vuivui

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    323
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by vuivui

  1. À quên !. Như anh viết: Thì cả Tôi và Chu Đon Di cũng không phải là hiểu như thế đâu anh. Bởi vì cách hiểu đó là Sai. Và vô cực cũng không đi ra từ cái hiểu như vậy đâu !. Thân ái.
  2. Anh Thiên Sứ thân mến !. Anh viết: Vậy thì Thái cực, nó vốn chính là nó !. Đâu cần phải trở thành Lưỡng Nghi - túc Hai Nghi, mà ta phải hiểu, đó là Hai Phần !, Hai Mảnh !, Hai Yếu tố !, ....Để rồi sau đó, Thái cực thành Dương, thì Cái Âm nó từ đâu ra ?. Phải chăng là anh cho rằng nó đi ra từ cái Phần kia - còn lại của Hai Nghi ?. Khi ấy, nếu đúng là như vậy, thì có cái gì buộc cái Âm nó phải ra sau ?. Thân ái.
  3. Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi vào diễn đàn này vì hai lý do. Thứ nhất là diễn đàn này, viết và trích đoạn rất dễ. Thành ra, người viết như tôi, vốn ít thời gian, vào đến đây là có thể tốc ký. Thành ra, với người mắc bệnh "khoái viết" như tôi, thì nơi đây, đúng là một chỗ viết thật khoái !. Thứ hai, Tôi vào đây không phải cầu tìm chân lý, hay tranh luận thắng thua. Thực lòng chỉ muốn có những ý kiến, khả dĩ giúp một số người, trong đó có anh, bổ sung hoặc chỉnh lý - mà có thể trong quá trình n/c chưa thể bao quát được hết. Nhiều lúc sa đà dẫn đến quá đà. Điều đó cũng là chuyện tự nhiên, nên cũng mong anh và mọi người thể tất cho. Bởi vậy, ngay trong chủ để này, tôi đã hai lần chủ động dừng. Lần thứ nhất đã dừng, nhưng sau đó lại có một số bài khởi lại, rồi thấy có bài của anh đáp từ lại họ. Khi đọc, Tôi thấy rằng, thực tế là những tranh luận của tôi với anh, cũng đã không được anh xem xét đến !. Tất nhiên, đó là quyền cá nhân. Nhưng điều đáng nói là từ đó, nếu tôi không lên tiếng trở lại, thì nhiều người sẽ có nhận thức sai lầm về lý học đông phương. Cái điều đáng lo là: Như người xưa thường nói: Bệnh ở thể xác thì chữa một ngày, một tháng. Nhưng bệnh ở Tâm thì chữa đến trăm năm. Bởi nhận thức như vậy, nên tôi phải trở lại. Chứ thật cũng chăng có hứng gì. Vì thế trong khi tranh luận với anh, những gì anh sai, Tôi đều không muốn chỉ thẳng, mà đều có những gợi ý, hay cảnh giác anh trước. Thậm chí còn dò ý anh xem anh có muốn tôi chứng minh hay không !. Khi biết anh không muốn, thời tôi dừng ngay, hay chuyển sang vấn đề khác. Nay trong bài tôi trích của anh, anh thẳng thừng tuyên bố: Không có sự thống nhất - kể cả với tôi !. Thì Tôi xin phép nói rằng: Tôi chưa có gì đưa ra để thống nhất cả. Tôi chỉ tranh luận về đúng hay sai của các vấn đề được đưa ra thảo luận thôi !. Riêng về phần Tôi, khi nhìn nhận xuyên suốt chủ đề, thì thấy rằng: -Có nhiều người cứ bảo rằng lý thuyết âm dương ngũ hành bị thất truyền !. Thực sự không phải. Hiện trạng của nó, chỉ là hệ quả của một tiến trình văn minh, tiến bộ trong nhận thức của nhân loại mà thôi !. Nhưng lý luận cho rằng tại sao nó có nhiều vấn nạn thế, và khi không giải đáp được thì lại cho rằng nó không hoàn chỉnh, sai để từ đó thấy cần phải lập thuyết mới. Nhưng tựu trung, hầu như những người muốn lập thuyết mới lại đều thể hiện rằng: Chưa hiểu được âm dương ngũ hành. Nói chi đến dịch lý, lý học đông phương tổng quát, ... -Có rất nhiều người học đông phương học rất chi amater, và không có kiến thức cơ bản. Tư duy đông tây lẫn lộn. -Có quá nhiều ngộ nhận sai lầm trong kiến thức. Lộn đầu, lộn đuôi. Đặt sai vị trí các mệnh đề, từ đó dẫn đến suy luận sai lầm. -Tư duy mất tự do vì những định kiến. Có thể còn chỉ ra nhiều khuyết tật nữa. Nhưng cơ bản là vậy. Để kết thúc sự tham gia của Tôi trong chủ đề này, Tôi xin minh chứng sai lầm trong định nghĩa âm dương của anh. Cái mà đáng nhẽ Tôi không muốn viết, nhưng vì anh bảo là không có sự thống nhất, mà tôi thì chỉ quan tâm tới đúng sai, chứ không quan tâm tới việc có thống nhất được hay không !. Thành ra tôi phải viết: Như anh viết định nghĩa của anh: Có không ít cái sai trong định nghĩa này. Nhưng Tôi không muốn lại bùng nổ một cuộc tranh luận, mà Tôi biết là sẽ không đi đến đâu, chỉ vì cái sự không thống nhất. Nên đơn giản, cũng là dễ hiểu và dễ thấy nhất: Như trong định nghĩa của anh có thể hiện rằng: Âm - Dương SAU Thái cực ?. Có đúng không ạ !. Mà anh thì cho rằng: Dương Trước, Âm Sau là một nguyên lý !. Như vậy, mọi cái sau thì phải có cái trước - bởi âm dương là cặp mà !. Cũng như đã có trước thì phải có sau để mà nó là âm dương !. Mà theo định nghĩa của anh, Thái cực trước âm dương. Vậy Thái cực thuộc Dương rồi !. Và như thế Âm Dương thuộc Âm rồi. Cũng tức là Thái cực và Âm - Dương thuộc về âm dương. Như thế sao còn gọi là Thái cực nữa ?. Một điều đơn giản như vậy, mà ngay cả vị sáng lập ra cái gọi là Lý Học Lý Thuyết cũng không hiểu nổi !!!???. Thật không thể hiểu nổi ?. Mà nếu anh loại bỏ ý đó, thì lập tức định nghĩa của anh trở nên Bất định. Cái mà vốn nó phản lại nội dung của cái gọi là định nghĩa !!!. Thân ái.
  4. Anh quasar thân mến !.Câu trả lời của Tôi là Không !. Nhưng với chỉ một câu hỏi này của anh, đã có thể thấy rằng anh có thể vượt qua chính mình, và một khi nghiền ngẫm, xuất phát từ câu hỏi này, anh sẽ có khả năng chỉnh lý được các suy tư của anh về thế giới, từ đó mà có những kiến giải, đóng góp lý thuyết chuẩn xác hơn !. Có nhiều người, đặc biệt là trong đông phương học. Khi họ nói một câu thôi, là đủ hiểu được họ có hiểu hay không hiểu, cũng như càng hỏi thì càng thể hiện không hiểu gì về âm dương và bất khả nhận thức chán lắm. Thân ái.
  5. Ủa !, té ra TNC là BGB. Mà nếu tôi nhớ không lầm, thì người này Tôi đã có lần mắng rồi thì phải !. Vậy thôi nghen !. Loại này không phải là đối tượng giáo dục, cũng như khả năng nhận thức !. Trên cả thiểu năng trí tuệ !. Đến đây thì phải mắng thật sự !. Thôi nhé, hy vọng là không phải dùng thêm từ nào nữa. Đối thoại với cậu, thật xấu hổ vì sự dốt nát của cậu !.
  6. Cám ơn thiện ý của anmay nghen!. Với anh chàng BBTL thì chú dừng ngay. Nhưng với anh chàng TNC này, cho dù chú có dùng những đại từ, thì cũng không phải là sự tệ hại. bởi vì những đại từ đó được dùng trong lời của thánh nhân. Nên chữ Ngu, hay Thiểu năng trí tuệ ở đây không phải là sự miệt thị. Chính vì thế, trong các bài viết đối thoại chú vẫn trình bày nội dung học thuật đó !. Một sự phối hợp giữa học thuật và giáo dục !. Cháu cứ đọc kỹ thì sẽ thấy.Thân ái.
  7. Như vậy là chưa đi qua được Lưỡng nghi, làm sao vào được cõi Âm - Dương !!!. Đúng là Bạn chưa hiểu được gì về âm dương thật !. hãy nghiền ngẫm cho kỹ lời Tiền nhân: Thái cực sinh Lưỡng nghi - âm dương !.Vậy đi.
  8. He He ... Cậu đúng là ngu thật !. Này nhé ! Cậu đã thiểu năng trí tuệ, lại còn đi chọc ngoáy. Đó là một cái Ngu !. Vào nơi học thuật, nói năng, câu văn viết chả ra sao !, Chấm Phẩy chẳng đúng nơi, đúng chỗ, ý tứ thì lộn xộn. Đó là hai cái Ngu !. Người ta bàn học thuật, chẳng hiểu mô tê gì, tự nhiên nhảy vào thốt ra mấy câu đầy sự hằn học, vốn chẳng ăn nhập gì với chủ đề, lại tự nhiên đi gây hấn với người không có thù oán gì với mình. Đó là ba cái Ngu !. Vậy mà bây giờ lại đi đổ riệt cho người đối thoại thâm thù mình. Đó là bốn cái Ngu !. Mà toàn là cái Ngu thiệt !. Thế nên không còn là Đại Trí nữa, mà là Thiệt Ngu !. Bây giờ, sau khi giảng mãi, đã biết là không thể định nghĩa, lại còn cố gán cho là người ta không định nghĩa được. Đó là thêm một cái Ngu nữa !. Rồi lại lấy một ví dụ thâm thù với thân ái, lại bảo là đó là âm dương hỗn độn. Mà vốn, cái thâm thù đó lại là phát khởi từ cậu. Còn tôi, vốn là cái từ thân ái nó có từ gốc. Thế nên, Thân ái là Tôi, đối lập với cái Thâm thù từ cậu. Đó chẳng phải là cặp âm dương là gì. Vậy mà cũng không phân biệt nổi. Lại thêm một cái Ngu nữa !.Thế chẳng phải là THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ thì là gì !!!. Có nói là Dại Ngu cũng không ngoa !. Nếu cậu còn ít tuổi, thì về tìm thêm thầy, đọc thêm sách !. Còn nếu đã có tuổi, thì nên ăn thêm nhiều bã đậu vào !. Thế nhé !.
  9. Sao lại có chuyện suy diễn từ: đến: như vậy ?.Bởi vì, như Trang Tử nói: muốn biết Nó là âm thì cái Dương đã được biết rồi !. Cũng như nếu không biết con Cá lội dưới nước, thì làm sao biết được con Chim bay ở trên trời ! Đó không là Chuẩn âm dương thì là gì ?. Âm - Dương của Dịch chẳng là như vậy hay sao ?. Khi hiểu như vậy, sao lại còn: Cũng là xác định bởi nguyên tắc Cặp mà thôi !. Đó là Cặp đối lập mà !. Nhưng được "cấu trúc" bởi Hào, lại là một chuyện khác, cũng đâu có gì khó !. Song âm dương chưa qua, cũng như là đứng trên mặt đất còn chưa vững !. Hỏi: Muốn Nhẩy !. Có được không ?. !.Thân ái.
  10. Có câu: Đại Trí như Ngu. Có người muốn giả Ngu để được xem là Đại Trí !. Nhưng đáng tiếc lại Hóa thành Ngu Thật !!!. Ấy là bởi vì mắc chứng: Thiểu Năng Trí Tuệ mà không biết.Thiện Tai ----Tại Thiên !. Thân ái.
  11. Anh Thiên Sứ thân mến !.Âm - Dương là âm dương, về Khí là phạm trù khác. Có định nghĩa hay không, lại là một vấn đề khác. Về nó, Tôi khẳng định có một định nghĩa cho nó, và mọi định nghĩa khác về nó, đều phải tương đương. Nhưng ở đây là chủ đề âm dương, Tôi không muốn lan man. Khi nào có điều kiện, Chúng ta có thể trao đổi !. Nên nói, định nghĩa là định nghĩa, cách hiểu là cách hiểu. kHông thể đánh đồng với nhau được. Tôi đã trình bày đầy đủ rồi !. Như anh hỏi: nội - trái không phải là cặp phạm trù đối lập. Thì lại phải chữa lại: nội - trái không phải là một cặp đối lập !. Và anh hỏi tôi rằng, đó có phải là không có âm dương hay không ?. Thì anh phải hỏi chính xác như thế này mới được: Đó có phải là một cặp âm dương hay không ?. Chứ nếu hỏi có âm dương hay không thì thực là câu hỏi đó không có ý nghĩa gì vậy !. Và với sự chính xác về nội dung câu hỏi như Tôi viết lại cho anh, thì câu trả lời thực là rất dễ: Đó không phải là một cặp âm dương !. Nhưng anh đừng vì thế mà ngạc nhiên rồi cho rằng nó mâu thuẫn với mệnh đề: vạn vật đều cõng âm bồng dương. Bởi vì rằng, trong âm dương học, đã nói tới dương hoặc âm, thì tức là đã có âm hoặc dương ở đó rồi !. Nếu như anh cho rằng, nội - trái, do sợ mâu thuẫn với mệnh đề vạn vật đều cõng âm bồng dương, mà cố gắng phán cho nó một cái âm hay dương nào đó. Thì trước hết, anh sẽ phải trả lời, vật nào là âm, vật nào là dương ?. Khi đó, Tôi sẽ cho anh thấy cách hiểu như anh là một sai lầm. Thân ái.
  12. Anh Thiên Sứ thân mến !. Anh viết: Thì anh hiểu sai rồi !.Thật vậy: Khi anh viết: Định nghĩa là định nghĩa, mà cách hiểu thì khác hẳn với định nghĩa. Khi một khái niệm được định nghĩa, thì khái niệm đó là chắc chắn được xác định với đầy đủ các tiêu chuẩn được trình bày trong định nghĩa. Vì thế một hệ quả trực tiếp của nó là Mọi định nghĩa cho cùng một đối tượng quán xét, hay một khái niệm đều phải tương đương với nhau. Nhưng với cách hiểu, thì không cần đến hệ quả này !.Và anh viết: Thì anh đã hiểu sai. Bởi vì Tôi không thừa nhận tồn tại một cách hiểu đúng nhất. Tôi đã nói: Trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó. Cũng có nghĩa là trí tuệ con người cũng như kiến thức loài người càng tiến bộ thì hiểu âm dương ngày càng sâu sắc. Còn cách hiểu của anh dễ dẫn tới một cái hiểu tận cùng, giới hạn, và chính vì vậy anh mới co rằng, chính cái giới hạn của sự hiểu đó là định nghĩa !!!. Đối với Tôi, không có cái gọi là Trí cao nhất !.Anh viết: Có nghĩa là anh hiểu sai !. Câu : Thì đúng ! . Hoàn toàn đúng !!!, nhưng không vì thế mà bảo rằng từ trình bày của tôi mà có những tồn tại ngoài âm dương !!!. Bởi vì Mỗi mặt đều có ĐỐI LẬP của nó. Như Phải là đối lập của Trái, chứ không phải là Nội là đối lập của Trái. Cho nên, nói như anh, nếu Nội - Trái không phải là cặp âm dương thì nó sẽ không thể phân âm dương là Sai !. Như nói: Vợ, thì có đối lập là Chồng. Đực thì có đối lập là Cái., Lớn thì có đối lập là Nhỏ, ...như thế là đã phân âm dương, nhưng Chồng thì không thể đối lập với Nhỏ, cũng như Đực không thể đối lập với Chồng được !. Nên mới nói: Âm - Dương là ... CẶP của ... Phạm Trù --- mà chúng là ĐỐI LẬP !!! vậy !.Thân ái.
  13. Anh Thiên Sứ thân mến !.Tôi viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối lập. Chứ tôi không viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối đãi !. Tôi khẳng định nó không phải là một định nghĩa, bởi vì Tôi có khả năng chứng minh, khi nó là một định nghĩa thì nó sẽ Sai !. Nhưng khi nó là cách hiểu, thì nó hoàn toàn Đúng. Vì thế mới nói: Trí cao tới đâu, hiểu âm dương tới đó !. Cũn như mọi người, bất kỳ ai, khi đưa ra một cái gọi là định nghĩa về âm dương, Tôi đều có thể chứng minh được rằng: Đó là một định nghĩa Sai !. Nó không thể là định nghĩa, như Tôi đã trình bày: Một định nghĩa - đúng là định nghĩa - thì chỉ cần chỉ ra một trường hợp sai, thì đinh nghĩa đó vô giá trị !. Nhung nếu là cách hiểu, thì dù có Sai bao nhiêu, thì cái đúng của mệnh đề đó sẽ được giới hạn tới cái Sai !. Như Tôi đã nói: Vô cực và Thái cực không phải là một cặp âm dương !!!. Cũng như Khối lượng và Điện tích không phải là một cặp âm dương, hay Nội - Ngoại là một cặp âm dương, Trái - Phải là một căp âm dương, nhưng Nội - Trái không phải là một cặp âm dương, cũng như Ngoại - phải, hay nGoại - Trái đều không phải là một cặ âm dương !!!. Thân ái !.
  14. Anh Thiên Sứ và các Quản trị Diễn Đàn thân mến ! Theo Tôi, Anh Thiên Sứ và Ban Quản trị diễn đàn không nên đê những bài viết như thế này trên diễn đàn, đặc biệt trong chủ đề cơ bản và nặng học thuật như chủ đề này. Bởi vì người quan tâm tới chủ đề này, khi đọc phải bài này, rất DỄ HIỂU NHẦM NGƯỜI THIỂU NĂNG VỀ TRÍ TUỆ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ANH THIÊN SỨ SỬ DỤNG LÀM CHUYÊN GIA CHỌC NGOÁY !.Thân ái.
  15. Anh Thiên Sứ thân mến !. Như anh viết: Là suy diễn quá đà !. Thật vậy, từ không thể bắt buộc phải: Hơn nữa, đã gọi là cách hiểu, được hiểu thì không thể nói đó là định nghĩa được. Anh bị hai chữ định nghĩa ám ảnh nên luôn bị chi phối đến sự đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa !. Và như Tôi đã nói, mọi định nghĩa - đúng như nó là một định nghĩa - đều có thể chứng minh được là Sai !. Ngay cả mệnh đề về âm dương mà tôi đã phát biểu, Tôi đã nói, nếu xem nó là một định nghĩa, Tôi cũng chứng minh được là nó sai !. Anh không nên đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa với nhau. Ví dụ như: Có thằng bé con nhà kia, hàng xóm khẳng định: Thằng bé này ngoan ngoãn. Nói như vậy có nghĩa là đã xác định - như một định nghĩa vậy: Thằng bé này thì Ngoan Ngoãn. Nhưng Thầy giáo chủ nhiệm thì thận trọng hơn, nói: Học sinh này được xem là ngoan ngoãn. Khi ấy, nếu có một ai bảo rằng, thằng bé đó không ngoan bởi vì hôm qua tôi thấy nó ăn cắp cái quần của hàng xóm.Với một thông tin như vậy, cái gọi là được xem là ngoan của thầy giáo chủ nhiệm có thể chấp nhận được, và nếu thằng bé đó được xem xét cân nhắc thì thầy vẫn đánh giá đó là lỗi nhỏ, có thể chấp nhận được và tha lỗi, xem nó như là ngoan. Nhưng nếu khẳng định nó là ngoan, thì không ai chấp nhận được. Bởi nó đã mắc lỗi, mà nhiều người không cho phép tha lỗi. Và đương nhiên, không ai có thể bắt người ta phả tha lỗi cho thằng bé đó. Thành thử, dù chỉ là một người không chịu tha lỗi, thì cũng đã không thể được phép khẳng định thằng bé đó ngoan. Nhưng nếu hiểu thằng bé đó là ngoan, thì dù có 10 người không tha lỗi, nhưng người khác thông cảm, vẫn có thể coi thằng bé đó là ngoan !!!. Định nghĩa và cái sự hiểu nó khác nhau như thế đó !. Thành ra, với một định nghĩa, chỉ cần chỉ ra một lỗi sai, thì định nghĩa không còn giá trị. Nhưng nếu là cái hiểu, thì cái lỗi sai đó có thể bỏ qua, và người ta sẽ hạn chế cái sự hiểu tới cái lỗi sai đó. Thành ra, sự suy diễn này của anh là không đúng đắn !. Anh viết: Vẫn có cùng một bản chất là không thể xem nó như là một nguyên lý được !!!. Và vì thế khi anh viết: Cũng là một suy diễn sai. Bởi vì người ta nói Thái cực sinh lưỡng nghi - xem nó như là âm dương. Chứ không nói âm dương là khái niệm bao trùm từ khởi nguyên của vũ trụ. Đó là anh đã tự cho rằng Vũ Trụ có một khởi nguyên mà thuộc về âm dương. Và Trước sau phân âm dương, chứ không phải âm dương phân trước sau để mà anh nói rằng: . Như thế anh đã sai hai lần liên tiếp. Từ chỗ cho rằng, Dương thì phải Trước, sau đó lại cho rằng âm dương phải trùm lên cả vũ trụ khởi nguyên để nó chứa cả Thái cực !!!, để rồi sau đó lại lập luận Hoàn toàn là mâu thuẫn nội tại !.Anh viết thêm: Thì anh đã hiểu sai về Vô cực rồi !. Vô cực và Thái cực không thành cặp âm dương !!!.Khi nào có dịp, Tôi sẽ trao đổi thêm với anh về vấn đề này, bởi vì vấn đề này rất dài và khá phức tạp !. Thân ái.
  16. Anh Thiên Sứ thân mến ! Vậy Tôi trả lời Cực Ngắn, anh nhé !. -Nếu có người hỏi về âm dương thì anh trả lời thế nào ?. Trả lời: Âm Dương ĐƯỢC HIỂU là cặp phạm trù Đối Lập !. -Vậy trước Dương động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ ?. Trả lời: Câu hỏi không có ý nghĩa !. Bởi không có cái Trước Dương Động !. Đó là do anh hiểu sai nên mới xuất hiện câu hỏi ấy !. Thân ái .
  17. . Phải chăng anh cho rằng, anh sẽ trả lời bằng định nghĩa ?. Bằng chính cái nội dung anh đã phát biểu về âm dương đó, mà anh đã cho đó được gọi là định nghĩa ?. Còn như khi chưa phải là định nghĩa - ấy là ta nói nó như thế - thì đó không phải là câu trả lời về âm dương !!! Bởi vì, nó có là định nghĩa hay không, như những gì giữa Tôi và anh đã trao đổi, thì chỉ là cách do anh cho rằng nó là định nghĩa. Và khi anh cho đã dùng cái gọi là như thế, thì đó sẽ là câu trả lời. Còn khi nó không phải là định nghĩa thì nó trở thành không phải là câu trả lời chăng ?. Khi đó, nếu Tôi cũng bảo mệnh đề âm dương mà Tôi phát biểu : âm dương là cặp phạm trù đối lập. Cũng là một định nghĩa, thì đó sẽ trở thành một câu trả lời chăng ?.Nhưng Tôi cũng xin nói với anh và quý vị rằng. Xin chớ có cho rằng Tôi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu nhé !. Tức là đã phát biểu mệnh đề đông phương học bằng tây phương học. Thực ra, Tôi phát biểu như vậy để cho dễ hiểu mà hoàn toàn tương đương. Chứ nếu như tôi phát biểu dưới dạng ngôn ngữ đông phương lý học, thì xin nói thực, như đã thấy qua ở đây, thì liệu rằng các vị đã có thể hiểu nổi ???. Cái mệnh đề âm dương mà anh phát biểu, cũng dùng ngôn ngữ tây phương đó. Chứ chẳng có dấu ấn của đông phương lý học đâu !!! Đó là Tôi chưa chứng minh rằng định nghĩa đó Sai - như Tôi đã từng tuyên bố: Mọi định nghĩa - đúng như một định nghĩa - về âm dương đều Sai !. Khi anh viết rằng: Thì quả thật là anh đã hiểu sai từ Gốc rồi !. Nên anh vẫn mãi cho rằng là như vậy. Và không chỉ có anh, có cả "nhà vật lý" ... cũng hiểu sai âm dương từ gốc, nên mới có cái gọi là lý học lý thuyết bằng Toán. Xây dựng lý thuyết kiểu gì mà vừa nói đã sai !!!. Nhưng ở đây, Tôi phản biện anh thôi !. Anh nói Dương Trước Âm Sau, rồi hỏi vậy Trước dương động là gì ở trạng thái khởi nguyên ?. Như vẫn là sự sai lầm mà trước đây, cũng trong chủ đề này tôi đã chỉ ra, nay tôi trình bày rõ hơn: Rõ ràng ở đây anh đã dùng từ: Trước - Sau. Xin hỏi anh, trước và sau có thể nằm ngoài không thời gian hay không ?. Không chứ gì !. Khi nói về không gian thì đó là ở đằng trước và ở phía sau. Khi nói về thời gian thì đó là tương lai và quá khứ. Tương lai thì ở phía trước !. Quá khứ thì ở phía sau - trên đường thời gian. Đúng không a ?. !. Chỉ có thể như vậy thôi !. Khi đã nói như vậy, thì với không gian, nghĩa trước sau là hạn chế. Bởi vì ngoài trước sau, có có trái phải, có trên dưới, có thuận nghịch ... đều phân âm dương cả. Tức là, chỉ có thể được nói: trước - sau phân âm dương, chứ âm dương không phân trước sau, hay trước thì là dương, sau thì là âm, chứ không thể nói ngược là dương là trước, âm là sau được. Về thời gian cũng vậy, khi nói trước - sau cũng chỉ có thể tương ứng quá khứ - tương lai phân âm dương, chứ không nói dương là tương lai, âm là quá khứ mang cái nghĩa là dương chỉ là tương lai, âm chỉ là quá khứ. Cũng nên lưu ý, người đời cũng nói rằng: trước đây - mang ý nghĩa quá khứ, sau này - mang ý nghĩa là tương lai !. Nay Tôi nói lý theo rằng trước là tương lai ở phía trước, sau là quá khứ lùi lại phía sau vậy !. Thảy đều thấy rằng, âm dương là khái niệm tổng quát hơn khái niệm trước sau. Vậy mà anh hiểu Dương Trước Âm Sau như là một nguyên lý, đã là hiểu Sai, bởi vì anh đã quy từ cái Tổng quát hơn về cái Hạn chế, giới hạn hơn, và một cách tự nhiên, anh đã quy hẹp nguyên lý, làm trái với cái gọi là : Khi đã là nguyên lý, thì nội dung của nó phải mang tính tổng quát nhất. Nay tự nhiên, anh đem nguyên lý biến thành quy tắc, anh thu hẹp phạm vi của nó, tự phá hỏng nội dung tổng quát của nguyên lý mất rồi !!! Vốn mệnh đề đó, chỉ là một quy tắc, nói: Dương thì đằng trước, Âm thì đằng sau. Mang theo nghĩa không gian và thời gian như vậy !. Bằng như anh muốn phát biểu nó là nguyên lý, thời anh phải phát biểu: Trước thuộc Dương, Sau thuộc Âm, hay nói: Trước - Sau phân Âm - Dương, thì mệnh đề sẽ đúng đối với bất ký đối tượng quán xét có trước có sau !. Khi đã minh bạch vấn đề này, thì tự nhiên, vế đằng sau Chẳng có ý nghĩa gì cả !!! Còn như anh nói: Đó là do Tôi nói. Nội dung phần trình bày không dễ hiểu đâu anh !. Bằng vào lời viết trên của anh, thì anh đã chưa hiểu câu nói ấy của Tôi. Thật vậy: Tôi nói: Trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó. Nếu xếp theo thang bậc, từ thấp tới cao. Thời thấy rõ ngay: Như con mèo thì thấy cao - thấp phân âm dương mà biết sợ độ cao để không nhảy bừa mà chết tan xác. Con mèo cũng thấy đực - cái phân âm dương mà biết được con mèo khác giống để thực hiện hành vi giao phối. Nhưng con người, dù trí tuệ thấp tới đâu, dù được học hành hay không học hành, cũng biết phân biệt đực - cái là cặp âm dương. Nhưng còn phân biệt Vợ - Chồng phân âm dương, nên mới thực hiện hôn phối, thực hiện một vợ một chồng, chứ đâu có chuyện như đực - cái mà làm chuyện tương phối với kẻ hàng xóm ... hi hi ...hoặc gặp ngoài đường mà thực hiện hành vi tồi bại !. Con người biết Thiện - Ác phân âm dương mà có hành vi văn minh, chứ đâu có như động vật thiện ác bất phân mà ăn thịt cả đồng loại !. Đúng không ?. Như Trang Tử thì phân biệt âm dương, bởi vì, nếu không thấy được cao thì làm sao biết đó là thấp. Nếu không rõ được đàn bà là cái thì là sao biết được đàn ông là đực ?. Ấy là đã hiểu nội dung của cặp phạm trù đối lập vậy !!! Phân âm dương rất quan trọng, ấy bởi vì bản chất của nó là một cặp ...đối lập !. Ấy chính là từ ...thấp ... đến ... cao vậy !. Đó là bản chất của Tự Nhiên. Thân ái. Anh Vuivui thân mến. Anh trả lời dài quá. Nhưng tôi vẫn chưa 1thấyy có một câu trả lời thẳng vào trọng tâm. Tôi chỉ mong anh ngắn gọn thôi. - Nếu có người hỏi về Âm Dương thì anh trả lời thế nào? - Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ?
  18. Chào Làng xưa. Làng xưa lâu lâu không vào đây. Hôm nay vào, phán một câu "ác thật" !. Cứ như là Ban giám khảo ấy ! :( . Phán hai ý, đáng tiếc là cả hai ý đều ... sai toét !. Ý thứ nhất, nếu Làng xưa muốn tôi phân tích sai ở đâu, khi có lời, Tôi sẽ phân tích cho thấy. Còn ý thứ hai, tuy là ủng hộ tôi, thuộc về phần tôi, thì tôi chủ động chỉ cho cái sai nhé !. Số là vì Tôi viết rằng: âm dương không thể định nghĩa, chứ không có viết không nên định nghĩa âm dương, mất công !. Hai ý này khác hẳn nhau. Ý của tôi chỉ rõ rằng: Dù có cố gắng định nghĩa thế nào đi nữa, thì cái định nghĩa ấy vẫn sai, bản chất là không định nghĩa được. Hãy định nghĩa hết khả năng, cũng đều không thể được. Hay nói cách khác, đi qua tất cả các định nghĩa khả dĩ, cuối cùng thì vẫn không định nghĩa được. Tức là, muốn làm được việc đó, thời phải đạt cảnh giới của nó !. Còn như không nên mất công định nghĩa, có nghĩa là không dại gì mà làm điều vô nghĩa. vì có làm cũng chẳng được, chẳng ích gì !. Biết vậy và không làm nữa. Người thực hiện điều này, có thể chả cần một ngày học âm dương, chả mất một giờ suy tư về âm duơng. Vẫn oke !!!. Thân ái.
  19. Khi người ta hỏi tôi : âm dương là gì ?. Thì Tôi rất dễ trả lời. Như Tôi đã nói không có định nghĩa âm dương, mà chỉ có cái sự Hiểu về âm dương thế nào mà thôi. Nên, trí cao tới đâu thì hiểu về âm dương tới đó. Anh nông dân thì hiểu âm dương bằng sự nông - sâu, đực - cái, cha - con, .... Anh trí thức thì hiểu âm dương động - tĩnh, thuận - nghịch, ... Người làm chính trí thì hiểu âm dương là thượng tầng - hạ tầng, là luật pháp - giáo dục, ...Người làm toán thì có âm dương với : Rời rạc và liên tục, số âm và số dương, cặp số liên hợp, phép cộng - phép trừ, phép nhân - phép chia, ... Người làm về Triết học thì .... Đứng về mặt Triết học, âm dương sẽ được hiểu là: Cặp Phạm Trù Đối lập !!!. Vâng ! chỉ đơn giản thế thôi !. Nhưng nói thật với anh, với cái hiểu đó, Trang Tử cũng chỉ đến thế mà thôi !. Thực ra, bậc hiểu sâu hơn về âm dương, còn cao hơn nhiều nữa. Và đó cũng là câu trả lời của Tôi ở đây !!. Nhưng cần nhớ rằng, đó chỉ là một cách hiểu âm dương, chứ không phải định nghĩa !. Mặc dù, nếu cứ cãi là định nghĩa, thì cũng rất chi là khó chứng minh nó không thể là định nghĩa. Muốn chứng minh được như vậy, phải ở tầng cao hơn nó mới chứng minh nổi !. Đừng nghĩ Tôi "trèo cao" hơn Trang Tử. Nhưng thật sự, cái hiểu của Trang Tử cũng chỉ đến thế thôi, muốn nâng cao hơn nữa, cũng không được !. Và đương nhiên, theo thang bậc, thì nhwuxng sự hiểu được liệt kê trước triết học, sẽ ở tầm thấp hơn triết học, và cũng vì thế, có thể nói cái hiểu âm dương theo triết học, xem như có vẻ tổng quát hơn cả !. Hãy nhớ rằng: Đó !, chỉ là Cái Hiểu, chứ không phải là Định Nghĩa !. Và ai đó, muốn hiểu được cái Hiểu này, xin hãy đọc Trang Tử !. Và sau khi đọc xong - thật kỹ, thật nghiền ngẫm - Trang Tử, nếu có thấy Trang Tử hơi ... bị ... dốt, thì cũng đừng thấy đó làm điều Lạ !. hi hi ... Thân ái !.
  20. Anh Thiên Sứ thân mến ! Như vậy là đã rõ, có nghĩa là anh luôn cho rằng, hiểu một khái niệm, cũng có nghĩa là định nghĩa được nó, và nếu không định nghĩa được nó thì không thể hiểu.Nhưng thật ra, thực tế đã và đang là không như vậy. Ngay khái niệm cặp âm dương, thực tế là rất dễ hiểu, mà do hiểu rất rõ, nên bao nhiêu ngàn năm nay, người ta không định nghĩa được nó. Như cá nhân tôi, khi tôi giảng về âm dương ngũ hành, đương nhiên tôi cũng có nêu rõ về cái hiểu âm dương và ngay khi họ đã nhận được những cách hiểu đó, họ cũng sẽ nhận thức được ngay rằng, không thể định nghĩa được thật. Nhưng nếu đem cách hiểu nó, diễn đạt thành mệnh đề, thì rẩ dễ lầm tưởng đó là định nghĩa. Thậm chí có người còn cho rằng đó là một định nghĩa hoàn chỉnh nhất có thể có, và họ không thể hiểu nổi tại sao lại không thể coi đó là một định nghĩa. Đương nhiên, để chứng minh đó không thể là định nghĩa, Tôi sẽ phải dùng những kiến thức ở tầng cao của âm dương ngũ hành thì mới có thể nhận thức được. Chẳng hạn như nói: Hiểu Đạo là: Đạo là cái Có - Thường hằng. Đó vốn không phải là định nghĩa. NHưng mà nó có khác gì là định nghĩa đâu. Cũng không thể bảo rằng, không hiểu Đạo, bởi vì mệnh đề đó đã nói rõ thế rồi còn gì !. Đó, anh thấy không !. Lão Tử chả nói: Đạo khả đạo phi thường đạo ....cứ thế mà suy, thì Đạo là cái Có - Thường hằng là cái sự hiểu. Nên người ta cũng có cách Hiểu Đạo như là: Đạo là con đường giác ngộ !!! Đâu có phải là định nghĩa, nhưng nó chính là một trong những cách hiểu đó vậy !. Âm Dương là vậy đó anh, không định nghĩa được, nhưng hiểu nó rất dễ, và là dễ nhất trong lý âm dương ngũ hành. Thực sự là Tôi - mà không phải chỉ có Tôi, một số người TQ - học giả Đông phương học - mà Tôi quen biết đều dễ dàng chứng minh được mọi định nghĩa về âm dương đều Sai !. Chúc anh may mắn !. Thân ái.
  21. Anh Thiên Sứ thân mến ! Vậy anh hiểu như thế nào là kháo niệm duy nhất. Để mà từ đó nó không thể định nghĩa, hay không cần phải định nghĩa ?. Đã là tiên đề thì đó không phải là định nghĩa, mà cũng không thể đề cập đến chuyện nó có định nghĩa được hay không !!!. Bởi vì trong nội dung của tiên đề đã có những khái niệm hoặc được định nghĩa, hoặc không được định nghĩa hoặc có cả những khái niệm được định nghĩa và không được định nghĩa !. Anh hiểu sai thế nào là tiên đề rồi. Ví dụ: Qua hai điểm trên một mặt phẳng, có thể kẻ được một và chỉ một đường thẳng mà thôi. - Đó là một tiên đề, trong nội dung của nó đã sử dụng khái niệm Điểm - không thể được định nghĩa, khái niệm đường thẳng - đã được định nghĩa. Khái niệm mặt phảng - đã được định nghĩa.Do đó, một khi anh lấy những kiến thức đó làm căn cứ thì việc anh kết luận: Là không có ý nghĩa !. Cũng vậy, anh kết luận không định nghĩa được thì không thể ứng dụng. Thì hòan toàn không đúng thực tế, ngay cả lý luận cũng không đúng. Anh thấy đó, Khoa học hiện nay đâu có phải toàn bộ dựa trên các khái niệm đã được định nghĩa, mà sự ứng dụng của nó trong đời sống hay sự phát triển văn minh nhân loại đã vô cùng phong phú và hiệu quả.Còn như anh kết luậ do không hiểu gì về âm dương ... thì ngay việc anh nói: Thì không chuẩn. Thật vậy, đó là quy tắc, chứ không phải là nguyên lý, bởi vì khi là nguyên lý thì không được phép phát biểu: Lấy dương làm hướng. Điều đó có nghĩa là anh đã lấy một khái niệm tổng quát hơn quy về một khái niệm kém phổ quát hơn, và ghép cho nó một quy tắc mà nó phải tuân theo. Tức là anh đã làm mất đi tính tổng quát, mà một nguyên lý bất kỳ phải có. Nhưng nếu nói đó là quy tắc, thì được, bởi vì quy tắc nào cũng có những giới hạn của nó. Nói cho dễ hiểu, như cô giáo chủ nhiệm lớp đề ra quy tắc các em vào lớp phải lạy cô. Thế là các em ở trong lớp, khi vào lớp đều phải theo quy tắc đó, nhưng ở ngoài trường thì xin lỗi cô nhé. Bố Mẹ em mà thấy em như thế, chắc thế nào cô cũng bị phụ huynh kiến nghị lên trường để kỷ luật cô đó !. Vì thế, nếu ở dạng quy tắc, thì người ta sẽ hiểu cách nói đó là nói vắn tắt, người trong giới, dù là nói tắt vẫn có thể hiểu được. Nhưng người khác giới, mà có kiến thức về lý học đông phương sẽ không thể chấp nhận được !.Thân ái.
  22. Anh Thiên Sứ thân mến !Nói lý luận trừu tượng thì tôi cũng đã nói nhiều rồi. Nhưng thấy anh vẫn băn khoăn, nên Tôi nói cụ thể vậy. Anh hỏi : Nó có danh - âm dương - tức là có khái niệm về nó. Vậy thì khái niệm Điểm trong hình học, nó cũng có Danh (xưng) - Điểm - cũng là có khái niệm về Điểm đó anh . Vậy sao hơn hai ngàn năm nay, tất cả các nhà toán học đều xác quyết đó là khái niệm khởi đầu, cơ bản và không được định nghĩa. Loại khái niệm như thế nhiều lắm anh ạ, song tôi lấy cái "xưa như trái đất" để dễ thấy thôi . Chừng nào anh còn hỏi, nó là cái gì, thì anh không bao giờ dứt ra được khỏi ý niệm định nghĩa về nó !. Nhưng thực ra, nó là khái niệm rất dễ hiểu !. Và vốn nó đã rất dễ hiểu, nó dễ hiểu còn hơn khái niệm về Đạo của Lão Tử nhiều, vậy mà Đạo, vốn - đạo nói được không phải là Đạo - mà anh !. Thân ái. Như còn nói: Thì có nghĩa là chưa thể có khả năng hiểu được các vấn đề khoa học nói chung, cũng như những vấn đề triết học nói riêng một cách nghiêm túc, hà huống gì còn dám nói tới lý luận âm dương ngũ hành !!!. Điều này tự nó đã được chứng minh bằng cách hỏi: Thân ái.
  23. Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh kết luận như thế là cực đoan !. Một khái niệm không được định nghĩa là do bản chất của nó khong thể định nghĩa, chứ không phải vì không định nghĩa được nó mà ai đó không đủ trình độ để sáng tạo ra lý thuyết có vận dụng khái niệm đó đâu anh ?!. Huống chi, một khái niệm, mà khi người ta đã xác định được rằng không thể định nghĩa, thì điều đó có nghĩa là người ta đã thấu suốt mọi định nghĩa khả dĩ, nhưng vẫn khong phải là định nghĩa !. Cũng tức là, mọi định nghĩa đều Sai !!!. Thân ái.
  24. Thiên Đồng viết câu chữ thì đúng, nhưng suy luận thì ... sai toét !. Này nhé, nếu mẹ tròn con vuông, do mẹ sinh ra trước - là trưởng bối, trong tôn ti thứ bậc - là dương, nên có tượng tròn. Còn con sinh ra sau - theo thứ bậc là tiểu bối - nên là âm, có tượng vuông. Vì thế mới nói : Mẹ Tròn Con Vuông, cũng có ý rằng, việc sinh nở đã tuân theo quy luật, đã đầy đủ, trọn vẹn, và đặc biệt là an toàn, mẹ con đều khỏe mạnh, và ... sống !. Vì vậy, có thể nói, trong thứ bậc tôn ti, thì Dương phải xếp trước, theo thang thời gian thì gọi là sinh ra trước, Âm phải xếp sau, theo thang thời gian thì phải sinh ra sau !!!. Nhưng không thể nói: Mẹ Tròn Con Vuông cho nên mới - theo kiểu suy luận ra tổng quát - Dương trước Âm sau. Đúng không, và vì thế, với thứ bậc tôn ti, lễ giáo thì con phải nghe lời mẹ dạy, nên âm thuận tòng dương. Nhưng trong quan hệ đực - cái. Mẹ là giống cái, con trai là giống đực, thì mẹ phải là âm, con trai phải là dương. Do đó không thể bảo dương trước âm sau được theo nghĩa con xếp trước mẹ theo thang thời gian được. Và theo Khổng Tử suy diễn, thì âm thuận tòng dương, tương ứng với cái câu mà Không Tử giáo hóa dân TQ rằng: Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử. Đó là nội dung âm thuận tòng dương vậy. Thành ra trong quan hệ này thì mẹ không có tròn, con không có vuông, và mẹ cũng chẳng việc gì phải thuận tòng theo con cả - văn hóa Việt nam ta nhân bản hơn nhiều, chỉ có thuận vợ thuận chồng bể đồng cũng tát cạn, là lấy cái ý âm dương hài hòa vạn vật sinh đó !. Và khi chồng Thăng, thì người Vợ có quyền Cải giá, chứ không phải bắt buộc ở giá để theo con cho trọn đạo. Nhân bản là ở chỗ đó !!! Tóm lại, trong trường hợp này thì không thể mẹ tròn con vuông cho nên mới dương trước âm sau được. hi hi ... Thân ái.
  25. Tôi xin tiếp tục. Trích lại: Thưa anh Thiên Sứ. Đoạn văn anh viết: Thì theo như trích dẫn ở trên, có nghĩa là người đặt câu hỏi. Đứng về mặt ngôn ngữ đã Sai. Cái Sai này, với ngụ ý rằng, đã "ẩn dấu" cái điều muốn nói học sinh phải tìm thấy cái bản chất so sánh mà đã được nói tới trong cái định nghĩa của anh. Và cứ theo như anh trình bày, thì điều đó có nghĩa là anh đã tìm thấy một ứng dụng đúng của cái định nghĩa của anh ?. Thưa có đúng không a ?.Nếu đúng, thì chúng ta sẽ bàn tiếp nhé !. Thưa anh Thiên Sứ, phải chăng anh cho rằng, phải dùng tới một câu hỏi sai về mặt ngôn ngữ, thì mới có thể nêu bật được tính so sánh của các đối tượng, và từ đó mới thấy cái bản chất hai mặt, hai đối tượng, hai chủ thể trong tương quan so sánh hay sao ?. Nếu anh nghĩ đúng là như vậy, thì chắc chắn đó là một sai lầm. Thật vậy, không cần phải dùng một câu hỏi sai ngũ pháp. Và đó không phải là một câu hỏi sai về mặt triết học. Chẳng hạn như câu Newton đã từng tự hỏi: tại sao hòn đá lại rơi ?. Đâu có cần đối tượng để đối đãi !!! Chẳng hạn như Galileo đã hỏi: Tại sao trái đất lại quay ?. Đâu có cần hỏi : Cái gì đã làm trái đất quay ?. Bởi vì, nếu hỏi như vậy, thì chẳng bao giờ Galileo biết được trái đất không đứng yên, mà chạy quanh mặt trời. Trở lại câu hỏi về cái bàn, người ta hoàn toàn hỏi trống lốc, cái bàn có cao không nhỉ ?. Hay, Cái bàn Cao hay Thấp. Bởi thế Tôi mới nói: Khi hỏi, người hỏi không hỏi trống không, mà nếu hỏi trống không thì cũng là tự mình hỏi mình. Điều đó có nghĩa là gì, nếu không hỏi trống không, thì tức là sẽ phải hỏi, cái bàn này cao hay thấp so với cái bàn, gay cái cột ...kia. Hoặc khi hỏi trống không, thì có nghĩa là hỏi: Này anh kia, cái bàn này cao hay thấp. Hay chẳng có anh nào khác cả, chỉ có mỗi mình, thì tự hỏi: Cái bàn này cao hay thấp nhỉ ?. Đó, thực chất cửa cả ba dạng câu hỏi đó chỉ là một. Đó là hãy xác định xem, cái bàn cao hay thấp !!!, vậy thôi !. Thế tức là, chủ thể luôn tồn tại. một khi hỏi, là chủ thể tồn tại rồi. Chủ thế đó có thể là chính người hỏi, hoặc chính là cái bàn được đem ra so sánh với cái bàn kia, hoặc chính là người được hỏi tới: Này anh kia !. Mặc nhiên, dù sự hoán đổi như thế nào, thì vẫn đảm bảo luôn tồn tại một cặp Chủ - Khách. Với Chủ thể là động vật, thì sẽ có chuyện cảm ứng, tuy theo trạng thái cảm ứng của Chủ thể đó như thế nào. Ví dụ, đối với một đứa bé, thì cái bàn sẽ cao, đối với người lớn thì cái bàn sẽ thấp. Còn đối với hai cái bàn với nhau, thì câu trả lời - bằng ngôn ngữ trao đổi, là do người trả lời đứng ở cái bàn nào, thì "thay mặt" cho cái bàn đó mà ước lượng cái bàn kia, nếu bàn kia cao hơn, thì anh ta sẽ trả lời cái bàn đó cao, nếu thấp hơn thì đương nhiên là thấp. Đó là anh ta đã thay lời cho cái bàn mà phát biểu, chứ cái bàn, tự nó có nói được cái gì đâu !!!. Vì thế, khi không phải là hai cái bàn với nhau, điều đó không có nghĩa là không có sự so sánh. Và khi có sự so sánh như anh nói, người chứ không phải là cái bàn, thì như Tôi đã nói, chính chủ thể đã là cái bàn thứ hai hóa thân đó anh. Cái ví dụ anh kia trả lời hộ cái bàn đã nói rõ điều ấy. Nếu không, làm gì có câu trả lời để mà nói có so sánh âm dương hay không !!! Và khi anh viết: Thì cái sự hóa thân của chủ thể đã khẳng định những gọi là đồng đẳng hợp lý rồi. Có thế mới có câu: Con người là một Tiểu vũ trụ chứ !. Đâu phải người ta nói câu đó khơi khơi chỉ rằng sự phức tạp của con người thôi đâu !!!, Nó có ý nghĩa triết học rất lớn đó anh !. Nhưng khi anh viết thêm: Thì, nếu anh dừng lại rằng: Tôi mang hỏa, nên kỵ thủy. Thì đúng !. Nhưng anh viết thêm: Vì thế Tôi không tắm là không đúng. Bởi vì, khi đó là đã thực hiện một suy diễn, sang một phạm trù khác. Cái sự không tắm nó thuộc về phạm trù khác, vì đó chỉ là một trong những kết quả của những lý do. Tức là nó thuộc về phạm trù Nhân - Quả rồi. Mà nhân quả, thì, nếu không tắm, có thể vì lý do anh ta lười, anh ta xấu hổ, hay anh ta đang có nhu cầu khác lớn hơn, nên viện lý do để từ chối cái sự tắm. Còn cái việc Tôi mạng Hỏa nên Kỵ thủy đã đầy đủ là một cặp âm dương rồi. Thêm vào cái việc không tắm, thfi đã biến toàn bộ cặp âm dương Thủy - Hỏa đó thành một vế là Nguyên nhân để cho ra một kết quả là không tắm. Đó là cặp âm dương Nhân - Quả. Như thế, cau trả lời, sai vẫn là sai. Và đã được thực tế chứng minh, nếu trả lời Sai mà là đúng, thì người ta đã dám nhảy từ trên máy bay bay trên trời không cần dù mà không sợ chết !. Cũng như con chó không thể nhảy qua hàng rào, hoặc con mèo sẽ dám nhảy từ trên tầng nhà thư 20 xuống mặt đất ... Thân ái.