vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
Xin sửa: Đúng vậy.
-
Không đúng. Đông phương có quan niệm không thời gian rất rõ, không những vậy mà còn tổng quát hơn quan niệm không thời gian của tây phương. Mang tính vật chất hơn, đồng thời cũng bao hàm cả yếu tố tâm linh nữa. Nhưng đáng tiếc, số người hiểu được trong suốt cả mấy ngàn năm nay quá ít. Tuy nhiên sự phát triển hoàn thiện của nó cũng đã có những thành tựu to lớn, sâu sắc, và minh triết rất cao. Chỉ tiếc rằng ngay cả những sự hoàn thiện đó, hiện nay cũng không có mấy người hiểu được. Tôi trả lời cho Nhât Tâm tường minh thế này: Không thời gian tây phương là Không gian - thời gian. Không thời gian đông phương - chính là Vũ - Trụ. Thân ái.
-
Không phải là có thể mà là chắc chắn như vậy. Cuối cùng thì cũng có người hiểu được đúng đắn về thái cực. Thật là hiếm thấy. Xin chúc mừng. Một sự khởi đầu đúng đắn.Những câu hỏi mà Nhật Tâm đưa ra ở dưới chỉ là Phụ thôi. KHông có gì khó khăn để trả lời chúng cả. Quan trọng là phải đứng trên tư duy Tây phương và nhập vào cảnh giới Đông phương mới có thể lĩnh hội được đầy đủ cái khởi đầu của Nhật Tâm. Chúc mừng Bạn. Mọi cái đều có thể hiệu chỉnh được. Tôi nghĩ mọi sự phản biện đối với Nhật Tâm hoàn toàn không cần thiết nữa. Có chăng chỉ là sự trao đổi để tiến nhanh và sơm hoàn thiện hơn mà thôi. Thân ái.
-
Mấy hôm vừa rồi đi vắng xa nhà. Giờ vào thăm chủ đề này đã thấy Nhật Tâm trả lời rồi. Lại có thêm cả ý kiến của anh Thiên sứ nữa.Tôi có ý kiến, cũng vì thấy Nhật Tâm có tâm chí thành đối với đông phương học. Cái nghiệp học đông phương học nó cũng gian nan lắm. Phần vì sách vở manh mún, phần vì kiến thức chưa thành hệ thống. Trong những bài viết của Nhật Tâm, thấy có sự cố gắng hệ thống hóa lý luận. Như chúng ta đều biết, một khi ý thức được một hệ lý luận có tính nhất quán, việc đầu tiên là phải có một chân đế vững vàng. Đừng nghĩ rằng chân đế đó chính là hệ thống các tiên đề. Không phải đâu. Mà đó là những tư duy tổng hợp, cách nhìn nhận vấn đề, mà người phương tây nói, nhìn nhận một cách khoa học. Còn người đông phương, hay các nhà hiền triết đông phương gọi đó Phép thấy được Đạo. Cách nói của phương tây, thấy rất sáng tỏ và dễ hiểu. Còn cách nói đông phương, cực kỳ khó hiểu. Nhưng khi đã hiểu rồi thì thấy thực sự là chân lý. Như hỏi Nhật Tâm, phải chăng hai mệnh đề mà Tôi hỏi Nhật Tâm, chúng là những tiên đề trong một hệ thống các tiên đề của một lý thuyết ?. Tôi thấy chúng không phải là những tiên đề. chúng là nội dung của học thuyết, xem như là những mệnh đề có tính khẳng định, tính quy luật. Bởi vì rằng, các tiên đề trong một hệ tiên đề, phải có tính thống nhất tương hỗ. Nói theo ngôn ngữ tập hợp, thì giao nội dung của các tiên đề là khác trống, có tính bổ sung và nhất quán. Ví dụ, như xét hai tiên đề trong lý thuyết tương đối. Tiên đề thứ nhất phát biểu rằng: Mọi quy luật vật lý đều như nhau trong tất cả các hệ quy chiếu quán tính. Tiên đề hai phát biểu rằng: vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Ai học vật lý, thấy ngay tính thống nhất của hai tiên đề này, nhưng hai tiên đề này không suy được cho nhau, mà bổ sung cho nhau. Chúng đều thống nhất với nhau trên "hệ quy chiếu quán tính". Bản chất của nó nằm ở tính đồng nhất của không thời gian. Tính đòng nhất của không thời gian đã "lồng" hai tiên đề vào với nhau, và nội dung của mỗi tiên đề mang lại sắc thái riêng cho bản thân chúng. Như hai anh em trong gia đình, nhưng mỗi người mỗi tính vậy. Thêm nữa, đã là tiên đề, thì tính nghiệm thấy, nhận thấy phải rất rõ ràng, cụ thể. Nhưng ở đây, tính cân bằng âm dương là không rõ ràng. thật vậy, chúng ta hay nói âm dương là cân bằng. Hỏi cân bằng ra sao, ta sẽ nói, cân bằng động. Thế thì khi ta nói, thái quá là bất cập. Rõ ràng, trong trường hợp ấy, mệnh đề ấy đã vứt bỏ tính cân bằng âm dương. Tiếp nữa, mệnh đề, âm dương tiêu trưởng. Đi theo tương hỗ âm dương này, chúng ta sẽ không thấy âm dương cân bằng. Muốn thấy được sự cân bằng của chúng, ắt phải xem chúng là một tổng thể, như một hệ kín. Được minh thị bằng một vòng tròn thái cực. Nhưng ta đã biết, vòng thái cực không phải là nội dung của một hệ kín, mà đó là một thể hiện của Cái Một. Vì thế, không thể - về mặt nguyên tắc - là đứng trên nó để mà xem hệ âm dương vận động một cách cân bằng. Nói như thế, có thể thấy ngay qua ví dụ: Xét vũ trụ như một hệ kín, thì bởi vũ trụ tồn tại và phát triển một cách Dừng - hiểu theo khái niệm Dừng của vật lý cho chuẩn - thành thử có thể thấy được âm dương là cân bằng. Nhưng rõ ràng, lý âm dương không quyết đoán vũ trụ có giới hạn, vũ trụ không xem như là một hệ kín. Nếu mà ta đặt âm dương cân bằng thì rõ ràng phải xem hệ ta quán xét, trong đó có nội dung của lý âm dương, phải là hệ có tính kín. Nói như vật lý thì hệ quán xét của ta là một hệ động lực, kín. Khi ấy, đã không còn là lý âm dương nữa rồi. Tính tổng quát của nó đã bị vi phạm. Mệnh đề âm dương cân bằng và mệnh đề ngũ hành sinh khắc không "cùng là anh em". Chúng dường như là rất xa lạ với nhau. Như một quá bóng nhựa và một củ khoai tây bỏ chung vào một cái giỏ vậy. Bởi vậy, theo tôi, hai mệnh đó đó, không đảm đương được vai trò của tiên đề, và nhất là không nhốt chung chúng vào một cái gọi là Hệ tiên đề. Cho dù đó là hệ tiên đề cho một lý luận vô cùng tổng quát. Cũng khó thuyết phục. Nhật Tâm xem xét kỹ lại xem. Cám ơn sự chú ý của Nhật Tâm. Thân ái.
-
Chào anh Nhật Tâm và anh Thiên Sứ. Hôm nay mới thấy được mục này. Tôi có đọc được một phần trong chủ đề liên quan đến thuyết âm dương ngũ hành và lục thập hoa giáp. Nhân thấy có một số vấn đề, nên muốn có ý kiến, song thấy trước hết cần phải hỏi hai anh, mục này có phản biện không, và nếu có thì dưới hình thức nào, ở đâu ? Xin cám ơn.
-
Anh Thiên Sứ thân mến.Các nhà khoa học không lầm lẫn đâu anh !. Sự nhận thức khác nhau về thời gian là tất yếu và vốn có như đã trải qua hàng bao nhiêu thiên niên kỷ. Như người tây phương, với triết học Hy lạp làm khởi nguồn về nhận thức thế giới thì thời gian là những lát cắt. Trong khi ngưới ấn với triết học ấn độ thì thời gian là con rắn cắn đuôi. Và với người Đông phương, chủ yếu là những vùng dân cư với triết học âm dươn ngũ hành dịch lý làm cơ sở thì thời gian là hình vuông tròn lồng nhau, với giới sinh vật tự nhiên thì có thời sinh học, với những vận động động của nguyên tử thì có thời gian với sự lượng tử hóa, v v... còn nhiều lắm. Nhưng có một tính chất chung là mọi thời gian đều có thể quy chiếu. Hay nói như Đạo, rằng: Vạn vật dều quy tông. Chính cái sự quy tông này mới nói lên bản chất của thời gian. Dù thể hiện có khác nhau như thế nào. Nhưng xin đừng hiểu sự quy chiếu này như là sự thay đổi Thứ nguyên, thang đo. Sự quy tông - nôm na là quy chiếu - có bản chất sâu xa hơn rất nhiều, chứ không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và thấy có vẻ nó như đã được thấy như là một sự chia chẻ một quá trình nhằm thể hiện tốc độ vận động. Cái sự hiểu đó nó chỉ có giá trị rất hạn chế trong khuôn khổ vật lý, mà nay, đã đến lúc, chính các nhà vật lý đã không thỏa mãn với những kết quả như thế. Họ đã và đang từng bươc phá vỡ những định kiến về thời gian như từ trước tới nay vốn đã từng nghĩ nó như vậy. Sự sai lạc hiện nay chỉ là tạm thời, bởi những khám phá vật lý cũng như giới tự nhiên ngày càng phong phú. Sự khách quan của thời gian nó rẩt dễ dàng chứng minh. Bởi những thực nghiệm đơn giản, đồng thời nó cũng có thê giải quyết luôn quan niệm thời gian là sự quy ước. Nên hiểu nội dung" Thời gian biến mất" không có nghĩa có bản chất quy ước, mà cần hiểu vơi nghĩa biến dịch. Cho dù các nhà vật lý chẳng biết cái gì là Dịch. Nhưng sự thực, họ đã có cái hiểu rât dịch lý. Tuy nhiên, cái sự hiểu đó vẫn không đúng với bản chất của thời gian. Nhưng về tiến trình, thì nó chỉ hư là một dạng của sự thăng giáng chân lý mà thôi. Vì vậy, về bản chất, nó không hề phản diện. Do đó, như về nguyên tắc, "Biên độ của mọi thăng giáng sẽ tiệm cận về đường trung bình". Sự thực là đơn giản, chứ không phức tạp quá lắm đâu. Thân ái.
-
Thời gian không phải là quy ước, thời gian cũng chẳng phải là ảo tưởng. Thời gian cũng là thực tại, chứ không phải là không có. Thời gian là một thực tại khách quan. Thân ái.
-
Thời gian là gì ?. Không phải chỉ có Einstein cả đời không trả lời được, mà cả nền vật lý hiện đại cũng như triết học ngày nay cũng không trả lời được. Bí quá thì cho rằng: Chẳng có thời gian !!!. Thế là xong. Nhưng Khoa học không buông tha các nhà khoa học. Nó yêu cầu các nhà khoa học phải chứng minh, từ cái Không mà ra cái Có. Có giải thích kiểu gì thì cũng lại đổ cho tâm linh, cho ảo giác, ... Để rồi đi mãi cũng tới đường Cụt. Thế nhưng, đứng về mặt triết học, thì triết đông trả lời được trọn vẹn. Đáng tiếc Toán học và Vật lý chưa thể minh thị được. Chỉ bởi vì, ... chưa có Toán và Lý hiện hữu trong Triết Đông !. Thế mới thấy, Khoa học ngày nay, cho dù là hiện đại cỡ nào, cũng phải "dừng ở dưới chân núi". Thân ái.
-
Tuấn Dương sai rồi.Tương quan nhật - nguyệt qua trục sửu - mùi. Còn trục thìn - tuất là tương quan thiên - địa. Trong tương quan thiên - địa, người ta "nhìn" mặt trời như một đối tượng vận hành biểu kiến, để khảo sát. Trong lý học đông phương, phải hiểu hết sức chính xác, tránh suy diễn tràn lan, bất quy tắc mà mất lạc hướng trong nhận thức - khi chưa hiểu thật sự sâu sắc. Thân ái.
-
Mấy hôm nay, bây giờ mới vào diễn đàn. Thấy chủ nhân của Topic đã "bỏ qua" lời nhắn về bài có số mục là số 9. Nghĩ rằng, như vậy chủ nhân đã tự xác nhận là đã viết một cách chính xác. Thôi thì, Tôi xin bắt đầu từ đây, để có một số ý kiến phản biện vậy. Câu này phi logic, mang tính Râu ông nọ, cắm cằm bà kia. Thật vậy. Để mà thấy được có vẻ như mặt trời quay quanh trái đất từ đông sang tây. Thời đó là do trái đất Tự Quay quanh trục của nó, chứ không phải là do trái đất quay quanh mặt trời mà ra cái hiện tượng mặt trời mọc ở đằng đông, lặn về phía tây. Vì thế, việc suy luận về cái gọi là chuyển động thực và biểu kiến là hoàn toàn sai lạc về bản chất.Do trái đất tự quay quanh trục của nó, theo chiều từ phải sang trái - nếu ta đứng trên mặt đất thuộc bán cầu Bắc, quay mặt về hướng nam - nhìn về xích đạo, và sẽ theo chiều từ trái sang phải nếu ta đứng trên mặt đất thuộc về bán cầu nam, quay mặt về hướng bắc - nhìn về xích đạo. Khi ấy, bởi vì chúng ta đứng trên mặt đất, mà trái đất tự quay, nghĩa là chúng ta đã đứng trên hệ quy chiếu của trái đất mà nhìn mặt trời, nên chúng ta thấy trái đất đứng yên, mà mặt trời dường như là chuyển động quanh ta - thực chất là quanh trái đất - theo chiều ngược lại. Nghĩa là thấy mặt trời mọc lên ở đằng đông và lặn về phía tây. Cái chuyển động dường như của mặt trời đó, ta gọi đó là chuyển động biểu kiến. Còn chuyển động tự quay của trái đất - trong chuyển động tương đối đối với mặt trời - là chuyển động thực. Ở đây, chúng ta thấy hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn ở bên đông và bên tây, dù được mô tả bởi chuyển động biểu kiến của mặt trời, hay chuyển động thực - quay quanh trục - của trái đất đều là như nhau. Không phải vì trái đất tự quay mà ta thấy mặt trời hiện lên ở đằng tây, mà lặn mất tiêu ở phía đông được. Bởi vậy, cho dù khi nhân loại phát hiện ra rằng trái đất tự quay quanh trục của nó, mà nhân loại cũng vẫn không thay đổi quan niệm mặt trời mọc đằng tây và lặn đằng đông. Ấy là vì dù là biểu kiến trong chuyển động của mặt trời, thực với chuyển động của trái đất, thì hiện tượng đó vẫn không thay đổi. Chứ mà nếu thay đổi, thì nhân loại đã thay đổi cách mô tả từ lâu rồi. Xin nhớ cho điều đó. Cho nên, cái việc: Là bậy bạ. Sách Tố Vấn nào mà nói tới điều này, thì tôi cho rằng, đó là sách Giả, ngụy thư, hay tác giả là một kẻ dốt nát, không chỉ dốt về thiên văn đông phương, mà dốt cả về thiên văn hiện đại.Thực tế thì chúng ta thấy rằng, muôn đời tính theo giờ giấc, buổi sáng là mặt trời mọc, thời gian buổi sáng choán cả giờ thìn. Buổi chiều tối là mặt trời lặn, thời gian lặn choán vào giờ tuất. Nay nói lại, cái gọi là Thiên môn. Vốn thiên môn và địa hộ là hai tên gọi, gắn liền với khái niệm "tựa như" là Cửa Ra Vào. Với thiên môn, đó gọi là cửa trời. Với địa hộ, đó là cửa địa ngục. Nên nói, thiên môn, địa hộ, là người ta hiểu đó chính là nơi ra vô của trời và đất. Trên địa bàn tử vi, 12 cung số ứng với 12 giờ, cũng ứng với 12 tháng, là những chu kỳ của địa chi. Đồng thời trên đó, những phương vị thiên can cũng được xác định. Theo như bài trên tôi đã có nói về thiên la và địa võng. Người xưa xem xét đó như là thời khắc giao tranh giữa trời và đất. Xin nhớ rằng, đó không phải là nơi giao tranh (hay còn gọi là giao nhau) giữa trời và đất về Không Gian. Mà đó là Thời Gian giao nhau giữa thiên và địa. Nên Ta thấy ở đây có một nhận xét vô cùng quan trọng: Đó là Trục thìn - tuất. Trục này có ý nghĩa biểu thị sự giao nhau của thiên và địa về thời gian. Nói như đông phương thì: Đó là ranh giới, hay biên giới giao nhau của thiên và địa. Trong đó, nếu xem xét về không gian, thì đó là phương vị, như phương đông là mặt trời mọc, hay mặt trời hiện lên ở phương đông, mà đường chân trời phía đông là nơi giao nhau của thiên và địa. Mặt trời lặn ở phía tây, nên đường chân trời phía tây là nơi giao nhau của thiên và địa. Như thế, cả về không gian lẫn thời gian, thìn - tuất đều khả dĩ biểu thị cho sự giao nhau giữa thiên và địa một cách đầy đủ. Vì thế. Đông phương học xem thìn - tuất như là một sự miêu tả đầy đủ về sự mọc và lặn của mặt trời, mang ý nghĩa sự giao nhau của thiên và địa. Nôm na, như đã nói, đó là ranh giới, hay biên cương. Thì cái cửa - thiên môn, hay địa hộ, là cái cửa ra vào của trời và đất. Người xưa xem hướng nam là hướng về Thiên, hướng về bắc là hướng Địa. Nên có nói: Nam Thiên, Địa Bắc là vậy. Do đó, các Hoàng Đế khi xưng vương, đều ngoảnh về Nam mà xưng thiên tử. Chứ có ai quay đầu về Bắc xưng thiên tử đâu !!!. Vì vậy, trên địa bàn, nam thuộc thiên, địa thuộc bắc. Tị - Ngọ - Mùi là hướng nam, Hợi - Tý - Sửu là hướng Bắc. Theo chiều quay thuận của trời. đi từ thìn - tị qua thân - dậu mà đến tuất - hợi - tý. Ngọ là chính Nam, trung tâm của Thiên, chẳng ai đặt cửa ở trung tâm "nhà" cả !. Tý là chính Bắc, tâm Địa, chả ai đặt cửa ở đó cả. Nên thiên môn và địa hộ không thể ở nơi tý ngọ được. Thìn - Tuất là nơi biên giới, đường cương thổ thiên - địa. Có ai đặt cửa ra vào ở ngay hàng rào giữa hai nhà không nhỉ ?. Cửa ra vào thì phải đặt vào phần "đất" của mình chứ, ai lại đi đặt ở ngay trên hàng rao qua lại hai nhà không ?. Cũng không thể đặt ở Mão được, bởi vì như thế, thì chả còn phân ranh giơi được nữa. Chả hóa ra là có anh Bành Trướng à ?. Cũng không thể đặt thiên môn và địa hộ ở mùi và sửu được, vì đó là phía sau, nếu đặt vào đó, thì phải gọi đó là Hậu Môn. Chỉ còn có tị và hợi. Không đặt cửa ở đó, thì đặt ở đâu ?. Nên mới nói: thiên môn ở tị - tị là phần đất thuộc thiên, nên đó là cửa trời. Địa hộ ở hợi - hợi là thuộc địa, nên đó là của đất. Cho nên, chúng ta mới có câu: trục tị - hợi là trục thiên môn - địa hộ là vì vậy. Từ đây, người ta mới có thể hiểu được về bản chất của địa không và địa kiếp. Và có thể khẳng định, địa không và địa kiếp không thể an theo tháng sinh được. Chính là ở chỗ này. Đến đây mà không hiểu nổi, thì không thể hiểu được tử vi. Bởi vì, đó là phần dễ nhất trong việc hiểu bản chất thực của tử vi. Thân ái.
-
Anh nên viết lại bài này, cho nó chính xác.Thân ái.
-
Tôi đã có kiểm tra về an KK theo tháng. Việc thay địa kiếp bằng địa không là tương đương với cách an sao địa không theo giờ. Như vậy, việc chỉnh lý địa kiếp bằng địa không đã sửa được cái lỗi mà Tôi đã phê anh Mộc Công. Nên Tôi xin rút lại lời phê của tôi về vấn đề này. Còn bản chất an sao theo tháng, xin có lời phản biện sau. Tôi thành thực xin lỗi anh Mộc Công về vấn đề này. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến!.Cám ơn anh. Nhưng thực sự tôi thích tranh luận trực tiếp với tác giả. Nên nếu mà tác giả đó vào đây, trực tiếp tranh luận với tôi thì hay biết mấy. Nay mới qua hai ba bài trao đổi với chủ nhân topic, mà tôi đã thấy có sự không hoàn chỉnh trong nhận thức của anh ta. Tôi cho rằng, tác giả của những ý tưởng này không đến nỗi như vậy. Ít ra thì cũng phải hiểu được tư tưởng của đối phương. Đằng này, lỗi rành rành về học thuật ra đó, mà lại còn xiên sang đổ thừa đó là lỗi chính ta. Thật hết biết. Thân mến.
-
Anh buồn cười nhỉ !Tôi đâu có sửa lỗi chính tả cho anh !. Tôi chỉ cho anh rõ, sinh cùng tháng 12 âm lịch, mà địa không, hay địa kiếp cũng thế thôi, chúng được an ở các cung khác nhau anh ạ. Chẳng hạn, địa kiếp ở quan cho lá số thứ hai, địa kiếp ở phúc cho lá số thứ nhất. nay anh có muốn đổi địa kiếp thành địa không, thì cũng sẽ có kết quả: địa không ở quan cho lá số thứ hai, địa không ở phúc cho lá số thứ nhất. hi hi ... thế thôi. anh bị sao thế ?. chả nhẽ viết rõ như vậy mà còn không thấy cái sai ở mức độ học thuật, chứ đâu phải là lỗi chính tả đâu ???. Cho nên, không cần sửa chữa địa kiếp thành địa không đâu. Mà phải viết rõ ràng: Đó là cách an sai. Do không hiểu về bản chất của tử vi, nên suy luận bậy !. Vâng, phải viết như thế mới đúng. Anh cứ thừa nhận xong chuyện này, tôi sẽ từ từ chỉ cho anh lần lượt những cái sai tiếp tục. Thế nhé !. Tôi có xem Tố Vấn của anh - của anh thôi, chứ không phải là Tố Vấn đích thực là cái gì đâu. Tôi có đầy sách có thể biên khảo ra đây để khẳng định anh viết bậy. nhưng trước khi làm cái đó, tôi thích thú chỉ ra cái sai trong cái học của anh, không phải để anh biết sai mà cúi đầu khuất ohujc, mà cái chính là vì hậu học. học phải ba cái thứ mà anh viết bậy ra đó, thật là nguy hiểm.thế nên, anh cứ từ từ, giải quyết từng cái sai của anh, để bạn đọc còn có khả năng theo dõi. Thế nhé.
-
Vâng !, tôi nêu luôn hai lá số mà tôi sẵn có. Chứ thực ra, cái điều anh sai, nó dễ suy quá, mà anh lại vẫn nói ngược được :rolleyes: . Mời các vị an hộ tôi hai lá số, sinh tháng 12 âm lịch. Lá số thứ nhất. theo dương lch, sinh: năm 1989, tháng 01, ngày 09, giờ Dần - nữ nhân. Lá số thứ hai. Dương lịch, sinh: năm 1995, tháng 01, ngày 14, giờ mão - nữ nhân. Theo cách an của anh, địa kiếp phải ở phu/thê cung, bởi sinh tháng 12 âm lịch. Đúng như anh viết nhé: .Đằng này, theo cách an truyền thống, địa kiếp của lá số thứ nhất đóng tại Phúc cung, ở lá số thứ hai thì địa kiếp nằm ở quan lộc cung. Khác nhau đấy nhé. Xin đừng có nói phúc và quan lộc cung là một !!! :P . Thực ra, nếu anh chịu khó lấy nhiều lá số sinh cùng tháng, nhưng giờ khác nhau, là sẽ thấy ngay điều này thôi, chứ có khó gì đâu !!!. và: Thì tôi thấy lạ ???, anh học sách gì mà lạ thế !!!.Anh biết thừa, thiên văn đông phương gọi thìn là thiên la, tuất là địa võng. Bởi vì, vào ngày hạ chí, mặt trời lặn rất muộn. Người xưa ngắm mặt trời lặn, ở ngày đó, tưởng tượng ra rằng mặt đất ở đường chân trời cứ như là bị võng xuống, không muốn cho mặt trời lặn mất tiêu. Và giờ lặn của mặt trời vào ngày hạ chí rơi vào giờ tuất. Nên mới gọi tuất là nơi địa võng, có nghĩa là nơi đó, mặt đất như võng (trũng) xuống. Vào ngày đông chí, mặt trời mọc rất muộn, tới tận giờ thìn mới thấy mặt trời ló dạng ở đường chân trời. Người xưa có cảm tưởng như là mặt trời bị lưới chăng kéo xuống, không cho mọc lên. Vì thế mới gọi nơi thìn cung là thiên la. Nghĩa của thiên la là cái lưới trời. Bởi vậy mới có cái gọi là thiên la - lưới trời ở thìn, địa võng - đất trũng ở tuất. Nay anh lại nói ngược. Hay là anh có sáng kiến đổi giờ thìn về buổi tối, còn giờ tuất lộn thành ban mai ???. Và anh đủ chứng cớ khẳng định thiên môn ở hợi ?. Anh viết rõ ràng, thiên la, địa hộ là cổng trời ?. Tức là thìn là thiên môn ?. tạm cho là thế. Thì xin hỏi anh, anh viết địa hộ cũng là cổng trời ?. vậy địa hộ của anh ở tuất, hay ở hợi ?. nếu không đóng ở hai nơi đó, thì nó đóng ở đâu ? Tôi chưa biên khảo sách ra đây làm gì vội. Nhưng anh học sách nào, hy vọng anh có thể biên đủ cái chỗ mà anh học để cho ra kiến thức như vậy, tôi sẽ phân tích cho anh thấy, hoặc anh hiểu sai ý người viết, hoặc là sách anh có vấn đề. Nay tôi cần anh khẳng định lại, thiên la theo anh là thiên môn, địa hộ cũng là thiên môn, và chúng ở đâu ?. Xin nói cho rõ. Chúng ta cứ thảo luận từ từ. Thân ái.
-
Chào bạn Mộc Công. Chủ đề này của bạn rất hay. Nhưng vì bạn không phải chính là tác giả của những ý tưởng mà bạn trình bày. Vì thế, sẽ thật là bất tiện khi có lời phản biện. Thành thử, tuy đọc chủ đề này đã lâu. Tôi vẫn đắn đo, nên chăng có đôi lời. Vừa rồi, có trao đổi với một số người quen biết, họ có đề nghị tôi nên có đôi lời. Kẻo hậu nhân, khi học lại "chẳng biết đâu mà lần". Thật vậy, như bạn viết: Và: Thì không đúng là như thế. Tôi có hàng loạt lá số chứng thực điều này. Ngay từ khía cạnh lý thuyết cũng đã không thể cho phép. Thật vậy, nếu an theo tháng, tự nhiên phải thừa nhận địa không và địa kiếp phải đối xứng qua trục tị - hợi. Trong khi đó, tự bản chất của địa không và địa kiếp vốn đã đối xứng qua trục tị - hợi, do vận hành của chúng. Thành ra, thay vì hiểu được rõ hơn bản chất của Kiếp Không, nay tác giả lại đẩy chúng vào sự mù mờ. Từ sự sai lệch này, mà khiến có sự suy luận, xem Không Kiếp như là lệnh tháng, tương tự như trong tử bình là hoàn toàn sai. Sai ở ngay cường độ và tốc độ tác họa của hai sao này. Khi là lệnh tháng, thì cường độ và tốc độ tác họa của chúng không nhanh, chúng sẽ xảy ra từ từ. Có thể bạn sẽ biện hộ rằng, so với Kình - Đà thì sao, vì hai sao Kình - Đà an theo can năm, vậy mà cường độ và tốc độ của chúng cũng rất lớn. Nhưng thật không phải vậy, ai đã có đủ trình giải số tử vi, đều có thể phân biệt sự khác nhau, đặc biệt là tốc độ tác họa, của Kiếp Không và Kình Đà. Kiếp Không tác họa nhanh và đột ngột hơn rất nhiều. Có thế, thì Kình Đà mới được gọi là hung ám tinh, còn Kiếp Không là Sát tinh - đại sát tinh. Không phải là thiên la, mà là thiên môn. địa hộ. Thiên môn là cổng trời, ở Tị cung. Còn địa hộ là cánh cửa địa ngục, đóng ở Hợi cung.Còn tiếp ...
-
Anh Thiên sứ thân mến.Cái bất hợp lý trong nội dung !. Đó là cái bất hợp lý được thấy bởi ... người ta, bởi người ấy, ...và thậm chí, cho dù là toàn bộ giới học giả Trung Của, và nhiều người Việt nam đi nữa. Đó cũng không phải là những luận cứ khoa học để khẳng định những cái bất hợp lý được thấy đó là đúng. Bởi cái đúng - sai, thuộc về cái khách quan. Tất nhiên, điều này nó cũng đã và sẽ tạo nên những biến chuyển âm tính trong lịch sử phát triển của lý học đông phương. Có điều, những bất hợp lý mà được người ta thấy đó, không đặt dấu chấm hết cho chính những luận lý đông phương cổ truyền. Khi người ta hóa giải được những bất hợp lý đó, mà không cần phải thay đổi những cơ sở của nó, thì nó sẽ có những trang mới trong sự phát triển. Chẳng hạn như là sẽ: Cho thấy Hà Lạc là gì, từ đâu mà ra. Âm dương ngũ hành, bát quái cũng vậy. Mệnh và đijnh mệnh cũng vậy. Tử vi, Tử bình cũng vậy, ...và thậm chí, không chỉ giới hạn trong đông phương học. Mà cả những vấn nạn trong tây phương học, cả về mặt triết cũng như khoa học tự nhiên, xã hội học, chính trị kinh tế học, ...đều được lý giải, như : Bản chất của thời gian - trả lời cho câu hỏi, thời gian là gì. Chứng minh được nguyên lý bất định. Khẳng định được cả Einstein và Heisenberg đều đúng. Giải thích cả những vấn đề như vướng lượng tử, bức xạ tàn dư, hay sự giãn nở của vũ trụ, ... nhiều lắm. Đâu cầ phải thay đổi những nguyên lý cơ bản của đông phương học đâu. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Bài này, hình như anh đã viết ở đâu đó rồi thì phải. Nay anh viết lại, phải chăng là có bổ sung ?. Mà lại viết không tách thành một chủ đề liền mạch. Theo tôi hiểu, thì có thể viết tham gia ý kiến vào ngay trong chủ đề này chăng ?!. Nếu đúng vậy, thì tôi có ý kiến, bằng nếu không đúng như thế thì xin anh xóa bài của tôi đi. Cám ơn anh trước. Theo như đoạn này, anh viết: Từ trước đến nay, có thể nói rằng tuyệt đại đa số những ai biết về Kinh Dịch đều mặc nhiên coi kinh Dịch và tất cả những phương pháp ứng dụng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hoa Hạ cổ với hàng ngàn đầu sách bằng bản văn chữ Hán viết về nó trong hàng thiên niên kỷ. Người ta không thấy một văn bản nào ngoài chữ Hán trong các sách vở từ hàng ngàn năm này liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Từ Thiên văn, lịch số, Đông y, phong thủy, các phương pháp bói toán…… Đã rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến Kinh Dịch. Những bản văn chữ Hán cổ này xác định rõ tác giả, thời gian xuất hiện trong lịch sử văn minh Hoa Hạ. Và những hiệu quả ứng dụng vượt thời gian trong lịch sử phát triển của con người và xuyên qua mọi không gian văn với khả năng tiên tri, đã biện minh cho tác giả và xuất xứ của nó. Nhưng, khi có sự giao lưu giữa nền văn hóa Đông Tây thì người ta đã nhận thấy sự bí ẩn và tính mơ hồ của những gía trị liên quan đến nguyên lý lý thuyết có tính nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí trong nhận thức của tri thức khoa học hiện đại. Đã có một thời gian dài, các học giả Tây phương cho rằng Lý học Đông phương mang màu sắc tôn giáo và mê tín dị đoan. Nhưng những thập kỷ gần đây, những tri thức khoa học Tây phương đang chiếm ưu thế và được tôn vinh trong tri thức nhân loại hiện đại bắt đầu quan tâm đến nền văn hóa cổ Đông phương và nhận ra tính minh triết và đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã 4 lần tổ chức đại hội thảo về Kinh Dịch ở Bắc Kinh để tìm hiểu về Kinh Dịch, nhưng vẫn không có một kết luận cuối cùng về nó. Những bí ẩn của Kinh Dịch hay nói rộng hơn của Lý học Đông phương mà cốt lõi là thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn không được khai thông. Những học giả Trung Quốc hiện đại trong những năm gần đây, đã dấy lên một phòng trào phủ nhận những gía trị của Đông Y và Phong thủy, vì cho rằng nó mơ hồ, không có cơ ở khoa học, nên đã không thể phát triển từ hàng ngàn năm nay. Kinh Dịch và nói rộng hơn là thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn sừng sững thách đố tri thức của nhân loại bằng sự mơ hồ của những khái niệm và hiệu quả trên thực tế từ hàng thiên niên kỷ. Nhưng có thể nói rằng: Cũng từ hàng ngàn năm nay, hầu hết những đề tài nghiên cứu này đều mặc nhiên coi những nguyên lý, những tiên đề ghi nhận trong Kinh Dịch là không bàn cãi và lấy đó làm tiêu chí để tìm hiểu nội dung bí ẩn của nó. Mặc dù xuất xứ của các nguyên lý có tính tiên đề đó hết sức thần bí. Đó là Hà Đồ được xác định là do con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà trên minh mang những dấu ấn là những vòng xoáy trên lưng. Căn cứ vào đấy vua Phục Hy, được coi là vị vua Thái cổ của nền văn minh sử Hán đã lập nên đồ hình Hà Đồ. Từ đồ hình này, nhà vua đã tạo nên đồ hình Tiên Thiên Bát quái. Mở đầu cho một nền văn hóa Dịch học của xứ sở Đông Phương huyền bí. Con Long Mã huyền thoại từ 6000 năm trước, nay trở thành một biểu tượng cho điềm lành dùng trong những gia đình tin vào tác dung mang lại may mắn của nó. Nguồn: mynga.vn Đồ hình Hà Đồ điểm, được các đạo gia công bố vào đời Tống – 5000 năm sau khi lịch sử văn hóa Hán xác nhận thời điểm ra đời của nó, vào đời vua Phục Hy từ trên lưng con Long Mã hiện lên ở sông Hoàng Hà. Đồ hình Tiên Thiên Bát quái tương truyền do vua Phục Hy sáng tạo căn cứ vào Hình Hà đồ trên lưng con Long Mã. Sự huyền bí chưa dừng lại ở đây. Cổ thư chữ Hán còn xác định rằng: Đến thời Vua Đại Vũ – 4000 năm cách ngày nay – khi đi trị thủy ở sông Lạc – thấy con Thần Quy hiên lên. Trên đầu, lưng mai và đuôi có những vết chấm. Nhà vua nhìn thấy và làm ra đồ hình Lạc Thư. Căn cứ vào Lạc Thư ngài đã phát minh ra Ngũ Hành trong trước tác nổi tiếng là “Hồng Phạm cửu trù”. Hình minh họa những điểm trên thân Thần Qui hiện trên sông Lạc và đồ hình Lạc Thư điểm. Cũng do các đạo gia đời Tống công bố sau khi lịch sử văn hóa Hán xác nhận lịch sử ra đời 3000 năm sau đó. Cấu trúc cửu trù theo Lạc Thư – Trù thứ nhất nói về Ngũ hành. Một ngàn năm sau nữa, cũng theo cổ thư chữ Hán viết rằng: Vua Văn Vương nhà Chu, lúc còn là một chư hầu của nhà Hạ dưới đời Trụ Vương, đã bị Trụ Vương bắt nhốt vào ngục Dữu Lý, đã nghiệm ra Hậu Thiên Bát Quái và lập nên hệ thống 64 quẻ Dịch gọi là Chu Dịch, viết nên Soán Từ - tức là giải thích ý nghĩa của từng quẻ trong hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên Bát quái. Sau đó con của ngài là Chu Công Đán đã viết tiếp Hào từ - Tức là giải thích ý nghĩa của từng vạch trong một quẻ. *** Phải chăng: Người ta đã không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Bất cứ cái gì xuất hiện trên thế gian đều phải có hoàn cảnh ra đời của nó. Một học thuyết thì phải có lịch sử ra đời theo thuận tự hợp lý với nội dung của nó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể từ trên trời rơi xuống, nên nó cũng không thể ngoại lệ. Chưa hết, Một học thuyết được coi là hoàn chỉnh, dù chưa biết đúng hay sai thì cũng không thể tự mâu thuẫn ngay trong cấu trúc nội dung của nó. Và nếu là một học thuyết khoa học thì nó phải mô tả được thực tế khách quan và giải thích một cách hợp lý những thực tại liên quan đến nó với khả năng dự báo. Trên cơ sở này, xin mời bạn đọc cùng xem lại những vấn đề được nêu ra ở trên để minh xác cội nguồn Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thì dường như anh cho rằng, chính cái huyền bí, không minh bạch về nguồn gốc của những cái gọi là nền tảng lý học đông phương và kinh dịch, đã chứng minh cho những vấn nạn của chính lý học đông phương như đã thấy ?. Thân ái.
-
Đọc mấy bài gần đây của chủ đề này, đến chỗ anh Sapa bị ban nick, thì Tôi bị hẫng !. Thú thật, đó là cảm giác rất tự nhiên. Dù biết rằng, qua tranh luận giữa anh Thiên Sứ với anh Sapa. Anh Thiên Sứ cũng đã có đối lần phản ứng với cách phản biện của anh Sapa. Nhưng để đến tình huống bị ban nick thì mong anh Thiên Sứ và Ban quản trị xem xét lại. Bởi vì chỉ một câu "thì sự cóp nhặt - vay mượn - dựa dẫm từ phương pháp của người Hoa Hạ đã tự ĐẠP ĐỔ hệ thống lập luận vinh danh nền văn hiến Lạc Việt rồi!". Đối với anh Thiên Sứ, có thể có lý xem là sự xúc phạm nặng nề. Song trên diễn đàn, đã từng xảy ra nhiều sự xúc phạm nhau còn nặng nề hơn. Không chỉ là những lời nói thẳng huỵch toẹt ra, mà còn những lời xỏ xiên, bóng gió cũng chẳng kém gì với sự xúc phạm như trên. Song chúng vẫn an nhiên tự tại - tất nhiên, trong những số đó, Tôi cũng có phần. Nhân đây, Tôi gửi lời xin lỗi tất cả những ai tôi đã từng xúc phạm, dù chỉ là lời bóng gió. Và nếu gặp lại những câu như vậy, Ban quản trị cứ tự nhiên xóa hộ đi cho. Xin cảm ơn trước. Cho đến nay, trước những việc như thế, mà Tôi vẫn chưa bị ban nick, thì cũng nên nghĩ đến chuyện đề nghị BQT ở đây ban nick tôi luôn, cho công bằng và chứng tỏ sự "công minh của pháp luật". Còn nếu không ban nick Tôi mà lại ban nick anh Sapa, thì Tôi cũng cảm thấy xấu hổ khi vào đây !. Xin lỗi mọi người nhé. Theo Tôi, sự phản ứng của anh Thiên Sứ, có lý, nhưng đến đây thì đủ rồi !. Hà tất phải kéo dài thêm nữa ?. Ngay khi anh Sapa bị ban nick, nghĩa là hoàn toàn không còn khả năng đối thoại, bảo vệ và phản ứng. Mà HTH vẫn viết: "Chú cũng không hiểu bản chất của Hà Đồ và Lạc Thư, cứ mang số má ra dọa làm gì., chán không buồn chết. Cái mớ lý thuyết mà người Hoa Hạ dùng sai cả ngàn năm nay, chú không nhận thấy ru ? Cái bát trạch phi cung của người Hoa Hạ, nó phi kiểu gì thế nhỉ ? một mớ lùng bùng mà chú cũng cho là logic với phi cung trên Lạc Thư. Hic. Túm lại, Chú cũng chỉ là một người thích đọc sách lý học mà thôi". Thì đó là một bài viết không hợp lý, không hợp tình. Rất không đẹp !!!. Nó không chỉ không hợp lý về cái sự đối nhân xử thế. Mà còn về học thuật nữa. Nói rằng, cái mớ lý thuyết mà người Hoa Hạ dùng sai cả ngàn năm nay, chú không nhận thấy ru ?. Thì thật là bất chấp !. Nói đến đây, Tôi chợt nhớ lại những chuyện có tính phản biện lối nhận định này mà buồn cười. Chuyện la thế này: Khi Mac Planck đề xuất ý tưởng ánh sáng là những lượng tử năng lượng. Thì chính bản thân Ông ta cũng không nhận thức hết những giá trị của ý tưởng này đã cách mạng khoa học thế giới như sau này đã thấy. Điều đó, không có nghĩa là Ông ta kém đến nỗi không hiểu hết mình nói gì !. Hoặc khi Riemann và Lobasepxki chứng minh tiên đề 5 Oclite không tổng quát, chưa đúng với hình học thực, thì cũng không có nghĩa là hình học tuyệt đối của Oclite là sai. Thời trung cổ, kéo dài cả ngàn năm, khoa học tây phương không phát triển được. Chỉ đến khi xuất hiện Newton làm cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất. Mọi sự mới thay đổi. Không lẽ, một ai đó sống vào cuối thời kỳ trung cổ cũng lại nhận xét rằng: Cái mớ lý thuyết dùng sai cả ngàn năm nay, nhân loại không nhận thấy Ru ?. Vậy thì cái lý học đông phương, gốc Hoa Hạ đó, cả ngàn năm sai, chưa ai nhận ra, thì bây giờ, hay sau đây vài chục năm nữa, hay là sau vài trăm năm nữa sẽ có người làm cái chuyện cách mạng như Newton đã làm đối với khoa học tây phương. Thế thì có sao ?. Tôi nhớ rằng, khi Newton làm cuộc cách mạng, Chẳng khi nào Newton bảo rằng kiến thức của nhân loại trước Ông là Sai Cả Ngàn Năm cả. Mà Ông ta nói rằng, Ông Ta đã đứng được tên vai những người Khổng Lồ !!!. Đó là chuyện "thiên hạ bao la" !. Nay chuyện không bao la !. Nói rằng, lý thuyết của ngừoi Hoa Hạ sai ?. Phải chăng là nói những kiến thức của đông phương như ta thấy từ trước đến nay, bên ngoài lý học Lạc Việt của các Vị ?. Nếu còn những lý luận đông phương ngoài Hoa Hạ và Lạc Việt nữa, thì trí tôi thấp kém, chưa được biết, nay xin các Vị chỉ thêm ra hộ, cho Tôi mở rộng tầm mắt - nhưng xin đừng nói tới Triết Ấn và cái gọi là Dịch lý VN của nhóm ông Nguyễn Văn Mì nhé !. Và nếu đúng, lý thuyết Hoa Hạ chính là những gì mà như mọi người đều được thấy đó, mà bảo rằng là Sai, thì các Vị chưa chứng minh được đâu !. Các vị có thể chỉ ra những bế tắc mà nó đã và đang gặp phải thì có thể, nhưng việc này thì cũng giông giống như là chuyện bế tắc của khoa học các khoa học vậy !!!. Không thể nói ngược được nó là sai. Vả lại, những bế tắc mà các Vị thấy đó, và đã được các Vị giải quyết. Chính những sự giải quyết của các Vị, vị tất đã được chính tắc. Bởi còn nhiều lý do mà các Vị phải đối diện với nó lắm, chẳng hạn: -Các vị chưa thể biết hết những gì mà người khác đã giải quyết những bế tắc đó, không chỉ có thế, có thể lắm, người ta còn giải quyết được nhiều hơn nữa những bế tắc mà các vị chỉ ra, thậm chí những bế tắc của cả hai nền đông - tây - ấn nữa. Thế thì, khi chưa biết, thì cũng chưa thể kết luận vậy !. -Các giải quyết của các Vị cũng chưa có một nền tảng thực nghiệm của một khoa học thực nghiệm chính thống minh thị. Thật vậy, xin đừng nói rằng việc giải quyết được một số những Ca trong thực tế, mà đã cho rằng đó chính là thực nghiệm, như là một khoa học thực nghiệm vậy !. Bởi vì, một khoa học thực nghiệm phải có một hệ thống các khoa học khả dĩ có thể kiểm tra độ tín xác của lý luận cũng như của các tiên đoán và kết quả của các bài toán được đặt ra với số lần không giới hạn và không đặc biệt đối với người thực hiện (trong giới chuyên môn) !. Thế nên, Thiết nghi, các Vị đề ra lý thuyết thfi cứ đề ra. Nhưng kết luận mà mang tính bất chấp, thì chính nó, lại phản tác dụng !. Thân ái.
-
Các nhà vật lý "đứng nhìn" lưỡng tính sóng hạt, thấy khó xử, cũng như đứa trẻ đứng nhìn cốc sữa và chiếc kẹo vậy. Nó rất khó xử, không biết làm sao để có thể ăn được chiếc kẹo và uống cốc sữa một cách đồng thời. Khó cho nó quá !. Và những nhà Lý học thật sự thì cũng giống như cha đứa bé, nhìn thái độ khó xử của đứa bé đầy sự thông cảm, âu yếm, và ... mỉm cười !. Thân ái.
-
Giải lại ?. Có thấy chưa, và thấy như thế nào ?. Ừ !, thì sao ?. Là sao ?. Phải chăng chỉ là vấn nạn anh em sinh đôi, sinh ba, sinh bốn ?.Còn gì nữa không ?. Nay xin có lời thế này. Muốn giải lại cung phúc đức, thời phải biết giải đoán phúc đức, và biết giải đoán tử vi trong mối liên hệ với phúc đức cung. Phải biết được tại sao tiền nhân lại nói phạm vi chi phối của phúc đức cung đến toàn bộ các cung còn lại trên lá số !!!. Không biết những điều sơ đẳng đó, coi như chưa biết luận tử vi. Đừng đề cập đến vấn đề khổng lồ đó làm gì !. Tử vi đúng là đã và đang, cũng là sẽ khẳng định, không phải chỉ có phúc hoa, thọ yểu của cá nhân một phần do công đức tổ tiên, mà còn bao gồm toàn bộ những gì thuộc về đời người hiện tại đều có liên hệ tới phúc đức của tổ tiên, mà được thể hiện tương đối rõ nét qua phúc đức cung. Tử vi cũng khẳng định âm trạch của dòng họ lên hệ đến thành bại của đời người - nếu biết xem. Và vấn nạn anh chị em sinh đôi, hay nhiều hơn nữa, được giải quyết bằng một lời giải tổng quát :Mệnh chủ, trong đó bài toán anh chị em sinh đôi, ba, tư, năm chỉ là một bài toán rất nhỏ mà thôi. Tôi không thấy sự cần thiết phải giải lại cung phúc đức !. Mà anh có thấy, thì xin hỏi, thế nào là giải lại ????. Thân ái.
-
Chào anh VULONG.Anh hiểu sai ý tứ của tôi rồi. Bởi anh đặt câu hỏi: Trước thái cực là gì ?. Thì chỉ có quan niệm thái cực sinh thì câu hỏi ấy mới có ý nghĩa. Và chính chúng tôi đang thảo luận về cái quan niệm đó. Nên tôi mới nói như vậy. Nay anh lại phiên sang cái hiểu thái cực là khởi nguyên của âm dương, rồi cho rằng tôi bảo nó đang mù mờ là thế nào ?. Nhưng ngay bây giờ, tôi cũng không thấy cái hiểu như anh nói - là cách hiểu của đa số người - là minh bạch, tường minh đâu (tôi thì tôi tin là đa số chưa hiểu, còn những người hiểu, thì cũng không hiểu thế giới như anh nói đâu). Bởi vì, hai chữ khởi nguyên, thì đã có ý dành chỗ khởi đầu cho nó đứng rồi. Hơn nữa, nếu anh nói, thế giới tuần hoàn, tôi có thể nhất trí, chứ anh lại nói thời gian không có điểm bắt đầu thì lại rất phiến diện - nên nhớ, phiến diện, chứ không phải là sai lầm !. Cách hiểu của anh, xem ra có vẻ xơ cứng !. Nên câu: thì chẳng đúng tý nào cả.Thân ái.
-
Chào anh VULONG.Anh hỏi : Trước Thái cực là gì ?. với quan niệm Thái cực sinh đẻ, thì được. Song cách lý luận của anh thì lại không phù hợp. Bởi vì, anh đem sự mù mờ này chuyển sang sự mù mờ khác. Đó là, anh lấy quan niệm cho rằng, vũ trụ thiên văn vật lý cần được xem là "vòng quay" vĩnh cửu, không đầu không đuôi, đang được tranh cãi, để phán xét một vấn đề cũng đang được tranh cãi. Hơn nữa, vũ trụ thiên văn của anh, không phải là toàn bộ lý âm dương. Thế có nghĩa là, ngay cách đặt vấn đề của anh đã không thuận, thì làm sao giải quyết được vấn đề ?. Người xưa đã nói: Ngôn bất thuận thì lý bất thông !!!. Xin anh lưu ý nhé !.
-
Vâng, thưa anh Thiên Sứ !. Anh đã hiểu: khi tôi viết: .Thì sao anh lại viết: Hả anh ???Thân ái.
-
Thưa anh Thiên Sứ.Không lẽ bây giờ mà lại đi tranh luận với anh chỉ về những khái niệm cơ bản của triết học - như một sự chính danh - thì thật là buồn cười. Anh lại còn bảo : Tôi nhầm, mới khổ chứ !!!. Con gà, nó chẳng cần tự nhận, cũng chẳng cần có ai bảo nó là gì. Nó là một thực tại !. Đơn giản có vậy thôi. Nhưng khi gọi nó là Con Gà, thì đó là do nhận thức của con người, xác định Con Gà là một khái niệm, có giá trị khu biệt, hay phân biệt Nó khác với, chẳng hạn khác với con lợn, khác với con bò !!!. Ấy là khái niệm. Rõ ràng anh cần phải nhận thức ở đây là: Tồn Tại - Thực tại có bản chất khác với Khái niệm. Tồn Tại là khách quan. Khái niệm mang tính Chủ quan. Không thể đồng nhất với nhau được !. Thân ái.