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay mọi sự lại sẽ lặp lại y nguyên như lần trước. Lý do là vì trong mọi cơ quan tài chính nước Nga vẫn nguyên những con người cũ tại vị. Điều đáng sợ nhất là hiện nay NHTW và các ngân hàng khác không có ngoại tệ. Thời kỳ 2008-2009 tổng nợ nước ngoài là 500 tỷ USD và dự trữ vàng ngoại tệ là 600 USD. Nợ quốc gia 2008-2009 chủ yếu là nợ của các công ty nhà nước và các công ty của các đại tài phiệt. Hiện nay tổng nợ nước ngoài đã là 730 tỷ USD trong khi dự trữ vàng ngoại tệ chỉ có 480 tỷ USD. EU và Putin chia Ukraine. Biếm họa của Novossti. Nếu 2008-2009 NHTW đã mất 200 tỷ USD và đồng rúp yếu đi rõ rệt (đồng rúp lúc đó mất giá khoảng 30% so với USD – ND) thì lần này NHTW sẽ không có khả năng giữ giá đồng rúp vì nợ nước ngoài đã vượt quá dự trữ vàng ngoại tệ không lấy đâu ra 200 tỷ USD đó. Tất cả những khẳng định về khả năng và việc nhất thiết phải giữ giá đồng rúp đều không có cơ sở, không tưởng. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc đồng rúp sẽ bị phá giá thê thảm. Đây là lần đầu tiên từ 2004 đồng rúp không được bảo đảm bằng quĩ dự trữ. Tất nhiên có thể in tiền nhưng cách đó chỉ trì hoãn được giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng thêm một thời gian mà thôi. Hãy tưởng tượng là chúng ta sống trong khủng hoảng 2008-2009 nhưng không có kết thúc. Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai PV: Vậy thì đâu là lối thoát thưa ông? Stepan Demura: Xóa nợ, phá sản, giảm tiêu dùng đáng kể. Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai. Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets (loại xe rẻ tiền nhất do Nga sản xuất – ND). Có thể tôi hơi cường điệu nhưng bức tranh cơ bản là vậy. Điều duy nhất NHTW và chính quyền còn có có thể làm thêm nữa là in tiền nhưng tiếc rằng khác với khủng hoảng 2008-2009 lần này các biện pháp này không hữu hiệu. S. D. Bài dịch của TamHmong. Gửi từ Moscow. Nguồn: http://hieuminh.org/2015/06/13/stefan-demura-khung-hoang-kinh-te-nga/ ------------------------------------------ Những nhận định, tiên đoán thật sắc sảo của nhà kinh tế, thật có cơ sở khoa học! Bác Thiên Sứ dự đoán giá dầu cuối năm nay tụt dốc thê thảm thì khối anh phải ở trần đóng khố rồi, hii. "Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets".
-
--------------------------------------------------------------------------------- Đây bác Thiên Sứ, 2 ông tướng to tướng bé nói chuyện với nhau. Nhưng chỉ là thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. ^_^ Hìhì. Còn Bộ trưởng Quốc phòng thì theo luật An ninh Quốc gia 1947 của Mỹ không phải là tướng mà xuất thân từ dân sự ah. " http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-bo-truong-quoc-phong-my-khong-mac-quan-phuc-3227603.html " --------------------------------------------------------------------------------- Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập đối thoại quân sự Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết. 14.06.2015 Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm qua ký một thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. Các giới chức Mỹ cũng hy vọng khung làm việc này sẽ tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau và giảm nguy cơ về những tính toán sai lầm giữa hai nước. Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết. Trong cuộc gặp với Tướng Phạm tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói ông hy vọng đạt được sự đồng thuận về các khung làm việc quan trọng khác về những qui tắc ứng xử an toàn hàng không và việc đối đầu trên biển với Trung Quốc vào cuối tháng 9. Căng thẳng giữ quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng vào lúc các giới chức Mỹ kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt xây dựng những đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp tại Biển Hoa Nam. Trung Quốc cũng không hài lòng về những chuyến bay do thám của Hoa Kỳ trong khu vực này. Đại tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, mới đây nói với một số cử tọa tại Washington là giao tiếp giữa hai quân đội có thể giúp giảm bớt nguy cơ đối đầu trên không và trên biển. Tướng Brooks nói: “Hiện nay chúng ta không thấy có sự chạm trán giữa Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA và Quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta nên xây dựng mối quan hệ khi có thể được, để ngăn ngừa những tính toán sai lạc và hiểu lầm.” Tuy nhiên đang có những quan ngại ngày càng tăng trong số các chuyên gia an ninh tại Mỹ là việc trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không mang lại kết quả mong muốn đối với Washington như là có sự minh bạch hơn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bắc Kinh bớt hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-va-trung-quoc-thiet-lap-doi-thoai-quan-su/2821099.html
-
Căng thẳng Biển Đông sẽ lắng dịu trước khi Tập Cận Bình đến Mỹ? Căng thẳng Biển Đông sẽ dần lắng dịu trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới, bài bình luận đăng trên tờ Want Daily (Đài Loan) nhận định. Ông Xue Li, vụ trưởng Vụ Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Chính trị của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng, căng thẳng liên quan đến tình hình biển Đông sẽ giảm bớt do sự kiềm chế từ Bắc Kinh. Nguyên nhân của sự kiềm chế này xuất phát từ việc chính phủ Trung Quốc kiên quyết thực hiện chiến lược 'Vành đai và Con đường’. Ông Tập trong chuyến thăm Washington năm 2012. Trung Quốc sẽ không giành được sự ủng hộ từ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thực hiện kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển nếu như căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng. Quyết định của Thái Lan trao dự án đường sắt cao tốc cho Nhật Bản thay vì Trung Quốc là một bước đi khiến Trung Quốc phải lùi lại. Bắc Kinh chưa thể thực hiện được các bước tiến trong tham vọng xây dựng Con đường tơ lụa trên biển. Bên cạnh đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Mặc dù đã có những tranh cãi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc trong Đối thoại Shangri-la 2015 ở Singapore cuối tháng trước, Washington và Bắc Kinh đều bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hòa giải. Ông Xue Li nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cân nhắc ngừng việc cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông nếu như Mỹ cũng hối thúc các quốc gia khác trong khu vực ngừng các hoạt động này. Đây cũng là quan điểm của ông Carter tại Đối thoại Shangri-la. Tướng Phạm Trường Long (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Bắc Kinh không cần thiết phải bảo vệ các yêu sách phi lý tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) bằng việc sử dụng vũ lực, ông Xue Liu nhận định. Bởi hành động này hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột quân sự trên Biển Đông. Cuối cùng, ông Xue Li cho rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình trước khi ông Tập Cận Bình gặp Tổng thống Obama vào mùa thu năm nay. Quan chức hàng đầu quân đội Trung Quốc đến thăm Mỹ Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ngày 8/6 đã bay đến Hoa Kỳ ngày 8/6 để hội đàm với ông Carter về vấn đề Biển Đông, nhằm tháo gỡ căng thẳng và tránh các tính toán sai lầm giữa lực lượng vũ trang hai nước. Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Thượng tướng Ngô Xương Đức, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Thượng tướng Tống Phổ Tuyển, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh. Tập Cận Bình - CT nước TQ và Tổng thống Mỹ Obama Các tướng lĩnh Trung Quốc dự kiến sẽ đi thăm căn cứ hải quân North Island, căn cứ Thủy quân lục chiến ở San Diego, tàu sân bay USS Ronald Reagan và căn cứ Fort Hood ở Texas. Sau khi dừng chân tại Mỹ, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thăm Cuba. Bình luận về động thái này, tờ Đa Chiều cho rằng chuyến thăm của ông Long đến Mỹ và Cuba có ý nghĩa đặc biệt sau khi quan hệ Mỹ-Cuba được cải thiện. Cuối tháng trước, Havana đã rút khỏi hiệp định cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại các cảng của Cuba. Đăng Nguyễn Nguồn: www.baomoi.com/Cang-thang-Bien-Dong-se-lang-diu-truoc-khi-Tap-Can-Binh-den-My/119/16801294.epi
-
Trung Quốc im lặng trước vùng phòng không mới của Hàn Quốc 09/12/2013 14:05 (TNO) Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.12 đưa tin về vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc nhưng không kèm theo bình luận chỉ trích gì. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có ý kiến. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về vùng nhận dạng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc - Ảnh: Reuters Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông, theo AFP.Trước đó, Seoul, Tokyo và Washington đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới mà Bắc Kinh đơn phương thành lập hồi tháng 11, vốn bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (nơi đang có tranh chấp với Hàn Quốc) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản). Giới quan sát nhận định Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; nhưng đối với Seoul, Bắc Kinh luôn tìm cách thắt chặt quan hệ hữu nghị. Một bài xã luận trên ấn phẩm tiếng Hoa của Hoàn Cầu thời báo, nhật báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ không có phản ứng cụ thể gì về vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc. Cũng theo nhận xét của tờ báo này, động thái mới đây của Hàn Quốc “mang tính lợi dụng”, tranh thủ thời điểm Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu, nhưng cho biết “Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lợi của Hàn Quốc”. “Hàn Quốc là một đối tác hữu nghị và quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp lại ý tốt của Trung Quốc một cách toàn tâm, chứ không phải chỉ qua điện thoại”, Hoàn Cầu thời báo nhắn nhủ. Các hãng tin chính thống khác tại Trung Quốc, gồm cả tờ Nhân dân nhật báo do đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hay Tân Hoa xã, đã không có bất kỳ bài bình luận gì về chủ đề nói trên, trong khi các tờ báo khác đưa tin rất mơ hồ. “Mặc dù vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc một cách chủ quan, nhưng đây là một hành động mà chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành để đảm bảo cho quyền lợi và thỏa mãn yêu cầu của người dân nước này”, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Su Hao, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc, nhận định. Bình luận này được đăng tải trên ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo. Ông Su cũng nói rằng động thái của Hàn Quốc không mang tính hiếu chiến. Phản ứng của truyền thông Trung Quốc tương tự với các phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không. “Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, ông Hồng trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch của Hàn Quốc “cần tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế”. Hoàng Uy Nguồn: http://www.thanhnien...a-han-quoc.aspx============================== Vì sao chú Kim Jong-Un bị 'hất cẳng'? 09/12/2013 13:35 | Quốc tế(VTC News) – Theo Reuters, phía Triều Tiên đã liệt kê một loạt tội danh của chính trị gia quyền lực Chang Song-Thaek – người vừa bị sa thải tuần trước. Reuters đưa tin, ngày 9/12, Triều Tiên thông báo nguyên nhân cách chức Chang Song-Thaek là bởi ông này dính dáng đến một loạt tội liên quan đến yếu kém trong việc quản lý tài chính, tham nhũng, bồ bịch và ma túy. Trước đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết, ông Chang Song-thaek vừa bị khai trừ khỏi đảng vì tội phản đảng, phản cách mạng, làm tổn hại tới lợi ích của đảng, đất nước và nhân dân Triều Tiên. Quyết định trên được đưa ra trong cuộc họp Bộ Chính trị của Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12. Một loạt tội danh của Chang Song-Thaek vừa được Triều Tiên liệt kê Cùng ngày, hãng tin AFP cho hay mọi hình ảnh, bài báo hay phim tài liệu về Chang Song-Thaek đều bị truyền thông Triều Tiên xóa sạch. Trong bộ phim tài liệu mới nhất về nhà lãnh đạo Kim Jong-Un phát sóng ngày 7/12, hình ảnh của ông Chang cũng bị cắt bỏ. Thông tin việc ông Chang Song-Thaek - Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên bị cách chức được tình báo Hàn Quốc tiết lộ vào ngày 3/12. Cơ quan này còn nói rằng hai trợ lý thân cận là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil đã bị tử hình giữa tháng 11. Một trợ lý khác không được tiết lộ danh tính của ông Chang được cho là đã bỏ trốn và ẩn náu tại Trung Quốc dưới sự bảo vệ của chính quyền Hàn Quốc. Báo giới phương Tây đánh giá, nếu đây là sự thực, thì Triều Tiên đang đối mặt với cuộc đào tẩu lớn nhất trong 15 năm qua, đồng thời đất nước này sắp sửa chứng kiến một cuộc chiến giành quyền lực mới. Hoàng Nhi Nguồn: http://vtc.vn/311-46...bi-hat-cang.htm
-
Thủ tướng Thái giải tán quốc hội, 100.000 người biểu tình đổ về Bangkok (Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/12 đã thông báo giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Tuy nhiên, phe biểu tình tuyên bố quyết chiến, với ước tính 100.000 người đổ xuống đường phố ở Bangkok. Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Trong bài phát biểu tới người dân được phát trực tiếp trên truyền hình vào sáng nay, bà Yingluck đã thông báo quyết định giải tán quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể."Vào lúc này, khi có nhiều người phản đối chính phủ từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là trao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức một cuộc bầu cử. Người Thái sẽ quyết định", nữ Thủ tướng nói. Bà Yingluck không công bố thời điểm bầu cử cụ thể nhưng cho biết sẽ tiến hành sớm nhất có thể. Động thái trên diễn ra sau khi tất cả các nghị sĩ đối lập ngày 8/12 đã từ chức khỏi quốc hội và phe đối lập kêu gọi một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Bangkok vào hôm nay. Bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng những người biểu tình cáo buộc rằng chính phủ hiện thời do anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, kiểm soát và muốn bà từ chức. Phe đối lập quyết chiến bất chấp kế hoạch bầu cử Những người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan hôm nay đã tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck bất chấp lời kêu gọi bầu cử sớm của bà. "Phong trào sẽ tiếp tục đấu tranh. Mục tiêu của chúng tôi là nhổ tận gốc chính quyền Thaksin. Mặc dù quốc hội bị giản tán và sẽ có bầu cử mới nhưng chính quyền Thaksin vẫn còn đó", thủ lĩnh phong trào biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban tuyên bố. Những người biểu tình muốn thay thế chính phủ của bà Yingluck bằng "Hội đồng Nhân dân" và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 7 năm trước. Ông Suthep Thaugsuban đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào ngày hôm nay 9/12, được gọi là "ngày phán xét", để lật đổ chính phủ. 100.000 người tràn phố Bangkok, nhiều khu vực bị tê liệt Theo Trung tâm quản lý Hòa bình và Trật tự, cơ quan được lập ra nhằm giải quyết khủng hoảng, cho tới giữa sáng ngày 9/12, ước tính khoảng 100.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình của những người đòi thủ tướng Yingluck phải từ chức. Những người biểu tình đã tuần hành dọc nhiều tuyến phố ở Bangkok để tiến tới các trụ sở chính phủ, mục tiêu chính của những người biểu tình, làm tê liệt nhiều khu vực của thủ đô. Các cuộc biểu tình hiện nay ở Bangkok bắt đầu từ hơn một tháng trước, với nhiều cuộc đụng độ trên phố giữa người biểu tình và cảnh sát vào tuần trước. Cảnh sát đã phải dùng đến đạn hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để ngăn chặn người biểu tình ném đá. Các cuộc bạo loạn đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Giới chức trách cho hay sẽ cố gắng tránh đối đầu tiếp với người biểu tình. “Cảnh sát không được trang bị vũ khí. Họ chỉ được trang bị khiên và gậy. Chúng tôi sẽ không dùng hơi cay hoặc nếu không có lựa chọn khác, việc sử dụng sẽ rất hạn chế”, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Jarupong Ruangsuwan cho biết trong cuộc họp báo trên truyền hình vào cuối ngày chủ nhật. “Chính phủ tin chúng tôi có thể kiểm soát được tình hình. Chúng tôi sẽ tập trung vào thương thuyết”. An Bình-Trung Anh Theo BBC, AFP, http://dantri.com.vn...gkok-812903.htm
-
Xong bước đệm Hoa Đông, Trung Quốc nhắm tới Biển Đông? Việc thành lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông mới đây có lẽ nhiều quốc gia vẫn chưa thể biết được Trung Quốc thực sự muốn gì, tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông chỉ là bước đệm để tiến ra Biển Đông. Kiểm soát được Senkaku thành công, vấn đề Biển Đông sẽ đơn giản Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là quy chế ADIZ Hoa Đông, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và cộng đồng quốc tế phản đối quyết liệt. Trong lúc dư luận đang mải chú ý vào sự kiện này thì Bắc Kinh liền điều cụm chiến hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 25/11, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng: "Trung Quốc từ nay có thể thiết lập Vùng xác định phòng không ở Hoàng Hải và Biển Đông". Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ công an. Trước những động thái của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích: "Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán". Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng việc thành lập ADIZ ở Hoa Đông chỉ là mục tiêu trước mắt, nếu trôi chảy đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn. "Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc. Trong Binh pháp Tôn Tử có kế “giết gà dọa khỉ”, theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang “giết khỉ dọa gà”, nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản", ông dự đoán. Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy cũng cho biết: "Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về Biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì bất biến", ông nói. Về việc điều chiến hạm ra Biển Đông, theo ông Dương Danh Dy, điều đó nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. "Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại thực hiện một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại Biển Đông ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm Biển Đông, chiếm 80% vùng Biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở Biển Đông thôi", ông Dương Danh Dy cho chia sẻ. Ông Dương Danh Dy dự đoán Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột thì có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Chuyên gia này cho rằng: "Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở Biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân. Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được". Ý đồ đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông Trước đó, việc xây dựng cảng Hải Nam đã dấy lên sự nghi ngờ cho dư luận. Nhưng đến thời điểm bây giờ khi mà tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc neo đậu tại cảng này mới dần hé lộ ý đồ của Trung Quốc. Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực. Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự. "Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói. Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm. Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại. "Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói. Thùy Vân (Tổng hợp) Nguồn: http://www.baodatvie...n-dong-2361161/ Trung Quốc đẩy Nga vào 'vòng tay' Nhật? Nga và Nhật Bản tìm thấy mối dây liên hệ trước tình hình khó khăn chung của khu vực Châu Á - TBD, khi Trung Quốc ngày càng độc đoán trong tranh chấp biên giới với các nước láng giềng. Tokyo sẽ đối đầu quân sự với Bắc Kinh? Ngày 2/11, Nhật Bản và Nga đã tổ chức cuộc họp "2+2" đầu tiên tại Tokyo, với sự tham dự của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước để bàn thảo việc hợp tác an ninh giữa hai quốc gia. Cuộc họp đã nêu ra một vài vấn đề chung, nhưng chưa phải là cuộc họp thường xuyên được dành riêng cho các đồng minh thân cận, vốn chưa có tiền lệ trong lịch sử quan hệ hai nước. Tuy nhiên, Nga và Nhật Bản tìm thấy mối dây liên hệ trước tình hình khó khăn chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khi Trung Quốc ngày càng độc đoán trong tranh chấp biên giới với các nước láng giềng. Những thoả thuận mới giữa Nga và Nhật Bản không chỉ đánh dấu một bước đột phá trong quan hệ giữa hai nước, mà còn là sự thay đổi đáng kể về chính trị khu vực Đông Bắc Á. Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại điện Kremlin, Moscow, ngày 29/4/2013. Ảnh: AP Từ những năm 1950, liên minh giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã thống trị an ninh khu vực. Nga và Trung Quốc đã nối lại quan hệ vào những năm 1990 và ký kết hiệp ước hữu nghị năm 2001, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực và khiến Moscow lo ngại. Nhật Bản có lý do chính đáng cho việc chuyển đổi mối quan hệ với Nga. Tokyo đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh do các yêu sách của Trung Quốc tại quần đảo Sensaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng không chắc chắn về sự hợp tác của đồng minh chiến lược Hoa Kỳ khi xảy ra sự cố quân sự lớn ở khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng hùng hồn lên án Nhật Bản về những tội ác của Quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới. Giới chính trị Nhật Bản vẫn đồng thuận tránh đụng độ quân sự với Trung Quốc bằng mọi giá, tuy nhiên, nước này vẫn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, đặc biệt khi mối quan hệ với Hàn Quốc vẫn căng thẳng vì những vấn đề lịch sử. Vị thế của Nga có phần khác biệt. Tổng thống Putin đã tuyên bố Trung Quốc là đối tác chiến lược, và Moscow cương quyết từ chối thừa nhận bất kỳ thay đổi đáng kể nào với Bắc Kinh. Tuy nhiên, những động thái trong năm 2012 - 2013 cho thấy sự quan ngại của Nga về tham vọng dài hạn của Trung Quốc. Mùa hè năm 2012, một tàu phá băng của Trung Quốc mang tên Snow Dragon đã thực hiện chuyến thám hiểm lịch sử đến Bắc Cực. Khi tàu này đi ngang qua biển Okhotsk, Nga đã thực hiện cuộc tập trận quân sự trong khu vực trùng khớp với lộ trình của tàu phá băng Trung Quốc. Khi tàu đi qua eo biển giữa đảo Sakhalin của Nga và Nhật Bản, quân đội Nga đột nhiên cho thử nghiệm tên lửa chống hạm ngay trên đảo Sakhalin. Động thái thứ hai là vào tháng 7/2013, sự xuất hiện đầu tiên của tàu hải quân Trung Quốc trên vùng biển Okhotsk khiến Moscow đặc biệt lo ngại. Năm tàu chiến của Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chung với hải quân Nga đã bất ngờ trở về cảng. Họ tuần tra phía nam của Sakhalin, qua quần đảo Kuril và đi một vòng xung quanh Nhật Bản. Tuyến đường này khiến cả Nga và Nhật Bản đều thiết lập báo động, mặc dù các tàu vẫn hoàn toàn đi trong vùng biển quốc tế và đi về phía bắc của các quần đảo đang tranh chấp. Vài giờ sau khi tàu Trung Quốc di chuyển vào vùng biển Okhotsk, Bộ Quốc Phòng Nga đã huy động diễn tập lớn nhất trên đất liền và vùng biển quân sự phía Đông kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Ông Putin đã bay đến Chita, vùng biên giới đất liền của Nga và Trung Quốc, sau đó tới Sakhalin để đích thân chỉ đạo cuộc diễn tập. Những động thái này dường như đã khiến Nga và Nhật Bản đẩy mạnh các nỗ lực giải quyết tranh chấp của họ. Sau chuyến đi của Snow Dragon, Moscow đã ủng hộ vị thế của Nhật Bản trong Hội đồng Bắc Cực, và cố ý phớt lờ nỗ lực lâu dài của Trung Quốc tại vị trí tương tự. Không rõ ràng và khó đoán Cuộc họp "2+2" là bước tiến tiếp theo cho cả hai nước. Những thoả thuận khác có thể diễn ra vào năm 2014, trong chuyến thăm dự kiến của ông Putin đến Nhật bản sau Thế vận hội mùa đông Sochi. Ông Putin cũng công khai ủng hộ Nhật Bản đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2020, thậm chí hứa hẹn bỏ phiếu cho Nhật Bản vào Uỷ ban Olympic Quốc tế. Trong khi đó, Tokyo đang phân tích tuyên bố của ông Putin xem có bất cứ dấu hiệu nào về việc Moscow sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở lãnh địa phía Bắc, đáp ứng các lợi ích của Nhật Bản. Ngoài ra, Tokyo cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ sửa đổi những lập trường cứng nhắc để tiến xa hơn trong quan hệ với Nga. Mặc dù hai nước đều thể hiện nỗ lực hoà giải, nhưng rất khó có thể dự tính mối quan hệ đối tác thực sự giữa Nga và Nhật Bản. Cả hai nước đều đang tìm cách để tăng cường vị trí của mình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng không tạo ra các cam kết ràng buộc. Nga đang nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với thềm lục địa ở biển Okhotsk và Bắc Cực trước một loạt thăm dò của Trung Quốc vào khu vực này. Bắc Kinh đang sản xuất một con tàu tương tự với Snow Dragon và dự kiến hạ thuỷ vào năm 2014. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ đơn giản gia tăng quan hệ hữu nghị và thân thiện ở Đông Bắc Á để bổ sung cho liên minh với Hoa Kỳ, ngay cả khi Nga sẽ chỉ dự bị trong trường hợp nổ ra cuộc đụng độ trên quần đảo đang tranh chấp Sensaku/Điếu Ngư. Cả Nga và Nhật Bản đều không muốn chấp nhận những rủi ro mới. Việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản sẽ thúc đẩy hàng hải của Nga và giảm thiệt hại của cả hai bên khi Trung Quốc đang nỗ lực bành trướng sang cả hai nước. Nhưng do sự phức tạp khi cân bằng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, cả Nga và Nhật Bản đều gặp khó khăn trong việc theo đuổi một chiến lược phù hợp. Một phần chiến lược đối ngoại của Nga là sự không nhất quán, đặc biệt dưới thời của ông Putin. Moscow luôn muốn đối tác của họ không hiểu rõ về ý định của mình. Có thể lấy ví dụ, Điện Kremlin đề nghị cuộc họp "2+2" nhưng sau đó lại yêu cầu Tokyo đưa ra yêu cầu chính thức để giảm thiểu bất kỳ phản ứng nào từ Bắc Kinh. Nga vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi tuyên bố vững chắc của họ về mối quan hệ với Trung Quốc. Trong các cuộc thảo luận với Nhật Bản, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mời Trung Quốc tham gia vào bất cứ cuộc tập trận nào trong khu vực sẽ không nằm trong các thoả thuận mới giữa Nga - Nhật. Nga cũng duy trì trạng thái quân sự quyết đoán của mình đối với Nhật Bản, và thường xuyên cử máy bay đến gần không phận Nhật Bản. Sự xuất hiện của các lực lượng này là tín hiệu hữu ích đối với Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, rằng Nga vẫn can thiệp vào khu vực này và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ, ngay cả khi Moscow và Tokyo trở nên gắn bó hơn. Các liên minh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể thay đổi, nhưng các mối quan hệ trong khu vực thời gian tới sẽ vẫn không rõ ràng và khó đoán trước. Tiến trình quan hệ hai nước Nga và Nhật Bản vốn không phải là đối tác an ninh từ trước. Trong thế kỷ 20, họ đã có hai cuộc chiến tranh, lần đầu tiên vào năm 1904-1905 khi Nhật xâm chiếm lãnh thổ của Nga và lần thứ hai vào năm 1945, Nga chiếm giữ lãnh thổ của Nhật. Trong những thập kỷ sau, hai nước đều giữ khoảng cách ngoại giao, dù hoạt động thương mại giữa hai nước nở rộ trong những năm 2000. Mặc dù giữa hai nước đã có nhiều cố gắng để cải thiện quan hệ song phương, nhưng phần lớn không thành công. Có thể kể đến những nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Tokyo gọi là "vùng lãnh thổ phía Bắc" của họ, bao gồm: ba hòn đảo - Etorofu (Nga gọi là Iturup), Kunashiri, Shikotan và - và một nhóm các đảo nhỏ, đảo Habomais, mà Liên Xô chiếm của Nhật Bản từ năm 1945. Các đảo tranh chấp nằm ở mũi phía nam của quần đảo Kuril, kéo dài từ lãnh thổ phía bắc Hokkaido của Nhật Bản đến bán đảo Kamchatka của Nga. Tranh chấp là một trong những lý do chính mà Nga và Nhật Bản đã không thể đi đến một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Thế chiến II sau 75 năm. Trong những năm 1990, tổng thống Nga Boris Yeltsin đã hứa hẹn giải quyết vấn đề giữa hai nước và ký kết hiệp ước hoà bình, nhưng cũng thất bại. Trong thời gian nắm quyền song song giữa Vladimir Putin và Dmitry Medvedev, Nga đã phát đi những tín hiệu sẵn sàng đàm phán trong năm 2009, nhưng đà tích cực dừng lại khi Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso khẳng định trong một một cuộc họp báo rằng Nga đã chiếm đóng bất hợp pháp các đảo trong năm 1945. Đến năm 2010, bất chấp chuyến thăm Tokyo của thủ tướng Putin, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng khi Tổng thống Medvedev thực hiện chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo đất nước đến quần đảo tranh chấp (chuyến thăm rầm rộ công khai có nhiều ảnh chụp "cá nhân" tại một số điểm tham quan ven biển). Trong năm 2011, Nga thực hiện một loạt các cuộc tập trận trên và xung quanh các hòn đảo và tuyên bố tăng cường triển khai quân sự. Quan hệ song phương dường như trở nên bế tắc. Tuy nhiên, ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống tháng 9 năm 2011, ông Putin đã đề cập một loạt các cuộc họp với quan chức cấp cao của Nhật Bản, thể hiện nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Ông Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp gỡ nhiều lần sau đó, trong mối quan hệ được mô tả là ngày càng "ấm áp và thân thiện". Tháng 4 vừa qua, ông Abe đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản đến Moscow trong vòng một thập kỷ qua. Như Nguyệt (theo Foreign Affairs) Nguồn: http://vietnamnet.vn...tay--nhat-.html
-
Giáo dục, Y tế:Hai ngành cuối cùng…* Nguyễn Ngọc Lanh Nguyên GS Đại học Y Hà Nội Giáo dục, Y tế sinh ra để đáp ứng nguồn vốn quý nhất Có thời chế độ ta coi Giáo dục và Y tế là những ngành “phi sản xuất”; do vậy, có thang lương thấp nhất, thấp không kém các ngành sáng tạo (nghiên cứu khoa họcvà sáng tác văn nghệ). Thực ra, đây là hai ngành sản xuất tri thức và sức khỏe – vốn quý của mỗi người. Cũng có thời, nước ta bị xếp hạng rất thấp về kinh tế, nhưng khi xếp hạng theo mức phát triển xã hội thì Việt Nam tăng vài chục bậc. Đó là nhờ thành tích Giáo dục, Y tế. Lương thấp, nhưng giúp đất nước cải thiện bộ mặt, chẳng lẽ không đáng nói? https://encrypted-tb...fG7WkWx04XT66l7 Cứ tưởng 4 ngành trên (Giáo dục, Y tế, Văn nghệ và Nghiên cứu khoa học) bị đối xử như vậy, chỉ trí thức mới khốn đốn. Nhưng trí thức khốn đốn, toàn xã hội cũng khốn đốn… “Phi trí bất hưng” là vậy. Sinh ra, chưa ai có ngay tri thức; lại còn bị đủ thứ bệnh tật rình mò. Bồi bổ sứckhỏe và trau dồi tri thức là những nhu cầu rất sớm, rất thiết yếu, để mỗi cá nhân trong xã hội có điều kiện tự kiếm sống và tự mưu cầu hạnh phúc. Được như vậy, đó là một xã hội lương thiện. Giáo dục và Y tế, vì thế, phải sớm ra đời. Giáo dục, Y Tế tự tạo tấm áo giáp bảo vệ đạođức ngành nghề Do có mặt lâu đời, được xã hội trọng vọng (gọi người hành nghề là “thầy”), bản thân hai ngành này cũng dần dần tự hình thành tấm áo giáp bảo vệ các giá trị đạo đức của mình. Ai làm hai nghề này nếu bị chê cười về đạo đức sẽ hết sức xấu hổ, đau đớn – không những cho mình, mà còn cho cả tập thể. Người bán hàng lừa đảo khách hàng: ắt mang tiếng xấu. Nhưng chưa thể xấu xa bằng thầy giáo và thầy thuốc không giữđược đạo đức trước các đối tượng mà mình có bổn phận phục vụ: học sinh, bệnh nhân. Chọn các nghề này, không ai nghĩ mình sẽ giàu “nứt đố, đổ vách” nhờ “khai thác” các đối tượng trên. Nhưng từ xa xưa, xã hội đã đủ thông minh để đảm bảo cho người làm hai nghề này có cuộc sống xứng đáng. Công lao “thặng dư” của cácthầy sẽ được xã hội bù đắp bằng sự quý trọng, tôn vinh. Nhờ vậy, họ đủ sức đề kháng với những cám dỗ vật chất. Nhờ vậy, những suy thoái đạo đức xã hội không dễ dàng thẩm thấu vào hai ngành trên.Suy ra, khi hai ngành này suy giảm đạo đức ắt là sự ô nhiễm toàn xã hội đã gớm lắm! Dư luận đã từ lâu phê phán Giáo dục - Giáo dục bị phê phán đủ sớm, đủ liều lượng và đủ kiên nhẫn Nhờ vậy, kết quả đưa lại rất tương xứng, chỉ tội tốn quá nhiều thời gian, công sức.Đã phải chấp nhận đổi mới “căn bản và toàn diện”. Cách nói dài để tránh hai từ“cải cách”. - Tuy không phải mọi phê phán đều nhằm vào cáigốc của khuyết điểm… Dễ thấy, lẽ ra phải phê phán cái gốc (để sửa bền vững), nhưng vẫn khó tránh một số phê phán nhằm vào ngọn. Bởi lẽ, nhiều khi cái ngọn mọc ra quá vướng, quá chướng, khiến người ta không thể bình tâm, nhẫn nhịn. Ví dụ, nạn “dạy thêm” cứ loang như cỏ dại. Cái gốc là lương cứ thấp, chương trình cứ nặng… khiến cả thầy, cả trò, cứ có nhu cầu dạy thêm, học thêm. Họ là nạn nhân, chứ có làm gì nên tội? Ấy vậy, lại cứ sửa bằng cách… ban ra các chỉ thị “cấm dạy thêm”. Đó là chữa triệu chứng, bỏ mặc nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp là lương thấp và chương trình nặng nề. Nhưng “nguyên nhân của nguyên nhân” lại nằm ngoài Giáo dục. Đó là thực trạng Kinh tế-Xã hội và thứ triết lý mang nặng tính ý thức hệ. Dẫu có đặt một ông thánh làm tư lệnh ngành Giáo dục thì cũng vậy thôi. Cả xã hội không sửa nổi nạn “dạy thêm” nhưng chỉ cần vài người sửa lương, sửa triết lý GD… là xong. - …nhưng hầu hết sự phê phán là “trúng” Nhờ vậy, kết quả thu được rất bõ: Giáo dụcnước ta đã phải chấp nhận Đổi mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN. Xin khỏi cần nói:Cái căn bản cần đổi mới hiện nay là triết lý. Mọi thành tố, mọi khâu, từ mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, cách dạy, cách quản lý… đều nhất nhất bị một thứ triết lý rất lạc hậu cầm cương. Không khó lắm để nhận ra nó. Dư luận chuyển sang phê phán mạnh mẽ Y tế - Nhiều tiêu cực đã bộc lộ đủ nặng nề và trên diện rộng Vừa phát hiện một việc xấu, phê phán chưa đủ, chưa thỏa… đã phát hiện những việc…xấu hơn. Ai cũng muốn bày tỏ sự bức xúc và đòi hỏi sửa ngay. Do vậy, khó tránhnhững phê “quá lời”, hoặc chưa phê vào cái gốc. Chữa triệu chứng cũng cần, vì vô số lần nó đã gây bức bối tới mức chính bệnh nhân chịu đựng không xuể. Nhưng để chữa tận gốc thì phải nhằm vào nguyên nhân. Chỉ rõ nguyên nhân, cũng là vấn đề. Chẳng cần tìm đâu xa, nguyên nhân suy thoái và khủng hoảng của y tế và của giáo dục chỉ là một. - Tư lệnh ngành phải chịu trách nhiệm Điều này rất đúng. Bất tất nói dài. Ngoài ra, tư lệnh còn gánh cả trách nhiệm từ người tiền nhiệm để lại. Và cả từ cấp trên. Thậm chí, từ thể chế, hệ thống. Điều này cần nhìn nhận cho rõ ràng, sòng phẳng. Cách chức một cá nhân, không khó. Nhưng “hệ thống” vẫn y nguyên thì cách chức liền-tù-tì dăm ba nhiệm kỳ bộ trưởng, liệu có ăn thua gì? Ngược lại, cứ giữ bộ máy y tế như hiện nay, nhưng thay đổi thể chế, hệ thống; mọi chuyện sẽ khác ngay. - Cỡ chỉ là bộ trưởng, mà TS Nguyễn Quốc Triệu dám hứa “sẽ khắc phục một giường bệnh phải gánh hai bệnh nhân”… là vì ông tin tưởng vào nguồn tiền được hứa hẹn từ cỡ cao hơn. Toàn dân biết rằng y tế hoạt động trông vào ngân sách. Rốt cuộc, ngân sách thất thu, ông vẫn phải chịu trách nhiệm về lời hứa. Điều này không sai, chỉ cần có quy định rõ ràng, sòng phẳng: ông chịu trách nhiệm mức nào thì phê ông ở đúng mức ấy. - Đương kim bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến được nhà báo hỏi “sao không xây thêm bệnh viên”? (cỡ bộ trưởng có nghĩ nổi cái “mưu vặt” này?). Câu trả lời “phải hỏi Nhà nước” rất đúng, nhưng cũng liều (với cấp trên) và… dại (với dư luận) – vì người hỏi không phải là sinh viên y khoa (để mà giảng giải) mà là nhà báo – có trong tay cái loa công suất cực đại. - Không phải mọi phê phán đều nhằm vào cái gốc của khuyết điểm Câu trả lời của Bộ trưởng Y tế bị phê nặngnề: Bộ Y tế không là Nhà nước thì là gì? Sinh viên mới học y khoa thường chưa hiểu ngay rằng: Cái chân là một bộ phận của cơ thể, chứ riêng nó chưa phải là… cơ thể. Quan hệ giữa Bộ Y tế với Nhà nước cũng vậy thôi. Bộ trưởng (kiêm thầy giáo) sẽ giảng để học trò hiểu rằng… bệnh viêm khớp (dạng thấp) ở đầu gối – tuy biểu hiện tại chỗ – nhưng là bệnh có cơ chế “toàn cơ thể”. Hệ miễn dịch (của toàn cơ thể) lẽ ra phải chống thù trong, giặc ngoài,thì… nay (đổ đốn) quay sang chống khớp gối. Cũng vậy, nhiều khiếm khuyết y tế(thiếu tiền xây bệnh viện) có thể do nguyên nhân “toàn thân”. Y tế cũng cần Đổi Mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN - Không thể “rách đâu, vá đấy” – kiểu sửa chữa vặt – mà được. Những sai sót cụ thể, cần được phê phán kịp thời, đủ liều. Báo chí đã làm quá đủ. Điềuquan trọng: Cần nhìn vấn đề rộng và thấu đáo hơn, để đạt kết quả bền vững hơn. Đólà, Y tế cũng cần Đổi Mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN – như Giáo dục. Vì cả hai cùng một gốc bệnh, cái khác nhau chỉ là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. - Khó khăn kinh tế khiến bệnh đã nặng, càngthêm nặng Giáodục, Y tế là những ngành phúc lợi, hoạt động đa phần nhờ ngân sách. Chẳng cần tài giỏi gì nhiều, cũng thấy rằng nếu đủ tiền, tuyến dưới của y tế sẽ được trang bị thêm thiết bị chẩn đoán, lập tức bệnh nhân tuyến trên sẽ giảm hẳn. Nếu tỷ lệ giường bệnh (trên dân số) được giữ vững như “ngày xưa”, tình hình sẽ khácngay. Do vậy, nếu kinh tế thất bại, cộng thêm lãng phí, tham nhũng, phân hóa giàu-nghèo… sẽ ảnh hưởng xấu và đe dọa đe dọa tới cả sự tồn vong của Nhà nước, chế độ – như đã được chính thức thừa nhận – chứ đâu phải chỉ riêng y tế, giáo dục? Giáo dục, Y tế là hai ngành ô nhiễm cuối cùng Ô nhiễm ở hai ngành này không thể nói là nhẹ! Bảo “còn nhẹ”, làm sao sửa nổi? Chỉ có thể nói, và phải nói: Đây là những ngành bị ô nhiễm cuối cùng; và do vậy,bệnh ở đó còn tương đối nhẹ so với nơi khác. Suy thoái trong Giáo dục, Y tế bao giờ cũng là thứ phát; do vậy theo nguyên tắcchữa bệnh, phải chữa chạy nơi nguyên phát trước hết. N.N.L. * Nguyên bản bài đã được đăng trên Sức khỏe và Đời sống ----------------------------------------------------------------------------------- GS nói rất chuẩn! "Chỉ có thể nói, và phải nói: Đây là những ngành bị ô nhiễm cuối cùng....".
-
Bí ẩn về Đức thánh Trần Nguyễn Văn Vương Trần Hưng Đạo (1228- 1300) còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời Trần. Trần Hưng Đạo là con của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột, thân mẫu là Thiện Đạo quốc mẫu, nguyên quán ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định). Năm Đinh Tỵ 1257, Trần Hưng Đạo giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông. Năm Mậu Ngọ 1258 quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần, quân Nguyên - Mông đã nhanh chóng bị đánh bại. Kể từ khi được vua Trần giao cho quyền Tiết Chế, Trần Hưng Đạo đã biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng. Trần Hưng Đạo là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: ... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Hưng Đạo truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút". Trần Hưng Đạo là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đều lập công lớn. Đến tháng 10 âm lịch năm Quý Mùi 1283, trước tình hình quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự, cho diệt quân ở Đông Bộ Đầu (ngày nay gần dốc Hàng Than, Hà Nội). Đầu năm Ất Dậu 1285, quân Nguyên- Mông lại tấn công ào ạt vào nước ta, thế giặc rất mạnh. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế hoạch “thanh dã”( vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo đã ra lệnh rút quân. Quân Nguyên- Mông tiến vào kinh đô Thăng Long sau đó kéo quân xuống Thiên Trường đuổi theo vua tôi nhà Trần. Trần Hưng Đạo đã vạch kế hoạch phản công, chỉ trong một thời gian ngắn chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên - Mông ở các trận Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Chương Dương... quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã đánh tan quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, giải phóng đất nước. Đến cuối năm Đinh Hợi 1287, quân Nguyên - Mông lại xâm lược nước ta lần thứ ba, dưới sự chỉ huy của chủ tướng giặc là Thoát Hoan. Biết được thế giặc và đường đi của chúng , Trần Hưng Đạo đã bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, tổ chức trực tiếp chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, sau đó tổ chức bao vây, đánh quân chủ lực của Thoát Hoan. Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước. Như vậy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba của quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi. Sau thắng lợi vĩ đại trên, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo Đại Vương, ông lui về nơi được phong ấp là Vạn Kiếp (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Ngày 20- 8 Âm lịch năm Canh Tý 1300, Trần Hưng Đạo mất, hưởng thọ 72 tuổi. Sau khi ông mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi. Về Đức thánh Trần, qua sự lí giải của người phương Đông Như chúng ta đã biết, Trần Hưng Đạo sinh ngày 30- 12 âm lịch năm Mậu Tý 1228, ông sinh vào giữa trưa (giờ Ngọ), chính vì vậy mà cung mệnh (bản mệnh) và cung Thân (lập thân) của ông cùng một cung (thân mệnh đồng cung). Theo quan niệm của người phương Đông thì những người “thân mệnh đồng cung” là những người có bản tính ít thay đổi, ít chịu sự tác động của ngoại cảnh từ khi nhỏ tới khi lớn và ông là người có tính cách quyết đoán. Cung mệnh và cung thân của ông “Vô chính diệu” (cung mệnh không có sao chính tinh Thủy chiếu). Đối với trường hợp vô chính diệu, theo quan niệm của người phương Đông, muốn xem tốt hay xấu người ta hay xét những sao ở cung xung chiếu, tam chiếu. Mặt khác “những sao không vong” (Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không). Trần Hưng Đạo được Thái âm miếu địa ở cung quan, Thái dương vượng địa ở cung tài tam chiếu; đấy là cách Nhật Nguyệt chiếu hư vô cách (hoặc Nhật Nguyệt định minh), đây là một trong những cách tốt nhất của những người mệnh vô chính diệu, nghĩa là chân mệnh của ông là người thông minh xuất chúng và quyết đoán, một trong những đức tính của người lãnh đạo. Trần Hưng Đạo cũng là người mệnh vô chính diệu đắc tam không (Tuần, Triệt, Thiên Không) nên trong cuộc đời của mình, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt là ông xuất thân có hoàn cảnh thuận lợi là một tôn quý của nhà Trần, nên có điều kiện phát triển khả năng của mình, được trọng dụng từ khi còn khá trẻ. Về cung mệnh và cung Thiên di của Trần Hưng Đạo có sao Thiên Khôi và Thiên Việt, đây là những sao khẳng định ông là đứng trưởng (con trưởng, trưởng ngành hoặc trưởng họ). Là người có khả năng lãnh đạo, cộng với sao Quốc ấn ở cung Thiên di, nên chân mệnh của ông có quốc ấn, số của ông là phải được làm quan. Cung lộc của ông có hóa quyền, hóa khoa, điều này chứng tỏ ông là người có thực quyền lớn và có khả năng lãnh đạo cũng như truyền đạt tư tưởng của mình để thuyết phục người khác nghe theo. Về cung Phúc Đức của Trần Hưng Đạo có cung sao Thiên Đức và Phúc Đức, nên ông là một người có tuổi thọ khá cao (72 tuổi). Về cung Tài của Trần Hưng Đạo có sao Thái Dương và sao Thiên Lương ở vị trí vượng địa cộng với Tả Phù, Hữu Bật, đây là những bộ sao nói lên cuộc đời của ông có nhiều thành đạt, nhiều chiến công hiển hách. Ông có nhiều người tài giỏi giúp đỡ đắc lực cho mình. Theo quan điểm của người phương Đông thì năm Canh Tý 1300 lưu vận hạn của Trần Hưng Đạo có sao lưu Quỳnh Dương thủ mệnh, lưu Đà La ở Phúc Đức, lưu Tang Môn ở Tật Ách. Đây là những sao xấu ở hàng lục sát, ảnh hưởng trực tiếp đến bản mệnh của ông, chính vì vậy đây cũng là năm kết thúc dương thế của một vị tướng, một thiên tài quân sự lỗi lạc của nhân dân ta. Trần Hưng Đạo đã chỉ huy trong ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên - Mông xâm lược, công lao to lớn này đã đưa Trần Hưng Đạo lên hàng thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là một anh hùng dân tộc bậc nhất đời Trần. Ông đã được bình chọn là một trong mười vị tướng tài của thế giới qua các thời đại [1]. Nhìn chung, cả cuộc đời và sự nghiệp của Đức thánh Trần được lý giải đúng như lá số tử vi của Người. Ghi chú : [1] NCC: tác giả không dẫn nguồn tin Nguồn: http://vanhien.vn/sp...cle2588〈=vi --------------------------------------------------------- Tác giả không nói rõ lấy theo lá số Tử vi nào. Còn đây là lá số tử vi theo Phong thủy Lạc Việt của Ngài. http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Xin mời các bác, anh chị bàn luận thêm ah...
-
Nga sẽ không cho Snowden tị nạn Thứ ba, 16/07/2013 - 12:25 PM (GMT+7) NDĐT-Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho hay, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden vẫn ở khu vực quá cảnh ở sân bay Moscow, đồng thời khẳng định Nga sẽ không trao quy chế tị nạn cho Snowden. Phát biểu trước các sinh viên tại St.Petersburg, Tổng thống Nga nói: “Anh ta đã đến lãnh thổ của chúng ta mà không được mời. Anh ta không phải bay đến đất nước chúng ta. Anh ta ở trên một chuyến bay quá cảnh tới các nước khác”, và nói thêm rằng Mỹ đã “đe dọa các nước khác, để không nước nào chấp nhận anh ta”. “Đó là việc họ (nước Mỹ) đã phong tỏa anh ta ở lãnh thổ của chúng ta”, ông Putin nói. Snowden, người đã tiết lộ các các chương trình tình báo của chính phủ Mỹ nhằm vào các quốc gia châu Âu cũng như hàng triệu công dân Mỹ, đã tới Moscow từ Hong Kong hôm 23-7. Hiện Snowden vẫn ở tại khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo, trong khi vẫn cố gắng tìm một nước đồng ý cho anh ta tị nạn. Tổng thống Nga nói thêm rằng, Nga sẽ không trao cho Snowden quy chế tị nạn lâu dài bởi vì anh ta đã bác bỏ việc ngừng lại “cuộc chiến chống lại nhân quyền” vốn có thể khiến mối quan hệ giữa Moscow với Washington thêm căng thẳng. Trước đó, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moscow sẽ không dẫn độ Snowden về Mỹ, nơi anh ta có thể đối mặt với án tử hình. Tuy nhiên, điện Kremlin cũng cố gắng giữ khoảng cách đối với vụ việc này, nhấn mạnh rằng đây là vấn đề nhân quyền. Thứ sáu tuần trước, trong buổi gặp với các nhà hoạt động nhân quyền tại khu vực quá cảnh, Snowden tuyên bố ý định xin tị nạn chính trị tại Nga, và nói thêm anh ta sẵn sàng tuân thủ các điều kiện của Moscow, bao gồm cả việc không làm phương hại tới Mỹ. Nhà Trắng ngay lập tức đã chỉ trích Nga vì việc cung cấp “diễn đàn tuyên truyền” cho các tuyên bố của Snowden. Hôm thứ bảy, nhà báo đầu tiên công khai thông tin mật của Snowden cho hay, Snowden hiện vẫn nắm giữ các tài liệu bí mật có chứa các thông tin vô cùng nguy hiểm đối với chính phủ Mỹ. Nếu các thông tin này được tiết lộ, chính phủ Mỹ sẽ bị rơi vào “cơn ác mộng tồi tệ nhất”. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo La Nacion của Argentina, nhà báo Glenn Greenwald của tờ Người Bảo vệ nói: “Hơn bất kỳ cá nhân nào trước đây, Snowden hiện có đủ các thông tin gây tổn hại cho chính phủ Mỹ chỉ trong phút chốc”. Greewald còn nói thêm, “Chính phủ Mỹ nên cầu nguyện cho Snowden được an toàn bởi nếu có chuyện gì xảy ra với anh ta, thì tất cả thông tin này sẽ được công bố và đó quả là một cơn ác mộng”. http://www.nhandan.c...%E1%BA%A1n.html T.T(Theo RIAN)
-
Cộng 2 điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học Thứ năm 11/07/2013 11:57 (GDVN) -Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 nếu thi đại học sẽ được cộng 2 điểm. Bộ Giáo dục lẽ nào chỉ nói cho vui?Trong nội dung Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh có bổ sung thêm các đối tượng mới. Cụ thể, thông tư quy định đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng. Theo quy định, người dự thi đại học thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi đại học, cao đẳng. Theo thông tư sửa đổi của Bộ Giáo dục, bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học sẽ được cộng 2 điểm. (ảnh: Vnexpress) Ngoài ra, Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng”. Bộ GD-ĐT cho biết, những đối tượng này được bổ sung vào đối tượng ưu tiên 04, được cộng 2 điểm khi thi đại học. Quy định này ban hành đã gây tranh cãi vì không khả thi. Một số ý kiến cho rằng, thực tế không có thí sinh nào là con bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH; vì vậy, việc mở rộng sang đối tượng bà mẹ Việt Nam anh hung lại càng không có. Trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng việc mở rộng đối tượng cộng điểm ưu tiên này “lạ” và không có ý nghĩa với thời điểm hiện tại. “Quy định này có thể... phòng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này. Còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện thời hẳn đều đã rất cao tuổi. http://giaoduc.net.v...i-hoc/306711.gd Bà mẹ VN anh hùng được ưu tiên khi thi ĐH: Thiếu tính thực tế! Thứ Năm, 11/07/2013 11:47 (GMT + 7) Chả hiểu những người soạn thảo thông tư này đang sống ở thời đại nào. Tôi chắc là khi soạn thảo, họ cứ bê nguyên đối tượng được ưu đãi vào mà không cần biết tới thực tế... Tại Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT do Bộ GDĐT ban hành ngày 4.7 có điều khoản Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 1.1.1945 thuộc đối tiện ưu tiên khi dự thi ĐH. Xét từ thực tiễn, sẽ không có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nào được hưởng chính sách này. Từ phía những người làm chính sách cho người có công, ông Đỗ Đăng Khoa - Trưởng phòng Chính sách 2, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) nhận định: “Khi đã ưu đãi cho người có công thì tất cả mọi đối tượng người có công từ thương binh, bệnh binh, con đối tượng chính sách… đều được hưởng và tất nhiên là mẹ Việt Nam Anh hùng cũng không loại trừ khỏi các trường hợp ấy”.“Đừng nói đến các mẹ, ngay đến con của các mẹ cũng nằm trong tuổi thất thập cổ lai hy, không còn học hành gì nói gì đến việc các mẹ đi thi đại học. Thế nên, thông tư quy định các chế độ ưu tiên này là thiếu tính thực tế” - ông Đặng Như Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.Theo Cục Người có công thì Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” quy định có 4 trường hợp được phong Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Vì thế, khi bổ sung ở thời bình thì sẽ có các trường hợp mới. “Thực tế, đã có một số bà mẹ chỉ có 1 con hy sinh trong thời bình được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, vì thế chuyện ưu đãi cũng là hợp lý. Tuy nhiên, nếu tính độ tuổi của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hiện nay thì đúng là chẳng có ai được hỗ trợ thật” - ông Khoa nói. Điểm a của khoản 1, điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học... Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục”.Xem xét từ thực tiễn, đa phần ý kiến của các chuyên gia và người dân lại cho rằng nội dung của thông tư này như “đi trên mây”, thiếu tính sát thực. Ông Đỗ Văn Mười - Trưởng phòng Người có công (Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hoá) cho biết: “Hiện cả tỉnh có 1.526 mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ nhiều tuổi nhất là 112 tuổi, ít tuổi nhất cũng đã 87 tuổi. Con cái của các mẹ người còn người mất, nhưng nếu còn cũng ở tuổi thất thập cổ lai hy, đâu ai còn muốn thi đại học nữa đâu mà ưu đãi”. “Chả hiểu những người soạn thảo thông tư này đang sống ở thời đại nào. Tôi chắc là khi soạn thảo, họ cứ bê nguyên đối tượng được ưu đãi vào mà không cần biết tới thực tế” – ông Mười nói. Không riêng gì ông Mười, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực người có công cũng cùng chung nhận định. Ông Đặng Như Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Thông tư này được soạn thảo quá hình thức. Con lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có khi đã hiếm rồi nói gì đến việc ưu tiên điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công. Đúng là chuyện thật mà như đùa”. “Ngay cả đến người bình thường cũng chưa nghĩ đến chuyện các mẹ Việt Nam Anh hùng đi thi đại học, huống hồ những nội dung này lại được viết ra từ những cái đầu của những bậc giáo sư, tiến sĩ” – ông Lợi nói. Ông Ngô Kim Khôi - Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết: Việc bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi hiện nay không phải chỉ có những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ thời kháng chiến mà còn có những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thời bình (có một người con duy nhất con là bộ đôi, hoặc công an hy sinh). Ông Khôi cũng cho biết thêm, vì thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 .8.2013 nên Bộ sẽ gấp rút thực hiện việc rà soát sau công tác chấm thi để không lọt các đối tượng thuộc diện ưu tiên có trong thông tư 24. Nếu thí sinh nào thuộc diện này sẽ được hưởng quyền lợi ngay trong kỳ thi ĐH-CĐ năm nay. Theo Dân Việt http://tintuconline....nh-thuc-te.html ----------------------------------------------------------------------------------------------- Chắc là các pác làm chính sách ở Bộ GD-ĐT dạo này đang rỗi việc....
-
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam 11/07/2013 08:50 (GMT + 7) TT - Chiều tối 10-7, UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có báo cáo UBND tỉnh và các sở, ngành về kết quả xác minh hai tàu cá ngư dân xã An Vĩnh khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa của VN thì bị lực lượng chức năng Trung Quốc ngăn cản, đập phá và lấy tài sản. Theo đó, sáng 7-7 khi đang đánh cá, tàu của ngư dân Võ Minh Vương (36 tuổi) đã bị tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc khống chế, châm dùi cui điện, đập phá, lấy tài sản, quay phim và chụp ảnh rồi đưa tàu vào khu vực đảo Cây (quần đảo Hoàng Sa). Đến hơn 11g, tại đây lực lượng Trung Quốc cột dây tàu ông Vương vào tàu cá do ngư dân Mai Văn Cường (29 tuổi) làm thuyền trưởng. Tàu cá này cũng bị bắt, lục soát, đập phá và lấy tài sản, máy móc. Rồi bắt tàu ông Vương kéo tàu ông Cường về đảo Lý Sơn sáng 9-7. Báo cáo cho rằng vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN và là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân VN, hiện phía Trung Quốc đang tăng cường tuần tra, ngăn cản ngư dân không cho khai thác hải sản, có các hành động gây ảnh hưởng đến tính mạng, kinh tế và đánh đập ngư dân. Hành động này làm cho ngư dân VN hoang mang, lo sợ, không dám hành nghề. UBND huyện Lý Sơn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Ngoại vụ có văn bản gửi các cơ quan chức năng can thiệp phía Trung Quốc không được ngăn cản, đập phá tài sản của ngư dân khi đang hành nghề đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa của VN. Đồng thời kiến nghị các cấp chỉ đạo cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển tăng cường tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển và bảo vệ ngư dân. Trong khi đó, ông Phạm Trường Thọ - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết hiện tỉnh đang chờ báo cáo sự việc từ địa phương và bộ đội biên phòng để có ý kiến chính thức. Ngày 10-7, ông Nguyễn Ngọc Đức, chánh văn phòng Hội Nghề cá VN, đánh giá các hành động của tàu kiểm ngư Trung Quốc là vi phạm chủ quyền biển đảo của VN và Công ước Luật biển quốc tế (UNCLOS), đối xử phi nhân đạo với ngư dân. Ông Đức cho biết Hội Nghề cá VN đã có văn bản kịch liệt phản đối hành động trên của Trung Quốc. “Hội Nghề cá cũng yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành động tương tự, không được cản trở hoạt động kinh tế, phá hoại tài sản của ngư dân VN khi đang khai thác, đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra cho ngư dân VN” - ông Đức nói. V.HÙNG - V.MỊNH - H.GIANG http://tuoitre.vn/Ch...n-viet-nam.html
-
UAV “khủng” lần đầu tiên đáp xuống tàu sân bay Mỹ 11/07/2013 10:00 (TNO) Một chiếc máy bay không người lái (UAV) có kích cỡ bằng một chiếc chiến đấu cơ đã lần đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ vào hôm 10.7. Với vụ hạ cánh của chiếc X-47B, hải quân Mỹ cho thấy họ đã sở hữu một chương trình máy tính có năng lực thực hiện được một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một phi công. Với thành tựu này, hải quân Mỹ có thể tiến tới với kế hoạch phát triển một UAV khác có thể gia nhập với các máy bay truyền thống khác trên tàu sân bay. Ngoài năng lực do thám và tấn công, hải quân Mỹ cũng có thể phóng UAV từ tàu sân bay mà không cần sử dụng căn cứ của các nước khác. X-47B hạ cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush - Ảnh: Reuters “Bạn ít khi có cơ hội chứng kiến tương lai, song đó là những gì chúng ta có ngày hôm nay. Đây là một ngày đáng kinh ngạc cho ngành hàng không nói chung và cho không quân hải quân nói riêng”, Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus phát biểu sau vụ hạ cánh. Theo AP, chiếc UAV thử nghiệm X-47B cất cánh từ căn cứ không quân hải quân Patuxent River ở bang Maryland trước khi đáp xuống tàu sân bay USS George H.W. Bush, vốn hoạt động cách bờ biển Virginia khoảng 112 km. Chiếc máy bay không đuôi thực hiện vụ hạ cánh như những máy bay thông thường, bằng cách bung ra một cái móc để móc vào một sợi cáp trên tàu. Chưa đầy một giờ sau vụ hạ cánh đầu tiên, chiếc X-47B đã cất cánh trở lại từ tàu sân bay và sau đó hạ cánh một lần nữa. Trong lần hạ cánh thứ ba và là lần cuối cùng theo kế hoạch, chiếc máy bay đã tự nhận ra một bất thường của máy tính dẫn đường và thay vì hạ cánh, nó đã bay thẳng đến sân bay Wallops Island ở Virginia và hạ cánh an toàn tại đây. Hải quân Mỹ cho biết họ sẽ thực hiện một vài kiểm tra bổ sung và phân tích máy bay. Có khả năng một vài vụ hạ cánh sẽ tiếp tục được tiến hành trong vài ngày tới, tùy vào lịch trình của tàu sân bay. Sơn Duân http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130711/uav-khung-lan-dau-tien-dap-xuong-tau-san-bay-my.aspx
-
Hàng chục xe bọc thép quân đội tiến vào Tân Cương 30/06/2013 10:27 (GMT + 7) TTO - Tờ Los Angeles Times ngày 29-6 cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh siết chặt an ninh tại thủ phủ Urumqi của Khu tự trị Tân Cương sau khi ít nhất 2 vụ bạo lực nổ ra trong tuần rồi. Ảnh: AFP news Theo đó, hàng đoàn xe bọc thép, xe quân sự đang nối nhau đến Urumqi để kiểm soát tình hình. Trên mạng Sina Weibo, nhiều hình ảnh cho thấy hàng chục chiếc xe bọc thép màu trắng và xe tải với đầy binh lính và cảnh sát chống bạo động đang hành quân. Hãng tin AFP cho biết phần lớn các cửa hàng ở khu trung tâm thành phố Urumqi đã bị đóng cửa, với hàng trăm binh lính tuần tra khắp khu vực quảng trường Nhân Dân. Ngày 28-6, truyền thông Trung Quốc cho biết hơn 100 người cầm dao và đi xe máy đã tấn công một đồn cảnh sát ở thành phố Hoton. Hiện vẫn chưa rõ số thương vong. Trước đó, một cuộc đụng độ đẫm máu hơn xảy ra vào ngày 26-6 tại trị trấn Lukqun khiến ít nhất 35 người chết. Tân Hoa xã cho biết đám đông đã tấn công một văn phòng chính phủ, một khu trọ của công nhân nhập cư và đốt cháy một đồn cảnh sát. Đây cũng được cho là vụ tấn công đẫm máu nhất kể từ năm 2009. Trong cuộc họp Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 28-6, ủy viên Bộ Chính trị Du Chính Thanh được đặc phái đến Urumqi vào ngày 29-6 để kiểm tra tình hình. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hành động trấn áp các nhóm khủng bố và các tổ chức cực đoan”, ông Du nói đồng thời kêu gọi “đoàn kết dân tộc và ổn định tình hình ở Tân Cương”, theo Tân Hoa xã cho biết vào tối 29-6. Truyền thông Trung Quốc cho biết cuộc tấn công tại thị trấn Lukqun được thực hiện chủ yếu bởi người Uighur và các nhân viên cảnh sát người Duy Ngô Nhĩ, nhắm mục tiêu vào các công nhân người Hán đang làm việc tại một công trường xây dựng. Tờ Thời báo Hoàn Cầu trong một bài bình luận ngày 28-6 thừa nhận rằng “có những vấn đề tại Tân Cương”, tuy nhiên cực lực lên án những người đứng sau các vụ tấn công. DUY TRÂN (Theo latimes.com) http://tuoitre.vn/Th...-tan-cuong.html --------------------------------------------------------------------------- . Chứng tỏ TQ phải đối mặt với những bất ổn trong nước đang ngày càng tăng...
-
Cuộc đời mỗi người ngắn chẳng tày gang. Mỗi ngày tất bật với cuộc sống mưu sinh, mục đích cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền, tiền. Có lúc nào ngồi một mình ngẫm nghĩ rồi giật mình nhìn lại, hỏi rằng ta đang sống vì mục đích gì??? Có lý tưởng gì không! Rốt ráo rồi thì cũng chui xuống lỗ tất! Thôi kệ..! ” Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Tội gì tỉnhthức một mình ta…” – Tú Xương ...& "Đường thì vẫn tắc thế thôi Hàng thì vẫn đứng, vẫn ngồi chen nhau..." - ĐĐ4. Mọi sự tùy duyên bạn ah. Buồn & stress không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng đúng là mỗi người đều luôn cần phải cố gắng…Cố lên!!!
-
Thế giới: Thiên tai tăng nặng... Ấn Độ: Lũ quét cuốn trôi tòa nhà chung cư, ít nhất 50 người chết (Dân trí) - Các bang miền Bắc Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng lũ lụt và lở đất nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài. Ít nhất 50 người đã tử vong trong khi hàng nghìn người bị mất nhà cửa. Một tòa nhà 3 tầng và cả máy bay trực thăng cũng bị cuốn trôi. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là hai bang Uttarakhand và Himachal Pradesh ở phía Bắc. Các hình ảnh được truyền hình địa phương ghi lại cho thấy một tòa nhà 3 tầng tại thị trấn Uttarkashi bị nước lũ cuốn phăng. Một ngôi đền thờ cũng bị quét sạch. Lũ quét đang hoành hành tại miền Bắc Ấn Độ<br style="margin: 0px; padding: 0px;"> Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết ít nhất 50 người đã thiệt mạng trong khi 20.000 người khác đang bị mắc kẹt tại nhiều địa điểm khác nhau do lở đất khiển nhiều cây cầu và tuyến đường bị hư hại nặng. Hàng nghìn người phải sống trong cảnh không nhà cửa. Lũ lụt xảy ra sau khi Ấn Độ đón những cơn mưa rào đầu mùa với lượng mưa cao hơn mức trung bình hàng năm tới 40%. Cơ quan khí tượng tại thành phố Dehradun, thủ phủ của bang Uttarakhand thì cho biết lượng mưa trong tháng 6 này là cao nhất trong vòng 88 năm qua. Lo ngại tình trạng mưa lớn và lở đất còn tiếp tục chính quyền địa phương đã phải phong tỏa một số tuyến đường mòn. Một quan chức bang Uttarakhand cho biết một chiếc trực thăng cá nhân và hơn 200 phương tiện khác tại bang này đã bị lũ quét cuốn trôi. “Những người bị mắc kẹt tại các vùng đồi khác nhau đang được chuyển tới các trường học ở ven đường để được chăm sóc y tế và cung cấp thực phẩm. Chúng tôi chưa thể chốt con số thiệt hại về tài sản”, một cảnh sát tại thành phố Dehradun cho biết. Người đứng đầu bang Uttarakhand Vijay Bahuguna thì khẳng định toàn bộ nhân viên của bang đều bị cấm nghỉ phép để trực ứng phó lũ lụt. 7 máy bay trực thăng tư nhân và một trực thăng của chính quyền đang được huy động để giải cứu nạn nhân. “Những người hành hương phải tránh xa Chardham Yatra cho đến khi tình hình được cải thiện”, ông Vijay Bahuguna nói. Tại bang Himachal Pradesh, 9 người đã bị vùi lấp trong lở đất. Nhiều tuyến đường cũng bị phong tỏa, khiến chính người đứng đầu bang này cũng mắc kẹt sau khi đi vận động tranh cử tại thung lũng Sangla. Ước tính hơn 1000 du khách đang phải trú ấn tại nhiều nơi, trong đó có 800 người tại Sangla. Một số hình ảnh lũ lụt hoành hành tại miền Bắc Ấn Độ Mưa lũ khiến giao thông bị ách tắc nghiêm trọng Thanh Tùng Tổng hợp http://dantri.com.vn...chet-744177.htm
-
Cùng trên một chuyến đò ngang; Kẻ sang bến, người thì đang trở về; Lái đò lái mãi thành mê; Bâng khuâng không biết đang về hay sang; - "Nguyễn Bảo Sinh"