vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
Viết thì dễ thôi. Nhưng dễ đụng chạm chính trị, tư tưởng. Diễn đàn này không phải là chỗ để trình bày những cái đó. Dù là nhàn đàm ! Hơn 700 tờ báo lề phải cũng không có chỗ cho những kiến thức như vậy.Thân ái.
-
Lỗi hệ thống ?! Quá đúng ! Nhưng nó nằm ở đâu ta ? Nó ở đây này ! Ở ngay chính cái sự ... mà: Chả có diễn đàn nào, ngay cả diễn đàn này cũng thế. Không dám đề cập trực tiếp đến nó. Nó là vấn đề nhạy cảm. Nó là vấn đề, mà hễ bàn đến nó, lập tức bị ... đóng cửa, xóa số diến đàn, bị đánh sập !!! Thế thôi.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Anh viết: Vậy anh lấy tiêu chiaarn gì để phân biệt đúng - sai của nhận thức ?. Thân ái.
-
Anh Thiên sứ thân mến. Vậy anh nghĩ sao về mệnh đề:Thực tiến là tiêu chuẩn của chân lý. ???. Thân ái.
-
Anh Thiên sứ thân mến. Đây có phải là bài viết anh muốn khẳng định rằng và từ đó anh kết luận ???.Thân ái.
-
Anh Thiên sứ thân mến. Anh nhầm lẫn khái niệm !. Đấy không phải là sự phủ nhận mà đấy là bài toán xác định hiện tượng. Phủ nhận sự tồn tại và xác định sự tồn tại của một hiện thực khách quan là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mà khi muốn xác định sự tồn tại của hiện thực khách quan, đương nhiên là phải có sự "buộc phải chứng minh" chứ sao !.Nói thêm thế này cho anh hiểu. Một hiệu ứng vật lý, đương nhiên là TỒN TẠI KHÁCH QUAN. Nhưng hiệu ứng này nó xảy ra ở đâu, đối tượng nào ?. Đó mới là cái mà các nhà khoa học cần phải xem xét, bởi vì phải xác định được nó xảy ra ở đâu, đối tượng nào, thì các nhà khoa học mới " đưa ống kính" hướng vào đó mà quan sát. Chứ không thể quan sát hiệu ứng vật lý đó ở ... quốc hội, hay là trong một hội thảo của các ... nhà văn được. Chẳng hạn như hiện tượng chuyển pha loại 1. Nó xảy ra khi tới một nhiệt độ xác định của vật đang quan sát, tại nhiệt độ chuyển pha, chất rắn chuyển thành chất lỏng, như băng tan chảy thành nước tại nhiệt độ 0 độ C. Vậy thì muốn xác định, hay quan sát hiệu ứng chuyển pha loại 1 này, rõ ràng người ta phải quan sát Băng ở nhiệt độ 0 độ C, chứ không thể quan sát cục gạch, hay tấm bê tông, cũng như cục băng ở nhiệt độ âm 20 độ C. Ở đây cũng vậy, hiện tượng ngoại cảm là tồn tại. Nhưng mà là tồn tai ở đâu để mà từ đó chúng ta có thể quan sát, nghiên cứu được nó. Đó mới là điều quan trọng. Và người ta bảo rằng, hình như nó thể hiện ở Bà Phan Thị Bích Hằng gì đó. Tất nhiên, có người kẻ chợ sẽ bảo rằng: Ồ đúng rồi, Bà Hằng có khả năng ngoại cảm. Nhưng có kẻ chợ khác lại bảo, không phải, Bà Hằng là cô Đồng. Kẻ chợ khác lại nói, chẳng phải, Bà Hằng là kẻ lừa đảo. Thậm chí lại còn nói như đinh đóng cột: "chính mắt tôi thấy mà" !!!. Rồi nhà khoa học thì nhã nhặn hơn: Cần phải xác minh khả năng của Chị Hằng thuộc về khả năng gì cái đã. Xem có phải là khả năng ngoại cảm hay không, khi đó mới kết luận được. Thế là bài toán của ông NQH xuất hiện, và để giải quyết bài toán đó, ông NQH mới đưa ra các phương pháp, đó chính là ba phép thử đơn giản mà ông ta đã trình bày. Cho nên cái việc ông NQH xác định khả năng ngoại cảm của Cô Hằng, không có nghĩa là ông ta phủ nhận sự tồn tại của khả năng ngoại cảm. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. anh viết: Hoàn toàn không phải thế. Ông NQH thừa nhận là có khả năng có hiện tượng ngoại cảm. Ông ta đặt hiện tượng ngoại cảm như là một trong các nguyên nhân trong tập hợp các nguyên nhân. Và vì thế, muốn chứng minh "hiện tượng PTBH" là hiện tượng ngoại cảm thì nhiệm vụ là phải loại trừ tất cả các nguyên nhân khác. Chỉ có thế thôi. Chứ ông ta không phủ nhận khả năng ngoại cảm. Phủ nhận đối tượng là không thừa nhận sự tồn tại của đối tượng đó. Nhưng ở đây ông NQH xác nhận sự tồn tại của nó như bao nhiêu hiện tượng khác làm nguyên nhân tạo ra khả năng của PTBH. Ông ta đặt nhiệm vụ, phải chứng minh cho được những hiện tượng như PTBH chính là khả năng ngoại cảm bằng việc phải tìm bằng chứng xác thực trên cơ sở loại trừ những nguyên nhân khác.Điều này giống như khi công an nói rằng trong nhà ông B nào đó có tài liệu phản động. Có nghĩa là tài liệu phản động đương nhiên là tồn tại. Nhưng những tài liệu đó có ở trong nhà ông B hay không ?. Muốn chứng minh nhà ông B có chứa chấp tài liệu đó thì đương nhiên phải lục soát nhà ông B ấy. Để làm gì ?. Để tìm cho ra tài liệu để chứng minh nghi ngờ của Công an là đúng. Công việc lục soát là cái việc loại trừ tất cả những nguyên nhân có thể gây nghi ngờ, vu cáo cho ông B. Ngộ nhỡ tìm không được, thì rõ ràng công an phải kết luận là tài liệu phản động thì tồn tại, nhưng ông B không chứa chấp nó. Hiện tượng PTBH cũng thế. Nói rằng PTBH thể hiện khả năng ngoại cảm thì phải chứng minh xác thực. Nếu sau khi thực nghiệm mà PTBH thể hiện ra một nguyên nhân khác, thì người ta sẽ kết luận: À thì ra là vậy, hiện tượng ngoại cảm vẫn tồn tại, nhưng không phải là tồn tại ở PTBH. Cái thể hiện ở PTBH là ở một dạng khác. Chẳng hạn như vậy. Tôi nghĩ, đến đây anh có thể hiểu được ý đúng của ông NQH. Ông NQH đặt vấn đề và các bài toán hoàn toàn đúng về nguyên tắc. Thân ái.
-
Thưa anh Thiên Sứ. Thì phải hiểu là một hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy thể hiện, chẳng hạn như ở Phan Thị Bích Hằng, thì không chỉ là do duy nhất bởi cái gọi là khả năng ngoại cảm, mà còn có thể có những khả năng khác, ví dụ như xem bói - tài như Quản Lộ, hay là lên đồng, ... Vì vậy ông ta - NQH - mới hỏi Tại sao lại cứ phải cho nó là ngoại cảm mà không phải là một khả năng nào khác, thậm chí NQH còn cho rằng, có thể lắm chứ, PTBH đã sử dụng CSDL nào đó rồi suy diễn ?. Vì thế mới nói như vậy, thực chất là yêu cầu trả lời cần phải chứng minh khả năng đó là khả năng ngoại cảm, không thể là cái khác được. Thân ái.
-
Thưa anh Thiên Sứ. Ông NQH không hề phủ định hiện tượng ngoại cảm, ông ấy chỉ đặt vấn đề kiểm tra tính hiện thực khách quan của hiện tượng ngoại cảm mà thôi. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Như anh đã cho rằng tác giả Ngô quang Hưng (viết tắt NQH) phủ nhận hiện tượng ngoại cảm để từ đó anh kết luận tác giả đó đã sai ngay từ khi đặt vấn đề, thì tôi cho rằng anh đã hiểu sai. Thật ra NQH không hề phủ nhận hiện tượng ngoại cảm, mà ông ta khẳng định là ông ta không biết về hiện tượng ngoại cảm. Khi ông ta viết: Hỏi, tức là trả lời. Bởi vì sóng điện từ là hiện thực khách quan, nhưng Aristotle đương nhiên là không biết. Khi không biết thì bất cứ người nào, hễ có tư duy khoa học thì phải tìm hiểu nó bằng nhiều phương pháp để minh thị nó có tồn tại hay không. Sau đó mới trả lời. Ý của ông NQH chắc chắn là ở chỗ đó, và vì vậy, ông ta mới đặt vấn đề đi tìm bằng chứng thực nghiệm xác nhận sự tồn tại của nó. Chính cái việc này đã đưa NQH tới ba phép thử, mà nhờ đó anh mới có nội dung để phản biện chúng. Do đó, việc anh muốn xuất phát từ chỗ NQH đặt sai vấn đề để từ đó phản biện ông ta là không hợp lý. Xem như cái phần đó không có mặt trong bài phản biện vừa rồi của anh vậy.Trong phần phản biện ba phép thử của NQH. Trước hết chúng ta cần phải xác thực rằng, ba phép thử ấy quá đơn giản. Đơn giản tới mức phi chuyên môn. Nghĩa là người không có tý chuyên môn nào về vấn đề ngoại cảm cũng có thể đưa ra được ba cái phép thử ấy. Chỉ cần ở họ có chút tư duy của một người học xong chương trình cao đẳng. Nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta thấy rằng hiện tượng ngoại cảm, nếu như có thật thì các nhà nghiên cứu cần phải cung cấp những thông tin mang tính chuyên môn tới công chúng, để công chúng có được nhữung hiểu biết sơ đẳng về hiện tượng này. Những kiến thức đó xem như là những kiến thức khoa học thường thức vậy. Khi anh viết, trong phép thử thứ nhất: Thì chúng ta cần phải xem xét vấn đề ở góc độ này. Bởi như NQH đã tự thừa nhận, không phủ định hiện tượng ngoại cảm, nhưng không biết gì về nó, chỉ yêu cầu nếu có tồn tại thì cần phải kiểm tra sự tồn tại của nó. Cho nên, theo những thông tin đa số quần chúng hiểu về ngoại cảm, thì người có khả năng đó là phi thường với những đặc trưng như: -Có khả năng nói chuyện được với người âm. -Có thể thấy được vong, nhìn vong mà biết mặt người. -Có thể trao đổi thông qua nói chuyện, nhìn thấy vượt không gian và thời gian. ..... Từ những hiểu biết đơn sơ ấy, đương nhiên không chỉ tác giả, mà đại đa số quần chúng đều có suy nghĩ rằng, bất kể Vong, nếu có thực, thì dù ở đâu, chết từ khi nào thì nhà ngoại cảm cũng đều có thể truy tầm ra được Vong đối tượng. Nhưng để tìm một Vong đối tượng trong một "biển" vô số những Vong là Vong, thời phải có một chỉ dấu để "lần tới" Vong đó. Đương nhiên, đối với tác giả, chỉ dấu đơn giản nhất đó là cái Tên. Khi đã truy ra têm của Vong, cho dù có tới vài chục Vong đồng tên, thì bằng việc "nhìn thấy" từng Vong một của nhà ngoại cảm, đương nhiên nhà ngoại cảm phải chỉ mặt đặt tên. Hơn nữa, một cái tên với đầy đủ tên họ, thì số Vong trùng tên họ chắc chắn không nhiều. Trong nhiều lần thử, chắc chắn nhà ngoại cảm sẽ gặp nhiều lần chỉ có một hay hai Vong có tên họ đó mà thôi. Với phép thử như vậy mà được lặp lại nhiều lần, thì có thể nói, độ khả tín về hiện tượng và khả năng ngoại cảm sẽ đạt được cao nhất, bởi nó loại trừ được nhiều nhất các khả năng sử dụng CSDL để suy diễn. Như vậy, phản biện của anh cho rằng do sự tồn tại nhiều Vong trùng tên khiến nhà ngoại cảm không thể tìm được Vong, không thể xác định được Vong. Điều này chỉ đúng khi, nhà ngoại cảm không có khả năng thu thập tên của vong, để tập hợp các Vong trùng tên. Nhà ngoại cảm cũng không có khả năng trò chuyện với Vong một cách rành mạch mà sự trao đổi này chỉ mang tính ước lệ, phần nhiều là mơ hồ nên mới xảy ra chuyện nhà ngoại cảm không thể thông qua đó mà xác định Vong nào là Vong thuộc đối tượng tìm kiếm. Như thế thực ra thì NQH không sai, mà anh cũng chẳng sai. Chỉ vì một bên cho rằng nhà ngoại cảm có những khả năng tuyệt với. Một bên còn cho rằng nhà ngoại cảm cũng có những giới hạn nhất định. Như vậy, để có được một phép thử chu đáo và thực tiến, rõ ràng là phải có ý kiến trực tiếp của nhà ngoại cảm, trình bày rõ về khả năng của mình. Trên cơ sở đó thiết lập những pháp thử sao cho đáp ứng được các điều iện của nhà ngoại cảm, đồng thời cũng đáp ứng được đòi hỏi của nhà thực nghiệm nhằm loại bỏ những suy diễn do sử dụng CSDL. Còn hai phương pháp sau của NQH, thực chất chỉ là sự bổ sung cho phép thử thứ nhất. Bởi vì khi cho một cái tên giả, nhưng lại cho rất nhiều thông tin về cá nhân người đã khuất, thì dễ dàng dùng thực nghiệm này để thực hiện phép chứng minh phản chứng. Đây là phép chứng minh rất đáng tin cậy trong khoa học. Còn phép thử thứ ba, nhằm lại trừ khu vực địa lý, cảnh quan có thể gợi ý cho nhà ngoại cảm sử dụng CSDL. Đây cũng là phép chứng minh loại suy, là một phép chứng minh rất mạnh trong khoa học khi mà ta muốn xác định rõ một đối tượng mà ta đang quan tâm. Tóm lại. Cả ba phép thử, nếu muốn tồn tại, thì ngay phép thử đầu tiên nhà ngoại cảm phải thực hiện được, với giả thiết rằng nhà ngoại cảm có thực những điều phi thường trên. Còn khi nhà ngoại cảm không có thì đương nhiên sẽ không còn là ngoại cảm nữa, hoặc những khả năng đó của nhà ngoại cảm cũng giới hạn. Khi khả năng của nhà ngoại cảm có giới hạn, trước hết phải có những thông tin giới hạn về khả năng của các nhà ngoại cảm cho công chúng rõ. Đó là trách nhiệm của nhà ngoại cảm và các cơ quan truyền thông cùng với trung tâm n/c tiềm năng con người. Khi không có nhữung thông tin đó, lỗi thuộc vè các nhà ngoại cảm và các cơ quan đó, chứ không phải là lỗi của công chúng. Khi đã biết rõ khả năng của nhà ngoại cảm, đương nhiên, chuyện thực nghiệm chứng minh, sẽ trở thành "truyện dài nhiều tập". Chỉ khi ấy, những phản biện của anh ở trên về ba phép thử mới có ý nghĩa. Cho đến bây giờ, ngay cả khi chuyện thực nghiệm chứng minh ngoại cảm đã là "truyện dài nhiều tập" thì nghi ngờ của ông NQH vẫn còn nguyên giá trị và đầy ý nghĩa. Muốn xóa hẳn nghi ngờ thì cần phải kết thúc câu chuyện "dài nhiều tập" và không còn con đường nào khác. Khi NQH viết: Thì không thể hiểu và đi đến kết luận: Như thế được. Thân ái.
-
Chào Bác LiemTrinh. vuivui tôi hiểu ý Bác. Nhưng ở đây lại hoàn toàn khác về bản chất. Thật vậy, bất kỳ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải "đi" trên hai chân. Đó là chân Lý Thuyết và chân Thực Nghiệm. Khuyết chân thực nghiệm, thì sự phát triển của chân lý thuyết sẽ sa vào hồ đồ, huyên thuyên, ... Khuyết chân lý thuyết thì sự phát triển của chân thực nghiệm sẽ bị phong tỏa, dần dà mà trở nên èo uột, không sức sống, sớm muộn gì cũng bị đào thải. Hai chân này hỗ trợ, bổ sung cho nhau mà phát triển, chứ không có sự thách đố của chân nọ đối với chân kia. Lĩnh vực tâm linh mà chúng ta đang nghiên cứu, thực chất mới chỉ đang đi trên một chân. đó là chân lý thuyết. Chân thực nghiệm thì có tồn tại - bởi sự chiêm nghiệm, ... nhưng hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu câu phát triển của lý thuyết, cũng như hoàn toàn chưa tương xứng với tầm vóc mà lý thuyết đã có. Có thể nói chân thục nghiệm thật là èo uột, thảm hại, chỉ mới bằng cách chiêm nghiệm mà tồn tại. Bởi vậy, kết quả của việc khuyết chân thực nghiệm đã được thấy rõ. Nay, tuy không, hay chưa có những phương pháp thực nghiệm hệ thống cho lý học đông phương, cũng như về tâm linh. Song chúng ta nên, hay cần có những nhu cầu cũng như một thói quen bắt buộc là phải tìm cách thực nghiệm những kiến thức và các nghiên cứu của chúng ta. Từ đơn giản đến phức tạp. Các phép thử của tác giả ngô quang Hưng, ở dạng đơn giản nhất là những phép thử như thế. Chúng ta nên xem xét. Với một ý thức xác thực các kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ có cơ sở để đi tìm và hoàn thiện, cũng như xây dựng lên những phương pháp thực nghiệm cho môn khoa học về tâm linh. Chúng ta hãy nghiêm túc xem xét nó. Tự nhiên sẽ thấy những giới hạn, sự sai sót hay khiên cưỡng cũng như ngộ nhận của chúng ta. Thân ái.
-
Thay vì chúng ta nói Sai một cách chung chung. Chúng ta hãy phân tích xem phương pháp thực nghiệm mà tác giả đưa ra: xem đúng sai thế nào ?. Một khi không bác được những phép thử này, thì những nghi ngờ của tác giả là hợp lý. Tổng quát hơn nữa, một khi có những phương pháp thực nghiệm xác minh còn tồn tại, nhưng nó đã không được dùng để xác thực thì những nghi ngờ hoàn toàn hợp lý. Và do đó, tính đúng đắn của vấn đề tâm linh đó hoàn toàn chưa thể đáng tin cậy, cho dù nó vẫn tồn tại. Thân ái.
-
1. Có bác hỏi tôi có tin vào “Linh Hồn” không. Hỏi vậy cũng như hỏi tôi có tin vào “Cambukachiraturukichemo” không. Tôi không hiểu cái từ đó nghĩa là gì. Làm cách nào để trực tiếp hay gián tiếp cân/đong/đo/đếm/cảm giác nó. Mô tả nó. Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào? 2. Một số bác cho các con số: 30-70% này, 1000 trường hợp tìm mộ này, v.v... rồi hỏi tại sao tôi lại không tin ngoại cảm. 2a. Thứ nhất, tôi không biết các con số đó ở đâu ra. Nguồn tin đó có đáng tin cậy không? Quá trình tìm kiếm lưu trữ dữ liệu thế nào? Có kiểm chứng độc lập không? Ví dụ nhé, trong một ngành quan trọng và liên quan đến sự sống chết như Y Khoa chẳng hạn, với các quá trình peer-review chặt chẽ, vậy mà dữ liệu còn *rất* đáng ngờ nữa là các anecdotal evidence như các bạn đã viết. Xem bài này chẳng hạn. Trong khoa học, để có thể chấp nhận được một kết quả mới, kết quả đó cần phải được lập đi lập lại, kiểm chứng độc lập bởi nhiều nhóm nghiên cứu trong một thời gian dài, quy trình tìm ra kết quả phải có peer-review cẩn thận … Cái quy trình ảnh hưởng cực lớn đến kết quả. Bác nào đã làm khoa học thực nghiệm rồi thì sẽ hiểu rất rõ điều này. 2b. Thứ hai, cứ giả sử như một nhà ngoại cảm nào đó tìm được 1000 ngôi mộ thật, thử DNA đúng 100% đi. Thì cái đó có phải là bằng chứng là người đó có khả năng ngoại cảm không? Tôi không biết. Không đủ thông tin. Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm? Có thể bà ấy có truy cập đến cơ sở dữ liệu (CSDL) của Quân Đội. Cho biết tên tuổi và binh đoàn của liệt sĩ, vào CSDL này tìm ra trận đánh, nghĩa trang, v.v... Dù thông tin trong CSDL không đầy đủ, tìm 10000 lần trúng 1000 lần cũng có thể chứ. Tại sao cứ phải là “ngoại cảm” (whatever that means!) Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test. Phép thử 1: cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng. Phép thử 2: cho một tên giả. Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt? Thực hiện blind-test mà thành công thì còn đáng tin hơn vạn lần cái con số 1000 các bạn cho ở trên. Lần lũ lụt vừa rồi là một blind-test tuyệt hảo, vì không có CSDL nào về vị trí xe buýt cả. (Nhưng mà hỏi 10 NNC thì thế nào cũng có một NNC đoán trúng nếu một vài người trong số họ dùng common sense!) Hoặc là, nộp đơn đáp ứng thách thức 1 triệu USD của James Randi. Vừa có tiếng (là NNC có thật), vừa có tiền (1 triệu đô). Việt Nam không độc quyền các nhà ngoại cảm. Tiếng Anh người ta gọi nó là extra-sensory perception. Bói toán, chiêm tinh, bẻ sắt bằng mắt, ma nhập, cầu hồn, UFO, người tuyết … vân vân trên thế giới đều có tất tần tật, và có rất nhiều người tin. Chưa có ai được 1 triệu đô của James Randi cả. Trong website của James Randi có kể lại rất nhiều các câu chuyện mà họ khám phá ra nguyên nhân của các hiện tượng “siêu nhiên” như thế nào, kể cả những hiện tượng siêu nhiên xảy ra … ngay trên TV truyền trực tiếp mà bà con tin sái cổ. Các bác cũng có thể đọc cái này từ quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF). Hay đọc tạp chí Skeptical Enquirer. 3. Tôi thấy một xã hội mà quá nhiều công việc hàng ngày phải liên hệ đến “ngoại cảm”, “bói toán”, “phong thủy” … là một xã hội không khỏe mạnh. “Lao Động” và “Sáng Tạo” đi đâu mất rồi? Bill Gates, Steve Jobs, Brin-Page, Zuckerberg … đã cách mạng hoá toàn bộ lịch sử nhân loại, thay đổi cách chúng ta sống, tư duy, và làm việc. Họ làm được điều đó là một phần nhờ công lao động sáng tạo ngày đêm bao nhiêu năm liền của họ và mấy trăm nghìn nhân viên phụ trợ. Trong khi đó, … Sĩ tử của chúng ta thì làm gì? Đi Văn Miếu lạy lạy lục lục. Doanh nhân chúng ta làm gì? Mở hàng xem ngày xem tháng, cúng vái cái tượng đất nung. Xây nhà thì xây méo xẹo để cho “đúng hướng”, bất kể sự vô lý và hao tổn về mặt xây dựng và kiến trúc. Lãnh đạo chịu trách nhiệm cứu hộ chúng ta làm gì? Gọi điện hỏi nhà ngoại cảm. (Tôi không có ý trách móc bất kỳ một cá nhân cụ thể nào; ở đây đang nói đến một hiện trạng chung.) Nó cho thấy một xã hội muốn “đi tắt đón đầu” (nhờ quỉ nhờ thần, vận mệnh may rủi), mà không tin vào khả năng lao động và sáng tạo của bản thân. Khi thất bại thì thay vì rút ra một bài học duy lý xem mình đã làm gì sai, thì lại đi đổ thừa ma ám, “khai trương sai ngày”, xây nhà không đúng hướng. 4. Tôi thật sự không có thù hằn gì với các giá trị do tôn giáo, sự duy tâm, hay việc nghiên cứu vận mệnh. Những gì còn có giá trị cho một ai đó thì còn tồn tại. Tuy nhiên, những điều này nên được dùng chính vào việc phát triển một tinh thần và thái độ sống thanh thản cho từng cá nhân (và có thể cho từng cộng đồng). Chúng rất không nên can thiệp vào những giao tiếp thường nhật của chúng ta với thế giới tự nhiên, và không nên can thiệp vào phương thức chúng ta cải thiện cuộc sống vật lý. Muốn làm được phi thuyền bay ra vũ trụ thì đừng đi hỏi cái tượng đất nung. Hãy lao động miệt mài bằng chính năng lực tự thân. ............. Nguồn: Ngô Quang Hưng Theo blog Khoa Học Máy Tính Dẫn từ Dân luận
-
Vứt tôn giáo ra thì đúng, nhưng bỏ đạo thì không được. Bởi bản chất của tôn giáo là tín ngưỡng, còn bản chất của đạo là đi tới cái thường hằng, là cái nền tảng giản dị nhất của thế giới. Không phải tất cả mọi khoa học đã và đang đi tìm cái giản dị nhất của chính minh đó sao ?. Trong thực tế, đáng tiếc là những môn phê phán, tiêu diệt tín ngưỡng lại là những môn tín ngưỡng nhất. Những người vô thần lại là những người lập tôn thuyết giáo mạnh mẽ nhất. Thân ái.
-
Cái này có trong nội dung của Đạo. nhưng cái này thì lại không đúng với cái lý của Đạo. Thân ái.
-
Nhưng CHÂN LÝ chỉ có thể đạt được trên NHỮNG CÁI CÓ THỂ, chứ không thể có được trên TẤT CẢ ĐỀU CÓ THỂ. Sự phân biệt những cái có thể trong tất cả mới là quan trọng, mới làm nên thực tại và khoa học. Đó là sự khác nhau giữa khoa học và phi khoa học hay ngộ nhận là khoa học. Thân ái.
-
Cám ơn anh Nhật Tâm đã đáp ứng. Trên tinh thần đóng góp xây dựng, Tôi xin lần lượt đề cập tới từng vấn đề một. Như anh đã nêu trong chủ đề Văn hiến Việt - cội nguồn lý học đông phương. Vậy xin hỏi anh, hai tiên đề mà anh nói tới trong đoạn trích trên là như thế nào ?. Có phải là : Thân ái.
-
Chào Nhật Tâm Không phải là có vui lòng chỉ bảo hay không, mà là lực bất tòng tâm. Sự bất lực này là do: -Thực sự lý học đông phương, mà cơ sở là lý âm dương, ngũ hành, khí, đạo rất khó truyền đạt. Tôi có một người bạn, gia đình có truyền thống nho học mấy đời. Bản thân kiến thức đông phương học cũng uyên thâm. Người đó có một cậu học trò nhỏ, mặc dù có thành tích cao và đã trưởng thành về tây học, song có ham thích lý học đông phương. Có thể nói, cậu ta thông minh đỉnh ngộ, có ngộ tính cao. Vậy mà một thời gian khá lâu, tôi và anh bạn đó cố gắng giảng giải. Công phu bỏ ra khó có thể cố gắng được hơn. Cho đến nay, về lý thì không thể chê, hay có thể tìm được lý do gì để chê, hay đánh giá thấp được. Nhưng thực thì không thể thỏa mãn được, nếu chỉ đứng ở góc độ như tây phương học, nghĩa là cho phép người học có khả năng độc lập tư duy, độc lập suy nghĩ và nghiên cứu. Lý học đông phương, xếp theo tầm. Thấp nhất là lý âm dương không phân biệt, tiếp theo là âm dương phân biệt rồi cao nhất là âm dương ngũ hành – phần dịch lý. Qua được phần dịch lý mới tới đạo học. Những môn như Dịch, Tử vi, Thái ất, ...là kết quả của những thành tựu âm dương ngũ hành ở tầng cao và đạo học. Cậu nhỏ đó, đến nay vẫn chưa qua nổi tầng âm dương không phân biệt. Tôi cũng chưa biết làm sao để có thể rút ngắn thời gian truyền đạt, đưa cậu ta đến với những tầng cao nhất để học được những môn như dịch, tử vi, ... Nên có thể hiểu được tìm truyền nhân trong đông phương lý học, thật khó. -Đông phương lý học có hai hướng tiếp cận. Hướng thứ nhất, và cũng là phổ biến nhất là nhận thức để ứng dụng. Như học dịch, tử vi, thái ất, phong thủy, ... học để mà ứng dụng, tuy khó khăn, khó hiểu nhưng số người theo đuổi được và thành tài không ít. Học để xem bói, giải quẻ chỉ là cái học của thường nhân. Phàm ai thích đều có thể học được. Hướng thứ hai là hướng mà rất ít người có thể theo đuổi. Đó là nghiên cứu về đông phương học, trên phương diện lý thuyết và chiêm nghiệm. Về phật pháp thì trở thành cao tăng đắc đạo, về đạo học thì thành chân nhân. Cho dù là như thế, ở họ, cũng chỉ đạt thành những giá trị về chiêm nghiệm, chứ về Lý học thì cả trăm ngàn người đắc đạo, cũng chẳng có mấy ai. Đây là cái lý do chân thực giải thích tại sao lý học đông phương khó phát triển như vậy. Chỉ cần một sai sót nhỏ về nhận thức cũng đã có thể kìm hãm sự phát triển tới hàng trăm năm. Chứ không phải là thất truyền. Nhưng người từng được xem là thánh nhân, cũng đã có những sai lầm về nhận thức lý học, như hiểu sai về âm dương, không hiểu về ngũ hành, ...Do không có thực nghiệm, mà chỉ có chiêm nghiệm. Thực nghiệm thì có thể phổ biến, cho nên tây học khả dĩ nhận thức và phát triển. Chiêm nghiệm thì mang tính cá nhân. Thành thử, sai lầm khó được nhận dạng và khắc phục. Đông phương học vì thế phát triển rất khó khăn. Đó là hiện tại, chỉ nói đến những khó khăn trực tiếp, chứ chưa nói đến những khó khăn cản trở do việc nhận thức sai lầm, khiến cho hàng bao nhiêu thế hệ mắc lỗi và phát triển sai lạc. Ngay giờ đây cũng đầy rẫy những cái hiểu ngây ngô, sai lạc về lý âm dương. Dù chỉ là ở tầng thấp nhất, cũng đã không có nhận thức đúng đắn, thì làm sao có thể vươn lên tầm cao hơn. Còn muốn nghiên cứu các thành quả của nó. Xin lỗi, hoàn toàn bất khả. Tây học, để vươn tới đỉnh cao, đòi hỏi phải đi từ thấp tới cao, từ nhỏ đến lớn, tích lũy kiến thức. Tạo nên "những con đường", hay vết hằn sâu trong tư duy. Nhưng ở đông phương học, người học muốn vươn tới đỉnh cao, lại đòi hỏi ngộ tính cao. Nhưng điều kiện ngộ tính cao, thì tư duy "phải như tờ giấy trắng". Như người đông phương thường nói. Tâm phải đạt tới cảnh giới của tĩnh lặng. Chỉ một câu nói, đã có nhiều người phải mất cả đời mới ngộ được nó. Chỉ một châm ngôn, nhiều thế hệ cũng chưa chắc đã thấu triệt. Nói chi đến cả một nền lý học. Cho nên, từ xưa tới nay, có ai dám nói là đã hiểu hết dịch – mới chỉ là dịch thôi. Không nói đâu xa. Một câu nói của Nhật Tâm, rằng, Tây học hay Lý học, cũng là Đạo cả. Sai một cách căn bản. Chỉ sai ở một từ thôi, mà hỏng hết cả một nhận thức. Tôi để rất lâu không vạch rõ, vậy mà Không có một ai chỉ cho Nhật Tâm cả. Nay nhân chuyện này mà nói rộng ra như vậy, để thấy cái khó. Như mình tự hào về tây học mà nếu vội "ưỡn ngực" xông pha vào đông phương lý học, thì nên cẩn thận. Nhưng kẻ mà đang được gọi là đông phương học gia, lại mon men vào tây học, cũng phải dè chừng, kẻo mà làm thằng ngố. Thế nên. Muốn cả Tây lẫn Đông, khó lắm thay. Nhưng không phải là không thể. Nên tôi nói, Nhật Tâm, với cái đà này, không sớm thì muộn cũng tẩu hỏa nhập ma. Thành thực khuyên Nhật Tâm, muốn học đông phương lý học, hãy học ở Chu Hy làm căn bản bước đầu. Tôi đã trao chìa khóa cho Nhật Tâm ở trên rồi. Nay đưa thêm cho Nhật Tâm cẩm nang. Nếu Nhật Tâm thực sự có thể nghiên cứu lý học, bằng tư duy tây phương mà không thể sử dụng được chìa khóa, không thể hiểu được cẩm nang. Thì không nên liều lĩnh. Cậu nhỏ mà Tôi dạy nắm bắt được chìa khóa và cẩm nang này rất nhanh đó. Cẩm nang: (Chú ý chữ màu xanh) Tây học và Lý học đều Có Đạo. Chứ không được nói, Tây học và Lý học đều là Đạo. Thân ái.
-
Nhật Tâm chưa hiểu về Đạo nên phát biểu như thế là sai đấy.Thân ái.
-
Kính chào các bạn quan tâm. Đáng lẽ ra bài này phải được viết từ ngay sau khi tôi phát hiện có hiện tượng sử dụng sai khái niệm Cận Biến Hóa. Tôi phát hiện ra điều này vào ngày mồng 1 hay mồng 2 gì đó của tháng 10. Nhưng vì quá bận rộn, cũng không quan tâm được liên tục sự kiện này nên để đến bây giờ mới viết. Có thể nói, về tính thời sự và những yêu cầu ký thuật của nó phục vụ cho sự kiện thì đã quá muộn. Có lẽ cũng không cần thiết phải nêu ra đây làm gì nữa. Nhưng về mặt học thuật thì nó vẫn giữ nguyên giá trị, ý nghĩa. Vì vậy hôm nay tôi vẫn viết ra đây, như một sự lưu ý cần thiết, mà nếu, trong học thuật, với những ai muốn sử dụng, đòi hỏi phải hiểu cho đúng ý nghĩa khoa học của nó. Lược lại những bài tôi đã viết trong chủ đề này, trước thời điểm 30/9. Có nghĩa là những bài viết đó của tôi, một khi hiểu đúng và áp dụng đúng đắn, nó có ý nghĩa phần nào, như một phương pháp giúp đỡ việc chứng minh Năng lực dị thường của anh Thiên sứ đến được với công chúng. Nhưng đáng tiếc, nó đã hoàn toàn không hiệu dụng. Chủ yếu là do nó đã không được hiểu chính xác của những người nên thực hiện nó, một khi đã công nhận nó. Như tôi đã nói, nếu những Thông báo về thời tiết trong suốt 7 ngày đầu tiên của đại lễ chỉ là Dự báo thì sẽ chẳng có việc dư luận phải ồn ào và có vẻ như rất bức xúc. Bởi lẽ, dự báo chỉ là dự báo, sẽ có đúng có sai. Một lần dự báo, dẫu có đúng tới 100% cũng không có ý nghĩa khẳng định về học thuật. Có nghĩa là, không thể chỉ bằng vào kết quả đó mà có thể chứng minh đầy đủ cho sự đúng đắn của một lý thuyết – theo đánh giá đầy đủ gọi là khoa học. Và dẫu có sai, dù là sai 100%, cũng chẳng có gì đáng để bị chê cười cả. Và suốt thời gian dự báo, dư luận sẽ không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi một kết quả thống kê suốt thời gian 7 ngày. Thế nhưng, sau khi bài viết yêu cầu làm rõ dự báo hay là ngăn mây đuổi mưa, độc giả đã nhận được câu trả lời minh bạch của anh Thiên sứ cũng như của các đồng nghiệp của anh. Rằng đó chỉ là những thông báo về thời tiết trong suốt 7 ngày đầu tiên của đại lễ. Nếu như thời tiết "hỗn", nghĩa là sẽ biến đổi không ứng với những thông báo trước đó, thì anh Thiên sứ sẽ sử dụng công năng đặc dị để buộc thời tiết phải thể hiện đúng như những gì anh Thiên sứ đã thông báo. Nên nhớ, Thông báo chứ không phải là Dự báo. Vì thế, khi không thấy sự thể hiện Phát công năng, thì đương nhiên, thông báo trên, dù có đúng với diễn biến thời tiết, cũng sẽ không có giá trị gì cả. Bởi vì, nó vốn không phải là dự báo. Và với tính chất của Thông báo, thì nội dung thông báo chỉ có giá trị khi mà chính anh Thiên sứ đã thực hiện công năng đặc dị ngăn mây đuổi mưa. Vì để đảm bảo thuận lợi cho anh Thiên sứ cùng đồng nghiệp, cũng như cho công luận, như tôi đã phân tích, anh Thiên sứ chỉ có thể phát công khi mà thời tiết có dấu hiểu chuyển biến không như nội dung thông báo cuả anh Thiên sứ. Thời điểm mà thời tiết có dấu hiệu chuyển biến không đúng như thông báo tôi gọi đó là Điểm Cận Biến Hóa. Việc tôi đề nghị sử dụng điểm cận biến có ý nghĩa về mặt khoa học thực nghiệm. Hay nói cách khác, nó có giá trị thực nghiệm, một giá trị khi mà thông qua nó, bản thân anh, đồng nghiệp cùng với công luận hoàn toàn có thể kiểm tra được độ tin cậy những gì mà anh thông báo và thực hiện. Nhưng đáng tiếc, nội dung của khái niệm điểm cận biến không có gì phức tập và khó hiểu, đã bị sử dụng không chính xác. Thể hiện rõ nhất khi có người đã gọi Nó là Hiệu Ứng Cận Biến Hóa. Cách gọi như thế hoàn toàn sai lạc bản chất của nó, vì thế sẽ không thể có được những sử dụng đúng đắn. Chúng ta đều biết cái gọi là hiệu ứng. Có rất nhiều loại hiệu ứng, như hiệu ứng trong vật lý chẳng hạn trong lý thuyết tán xạ thì có hiệu ứng Compton, trong quang điện thì có hiệu ứng quang điện – Einstein đã được giải Nobel vật lý khi giải thích bản chất của hiện tượng này, ... Cái gọi là hiệu ứng, đó là hiện tượng xảy ra có tính quy luật của một quá trình nào đó. Như ở trên, hiệu ứng quang điện là hiện tượng phát xạ electron từ bề mặt của kim loại nhất định khi có một chùm ánh sáng đủ mạnh chiếu lên nó. Hiệu ứng Compton xem như là bài toán ngược của bài toán hiệu ứng quang điện. Nêu ví dụ như thế để ta hiểu được cái gọi là hiệu ứng, từ đó có thể dễ dàng thấy rằng, điểm cận biến thời tiết hoàn toàn không có ý nghĩa của một hiệu ứng về thời tiết, mà nó chỉ là cái Thời điểm mà Thời tiết có dấu hiệu sẽ biến hóa bất thường. Vì thế, ở thời điểm này – điểm cận biến – thì thời tiết có trạng thái đặc trưng. Những đặc trưng này có những thể hiện, mà theo kinh nghiệm cha ông ta bao nhiêu đời cũng đã có những tích lũy phong phú. Chẳng hạn dấu hiệu: Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống – một dấu hiệu của thời tiết chuyển thành bão. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Kiến hay Mối không chịu ở trong tổ, bay ra hàng đàn là thời tiết động, báo hiệu có mưa lớn hay dông tố. ... còn rất nhiều nữa. Về mặt quan trắc khí tượng, ở những thời điểm này, những thông số về thời tiết như mật độ mây, độ ẩm, khí áp, hướng gió và tốc độ gió đều có những biến đổi bất thường mà nếu xét theo topo thì ở đó xuất hiện những đứt gãy, hay là biến đổi phi tuyến. Điều này, những người làm công tác khí tượng đều hiểu rất rõ. Làm lâu năm thì càng có kinh nghiệm dự báo tìm được những điểm này. Một khi những điểm này được phát hiện sớm và chính xác thì dự báo thời tiết càng chính xác. Về lý thuyết, cho dù dự báo bằng bất cứ phương pháp nào, tâm linh, cảm ứng, hay đo đạc hiện đại, cũng như qua quan sát cảm ứng của động thực vật thì muốn dự báo được, bắt buộc phải thấy được điểm cận biến. Vâng, điểm cận biến chứ không phải là hiệu ứng cận biến hóa. Nếu không thấy được những điểm cận biến thì không thể nào có được một dự báo đáng tin. Điều này là lẽ tự nhiên, mặc nhiên đúng. Bởi vì thế, như đã nói, anh Thiên sứ chỉ có thể phát công ở thời điểm cận biến, chứ không thể phát công liên tục từ đêm 30/9 rạng ngày 1/10 cho đến hết ngày 7/10 để bảo đảm thời tiết đúng như anh thông báo, vì lý do năng lượng, cũng như do như cầu sinh hoạt – ăn uống, vân vân và vân vân. Nhưng muốn phát công ở điểm cận biến, bắt buộc anh phải thấy được điểm cận biến. Như anh đã thừa nhận điều này, và có để nghị sử dụng ngay cả những dự báo của các nguồn dự báo khác. Về lý thuyết, tôi hoàn toàn không phản đối việc tham khảo thêm các nguồn dự báo khác để nhận biết cái điểm này. Nhưng khi đã nói tới Hiệu ứng cận biến hóa thì tôi hiểu rằng không thể có sự áp dụng đúng đắn theo tiêu chuẩn khoa học được. Bởi vì,đó là hiểu sai và như đã nói, đúng theo tiêu chuẩn khoa học buộc anh phải có những miêu tả cụ thể trạng thái điểm cận biến của thời tiết. Theo đó những thông số anh phải có: Tọa độ và hướng xảy ra điểm cận biến, mật độ mây tại vị trí đó, khí áp và độ ẩm cũng như tốc độ gió. Từ những điều kiện này, anh sẽ phải thông báo hướng biến hóa như mật độ mây sẽ tăng trưởng thế nào, tốc độ gió biến đổi ra sao để trở thành mây mưa ở cấp độ bao nhiêu. Và khi anh phát công ngăn chặn thì sau bao lâu thời tiết phải trở lại bình thường đúng như với thông báo. Khi đó có hiện tượng, mây bị xua đi thì mây sẽ đi đâu. Một người có năng lực điều hành thời tiết, tất yếu phải hiểu và biết được những điều căn bản đó. Khi tiến hành công tác đó. Để đảm bảo tính khoa học, bắt buộc phải có những ghi chép thành biểu bảng để có thể theo dõi, quan trắc và trên cơ sở đó, bất cứ ai cũng có thể thấy rõ, tự quan trắc cũng như tự dự báo được biến chuyển của thời tiết ở vùng gần khi anh phát công năng. Điều này làm tôi nhớ lại, dù chuyên ngành tôi không phải là khí tượng học. Nhưng hơn 30 năm trước, khi tôi cộng tác với nha khí tượng trong công tác nghiên cứu. Bản thân tôi, trong một thời gian ngắn – cớ 6 tháng – đã phải ghi chép số liệu quan trắc với một số lượng rất lớn, để mà khi thống kê lập thành biểu bảng thì đã có số lượng số liệu dày tới mấy ngàn trang giấy khổ A4. Vậy mà khi báo cáo kết quả, cũng chỉ khiêm tốn cho ra những kết luận vẻn vẹn trong vài câu chữ mà thôi. Quan trắc khí tượng vất vả lắm. Nhưng dự báo thời tiết mà theo các phương pháp đông phương thì đơn giản, mộc mạc và cũng chính xác. Có điều thay vào đó là những kinh nghiệm hàng bao đời. Nếu dùng lý học thì có thể ngắn gọn hơn, song việc mô tả điểm cận biến thì không thể đơn giản hơn, vì vẫn phải dự báo về điểm cận biến, do đó mà phải có số liệu về nó. Không thể tránh được. Do đó, tập các số liệu này, khi lập thành hệ thống, để có thể dùng chúng như là những minh chứng khoa học, thì dung lượng của chúng cũng rất đồ sộ. Nói như thế để thấy rằng, dù vừa qua anh đã cố gắng tìm điểm cận biến, nhưng thực thì cũng chưa chứng minh được điều gì. Bởi vì bản chất của điểm cận biện là tường minh, trong khi những thông báo của anh về điểm cận biến hoàn toàn mơ hồ. Không thỏa được các tiêu chí về thông số để có thể quan trắc được. Do vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng, như đã nói, nếu là dự báo thì dự báo không có giá trị, khi anh nói rằng anh sẽ có can thiệp đuổi mây mưa. Còn như thông báo, thì vì anh không có những thể hiện rõ ràng về điểm cận biến, có nghĩa là anh đã chưa thể chứng minh được anh có sử dụng công năng để hô phong hoán vũ. Vì thế, thông báo của anh cũng mất đi ý nghĩa và giá trị của nó. Vụ việc đã qua. Thực tế nó cũng chẳng có gì đáng phải ồn ào, giật gân. Nhưng theo tôi, nó có một giá trị vô giá, đó là việc chúng ta rút ra kinh nghiệm. Chúng ta có một phương pháp khoa học để chứng minh Công năng của anh, một khi có thực, để mọi người buộc phải thừa nhận. Tương lai, anh có vô vàn cơ hội để minh chứng điều này. Vì nắng mưa là chuyện thường ngày ở huyện. Điểm cận biến xảy ra liên tục, nhất là hiện nay, khí hậu toàn cầu biến đổi mạnh. Ghi nhận của tất cả các đài khí tượng cũng như thiên văn đều cho thấy những biểu hiện bất thường của thời tiết rất đáng lo ngại và thường xuyên. Trong hoàn cảnh ấy, đối với cuộc sống yên bình thì nó là nỗi lo của hàng tỷ người trên trái đất. Nhưng sẽ vô cùng thuận lợi đối với anh trong việc chứng minh rõ ràng năng lực của mình. Một khi anh làm được điều này, thì không quan trọng là anh có công năng thực hay không, nguyên công việc chứng minh tính thực tiễn đó, xét về mặt khoa học, công trình đó đã xứng đáng tầm vóc lớn lắm đó anh (bởi vì khi xử lý số liệu, đã phải dùng đến nhữung công cụ toán cao cấp lắm đó anh). Bỏ lại những chuyện đã qua đằng sau lưng đi anh. Hãy hướng tới tương lai và tiến lên phía trước. Một khi anh còn lòng tin ở chính mình và còn muốn chứng minh rằng việc hô phong hoán vũ là sự thật. Tôi nhớ mang máng rằng, cách đây mấy năm khi anh có đưa lá số của anh ra nhờ mọi người luận giải. Khi ấy, diễn đàn LHDP của anh chưa ra đời, anh cũng chưa bước vào đại vận hiện hành. Ngày đó anh còn đang vật lộn với những ý tưởng mới, những nghiên cứu mới. Tôi có đoán cho anh rằng sau vài ba năm anh sẽ có những thành tựu nhất định. Nhưng khi ấy, tôi có thấy mệnh có lộc, nên lo ngại rằng, ở mức độ vừa phải thì có tiếng tăm, có những thành công. Nhưng Cự Lộc vốn là cách gì thì anh biết rôi "như ném kiếm lên sao đẩu, sao ngưu vậy". Mà Cự môn của anh vốn là hãm địa, khi bất thành, đó là tai tiếng đó anh. Tôi không nhớ kỹ lắm, cũng không tìm lại được những lời đoán đó nó nằm ở đâu. Nhưng tôi vẫn nhớ là tôi có đoán, và lời đoán có nội dung khái lược như vậy. Anh có thể tìm lại xem như là một lời để tham khảo và với phương pháp cận biến như tôi đã trình bày với anh, anh có thể bổ túc cho các nghiên cứu của mình để cho năng lực của anh được thể hiện một cách tường minh và chắc chắn. Chứ không như ném kiếm lên sao ngưu sao đẩu !. Chúc anh thành tựu. Thân ái.
- 328 trả lời
-
14
-
Cám ơn anh. Nhưng xin anh lưu ý cho là để có thể chứng minh được rằng đúng là anh và các đồng sự đã có tác động hô phong hoán vũ như tôi đã nói ở trên. Nhằm mục đích này, chỉ có một cách như tôi đã nói, anh nên thông tin trước về ĐIỂM CẬN BIẾN HÓA trước ngày bắt đầu đại lễ. có như thế thì các nhà khoa học và công chúng mới có thể theo dõi, giống như cái việc anh tiên đoán hào quang và mọi người có thể chụp được ảnh vậy. Cần phải nói rõ trước, chứ không phải là hết 7 ngày đại lễ rồi mới nói. Như thế thì không có giá trị.Khi thông tin về ĐIỂM CẬN BIẾN HÓA, cần có những thông tin sau, mới có giá trị theo dõi và nghiên cứu: -Địa điểm trên bầu trời xuất hiện dấu hiệu biến hóa bất thường của thời tiết. Vị Trí và Phương hướng. -Trạng thái mây, hướng gió và cấp độ gió khi có bất thường. Mọi người quan tâm sẽ có thể chụp được ảnh để minh xác những điều anh nói. Như thế anh không cần phải trình bày gì nhiều. Những bức ảnh và sự chứng kiến của nhiều người - tất nhiên trong đó sẽ có nhiều nhà khoa học - sẽ minh chứng tính khoa học, sự đúng đắn của anh và các đồng sự. Hy vọng anh hiểu rõ ý của Tôi. Một khi anh thực hiện được. Đó chính là khoa học. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Cám ơn anh đã trả lời sớm. Như vậy Tôi có thể hiểu như thế này. Đầu tiên là anh trả lời bài viết gần đây nhất của tôi. Sau bài viết của anh, một hội viên tên Nick là Thế Trung đã "diễn dịch" ý tứ bài trả lời của anh và đưa ra một ví dụ khá cụ thể để nói lên cái hình thức vận động của anh và của nhóm học trò của anh trong việc ngăn mây đuổi mưa để thực hiện mục tiêu dự báo - tôi viết vậy đúng chứ anh ?. Sau nữa được một hội viên nữa tán thưởng bài diễn dịch của Thế Trung. Sau nữa là một bài viết của một hội viên có Nick tên là Crescent trình bày nội dung bài trả lời của anh dưới dạng cụ thể, nhằm trả lời câu hỏi mà tôi đã đặt ra. Cuối cùng đã được anh xác nhận những trả lời đó là rõ ràng, và đúng ý anh !. Lưu ý với các bạn quan tâm. Những bài viết đó đã trả lời rõ ràng và đúng ý anh Thiên sứ - như anh đã xác nhận !. Nay, Tôi viết lại nội dung trả lời của anh cho cô đọng, rõ ràng, để bạn đọc dễ theo dõi và biện luận. Câu hỏi: 7 ngày đại lễ, thời tiết ra sao ?. Anh Thiên Sứ trả lời: Trong phạm vi bán kính 75 km lấy tâm là hồ gươm Hà nội. Thời tiết trong suôt 7 ngày đại lễ, ban ngày trời nắng đẹp, ban đêm trời mát, thỉnh thoảng có mây, có nơi có mưa nhẹ. Có khoảng khắc xuất hiện vầng hào quang về ban ngày trong thời gian của 7 ngày đại lễ, có khả năng chụp ảnh được. Nếu trong thời gian 7 ngày đại lễ mà thời tiết có diễn biến bất thường, không theo như dự báo của anh, thì anh sẽ cùng đồng sự tiến hành ngăn mây đuổi mưa, hô phong hoán vũ điều hành thời tiết theo đúng ý muốn của anh như anh đã dự báo. Xin hỏi, các bạn đọc đã có thể hiểu chưa vậy ?. Tôi xem đây là câu trả lời chính thức của anh !. Bây giờ xin có ý kiến nhỏ thế này. Với một câu trả lời như thế, về nội dung là mang tính tích cực, khách quan. Thật vậy, chúng ta có thể thấy ngay rằng, đó là nội dung của một thông báo. Vâng, thông báo chứ không phải là dự báo. Thông báo rằng, trong phạm vi bán kính 75 km phủ diện tích Hà nội, nơi diễn ra đai lễ, suốt 7 ngày trời không mưa, gió nhẹ, ban ngày trời nắng đẹp, ... Xin lưu ý cho rõ, đấy là Thông Báo, chứ không phải Dự báo. Tính tích cực là ở chỗ đó. Trong thời gian 7 ngày đại lễ, nếu như thời tiết có điều gì bất thường không đúng như với thông báo - rất khách quan - thì lúc đó thầy trò anh Thiên Sứ mới ra tay, để ép trời đất phải theo ý muốn của cá nhân anh Thiên Sứ cho đúng với nội dung anh đã thông báo trước đó. Ở đây, anh Thiên Sứ và các Đồng sự đã có một hành động khác thường là Dùng Công Năng Đặc Biệt để buộc trời đất phải vận động theo ý muốn cá nhân. Dư luận ồn ào là vì lẽ này, và chỉ có thế thôi. Bản chất của hành động này là gì ?. Rõ ràng, đây là hành động Hô Phong Hoán Vũ. Nhưng việc hô phong hoán vũ này không phải là Thích Thì Làm, mà là Bị Buộc phải làm để cho đúng với cái Thông Báo mà anh đã đưa ra. Bằng lý lẽ này, anh và các đồng sự có quyền từ chối mọi yêu cầu làm thí nghiệm ?. Về lý, đương nhiên, vì anh và các đồng sự chỉ là bị ép buộc phải làm khi thời tiết hỗn. Về quyền, thì đó là quyền cá nhân, không ai ép buộc được cả, vì đó là quyền tự do cá nhân. Nhưng về mặt Khoa Học và Công luận ?!. -Về mặt khoa học. Đây là một dự báo và hành động không có ý nghĩa. Thật vậy. Dự báo có nội dung như vậy là một thông tin mang tính chủ quan. Cho dù nói rằng đã dùng phương pháp dự báo nào đi nữa cũng không đúng với bản chất dự báo. Một khi đã dự báo thì chỉ có đúng hoặc sai. khi sai mà tìm cách tác động để sửa sai thì không còn là dự báo nữa, và do đó việc tuyên bố dùng một phương pháp nào đó để dự báo, thực chất là sự ngụy biện, biện bạch. Khi thông tin dự báo có thể đúng mà lại sắp sẵn một phương pháp để sửa sai, thì cho dù thông tin dự báo có đúng đi chăng nữa thì tính có phương pháp dự báo đã không không còn là phương pháp dự báo khoa học nữa, mà đó là nói mò. Do đó, mọi lý thuyết trên nó đều là giả tạo. -Về công luận. Một khi tính khoa học đã như vậy thì đó thực là sự đánh lừa dư luận. Nó chỉ được chấp nhận một khi phải minh bạch thừa nhận rằng: ĐÂY CHỈ LÀ MỘT THÔNG BÁO. Chứ không phải là dự báo. Như thế, đã là thông báo thì không mang tính khoa học mà mang tính chủ quan, nội dung thông báo này, cả về mặt khoa học lẫn công luận, không có ý nghĩa gì. Rút cục chỉ còn là Hành động có thể xảy ra khi mà thực hiện Hô Phong Hoán Vũ !!!. Nhưng việc hô phong hoán vũ, ngăn mây đuổi mưa. Tác giả không đáp ứng yêu cầu thực nghiệm. Như thế, chỉ còn có một cách để kiểm chứng. -Nếu thông báo tự nhiên đúng. Giá trị của thông báo, như đã nói, không thể trở thành một dự báo. vì vậy nó chẳng có ý nghĩa gì đối với khoa học. Công luận cũng đã biết đó chỉ là một thông báo mang tính chất nói mò. Tóm lại, hoàn toàn không có ý nghĩa gì !!! -Néu thông báo bị sai lệch, tất yếu anh Thiên Sứ và đồng sự buộc phải thực hiện việc ngăn mây đuổi mưa như đã chỉ rõ ở trên. Khi ấy sẽ xảy ra những tình huống như sau: *Anh Thiên sứ liên tục thực hiện phát công năng để ngăn mây đuổi mưa từ xa, cho dù thời tiết chưa có dấu hiệu bất thường. **Anh Thiên sứ chỉ có thực hiện ngăn mây đuổi mưa khi thời tiết có dấu hiệu biến hóa bất thường. ***Anh Thiên sứ thực hiện ngăn mây đuổi mưa khi thời tiết đã có biến hóa khác với nội dung thông báo. Trong ba khả năng này, chúng ta loại khả năng thứ ba. Bởi vì như anh ấy đã nói, anh không thể ngăn được mưa khi trời đang mưa. Khả năng thứ hai thì tương đối mạo hiểm, bởi vì phải thực hiện việc phát công năng đúng lúc, đúng thời điểm, vì nếu chậm một chút là sẽ quá muộn, rơi vào khả năng thứ ba. Khi đó sẽ thất bại. Vì thế, theo lý anh Thiên sứ sẽ phải lựa chọn khả năng thứ nhất. Nhưng khả năng thứ nhất sẽ rơi vào tình huống, anh ấy sẽ liên tục phát công năng đặc biệt trong một thời gian dài ngay cả khi thời tiết chưa có biến hóa gì. Có thể nói, về lý thuyết và thực tiễn, điều này là bất khả. Bởi vì không một ai có thể liên tục phát công liên tục với thời gian dài như vậy, ngoại trừ người đó đã có khả năng tiếp thu trực tiếp năng lực của vũ trụ, chuyển hóa năng lượng vũ trục phát động vào việc ngăn mây đuổi mưa. Đó là một công lực siêu phàm. Một khi đã có đủ công lực như vậy, không thể nào lại không dám chấp nhận làm thí nghiệm, không thể nào có chuyện lo lắng thí nghiệm có thể thất bại. Đã là một siêu nhân, sự từ chối thí nghiệm là một việc không thuyết phục được công luận, và không có tính khoa học. Như thế, chỉ có thể quay trở lại khả năng thứ hai. Buộc anh Thiên sứ và đồng sự phải chọn thời điểm phát công. Khi ấy anh Thiên sứ có thể thất bại như anh ấy đã nói trước. Có lẽ cũng vì vậy mà anh ấy và đồng sự cần bí mật địa điểm cũng như thới gian phát công năng chăng ?. Bằng vào sự lựa chọn như vậy, anh Thiên sứ cùng đồng sự phải có phương pháp hay cách nào đó để biết được thời điểm thời tiết trước khi biến hóa, mà ta có thể gọi là ĐIỂM CẬN BIẾN HÓA. Bởi vậy, anh Thiên sứ và đồng sự, với trách nhiệm khoa học và với công luận, vẫn có thể giữ bí mật địa điểm và thời gian phát công. Nhưng hoàn toàn nên thông báo cái điểm cận biến hóa này, và mô tả trạng thái thời tiết ở cái điểm cận biến hóa đó để dư luận và các nhà khoa học quan tâm tiện theo dõi. Cũng cần mô tả trạng thái biến hóa của thời tiết ở cái điểm cận biến hóa đó. Chỉ có thể như vậy. Anh Thiên sứ có thể minh bạch được không ? Chúc anh thành tựu. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến.Cám ơn anh đã có đáp ứng vì bài viết của tôi. Hôm nay mới vào đọc, chủ để đã trôi qua mây trang, thành ra bài viết của tôi và anh có khi đã trở thành "chuyện của ngày xưa". Nhưng đọc toàn bộ bài viết của anh, tôi vẫn áy náy cho bạn đọc và những người quan tâm đến sự kiện này. Bởi vì, thực sự, nếu cần một câu trả lời rõ ràng. Dự báo hay là công năng đặc biệt có thể ngăn mây đuổi mưa ? thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Thật vậy, với nội dung bài viết đáp ứng của anh. Cố gắng hiểu, thì có thể hiểu rằng anh có ý giới thiệu một mối liên hệ giưa ý thức với vận động của giới tự nhiên, mà trong đó ý thức con người có "quyền năng" chủ động tác động. Thể hiện qua những phương pháp mà người xưa gọi là CẦU ĐẢO - chẳng hạn. Như thế, với sự giới thiệu này, người quan tâm có thể hiểu được rằng, anh có ý thức hô phong hoán vũ !. Và bằng cách giới thiệu những thông tin mang tính chất truyền thuyết, anh muốn minh giới với công chúng rằng nếu như anh thực hiện hô phong hoán vũ, cũng không nên ngạc nhiên ?. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó, chắc ngừoi đọc hay công chúng không có gì thắc mắc. bởi mọi người cũng sẽ tự giới hạn trí tưởng tượng của mình bới cái giới hạn mang tính TRUYỀN THUYẾT. Khi ấy, anh muốn làm gì thì làm, đó là việc của anh. Tự nhiên, chắc chắn dư luận cũng không đến nỗi ồn ào như thế này. Điểm thứ hai, anh có giới thiệu phần Dự Báo. Chắc cũng có ý cho rằng, bằng những thành tích dự báo từ trước đến nay, thì thông tin anh đưa ra trong suốt 7 ngày đại lễ trời không mưa, nắng đẹp, lại có hiện tượng vầng quang sáng gì đó cũng mang tính DỰ BÁO. Tất nhiên, nếu chỉ là dự báo thì mọi người cũng sẽ yên trí chờ qua 7 ngày đại lễ. Song nếu đọc mỗi phần, chúng ta đều có cảm giác là anh đã trả lời gần như rõ ràng. Nhưng đọc toàn bài của anh thì tôi tin rằng không một ai có thể khẳng định, vậy anh Dự Báo hay là Dùng Công Năng Đặc Biệt Ngăn Mây Đuổi Mưa ?. Vẫn có thể hiểu theo một cách thứ ba là anh sẽ dùng công năng đặc biệt để ngăn mây đuổi mưa và vì thế anh đã thông báo trước cho công chúng biết thông tin, hay nói đúng ra là kết quả của công việc anh thực hiện. Với cách viết của anh, Tôi cho rằng chỉ có thể hiểu theo cách thứ ba này !. Bây giờ Tôi xin nhắc lại: Anh muốn thông báo với công chúng về thời tiết Hà Nội trong 7 ngày đại lễ, ban ngày trời nắng đẹp, không mưa và xuất hiện hào quang gì đó. Đây là kết quả của việc anh dùng công năng đặc biệt để ngăn mây, đuổi mưa hay nói cách khác là anh điều khiển được thời tiết Hà Nội theo ý muốn trong suốt 7 ngày liên tục. Với cách thông báo như thế này, công chúng hiểu anh dùng công năng đặc biệt ngăn mây đuổi mưa không sai, mà anh muốn nói lại rằng anh chỉ dự báo cũng khó mà bắt bẻ anh được. Phải vậy không ?. Thực sự mà nói, khi tôi đặt mình ở vị trí của anh, một khi tôi thông báo như vậy, thật sự là lưỡng toàn. Tiến dễ lui cũng an toàn. Đứng ở góc độ này, nếu chính là tôi, tôi cũng đã đưa công luận được tới ngõ cụt. bị Hố To với Tôi. Bởi vì thật sự, việc công luận lên tiếng mạnh mẽ thật sự là Đấm vào Bị Bông. Vì thế, nếu tôi đặt mình vào vị trí công luận, Tôi sẽ im lặng. Chuyện này chẳng có gì đáng phải bận tâm cả. Vì thực sự nó chẳng có ý nghĩa gì. Cả về mặt khoa học cũng như về mặt thần bí. Hôm nay là ngày 24/09. Còn gần 1 tuần nữa mới bắt đầu ngày đại lễ ngàn năm, việc chị Hằng tiên đoán có tai họa xảy ra tại cầu Thăng Long, ít nhất về mặt khoa học cũng đã có những dấu hiệu quan sát thực nghiệm chứng minh rồi. Và chị ấy tuyên bố cũng rất thẳng thắn. Đúng là đúng, sai là sai. Tôi nghĩ, thông tin của anh vẫn còn thời gian để minh định rõ ràng: Dực Báo hay là Ngăn Mây Đuổi Mưa ?. Chỉ có thể Hoặc là Ngăn Mây đuổi mưa thì thông tin 7 ngày không mưa là kết quả của công năng đặc biệt của anh, hoặc là không có việc dùng công năng đặc biệt, mà thông tin 7 ngày không mưa, đơn thuần chỉ là dự báo. Cái Cần Rõ Ràng là ở Chỗ đó. Chỉ khi phân định rõ ràng vấn đề này, thì mới nói chuyện được khoa học hay không khoa học, tâm linh hay không tâm linh. Cho dù thần thần bí bí thì cũng vẫn cứ phải được phân biệt rõ ràng. Nếu không, vấn đề này sẽ bị biến thành vấn đề thủ thuật trình bày thông tin, như là một cách nói úp úp mở mở sao cho khéo để hướng dẫn công luận theo ý muốn của mình mà thôi. Hy vọng anh có thể giúp cho vấn đề được sáng tỏ. Chúc anh thành tựu. Thân ái. Anh Vũ Long à. Đừng đụng chạm đến chuyện chính trị, triết học ở đây. Không phù hợp đâu. Hy vọng anh hiểu sự chân thành này của tôi. Thân ái.
-
Vậy Nhật Tâm mới 28 tuổi thôi à ?. Hậu sinh khả úy. Tôi không nói Nhật Tâm đã hiểu được Thái cực, mà là nói Nhật Tâm đã có một khởi đầu hiểu về Thái cực một cách đúng đắn. Tuy nhiên, từ đây để mà hiểu được Thái cực. Đường còn xa vạn dặm. Hiểu được Đạo nữa, thì còn xa gấp nhiều lần cái vạn dặm nữa. Đây, Tôi nói một cách hình tượng, để dễ hình dung ra cái Đích nó xa diệu vợi thế nào !. Chứ không phải vạn dặm là bằng 10 ngàn dặm độ đo đâu nhé. Hiểu được như thế, đã là quý rồi, lại ở tuổi như thế, còn quý hơn rất nhiều. Nhưng theo tôi, cứ với cái lối học và nghiên cứu mà Nhật Tâm đã thể hiện, e rằng tẩu hỏa nhập ma mất. Thân tặng Nhật Tâm chìa khóa Lý học đông phương. Đạo: Là điểm tựa của Vũ Trụ, là chỗ Dựa của kiếp nhân sinh. Thái cực và âm dương: Trí cao tới đâu thì hiểu được tới đó. Nên nhớ, đây không phải là định nghĩa. Đó là chìa khóa. Không nắm được nó, muôn đời không hiểu nổi Lý học đông phương. Nắm được nó, kể như đã đặt được một bàn chân lên ngưỡng cửa lý học đông phương. Thân ái.
-
Bấy lâu nay thờ ơ với chuyện nước nhà. Tình cờ vào đây, chuyện anh Thiên Sứ ngăn mây đuổi mưa tự nhiên trở thành Hot, mà cực hot mới lạ chứ. Thực ra chuyện cs gì đâu. Khán thính giả, công luận có lẽ hiểu nhâm chăng ?. Anh Thiên Sứ dùng công năng đặc dị ngăn mây đuổi mưa tron suốt 7 ngày đại lễ hay là dự đoán trong thời gian 7 ngày diễn ra đại lễ, Hà nội có thời tiết đẹp, ban ngày không mưa ?. Cái chuyện này phải hiểu cho thực rõ ràng, không thể nhầm lẫn được. Nay công luận có chiều hướng hiểu sai, hay là đúng, thời chỉ cần an Thiê Sứ có sự đinh chính rõ ràng trên phương tiện truyền thông, báo chí, nói rõ ràng, mạch lạc. Cho thật chính xác. Sự đính chính này càng sớm càng tôt. cần thực hiện trước ngày bắt đầu đại lễ. Nếu anh Thien Sứ tuyên bố lại, chính xác là dùng công năng đặc dị để ngăn mây, đổi mưa thì đương nhiên dư luận ồn ào là đúng. Và một khi dã là khoa hoc, thì ý kiến của những nhà khoa học đã nêu là hoàn toàn hợp lý. Sự kiểm tra, hay thao tác thực nghiệm trên thực tế rõ ràng là việc cần phải làm. Nếu anh Thiên Sứ tuyên bó là chỉ dự báo. Thì đơn giản, chỉ cần chờ qua 7 ngày. Có vậy thôi. Song cần nhớ rằn, việc dự báo, nếu sai, chẳng có gì để nói. Nhưng nếu đúng, cũng không có nghĩa chắc chắn rằng việc dự báo đó là chính xác, bởi vì ta vẫn không loại trừ được cái gọi là xác xuất ngẫu nhiên đúng. Chúng ta cần nhớ điều này. Cần phải có cái nhìn khoa học cho một vấn đề mà chúng ta đang cố gắng trang bị cho chúng phép biện chứng khoa học. Thân ái.