vuivui

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    323
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by vuivui

  1. Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi đã nói là Tôi không phản biện định nghĩa về âm dương của anh. Nhưng Tôi đã phản biện anh về bài toán cái bàn. Cũng đã có lời với anh về cái việc rút lại cái định nghĩa đó. Và sau đó anh có viết: Thì Tôi hiểu là anh không muốn bất cứ ai, trong đó lẽ dĩ nhiên có cả tôi phản biện chính cái định nghĩa của anh. Tôi nghĩ rằng, việc phản biện hay không, lẽ dĩ nhiên là quyền của mỗi người, nhưng với Tôi, một khi anh đã không muốn, không thích, thì Tôi cũng chẳng có hứng gì mà làm cái chuyện đó. Rồi ra, đúng sai thế nào, dù ai đó có phản biện sâu sắc đến mấy, cũng đâu có làm thay được lịch sử !!! Thế nên, nếu đã lấy phương châm: Đèn nhà ai nấy rạng. Thì bất cứ ai cũng có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu đồng ý, thì việc mở những chủ đề tranh luận là vô nghĩa. Và diễn đàn sẽ trở thành diễn đàn một chiều, chỉ nhằm để quảng bá ý nghĩ của một số cá nhân có quyền trong diễn đàn. Điều này mặc nhiên không ai phản đối. Nhưng có thể cũng có những ý kiến không tán thành, nên việc tồn tại những sự tranh luận, phản biện sẽ là đương nhiên. Mà trong tranh luận, sự gay gắt, hay vi phạm những lỗi cá nhân là chuyện bình thường. Theo thế thì việc tuyên bố những luật và lệ của diễn đàn là việc tự nhiên, diễn đàn nào trả có. Sự tự do của mỗi diễn đàn, cũng trên cơ sở này mà được đánh giá, và sự hội tụ của các hội viện cũng sẽ thể hiện cái chỉ số tự do này. Đất lành chim đậu mà anh !.Vì thế, Đối với Tôi, cái việc không phản biện định nghĩa của anh, và áci việc định nghĩa của anh đã được hiểu tới đâu, nay cũng đã rõ rồi !. Nhưng anh đã viết: Thì Tôi phải có ý kiến lại, bởi vì, cũng đã có người vì đọc sự lý giải của anh mà sẽ có những kiến thức sai lệch về triết học nói chung, và lý luận âm dương nói riêng, cũng như hàm nghĩa Thực tiễn !.Xin tiếp sau.
  2. Anh Cutu1 này !. Đúng ra, Tôi và Anh đâu có quen biết nhau. Cũng đâu có xích mích từ trước, và Tôi, từ trước đến khi va chạm với anh, trong đầu toicos bao giờ nghĩ Anh là con người thế này thế nọ đâu. Nó khác hẳn với anh chàng TKTV, Tôi luôn thấy anh ta đê tiện, trong từng bài viết một !!. Tôi không phải là bậc cao nhân này nọ, chẳng phải là thánh, chẳng phải là cao nhân đắc đạo. Chỉ là người bình thường, thì hỉ nộ ái ố là chuyện bình thường. Có cả định kiến nữa chứ. Cho nên, Tôi đâu có dấu diếm cái sự Tôi khinh bỉ con người ấy. Tôi với anh, chưa trao đổi nhiều, mà đã va chạm. Anh thử nghĩ xem, Từ chỗ chưa có gì xích mích, mất lòng mà anh đã vội viết nhắn tôi với một bài thơ - phải nói là Đểu !!!. Chưa có gì mà anh đã nhắc tôi phải "kiếm chỗ chui". Anh thử nghĩ xem, "món quà ra mắt" của anh nó có đầy ấn tượng không !. Vậy mà, sau đó anh còn "đắc ý" tới mức khả ố khi anh tưởng tượng ra mặt mũi Tôi sẽ ra sao khi đọc định nghĩa của anh Thiên Sứ. Sau đó, anh còn không chịu tìm hiểu, không chịu đọc những gì tôi đã viết, không chịu đánh giá đối phương, mà nghĩ về đối phương với một cái Tâm đầy Chấp Ngã. Vì vậy, đã bao lần Tôi Lùi ra bao nhiêu thì anh lại càng lấn tới, anh dùng những lời lẽ châm biếm rất "đểu giả" và bất lương". Tôi nghĩ, không lẽ khi Tôi lược lại những lời lẽ này, chả lẽ anh lại còn muốn Tôi trích dân và liệt kê ra nữa hay sao đây. Anh lại coi tôi, cứ như là Tôi chẳng có viết bao nhiêu. Vậy là anh không xem xét cụ thể, trong cái chủ đề này, ai là người viết nhiều nhất, nhiều ý kiến và có những bài viết trọn ý nhất. Tôi đâu có viết nửa chừng xuân. Còn cái sự hiểu được hay không, hiểu tới đâu là do mỗi người, mỗi bạn đọc chứ !. Đâu có thể, chỉ bằng những câu nói đổng, theo kiểu vô thừa nhận trách nhiệm với câu nói của mình mà có thể kết luận, hay khiến bạn đọc kết luận về những gì mà anh muốn nói ra đâu !!!. Khi anh viết: Chả lẽ thật sự anh không thấy gì sao ?. Nếu anh đã không thấy, thì làm sao, cho đến bài gần đây nhất anh viết cho Tôi, anh đã đổi giọng, từ chỗ: để rồi sau đó anh mới viết khi tôi phê cái định nghĩa của anh, sau bao nhiêu lần anh thách thức tôi: Mà anh lại còn viết: Cứ như là cao đạo lắm. Trong khi Tôi đã viết bao nhiêu, Tôi có thể phê ai, hay không phê ai. Vậy mà anh còn dám nói Tôi chưa có gì ?. Phải chăng anh đã tự cho anh cao, nên anh có thể đánh giá tôi. Thậm chí không thèm đọc tôi viết gì mà vẫn đánh giá !.Nay với cái sự phản biện của Tôi đối với định nghĩa của anh, tự nó đã nói lên tất cả, hà cớ gì mà anh lại phải cố đấm ăn xôi để viết thêm bài này: Để rồi hối tiếc: Cũng chứng tỏ rằng, ai đã vô cớ tấn công Tôi !.Thế nhé, Tôi hy vọng đây là bài cuối của Tôi với Anh, với điều kiện là đừng cuốn Tôi vào những bài viết của anh !.
  3. Anh Thiên Sứ thân mến !. Đáng lẽ Tôi dừng không vạch ra cái sai của định nghĩa mà Cutu1 nêu ra. Thứ nhất là vì anh ta chẳng hiểu được và cũng không có phương pháp luận cũng như nghiên cứu một vấn đề. Thứ hai, cái định nghĩa ấy, nó dốt nát quá. Mà Tôi, muốn dùng cái điều kiện tương đương để anh ta còn được lưu ý mà cân nhắc, suy nghĩ mà rút lui đi. Ai dè, anh ta không những đã không có kiến thức, lại cố chấp, và ngang ngược một cách rất chi là bất lương. Vậy nay Tôi, thôi thì, chắc anh cũng muốn thấy cái định nghĩa của anh ta thế nào, và chắc cũng nhiều người trong diễn đàn, những người đã quan tâm tới chủ đề này đều muốn thấy cái Dốt của anh ta. Thực vậy. Anh ta đã viết định nghĩa như sau: Xin lỗi, Tôi phải post lại cho thật to, chữ đỏ, để anh ta khỏi đọc lộn !!!. Anh Thiên Sứ và các Bạn có công nhận với tôi rằng: Chí ít, đây là một mệnh đề, dùng để định nghĩa một khái niệm. Đúng không. Đây có phải là một ...chủ thể không vậy ?. Đúng vậy. Vì nó là một khái niệm, đương nhiên nó là một đối tượng để xem xét, và tất nhiên, nó là một Thể. Một Thể - khái niệm có nội dung. Vậy thì, khi Tôi bảo rằng: Anh Cutu1 ạ !. Anh định nghĩa Sai. Anh ta sẽ cãi: Không, Tôi định nghĩa Đúng. Nếu anh bảo Tôi Sai, anh hãy chứng minh đi !. Tôi khẳng định, chẳng cần phải chứng minh, Tôi khẳng định định nghĩa của anh ta Sai !. Như vậy, trên một định nghĩa, người bảo Sai, người bảo Đúng. Thưa các Bạn, có đúng là như vậy không ạ ?!. Chắc là đúng chứ còn gì nữa. Vậy, hi hi ... Có vô lý không chứ. Bởi vì, Trên một định nghĩa, chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai, chứ không bao giờ lại có cả đúng và sai được !!!. mà thưa các Bạn, Đúng - Sai là một cặp âm dương !!!. Đúng không !!!. Chắc chứ còn gì nữa !. Thế mà, định nghĩa của anh ta lại bảo: âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng SONG SONG TỒN TẠI VÀ LUÔN VẬN ĐỘNG CHUYỂN HÓA LẪN NHAU TRONG MỘT CHỦ THỂ. Thế mà, như chúng ta vừa thấy, chỉ có thể đúng hoặc sai, chứ không thể vừa đúng vừa sai tồn tại, và vận động trên cái định nghĩa của anh ta !!! Thế đấy, các Bạn có thấy kỳ không ?. Dốt không ạ !!. Qua bao nhiêu lần, tôi không muốn anh ta phải mang cái mặt mo vào diễn đàn này. Nhưng anh ta không muốn, đã dốt đủ thứ lại còn chẳng hiểu định nghĩa là cái quái gì cả !. nên mới có cơ sự này. Thôi thì tôi cũng đành xin lỗi mọi người vì để cho mọi người nhìn thấy cái dốt khổ sở của anh ta. Trong cộng đồng ta, mà có người dốt đến thế thì cũng xấu hổ thật !!!. Thân ái và một lần nữa xin lỗi các bạn.
  4. Thân gửi các bạn quan tâm !. Cám ơn các bạn đã có sự quan tâm tới các bài viết của tôi. Có một số bạn có lòng quan tâm hơn nữa về âm dương ngũ hành, thậm chí dịch lỹ nói riêng, đông phương học nói chung. Thú thực, Tôi cũng chỉ là một hậu bối. Có một lời tâm tư với các bạn thế này. Có nhiều người, thậm chí có nhiều - những người mà tôi đã gặp qua, cũng như đã đọc các trước tác, hay có trao đổi ý kiến - nhà khoa học, thật sự khoa học đó, cũng hiểu biết rất hạn chế về âm dương ngũ hành. Đó là do, âm dương ngũ hành thật sự không dễ học tý nào. Đó là lời phát biểu của tôi, khi tôi có giảng cho một số người, chứ không phải là do kinh nghiệm học từ tôi thì tôi không dám kết luận như vậy. âm dương ngũ hành có nhiều tầng. Tất cả những gì các bạn thấy qua các chủ đề trên hầu hết các diễn đàn cũng như sự giao thoa của nó với khoa học, với triết tây, chỉ là phần thấp nhất, phần cơ sở. Nhưng khi lên đến tầng cao hơn thì lại thấy tầng cơ sở này chỉ như là một trường hợp riêng mà thôi. Khi những người nghe tôi giảng, thoạt đầu có nghe được câu đó, đều có cảm giác bất phục. Nhưng khi thu nhận được một cách có hệ thống của tầng cơ sở, thì đã thấy "may mà chưa vội nhảy lên tầng cao" chứ không thì "ngã gãy chân, gãy tay mất". Đó là sự thật. Thành thử, Tôi có nói ở đây. Muốn học đông phương học cho có hệ thống, đúng đắn, thời phải có người truyền dạy, chứ không học linh tinh được đâu. Đấy là Tôi nói thực lòng. Bạn nào bất phục, cũng xin không cần phải phản ứng. Quyền kiểm nghiệm trên thực tế là của các bạn. Một khi đông phương học có khả năng kết nối với tây phương học, thì Tôi không dám nói to nhớn, bởi vì tôi chưa là gì so với cổ nhân cả, nhưng chí ít thì đối với cá nhân, cũng có thể giải thích được "thế giới quanh ta". Ví dụ như: Hiểu được tại sao Nguyên Trãi lại: Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo. Hiểu được tại sao Trần hưng Đạo lại dặn vua trước khi đi xa: Xin bệ hạ lấy dân làm gốc, vua tôi đồng lòng, thì xã tắc bền vững muôn đời !. TQ thì có khổng tử, to nhớn đến nhường nào, mà lại phát biểu: Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Trong khí VN ta thì : Thuận vợ thuận chồng, bể đông cũng tát cạn ?. Phải chăng cái lẽ âm dương của Nam Việt ta sâu sắc hơn, sâu sắc ở chỗ nào ?. Thật vậy. Với quan niệm thời xưa, đàn bà là âm, tiểu nhân. Nhưng đã có bố con là dương âm, chồng vợ là dương âm, thì đàn bà là âm, âm thuận tùng dương, nên vợ theo chồng là phải lẽ. Song Mẹ - Con thì vốn là Tiền bối, Hậu bối, huống chi trong gia đình có tôn ti, lớn nhỏ. Lớn trọng nhỏ khinh. Trong khinh, tiền hậu bối đều là âm dương, thì tại sao Khổng tử lại cố ý nêu rằng: phu tử thì tòng tử !. Rõ ràng là sự lộn ẩu của họ nhà tôm !. Cho dù sự biện luận con trai trong nhà làm rường cột thì phải lấy đó làm chủ, mà chủ thì phải dương, đàn bà là thứ yếu nên khinh, thuộc âm, nên mới sinh chuyện mẹ cũng phải theo con, để ngăn cấm không cho mẹ xuất giá xây dựng hạnh phúc. Đó có phải là chuyện nghịch thường và ích kỷ của Khổng Tử không ?. Các bạn hãy so sánh với tiền nhân Việt: Thuận vợ thuận chồng bể đông tát cũng cạn. Có thấy vai trò âm dương cân bằng hay không ?. Đó có phải là hình vẽ thái cực không ?. Xét như thế, dù có muốn biện hộ cho Khổng Tử thế nào thì cũng thấy Việt ta đúng là có gốc, tuân theo quy luật, chứ không áp đặt chủ quan như Khổng Tử. Mặc dù đều hiểu âm dương chuyển hóa. Bởi vậy, văn hóa TQ là văn hóa bành trướng, văn hóa việt tộc là văn hóa ôn hòa, hòa bình chung sống !. Hiểu và nhận thức đúng đắn, trong một ví dụ âm dương như thế, tiền nhân ta dạy con cháu muôn đời mai sau rằng: Phải cảnh giác với ông bạn lớn phương Bắc. Đừng quên, văn hóa của họ là văn hóa bành trướng. Mà văn hóa dân tộc, thì trường tồn, không bao giờ mất đi cái bản chất của nó. Bởi vì, đã là văn hóa, thì nó ngấm vào máu thịt, nó là quốc hồn, quốc túy. Nên khi thấy anh phương Bắc mà nói Hảo Hảo, chìa tay ra bắt thì phải cảnh giác. Đấy là một ví dụ !. Tôi không có bất cứ tham vọng gì, thấy các Bạn quan tâm tới đông phương học thì cũng vui, xem như đó cũng là một nhu cầu tinh thần, như bao nhu cầu tinh thần của mọi người. Mà vào đây, dù là tranh luận, đôi lúc có phần gay gắt, cũng vẫn thấy vui. Có nhiều người muốn trao đổi, muốn tôi giảng bài, thì thực sự là tôi không có khả năng, mặc dù cũng đã có giảng bài cho một số người, một khi sách của tôi chưa công bố - xin thông cảm. Xin vui đâu chầu đấy thôi. Nhân đây cũng nhắc mấy bạn, những vấn đề mà các bạn nêu ra trong chủ đề này, như chuyện vẽ vòng tròn, xem chuyển hóa thế nào. rồi hai mặt của đồng tiền, mặt nào dương, mặt nào âm ?. ... đều thuộc về âm học cả. Song ngay từ cách đặt vấn đề các bạn đã sai. Từ Từ rồi các bạn sẽ rõ. Nhiều người hiểu âm dương ngũ hành không đúng, thành ra, càng học càng thấy rối, càng nghiên cứu, lại càng thấy vô lý, bất cập. Đó là vì ngay từ đầu, đã sai căn bản rồi !. Thân ái. Chúc các Bạn thành tựu.
  5. Cutu1 nhìn này: Khi Cutu1 viết: Thì Cutu đang nghĩ gì ?. Có phải là đắc ý không ?. Có phải là muốn xem xem cái "Phản" vào mắt với một thái độ thiếu cầu thị không ?. Mang ý nghĩa thách thức không ?. Sau đó, Cutu lại tiếp tục khích bác: Và vuivui cũng đã viết: và nêu quy tắc: Thậm chí, sau khi vuivui viết cho anh Thiên Sứ: Thế mà Cutu1 vẫn còn viết: Thì đấy có phải là sự thể hiện khả năng của một người nghiên cứu ?. Chả nhẽ lại đi phản biện một anh thầy mù sờ voi ?. Thêm nữa, anh này lại còn không có khả năng nhận thức được cái điều tối thiểu lad các định nghĩa của cùng một khái niệm đều phải tương đương ?. Thật tội nghiệp !!! Chả nhẽ lại không biết cuyện ngụ ngôn thầy mù sờ voi ?. Dân gian còn chán cái mớ đời với những ông đó. Nhưng nếu mà các ông ấy hjp nhau lại để có một định nghĩa chung cho hết thảy mỗi ổng, hay chứng tỏ các định nghĩa của các ổng đúng là định nghĩa con voi, thì dân gian đâu có chuyện ngụ ngôn đó !. Đến như vậy mà còn không hiểu thì ... botay.com thật. Còn tôi nói Cutu vô liêm sỉ. Có phải là giận quá chăng ? Một khi đây là một chủ đề do anh Thiên Sứ lập ra với mục đích thảo luận cùng tôi, như bao lần Tôi với Anh ấy thảo luận, để giúp nhau nghiên cứu tốt hơn, hiểu quả hơn. Vậy mà Cutu chen vào, khi Anh Thiên Sứ vừa mới đưa ra định nghĩa của anh ấy: Khi chưa biết Tôi có đáp lời thế nào, chưa có bất kỳ một sự phản hồi nào thì Cutu1 đã vội viết: Vậy đây là hành động liêm sỉ hay là vô liêm sỉ ?. Cutu1 có thể phân tích được chăng, khi mà Cutu1 chác cũng cơ tuổi lục tuần rồi nhỉ ?. À mà quên, nếu Cutu1 thuộc lớp 00x - tức là sinh sau năm 2 000, thì Bác sẽ không chấp !!!. Cutu1 nhớ nhé, đây là chủ đề của anh Thiên Sứ và Tôi làm chủ nhé !. Khách mà không tôn trọng chủ, vốn đã là vô liêm sỉ rồi. Nay lại còn ăn nói quàng xiên, giữa một nơi mà các Bạn quan tâm đều có học, thì .... Thôi, nói thế quá đủ rồi. Nên xem lại mình đi. Còn muốn tôi phản biện định nghĩa âm dương của Cutu1 thì như tôi đã nói, định nghĩa của bạn không có giá trị, một khi cái điều kiện đó nó không được thực hiện. Còn ai mà đi phản biện với cái định nghĩa ấy, thì đúng là người có vấn đề vê phương pháp luận trong nghiên cứu, cũng như không được học hành tử tế !. Mà Cutu1 có nhận ra cái lối nhập nhằng trong tư duy của Cutu1 chưa nhỉ: Thay vì phản biện lại yêu cầu tương đuơng của các định nghĩa, thì Cutu1 lại nhằng sang chuyện theo kiểu chợ búa: Tôi là Tôi, định nghĩa của Tôi việc gì phải tương đưong với ai. Người ta thì mặc kệ người ta, là cái gì đối với tôi đâu !!!. Thật rõ chán !. Đã hẹn không gặp lại. Nhưng gặp phải "loại ăn mày dai voi", nên đành phải bận tay hốt đi vậy !!!.
  6. Anh Thiên Sứ thân mến !. Định chờ thêm một thời gian nữa, để cho cái sự các định nghĩa khác nhau về âm dương được chứng tỏ là tương đương ! Thì tôi mới phản biện. Mà Tôi tin là sẽ phản biện cái định nghĩa của anh. Thế nhưng, xem ra, điều này là khó thực hiện. Mà cái điều đòi hỏi các định nghĩa phải tương đương, thì như anh đã viết nhất trí rồi, nên Tôi cũng không giải thích yêu cầu đó làm gì. Song, trên diễn đàn, Tôi nhận thấy, nếu có phản biện anh, thì may ra có một vài và chỉ một vài người hiểu thôi, trong đó anh là nhân vật chính. Với tinh thần như tôi đã nói. nhất trí với anh, phản biện là cầu tìm chân lý. Song nay Tôi thêm vế nữa, phản biện là phản biện với người cụ thể, đối thoại cụ thể, chứ không phải là bát nháo, chung chung. Người hiểu thì ít, người không hiểu, nói lăng nhăng thì nhiều. Nên viết ra đây, thấy nó phí hoài công sức, mang thêm bực mình vào người. Mà Tôi, thì không dám coi thường cái diễn đàn này như một cái chợ. Thành thử, cái gọi là phản biện trực tiếp vào định nghĩa của anh, xin khất khi nào có dịp, một khi mà anh không thay đổi ý kiến. Còn bây giờ: Trên tinh thần vì học thuật, mong giúp anh được phần nào trong các nghiên cứu của anh. Tôi có ý kiến mong anh xem xét mà rút lại cái định nghĩa này đi. Nó làm cho anh bị lạc hướng nhiều đó. Để dễ hiểu, và có tính trực quan, Tôi xin nêu ví dụ mà chính anh đã đưa ra để biện luận về âm dương: Như anh viết: Tôi không rõ đó có phải là ý kiến trực tiếp của anh hay không, nhưng anh có dự buổi thảo luận đó, và dường như anh nhất trí với ý kiến đó. Thưa anh !. Đó là một câu trả lời Sai. Câu hỏi đó có một đáp án và chỉ một đáp án duy nhất đúng. Tôi thấy anh SaPa có ý kiến xác đáng, nhưng Tôi muốn cụ thể thêm thôi: Đáp án đó là: Khi hỏi (đương nhiên là phải hỏi một ai đó, chứ không thể hỏi trống không !. Mà ngay cả khi hỏi trống không, thì cũng có nghĩa là chính mình hỏi mình): Cái bàn cao hay thấp. Trả lời: Cái bàn Cao ?. Vâng !. Đúng, cái bàn Cao. Cái bàn Thấp?. Vâng đúng, cái bàn Thấp. Cái bàn trung bình ?. Vâng đúng, cái bàn trung bình. Thậm chí hỏi nữa, rằng: Cái bàn, vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vủa chẳng cao, chẳng thấp, chẳng trung bình, ... nghĩa là hỏi giống như kẻ điên cũng được cơ mà. Câu trả lời cũng thế. Vâng đúng, cái bàn vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vừa chẳng cao, vừa chẳng thấp, vừa chẳng trung bình. Đó là một câu trả lời Đúng !. Vâng đúng đó anh. !Nếu trả lời Sai Tức là Sai luôn !. Tại sao vậy: Bởi vì Khi người hỏi, đã xác lập vị thế Chủ thể đối với cái Bàn là Khách thể. Mà Chủ - Khách vốn phân âm dương. Mà đã có âm dương là có quan hệ rồi. Nên khi hỏi Cao, hay thấp, hay trung bình, thì chủ thể đã xác lập sự đo lường, sự cảm ứng đối với Khách thể là cái bàn. Chính tính cặp, âm dương này, chủ - khách, Cao - Thấp đã bộc lộ quan hệ, và thế giới đã vận động ở đó rồi. Chả thế mà, Tôi đã nói, người ta chỉ có thể hiểu về âm dương, chứ không định nghĩa được. Cho nên Trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó. Ngay như động vật, chúng cũng hiểu được âm dương. Thật thế, những con chó - chẳng hạn - muốn nhảy qua hàng rào, nó cũng đã xác định âm dương chủ thể - là nó, và độ cao hàng rào - Khách thể, để nó định lượng được sức mà nó phải bỏ ra để có thể vượt qua được cái hàng rào đó. Một con mèo nhảy từ trên tầng cao xuống đất, nó cũng xác định chủ khách - âm dương, là chính nó và độ cao, để nó ước lượng độ cao mà nhảy xuống, nếu cao quá, nó liền cảm ứng và biết sợ hãi mà tìm lối khác. Với con vật, trí lùn, thì chỉ có thể hiểu được âm dương ở mức thấp như cao thấp, định hướng phải trái, trên dưới, rồi phân biệt đực - cái với quan hệ tương phối mà cho ra các đời sau của nòi giống nó !!!. Đó chính là lời giải của bài toán cao thấp của cái bàn đó anh. Giả sử như con mèo nó trả lời Sai, từ đó, nó cảm nhận độ cao sai mà cứ liều nhảy, có phải là nó sẽ chết tan xương không ?. Hoặc như nó không phân biệt được đực cái, mà nó lại đi "hiếp" một cá thể khác cùng giống thì chắc chúng quay trở lại cắn nhau có khi đến chết mất !!!. Phải không anh. Âm - Dương nó thực tiễn thế đó anh. Mong anh hiểu được ý tôi, lời chân thành của tôi. Hy vọng anh sẽ có những bổ sung hữu ích cho các nghiên cứu của anh !. Thân ái.
  7. Anh Cutu1 !. Ngay sau bài "thơ" đểu của anh. Tôi đã định đốp lại anh cũng bằng một vài thơ. Nhưng Bà xã tôi đã ngăn tôi lại. Bả nói rằng, sợ khi anh đọc bài thơ ấy của tôi, anh sẽ đau lắm. Nên Tôi đành thôi, mà chỉ viết như nhắc nhở anh, nên biết mình là ai, đừng quá lố. Và cũng nên bình tĩnh xem xét, đọc hiểu cho thấu đáo. Khi mà yêu cầu của Tôi, đó không phải là do tôi bày ra, mà đó chính là yêu cầu của cái gọi là khoa học, do chính các anh khăng khăng đề nghị. Nhưng với mấy dòng viết mà tôi trích của anh ra ở trên, thì não trạng cua anh thật sự là thê thảm. Tôi không muốn nặng lời với anh làm gì. Nhưng nay cũng có vài lưu ý để anh nhận rõ. Thật vậy, một khi các anh đòi định nghĩa về âm dương. Đương nhiên, mỗi anh định nghĩa mỗi khác, thì cái việc chứng tỏ các định nghĩa của các anh là tương đương nhau. Đó là điều bắt buộc phải làm. Nếu như các anh không làm được, thì đó là những điều tất nhiên mà các anh thể hiện sau đây: -Các anh sẽ trở thành những anh thày Mù sờ voi. Thật vậy, bởi vì các thày mù sờ voi sẽ không nhìn thấy con voi là con voi, mà mỗi anh sẽ chỉ "thấy" được cái bộ phân mà mỗi anh sờ được mà thôi, chứ không thể có một cái nhìn đúng về con voi. Như vậy, mỗi phần đó sẽ khác nhau, và các cái gọi là định nghĩa của các anh sẽ khác nhau. Việc đòi hỏi phải chứng tỏ tất cả các định nghĩa của các anh đều tương đương với nhau, là yêu cầu để khẳng định, các anh đã có một định nghĩa xác định đúng khái niệm, đối tượng như nó đúng chính là nó. Yêu cầu này, một khi chính các anh đòi định nghĩa cho được âm dương, thì không thể bỏ qua. Bằng không thì tất cả các định nghĩa của các anh, chẳng có ý nghĩa gì cả !. -Các anh định nghĩa, mà không thấy sự tương đương điều đó chứng tỏ rằng, các anh viết ra cái định nghĩa đó, mà chính các anh chẳng hiểu nổi nội dung của các định nghĩa mà chính các anh đã viết. -Tôi giả sử, trong số định nghĩa các anh viết ra, có một định nghĩa nào đó, chính xác là một định nghĩa, thì việc các anh không hiểu nội dung định nghĩa của mình, thì có khác gì là cái sự "ăn theo, nói leo" không ?. Đối với nhiều người, người ta nói: Thử định nghĩa, thì cái việc đó là điều Thể Chấp. Nhưng riêng anh, anh có vẻ như đóng vai Cao Nhân ?. Mà đã trót đóng vai cao nhân, thfi anh cho rằng chỉ có anh là có định nghĩa. Nay Tôi yêu cầu anh chứng tỏ định nghĩa của anh tương đương với các định nghĩa khác, thì anh không làm, và chắc chắn là không làm được, nhưng xấu hổ, đành quanh co !. khích tướng !, nói năng thiếu liêm sỷ !. Anh nghĩ Bạn đọc chẳng ai nhận ra sao ?. Anh coi thường bạn đọc quá đấy. Nhưng mà, Tôi đâu có quan tâm đến chuyện đó. Tôi chỉ thấy anh: Kiến thức về lý học đông phương của anh nghèo quá, lại không có căn bản. Anh vào diễn đàn, học mót, lại muốn đóng vai cao nhân, nhưng có thể một số người tưởng thế, chứ người có một chút kiến thức thì nhận ra anh ngay thôi. Nay qua thêm một câu mà anh khuyên bạn đọc. Rằng Thì đúng là kiến thức và sự hiểu biết về âm dương của anh thật thảm hại. Tôi tự hỏi, chả nhẽ thật sự anh ta không biết gì về âm dương ngũ hành sao ?. Nhưng sự thật là như vậy, muốn "bênh" cũng chẳng được.Lý học đông phương, muốn học và có sự hiểu biết cho đúng đắn, tử tế một chút, thời phải được truyền dạy có căn bản, chứ không thể học mót. Nó cũng khác nhiều so với khoa học kỹ thuật tây phương. Với khoa học kỹ thuật tây phương, chỉ cần một trí tuệ bình thường, thêm một sự cần cù nữa, và được đến trường đi học, thậm chí còn có rất nhiều gương tự học, vẫn có thể trưởng thành. Nhưng đông phương học, vốn có câu: Không thầy, đố mày làm nên !!!. Thật vậy, đông phương học, nếu so sánh thì tây phương học, cứ 10 người đi học thì có tới 7 đến 8 người có thể học được. Nhưng đông phương học, 10 người đi học thì bỏ mất 8 đến 9. Số người có thể thu thập được ít hơn rất nhiều so với sự học khoa học kỹ thuật. Thành ra, nếu là học mót, thì lại càng không thể thành tựu. Mang một tinh thần cầu thị, cầu tiến thì nếu có duyên, còn có thể gặp được người truyền thụ, mà nắm được một chút. Chứ cứ mà đòi đóng vai Cao Nhân, để mò vào các diễn đàn lý học đông phương, chôm chỉa mỗi chỗ một ít, thì kiến thức của anh nó thành buồn cười lắm. Nay thì đã rõ, nó thể hiện rõ ràng: Trong chủ đề này, về âm dương, Tôi viết khá nhiều. Vậy mà anh lại bảo, chỉ có thế thôi. Rõ là anh hoặc là chẳng hiểu, mà lại như con bạc khát nước, song có nước mà không biết uống, thành ra anh thấy chẳng được bao nhiêu. Hoặc là anh không hiểu, nhưng do lỡ đóng vai cao nhân, vì là kiến thức học mót, nên chẳng tiện học hỏi, thành ra chơi cái trò khích bác để người ta phải nói ra ?. Thật chẳng ra sao cả. Ấy thế mà, Tôi đã viết rõ nhiều, mà anh không hiểu, thì nó càng thể hiện rằng, dù có viết hơn nữa, anh cũng chẳng hiểu. Điều này là hợp lý, vì kiến thức của anh là do học mót, thì anh sao có thể hiểu nổi. Ngay cả, cái gọi là định nghĩa do chính anh viết ra, mà anh cũng chẳng biết nó là cái giống gì !!. Đâm ra, anh càng nói, càng thể hiện sự nghèo đói về kiến thức, lại càng thể hiện khả năng không thể lĩnh hội đươc lú học đông phương !. Viết ra những điều này, Tôi cũng không vui. Không vui vì một sự thật, anh kém quá. Anh đừng mong hiểu được những gì tôi viết ra sau này. Thế nhé, mong anh không giận !. Đó chính là điều Tôi hy vọng, để thấy được chút liêm sỉ còn lại ở trong anh !. Chào anh, không hẹn gặp lại.
  8. Từ đắc chí !!!!. he he ... Đến ĐỔ QUẶU !!!!. He he ... ! Sao không bình tĩnh để thấy rằng: Tôi đang chờ anh chứng tỏ Định nghĩa của anh TƯƠNG ĐƯƠNG với định nghĩa của anh Thiên Sứ đó !!!.
  9. Vừa đi vắng, về đến nơi, thấy Bà xã đang ngồi đọc web. Lý Học Đông Phương !!! và tủm tỉm cười!. Một hiện tượng lạ :D Cởi áo khoác, uống hớp nước nóng cho ấm người. Khi ngồi xuống bên cạnh, Bả bảo: Anh đọc đi. Một lát, Bả hỏi: Anh thấy thế nào ?. Tôi bảo. Người ta đắc ý sơm quá. Nhưng anh không ngờ là chỉ có thế thôi. Nhưng dù nhiều hay ít, cũng phải có trình tự. Trước hết, cứ hỏi: Có bổ sung hay sửa chữa gì nữa không ?. Thứ hai, có còn ai cho thêm định nghĩa nào nữa không ? Để Tôi phản biện luôn thể. Đỡ mất công. Bà xã lại hỏi: Thế sơ lược, anh đánh giá thế nào về nội dung của hai cái định nghĩa này ?. Chả là vì, Bả đang rỗi, nên quan tâm cho tiêu bớt thời gian. Tôi bảo. Xét định nghĩa thứ nhất, còn có thể cho đó là một cách hiểu về âm dương. Còn định nghĩa thứ hai thì, chứng tỏ người này chưa có căn bản về âm dương !. Nay tôi thêm một ý nữa cho tiện: Với tất cả các định nghĩa của các vị về âm dương. Làm ơn chứng tỏ dùm: Tất cả các định nghĩa đó đều tương đương !!!. Thế nhé, Tôi chờ !. Rồi sẽ phản biện . Thân ái .
  10. Anh Thiên Sứ thân mến !. Vậy anh cứ ra định nghĩa đi, Tôi nhận sẽ phản biện anh về phần này !. Thân ái.
  11. He he .... Phải dùng cả Bút lẫn Kiếm chứ. Đó là Văn và Võ mà. Người xưa hay trọng thị những kẻ Văn Võ toàn tài mà. Đó cũng là âm dương cả đấy. Hiểu được âm dương thì mới hiểu được tại sao văn võ toàn tài là phải kính nể chứ. Một câu nói này, đủ biết chẳng hiểu gì về âm dương cả.
  12. Anh Thiên Sứ thân mến !. Anh nói đến từ đo ván, làm tôi "sợ hết hồn" !. hi hi ... Bởi thực sự trong tôi, không có hai từ đó trong mọi phản biện hay tranh luận. Đối với bất kỳ vấn đề nào trong phản biện, Tôi không có ý định lật đổ, phủ nhận. Mà chỉ nêu ra những vấn đề cần phải giải quyết, nhìn nhận của bản thân lý thuyết đó, như là những điều cần phải giải quyết trên con đường hoàn thiện lý thuyết, hay ý tưởng, lập luận mà thôi - anh cũng đã thấy rồi. Đến một tình huống nào đó, nhận thấy vấn đề khả dĩ sáng tổ, không quan tâm tới việc đối phương có thừa nhận hay không, là Tôi dừng. Vì biết rằng, tới đó, nếu như tác giả của luận thuyết vẫn tiếp tục trên con đường đi tới của mình, chắc chắn sẽ phải đối mặt với nó, và do đó sẽ được tác giả quan tâm. Thế là đủ. Còn rồi ra, tác giả xài đồ đó như thế nào, còn tùy vào mỗi tác giả. Nhưng nếu gặp một số người - kiến thức không có, mà lại ngoan cố, thậm chí có phần chí phèo, thì Tôi cũng không muốn lật tẩy họ. Đều chỉ muốn rằng, gợi ý làm sao cho họ biết mà rút lui đi, hầu tránh cho những chủ đề khỏi bị loãng, trở nên lãng xẹt. Nhưng có một số vẫn cứng đầu, thì khi đó, sau khi công bố nhiều lần bàn dân thiên hạ đã thấy, thời Tôi sẽ Lật tẩy họ. Các Bạn thân mến! Có một số người có vẻ như "lưu ý rằng" định nghĩa tình yêu đã làm cho loãng chủ đề, đi quá đà, và quá xa !. Đó là quý vị không hiểu đó thôi. Quý vị sẽ thấy ngay dưới đây !. Trong bất cứ một luận thuyết nào, kể cả việc nói, đó là khoa học hay không khoa học, mọi ngành, mọi chuyên môn đều thừa nhận sự tồn tại của một số những khái niệm, những đối tượng không thể định nghĩa, không cần định nghĩa mà vẫn được hiểu rất rõ, bằng cái sự thấy hiển nhiên, bằng vào cảm nhận tự nhiên. Những khái niệm không được định nghĩa này được xem như là những khái niệm sơ khởi. Dùng được chúng để tiến hành các khái niệm khác trong quá trình phát triển của lý thuyết. Chẳng hạn như trong toán học hình học, khái niệm Điểm là khái niệm không được định nghĩa. Trải hơn hai ngàn năm trôi qua, nó vẫn không được định nghĩa. Khái niệm Đường cũng không được định nghĩa. Không phải vì các nhà hình học, một cách Cá nhân là Dốt, mà không định nghĩa được, mà vì chúng là những khái niệm không thể định nghĩa. Nhưng là cái Thấy hiển nhiên. Tiếp theo đó người ta mới định nghĩa được Đoạn thẳng. Là đường ngắn nhất nối hai điểm đã cho. Định nghĩa đường thẳng: Là đoạn thẳng được kéo dài ra vô tận ở hai đầu. Hoặc là Đường ngắn nhất đi qua hai điểm đã cho. Hay như trong đại số tập hợp, thì khái niệm phần tử và khái niệm tập hợp không được định nghĩa. Từ đó mà xây dựng một hệ đại số hiện đại như chúng ta đều đã thấy. ... Một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, như vừa thấy đối với định nghĩa đường thẳng. Nhưng dù bao nhiêu định nghĩa, đều phải tuân theo một điều kiện: Mọi định nghĩa cho một khái niệm đều phải tương đương với nhau. Qua đó, chúng ta đều thấy rõ rằng: -Định nghĩa được hay không, là do bản chất của vấn đề, của khái niệm quán xét, chứ không phải là do cá nhân học thuật chưa tới, hay là do trình độ dốt nát !!!. -Không phải bất cứ khái niệm nào cũng phải được định nghĩa và định nghĩa được. Nào, các chàng bảo rằng mọi cái chi chi đều được định nghĩa. Nghĩ sao ?. Nào, định nghĩa được hay không là do Cá nhân ???. Nghĩ sao khi mà nếu thừa nhận điều này thì cũng tức là chứng minh được các nhà toán học suốt mấy ngàn năm nay trên toàn thế giới Dốt. Toàn loại ăn hại cả, vì có ...mỗi việc định nghĩa Điểm, Tập hợp, Đường, Phần tử, ... mà cũng không xong !!!. Tiếp: Như đã thấy, một vấn đề, một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa, nhưng thảy đều phải: Tương đương với nhau. Đúng không ???. Vâng đúng thế !. Như thấy đó, cứ giả sử, tất cả những thứ , kiểu định nghĩa về tình yêu như Tôi đã viết lại, thậm chí còn rất rất nhiều nữa, như Tuấn Dương cũng thử ... định nghĩa ... xem sao, đều là định nghĩa đi !!!. Theo điều kiện tương đương, tất cả các định nghĩa đó đều phải tương đương với nhau. Các vị thử liệt kê lại xem tất tần tật. Chúng có thể nào tương đương được với nhau hay không ?. Không chứ gì ?. Cứ khách quan đi !!. Điều đó có nghĩa gì ?. Có nghĩa là, chúng không phải là những định nghĩa về tình yêu, mà đó là những cái Hiểu về tình yêu. Mỗi người có một quan niệm, có một sự hiểu về tình yêu một khác. Vô tư đi, tự do mà. Các Bạn đã thấy sự thật chưa ?. Rõ ràng, ai hiểu về tình yêu ra sao, thì trong cuộc sống sẽ có cách yêu tương ứng. Kẻ hiểu tình yêu qua sinh lý thì sẽ chìm trong sự truy hoan. Kẻ tôn thờ tình yêu thì sẽ đến với những tình yêu thánh thiện. Kẻ tâm thiện thì đến với tình yêu bởi sự bao dung, với trái tim thương yêu. ... Thấy chưa. Tình yêu không được định nghĩa, hay cố định nghĩa cũng không thể có một định nghĩa theo đúng nghĩa. Vậy mà âm dương bao trùm, lại có thể định nghĩa được chăng. hay là chỉ có thể được hiểu. Và tất nhiên, trí tuê cao bao nhiêu, sẽ hiểu được âm dương bấy nhiêu. Trí lùn thì thấy nông sâu là âm dương, đàn ông đàn bà là đực cái, đó là âm dương. Đầu - đít là âm dương. Cao hơn một chút, thấy quân tử - tiểu nhân là âm dương, vua - tôi là âm dương, ... cao nữa thì thấy được vật chất và tinh thần là âm dương, thiên địa là âm dương. Cao nữa thì thấy chính tri - kinh tế cũng là âm dương, vật chất và tinh thần cũng là âm dương. Khoa học nữa thì cũng thấy điện âm điện dương là âm dương, trục số có âm có dương, thuận nghịch của đất trời cũng âm dương, khí cũng âm dương, tahwng giáng, đêm ngày cũng âm dương, ... qua đó mà biến hóa, vạn vật sinh sôi, thế giới mới muôn màu, sống động, ... Vậy, các vị cứ trình bày cái hiểu âm dương của các vị đi, khi ấy, chính bản thân các vị cũng có thể tự đo lường được các vị đã hiểu âm dương được đến đâu !!! Các vị có hiểu Đức thánh Trần Hưng Đạo, lúc lâm chung, gửi lại đôi lời tâm huyết với vua Trần thế nào không ?. Trần Hưng Đạo nói: Xin Bệ Hạ lấy Dân làm Gốc, Vua Tôi đồng lòng . Gốc rễ của nó ở đâu ?. Thưa các Vị, âm dương cả đấy. Thế nhưng Nguyễn Trãi, trong Đại Cáo Bình Ngô, lại viết: Lấy nhân nghĩa để thắng hung tan, lấy Trí nhân để thay cường bạo. Các vị thử tự hỏi xem, đó có phải là âm dương không ?. Thưa không phải đâu ạ . Vị nào mà bảo đó là âm dương thì nhầm to đấy. Cao hơn âm dương đó. Thế rồi, vấn đề quyền lực !!!. Có quyền lực cứng, quyền lực mềm. Có phải là âm dương không ?. Chả có cương nhu là gì. Vậy mà, cái ông giáo sư Harvard Nyce nào đó, mãi đến những năm cuối của thế kỷ trước mới phát biểu có Quyền lực mềm. Rồi năm vừa rồi, chạy sang VN rao giảng tùm lum về nó, cứ như là trao cho các vị quan lớn nhà ta thứ đồ chơi trẻ con lạ hoắc vậy. Mà rõ khổ, các vị ấy cũng ngắc ngư, chả biết đường mô mà vận dụng. Có biết đâu rằng, Dân ta nói mãi cả rồi, chả có câu: Lạt Mềm Buộc Chặt đó là gì !!!. Rồi thì hơn 2000 năm trước, Quản Di Ngô xui Tề Hoàn Công dùng quyền lực mềm mà trở thành Bá chủ Trung Quốc là gì. Đó, âm dương đó. Còn nhiều lắm, vô thiên lủng, từ khoa học hiện đại, cho đến thành thị, thôn quê, từ vua quan cho đến con nít, từ trái đất cho đến thiên hà xa xôi, từ vật thể vũ trụ cho đến thế giới lượng tử, Đều có cả Tha hồ các Vị hiểu, rồi ra vận dụng ra sao, lại thêm một bậc nữa. Các vị không vận dụng được, đừng trách cổ nhân vô lý nghe, đừng bào tiền nhân giấu nghề nghe, đừng vội cho lý học đông phương bất cập, bế tắc nghe. Từ từ chút, kiên nhẫn, và ... một điều kiện tối cao nữa. Đó là Minh Trí, có minh trí mới có thể chứng ngộ. Vậy nhé. Các vị cứ tự nhiên đưa cái hiểu âm dương ra. Nhưng đừng liều mạng định nghĩa nó. Đây chỉ là cái đơn giản, như cái trò trẻ con chơi âm dương vậy thôi - kiểu như chơi ô ăn quan ấy. Thế nhé. Thân ái.
  13. Không cần. Có những loại người có thể đốp thẳng !.
  14. Chào bạn Cutu1. Tôi buộc phải nêu đích danh bạn, chỉ bởi vì Bạn có vấn đề về đọc hiểu, hay nhận thức. Có thể đó là do định kiến của bạn. Nhưng đã đến mức như thế này, thì phải gọi đích danh để nhiều người khác khỏi bị chạnh lòng. Bạn đừng đố tôi. Tôi đã từng nói với anh Thiên Sứ, chừng nào sách của Tôi chưa công bố, thì chừng đó, Tôi chưa phản biện anh Thiên Sứ như về Toàn Bộ. Bởi vì, phản biện một người như anh Thiên Sứ, phải có hệ thống. Đó không phải là vì các luận điểm của anh Thiên Sứ khó phản biện. Mà bởi vì, trong nhiều vấn đề của anh Thiên Sứ (luận điểm), để phản biện, đều dễ đưa tới những vấn đề có tính cơ bản, nền tảng. Mà bất cứ môn khoa học nào, cũng như bất cứ vấn đê nào thuộc về tri thức, khi đụng chạm tới các vấn đề cơ bản, thời nó là cả một hệ thống học thuật, chứ không phải là chuyện tranh luận - như thể cãi nhau ngoài chợ được. Sự bất đồng trên cả một hệ thống học thuật đối với các vấn đề của anh Thiên Sứ là đã rõ. Cho dù, từng vấn đề một, hoàn toàn có thể giải quyết một cách cục bộ. Nhưng khi cả những nền tảng cơ sở nhất cũng bất đồng, Thì rõ ràng là phải đề cập tới nó sao cho rốt ráo. Tôi thấy Bạn hô hào về cái gọi là định nghĩa âm dương. Nhưng ngay như anh Thiên Sứ còn hiểu rằng, chỉ nên nói chuyện về cái hiểu âm dương như thế nào, thì cũng đủ hiểu rằng, bạn hô hào anh Thiên Sứ, mà thực ra Bạn chẳng hiểu gì về anh ấy cả !. Chẳng có khả năng thẩm định những ý kiến của anh ấy. Chưa nói tới chuyện Bạn có thể hiểu được những gì Tôi viết,. Ngay cả những cái gọi là định nghĩa tình yêu, Tôi nói thẳng, Tôi đang để một cái Hố rất to đó. Bạn chớ có vội vã nhảy vào để nói chuyện về cái gọi là định nghĩa. Một định nghĩa tình yêu, còn khó như vậy, huống chi là âm dương. Nhưng mà, hiểu thế nào là âm dương thì được. Định nghĩa thì không !!!. Tôi chưa thấy Bạn đề nghị môt cái sự hiểu về âm dương, nói vội vàng đến định nghĩa mà làm gì. Xem thế, cho đến bây giơ, với những gì gọi là ý kiến tư Bạn. Có vẻ Bạn như là đang đóng vai THẦY DÙI. Quá rõ phải không Bạn ?. Không ổn đâu !!!. Bạn cứ việc trình bày. Còn tại sao Tôi dám nói: Các vị cứ trình bày đi, Tôi phản biện cho, sẽ thấy đúng sai ngay. Đơn giản lắm: âm dương ở khắp nơi, khắp mọi chốn. Đụng vào là thấy ngay, mà Thấy thì biết liền à !. Bạn có thể hiểu nổi nội dung câu này hay không đây ???. Đừng cố gắng Lèo sang định nghĩa âm dương, rồi bắt người ta phải định nghĩa âm dương, rồi mới nói chuyện, nghe Bạn. Hãy nêu cái hiểu của Bạn về âm dương đi, Tôi chỉ cho bạn cái sai. Chứ nếu Bạn mà nêu định nghĩa, thì chưa cần đọc định nghĩa, đã biết Bạn sai rôi. Bạn Sai ngay từ chỗ đòi hỏi phải có định nghĩa cơ. Mà điều này, chắc chắn là do hệ quả: Bạn i tờ về cái chuyện: Thế nào là một định nghĩa.
  15. Tôi buộc phải nói ra cái điều không muốn nói: Anh quá Dốt. Tốt nhất là anh đi chỗ khác chơi. Đừng để Tôi vạch ra chỗ Dốt của anh cho xấu mặt !.
  16. Kính thưa quý vị quan tâm !. Thực ra, cái gọi là hiểu thế nào là âm dương. Ngay trong chủ đề này, với những bài viết của Tôi, thì cũng đã đủ. Vâng, thậm chí có thể nói là quá đủ để hiểu được. Thậm chí, rất nhiều khái niệm hay đối tượng cũng đã được CHÍNH DANH. Cho nên, có thể nói: Nếu có thể hiểu được, thì cũng đã hiểu. Và khi không hiểu được, liệu trình bày thêm, có vô ích chăng ?. Có phá vỡ nổi cách nhận thức đầy ĐỊNH KIẾN ?. Ấy là ý của người viết như thế. Và cũng cho rằng, chắc là có nhiều người cũng thấy như thế !. Nhưng thôi, chẳng muốn võ đoán. Chỉ có một nhìn nhận rằng, có một vài vị quan tâm vẫn cho rằng: Chưa có gì hơn một cách đáng kể. Tôi thấy thế này: Những ý kiến của tôi, trong các bài viết của chủ đề này. Tập trung vào việc phản biện các mệnh đề, có thể nói , đó là những mệnh đề mang tính tổng quát, mang tính triết học sâu sắc, có khả năng "đảm trách" những "nhiệm vụ" nền tảng, cơ sở. Những phản biện đó đều có nội dung rõ ràng, minh thị được những yếu quyết của lý luận âm dương, cũng như có tính quyết đoán đúng - sai. Phàm về cái gọi là Hiểu, hay Biết, thì với những minh thị như vậy, người đối thoại, cũng như kẻ quan tâm. Đứng ở góc độ học thuật, chắc chắn cũng phải nắm được bản chất của vấn đề. Như Tôi nói: Dương Động, Âm Tĩnh, là một cái Thấy hiển nhiên. Nó không phải là Tiên đề, ... Thiết tưởng rằng, đó chính là một mệnh đề có tính khẳng định, phản biện. Quyết đoán đúng - sai, cũng như nêu rõ ràng nội dung âm dương, động tĩnh. Nó phủ định hoàn toàn mệnh đề cho rằng: Âm Động, Dương Tĩnh. Và xuyên suốt nhỮng lý giải về các mệnh đề: Dương trước, âm sau. Âm thuận tòng dương, đã cho thấy tính hệ thống của lý luận âm dương, tính chặt chẽ, nhất quán của nó. Như thế, nó đã đạt được nhiệm vụ: Phản biện về chính các mệnh đề: Dương trước âm sau, dương tĩnh âm động, và âm thuận tùng dương. Mà chủ đề này được đưa ra xuất phát bởi từ các đòi hỏi phản biện chính các mệnh đề ấy. Sau này, sự phát triển thêm ra, với những ý kiến mới xuất hiện. Nay, ý kiến nổi bật, đó là: Cái gọi là những định nghĩa về âm dương, hay nói cho chính xác thì Hiểu thế nào là âm dương. Nếu có những nhận xét cho rằng: ý bạn về âm dương cũng chỉ có được như trên thôi hả xem ra có thể nhận xét lại rằng: Khả năng đọc hiểu và kiến thức âm dương học có phần hời hợt !!!. Trước khi để đi vào tranh luận cái gọi là định nghĩa âm dương, hiểu âm dương như thế nào. Đó sẽ có một nội dung tranh luận hoàn toàn mới, phạm vi rộng lớn hơn nhiều, và phải có tầm kiến thức cũng như khả năng thấu thị các đối tượng quan tâm cao hơn rất nhiều so với trước. Mặc dù, nếu so với lý thuyết âm dương ngũ hành hoàn chỉnh, thì đây vẫn chỉ là tầng cơ sở. Mà nếu chưa đạt được tầng này, thì việc lên cao hơn, chỉ tổ chuốc: TẨU HỎA NHẬP MA mà thôi. Không bao giờ hiểu được ngũ hành đâu !!!. Nay tôi "lượn" qua cái gọi là định nghĩa tình yêu. Trong một cuộc tranh luận - nói nhẹ chút, gọi là thảo luận, hay trò chuyện - với mấy nhà ngôn ngũ học, triết học. Tôi có khẳng định: Không thể định nghĩa được tình yêu. Một anh bạn tôi, vốn là một nhà văn, nhà thơ và ...kiêm luôn phê bình văn học, tuy là hạng bét, những cũng xin hóng hớt !. Anh ta thừa nhận: Nếu ai định nghĩa được tình yêu, hẳn người đó không có tình yêu !. Mấy chàng ngôn ngữ hoc và triết học liền thể hiện khả năng ngôn ngữ và triết lý, nêu: -Tình yêu là .... Bụp một cái !. hi hi ... Tôi phản biện : Đây là một định nghĩa thiếu văn hóa, rất thông tục. Nhưng đề nghị tác giả về đọc chuyện Romeo và Julia. Ở đó không có Bụp một cái của anh. -Tình yêu là sự hy sinh cao cả !. Tôi phản biện : Hy sinh cao cả có tính định kiến về quan niệm. Vậy tình yêu mang tính định kiến - không đúng. -Tình yêu là sự yêu thương, chiều chuộng: Tôi nói: Các cụ có câu, yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. -Tình yêu là sự rung động của con tim. Tôi trả lời: Phiến diện, phải phân biệt sự rung động và chưa rung động. Chả lẽ, khi rung động mới có tình yêu, khi chưa rung động thì chưa có. Vậy thì tình yêu cuộc sống là thế nào, không phải là tình yêu chăng ?. Anh hãy đọc Giắc lon don đi, chuyện : Tình yêu của sống đó !. Sẽ thấy !. -Lại kể chuyện. Có bà mẹ, có con đến tuổi biết yêu. Một hôm, thấy những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt của con mình. Bà bảo: Con Tôi đã yêu rồi. Cô bé ngượng nghịu hỏi: Sao Mẹ biết. Bà trả lời: Bố cô!. Tôi đẻ cô ra mà tôi lại không biết ư !!! Thế đấy: Tình yêu là thế đó. Tôi bảo: Đúng đó, đó là tình yêu, hay nói chính xác hơn: Cô bé đó đã có tình yêu. (còn tiếp)
  17. He he ... Không phải kích tướng làm gì !!! Không phải chỉ biết âm dương, mà còn cả ngũ hành nữa. Đâu phải chỉ có nói khơi khơi, rằng âm dương là gì, ngũ hành là chi ?. Rôi thì chẳng biết tại sao Đổng Trọng Thư lại bảo : Ngũ Hành đi ra từ Thái cực . Rồi thì chẳng hiểu tại sao Lão Tử lại Lập Đạo?. Tại sao Trình Di lại thấy có Khí, Chu Hy lại bàn được về Khí, nói về Lý, ... ?. Rồi thì tại sao lại có Bát quái ?. Tứ Tượng từ đâu mà ra ?. 64 quái dịch từ đâu mà có ?. Tại sao Ngũ Hành lại có tương sinh, tương khắc mà âm dương thì không ?. Bí mật của Hà đồ, Lạc thư, Tiên thiên và Hậu thiên ?. Rồi mà còn đi vào Tử vi nữa thì Tá Lả. ...Nhiều lắm. Chưa nói tới việc dùng âm dương ngũ hành để thấy tính hỗn độn và tính tất định đồng thời nữa đấy. ... Các Vị cứ trình bày đi. Tôi thừa khả năng chỉ lược vài câu là biết đúng sai thôi à !. Ở đây, mới có viết chút chútt về âm dương, mà chỉ ở tầng sơ đẳng, đã không hiểu. Lại còn muốn ở tầng cao hơn thì ... viết ra mất công !!!. Cứ trình bày đi . Tôi phản biện cho. Xem thấy đúng sai ngay !. Vội mà làm gì. Qua vài câu là biết Trình ngày thôi, chứ có khó gì ???. Chúc mạnh khỏe, cứ bình tĩnh mà trình bày đi nhé. Thân ái.
  18. Cậu này bị sao đấy !. Học thế nào mà từng này tuổi đầu rồi, có mỗi cái thế nào là định nghĩa cũng không biết. Xấu hổ đâm ra nói nhăng nói cuội. Thế mà còn đòi tham luận âm dương với ngũ hành là sao ?. Lại còn tự hỏi có ai cười đâu ?. Đọc không hiểu à ??? Có mấy từ mà đọc còn không hiểu nổi, còn nói năng được cái gì !!!. Người ta bảo là Nếu mấy người đã nghe Tôi giảng về âm dương mà vào đây đọc bài của mấy vị thì chắc ôm bụng cười ngất ngư !. Có vậy thôi, mà đã vội tìm tòi xem "cha nội" nào trong đây cười !. Học tài nhỉ. Hình nư còn đang tập đánh vần thì phải ???. Thôi, trí mà cùn như vậy, ra chỗ khác chơi cho người khác tranh luận nhé !. Đừng có càng nói, càng lòi cái dốt ra, khiến người đối thoại xấu hổ vì cái dốt của cậu đó. Bye bye nghen !.
  19. Còn chuyện hiểu thế nào là âm dương, thế nào là ngũ hành thực ra rất đơn giản. Những người đã nghe tôi giảng về lý thuyết âm dương – mới chỉ dừng ở âm dương thôi, cũng đã đủ, nếu mà vào đây đọc bài của một số vị, chắc ôm bụng cười ngất ngư !!! He He ...
  20. <br /><br /><br />Đến thế nào là sự định nghĩa mà cũng không biết thì hết thuốc !!!
  21. Có câu: Hiểu đúng bản chất của vấn đề thì mới có thể xử lý được vấn đề một cách đúng đắn. Âm Dương, vốn không thể định nghĩa, lại cố tình định nghĩa, thì đã thể hiện sai lầm trong nhận thức. Có đâu lại có thể kết luận người không định nghĩa rằng: Hình như chưa hề có khái niệm đúng về nó ??? Lại có người, cố tình cho rằng, chẳng có gì không thể định nghĩa được. Sai lầm !!!. Không làm được, thì đổ cho tại kiến thức cá nhân ?. Vậy khái niểm Điểm, suốt từ thời Ơ cơ Lit đến giờ, các nhà toán học, có ai định nghĩa được chăng ?. Hay lại bảo đó là do các nhà toán học suốt hai ngàn năm nay ... Dốt !. Nên không định nghĩa được ?. Rồi khái niệm Con Người. Có ai định nghĩa được chăng ?. Hay là lại bảo: Tôi định nghĩa nhé: Con người là động vật cao cấp nhất !. Thật không đây ?. Thế thì thế nào là cao cấp nhất đây ?. Có cái thứ hai nào để xác định nó là thứ nhất ?. Có cái cấp thấp nào đủ để so sánh với thứ cao cấp mà con người có được ?. Rồi thì cái gì gọi là cao cấp ?. Tư duy chăng ?. Lại đi tìm định nghĩa tư duy ?. Để mà thấy rằng, chỉ có con người mới có tư duy ?. Thế ngộ nhỡ có loại động vật ngoài hành tinh, nó thông minh hơn loài người chúng ta thì sao nhỉ. Hay cũng lại bảo đó là con người ?. Hay lại định nghĩa: Con người là tiểu vũ trụ ?. Lại mơ hồ !. Chỉ thừa nhận để thấy cái phức tạp của con người thôi, chứ đó không phải là định nghĩa. Bởi vì, Vũ trụ là gì còn chưa đang ... nghiên cứu và ... tranh luận. Lại còn đại với tiểu nữa. Hi Hi ... Hoặc là lại định nghĩa: Con người có hai phần, phần con và phần người !. Lại mơ hồ rồi. Thế nào là phần con, thế nào là phần người ?. Rồi lại có định nghĩa: Con người gồm có phần Xác và phần Hồn !. Vậy à !. Phần Xác thì dễ thấy, còn phần Hồn, có thấy không ?. Không thấy chứ gì !. Chỉ thấy nói tới thôi, chỉ hiểu thế thôi !. Vậy sao dám nói đó là định nghĩa ???. Mà không định nghĩa, chả nhẽ, chỉ vì thế mà dám bảo người ta chưa hiểu đúng về nó ?. Hay là Tình Yếu !. Vốn có câu: Đố ai định nghĩa được tình yêu. Có khó gì đâu một buổi chiều .... Tuy là câu mang ý nghĩa châm ngôn. Nó không phải định nghĩa. Thì cũng thể hiện rằng: Tình yêu không thể định nghĩa. Văn học bao đời nay, bao nhiêu truyền thuyết tình yêu, bao nhiêu thiên tình sử. Rút cục, vẫn chẳng "hiểu nổi" tình yêu là cái Chi ... Chi ...Cả ngàn năm, vẫn tốn biết bao giấy mực, mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa. Tình Yêu vẫn "trơ gan" cùng Tuế Nguyệt. Vẫn thách thức người ta: Định nghĩa Nó. Và chẳng bao giờ có thể. Đơn giản thôi !. Bởi vì, khi Tình Yêu đã được định nghĩa. Nó sẽ chết !. Anh Thiên Sứ thân mến !. Đó không phải là quan điểm hay sự tóm lược quan điểm của tôi về âm dương !. Chỉ là một chút chỉnh lý cái sự hiểu âm dương của một vài bạn quan tâm mà thôi !. Thân ái.
  22. Qua một loạt những ý kiến. Có lẽ, nếu như đối thoại theo kiểu: Lời đối lời, ý phản biện ý, thì sẽ dông dài. Khả năng sẽ dẫn tới sự đôi co, mất đi tính học thuật. Vì thế, có lẽ, đối với tôi, để có thể - nói nôm na - Tiếp Chiêu với tất cả những ý kiến trái ngược với truyền thống. Tôi sẽ tóm lược, sau đó phản bác. Như vậy, ý kiến Tôi sẽ rõ ràng, và sự "tấn công" sẽ được tập trung hơn. Trước hết, Tôi xin đính chính một vài vấn đề: -Như có người nói: Theo sách vở Cũ, thì người ta đã vốn thừa nhận Dương Trước - Âm Sau. Xin thưa rằng, đó là một sự ngộ nhận. Tôi đã có sự minh thị về vấn đề này cũng chính trong Topic này. Ai đó chưa thông, xin đọc kỹ lại. Rằng nói: Dương trước, Âm sau không phải với nội dung :)ương có trước, Âm có sau. Theo nghĩa thời gian, thì âm dương đồng thời. Không nên nói là đồng sinh, hay đồng huỷ. Mà vốn nói: Đó là sự Phân Chia, Sự Tồn Tại đồng vai, đồng đẳng, đồng cấp, và ... đồng thời. -Âm Tĩnh Dương động. Đó là một cái Thấy tất yếu của thực tại khách quan. Cần rõ rằng. Nó không phải là một tiên đề, cũng không phải là một định nghĩa. Cần phải hiểu cho chính xác, mới mong rằng Thấy được Lý học đông phương nói chung, cũng như Dịch học, ... và toàn bộ nền tảng của nó là lý luận âm dương - ngũ hành. -Tiếp nữa, có ý kiến cho rằng: Không thể có cái gì mà không thể định nghĩa, chỉ là .... Ý kiến này, xem ra có vẻ chủ quan. Một khi không định nghĩa nổi, thì sẵn sàng đổ cho rằng: Tại vì kiến thức cá nhân chưa tới. Xem ra, đây chưa phải là một nhận thức đúng đắn thế nào là một Định Nghĩa. Bởi vậy mới đề nghị một: Cái gọi là một phần định nghĩa, rằng âm dương là hai đối tượng được sinh ra từ một Hành trong ngũ Hành. Đó có phải là một dạng "định nghĩa" theo kiểu: Phụ nữ là đàn bà. Mà đàn bà thì không phải là đàn ông. Và đàn ông thì là con trai. Đàn bà thì được sinh ra từ một trong hai cái Phần đặc biệt của đàn ông và đàn bà. Vui nhỉ !!!. Đó là sự ẩu tả về nhận thức. -Rồi có người cho rằng: "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Phải chăng, đó là sự thể hiện một nhận thức, một cái sự hiểu khi đọc sách, hay là do được truyền dạy thiếu căn bản như vậy ?. Chả lẽ, Tứ Tượng chỉ là một nhận xét từ hệ nguyên lý ?. Mà là hệ nguyên lý nào, nói rõ ra xem thử ?. Còn khi không có nhận xét, thì nó sẽ không tồn tại ?. Vậy thì chuỗi Thái cực sinh Lưỡng nghi (âm dương), Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, rồi từ Tứ Tượng mà có Bát quái sẽ bị "đứt đoạn" hay sao ?. Cả một chuỗi liền mạch của người ta như vậy, mà dám "trích" ra một đoạn cứ như là đâm thủng một tờ giấy, cắt đi một đoạn dây, chặt đi một mắt xích, mà vẫn cứ thấy rằng, với cái xích bị chặt đó, người đạp xe đạp vẫn cứ đi đều đều !!!???. -Rồi có người nói: Nếu hiểu Động, Tĩnh, Âm, Dương như thế này thì tốn thêm mấy ngàn năm nữa cũng chẳng thể nào hiểu được học thuyết ADNH như cổ nhân đã từng phải trả giá. Ai trả giá ?. Sao lại phải trả giá ?. Đã hiểu được cổ nhân đâu mà dám nói phải trả giá ?. Sự cải biên, hay cách mạng của các anh đã đạt tới đâu mà dám nói là trả giá ??? Hay là cứ tưởng, mình thấy nó bất cập, bế tắc, ... thì kết luận là Nó đã phải trả giá ?. Sao không tự cảnh tỉnh mình rằng: Đó là do tại mình Dốt !!!. Không hiểu nổi người xưa, học mãi âm dương ngũ hành mà vẫn không hiểu, rồi đổ thừa rằng nó bất cập ??? Nó vô lý, Nó bậy bạ ???. Để từ đó, Bịa ra một học thuyết mới. Khi bị phê, thì tự cho mình là Vĩ (cái đuôi) Đại (to). Còn người đời Dốt cả, nên mới phản biện, chê bai mình dữ dội ???. Khốn thay, có mỗi cái âm dương, động tĩnh học mãi, nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Có biết đâu cổ nhân sâu sắc đến độ phải chứng ngộ mới thấu được cái Đạo, cái Lý chân phương. Có mỗi cái vấn nạn. Rằng: Tại sao Tây phương lại có thực nghiệm, còn Đông phương thì phải chứng ngộ. Chuyện nhỏ như con thỏ, mà không hiểu, thì làm sao mà bàn được âm dương ngũ hành !!!. Đông phương cũng như Tây phương, đều có lịch sử. Lịch sử thì có tiến trình, có vận động. Tất phải có nhanh có chậm, có thăng có giáng, có tiến có lùi. Đi tìm chân lý cũng vậy, có chân lý sờ sờ trước mắt mà tìm mãi chẳng ra, có chân lý đơn giản lại cứ ngỡ là cao siêu, rối rắm. Há chẳng phải là do tự thân mà ra hay sao ?. Một cá nhân có thể thất bại, sao lại lấy đó làm thước đo cho số đông, hay nhân loại được ???. -Nhân tiện, cũng xin nói thẳng rằng: Cái gọi là Toán học hóa Lý thuyết Lý học. Nó buồn cười quá. Thể hiện chẳng hiểu gì về âm dương ngũ hành, thái cực gì cả !!!. Xem ra, chẳng khác gì với cái việc đổ mực Tàu vào một bức tranh đã hoàn chỉnh. Sơ lược thế đã. Rồi ra, xem thêm cái gọi là thế nào được gọi là hiểu Âm Dương, thế nào là hiểu Động với Tĩnh. Chúng ta sẽ bàn tiếp !. Thân ái.
  23. Bởi vậy mới có Tứ Tượng !!!. Thân ái.
  24. Hỏi: Âm Dương là gì ? Hay lại hỏi: Động - Tĩnh là gì ?. Ai đó muốn định nghĩa âm dương, động tĩnh !. Xin định nghĩa thử !. Lại hỏi: Định nghĩa là gì ?. Hay là lại dùng âm dương để thể hiện thế nào là định nghĩa ?. Có được không đây ?. Hay là thể hiện thế nào là một định nghĩa, lại không cần tới lý luận âm dương ?. Nhưng mà lại thấy cái sự thể hiện đó rất rất nhỏ, so với tính tổng quát của âm dương !! ??. Điều này cũng giống như đòi định nghĩa: Thế nào là hai đầu của một đoạn thẳng !. Hay thế nào là trên dưới, trái phải, ngang dọc, ... Rồi khi lại đòi phân biệt đầu với đít. Thế nhưng, không biết được đít, thì làm sao biết được đó là đầu ?. Định nghĩa một cái đầu, hay cái đít đi, xem thử !!!. Động với Tĩnh, chả là vậy sao ?. Một khi không thể thấy cái Tuyệt đối động, Tuyệt đối tĩnh. Như Trang Tử phân biệt: Không thấy người chết, làm sao biết được người sống. Vậy mà, âm dương vốn tương đối. Sao lại đòi đi tìm cái tuyệt đối. Dẫu có "thấy". Nó đâu có thuộc về âm với dương. Mà âm với dương, vốn là một cặp. So sánh, tương quan, thì cũng chỉ trong nó mà thôi. Như đi ra ngoài nó, lại thuộc về Cặp khác rồi. Thân ái.
  25. Chí phải. Thân ái.