vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
hi hi ... Tôi chỉ phát biểu lại kết luận của anh theo văn phong khoa học thôi !. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Tính bất định là một thực tế khách quan đã được minh chứng bằng những công thức toán và làm nên một lý thuyết trên cơ sở nhận thức thực tế khách quan được chứng minh đó. Nên phát biểu như thế này anh ạ. Tính bất định được nhìn nhận như là một thực tại khách quan và hiện đã và đang có những lý thuyết khoa học được xây dựng trên cơ sở nhận thức đó. Chứ không thể nói nó đã được chứng minh bằng những công thức toán học được. Các lý thuyết toán học, chỉ là những công cụ biểu diễn những kết quả đó mà thôi. Thân ái
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Tranh thủ có tý thời gian, ngồi gõ với anh vài dòng. Thực ra, vấn đề này, sách chuyên khảo có nhiều, đồng thời nếu trình bày ở góc độ chuyên môn, thì ở đây không thích hợp. Bởi vậy, có lẽ các nhà chuyên môn mới im lặng chăng?. Thậm chí, ngay cả Tôi, nếu như viết một bài ở dạng chuyên khảo, thì cũng không mấy tương thích. Chi bằng, Tôi viết ra đây trên tinh thần Triết học, và cũng mang tính sơ lược mà thôi. Hy vọng qua đó, anh cũng có thể rõ được bản chất của vấn đề, mà không phải đi sâu vào chuyên môn. Nói về tính bất định, có thể thấy qua hai thể hiện điển hình, và cũng là mối quan tâm lớn nhất của giới vật lý cũng như triết học. Đó là tính bất định trong vật lý lượng tử và tính bất định như đã thấy qua bài viết của tác giả Phạm việt Hưng ở trên. Đề cập đến tính triết học, có một câu hỏi tự nhiên xuất hiện là: Tại sao thông qua các nghiên cứu vật lý, trải qua bao nhiêu thập niên, mà tính bất định lại làm cho các nhà khoa học thấy khó hiểu đến như vậy?. -Nếu chỉ là do trình độ của khoa học, bởi thực nghiệm không thể loại trừ sai số ở mức độ nào đó thì các nhà khoa học rất dễ thống nhất, và tính tất định sẽ muôn năm. Nhưng không phải thế. Bài toán n vật, mà trường hợp 3 vật là đơn giản nhất. Trong lời giải của Poincare cho thấy rằng, với sự lệch nhỏ của các thông số đầu vào, theo thời gian, sẽ thu được kết quả ngày càng xa với độ lệch ban đầu. Đó là một thể hiện sự bất ổn định của hệ. Mà một hệ như thế, theo như lý thuyết đã biết thì đó là một hệ ổn định. Song lời giải lại cho kết quả là một hệ không ổn định. Nhưng nếu chúng ta đi theo "quỹ đạo", thì mặc dù có sự không ổn định của hệ, nhưng quỹ đạo của vật vẫn được vẽ lên. Thay vào đó mà bảo là nó không có tính tiên tri thì không đúng. Nhưng quả thực là nó bất khả tiên tri. Lý do là vì, như lý thuyết về hàm các đại lượng ngẫu nhiên đã chỉ ra, mọi phép đo đều có chứa sai số. Rằng chúng ta sẽ chỉ có thể thu được một kết quả chính xác bằng thiết lập giá trị trung bình của các phép đo mà thôi. Nhưng giá trị trung bình về bản chất không phải là giá trị của phép đo, mà đó là giá trị lý thuyết - lý thuyết các đường tiệm cận. Với một hệ ổn định, thì sai số đó sẽ không dẫn tới sai biệt lớn. Nhưng ở hệ bất ổn định thì kết quả sẽ không thể đi tới một giá trị trung bình nào đó trong tương lai - theo thời gian. Có lẽ, chính vì điều này mà Poincare khi giải bài toán này xong, lại không biết xử lý thế nào với các kết quả đó. Bởi vì ở thời đại đó, quan niệm về tính bất định tức là về tính bất khả tiên tri có thể xem là bất thường. Như thế, chỉ xét riêng bài toán này đã cho thấy tính bất khả tiên tri không mang bản chất nhân tạo, nó có tính khách quan. Nó không cho phép ta suy nghĩ rằng, khoa học kỹ thuật tiến lên thì khả năng triệt tiêu sai số là khả dĩ. Nguyên lý bất định trong vật lý lượng tử. Đã là bất định, đương nhiên nó phải là không tất định. Trải gần suốt một thế kỷ, đến nay, vấn đề này vẫn còn được tranh cai, bất phân thắng bại. mà lại là cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học hàng đầu của thế giới, thì đủ hiểu, đó là vấn đề thuộc nhận thức từ thực tế khách quan, chứ không phải thuộc về nhân tạo hay khả năng nhân tạo của người con. Những người ủng hộ thuyết tất định đương nhiên có thể dễ dàng cho rằng có khả năng nguyên lý bất định sai. Nhưng với tinh thần khoa học nghiêm túc thì người ta đi tìm sự giải thích của Mâu thuận này, chứ không phải là sự phủ định theo quan niệm. Đó là bởi vì, người ta đã nhận thức rõ rằng, tính bất định là tất yếu khách quan. Sự giải thích ý nghĩa của tính bất định là do sự bất định của các phép đo - lại trở về bản chất của bài toán trên - xem ra khó thuyết phục bởi nó mang dáng dập nhân tạo, bởi vì ở đây nó không phải là tính ngẫu nhiên của phép đo, mà là do bản chất của hệ tương tác với lượng tử Photon xác định nó. Nhưng thực ra, bản chất khách quan của nó là lưỡng tính sóng - hạt của thế giới vi mô, mà sự bất định của phép đo chỉ là hệ quả trực tiếp của nó mà thôi. Theo đó, về mặt triết học, người ta đã nhận rõ rằng, tính bất định là khách quan, là bản chất của thế giới. Xem như là tính tất định và bất định là song song tồn tại. Nhưng như thế thì thật khó hiểu, và thực tế chứng minh rằng, trong nhiều trường hợp, người ta có thể khắc phục tính bất định bằng những phương pháp định tất. Điều này có vẻ như là sự khẳng định cho sự chiến thắng của tất định tính. Nhưng hiểu như thế sẽ là nhầm lẫn, bởi đó chỉ là sự vận dụng những quy luật khác khả dĩ xác định được đối tượng quan sát mà thôi, chứ nó không thay thế bản chất của đối tượng quan sát. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến . Có lẽ phải vài ngày nữa tôi mới viết được. Bây giờ, có bạn nào có chuyên môn mời các bạn viết cho nhanh, Tôi bận quá. Thân ái .
-
Đó là cách tam hóa liên châu đó. Nhưng tam hóa liên châu này khác với tam hóa liên châu ở mệnh. Nhớ nghe !, kẻo mà nhầm lẫn trong luận giải thì lại là râu ông nọ cắm cằm bà kia đó, tưởng là giông giống, nhưng khác nhau xa về bản chất đó. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Theo như anh trình bày thì cách hiểu của anh về tính hỗn độn và nguyên lý bất định là không đúng đâu. Thân ái.
-
Tuần - Triệt là Không Vong. Tuy chỉ đơn giản vậy, nhưng từ xưa tới nay, phần lớn hiểu không đúng, thành ra, khi áp dụng vào luận đoán đều gặp khó khăn, sai nhiều, đùng ít. Mà cái đúng cũng không thành hệ thống, chỉ là ngẫu nhiên, ví như là hên thì đoán trúng. Do vậy mà có nhiều phăng chế, rồi nâng lên thành quan điểm, hình thành trường phái này nọ. Thực ra chẳng thể có quan điểm hay không cần thiết có những trường phái hay môn phái này nọ. Bởi vì, chân lý là chân lý, cái đúng chỉ là cái đúng. Đã đúng thì không sai, chứ không việc gì mà phải phán xét như là đứng ở quan điểm này thì ... đứng ở quan điểm kia thi .... và đứng ở quan điểm nọ cũng thì ... Như nói Tuần như là cây cầu, xe trước khi đi qua cầu thì phải phanh lại để giảm tốc độ mới qua được cầu. Triệt thì như con đường bị chặt đứt. Hay lại nói, Tuần như là sự bao vây, Triệt thì chặt phá, ...rồi nâng thành quan điểm, từ đó xây dựng trường phái. Mà ngày càng xa với bản chất của Tuần - Triệt. Thật vậy, như đã biết, Tử vi gặp Tuần thì vô lực, lại bảo rằng là cô quân. Gặp Triệt thì sao đây ?. Nói là bị chặt phá ư ?. Nhưng thực tế, Tử vi gặp Triệt chỉ thấy khó khăn ban đầu, chứ có sao đâu. Nếu bị chặt phá rồi thì còn đâu nữa ?. Như Thiên mã gặp Tuần thì chậm trễ, gặp Triệt thì bại. Lại lấy đó mà luận rằng như là xe qua cầu - tuần, bị nổ lốp - triệt !!!. Rõ ràng, những quan điểm phát sinh không phải từ trên phương diện gốc rễ, mà cứ gặp đâu nói đấy!. Như gặp thiên mã thì nói là cầu, chặt phá. gặp tử vi thì nói là bao vây v. v. ... Ngay như người đó, mà nói la gặp T-T như là gặp Nhuận, thật sự là do sa vào giải đoán thực tế, gặp rối rắm, không giải quyết được mới phăng chế, tự biện mà thôi. Nâng cao quan điểm thì chế ra lý luận mà tự an ủi, rồi thì rằng nào là gia truyền. Nghe qua, biết ngay là không hiểu, không có tử vi căn bản, hay không nắm vững kiến thức lý học mà ra nông nỗi đó. Có gì khó nhận ra đâu. Tuần - Triệt là không vong. Thì khi xem như là gặp Nhuận, thì bản chất Không Vong vứt đi đâu rồi ?. Ngay như quan niệm là chặt phá cũng vậy, sao phù hợp với bản chất không vong nữa !!!. Nên kết luận rằng, đó là những quan điểm sai trái, không nên quan tâm làm gì. Dẫu có giải đoán đúng thì cũng chỉ là "ngáp phải ruồi" thôi. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Nếu anh biết được rằng, cả tính bất định và tính tất định đều hiện diện trong lý của âm dương ngũ hành thì anh sẽ không nói lý thuyết bất định là sai đâu anh !. Bài trên mà anh Quangnx đưa vào của tác giả Phạm văn Thiều không hề chứng minh cái sự không tồn tại sự bất định, mà nó chỉ cung cấp cho thông tin rằng "hiệu ứng con bướm" không phải là dạng hàm mũ theo thời gian, mà nó có dạng tuyến tính. Nguyên lý bất định đã đúng, tính tất định không phải vì thế mà sai và ngược lại. Chỉ có điều, mọi người hiện nay không thể hiểu và không biết bằng cách nào mà cả tính bất định và tính tất định lại cùng tồn tại. Phải không anh ?. Thế mà lý luận âm dương ngũ hành lại chấp nhận được nó, và chỉ ra rất rõ chúng quan hệ với nhau như thế nào, ... Như trên, anh cũng đã thấy, khi gặp bất định, người ta dùng phương pháp khác để xác định tính tất định. Không nên nghĩ rằng đó chỉ là những biện pháp, không liên quan gì đến cái gọi là thực tại tự nhiên. Ngược, chúng mang bản chất của những thực tại tự nhiên đó, của thế giới khách quan đó. Thân ái.
-
Xin lỗi cho hỏi: Trang 5 ở đâu mà Tôi tìm không thấy ?. Thân ái.
-
Đang viết dở, có việc vội phải đi, thành ra để bài viết bị gián đoạn. Nay xin tiếp tục. Như đang nói, lý học đông phương có hệ luận hẳn hoi. Nhưng !. Lý do nào mà từ xưa đến nay, lý học đông phương lại đề cao phương thức chiêm nghiệm để xác lập chân lý, mà hạ thấp vai trò của lý luận ?. Nâng cao Ý thức mà hạ thấp lập Lời. Để rồi, như thành một truyền thống, lý học đông phương không thực hành thực nghiệm, mà dùng các phương pháp tâm linh để chứng thực, khiến cho lý học đông phương trở thành Huyền học. Đây là một vấn đề, có nội dung sâu sắc và rộng lớn. Khó có một tác phẩm nào có thể trả lời đầy đủ, và có thể đưa tới xác quyết. Nhưng sơ lược, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung như sau: Có lẽ bắt đầu từ Lão Tử. Khi ông ta cố gắng Giảng về Đạo, thấy rõ sự bất lực của ngôn ngữ. Chứ trước đó, với Khổng tử, và bao nhiêu bậc hiền triết, có ai là người nói Cái gì còn nói được là không phải tuyệt đối ?. ấy vậy mà, Lão Tử lại muốn đi tới cái tuyệt đối. Cho nên phải lập ra cái Lý giới hạn của ngôn ngữ. Thế nhưng, trong thực tiễn, chúng ta lại thường thấy rằng: Ý tại ngôn ngoại. Đó như là một minh chứng cho sự đúng đắn của Lão tử vậy. Để rồi, nếu như, cứ một mực nghiêm túc, xác lập chân lý, thì rõ ràng, cái mà ta nói: Giới hạn của ngôn ngữ sẽ ngày càng lùi xa ra, nhường sự phát triển cho ngôn ngữ. Khiến ngôn ngữ ngày càng tinh xảo, để mà đưa Lý học tiến lên. Điều này đã được chứng thực bởi tư duy và khoa học tây phương. Chỉ khi nguyên lý bất định ra đời, Heidenberg mới phải thừa nhận có một hạn chế nào đó của ngôn ngữ. Nhưng các Học giả Tây phương không chịu lùi bước. Họ không dựa vào đó để mà thừa nhận sự bất định dẫn đến sự bất lực của nhận thức. Ngược lại, Đông phương như là "lười biếng" vốn có. Chấp nhận cái khẳng định của Lão Tử như là một Rào cản, một ranh giới không vượt qua được. Từ đó, trong nhận thức cả với âm dương ngũ hành, với kinh dịch, ... câu Ý tại ngôn ngoại luôn được sử dụng, và nhiều khi, nó lại trở thành cái tấm màn che dấu cho cái sự Dốt. Không chỉ là cái Dốt làm hạn chế ngôn ngữ, mà còn là cái Dốt về nhận thức. Thể hiện rất rõ ràng trong các vấn đề giải quyết các vấn nạn. Hoặc bằng cách thừa nhận sự tồn tại của Thánh Nhân - như khi Thánh nhân đã phán, thì miễn bàn cãi. Hoặc là Lờ đi không xét đến, xem như đã bị thất truyền. Hoặc là thừa nhận truyền thuyết, mặc nhiên đúng. Chấp nhận sự huyền bí, sự mê hoặc, ... Mặc dù rằng, trước Lão tử vẫn có những hoạt động tâm linh, thần bí như bói quẻ thi, những bùa chú, ... Song, nâng lên thành hệ thống triết lý huyền bí thì chỉ có sau Lão Tử. Đó không phải là Lỗi của Lão Tử, mà đó là cái "vốn có" của sự lười biếng trong hoạt động tư duy. Chấp nhận lời dạy của Thánh Nhân dường như là một việc "dễ dàng nhất". Kỳ thực, một khi chúng ta vượt ra khỏi cái sức ỳ vốn có đó, một hệ luận rõ ràng của nền lý học đông phương đã đang hiện diện ở trước mặt. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp kiến nó, để có thể xóa đi những vấn đề cắc cớ, những mâu thuẫn nội tại, do chính những phép chiêm nghiệm đầy huyền hoặc kia sinh ra. Mặc dù những cao nhân đắc Đạo, sự chiêm nghiệm của họ không huyền hoặc. Song sự lưu truyền lại không thể minh thị. Dẫn đến những kẻ chưa đắc đạo, mà đã vội nhận là đắc đạo, đã khiến cho vấn nạn đông phương lý học ngày càng nhiều lên. Cao nhân đắc đạo thì ít, mà giả đắc đạo thì nhiều, thời nào cũng có. Nay nói lại. Lý thuyết hỗn độn, như ta đã thấy, có bản chất của sự bất định. Nhưng về mặt tổng quan, trong lịch sử phát triển khoa học, đó không phải như là một ngoại lệ hiếm có, hay là một khoa học "nay mới có". Thật vậy, chúng ta hoàn toàn đã thấy qua. Đối với bài toán cơ học, một phương trình chuyển động sẽ xét thấy trạng thái chuyển động của chất điểm. Bài toán n vật, dựa trên các phương trình cơ học. Do Henri Poincaré giải quyết thì thấy tồn tại "sự hỗn độn". Hay là hiệu ứng con bướm. Rồi bài toán dự báo khí hậu, cũng xảy ra hiệu ứng con bướm. sau này, mở rộng hơn nữa, có thể xét đến số omega, siêu omega, và thậm chí cả tới nguyên lý bất định nữa. Thảy đều có chung một bản chất, mà khi ta theo dõi theo mạch sau đây. Một khối khí trong trạng thái cân bằng là một hệ nhiệt động. Khi ta xét chuyển đông của từng phân tử - mỗi phân tử như là một chất điểm. Do tính tán xạ liên tục - vật lý cổ điển giải thích như vậy. Quỹ đạo của một phân tử đang xét - khả dĩ - sẽ biến đổi liên tục. Kết quả là chúng ta sẽ có một Kết luận - làm cơ sở cho vật lý thống kê. Đó là, chỉ sau một thời gian rất ngắn, phân tử đang xét sẽ quên đi lịch sử của chính nó . Điều này đã ngăn cản việc giải bài toán cơ học n vật trong một hệ nhiệt động. Hiện tượng này, có bản chất Bất định đã được chứng minh bởi Poincare. Nhưng nếu sự việc xảy ra giống như đông phương học, người ta sẽ chỉ dừng lại ở đó và phán xét tính bất định như một chân lý tuyệt đối. và chẳng ai đi nghiên cứu hệ nhiệt động đó nữa. Nhưng khoa học tây phương phát triển. Với tính bất định đó, thì bài toán n vật đã đưa tới sự tiên tri là cái điều bất khả. Song vật lý thống kê, bằng con đường nhiệt động đã tìm ra con đường để khẳng định có tồn tại khả dĩ sự tiên tri. Đó là bằng cách đưa ra những thông số vật lý nhiệt động. Trạng thái của hệ nhiệt động được nghiên cứu, và hàng loạt các định luật về nhiệt động được phát minh như phân bố tốc độ trung bình của Boltzmann, định luật tăng entropi của một hệ nhiệt động cô lập, ... Bằng vào những định luật đó, tính tiên tri vẫn tồn tại, giải quyết được hàng loạt các bài toán, đưa tới sự phát minh ra nền công nghiệp cơ giới, ... Sang tới hệ sinh học, chúng ta có thể quan sát thấy, ví dụ như con cá. Có một câu chuyện, có một người đi câu cá giải trí, anh ta câu được con cá, bởi đói mồi, tham ăn, nên con cá mắc vào lưỡi câu khá sâu, anh ta gỡ mãi mới gỡ được con cá ra khỏi lưỡi câu, và làm rách miệng của nó (như một sự đánh dấu vô tình). Sau đó anh ta lại thả con cá đó xuống nước, tiếp tục ngồi câu. Lát sau, phao câu động, anh ta giật lên và con cá mắc câu, lại chính là con cá khi nãy anh ta thả nó ra. làm lại động tác thả cả vài lần, anh ta vẫn cứ giật được con cá đó. Chán quá, anh ta bỏ cuộc câu đó. Nhưng điều đó nói lên điều gì ?. Nói lên cái điều là: Chỉ cần 3 giây sau, con cá nó đã quên chính nó, chẳng biết nó là ai !. Quên đi cái lịch sử đau đớn mà nó vừa trải qua. Vì vậy, khi giải bài toán con cá, chúng ta sẽ dễ dàng tiên tri được rằng, con cá sẽ còn mắc câu khi nó vẫn còn chưa được ăn no. Nhưng con người thì khác. Con người thì không quên lịch sử của mình. Nên không thể giải bài toán của con người như giải bài toán con cá. Cũng giống như không thể giải bài toán nhiệt động bằng bài toán cơ học n vật. Nói đến đây, Tôi chợt nhớ câu chuyện mà tôi nói với anh bạn TQ. Rằng: Nhà cầm quyền bọn chúng mày, thời nào cũng giống thời nào, như loài Cá vậy. Hắn nhe răng ra cười, bảo Tôi nói bậy. Tôi chứng minh rằng: thật nhé, Trần Hưng Đạo ba lần thắng quân Nguyên. Lê Lợi thắng quân Minh, Quang trung đánh cho (Tôn sỹ Nghị không kịp mặc giáp) Càn Long nhà chúng mày phải "mặc quần đùi" lên ngựa chạy trốn, ngựa không kịp đóng yên, tướng không kịp mặc giáp, chạy qua biên giới rồi vẫn còn Run, không dám đi vệ sinh. Hắn đỏ mặt tía tai. Tôi phang tiếp, thế mà nhà cầm quyền chúng mày, đời nào cũng vẫn cứ nuôi dã tâm xâm lược nước Nam tao. Đời nào cũng thua, chui cả vào ống đồng mà trốn. Lịch sử còn rành rành ra đấy mà lúc nào cũng quên. Quay lại vấn đề. Như thế, rõ ràng rằng, để nghiên cứu các đối tượng nhân sinh, xã hội phức tạp, nếu tư duy theo tây phương học, không thể tránh khỏi cái tính bất định. Sẽ dẫn đến hàng loạt mâu thuẫn, bế tắc. Nhưng Đông phương học, nghiên cứu con người, xã hội và thiên nhiên với các hệ phức tạp, không đi theo con đường tây phương đã đi. Mà bằng vào hệ luận khác. Khả dĩ khắc phục đầy đủ tính bất định và Tất định đơn giản của Thế giới. Vì thế, đem lý thuyết hỗn độn, đem lý thuyết số omega, lý thuyết bất định, mà không xem xét chúng trong hệ luận đông phương học là bất hợp lý. Đơn giản là vậy. Thân ái.
-
Lý học đông phương và Khoa học tây phương có chung hệ thống nền tảng, nhưng cũng có nhiều nét đặc trưng, mang tính bản chất khác nhau. Không nên nhìn lý học phương đông theo cái nhìn khoa học mà khoa học tây phương đang nhìn vào chính nó. Cần phải khẳng định rằng, tính tiên tri, thuộc về tất định, hay nói cách khác là có bản chất của tất định. Trong khi tính tất định theo cái nhìn của tây phương đang bị tính bất định lũng đoạn. Nếu cho rằng, chỉ với bài toán n vật, phức tạp hơn nữa là các bài toán như dự báo khí tượng mà lý thuyết hỗn độn, hay tính bất định chiếm ưu thế, thì đối với con người, và xã hội. Các bài toán của chúng còn phức tạp hơn gấp nhiều lần. Có thể so sánh như là tìm kim trong chậu nước với tìm kim ở đáy biển vậy. Thế nhưng, tính tất định của các vận động nhân sinh vẫn tồn tại - thấy được. Trong khi đó, cứ theo suy lý, từ bài toán n vật mà xét, thì khi sang hệ cực kỳ phức tạp như vận động nhân sinh, rõ ràng nó phải là bất định. Điều này không chỉ mâu thuẫn với thực tế. Nhưng cho dù, cứ cố cãi rằng, chưa có thực tế nào chứng minh nó một cách khoa học cả. Thì về mặt lý luận, cái sự suy diễn đó cũng đã bất cập rồi. Đó là sự áp đặt biện chứng suy lý của tây phương vào đông phương. Một điều sai lầm căn bản. Nhưng xin lưu ý rằng, nói vậy, không có nghĩa là lý học đông phương không có lý luận mà chỉ có chiêm nghiệm ?. Hoàn toàn có lý luân (xin hẹn tiếp sau).
-
Hôm nay mới thấy cái Topic này. Trước hết, xin chúc mừng anh Thiên Sứ về buổi tọa đàm. Tôi cũng mừng. Mừng vì lẽ thấy được rằng, Lý học đông phương đã có những dấu ấn đầu tiên tới giới khoa học và trí thức trong nước. Chưa luận đúng sai hay tầm vóc. Đó chắc chắn sẽ là những nhân tố quan trọng, có tác dụng khích lệ cho sự phát triển lý học đông phương của VN. Tôi cũng thấy, thật khó có thể có ý kiến đầy đủ về nội dung của cuộc tọa đàm trong khuôn khổ của những ý kiến phản biện. Ngoại trừ bài phản biện của nghiên cứu gia Phạm Viết Hưng được viết thành Bài, có đầu có đuôi, thì những ý kiến phản biện hay tham luận chỉ thấy rải rác, mang tính tư tưởng, chứ chưa phải là những ý kiến phản biện chính tắc. Chẳng hạn như anh DVD có nói:“Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”. thì câu nói này không mang nội dung phản biện. Hoặc: Giáo sư Đào Vọng Đức đã nhất trí về nhiều điểm tương đồng giữa tri thức khoa học hiện đại với những luận điểm được phục hồi của học thuyết này. Đồng thời, ý kiến thứ hai của anh DVD (xin lỗi vì sự viết tắt này) về sự nhất trí có nhiều điểm tương đồng ... thì phải có những nội dung cụ thể về sự tương đồng đó, thì chúng ta mới có thể đánh giá được sự nhất trí đó ở dưới dạng nào, sự tương đồng ở mức độ nào ?. Đã có thể tương thích, tương đương, hay chỉ là đồng dạng trong mức độ phạm trù, hay là ở mức độ cao hơn là đi tới những bài toán cụ thể, ... ?. Một khi chưa nói lên được những điểm như thế, thì sự nhất trí đó còn mang dấu ấn cảm tính. Về bài viết của anh PVH (xin lỗi vì sự viết tắt này - mặc dù sự viết tắc còn dài hơn viết một cái tên đầy đủ), thì đứng trên phương diện tổng quan mà phản biện. Đương nhiên sẽ có những biện minh tổng quan. Liệu có thể, từ những tổng quan, cho dù với bất cứ lý thuyết nào, khả dĩ phản biện được chăng ?. Trong lịch sử khoa học, tất cả những dạng phản biện mà chỉ dừng ở mức đó, đều chỉ dẫn đến những tràng pháo tay !!!. Hay nói thẳng ra là: Không đủ sâu sắc !. Chẳng hạn, đưa lý thuyết Hỗn Độn ra, để minh chứng cho sự Bất định, một phủ định của tính Tất định. Có thể Bác được lý thuyết âm dương ngũ hành được chăng ?. Khi mà người viết lẫn người phản biện đều không thấy tính bất định trong lý thuyết âm dương ngũ hành, cũng như cả tính tất định ở trong nó ?. Hay là, sự khẳng định lý thuyết âm dương ngũ hành là lý thuyết thống nhất !?. Lại cần phải nói lại về cái gọi là Thống nhất, như Tây phương vẫn gọi lý thuyết TOE. Vậy thì phải tự hỏi rằng, lý thuyết thống nhất mang nội dung của adnh với lý thuyết mang nội dung vật lý - cho dù là vật lý của tương lai, thống nhất tất thảy các Lực tồn tại trong Vũ Trụ đi nữa !. Có tương thích không ?. Sự tương thích thể hiện ra sao ?. Khi mà rất dễ dàng nhìn ra rằng, nếu có - bởi một sự biểu diễn bằng ngôn ngữ của khoa học hiện đại nào đó như Ta có thể thấy ngày nay, chẳng hạn dưới dạng Toán học ?. Hoặc dưới dạng Văn chương ?. Hay ở dạng Triết học ?. ... là cũng không bao giờ hai cái thứ lý thuyết đó đồng nhất được với nhau, mà chỉ có thể - trong trường hợp lý tưởng là nó chứa đựng trong nhau bởi những phần nào đó. Điều này đã khiến chúng ta phải phân biệt nội dung thống nhất của adnh và TOE được hình dung bởi các nhà vật lý là khác nhau. Cho dù gọi một tên khác. Vì thế, nói lý thuyết adnh là lý thuyết thống nhất, hay xuyên suốt gì gì đó, thế tất không thể mang cái nhìn Vật lý để quan sát Nó. Bởi vậy, gọi Nó là Lý thuyết, sẽ rất hạn chế - tự mình hạn chế mình. Mà phải đứng trên phương diện Triết học mà đánh giá Nó, xem Nó như là một Triết Thuyết. Mà vốn, Triết học là cái Lý tận cùng, thì không cần phải chứng minh, Nó đã là Thống Nhất thế giới rồi, và nhiệm vụ của chúng ta, chỉ là Xây dựng một Triết Thuyết đúng đắn, làm nền tảng cho Mọi Khoa Học mà thôi. Cái gọi là Lý thuyết Thống Nhất, chính có nội dung như vậy !. Vì lý do đó, những nhận định của giới khoa học về một lý thuyết thống nhất là bất khả chính là khả dĩ đúng đắn. Thân ái.
-
"Dịch nói hoài chẳng hết", nếu hiểu đúng thì đó là sự thể hiện cái "vô cùng vô tận" theo cái nghĩa của Dịch, chứ không phải là nói hoài không hết thì không dám nói, hay không nói nữa, vì "sợ" nói hết thì không còn là Dịch hay mang tiếng không hiểu gì về Dịch. Mà với thế giới, cả đông lẫn tây, có cái nào mà không vô cùng vô tận đâu. Như nói, thiên văn học. bao nhiêu nhà bác học, bao nhiêu người trí tuệ siêu phàm, làm việc ngày đêm, trải hàng bao nhiêu thế kỷ mà vẫn nói, đâu có hiểu hết, đâu có thể nói hết. Mà chỉ nói, nói những gì mình biết, nói những gì mình thấy, mình nghiên cứu được mà thôi. Nói đến thế mà đâu có sợ là không hiểu thiên văn. Thiên văn vẫn vô cùng vô tận, cả về tế vi cũng như về tầm vĩ mô, cả về cơ sở cũng như về chuyên sâu. Đi mãi chẳng hết, học mãi chẳng cùng. Thì Dịch cũng đâu có gì là Lạ ?. Có chăng chỉ là sự khác nhau về bản chất, ... chứ có ái đem so sánh giữa hai cái vô cùng với nhau, có ai đem đặt hai cái vô tận nằm cạnh nhau, để mà nhìn xem đâu đuôi giữa chúng khác nhau thế nào !. Dịch bao trùm vũ trụ, nhưng mỗi cái mà nó nói tới, hẳn phải có nội dung !. Không có nội dung, chẳng hóa nó rỗng tuếch à ? Thế thì nó tồn tại thế nào được !. Mà đã có nội dung, thì phải có sự "nói tới", có sự nghiền ngẫm để nhận thức. Chứ sao lại nói "nói hoài chẳng hết, nói hết thì không còn là Dịch". Nhiều người, chẳng hiểu gì về Dịch, hễ động bị Vặn, là nêu cái lý ngụy biện này để biện hộ. Hay là lý sự, tôi nói Dịch, thì sợ rằng, tôi nói đông, anh nói tây, vì đều là Dịch cả. Nói như thế, hành xử như thế, đó là Dịch tả, hay cái Dịch thổ tả, chứ đâu còn là Dịch. Bởi vậy, cứ yên tâm mà nói Dịch, nói tới đâu, hay tới đó. Cứ yên tâm mà nghiên cứu Dịch. nghiên cứu tới đâu, hiểu tới đó. Chứ chẳng phải là nói dịch thì chẳng là dịch. Để rồi lôi Không Tử ra biện hộ. Không Tử nói, cho tôi thêm tuổi để học Dịch, là theo phương châm hiểu biết thêm, cái lòng khao khát nghiên cứu thê, cái thâm sâu, và tế vi của nó, chứ không phải là thêm tuổi là sẽ học hết Dịch !. Hiểu là học hết Dịch, chẳng hóa ra, đầu óc của Khổng Tử bé đến thế sao. Đâu còn là Khổng Tử truyền thuyết nữa !. Vì thế, học Dịch là sợ học mà không hiểu, chứ không phải là sợ học không bằng ai, vì mình nhỏ quá. Nói thế thì rõ là xem kiến thức Dịch như là mớ hổ lốn, như Cat trong hoàng Hà, cứ ra nhặt, được đấu nào, hay đấu đó, yên trí mà nhặt mãi, chẳng suy suyển gì đến Cát sống Hoàng cả !!!. Rõ là chẳng hiểu gì về Dịch cả !. Lời tiền nhân nói, cũng chẳng hiểu nốt, bàn thế nào được về Dịch !. Thân ái.
-
Hễ mà hiểu Triệt như thế này thì Hỏn hẳn !!. Nên xem lại xem. Chứ hậu nhân học ịch và Tử vi, lại cứ theo thuyết như thế naythif còn gì là Dịch với Tử vi nữa. Ít ra thì cái Logic và tính khách quan cũng nên tôn trọng chứ. Thân ái.
-
Như đã nói, Lý học đông phương, hay Dịch. Lấy lời để đạt ý. Nhưng trước câu hỏi của anh Thiên Sứ, mà anh trả lời như thế, hóa ra là anh chưa nắm được bản chất Dịch. Trả lời như thế, thà không trả lời, thì còn Đúng. Nay đa trả lời, thì tức là Sai. Nói ở đâu cũng có Sấm, thì định phương Chấn để làm gì ?. Nói ở đâu cũng có Thủy, thì phân biệt phương Khảm để chơi chăng ?. ... Quá bằng nói: Bố tôi đẻ tôi ra, nhưng bố tôi là cha của thiên hạ !!!. Thân ái.
-
Trang Lon học toán kiểu gì thế ?.
-
Nói như vậy là chưa hiểu rõ Số trong lý học đông phương. Số trong lý học đông phương, không phải là Số trên trương số, hay là số đại số, mà là Số Đại Diện. Cho nên, dương lấy số 1 là tiểu, lấy 3 làm đại, âm lấy 2 làm số tiểu, lấy số 4 làm số cực. Lấy 1 đến 5 làm số Sinh, từ 5 đến 10 làm số Thành. Từ 10 trở đi, lấy đó làm quy ước để mà biểu diễn, chứ không phải là đếm 1, 2, 3, ... Nên nhớ như vậy, không khéo ngộ nhân mà hiểu sai hết cả tượng số. Từ lâu, thấy mọi người bàn nhiều, chẳng hợp lý. Cũng không tiện nói. Nay có lời này lưu ý mà hiểu cho đúng. Thân ái.
-
Huyền học đông phương, dùng Lời để lấy Ý, chứ không dùng lời để nói Lý. Thành ra, nói như Kyte thế này thì được, chứ không dùng trình bày này để nói Lý, nếu cứ nghĩ đó là lời để nói Lý thì Hỏng. Mà ý thì huyền ảo, nên lý đông phương mới huyền bí, gọi là huyền học. Còn Lý thì minh bạch, điều này thì huyền học đông phương, từ xưa tới nay, chưa đạt được. Chúng ta có cố gắng lấy lời để đạt lý thì cũng nên lưu ý điều này, kẻo ngộ nhận. Thân ái.
-
Nói là Ba học thuyết, hay là Ba lý thuyết một cách chung chung thì cũng chẳng có gì Sai. Mà đứng về tính Thống nhất, thì gọi nó là Một cũng được. Người ta cũng dễ thấy rằng, âm dương, ngũ hành và bát quái, đều có thể trình bày chuyên sâu ở dạng độc lập tương đối. Còn nếu hiểu nó là Ba học thuyết độc lập, như từ Ba nơi "ở trên trời rơi xuống" thì mới là điều đáng bàn. Khó có thể chấp nhận được. Nhưng trong việc "quan sát" và "khích lệ", như Tác giả có trình bày, thì có vấn đề ?. Rằng: Dường như Công trình này đã có các GS hàng đầu, hay có tên tuổi của VN đọc !!. Với giọng văn của Tác giả, thì cứ như là các GS đó đã thẩm định ?. Phải không vậy !!!?. Vì thế, Tôi rất tò mò về những lời thẩm định của các GS đó !. Nếu không có lời thẩm định nào, thì lại là một chuyện cũng có cái để nói. Bởi vì, để khích lệ, thì có thể khen. Nhưng khen rồi để đấy, mà không có lời phản biện về học thuật, thì đó là thái độ vô trách nhiệm. Vì rằng, đúng hay sai, cần có phản biện mới được. Mà lời phản biện của các vị ấy, nó rất quan trọng. Đó là trách nhiệm với tương lai, với hậu nhân, và .... Hay là, không dám phản biện ?. (tất nhiên, trên giả thiết là Tác giả nói đúng sự thực)!. Bởi vì các Vị ấy, không mấy hiểu lý học đông phương ?!. Tại sao lại có thể nói vậy ?. Vì rằng, Kiến thức của Tác giả về lý học đông phương sai lạc trầm trọng. Đồng thời, lối lập luận đầy khiên cưỡng, duy lý trí, áp đăt và chủ quan. Ngay trong phần đầu, chỉ là sơ khởi, giới thiệu các nguyên lý, mà Tác giả đã bộc lộ cái sự Bất Tri Kiến cả về hai phía, đông phương và tây phương học. Ít nhất, thì các Vị ấy cũng phải có ý kiến như thế chứ. Thân ái.
-
Mai Hoa Dịch - nguyên tác của Thiệu Khang Tiết, có ghi rằng: Theo truyền thuyết vua phục Hy thấy con long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có bức đồ họa 55 vết điểm Đen và Trắng. Liền theo đó thiết lập Hà đồ. Đặt phép tắc trị Dân và vạch ra Bát quái, mở đầu Kinh Dịch. Mới bảo rằng: Thôi thì cái gì là truyền thuyết, cứ bỏ qua. Đành rằng chẳng ai tin. Nhưng cũng chẳng lấy đó để mà phản bác được. Người nào có Mồm thì người ấy nói. Mà Tớ Của thì có hơn 1 tỷ cái Mồm. Mỗi mồm nói một giây, thì cả tỷ cái mồm nói đến cả tỷ giây. Đố ai nghe cho xuể :P . Thôi thì nhận đại đi cho rồi. Rõ là phương pháp đại bá nhé. Phục chưa !. Nhất quán chưa !. Tớ, người an nam, nhỏ bé, bé hều à. Chấp cái đại bá. Chỉ khiêm tốn hỏi anh Đại Bá một vài câu đơn giản. -Thì cứ cho anh Đại Bá có cái Hà đồ đi. Anh bảo rằng, từ đó mà đặt phép tắc trị dân !!!. Ghê quá ta. Vậy Anh triển khai đi, xem nó thế nào ?. -Rồi lại bảo, từ Hà đồ, vạch ra Bát quái - mở đầu kinh dịch. Vậy thì từ cái Hà đồ đó, anh vạch ra bát quái đi. Không được nói khơi khơi, mà phải làm thật kia. Anh vạch ra sao thành tám quẻ đây ?. Và từ đó chứng minh rằng Bát quái bao la vạn tượng. Nói đủ trên trời dưới đất, nhân sinh ?. Tại sao bát quái thì nói được, mà tứ tượng lại chưa ?. Nếu bảo tứ tượng vì ít hơn tám, cho hẳn 16, hay 32 quái đi. Nó đâu sao không chìa ra để ba hoa cho đủ trên trời, dưới đất, đủ hết càn khôn ?. Lại phải nhờ tới 64 chăng ?. Thế thì chấp cho tới 128, hay 256 cho anh Đại Bá sướng run cả chân tay. Sướng chưa. Nhưng nó đâu, nói hết càn khôn nghe thử ?. Trò chuyện với mấy anh đại bá. các ảnh ... tịt. Nay đưa lên đây, nhờ các em an nam mit giải thích hộ, và chứng minh hộ cái đó là kỳ thư đích thực của văn học trung quốc, là viên ngọc vô giá quý báu của trung quốc. Nó là sản phẩm tư duy vĩ đại ... đuôi to ...của người trung quốc ?. Nào mời các Bạn giúp nhân dân trung quốc với !!!. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Là người làm khoa học thì anh cũng biết rằng: Cho dù "Trình Tử Vi Việt bị chứng minh sai trong công trình nghiên cứu của anh" thì anh cũng còn cần một thời gian để được thầm định là đúng. Chưa nói đến tôi còn có quyền biện minh. Nay anh chưa công bố công trình của anh, để cho tôi và mọi người biết trình Tử Vi Việt bị sai đến đâu, sai chỗ nào. Vậy mà anh đã cho rằng: KK à !. KK luận tử vi ở diễn đàn này sai chỗ rồi. Thứ nhất. Diễn đàn này, các hội viên xem tử vi với trình lập tử vi Lạc Việt. Không phải với trình tử vi truyền thống mà KK đang dùng. Thứ hai. Kiến thức tử vi nói chung, tinh đẩu nói riêng có nhiều dị biệt. Bởi vậy tôi mới nghĩ là anh khiên cưỡng khi có lời khuyên này Thì đó là anh hiểu sai ý tôi rồi. Thật vậy. Tôi nói với KK luận TV ở diễn đàn này là Sai chỗ, chứ không đánh giá trình tử vi Lạc Việt Sai !. Đồng thời, bởi sự dị biệt về kiến thức tử vi, nên khi luận ở một nơi như thế này, tất sẽ đưa đến những bất đồng, hay dị biệt trong các lời giải, khi có so sánh với những lời giải của người khác. Đó là sự tất yếu, chứ không hề có tính khiên cưỡng một chút nào !. Anh lưu ý hộ là: KK luận tử vi ở đây là sai chỗ, chứ không nói là diễn đàn sai !. Và cũng không hề có câu nào nói Trinh TVLV, cũng như kiến thức ở đây Sai. Nếu Tôi mà nói câu có hàm ý như thế, thì việc khuyên KK không nên luận Tử vi ở đây, trong khi KK đã và đang luận, thì lúc đó, lời khuyên của Tôi mới thực là Khiên cưỡng !. Khi anh yêu cầu: Hãy chỉ cho tôi một phương pháp lập thành là số được coi là đúng, so với khá nhiều phương pháp lập thành lá số khác nhau trên các diễn đàn? Thì như Tôi đã trả lời anh rồi. Cho đến thời điểm này, Tôi chưa công bố, thì Tôi chưa hề phê phán những điều anh đề cập đến là Sai. Có câu chuyện thế này. Câu chuyện Bó đuốc sống Lê Văn Tám. Năm 2005, GS Phan Huy Lê có nói rằng đó không phải là câu chuyện có thật. Nhưng hồi đó, GS nói ra mang tính chất tâm sự, trao đổi, chứ không phải là tuyên bố. Thành thử, những phản biện, hay chất vấn đều không có giá trị, và GS không bắt buộc phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý. Nhưng đến tháng 9 năm nay (2009). GS đã công bố công khai. Vì vậy, bây giờ mới là lúc tính trung thực, tính lịch sử mới được khẳng định, và GS phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý đó. Bởi vậy, Khi Tôi chưa công bố, thì những điều anh đề cập đến, cũng chưa phải là lúc Tôi phải có trách nhiệm chứng minh. Cho nên, những gì không chỉ anh, mà những người đồng ý với trình tử vi LV, hoàn toàn có thể vô tư sử dụng. Xem như nó vẫn là đúng đắn. Bằng như anh đã viết: 2 - Do cách đổi Thủy Hỏa ở cục Mệnh, nên trường hợp này Tử Vi Việt sẽ phải luận là...và với phương pháp truyền thống sẽ luận là.....Kết quả đúng sai. 3 - Bộ sao này trong cách cục mệnh Hỏa theo truyền thống sẽ luận là..............Còn Tử Vi Việt là Thủy sẽ luận là..........Kết quả kiểm chứng. Tôi nghĩ chưa ai làm điều này. Nhưng đã vội kết luận Tử Vi Việt là sai. Mặc dù đó chỉ là kiểu kiểm chứng tối thiểu nhất và cũng là mang tính thống kê đơn giản - thì cũng phải hàng trăm lá số mới xác định được. Do còn lệ thuộc vào người luận đoán. Thì Tôi cũng "trà dư tử hậu" mà có lời trao đổi vui vẻ thế này. Thứ nhất. Việc kiểm chứng trong việc luận khi đổi Thủy - Hoả, bản thân anh cũng biết đó là việc không khó. Việc luận theo mệnh Hỏa và Thuỷ, cũng dễ dàng phân biệt. Nhưng Anh dùng một tiêu chuẩn - mà như Tôi đã từng Phê ông Đằng Sơn - đó là tiêu chuẩn Thống Kê. Để bảo vệ luận điểm đổi Thủy - Hỏa bằng việc Phủ nhận các kết quả kiểm chứng, chỉ bởi nó ... Chưa thỏa tiêu chuẩn Thống Kê. Một khi đã sử dụng tiêu chuẩn thống kê như thế, để hủy đi cái kết quả có khả năng "đe dọa sự sinh tồn - đúng đắn của luận điểm đối thủy - hoả" thì lập tức, mọi thảo luận trở nên đóng băng !. Bởi vì, muốn phá vỡ sự đóng băng này, thì phải đi chứng minh sự vô lý của tiêu chuẩn thống kê đối với Tử vi !. Như thế, để có thể đối thoại được, lẽ đương nhiên, cả hai phía phải hiểu thấu đáo về toán học thống kê, phải thấu đáo về ý nghĩa thống kê của đối tượng cần khảo sát. Đồng thời phải hiểu được bản chất đối tượng của tử vi. Có như vậy, mới hiểu được, tiêu chuẩn thống kê có áp dụng được một cách đúng đắn đối với các đối tượng của Tử vi hay không ?. Điều này, nếu như Tôi nói rằng: Với Tôi thì đơn giản. Nhưng Tôi có thể khẳng định rằng, không chỉ với Anh, mà còn là Phổ biến đối với hầu hết những người quan tâm và nghiên cứu là không đơn giản. Ngay cả ông VDTT cũng vậy thôi. Tôi có thể kết luận thẳng thừng điều này, bởi vì chỉ cần một chỉ dấu nhỏ, có thể đưa tới kết luận đó. Đó là: Một khi âm dương ngũ hành chưa thấu đáo, thì đừng bao giờ mơ mộng tới việc hiểu Tử vi !. Trong khi, ngay cả về kiến thức Toán học, Tôi chưa thấy Ông ta có gì đặc sắc, cũng như thực sự đã lĩnh hội, dù chỉ là những ứng dụng ngoài chuyên môn. Ngay cả với công trình Đại số Lie với việc an các chính tinh cũng vậy. Tôi khẳng định, đó chỉ là một sự Lộn Giống !!. không hơn không kém. Nhưng Về mặt cá nhân, Tôi ủng hộ sự nhiệt tâm nghiên cứu này. Và chỉ có vậy thôi !. Thế nên, câu chuyện đối thoại này, sẽ không bổ ích cho ai cả. Không chỉ Tôi nói với Tôi, mà Tôi còn khuyên KK như thế. Tránh cho những sôi động không nên có ở một diễn đàn vốn bình yên như diễn đàn này. Một sự bình yên dấu đi những bế tắc, đè nén những cơn sóng thần. Tôi không muốn phê phán anh, cũng không phản biện. Nhưng những điều Tôi viết ra ở đây với anh, đó là sự nhiệt tình của Tôi. Hy vọng anh không hiểu sai. Và cũng mong không có bất cứ ai dùng những mệnh đề Tôi đã nêu trong đây, để lấy đó làm bằng chứng phản biện anh. Thân mến chào anh. Chúc anh vạn sự như ý !. Mô Phật !. Đúng là bất lương !.
-
thú thật với anh (KK) tôi là dân chăn trâu ngoài đồng chẳng có bằng cấp nào dính túi cả , KK à !. Đọc câu này, chú lại nhớ tới một cuốn phim, mà chú đã xem hồi những năm 60 của thế kỷ trước. Có đoạn một cậu bé chăn trâu - vừa chăn trâu, vừa học bài. Nhằm ca ngợi cái sự hiếu học của thiếu niên nhi đồng miền bắc XHCN, mặc dù trong hoàn cảnh chién tranh, bom đạn ác liệt, vừa lao động vừa học hành. Nhưng mà, cậu bé đó, đọc một bài của môn động vật học. Đọc rằng: " Rắn là loài bò, sát không chân" Đáng lẽ phải đọc: Rắn là loài bò sát, không chân. Ấy là chỉ nhầm có chỗ đặt dấu Phẩy. Không chỉ câu cú, mà còn tính chính xác, đúng đắn cũng như thể hiện sự nhận thức đã không còn cái gì để nói nữa. Sự sai sót thật tai hại, tưởng chừng như từ nguyên nhân không đáng kể. Nhưng mà,lại nói lên một cái logic. Chăn trâu mà !!!!. Thế nên, khi gặp câu: "Anh thật là buồn cười". Tất nhiên là không hiểu, đó là một câu Cảm Thán. Để tránh phải nói một câu - theo lối nói, thẳng ruột ngựa. Đó là câu: Anh vô lý quá. Thành ra mới có chuyện, lôi câu đó ra phân tích : TÔI thì khác với anh tôi chỉ cười khi vui ,buồn thì không bao giờ cười cả. Vi thế mới có cái logic thế này, KK đã viết rất rõ ràng: Nói thì nhiều, kiểu gì thì chả được. Nhưng mà rõ ràng nhìn lá số thì cách cục cực mạnh. Theo tôi được biết, ít nhất là từ chú vuivui, thì Nhật cực kì mê KK miếu. (chi tiết xem thêm vũ tài lục). Có nghĩa là quan điểm Nhật ái mộ KK, thì KK có tiếp thu từ tài liệu trước tác bởi Vũ Tài Lục, và có tham khảo ở vuivui !. Thế nhưng, trước thì viết: Tôi cũng chẳng quan tâm anh có bao nhiêu bằng tiến sĩ hay bao bao thằng bạn , chính anh đã nêu ra sách cổ lỗ xĩ của VTL ấy mà. Nhưng sau lại viết: anh đã không hiểu ý của người khác , chính anh đem cái thuyết không -kiếp của anh mà dạy người theo luận điễm riêng. hi hi. logic lạ nhỉ !!!. Thế nên, mới có sự hiểu vô lối rằng: câu nói anh ở trên còn đó . ,nếu không có đánh giá ai mà anh lại đề cập bản lãnh ,như vậy chắc rằng anh có bản lãnh mới tự cấp bằng cho mình nhĩ. Trong khi Chú thì nói rõ ràng là chính trong bài này, bởi KK đã đọc các thông tin giải đoán đó, đương nhiên, chỉ với những thông tin đó, thì bất cứ người có số mà được tử vi gia giải số đó, ai mà chả thấy đó là kiểu giải đoán chung chung, lập lờ, nói cho xuôi lỗ tai, để dễ bề lấp liếm. Chứ đi vào cụ thể, thì với lói giải đoán đó, nó lòi ra cái sai huỵch toẹt ra ngay. Đâu phải chỉ có Chú với KK nhận ra điều đó. Ai mà chả thấy. Thế nhưng, hễ người nào mà có tính như thế này: Muốn làm vương làm tướng, làm Bá một Vùng. Thì đều có tính Đố Kỵ. Nghĩa là hễ thấy ai đó "xâm phạm vào lãnh thổ - tự phong - của mình", thì lập tức là tức tối, tìm mọi cách phản kích. Luôn tìm Cớ này Cớ nọ để tấn công người mới đến. Một kiếu xưng Bá !!!. Mà cái kiểu xưng Bá, ai học lịch sử cũng đều biết, vương đạo và bá đạo. Vương đạo thì lấy nhân làm đầu, Bá đạo thì vốn bất nhân, vô học !. Bởi thế, khi xung kích thì vô lối, bất chấp luân thường đạo lý, lý luận thì cù nhấy. Hay nói nhại, nói lăng nhăng. Chủ ý là muốn gây lộn, chứ không bao giờ có bản lĩnh và thái độ từ hoà, cũng như khả năng về trí tuệ. KK thấy có đúng không ?. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Mong anh không hiểu sai ý tôi. Trong bài của tôi, không có một từ nào thuộc về phạm trù CHÊ !. Nên nếu xuất phát từ đó, mà gây ra đối thoại, thì sẽ không có bổ ích. Còn nếu phản biện để khẳng định sự đúng sai một hệ thống lập thành lá số xác định. Vốn đã có nhiều tranh luận, dù chỉ là sự an vị một vài sao, hay là tứ Hóa. Huống chi là cả một hệ thống. Vì thế, nếu việc này xảy ra, không phải và không thể được trình bày ở đây, vả lại cũng chưa phải là thời gian hợp lý. Đó là nội dung của một cuốn sách có dung lượng khá lớn. Tôi tin rằng, khi nó được xuất bản, tất sẽ đi tới những cuộc tranh luận, và lúc đó sẽ minh định được đâu đúng, đâu sai. Bởi vậy, Chưa tới thời điểm đó, Tôi chưa bao giờ có một lời Chê bai, cho dù, ngay từ bây giờ, Tôi đã xác định rằng trình TVLV đã được chứng minh Sai trong cuốn sách của Tôi. Nhưng do chưa được công bố, xin mọi người hãy coi rằng đó chỉ là như tin đồn, nhân trà dư tửu hậu mà nói qua. Thành thử, Tôi biết KK vẫn học tử vi theo truyền thống, nên lưu ý cậu ta, vì sự dị biệt, do đó không nên tranh luận những vấn đề như vậy ở một nơi như ở đây !. Thân ái.
-
Thật là buồn cười. Anh nhạy cảm quá đó. Trình tử vi của mỗi người ra sao, sự đánh giá là theo quan điểm cá nhân. Có ai đưa vấn đề đó ra bàn thảo đâu. Tôi đang nói với KK, là ở trong trường hợp này, với những giải đoán mà KK đọc được. Chứ Tôi có đánh giá ai đâu, có vỗ ngực với ai đâu mà anh vội vơ vào mình như vậy ?. Anh nhầm lẫn nhiều quá, đến nỗi đọc bài của hội viên mà chẳng hiểu ý người ta nói gì, thì ai trao đổi với anh, hóa ra là vô tích sự nhỉ ?. hi hi ...
-
KK à !. KK luận tử vi ở diễn đàn này sai chỗ rồi. Thứ nhất. Diễn đàn này, các hội viên xem tử vi với trình lập tử vi Lạc Việt. Không phải với trình tử vi truyền thống mà KK đang dùng. Thứ hai. Kiến thức tử vi nói chung, tinh đẩu nói riêng có nhiều dị biệt. KK cũng nên lưu ý, kẻo hiểu sai. Nhật Nguyệt không phải là ái mộ Không Kiếp (Địa), cũng không kỵ Không Kiếp. Không Kiếp bổ sung cho Nhật Nguyệt những đặc tính quan trọng cho người Giác ngộ, Nghiên cứu, và Minh triết. Nhưng ngược lại, cũng gây khó cho công danh, tiền tài và địa vị trong xã hội. Nó có thể giúp cho người có nó thành Danh, thành tựu phi thường, thì đồng thời cũng làm cho người có số bất hạnh về những phương diện nhất định. Nói chung, xem số, có Không Kiếp giao hội là không đơn giản, phải biết chế hoá. Nắm rất vững đặc tính cuả nó mới có thể luận giải chính xác được. Như vưà rồi, KK nắm chưa chu đáo, thành ra quyết đoán có phần phiến diện. Trong trường hợp cuả KK, Nhật phùng Kiếp Không đắc vị, đắc thế. Trong trường hợp này, Nhật Nguyệt phùng Kiếp Không không được như vậy, nhưng cũng không xấu. Vốn nó là tốt, nhưng lại bị hoá Hung bởi tác nhân Kình Linh. Gây ra giai đoạn đầu đời sinh bất phùng thời. Lại thêm một điểm quyết định nữa là hai vận đầu đời hoá Ám. Mà vốn Nhật Nguyệt rất sợ Ám. Vì thế, nói người này Ngu là sai, thật sự, người này khá thông minh, nhạy cảm, đa tài, cũng đa tình nữa. Nhưng như đã nói Không Kiếp đã hoá hung, khiến bất phùng thời, gặp nhiều trớ trêu, đồng thời cũng mắc nhiều sai lầm, nhầm lẫn trong giai đoạn đầu đời. Sang vận 25 tuổi trở đi, sau khi thành gia thất, cuộc đời người này mới bắt đầu hanh thông. Đặc biệt là giàu sang phú qúy sẽ đến với người này từ sau khi lấy chồng lần thứ hai. Càng về hậu vận số người này càng đẹp. Công danh tiền bạc, phú quý đều đầy đủ. Có thể nói, cách xem cuả KK không sai khi cho rằng Nhật Nguyệt gặp KK là tốt. Nhưng trong chế hoá khá phức tạp cần phải lưu ý. Đây là một lá số dễ. Nhưng nêú KK tranh luận thì không nên. Bởi khi tranh luận, cần phải đủ bản lãnh đoán cụ thể. KK đọc các giải đoán trên là đủ hiểu rồi. Thân ái.