Về những viên ngọc hoàng trân ở Biển Nam
6/11/00
Những viên ngọc hoàng trân tin là tìm được từ biển Việt Nam. Người đầu tiên mua được là một người Ý ở Lugano tên Savero Repetto. Y thú thực mua được 6,7 viên gì đó tại Sài Gòn năm 1990. Còn ông bạn của Ben là người mua nốt số ngọc còn lại, cũng tại Sài Gòn. Nay ông đã nài được hết số ngọc từ Repetto, tổng cộng ông có 23 viên. Ông ta đang làm chủ xâu ngọc trai của hoàng hậu Marie Antoinette, vợ vua Napoleon. Xâu chuỗi này từng vào tay một triệu phú Mỹ, trả với giá 1 triệu Mỹ kim vào thời kinh tế khủng hoảng, năm 1929. Ben trố mắt, hỏi "Nếu phải chọn một trong hai, xâu ngọc trai của hoàng hậu Marie Antoinette, hoặc những viên hoàng trân Việt Nam, ông chọn thứ nào?". Ông đáp không đắn đo "Tôi chọn những viên hoàng trân Việt Nam."
Benjamin Zucker sinh trong một gia đình giàu có. Tốt nghiệp Yale, và có bằng luật Harvard. Thời trẻ ôm một giấc mơ ngày nào đó làm chủ trong tay bao nhiêu vòng vàng châu báu của ông vua bà chúa đời xưạ Giấc mơ ấy ngày nay đã thành sự thật, chỉ trừ có được một xâu ngọc trai cổ quí hiếm. Màu hồng hồng chẳng hạn.
Một buổi trưa đang ngồi ở văn phòng Harvard Club, điện thoại reọ Tiếng một người đàn ông bên kia, một người bạn là tay buôn kim hoàn nổi tiếng đến từ Thụy Sĩ, giọng hối hả:
"Có thì giờ không? Tôi mang cho ông xem cái này hay lắm".
Người gọi dùng điện thoại công cộng, một điều chưa từng xảy ra với ông bạn nàỵ Ben chịu gặp. Năm phút sau, ông ấy đi vào cửa. Tay trang trọng ôm một cái hộp quí bọc da cá sấu mở ra 23 viên ngọc trân châu màu vàng rực rỡ. Ben thốt lên như không tin mắt mình. Hai người nói chuyện bằng tiếng Pháp.
"Ngọc thật?"
"Oui"
"Trước nay, có bao giờ thấy ngọc trai vàng chưa?", Ben lại hỏị "Lần đầu".
Viên lớn nhất to hơn trứng chim sẻ, đường kính 23 mi li mét, nom giống trái quất chín, hoặc lòng trứng gà non, ưng ửng đỏ. Ông Thụy Sĩ cho biết ngọc này của Việt Nam, có lẽ ngày xưa là báu vật trong kho tàng nhà Nguyễn. Ngắm nghía hồi lâu, máu đam mê nổi lên, Ben ngỏ ý xin mua lại một ít. Ông Thụy Sĩ gạt đi "khoan đã", đề nghị trước hết Ben sắp xếp một cuộc nghiên cứu điều tra, tìm cho ra nguồn gốc và chủ nhân của những viên hoàng trân tuyệt quí nàỵ Ben, người mà giới chuyên môn xếp hạng "một nhà sưu tầm tư trang, châu báu hàng đầu của nước Mỹ". Trong đống vô số vòng vàng châu báu của ông hoàng bà chúa Ấn Độ, Ả Rập v.v..., Ben hiện làm chủ một chiếc nhẫn kim cương của một vì vua La Mã vào thế kỷ thứ 3; một viên lam ngọc (sapphire) xanh tím cực kỳ lớn, cỡ 202 carat; một viên bích ngọc (emarald) hình bát giác của nhà vua Shah- Jahan người xây ngôi đền trứ danh Taj Mahal. Nhưng đối với Ben, người nặng tâm hồn đam mê cổ ngoạn, trị giá của tiền bạc thế gian không sánh bằng nỗi say đắm cái đẹp cổ, vĩnh cữu và huyền bí trước sự thăng trầm của lịch sử loài ngườị Ben bèn nhận lời xúc tiến cuộc điều trạ Ông nghĩ phải đi sang tận Việt Nam.
Ông bạn Thụy Sĩ tạm gửi lại cho Ben khảo sát vài hôm. Ông vội mang ngay đến cho Kenneth Scarratt, một bạn thân là chuyên gia đá quí ở viện Gemological Institute of America. Ken cho biết trong đời, đã một lần thấy một viên hoàng trân như vậy, xuất xứ từ biển Việt Nam. Theo Ken, trong suốt 30 năm qua giới chuyên môn quốc tế tổng kết khắp thế giới chỉ có 4 viên ngọc hoàng trân được biết đến mà thôị Thế mà giờ ngồi trước mặt đến 23 viên, không tưởng tượng nổi!
Ben biết những viên ngọc vàng này rất cổ. Ken Scarratt đã nhận ra những vết li ti của tuổi thời gian, dấu lạc tinh vì đã qua tay bao đờị Ngọc ưng ửng đỏ màu huyết tẩm, lên nước cổ. Ben đã tìm đọc đâu đó biểu tượng thiêng liêng của vua chúa An Nam là đôi rồng đuổi theo một trái châu bốc lửa, thường trang trí trên những món đồ sứ trân ngoạn Blue de Hue tuyệt vờị Như thế Ben càng say đắm khi thấy mình đã giữ trong tay một báu vật mà bao đời tưởng chỉ có trong huyền thoại, màu vàng rực lửa. Các nhà đông phương học xưa nay chưa ai ngờ điều này, lẽ giản dị có ai được nhìn tận mắt đâu!
Ben sắp xếp chuyến đi Việt Nam cùng với hai người bạn Derek Content, một học giả về đông phương, và James Traub một nhà báo. Họ đặt chân trước tiên đến Hà Nội vào ngày trước Tết âm lịch 1996. Thiên hạ đang xôn xao đón Tết. Ngoài phố nhan nhản bầy bán những cành đào, cành mai và hàng quán Tết. Chẳng còn ai nhắc đến chuyện thời chiến. Đối với người Mỹ như Ben, Việt Nam như thể cái tên của chiến tranh, chết chóc, chứ không phải một đất nước, con ngườị Những nụ cười hiếu khách không che dấu nét tiều tụy cùng khổ nhan nhãn. Hà Nội, thành phố với những ngôi biệt thự tây dọc theo boulevards như những hồn ma bóng quế của thời thuộc địa, tường vôi vàng, cánh cửa sổ xanh dương. Người được giới thiệu đến tìm gặp đầu tiên là giáo sư Trần Quốc Vươ.ng. Ông Vượng sống trong một ngôi nhà nhỏ, tràn ngập sách vở. Chủ khách tiếp chuyện nhau bằng tiếng Pháp. Khi nghe nói đến chữ "perle", "Perle flambé", ông Vượng thao thao nói đến truyền tích "Lưỡng long tranh châu". Ông nói về ngọc "lưu li" của Chàmpa phương nam. Ông tìm ra một cuốn sách cũ, rồi lấy giấy bút thảo ra nét chữ Hán thật bay bướm. Ben đột ngột hỏi" Ông có biết loài trân châu vàng?" Ông Vượng ngạc nhiên. Ông chưa hề biết.
Trang trí Lưỡng Long Tranh Châu, và Long Phượng Tranh Chậu Đám khách kéo đi thăm vịnh Hạ Long. Vùng núi nước ở đầu trang sử cổ của người Giao Chỉ, nỗi khổ nhục phả i "lặn mò ngọc trai dưới biển; kiếm sừng tê trên rừng". Trên đường đi, Ben lòng tràn trề hy vọng nơi đây sẽ giải tỏa ít nhiều sự bí mật đang truy tầm. Trước khi rời New York, Ken Scarratt cho biết loại ngọc vàng này sinh ra từ loài ốc tên khoa học là melo melo ( tiếng Việt gọi ốc tai tượng). Ốc tai tượng không đồng loại với loài trai sò, sinh ra ngọc trắng hay đen.
Cả bọn thuê một nhà khách bập bềnh trên bến nước, ngày ngày giong thuyền khắp vịnh, lân la với đám dân chài, lấy thuyền làm nhà trên sông nước. Hỏi đến ốc tai tượng, thì dân chài không ai lấy làm lạ,.. Nhưng không ai hề biết trong ốc này có ngọc. Chợt có một chiếc thuyền con vội cặp đến. Qua người thông dịch, y nói rằng y có 6 viên ngọc ốc tai tượng. Y bỏ đi rồi một chốc sau quay lại, lôi ra từ trong thùng đựng gạo trên ghe 6 viên ngọc. Có vài viên khá lớn màu hơi đục, có viên hơi vàng, và vài viên thật vàng. Y nói đây là vật báu củ a gia đình mình. Y cho biết người anh mình say mê thú săn tìm ngọc vàng trong ốc tai tượng melo melọ Theo y, tìm trong hàng trăm con ốc, may ra một con có ngọc. Sáu viên ngọc mà khổ công đến thế, huống hồ 23 viên ngọc toàn hảo, đẹp tuyệt vời, thì xiết bao công laọ Ben thầm nghĩ trong một nước Việt Nam xưa, quyền lực phú quí đều gồm thâu vào vua chúa cung đình, thì chẳng ai ngoài giới ấy, chắc chắn là chủ nhân những viên hoàng trân nàỵ
Cả bọn đi vào Huế, cố đô nhà Nguyễn. Ben tin rằng những viên ngọc này tuổi từ thế kỷ 18, thuộc kho tàng hậu Lê, về sau lọt vào tay nhà Nguyễn mà Bảo Đại là vì vua cuốị Gặp thời loạn lạc, số ngọc thất thoát ra khỏi nội cung. Nay đã không còn chiến tranh. Cựu hoàng Bảo Đại còn sống (năm 1996). Trước đây James Traub đã tự tay viết một bức thư sang Pháp cho cựu hoàng để dò hỏị Thư không được hồi âm.
Tại Huế, các ông được giới thiệu tìm đến một cụ già xưa hầu trong nội cung nhà Nguyễn. Cụ Phạm Văn Thiết hiện đang sống giữ ngôi nhà cổ của bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đạị Cụ Thiết được triệu vào cung năm 12 tuổi (1937), lớn lên thành một tay cung văn trong ban nhạc ngư.. Cụ Thiết mặc chiếc áo dài the đen, đôi bàn tay xương xẩ u xếp vào nhau, móng tay để dài theo kiểu cổ. Cụ ngồi ngay ngắn trên chiếc tràng kỷ khảm xà cừ, miệng chậm rãi hút điếu cẩm lê.. Cụ bắt đầu kể về cựu hoàng Bảo Đại đó là " một ông vua thích ăn chơi", nhưng "tính bình dân", thường phá lệ đột ngột ghé vào thăm một nhà dân nghèo, ngồi thăm hỏi tình cảnh bên chén trà nóng. Nhà vua không hoài cổ, "thích tân, chê cổ", chỉ thích đồ tây, đánh tennis. Ben đưa cụ xem hình chụp những viên ngọc vàng. Cụ Thiết nói"tôi chưa hề thấy ở nội cung".
Khắp thành phố Huế cũng không ai biết. Những tay chuyên môn, người làm ở viện bảo tàng, các tay chơi đồ cổ. Đâu đâu cũng nghe lập lại huyền tích "lưỡng long tranh châu", "Rồng chầu mặt nguyệt", hoặc những lời than vãn về chuyện thất táng của kho tàng nhà Nguyễn, trách móc tính thờ ơ của vua Bảo Đại về báu vật của tiên vương. Những viên ngọc hoàng trân, chẳng ai biết.
Chỗ hy vọng cuối cùng là Sài Gòn. Phải ghé đến đây cho đủ một vòng đất nước. Tại đây các ông gặp Nguyễn Trung Sơn, một tay sưu tập đồ cổ, một người rất am tường về kho tàng nhà Nguyễn. Sơn quả là một nhân vật có phong thái đậc sắc. Đang trong một xứ sở nghèo khổ, anh sống thơ mộng giữa những món cổ ngoạn đẹp tuyệt vời sứ Bleu de Huế. Giống như những người chơi đồ cổ Việt Nam Ben đã gặp, tâm hồn anh mơ về một quá vãng vàng son trước thời tây đô hô.. Chính nguồn gốc anh, cũng là con dòng cháu giống một quan thượng thư lớn trong triều đình Huế.
Anh có học thức và rành lịch sử, người đầu tiên kể cho các ông khách phương xa biết nhiều chi tiết về kho tàng triều Nguyễn ấn, kiếm, đồ sành sứ. Rồi anh nói về ngọc, về trân châụ "Việt Nam là xứ của ngọc trai". Anh kể cho khách nghe câu chuyện Năm 1780, vua Lê Chiêu Thống cống cho nhà Thanh 2 viên trân châu to bằng quả trứng gà. "Thế ông biết màu gì không?" Khách hỏị Anh trả lời gì đó bằng tiếng Việt rất lâu, người thông dịch chỉ nói gọn lỏn "Không biết. Vì không thấy sử chép đến".
Rời Việt Nam, Ben tưởng chừng đang bỏ ra đi cái quê hương đã sinh ra những viên hoàng trân huyền bí kia, mà dấu tích đã thất lạc ngay chính trên quê hương mình.
Về New York, ông tìm được số điện thoại tư gia cựu hoàng Bảo Đạị Ông gọị Giọng một bà đầm trả lời "Cựu hoàng thủa bé đến lớn chưa từng thấỵ Nên chúng không thuộc của hoàng gia". Cuộc tìm kiếm chưa chấm dứt tại đâỵ Ông thiết tha gặng hỏi cho ra nơi ông bạn Thụy Sĩ, kẻ đã mang đến những viên hoàng trân nàỵ Cuối cùng, cũng biết được người đầu tiên là một người Ý ở Lugano tên là Savero Repetto. Y thú thực mình mua được 6,7 viên gì đó tại Sài Gòn năm 1990. Còn ông bạn của Ben là người mua nốt số ngọc còn lại, cũng tại Sài Gòn. Nay ông đã nài được hết số ngọc từ Repetto, tổng cộng ông có 23 viên. Khi được Ben hỏi chơi vì sao muạ "Vì chúng quá quí hiếm, và đẹp như giấc mơ". Ông đáp, rồi một chặp sau, bèn kể rằng mình đang làm chủ một xâu ngọc trai của hoàng hậu Marie Antoinette, vợ vua Napoleon. Xâu chuỗi này đã từng vào tay một triệu phú Mỹ, trả với giá 1 triệu Mỹ kim vào thời buổi kinh tế khủng hoảng, năm 1929. Ben trố mắt, và hỏi "Nếu ông phải chọn một trong hai, xâu ngọc trai của hoàng hậu Marie Antoinette, hoặc những viên hoàng trân Việt Nam, ông chọn thứ nàỏ". Ông đáp không đa ('n đo "Tôi chọn những viên hoàng trân Việt Nam".
Trên đây là phần dịch bài viết nhan đề "Mysterious Pearls" (Những viên trân châu huyền bí) của James Traub trên tạp chí Smithsonian, số tháng bảy năm 1997. Tôi đã đọc số báo ấy khi được một người bạn cho biết. Khoảng mười hôm sau, bà Kathy Schulman của viện bảo tàng Metropolitan of Arts New York gọi nói về bài báo ấy, và bà quen thân với Benjamin Zucker. Bà Kathy là chị của một người bạn Mỹ thân. Bà đã nói với ông Ben về tôi, và ông nhờ bà ấy sắp xếp để liên lạc với tôi.
Một ngày chủ nhật tháng 10 năm 1997, Ben gọi tôị Giọng Ben trầm tĩnh. Chúng tôi hàn huyên về chuyến viếng thăm Việt Nam. Về vịnh Hạ Long mà tôi cùng các bạn Mỹ đến đi thuyền ở đó, kể ông nghe chúng tôi bằng phương tiện riêng đã đến thăm viếng, khảo cứu cả tuần tại núi Đọ, thuộc làng Thiệu Lâu huyện Đông Sơn, trên núi còn có những di tích rìu đá xưa 30 đến 40 ngàn năm, thời cựu thạch khí của người cổ Việt Nam. Ben hỏi về những viên ngọc vàng. Ông đã mua từ người bạn Thụy Sĩ. Như tôi có nói với bà Kathy, trong khi nghiên cứu để dịch ra Anh Văn một số sử liệu cổ Việt Nam, tôi đã khám phá được một thông tin rất quan trọng khả dĩ soi sáng nguồn gốc huyền bí xung quanh những viên trân châu vàng kiạ Trong câu chuyện tôi nhắc tới ông nghe chuyện có ba nàng con gái thuộc hàng công chúa đã chói ngời vẻ ngọc suốt từ đầu đến gần cuối dòng lịch sử dân tộc Việt Nam nàng Mỵ Châu, nàng Huyền Trân, nàng Ngọc Hân. Tôi thích thú truy tìm thêm tài liệu, có thể cung cấp cho ông. Ben rất mừng. Nhưng ngay trong buổi nói chuyện đầu, tôi đã chừng mực lưu ý Ben một điểm hồ nghi, dựa theo sử liệu Lê Quí Đôn. Ông khẩn khoản xin sao chụp những sử liệu ấy, có bản dịch Việt ngữ và nguyên tác Hán văn. Phần tôi sẽ gửi kèm bản dịch Anh văn, cùng những ý kiến nhận xét của tôi, xin chép ra đây đúng nội dung thư từ đã gửi cho Ben.
Nguồn sử liệu xin chép ra đây từ Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn viết năm 1776, mà các chính sử của nhà Nguyễn về sau, phần lớn cũng dựa theo đó, ở đoạn nói về Hoàng Sa.
"Xã Yên Vĩnh, thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa ở gần bãi biển. Về hướng đông bắc, ngoài biển có nhiều đảo và có nhiều núi linh tinh hơn 130 đỉnh. Từ trên khoảng núi ra đến biển cách nhau có chỗ một ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trên các ngọn núi, thỉnh thoảng có suối nước ngọt. Ở trong các hòn đảo, có bến cát vàng, chiều dài ước chừng hơn ba mươi dặm, bằng pha (?ng và rộng lớn, nước trong veo nhìn suốt đáỵ Ở bên các hòn đảo, có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể đến hàng nghìn, hàng vạn con, hễ thấy người chúng vẫn đậu quanh người, không hề tránh né. Kề bên bến, có rất nhiều hải vật lạ lùng. Có thứ ốc nhiều rằn mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu, trong bụng có nhiều hạt châu như ngón tay trỏ lớn, sắc đục không bằng sắc con trai châụ Vỏ ốc ấy, nếu người ta vót đẽo, có thể làm thành bia, cũng như dùng vỏ ốc làm thành vôi (để sơn quét nhà cửa)".
Lướt qua một đoạn mô tả các loài ốc khác, tiếp theo là "Ngày trước nhà Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã Yên Vĩnh bổ sung. Mỗi na (m họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai di.ch. Đội Hoàng Sa này được cấp mỗi người sáu tháng lương. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo (tức đảo Hoàng Sa). Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ được những đồ vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khốn, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong vàng, đồ chiên dạ, đồ sứ ... Họ còn lượm nhặt những vỏ đồi mồi, những con hải sâm, những hạt ốc vân (ốc tai tượng) rất nhiều.
"Đến kỳ tháng tám, thì đội Hoàng Sa ấy mới trở về cửa Eo, rồi họ tới thành Phú Xuân trình nạp các vật hạng đã lượm nhặt được. Người ta cân, khám nghiệm và định xong đẳng hạn các sản vật, rồi mới cho đội này bán riêng những con ốc vân, hải sâm, hải bạ Bấy giờ đội ấy nhận lãnh cấp bằng trở về nhà, những vật hạng lượm nhặt được ngoài biển có khi nhiều, có khi ít không nhứt định, cũng có lần họ ra đi rồi trở về không"(1).
Sự gửi người ra đảo để khai thác hải vật, có lẽ nhà Nguyễn tiếp tục thi hành theo nếp cũ của Champa, từ khi mở nước lần về phương nam. Trước Lê Quí Đôn, đã có sách Thiên Nam Tứ Chí Đồ Thư, gồm 4 quyển do nho sinh họ Đổ Bá, tên tự là Đạo Phủ soạn khoảng năm 1650-1653, cũng cho biết họ Nguyễn đã làm công việc ấy từ lâu "Họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa đông, đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, nhặt được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn (của tàu đắm trôi dạt vào). Chỗ bãi cát ấy cũng có đồi mồi".
Như thế, việc tìm kiếm những ngọc hoàng trân tại Hoàng Sa đã có từ lâu, nối tiếp công tác từ Champạ Sử liệu này là minh chứng hùng hồn quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc lãnh hải chủ quyền của Việt Nam ngay khi mở nước về phương Nam.
Ở đoạn chót, thuộc quyển 6 Phủ Biên Tạp Lục, xin trích ra đây một chi tiết rất lý thú Lê Quí Đôn chép về "ngọc"
"Xứ Thuận Hóa, có thứ ngọc gọi là "Hạc đính ngọc", giống như ngà voi, mà sắc lại vàng có hơi điểm đỏ, trông rất tinh tế, sáng sủa, tươi nhuần. Người ta dùng ngọc này để làm những cái hộp đựng hương sáp và làm chuỗi trường hạt để niệm kinh. Mang thứ ngọc ấy trong mình, người ta có thể trừ được các loài rắn rít.
"Ngọc này nguyên từ tàu tây dương đưa đến bán chứ không phải thổ sản xứ Thuận Hóa.
"Xét sách Võ Bị Chí" có chép rằng "Nước Tam Phật Tề còn có một tên nữa là nước Cựu Cảng, thường sản sinh một thứ chim là "hạc đính" lớn hơn con vịt. Não cốt (xương óc ở sau gáy gồ lên) chim ấy dài đến hơn 1 tấc, ngoài vàng trong đen, xinh tươi, đẹp mắt đáng yêụ Nước Bột Nê (không biết nước nào và ở đâu) cũng có thứ chim ấy".
Ngọc được tạc từ mỏ chim hạc đính (helmeted hornbill) tiếng Việt gọi là chim Bồ Cắt. Mỏ chim màu vàng, thật lớn và cứng, hai bên điểm màu đỏ. Nghệ nhân Trung Hoa nhất là khoảng đời Thanh trở đi rất quí chuộng mỏ chim hạc đính. Họ xử dụng nó làm chất liệu để chạm khắc nên những tác phẩm mỹ ngoạn đặc biệt nhất là khóa đai nịt, các kiểu tị yên hồ (snuff bottle) dành cho các công tử đại gia lắm tiền nhiều của.
Qua tư liệu này ta nhận thấy thế kỷ thứ 18, vào thời Lê Quí Đôn mỹ nghệ phẩm bằng mỏ chim hạc đính đã có thuyền buôn Hòa Lan bán sang Thuận Hóa qua cửa Hội An rồị Và đặc biệt trong các món mô tả, có những viên tạc tròn "để làm trường hạt niệm kinh". Nếu khảo sát ba (`ng cách kết hợp hai đoạn tư liệu của Lê Quí Đôn về ngọc vàng ốc tai voi tại đảo Hoàng Sa, và ngọc vàng tròn tạc từ mỏ chim hạc đính, ta không khỏi thấy nảy sinh một nghi vấn khá lý thú. Vì sự ưa thích của khách hàng và sự hiếm quí của loại trân châu vàng, có lẽ nghệ nhân khai thác đặc sản mỏ loài chim của núi rừng nhiệt đới Mã Lai này, để mô phỏng tạc nên những viên ngọc vàng, cho giống trân châu vàng thiên nhiên dưới đáy biển cũng nên.
Trong cuộc tiếp xúc lần đầu, tôi cũng thông báo cho Benjamin Zucker về chi tiết đáng lưu ý này dựa theo nguồn tư liệu của Phủ Biên Tạp Lục. Đầu giây bên kia một thoáng lặng yên. Có lẽ đối với ông là một thông tin rất bất ngờ. Nhân thể, trong khi chờ đợi bản dịch và tư liệu tôi gửi cho ông, tôi giới thiệu ông một số bài viết của giáo sư Alexander Woodside, một sử gia nghiên cứu Việt Nam, đọc rất rành rẽ Lê Quí Đôn, đặc biệt về Phủ Biên Tạp Lục. Hiện ông dạy tại University British of Columbia.
Bẵng đi khoảng hơn một tháng sau, ông Ben gọi lại nhà, giọng rất niềm nở và vui vẻ khác thường. Tôi đoán là sau thời gian đó ông đã nhờ chuyên gia các nơi xác định lại chất liệu, có lẽ đã tan đi cơn hồ nghị Ông hỏi tha (m tôi, có biết ở nước Mỹ, có ai sưu tập được "blue de Hue" nhiều không? Tôi biết có một số người, ông bèn đề nghị mong sao một ngày gần đây sẽ kết hợp làm chung một triển lãm các đồ sứ của triều đình Lê, Nguyễn, nhân dịp giới thiệu những viên hoàng trân hiếm quí của lòng biển Việt Nam, ở cả hai miền đông và tây nước Mỹ. Lần đó, tôi kể ông nghe chuyện nàng công chúa Huyền Trân, cắt nghĩa tên nàng là viên "trân châu đen". Người Việt Nam như tôi vẫn thắc mắc không biết vô tình hay cố ý, cái tên của nàng phổ vào duyên số phải cưới gả về một ông vua Chàm. Hoặc tên nàng đặt cho sau cuộc hôn nhân? Tôi nói với ông rằng tôi tưởng đoán trong quà hỏi cưới nàng, đời sau chỉ biết nước vua cha được dâng hai châu Ô, Lý, biết đâu của lễ còn có thêm những viên ngọc huyền trân cực kỳ quí hiếm mà Chế Mân tặng riêng cho nàng? Ông nói đùa "Chúng ta sẽ đi tìm".
Khi thăm nước tôi, các ông nhận xét rằng những nụ cười thân ái không che dấu được nỗi nghèo khổ. Nhưng các ông nên biết đó là nụ cười của đám con giòng cháu giống lỡ vận, bất đắc chí của mẹ trân quí Mỵ Châu, Huyền Trân, Ngọc Hân v.v... Huyền sử Việt Nam thơ mộng và triết lý sâu trầm. Đọc nó phải hiểu ngược lại; người đẹp Mỵ Châu là hóa thân của loài trân châu Việt; và lòng tham của phương bắc hiện thành Trọng Thủy (nhà Tần xâm lăng xuống phương nam vì tham ở đấy có nhiều ngọc châu- sách Điều Thị Lục Châu Ký). Ngày trước người ta đã gọi mảnh đất ấy là Ấn- Trung Indo-Chine cũng phảị Vì Mỵ Châu đã bị Trọng Thủy chiếm đoạt; và Chế Mân đã lấy được Huyền Trân.
Tự bao giờ đến bây giờ, nước Việt như người con gái cứ bị mãi ép duyên với các chủ nghĩa ngoại laị Nhưng cái lõi tâm linh, cái nét tâm hồn, giống như viên trân ngọc ẩn trong vỏ ốc. Và đã là trân ngọc, thì không cháy được trong lửa.
Nguồn: viettrade.net
Người đăng: Tí Lười
Người sửa: Tí Lười;