vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
Có Vô cực không ?. Vậy Vô cực thế nào ?. Trong hình Thái cực thì Vô cực có được thấy không ?. Tại sao ?. Chỉ cần thế thôi, đủ biết là không nắm được Thái cực, và từ Thái cực sinh Lưỡng nghi thế nào, Tứ tượng hình thành ra sao, bát quái từ đâu mà ra ?. thân ái.
-
kyte nói như vậy là không khéo rồi. Thử tưởng tượng xem nhé !. Một người tự nhiên cầm đến đưa cho anh 64 quẻ. Nhưng miệng ngậm hột thị, ngay cả ú ớ cũng chẳng có. Xong !, quay đít đi luôn. Anh sẽ làm gì với người đó ?. Đuổi theo đấm cho nó một quả vào mồm, cho nó há mồm ra, xem nó có lưỡi không ?. Hay chạy theo nó, kiểm tra xem nó có phải là thằng điên không ?. Hay là bắt lấy nó, vì nó đã vi phạm nhân quyền - do nó trêu ta, làm mất thì giờ của ta, ...? Hay là tri hô công an bắt lấy nó hoặc làm gì đó cho nó sợ, nó phải kêu thét lên, để ta có thể chứng minh được rằng Nó không có Câm !. Nó mà là không điên, không câm, nghiêm túc. .. thì nó sẽ giải thích rằng: tại vì 64 quẻ này không có Lời. Nên Tôi mới không có Nhời !. Vậy thôi !. Vậy thì rõ ràng, những gì ta bực tức về người đó, ắt hẳn bây giờ phải trút lên "đầu" thằng Dịch này chứ !. Đúng là thằng Mắc Dịch !. Phải không ?. Hay là bảo, nó không có Lời, mà nó có Đức, có Công ?. Xạo à nghen !. Không có lời, sao Thị được Đức ?. Hiển được Công ?. Xòe bàn tay, còn thấy mạch máu nổi, huyết đang dịch chuyển. Chứ xòe 64 cái quẻ, anh thấy gì, nếu không lập Ngôn ?. Ấy gọi là ngụy biện đó. Chẳng qua là vì, vốn đã không hiểu, hệ thống không có, cóp nhặt. Khi thuyết trình thì thao thao bất tuyệt, nhưng khi bị vặn thì ... bla bla ...tịt. Thân ái.
-
Câu ca dao: Bầu ơi thương lấy Bí cùng .... Nếu Tôi nhớ không lầm thì vế sau là: Tuy rằng khác giống nhưng chung một Giàn. Còn vế trước của câu: Gà cùng một mẹ chớ hoài Đá nhau, là gì Tôi không nhớ rõ !. Có ai viết cụ thể dùm tôi, và nhờ BQT treo dùm bài trên lại để Tôi đính chính sau đó đăng lại. Xin lỗi các Bạn quan tâm về sự sơ xuất này. Mặc dù sự minh triết, về nội dung phân tích không khác nhau bao nhiêu, nhưng tính chặt chẽ và sự logic thì cần được chấn chỉnh. Thân ái.
-
Nói qua về hai chữ Minh Triết !. Tây phương không phải là không có minh triết, nhưng nếu hiểu hai chữ minh triết như vị giáo sư nọ thì đúng là họ không có thật, hay nói cách khác là họ không ý thức được là họ có minh triết. Thực chất, đông phương không có hai chữ minh triết, đó chỉ là sự du nhập ngôn ngữ vào thời cận đại mà thôi. Đúng như anh Thiên Sứ nói, người đông phương nói đến Lý chứ không nói đến Triết như một thứ triết học, mà họ nói về Lý cao sâu hơn về Triết. Xem Triết chỉ như là một Từ vựng cần thiết chứ không mang tầm tư tưởng lớn lao như từ Lý. Nên Minh Triết khi được xem như là một phạm trùy nhận thức thì tự nó đã được nâng lên tầm vóc mới, và do đó xét về nguồn gốc du nhập, nó đã không thể được xem như là ngôn ngữ Dịch - chuyển ngũ - được nữa. Cũng như người ta không thể dịch được cụm từ: âm dương ngũ hành vậy. Đông phương học, đã nói Lý thì phải có Đạo, bất Đạo thì vô Lý. Mà không có Lý, vạn vật sẽ không như là Nó nữa, sẽ không có tồn tại và phát triển. Nhưng khi nói Minh Triết, về nhận thức, Minh là tri kiến, Triết là đi đến tận cùng của sự vật. Vì thế Minh Triết có thể hiểu nôm na là tri kiến tới cái tận cùng của Lý. Bởi vậy, nó thoát ra khỏi cái bản thân là Nó mà tiếp cận tới tất cả những cái thuộc về Nó và Liên quan đến Nó. Nên không thể nói Minh Triết tách rời với Triết học được, cũng không thể nói Minh Triết là cái gì đó độc lập với mọi vận động của xã hội. Vì lẽ đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy sự minh triết Việt đã hòa lẫn tự nhiên trong đời sống nhân văn. Như câu: Bầu ơi thương lấy Bí cùng, Gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Tưởng rằng đó chỉ là một câu thơ có vần có điệu, hay chỉ như là một lời khuyên nhủ của bậc tiền bối khi dạy con cháu ?. Nhưng không phải, đó là Đạo lý của Dân tộc Việt. Cái Đạo Lý âu cơ trăm trứng, Bầu Bí chỉ là cặp âm dương, giao hòa với nhau như âu cơ và lạc long quân, rồi thì 50 người con theo Mẹ 50 người con theo Cha đi mở nước, chứ đâu có phải là kẻ lên rừng người xuống biển để mà biển trời cách mặt, đâu phải là chỉ nói đến sự xa cách yêu thương, mà đó chính là sự nghiệp dân tộc, sự nghiệp mở nước Văn Lang, một quá trình dài của lịch sử mở nước đã nằm trọn vẹn trong câu ca dao đó. Như xuất phát từ đó mà thấy rằng âm dương hài hoà, tương phối thì vạn vật sinh, nhờ đó là nảy nở, phát triển, thì âu cơ Lạc long quân cũng là một Cặp, kẻ lên rừng, người xuống biển , dù đi đâu, thì tính Cặp đó vẫn còn nguyên vẹn, sự tương phối vẫn còn, nên nói lên rừng xuống biển là sự mở nước. Dẫu có xa nhau ngàn dặm thì vẫn là người trong một nước phải thương nhau cùng, đó cũng là ý nghĩa của Gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Như dặn dò con cháu hãy nhớ cùng chung một gốc, dẫu có xa nhau thì cũng là cùng một mục đích của sự phát triển và trường tồn của Dân Tộc Việt mà thôi. Đạo Lý âm dương và sự tương phối giao hòa là quy luật phát triển muôn đời, đó là Triết học, và nó đã tự nhiên đi vào nhân gian bằng hình ảnh rất đơn sơ và mộc mạc Bầu và Bí cùng chung một Giàn, đó là huyết thống - cùng dòng, dẫu có xa nhau cũng chỉ là vì sự phát triển của nhau mà thôi. Cái lẽ sống đó, đó chính là cái đạo lý làm người của Dân Tộc Việt - mà ngay người TQ cũng không rõ tàng bằng. Đó chẳng phải là Tiền Nhân Việt với âm dương ngũ hành nằm sâu trong tâm khảm dân tộc, nó ngấm vào máu đến nỗi qua bao cuộc bể dâu cũng không thể nào mất đi được. Ngoại xâm có thống trị, thì cũng chỉ có thể thống trị bằng Luật của kẻ mạnh, chứ làm sao đào xới, tiêu hủy được cái nền tảng âm dương ngũ hành, cái nền tảng triết đông đã ngấm sâu vào hồn, vào máu dân tộc Việt này được ?. Đó là minh triết đó, muốn hiểu được nó, phải có Đạo Lý. Không hiểu được nó, thời có muốn tiêu diệt nó bằng sức mạnh, muôn đời không Diệt được !!!. Nhưng ngay bây giờ, dù có hiểu mà muốn diệt được nó, cũng không thể diệt được. Vì sao ?. Bởi vì Đạo Lý âm dương ngũ hành đã là của Tộc Việt rồi. Người xưa nói: Cha nào con nấy, hổ phụ sinh hổ tử. Cái Gốc của dân tộc Việt là đạo lý âm dương ngũ hành , từ đó mà làm nên văn hóa Việt, truyền thống Việt, thì dù có ai đó ăn cắp, vị tất đã ăn cắp nổi lòng yêu nước của Dân Tộc Việt đã được hun đúc, nuôi dưỡng từ đó !!!. Còn lâu, lâu lắm, có lẽ đến hết đời, vị giáo sư kia cũng không hiểu nổi đâu, không thể hiểu thế nào là Minh Triết . Ai đó, tự nhận là Học Giả, đi cùng với Vị giáo sư kia nhằm tìm ra một cái thứ gọi là : Định nghĩa về Minh Triết. Thì đúng là trống rỗng về đầu óc, thiển cận về tư duy và không có một tý gì về nhận thức lý học đông phương !. Và ta mới lật lại rằng: Tây phương có minh triết không ?. Thưa rằng có, nhưng nó mà đem so sánh, dù chỉ là một góc rất nhỏ, như với câu ca Bầu Bí trên kia, cũng đã thấy vênh nhau một khoảng cách quá xa. Nhưng nó vẫn là Có. Thế mà Giáo sư lại bảo rằng Không mới chết người không chứ !. Thật vậy . Nói đến tính Phổ quát. Mà lại nói về tính đặc trưng, như các nền văn minh khác nhau thì thật là thiển cận. Như đã nói về Đạo Đức. Nhưng thôi, nay không nói nữa, kẻo lại bảo, chỉ có mỗi phạm trù đạo đức thôi à ?. Thưa không đâu, này nhé: Nhân quyền chẳng hạn . Thấy ngay phạm trù nhân quyền mang tính phổ quát !. Ai dám bảo là không !. ai dám bảo là mang tính đặc trưng của từng nền văn minh !. Nhân quyền là bình đẳng - điều kiện tiên quyết để nhân quyền tồn tại. Bình đẳng kéo theo sự tự do, bất luận ở nền văn minh nào, vi phạm sự tự do là vi phạm nhân quyền. Nói nôm na, nhân quyền là quyền con người. quyền con người là quyền sống, quyền được làm một phần tử trong cõi nhân sinh. Đó là Đạo Lý. Mà đã nói tới Đạo Lý thì đó chính là Đạo đức khi được thể hiện ra bởi một nền văn minh xác định. Cho nên nói: Văn minh không phải là phổ quát, nhưng nhân quyền là phổ quát, bởi vì nó tồn tại trong mọi nền văn minh . Câu ca dao trên, đó chẳng nói tới Nhân quyền đó sao ?. Thấy không, minh triết Việt nó thấm đến tận chân tơ kẽ tóc của đời sống nhân sinh đó. Nó khuyên người ta hãy tôn trọng nhau, thương yêu nhau trong cùng một phạm trù Dân Tộc. Hãy lấy Dân Tộc làm trọng. Đó là cơ sở để mọi cá nhân Việt sinh tồn !!! Thấy chưa, hỡi vị Giáo sư !. Đã thấy minh triết Tây chưa ?. Cũng đã thấy trong sự so sánh với minh triết Việt chưa ?. Xa nhau lắm phải không ?. Minh Triết Tây thì thô thiển, Minh Triết Việt thì sâu sắc mà tinh tế, đầy tính nhân văn !!!. Thân ái .
-
Chúng ta hãy lần lượt xét từng vấn đề mà ngài giáo sư đề cập đến: Vấn đề cái ác và tiêu cực. Vị giáo sư đó nêu: "Négatif" trong tiếng Pháp là một từ có hai nghĩa, thứ nhất là những phẩm chất xấu, tiêu cực, thứ hai là chức năng phủ định. Trong tiếng Việt, hai nghĩa này diễn đạt bằng hai từ khác nhau, từ "tiêu cực" và từ "phủ định". Tôi sẽ trình bày về khái niệm Négatif. Nghiên cứu về 3 chủ đề nói trên, tôi thấy chúng có chung một vấn đề mà tôi gọi là cái Tiêu cực. Hiện nay, có một luồng tư tưởng cho rằng tiến trình của thế giới là đi đến một thế giới mà trong đó, tất cả những cái Tiêu cực đều bị loại trừ một cách dễ dàng, chỉ còn lại toàn bộ những cái tích cực. Điều đó thể hiện khát vọng loại trừ hết cái Tiêu cực, chỉ còn cái Tích cực (cái tích cực ở đây là hoà bình, hữu nghị, hợp tác, là tất cả những cái tốt đẹp mà chúng ta mong muốn). Nhưng tôi cho rằng có lẽ không nên có một khát vọng như vậy. Trước khi bàn đến cái khát vọng đó, tôi sẽ trình bày sự phân biệt hai khái niệm cái Ác và cái Tiêu cực. Công việc của tôi là công việc của một nhà Triết học nên trước hết phải phân biệt rành mạch các khái niệm. Cái Ác và cái Tiêu cực trong cách dùng hiện nay vẫn có sự lẫn lộn. Chúng ta phải đối lập giữa một bên là cái Ác, một bên là cái Tiêu cực. Khái niệm cái Ác là ý niệm đạo đức, còn khái niệm cái Tiêu cực là ý niệm chức năng. Cái Ác là ý niệm đạo đức thì nó dẫn đến một khái niệm khác là "Chủ thể", còn cái Tiêu cực là ý niệm chức năng thì nó dẫn đến khái niệm "Quá trình", dẫn đến sự suy nghĩ về quá trình. Cái Ác gắn với khái niệm chủ thể thì người ta nghĩ đến việc loại trừ cái Ác, còn cái Tiêu cực gắn với khái niệm quá trình thì người ta nghĩ đến việc đưa nó gia nhập vào quá trình. Trong quá trình đó có những phương diện gắn bó với nhau. Ở đây, tôi xin trích dẫn một câu của Héraclite: "Cái đối lập luôn tham gia vào sự hợp tác". Ý niệm cái Ác gắn với truyện kể, chẳng hạn câu chuyện Adam và Eva trong Kinh thánh kể về cái Ác thông qua hình ảnh con rắn. Như vậy là cái Ác có tính kịch, còn cái Tiêu cực không được kể mà nó được miêu tả, có sự miêu tả thế giới, miêu tả cái toàn bộ. Trong cái toàn bộ ấy người ta miêu tả những phương diện khác nhau và miêu tả sự hợp tác của chúng với nhau. Hai ý niệm này dẫn đến hai hình ảnh. Ý niệm về cái Ác thì dẫn đến hình ảnh bậc Thánh, còn ý niệm về cái Tiêu cực thì dẫn đến hình ảnh bậc Hiền giả. Như vậy, cái Tiêu cực đối lập với cái Ác, còn Hiền giả đối lập với Thánh. Vị Thánh là nạn nhân của cái Ác, và tìm cách chạy trốn khỏi cái Ác. Còn bậc Hiền giả thì không phàn nàn mà ngắm nhìn thế giới, tìm cho ra tương tác giữa các phương diện, các nhân tố tạo ra quan hệ ấy. Sự đối lập giữa hình ảnh vị Thánh và hình ảnh bậc Hiền giả dẫn đến những thái độ khác nhau trong cuộc sống và trong Triết học. Làm theo hình ảnh vị Thánh thì tìm cách thoát khỏi cái Ác, còn làm theo hình ảnh bậc Hiền giả thì tìm cách để dung hoà những cái đối lập trong một toàn thể. Vậy là ở đây lại có thêm một đối lập nữa. Gắn với hành vi, cách cư xử của vị Thánh là sự cứu rỗi để thoát khỏi cái Ác, còn bậc Hiền giả thì không tìm cách cứu rỗi để thoát khỏi cái Ác mà nhìn thế giới trong cái toàn thể, tìm cách thấy được mối quan hệ giữa cái Tích cực và cái Tiêu cực. Ta có thể kết luận rằng: Vị giáo sư này quan niệm rằng : Cái tiêu cực là đối lập với cái ác !. Và đó mới là vấn đề. Thưa rằng, quan điểm đó là Sai hoàn toàn !. Và nếu nó là Sai, thời các lập luận của vị đó buộc chúng ta phải đặt vấn đề. Thật vậy, khi nói đến cái Ác, ngay từ đầu vị giáo sư đã đề cập thẳng đến bản chất của cái gọi là Ác. Rõ ràng, và rất dễ hiểu, khi nói tới cái Ác, tự nhiên nhất, chúng ta phải đứng trên cái Thiện mới có thể đánh giá được Nó là cái Ác !!!. Nếu không có cái Thiện, thì cái bất Thiện là không thể phân biệt được. Cũng như cái Xấu, nếu ta không có cái Đẹp để so sánh, lập tức xấu hay đẹp ta không thể phân biệt được. Vì thế, bản chất của cái Ác, hay cái Xấu là có tính Nhị nguyên, vốn nó đã là như vậy. Mà nói tới Nhị nguyên, thì phải đề cập tới phạm trù về Cặp đối lập. Cái Ác thuộc về cặp đối lập Thiện - Ác. Làm sao có thể đối lập được với cái Tiêu cực được !. Đó là nói chuyện ngay trong nội tại của thế giới Triết Tây. Chứ liên hệ với Triết Đông thì vị giáo sư này hiểu cái Ác còn i tờ tờ i ... ti lắm. Thế giới Vốn nhị nguyên âm dương, có bản chất đối lập, nhưng tương đối. Bởi vậy, Thiện và Ác là một cặp đối lập, Tiêu cực và Tích cực là một cặp đối lập khác. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau, chúng phân biệt đến nỗi đông phương học đã lưu tâm đến và tự nhiên nhất đã thiết lập nên một hệ thống triết học hoàn chỉnh. Không có chuyện cái Ác và cái Tiêu cực làm thành một cặp phạm trù đối lập được. Nói rằng Thiện là Dương thì Ác là Âm đối lập với nhau, Tích cực và Tiêu cực là đối lập, có bản chất hành vi, cũng được phân loại âm dương. Như vậy, lý học đông phương, tự thân nó đã phân biệt từ sơ khởi Thiện và Ác là khái niệm, Tích cực và Tiêu cực là hành vi. Cả hai cặp phạm trù đó muốn phân biệt là phải gắn với một Chủ Thể xác định. Như Thiện và Ác thì phải gắn với Đạo Đức, Tích cực và Tiêu cực phải gắn với sự "Phát triển" - đó là một hành vi !!! Như Ta đã biết, đã là âm dương thời phải có Tứ tượng !. Tức là âm dương phải có chuyển hóa thì thế giới mới nảy sinh, tồn tại và phát triển. Do đó, tự thân nó, cái Ác làm nền cho sự tồn tại của cái Thiện và ngược lại. Nhờ song hành mà phát triển. Thế giới muốn tốt đẹp, cái Thiện là phổ biến thì phải có cái Ác thể hiện, Đạo đức chính là động lực "dẹp" bỏ cái Ác, nhưng muốn cái Ác bị dẹp bỏ thì cái Thiện phải hiện thực. Tức là Đạo đức được Thể hiện. Như thế ta thấy sự giao hòa, chuyển hóa giữa cái Ác và cái Thiện để phát sinh ra Đạo Đức. Sự tương giao, chuyển hóa thiện ác mới cho ta có cái Đạo đức, hay nói cách khác, khi cái Thiện chế cái Ác thì đạo đức mới được thực hành. Cho nên, người ta mới thấy cái Đạo Lý của nó. Vì vậy, Đạo là ở chỗ khi ta thấy cái Lý chế hóa của thiện ác thì Đức thể hiện. Nên mới có Đạo Đức là vậy. Cho nên Ta thường thấy nói: Có hành được Đạo thì cái Thiện mới hiện thực, mà có cái Thiện thì mới thấy được cái Đức. Minh Triết của Đạo Đức là thế, trong đời sống của mọi xã hội, có xã hội nào mà không có hai chứ Đạo Đức hay không ?. Sao dám bảo không có minh triết tây phương ?. Chỉ có khác ở chỗ, minh triết đông phương thì thấu tỏ cái gốc của nó là Đạo, còn tây phương thì không, bởi cái gốc không có, nên cái nền minh triết đó nó mới cằn cỗi, và người ta phải lấy cái nền văn minh cơ học, hay thậm chí cái gọi là khoa học hiện đại ngày nay để lấp lỗ trống mà thôi. Cũng từ đây, Ta thấy nổi lên cái gọi là Phổ Quát. Rõ ràng Đạo Đức có giá trị phổ quát. Hãy hiểu Phổ quát như là một sự tổng quát một quan niệm, một khái niệm hay một hành vi, cũng như một giá trị, nào đó mang tính tất yếu. Thế tất, rất rõ ràng, Đạo Đức có một gái trị phổ quát. Bởi tính phổ biến của nó và giá trị nền tảng của nó trong mọi cơ cấu và phát triển của mọi xã hội. Ai dám nói cái Phổ quát không phải là phổ biến, mang giá trị đặc trưng ?. Thật là buồn cười khi vị giáo sư đề cập phổ quát như là : Triết học sau Kant trong việc giải thích những hành động, những ứng xử cá nhân thì họ tìm những động cơ cá nhân, những động cơ đặc biệt và một khi như vậy thì bản thân khái niệm phổ quát không có tính phổ biến, nó chỉ có giá trị trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bản thân khái niệm phổ quát nó có tính chất đặc biệt, người ta cứ đinh ninh rằng khái niệm phổ quát là có tính phổ biến nhưng với sự phát triển của nó thì khái niệm phổ quát không phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội, lĩnh vực đạo đức. Như vậy, bản thân khái niệm phổ quát là không phổ biến. Đặc biệt thế hệ chúng tôi thì tôi cảm nhận rất rõ vấn đề này. Ví dụ, người phương Tây thì cứ đinh ninh rằng văn minh phương Tây là phổ biến nhưng đến thế hệ chúng tôi thì tôi thấy rằng, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác, những nền văn minh này cũng chính đáng như nền văn minh phương Tây. Tức là văn minh phương Tây không phải là cái phổ biến cho toàn nhân loại, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác. Đó chẳng qua là sự nhầm lẫn khái niệm, phổ quát và đặc trưng. Bởi vì không hiểu gì về Đạo, nên mới có sự nhầm lẫn như vậy !. Sơ lược như vậy, để chúng ta hiểu cái giá trị nhân bản và sâu sắc của triết học phương đông. Chỉ có một nền triết học toàn diện như vậy, mới có thể nuôi dưỡng một Minh Triết và gắn liền với không gian, thời gian cũng như lịch sử và tiến trình văn minh của con người Việt Nam. Rất tiếc, thời đại nay, chúng ta, những con người VN, mà thể hiện cao nhất ở các vị Học Giả (hình như không Thật) lại rất u minh với chính nền triết học và minh triết của Dân tộc !. Thân ái .
-
Không lẽ các bậc Trí giả VN hiện đại có thể "tiêu hóa" được những Kiến thức như thế này chăng ?. Luận giải của vị giáo sư này Sai nhiều quá. Hiểu biết về minh triết lại quá sơ sài !. Có lẽ cũng phải có một vài phản biện để vị giáo sư này Thấy được vấn đề !!! Thân ái.
-
Anh suy cái kiểu gì vậy ?. Anh sai mà lại bảo người ta Sai là sao ?. Đây này: ví dụ nhé. 2[m]/4 = 64[m]/128 thì theo anh suy luận sẽ có 2[m] = 64[m] và 4 = 128 chứ gì ?. Anh có thấy cái sai chưa ?. Thân ái .
-
Như đã có lần tôi trình bày, Đông phương học trọng chứng tập, Tây phương học trọng logic. Điều đó có nghĩa là có phân biệt nặng nhẹ, chứ không tuyệt đối hóa rằng chỉ có Ngộ, hay chỉ có Logic. Điều này không phải là do tự phát, nói nhăng ra như thế. Mà đó là do bản chất của hai nền lý học. Tư hơn hai ngàn năm trước, các nhà đông phương học - hay triết gia đông phương, đã nhận ra được giới hạn của ngôn từ trong việc nhận thức thế giới. Cái điều mà ngày nay, khi thuyết tương đối và lượng tử xuất hiện, các nhà vật lý cũng như triết gia hiện đại cũng nhận ra rằng có sự giới hạn của ngôn ngữ. Và đều đi đến thống nhất đánh giá cao, mang tính nền tảng của sự Chứng ngộ !. Song luôn phải nhớ rằng, Logic cần phải "tiệm cận" tới sự chứng ngộ và luôn đồng hành với nó . Chứ không ai hiểu Bất khả tư nghi là chẳng thể nói, rồi Câm luôn !. Bởi thế, trong mọi nghiên cứu Lý học đông phương, luôn đòi hỏi tính Lý luận cao, nhưng không có Ngộ tính, thời các Lý luận đó sẽ dễ dàng trở nên vô giá trị. Cũng có thể hình dung tình trạng này như trong Vật lý. Nếu chỉ có Vật lý lý thuyết mà không có Vật lý thực nghiệm minh chứng, thì mọi lý thuyết vật lý sẽ chỉ là những công trình trên giấy, lâu dần mãi mãi không được chứng nghiệm, thì dù có hay ho đẹp đẽ đến mấy cũng sẽ được "vinh dự" đi vào sọt rác. Nên câu nói: "chẳng lẽ ai cũng phải Ngộ" chẳng lẽ lại có thể có người kém hiểu đến thế chăng ?. Nếu người hiểu như vậy mà làm công tác nghiên cứu, thì thật là tai họa. Bởi chí ít, cũng làm mất khối thời giờ của Bạn đọc. Thân ái.
-
Chào Trang Lon. Phản biện có hai dạng, phản biện chân chính và phản biện bất chính. Sự phản biện chân chính là hành động để làm sáng rõ học thuật. Có tác dụng, đối với tác giả công trình sẽ có cái nhìn rộng mở hơn, sâu sắc hơn, ...từ đó tiến đến gần chân lý hơn. Tính đúng đắn của công trình nghiên cứu sẽ được đảm bảo hơn. Sự phản biện bất chính là sự phản biện nhân danh phản biện để thực hiện mưu đồ bất chính, hay cá nhân, ... Vì thế, đánh giá thái độ của sự phản biện sẽ là kết quả của nhận thức về phản biện đó. Trạng Lợn phán xét như trên, có nghĩa là đã xem sự phản biện trên của Tôi (bởi vì mới chỉ có mỗi tôi phản biện trong chủ đề này) là sự phản biện bất chính ?. Nên mới nói biến âm từ Hà đồ thành Hồ đồ ? Vậy hãy xem, sự phản biện này là chân chính hay là bất chính !. Nếu không có bài phản biện của Tôi, liệu các Bạn có thể thấy các vấn đề được nêu ra không phải là của bạn Kyte ?. Hóa ra nó là từ một cuốn sách !. Từ đó, Tôi hẳn có thể khẳng định rằng, nếu các Bạn được đọc cuốn sách đó, các bạn sẽ hiểu được sâu hơn những gì Kyte viết, đúng không ?. Đáng lẽ ra, sự trao đổi nên tiếp tục, nếu cần để các bài viết được mạch lạc, tập trung, có thể Tôi sẽ chủ động, hay được yêu cầu tạm dừng. Để Kyte có thể trình bày cho đến khi kết thúc. Nhưng đáng tiếc, mới sơ giao, đã vội dừng. Đó là thái độ của cá nhân, chứ đâu phải là thái độ đối với một sự phản biện chân chính !. Nếu chỉ dựa vào câu Văn vương hồ đồ, mà bảo đó là phản biện bất chính, thì e rằng bất hợp lý. Bởi vì, Theo những gì tôi biết, văn vương đâu có làm cái việc như vậy. Nó vô lý đùng đùng, rất ấu trĩ. Để đến nỗi, Tôi phải thốt lên, văn vương hồ đồ - đó là lối nói thậm xưng - chứ đâu có nói văn vương hồ đồ !. Như vậy, ai mà dám nói thay Văn vương, bảo Văn vương vứt bỏ số 10, thì đúng là hồ đồ thật chứ còn gì nữa. Vì thứ nhất, Văn vương không vứt bỏ số 10, nay ai đó, vì muốn "bảo toàn tính chân lý" mới gán cái sự ấu trĩ đó cho Văn vương. Thì cái sự Gán đó, đúng là hồ đồ, mà nói hồ đồ là còn nhẹ quá. Cũng là để nó không làm hỏng đi tính chân chính trong phản biện !. Nên nói, nếu như Kyte dừng lại, thì đó là do tình trạng cá nhân, chứ liên quan gì đến chuyện phản biện hay không phản biện ở đây ?. Nếu liên quan thật, thì lúc đó lại khác, tất người đọc lại phải đánh giá chủ nhân Topic bằng con mắt khác !. Đã gọi là học thuật, hay muốn trình bày học thuật, lẽ tự nhiên, muốn tránh phản biện, thì phải nói trước. Hoặc không muốn cho ai phản biện, thì cũng tự nhiên nêu rõ. Đâu có đụng chạm đến ai mà phải ngại ngùng !. Nay có bài phản biện, mà chỉ vì thế đã phải ngững, thì không đáng !. Nếu thế, giá trị của công trình, vị tất đã hay ?. Thế thôi nhỉ !. Hy vọng, sau bài này của Tôi, chủ nhân Topic cứ tự nhiên trình bày. Tôi xin miễn tham luận. Thân ái.
-
Chào Kyte. Bạn dừng chủ đề luận quẻ rồi à ?. Sao thế bạn ?. Đành rằng, như bạn nói, Kinh Dịch lớn quá . Thì như Bạn nói, trình bày cách luận quẻ theo kinh nghiệm, hay những gì mà bạn chiêm nghiệm được. Vậy thì có gì mà gọi là lớn đến nỗi bạn không thể, hay khó khăn trình bày đâu nhỉ. Ngay bài đầu, Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng độc đáo và hay. Hy vọng việc bạn dừng lại không phải vì bài phản biện của Tôi chứ !. Bởi vì, Tôi phản biện bài bạn trình bày về ha lạc, mà ở đó, ngay đầu đề, bạn đã có nói rằng nó không liên quan đến bài luận quẻ . Sau đó, theo như cách hồi âm của bạn thì những gì tôi phản biện lại không phải là của bạn, mà là của người khác. Vậy chắc việc bạn dừng không phải là lý do đó, phải không ?. Mà chỉ vì Kinh Dịch lớn quá ?. Vậy thì Bạn đừng viết ở dạng cơ bản hay tổng quát, mà đi thẳng vào vấn đề mà Bạn tâm đắc. Như thế, chắc nhiều bạn quan tâm sẽ dễ lĩnh hội, đồng thời bài viết của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Đúng không Bạn ?. Thân ái.
-
À ! Còn chuyện "văn vương bỏ số 10" có hồ đồ hay không ?. Thì nếu cứ cố ấn Hậu Thiên Bát Quái phải là suy từ Hà đồ mới được thì bỏ đi số 10 đúng là Hồ Đồ . Bởi vì bản thân HTBQ, đâu có số 10, mà cứ đòi đi từ Hà đồ nên mới cơ sự như thế, mới bị vặn cho như vậy !. Chứ Văn Vương đâu có bảo là Lạc thư đi từ Hà đồ đâu !!! Thế cho nên, một số người, cứ tưởng bở, nên thích cho số 10 hay bỏ số 10 đi làm cái chuyện động trời, phát minh ra Kinh Dịch. Rồi lại còn có Tiên nho cho rằng, Thánh nhân vẽ ra Đồ - Thư rồi từ đó làm ra Kinh Dịch ?. Thế mới đáng ngại cho hậu học chứ !. Kèm thêm hai chữ Thánh Nhân, hay Tiên Nho, thế là hậu học sợ toát mồ hôi, chả dám bàn về cái sự nói "bậy" của thánh, của tiên. Gần đây, lại còn có ông Hồ Kính quốc ở tận Đài Loan, còn trình bày sự suy diễn Hà đồ ra Lạc thư mới "sợ" chứ. Nhưng đọc thấy buồn cười lắm. Đáng tiếc lại là Sách mới ác chứ. Ở tận Đài Loan lận, chịu rồi !. Thân ái .
-
Chào bạn Kyte. Cám ơn bạn đã hồi âm . Nhưng như vậy, té ra những gì bạn viết mà tôi có thắc mắc lại không phải là của Bạn ?. Mà là lấy từ sách của tác giả Nguyễn Hữu Lượng ?. Không sao cả . Chỉ tiếc là Tôi không có cuốn sách đó và tác giả NHL không xuất hiện ở đây !. Nhưng nếu trong cuốn sách đó, có đúng những ý tưởng như bạn đã viết, thì cuốn sách này cũng cần được xem lại và đánh giá đúng - sai !. Bởi vì rất đơn giản, nếu Đồ Thư hai đồ mà được thấy như thế thì nói thật, tư tưởng ấu trĩ quá. Sơ hở nhiều quá. Trên diễn đàn này, có nhiều người bàn về đồ thư còn sắc sảo hơn nhiều !. Còn nếu đó là lời bàn của các Tiên nho thì thật là Kinh dị chứ không còn là Kinh dịch nữa !!! Để lức nào Rỗi, Tôi dở lại lời bàn của Tiên nho từ cuốn Kinh dịch do Ngô Tất Tố Dịch ra bàn lại mới thấy ở đó cũng Kinh dị, chứ đừng nói là ở chỗ ông Nguyễn Hữu Lượng !!!. Một lần nữa, cám ơn bạn nhiều !. Thân ái .
-
Chào anh Kyte. Bài viết của anh thật hay. Có nhiều ý tưởng độc đáo. Nhưng ở đây có một số vấn đề, anh có thể lý giải được không ? Như anh viết: Dương trường sinh khởi ở Dần đi thuận , dần thuộc Cấn số 8 đến mão thuộc Chấn số 3 cộng là 11 đến Thìn ,Tỵ thuộc Tốn số 4 cộng là 15, đến Ngọ ( Đế Vương ) thuộc cung Ly số 9 cộng là 24 đến Mùi ,Thân thuộc Khôn số 2 công là 26, đến dậu thuộc Đoài số 7 công là 33 ,đến Tuất (Mộ) thuộc Càn số 6 cộng là 39. Số 3 là dương số để tiến số 9 là hành hỏa. Âm trường sinh khởi từ Dần đi nghịch ,khởi từ Cấn sửu, dần số 8 đến Tý thuộc Khảm số 1 cộng là 9 đến hợi,tuất thuộc Cán số 6 cộng là 15 ,đến Đoài số 7 cộng là 22 đến thân,mùi thuộc Khôn số 2 cộng là 24. 2 là số âm để tiến 4 là số thuộc âm hỏa 4. Như vậy dương và âm trường sinh hỏa vẫn mang số 4.9 Như thế, hẳn anh đã biết vòng trường sinh có 12 thời, kể từ tràng sinh qua mộ tới thai dưỡng là kín một vòng, gọi là một chu trình. Theo cách trình bày của anh, thì Thìn cung là 11 do 8 cộng 3 mà thành. Hợi cung là 9 do 8 cộng 1 mà có !. Theo lẽ thống nhất, thì đến Thìn là phải dừng ở đó, để có được 15 thì Tị là 4 cộng với 9 ở Ngọ tới Mùi mới đúng. Đằng này anh lấy tiếp Thìn 11 cộng với 4 ở Tị để có 15 anh cho là đến Ngọ, nhưng Ngọ đã là 9 rồi. Trong khi Thìn thì 11 là kết quả của 8 cộng 3. Anh thấy có khiên cưỡng không ?. Bởi vì một Thìn thì anh gán cho một kết quả nhưng đến khi ở Ngọ có kết quả thì anh lại không "gán" được nó, vì Nó vốn đã có rồi. Như thế, theo tiến trình mà nói, hành trình này không thuận. Đi trơn tru từ Dần đến Tị, tới ngọ thì "ách tắc", phải "loanh quanh" đến hai lần mới qua được ngọ để tới Mùi ?. Hành trình âm cũng vậy, tới hợi là thuận, nhưng đến Tuất là tắc. Cho nên, cứ lý mà xét, thì vòng tràng sinh được xây dựng như vậy là khiên cưỡng. Ta "ép" nó phải như vậy để cho nó hợp với ý đồ của ta. Từ đó suy ra rằng, cái gọi là đồ thư đến đó là hợp nhất, chẳng qua là do Ta muốn nó thế. Chứ thực thì không minh chứng nó hợp nhất như vậy một cách tự nhiên !. Rồi như anh viết: Hãy nhìn Hà Đồ có Nhất sinh thủy ở Bắc , Nhị sinh Hỏa ở Nam, Tam sinh mộc ở Đông và Tứ sinh Kim ở Tây sau cùng Ngũ sinh Thổ ở Trung Ương để dung hòa tránh sự xung đột các vật chất. Nói rõ hơn là Thủy muốn khắc Hỏa thì Bị Thổ chận, Kim muốn khắc mộc thì bị thổ kiềm chế cho nên tuy khác tính nhưng nhưng cùng vận hành với nhau. Vâng, Thủy muốn khắc Hỏa thì bị Thổ chặn. Thế Thổ chặn được Thủy rồi thì sao ?. Ngộ nhỡ người ta nói rằng, Thủy đã bị Thổ chặn rồi thì Hỏa chẳng có gì phải Sợ nữa, tha hồ mà Bốc - bởi có cái gì ngăn chặn nó nữa đâu . Thế là, tự nhiên, gậy ông lại đập lưng ông ?. Nghĩa là ta lại mâu thuẫn với chính ta !. Rằng vì Hỏa sợ thằng Thủy, nên mời thổ tới nhà . Nhưng Thủy hãi quá, không tới nữa, thế là Hỏa "hứng chí" bốc lên to quá, đốt luôn nhà của nó. Hay nói cách khác, cái luật tương khắc tự nhiên mà có, lại phản lại nó, do cái sự tránh xung đột của vật chất !. Ấy gọi là tự mình mâu thuẫn với chính mình. Thuyết như thế là hỏng, anh ạ !. lại nói: Có khắc tất có sinh nên Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa. Sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi. Trung ương Thổ mang số 5 chủ để biến. Có khắc tất có sinh, thì cứ cho là vậy đi. Ấy bởi vì Hà đồ thì thấy tính khắc của ngũ hành, nên phải đi tìm cái thấy Sinh của ngũ hành chăng ?. Vì thế mà Văn vương "vứt" số 10 ở trung tâm ?. Sao Văn vương lại Hồ đồ đến vậy !. Bởi vì số 10 là số Thành, là kết quả của vận động vũ trụ, chứ đâu phải nó từ trên trời rơi xuống mà ta muốn cho nó vào thì nó vào, muốn vứt nó đi để thành cái khác mà được đâu ?. Đã thế, lại còn loay hoay đổi Hỏa với Kim !. Nếu Văn vương còn sống, thì hỏi rằng Văn vương dựa trên căn cứ nào mà đổi như vậy ?. Để rồi sau khi hoán đổi, anh mới ghép vòng tràng sinh theo dạng như trên, và cho rằng như thế là tương sinh chăng ?. Nhưng thực thì có tương sinh hay không ?. Anh cũng thấy rồi đó . Bài đầu của anh, Tôi thấy rất hay. Nhưng đến bài này, Tôi thấy có sạn, nên muốn trao đổi cùng anh, hy vọng được anh giải thích !. Chúc anh thành tựu !.
-
Cám ơn Bạn. Đây mới đúng là Dịch !. Thân ái .
-
Liêm Trinh thân mến!. Việc chỉnh lý hay bổ sung cũng như sự thay đổi có tính cách mạng trong tử vi. Nếu có xảy ra thì cũng không có gì phải ngạc nhiên. Vì đó là lẽ tất yếu trong mọi sự phát triển của sự vật. Mà tử vi hay bất cứ khoa học nào khác cũng không nằm ngoài quy luật chung này. Nhưng phát triển của sự vật bao giờ cũng phải trải qua những lẽ thuận nghịch. Đó cũng là quy luật phổ biến. Nhờ quy luật này mà người ta loại ra được những cái gọi là phát triển, bổ sung, chỉnh sửa, cách mạng nhưng thật sự thì chỉ là những ảo tưởng. Thật vậy. Lý học đông phương nói chung, mà tử vi nói riêng. Kể cả khoa học cũng vậy, muốn hiểu biết, nắm vững đối tượng thì đều phải có sự CHỨNG TẬP và LÝ GIẢI. Lý học đông phương thì trọng sự chứng ngộ, còn khoa học như từ trước đến nay thì vẫn là sự trọng lô gíc và sự chặt chẽ - hay còn gọi là lý luận. Tuy có đặt các giá trị thực nghiệm vào then chốt của chân lý, song nhiều khi, cái giá trị chân lý đã được khuất phục bởi các lý luận. Chứng ngộ và Lý giải là hai mặt của một thể thống nhất như âm dương hai mặt đối lập của thế giới. Nó đòi hỏi phải có sự giao hòa mới có thể tồn tại và phát triển. Thái quá là bất cập. Vì thế, sự lệch lạc quá về một phía cũng sẽ dẫn tới bế tắc. Đông phương học quá trọng sự Chứng ngộ dẫn đến sự huyền bí. Tây phương học trọng Lý quá thì dẫn đến bế tắc. Lịch sử phát triển khoa học đã thấy rõ điều đó. Khi nhưng lý luận dẫn đến bế tắc, người ta lại phải dựa vào các kết quả thực nghiệm để dẫn dắt lý luận, đưa khoa học tiến lên. Đông phương, người ta gọi những người Đắc đạo là Chân Nhân, cao tăng đắc đạo là Thánh Tăng. Đừng tưởng rằng chỉ có đông phương mới có chân nhân hay thánh tăng. Tây phương cũng đã có nhiều, thật nhiều và nổi tiếng. Bởi sự chứng ngộ là phổ biến và lý luận lại cũng ở bậc cao. Nhưng có điều, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Ta hãy lấy ví dụ cho dễ hiểu. Như Einstein khi phát minh ra nguyên lý tương đương. Chuyện được kể rằng, khi lý thuyết tương đối rộng được chứng minh la đúng đắn, người ta đã ngạc nhiên quá đỗi trước trí lực của ông ta. Khi được hỏi yếu tố căn bản nào để có đươc thành tựu như vậy. Einstein trả lời rằng Ông ta có khả năng thực hiện các cuộc thí nghiệm thiên văn và các chuyển động trong trọng trường bằng sự tưởng tượng. Ngay cả Heidenberg cũng vậy, Ông ta cũng có thể thực hiện được những cuộc thí nghiệm tưởng tượng về sự tán xạ của vi hạt trên các dụng cụ đo. Nhờ đó mà nguyên lý bất định được phát minh. Và cũng nhờ đó mà ông ta biết được cái giới hạn của ngôn ngữ. Và để hiểu được thế giới, con người ta không phải chỉ bằng sự lý giải bởi ngôn ngữ. Có điều người ta không ngơ được rằng, phát hiện này đã được các nhà đông phương học phát biểu từ hơn 2500 năm trước. Chỉ có điều, sự chứng ngộ của hai nền đông tây khác biệt nhau. Một bên là sự chứng ngộ về sự toàn diện, một bên là sự chứng ngộ đối với những đối tượng xác định. Một bên xác định thế giới là một thể thống nhất không chia cắt. Một bên xem thế giới như là những "viên gạch" xây dựng lên. Nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch, muốn chứng ngộ, người ta phải nắm vững lý luận, phải nắm được bản chất đối tượng được quan tâm. Có nắm được bản chất của sự vật, cái mà người đông phương gọi là Cách vật, thì người ta mới có thể đi tới Chứng ngộ được sự vật, mà người ta gọi là Trí Tri. Cách vật mà không Trí tri tất đi đến sự bế tắc của nhận thức, và ngược lại, nếu chỉ có thể "trí tri" thì sự hiểu biết về thế giới tất sẽ là một màn huyền bí. Thế giới đông và tây đang đi trên hai ngả của cùng một con đường. Bởi vậy, lẽ đương nhiên, dù ở bên nào, muốn thoát khỏi - một bên là sự bế tắc, một bên là sự huyền bí - thì phải có một sự bứt phá. Tự ở mỗi bên, phải có sự tháo gỡ đặc trưng ở phía bên mình. Như Tây phương phải thoát ra khởi cái thế giới của ngôn từ, còn đông phương thì phải tìm đến sự hỗ trợ của hệ thống lý luận. Song đáng tiếc, bên đông phương, vì sự chứng ngộ chỉ đến được với những Chân nhân, những Thánh tăng. Mà muốn sử dụng được lý luận thì phải có sự hiểu biết, hay nắm vững bản chất của sự vật và hiện tượng. Điều này, thì quá thiếu. Chúng ta trong sự nỗ lực "làm cách mạng" đã thiếu thận trọng trong vấn đề này. Những điều tưởng như đơn giản, chúng ta tưởng như đã hiêu biết, té ra là thực chưa hiểu biết gì cả. Thử hỏi rằng, chúng ta khả dĩ làm được cái cuộc cách mạng chăng ?. Chẳng nói xa xôi làm gì. Hãy tự hỏi: Tử vi, Hành của bản mệnh là gì ?. Nó có phải là "cái bản lai diện mục của kiếp nhân sinh" không ?. Tại sao nó lại là ngũ hành Nạp âm ?. Không nắm được cái đó, thì chỉnh sửa hay bổ sung, cách mạng cái gì đây ?. Hay là thấy nó khó hiểu quá, vứt nó đi, thay bằng cái khác ?. Đó có phải là sự trốn tránh sự dốt nát hay không ? Khi bị phản đối, thì "ai oán" nhân tình thế thái ?. Phải chăng những "nhà khoa học" của chúng ta có những đặc trưng, và chỉ có những thể hiện như vậy ?. Không ai trả lời thay cho chúng ta cả, chỉ có chính chúng ta mới tra lời được. Ai muốn làm cách mạng, hãy tự trau dồi bản lĩnh để bảo vệ chân lý. Khi Cách vật Trí tri được, chân lý sẽ hiện ra. Không cần phải ai oán !. Thân ái.
-
KP thân mến !. Theo lẽ thường, người nào đã học lý học đông phương, thì cái câu hỏi đó tất đã tự trả lời được . Song chắc chắn một điều, người ta sẽ vẫn hiểu là ý thức có bản chất là dương . Bởi vì ngay câu hỏi, ý thức là âm hay là dương đã tự bộc lộ kết cấu câu trả lời: Ý thức Là ... gì rồi. Đó là một câu hỏi Sai, và cứ như thế, nếu trả lời rằng, Ý thức Là, thì dù dương hay là âm vẫn cứ Sai. Câu trả lời nhwu thế, tất sẽ dẫn đến hiểu rằng, bản chất ý thức là dương. Và đó, chính là một cái Sai trầm trọng. Nhưng như thế, thì phải trả lời thế nào đây ?. Chẳng cần phải lý học đông phương, với âm dương ngũ hành. Chính triết học tây phương, mà các nhà tư tưởng tây phương cổ đại cũng đã có câu trả lời cách nay đã khoảng 2500 năm nay rồi. Lẽ đương nhiên, khi tây phương đã trả lời, thì đó là sự trả lời ở dạng 1+ 1 = 2. Chả cần đến lý học đông phương cho rối rắm. Bởi hơn hai ngàn năm trước, tây phương đã có các nhà tư tưởng xem thế giới là nhất nguyên. Bản chất của thế giới đã được thấy là vận động không ngừng. Đó là cơ sở để người ta xem thế giới có cấu trúc trẻ chia. Từ đây dẫn đến quan niệm về nguyên tử, thế giới gồm các hạt không phân chia được, tương tác với nhau bởi Lực, mà không lý giải về các nguồn gốc của Lực này. Xem đó, thế giới được tạo nên là do sự hòa trộn của các nguyên tử, sự phong phú đa dạng của thế giới là do sự hòa trộn khác nhau của chúng, sự vận động có nguồn gốc bởi lực. Cho đến trước thế kỷ 20, sau khi bảng tuần hoàn các nguyên tố ra đời đã chứng minh sự hoàn thiện của tư tưởng này. Tư tưởng triết học này đưa tới sự phân biệt rạch ròi giữa Tâm và Vật. Cụ thể hơn với con người thì đó là Linh hồn và Vật chất, hay nói cách khác, đó là Linh hồn và Thể xác, hay Hồn và Phách. Đó là quan niệm Nhị nguyên. Hệ tư tưởng này đã thống trị Tây phương cả mấy ngàn năm, và thậm chí, cho đến ngày nay, không chỉ ở các nhà triết học, khoa học, và cả đến đại đa số quần chúng cũng đều có nhận thức như vậy, như là một sự tự nhiên, không cần phải chứng minh nữa. Cũng bởi vậy, mà cho đến thế kỷ 18, các trường phái triết học châu âu, đã tự nhiên có hai đại diện , một bên là duy tâm, một bên là duy vật, với sự trăn trở bởi câu hỏi: Linh hồn - hay ý thức có trước hoay vật chất có trước ?. Thuyết Nhị nguyên thì không phân biệt âm dương. Xem hai vế âm dương là đồng vai, nên mang tính tương đối, nhưng chúng đối lập. Vì thế mới nói chúng là các phạm trù đối lập, được thống nhất với nhau mà tạo nên thế giới. Con người là một thể hoàn chỉnh của bởi cặp đối lập Ý thức và Thể xác. Nhưng khi chia âm dương. Do quan niệm này chỉ có ở Đông phương. Vốn đã xem, Dương Thăng, Âm Giáng. Dương nhẹ trong bốc lên thành Trời, Âm nặng trọc giáng xuống thành đất. Giữa linh hồn và thể xác, vì thế mà phân biệt. Linh hồn thuộc dương, thể xác thuộc âm. Vì vậy, không nói được, Linh hồn Là dương, mà phải xem nó thuộc dương, bởi có sự phân loại như vậy. Người ta chỉ có thể phân biệt được Linh hồn với Thể xác, chứ người ta không thể Phân biệt linh hồn dựa trên sự so sánh với các Vật chất khác, chẳng hạn không thể đem Linh hồn so sánh với cái bàn, cái ghế, hay ánh sáng để nói rằng linh hồn là dương hay âm. Mà trong cặp phạm trù, thì mới thấy Linh hồn thuộc dương, Thể xác thuộc âm. Đây là nói theo Dạng - đá gà đá vịt - để cho dễ thấy. Chứ đó là phạm trù triết học, muốn bàn đến, phải có ngọn ngành. Song ở đây, chỉ nhằm trả lời câu hỏi, và cũng chỉ để cho các bạn quan tâm hiểu. Thiết tưởng, chừng ấy là đủ. Đó cũng chỉ là nói với những người: Nghe được tiếng vỗ của hai bàn tay, thì sẽ thấy được hai bàn tay đang vỗ. Thân ái.
-
VinhL à !. Thì đó là tiếng vỗ của hai bàn tay đấy !. Thân ái.
-
ỪH!. Đúng là chú hiểu cháu trả lời VinhL như thế. Không phải như vậy là tốt rồi !. Như thế chú cũng hy vọng là cháu hiểu rằng, đó cũng là lời nhắc nhở của chú đối với cháu. Thế nhé. Tạm biệt cháu. Thân ái.
-
Cháu ài...@ thân mến !. Quanh ta là Vật. Vật và chỉ Vật mà thôi. Thế giới cũng từ Vật mà "góp" thành. Nhưng biết được thế giới là bởi Tri và Kiến. Nhưng vốn Vật mà ta Thấy đó, lại không phải là chính Nó. Nên muốn biết được Vật là chính Nó thì phải làm sao ?. Vì vậy bên minh triết Ấn độ có ai đó - chú không nhớ tên - đã nói, đại lược ý là: Có tiếng vỗ tay của hai bàn tay. Nhưng tiếng vỗ của một bàn tay thì như thế nào ?. Chỉ thế thôi, mà đã có mấy ai Ngộ được đâu. Nhiều người nói tới, nhắc nó. Nhưng với thái độ: Kinh nhi viễn chi. Vậy mà thực ra, nó khá đơn giản (nếu Ngộ được). Bởi vì nó là tri kiến. Xem thế, không chỉ việc cháu giải thích như vậy đã là Sai về căn bản của Đạo học, cái Lý âm dương ngũ hành cũng không thông. Người được giải thích - may ra có phần nào cháu giải thích hữu Lý - thì cũng chỉ "thấy" được tiếng vỗ của hai bàn tay. Chứ tiếng vỗ của một bàn tay thì Bất Khả !!!. Cháu có hiểu Đạo hay không là ở chỗ này. Chú lấy ví dụ. Có người học Đạo, nói với Chú rằng: Đạo là bất khả tư nghi. Và tiếp rằng -mượn lời Lão tử: Đạo khả đạo phi thường đạo. Rồi diễn dịch: Đạo nói được không phải là đạo thường (chân chính và bất biến), Danh nói được không phải là danh thường (chân chính và bất biến), Vô danh là khởi nguồn của trời đất/hữu danh là mẹ của muôn vật. Té ra là chẳng hiểu gì về Đạo cả !!! Thế nên, việc cháu giải thích như vậy, thật là bất cập vậy !. Có người hỏi: Con người ta thuộc Hành gì ?. Được trả lời: Con người ta, sinh ra thì âm dương ngũ hành đều đủ cả. Nhưng Ta lại chẳng phải là Ta, hay Ta vốn là như vậy !. Thì âm dương ngũ hành mới có Lý. Nhược bằng Không, thời không có cái Ta nữa. Và thế giới này cũng chẳng có tồn tại. Đạo lý âm dương ngũ hành là như vậy !. Nói như thế này, Cháu phải "sờ" thấy cái mà cháu muốn rồi đấy. Tạm biệt cháu. Thân ái.
-
Chào cháu Ài...@!. Cách đặt vấn đề về chuyện Càn, Khôn, ... của cháu, tuy chú tin rằng đó chưa phải là vấn đề mang tính "rốt ráo" đối với cháu. Nhưng thực ra, nó thuộc về những lớp vấn đề, mà chỉ "đụng" đến nó, với mục đích giải thích tương minh, thì đúng là đã đụng tới "trần" của lý học đông phương rồi đó. Nghe thì có vẻ thật quá tầm thường phải không ?. Vậy mà quả đúng như vậy. Nhưng vì nó quá gián tiếp, xa cách với nền tảng, nên khó có thể nhìn ra cái "khóa" của vấn đề. Để có thể dễ hiểu hơn, trước khi cháu đặt vấn đề đó, cháu hãy đặt thẳng vấn đề thế này: -Dịch có Thái cực, Thái cực chia Hai, Hai chia làm Bốn, Bốn chia làm Tám, có Tám thì có 64. Đó là 64 Quái dịch. Vạn vật biến diễn không ngừng. -Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh Bốn, ...sinh Vạn vật. Vạn vật sinh sinh hóa hóa không ngừng nghỉ. Cháu hãy so sánh hai mệnh đề trên, rồi đặt câu hỏi như sau : Vậy Mệnh đề Dịch có Thái cực, cần được hiểu thế nào ?. Mệnh đề Đạo sinh Một thì sao ?. Có cái gì giống nhau và khác nhau ở đây không ?. Bản chất của hai mệnh đề nằm ở chỗ nào ?. Tại sao Đạo thì sinh một, một rồi hai, hai đến ba ?. Mà Thái cực chia Hai, Hai lại có Bốn, chứ không có Ba ?. Hãy nhớ rằng, đừng có dại mà đi trả lời ngay các câu hỏi đó. Những câu hỏi đó, cháu hãy để nó làm hành trang "đi" suốt chiều dài quá trình Học lý đông phương, xem nó như là một "kim chỉ nam" hướng dẫn cháu chiêm nghiệm các kiến thức về lý học. Thực sự, các vấn đề đó có tính định hướng và biện chứng rất cao, nó tăng "ngộ" tính của bất cứ ai có tham vọng về tìm hiểu lý học đông phương. Cháu lưu ý rằng, vấn đề Càn Khôn mà cháu đặt ra, nếu chú điểm hóa cho cháu ngay bây giờ, thì chả khác gì Chú khai thông "sinh tử huyền quan" cho cháu. Nếu làm như thế mà "nội lực" chưa đủ, chả khác nào tự hủy "võ công". Cháu đã hiểu được lời nói của Chú, chắc cháu sẽ hiểu điều này. Để giúp cháu khai ngộ, chú trình bày cho cháu một vấn đề từ một góc độ khác. Trong đó ẩn một chứa một sự khai ngộ rất lớn mà cháu cần phải NGỘ mới được. Khi cháu đã được khai ngộ. Chú tin rằng cháu sẽ đi tiếp được một đoạn đường dài. (Chú khai ngộ cho cháu có vẻ kỳ bí quá phải không ?. Nhưng Học lý đông phương là vậy, không phải bỗng dưng mà từ bao đời nay, câu nói cửa miệng đối với sự truyền bá học thuật đông phương là Tâm Truyền. Một người thầy có thể có hàng chục đệ tử, nhưng vì Tâm Truyền (chứ không phải bí mật truyền riêng cho một cá nhân nào đó), nên chỉ có thể có một, hoặc rất ít, hoặc cũng có thể không có Đệ tử nào lĩnh hội được cả. Vì vậy, khi chú đã khai ngộ thế này, nếu chưa hiểu ngay, thì cũng cố gắng kiên tâm. Đừng trách chú vội !. Cháu hãy để ý Lý luận âm dương ngũ hành, có rất nhiều chứng cứ cho thấy sự có mặt của nó trước rất lâu so với Đạo học, mà khởi đầu, có lẽ là Lão tử. Để ý thêm, cùng thời, ở Ấn độ và Tây phương - Hy lạp cũng có những nhà hiền triết đồng tư tưởng với Lão tử. Bản chất của Đạo học chính là cái Thấy, cái mà mãi đến những năm của thế kỷ 20, ngành khoa học hiện đại mới đi được đến gần nó. Trong khi, gần 2500 năm trước, Lý của cái Thấy đã được thể hiện đầy đủ. Có thể nói rằng, âm dương ngũ hành có trước, đạo học có sau. Nhưng thật lạ lùng, đạo học được "thấy" gần như ở khắp nới trong hoàn vũ, trong khi âm dương ngũ hành lại chỉ "thấy" ở đông phương ?. Thế đấy cháu ạ. Hãy kiên nhẫn và cố gắng lên. Tạm biệt cháu Thân ái.
-
Chào cháu ài ...!. Cháu đã suy tư đúng rồi đó. Triết lý đông phương, vốn đi từ gốc, cái Có ở xung quanh ta !!!. Từ đó mới đi tới "tận cùng" của Thế giới. Hành trình đó đã lập nên Lý học đông phương . Bất kể nó là của VN hay TQ, hay một dân tộc nào đó. Vì như cái Học lý đông phương ta thấy ngày nay, không thể nào là chỉ của một thứ thuyết lý - âm dương ngũ hành, hay đạo học, ... - Nó là cái Lý tổng hợp, trên nền tảng âm dương ngũ hành và đạo lý. Nhưng nếu cháu chỉ dừng ở một nồi cơm điện, hay loanh quanh ở đó, mà không có được một hệ thống lý luận sẵn có của Lý học đông phương, tất cháu sẽ "lạc" vào con đường của "lịch sử". Nghĩa là cháu sẽ phải đi làm lại những cái mà lịch sử đã đi qua. Như thế thì dù cháu có sống 10 ngàn năm, với trí tuệ siêu việt, cháu sẽ không đạt tới dù chỉ là một cái nguyên lý nhỏ nhoi: Vạn vật đồng nhất Thể. (nghĩa là thấu triệt được nó). Thì làm sao cháu hiểu được âm dương ngũ hành, đạo lý, .... Trình bày một hệ thống lý luận để cháu có thể nắm được sơ khởi về cái Đạo lý âm dương ngũ hành trong cái "nồi cơm điện" là một khối lượng khổng lồ về Tri Kiến. Không thể hiểu được, nếu cháu không học hẳn một khóa đào tạo, ít nhất là 5 năm cái gọi là Minh triết đông phương, chưa nói đến khả năng Ngộ của cháu tới đâu. Nhưng xét ra, với câu hỏi trên của cháu, chú thấy cái ngộ tính của cháu cũng đáng kể rồi. Nên chú khuyên cháu: Muốn hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành chỉ của cái "nồi cơm điện" thì: -Cháu hãy khái quát hóa cái nồi cơm điện đó thành Vật. Thành cái Thấy được. Nôm na đó là Kiến. -Tiếp tới là cháu phải tiến tới Cách Vật, để Trí Tri. Nghĩa là đi vào cái bản chất vô cùng của Vật, hay nói khác là tiến tới cái vô tận của Vật, để hiểu được Vật, nắm được bản chất của Vật - nôm na là Tri. -Tìm hiểu cái minh triết Tri và Kiến. Đó là bước đầu cháu đi tới việc tìm hiểu đạo lý và âm dương ngũ hành của Vật - thế giới, rồi trở ngược lại, cháu mới có thể hiểu được đạo lý âm dương ngũ hành của một vật cụ thể. Con đường trí Tri này cũng là Đạo Lý vậy !. Cháu hiểu nổi những điều chú viết đây, thì mới hy vọng Vỡ lòng khai phá con đường Lý học đông phương !!!. Tạm biệt cháu. Thân ái.
-
Lạ hoắc !. Có lẽ thế này thì đúng hơn. Tộc Hoa tự sinh ra - như Tôn ngộ Không ấy. Rồi di chuyển ra các nơi - đi ăn cướp. Ra biển thì làm mồi cho Cá. Xuống Nam thì bại trận. Lên Bắc để xây vạn lý trường thành, hy vọng cái bức tường vô tri che chở cho loại "con trời". Sang phía tây thỉnh Kinh - đi học !. Lên rừng thì thành Khỉ. Xuống dưới đất thì thành Giun. Lên trời thì thành ruồi, nhặng ?. Có đúng thế không ?. Chưa biết đúng hay không ?. Nhưng lịch sử TQ thì đã chứng minh !. Hi hi ...
-
PTS hiểu sai ý Tôi rồi !. Kể từ khi PTS viết: Thì người đọc đều có thể hiểu rằng PTS đang có những thảo luận thiếu nghiêm túc với Tôi trong chủ đề này. Và Tôi cũng đã hiểu như vậy, nhưng muốn giữ thái độ ôn hòa mà cố gắng trao đổi với PTS được vài điều. Song khi PTS nêu câu hỏi, thì đương nhiên, ai cũng hiểu rằng, những câu hỏi này không nằm trong mục đích học hỏi. Mà lại hỏi chính Tôi, thì đương nhiên Tôi phải có trách nhiệm trả lời - vì đó là sự tôn trọng vốn có của bất cứ ai trong diễn đàn. Mà bởi vì, các câu hỏi đó không nhằm mục đích học hỏi, thì nó phải có mục đích khác. Nhưng với mục đích khác, thì vì lòng tôn trọng PTS cũng như đối với mọi thành viên, buộc Tôi phải rào đón trước những hậu quả của việc trả lời câu hỏi, nhằm tránh những bẽ bàng không đáng có sau đó. Đó thực là thái độ tử tế của Tôi, mà PTS lại không hiểu, cho rằng Tôi khinh thường sao ?. PTS không biết rằng, trên mọi diễn đàn, cũng như ở đây, khi Tôi đã coi thường, là Tôi xử sự như thế nào rồi !. Đâu có trước có sau như đối với PTS đâu. Thêm nữa, PTS hiểu sai về Chính Danh rồi.Chính Danh là học thuyết của Khổng tử, ý cơ bản là muốn hiểu được nội dung hay vấn dề nào đó, thì điều đầu tiên là phải hiểu được khái niệm, lời nói của mình cũng như của người, phải hiểu được các tiền đề của sự vật, ...Chứ không phải yêu cầu chính danh có nghĩa là coi thường đối phương không chính danh (coi không đáng để bàn, bởi vì không tương xứng)đâu. Còn nữa, đừng hiểu Tôi cho rằng Lý học đông phương cao tầm hơn hẳn Tây phương !!!. Tôi có nói nhiều lần rồi, lý luận âm dương có nhiều tầng, mà tầng cơ bản là nhị nguyên luận, Triết tây chưa vượt qua, nghĩa là họ vẫn đi trong cái khung đó, nhưng thành quả đã khổng lồ. Trong khi Triết đông đã vượt ra khỏi khung, song lại đi vào đường xoắn ốc La thành. Một đằng vào đường mở, một đằng vào đường đóng.Làm sao đường đóng có thể coi thường được đường mở được ?. Nhưng đường mở, ngày càng đi xa, "quên" mất "đường về" thì cũng không phải là hay, cũng như một dạng bế tắc vậy. Vì thế, không thể so sánh, cũng như không thể đem cái nọ coi thường cái kia được. Con người với con người cũng vậy, chẳng ai có thể coi thường được ai. Ngay cả đối với Chí phèo và Thị nở, cũng không nên coi thường. Bởi vì coi thường chí phèo, mà Bá kiến bị chết đó. Hy vọng PTS hiểu đúng. Đừng vội tự ái !. Thân ái.
-
PTS thực có tự trả lời được hai câu hỏi trên, mà PTS đưa ra không ?. Nếu không trả lời được thì cứ thành thật, Tôi sẽ giảng cho đôi chút. Nhưng lúc đó sẽ chứng minh luôn được rằng PTS chưa hiểu về âm dương, chứ đừng nói đến chuyện bàn về thái cực. Đồng thời PTS chả hiểu gì về Chính Danh cả. Như thế mà đã liều lĩnh "nhảy" vào tham luận những vấn đề lớn như ở đây. Không nên đâu !. Thân ái.
-
Tôi viết: Còn Chân lý và Nguyên lý, là hai phạm trù khác nhau, đừng nhầm lẫn. Nói, nguyên lý, là nói tới nội hàm đã được xác nhận là Chân lý đối với đối tượng mà Nguyên lý chi phối Thì PTS lại hiểu: Còn về chử chân lý là nguyên lý Dẫu có giải thích gì nữa, vị tất đã có tác dụng tích cực ?. Rồi còn có những kiến thức lạ lùng: âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Thì phải làm gì đây ?