vuivui

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    323
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by vuivui

  1. Chào Vinh. Không !. Đạo là cái Có, thường hằng. Xin đọc lại phần Tôi viết, cũng trong chủ đề này về Khí và nguyên lý Tối hậu của Chu Hy thì sẽ rõ.Chào Votruoc. Chúng ta lại tiếp tục nhé. Xin cho một vài ví dụ !!!.Đầy đủ hơn, thì là tôi đã viết như sau: Như thế là Votruoc không hiểu ý của Tôi rồi. Tôi biết chứ, Tôi đã biết – tuy không đọc các tác phẩm đã thành sách của anh Thiên Sứ,. Nhưng các Bài viết và tranh luận trên các diễn đàn lý số tư mấy năm nay, thì Tôi có đọc. Tất nhiên là Tôi đã biết anh ấy nêu những vấn nạn gì rồi. Song ở đây, Tôi và Votruoc trao đổi với nhau, vì vậy, cái Tôi muốn nói là chính ý kiến của Votruoc, chứ không phải là ý kiến của anh Thiên Sứ. Mặc dù Votruoc có nói rằng, Votruoc cũng đồng tình với những vấn đề mà anh Thiên Sứ đã nêu. Bởi vì rằng, khi anh Thiên Sứ có nêu vấn đề, thì anh ấy đứng ở quan điểm của anh ấy, do đó mà cách ứng xử, cũng như cách giải quyết vấn đề mang Hồn của anh ấy. Còn ở đây, rõ ràng Votruoc không có đồng quan niệm trên các nền tảng cơ bản của lý học phương đông. Vì thế, nếu như Votruoc có nêu vấn đề, chắc chắn sẽ khác anh Thiên Sứ rất xa. Thậm chí, Tôi còn cho rằng chưa chắc Votruoc đã hiểu hết ý tưởng của anh Thiên Sứ. Thế thì, Vị tất, việc đưa anh Thiên Sứ ra, đâu có thể làm căn cứ để cho Votruoc „dấn thân” vào một cuộc cách mạng lý học đông phương. Thật vậy. Chỉ có một điểm anh Thiên Sứ có cho rằng âm động, dương tĩnh. Tôi cam đoan với votruoc rằng, anh Thiên Sứ không lấy cái đó để phủ định dương động âm tĩnh, mà chỉ nêu rằng có tồn tại những thể hiện trong lý luận âm dương ở dạng âm động và dương tĩnh. Từ đó anh ấy xét những lớp các bài toán có dạng như vậy. Không tin, Votruoc cứ hỏi thẳng thắn anh ấy mà xem. Vậy mà Votruoc lại trình bày như là anh ấy đã lấy âm đông dương tĩnh làm mệnh đề phủ định dương động âm tĩnh, rồi lại xem đó như là một sự „lật đổ” Tiền nhân vậy ! Sau đó là hàng loạt những lý luận có tính xây dựng một học thuyết của Votruoc về ADNH. Các hiện thực dương động âm tĩnh nhan nhản ra đấy, vậy mà Votruoc lại cứ như là không nhìn thấy, lại còn cho rằng đã có anh Thiên Sứ cũng không nhìn thấy, để có cùng quan điểm. Và lấy đó làm tinh thần „cách mạng” chăng ?. Vì thế, nên Tôi mới dứt khoát đề nghị Votruoc cứ cho vài ví dụ. Để nếu tiện, Tôi sẽ trả lời cho thắc mắc của Votruoc. Cái này thì Tôi dứt khoát không đồng tình với Votruoc rồi !!! Votruoc nói Tôi không chứng minh nổi sự đúng sai của cái sự hiểu của người xưa về Đạo và lý thuyết ADNH ư ?. Liệu có chủ quan quá chăng ?. Vậy xin hỏi Votruoc trước nhé. Votruoc hãy nêu thế nào được gọi là đúng đắn về cách hiểu Đạo và Lý thuyết ÂDNH ?. Chắc là Votruoc sẽ trả lởi ngay rằng, hiểu đúng là phải hiểu như Votruoc đã trình bày ! đúng không ?. Vậy thì có mỗi vấn đề đơn giản, rất đơn giản, là hệ quả trực tiếp của cái gọi là Đạo để trả lời câu hỏi, chính của Votruoc, rằng Vạn vật tại sao lại có Sinh có Diệt ?. Mà Votruoc còn chưa thấu hiểu, thì có thể thuyết phục được cái trình bày Đạo của Votruoc là đúng hay không ?. hơn nữa, trong Lý học đông phương, đã bao giờ Votruoc đặt vấn đề như: Đứng trước mỗi nội dung, mỗi kết quả của Lý học đông phương, thì thế nào là Sai, thế nào là Đúng ?. Và Votruoc có đủ khả năng phán xét một cách tổng quát chăng ?.Thực ra, qua những bài chúng ta đã trao đổi với nhau, vấn đề Đạo cũng đã rõ ràng lắm rồi. Đúng hay Sai, Hợp lý hay không hợp lý cũng đã thể hiện ra cả rồi. Nhưng Tôi chỉ muốn làm rõ quan điểm của Votruoc mà thôi để bạn đọc dễ nhận biết hơn mà thôi. Qua đó, tính đúng sai trong lý luận của Votruoc sẽ được bạn đọc tự nhận thấy. Nhưng đến bài này, Hình như Votruoc không có ý định nhận thấy ý tứ đó của Tôi, mà lại có những hình thức bảo vệ lý lẽ của mình trước phạm trù Đúng – Sai. Nếu Votruoc muốn chứng minh lý luận của Votruoc đúng hay sai, Thì chỉ đến bài này cũng đã đủ chứng minh Đạo học c ủa Votruoc không những xa lạ với Đạo Lão mà còn là Sai. Tôi sẽ chỉ cho ở dưới đây ! Không thấy có dị biệt, tức là trong con mắt của Votruoc không có dị biệt, nên Votruoc mới không thấy, do đó Tôi có nói: Votruoc cho rằng Không có dị biệt. Chứ Tôi không bảo rằng mọi người cũng không thấy, và tôi cũng không thấy, hơn nữa là cũng chẳng ai thấy có dị biệt, để mà nói câu Không có dị biệt. Cho dù chẳng có ai thấy có dị biệt, thì cũng không được phép nói rằng: Không có dị biệt như một mệnh đề. Bởi khi ấy là xem như hai nội dung hoàn toàn tương đồng với nhau về bản chất.bởi vì, như tôi đã viết: Tôi đã nói đôi lần, Lý học đông phương khó ở chỗ là Cảm, không như Tây phương là Lý. Bởi lẽ đó, người ta rất hay suy diễn lung tung, không có điểm dừng. Cái đó chỉ là do người học dễ Cảm mà lại không Thông. Ngay như Tượng - Số, nó có Cảm, nhưng rất nguyên tắc, đâu có suy diễn lung tung được. Chỉ bởi người suy diễn lung tung không gặp được người Thông hơn, nên cứ nghĩ sự suy diễn rằng đó là đúng. Đến khi gặp, muốn biết đúng sai của người suy diễn, dễ thôi !. Chỉ cần Hỏi vài câu là biết liền à !. nên Votruoc có nói : Những mệnh đề kiểu ấy thì ít quan tâm. Thì ai cũng có thể dễ hiểu sang rằng Votruoc tránh né !!! những mệnh đề kiểu ấy. Trong khi, chính những mệnh đề „kiểu ấy” lại rất tường minh về bản chất của vấn đề. Có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người nghiên cứu: Cho dù dùng phương pháp tư duy nào, phương pháp luận nào, phương pháp nghiên cứu nào, cũng như theo quan điểm hay trường phái nào, thì tất cả mội vấn đề, mọi nội dung, mọi hiện tượng, ,...của đối tượng mà mình quan tâm đến, dù thể hiện ra ở bất cứ dưới dạng nào, thì nó cũng phải được xem xét thấu đáo, cho đến nới đến chốn. Không thể xem chỗ này chỉ để tham khảo, chỗ kia là trọng, khi mà chúng lại cùng một nội dung, cùng một cơ sở, ...Nếu như mình bỏ qua, cho rằng chúng không đáng, hay không được dùng để khẳng định kết quả nghiên cứu của mình, thì cũng phải có lý do về mặt học thuật, chứ không phải là do vì Khó hiểu, hay Dễ bị suy diễn lung tung, hay không thể nắm bắt được nguyên tắc suy diễn của chúng, ...mà bỏ qua chúng. Như cái mệnh đề ; Đạo sinh một, một sinh hai, ...chỉ cần đặt ngược lại một câu hỏi, là sẽ thấy tầm quan trọng vô cùng của nó. Thật vậy. Nói Một sinh Hai, dễ hiểu rằng Cái Hai đó là âm – dương, hay Lưỡng nghi. Thế cái Một là gì ?. Và với cái Một, tại sao phải nói là Đạo sinh ?. Rõ ràng, với câu hỏi như thế, hiểu Đạo hay không, chính là ở Nó !!!. Vậy mệnh đề ấy „trốn tránh” thế nào được !!!. Không phải là nói về cách hiểu Đạo của Tôi, mà cái đang nói ở đây là cách hiểu Đạo của Votruoc cho rằng Đạo là cái Gốc sinh ra mọi Tồn tại. Đó là cách hiểu Đạo. Sai !!! Bởi vì chỉ cần xét rằng, chính Votruoc đã cho rằng  D N H là thuyết thống nhất vũ trụ, Và cũng chính Votruoc đã viết Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại. Hơn nữa lại viết: Đạo ---> (Vạn tượng, Âm – Dương), như thế thì trật tự sắp xếp ADNH - thống nhất vũ trụ - với Đạo sẽ thế nào ?! Đến đây, chắc Votruoc đã thấy sự lộn xộn, và không nhất quán rồi chứ. Chiều hướng tranh luận của chúng ta như thế này thật là bất định. Votruoc nghĩ thế thật chăng ?. Chỉ bằng vào một câu nói ấy mà cho rằng Vật lý đã được thể hiện tường minh trong lý luận của Votruoc ?. Khi mà chính cái khái niệm cơ bản: Vũ trụ vật lý thể hiện thế nào trong lý luận của Votruoc còn chưa có, thì Votruoc làm sao trình bày được các định luật vật lý ?. Có hay không, một định luật vật lý nào được biểu diễn trong học thuyết của Votruoc ?.Tôi đã nói rấ nhiều lần rồi, ở nhiều nơi, rằng các nhà toán học, hay vật lý, muốn biểu diễn Toán – Lý qua lý học đông phương, thì phải hiểu lý học đông phương. Mục tiêu là để biểu diễn các kết quả của đông phương học thông qua các định lý toán, định luật vật lý - tổng quát nhất có thể được và ngược lại các nhà lý học đông phương, muốn trỏ rằng lý học đông phương biểu diễn vật lý, thì phải nói được các định luật vật lý trong lý học đông phương. Với Votruoc, ít nhất là phải có một cái định luật, hay định lý cơ bản nào chứ, đơn giản nhất cũng được. Chứ ngay như các nhà lý học đông phương, cố chịu đấm để ăn xôi, thấy sang bắt quàng làm họ, khi thấy cái số lượng 64 quái dịch, trên cơ sở hai vạch âm dương, diễn dịch ra con số 64 = 26, rồi thì ký hiệu vạch âm là số 0, vạch dương là số 1, để rồi ghép toán thập phân, nhị phân. Sau đó tri hô lên rằng, Dịch có bản chất toán học. Rồi thì „phang lên” đủ mọi loại sách – Tôi thấy xấu hổ quá !!! Điều này nó giống như bảo rằng mấy bà bán thịt, bán rau ở chợ là giỏi Toán, thông hiểu toán học hơn cả mấy ông TS toán vậy, chỉ bởi vì các Bả đếm tiền, tính nhẩm nhanh như chớp ?. Rồi có thể Votruoc sẽ giải thích rằng, bây giờ Votruoc đang còn xây dựng nền tảng cơ bản đã, chưa đến giai đoạn đi vào cụ thể với Vật lý ?. Vậy thì xin thưa rằng, muốn như thế thì ngay trong phần nền tảng rất sơ khai này thì những khái niệm cũng đã phải rõ ràng cái đã. Tôi chỉ thấy Votruoc dùng khái niệm, mà chẳng thấy làm rõ, thì làm sao gọi là Vật lý được. Trong học thuyết của Votruoc, thấy khái niệm Vũ trụ được dùng như một khái niệm tiên khởi. Mà sao thấy Votruoc dùng nó tự nhiên quá, chẳng lẽ không thấy có vấn đề hay sao. Mà đã nói đến Vũ trụ, là Vật lý nó hiện ra ngay đó. Trước hết, chúng ta có thể hiểu ý của Votruoc như sau:Votruoc muốn khoanh vùng lại, chỉ tập trung vào những gì mà Votruoc viết. Kỳ dư thì không nên động đến ! ?. Thấy ngay đó là cách ứng xử, hay giải quyết vấn đề không khoa học. Bởi vì, đã gọi là thảo luận khoa học, đương nhiên là phải làm rõ các vấn đề được nêu. Liên quan đến đâu, làm rõ đến đó. Có làm rõ thì mới phân biệt được đúng sai !!! Đây là biện chứng mang tính nguyên tắc. Nếu Votruoc biết đến định lý Godel thì sẽ hiểu rõ bản chất của phép biện chứng này. Còn làm như Votruoc yêu cầu, khác gì bảo người ta, khoanh vùng lại, cho chạy xung quanh với một bán kính nhất định - trong tầm kiểm soát của mình. Thế rồi, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?. Người ta sẽ chỉ chạy vòng quanh, và theo nguyên tắc, vòng tròn bán kính càng nhỏ, thì người chạy sẽ càng nhanh chóng mặt, sẽ sớm đến thời điểm chóng mặt quá, ngã lăn đùng ra. Thế là hết tranh luận, và chủ nghĩa Đúng sẽ muôn năm !!! Môn "võ" khoanh vùng này, trong xã hội, các chính quyền độc tài, tham nhũng và lừa bịp rất hay sử dụng. Bởi vậy ngay từ đầu, Tôi đã nêu lên vấn đề là cần làm rõ. Phải làm rõ trước các tư tưởng, quan niệm và nội dung trình bày của Votruoc. Sau đó, Votruoc sẽ tự biết, chứ Tôi không muốn phản bác, hay phản biện đúng sai. Đến bài trước của Tôi, vấn đề Đạo, thực đã được làm rõ, nhưng bài trả lời của Votruoc lại tự động động đến vấn đề đúng sai, Votruoc lại còn có vẻ như muốn "đánh đố" Tôi chứng minh rằng Đạo của Votruoc khác về bản chất với Đạo của Lão tử, và phải định nghĩa về khái niệm Đạo của Lão ?. Bởi vì Votruoc đã viết: Đạo bất khả tư nghị, hay là: Đạo là cái quá bên kia của ngôn từ. Nhưng Votruoc quên một điều là chính Votruoc cho rằng, vì Bất khả tư nghị, nên không nói được về Đạo - dạng như cấm khẩu luôn vậy !. Mà Tôi thì không như vậy. Muốn hiểu được Đạo thì phải Cảm, Cảm càng nhiều thì càng gần Đạo, cho đến khi Thông thì sẽ đạt Đạo, nên Lão tử nói rằng: Chân nhân thì đắc đạo – là đạt đạo đó. Bởi vậy, Tôi mới trao đổi nhiều, qua lại hòng cho Votruoc có thể Cảm được Đạo, mà Votruoc lại không Cảm. Bởi vì, nếu đã Cảm, sao lại còn hỏi Vạn vật tại sao lại có sinh có diệt ?. Nếu Cảm được rồi, thì giải thích đâu có khó gì !!!. Chỉ có nói về Đạo là khó, bởi nói mãi cũng không đạt tới - tức là ngày càng gần - chứ không phải là ngày càng xa - Đạo. Chứ nếu Cấm khẩu luôn, tức là đứng ì một chỗ thì làm sao tới gần Đạo được, làm sao đắc đạo được !!!. Vì thế, Votruoc yêu cầu Tôi phải định nghĩa được khái niệm Đạo, tức là đã không hiểu được Đạo rồi vậy !!! Còn muốn chứng minh Đạo của Votruoc không đúng với Đạo của Lão, đến đây tự nhiên đã rõ rồi vậy !. Hơn nữa, Tôi cũng có muốn dùng đến khái niệm vật chất và năng lượng đâu. Theo dõi lại từ bài đầu mà xem, tại sao lại xuất hiện vấn đề vật chất và năng lượng. Đó là bởi vì, thấy có vấn đề từ cái mệnh đề Đạo của Votruoc đó chứ. Rồi mới lần lần đi tới nào là năng lượng vật lý, nào là năng lượng sinh công như Votruoc giải thích đó thôi. Cũng chỉ là phải làm rõ vấn đề thôi mà. Vậy nhé. Đạo mà Votruoc trình bày, đích xác chỉ là của Votruoc thôi, và nó có những vấn đề như Tôi đã chỉ ra. Tôi nghĩ, vấn đề Đạo, đến đây đã đủ. Nếu Votruoc cố gắng giải đáp cấu hỏi : Vạn vật tại sao có sinh có diệt ?. Sẽ tự nhiên hiểu được Đạo, và sẽ nhìn thấy cái Đạo mà Votruoc trình bày nó như thế nào !. Bây giờ, nếu Votruoc còn có hứng, chúng ta sẽ đi tiêp. Lại tiếp tục làm rõ, từ từ bằng vào việc trả lời, hay giải thích các câu hỏi (cứ từ từ ít một) như sau: - Như Votruoc nói Vạn tượng là Cái Tướng của Vũ trụ, vậy Votruoc đã biết Vũ trụ đông phương hay Tây phương nó như thế nào chưa mà đã nói đến Tướng ?. - Votruoc nói tương tác của âm dương là động lực phát triển của Vạn tượng ! Thì Đạo ở đây có vai trò gì đối với Vạn tượng ?. Phải chăng Đạo sinh Vạn Tượng như đã sinh Lương nghi, để Votruoc bỏ chung Vạn tượng vào một Rọ với Lưỡng nghi ? Nếu điều đó đúng với ý của Votruoc, thì Votruoc giải thích thế nào Đạo với Vũ trụ ?. -Tam Tài của Votruoc được thể hiện tường minh như thế nào ?. Xin cho ví dụ !. Và nói cụ thể về Cái Chung trong các ví dụ đó. Chúng ta cứ từ từ, theo cách này thì có thể minh chứng được tính đúng – sai. (Thực tiễn là tiêu chuẩn của mọi chân lý mà – Tôi đang từ từ đưa thực tiễn vào Lý thuyết của Votruoc đó). Thân mến !.
  2. Votruoc thân mến! Votruoc viết: ”Theo như Vuivui viết, tôi hiểu rằng Vuivui cần có quan niệm về vật chất và năng lượng trước khi diễn giải quan niệm về Đạo. Khi ấy, vật chất được hiểu là mọi tồn tại thuộc phạm trù khách quan, và còn có những tồn tại khác thuộc phạm trù chủ quan, có bản chất thuộc về vật chất. Năng lượng được hiểu là một năng lực tác động của vật chất. Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái “gốc” sinh ra tất cả những cái đó. Mặc dù Vuivui viết: Xin lưu ý cho rằng. Đó không phải là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà nội dung của Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phần cùng với Nho và Phật, là như vậy. Nó nhất quan xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, không hề có mâu thuẫn nội tại. Thì cũng là Vuivui đã thống nhất với quan niệm đó, nên tôi có thể coi như đó là quan niệm của Vuivui cho tiện trao đổi. Dù như vậy, thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là “gốc” sinh ra mọi tồn tại. Nếu vậy thì không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục”. Với câu: Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái Gốc sinh ra tất cả những cái đó, Rồi lại suy tiếp rằng: Thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại. Để đi đến kết luận: Không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục. Thì: Tôi không có nói như vậy, và không có quan điểm như vậy. Nghĩa là Đạo không phải là Gốc để sinh ra mọi tồn tại, cũng không phải là Gốc để sinh ra Vật chất và Năng lượng. Nếu Votruoc hiểu đúng về Đạo, và đã hiểu nhầm ý của Tôi khi cho rằng Tôi quan niệm Đạo như thế, thì Votruoc phải phản bác lại chứ, sao lại đồng tình và kết luận không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của Votruoc vậy ?. Hãy nhớ Tôi viết: Đạo sinh một, một sinh hai, ... chứ Tôi không viết Đạo sinh ra cái Tồn tại !!! Và Tôi hỏi Votruoc khi Votruoc viết: Đạo ---> (Vạn tượng – âm dương). Trong khi Đạo sinh một, Một sinh hai, ...thì có gì dị biệt, Votruoc đã trả lời rằng không có dị biệt. Vậy thì Vạn tượng ở đây là thế nào ?. Phải chăng Votruoc xếp Vạn tượng ngang với âm dương ?. Cái Một sẽ nằm ở đâu ?. Votruoc viết: ”- Thứ hai: Về quan niệm những cái tồn tại Tôi hiểu qua các trình bày của Vuivui, Tồn tại được phân loại như sau: + Tồn tại khách quan, tức là vật chất. + Tồn tại chủ quan, có bản chất vật chất Cách phân loại như thế hay bất cứ cách phân loại nào khác cũng không làm thay đổi bàn chất của cái được phân loại là Tồn tại. Bởi bì cách phân loại chỉ là phương pháp nghiên cứu chứ không phải là kết quả của nghiên cứu. Tôi đã viết trong bài trước: Người ta có thể phân loại con người theo giới tính, dân tộc, quốc gia, trình độ, mức sống, tuổi tác,…, nhưng sự phân loại đó đâu có làm con người thành khỉ hay thành tiên.” Tôi thấy đoạn này không có ý nghĩa gì. Phân loại là phân loại. Đâu có ai hiểu sự phân loại có thể làm thay đổi bản chất chất của đối tượng được phân loại ?. Votruoc viết: ”Thực ra, cho đến giờ phút này, trong chuyên mục, tôi chưa đưa ra khái niệm vật chất cũng như năng lượng vì chưa đến lúc cần những khái niệm đó cho những khai triển của mình. Khi nào thấy cần phải đưa ra những khái niệm đó thì đương nhiên tôi sẽ trình bày trong một logic hợp lý những lý do cần thiết cho sự ra đời của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những yếu tố phân loại trong cái chúng ta đã thống nhất ở khái niệm Đạo là Tồn tại, nên không làm thay đổi bản chất của khái niệm đó. Như vậy, quan niệm về “Đạo” giữa chúng ta, tôi cho rằng, đến lúc này, vẫn không có dị biệt (Đạo là “gốc” sinh ra mọi Tồn tại)”. Thì lại không thống nhất quan niệm về Đạo nữa rồi. Votruoc viết: ”Nhưng để hiểu nhau hơn, tôi xin trao đổi với Vuivui về lý do phân loại những cái Tồn tại mà tôi dự kiến trong các nghiên cứu của mình (chưa post). Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi học thuyết ADNH với tư cách là lý thuyết thống nhất. Để thuyết phục cho mục tiêu này, trong điều kiện khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì tôi cho rằng cần trình bày học thuyết ADNH theo hướng, sao cho gần gũi với khoa học hiện đại, có thể suy ra được một cách logic và thuận lợi nhất tất cả những nguyên lý cơ bản của môn khoa học cơ sở bậc nhất là Vật lý.” Thứ nhất: Về nguyên tắc, muốn trình bày một tư tưởng hay lý thuyết bất kỳ ở cái Dạng mà Một mình mình, theo một cái hướng mà mình xác định, thì để tránh khả năng hiểu lệch, hiểu sai biệt so với tư tưởng và lý thuyết cũ, đương nhiên toàn bộ các khái niệm, ngôn từ mà mình sử dụng, phải được xác định, định nghĩa lại theo cái cách của mình muốn diễn đạt. Tôi tưởng điều này thì không phải yêu câu lại đối với bất cứ nhà nghiên cứu, hay khoa học nào mới phải chứ. Sao mà để đến bây giờ Votruoc vẫn còn phải vật lộn với vấn đề này nhỉ ?. Đây mới đụng đến vấn đề sơ khởi - Đạo – mà đã đến thế này, thì khi đi tiếp, sẽ có bao nhiêu cái cần làm rõ, thì công việc xác định và định nghĩa sẽ vất vả như thế nào nữa !! Thứ hai: Như Votruoc nói, là trình bày sao cho Chúng gần gũi với khoa học hiện đại, đặc biệt là với Vật lý. Thì bản thân Tôi là một người làm trong ngành Vật lý. Sao Tôi lại không thấy tính Vật lý trong đó nhỉ ?. Có chăng, đó là sử sử dụng khái niệm Vật chất và Năng lượng theo ý nghĩa của công thức E = m * C2 . Đến đây, xuất hiện một số vấn đề: Đúng như Votruoc đã thể hiện, một cách tự nhiên là mặc nhiên cho rằng có sự biệt lập đối với Năng lượng - Vật chất vật lý với Những Cái còn lại ?. Khi ấy, với tình trạng như vậy, làm sao hiểu được Đạo ?. (mới sơ khởi, chứ nếu đi tiếp còn phức tạp, tế vi hơn nữa, thì sao đây ?.). Trình bày lý thuyết ADNH theo hướng gần gũi với khoa học hiện đại, thì cứ tự nhiên, với những việc làm trước tiên là phải có một „tự điển chuyển ngữ và khái niệm) cái đã chứ. Phải xem xét cái Tự điển đó có khả chấp hay không cái đã, rồi mới có thể, từ những đã có trong „tự điển” mới khả dĩ xây dựng, hay trình bày lý thuyết  D N H trong khuôn khổ tự điển đó. Nay không thấy, thì làm sao có thể nói đó là sự trình bày gần gũi với khoa học hiện đại được ?. Votruoc viết: Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, Xin cho một vài ví dụ !!!. Votruoc viết: Vuivui viết: Khả chấp như vậy. Nên chăng Votruoc cứ việc xem xét Lý học đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở của lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng sự đóng góp là sự hệ thống hoá, thì có phải là hay hơn không ?. Rồi khi hệ thống hoá một cách mạch lạc, dễ hiểu, mới nêu vấn nạn. Từ những kiến thức đã được hệ thống, diễn dịch mà giải quyết các vấn nạn có hơn chăng ?. Đây cũng là một cách, nhưng tôi thấy không hiệu quả lắm cho mục tiêu của mình (đã trình bày ở trên) và sẽ mất rất nhiều thời gian, rất nhiều tranh biện vì ngay cái gọi là cách hiểu của người xưa đã không thống nhất, mỗi người một phách, làm sao biết được ai đúng ai sai, hết sức áp đặt, thiếu logic thậm chí có nhiều sai lầm thuộc về bản chất (những tác phẩm của anh Thiên Sứ đã chỉ rõ điều đó). Những ai muốn tìm được sợi chỉ đỏ xuyên suốt cái đám rối mù ấy cũng phải nỗ lực ít nhất mất nửa đời người mà cũng chưa biết đến đâu, cho dù đúng đắn cũng chưa chắc thuyết phục được người khác. Như Vuivui cũng mất đến 40 năm mà vẫn thấy chưa đủ đấy thôi. Do đó, tôi chọn cách trình bày này, như một học thuyết khoa học bình thường, nhằm giảm bớt hao tốn thời gian cho những người quan tâm, đồng thời cũng dễ chấp nhận đối với xu hướng nhận thức logic hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu mà tôi đã nói ở trên. Vâng, mỗi người có một phương pháp. Nhưng phương pháp nào thì cũng phải có những nguyên tắc không thể bỏ qua như tôi đã nói ở trên. Và nhất là phải hiểu được chính bản thân cái Lý thuyết mà mình muốn trình bày. Còn chuyện người này người kia có thể hiểu sai, sinh tranh luận, cãi cọ thì học thuật nào chả vậy, hơn nữa đông phương học lại không như Tây phương học có nền tảng Lý và Thực nghiệm, thì cái chuyện tranh biện vô hồi kỳ trận là đương nhiên. Nhưng vẫn có thể đạt được chân lý đó chứ. Votruoc viết: Thực ra, tôi cũng có một học thuyết tương đối hoàn chỉnh, do tự mình độc lập phát minh ra, nhưng nó lại nằm trong lĩnh vực có lẽ Vuivui không quan tâm (Kinh tế Chính trị học) và cũng chưa được phổ biến. Cái gì thực tôi nghĩ ra thì tôi sẵn sàng hãnh diện khẳng định. Cái gì không phải thực mình nghĩ ra thì tôi luôn nói rõ, không bao giờ nhập nhằng. Đó là tính đàng hoàng, trung thực. Vuivui cứ yên tâm đi. Nếu đó là lý thuyết có gắn với Đông phương học thì Votruoc nếu thấy cần thiết thể hiện và những ý kiến, thì ngay trong chuyên mục này, cũng không cần phải câu nệ. Có thể trình bày. Tôi biết được đến đâu, xin có ý kiến đến đây. Còn như đó chỉ là chuyên ngành Kinh tế Chính trị, không dính líu tới đông phương học thì trang Web nơi đây thật không phù hợp. Còn chuyện đàng hoàng, trung thực. Tôi có quan tâm đâu. Ai đạo văn, đạo ý, ...có quan trọng gì đâu, mạng Ảo mà. Votruoc viết: Nói về cái dị biệt của chuyên mục với Lý học Đông Phương, như người xưa trình bày, thì rõ ràng có một điểm rất quan trọng, mang tính cơ sở, quyết định, của chuyên mục là: Âm động, Dương tịnh. Trong khi đó những người diễn giải học thuyết ADNH xưa quan niệm ngược lại: Âm tịnh, Dương động. Điểm này thì cần phải làm cho rõ. Âm – Dương là Nhị nguyên, hay gọi là Lưỡng nghi. Vốn không phân biệt đâu là âm, đâu là dương. Nên nói Âm động, Dương tĩnh, hay Âm tĩnh, Dương động chỉ là tương đối. Có nghĩa là, trong quan niệm nhị nguyên, phát biểu như vậy là tương đương. Nhưng nếu đứng ở góc độ lấy cái âm động, dương tĩnh để phủ nhận cái âm tĩnh dương động thì không được. Và ngược lại. Như nói: Dương giáng âm thăng là hàm nghĩa Trời - Đất giao hoà, Vạn vật Sinh. Còn như Dương Thăng Âm Giáng thì trời đất tuyệt giao, Vạn vật Tuyệt. Nhưng lại nói: Khí đục nặng, là âm, giáng, Khí trong nhẹ, thăng lên. Cái thành Đất, cái thành Trời. đều có ý nghĩa cả. Bỏ cái nào được. Vì thế, nói âm động, dương tĩnh, không thể căn cứ vào đó mà phổ quát, để phủ nhận cái kia. Mà nó ứng trong những hoàn cảnh nhất định. Như cách nói của Votruoc, là muốn lấy âm động dương tĩnh thành quan niệm nhất quán thì không được rồi. Votruoc viết: Vuivui viết: Đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi mà Votruoc có đề ra: Tại sao vạn vật lại có Sinh có Diệt. Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao những điều Vuivui trình bày như trên lại có thể là câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao vạn vật lại có sinh có Diệt”. Mong Vuivui vui lòng giải thích! Bởi vì Votruoc còn quan niệm Đạo là Gốc sinh ra mọi tồn tại – như đã hiểu nhầm ý Tôi. Thì chưa thể hiểu được điều này đâu. Thực tế là Tôi đã viết rất rõ rồi. Tôi rất ngạc nhiên, khi Votruoc đưa vấn đề này ra thành hẳn một chủ đề, mà chẳng thấy có ai giải đáp, lại chỉ thấy những ý kiến, nêu thành vấn đề to tát. Đến giờ, Tôi mới hiểu được là tại sao Chủ đề đó đã không giải đáp được. Chung quy là cái hiểu về Đạo. Thân ái.
  3. Chú trả lời thẳng vào các vấn đề. -Số cháu giàu, càng về sau càng giàu. -Lấy vợ năm nay có nhiều khó khăn, để đầu năm tới, ra giêng cưới làm quà khởi đầu vận phát. -Nên ở lại VN, năm nay bắt đầu kinh doanh tư nhân đi là vừa, nhưng năm nay luôn ở trong cảnh túng thiếu, cháy túi. Đừng lo. -Làm ăn kín đáo, có chất đen thì hợp. Phát nhanh. -Không được làm ăn chung hay cho vợ biết thông tin gì về chuyện làm ăn của mình. Bởi Vợ sẽ vô tình đưa chồng vào tù. -Đừng tìm việc làm nữa. Chung làm ăn với người có mệnh Thái âm hóa Lộc. Tránh người có Mệnh Đà, Riêu, Kỵ, Cự, Hình, Kình tại Ngọ. Tranh người có Mệnh tại Thìn - Tuất nếu tại đó không có Tuần án mệnh. -Hai người có cùng hoàn cảnh, chung vốn còi thì tốt, người nào có vốn lớn mà giúp thì tốt, chứ không nên làm chung. Chúc cháu may mắn.
  4. Anh Thiên Sứ thân mến. Trích: Nhưng tôi nghĩ vẫn phải có sự thống nhất giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại. Bởi nó đều phản ánh một thực tại vũ trụ từ con người. Vâng thưa anh. Khoa học nào cũng phải phản ảnh thực tại vũ trụ cả. Nhưng Cái khoa học Tây phương như chúng ta đang chiêm ngưỡng với biết bao thành tựu mặc dù phản ảnh thực tại vũ trụ, nhưng lại chưa phản ảnh thực tại khách quan của vũ trụ tâm linh. Mà Đông phương lại được đặc trưng bởi thực tại này !. Cho dù chúng ta thấy đầy rẫy thực tại khách quan của vũ trụ phi tâm linh trong nó. Vì vậy, hoàn toàn hợp lý, khi nói vũ trụ đông phương tổng quát hơn vũ trụ tây phương. Nhưng như thế không có nghĩa là vũ trụ đông phương đã có thể mô tả nổi cấu trúc vũ trụ tây phương, và ngược lại Vũ trụ Tây phương có thể phán xét được vũ trụ Đông phương. Chàng Tây và nàng Đông, tuy yêu nhau lắm, nhưng đi đến kết hôn và cho ra đời thế hệ tiếp theo, còn xa lắm anh à. Tiền chưa có để cưới, cha mẹ hai họ chưa đồng ý. Chưa môn đăng hộ đối. ...Ôi biết bao nhiêu là chuyện. (nói ngoài lề với anh thôi: Đứng từ vũ trụ đông phương, phối hợp với chính lý thuyết tương đối có thể chứng minh - rất dễ - rằng không tồn tại cái mô hình vũ trụ Nổ lớn ở cái thời điểm tiến đến 0. Đúng như Anh đã nhận định ấy. Cần một tý chút Toán thôi, Toán đơn giản ấy mà, mà là kết quả của chính lý thuyết ấy.) Đấy gọi là: Chàng Tây và Nàng Đông có ngửi thấy hơi nhau. Hi hi . hi ... Thân ái tạm biệt anh.
  5. Vinh viết: vui vui nên xem kỹ hơn về triết học Mác Phải chăng có nghĩa là Vinh hiểu Tôi kết luận Mác hay Triết học Mác đã khẳng định "thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi ..." bằng vào câu của Vinh viết: "mọi tồn tại đều là vật chất" Khi mà còn có những "tồn tại chủ quan" phân biệt với "tồn tại khách quan" ?. Votruoc thân mến. Chúng ta lại tiếp tục nhé. Như Votruoc đã viết trong bài vừa rồi: "Bây giờ, chúng ta thử xem cái hàm chứa trong Đạo của Lão tử và của Tôi có khác biệt gì không. Theo như Vuivui, cái hàm chứa trong Đạo của Lão Tử là vật chất và ngoài vật chất ra không có bất cứ một tồn tại nào khác nữa. Linh hồn và thế giới tâm linh cũng chỉ là một dạng tồn tại của vật chất mà thôi. Nói cách khác, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại. Còn trong quan niệm Đạo của chuyên mục, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại trong đó có vật chất và nhiều thứ khác cũng tồn tại nhưng không phải là vật chất ví dụ như linh hồn và thế giới tâm linh. Điều đó cũng có nghĩa là, Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại. Như vậy, quan niệm về Đạo của tôi trong chuyên mục và của Lão Tử (theo Vuivui) là không khác nhau, cùng hàm chứa mọi cái tồn tại." Không phải là Tôi cho rằng Đạo của Lão tử là hàm chứa vật chất, và ngoài vật chất ra không tồn tại bất cứ gì khác, hay là Đạo hàm chứa mọi cái tồn tại. Nói như thế, có vẻ như là Đạo là một „cái Thùng” to tướng, chứa mọi thứ trong đó. Thưa rằng nói về thế giới, thì phải nói cụ thể và rất chính xác. Nó như thế này: Mọi tồn tại khách quan đều thuộc về Vật chất. Xin nhấn mạnh „tồn tại khách quan”. Bởi vì còn có tồn tại chủ quan. Và cái tồn tại chủ quan không phải là vật chất. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là còn có cái phi vật chất. Bởi nếu khẳng định có tồn tại chủ quan là có tồn tại cái phi vật chất, có nghĩa là đã đánh đồng Tồn tại và Vật chất với nhau. Cái tồn tại chủ quan, phải được hiểu là Bản chất của nó phải thuộc về vật chất. Như nói: Cái ô tô, xe đạp, ...là những tồn tại chủ quan. Nhưng cái tồn tại khách quan của những cái đối tượng đó là những gì làm nên chiếc ô tô, chiếc xe đạp. Vì thế mới nói Vật chất là Phạm trù khách quan, chứ không phải là đối tượng cụ thể. Đó là nói về quan niệm vật chất của Triết Tây. Từ đây, chủ nghĩa duy vật nói chung được hình thành. Khi cụ thể hoá vai trò của vật chất, đã đưa tới sự chiến thắng nhất định của biện chứng duy vật trước biện chứng duy tâm. Triết đông, từ xưa tới nay, không quan niệm cụ thể như vậy về vật chất, tuy rằng mọi tư tưởng đều nhìn thế giới là thống nhất, có khởi nguồn. Không phân biệt tâm linh và vật chất một cách tách rời. Song các dạng vận động và tồn tại đều được „thấy” đúng như là thuộc về vật chất và năng lượng – trong nghĩa tổng quát nhất của Triết Tây, chứ không phải là những dạng năng lượng có tính chất Cộng tính của Vật lý mà chúng ta đã thấy. Và vì thế, Người xưa không xem Đạo như cái „thùng” chứa. Mà xem Đạo là cái Gốc, từ đó „sinh” ra. Ví như cha mẹ sinh ra Ta, chứ không bao giờ nói Cha Mẹ có chứa Ta. Bởi vì, nói là Chứa, thì mọi cái, dù biến hoá hay tồn tại như thế nào cũng chỉ là nằm trong Nó mà thôi. Còn như nói „sinh” ra, thì đã thấy một tồn tại mới, có chung những vận động nào đó, mà lại cũng có những cái khác. Có như thế nguyên lý Nhân - Quả mới có chỗ đứng, mang tính triết lý cả về nhân linh cũng như vật chất trong triết đông phương được. Và Đạo Phật, với nhân - quả mới sánh vai cùng với - nếu không nói là hơn – các triết học tâm linh khác, trong đó có Đạo Lão và Nho. Đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi mà Votruoc có đề ra: Tại sao vạn vật lại có Sinh có Diệt. Xin lưu ý cho rằng. Đó không phải là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà nội dung của Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phần cùng với Nho và Phật, là như vậy. Nó nhất quan xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, không hề có mâu thuẫn nội tại. Cụ thể là với giải nghĩa Chu Hi cũng nhất quán về toàn bộ. Nên. nếu nói Đạo mà Votruoc phát biểu, cũng tương đồng với cái nội dung Đạo như Tôi đã trình bày trên, thì Đạo không bao hàm. Dùng từ Bao hàm là sai về bản chất. Ta thống nhất với nhau ở điểm này, cùng với quan niệm Vật chất và Năng lượng. Khả chấp như vậy. Nên chăng Votruoc cứ việc xem xét Lý học đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở của lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng sự đóng góp là sự hệ thống hoá, thì có phải là hay hơn không ?. Rồi khi hệ thống hoá một cách mạch lạc, dễ hiểu, mới nêu vấn nạn. Từ những kiến thức đã được hệ thống, diễn dịch mà giải quyết các vấn nạn có hơn chăng ?. Cần gì phải nói rằng Xây nên lý thuyết mới, đả phá cái kiến giải của người xưa ?. Hay là. Dù đã thống nhất như vậy, nhưng Votruoc vẫn có những dị biệt !!!. Có phải dị biệt ở chỗ này chăng, khi Votruoc viết: Đạo ---> Vạn tượng, âm dương. Còn của Cổ nhân thì: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, vạn vật thì sinh sinh diệt diệt không ngừng. Có gì khác không ?. Votruoc có thể giải nghĩa cái sự Khác này ?. Thân ái.
  6. Kính chào anh Vui Vui và quí vị, Rất mong sớm được đọc bộ sách "Đông phương học" của anh Vui Vui. Chúc anh khỏe. Chào anh Phapvan. Đã lâu không gặp anh. Anh khỏe không ?. Cám ơn anh đã quan tâm. Nói bộ Đông phương học, nghe to quá, biết bao nhiêu lĩnh vực hả anh, nào là Vũ trụ luận, Đồ thư luận, Dịch lý minh triết, Văn hóa và Phong tục (lý luận cơ bản), Tử vi, Tử bình, Nhân tướng luận, Lý luận đông y, ... hi hi (xấu hổ lắm !.)...Chắc Tôi không có thời gian để hoàn thành đâu, cho dù là đã lên Khung được một phần quan trọng rồi. Chỉ hy vọng làm được một phần cơ bản rất nhỏ mà thôi. Chào anh, chúc anh khỏe.
  7. To Votruoc. Chắc phải sau 10 ngày nữa, Tôi mới có bài phản biện tiếp được. Bởi đang bận công chuyện. To Vinh. Đang chờ đối tác, tranh thủ mấy lời. Vinh hiểu "mọi tồn tại đều là vật chất" là Sai. Thêm nữa, Mác không định nghĩa Vật chất. Mác chỉ tranh luận Vật chất và Tinh thần, cái trước, cái sau. Cái nào quyết định cái nào. Còn người định nghĩa Vật chất là Lê Nin. Mà phải hiểu, cho dù là định nghĩa của Lê Nin không chuẩn, thì cũng phải hiểu cho chính xác. Rằng :Đó là phạm trù khách quan, để từ đó suy ra mọi tồn tại của thế giới khách quan thuộc về Vật chất. Chứ không ai dại dột phát biểu "Mọi tồn tại đều là Vật chất" như Vinh viết đâu. Hiểu như vậy thì cả thế giới sẽ mâu thuẫcn lung tung cả, và các quy luật của thế giới sẽ không có đất sống. Khi ấy Khoa học không tồn tại, triết học không còn ý nghĩa, văn minh loài người sẽ biến mất. Thân ái.
  8. À, xin lỗi !. Tôi có nhận được tin nhắn của ai đó - như là đã quen trước thì phải - mà muốn trả lời qua tin nhắn, nhưng không tìm thấy thùng thư ?. Khi vào D Đ đọc vội mà không nhập luôn, bây giờ tìm lại không được để nhắn trả lời !. Xin lỗi nhé !.
  9. Chào Kakalotta. Nội dung trích dẫn (vv) Không hề gì, Tôi đã ngoài tuổi ngũ thập niên, tri thiên mệnh rồi. Xem qua mấy bài Kaka viết, thấy văn phong còn trẻ lắm. Tuổi chắc chưa tới 45. Nhưng dù có nhỏ hơn nữa, trên diễn đàn, tuổi tác không thành vấn đề. Trong học thuật đều bình đẳng. Miễn đừng bài xích cá nhân là được. Người già dễ tự ái. Nhưng đã có tuổi thì đủ trường đời để giữ cho mình đúng tư cách ứng xử trong học thuật. Nếu bác đã qua tuổi tri thiên mệnh thì chắc là hơn cháu phải tầm đến 30 tuổi. Cháu tuổi 2x. Tuy nhiên, về mặt học thuật thì cháu sẽ không nhường bác đâu. Thầy của cháu về mặt khoa học cũng ngang tầm giải Nobel, cũng trên 60 tuổi, nhưng cháu thích thì vẫn cứ cãi bay, nếu cháu tin cháu đúng. Bác yên tâm, bác giữ vững cách cư xử trong học thuật thì cháu cũng sẽ giữ đúng đạo người đi sau. Tôi đã có viết rồi. Trong học thuật đều bình đẳng, không phân biệt tuổi tác. Điều đó nên hiểu là: Hãy xem chân lý là cái đích. Nội dung trích dẫn Vậy thì sao ?. Điều Tôi nói có đúng không ?. Có ai dùng một cái kết quả chưa được minh định để làm tiền đề không vậy ?. Cho dù là trong cuộc sống, chứ chưa nói đến đó là vấn đề mang tính khoa học. Anh ấy đã dùng con số 126 Sao như là một kết quả đã được minh định vậy !!!. Nói thêm ngoài lề một chút. Thực ra, trong các kết quả thu được của Tôi, số Sao đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Nhưng do chưa hiểu nên mới có sự sáng tác lập thuyết, thành môn phái bừa bãi như hiện nay, và số Sao cũng lung tung khắp cả - một chứng cứ rất mạnh để xác định Tử vi được ra đời trong thời kỳ Tống nho phát triển, mà Trần Đoàn lại sinh thời trong giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự hoàn chỉnh của Tử vi mà ta có với hình dạng như ngày nay ta thấy. Cháu đồng ý là về khoản này vấn đề giải quyết ko được rốt ráo. Đó là lỗi sai về logic. Bác có thể đưa ra bằng chứng về số lượng sao trong tử vi hay không? Theo các tài liệu mà cháu được biết thì chưa có tài liệu nào chứng minh được trực tiếp điều này. Như Tôi đã nói số Sao thực đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Tử vi hiện nay, mà khởi từ lúc có 85 sao cho đến lúc có 110 là sự phát triển trên cơ sở Tống nho mà thôi, Bên cạnh đó còn có rất nhiều môn phái khác nhau với những số lượng Sao khác nhau. Thể hiện một sự không minh định. Cái ngoài lề Tôi nói tới, là sự minh định sau khi đã xác quyết trong khuôn khổ Tống nho, ngoài Tống nho thì sao ? Lẽ tất nhiên sẽ xuất hiện những : Nặng thì cấu trúc mới, nhẹ thì tăng số Sao - rối loạn lung tung cả. Tình hình đó, đủ hiểu, nếu có đưa ra một số Sao xác định, đó cũng chỉ là có tính chất Cá nhân – không dùng nó làm tiền đề cho các suy luận khoa học tiếp theo đựoc. Với Tôi, thì tất nhiên là đã xem như đã chứng minh được, song khi chưa công bố, thì đó chỉ là lời tâm giao, thuộc diện trao đổi cá nhân, khng có giá trị tranh luận khoa học. Bởi vậy mới có câu viết là: „nói thêm ngoài lề một chút”. – mang tính chất thông tin cá nhân. Nội dung trích dẫn Nói về tử vi thật sao ?. Khi mà Tôi hỏi 48 sao phân biệt cái gì ?. Thì có câu trả lời hay chưa ?. Kaka nghĩ Tôi xuất thân từ đâu vậy ?. Mà nói rằng Tôi không biết vật lý hay toán ?. Chỉ có điều, nếu nói như Kakalota, trong một diễn đàn văn chương của các nhà văn với nhau, Kaka nhảy ra trình bày một công trình Toán học giữa các nhà văn, rồi thỉnh thoảng đọc lên vài câu thơ loại „bút tre” làm bằng toán học (làm được đấy - hồi Tôi học đại học đã cùng với chúng bạn làm nhiều rồi). Đến khi bị phản đối - chắc chắn sẽ bị như vậy – thì biện luận rằng, Tôi cũng đang đọc thơ đó chứ. Khi đó, cái nhà Toán học đó thuộc loại gì ?. Và cái công trình của anh ta cùng với mấy bài thơ làm bằng Toán, tất sẽ có nhiều ý kiến nhận xét hay ho từ các nhà văn nhỉ ?. Tôi là người làm vật lý, không cần phải khoe bằng cấp (bằng thực chư không phải bằng đểu nhan nhản hiện nay). Nhưng kiến thức không đỉnh cao tới mức mà đi lầm vào một hội nghị văn chương để đọc công trình nghiên cứu vật lý làm bằng thơ !. Bác ạ, cái này không hề là bút tre. Khi mà cả âm dương ngũ hành và vật lý toán hiện đaị cùng nhằm mục đích tìm hiểu vũ trụ, thì điều đó có nghĩa là phải có điểm chung, hoặc trừ khi một trong hai cái sai hoàn toàn. Tuy nhiên, xét cho cùng, nếu phải đối đầu trực tiếp giữa tử vi và khoa học hiện đại cái nào sai, cháu tin rằng mọi người đều nghiêng phần thắng về khoa học hiện đại. Nếu không máy vi tính ở đâu để mọi người lên nét mà cãinhau thế này. Hay đơn giản hơn, không có nồi cơm điện để cắm cơm để cháu ăn cơm. Với cháu lúc đầu Tử vi chỉ là công cụ để cháu tán gái thôi, vì khi cháu tán gái mà mang lý thuyết dây ra gái không hiểu. Bút tre hay không, thời phải xác định thế này. Đem một bài thơ đến cho một người thích thơ, người ta có thể xem và nói „hay”, hoặc „vỗ đùi tán thưởng „tuyệt tác”. Nhưng nếu cũng bài thơ đó đưa cho một nhà thơ chính hiệu (thế nào là nhà thơ chính hiệu thì không có định nghĩa, nhưng mà ai cũng Cảm được và có nhận xét : Đó chính là một nhà thơ) đọc và xin nhận xét. Nhà thơ đó; Tế nhị thì, im lặng. Nặng thì phán. Tồi, hay không phải là Thơ, mà chỉ là các dòng chữ có vần có điệu. Hoặc là một lời nhận xét nào đó đánh giá chất lượng thơ không còn là thơ nữa. Tỷ như câu thơ của Tố Hữu (một nhà thơ chính hiệu nhé) „Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên” ... Người không Thơ, hay kiến thức Thơ kém, nhưng thích thơ thì đọc thấy hay bởi cái vũ điệu vần vũ, sôi nổii, mang hơi thở sục sôi của cuộc cách mạng dân tộc. Nhưng nếu lấy đó làm thơ phong trào, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm cách mạng thì không có vấn đề gì, xem như là một sự đúng đắn, bởi nó hợp – khái niệm vô cùng quan trọng trong đời sống nhân sinh, mà Tử vi không ra ngoài. Nhưng nếu nói tới nghệ thuật Thơ, thì phải Sửa (Trần đăng Khoa sửa): „Đường ta rộng thênh thang ta bước Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên” ... Thấy không !. Chỉ thay một chút thôi. Tầm của hai câu thơ trên khác hẳn nhau . Câu sau khi sửa, ý thơ như được mở ra, thoát ra, nó Lộ ra được cái khí thế của cách mạng, cũng như tiền đồ của nó, thấy như ta được „thẳng lưng ta bước, ngẩng đầu mà đi, chấm dứt lịch sử hàng baoi nhiêu năm cúi đầu nô lệ. Ý nghĩa lớn nằm ở chỗ đó. Trong khi khuôn khổ câu trước, chỉ có 8 thước thôi. Có người biện lý rằng, do trong thời ký kháng chiến, Ta toàn đi trong rừng, nay ra đồng bằng, đường lớn, 8 thước là to lắm rồi, là cái ý nghĩa lịch sử của nó. Rõ ràng, dù biện luận thế nào, thì về Thơ, câu thơ Ta bước đẹp hơn hẳn, nghệ thuật cao hơn nhiều, không thời gian không bị hạn chế, gò bó, và còn thấy cái Hồn của thơ. Hai câu đứng cạnh nhau, tất câu 8 thước không tránh khỏi số phận „bút tre”. Thơ bằng Toán là thơ theo logic, không phải bằng cảm nhận, không làm thơ bằng Hồn. Bút tre là phải. Vì thế, ý tứ Tôi nói rằng, các nhà Toán học cứ vào Lý học đông phương mà hiển thị toán học, không ai cấm, cũng như nhân dân cứ làm thơ bút tre, xin cứ tự nhiên. Và đương nhiên, họ cũng sẽ tự bảo nhau rằng, không hề Bút tre. Nhưng các nhà Lý học đông phương sẽ thấy đó là Bút tre, tức là không phải toán học của các vị là kiểu bút tre, mà cái lý luận đông phương – trong cái sự vận dụng với toán học – thì bút tre. Hơn thế nữa, những người có căn bản Vật Lý Toán mà đã có thớ trong Lý học phương đông, thì sẽ càng thấy sự Bút tre trong các cái công trình đó, một khi các nhà Toán học đó chưa có cái Cảm đến Thông của Lý học đông phương. Nếu KK vẫn tự cho là không bút tre, thì đó là quyền cá nhân, không có ai xâm phạm đâu. Còn câu có chữ Dốt. Không biết KK có rành ngôn ngữ Việt không. Hãy đọc kỹ lại. Tôi không nói bất cứ ai Dốt. Mà Tôi nói chính Tôi, đưa ra rằng, Tôi không có lầm lẫn đến nỗi để đi nhầm chỗ, mà nếu đi nhầm, thì Tôi sẽ bị người ta nói giấu Dốt văn chương trong cái Vỏ Vật lý. Một cách khuyên đối tượng, chứ không phải là một câu khẳng định về đối tượng. Đọc văn phải có cái cảm chứ. Mà cho dù nói thẳng, về Lý, thì cũng phải thấy rõ chứ. Tôi viết rõ ràng rồi Chủ ngữ trong Câu là Tôi cơ mà. Làm sao có thể trở thành câu như thế này được: Cậu,/anh/các anh dốt, cậu/anh/các anh giấu cái sự Dốt văn trong cái Vỏ Vật lý”. ??? Lưu ý một chút khi đọc Văn của Tôi, kẻo hiểu lầm, hay trích dẫn nhầm đấy, như câu tôi viết trong bài trả lời với anh Quangnx – mà nếu không hiểu tử vi, thì cái việc làm đó, ...- thì KK lại trích lộn ra rằng – mà nếu chẳng hiểu toán học, thì cái việc làm đó, ...- thật chẳng ra sao cả. (Bởi Tôi viết, trước là bằng Cảm, sau bằng Lý. Nên văn chương thơ phú, triết đông triết tây, lý luận khoa học, thấy chỗ nào vận dụng được là Tôi vận dụng, chứ không rào đón trước – văn phong dễn đàn công chúng mà). Nội dung trích dẫn Cái đó người ta sẽ nói là Dấu dốt văn chương trong cái vỏ Vật lý đó Kaka ạ. Bác phạm lỗi đả kích cá nhân. Tuy nhiên, cháu không truy cứu, bởi vì cháu đã qua cái thời nhảy chồm chồm lên khi người khác chê mình dốt rồi, mà ngược lại cháu xin phép cảm ơn bác. Với cháu bây giờ, khi mà nhận ra được giới hạn kiến thức của mình thì đó lại là điều đáng tự hào. Cháu biết khả năng trí tuệ của cháu đến đâu, nên cũng không cần ai khen hay chê. Và bác dùng từ không chính xác. dốt ở đây là hàm ý về trí tuệ, còn vấn đề ở đây là trí thức, mà trí thức thì có thể học được. Và về trí tuệ thì cháu không nghĩ là có nhiều người ở đây có thể chê bai được cháu. Nếu là cháu thì cháu sẽ rất cẩn thận khi dùng từ dốt ở đây. Bác dành cả đời để học ADNH, còn cháu thì tuổi 2x, và mới học được vài tháng, đồng thời vẫn phải đi làm kiếm cơm, làm nghiên cứu. CHáu nghĩ rằng cháu học nhanh hơn rất nhiều so với những người khác đang chạy tung tăng ở đây, và cháu không biết thành tựu của bác khi bác mới học như cháu là thế nào, thôi thì bác chửi cháu cháu cũng cười mà nhận. Ngay như bây giờ một anh đi kinh doanh, học hết cấp 3, kiếm 300000$ một năm chửi cháu dốt, cháu cũng đành chịu, vì người ta kiếm tiền giỏi hơn mình. Hùng hục đi làm khoa học để làm gì, tiền thì ít, vợ con thì nheo nhóc chưa có, xét cho cùng đó cũng là dốt. Ai cũng có cái lý cả. Hay như bác Votruoc chửi cháu ngu, cháu chỉ cần hỏi thử bác ấy có biết giải phương trình bậc 2 hay kô? Nếu nói dốt thì giữa một người làm khoa học và một thầy bói, đem ra bầu cử cho đông đảo dân chúng xem ai dốt hơn thì chắc bác tự biết kết quả. Cháu nói thế hi vong bác điều chỉnh cách dùng ngôn từ. Cho nên đoạn diễn giải này không có ý nghĩa, mà đó chỉ là sự lầm lẫn do việc đọc mà không hiểu. Nội dung trích dẫn Tức là nhiều hay ít về kiến thức đông phương học. Cái nhận thức này, mang tính Cảm nhận, một điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể học được Lý học đông phương. Không chỉ vậy, mà trong cuộc sống thường nhật, thiếu cái này, con người khác gì cái máy.Hơn nữa, điều chủ yếu Tôi nhấn mạnh ở đây là sự so sánh về tính học thuật giữa bài tôi viết mà bị xoá với cái bài anh ấy viết mà không bị xoá, với sự mở rộng ra so sánh cả những bài của anh ấy mà Tôi đã được đọc. Vì thế, cái việc suy diễn ra rằng sự đột phá với những trình bày như thế bằng cách cho nó tương giao các lĩnh vực, thật là khiên cưỡng. Chúng chỉ tương giao được, khi mà người nghiên cứu có khả năng làm được cái việc tương giao. Chứ một bên thì chuyên sâu, một bên thì lơ mơ, làm sao mà thực hiện được „công tác” tương giao ?. VÌ thế, nên mới tồn tại những topic như thế này. Người đầu tiên ở đây đề xuất lại chính là bác Thiên Sứ, khi bác Thiên sứ dùng ADNH để hiểu vật lý toán. Cháu chỉ làm ngược lại thôi. Không biết bác có biết GS Đào VỌng ĐỨc, GS Nguyễn Ái Việt, viện trưởng viện vật lý, cũng là những nhà tử vi lớn ở VN? Tất nhiên, họ đều phải lớn tuổi rồi thì mới thành tựu được cả hai lãnh vực đồng thời như vậy. Bác đã từng học vật lý thì chắc phải biết họ. Nếu kô biết thì chắc bằng giả . Tôi xa Tổ quốc lâu lắm rồi, gần 30 năm đó, Tôi làm TS ở nước ngoài. Nhưng những người như các anh Nguyễn văn Hiệu, Vũ đình Cự, Đào vọng Đức (thế hệ sau hai anh trên) Nguyễn thị Hồng, Chu Hảo, ...Tôi đều biết cả, anh Nguyễn ái Việt còn sau nữa thì Tôi không biết, nhưng việc anh Ái Việt lên làm viện trưởng sau anh Đức thì Tôi không biết là khi nào, bởi vì Tôi ở nước ngoài, và cái việc anh Ái lên làm viện trưởng không liên quan đến các sinh kế của Tôi. Liệu việc không nắm được thông tin đó, có thể kết luận về sự thật giả của Bằng cấp được không ?. Có cần Tôi kể tên cả một lô các GS toán hàng đầu VN trước đây đã từng Dạy tôi không ?. Lưu ý Kaka trong những chủ đề như thế này, không nên đưa các vấn đề này ra khơi mào. Nó hạ thấp nhân cách con người, cả về hai phía. Cho dù một trong hai người đó có được giải Nobel đi nữa – thực lực trong học thuật, không cần sự quen biết, mà nó được thể hiện trong các công trình lao động khoa học. Hơn nữa cũng lúu ý một điểm nữa, giỏi tử vi có nhiều loại, thực hành và lý thuyết. Không nên nói ra ở đây, có hay không thì cứ xem giải đoán và trình bày nhận thức lý học đông phương là biết liền à !!!.KK còn trẻ, thông tin về lĩnh vực này còn ít, nên kiệm lời. Trong các diễn đàn như thế này, các cao thủ tử vi nhiều lắm, cả Anh Ái Việt cũng chưa có gì để họ phải ngưỡng mộ đâu. Nếu anh Ái Việt có biết việc KK trình báo như thế này, sẽ không khỏi phật lòng đó. Nội dung trích dẫn Kakalota có xem nó có cấu trúc toán học hay không, như từ trước tới nay Tôi đã có viết: Tôi không quan tâm, việc ghép toán học vào lý học đông phương, xin cứ tự nhiên. Tôi chỉ khẳng định rằng để xây dựng Dịch lý và Tử vi, Cổ nhân chẳng cần biết đến phép toán nhị phân hay thập phân, cũng như các loại đại số và hình học mà các anh đã nếu ra. Còn như bây giờ, các anh áp Toán hay Lý, xin cứ Vô tư, nhưng lưu ý rằng, cần phải hiểu Dịch lý và Tử vi cái đã. Vậy thôi. Không nên hiểu lầm rồi bẻ cong ý của người đối thoại. Bác có thể không quan tâm, nhưng cháu quan tâm:D và cũng có nhiều người quan tâm. Vì cổ nhân không biết toán học, cho nên tử vi, ADNH bây giờ nó mởi rối loạn tùng phèo như thế, vì không có chứng minh rõ ràng, sinh ra cả trăm trường phái, nhà nhà lập thuyết. Ngay cả cái trình tử vi ở đây và bên xemtuong.net đã mâu thuẫn chan chát với nhau rồi, mà ông nào chả bảo thủ tin mình đúng. KK đọc hay vứt bỏ ý của người đối thoại, cứ đối thoại theo ý của mình quá. Tôi có nói là Tôi klhông quan tâm đến Toán học và Vật lý vơi Lý học đông phương, mà cụ thể là ADNH. Mà Tôi không quan tâm tới nội dung Toán học của các vị, còn các vị quan tâm và áp Toán vào ADNH, thì Tôi đã nói là xin cứ vô tư. Tôi chỉ minh biện rằng, Cổ nhân không biết Toán – Ly hiện đại - tất nhiên trong đó phải có các môn Toán – Lý mà các vị trưng ra, nhưng Cổ nhân vẫn xây dựng Lý học đông phương, cụ thể với ADNH. Cố gắng hiểu ý Tôi. Xin nhấn mạnh rằng, các Vị có toán – Lý hay không, không làm thay đổi được sự thực là Cổ nhân đã có ADNH mà không nhờ Toán – Lý hiện đại từ các vị trưng ra. Còn chuyện Lý học đông phương rối loạn, như Tôi đã đề cập nhiều lần, nay xin nhắc lại: Văn minh nào, Lý thuyết nào cũng có những bất cập nhất định trong sự phát triển (nên nhớ bất cập trong sự phát triển) của nó. Nhưng Lý học đông phương không giống như khoa học Tây phương. Khoa học Tây phương được xây dựng trên nền tảng Lý, Lý học đông phương trên nền tảng Cảm. Đối với những kết luận không có tính Đo lường, người làm khoa học tây phương rất khó chấp nhận, nhưng người đông phương bình thường lại rất dễ chấp nhận, và xem đó là bình thường. Vì thế, ở bậc cao hơn, các nhà lý học đông phương không phải chỉ có Cảm, mà còn Thông được nó. Nhưng Lý học đông phương rất sâu sắc – không phải một sớm một chiều mà Ngộ được, có khi dù chỉ là một ý tứ nào đó, có người còn mất cả đời mới Ngộ được. Bởi thế, Lý học đông phương rất khó lĩnh hội. Và do khó lĩnh hội, nên số người Cảm mà tới Thông được rất ít. Thói đời, những người đó rất ít khi lập thuyết. Còn những người, chưa nhận thức được thì lại hay lập thuyết. Bởi khó lĩnh hội, nên các bậc học giả đông phương rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến suy luận lung tung, không có điểm dừng. Thành ra lập thuyết bừa bãi, bởi vì chỉ có họ mới thấy toàn khiếm khuyết, sai lạc của Lý học đông phương. Nay có rất chi là nhiều Vị, nhiều vô kể, mới đọc ít tài liệu về Lý học đông phương, lại bằng cái suy diễn rất ư là „khoa học” bằng Lý tính, với những đòi hỏi Đo đạc, Lượng hoá (có người còn đòi viết cả Phương trình tình yêu) Lẽ tất nhiên là Xin cứ tự nhiên. Nhưng mà nói giữa các Vị vơi nhau thôi - các nhà Khoa học - thì không có vấn đề gì, nhưng nhảy sang nói chuyện với các nhà Lý học đông phương, mà vẫn giữ nguyên „cái phương trình tình yêu „đó thì đừng trách bị các nhà Lý học đông phương họ Cười. Chỉ vậy thôi. Tất nhiên, trong xu thế đi lên của văn minh nhân loại và sự phát triển khoa học nói riêng, thì việc nối kết đông – tây là nhu cầu tất yếu. Tôi không bao giờ xem nhẹ vấn đề này. Nhưng để có thể Tương Giao được hai nền văn hoá này, đòi hỏi những người làm công tác Tương Giao đó phải đủ cả Cảm và Lý, Cảm chưa tới Thông, e cũng khó tiến Xa, mà Lý chưa tới Chốn thì cũng phải dừng chân giữa đường. Tôi ước mơ 40 năm, không ngừng nghỉ học cả hai nền Đông – Tây (cho dù phải vật lộn nặng nhọc với cuộc sống đời thường), về già, với cái trí tuệ ngu muội của mình, đành ngậm ngùi rằng: Cái Lý đã thui chột đời Tôi khi muốn chúng „kết hôn” với cái Cảm. Tôi dừng lại, và chỉ để làm cái việc, Cảm cho đến Thông. (KK có hiểu Tôi nói gì không nhỉ ?) Nội dung trích dẫn Ba câu hỏi 1,2,4. đối với người có kiến thức chuyên sâu về Đông phương học, thời đó không còn là câu hỏi. Nó sẽ được trả lời tự nhiên. Tương tự như người đã học cơ học lượng tử thì không phải trả lời câu hỏi tại sao hàm trạng thái lượng tử lại không giống như hàm trạng thái trong có học cổ điển vậy. Mà người không học, muốn biết câu trả lời, thì phải học cơ học lượng tử vậy. Đúng, chính vì vậy cho nên người ta mới phải đề xuất ra giải tích hàm, để ứng dụng và tạo nên cơ sở toán học của cơ lựong tử. Nó xuất hiện từ mâu thuẫn nội tại của lý thuyết và người ta cũng thấy nhu cầu của một lý thuyết sâu sắc hơn cơ học cổ điển, vào trước những năm 30. Và vấn đề bây giờ cũng vậy. Việc chuyển tiếp giữa hai giờ sinh khác nhau sẽ sinh ra một kì dị (singularity) và cháu không tin có thể giải thích được nếu ta không thể lượng hóa được lý thuyết. Có cơ sở nào để khẳng định số phận người sinh ra vào 3 h kém 2 giây thì khác với 3 h 2 giây, khi mà cả hai lá số khác nhau hoàn toàn? Nói gì thì nói, cháu đủ hiểu tử vi để hiểu đó là chỗ yếu của lý thuyết ADNH. Ví dụ, cháu mang đồng hồ ra bấm, sinh đúng 3 h chiều thì bác án sao kiểu gì? Cháu không tin ADNH có thể giải quyết được điều này, nếu không sử dụng công cụ toán học/ vật lý để renormalization. KK vẫn còn đang nói với một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của Lý học đông phương. Sự tồn tại một thời điểm „đúng ba giờ” - đứng giữa hai giờ, làm ranh giới cho hai giờ đó Đó là đồng hồ Tây phương - đồng hồ mặt trời, loại thời gian này Vô cảm, lặng lẽ trôi, mỗi một thời điểm là một điểm tương đương cả về hai phía quá khứ và tương lai, cho dù đã có tính tương đối, Không - Thời gian gắn kết. Nhưng ở quan niệm thời gian Đông phương thì không như vậy. Thời gian trong đông phương không có cái Điểm như thê, có Cảm, và muốn nhận thức nó thì phải Cảm được, như người ta vẫn xác định: Giờ Ngọ là lúc mặt trời đứng bóng, Giờ Dậu lúc Già lên chuồng (bất kể mùa nào trong bốn mùa), Giờ Tý là lúc chuột đi mò ăn, Giờ Dần là lúc Cọp về hang, ....Bằng vào các quan sát lâu dài, Cổ nhân cũng chỉ thấy có thể Cảm tới mức như vậy và phân chia một ngày và đêm có 12 canh giờ. Thời gian trôi trong đông phương theo cái Lý vận động rất rõ ràng, chứ không đứng đực trong vai trò „cọc tiêu” và vô cảm như của Tây phương. Nó vận động như câu: Đông qua thì Xuân tới. Nên có thịnh có suy, hết thịnh lại suy, hết suy tới thịnh, cứ lần lượt tuần tự đến vô cùng. Nên nói, Giờ Tý đi qua, giờ Sửu sẽ tới, giờ Sửu đi qua thì giờ Dần ắt tới ... Vì vậy, ở nơi ranh giới bao giờ cũng thuộc về giờ kế tiếp. Nói cho một người mới làm quen với lý học đông phương như KK, thì nói nôm na cho dễ hiểu vậy, chứ để Cảm được cái loại thời gian này sâu hơn, dù chỉ là một chút, thì cũng tương đối nhọc nhằn đó. Nội dung trích dẫn Còn nếu như Kakalota không bằng lòng với câu trả lời như thế, thì chỉ với câu hỏi 1, hãy cố gắng hiểu Vũ trụ quan đông phương cái đã: Đó là một Vũ trụ quan đã được xây dựng cách nay 2000 năm mà Vũ trụ quan với với Không - Thời gian tương đối mãi tới khi Anhxtanh xuất hiện đã có bản chất thuộc về nó rồi. Nhưng không nên vì thế mà tri hô rằng tại sao 2000 năm trước người Á đông lại không trình bày thuyết tương đối. Hãy học Lý học đông phương tất sẽ rõ. Hơn thế nữa, nếu chỉ đứng ở Vũ trụ quan với Không - Thời gian tương đối như các nhà Vật lý đang „nhào lộn” trong đó hiện nay, thì cũng vẫn không hiểu nổi cái Vũ trụ quan hai ngàn năm trước, của Đông phương, mà nó có Tượng là Hình Tròn ngoại tiếp Hình Vuông. Gọi là Vũ trụ Vuông – Tròn, hay Không - Thời gian Vuông – Tròn của Người Á đông !!!, Ngược lại, đứng ở Vũ trụ Vuông – Tròn nhìn vào Vũ trụ tương đối thì người ta không thấy có gì phải ngạc nhiên cả. Chừng nào Kakalota hiểu được cái Vũ trụ quan đó thì chẳng cần Tử vi giải thích điều này, mà âm dương ngũ hành đã đủ. Tử vi thì chuyên sâu và cụ thể hơn mà thôi. Còn giải thích nôm na, cho một người không đòi hỏi tường tận, chặt chẽ, logíc như một lý thuyết khoa học, thì rất đơn giản, đã gọi là nôm na mà lại !!!. Đó là: Hãy chú ý đến tính chất của Vận trình trong tử vi. Chúng được xác định bằng can – chi của vận trình, chứ không phải là bằng thời gian của đồng hồ mặt trời Tây phương. vậy thôi. Đoạn này thì cháu thề cháu chả hiểu gì cả. Bác đề xuất kiểu lý thuyết gì mặc bác, nó phải đúng với thực nghiệm. Vũ trụ không phải hình vuông, vì thế thì hình vuông thì phải có biên. Theo cháu hiểu vũ trụ hiện nay là một không gian phân thớ, các thớ là đa tạp Calabi-Yau, và không gian nền là một đa tạp Lorentz. Nó hợp lý hơn vũ trụ hình vuông ạ. Nói như KK, thì có nghĩa là, anh làm gì kệ anh, nhưng anh phải theo lệnh tôi !!!. Thế có phải là tự mâu thuẫn không ?. Cả mấy ngàn năm nay, Đông phương và Tây phương, mỗi bên thuộc về một nền văn minh riêng. Nay thì có người muốn nối chúng, thời phải đi tìm cái chung, sao lại có chuyện áp đặt như vậy. Nhiệm vụ kết nối là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu – xin lỗi, tôi không dùng từ các nhà khoa học, bởi khi đã dùng từ này là đã có tính áp đặt Tây phương cho Đông phương rồi – là phải giởi cả hai nền văn hoá Tây – Đông, giỏi tới mức Thông được cả hai. Còn có sự áp đặt là còn chưa được. Cũng tương tự như trong giao tế ấy. Mọi người bình đẳng, nếu mà anh lấy áp lực của anh áp chế người khác, tất sẽ không bao giờ thống nhất lâu bền được, sẽ nảy sinh phản ứng. Đó là cái gốc của mâu thuẫn vậy. Còn có hợp lý hay không, hơn hay không, Tôi không bao giờ nói vậy, Tôi chỉ có nói đứng ở bên Đông nhìn bên Tây, người Đông không lấy gì làm ngạc nhiên, ngược lại thì người Tây không chịu được, khó chấp nhận. Nếu KK muốn so sánh tính hợp lý, thì cứ phải học Lý đông phương cái đã. KK mắc tính sốt ruột, háo thắng của tuổi trẻ rồi. Đó không phải là hành vi khoa học. Nội dung trích dẫn Không nên hỏi như vậy. Mà phải hỏi: 14 chính tinh là gì ?. Có phải là các Sao trên trời hay không ?. Tổng quát hơn nữa, Phải hỏi rằng: Các tinh đẩu trong tử vi là gì ?. Có phải là Các Sao trong bầu trời không ?.Thưa rằng: Không !!! Nhưng nó là gì ?. Liệu Tôi trả lời, thưa các nhà Khoa học muốn đem Toán học vào tử vi !. rằng: Ví dụ: Lấy hai Sao Thái âm và Thái dương. Chúng không phải là mặt trăng và mặt trời như chúng ta nhìn thấy. Chúng là NGHI BIỂU của Trời. Vâng, là nghi biểu của Trời đấy, thì các Vị có hiểu không ?. Mà muốn hiểu, phải học Lý đông phương cái đã. Còn sao Tử vi và Cự môn thì khó hiểu hơn một hcust, bởi cái sự Cảm nó phải thấu Lý học đông phương tới nơi tới chốn hơn thái âm và thái dương nhiều. Hay ví dụ: Địa không và Điịa kiếp, chúng là hai Sao gì trên bầu trời ?. Thưa rằng, chẳng có Sao nào cả. Chúng là Thiên tru và Địa diệt. Thưa các Ngài, các Ngài có muốn hiểu thiên tru và địa diệt là thế nào, là cái gì, hay là nó hoạt động ra sao ?. các Ngài phải học Lý đông phương. Các Ngài phải biết Cảm, có Cảm thì mới Thông được với trời - Đất (Cảm cho tới khi Thông), Các Ngài ạ. Các Ngài cứ thử xem, Rồi áp cái Toán nào và thế nào vào với chúng đây ?. Đừng tưởng rằng Một thứ Toán nào đó mô tả được con người, là có thể áp vào được với Tử vi. Có thể một thứ Toán hiện đại mà các Ngài đang, và sẽ dùng dùng cho con người, và nếu thành công, thì cũng là một môn khác, có thể được xếp vào cái gọi là Nhân học. Chứ đối với Tử vi, vẫn còn xa lạ lắm. Hay như Hoả tinh và Linh tinh. Hoả tinh là Lửa dương gian, dễ thấy quá hà !.Nhưng còn Linh tinh ?. Thưa rằng đó là lửa, một thứ lửa đặc biệt: Lửa Tam Muội đó. Các Ngài ạ !!! Cái Lửa Tam Muội đó, các ngày có thấy nó không ?. Không chứ gì ?. Thậm chí có cố Cảm, cũng chẳng thấy, nếu không được Lý học đông phương hướng dẫn !!!. Rồi từ chỗ hiểu, đến chỗ đề ra quy tắc an vị chúng, còn xa lắm, các Ngài ạ. Đường còn xa lắm, Các Ngài ơi !. Tôi biết vậy, nên Tôi quan tâm đến các thứ Toán – Lý của các Ngài làm gì, mặc dù Tôi cũng „chui” từ cái lò vật lý toán ấy ra. Hơn 100 Sao, chỉ là chuyện nhỏ, so với cái Cấu trúc tường minh của Lá số tử vi. Nhỏ lắm. vậy mà, có khi các Vị đã Rối óc lên rồi đó. Điều này chỉ có thể giải thích hiện nay VHPD đang có vấn đề nội tại. Đúng là từ bé đến giờ cháu chả biết lửa tam muội mặt mũi thế nào, hoặc dễ hơn thì cháu chả biết con Rồng nó ra sao. Bác nói thế thì cháu chịu rồi. Như tôi đã nói ở trên, trong sự phát triển, tất phải có bất cập, vấn nạn. Đông phương có thể còn thấy nhiều hơn nữa do thực tế lịch sử, có mấy nét lớn như sau: -Văn minh xã hội, đời sống nhân sinh Tây phương đang thắng thế, áp đảo – là kết quả của một nền khoa học. -Học thuật Đông phương bị manh mún, ẩn dật, trong khi học thuật Tây phương công khai, tính hệ thống được hiển thị. Nên có nói thế nào, lẽ đương nhiên VHĐP không biện minh được, và phải chấp nhận thực tế này. Nhưng nếu cứ đứng ở VHTP mà đòi phải hiểu lửa tam muội, con rồng, thì lại là sai lầm trong phương pháp nhận thức. Khi đã nói: Tôi không hiểu anh. Thì tất nhiên, muốn hiểu thời phải Tìm, có tìm mới hiểu. Như đối với VHĐP, phải học nó cái đã, rồi hãy phát biểu, nếu chưa có Lòng kết nối. Nội dung trích dẫn Thôi tạm thế đã nhé. Tôi cũng mong các Vị đem được các công cụ Toán học vào cho tử vi, được như thế, chắc nó Đẹp lắm. Tôi ước mơ từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đại học kia. Cách nay gần 40 năm rồi. Ôi một ước mơ đã làm thui chột một đời Tôi, phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi. Cháu cũng mong được đọc cuốn sách của bác. Khi nào bác viết xong cháu sẽ mua một bản gọi là ủng hộ. Cháu muốn xem tâm huyết một đời của bác, sau khi bỏ toán lý thì thành tựu ra sao về lãnh vực này. Tôi vốn có tính ẩn dật, không ham chuộng công danh. Cái mà Tôi dốc tâm với Đời, đó là cái lo sinh kế, lo toan cho gia đình. Còn việc nghiên cứu Đông phương học, hay kết nối Đông – Tây, chỉ là tâm nguyện riêng tư, không được phép ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của vợ con. Nên nếu có sự công bố, thời Tôi không có mong muốn ai đó mua để ủng hộ, hoặc vỗ tay để tán thưởng – Tôi đã có một số Mạnh thường Quân, nên Tôi không có lý do gì để buôn bán linh hồn. Tôi chưa bao giờ bỏ Toán – Lý, nhưng do năng lực có hạn, thời gian có hạn, do sinh kế vất vả, thì việc cập nhật có thể thiếu, chứ không bao giờ nói Bỏ. Đã có Bỏ, tức là „chân đã bị Thọt”. Còn thiếu cập nhật, ấy là do phải phân nặng nhẹ, tuỳ thời tuỳ lúc vậy. Chuyện còn ở thì tương lai, đã tri thiên mệnh, nên Tôi không muốn tiết lộ. (cái này, đối với KK lại thêm khó hiểu nữa, phải không ?). Học Lý học Đông phương. Khó lắm đó !. Nhất là cứ muốn áp đặt cái Lý Tây phương, thời lại càng khó. Thân ái. P/S. Trong vòng 10 ngày tới, Tôi không có thời gian vào diễn đàn. KK không thấy Tôi trả lời, đừng sốt ruột.
  10. Post thiếu: Kakalotta viết 4 câu hỏi.
  11. Xin được sửa lại tên của Kakalota : Kakalotta.
  12. Kakalota viết: Thưa anh vuivui. Thực sự, tôi không biết anh bao nhiêu tuổi, nên cứ dùng tạm anh. Anh làm ơn cho tôi biết cụ thể. Không hề gì, Tôi đã ngoài tuổi ngũ thập niên, tri thiên mệnh rồi. Xem qua mấy bài Kaka viết, thấy văn phong còn trẻ lắm. Tuổi chắc chưa tới 45. Nhưng dù có nhỏ hơn nữa, trên diễn đàn, tuổi tác không thành vấn đề. Trong học thuật đều bình đẳng. Miễn đừng bài xích cá nhân là được. Người già dễ tự ái. Nhưng đã có tuổi thì đủ trường đời để giữ cho mình đúng tư cách ứng xử trong học thuật. Kakalota viết: Tôi trả lời anh thay cho anh Quangnx. Theo luật, thì phải có sự uỷ quyền của anh Quangnx. Và Kakalota cũng có quyền với tư cách cá nhân mình, tự mình tham gia mà không phải thông qua anh ấy. Bởi vậy, Hãy đại diện cho chính mình. Xin cứ tự nhiên. Kakalota viết: Theo tôi biết, cho đến nay, chưa thực sự có được một lý thuyết chính xác và thống nhất về tử vi. Tử vi được chia làm nhiều trường phái, tử vi Việt Trung, Đài loan, Hàn quốc... Và mỗi nơi có một số lượng sao khác nhau. Vậy thì sao ?. Điều Tôi nói có đúng không ?. Có ai dùng một cái kết quả chưa được minh định để làm tiền đề không vậy ?. Cho dù là trong cuộc sống, chứ chưa nói đến đó là vấn đề mang tính khoa học. Anh ấy đã dùng con số 126 Sao như là một kết quả đã được minh định vậy !!!. Nói thêm ngoài lề một chút. Thực ra, trong các kết quả thu được của Tôi, số Sao đã được minh định trong khuôn khổ của Tống nho. Nhưng do chưa hiểu nên mới có sự sáng tác lập thuyết, thành môn phái bừa bãi như hiện nay, và số Sao cũng lung tung khắp cả - một chứng cứ rất mạnh để xác định Tử vi được ra đời trong thời kỳ Tống nho phát triển, mà Trần Đoàn lại sinh thời trong giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự hoàn chỉnh của Tử vi mà ta có với hình dạng như ngày nay ta thấy. Kakalota viết Trong trường hợp này, tôi chưa hề thấy anh ấy khẳng định anh ấy là chuyên gia về vật lý toán. Mong anh không chụp mũ. Mà cũng chả ai dại dột gì đi khen mình là chuyên gia này nọ cả, bởi vì bọn bạn tiến sĩ của tôi vào đây chơi nhiều lắm nhưng không post bài, (do tôi xem tử vi cho chúng nó rồi kéo vào đây nghịch), dại gì mà làm thế, không cần thiết. Và chúng tôi đặc biệt ghét cái việc người ta tìm cách gán học vị trước tên người. Đối với tôi, đó đơn giản là một nghề kiếm cơm. Nhiều người, muốn thể hiện cái điều mình muốn nói, đâu cần phải nói huỵch toẹt ra. Trong trường hợp này, chỉ cần cố tình không hiểu ý người đối thoại, cứ phang cho anh ta một sự phán xét, rằng: Anh chẳng hiểu gì cả - cái mà chính anh ta đang thao thao bất tuyệt. Thì lẽ tự nhiên, người đối thoại, dù ngu đến đâu cũng phải hiểu được thái độ của đối phương. Con người, chứ không phải là cái máy tính, đâu cứ phải có lệnh đúng mẫu lệnh nó mới nhận thức được. Nói vậy là kakalota hiểu rồi chứ. Kakalota viết: Anh ạ, đây là nói về tử vi đấy chứ. Tử vi mỗi người có một cách hiểu khác nhau, tùy theo quan điểm, kiến thức mà người ta có. Như tôi mới học tử vi, do kiến thức nền, nên tôi nhìn tử vi giống toán học rời rạc và vật lý toán, vì tôi thấy cấu trúc của nó nhiều điểm tương đồng. Chuyện khác nhau về quan điểm là chuyện bình thường, và đó tạo nên các trường phái khoa học khác nhau. Anh có thể học tử vi không cần biết gì về toán, còn tôi hiểu ngược lại. Trên đời, kiến thức của mỗi con người chúng ta chỉ là hạt cát so với nền văn minh nhân loại thôi anh. Tất nhiên, nếu anh không biết vật lý, toán, thì anh không hiểu quan điểm của chúng tôi. Nói về tử vi thật sao ?. Khi mà Tôi hỏi 48 sao phân biệt cái gì ?. Thì có câu trả lời hay chưa ?. Kaka nghĩ Tôi xuất thân từ đâu vậy ?. Mà nói rằng Tôi không biết vật lý hay toán ?. Chỉ có điều, nếu nói như Kakalota, trong một diễn đàn văn chương của các nhà văn với nhau, Kaka nhảy ra trình bày một công trình Toán học giữa các nhà văn, rồi thỉnh thoảng đọc lên vài câu thơ loại „bút tre” làm bằng toán học (làm được đấy - hồi Tôi học đại học đã cùng với chúng bạn làm nhiều rồi). Đến khi bị phản đối - chắc chắn sẽ bị như vậy – thì biện luận rằng, Tôi cũng đang đọc thơ đó chứ. Khi đó, cái nhà Toán học đó thuộc loại gì ?. Và cái công trình của anh ta cùng với mấy bài thơ làm bằng Toán, tất sẽ có nhiều ý kiến nhận xét hay ho từ các nhà văn nhỉ ?. Tôi là người làm vật lý, không cần phải khoe bằng cấp (bằng thực chư không phải bằng đểu nhan nhản hiện nay). Nhưng kiến thức không đỉnh cao tới mức mà đi lầm vào một hội nghị văn chương để đọc công trình nghiên cứu vật lý làm bằng thơ !. Cái đó người ta sẽ nói là Dấu dốt văn chương trong cái vỏ Vật lý đó Kaka ạ. Kakalota viết: Cái này anh lại sai. Bản chất của khoa học là thống nhất, và sự phát triển đột phá của khoa học sinh ra chủ yếu là khi các lãnh vực khác nhau tương giao với nhau. Đó mới chính là phong cách phát triển khoa học hiện đại trên thế giới. Cái câu: cái này anh lại sai. Có nghĩa là có vài cái sai ở trên, đến đây Lại sai nữa. Kaka xem lại thử xem, viết như thế đã đúng văn phạm chưa ?. Tiếp, nói rằng: bản chất của Khoa học là thống nhất, để biện minh cho cái sự không phân biệt nặng - nhẹ, trọng – khinh. Trước hết phải thấy rằng, Tôi chỉ viết là Thiếu Tính học thuật, chứ không nói là không có tính học thuật. Trong một diễn đàn lý học đông phương, thế tất, người đọc khi đọc bài viết của bất cứ ai, cũng có thể phân biệt được bài viết đó nặng tính học thuật đông phương hay là thiếu tính học thuật đông phương. Tức là nhiều hay ít về kiến thức đông phương học. Cái nhận thức này, mang tính Cảm nhận, một điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể học được Lý học đông phương. Không chỉ vậy, mà trong cuộc sống thường nhật, thiếu cái này, con người khác gì cái máy. Hơn nữa, điều chủ yếu Tôi nhấn mạnh ở đây là sự so sánh về tính học thuật giữa bài tôi viết mà bị xoá với cái bài anh ấy viết mà không bị xoá, với sự mở rộng ra so sánh cả những bài của anh ấy mà Tôi đã được đọc. Vì thế, cái việc suy diễn ra rằng sự đột phá với những trình bày như thế bằng cách cho nó tương giao các lĩnh vực, thật là khiên cưỡng. Chúng chỉ tương giao được, khi mà người nghiên cứu có khả năng làm được cái việc tương giao. Chứ một bên thì chuyên sâu, một bên thì lơ mơ, làm sao mà thực hiện được „công tác” tương giao ?. Kakalota viết: Cuối cùng, copy lại các câu hỏi đã bị chuyển đi, mong anh vuivui trả lời cho tôi Viết có vẻ ra lệnh quá. Nhưng Tôi nghĩ, đó thuộc về lỗi do Văn phạm. Tôi không xem nặng. Chỉ lưu tâm khi viết lách trong văn phong đối thoại. Kakalota viết: Tôi khẳng định, phải có lý thuyết toán học đằng sau, đó chính là dựa vào ba vấn đề mà tôi đã nói ở trên. Xin nhắc lại để tiện cho anh: Kakalota có xem nó có cấu trúc toán học hay không, như từ trước tới nay Tôi đã có viết: Tôi không quan tâm, việc ghép toán học vào lý học đông phương, xin cứ tự nhiên. Tôi chỉ khẳng định rằng để xây dựng Dịch lý và Tử vi, Cổ nhân chẳng cần biết đến phép toán nhị phân hay thập phân, cũng như các loại đại số và hình học mà các anh đã nếu ra. Còn như bây giờ, các anh áp Toán hay Lý, xin cứ Vô tư, nhưng lưu ý rằng, cần phải hiểu Dịch lý và Tử vi cái đã. Vậy thôi. Không nên hiểu lầm rồi bẻ cong ý của người đối thoại. Kakalota viết: Ba câu hỏi 1,2,4. đối với người có kiến thức chuyên sâu về Đông phương học, thời đó không còn là câu hỏi. Nó sẽ được trả lời tự nhiên. Tương tự như người đã học cơ học lượng tử thì không phải trả lời câu hỏi tại sao hàm trạng thái lượng tử lại không giống như hàm trạng thái trong có học cổ điển vậy. Mà người không học, muốn biết câu trả lời, thì phải học cơ học lượng tử vậy. Còn nếu như Kakalota không bằng lòng với câu trả lời như thế, thì chỉ với câu hỏi 1, hãy cố gắng hiểu Vũ trụ quan đông phương cái đã: Đó là một Vũ trụ quan đã được xây dựng cách nay 2000 năm mà Vũ trụ quan với với Không - Thời gian tương đối mãi tới khi Anhxtanh xuất hiện đã có bản chất thuộc về nó rồi. Nhưng không nên vì thế mà tri hô rằng tại sao 2000 năm trước người Á đông lại không trình bày thuyết tương đối. Hãy học Lý học đông phương tất sẽ rõ. Hơn thế nữa, nếu chỉ đứng ở Vũ trụ quan với Không - Thời gian tương đối như các nhà Vật lý đang „nhào lộn” trong đó hiện nay, thì cũng vẫn không hiểu nổi cái Vũ trụ quan hai ngàn năm trước, của Đông phương, mà nó có Tượng là Hình Tròn ngoại tiếp Hình Vuông. Gọi là Vũ trụ Vuông – Tròn, hay Không - Thời gian Vuông – Tròn của Người Á đông !!!, Ngược lại, đứng ở Vũ trụ Vuông – Tròn nhìn vào Vũ trụ tương đối thì người ta không thấy có gì phải ngạc nhiên cả. Chừng nào Kakalota hiểu được cái Vũ trụ quan đó thì chẳng cần Tử vi giải thích điều này, mà âm dương ngũ hành đã đủ. Tử vi thì chuyên sâu và cụ thể hơn mà thôi. Còn giải thích nôm na, cho một người không đòi hỏi tường tận, chặt chẽ, logíc như một lý thuyết khoa học, thì rất đơn giản, đã gọi là nôm na mà lại !!!. Đó là: Hãy chú ý đến tính chất của Vận trình trong tử vi. Chúng được xác định bằng can – chi của vận trình, chứ không phải là bằng thời gian của đồng hồ mặt trời Tây phương. vậy thôi. Với câu hỏi thứ 3. Không nên hỏi như vậy. Mà phải hỏi: 14 chính tinh là gì ?. Có phải là các Sao trên trời hay không ?. Tổng quát hơn nữa, Phải hỏi rằng: Các tinh đẩu trong tử vi là gì ?. Có phải là Các Sao trong bầu trời không ?. Thưa rằng: Không !!! Nhưng nó là gì ?. Liệu Tôi trả lời, thưa các nhà Khoa học muốn đem Toán học vào tử vi !. rằng: Ví dụ: Lấy hai Sao Thái âm và Thái dương. Chúng không phải là mặt trăng và mặt trời như chúng ta nhìn thấy. Chúng là NGHI BIỂU của Trời. Vâng, là nghi biểu của Trời đấy, thì các Vị có hiểu không ?. Mà muốn hiểu, phải học Lý đông phương cái đã. Còn sao Tử vi và Cự môn thì khó hiểu hơn một hcust, bởi cái sự Cảm nó phải thấu Lý học đông phương tới nơi tới chốn hơn thái âm và thái dương nhiều. Hay ví dụ: Địa không và Điịa kiếp, chúng là hai Sao gì trên bầu trời ?. Thưa rằng, chẳng có Sao nào cả. Chúng là Thiên tru và Địa diệt. Thưa các Ngài, các Ngài có muốn hiểu thiên tru và địa diệt là thế nào, là cái gì, hay là nó hoạt động ra sao ?. các Ngài phải học Lý đông phương. Các Ngài phải biết Cảm, có Cảm thì mới Thông được với trời - Đất (Cảm cho tới khi Thông), Các Ngài ạ. Các Ngài cứ thử xem, Rồi áp cái Toán nào và thế nào vào với chúng đây ?. Đừng tưởng rằng Một thứ Toán nào đó mô tả được con người, là có thể áp vào được với Tử vi. Có thể một thứ Toán hiện đại mà các Ngài đang, và sẽ dùng dùng cho con người, và nếu thành công, thì cũng là một môn khác, có thể được xếp vào cái gọi là Nhân học. Chứ đối với Tử vi, vẫn còn xa lạ lắm. Hay như Hoả tinh và Linh tinh. Hoả tinh là Lửa dương gian, dễ thấy quá hà !.Nhưng còn Linh tinh ?. Thưa rằng đó là lửa, một thứ lửa đặc biệt: Lửa Tam Muội đó. Các Ngài ạ !!! Cái Lửa Tam Muội đó, các ngày có thấy nó không ?. Không chứ gì ?. Thậm chí có cố Cảm, cũng chẳng thấy, nếu không được Lý học đông phương hướng dẫn !!!. Rồi từ chỗ hiểu, đến chỗ đề ra quy tắc an vị chúng, còn xa lắm, các Ngài ạ. Đường còn xa lắm, Các Ngài ơi !. Tôi biết vậy, nên Tôi quan tâm đến các thứ Toán – Lý của các Ngài làm gì, mặc dù Tôi cũng „chui” từ cái lò vật lý toán ấy ra. Hơn 100 Sao, chỉ là chuyện nhỏ, so với cái Cấu trúc tường minh của Lá số tử vi. Nhỏ lắm. vậy mà, có khi các Vị đã Rối óc lên rồi đó. 1-Tại sao lá số của người sinh 3 h 2 giây lại khác với 3 h kém 2 giây? Bản chất tại sao? Quan điểm của tôi là phải có một tổ hợp liên tục của chúng. Tôi không nghĩ tử vi giải thích được điều này. 2-Tại sao lại chọn 12 cung mà không phải 24 cung? Tại sao lại nghĩ ra cách an sao như vậy, nếu không phải là có cả lý thuyết lớn ở sau? Và dựa vào cơ chế nào để nói về chính chiếu, tam chiếu? Tại sao các sao lại tác động được? Rõ ràng là phải có cơ sở ở đằng sau. Tại sao lại xét hành của cung tam hợp, và khi ta nói tứ sinh, thì cái gì sinh? Cường độ bao nhiêu, đo bằng đơn vị gì, và tại sao triệt tiêu ở mộ? 3-Sao Tử vi, Cự Môn là sao gì trên bầu trời? Bản chất của nó? Nó có phải hành tinh không, và nếu không phải thì là cái gì? Có phải là sóng điện từ hay một loại năng lượng nào đó không, và nếu đúng thì viết phương trình truyền sóng cho loại năng lượng đó. 4-Tại sao, người ta nói, tọa thủ thì mạnh hơn chiếu? Và mạnh hơn cụ thể bao nhiêu lần? Có con số chính xác không và tại sao lại vây? Thôi tạm thế đã nhé. Tôi cũng mong các Vị đem được các công cụ Toán học vào cho tử vi, được như thế, chắc nó Đẹp lắm. Tôi ước mơ từ lâu lắm rồi. Từ cái ngày còn mãi đũng quần trên ghế nhà trường đại học kia. Cách nay gần 40 năm rồi. Ôi một ước mơ đã làm thui chột một đời Tôi, phải chi Tôi nhận ra từ sớm, thì giờ đây, có thể trọn bộ Đông phương học Tôi đã viết xong - thôi, số mà !. Đã tri thiên mệnh mà còn Than vãn làm chỉ ! hi hi .... Nay thì đang sợ không kịp, chỉ mong hoàn thành phần cơ bản mà đã thấy toát mồ hôi hột rồi. Thân ái và tạm biệt.
  13. Anh Thiên Sứ thân mến. Rất đồng ý với ý kiến của Anh. Với bài viết của Tôi hôm qua trả lời bài viết của anh Quangnx thì Tôi thấy là hợp lý, nhưng đáng tiếc là BQT đã xóa đi rồi. Chắc có lẽ ngôn từ dễ khiến hiểu sang là đùa cợt, có tính thiếu nghiêm túc chăng ?. Nhưng thiết nghĩ, Tôi không có ý như vậy. Vả lại, với một nội dung "nóng bỏng" trong bài của anh Quangnx thì một bài viết có tính khôi hài có lẽ là một sự đối xứng cần thiết. Có thể Anh hiểu anh Quangnx hơn Tôi nhiều, và nhận ra, dù cho có sự đối xứng đó. Vị tất đã hợp nhãn với anh ấy. Vậy thì thôi, cho qua luôn. Nhưng những gì mà anh Quangnx "chụp" cho Tôi, tất Tôi phải có sự phản biện. Mà đã phản biện, là phải thẳng thừng !!!. Thưa rằng, anh Quangnx đã Sai căn bản về kiến thức Tử vi. Tôi không quan tâm đến các kiến thức toán lý hiện đại của anh ấy. Như anh đã từng có nêu đại ý là: Người ta không thể có được những kết quả Đúng từ những cái Sai. Nay anh ấy đã quy kết hai điều: -Số lượng Sao trong tử vi là 126. -Phân biệt 48 sao đặc biệt so với 78 sao thường. Thứ nhất, tử vi không có đáp số tổng số 126 sao. Đó là Sai. Thứ hai, Việc quy kết 48 sao đặc biệt, Tôi chỉ hỏi, có gì mà đặc biệt, đặc biệt thế nào. nếu anh ấy phản biện đúng mức, thì phải chỉ ra rõ ràng. Nhưng anh ấy đã không làm điều đó. Anh ấy lại chú tâm làm cái việc khác, nhằm mục đích thanh minh - nhưng lại không rõ ràng. Nhằm mục đích chỉ trích, phê phán sự phản biện của Tôi - nhưng lại mang tính chụp mũ. Có chen lẫn một số lý giải, nhưng ai đọc mà chả thấy cái lý giải đó không tường minh, mang tính phán xét. Để rồi sau đó, yêu cầu Tôi rút lại lời nói !. Anh ấy đã nghĩ rằng anh ấy là một chuyên gia sừng sỏ, tầm cỡ về vật lý toán, nên cách trình bày của anh ấy có tính chất miệt thị với người đối thoại. Tôi trả lời thẳng thừng rằng, đây là diễn đàn đông phương học, chứ không phải là diễn đàn chuyên ngành vật lý hay toán. Nếu gặp nhau trên các diễn đàn hay tạp chí chuyên ngành, thì Tôi cũng là người làm công tác vật lý. Đừng dùng giọng miệt thị như vậy, thiên hạ họ cười cho đấy. Còn ở đây, cứ thẳng thừng tranh luận về tử vi đi. Và tôi có kết luận, hiểu tử vi đi đã, rồi hãy áp dụng toán học vào, vô tư đi. Anh ta là một nhà khoa học, tất phải hiểu cái lý đó. Cũng như các bài viết của nhiều người, bài của anh Quangnx Tôi cũng đọc, và khi muốn phản biện, thời Tôi phải đọc cho kỹ. Thì thấy rằng, các Bài của anh ấy mới chính là thiếu tính học thuật (nếu không nói là mang tính chất thông tin, mà lại là thông tin bên ngoài lĩnh vực VHPD) - trong một diễn đàn đông phương học -. Muốn có một sự tôn trọng trong học thuật - khác với sự tôn trọng trong đời sống, thì cần phải có những kién thức đúng tầm, mà trước hết thể hiện trên các bài viết. Nếu BQT có muốn xóa bài này của Tôi, xin hãy xóa cả bài của anh Quangnx vừa rôi - để tránh tình trạng một người được nói mà người kia không được nói. Nếu tình trạng giao tiếp giữa Tôi và anh Quangnx sau bài viết này không được cải thiện, thời Tôi cũng sẽ tự thấy chúng tôi không nên có những giao tiếp sau này nữa (trên diễn đàn). Thân ái.
  14. Votruoc thân mến. Có lẽ Votruoc nên hiểu rõ tinh thần phản biện của Tôi: -Làm rõ vấn đề mà Votruoc trình bày. -Có sự phân biệt đúng – sai, chứ Tôi không Bác, hay Phản đối lý thuyết của Votruoc. Chỉ nên như vậy, và theo Tôi, chúng ta nên theo tinh thần này. Các bài trước, dựa trên các trình bày của Votruoc, Tôi, trước tiên là muốn trình bày cái ý tứ của người xưa, trước đến nay đã hiểu về Đạo – đó là nội dung của Đạo Lão, sau này được phát triển mà trở nên một phần quan trọng của triết học đông phương. Mà nếu, với sự thể hịên đó, Votruoc đã có thể đồng nhất, thì sẽ dừng lại. Nhưng nay, Votruoc chưa có sự chấp nhận, mà sự bảo vệ lại có tính chất theo nội dung chi tiết, thì Tôi sẽ thảo luận với Votruoc theo cách mới. Đó là đáp ứng theo nội dung chi tiết. Điều này là khả dĩ, bởi đã có sự trình bày ở trên, khả dĩ hiểu được thế nào là Đạo. Cái Đạo của người xưa. Votruoc viết: Bài viết trước của Vuivui hầu hết chỉ phản bác xoay vấn đề cách hiểu của tôi về năng lượng và vật chất. Thì đúng là như vậy, bởi vì trải qua mấy bài trao đổi, dần dà chúng ta đã đi đến được điểm đó, sự tập trung như vậy là tất yếu, hơn nữa còn có thể trình bày được nội dung về Đạo của Cổ nhân, một cách sơ lược. Dù vậy cũng đã thể hiện được những nội dung cơ bản của nó ở tinh thần nền tảng. Votruoc viết Theo tôi, đó không phải là lý do phản bác ít nhất cho đến thời điểm này, bởi vì trước đó tôi chưa đưa ra định nghĩa của học thuyết về vật chất và năng lượng trong suốt toàn bộ nội dung đã post. Vật chất và năng lượng sẽ được đề cập và định nghĩa khi tôi ứng dụng chuyên đề vào những khảo sát vật lý sau này. Tôi đã viết rõ ràng là: Đạo, Âm, Dương là những cái có trước, có trước cả vật chất, nên khi chưa trình bày xong về chúng, chưa thể nói gì về Vật chất. Không thể sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông như mấy anh thày Tàu được. Đến đây Votruoc lại thể hiện một luận điểm Lạ lùng nữa !. Đó là : „Đạo, âm dương là những cái có trước Vật chất”. Xin nhấn mạnh điểm này !!! Xuất hiện tự nhiên câu hỏi: Vật chất xuất hiện ở đâu trong cái dây chuyền Đạo, Vật chất .... đến sự sinh sinh diệt diệt không ngừng của vạn vật ? !. Và lẽ tự nhiên ta phải phân biệt trước sau cái điều lạ lẫm như sau: Nói rằng Trời dương - Đất âm, tức là trời đất phân âm dương, thì theo như quan niệm của Votruoc, phải có âm dương trước rồi mới có Trời - Đất, bởi vì Trời - Đất là hai lực lượng của vật chất mà !. Đúng không ?. Còn theo quan niệm từ xưa tới nay, ai chả biết, có trời đất mới có phân âm dương, chứ ngược lại thế nào được. Cũng như phải có người Nam và người Nữ rồi mới nói đến chuyện phân âm dương nam nữ chứ ! Làm gì mà có thể nói đến đàn ông dương, đàn bà âm khi không có con người ?. Nếu cố gắng tự bào chữa, thì lại phải nói rằng, đó là do âm dương là khái niệm, còn vật chất là tồn tại mà biện lý rằng, phải có tồn tại cái đã rồi mới có nhận thức, tức là đề ra khái niệm. Vâng, như thế mới đúng, song lại vấp ngã trong cái lý thuyết của Votruoc, bởi cho rằng Đạo là khởi thuỷ của Vũ trụ cơ mà, thế nên Âm Dương cũng là cái bước tiếp theo của Đạo, thì hẳn nó cũng tham gia vào quá trình hình thành Vũ trụ, nghĩa là nó phải bao hàm vật chất, hay có nền tảng vật chất từ Đạo kia, chứ không thì chả nhẽ, vật chất lại tự nhiên sinh ra ?. Tức là, theo Đạo của Votruoc thì vật chất phải được tự nhiên sinh ra bởi nó có sau âm dương mà. Nhưng thực tiễn lại chỉ ra không thể như thế được. Thế thì lại phải cho cái Đạo có trên cái nền của Vật chất. thế chẳng hoá nó tự mâu thuẫn à ?. Vậy liệu phản biện này có còn như Votruoc viết: Do đó, đến thời điểm này, tôi cho rằng, học thuyết vẫn chưa có ý kiến phản biện thuyết phục. Votruoc viết: Tiếp theo, ta bàn đến khái niệm vật chất và năng lượng. Những phân tích của Vuivui về biện chứng vật chất thì tôi thấy thế này: Đầu tiên, người ta đưa ra một định nghĩa, “Vật chất thì đo đếm được”, nhưng sau không còn thấy thích hợp thì người ta đưa ra định nghĩa mới bao hàm cả những cái không được định nghĩa trước kia với cái ban đầu và gọi tên chung là cái ban đầu. Cứ thế cho đến khi bao hàm tất cả những cái tồn tại và người ta bảo rằng đó là phép biện chứng! Khái niệm năng lượng cũng chung số phận tương tự. Anh Vuivui ạ, đó không phải là phép biện chứng mà là ngụy biện cho cái khiếm khuyết và tùy tiện điều chỉnh, khoác cái vỏ biện chứng! Votruoc cho rằng như thế thật à ?. Thế Votruoc không biết tính phổ quát và phát triển, kể cả trong nhận thức cũng như sự vận động của thế giới chính là cái cốt lõi của phép biện chứng à ?. Mà từ xưa người ta có định nghĩa về vật chất đâu, mà người ta chỉ mưu cầu đi tìm cái chung nhất của thế giới, của mọi sự tồn tại, để khái quát hoá mà nói lên cái phạm trù vật chất mà thôi. Sự phát triển tất yếu của nhận thức về thế giới, tất nhiên sẽ phải có sự điều chỉnh về cái gọi là quan niệm, bằng ngôn ngữ về vật chất. Bởi đó hình thức thể hiện nhận thức của các hoạt động tư duy của con người với thế giới. Chứ không như Votruoc nghĩ đó là sự thêm hay bớt tuỳ tiện đâu. Minh chứng đó là từ quan niệm Không - Thời gian tuyệt đối chuyển sang quan niệm về Không - Thời gian có tính tương đối đó thôi. Như thế là biện chứng chứ còn thế nào mới là biện chứng nữa. Cái hiểu biện chứng thông qua cái giống nhau và khác nhau như Votruoc viết: Nếu đúng là phép biện chứng, anh phải chỉ rõ sự khác nhau, giống nhau và nguyên nhân có sự khác nhau, giống nhau đó của những cái từng bước được gộp vào Đó chỉ là phép so sánh chứ không phải là phép biện chứng. Votruoc lại nhầm lẫn cơ bản về các khái niệm cơ bản của triết học rồi. Votruoc viết: Hoặc giả, anh có một lý thuyết mới, anh đưa ra một định nghĩa thì định nghĩa đó chỉ có ý nghĩa với logic trong lý thuyết đó mà thôi. Nếu sử dụng định nghĩa này trong lĩnh vực khác thì phải chỉ ra được sự tương thích của định nghĩa với lĩnh vực đó. Tôi chẳng có đưa ra cái lý thuyết mới nào cả trong việc phản biện các lý thuyết của Votruoc, mà toàn là cái kiến thức cơ bản của các môn học, thành tựu nhận thức của các kiến thức liên quan đến mà thôi. Chúng có đầy rẫy ở trên sách vở, ai học mà chẳng phải đi qua. Chứ Tôi không bao giờ trình bày những ý tưởng mới, lý thuyết nghiên cứu của Tôi trong bất cứ cuộc tranh luận nào, đó là về nguyên tắc. Bởi đã là cái chưa được thống nhất, thì khác nào ông nói Gà, bà nói Vịt. Rốt cục chẳng bao giờ đi đến đích. Votruoc lại viết: Tôi không bao giờ sử dụng cái “biện chứng” như anh phân tích trong các nghiên cứu của mình vì thoạt nhìn thì có vẻ đẹp, đơn giản nhưng thực ra là tùy tiện và vô dụng nếu không chỉ ra được các thao tác trên định nghĩa mới. Những “năng lượng tâm linh”…, đến thời điểm này, không mấy người hiểu được nó là cái gì, nhiều người còn nghi ngờ sự tồn tại của nó, huống chi nó không tương thích được với những tính toán trên năng lượng vật lý đã biết, nên tôi không gộp chung chúng với năng lượng vật lý là đúng đắn, cẩn trọng và rất đúng phép biện chứng, không chấp nhận sự hấp tấp, tùy tiện. Đó không phải là “chưa hiểu về Vật chất, và Tinh thần cũng như hoạt động Tâm linh” - như Vuivui viết một cách vội vã, chủ quan - mà là hiểu sâu sắc cả những đặc điểm đặc thù của từng loại, những thuận lợi và hạn chế, tính chất của chúng trong nghiên cứu và tìm ra cách xử lý một cách biện chứng, không dễ dãi, tùy tiện gộp chung lại theo kiểu bỏ chung một rọ. Mỗi loại đối tượng đó sẽ được áp dụng những thao tác tính toán riêng trong quá trình triển khai học thuyết. Votruoc viết như vậy là không được rồi. Như Votruoc tự thừa nhận về tính Tổng quát của cái Đạo, hay cái lý thuyết của Votruoc. Nó thậm chí còn có trước cả Vật chất cơ mà. Thì chúng ta đang nói tới cái tổng quát, cái chung nhất để tiến tới cái mô hình vũ trụ, mà như người ta thường nói, mà chắc Votruoc cũng muốn vậy: Là cái Bao la Vạn tượng. Thế thì sao lại phân loại ra, rồi biện lý rằng mỗi cái riêng có cái tương thích. Vậy thì trên nói cái chung nhất, dưới lại nói cái riêng nhất !!!thì thử hỏi tính nhất quán ở đâu ?. Còn như Votruoc nói rằng cái Tiềm năng không đo được đó là cái không phải Năng lượng, thì như Tôi đã nói. Votruoc độc thoại rồi. Chả nhẽ Votruoc không thấy cái uy lực áp chế của luật pháp, của sức mạnh doạ dẫm hay sao. Chả nhẽ Votruoc không thấy Hừng hực khí thế trong những cuộc thi đua, những phong trào cách mạng chăng ?.Chẳng lẽ Votruoc không thấy sự chuyển biến của đất trời khi từ Đông chuyển sang Xuân không. Cái đó, ai chả Cảm thấy. Chả nhẽ Votruoc không có sự Cảm nhận về cái gọi là Sức sống sao, như so sánh sức già và sức trẻ, mặc dù chả cần hai người già trẻ phải lăn vào vật lộn hay uýnh cho vở đầu sứt trán để so sánh đo lường xem mỗi người bỏ công năng ra bao nhiêu, .... Nói đến như vậy, mà Votruoc còn chưa thông, thì cái Cảm của Votruoc liệu có có chăng. Mà nếu không có, làm sao nhận thức được Triết đông phương. Thì rồi làm sao hiểu nổi cái Đạo – cái sơ đẳng nhất. Chứ nó chưa khó như âm dương ngũ hành và tam tài đâu. Votruoc ạ !. Votruoc lại viết tiếp: Thực chất, khi đưa ra những định nghĩa về bất cứ cái gì cũng nhằm phân loại những đối tượng được đề cập để tiện nghiên cứu và thao tác. Vì thế, mỗi trường phái học thuyết đưa ra những định nghĩa về một đối tượng nào đó với tiêu chí phù hợp nhất cho những khảo sát của mình. Những trường phái khác nhau có những định nghĩa khác nhau về một khái niệm là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ, từ định nghĩa đó ta rút ra được kết luận logic nào có ích. Thì hãy nhớ là chúng ta đang nói về cái tổng quát nhất đó. Votruoc viết: Quan niệm của tôi về năng lượng, được đưa ra trong các thảo luận, chính là cái năng lượng vật lý, nó thỏa mãn công thức của Anhxtanh: E = m.c2. Quan niệm đó không bao hàm cái “năng lượng tâm linh” vốn không thỏa mãn (hoặc chưa biết có thỏa mãn hay không) công thức này và còn chưa rõ bản chất của nó, chưa có bất kỳ thao tác tính toán nào liên quan đến nó trong các nghiên cứu. Vì thế mới đi đến định nghĩa vật chất của tôi, và kết luận rằng, ngoài vật chất ra còn vô số những tồn tại khác nữa. Định nghĩa đó mới hiệu dụng trên những nghiên cứu tiếp theo của tôi. Tương thích với những khai triển khi ứng dụng học thuyết ADNH vào lĩnh vực vật lý. Còn nếu tôi xử dụng định nghĩa khác về vật chất thì kết luận đưa ra sẽ khác nhưng vô dụng trên con đường tôi đang đi. Đúng rồi, như Tôi đã nói Votruoc nói về cái năng lượng vật lý, thì rõ là Votruoc phải nói tới cái Đạo vật lý chứ, thế sao Votruoc lại còn muốn lấy Đạo và cả âm dương lẫn ngũ hành để thuyết cái thuyết vật lý thế nào được. Như ai có học lý học đông phương đều rõ. Cái Lý của đông phương là Cảm, chứ đâu có Đo được. vậy là Votruoc đem râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi !!! Mà thậm chí như vậy, thì Votruoc phải thấy cái lý thuyết của mình nó không phải là âm dương ngũ hành của cổ nhân đâu. Bởi vì Vật lý làm gì có thể hiểu được : Khí xuân Mộc thịnh, mùa Đông Khí Mộc tàn, .... Tức là cái lý thuyết của Votruoc là cái lý thuyết Vật lý nhưng mượn các khái niệm đông phương, nhưng lại chẳng có nội dung đông phương gì cả. Trong khi cái Đạo và âm dương của Votruoc lại còn muốn có cả trước Vật chất, nghĩa là tổng quát hơn cả Vật lý nữa, thì nó sẽ chứa cái gì đây nhỉ ?. Trong khí Minh triết Đông phương thực – không phải Votruoc – thì nó không chỉ có thể bao hàm toàn bộ Vũ trụ, không loại trừ cả Vũ trụ vật lý. Mà người ta, thực là không chỉ ra được cái giới hạn Bao quát, hay còn gọi là Phổ quát của vũ trụ Đông phương !!!. Votruoc viết: Trong chuyên mục Linh hồn và thế giới tâm linh có phải là vật chất không tôi đã viết cho anh Thiên Sứ: Nếu hiểu theo nghĩa vật chất là tất cả những cái gì tồn tại, có thể tương tác được với những cái khác (không đưa ra điều kiện năng lượng) thì em nhất trí. Như vậy, nếu vật chất được định nghĩa như sau thì em hoàn toàn thống nhất: Tất cả các dạng tồn tại tương tác được với nhau đều là vật chất. (Ở đây, "tương tác" được hiểu theo nghĩa là "làm thay đổi") Với định nghĩa này thì em hoàn toàn nhất trí với những diễn giải ở trên của anh về vật chất. Em chỉ kỵ cái chữ "năng lượng" mà thôi. Theo em, năng lượng không phải là đều kiện tiên quyết của vật chất. Nhưng tương tác là điều kiện tiên quyết. Như vậy, cái quyết định sự giống và khác nhau của quan niệm vật chất của tôi với anh Thiên Sứ chỉ là ở chỗ quan niệm năng lượng là gì. Nếu hiểu vật chất, năng lượng như anh Vuivui hiểu thì tôi cũng thừa nhận mọi tồn tại đều là vật chất, không có sự khác biệt cách hiểu giữa chúng ta. Nhưng cách hiểu đó, theo tôi, là sự tùy tiện (không phải biện chứng) trong học thuật, vì không có sự giống nhau trong thao tác trên các đối tượng được định nghĩa. Không ai lại đi cộng thế năng của một người đang đứng với năng lượng ý chí của anh ta cả. Nhưng không sao, mỗi người đều có quyền đưa ra các định nghĩa. Đã là định nghĩa thì không có chuyện đúng hay sai. Giống như đặt tên vậy. Do đó, định nghĩa không phải là luận cứ phản bác. Chỉ có những kết luận rút ra liên quan tới định nghĩa đó mới có thể đúng hay sai mà thôi và chỉ chúng mới có giá trị phản bác. Như trên đã nói, phép biện chứng mà Votruoc nói là của Votruoc là phép so sánh, chứ không phải là phép biện chứng. Còn phép biện chứng thực là phép biện chứng không thể tuỳ tiện như Votruoc nói, mà nó liên hệ được hiện thực và sự phát triển của nhận thức cũng như sự phát triển của văn minh nhân loại. Nói rằng Định nghĩa thì không có chuyện đúng hay sai. Điều đó đúng, song cái chúng ta đang bàn ở đây là những áp dụng của các định nghĩa đó, dẫn tới những điều bất cập trong lý thuyết của Votruoc. Từ đó, khiến cho Lý thuyết của Votruoc lần lượt từ bỏ tất cả những nền tảng đã có của tri thức nhân loại. Đó mới là điều đáng bàn, và Tôi đã lần lượt chỉ ra rõ ràng. Votruoc viết Cách hiểu của tôi về năng lượng trong bài viết hẹp hơn cách hiểu, theo tôi là tùy tiện, của anh nhưng thao tác tính toán được, tương thích với các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. Do đó, vật chất cũng được tôi hiểu theo nghĩa hẹp hơn tương ứng. Vì vậy, để bao quát mọi tồn tại, tôi mới nói, ngoài vật chất (chỉ những cái tôi quan niệm) ra còn những tồn tại khác không phải là vật chất (chỉ cái phần rộng hơn được tùy tiện thêm vào), ngụ ý chỉ đến cái Đạo bao trùm tất cả mà tôi, và có lẽ cả anh, cùng quan niệm. Đó là Votruoc tự dấn thân vào đó chứ !. Nếu Votruoc không bàn tới Đông phương học, mà chỉ nói về Vật lý, chứ ngay cả Tây phương học ngày nay, trong Triết học người ta cũng đã thấy cái năng lượng nhân sinh rồi. Thì đâu có chuyện gì. Nhưng Votruoc đem Vật lý nhập với Đông phương học, rồi lại muốn làm một cái gì đó to nhớn hơn cả đông tây học thì nó mới sinh chuyện. Rồi trên cơ sở đó, Votruoc lại còn tuyên bố nó tương thích với các ứng dụng tiếp theo. Tôi chưa muốn bàn đến, mới ở đây, đã thấy bất cập rồi, thì ai mà tin được những áp dụng tiếp theo trong các bài toán cụ thể được. cần nhớ rằng, chính các bài toán đó được đặt ra từ thực tiễn phát triển lý thuyết cũng như thực tế sinh động. Và cũng vì thế, cái mà Votruoc muốn thêm vào thì chính là do Votruoc tuỳ tiện, chứ Tôi có thêm vào cái gì đâu mà bảo là Tôi tuỳ tiện. Votruoc viết: Nhưng hiện nay ta đang trao đổi học thuyết của tôi thì phải trao đổi trên định nghĩa tôi đưa ra trong học thuyết chứ không phải trên cái định nghĩa của anh. Hơn nữa, cho đến thời điểm này, trong chuyên mục, vẫn chưa đến lúc tôi đưa ra khái niệm vật chất, năng lượng cơ mà. Vì vậy, những lý do xoay quanh khái niệm vật chất, năng lượng Vuivui đưa ra cũng không còn có giá trị phản biện mà ngược lại, cho thấy sự cẩn trọng, nghiêm túc trong nghiên cứu của chuyên đề. Tôi chẳng đưa ra cái định nghĩa nào cả, như đã nói ở trên. Chỉ thảo luận trên các kiến thức có sẵn của nhân loại mà thôi. Nếu như Votruoc nói là xuất phát từ những định nghĩa riêng của Votruoc, mà xét thấy nó biệt lập, xa lạ với các kiến thức nền tảng của nhân loại, thfi Tôi đã nói: Votruoc lập thuyết một mình - một thuyết. Tôi chỉ cần làm rõ tới đó thôi, chứ Tôi không có ý định tranh lụân về cái lý thuyết một mình ấy. Khi cái lý thuyết ấy nó không muốn một mình, thế tất phải có sự phản biện để làm rõ nó đã thống nhất với nhân loại như thế nào !!!. Votruoc viết: Khi trao đổi với nhau trên diễn đàn, tôi đề nghị một nguyên tắc sau: Không đưa ra nhận định về bất cứ vấn đề gì về nội dung cũng như cá nhân trước khi có những luận cứ. Hy vọng Vuivui chấp nhận và chúng ta mới có thể trao đổi tiếp được. Vâng ! Tôi đã tuân theo từ đầu đó thôi. Có những điều Tôi buộc phải có nhận định thì đó là do cái lý phải nói để khỏi hiểu lầm tại sao Tôi cứ đóng khung tại chỗ, không muốn đi lan man. Nhưng thôi, Votruoc đã nếu, Tôi xin nhận và sẽ chấp hành. Votruoc viết: Mặt khác, khi tôi viết chuyên mục này thì lý do đầu tiên là: cổ nhân có rất nhiều sai lầm khi diễn giải học thuyết ADNH. Do đó, những ý kiến của cổ nhân về vấn đề này đối với tôi còn rất nhiều điều đáng phải bàn, không có ý nghĩa phản biện, chỉ có ý nghĩa tham khảo. Cái này thì phải thận trọng, Votruoc à. Tôi thì không cho như vậy, nhưng vì biết trước sau gì Votruoc cũng sẽ nói lý như vậy, nên Tôi đã có cố gắng khi trình bày lý luận của Cổ nhân đều có phân tích cái đúng đắn của nó. Thậm chí nó còn có sự nhất quán từ Đông sang Tây, chứ không phải chỉ có nhất quán nội tại trong đông phương học đâu Tôi có thể khẳng định rằng, Lý thuyết của Cổ nhân hầu như không sai, có tính Mở - nghĩa là có khả năng phát triển – và đầy đủ để phát triển. Chỉ có nhận thức của Hậu nhân là Sai, hay chưa Tới mà thôi. Vì thế khi Tôi đã đem kiến thức của Cổ nhân ra mà tranh luận, thế tất Tôi phải có trình bày và đủ khả năng trình bày về tính đúng đắn của nó. Nếu phải đưa ra nhữung kiến giải riêng cá nhân Tôi, hay kết quả nghiên cứu của Tôi thì tuỳ trường hợp cụ thể mà Tôi có trình bày hay không. Khi ấy, bao giờ Tôi cũng có sự thông báo trước. Nhưng yên tâm đi, cho tới hiện nay, và trong chủ đề này của Votruoc, Tôi cho rằng Tôi không cần phải dùng đến những kiến thức thuộc về kiến giải của Tôi. Dù gì, thì đó cũng là điều đương nhiên, khi phải có những trình bày đó, mà không có khối lượng đồ sộ kiến thức của Cổ nhân đã được trình bày, thì có trình bày cũng vô nghĩa, bởi vị tất đã có thể hiểu nổi. Votruoc viết: Thời gian của tôi rất eo hẹp nên đôi khi post bài chậm. Mong Vuivui thông cảm. Vâng !, xin cứ tự nhiên và từ tốn. Tôi cũng vậy, có khi trả lời được ngay, cũng có khi phải chậm. Bởi ai cũng phải vì sinh kế cả mà. Hơn nữa, việc trao đổi này, dù gì cũng chỉ là một cái thú tiêu khiển, nhưng bổ ích cho cả hai. Nên chắc chắn còn có nhiều cái quan trọng hơn trong cuộc sống. Thân ái.
  15. Các Bạn quan tâm tử vi thân mến !. Chủ đề này có tên là Vấn nạn của tử vi, với những trường hợp gọi là chuyển đổi giới tính, vốn không phải là vấn nạn. Nhưng chưa có sự trả lời thì lại chuyển biến sang sự tranh luận ở những góc độ khác. Lạ ở chỗ, sự hiểu biết về tử vi, còn nhiều ngộ nhận. Mà vốn !, cái gọi là Khoa học, hay nhân danh khoa học thì đòi hỏi phải có sự chính xác, chặt chẽ và trên hết, do tử vi có bản chất nhân văn, lẽ đương nhiên, sự đòi hỏi về tính minh triết lại phải được đặt lên hàng đầu. Thì tất cả những điều đó lại "được đóng gói lại" nhét "vào hộc tủ" để mà tha hồ "tán". Đó có phải là do "cố tình" quên, hay là do chưa hiểu biết đủ về tử vi để rồi "không dám"bàn tới. Nhưng lại cứ bàn tới những gì cao siêu với những ngành toán - lý này nọ, nào là Đại số Lie, nào là Đa tạp, nào là ....Với những trạng thái như thế này, nghĩa là cứ đem những gì cao siêu nhất mà tán, ghép cho cái mà mình không hiểu, thì nói gì mà chẳng được. Thế này nhé, làm phép tính "cộng" rất đàng hoàng, tính ra số Sao trong tử vi, được kết quả 126 sao, rồi gán :Thực vậy, ta hãy xem lại vì sao người ta xét đến con số 126 sao trong Tử vi? xin lưu ý với các bạn 126 chính là con số 126 root đỉnh của đại số Lie ngoại lệ E7- 133 chiều (126+7). Tương ứng với nó, với 126 root đỉnh ta có 126 thành phần đặc trưng sắp xếp, mô tả qui định bản thể của các đối tượng trong KG-7 kích thước. Kế đến, 126 sao trong Tử vi lại phân thành hai nhóm lớn là "78 sao thường + 48 sao đặc biệt". 48 sao đặc biệt gồm: 14 "chính tinh" + 4 sao "Tuần-Triệt" + 12 sao "vòng tràng sinh" + 18 "sao lưu động/sao có sao lưu động". Nhóm 78 sao thường (lưu ý con số 78 của bài Tarot) tương ứng với 78 root của đại số Lie ngoại lệ E6 - 78 chiều. Trong vật lý toán, E6 tương ứng với qui luật sinh fermion (vật chất) lần thứ nhất bao gồm electron, neutrino e và các quark u, d. Nhóm 48 sao đặc biệt lại tương đồng với 48 root đỉnh của đại số Lie ngoại lệ F4-52 chiều (48+4). F4 trong vật lý toán hàm chứa qui luật tương tác. Tử vi có thực là có 126 sao không, cái phép tính "cộng đó" có đúng không ?. Khi mà nói tới có 4 sao Tuần - Triệt, tức là ngụ ý có hai sao Lưu Tuần và Lưu Triệt nữa !, Nhưng thực tế, nếu đã nói Tử vi là có xuất xứ của Việt nam, thì Tử vi VN đâu có hai sao Lưu Tuần và Lưu Triệt ?. Cho dù cố cãi lấy được, thì lưu Tuần và lưu Triệt có hay không cũng còn đang tranh cãi, khi ấy, còn phải tính đến các sao Lưu khác như lưu Khôi - Việt, lưu Xương - Khúc, ...và còn Lưu Hóa nữa. Chưa hết, có bao nhiêu Vận trình, đều phải được Lưu, cớ gì chỉ có một loại Vận trình một năm là được Lưu, còn các cái khác thì không được Lưu. Cố gắng làm cho ra con số 126, để mà Ghép toán ?. Còn nói rằng 48 sao đặc biệt - có gì mà đặc biệt ?. - hàm chứa quy luật tương tác ?. Tương tác gì vậy ?. Phải chăng các sao ngoài 48 sao kia không có tương tác ?. Hay là nói có Lưu và Chính tinh thì mới tương tác ?. Thế thì Tả Hữu và Xương Khúc cũng Hóa sao không được liệt kê ?. Tóm lại, ai học tử vi - chả cần sâu sắc làm gì - mà chả biết con số Sao là con số chưa thống nhất, con số 126 không phải là đáp số của nó, thì hỏi cái động tác diễn giải toán học có ý nghĩa gì ?. Bây giờ chúng ta nói đến cái gọi là cấu trúc Toán trong tử vi. Thoạt xem, thấy việc an Sao có quy tắc. Phải chăng từ đó nảy sinh việc gán ghép nó với những cấu trúc toán học ?. Có khác gì với việc, thấy cách xây dựng Bát quái, hay 64 quái Dịch có thể từ ký hiệu hai vạch âm dương để tiến hành các quy tắc sắp xếp nhị phân mà có chúng, rồi gán cho nó có "bản chất toán học" ?. Đó là cái động tác "thấy Sang bắt quàng làm Họ". Thực tế, Dịch học, chẳng có bản chất Toán học nào cả !!! Cái việc "thấy" có hình bóng toán học trong nó là việc của mấy tay Toán học thời Cận đại, và cho tới ngày nay, chứ Cổ nhân xưa kia, chẳng biết gì về phép toán nhị phân hay thập phân gì cả để mà xây nên Bát quái, rồi 64 quái Dịch mà cho ra Dịch lý. Tử vi cũng vậy. Nhưng trước khi nói về Tử vi, cũng nên có vài lời về cái gọi là "quê hương" của nó. Có ý kiến cho rằng, Tử vi là thành tựu của một nền văn minh cao cấp, thậm chí cao hơn ngày nay, đã bị thất truyền. Có thật như vậy không, còn phải chờ những chứng cứ lịch sử, có tính khảo cổ và phải là Vật thể, chứ Phi vật thể thì không đủ. Song về mặt lý tính mà nếu nói, Nó là sản phẩm của không phải một người nào đó, mà là của cả một nền Văn minh, do công sức của cả nhiều thế hệ gồm nhiều người, thì không ổn. Nếu nói đó là Sản phẩm tư duy của người Việt, thì còn có thể Bàn, nhưng bảo là sản phẩm của nhiều người như đã nói thì chắc còn phải có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một ý kiến sẽ rất rõ ràng rằng, môn Tử vi, cho dù hiện nay nó ở dược hình dáng thế nào, cũng vẫn có khả năng là sản phẩm tư duy của chỉ một người. Bởi tầm mức của nó thực cũng chỉ đến thế mà thôi. Như nói thuyết tương đối là sản phẩm của một mình AnhxTanh, thì cái môn Tử vi cũng có thể có một người như vậy sáng tạo ra. Nhưng sau khi ra đời, thì sự minh triết nó, cũng như thuyết tương đối, sẽ trở nên hoành tráng là điều chẳng có gì phải ngạc nhiên. Cái mà Ta thấy rõ, là Tử vi không như Thuyết tương đối bởi cái tính phi chính thống của nó, nên sự minh triết mang tính huyền ảo, thần bí. Tại sao Tôi lại có thể kết luận như vậy ?. Chỉ đơn giản, bởi vì Tôi chỉ là người bình thường, mà cũng thấy được cái nền tảng, nguyên tắc xây dựng, bản chất của môn tử vi và có thể xây dựng trọn vẹn cũng như khả dĩ thấy được những khiếm khuyết và bổ sung cho nó, thì cả ngàn năm nay, thiếu gì người xuất chúng mà không làm được việc này !!! Có điều, có phải tử vi là của Trần Đoàn hay không ?. Lịch sử đã để lại một mối tơ vò. Nhưng có một điểm "huyệt" khiến người ta có thể nghi ngờ đó là trước tác của ông ta. Bởi không có một truyền thuyết nào có tính thuyết phục về sự ứng dụng môn tử vi do chính bởi ông ta vào nhân gian !!!. Ngay cả truyền thuyết sự tiên đoán về "hai vua" sáng lập nhà Tống cũng cho thấy sự vận dụng về Nhân tướng học của ông ta ! Câu chuyện vua Tống thái tổ đã dùng Tử vi để thu phục viên đại tướng Nữ làm loạn phục thù cho chồng thì không mấy thuyết phục bằng câu chuyện nhà Trần đã sử dụng môn Tử vi góp phần xác quyết quyết tâm chống giặc Nguyên mông của Huệ túc phu nhân ! Mà rồi, mãi sau này tới nhà Minh, mới có La hồng Tiên phổ biến bộ tử vi đẩu số, trong khi, sinh thời Trần Đoàn có rất nhiều học trò, mà toàn học trò giỏi, tại sao lại không có một ai tiếp nhận vậy ?. Đồng thời, sinh thời, Trần Đoàn rất tâm đắc với môn Tử vi, coi đó là "sáng tạo" độc nhất vô nhị của ông ta ?. Và rồi, cả ngàn năm sau, Tử vi bị chôn vùi ở Trung quốc. Trong khi đó, ngay từ thời Trần, Tử vi đã phát triển ở VN, cho dù là chỉ trong phạm vi cung đình. Nếu không phải là Trần Đoàn thì là ai ?. Có phải là một người Việt ?. Nhưng chắc chắn phải là một người uyên bác, uyên thâm lý học cũng như mọi mặt của kiếp nhân sinh, thông kim bác cổ, cảm thông được với cái huyền vi của đất trời. Và cũng phải có một cuộc đời đặc biệt biến động, đầy bí ẩn !. Liệu có phải là vị Vua Đắc Đạo, người lập Phái Trúc lâm yên tử hay không ?. Tự hỏi vậy thôi. Chứ Tôi không có nhã hứng đi tìm câu trả lời. Qua cái việc "thấy" môn tử vi như thế, Tôi không thấy cái cấu trúc Toán học mà Cổ nhân có thể nhận ra, rồi dựa trên nó để xây dựng môn tử vi !. Có chăng, người đời nay, thích dùng Toán học để minh thị, thì cứ việc. Song chưa hiểu Tử vi, mà đã vội dùng, e như cái việc "cầm đèn chạy trước ô tô" vậy !. Mây dòng trải chút tâm tư, lưu ý Hậu nhân khi đến với tử vi. Chứ các nhà Khoa học mà thích "cầm đèn chạy trước ô tô" rủi bị Ô tô cán phải - ráng chịu -, nhưng đừng để Hậu nhân bị vạ lây, là cái ý của Tôi vậy !. Thân ái.
  16. trananhanhthu viết: Bạn "vuivui", tôi ko thuộc người của "Văn hóa phương đông phương",mà là trung lập.Vuivui hãy bình tĩnh kẻo người của Văn hóa đông phương kéo đến thành đại hỗn chiến tay ba. Cái gì thế này ?. Tôi chả hiểu gì cả !. Bên văn hóa phương đông thì liên quan gì đến Tôi ?. Mà Tôi viết chung, có liên quan đến cụ thể một ai đâu. Từ đầu chủ đề đến cuối chủ đề, kiến thức mọi mặt, phong phú được nêu ra. Nhưng "gút" lại, chẳng thấy nói lên điều gì cả. Chỉ là bởi vì "ngôn ngữ khác nhau, không có phiên dịch". Ông nói mọt đường, Bà nói một nẻo. Người không hiểu văn hóa phương đông thì lại minh giảng về triết học đông phương ??? Người mang tri thức đông phương lại bị các nhà khoa học đem nào là những toán học hiện đại, vật lý hiện đại, ...ra hù !!! Nhưng chẳng nhìn thấy được gì cái gọi là sự gắn kết giữa cái gọi là vật lý hiện đại, thậm chí toán học hiện đại với âm dương ngũ hành gì cả !!! Ngay cái khái niệm Vũ Trụ được Đông phương xem xét và bao hàm cả với Không - Thời gian tuyệt đối cũng như tương đối - là cái cơ bản nhất - còn chưa biết, chưa có khái niệm gì. Thì "tán" cái gì ở đây !!!. Tử vi nó hình thù ra sao, xuất phát từ đâu cũng chưa biết, nhăm nhăm mấy vì sao, với vài ý nghĩa để cố gắng dùng vào giải đoán còn chưa rõ, lấy gì mà đòi áp dụng toán học và tán phét với vật lý học ???. Tóm lại, khi vào diễn đàn lý học đông phương, thì lấy ngôn ngữ đông phương mà bàn, dù đó là toán học hay vật lý học. Tức là phải có sự bắt tay gặp gỡ cái đã !. Chứ người hát tiếng anh, kẻ hò tiếng việt, đàn sáo không có thì hòa tấu cái nỗi gì !!!. Mà cũng có gì đâu mà bình tĩnh với không bình tĩnh !. Ai vào đây hỗn chiến ??? Thân ái.
  17. Chào Votruoc, anh Thiên sứ và các Bạn quan tâm. Hôm nay vào Diễn đàn, đã thấy bài trả lời của Votruoc. Chắc Votruoc dã post bài lâu rồi. Vậy khỏi dài dòng, Ta tiếp tục nhé ! Qua bài trả lời trên của Votruoc, chúng ta ngày càng thấy rõ, xuất phát lý thuyết của Votruoc là từ bản chất Đạo ! và xoay quanh quan niệm Vật chất. Với ý cho rằng còn tồn tại cái gọi là thực tại khách quan ngoài vật chất ?. Lẽ tự nhiên, một câu hỏi lập tức xuất hiện. Đó là những thực tại khách quan nào ?. Votruoc cũng đã có gợi ý rằng đó là " Linh hồn và thế gới tâm linh" !!!, khi mà Votruoc cũng đã viết rằng: Phải chăng linh hồn và thế giới tâm linh cũng là vật chất đó là chủ đề đã được lập ra để thảo luận vật chất và linh hồn mà anh Thiên Sứ đã có tham gia. Tôi có biết đến dòng chữ này, nhưng ban đầu không đọc, bởi cũng biết chắc rằng trong đó Votruoc viết gì rồi. Nhưng hôm nay thì dành chút thời gian đọc qua, thấy rằng, anh Thiên sứ đã viết đúng mà Votruoc còn lý luận như vậy, thì chẳng khác với người lập thuyết độc thoại. Một mình một thuyết vậy !. Thực ra đến bài trước của tôi, người có kiến thức khoa học tự nhiên thôi, chưa cần đến hiểu sâu về triết học, dù là duy vật hay duy linh, cũng đều đã nhận thức được sự nhầm lẫn trong phép biện chứng của Votruoc rồi. Cố gắng đến bài vừa rồi, thì thấy rằng, Votruoc không phải là nhầm lẫn, mà chưa rõ về phép biện chứng. Đồng thời, kiến thức về Triết học, Khoa học tự nhiên, Thần học hổng nhiều. Một trong các Lỗ hổng dễ thấy nhất ở câu hỏi tự nhiên: "Sự tồn tại của linh hồn và hoạt động của thế giới tâm linh có sử dụng năng lượng không ?". Thấy ngay là có. Mà Votruoc lại còn viết: "Tôi cho rằng, năng lượng cũng chỉ là một biểu hiện bản thể Vũ trụ mà thôi và các tương tác không nhất thiết phải bao hàm trao đổi năng lượng. Còn vô số những tồn tại mà không cần có năng lượng" . Thì đúng là quan niệm về năng lượng của Votrruoc cũng lại phải bàn, bởi vì Votrruoc còn cho rằng: Nếu coi năng lượng là khả năng sinh công thì phải chăng mọi tương tác thì phải chứa năng lượng tức là sinh công?" Thưa, năng lượng mà Votruoc đang suy tư đó là năng lượng Vật lý. Đó là một đại lượng đo được !!! Với nhiệt, thì gọi đó là nhiệt năng, năng lượng động do vật thể chuyển động tạo nên thì gọi là động năng, năng lượng tồn trữ trong hạt nhân nguyên tử thì gọi là nguyên tử năng, năng lượng mà sinh công thì gọi là công năng, năng lượng mà có cái Thế - như vật ở trên cao chẳng hạn - thì gọi là thế năng. Chúng đều đo được cả. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng còn thấy nhiều cái "năng" lượng khác, như hay gọi là "khách hàng tiềm năng", ngành du lịch Việt nam là ngành tiềm năng, Petro Việt nam là công ty tiềm năng, Chứng khoán Việt nam là lĩnh vực tiềm năng cho những ai thích phá sản, rồi khi quan tâm tới ai đó có tài năng thì nói rằng "anh chàng này có khả năng, hay còn có thể nói là có năng lực". ... Những cái năng lượng đó đâu có đo được, đó không phải là năng lượng vật lý. Không đo được, nhưng Cảm được rất rõ ràng. Cũng xin đừng ngộ nhận đó không phải là năng lượng. Nếu Votruoc coi đó không phải là năng lượng, thì chỉ có một mình Votruoc độc thoại thôi. Cái năng lượng không đo được này, đối với tư duy phương Tây, người ta vẫn cảm nhận được, thậm chí cảm nhận một cách rất tinh tế. Nhưng Họ lại không đi xây dựng những lý thuyết khoa học cho nó, điều này có tính lịch sử về nhận thức từ thời Platon. Nhưng ở phương đông, con người lại đặt nặng phần cảm tính và các triết thuyết bởi sự Cảm nhận đã có nơi sinh sôi nảy nở. Nếu như người phương Tây khó chấp nhận những luận lý có những kết quả không đo được, thì người phương đông lại thấy rất bình thường, song không vì thế mà người phương tây mất đi mỹ quan cảm nhận, mà còn cho thấy sự cảm nhận còn có thể phát triển trên nền tảng từ những đối tượng đo được. Song ở mức độ đại chúng thì mang tính siêu hình và phiến diện, cho dù đã có những thiên tài như leona đờ vanh xi, ...Còn phương đông, do tính lịch sử, mà sự cảm nhận đã trở nên phóng túng, tính biện chứng trở nên mơ hồ, nên dễ đưa các học giả tới chỗ lầm lạc về nhận thức, học thuyết và lý luận lung tung, không có nền tảng, mất điểm dừng. Song không vì thế mà có thể nói rằng lý luận triết học nền tảng của đông phương là không có tính biện chứng, lo gic. Trái lại, những nền tảng đó rất sâu sắc, chặt chẽ. Song để nhận thức được chúng, lại rất khó. Dù đã có nhiều bậc thiên tài, lỗi lạc đã cố gắng minh triết, mà vẫn chưa đi đến đâu. Đó không phải là do sự thiếu khuyết về mặt lý thuyết, mà đó là do sự thiếu khuyết về mặt nhận thức, sự "Cảm thông với Trời - Đất" chưa tới nơi mà thôi. Như đã nói, học luận tây phương là Lý, Học luận đông phương là Cảm. Nhưng điều bắt buộc cho cả hai nền văn minh là phải thỏa mãn những điều kiện để phát triển, đó là: Có tính kế thừa. Phát xuất từ trực quan sinh động để tiến tới khái quát hóa, tư duy trừu tượng. Thiếu một trong hai điều kiện này, mọi lý thuyết đều vô giá trị. Như vậy, nói: Linh hồn là một dạng tồn tại của Vật chất !. Nó luôn đúng. Nhưng nếu đặt câu hỏi: Thế tại sao các Triết gia thế kỷ 19 và trước đó cứ cãi nhau hoài rằng: Vật chất và tinh thần, cái nào có trước ?. Câu hỏi này có tính lịch sử. Ta hãy nhớ lại rằng Thế kỷ 19 trở về trước là thời đại của Vũ trụ tuyệt đối ngự trị. Tức là Không - Thời gian có tính tuyệt đối, hay nói cách khác, Không - Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là vô tận cả về quá khứ lẫn tương lai, Thời gian trôi một chiều. Và vạn vật có sinh có diệt, Vạn vật đều phải đo được, đếm được. Thì cái gọi là Tinh thần là đối tượng không đo đếm được, mà Vật chất thì đo đếm được. Nên Vật chất và Tinh thần bị phân khai. Thế nhưng chúng đều có Sinh và có Diệt. Thế tất phải nảy sinh câu hỏi, cái nào có trước, cái nào có sau !!! Nhưng sang đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của thuyết tương đối và các thành tựu của ngành vật lý hạ nguyên tử, thì khái niệm Không - Thời gian tuyệt đối và tách biệt tuyệt đối bị đẩy lùi vào quá khứ. Lẽ tự nhiên, khái niệm Vật chất đã được các nhà Triết học khởi động lại và đã có những quan niệm thích hợp. Mà một trong những cố gắng định nghĩa mà đã được xem kinh điển một thời ở các nước XHCN do người phát biểu nó là người sáng lập ra nhà nước Xô viết đầu tiên. Song phải nhìn nhận rằng, dù có không định nghĩa hay thay đổi thế nào, thì quan niệm Vật chất là phạm trù khách quan là đúng đối với mọi quan niệm hiện đại, và chính cái câu: Phạm trù khách quan. Mà nó có bản chất phổ quát, rằng mọi tồn tại khách quan, không gì ngoài Vật chất. Kể cả năng lượng. Và do mọi hoạt động của thế giới tâm linh đều có sử dụng năng lượng, chính là một kết luận về tính vật chất của Bản chất tinh thân !!!. Một khi xuất phát điểm đã Sai thì mọi thứ suy luận từ nó còn có giá trị đúng đắn nữa chăng ?. Votruoc viết: "Ở kết luận này tôi chỉ thấy một luận chứng duy nhất để anh cho rằng tôi không diễn tả cái Đạo của Lão Tử là khi tôi khẳng định còn có cái ngoài vật chất, không phải là vật chất. Nhưng đó cũng không phải là mâu thuẫn. Không có ở đâu Lão Tử cho rẳng ngoài Vật chất ra không còn gì khác. Cũng không có ở đâu học thuyết ADNH khẳng định luận điểm này. Thậm chí, định nghĩa về vật chất, năng lượng cũng không thấy được truyền lại trong học thuyết ADNH hay trong Đạo Lão. Học thuyết ADNH nghiên cứu Thực tại với những đối tượng rất tổng quát mà vật chất, năng lượng chỉ là một phạm trù con (có như thế học thuyết ADNH mới có khả năng là học thuyết thống nhất Vũ trụ). Như vậy, không thể nói quan niệm về Đạo của tôi mâu thuẫn với Đạo của Lão Tử". Tôi không đi lan man vào từng câu từng chữ của Votruoc trong bài viết trên, mà tập trung vào Ý . Như Votruoc hiểu ADNH như câu tôi trích, rằng: không có ở đâu học thuyết ADNH khẳng định luận điểm ngoài vật chất không có cái gì khác, Lão tử cũng vậy, thì Votruoc Sai. Hãy nhớ lại câu: Đạo là cái Tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất, im lặng quạnh quẽ, ứng một mình mà không đổi, chỗ nào cũng đi khắp mà không mỏi, muôn vật trong vũ trụ đều ở gốc đó mà sinh ra”.Của Lão tử. Bởi Lão tử không có cái Từ: Vật chất, như của phương tây, song cái thần của Lão tử thì đã nói lên cái vật chất vậy. Thế nên sau này Chu Hy mới nói về nguyên lý tối hậu: Lý - được phô diễn trong mọi sự vật bằng một sức mạnh vật chất không bao giờ biến đổi - Khí - cái là Năng lượng và Vật chất của vũ trụ. Còn nếu như Votruoc nói : Không thấy Dịnh nghĩa về vật chất, năng lượng được truyền lại trong học thuyết ADNH hay trong Đạo của Lão là cái ý về Từ ngữ, chứ đâu có chuyện đó trong bản chất của ADNH và cả trong chính Đạo của Lão. không chỉ thế, mà ngay trong Nho và Phật cũng tồn tại như vậy. Vì vậy, dù muốn hay không, Votruoc cũng phải thấy cái nền tảng luận lý của Votruoc là xuất phát từ cái chỗ chưa hiểu về Vật chất, và Tinh thần cũng như hoạt động Tâm linh, như Tôi đã có phân tích ở trên. Và nếu có muốn tự bảo vệ, thì cũng không thoát khỏi cái Lý thuyết độc thoại, độc diễn, một mình Votruoc một lý thuyết. Vấn đề này chưa giải quyết, thì chúng ta chưa thể đi tới các vấn đề tiếp theo sau như : ADNH nền tảng và học thuyết, cũng như Tam Tài như theo trình bày của Votruoc là Sai hoàn toàn về Bản chất, mà phép biện chứng âm dương ngũ hành, và tam tài cũng không có căn bản. Cũng bởi lẽ này, mà trong giai đoạn thảo luận về cái Đạo khởi đầu này, Tôi không đụng tới chúng. Chỉ làm rối thêm mà thôi. Căn cứ những trình bày trên của Tôi, thì những gì mà Votruoc phản biện trong bài vừa rồi cũng đã được Tôi trình bày cả rồi, không cần phải nhắc lại nữa. Thân ái.
  18. Votruoc thân mến. Đang định vào viết tiếp bài dở dang hôm qua, nhưng thấy bài phản hồi. Sau khi đọc nhận thấy „gió đã đổi chiều”. Vấn đề đã rõ ràng, thì cái phần tiếp theo chỉ có giá trị tham khảo. Suy đi nghĩ lại, thấy nên để lại, khi nào rảnh rỗi và cần thiết thì mới nhắc lại. Bây giờ nên tập trung vào vấn đề đã rõ ràng cái đã: Cái đã rõ là: Votruoc đã đề ra một cái „Đạo” hoàn toàn khác với Đạo mà Lão tử đề xuất, và trải suốt hơn hai ngàn năm, sau Lão tử còn bao nhiêu người khác đã giải thích, phát triển Đạo, không những thế, Đạo Lão còn có khả năng phối hợp cùng với Nho, Phật làm nên Triết học đông phương. Sự minh triết đó cũng đã làm thành triết lý cũng như huyền học của đông phương vậy. Lẽ tự nhiên, chúng ta phải xem cái Đạo mà Votruoc đề xuất đó phải khác, chứ không thể là tổng quát hơn Lão được. Bởi Lão cũng giải thích nguồn gốc vũ trụ, đã đi đến tận cùng của cái có thể, khởi nguyên của vũ trụ, thì thử hỏi cái Đạo của Vôtruoc có thể có một cái khởi nguyên sâu hơn, và rộng hơn nữa chăng ?. Hơn nữa, theo lý mà nói, nếu như vậy, thì Lão chỉ là trường hợp riêng của Votruoc ?. Điều này có thể thấy rõ từ ý đồ khi nói về Đạo của Votruoc: Rằng tiếp cái Có là cái tất cả, nó bao trùm cả Vật chất ! Chúng ta sẽ nhìn thấy cái vô lý ở chỗ này. Tôi quan niệm rằng, tiếp cái Có ấy là tất cả. nhưng không hẳn là cái gì. Điều ấy cũng bao hàm ý cái Có ấy có tính vật chất theo cách hiểu thông thường hay của khoa học hoặc theo bất cứ cách quan niệm nào khác. Nhưng đồng thời cũng bao hàm mọi cái khác, có thể không phải là vật chất, hay mọi thứ kể cả những cái mà cho đến nay ta cũng không có tý khái niệm nào về chúng (nhưng chúng vẫn tồn tại). Tóm lại là mọi cái có thể tồn tại. Vì thế, tôi không nói cụ thể cái Có ấy có tính vật chất để tránh hiểu nhầm rằng chỉ có vật chất hay hầu hết là vật chất Nhìn thấy ngay Votruoc đã hiểu vật chất không có tính triết học. Xem vật chất như là nhưng sự vật được quan sát thấy, sờ thấy và cảm nhận thấy và được tổng quát hoá. Nhưng do cái sự suy tư như vậy, khiến cho Votruoc không an tâm về sự tổng quát của nó, nên mới mở rộng hơn nữa cho ra ngoài phạm vi cái gọi là vật chất. Bởi nghĩ vật chất như vậy, nên Votruoc mới cho phép nói rằng còn có tồn tại bên ngoài vật chất. Thế nhưng ai cũng biết, theo cách hiểu triết học, vốn vật chất là không có định nghĩa. Nôm na được hiểu đó là phạm trù khách quan. Trước đây nó đã được Le nin cố gắng định nghĩa. Tuy định nghĩa này đã cố gắng nêu bật tính tổng quát của vật chất, song vẫn khó có thể được đáp ứng, nhưng vẫn có thể được xem như đó là một định nghĩa tiêu biểu - chứ không kinh điển (bởi chỉ có những nhà triết học Mác Xít mới xem nó là kinh điển) - về vật chất. Nói như vậy, thì cái quan niệm vật chất của Votruoc xem ra đã không được rồi, chỉ với sự so sánh với cái định nghĩa của Le nin mà thôi. Có một kết luận, chỉ với định nghĩa vật chất của Le nin (bởi đó là tầng cụ thể nhất – do tư tưởng biện chứng duy vật) rằng: Không tồn tại bất cứ một khách quan nào ngoài vật chất !!!. Cho nên, muốn có một nội dung Đạo của Votruoc rõ ràng và mạch lạc, trước hết Votruoc phải có một định nghĩa mới về vật chất cái đã. Một điểm nữa, Votruoc cần lưu ý rằng, không chỉ khoa học, các nền triết học cũng vậy, được suy tư nghiên cứu và hình thành theo đúng quy luật tư duy cơ bản: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ trực quan sinh động, thì khoa học và các nền triết học đều đã được minh chứng rồi. Vậy thì xin hỏi: Cái Đạo – mà tiếp theo sẽ là một nền triết học khả dĩ khi nó đúng đắn - của votruoc đã đi từ trực quan sinh động nào ?. Còn nếu cái tất cả mọi thứ đó của Votruoc là cái Vật chất - nếu như Votruoc đính chính – thì nó phải trùng với cái Đạo của Lão chứ. Và như thế, chúng ta lại quay trở về cái đã thảo luận, vốn đã thể hiện được rằng Đạo của Votruoc không phải là Đạo như Lão đã đề xuất !!. Vậy thì, cái Đạo của Votruoc không tổng quát hơn Đạo của Lão, không trùng với Lão. Thì nó phải khác !. Tự nhiên Ta phải có kết luận, tức là còn tồn tại một vũ trụ hoàn toàn khác với cái vũ trụ mà nhân loại đang quan niệm, đã và đang có trực quan sinh động để mà tư duy trừu tượng !. Nhưng mà nó lại phải đi „song song” với vũ trụ của nhân loại, bởi vì nó cũng có âm dương, ngũ hành, cũng có tiên hậu thiên bát quái, v. v. ... Nếu như vậy, liệu có thể có ai ngoài Votruoc „tồn tại” được trong cái vũ trụ ấy ?. Bởi vì cái Nội dung Đạo của Votruoc không thể Cảm được như chính Votruoc đã viết: Tôi thì cho rằng, ngôn ngữ không thể diễn tả đúng được Đạo, cái nó tải chỉ cái gần đúng với Đạo mà thôi. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, khi nói về Đạo, càng nói càng thấy có cái gì đấy chưa thật là như thế, chưa đúng như ý mình muốn nói, nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói, càng sai … Thật là bất lực! Trong khí đó Đạo của Lão đề xuất nêu bật tư tưởng cơ bản là : Đạo là phải ngày càng hiểu được về Đạo, nhưng không đi được đến tận cùng của nó, do bất khả tư nghị. Càng ngày, càng phải nói và thể hiện được nhiều hơn về Đạo mới được. Chứ tư rưởng Đạo không dừng, không đóng kín. Đó là thể hiện cái năng lực truyền bá của Đạo, cũng chính là cái Đức (nguyên lý vận hành) của vũ trụ, mà Đạo đã xuyên suốt. Vì thế nên Đạo không „chết”. Votruoc viết: Sở dĩ tôi không bàn sâu về Đạo trong phần viết về Đạo mà dùng câu “bất khả tư nghị” để dừng ở đấy là vì đó là khái niệm sơ cấp ban đầu của bài viết, chưa đủ những dữ liệu thứ cấp để minh họa, hơn nữa dễ lan man đi ra ngoài chủ đề tiếp theo. Tôi dự kiến khi đã khảo sát tương đối sâu về học thuyết ADNH, đặc biệt khi bàn đến vật chất, vật lý sẽ quay lại vấn đề này, như vậy dễ dàng hơn. Đây mới chỉ là đề cương, có nghĩa là bộ xương, như tên gọi tôi đã xác định ngay từ đầu chuyên mục. Muốn thêm thắt thịt da cho hoàn chỉnh còn cần rất nhiều tâm sức. Từ từ tôi sẽ hoàn thiện dần. Kế hoạch của tôi là khoảng 10 năm. Có lẽ vì thế nhiều cái chưa rốt ráo nên anh Vuivui không thỏa mãn chăng Không phải cá nhân tôi đòi hỏi phải thoả mãn !. Mà đó là đòi hỏi tự nhiên, có tính nguyên tắc của một suy luận khoa học. Một học thuyết nào cũng phải, trước tiên có nền tảng vững chắc cái đã. Không có cái đó, khác nào xây lâu đài trên cát !. Nên ngay từ đầu, Tôi nhấn mạnh chính danh là thế. Ngay cái sơ cấp thoạt đầu này chưa ổn, làm sao có thể tin tửong được các cơ sở suy luận sau ?. Không ai có thể làm được cái nguyên tắc: xây lâu đài trước, xây móng sau !. Tôi có nói: Đạo là cái Có - thường hằng, chứ Tôi không nói: Đạo là Có, nó tồn tại, thường hằng, bản thể của vạn vật, vạn sự (Vạn tượng). Khái niệm Tồn tại và Bản thể của sự vật cần phải được làm rõ nghĩa hơn. Votruoc viết: Tôi không nói cứng nhắc rằng Lão Tử nói về Đạo chỉ khai thác phần nhân sinh quan, không nói về vũ trụ quan. Rõ ràng trong cách viết tôi dùng những từ mang tính tương đối: Nội dung trích dẫn Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôiCả Lão Tử, Trang Tử, Phật Tổ … đều bàn về Vũ trụ quan, nhưng mục tiêu nhắm tới là nhân sinh quan chứ không phải Vũ trụ quan, chính, phụ khác nhau. Do đó, cách diễn đạt, khai thác, nhấm mạnh chỗ này, sơ lược chỗ kia rõ ràng không giống nhau. Nhưng nhân sinh quan cũng lấy Vũ trụ quan làm cơ sở nên các vị đương nhiên phải bàn tới Vũ trụ quan. Sở dĩ tôi bàn về Đạo cũng do nhận thức Vũ trụ quan qua cách diễn đạt của các vị. Do đó, cách nhìn của tôi không phiến diện trong trường hợp này mà là có phân biệt một cách thực tế. Đó là Votruoc phân bịêt về số lượng, nhưng nếu đi về minh triết thì không phải vậy, Từ Khổng - Mạnh, Lão – Trang tử lẫn Phật đều đặt cái Lý của vạn vật lên hàng đầu, xem đó là cơ sở để phục vụ nhân sinh. Nên mọi lý luận đều không thể xem xét như Votruoc khi khu biệt, dù chỉ là tương đối giữa nhân sinh quan và vũ trụ quan. Học thuyết nào cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất như vậy. Còn khi ra đời, thuyết giáo, tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người giảng Đạo trình bày tới đâu. Còn ở đây – trong các trước tác của các Ngài, dứt khoát chúng là một thể thống nhất. Thân ái. Trong vòng 10 ngày tới, Tôi bận việc không thể vào diễn đàn được, Votrruoc cứ tự nhiên post bài, nếu chưa thấy bài của Tôi, xin đừng sốt ruột. Cám ơn.
  19. Votruoc thân mến. Cám ơn Votruoc về sự nhiệt tình hưởng ứng trao đổi. Song có lẽ, để không khí trao đổi an hoà hơn, Tôi xin thổ lộ một điều là: Cuộc trao đổi học thuật giữa chúng ta mang ý nghĩa là tìm ra những tiếng nói chung, khi mà trong các trình bày có thể có những bất đồng ngôn ngữ dẫn đến sự hiểu sai lạc. Khi những giải thích đã được thể hiện và tìm thấy những tương đồng, thì có thể xem đó là những kết quả xác định. Và chúng ta sẽ chuyển sang những vấn đề khác. Tất nhiên, khi đã gọi là tương đồng, thì cũng có nghĩa đó là sự đồng nhất với nhau về vấn đề đúng sai, nên sẽ không còn tồn tại việc đặt đúng sai ở đây nữa, và nếu ai đó còn có thể thắc mắc hoặc muốn tranh luận thêm về đúng vấn đề đó nữa, thì một trong hai chúng ta đều có thể trình bày để bảo vệ quan điểm. Qua bài hồi đáp của Votruoc, điểm trước hết, chúng ta có thể thống nhất với nhau : „Đạo là cái Có - thường hằng”. Và vì thế, hai tiếp cận trong bài trước của Tôi sẽ chuyển biến như sau: *Với tiếp cận thứ nhất: Khẳng định cái Có - thường hằng và là cái có trước ( tất nhiên ) thiên địa. Nhưng Tôi đã viết, mang tính vật chất. Còn Votruoc thì viết: Với cách trình bày này, theo quan điềm bài viết, Đạo vẫn có, hay vẫn là một tồn tại thực tế. Nhưng tôi hoàn toàn không quan niệm Đạo là Vật chất hay một dạng nào đó của vất chất theo cách hiểu vật chất thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Rõ ràng trong khái niệm này tôi không đưa ra một câu nào có hàm ý vật chất của Đạo. Thì cần phải làm rõ ý hơn: Không quan niệm Đạo là vật chất, hay một dạng nào đó của vật chất theo cách hiểu thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Vậy thì cần phải hiểu ý rằng: Đạo là cái Có. Nhưng tiếp cái Có là cái gì ?. Nếu không phải là vật chất ?. Và nếu là vật chất thì đó là vật chất được hiểu thế nào ?. Bởi vì, nếu sau cái Có - thường hằng (vĩnh cửu và vĩnh viễn) thì Lão tử có nói là cái Có đó mang tính vật chất, chứ không phải là vật chất. Bởi nếu Lão tử mà nói đó là vật chất, thì Đạo đã được định nghĩa rồi. Nhưng Lão tử chỉ nói là cái Có mang tính vật chất mà thôi, nhờ vậy, tuy không định nghĩa, nhưng Lão tử vẫn có thể đưa người học đến chỗ hiểu và cảm nhận được về Đạo, về cái quá bên kia của ngôn ngữ. Nhưng nếu Votruoc nói nó là cái Có, mà không có gì đằng sau nữa, thì không thể có cái cảm nhận nào nổi. Nói cách khác là không thể có Cách vật (hiểu đến tận cùng sự vật), mà không cách vật được thì làm sao Trí tri (hành - thực hiện) ?. Dó đó, theo tôi, nội dung về Đạo có lẽ Votruoc có thể trình bày lại, thì bạn đọc mới có thể cảm nhận được về cái Đạo mà Votruoc muốn nói tới. (chưa chắc đã thống nhất với Lão tử !!? – khi đó chúng ta sẽ đi tiếp trong trao đổi). *Với tiếp cận thứ hai. Khi chưa có cái kết của tiếp cận thứ nhất, thì không thể thảo luận cái tiếp cận thứ hai. Nhân thể, Tôi cũng lược qua một số điểm mà Votruoc đã viết trong bài phản hồi: Khi diễn đạt khái niệm Đạo, mỗi người căn cứ vào mục tiêu của mình mà bàn đến những khía cạnh phục vụ cho mục tiêu ấy. Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi. Vì vậy, có sự khác biệt cơ bản trong cách diễn đạt khái niệm Đạo của tôi và Lão Tử. Tất nhiên, tuy khác nhưng không được mâu thuẫn. Có lẽ trong một cách nhìn nào đó, mang tính phiến diện, thì Votruoc có thể nghĩ như vậy. Nhưng bản chất, thực thì không thể như vậy được. Bởi Lão tử cũng như Khổng tử, Tuân tử, Trang tử, ...khi đề xuất triết học của mình thì như cách nói: Mọi ngả đường đều đến Roma. Cả Phật thích Ca cũng vậy đều trình bày tới tận cùng của nguồn gốc vũ trụ. Với vũ trụ quan của họ thời bấy giờ, lẽ tất nhiên ta nhìn thấy cái chất lý nhân sinh là chủ yếu. Nhưng nếu có con mắt minh triết thì tất phải thấy cái lý của vạn vật (nói thế mới dễ thấy hiển lộ cái tư tưởng vũ trụ quan của các Ngài), cái dịch lý của vũ trụ. Cho nên nếu Votruoc nói như vậy sẽ khiến cho cái Đạo của Lão trở nên cách biệt với vũ trụ quan, và như vậy, tính minh triết sẽ không có giá trị, Đạo Lão sẽ không thể tồn tại. 1- Vô thủy vô chung: nghĩa là vốn có, không có khởi nhuyên, không có kết thúc. Như vậy, Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Cái này phù hợp với qua điểm nhà Phật nhưng có lẽ không được các nhà khoa học đồng ý vì họ coi Bigbang là khởi nguyên của Vũ trụ. Trời đất - nhị nguyên là cái có sau, nên nói, Đạo có trước trời đất. Cái này thì cũng cần có thêm thông tin để hiệu chỉnh. Đạo, theo truyền thống từ Lão đến nay, vẫn được xem là cái Có trước, cái khởi nguyên của Vũ trụ, nên mới nói, Lão tử dù viết dưới dạng nào, vẫn là bàn đến cùng cái lý của vũ trụ, chứ không chỉ nói đến cái lý nhân sinh. Và Đạo nào cũng thế, từ Nho, Lão, Phật, ... Nhưng nếu nói các nhà khoa học coi Bigbang là cái khởi nguyên của Vũ trụ thì không đúng. Họ chỉ xem Bigbang là mô hình vũ trụ trong đó hy vọng tìm đến một mô hình vũ trụ trong đó thống nhất được bốn trường tương tác trong vật lý, và nếu có đi quá xa hơn nữa thì chỉ coi đó là cái khởi nguyên của vũ trụ vật lý mà thôi (nhưng chắc chẳng có nhà vật lý nào nghĩ như vậy cả - hi hi, bởi Tôi cũng là người làm Vật lý mà). Và nếu thành công, thì sau khi ấy, các nhà triết học sẽ mổ xẻ - tất nhiên trong số các nhà triết học, cũng sẽ có nhiều nhà vật lý khi ấy kiêm luôn là nhà triết học - để xây dựng một nền triết học mới, nếu thấy khả dĩ. Nhưng nếu nói Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên thì có lẽ là đi quá đà chăng ?. Bởi chỉ cần cụ thể một chút, là sẽ gặp ngay khó khăn. Cho nên nói vô thuỷ vô chung là vốn có không có khởi nguyên không có kết thúc mà lại „sinh” ra vũ trụ, thì đương nhiên nó là cái khởi nguyên của vũ trụ rồi còn có cái khởi nguyên nào nữa ?. 2- Bất khả tư nghị vì Đạo là nguồn gốc của mọi tồn tại, có trước các khái niệm nhị nguyên. Ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu trao đổi những khái niệm nhị nguyên, do đó, có sau nhị nguyên, nên không thể diển đạt đầy đủ được một tồn tại có trước cả nguồn gốc của nó (nhị nguyên) là Đạo. Giải thích như vậy, e không chuẩn chăng ?. Không phải là vì do ngôn ngữ đến sau mà ngôn ngữ không cáng đáng nổi nhiệm vụ „tải” Đạo. Bởi „văn dĩ tải đạo” mà. Mà là do Đạo vốn bất khả tư nghi, nghĩa là không định nghĩa được nó, mà chỉ có thể diễn giải để hiểu và cảm được nó sao cho nhận thức được nó như nhất. Ấy là bởi vì nó Tổng quát đến nỗi không có một định nghĩa cho nó được, là do đã định nghĩa, có nghĩa nó phải là như nhất, xác định đúng nó, không thể khác được, là nó phải được rạch ròi, mà không thể nói bằng sự cảm nhận được. Do đó, sự cản trở ở đây không phải là do ngôn ngữ, mà là do bản chất của Đạo, cái bản chất „quá bên kia ngôn ngữ” khiến cho ngôn ngữ, có trình bày mãi cũng không hết, không đi đến cùng được, chứ không phải là do nó không tải được Đạo. Vì thế, nhiệm vụ của sự trình bày về Đạo, là phải nói hoài, nói mãi để ngày càng hiểu sâu hơn về Đạo, nhưng phải luôn nhớ rằng, có nói thế nào cũng không hết, không vạch ra được cái định nghĩa được đâu, chứ không phải là không nói được rồi thôi. Chính điều này, buộc chúng ta, khi nói về Đạo, phải thực hiểu Đạo, hiểu đến đâu, trình bày đến đó. Không trình bày được, nghĩa là không hiểu được Đạo vậy !. (Votruoc hãy lưu ý sự nhất quán với trình bày trên về việc Lão tử không coi Đạo là vật chất – nên không định nghĩa được). Dài quá, xin hẹn tiếp sau. Thân ái
  20. @ Hoang Anh. Cám ơn sự nhiệt tình và quan tâm của Hoàng Anh. Thấy anh Thiên Sứ đã có những kết quả rất đáng tự hào. Nên cũng có những khích lệ khi đăng ký đến với diễn đàn. @Votruoc. Cám ơn Votruoc đã có sự thông cảm. Trước hết, Tôi cũng muốn có một chút bộc bạch: Trải qua một thời gian vắng bóng trên các diễn đàn lý số, đã tạo ra trong Tôi cái cảm giác „lười” trao đổi. Huống chi là phản biện. Đó là một việc làm cực nhọc. Nhất là khi thấy rằng sự phản biện, cho dù trên tinh thần tôn trọng và học thuật. Song chỉ sau khi đọc mấy bài đầu những trước tác của Votruoc, nếu cứ thế mà phát triển, thì quả thật, càng về sau, càng khó ...nên quả thật là Tôi đã „bức xúc” mà có chút phản biện, chỉ mong sau vài bài, nếu có thể Votruoc thấy được cái khởi đầu khập khiễng thì Tôi cũng xin ngừng. Lúc đó, có thể yên trí Votruoc sẽ có khả năng đi tiếp trên con đường „đầy sỏi đá’ đó. Votruoc thân mến. Trước khi trao đổi về nội dung và tư tưởng lý thuyết của Votruoc, chúng ta hãy CHÍNH DANH trước đã. Chính danh, xin đừng hiểu là chúng ta đã có cái gì đó khuất tất, mà ở đây nó chính là tinh thần xác đáng của Khổng tử: „Chính danh vừa là một lập luận có tính triết học về chỗ đứng của mỗi người trong xã hội, trong chính tri, vừa là lời cảnh báo về việc con người có khả năng hiểu sai lạc các khái niệm”. Phần này, chúng ta lưu tâm tới vế thứ hai của câu trên. Ngay bài đầu tiên, nói về Đạo. Ta hãy so sánh lời của Lão tử: Mở đầu cuốn Đạo Đức kinh, Lão tử cho rằng „Đạo là cái có tính rất nền tảng, nhưng nó ở quá bên kia diễn đạt bằng ngôn từ”. Nên „Đạo là cái Tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất, im lặng quạnh quẽ, ứng một mình mà không đổi, chỗ nào cũng đi khắp mà không mỏi, muôn vật trong vũ trụ đều ở gốc đó mà sinh ra”. Votruoc viết: Bản thể của vũ trụ là „Đạo” hay „ Chân như” vốn vô thuỷ, vô chung, bất khả tư nghi, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt”. Rồi giải thích: „Do hàm chứa và bao trùm nên Đạo tràn đầy viên mãn Do không không phân biệt nên đạo vô cùng thông biến Do bất khả tư nghi nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa được chính xác. Chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, và người xưa đã „gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn”. Sơ khởi, người đọc tự hỏi phải chăng sự trình bày về Đạo của Votruoc là đúng với ý của Lão tử ?. Sẽ có hai hướng tiếp cận như sau: *Tiếp cận thứ nhất. Votruoc có thể khẳng định đó chính là lời của Lão tử (bởi vì chân giả khó phân). Thì chúng ta sẽ phân tích cái nội dung đó không đúng Đạo. Bởi phải thấy ngay rằng, dù có nói Đạo bất khả tư nghi, thì vẫn là cái Có – mang tính vật chất, nên mới nói được là tự nhiên hỗn thành trước khi có trời đất. Như nói vô thuỷ vô chung là nói về cái tính chất, hay là cái đặc trưng mà không có tính vật chất, rồi lại cho rằng do không phân biệt để nó vô cùng thông biến. Mà theo đạo đức kinh thì cái thông biến là Đức, chứ đâu phải là Đạo ?. Thứ nữa cho rằng tượng của Đạo là một hình „tròn”, hay nói theo nguyên nghĩa là „gượng cho là hình tròn”. Vậy mà như Votruoc viết” Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình Vuông, phân biệt với hình Tròn là Đạo” Mà vốn ta đã biết tượng Tròn biểu thị Dương Khí, Tượng Vuông biểu thị âm Khí. Trời tròn và Đất vuông. Đó là biểu diễn của Lưỡng nghi trời dương đất âm. Lưỡng nghi thành cặp, chứ không đơn lẻ. Mà Đạo vốn là cái tự nhiên hỗn thành có trước trời đất, tức là có trước Lưỡng nghi. Chúng ta đã thấy mâu thuẫn không ?. Tất nhiên ở đây Tôi chưa đề cập đến sự hiểu vuông tròn về Đạo và Vạn tượng của Votruoc là sai về bản chất. *Tiếp cận thứ hai. Votruoc có thể Bác cả cái ý niệm về Đạo của Lão tử, để an nhiên tự tại đề ra ý niệm về Đạo mới. Thì chúng ta lại cần phải xác minh rằng, Đạo với ý niệm sao cho nó phải là cái Gốc sinh ra trời đất. Bởi vì có sau trời đất thì còn gì mà nói nữa. Đúng không !. Mà cái nội dung của ý niệm Tôi trích, cái quan trọng nhất là Đạo là cái Có, mang tính vật chất. Còn ý niệm của Votruoc về Đạo thì không có tính vật chất. Chúng ta sẽ lần lượt thảo luận từng vấn đề một một cách ngắn gọn. Tránh miên man. Thân ái.
  21. Xin chào các thành viên cuả diễn đàn. Đã lâu không vào các diễn đàn lý số. Hôm nay, tình cờ từ goole.com.vn mà vào đến diễn đàn này. Thấy diễn đàn thật xôm tụ, và bài cuả anh Thiên Sứ thật là nhiều. Không biết đây có phải là Website cuả anh Thiên Sứ không ?. Nêú đúng, xin chúc mừng anh !!! Nhân dịp có đôi lời hoỉ thăm sức khoẻ Anh cùng gia quyến và chúc anh ngày càng tấn tới trong học thuật !!!. Hình như trái đất tròn đã có tác dụng trong hành trình cuả tôi !. Có chút thơì gian, liền đọc một loạt bài. Trong đó không ngờ lại được đọc loạt bài cuả Votruoc. Không biết Votruoc có phải là Caytrevn bên Tuvilyso.com hay không, mà sao nội dung các bài trong chủ đề „Các bài nghiên cứu cuả Votruoc” lại giống với nội dung cuả loạt bài trong một chủ đề về cái gọi là hiệu chỉnh lý thuyết âm dương ngũ hành bên tuvilyso.com ?. Nhưng trong các trình bày cuả Votruoc ở chủ đề „các bài nghiên cứu cuả Votruoc” trong diễn đàn này xem ra được trình bày thật hệ thống. Điều này khiến cho chúng ta đều có thể nhận thấy đây là một nghiên cứu nghiêm túc cuả Tác giả, và trước hết là đáng được tôn trọng. Và vì thế, những phản biện, nêú có cũng cần có tinh thần tôn trọng tác giả và trên tinh thần nghiêm túc trong học thuật. Nhưng không biết, nêú như Tôi có sự phản biện cái nội dung học thuyết này, thì Tác giả có vui lòng không ?. Cũng là một lời hỏỉ thăm và mạo muội có ý kiến. Vậy xin chờ sử hồi đáp cuả Tác giả !. Thân ái.