vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
cutu1 viết: CẢ HAI ĐỀU SAI. Tui nói là: Âm và dương cả hai thằng đều động (đậy), không có thằng nào tĩnh (yên) hết. Có lẽ là cutu1 nói đùa đấy chứ !. ................ Có người hỏi Tôi rằng: "Nghe nhiều người nói, lý thuyết âm dương ngũ hành là một thuyết thống nhất vũ trụ ?." Tôi trả lời rằng: Cái đó đã hẳn ?. bởi vì, nói thì nói thế thôi. Chứ có chứng minh được nó là một thuyết thống nhất vũ trụ đâu !. Nói như vậy, hẳn có người sẽ bảo: Nó chả lý giải được mọi chuyện trên trời, dưới biến là gì. Có thật không ?. Hay chỉ là đại khái thế !. Thưa rằng, đại khái thế, thì không nên kết luận như vậy. bởi vì, rất rõ ràng. Ngay bản chất của 4 lực tương tác vật lý, có ai biểu diễn và hiểu nó trong lý thuyết âm dương ngũ hành đâu, mà đã vội. Đấy là cái trực quan, đòi hỏi cụ thể, mà còn không thấy, thì vội vàng bảo nó là thống nhất vũ trụ mà làm gì. Phải nói thế này: Nếu như biểu diễn được 4 lực theo lý thuyết âm dương ngũ hành, thì đương nhiên lý thuyết âm dương ngũ hành sẽ là, trường hợp đơn giản nhất, một thuyết thống nhất các trường tương tác vật lý. Thế thôi, cũng đã to nhớn lắm rồi. Cho nên, nếu mà là Tôi nói, thì Tôi nói rằng: Lý luận âm dương ngũ hành rất tổng quát, nó có thể được thấy trong toàn bộ những hiểu biết về thế giới này của tôi. Nhưng chỉ thấy hình hài của nó thôi, chứ chưa phải là một kết luận về tính khẳng định sự thống nhất của nó đối với toàn bộ thế giới. Giống như cái việc Tôi và Anh nhất trí với nhau theo một ý kiến thứ ba nào đó, nhưng không có nghĩa là ý kiến thứ ba đó đã thống nhất được Tôi và Anh với nhau !!!!. Thế còn âm dương động tĩnh thì sao ?. Tôi hỏi lại: Thế anh cho âm dương là thế nào với động tĩnh ?. Người xưa có nói thái cực phân lưỡng nghi, đó là âm dương. Chứ người xưa không nói: Thái cực phân lưỡng nghi, đó là động tĩnh !!!. Đúng không ?. Tại sao vậy: Bởi vì nói: Thiên - Địa thì đó được phân âm dương, chứ không nói thiên địa phân ra động tĩnh. Nói Quân tử và Tiểu nhân phân âm dương, chứ không nói quân tử tiểu nhân phân động tĩnh. Lại nói: Đực - Cái phân âm dương, chứ không bảo đực - cái phân động tĩnh. Cũng như vậy, nói trên dưới, cao thấp, ... đều phân âm dương. Chứ không bảo trên dưới cao thấp phân đồng tĩnh. Rõ ràng như thế, bởi vì, những cặp đó, làm sao nó, cái này động, cái kia tĩnh được. Như nói: Đực động, mà Cái tĩnh. con Cái nó sẽ nhảy dựng lên cho biết là nó đã động. Thậm chí, chọc nó, nó còn động ác luôn. hi hi ... Như bảo, trên tĩnh dưới động, thì cái đầu nó sẽ nói, tôi đang ở trên cái ấy đây, ai bảo tôi tĩnh - vỡ mu rùa bây giờ. Bảo cái dưới nó tĩnh, cũng không được, nó phang cho tá lả. Nhưng lại bảo, đó là sự nhầm lẫn, bởi trên dưới, cao thấp là khái niệm, chứ đâu phải là cái cụ thể. Vâng, nói thế mới đúng. Nhưng lý luận âm dương là nói từ tới toàn bộ thế giới, không trừ một cái gì. Từ Vật, cho đến Phi vật, từ trực quan cho đến trừu tượng, từ cái có, cho đến cái không, từ cái sờ thấy, tới ngôn ngữ trừu tượng. ... Bởi thế nó mới là thuyết thống nhất vũ trụ chứ. Nếu không thì phải nói nó là thuyết thống nhất vạn vật rồi. Mà thuyết thống nhất vạn vật, thì .... chưa tới lượt anh đâu, lý thuyết âm dương ngũ hành ạ. Thế nên, người xưa mới nói tiếp: Động - Tĩnh phân âm dương, chứ không ai nói âm dương phân động tĩnh cả. Những ví dụ trên đã nói rõ điều này đúng. Chứ không phải là thích nói thế thì nói thế. Cũng tức là Động - Tĩnh là một cặp âm dương, mang tính bộ phân của âm dương. Thế rồi, người ta mới xem xét, thế nào là động, thế nào là tĩnh. Bởi vì, động tĩnh, xét theo âm dương, rõ ràng là tương đối. Tương đối, có nghĩa là, tôi động so với anh, còn anh thì động so với chị, chị lại động so với ai đó, hay là động so với cái gốc cây !. Vậy cái gốc cây có động không ?. Thưa rằng, rõ ràng cái gốc cây nó tĩnh - đứng yên với mặt đất mà nó được trồng tên đó, nhưng nó lại "di chuyển" khi ta ở ngoài trái đất !. Lại to chuyện rồi. Nhưng đúng là thế. Còn nữa, trong cái gốc cây đó, sự sống hay sự chết đang diễn ra. Đó chả là động là gì ?. Đấy tương đối của động tĩnh là thế đó. Khi ấy, rõ ràng anh phải hiểu rằng: Tôi đã động so với anh thì anh là tĩnh đối với tôi. Nội dung đó, buộc ta phải hiểu: Động - Tĩnh trong cặp âm dương. Như nói tới sống - chết có động - tĩnh, chứ không ai đi xét động tĩnh của sự chết với ... hòn bi ve, hay sự sống với ... cái xe đạp. Hay như chuyển động của con tàu, với mặt đất, chứ không ai đi xét chuyển động của con tàu với bài hát "việt nam, trên đường chúng ta đi" của nhạc sỹ Huy Du !!!. Hỉ. Bởi thế, như một quy ước, nói rằng: Sống, hay sự sống thuộc dương. Chết, hay sự chết thuộc âm. Nên nói: Sống trên dương gian, chứ không nói Sống trong cõi âm. Và Chết xuống âm ... phủ, hay người ta diễn: Người cõi âm. Bởi thế mới thấy, Người sống, đang sống thì Động, tương đối, một cặp, với người chết, đã chết. Bởi vì, người ta chỉ thấy, người đang sống thì chạy nhảy, đi đứng, ăn uống, cãi nhau và yêu nữa. Còn người chết, đó ai bảo họ đi đứng, cãi nhau và ... yêu đấy. Nên, trong cặp sống chết, thuộc âm dương, xét động tĩnh, thì thấy rõ Dương - sự sống - chạy nhảy, ...yêu đương so với Âm - sự chết - nằm im lìm, mắt nhắm tịt, bất động vĩnh viễn. Bởi thế mà nói: Dương động, Âm tĩnh. Bây giờ nói ngược: Âm động, Dương tĩnh. Thì ... bảo là có lý !. Có nghe được không ?. Ai diễn giỏi, xin mời, Tôi chỉ ra cái sai cho coi. Nhưng mà lưu ý, chỉ cần nắm vững cái sự diễn như trên, sẽ thấy ngay thôi, cũng chả cần Tôi phải chỉ. Thân ái. Hiểu được âm dương ngũ hành, thì vạn vật đồng nhất thể rất dễ chứng minh. Thân ái.
-
Chào anh VULONG. Như Tôi đã nói ngay từ đầu, Tôi viết vài cảm nghĩ. Chứ không tranh luận. Cũng không "lao" vào cuộc đánh đố. Nhưng ôn hòa thể hiện quan điểm, thì không chỉ có tôi đồng tình, mà chắc mọi người cũng vậy. Nay được biết "lý do" anh đưa ra chủ đề này, với phong cách như một tổ chức cuộc thi, hay gọi là cuộc đố cũng vậy. Thì như thế có nghĩa là không phải do anh đánh đố, mà tại vì "cái loại chủ đề như thế này nó đã như vậy". Anh có hỏi tôi rằng Tôi định nghĩa thế nào về thánh nhân. Như Tôi đã nói, làm sao định nghĩa đây ?. Hay là, cứ quan niệm thế nào thì cho nó là một định nghĩa như thế. Tôi thì không định nghĩa, bởi theo tôi, chẳng có định nghĩa. Nhưng quan niệm thì có. Theo Tôi, Thánh nhân được Tôi quan niệm rằng: Đó là nhân vật phi thường (không chỉ tài năng mà còn có cả công nghiệp phi thường) cộng với được người đời kính ngưỡng. Vậy thôi. Đơn giản không ?. Thưa rằng, đó không phải là định nghĩa đâu nhé. Nếu xem đó là định nghĩa, sẽ ngộ nhận đó. Với quan niệm này, có thể thấy ngay, Thánh nhân là khái niệm nhân tạo, mang tính thường lý, tính lịch sử, tính quan điểm, và có ...tính triết học nữa. Cũng từ đây, có thể nói rõ rằng: Cụ Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho rằng Thánh nhân xuất hiện như cụ đã viết trong lời sấm. Ừ thì đó là quan niệm của cụ, rằng cụ nhìn thấy cái công nghiệp phi thường và sự kính ngưỡng theo quan niệm của cụ. Thật vậy, công nghiệp phi thường thì ai mà chả nhìn thấy, và nó gắn với một con người phi thường. Nhưng được cụ kính ngưỡng, và có thể, theo cách cụ nghĩ, nếu một người ra đời, công nghiệp của họ là sự nghiệp giải phóng dân tộc, hay mang lại tự do cho dân tộc, hay là phục hưng đất nước. Thì Cụ bảo rằng: Tớ kính ngưỡng, và tất nhiên hỏi dân, dân cũng bảo: Có kính ngưỡng. Thế là thành thánh nhân rồi. Thế nhưng, theo quan niệm của Tôi, chả cứ gì như Cụ cho là như vậy, Tôi còn thấy rằng, khối ngành khối nghề, khối lĩnh vực khác, đầy rẫy thánh nhân. Gạt ra bên lề cái gọi là kính ngưỡng, hai chữ phi thường, trên tử vi có thể thấy được. Nhưng nếu thêm sự kính ngưỡng vào, thì đó là thường lý mất rồi, còn đâu là lý số nữa. Nên, cụ phán thánh nhân ra đời, thì đó là quan niệm của cụ, cụ đã pha cả thường lý của cụ vào đó. Ai đó ủng hộ cụ, như anh đã dẫn chứng, thì cũng vẫn là sự ủng hộ một cách thường lý. Vậy thôi. Chứ mà cứ bảo, đâu, toàn lý số cả đấy, thì Tôi có nhiều dẫn chứng phản bác lắm. Tỷ dụ như Newton nhé, có ai phong thánh cho ông ta đâu. Chắc Cụ Khiêm cũng chẳng biết cái ông đó là ai. Nhưng với Tôi, ông ta đủ để là thánh. Hay như Thánh Gióng nhé. Rõ ràng là ông Gióng, được phong Thánh mà, nên mới gọi là thánh gióng. Thế nhưng, đó lại là nhân vật huyền thoại. Nhưng với Tôi, đủ là thánh, bởi vì, cứ theo truyền thuyết thì ông ta có công nghiệp phi thường. Chỉ nội cái việc ăn gạp cả nước, một phút thành người khổng lồ. Cưỡi được ngựa sắt, chẳng cần xăng, dầu, củi lửa, chẳng cần động cơ đốt trong hay đốt ngoài nào. Nhảy một phát, lên lưng ngựa, thế là ngựa sắt chạy được. Mà chạy khỏe là đằng khác. Thế nên, nếu bảo là định nghĩa, thì Thánh Gióng được xếp thế nào đâu. Vì định nghĩa là một khái niệm có thực, mang nội dung tổng quát, thể hiện những đối tượng có thực. Đằng này thì ... Thành ra, Tôi chỉ dám quan niệm, chứ không to lớn dám biến quan niệm thành định nghĩa. Thế thôi. Lại nói chuyện giải đoán, dẫu cho là giải đoán phi thường nhân đi nữa. Tôi hỏi thật. Có ai dám đảm bảo, đưa một lá số ra mà dám đoán rằng: Anh ta, hay Cô ta là một người phi thường không ?. Chắc không chứ gì. Còn Tôi, Tôi chỉ muốn nói rằng: Nhiều lắm, có cực kỳ nhiều lá số cho phi thường nhân. Trên các diễn đàn mà chúng ta quen biết đây, có rất nhiều những lá số như thế. Ngược lại, trên một lá số của một phi thường nhân đã được xác quyết, cũng có cả người tầm thường, người bình thường. Cái lý rất đơn giản: Một lá số, có rất nhiều cuộc đời ứng với nó. Và nhiều lá số khác nhau, cũng có thể có chung một cuộc đời rất giống nhau. Lý là vậy, có thể chứng minh được không ?. Thứ nhất, về thường lý, dễ thấy quá còn gì. Vì tổng tất cả các lá số khả dĩ chỉ cỡ trên nửa triệu. Trong khi dân số trên thế giới tới hơn 6 tỷ người lận. Đúng không ?. Còn về lý thuyết, Tôi phải nói rằng, Tôi chứng minh được. Nhưng xin miễn trình bày. Chỉ nói thế, là bởi vì, kẻo lại có người cứ cho rằng Tôi nói bốc đồng. Và thực tế, Tôi đã thực hiện nhiều ca giải đoán, trên cơ sở lý thuyết của tôi. Nhưng xin nhấn mạnh rằng: Tôi tuân thủ theo Tiền nhân, theo lý học đông phương cổ truyền, mang hơi thở của người thời nay - vì Tôi đang còn sống mà, hi hi ... Bởi vây, một người giải số, mà cứ ôm một lá số mà phán này nọ. Xem ra không có vẻ khoa học. Nên người ta mới hay gọi họ là Thày ... Bói. Bói mà !!!. Mà đã bói, thì có hên có xui. Vậy thôi. Ngay cả khi đoán về nữ đại gia Tuần Châu, cả dàn người đoán sai, hóa ra họ lại là những người Thuận Lý. Còn anh thày Tàu, hóa ra lại là chàng Bốc phét. Tại sao vậy?. Tại vì, anh thày Tàu thì đã gặp nữ "đại gia" đó rồi, nên nếu đúng anh ta biết xem số, dù chỉ là trình độ trung bình, thì cũng đủ "định vị" được lá số. Mà đã định vị được rồi, việc đoán sai thêm nữa, e rằng, muốn đoán sai cũng khó, giống như sút phạt 11 m, muốn đá ra ngoài cũng khó. Khi thấy mọi người sai, anh ta được dịp bốc phét rằng nào là hội sao này nọ - ai chả phải hội sao, sách vở đầy rẫy -, tỷ như cách Đào Thai nếu không xét hội sao thì loạn xà ngầu, đoán thế quái nào được, mọi người bàn mãi, có ra ngô ra khoai cái gì đâu. Rõ là bốc phét, vì chỉ cần biết cái lý trên là chẳng bao giờ dám nói như vậy. Ngay cả cách cục, cứ nói ví dụ như: Cự Nhật thì đồng cung cũng có, mà thế xung chiếu cũng có. Thế mà, cách Cự Nhật hay cách Nhật Cự là khác nhau nhiều lắm đó, liệu anh ta có biết chăng, hay như cách Cự có Nhật xung chiếu, nếu Cự là mệnh chủ, thi khác hẳn nếu Nhật là mệnh chủ. Chẳng hạn như số của KAKALOTA thì cũng lá số ấy, ứng với một người làm chánh án tòa án tối cao của chính phủ cộng hòa miền nam việt nam trước năm 1975, còn bây giờ là KAKALOTA của chúng ta ở đây - ngay trong diễn đàn này. KK có mệnh chủ là Thái dương, còn người kia được anh Đinh văn Tân giải đoán đúng làm chánh tòa có mệnh chủ là Cự môn. Thấy ngay, người Cự môn mới làm quan tòa được chứ. Chứ người Thái dương, tính bộc trực, ngay thẳng, bô lô ba la, thì làm thế nào được chánh tòa ?. Nếu qua mạng, chẳng biết mặt, chẳng hay biết gì, chỉ có mỗi lá số, gặp trường hợp như thế, há chẳng phải là đoán mò hay sao. Đến khi đoán sai lại bảo người ta sai giờ sinh chăng ?. Đáng tiếc là họ có lá số chính xác đó. Muốn bảo họ sai giờ sinh cũng chẳng được. Rồi như vụ ông THY ấy, khác gì đánh đố. Họ đoán sai, thực thì cũng chẳng sai, mà đoán đúng, cũng chẳng có gì để tự hào cả, vì ngay cả tôi, cũng đoán trúng vận đó đấy thôi. Cũng biết rằng, với lá số ấy, có tới 5 người lận ứng với 5 cuộc đời khác nhau, trong đó Tôi rút ra được một người, và thấy vận bị tai nạn rất rõ. Thân ái.
-
Chào anh VU LONG và cả nhà. Đang chuẩn bị đi nghỉ, vào lướt Web, thì thấy chủ đề này. Thấy cái tên chủ đề kêu quá, tò mò vào đây. Lại thấy có nhắc cả đến Tôi. Cảm nghĩ vài điều, nên viết vội ra đây. Chủ đề này, nhắc đến Thánh nhân. Thực sự, Tôi cũng đã tự hỏi mình, thế nào là thánh nhân. Thường thì đã nói đến hai chữ thánh nhân, người ta kính ngưỡng mà viết hoa. Thế ngộ nhỡ, Tôi không viết hoa thì sao nhỉ ?. Chẳng sao cả, phải không ? Vì có vi phạm pháp luật gì đâu !. Chẳng qua là do kính ngưỡng hay không thôi mà !!!. Nguyên chuyện đó không thôi, từ đó mà thấy. Tự dưng lại khuyên nhau đi tìm: Định nghĩa thế nào là thánh nhân !. Cũng đủ thấy, không dở hơi thì cũng cực đoan. Vả lại, có đốt đuốc soi tìm trong các tài liệu về tử vi để xem đã có thấy lá số nào là lá số của thánh nhân hay không, chắc cũng phải qua mấy cái .... tết ... Công Gô ??? Bởi vì thực thì làm gì có lá số tử vi của thánh nhân. Nhưng !!! Lá số có Phi Thường Cách cục thì có, nhiều là đằng khác. Cả về hai mặt: Thiện và Ác. Vả lại, xem tử vi, Tôi thấy cũng như ... luyện kiếm vậy. Hễ cứ mà Cực đoan thì chẳng thể nào đạt tới cảnh giới tối cao vi diệu. Cơ mà !, lại cực đoan nữa rồi. Tối cao vi diệu, nếu hiểu tuyệt đối, chả cực đoan thi là gì !!!. Thế nên, tương đối, ôn hòa mà bàn, may ra có thêm chút gì hữu ích ?. Theo tử vi, cách cục phi thường, có những thể hiện như: Có cuộc đời với Tư Tưởng, Công Nghiêp vạn thế - mà người ta hay nói là Lưu danh muôn thuở vậy. Đơn giản vậy thôi. Vâng, rất đơn giản. Nhưng như thế lại nói, thế khi nào mới biết là lưu danh muôn thuở đây ?. Chả lẽ đợi đến muôn thuở rồi mới biết à ?. Thế thì lại võ đoán rồi !. Nhưng trên thực tế, chả cần đến muôn thuở, Tư Tưởng và Công Nghiệp của khối người cũng dễ dàng được nhận thấy và được người đời kính ngưỡng !. Cứ xét theo như thế, thì thấy ngay: Có lẽ trong khoa học, hay nói rộng hơn là trong lĩnh vực tư tưởng thì có nhiều nhất. Chẳng hạn như Einstein có là phi thường nhân không ?. Có chứ !. Chả lẽ còn có người phản đối ?. NewTon, NielBorr, Gauss, ....biết bao nhiêu người nữa. Chắc là, họ đều có những công trình cống hiến cho nhân loại vượt thời gian, sống mãi với văn minh nhân loại. Rồi những nhà chính trị như: Washington, Nehru, ... Hoặc ở đông phương thì có Khổng Tử, Chu Hy, ... Hay ở nước ta thì có Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, ... Họ mà không là những phi thường nhân thì ai còn có thể là phi thường nhân nữa đây. Đời thường thì ta nói như vậy. Trên lá số tử vi thì cũng có chứ. Có điều, nếu đọc chưa tới, thì bàn thế nào được. Nói mấy cũng không lại với thường lý. Tỷ như đem chuyện điều khiển tàu vũ trụ nói với bà bán rau vậy. Cho nên, nói ở đâu, nói thế nào, về lĩnh vực nào cũng vậy. Đúng nơi đúng chỗ mới đắc ý. Chứ trong chủ đề này, đã nói tới hai chữ thánh nhân, đâu còn có thể nói gì xa hơn được nữa. Chỉ nội tranh cãi hai chữ thánh nhân, cố định nghĩa cho được đã thấy tắc tị rồi. Đứng ở nơi cực đoan mà nói chuyện, thi mình tránh sao khỏi bị cực đoan hóa. Mà vốn: Thái quá thì bất cập. Xem tử vi, hễ mà đánh đố, thế nào cũng sinh chuyện. Nhưng đem nó mà giúp đời, thì nhiều bổ ích. Chẳng hạn như: Đem một lá số ra mổ xẻ, cứ khách quan mà luận, thì còn hay. Chứ mà đố nhau. Thì. Ngay chuyện khả tín cũng chẳng đảm bảo. Người biết chuyện sẽ tự động bỏ đi. Người ra đề, "đứng mãi, mỏi chân" chả trách mà than phiền: Thiên hạ hết người rồi sao !!!??? Thôi, chuyển tiêu đề đi !. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Qua một số bài viết, thấy rằng, không phải chỉ có anh, mà một số người cũng chưa hiểu hết câu hỏi một của tôi. Có thể, do đó dẫn đến điều là sự giải thích chưa thỏa đáng. Khi Tôi đặt vấn đề - nội dung của câu hỏi một - rằng phải chăng với từng đó, anh đã cho rằng Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh. Hay nói thêm cho chặt chẽ: Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh ?. Đối với một luận thuyết như thế này, mang tính khoa học, người ta sẽ lập tức phải nhận ra: -Hoặc: Từ các quy luật vận động của ngũ tinh phải được hiển thị trên Hà đồ. -Hoặc: Từ Hà đồ, đi minh thị các quy luật vận động của ngũ tinh. Đó là hai "con đường" xác minh Hà đồ có thật là có liên hệ với sự vận động của Ngũ tinh. Con đường thứ nhất là BÀI TOÁN XUÔI. Con đường thứ hai là BÀI TOÁN NGƯỢC. Cả hai bài toán này, có giá trị khẳng định tính khoa học của luận thuyết Hà đồ và sự vận động của Ngũ tinh mà anh nêu ra là như nhau. Chỉ cần giải quyết một trong hai bài toán đó là đủ. Như trình bày của một số người, đều hiển thị về sự giải quyết bài toán xuôi. Song như đã thấy, bài toán này chưa được giải quyết. Và cái sự chưa được giải quyết này được bảo vệ bằng cái Lý: Không cần thiết, vì có nhiều công trình khoa học, vâng, hết sức khoa học đã từng được công bố mà các nguên lý cơ bản của nó đã chưa được chứng minh. Đó là sự hiểu lầm tệ hại. Nhưng Tôi sẽ bàn dưới đây. Bây giờ Tôi đề cập đến bài toán ngược. Đương nhiên, không giải quyết bài toán xuôi, thì phải giải bài toán ngược. Bởi vì: Mọi luận thuyết khoa học đều phải có trách nhiệm, bắt buộc, giải quyết tất cả những vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm chứa trong nội dung của nó. Thành thử, một luận thuyết càng mang tính tổng quát, thì các vấn đề mà nó phải giải quyết có phạm vi càng rộng lớn. Từ đây, chúng ta thấy có mấy vấn đề cần minh thị: Trong quá trình phát triển của luận thuyết. Có những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm, mà luận thuyết đó không giải quyết được ngay lập tức, và do đó, chúng trở thành những "vấn nạn" của luận thuyết. Điều này có thể thấy nhan nhản trong hầu hết các ngành khoa học hiện nay. Và có như thể, những người nghiên cứu mới có đất "sinh nhai" chứ. Nhưng cần phải nhận thấy và đây là điều bắt buộc phải tường minh: Những vấn nạn đó không xóa đi, hay không thể che lấp những bài toán, những vấn đề trực tiếp của luận thuyết. Những vấn đề đó là những vấn đề gì ?. Một cách tổng quát, những vấn đề đó là những vấn đề thuộc về sự kiểm chứng lý thuyết. Đủ để cho ta có một cơ sở dữ liệu, chứng cứ chứng minh rằng luận thuyết được đề ra là có căn cứ. Từ ý nghĩa đó, khi nói Hà đồ có nguồn gốc vận động có tính quy luật của ngũ tinh. Trong đó lấy những số liệu của Lê văn Quán và Trình thiên văn Sky Map làm cơ sở. Một khi không giải bài toán xuôi. Thì số liệu của Lê văn Quan và Trình thiên văn Sky Map tự nhiên phải trở thành những cơ sở kiểm chứng lý thuyết một cách trực tiếp, ví như cha mẹ sinh con rồi thì phải làm ngay giấy khai sinh cho nó vậy, để minh chứng với xã hội rằng: Con Tôi, là một thành viên của xã hội. Không có điều đó, khác nào đó là đứa con vô thừa nhận !!! hay chỉ được thừa nhận đơn phương, một khi gặp vướng mắc, sẽ không được xã hội bảo vệ. Cũng tức là tính chân lý không minh bạch, nên không được thừa nhận. Vì vậy, cho dù bài toán xuôi, có được lẩn tránh, để khỏi phải đối đầu với nó, thì cũng không tránh được bài toán ngược. Ngoài ra, đó là bài toán ngược đơn giản nhất cho luận thuyết này, vì tính hiển thị của nó rất cao. Thay vì lại đi tìm cái gọi là "những lý giải hợp lý về vũ trụ và nhân sinh quan" một cách rất mơ hồ, không có sự hiển thị minh xác. Không chỉ có thế, bài toán ngược còn có thể đặt ra cho ta rất nhiều vấn đề theo đó cần giải quyết, để có thể xây nên một tòa nhà vững chắc. Bởi vì, một khi bài toán đó được minh thị, thì cái việc con Long Mã ở sông Hà, con Rùa ở sông Lạc, tự rút lui. Đó là : Bất chiến tự nhiên thành. Cho nên, một lần nữa, chúng ta tự nhiên phải thấy rằng: Khôngg bài toán xuôi, thì phải giải bài toán ngược. Không thể dùng thủ thuật để có thể lẩn tránh nó. Việc lẩn tránh nó, đó chính là lời tuyên bố: Luận thuyết không có căn cứ khoa học. Nay xin trở lại vấn đề: Sự biện minh cho việc không giải quyết bài toán xuôi. Từ sự cho rằng: Một lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được. Tôi xin chữa lại một chút cho hàm súc hơn: Một lý thuyết khoa học phải phản ánh được những thực tại quan sát được. (luận điểm của anh Thiên Sứ). Xin thưa rằng, nội dung này không đầy đủ, từ đó có thể dẫn đến những ngộ nhận. Một nội dung đầy đủ của nó phải như sau: Mọi luận thuyết - được xem khoa học- thì nó phải giải quyết được những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm đặt ra mang nội dung của nó. Nội dung này, một khi luận thuyết đó gặp những vấn nạn chưa giải quyết được, thì chính những vấn nạn đó là động lực thúc đẩy sự phát triển, mở rộng luận thuyết đó, nó sẽ được chỉnh sửa, bổ sung bởi những luận chứng đưa tới luận thuyết ngày càng có tính thuyết phục hơn. Cho dù thời gian kiểm chứng luận thuyết đó kéo dài tới bao lâu, và số lượng thực nghiệm kiểm chứng lên đến vô hạn lần. Với ý nghĩa đó, ta có thể thấy ngay quan điểm về một lý thuyết khoa học của anh Thiên Sứ là chưa thỏa đáng. Có thể, do đó mà anh và nhiều người cho rằng, chỉ cần một hay vài sự ứng hợp, là đủ để kết luận lý thuyết đó là Khoa học ?. Cho nên anh mới viết: "Tôi nghĩ như vậy là quá đủ ....." sau khi làm một động tác: "Hà Đồ là một đồ hình biểu kiến của một học thuyết, được nhắc tới từ hàng ngàn năm trước BC theo cổ thư chữ Hán. Và cũng theo cổ thư chữ Hán nó là do con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng Hà. Vậy Hà Đồ thực chất là cái gì? Nó thể hiện một thực tại nào? Giáo sư Lê Văn Quán đưa lên một tài liệu cổ, nhưng không nói rõ nguồn gốc . Nhưng ông xác định không phải ông tạo ra. Sau đó nhiều năm - Trình Thiên Văn Sky Map mới xuất hiện. Trình Thiên Văn này phản ánh quy luật vận động của Thái Dương hệ và vị trí của nó trên bầu trời. Qua trình thiên Văn này, người ta có thể kiểm định vị trí các hành tinh trên Thái Dương hệ. Người hoặc nhóm lập trình Thiên Văn này không phải vì mục đích "kiểm chứng Hà Đồ" của Lý học Đông phương mà làm ra nó. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học sau đây" . Luận thuyết của anh, nếu được bổ sung bằng những giải quyết các bài toán xuôi, hoặc ngược, sẽ có sức thuyết phục và mang tính khoa học hơn nhiều. Hơn nữa, Tôi cũng xin lưu ý một ý nhỏ: Đằng sau bốn câu hỏi mà Tôi đề nghị, có một hệ quả HẾT SỨC NGUY HIỂM CHO LUẬN THUYẾT nếu như bốn câu hỏi đó không được giải quyết. Hệ quả này có đủ khả năng phủ nhận tất cả những ứng dụng của Hà đồ theo quan điểm của anh Thiên Sứ. Tất nhiên, nói đến hệ quả này, thì cũng chỉ là sự minh thị kết luận của bốn câu hỏi trên thôi, bởi vì, một khi không giải quyết được các câu hỏi đó, tự nhiên luận thuyết đó cũng đã thiếu vắng tính khoa học rồi. Lẽ tự nhiên, Tôi mong và hy vọng anh có những bổ sung xác đáng để hoàn thiện luận thuyết của minh. Chúc anh thành tựu. Thân ái. P/S. Sau bài này, việc thảo luận vấn đề nguồn gốc Hà đồ của Tôi đã đầy đủ. Xin nhường lại đất cho anh sapa. Cám ơn Anh đã không lấy làm phiền vì làm gián đoạn những tranh luận của anh.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Trước hết Tôi xác định với anh rằng, qua những cái gọi là thảo luận của tôi đối với anh, với công trình nghiên cứu của anh. Mục đích không phải là thắng hay thua. Mà nhằm - nếu có thể được - củng cố và bổ sung cho công trình của anh thêm chắc chắn, và như anh từng nói: Có tính khoa học. Thế nhưng, như anh đã viết ở trên, thì sự sử dụng tư liệu để minh chứng một luận điểm khoa học của anh thực sự là chưa khoa học. Giới khoa học, một khi người ta đọc công trình của anh, không thể nào người ta không đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà anh lại có thể dùng những sự "tương tự", hay " hao hao giống" mà không hề chứng minh một cách xác đáng rằng: Chẳng nó thì không thể là ai khác. Và chúng có liên hệ với nhau bởi những chứng cứ không thể chối cãi. Chứ không phải bằng những cái Lý luận không thể cãi được. Tôi đã hiển thị rất rõ các yêu cầu chứng minh cho luận điểm đó, nhưng anh không thực hiện. Đây không phải là yêu cầu của tôi, mà đó là yêu cầu của bất cứ một phát biểu có nội dung khoa học nào. Anh muốn công trình của anh là một công trình khoa học, thì những luận cứ của anh nó phải thật sự khoa học. Anh có thể giả thiết rằng Hà đồ là một nguyên lý của lý học đông phương để từ đó xây dựng lên một hệ thống lý học của anh mà không cần minh chứng gì hết - đó là những gì mà người TQ đã và đang làm. Thế những, cũng chính những cách làm như thế, đã đưa lý học đông phương trở nên Huyền Bí, và người ta nói: Thiếu căn cứ khoa học là hoàn toàn đúng. Nay anh muốn chúng là khoa học, nhưng anh lại dựa vào ông Lê văn Quán - dựa vào thì cũng được. Nhưng người làm khoa học có thể nói rằng: Tài liệu của Ông Quán, dù có đúng đi nữa, vẫn là đứa con hoang, được Hà đồ "nhặt về nuôi". Không phải là con đẻ của Hà đồ, hoặc, Tài liệu của Ông Quán là cha nuôi, mang Hà đồ "mất cha, mất mẹ" về nuôi. Nhưng anh lại muốn khẳng định rằng Hà đồ chính là có quan hệ "huyết thống" với số liệu của Ông Quán. Rồi anh lại viện thêm rằng, vì có Trình Thiên văn làm "nhân chứng" cho vụ việc này. Nhưng anh lại không chứng minh được cái trình thiên văn đó "có quen biết" với Hà đồ hay không ?. Sự quen biết như thế nào ?. Trình thiên văn đó có thật tương thích với Hà đồ không, cũng ví như là nhân chứng đó có thật là liên đới, hay nói cách khác là có đúng thực sự đảm trách vai trò của một nhân chứng tin cậy hay không cho Hà đồ. Bởi rõ ràng rằng, Nhìn vào Hà đồ, người ta không thể liên tưởng đến trình thiên văn đó, ngộ nhỡ người ta liên tưởng tới một thứ gì khác thì sao, chẳng hạn như anh Pháp Vân liên tưởng tới ADN, hay Nhiễm Sẵc Thể đó, thậm chí người ta đã chẳng liên hệ với con Long Mã đó hay sao ?. Anh đã chứng minh được, sự liên hệ với con Long Mã là Hồ đồ chứ không phải là Hà đồ, thì nay, để bảo đảm luận cứ vững chắc của luận chứng khoa học, bắt buộc phải chứng minh sự liên hệ của Hà đồ với trình thiên văn, chứ không thể nói: Tối thấy thế. Đó là sự khẳng định đơn phương. Những yêu cầu cụ thể cho một luận chứng khoa học, để công trình của anh có thể được xác lập một cách có lý tính, có tính khoa học, thì Tôi đã trình bày cụ thể ở câu hỏi một. Bất cứ một luận chứng khoa học nào, không thể không "đi qua" nó. Đó là điều kiện bắt buộc cho bất cứ luận chứng khoa học nào - Sự chứng minh cụ thể. Cũng như anh đã minh chứng khoa học rằng: Long Mã và Hà đồ không có cơ sở liên hệ với nhau. Thân ái.
-
Con người này một chút hiểu biết cũng không có. Xin đừng tham gia vào chỗ này, làm loãng vấn đề đang thảo luận.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Câu hỏi số 2. Xin lỗi Tôi viết nhầm, đúng là sự thiếu khuyết hai giờ Tuất - Hợi, tháng Giêng và tháng Chạp. Ý nghĩa của câu hỏi vẫn giữ nguyên. Đó là sự thiếu khuyết được giải thích như thế nào, trong khi sự vận động của ngũ tinh là liên tục ?. Điều này thể hiện một điểm là Hà đồ và vận động của ngũ tinh là không đồng điều, chứ chưa dám nói là không tương ứng một - một. Đây là điều không chấp nhận được khi mà xem Hà đồ như một - trong trường hợp đơn giản nhất - phương tiện, hay là một công cụ lý thuyết lý giải các vận động bao hàm, mà trong đó vận động của ngũ tinh được xem như một thể hiện, để xem đó như là một chứng cớ, của vận hành Hà đồ !!! Đồng thời, việc thiếu khuyết tháng và giờ cho thấy sự không cân đối ngay trong nội bộ của Tứ Trụ. Cho dù có viện sao Triệt vào đi nữa, thì nội dung của sao Triệt cũng không khắc phục được sự mất cân đối này, cũng như không bù lấp được sự tương ứng giữa Hà đồ và vận động của ngũ tinh. Rất dễ thấy rằng: Sự thiếu khuyết đó hoàn toàn bị bỏ trống trên Hà đồ, trong khi sự vận động của ngũ tinh hoàn toàn được vẽ, rất rõ ràng bởi sự quan sát thiên văn. Câu hỏi này chỉ là sự cụ thể hóa một vấn đề - đó là tính liên tục của Hà đồ - từ câu hỏi một mà thôi. Giải quyết câu 1 thì câu hỏi 2 chỉ là bài toán nhỏ, nhưng không dễ giải. Trong khi ngược lại, dù giải được câu 2, cũng không giải nổi câu 1. Sự trả lời của anh, hoàn toàn chưa đi vào nội dung của câu hỏi, mà đó chỉ là sự thừa nhận một "khiếm khuyết". Nhưng nếu đã muốn kết luận về tính nguyên lý của Hà đồ, thì sự thừa nhận này là bằng chứng bác nỏ tính nguyên lý của Hà đồ trong lý học đông phương !!. Thân ái. P/S. Hai câu hỏi 3 và 4, có lẽ để lại sau, khi thuận lợi ta sẽ bàn tiếp. Bởi thực ra, với hai câu đầu, khối lượng cũng đã lớn rồi. Chúng ta cứ dần dần giải quyết, mọi việc sẽ dần dần sáng rõ. Cám ơn anh đã nhiệt tình trả lời.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Trước hết, Tôi phải nói rằng, 4 vấn đề tôi nêu ra có tính thống nhất. Thực chất chỉ là một câu hỏi mà thôi. Nhưng Tôi phải cụ thể hóa vấn đề, sao cho - tôi nghĩ vậy - anh có thể dễ dàng thấy rõ vấn đề và tiếp cận tới các nội dung cụ thể, từ đó có những giải đáp mang tính lô gíc cũng như nhận ra khả năng thác triển của một lý thuyết. Nhưng anh đã không cho là như vậy, thì bây giờ, Tôi xin đặt lại vấn đề cho rõ ràng hơn, một cách tách bạch hơn. Câu hỏi 1. Anh đã trả lời rằng: Về việc diễn giải cho nội dung Hà Đồ của tôi thì gồm hai yếu tố chính là: * Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn). * Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map. Như vậy là một tài liệu cổ nói về nội dung của Hà Đồ được xác minh và nó chứng tỏ Hà Đồ là một biểu tượng phản ánh một thực tế tốn tại là qui luật của Ngũ Tinh liên quan đến Thái Dương hệ. Mối liên hệ giữa thực tại này lại phù hợp với những tri thức thiên văn mà hệ quả của nó liên quan đên hầu hết đến các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương. Như thế có hai ý lớn nảy sinh: -Thứ nhất: Đó là việc Tôi phải xem xét thêm trình Thiên văn. Nhưng đó thuộc về cá nhân tôi, tôi sẽ có ý kiến sau, nếu như anh chỉ dẫn cho Tôi trình thiên văn đó được trình bày ở đâu. -Thứ hai: Đây mới là điều quan trọng. Rằng có nghĩa là anh cho rằng việc anh xác lập Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận hành của ngũ tinh, dựa vào tư liệu của Tác giả Lê Văn Quán, và kiểm chứng qua trình thiên văn Sky Map !. Tức là, anh đã xem trình thiên văn Sky Map như là một chứng cứ để thấy rằng "sự phù hợp" giữa tư liệu của tác giả Lê Văn Quán đã được xác minh qua trình thiên văn đó ?. Liệu anh có thấy, đó mới chỉ có thể nói rằng: Hà đồ có - cứ giả thiết trình thiên văn đó và tư liệu của tác giả Lê Văn Quán là chính xác - một sự ứng hợp trong phạm vi rất hẹp tương ứng với những số liệu mà Lê Văn Quán đã trình bày. Bởi vì người ta có thê, hay nói đúng hơn là chắc chắn sẽ đặt vấn đề, bởi sự vận động của ngũ tinh là liên tục, trong khi số liệu của Lê văn Quán là một tập hợp các dữ liệu rời rạc và rất tối thiếu. Trên nguyên tắc đó, nếu thực sự Hà đồ có sự ứng hợp với số liệu của Lê Văn Quán, tất nhiên phải từ Hà đồ có thể mô tả được trình Thiên văn Sky Map, với những số liệu của Lê văn Quán xem như là những "điểm" đặc biệt !!! chứ không phải trình thiên văn đi mô tả Hà đồ. Điều đó có nghĩa là, bằng vào những chứng cứ đó, để có thể khẳng định chúng là nguồn để dựng lên Hà đồ, và sau đó, suy luận ngược lại rằng Hà đồ có nguồn gốc sự vận động của ngũ tinh, thì buộc anh phải xác minh rằng: Điều kiện cần để Hà đồ có nguồn gốc của sự vận động của ngũ tinh thì từ Hà đồ phải mô tả được trình Thiên Văn Sky Map được định vị qua tập các "điểm" của Lê Văn Quán. Điều này chưa được thấy anh đã thực hiện ra sao !. Còn điều kiện Đủ nữa, mà đây mới là điều tối quyết định cho câu hỏi một, rằng nó có thể được trả lời đầy đủ hay không ?. Đó là: Điều kiện đủ để cho Hà đồ là một đồ thuyết khả dĩ vận động của ngũ tinh thì mọi kết quả thu được bằng thực nghiệm quan sát vận động của ngũ tinh đều phải được hiển thị trên Hà đồ. Chỉ khi điều kiện cần và đủ được thực hiện, thì chúng ta mới có thể xem xét - chứ chưa thể khẳng định - Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh. Tại sao vậy ?. Tại sao lại là chỉ mới được phép xem xét mà chưa phải khẳng định ?. Bởi vì để khẳng định, còn phải xét Hà đồ trong sự vận hành của nhiều hành tinh khác, trong tương tác với mặt trời, mặt trăng trong toàn hệ mặt trời cũng như ảnh hưởng của các vì sao trong thiên hà này, đồng thời còn phải loại trừ các nguồn gốc khác nữa, chẳng hạn như loại trừ sự vận hành của bốn mùa, của các cực trái đất của vận hành ngày và đêm, ... Một câu hỏi này thôi, hoàn toàn không đơn giản. Một khi chưa trả lời được, thì sự khẳng định Hà đồ có nguồn gốc vận động của ngũ tinh là chưa có cơ sở. Những căn cứ mà anh đề cập tới, chỉ là những điểm có thể lưu ý cho việc xác định một ý tưởng, chứ đó chưa phải là một lập luận khoa học - cho dù ở dạng sơ đồ - đâu anh !. Tôi đã thể hiện trọn vẹn ý tứ, hay nội dung của câu hỏi một. Hy vọng nếu như anh đã có đầy đủ của một câu trả lời, thì sự bổ sung cho luận điểm của anh sẽ thêm xác đáng. Thân ái.
-
Anh Thiên sứ thân mến !. Hình như hình vẽ không post được vào đây. Thôi thì, với anh chắc không có vấn đề gì, còn các bạn quan tâm, xin hãy đi theo chỉ dẫn của anh Thiên Sứ tìm đến đúng bài, mà tham khảo. Nay có một số vấn đề hy vọng anh làm rõ: 1. Phải chăng, với từng này dẫn giải, anh đã đủ kết luận Hà đồ có nguồn gốc từ sự vận động của ngũ tinh ?. 2. Anh có thấy sự "phân bố", hay là sự xác định cấu trúc của Hà đồ "đây đủ" từ : Tháng, ngày, giờ đều ứng với các số đại diễn !. Nhưng đối với tháng và giờ thì thiếu : Tháng 6 và tháng 12. Giờ thì thiếu giờ Tị và giờ Hợi !. Anh giải thích sự thiếu khuyết này thế nào ?. 3. Người đọc dễ thấy rất rõ một điều từ nội dung anh viết. Đó là: Dường như đó chính là sự gán ghép phương vị lên Hà đồ mà dựa vào vị trí của ngũ tinh để làm việc đó. Mà với chừng đó, thì liệu chăng đã đủ minh chứng một cách có tính khoa học để khẳng định đó như là một nguyên lý căn để, khiến cho Hà đồ, đủ tư cách làm thành một nguyên lý có tính nền tảng ?. 4. Bằng vào sự "nhận thấy" như vậy, thì sự suy diễn xây dựng lên một học thuyết, phải chăng, anh có thấy nó thiếu thốn trăm bề. Làm sao nó đủ sức đứng vai để gánh cả một nền học lý đông phương cho nổi ?. Thật vậy, bởi vì, nếu nó là một nguyên lý căn để - nền tảng. Thì ngay thoạt đầu, chính Hà đồ phải chỉ ra được sự vận hành cụ thể của ngũ tinh, mà sự vận hành đó nó phải liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc của tứ Trụ, của bốn mùa, của quỹ đạo "tương đối" mặt trời và mặt trăng, của bát phương trên mặt đất, v. v. ... Cho dù Hà đồ có khả năng trực tiếp đó, cũng chưa đủ để khẳng định cơ sở khoa học của Hà đồ là sự vận động của ngũ tinh. Nhưng chúng ta cứ hoàn thiện dần thêm thôi. Đó là trình tự của phương pháp nghiên cứu, mang hình hài khoa học. Vâng chỉ là hình hài thôi, chưa đủ để Khoa học thẩm định đâu !. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Cám ơn anh đã chỉ dẫn tới những bài viết đó. Tôi có đọc, nhưng chưa hết. song tới đây, thấy rằng cần thiết phải hiểu rõ hơn, nên muốn hỏi lại anh cho cụ thể. Tôi trích lại phần này - đây đủ: Có thể nói rằng: Nếu nền văn minh Hoa Hạ – mà đại biểu là Khổng An Quốc và Lưu Hâm – có thể áp đặt một cách chủ quan; hiện tượng con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà trên lưng mang Hà đồ và con thần Qui xuất hiện trên sông Lạc mang Lạc thư vào việc giải thích nội dung câu trên trong Hệ từ; thì câu trên cũng có thể giải thích hợp lý hơn là: Sự vận động của Thiên Hà là cơ sở của nền thiên văn học Lạc Việt. Đó chính là thực tại của nền lý học Đông phương. Những qui luật vận động và tương tác của nó do các bậc trí giả Lạc Việt chép trong sách của nền văn minh này; nên gọi là Lạc Thư. Tức là sách của nền văn minh Lạc Việt. Hai cách giải thích này khác nhau hoàn toàn ở chỗ: Cách giải thích của Hán nho đã không thể chứng minh được sự lý giải của mình; không phải chỉ vài chục; vài trăm năm mà là hàng thiên niên kỷ. Ngược lại; cách giải thích từ nền văn minh Lạc Việt hoàn toàn có khả năng minh chứng một cách hoàn hảo và chứng tỏ được một nền văn hiến huy hoàng trong quá khứ đến nay trải gần 5000 năm (2789 trước CN – 2005 sau CN). Để chứng tỏ điều này; quí vị quan tâm xem hình dưới đây: Sự giải mã cho hình ảnh này sẽ là phần nhập đề cho nội dung chính của tiểu luận này. Nhưng người viết xin được lưu ý các quí vị quan tâm là: Tất cả những sự giải mã các hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam để tìm vào sự bí ẩn văn hóa Đông phương; Người viết đều không coi là bằng chứng trực tiếp chứng minh cho “cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về người Lạc Việt”. Sự giải mã này chỉ có tính hướng dẫn – khi sự giải mã đúng – để khám phá bản chất đích thực của nền văn minh huyền bí này. Chỉ khi sự khám phá được sáng tỏ thì chính tính chân lý của sự việc sẽ là bằng chứng chứng minh cho luận điểm trên. Hình trích dẫn ở trên; hoàn toàn không xa lạ với người Việt. Trong bức tranh này; điều dễ nhận thấy nhất là: Ngũ Hổ được vẽ với 5 màu của Ngũ Hành sắp theo chiều tương sinh với Hổ vàng lớn hơn hẳn đứng uy nghi ở giữa. Trên đầu Hổ vàng; dưới mặt trời đỏ rực có 7 chấm trắng huyễn ảo. Chân Hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi: “Pháp đại uy nỗ”.Hai bên Hổ Vàng: bên phải có 5 thanh kiếm; bên trái có 5 lá cờ lệnh. Chung quanh phía trên là những đám mây vần vũ huyễn ảo; phía dưới là hai tảng núi cách điệu đối xứng cho hai Ngài Hổ đứng. Đặc biệt những cặp mắt hổ trong tranh đều mở to với màu sắc tương phản tạo cảm giác sáng rực đầy uy dũng. Phong cách vẽ của bức tranh tuy nặng tính qui ước; nhưng hình tượng rất có thần. Chính tính qui ước của những hình tượng đã cho thấy sự suy nghĩ của người sáng tạo ra nó phải gửi gấm vào đây một ý tưởng. Đó là ý tưởng gì? Nếu chúng ta lấy cửu cung chồng lên tranh Ngũ Hổ thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay đây chính là hình Ngũ hành tương sinh của Cửu cung Hà đồ. Xin quí vị xem hình dưới đây: Hình Ngũ Hổ trang 29/ "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam." Như vậy; hình tượng Ngũ Hổ với 5 màu của Ngũ hành chính là thể hiện nội dung của Hà Đồ cửu cung. Nhưng nếu mọi việc chỉ dừng ở đây thì đấy là điều mà ai cũng biết: “Hà đồ thể hiện qui luật Ngũ hành tương sinh”. Vấn đề tiếp theo khác hẳn sự miêu tả của cổ thư chữ Hán cho rằng “Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà mang Hà đồ” là: Hình bẩy chấm trên đầu ông Hổ vàng. Người viết bài này đã sưu tầm được rất nhiều tranh Hổ của phường hàng Trống thì nhận thấy rằng: Hầu hết các tranh Hổ (Vẽ đơn hay Ngũ Hổ) đều có đủ 7 chấm như hình vẽ trên (Xin tham khảo thêm: ”Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”. Tủ sách Tuvilyso). Mặc dù với thời gian lưu truyền có nhiều tranh vẽ không theo một qui luật nhất định; nhưng đều có hình tượng tương tự. Điều đặc biệt hơn nữa là: Trên lưng ông Khiết (Dân gian thường gọi là: Con Cóc Tàu) cũng có 7 chấm tương tự. Và điều may mắn là người viết đã phát hiện 7 chấm này chính là biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh; chòm sao định hướng Bắc trên bầu trời. Xin quí vị xem hình dưới đây: Hình trang 33.Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. Qua hình minh hoạ chứng minh ở trên; quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Biểu tượng 7 chấm với gạch nối trên lưng Ông Khiết (Con cóc Tàu) và bẩy chấm trên tranh thờ ngũ hổ hoàn toàn gần như trùng khớp về hình tượng với sự miêu tả chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời thiên văn hiện đại.Tại sao Tranh Ngũ Hổ lại có hình tượng của chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời? Phải chăng đây chính là một mật ngữ cho thấy Hà Đồ liên quan đến bầu trời mà ở đó có sự vận động của các thiên thể? Và phải chăng chính ở đây; trên dải Ngân Hà chia đôi mối tình Ngưu Lang Chức Nữ; mới là cội nguồn đích thực của Hà Đồ trong câu: “Hà xuất Đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”? HÀ XUẤT ĐỒ… Hệ từ viết:”Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi” Mọi sự suy luận và giải mã sẽ bế tắc; nếu như không có một tư liêu được phát hiện sau đây. Tư liệu này được trích dẫn trong sách:”Chu Dịch – Vũ trụ quan” (Nxb Giáo Dục -1995. Trang 44 - 51) của Giáo sư Lê Văn Quán; như sau: 1.10LẠC THƯ HÀ ĐỒ Hà đồ và Lạc Thư được phát hiện từ trong quan trắc hiện tượng thiên văn; cấu tạo giản đơn rất tiện cho việc ghi nhớ và lưu truyền. Theo truyền thuyết; Đồ xuất hiện ở sông Hà đời Phục Hy; Thư xuất hiện ở sông Lạc đời Hạ Vũ. Hệ từ thượng; chương thứ XI đã viết: ”Thị cố thiên sinh thần vật; thánh nhân tắc chi; thiên địa biến hóa; thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng; hiện cát hung; thánh nhân tương chi. Hà xuất Đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tác chi”. (Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng ra ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng hà, hình chữ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo). Hệ từ thượng, chương IX lại viết: “Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, địa tứ, thiên ngũ, địa lục, thiên thất, địa bát, thiên cửu, địa thập. Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ. Thử sở dĩ thành biến hoá, nhi hành quỷ thần dã”. (Trời số 1, đất số 2, trời số 3, đất số 4, trời số 5, đất số 6, trời số 7, đất số 8, trời số 9, đất số 10. Trời có 5 số (1, 3, 5, 7, 9 những số lẻ), đất có 5 số (2, 4, 6, 8, 10 những số chẵn), năm ngôi tương đắc đều hợp nhau. Số trời có 25 (1+3+5+7+9=25), đất có 30 (2+4+6+8+10=30).Tổng số trời đất có 55 (=25+30). Do đó mà thành ra biến hoá và hành động như quỷ thần). Ở đầu sách “Chu Dịch bản nghĩa”, khi giới thiệu hai hình vẽ Hà đồ, Lạc thư, Chu Hy cũng đã trích dẫn đoạn hệ từ trên để chú thích. Ông viết tiếp, và chỉ ra mọi người thấy: “Thử Hà đồ chi số dã, Lạc thư cái thủ quy tượng, cố kỳ số đái cửu, lý nhất, tả tam hữu thất, nhi tứ vi kiên, lục bát vi túc”. (Đó là số Hà đồ, Lạc thư lấy tượng rùa, cho nên số của nó là đầu đội 9, chân đạp 1, bên trái 3, bên phải 7, vai là 2, 4, chân là 6, 8) Rõ ràng là miêu tả hình Lạc thư. A. Kết cấu Lạc thư Như trên đã nói, Lạc thư cấu tạo bởi những vòng tròn đen trắng: đầu đội 9, chân đạp 1, bên trái 3, bên phải 7, vai bên trái 4, vai bên phải 2, chân trái 8, chân phải 6, lưng (ở giữa) 5.Vòng tròn đen là số âm (xem hình vẽ). Con số Lạc thư vốn từ Cửu cung, dùng số biểu diễn hình tượng sao. Thực tế là tượng trời của Lạc thư, có thể xem “Lạc thư cửu tinh đồ” (hình Lạc thư 9 sao) đời xưa truyền lại: HÌNH LẠC THƯ CỬU TINH ĐỒ Qua hình vẽ chúng ta thấy phương vị và con số của 9 chòm sao, tức là phương vị và con số của Lạc thư. Cung giữa 5 sao gọi là “toà Ngũ đế”, là đầu ngũ hành, ở giữa và giám ngự bốn phương. Dưới “toà Ngũ đế” là ngôi sao “Bắc cực”, luôn luôn ở phương Bắc, lấy đó định vị trí; Bắc cực đối với phía nam cung là chín sao “Thiên kỷ”. Chính giữa phía đông là ba sao “Hà bắc”. Chính giữa phía tây là bảy sao “Thất công”. Bên trái “Thiên kỷ” là bốn sao “Tứ phụ”, bên phải “Thiên kỷ” là hai sao “Hổ bôn”. Bên trái “Bắc cực” là tám sao “Hoa cái”, bên phải “Bắc cực” là sáu sao “Thiên trù”. Con số 9 cung của Lạc thư 1, 3, 7, 9 là số lẻ, gọi là số dương: 2, 4 , 6, 8 là số chẵn, gọi là số âm. Số dương là chính, vị trí ở bốn điểm chính giữa, đại biểu khí trời. Số âm là phụ, vị trí ở bốn góc, đại biểu khí đất. Số 5 ở giữa thuộc khí đất (thổ), là tổ của ngũ hành, vị trí ở cung giữa. Các nhà thuật số cho cung ở giữa là hư số, là số không, để quan trắc và tính toán điểm cơ bản của bốn mùa bát tiết. Con số Lạc thư nhiều ít là tiêu chí biến đổi khí hậu ấm, lạnh, mạnh, yếu của ngày đêm, sớm tối. B. Kết cấu Hà đồ Hà đồ lấy 10 số hợp với ngũ phương (năm phương), ngũ hành, âm dương, trời đất. Hình tròn trắng số lẻ, dương, là trời; chấm đen số chẵn, âm; là đất, và lấy trời đất hợp với ngũ hành (xem hình vẽ), kết cấu của nó có mấy đặc điểm như sau: Số 1 và số 6 cùng dòng họ, ở phương Bắc, vì trời 1 sinh thuỷ, đất 6 thành nước. Số 2 và số 7 là bằng (bè bạn), ở phương nam, vì đất 2 sinh hoả, trời 7 hoá thành lửa. Số 3 và số 8 là bạn bè (hữu), ở phương đông, vị trời 3 sinh mộc, đất 8 hoá thành gỗ. Số 4 và số 9 là đồng đạo (cùng đường), ở phương tây, vì đất 4 sinh kim, trời 9 hoá thành vàng. Số 5 và số 10 trông giữ nhau, ở giữa, vì trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất. Đúng như Chu tử đã nói: “Thiên dĩ nhất sinh thuỷ nhi địa dĩ lục thành chi. Địa dĩ nhị sinh hoả nhi thiên dĩ thất thành chi. Thiên dĩ tam sinh mộc nhi địa dĩ bát thành chi. Địa dĩ tứ sinh kim nhi thiên dĩ cửu thành chi. Thiên dĩ ngủ sinh thổ nhi địa dĩ lập thành chi”. (Trời lấy 1 sinh thuỷ mà đất lấy 6 thành nước. Đất lấy 2 sinh hoả mà trời lấy 7 thành lửa. Trời lấy 3 sinh mộc mà đất lấy 8 thành gỗ. Đất lấy 4 sinh kim mà trời lấy 9 thành vàng. Trời lấy 5 sinh thổ mà đất lấy 10 thành đất). Vẽ thành Hà đồ là căn cứ vào 5 sao lặn, mọc, lấy 55 số diễn hình tượng 5 sao. Năm sao xưa gọi là “ngũ vị”, là 5 hành tinh trên trời : Mộc gọi là “Tuế tinh”, Hoả là “Huỳnh hoặc”, thổ là “Chấn tinh”, kim là “Thái bạch”, thủy là “Thần tinh”. Năm sao vận hành, phân chia bởi nhị thập bát tú (28 ngôi sao), do quỹ đạo của nó không xa đường mặt trời, cho nên người xưa dùng để ghi ngày. Năm sao vận hành, thời tiết đều biến đổi, nói chung theo tuần tự Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ, kế tiếp nhau xuất hiện ở bầu trời Bắc cực. Mỗi sao đều vận hành 72 ngày, năm sao vận hành tròn vòng trời 360 độ. Đường quỹ đạo của ba sao: Mộc, Hoả, Thổ lớn cho nên ở ngoài, vừa khéo hợp với số 216 thẻ Kiền. Đường quỹ đạo của hai sao Kim, Thuỷ nhỏ cho nên ở trong, vừa khéo hợp với số 144 thẻ Khôn. Vì 5 sao định giờ lặn, mọc có quy luật như dưới đây, cho nên cấu tạo thành hình Hà đồ như đã giới thiệu ở trên . * Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ tỵ) xuất hiện ở phương Bắc. - Hàng tháng ngày 1, 6; 1; 16; 21; 26; mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thuỷ ở phương Bắc. -- Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc. Cho nên nói “Trời 1 sinh thuỷ, đất 6 mà thành nước”. * Hàng ngày sao Hoả: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương nam. - Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12; 17; …) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Hoả ở phương Nam. - Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam. Cho nên nói: “Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi” (đất hai sinh hoả, trời bảy thành lửa). * Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông. - Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông. - Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông. Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”. Hằng ngày sao Kim giờ thứ 4 (giờ mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây; - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) mặt trời, mặt trăng gặp sao kim ở phương Tây. - Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây. Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”. * Hằng ngày sao Thổ giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa. - Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa. - Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời. Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”. Qua đó, có thể thấy, Hà đồ không phải do con người tuỳ ý vẽ vạch. Vạch ra như vậy, là căn cứ vào tượng trời, năm sao lặn và mọc, đó cũng là nguồn gốc của ngũ hành: Thuỷ, Hoả, Thổ, Kim, Mộc. Vì hằng năm tháng 11 trước tiết Đông chí, sao Thuỷ thấy ở phương Bắc, đang lúc giao thời mùa đông, muôn vật ngủ đông (ở ẩn), trên mặt đất chỉ có băng tuyết và nước. Khái niệm hành “Thuỷ” hình thành là như vậy. Tháng 7, sau tiết Hạ chí sao Hoả thấy ở phương Nam, đang lúc giao thời mùa hè, trên mặt đất khô nóng. Khái niệm hành “Hoả” ra đời là như vậy. Tháng 3 Xuân phân, sao Mộc thấy ở phương Đông, đương lúc giữa thời mùa xuân, cây cỏ nảy mầm sinh trưởng. Khái niệm hành “Mộc” hình thành là như vậy. Tháng 9 Thu phân, sao Kim thấy ở phương Tây, đời xưa lấy kim loại tôi luyện thành binh khí, cho nên lấy “Kim”biểu thị mùa thu khí trời sát phạt. Khái niệm hành “Kim” hình thành là như vậy. Tháng năm sao Thổ thấy ở giữa trời, biểu thị lúc bấy giờ đất ẩm thấp, Mộc, Hoả, Kim, Thuỷ đều lấy cái đó làm điểm giữa, sao Mộc, Hoả, Kim, Thuỷ lặn mọc dẫn đến khi hậu bốn mùa biến đổi, đều là quan trắc từ mặt đất, khái niệm hành “Thổ” hình thành là như vậy. Trên đây; chúng tôi đề cập kết cấu Hà đồ và Lạc thư theo thiên văn. Tôi trích nguyên văn để thể hiện rõ ý của anh, đồng thời cũng giữ nguyên màu chữ, thống nhất với nguyên bản anh đã viết. Thân ái.
-
Nghe nói anh Thiên Sứ có cho rằng nguồn gốc của Hà - Lạc là do vận hành của ngũ tinh ?. Anh có thể cho biết những trình bày đó của anh ở đâu hay là post trở lại vào chủ đề này được không ?. Cám ơn anh !. Thân ái.
-
Hay nhỉ !. Trông mấy cái đồ hình - dán quẻ - lên cái mặt cầu, cũng đẹp đấy chứ !!!. Màu mè ra phết. Cơ mà: Tự nhiên đi "ấn" hai thằng Khôn và Càn, một cho vào một cực, một cho vào cực còn lại. Rồi bảo, thằng Càn nó ở trên, thằng Khôn mày nằm dưới. Cho nó ra cái vẻ Càn trên ---- trời, Khôn dưới --- đất sao cho nó giông giống Thiên - Địa. Dưng mà, đó gọi là Thiên - Địa tù mù. Theo kiểu: "trời bắt thế thì Tớ phải thế" chứ biết làm sao bây giờ. Thế là "Tọng được quả tạ to bằng con voi vào mồm thiên hạ, bây giờ thì tha hồ nói, tha hồ trình bày, vẽ vời đẹp ra phết". Đây là công việc của một người họa sỹ !!!. Càn Khôn, Thiên Địa dịch động, ngũ hành đầy ra cả đấy, còn chưa hiểu, mà đòi tương toán học vào đó. Giống như dùng tiền để mô tả văn chương vậy ???. Làm được không ???. Có mấy cái khái niệm âm dương, mà cái Ông viện trưởng viện triết học quốc gia Pháp còn chưa biết mà vận dụng, lại phăng lung tung, giải thích lằng nhằng. Bậc giáo sư tiến sỹ, viện sỹ cơ bự như vậy mà còn chưa thể dùng tư duy triết học để hiểu âm dương ngũ hành, vận dụng cho đúng, hà huống gì mà đòi pgang toán lý vào lý học đông phương. Trong khi đó, còn bao nhiêu vấn đề của lý học đông phương, bản chất còn chưa hiểu nổi. Toán Lý cái gì ở đây ?. Thôi nhé, ai nghe thì nghe, nhưng người mới học, hãy cẩn thận với những áp dụng tày trời này. Thân ái. Đọc mấy bài ở đây, phải công nhận anh sapa có cái nhìn và phân tích thật sắc sảo và chính xác - cám ơn anh. Nhưng nếu đưa vấn đề nguồn gốc đồ thư ra đây thì sẽ đi vào ngõ cụt rồi. Mà thực chất nó cũng chẳng giúp đỡ gì nhiều lắm cho việc tìm hiểu bản chất của vấn đề !!!. Thân ái.
-
Nhờ Ban quản Trị xóa hộ bài trên của Tôi. Xin cám ơn !.
-
Cám ơn MM đã không coi Tôi là cao nhân . Chỉ có như thế, tranh luận mới thẳng thắn được. Như đã nói, việc cảm thán chinh trị là không đúng chỗ ở một diễn đàn pji chính trị. Chỉ nội có một câu: Vật chất và Tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau còn không trả lời nổi, thì đừng có mon men vào Triết học đông phương !!!. Thân ái.
-
Đây là diễn đàn phi chính trị. Xin có lời xin lỗi với tất cả các Bạn về những "cảm thán" chính trị và triết học. Lý học đông phương, bản chất của nó là triết học. Người xưa có nói: Bất Kiến thì Bất Tri, Cố Tri sẽ Bất Kiến. Thân ái.
-
Chào các Bạn quan tâm. Tôi thật ngạc nhiên, khi các bạn lại ngạc nhiên về chuyện học thuyết Mác sai. Chuyện này nó hiển nhiên quá rồi. Không hiểu sao các bạn lại có thể suy nghĩ như vậy. Ở nước tôi cư ngụ, học sinh cấp hai đã được học những kiến thức cơ bản, mà dựa trên những kiến thức đó, một học sinh cấp hai đã có thể nhận ra học thuyết Mác sai !!!. Các bạn đừng mong chuyện trình bày chuyên đề về triết học mác và chính trị ở đây. Tôi mới viết có mấy dòng đề cập tới cái sự sai của triết học Mác với nền kinh tế chỉ huy, thì đã bị xóa rồi. Huống chi đây là một đề tài lớn, sâu sắc, liên quan tới rất nhiều vấn đề chính trị, nhân văn, ...?. Nhưng dù không được trình bày về lý luận. Thì người có lòng, chỉ cần đặt câu hỏi: Tại sao CNXH lại không thể phát triển, mà lại tiêu vong, ngược với lời tiên đoán của Mác trước đây ?. Tại sao, bằng vào lý thuyết của mình, Mác "mơ" thấy một xã hội công bằng, tốt đẹp, vậy mà kết quả lại ngược lại, phi dân chủ, mất công bằng và đó là nguồn gốc của mọi tội ác bẩn thỉu, vô luân, bất nhân nhất trong lịch sử loài người - như đã thấy. Cứ tự suy ngẫm là sẽ thấy nó tự nhiên thôi. Thân ái.
-
Chào các Bạn quan tâm. Nếu các Bạn xin phép được BQT cho phép thảo luận về triết học Mác thì Tôi sẽ trình bày cho các Bạn thấy cái sai về nền tảng cũng như suy diễn của Ổng. Thậm chí có thể còn cho thấy cái gọi là nguồn gốc của ý thức theo triết học duy vật Mác xít nó phiến diện như thế nào. Tất cả những điều đó có thể thấy được ở trong Triết học đông phương một cách toàn diện, rất đầy đủ và biện chứng. Còn đứng trên triết học Tây, cũng có rất nhiều tác phẩm triết học phân tích sâu sắc về điều đó rồi. Tương quan vật chất và tinh thần, nếu đứng trên triết học Tây phương, dù thế nào cũng sẽ thấy phiến diện, nhưng trên nền triết học đông phương sẽ thấy rất biện chứng. Đó là về mặt lý luận. Còn thực tế, thì chả cần phải chứng minh nữa, nó đã có rồi. Hỉ !. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Mấy hôm nay vào trang này khó qua, như mạng bị nghẽn vậy . Thành ra không trả lời anh được . Anh viết: Sao tôi tìm mãi chẳng thấy tôi viết câu nào như anh nói cả? - "thực tại khách quan biến hóa, chuyển đổi". Thực thì anh không viết đúng nguyên văn câu như thế, mà là do anh đã viết: Tồn tại một thực tại khách quan trước lưỡng tính sóng hạt . Mà Tôi thì nói rằng: Lưỡng tính sóng hạt là thuộc tính của vật chất, chứ không phải là đại biểu vật chất, nên phát biểu tồn tại thực tại khách quan trước nó là không có ý nghĩa . Sau đó anh nói: Lưỡng tính sóng hạt là thực tại khách quan . Nên Tôi cho rằng anh đã xem thực tại khách quan có thể biến hóa . Và vì thế Tôi mới dẫn dắt tới chỗ anh xác nhận thực tại khách quan không biến đổi, vì thực tại khách quan là thực tại khách quan . Vậy thôi . Thân ái.
-
Phần trên của câu mà Miêu mập trích dẫn bị xóa, nên đọc lại thấy buồn cười lắm . Có lẽ vì vậy mà có sự suy diễn quá đà chăng ?. Thân ái .
-
Có lẽ Miêu mập suy diễn quá đà về một câu nói. Rằng: "người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai" . Thật vậy, những ví dụ mà miêu mập đưa ra là một quá trình hành động. Đó là một tập hợp các hành vi, chứ không phải là một dây chuỗi của các bước logic, hay biện chứng khoa học. Một tập hợp các hành vi, cho dù đó là tập hợp các hành vi khoa học, cũng không buộc được tất cả các hành vi đó phải nằm trong một tập hợp các bước logic, thậm chí là suy diễn logic. Mà câu nói này của anh thiên sứ là một mệnh đề logic. Chứ nó không phải là nội dung của một tập hợp các hành vi. Chẳng hạn, anh dựa trên một tiền đề sai, thì không bao giờ có thể rút ra những hệ quả từ tiền đề đó lại là đúng, mà không mâu thuẫn với chính tiên đề đó cả. Điều này không có nghĩa là nhân loại không tìm thấy cái đúng. -Nền kinh tế thị trường với những luật vận hành kinh tế tư bản là đúng với bản chất của mọi xã hội. Là nền tảng cho mọi sự phát triển kinh tế, để có thể tạo ra một mô hình xã hội phát triển văn minh có công bằng xã hội. -Nền tảng của một xã hội văn minh, công bằng là một xã hội Dân Chủ. Những chân lý này đúng tuyệt đối, nhưng rõ ràng là người ta "nhận ra" từ cái Sai, chứ không phải là "tìm ra, hay thu được" từ một cái Sai. Cần phải hiểu đúng trong cái gọi là biện chứng khoa học. Chứ không phải là biện chứng của thầy cãi, hay biện chứng văn chương. Thân ái.
-
Vâng !. Biến hóa, chuyển biến là một thực tại khách quan, chứ không phải thực tại khách quan biến hóa, chuyển đổi anh ạ !!. Thân mến!.
-
Anh Thiên Sứ ơi !. Người ta nói : Vật chất biến hóa, chứ không ai nói, "thực tại khách quan biến hóa" !!!. Thân ái .
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi chỉ gợi ý anh để sao cho anh hiểu đúng những khái niệm khoa học mà thôi . Sóng và Hạt là hai thuộc tính của vật chất . Chúng phủ định nhau . Nhưng sóng và hạt không phải là đại biểu của vật chất . Vì thế câu hỏi trước sóng và hạt là cái gì không có ý nghĩa . Dù sóng và hạt có phủ định nhau hay không phủ định nhau, cũng không đưa tới sự chứng tỏ điều gì về sự tồn tại cái gọi là Hạt của Chúa hay không tồn tại hạt của chúa . Còn trong Lý học đông phương, Khí không phải là hạt, cũng chẳng phải là sóng, cũng không đơn thuần là năng lượng . Bởi vậy, nếu Tây phương gọi cái gì đó có tên là Hạt của Chúa, với một ý nghĩa xác định tiên khởi về vật chất . Thì đông phương học, không thể xem như Khí là cái gì đó xác định tiên khởi của vật chất . Bởi thế, không thể xem như là thấy có sự tương đồng về cái gọi là hạt của chúa với cái mà ta gọi là Khí được . Thân ái .
-
Vậy theo anh, sóng và hạt là hệ quả của cái gì ?. Sóng là sóng, hạt là hạt, chúng không thể là dẫn xuất trao đổi nhau được . Chính bởi sóng và hạt cùng được Thấy trong thế giới vi mô, mà các nhà vật lý cho đến nay buộc phải công nhận nó, bởi sự tồn tại các hiệu ứng lượng tử . Chứ đâu có hiểu nó như đã từng hiểu vật lý cổ điển đâu !!! Chính là do tính chất Sóng và tính chất Hạt phủ định lẫn nhau mà gây ra sự khó hiểu này đó . Nhưng mặc kệ, cho dù các nhà vật lý thấy khó hiểu, Chúng vẫn tồn tại - vì chúng là thực tại khách quan . Và điều này không có minh chứng đến sự không tồn tại hạt của chúa . Thân ái .
-
Một trong hai thực tại khách quan loại trừ nhau. Chỉ có một cái đúng. Cả hai cái đều đúng cả, anh Thiên Sứ ạ !. Anh có nhớ, lưỡng tính sóng và hạt cùng tồn tại trong thế giới vi mô không ?. Sóng và Hạt vốn "phủ định" nhau đó anh !!!. Thân ái .