vuivui
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
323 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by vuivui
-
Câu Đức Năng thắng số. Đúng là có thật đấy. Nhưng không phải là cái Đức như là Phúc đức đâu. Phúc đức thật sự chỉ đóng góp phần rất nhỏ, đầy tính thụ động, Theo nghĩa thắng số thì không có ý nghĩa là bao ngoại trừ tích thiện, trừ ác, ... Nó là một phần rất nhỏ, có thể nói là vô cùng nhỏ trong một cái Đúc lớn, có thật. Khi có Năng tri, năng lực, ...để đạt được cái Đức này thì đúng là thắng được số thật đó. Nhưng ở dời, có mấy ai hểu nổi cái Đức đó đâu, và cũng đã có được mấy ai đạt được cái Đức đó đâu. Nên, dù thế nào, thì khi chưa hiểu nổi, thì hãy cứ năng tri cái đức thuộc phần Phúc cái đã. Ấy là đã có thể cải thiện được phần nào cái mệnh của ta rồi. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi biết từ lâu Anh luôn nhân danh văn hiến Lạc Việt 5000 năm, và điều này, cá nhân Tôi cũng đã có trao đổi với Anh. Ý tứ và Tình cảm của Tôi như thế nào Anh cũng đã biết. Nhưng không phải chỉ có một mình Anh nhân danh như vậy. Và thực lòng, Tôi cũng muốn xác định cái ý tứ, tình cảm của mình đối với tất cả các nhân danh đó giống như đối với trường hợp của Anh - Công bằng là phải như vậy. Nhưng muốn vậy mà nó lại chẳng được như vậy. Bởi vì Chất lượng các lao động và phân lượng trí tuệ trong các công trình là khác nhau. Chẳng hạn như cũng đều là Sai cả, nhưng bậc độ về mặt trí tuệ trong mỗi cái Sai khác nhau, thậm chí khác nhau rất xa. Như Thuyết vũ trụ ete tuy đã được xác nhận Sai, nhưng ai dám bảo bậc độ lớn vè trí tuệ để sáng tạo ra nó là thấp ?. Einstein đã từng nhận thức:" Chúa không chơi trò xúc xắc". Ai dám bảo trí tuệ Einstein là Lùn ?. ...Sản phẩm của Anh, về tính đúng sai, chúng ta đã có trao đổi (một phần). Nhưng trí tuệ thì không nhỏ. Một khi bậc độ lớn trí tuệ không nhỏ, thì dẫu có nhân danh gì, thì đó là lòng tự tôn. Bản thân Tôi đã từng tỏ lòng kính trọng đối với Anh, chỉ có lưu ý dù Anh nhân danh gì, vẫn là ý kiến cá nhân Anh. Nhưng đối với bậc trí tuệ Lùn, thì sự nhân danh tổ tiên, điều đương nhiên là sự nhục mạ. Thân ái.
-
Vậy à !. Như Thông ? Như Thông thiếu thông tin rồi. Đây này: Khi Tôi viết: "TQ và Ân độ, họ có nhiều nhà phương đông học giỏi lắm đó. Xin đừng coi thường !." Thì VT đốp lại rằng: "Tôi cũng không lạ gì những ông như Văn Vương, Chu Hy, ... nữa là những người coi các ông ấy là sư phụ! ". Như vậy thì Như Thông có thể hiểu như thế nào ?. Trong khi qua tranh luận với Tôi, đã chứng minh rằng VT chẳng hiểu gì tư tưởng của Văn Vương và Chu Hy gì cả. Đã không hiểu, lại còn xuyên tạc, rồi lại gán cho sản phẩm của mình chính là sản phẩm của Tổ tiên Lạc Việt. Khác nào bôi nhọ, nhục mạ tổ tiên !. Tổ Tiên Lạc Việt dẫu có lạc hậu bao nhiêu đi nữa, thì cũng không có chuyện Đẻ ra cái thứ sản phẩm trí tuệ thấp như vậy !!!. Còn đây. Quangnx viết: "Chào anh vuivui, Phải công nhận cái máu ngạo mạn, lãng tử của anh ngày càng dâng lên đến đỉnh đầu. Anh có hiểu gì về các nhóm G2, F4, E6, E7 và hơn nữa là E8 mà anh phát biểu văng mạng vậy. " Và tiếp: "Thật là khó để trình bày cho anh hiểu vì đã lâu rồi anh không cập nhật tri thức khoa học hiện đại và cũng vì tư tưởng anh cũng đã chai sạn rồi, rất khó để tiếp thu cái mới. Sự thực thì anh chưa đọc kỷ, suy nghiệm và thẩm tra cẩn thận nên anh lại tưởng tôi phí hơi nói đến các loại toán theo như những cái anh tưởng tưởng ra. Không phải vậy đâu anh vuivui ạ." Trong khi Tôi chỉ nêu lên rằng: "con số 126 Sao mà anh đưa ra không phải là đáp số của Tử vi. Thế thì anh áp dụng công cụ toán học mạnh hay yếu đều có ý nghĩa gì đối với toán học hóa tử vi " Vậy Như Thông có ý kiến thế nào ?. Nói để biết thôi, chứ chuyện qua rồi, Tôi nói lại làm gì. Chỉ lưu ý, ai đó có muốn phê phán thì nên có khảo cứu trước cho kỹ càng, để tránh cái sự phát biểu hàm hồ. Thân ái.
-
Trúng phóc !. Chí phèo khi bí là Khùng và Cùn. Thân ái.
-
amato ơi. Đấy gọi là Chí Phèo. Bởi vì cái Chí nó bị Phèo. Thân ái.
-
Vậy thì phải Cám ơn người lập chủ đề này. :angry: !. Thật đấy. Chứ không thì Hậu học đến loạn óc mất. Bởi không biết có phải vì cái thời buổi "cơm áo gạo tiền" nó lấp hết trí tuệ hay không, mà cái học nó suy trầm ghê quá. Cái thuở trước, tuy cũng có nhiều Sáng tạo được trưng bày, nhưng phần nhiều là xứng đáng, bên cạnh số ít ỏi những sáng tạo ngô nghê. Nhưng thời nay, số lượng cái sáng tạo ngô nghê, sao nó nhiều quá ta !. Hậu học mà cứ gặp phải dăm ba những công trình vĩ đại (có đuôi to) như thế, thì chắc xây nhà thì nhà đổ, xây cầu thì cầu sập, dựng nền chính trị thì quái thai, ...chả trách !. Dân mình khổ là phải. Stop cũng phải thôi. Nhưng lời đã viết ra, tất đó là tư duy và kiến thức của chủ nhân. Kiến thức như thế này: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (định luật BTVCHNL) là định luật quan trọng bậc nhất trong khoa học. Có thể nói toàn bộ lâu đài khoa học được xây dựng trên nền tảng của định luật này. Bất cứ một ý tưởng nào mới mẻ trong khoa học được đưa ra mà có nghi ngờ mâu thuẫn với nó đều làm tác giả phải xem xét lại, hoặc phải từ bỏ, hoặc phải “uốn lượn” thế nào đấy cho phù hợp với nó. Sự đúng đắn của nó trong nghiên cứu khoa học chưa từng bị thực tế nào bác bỏ dù khoa học đã tiến những bước rất dài, nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp, tế vi cũng như vĩ mô. Có thể nói đây là định luật thiêng liêng không thể vi phạm của khoa học. Cá nhân tôi cũng đã từng tin như thế. Ấy thế mà nó lại chỉ được rút ra từ kinh nghiệm thực tế trong khoa học. Chúng ta phải thừa nhận rằng, kinh nghiệm thực tế có giới hạn trong những khả năng, điều kiện sống và làm việc không phải là vô tận của con người. Do đó, tôi hơi băn khoăn về tính phổ quát của nó. Thì đúng là hỏng, không có kiến thức cơ bản về Vật lý chứ còn gì nữa. Dù sao thì cũng cám ơn chủ nhân Topic, đã nói lên một thực tại đáng buồn, để mà Hậu học còn có thể thức tỉnh. Thân ái.
-
Đọc mấy bài trong chủ đề này, thấy buồn cười quá. Đạo không tỏ, Lý không tường, Âm Dương không minh bạch, Ngũ hành không thông. Kiến thức cơ bản của Vật lý thì không có !!!. Lấy gì mà bàn đến Định luật bảo toàn năng lượng, sự kết nối tương thích Âm Dương Ngũ hành với Năng lượng và Vật chất theo quan niệm Tây phương ?. Buồn quá !.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Hẳn Anh còn nhớ bài tôi dùng nhị nguyên luận chứng minh mệnh đề Dương trước Âm sau hiểu theo cách Dương có trước, Âm có sau !. Nên ở bài này Tôi có viết: Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau. Tức là Tôi nhắc lại mệnh đề với cách hiểu Dương sinh ra trước, hay là nói Dương có trước, Âm sinh ra sau, hay là Âm có sau cũng vậy là Sai. Mà phải hiểu là Dương ở phía trước, Âm ở phía sau với sự giải nghĩa đầy đủ về không gian và thời gian. Đâu có gì mà Anh lại cho nó mâu thuẫn. Tôi viết bài trao đổi với Anh, bởi đánh giá tính thẩm định của anh rất cao, nên Tôi viết mang tính Hàn lâm, nghĩa là hết sức cẩn trọng, chặt chẽ. Viết đúng điều mình cần, không rườm ra, không thêm bớt. Phải cố gắng đạt độ chính xác cao nhất có thể được. Bởi vậy, khi đọc, người đọc tất phải có sự thấu suốt trong toàn bộ quá trình, chứ không thể chỉ với một vài ý, vài câu. Trên tinh thần đó, anh sẽ thấy tính nhất quán. chặt chẽ và hệ thống. Mặc dù, Tôi đã bỏ lược đi rất nhiều, bởi vì Tôi cho rằng, có nhiều kiến thức không cần phải trình bày lại, mà có thể sử dụng luôn. Chúng ta trao đổi với nhau như những người đồng chuyên môn. Cám ơn sự quan tâm của Anh. Thân ái.
-
Thưa anh Thiên Sứ. Tôi viết không sai đâu. Không hề có sự tự mâu thuẫn nào cả. Còn anh nói vấn đề Tôi đặt ra thiếu nhất quán, cũng không đúng. Tôi không có viết: Dương thì ở phía sau, Âm thì ở phía trước. Mà viết rõ rằng: Câu Dương trước Âm sau phải hiểu là Dương ơ phía trước, Âm ở phía sau. Hai chữ Ở Phía bao trùm cả Không gian lẫn Thời gian. Hiểu được sẽ thấy cái Lý nhất quán không chỉ trong một bài đó, mà còn thấy cả sự nhất quán trong toàn bộ các bài Tôi viết. Cám ơn sự lưu tâm của Anh. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các Bạn quan tâm thân mến. Trước khi đi vào trao đổi tiếp cái gọi là hiểu Dương trước Âm sau thế nào cho đúng, Có lẽ cũng phải có một số ý kiến minh thị trước để khỏi xaỷ ra sự hiểu lầm. Anh Thiên Sứ có viết: Câu. Chỉ là những thực tế tồn tại mà chúng ta nhận thức được để rồì khái quát hoá mà chứng nghiệm cho tương thích cả với minh triết hai nền đông – tây như ngày nay đã thấy. Để khi mà anh viết Đó là những lý thuyết Mới. Thì Tôi nhắc nhở mọi ngươì là Anh Thiên Sứ có ý muốn nói tới cái Mới so với cái Cũ mà anh ấy quan niệm. Tức là cái Văn Hiến Lạc Việt có từ hơn 5000 năm. Còn cái Tiền nhân mà Tôi nói tới là những gì cuả cái nền lý học Đông phương, cũng như Tây phương mà chúng ta đã và đang thấy ngày nay. Nên khi Tôi nói cái sự: „lật đổ Tiền nhân” cuả bao ngườì trong diễn đàn này, là nói tới sự lật đổ đối với những kiến thức mà chúng ta đã và đang quen thuộc. Chứ không phải là Tôi lật đổ. Anh Thiên Sứ viết: Thưa vâng!. Tôi sẽ cố gắng. Cám ơn Anh đã coi trọng!. Có một điều mà Tôi muốn minh thị ở đây. Anh thường xuyên nói rằng: „nhân danh văn hiến lạc việt hơn 5000 …”. Tôi thì không phản đôí câu này, xem đó là lời phát biểu mang tính Cá nhân, có tinh thần tự tôn dân tộc. Nêú có ai đó đồng tinh ý kiến đó cuả Anh – mà Tôi tin là có rất nhiều ngườì – thì Tôi cũng rất vui. Nhưng đứng về cái gọi là khoa học, thì Tôi chưa có ý kiến. Không chỉ do Tôi chưa nhìn thấy có chứng minh nào mang tính thuyết phục, và thực tế vẫn còn đang ở giai đoạn giới thiệu như là một luận chứng mới cần làm sáng tỏ. Mà còn do chính Tôi, Tôi chưa chứng minh được sự tồn tại cuả một nền văn hiến cấp Cao. Cao tới mức mà mọi minh triết đông phương hiện nay - gồm tất cả những gì mà chúng ta thấy như Đạo, Thái cực, Âm Dương Ngũ hành, Dịch, Đông y, Phong thuỷ, Tử vi, tử bình, Nhân tướng, Kỳ môn, ….- đều chỉ là những mảnh vỡ còn sót lại, để rôì thậm chí, cái nền tảng như tính nhị nguyên cuả âm dương cũng không còn là chính xác nưã. Tôi chỉ mới chứng minh được, mà thật ra thì cũng chẳng phải là chứng minh, mà chỉ có thể gọi là nhìn thấy những chứng cứ khẳng định Hán tộc hay những Tộc nằm trên bờ Bắc sống Dương tử không phải là chủ nhân cuả lý thuyết âm dương ngũ hành mà thôi. Chứng cứ có thể khiến họ cứng họng, không cãi được câu nào. Nhưng còn Nó thuộc về ai, thì Tôi chưa nhìn thấy, và cũng không có ý định đi tìm để chứng minh, cũng như không có ý định để chứng minh sự tồn tại một nền văn minh „ngoại cỡ” cuả Lạc Việt. Nên theo Tôi, nêú Anh có ý muốn dùng kết quả đó, thì môĩ lần dùng, nêú có câu Cũ và Mới thì cần có một lời chú thích kẻo dẫn tới hiểu lầm. Như Anh viết: Vâng, thuyết âm dương ngũ hành cũng không thể ngoại lệ. Và Tôi cũng đã dẫn chứng những ví dụ về Dương động, Âm tĩnh cũng như Dương tĩnh Âm động là từ thực tiến - trực quan sinh động - đến khái quát, tổng hợp và hình thành lý thuyết tư duy trừu tượng, nên khi anh viết: Thì như Tôi đã nói, hai mệnh đề, thuộc hai thế giới, mà thống nhất với lý âm dương. Cái mà Anh muốn nóí, là chỉ với một thế giới, thế giới Khí không có phân cực. Thế giới Vĩ mô, mà Chu Hy nói tới. Và chỉ với thế giới này, thì nhất quán chỉ có Dương động Âm tĩnh mà thôi. Không thể có một, dù chỉ một ví dụ nói ngược rằng Dương tĩnh Âm động được. Vì thế, khi trao đôỉ với VT, Tôi mơí có ý nghĩ rằng Anh phát biểu Dương Tĩnh Âm động là cho một Lớp các hiện tượng khác - thế giới Vi mô - vậy. Nay thì thấy không phải. Tóm lại, trong thế giới Khí cuả Chu Hy – Vĩ mô – như đã được áp dụng từ cổ xưa cho tới nay, thì chỉ có Dương động Âm tĩnh mà thôi. Và Lý cuả các nhà Đông y, như Tuệ Tĩnh, Haỉ thượng lãn ông, ….là nhất quán. Thậm chí cho tới Phong thuỷ, cái mà anh có đưa ra trao đôỉ với anh Longtuan như là „Âm thì nhô Cao, Dương thì trũng xuống” cũng đều nhất quán cả. Nhất quán với Dương động, Âm tĩnh. Cho nên khi anh viết: Thì có nghĩa là anh đã từ một giả thuyết - Tồn tại một lý thuyết ADNH đã thất truyền cuả văn minh Lạc Việt bị sụp đổ - để xây dựng một hệ thống lý thuyết, mà Anh gọi là Phục hồi. Nhưng lại khước từ mọi giá trị minh triết và khoa học cuả cả hai nền văn minh Đông – Tây đã và đang có như ngày nay. Tôi nói vậy, vì ứng dụng cuả chúng đều nhất quán với Lý thuyết, như đã thấy. Nên khi Anh nói chỉ còn tồn tại phần ứng dụng, để Bác bỏ hoàn toàn phần Lý luận là không hợp lý. Còn như Anh nóí „ứng dụng với phương pháp luận mơ hồ” thì không phải hoàn toàn như vậy, vì đã và đang có rất nhiều nỗ lực minh thi, cũng như kết nối, tìm kiếm sự tương thích hai nền minh triết Đông – Tây. Bằng chứng là Tính nhị nguyên và sự thống nhất cuả Thế giới mà Tôi đã có trình bày khá đầy đủ ở trên. Đồng thờì cũng xin nóí với Anh, xa hơn nữa thì cũng còn rất nhiều chứng cứ tương thích Đông – Tây, không chỉ vậy, có có thể thấy cả sự hợp nhất cả Đông – Tây và Ấn độ nữa. Nhưng đó là chủ đề rất lớn. Ở đây không thể trình bày được. Và như thế, sự gắn bó và thống nhất giữa lý thuyết và ứng dụng đã và đang là tất yêú trên con đường hoàn thiện. Cho nên khi Anh viết: Thì nếu Anh nóí đó là lý thuyết Văn minh Lạc Việt, thì Tôi không có ý kiến. Nhưng nóí là cái lý thuyết âm dương ngũ hành như chúng ta đang có hiện nay mà bảo rằng nó có những cái mơ hồ như bản chất Khí, Các sao trong Tử vi, … thì mang tính áp đặt. Bởỉ vì: -Thứ nhất, cái nền Văn minh Lạc Việt đó chưa thể hiện được cái sự minh thị, hay giảỉ quyết được các vấn nạn mơ hồ do chính Anh đề cập đến. -Thứ hai, những vấn nạn mà Anh có đề cập đến Nó Đã và Đang được giải quyết, hoàn toàn thống nhất với nền tảng Âm Dương Ngũ Hành như đã thấy từ trước tới nay, cùng với những nỗ lực nối kết Đông – Tây. Sự tiến lên là tất yêú, và đương nhiên. Nên không vì những vấn nạn còn đang tồn tại mà có thể phủ nhận cái nền tảng cuả nó. Cũng như không thể lấy cái đang là tồn tại cuả vật lý hiện đại để phủ nhận nền tảng khoa học cuả vật lý được. Hoặc là những bí ẩn hiện nay mà khoa học chưa thể giải thích để khước từ những thành quả đã có của nó. Thế nhưng, Tôi xin nhấn mạnh, cái đã và đang này Tôi không dùng để lý luận bảo vệ, hay chứng minh tính đúng đắn và nhất quán cuả các trình bày trên về các Mệnh đề Anh đề cập đến, mà nó chỉ là sự minh thị quan điểm Cá nhân, khi Anh có đưa ra những quan điểm Cá nhân mà thôi. Nên, Bây giờ Chúng ta quay trở về với những vấn nạn mà anh đưa ra để trao đổi. Anh viết: [/color] Thưa Anh Thiên Sứ !. Mệnh đề: Con Gà và Quả trứng, cái nào có trước ?. Không phải là mệnh đề khôi hài. Nó chỉ Khôi Hài đối với những người Dưới Phố (nói theo ngôn ngữ cuả Triết gia Kim Định) mà thôi. Còn thực ra, nó là một Mệnh đề Triết học. Trả lời nó, không phải là : Cái này thì Trước, cái kia thì Sau. Mà phải đi tìm sự thống nhất - nhất quán - cuả nó với nền tảng triết học. Có như vậy, thì mới thấy được TIÊU CHÍ, hay chỗ đứng cuả Nó để quán xét. Đó chính là câu mà Tôi đã để lại trong bài trước: THẾ THÌ PHẢI HIỂU CÂU, DƯƠNG TRƯỚC ÂM SAU NHƯ THẾ NÀO ?. Như trên đã chứng minh, hiểu Dương có trước, Âm có sau là sai. Mà phải hiểu là: DƯƠNG Ở PHÍA TRƯỚC, MÀ ÂM Ở PHÍA SAU. Hai chữ Ở Phía này bao gồm cả không gian lẫn thờì gian. Bởỉ vậy, nó quán xét rất tổng quát. Khi nóí rằng Dương trước Âm sau là một sự nóí vắn tắt. Thiết tưởng, như Tôi được biết, thì từ xưa tới nay, Tôi chưa thấy ai hiểu nhầm câu này cả. Vì thế, Tôi thấy nó tự nhiên, không ngờ đến đây lại có chuyện. Thấy cần phải giảỉ thích. -Về không gian. Ta nói: Như Ta đang đứng đây, thì ở phía trước mặt ta là Dương, ở phía sau lưng ta là Âm. Như nói Mặt tiền là Dương, Mặt hậu là Âm. Thì nói tắt là Tiền Dương hậu Âm. Như cái nhà cuả Ta, phía Cưả ra vào thuộc về mặt tiền, đó là Dương. Phía sau nhà thì gọi là Âm. Nên Nhà nào cũng có trước sau, phải trái và đều chia âm dương cả. Như xem Không gian hai chiều thì có trục tung và trục hoành là nói trục ngang và trục dọc vậy. Cũng đều phân ra âm dương cả. -Về Thờì gian. Thì nói Dương ở phía trước, Âm ở phía sau. Là nói Phía trước là Hướng Tương lai. Phía sau là thuộc về Quá khứ. Cũng tức là là câu: Dương ở phía trước là Tương lai phân là Dương, Âm ở phía sau là Quá khứ được xem là Âm. Dương thì tiến tới, đi lên phía trước. Do vậy mà bảo rằng, chúng ta tiến tới tương lai – câu cưả miệng mà bao đờì nay hay nói, có tính minh triết là như vậy. Âm thì hồi tưởng, quay về với Quá khứ. Nên mới hay nói chúng ta Hồi tưởng về quá khứ, hay nói tắt là Hồi Ức. Và mới thấy Văn hoá Việt có tính minh triết là Thế. Bao lâu nay, chúng ta cứ một mực, mặc nhiên xem đó là tự nhiên, cứ như tự nó sinh ra đã như vậy rồi, có biết đâu, cái văn hoá việt nó đã được minh triết. Triết lý nhân sinh đã nằm ở trong nó rồi (Triết không nằm ngoài cuộc sống - từ đó cho phép tìm và hiểu được cái nền văn hóa, triết lý Việt từ cuộc sống mà như chính Anh Thiên Sứ đã thường áp dụng, bằng những truyền thuyết âu cơ trăm trứng, tranh ngũ hổ, Chuột, ...Chứ không như ai đó không hiểu, lại phê phán xem đó không như là những bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, việc sử dụng những tư liệu ấy vào mục đích minh chứng khoa học, thật không dễ chút nào, phải hiểu sâu, tường tận mọi nhẽ liên quan đến nó. Xin Anh hiểu cho, và vững bước trong phương pháp luận này) Nó đã vốn có, Triết lý và Nhân sinh hoà làm một. Và cũng tự nhiên khi chúng ta cứ nói rằng: Triết lý nhân sinh. Với thời gian, có Tương lai và Quá khứ, là phân Âm Dương. Đó là cái Lý Nhân - Quả. Nhân ở ở Quá khứ, được xem là sinh ra trước cái Quả ở phía Tương lai. Chứ không ai phát biểu cái lý nhân quả theo Không gian cả. Có nhân mới có quả. Cái đó ai chả biết. Nhưng đừng bảo rằng, Nhân có trước Quả có sau là âm đã sinh ra trước và quả đã sinh ra sau, bơỉ nhân là quá khứ - âm, quả là tương lai nên là dương. Như thế là đã thấy tự mâu thuẫn chưa !!!. Thưa !. Chẳng phải như thế. Ngươì ta vốn nói: Dương ở phía trước, Âm ở phía sau. Chứ không có nói Dương sinh ra trước và Âm sinh ra sau hay ngược lại. Tức là xem cái „trục” thời gian là vốn có, chỉ là Cái Nhân và cái Quả sinh tồn xuất hiện trên đó mà thôi, nên mới nói Tương lai và Quá khứ để phân âm dương. Cũng như cái Nhà cuả Ta vậy, nó sinh tồn trong cái vốn có là Không gian, nay ta phân âm dương trước sau cho nó vậy. Bởi vậy, Nhà Phật mới nói: „Nhân - Quả luân hồi”. Do cái trục thời gian nó là Vô tận, không có đầu không có cuối. Thời gian trôi, và một chiều. Nên Triết lý Ấn Độ mới hình dung thời gian như một vòng khép kín, mà hình ảnh như con Rắn cắn đuôi, hay cái bánh xe quay. Sở dĩ tại sao lại thích gọi là con Rắn cắn đuôi hơn, bởi có cái Lý về lịch sử và cũng do một thói quen mang tính triết lý. Nhưng thôi, đó là một chuyện khác. Ta chỉ cần biết rằng, với hình ảnh vậy. Giáo lý nhà Phật quy về Nhân - Quả luân hồi (bánh xe quay trên "đường" thời gian), nên mới nói Sinh - Tử là nhân - quả, và cũng luân hồi. Và từ đây, cái Lý chuyển kiếp nhân sinh mới được đặt ra. Cũng bơỉ cái Lý luân hồi, nên Nhân - Quả không thể nói trước sau, Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau. Sống - Chết cũng không nói là trước sau. Cũng vậy, Con Gà và Quả Trứng, chẳng thể nói trước sau. Nhưng khi muốn nói trước hay sau, thì tức là ta đã „chặt” đứt thời gian, chỉ để xét một Đoạn xác định, chứ không xét như về toàn bộ. Bởỉ toàn bộ thì làm gì có đầu có đuôi (Con Rắn đã cắn đuôi, đầu và đuôi làm một điểm như bao điểm khác trên thân mình nó rồi) Khi đã xét, chỉ là một đoạn, thì dù dài hay ngắn, nó vẫn là có đầu và có đuôi. Có điểm sinh ra và kết thúc. Chính vì vậy, ví dụ như Tử vi, chỉ nói tới ngươì Sống, chứ tử vi không xem cho ngươì đã Chết. Ấy là vì đã lấy cái thờì điểm được sinh ra là năm, tháng, ngày, giờ sinh để lập lá số tử vi. Đã có đầu, tất phải có cuối. Đã Sinh thì có Tử. Nên cái Đoạn thời gian Sinh - Tử là khu vực mà Tử vi nghiên cứu. Nên nói Tử vi xem cho ngươì Sống, đã sông và đang sống là vì vậy. Cái Lý này, nó vốn đơn giản, tự nhiên như nước chảy xuôi. Nhưng nhiều ngươì, khi học tử vi, thấy cái mênh mông, bao trùm cuả tử vi, đã không hiểu, lại sinh ra chê trách Tiền nhân sáng tạo ra nó, rôì sáng tạo ra phép xem khi ngươì đã chết. Qua đây, chúng ta thấy được, một khi hiểu đúng, một mệnh đề, dù đơn giản, nhưng đều thấy cái nhất quán cuả một hệ thống triết học trong đó. Hiểu sai, thì đương nhiên, sự minh triết sẽ rờì xa chúng ta. Đương nhiên, khi ấy, chúng ta sẽ mất phương hướng tư duy. Sẽ chỉ thấy rừng rậm, bí lối, tắc tị, và đầy rẫy sự mơ hồ. Đến đây, có thể nói, luận cái lý âm dương, cơ sở học cũng đã đầy đủ. Từ đó cũng sẽ cho phép nhận thức rõ ràng về toàn bộ lý âm dương - ở tầng sơ đẳng nhất - cuả nền triết học đông phương. Và mệnh đề trong phong thuỷ: Âm thì nhô cao, Dương thì trũng, thấp cũng dễ hiểu, mà không hề mâu thuẫn. Cám ơn sự quan tâm cuả Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các Bạn quan tâm. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các bạn quan tâm thân mến. Vắng mặt mấy hôm mà các anh đã trao đổi với nhau được khá nhiều bài. Chắc không thể có thời gian đọc hết. Như đã trình bày với anh Thiên Sứ, Tôi sẽ cố gắng có đôi lời với một số mệnh đề mà hai anh đã trao đổi, vì sự nhất quán của lý luận âm dương. Chúng ta sẽ quán xét mệnh đề: Dương trước – Âm sau !!! Tôi chợt nhớ Khổng Tử có nói: „Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận lý tất bất thông”. Đại ý là vậy. Câu này, Khổng Tử nói không chỉ nhằm vào đối tượng chính trị, mà nó là phương châm quán triệt, xuyên suốt trong học thuyết chính danh của Ổng. Nó có giá trị không chỉ minh triết, mà còn trong bất cứ lĩnh vực nào của khoa học, và đời sống. Nhưng nói câu này, sợ rằng có người phản ứng, rằng. Chẳng lẽ cứ phải lôi Khổng Tử ra để áp đặt chân lý chăng. Khi mà nơi đây, phong trào „lật đổ” Tiền nhân đang dấy lên mạnh mẽ. Thưa rằng không !. Nói đó là câu của Khổng Tử, để nói cái ý tứ có nguồn gốc. Tránh cái lỗi „ăn cắp” ý tưởng của người khác làm của mình. Chứ còn, câu này, chân lý nó hiển nhiên, có nhắc là để nhớ, chứ không ám chỉ cái gì cả. Một hệ quả tất yếu, khi vi phạm cái chân lý đó. Nhìn thấy ngay là sẽ có chuyện. Ví dụ như: Con bò có thể đẻ ra con gà. Người có họ hàng với ... ruồi. v. v. ... Tức là sẽ có những suy luận vô lối, bất chấp quy tắc, lộn ngược lộn xuôi, giả thiết vô tội vạ, ... để có thể đẻ ra bất cứ cái gì mà mình muốn, mình thích. Vì thế, tầm quan trọng hàng đầu trong mọi luận thuyết, phải là Chính Danh !. Như Tôi đã chính danh: Âm Dương, Động Tĩnh. Để nói cái Lý Dương động, Âm tĩnh. Cũng như Dương tĩnh, Âm động. Từ đó phải thấy rằng, người ta có thể nói Động thuộc Dương, Tĩnh thuộc Âm. Ấy là bởi vì quan sát thấy rõ như vậy từ thực tiễn. Như Sống thì động. Chết thì tĩnh. Mà vốn: Sống thì thuộc Dương, nên mới nói Sống trên dương gian. Chết thì thuộc âm, và nói rằng Chết về cõi âm. Chứ làm sao có thể chứng minh được Dương là Động, Âm là Tĩnh. Dương động – Âm tĩnh là thực tại. Nó được phát biểu khái quát, quy nạp từ thực tế mà ra. Rồi với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vật lý hiện đại đã chỉ ra tồn tại thế giới vi mô. Thì Dương tĩnh – Âm động lại là cái thực tại của thế giới vi mô. Do quan sát được mà khái quát hoá. Chứ không thể suy luận mà có. Cũng vì thế, sự chiêm nghiệm là để chứng nghiệm cái thực tại là phổ biến. Đã trải hàng ngàn năm suy nghiệm rồi. Thì tức là nó đã là chân lý đối với thế giới vĩ mô rồi. Thế thì nói Dương trước – Âm sau thì sao đây ?. Tôi vốn không nghĩ mệnh đề này lại „sinh chuyện”. Bởi lẽ đó rất là tự nhiên. Tự nhiên bởi vì, không được phép hiểu Dương thì có trước, Âm thì có sau !. Lập tức sẽ bị hỏi rằng: Không hiểu như vậy, thì hiểu thế nào ?. Vâng, không được hiểu như vậy, thì phải hiểu thế này (sẽ nói dưới đây)!. Nhưng trước hết, phải chứng minh sự vô lý khi hiểu như vậy cái đã. Thật vậy. Nếu như cái Dương được sinh ra trước, tất cái Âm sẽ phải được sinh ra sau !. Âm Dương được sinh ra, thời gian thì cứ trôi, nên mới nói đến chuyện Trước rồi Sau. Tất sẽ „lấy” được một thời điểm ở khoảng giữa trước và sau của cái Dương được sinh và cái Âm được đẻ. Ta hãy xét cái thời điểm đó !. Đương nhiên phải thừa nhận rằng, ở chính cái thời điểm đó, chỉ có Dương đã được sinh ra. Âm thì chưa có !. Nhưng ta đã biết. Âm Dương, ở tầng khởi nguyên, đó là nhị nguyên. Như đã biết, nhị nguyên có nghĩa là đồng thời tồn tại hai mặt đối lập, trong một thể, hay nói khác trong một tồn tại được thống nhất. Tức là, như trên đã thấy, đã nói tới A, thì dù không nói tới B đối lập với A, thì B cũng đã có rồi. Mọi sự phủ định B hay A thì đều không còn là nhị nguyên nữa. Nhưng nếu thừa nhận nhị nguyên, thì thấy cái vô lý của Dương có trước, Âm có sau. Muốn chống lại mệnh đề này, thì phải Chối bỏ cái nhị nguyên của thế giới. Nhưng tính nhị nguyên của Thế giới, lại đã được minh chứng bằng thực tế, thực tại của khoa học. Nó là một chân lý, không chỉ hiển nhiên như ta đã nhận thức được, mà nó được chứng minh bằng thực nghiệm, thực tế của sống cũng như là chân lý xuyên suốt lịch sử phát triển nhận thức của loài người. Không thể chối bỏ được. Vậy thì đương nhiên cái mệnh đề Dương có trước, mà Âm có sau là không đúng rồi. Nên hiểu Dương có trước, Âm có sau là sai. Lại bận rồi, xin hẹn khi khác. Nếu các Bạn có phản biện, xin cứ tự nhiên, không cần chờ hết bài. Vì đó cũng là một ý trọn vẹn đã được trình bày. Cám ơn sự quan tâm của các Anh và các Bạn. Thân ái.
-
@ Rubi. Trích: Nếu bây giờ chú Vui vui cũng đòi định nghĩa theo tiêu đề của cháu, thì có lẽ là chú sẽ định nghĩa những ba nội dung: -Định nghĩa Âm dương. -Định nghĩa Ngũ hành. -Định nghĩa Âm dương Ngũ hành. Mà các định nghĩa của chú sẽ chẳng liên quan gì đến nhau đâu, Âm dương một tông, Ngũ hành một tông, Âm dương Ngũ hành một tông nữa, chú cứ thử định nghĩa đi, chắc chưa có ai từ xưa đến nay làm cái tiểu đề này đâu ạ. Với kiểu Bát quái trong 8 có 5, chú mà định nghĩa được thế nào là Âm dương, thế nào là Ngũ hành thì cháu không hiểu được là cái hiểu của chú về Âm dương Ngũ hành là như thế nào. Nếu sau khi chú định nghĩa các vấn đề trên thì cái định nghĩa đó của chú chẳng chính xác bằng tám cái gạch đầu dòng, mỗi dòng bảo mỗi quái có tính chất của nó theo sách tàu hiện nay. Rốt cục, định nghĩa lại không cô đọng bằng diễn giải, diễn giải lại chẳng bổ nghĩa cho định nghĩa. Đúng ra thì Tôi không viết bài này với Câụ, và chũng chẳng có ý muốn trao đổi với Cậu sau khi đọc bài có đoạn trích dẫn trên của Cậu. Bởi không muốn Cậu buồn, rôi tự ái mà có những ứng xử không nên có cũng như tâm lý sẽ rơi vào hư vô, hụt hẫng khi mà những tư tưởng, kiến thức của Cậu đã không đem lại những sự thỏa mãn cho các tham vọng của mình. Nhưng đắn đo mãi, Tôi nghĩ dù không nói toạc ra, thì cũng có vài lời ý tứ với Cậu. Hy vọng Cậu đọc cố gắng hiểu. Nếu như Cậu vẫn tiếp tục không hiêủ, thì đây cũng là lời cuối cùng của Tôi đối với Cậu. Tôi thực chán nản khi thấy Cậu càng viết càng tối tăm, kiến thức cơ bản bộc lộ hầu như không có. Bình sinh, Tôi rất cố gắng không tiếp chuyện với những người đối thoại mà Tôi thấy thuộc một trong những loại sau: -Dốt, Dốt tới mức cao nhất là cái Dốt làm xấu hổ người đối thoại, sau nữa là Dốt cỡ không có khả năng hiểu trong đối thoại bởi không có kiến thức. Sau nữa là Dốt bởi tư duy lệch lạc. ... -Lý sự Cùn. Thuộc loại này, do tham vọng, và ý chí cầu thắng. Nên khi bí thì thường Cùn, hoặc khi không đủ khả năng thì cũng Cùn. -Thiếu nghiêm túc. Thể hiện trong khi trao đổi thì lý luận loanh quanh, lỳ lợm, ... -Dễ nổi nóng và xúc phạm người khác, ... Tôi không kết luận Cậu thuộc về loại nào. Nhưng Cậu đang tiệm cận đến một hai trong các tiêu chí phân loại trên. Trong trao đổi, Cậu tỏ ra tranh thắng chứ không cầu tiến. Như thế, dẫu Tôi có bổ túc cho Cậu thêm kiến thức, vị tất đã có ích cho cậu. Mà dù Cậu có kéo đồng kéo lứa, cũng không có tằng thêm trọng lượng và giá trị tranh thắng. Bởi chính người đó. Từ dạo kết thúc, với bài cuối cùng trong trao đổi với tôi, đã thể hiện tất cả rồi. Hơn nữa, càng viết, càng chui vào bụi rậm. Đường quang sáng sủa không đi, lại đi vào bụi rậm, trốn trong sự mơ hồ về ngôn ngữ và lộn xộn về tư duy. Đừng nghi rằng, khi có ai nhìn thấy mình trong bụi rậm thì hô lên rằng: Tôi đang đi săn !. Người ta đã nhìn thấy mình trong bụi rậm, tức là đã nhìn rõ có con đường sáng để đi. Ấy là lúc người ta có thể phân biệt đâu là đương quang, đâu là bụi rậm. Thế nhé. Chúc Cậu thành tựu. Quay đầu là Bờ.
-
Chào Tuan Duong !. Cám ơn cháu đã có ý kiến. Song đã có sự hiểu sai, nên lưu ý một chút. -Trời - Đất, hay Thiên - Địa không phải là phạm trù. Đó là Khái niệm. -Con người và Trái đất không "đóng" Cặp với nhau để thành cặp âm dương như cháu nói đâu. Con người, xem như một toàn diện, muốn tìm "kẻ" đóng cặp với nó thì phải hiểu được một nguyên lý của đông phương học là "vạn vật đồng nhất Thể" mới được. Còn nếu không, thì chỉ tìm được các Cặp thành phần mà thôi. Như Linh hồn và Thể xác. Phần Con và Phần Người. Tay và Chân. Đầu và Mình. Tạng và Phủ. Biểu và Lý. Khí và Huyết. Cốt và Nhục ... -Linh hồn là Dương, Thể xác là Âm. Bởi vì, người đông phương vẫn cho rằng: Khi chết, Linh hồn rời khỏi thể xác bay đi, thể xác còn lại, nên mới nói linh hồn là dương, thể xác là âm. Hãy cố gắng lưu ý. Muốn hiểu được lý học, quan trọng hàng đầu là phải chính danh. Hiểu sai khái niệm là hỏng cả, dẫn đến suy luận lung tung. Thậm chí còn có thể đưa đến sự sáng tạo không đúng nữa, như còn muốn định nghĩa lại cả âm dương nữa thì rất là đáng sợ. Yêu quê hương đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc là cái lẽ mà mỗi con người VN ta ai cũng phải nhớ, và có trách nhiệm. Nhưng yêu không đúng chỗ, tự tôn không phải lối, sáng tạo lý thuyết bừa bãi là làm nhục tổ tiên, chứ không phải là tôn vinh. Như các lý thuyết âm dương đồ họa (chưa hiểu âm dương ngũ hành, mà đòi Định nghĩa), lý thuyết âm dương ngũ hành của VT( chưa hiểu người ta, mà đã vội chê bai, như chê Văn Vương, Chu Hy ...), Sử thuyết họ Hùng. Nói như vậy, không phải Chú nói động đến Chú Thiên Sứ đâu. Bởi Chú biết và có những công nhận nhiều phần chú Thiên Sứ đúng đắn. Chú nói tới những lý thuyết kia, bởi vì các lý thuyết đó sai từ cơ bản, nhưng lại Nổ to quá. Lại không thấy ai có ý kiến. Nhân bài này, buộc chú phải có ý kiến, để hậu học khỏi lầm đường lạc lối. Thậm chí nguy !!!. Xin lỗi những Tác giả của các lý thuyết đó. Tôi không có ý định chỉ trích về Cá nhân. Chỉ muốn nhắm tới các nội dung của lý thuyết của các Vị mà thôi. Nếu các Vị có không phải lòng, đành cáo lỗi trước. Thân ái.
-
Anh Thiên Sứ thân mến. Bây giờ chúng ta tiếp tục minh chứng sự thống nhất của các nội dung trong hai mệnh đề: -Dương động, Âm tĩnh. -Dương tĩnh, Âm động. Thoạt nhìn, nội dung của hai mệnh đề trên, rõ ràng là mâu thuẫn với nhau. Bởi vì Động – Tĩnh phân âm dương. Bây giờ Dương lại bao gồm cả âm lẫn dương. Âm cũng vậy. Khi thì là động, khi là tĩnh. Nếu đứng trên phương diện tổng quát, chẳng hoá ra là lộn tùng phèo hết cả lên !. Nhưng nếu không thể đứng trên phương diện tổng quát – nghĩa là cứ phải xem xét theo các trường hợp cụ thể, như thực tế đã cho thấy, thì e cái Lý âm dương này hơi bị Cùn !. Ngày ấy, Cổ nhân, như Chu Hy, phát biểu Dương động, Âm tĩnh là bởi Chu Hy không hề biết, không hề hay, và cũng không thể biết được rằng, nhân loại cũng có ngày tìm ra cái hạt vật chất, tuy rằng có phân cực, nhưng ở dạng hạ nguyên tử lại không trung hoà. Nên mới phát biểu: “trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là Khí. Chia ra làm hai thì là âm, dương. Năm hành gây dựng, muôn vật trước sau, đều bị cai quản ở đó”. Có nghĩa là chỉ có một vật thôi. Chia ra làm hai, là ý Ông muốn nói, một thăng lên trời. Một giáng xuống đất, để mà làm cặp âm dương. Chứ Ổng chẳng hề nghĩ rằng có ngày nhân loại lại “tóm” được cái Vật, mà chẳng thăng, cũng chẳng giáng, tự nó đã là âm, hay dương rồi. Kể cả khi nó bay tuốt lên cao, nó vẫn là âm, hay chui xuống đất thì nó vẫn cứ là dương. Nếu cứ cố chịu đấm để ăn xôi, Ổng sẽ chỉ còn có mỗi một cách là phủ nhận cái mà nhân loại tóm được ấy không phải là Khí. Thế nhưng Ổng lại thừa nhận: Khí nặng đục giáng xuống thành đất. Nhẹ trong thì bay lên thành trời. Thôi thì cái gì bay lên thành trời, nó tuột khỏi tay ta, thì “tha” cho nó. Không bắt lại truy cứu làm gì !. Nhưng còn cái mà nó nằm dưới đất đó. Bảo nó là Khí nặng đục. Thì rõ là tóm được nó đây rồi. Tất phải “tra” cho ra ngọn ngành. Phải hỏi rằng nó có cấu trúc không ?. Chu Hy sẽ trả lời ngay, thưa, nó Không hề có cấu trúc. Bởi vì, nếu mà nói là có cấu trúc thì sẽ “không chứng minh được nó có bằng chứng ngoại phạm”. Vì có cấu trúc, là phải có âm dương trong bản thân nó rồi. Thế nên, Khí cứ cho là vô hình đi, cũng chẳng phải là không khí. Nhưng vì không có cấu trúc, nên phải là cái gì đó có tính chất trung dung, trung hoà, kiểu như khí trơ, hay nơtron, hoặc thấp hơn nữa. Kiểu như thôi, chứ không phải là nó. Nhưng phải biết bay lên trời và biết chui xuống đất. Đại loại là cứ phải tù mù, theo kiểu Cảm như vậy. Khi yên trí như thế, Chu Hy mới trang bị vũ khí cho Khí. Đó là Lý. Có Lý rồi thì Khí mới đi tranh cãi được chớ. Chứ nếu không có Lý, thì Khí chỉ biết câm lặng, như điếc, như mù vậy thôi. Nhưng oái oăm thay, sự hiện diện của cái gọi là electron và proton, thậm chí phản electron là pozitron và phản proton, như là đại diện âm dương trong khu vực của các hạt hạ nguyên tử lại vẫn cứ thừa nhận một vũ trụ nhị nguyên. Trong khi electron và pozitron lại là nhị nguyên yếu nhưng khi kết hợp thì cho kết quả “Thái cực” . Mà electron và proton lại là nhị nguyên bền vững nhưng không có tính “Thái cực”. Song không thể nói chúng không cho chúng ta một thứ gọi là Cảm như Khí, tương tự như cái Khí đã được Cảm mà Chu Hy phát biểu. Thế nên, dễ thấy được rằng, cái gọi là Dương động, Âm tĩnh, nó đúng với cái Khí mà Chu Hy phát biểu, khi nó biết thăng, biết giáng. Tụ lại thì thành Vật, Tán thì huỷ. Và lại nói, Khí tụ thì sống, khí tán thì chết. Còn cái Khí, mà nó được thấy như - chứ không phải là đúng như – trong thế giới vi mô thì nó khác, khác lắm. Nó chẳng biết thăng hay giáng. Nó vốn đã tự phân cực để rồi tìm đến nhau. Nó lúc nào cũng động, chẳng bao giờ tĩnh – khi đơn cực. Khi mà chúng tụ lại với nhau – như thành nguyên tử, rồi thành vật chất – thì lại có thể tĩnh. Xem ra, cái thế giới vi mô này nó ngược với cái thế giới vĩ mô. Thì cũng đúng thôi. Có thế thì nó mới Dương tĩnh, Âm động được chứ. (Khi thành cặp). Cho nên hai mệnh đề, hai thế giới. Mà cùng chung một lý âm dương. Ấy là không mâu thuẫn vậy. Cho nên Vi mô và Vĩ mô, cũng tạo nên lý âm dương. Là nhất quán !!!. Bởi vậy khi nói: Vĩ mô thì: Dương động, Âm tĩnh. Quân tử dương, Tiểu nhân âm. Cao dương, Thấp âm. Ngoại dương, Nội âm, Huyết âm, Khí dương. Tạng âm, Phủ dương. Linh hồn dương, Thể xác âm. V. V ... đều là nhất quán. Khi nói: Vi mô thì: Dương tĩnh, Âm động. Tụ lại thì tĩnh, tán thì động. Dòng điện thì chạy từ âm sang dương, ... như đều là nói ngược cả. Thì đừng có dựng lên rằng Huyết là dương, Khí là âm bởi vì có Cái như thế, nên Ta cũng thế, có sao đâu. Bởi vì rằng thế giới vi mô không có Huyết. hi hi ... Đấy là nói ra thì có vẻ như chê Chu Hy, nhưng thực thì không phải, bởi vì cái lý âm dương là nhất quán. Cái Khí của Chu Hy có giới hạn mà thôi. Cũng như Cơ học cổ điển có những giới hạn, mà phải đợi đến khi cơ học tương đối và cơ học lượng tử ra đời để giải quyết những giới hạn, và mở ra những chân trời mới. Đó chỉ là điều bình thường thôi. Cám ơn sự quan tâm của Anh và của các Bạn. Thân ái.
-
Trích: Tôi rất hân hạnh được anh quan tâm và phản biện luận điểm của tôi. Tôi hy vọng rằng: Với sự phản biện của anh thì mọi việc mới có thể sáng tỏ. Anh Thiên Sứ thân mến. Tôi bận quá, mấy ngày rồi mà không trả lời Anh được. Cám ơn Anh đã có sự coi trọng Tôi như vậy. Qua mấy ngày, trao đổi giữa Anh và anh Longtuan cũng khá dài. Thông thường thì Tôi sẽ im lặng, không xen vào giữa, bởi vì còn đang cuộc trao đổi giữa Tôi và Anh. Hơn nữa cũng không muốn làm gián đoạn mạch suy tư trao đổi giữa hai người. Song bởi cũng có những vấn đề liên quan đến sự nhất quán của lý luận. Nên Tôi xin phép trong các bài trao đổi với Anh, cũng có thể đề cập luôn cả những điều Anh và anh Longtuan trao đổi với nhau, khi cần thiết. Xin cám ơn hai Anh trước. Trước tiên, trong bài này, chúng ta tập trung vào những vấn đề mà Anh nêu ra trước. Anh có viết: Thế giới vật chất luôn luôn động. Dù đó là hạt vật chất nhỏ bé nhất cho đến cả vũ trụ mênh mông này. Do đó, nếu quan niệm "Dương động" như Chu Hy thì cả thế giới vật chất này là Dương chăng? Vậy Âm tĩnh sẽ là cái gì? [/i] Thưa anh Thiên Sứ. Đúng là thế giới luôn động. Nhưng để xét thế giới, thì người ta không xét chỉ và duy nhất cái gọi là Động của thế giới, để đi đến bản chất của nó. Vì lẽ đó, nên mới có nhiều luận thuyết được đề ra để nhằm mục đích duy nhất: Giải thích thế giới !. Một trong luận thuyết tiêu biểu nhất, mà chúng ta quan tâm, nằm trong phạm vi kiến thức cũng như mục tiêu trao đổi của chúng ta là luận thuyết Âm Dương Ngũ hành bàn về bản chất của thế giới. Gác lại phạm trù ngũ hành, chúng ta hãy quán xét phạm trù âm dương. Tại sao lại gọi là Phạm trù, mà không gọi là khái niệm, hay là đối tượng, hay là trạng thái, ... Bởi vì: Phạm trù là sự chính danh của Triết học. Mà triết học là cái học của Triết lý, là cái Lý tận cùng của cuộc sống và vận động của thế giới. Những cái gọi là khái niệm, đối tượng hay là trạng thái là những sự chính danh của các đối tượng quan tâm nhưng không thuộc về cái Lý tận cùng. Tại sao Tôi lại phải nói tới những cái rất ư là trừu tượng này ?. Mà thực tâm, Tôi rất không muốn. Nhưng, trao đổi trên diễn đàn đã nhiều, chung quy vẫn ở trong cái cảnh, người nhìn xuôi, kẻ nhìn ngược. Mỗi người nói một ngôn ngữ. Đối với nhiều người, thì cảnh huống này là có sự cố tình của một bên. Nhưng với Anh thì khác. Cả hai chúng ta đều không muốn như vậy. Vì vậy, về mặt triết học, chúng ta nói. Âm Dương là cặp phạm trù của các mặt đối lập. Triết Tây quan niệm: “Thế giới tồn tại bởi sự thống nhất của các cặp đối lập”. Xem như đó là quan niệm có tính nền tảng về thế giới. Triết Đông, với quan niệm “Âm Dương là hai mặt đối lập của thế giới”. Thực chất hai quan niệm này là Dung Chứa nhau. Thống nhất với nhau. Bởi thế, thoạt tiên, cả Đông lẫn Tây đều thấy như nhau ở chỗ: Thế giới là Nhị nguyên. Đồng nhất với nhau về phương diện, gọi là Nhị nguyên luận. Thế giới nhị nguyên luận thì không phân biệt hai mặt đối lập A và B. Nghĩa là hai mặt đối lập A – B có tính giao hoán. Hay là nói Âm – Dương có tính tương đối. Nhưng một đặc tính quan trọng nhất của tính nhị nguyên, mà ta, nếu bỏ qua, thì tức là chưa hiểu về nhị nguyên. Đó là tính Cặp !!!. Có nghĩa là hễ đã có A thì phải có B, đã nói tới A thì phải hiểu, cho dù là không nói tới, là có B rồi. Nếu nói A, mà phủ định B, thì không còn là nhị nguyên nữa. Hoặc chỉ nói A, mà không xác nhận sự tồn tại của B. Nhị nguyên luận là Khởi đầu của Âm Dương luận. Không nắm được nội dung này, thì sẽ hiểu về âm dương đảo lộn. Sẽ tẩu hoả nhập ma. Nói như Đông phương, thì “con đường Cách Vật” sẽ bị đứt đoạn, không thể đi tới. Không Cách được Vật, thì không bao giờ đạt tới Trí Tri. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nhị nguyên luận trong triết đông được thấy rất tường minh qua Đồ hình : Thái cực. Đứng ở “tầng” nhị nguyên luận, ta thấy âm dương là tương đối, mang tính quy ước. Nhưng đối lập là bản chất. Tây phương, cho dù khoa học đã tới đỉnh cao” nhưng cũng chưa vượt qua được “cái cổng” nhị nguyên luận. Đông phương với âm dương ngũ hành, còn đi xa hơn nhiều, nhưng tiếc thay, lại đi vào cái “vòng tròn Loa thành”. Nhưng đó là một vấn đề lớn, thuộc về phạm vi khác với chủ đề này, xin không đề cập tới. Nên khi Anh nói, Chu Hy quan niệm Dương Động, thì cả thế giới là Dương, vậy thì cái gì là Âm tĩnh ?. Thưa anh Thiên Sứ. Dương Âm là cặp phạm trù. Động Tĩnh là trạng thái của vật chất. Chỉ có thể nói Động thuộc Dương, Tĩnh thuộc Âm. Chứ không thể nói, như là ý nghĩa tổng quát nhất rằng: Dương là Động, Âm là Tĩnh. Thật vậy, bởi vì ta nhìn thấy: Cao thấp phân âm dương. Cao được xem là Dương, Thấp xem là Âm. Thì Cao Thấp đâu có “động đậy” gì !!! Phân cực từ, trong trạng thái cân bằng, hai cực Bắc và Nam, nếu được mô hình hoá bởi thí nghiệm “mạt sắt nhiễm từ” sẽ thấy những đường sức từ như đi ra khỏi cực Bắc, vào Cực Nam. Khi cân bằng – vĩnh viễn – thì hai cực đâu có động – tĩnh. Phải – Trái phân âm dương, đâu có động – tĩnh. Trên trường số ta thấy hai miền âm dương, đâu có động – tĩnh !!!. Nên dù Chu Hy có nói Dương Động. Cả thế giới Động, cũng không có nghĩa là cả Thế giới là Dương. Chúng ta sẽ thấy ngay điều này: Chúng ta đều biết - bởi Vật lý đã chỉ rõ - điện tử (electron) có điện tích âm. Proton có trong thành phần hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Điều này là bản chất, chứ không phải là quy ước đâu nhé !. Quan sát chuyển động của hệ điện tử trong nguyên tử. Như thường lệ, bởi tuân theo nguyên lý tương đối, lẽ đương nhiên chúng ta phải “chọn” hệ toạ độ quan sát, mà đơn giản nhất, hoàn toàn tương đương, phải là hệ toạ độ có gốc toạ độ nằm tại hạt nhân nguyên tử. Khi đó, trong hệ toạ độ này, hạt nhân nguyên tử đứng yên. Còn Điện tử thì chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Xét hệ mặt trời, loại trừ ánh dương quang. Xem mặt trời như một ngôi sao lạnh. Các hành tinh chạy quanh nó. Đương nhiên, hệ toạ độ được dùng cho người quan sát để xét chuyển động của các hành tinh quanh nó là hệ toạ độ có gốc đặt tại mặt trời – nguyên lý tương đương yêu cầu phải như vậy. Khi ấy, các hành tinh được người quan sát ghi nhận là chuyển động, và mặt trời thì đứng yên. Theo nguyên tắc âm dương, các hành tinh nằm trong “bầu trời” của mặt trời, nên thuộc dương. Mặt trời phải thuộc âm. Bởi bản chất của “bầu trời” là: Khí trong nhẹ, bốc lên thành trời. Còn mặt trời là do: Khí âm trọc, nặng đục giáng xuống thành Đất nên thuộc Âm. Vậy Âm – Dương này bởi đâu ?. Rõ ràng Dương động, Âm tĩnh, nhưng chuyển động mà động là do tương tác hấp dẫn. Xác định bởi quy luật – theo công thức lực hấp dẫn Newton. Trở lại với hạt nhân nguyên tử. Chắc chắn rằng Hạt nhân nguyên tử là Dương, bởi mang điện tích dương. Điện tử là Âm, bởi mang điện tích Âm. Vậy có thể nói ở đây: Âm – electron - động, Dương - Hạt nhân – Tĩnh được không ?. Vâng, được !. Nhưng có thể có người sẽ nói: Cái động tĩnh của hệ hành tinh là do khối lượng, nên nói âm dương thì đúng là dương động âm tĩnh. Nhưng ở nguyên tử, thì cái động tĩnh đâu có phải là do khối lượng gây ra. Nên nói dương tĩnh âm động là không hợp lý vậy !. Thưa không. Bởi vì chuyển động đều là hệ quả trực tiếp của năng lượng. Với hệ hành tinh, thì cái năng lượng ấy là năng lượng liên kết gây ra bởi lực hấp dẫn. Thì với nguyên tử, sự chuyển động của hệ điện tử quanh hạt nhân cũng bởi do năng lượng liên kết mà ra, cái năng lượng liên kết này do bởi lực tương tác điện Coulomb. Do vậy, xét về âm dương động tĩnh ở hai hệ này, đều là nhất quán. Mà !! Hệ nguyên tử thì tràn ngập vũ trụ, hệ hành tinh thì có hàng tỷ tỷ trong các thiên hạ, và trong vũ trụ bao la thì đếm không xuể. Ai dám bảo cứ Động là Dương ?. Tĩnh là Âm. Đều là có Âm Dương đấy, nhưng xét Động – Tĩnh thì còn phải là : Tùy !!!. Và do đó, Thế giới có Động, cũng không có nghĩa là cả thế giới là Dương !. Nhưng đã xét, thì phải xét cho kỹ. Đã lập luận, thì phải lập luận cho chặt. Nói rằng Thế giới Động, thì phải quán xét tới Tĩnh. Dù không nói thế giới là Dương hay Âm. Vâng. Như thế thì phải nhìn vào đồ hình Thái cực. Bởi vì, nói thế giới Động, xem như một toàn bộ, thì phải ngó tới Thái cực. Là cả cái hình tròn, mà ta không được quyền “đứng” lọt vào một điểm bất kỳ nào trong hình tròn để quán xét cái phần còn lại của hình tròn. Mà phải đứng ngoài hình tròn – xem hình tròn như một cái hộp đen vậy. Như vậy, theo nhị nguyên luận, thì nói tới dương là phải hiểu có âm, nói tới động thì phải có tĩnh, nói có phải thì tất sẽ có trái, có cao thì sẽ có thấp, có tinh thần thì phải có vật chất, có tiểu nhân thì phải có quân tử, ... Còn ở đây, đã xem thế giới, dù là động hay tĩnh, như là một toàn bộ, thì đó là thái cực, hay nhất nguyên. Chứ đâu còn nhị nguyên nữa, mà bàn đến âm dương, động tĩnh ?. Cái mà nói là Động của thế giới, là ta đã “thấy” mọi sự vật nó đã động, mà suy ra cả thế giới đều là Động. Chứ nào có thể thấy được cả thế giới như một toàn bộ đâu mà có thể nói nó Động hay Tĩnh. Bằng chứng là Ngoài cái thế giới mà ta thấy nó Động, hay có năng lượng Dương ấy. Vật lý còn thấy rằng có cả cái thế giới mang năng lượng Âm nữa, gọi là Vật chất Tối ấy. Nào ai đã biết nó ra sao, động hay tĩnh ?. Nhưng nếu đã đóng cặp, thì lúc đó là có thể nói: Cái thế giới năng lượng dương là động, thì cái thế giới mang năng lượng âm nó sẽ tĩnh. Còn nó Tĩnh thì như thế nào ?. Đồ hình Thái cực cũng chỉ rõ, làm gì có khái niệm chết cứng. Âm Dương đều “động” bởi quy luật tiêu trưởng. Âm tiêu thì Dương trưởng và ngược lại. Nên nói; Đứng ở nhị nguyên, thì âm dương đối đãi tương đối, là có tính quy ước - rất sơ đẳng – nhưng lại có bản chất là Đối lập. Là cái động lực tạo ra thế giới. Chứ không phải tính quy ước đã tạo ra thế giới. Do vậy, đó mới gọi là: Thế giới khách quan. Chứ nếu không, thì thế giới là chủ quan mất rồi. Viết như thế này, là Tôi đã trao đổi cho toàn bộ nội dung Anh đã viết như dưới đây: Bởi vậy, khái niệm Dương Âm trong phân loại vật chất chỉ là đối đãi tương đối. Động tịnh cũng chỉ là tương đối trong thế giới vật chất thuộc toàn thể vũ trụ này. Nếu chúng ta quán xét riêng mặt trời thì đúng như anh nói: Mặt trời đang động từ hạt ánh sáng - Dương Quang cũng đang động. Nhưng đấy là chúng ta đang quán xét một thực thể biệt lập là mặt trời. Thì cái động của mặt trời so với chính nó. Nếu nói cái động của mặt trời là Dương thì cái gì là Âm tĩnh so với chính nó? Bây giờ ta mở rộng sự quan sát tương quan giữa hai vật thể: Trái Đất so với Mặt trời - theo như anh thì: Cho thấy không hề mâu thuẫn. Chỉ có không đúng khi cho rằng: Dương - Động, Âm – Tĩnh mang tính phổ biến và phủ định Dương – Tĩnh, Âm - Động hay ngược lại mà thôi. Cám ơn sự quan tâm của Anh. Bài tới Tôi sẽ cố gắng trao đổi về các vấn đề đã xuất hiện trong các trao đổi của Anh với anh Longtuan. Thân ái. Chúc Anh an khang.
-
Các vấn đề khác như vấn đề thủy hỏa, tốn khôn, cục và bản mệnh của tử vi, hay ngũ hành trong lục thập hoa giáp. Theo tôi thì thực không như anh viết. Ví dụ những điều, như Thủy - Hỏa trong lục thập hoa giáp, từ đó dẫn đến tử vi là hoàn toàn nhất quán, thủy là thủy, hỏa là hỏa, không đổi chỗ cho nhau được, Hỏa là 6 - cục, Thủy là 2 - cục. Có thể chứng minh không khó. Vị giáo sư nào đó thắc mắc, là do Ổng không biết đó thôi. Tốn Khôn cũng vậy, bởi Hà - Lạc là duy nhất. Cũng như đã từng có một thời, ví dụ như Ông Đằng Sơn cho rằng Ngũ hành là trường hợp gần đúng của Âm - Dương. Đó là bởi vì, nói thwujc có thể mất lòng, nhưng phải nói: Là ông Đằng Sơn chưa hiểu về ngũ hành, mà Tôi cũng có thể đoan quyết là Ổng chưa tường được âm dương !. Nhưng thôi, đó chỉ là lời tâm giao, trao đổi qua với anh, chứ Tôi không muốn công bố. Chỉ trình bày để anh có thêm thông tin mà suy tư thôi. Xin lỗi anh, nếu như có làm anh không vui. Mong anh lượng thứ.
-
Anh Thiên Sứ thân mến !. Lại xin phép Anh để có đôi lời về ngày và đêm với mấy bài anh viết vừa qua. Nếu có gì phật ý anh, xin anh bỏ qua cho. Anh viết: Ban ngày là Dương thì tịnh - bởi ánh Dương Quang có căn gốc từ mặt trời là Tịnh so với trái Đất động. Ban đêm là Âm động bởi Nguyệt Ảnh có căn gốc từ mặt Trặng là Động so với trái Đất. Nếu như anh xác định bản chất anh dương quang của mặt trời từ căn gốc "đứng yên" của nó so với "cái sự chạy" của trái đất để nói lên cái tịnh của nó thì không được anh ạ. Ánh sáng trong vũ trụ cũng như trong hệ mặt trời, như vật lý đã chỉ ra là do bởi sự phát sáng của những ngôi sao nóng. Do sự tỏa năng lượng của các phản ứng hạch tâm trong các ngôi sao đó. Mà mặt trờicuar chúng ta chỉ là một ví dụ cụ thể. Quan sát thiên văn mặt trời, cho thấy bề mặt mặt trời luôn sôi sùng sục. Các dòng khí phun trào trên bề mặt nó luôn luôn tồn tại. Nhiệt độ bề mặt mặt trời khoảng trên 6000 độ C. Đó là lý do ánh sáng - anh dương quang được phát ra - bức xạ - tràn ngập trong hệ mặt trời và được truyền đi mãi vào "lòng" vũ trụ. Chứ nó không phải là có căn gốc từ sự "đứng yên" của mặt trời so với trái đất để mà từ đó nói ánh dương quang là Tĩnh, hay có bản chất tĩnh. Hơn nữa cũng cần rõ rằng, sự đứng yên tương đối của mặt trời so với trái đất cần có phân biệt rõ sự tương đối. Nhưng trước hết, về bản chất sự quay quanh của trái đất với mặt trời là do khối lượng của trái đất rất nhỏ so với trái đất, và sự chuyển động của nó được mô tả bởi phương trình hấp dẫn, cổ điển là của Newton, sau này là bởi phương trình trường hấp dẫn mô tả trong không - thời gian 4 chiều của lý thuyết tương đối rộng. Đã được thực nghiệm chứng minh chắc chắn. Nhưng nói nôm na để để thấy trong lý học đông phương là mặt trời nặng thì tĩnh, trái đất nhẹ hơn nên động so với mặt trời. Sự động tĩnh này hoàn toàn liên quan đến khối lượng, chứ các khối lượng không phát sáng. Nếu như mặt trời không phát sáng, thì trái đất vẫn quay quanh mặt trời, và mặt trời vẫn cứ đứng yên so với trái đất. Vì thế, trong quan niệm của khối lượng, thì mặt trời đứng yên, nên tĩnh. Mà với quan niệm về khối lượng thì xét về âm dương có nói: Khí đục nặng thì giáng, khí trong nhẹ thì thăng. Nên đứng trong hệ mặt trời thì phải lấy hệ quy chiếu với tâm là mặt trời mà quan sát mới thấy được sự chuyển động của trái đất, và sự đứng yên của mặt trời. Cái sự nặng của mặt trời, thfi trong hệ quy chiếu này, nó phải là âm, và trái đất sẽ là dương. Chính vì vậy, trong hệ quy chiếu này thì mặt trời - tính chất chuyển động - là âm - tĩnh, trái đất là dương, động. Cái động tĩnh này không liên quan đến sáng tối, hay ngày đêm. Ngày xưa, Cổ nhân đứng trên trái đất nhìn bầu trời, trong đó mặt trời được xác định trong cái hệ quy chiếu lấy trái đất làm tâm, hay gốc tọa độ. Thì thấy mặt trời - đại diện cho bầu trời - quay từ đông sang tây. Nên thấy trời động. Trái đất lẽ dĩ nhiên là đứng yên so với người quan sát - cổ nhân - nên tĩnh. Mà phân thiên - địa, tức là trời - đất. Mới nói khí nặng đục thì chìm xuống, khí trong nhẹ thì thăng lên. Bầu trời trong sáng, với những mây bay gió thổi, thì nhẹ nên thăng, rồi mới phân âm dương, mà nói rằng trời dương - đất âm. Vì thế, trong hệ quy chiếu này - lấy trái đất là gốc tọa độ - thì trái đất tĩnh, so với chuyển động của bầu trời là dương. Vì thế vẫn thấy âm thì tĩnh, dương thì động. Nhưng cái quan sát trong hệ quy chiếu này, do cổ nhân nhìn bằng mắt, chứ khồng hiểu về quy luật tương tác hấp dẫn của khối lượng. Nên thấy sao thì nói vậy. Thấy trời quay, đất đứng yên, nên nói trời động đất tĩnh. Ánh sáng trong hệ quy chiếu này phát ra bởi mặt trời, khiến cả bầu trời trong sáng nên nói anh sáng là dương, tên gọi ánh dương quang là vì vậy. Chiếu sáng lên mặt đất nên vào thời gian mặt đất được ánh dương quang chiếu mới gọi là ban ngày, còn thời gian mà mặt trời "đi văng" , mặt đất không có ánh dương quang, bóng tối che phủ, nên gọi là ban đêm. Cái sự ngày đêm này không lý gì đến động tĩnh cả, bởi đều xảy ra ở trên mặt đất. nên nếu như mặt đất không có sự sống, thì ban ngày và ban đêm, chỉ là ngày dương, đêm âm mà thôi. Nhưng bởi mặt trất có sự sống, mà theo quan sát thì ban ngày sống động của giới tự nhiên, ban đêm giới tự nhiên nói chung là tĩnh lạng, nên mới gắn ban ngày thì động - là ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên - mà ban đêm là tĩnh - ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên tĩnh lặng. Bởi thế mới ra cái mệnh đề ban ngày là dương và động, ban đêm là âm và tĩnh. nếu anh không tin, chỉ cần lên mặt trăng thôi, anh sẽ thấy ngày và đêm đều tĩnh lặng. Tĩnh đến rợn người. Và bởi mặt trăng không tự quay quanh trục của nó, nên có một nửa vĩnh viễn là ngày, mộtnuwar vĩnh viễn là đêm. Tất thảy đều tĩnh lặng, sự Động của mặt trăng sẽ chẳng liên quan đến ngày và đêm trên mặt trăng. Qua đó, thấy động tĩnh là tương đối, phải xét trên từng hệ quy chiếu khác nhau, và phải cùng trên một đối tượng. Với tĩnh động ngày đêm mà chúng ta đang nói tới đây, thì đó phải là trên mặt đất và sinh hoạt của giới tự nhiên. Bởi vậy, âm dương, động tĩnh mà cổ nhân quan sát là nhất quán, cho dù khoa học hiện đại có phát hiện bởi sự tĩnh của mặt trời, và động của trái đất, thì cũng vẫn nhất quán, do tính tương đối của chuyển động quy định. Đó là chân lý vật lý rồi. Không thể phủ nhận hay nói ngược được nữa. Chuyển động có tính tương đối. Ai không hiểu điều này thì cần học lại các tiên đề cơ học của newton và phép biến đổi Galileo. vài dòng gửi tới anh, mong anh suy xét. Cám ơn sự quan tâm của anh.
-
Anh Longtuan thân mến. Đúng vậy, Đông ý là một ngành mang tính thực nghiệm của lý học đông phương. Trong Đông y, người thầy thuốc sợ nhất là sự suy diễn ra vô cùng. Một người thầy thuốc giỏi, hay còn có thể gọi là có bản lĩnh thì trước hết suy luận của người thầy thuốc đó phải có điểm Dừng. Có điểm dừng, thực là nói có định hình. Bởi nhờ điểm Dừng đó mà người ta mới có thể "quan sát" được các bước suy luận, các định hướng suy luận. Từ đó mới phân biệt đâu là đúng "tuyến" đâu là sai đường. Với lý luận suông, sai thì không chết người. Nhưng ở Đông y, người thầy chẩn bệnh sai, phương thuốc ra không đúng là kết quả có người vong mạng. Chẳng hạn như bệnh Thương hàn mà cho uống thuốc Xổ thì thuốc chỉ kịp vào đến Dạ dày là Bệnh nhân lên đường về với ông bà tổ tiên. Bởi Thương hàn thì Sốt phát ra ngoài, cấp, thực nhiệt, ...đều là Dương cả, Dương mà Tĩnh thì đương nhiên phải lấy Âm để điều hòa. Âm Động thì phải Xổ - Động - Âm. (nếu lấy chân lý là Âm động - Dương tĩnh). Đấy là nói cái mà người nào cũng dễ thấy, chứ đi vào tế vi, lại dài dòng. Anh cứ bình tâm mà dùng kiến thức của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, .... Chứ lập luận của Tôi thì đúng ra là sau bài này của Tôi (Apr 14 2009, 11:34 AM) là đủ rồi. Nên sau đó mấy bài là Tôi dừng. Tôi tin anh Thiên Sứ sẽ có nhiều suy tư về vấn đề này. Thân ái. Chào anh.
-
Lý sự Cùn !.
-
Hà đồ cũng như Lạc thư, không phải là tiên đề. Không thấy ứng dụng ở đâu hết, là do mình không thấy, chứ không nên nói như vậy. Hà - Lạc đều có ứng dụng lớn trong lý học, có thể thấy được trong nhiều chuyên ngành. Nhưng không phải ai cũng có duyên có được chúng. Xin được nói rõ rằng, Hà - Lạc là hai Đồ Thư xác định, duy nhất. Không có một thứ như Trung Thiên Đồ nào cả.
-
Trich: Chào chú Vuivui, có lẽ Rubi thấy mà không nhầm thì chú là Hà Uyên. Vậy Rubi là Cây tre vn bên tuvilyso !. Rời bên đó, sang bên này, Rubi viết có giọng văn khác nhỉ !. Nhưng thôi, đó là việc của Rubi. Còn vuivui là vuivui, chứ không phải là Ha Uyen. Trích: Trước hết cách viết ":"...."" của Rubi nghĩa là nội dung trong ngoặc kép là toàn bộ lời sau dấu [:], và nó không phải là trích dẫn nguyên si lời văn. Như vậy cách nói thế là được ý mà không phụ thuộc vào lời. Xem ra cái gọi là nói Ý mà quên Lời hơi bị lạm dụng quá nhỉ !. Trích: Nói đến cách dùng từ "Phổ biến" Rubi thấy thích hợp hơn từ "Phổ thông". Còn sự phổ biến ở cấp nào thì nó là phổ thông của cấp ấy, nếu kiến thức được phổ biến ở lớp 1 thì nó là kiến thức phổ thông của cấp 1, nếu nó là phổ biến của cấp cơ sở thì nó là phổ thông của cấp cơ sở. Còn nếu ai có khả năng thì tự do nghiên cứu, tình hình thực tế nó như vậy thì việc xác định cấp là mang tính tương đối, và có thể tạm gọi là cấp tri thức tự do. Phổ biến là phổ biến, mà phổ thông là phổ thông. Hai khái niệm khác hẳn nhau, sao có thể lẫn lộn được. Nếu có thể nói dùng từ phổ biến là Sai, nay sửa lại dùng là Phổ thông, thì cứ tự nhiên. Chứ không dùng theo kiểu nhùng nhằng như vậy được. Nếu ở đây xác định là cấp tri thức tự do thì cứ tự nhiên. Cái quan trọng là dùng đúng hay sai thôi. Theo như truyền thống, tri thức có hai dạng, dạng Hàn lâm và dạng Dân gian, hay còn có thể gọi là Giang hồ. Dạng Hàn lâm thì thường thấy có tính nghiêm túc. Dạng Giang hồ thì khá là Bá láp, nham nhở, vàng thau lẫn lộn. Vậy nếu Tôi không lầm thì kiến thức mà Rubi đề cập tới thuộc Dạng thứ hai !. Trích: Nói rằng cái này ghép với cái kia, là một cách nói nôm na. Nếu cần nghiêm chỉnh mà nói thì Rubi phát biểu rằng: "Vì lời không nói hết được ý của Âm dương Ngũ hành nên phải đặt ra Tượng và Số để nói. Tượng và Số đồng nhất với nhau về tính chất Âm dương Ngũ hành, nhưng hình thức khác nhau, đó là để biểu đạt đầy đủ nguyên lý của Âm dương Ngũ hành. Và dựa trên cái khung Sinh và Khắc của Ngũ hành, cũng như, cần nhấn mạnh rằng, tượng và số là hai hệ độc lập và đồng nhất một cách gián tiếp trên tính chất cơ bản Âm dương Ngũ hành". Tượng và Số đồng nhất với nhau về âm dương ngũ hành !. Đồng nhất thế nào vậy ?. Phải chăng là vì chúng biểu đạt đầy đủ về âm dương ngũ hành !. Biểu đạt thế nào mà gọi là đầy đủ ?. Rôi lại nói rất to rằng: Cần nhấn mạnh rằng !!!. Xin hỏi: Tượng và Số là hai hệ độc lập mà lại còn bảo là đồng nhất, gán thên hai chữ Gián tiếp trên tính chất cơ bản của âm dương ngũ hành ??? Xem ra Cậu nhỏ Rubi chưa hiểu chính mình viết cái gì !!! Trích: Nhưng không phải nôm na mà vẫn nói đúng thực tế, đồng thời vẫn dùng từ 'cái này ghép với cái kia' thì lại khác. Đó là áp đặt, là "triết" giống như là triết một cành cây chết lên một thân cây sống hoặc ngược lại, như là triết sừng lên đầu thỏ hoặc triết lông lên lưng rùa. Nếu nói về sự sơ sài thì vấn đề của anh Hà Uyên trình bày như vậy là cũng sơ sài rồi. Ít nhất là sơ sài đối với câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn". Căn cứ trên đây thì Rubi cháu cũng đâu có sơ sài, phải chứ ạ ? Dùng từ Ghép là Sai. Mà Sai là Sai, chứ sao lại vụng chèo, muốn chống lại cũng vụng nốt. Trình bày thuyết của ai sơ sài là một việc hoàn toàn khác với cái gọi là dùng từ Sai. Muốn "triết" cái gi thì chiết. Nhưng Hà đồ thì không thể ghép với Tiên thiên hay Hậu thiên được. Bởi Tiên thiên vốn nó đã có Hà đồ rồi, nhét thêm nữa, thì nó nằm vào đâu ?. Hậu thiên cũng vậy, vốn đã có Lạc thư rồi, nhét thêm một cái nữa thử xem, nó ở chỗ nào ?. Trích: Dịp này lại được nói chuyện với chú Rubi vẫn giữ thái độ giống như là ở bên tuvilyso.net thì ở đâu cũng sống được, chẳng ai làm gì được, lại cũng chẳng ai chê trách. Khá khen cho thái độ nhã nhặn. Nhưng lại thể hiện văn phong như thế này, thì người đọc thấy ngay cái Giọng ...Cùn.
-
Trích: Kiến thức lý học phổ biến thì nói: "Hà đồ ghép với Tiên thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Hậu thiên Bát quái". Câu này ở đâu vậy ?. Mà gọi là lý học phổ biến thì phổ biến tới cấp độ nào mà gọi là phổ biến ?. Hà đồ làm sao ghép được với tiên thiên Bát quái ?. Bởi vì Hà đồ phối với Bát quái thì có Tiên thiên bát quái !. Lạc thư ghép thế nào với Hậu thiên bát quái ?. Bởi vì Lạc thư phối với Bát quái cho ra Hậu thiên bát quái !. Kiến thức lý học được gọi là phổ biến thì ít nhất nó cũng là kiến thức về lý học đại cương. Tức là nó mang nội dung của các kiến thức cơ bản về lý học. Vậy mà lại phát biểu Sai cơ bản làm vậy ?.
-
Trích: hoành tráng quá của mình là 300 triệu 1 chú chắc tính năng ngon hơn hẳn trung quốc .Nó mua 8 chú 1 tỷ 6 tính ra có 200 triệu 1 chú Chẳng có nước nào nó mua tàu ngầm loại Kilo của Nga với giá 300 triệu cả, cao nhất chỉ tới 220 triệu thôi. Người Nga họ bán vũ khí có bảng giá, chứ đâu phải là loại buôn đầu chợ bán cuối chợ kiểu hàng tôm hàng cá đâu !. Bán ra thị trường quốc tế mà. Trích: Các bác nhà ta chỉ khôn khéo trên ngoại giao thì hơn Ngoại giao chỉ có thể thành công khi Ta có thực lực mà thôi. Thân ái.
-
Trích Đó là lý do ông viện trưởng viện địa chất từ chối bình luận về hiện tượng này Ở nhiều nước trên thế giới, mỗi khi có hiện tượng "lạ" thì người ta "xúm" vào để tìm hiểu. Trong đó có không ít các nhà khoa học thực thụ, quan tâm đến với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng. Nhưng ở VN, tại sao lại có hiện tượng này ?. Đáng lẽ, ông viện trượng viện địa chất, hay ông viện trưởng viện vật lý địa cầu phải có thái độ rõ ràng, hoặc ít nhất cũng đề nghị một nhóm hay một bộ phận nào đó xem xét cho thấu đáo, để có nhưng đánh giá cụ thể. Nhằm xác minh tài năng, giá trị của một công trinh. Hoặc xác định đó là thứ mà cộng đông dân sinh cần lưu tâm, tránh mê tín dị đoan, hoặc sử dụng lầm lẫn gây ra tiền mất tật mang !!! Mây năm gần đây, quốc nội có "phong trào" xuất khẩu nền văn hóa. Nên ở Châu âu đã có xuất hiện một số người được gọi là "nhà ngoại cảm" từ VN sang "lưu diễn" tại Châu âu. Trong số đó Tôi đã thấy họ xuất hiện với cái tên chuyên ngành như: Nhà Cảm xạ học - đó là ông Vũ văn Bằng. Người chữa bệnh bằng Nhân Điện - Ông Phư (tôi không rõ Họ mà chỉ biết Tên). Người chữa bệnh bằng Tâm linh như nhờ một loại Ông Cậu dưới Âm - Bà Phú, trú tại Thái nguyên. Nghe nói ở quốc nội, họ đều là những người nổi tiếng cả. Hai ông kia còn viết sách - thậm chí viết nhiều sách -, Còn có cả những huyền thoại về họ. Xem ra, khi họ xuất hiện ở Âu Châu - trong cộng đồng người Việt xa xứ. Họ như là những đấng "thần linh" trong con mắt người Việt xa xứ vậy. Nhiều lắm, có đến cả trăm người, dù bận bịu với công việc cơm áo gạo tiền hàng ngày - bận lắm. Nhưng đều cố gắng đến dự "giảng" !. Đến để được "chữa bệnh". Dù bận, Tôi cũng đã thử đến một lần - cho mỗi người. Dù gì thì cũng phải nói lênmoojt tiếng nói, cho dù đó là ý kiến Cá nhân. Nhưng đã được chứng thực !. Dù chỉ là một lần. Than ôi !. Họ là những "nhà khoa học" chăng ?. Bởi hai Ông đều là TS, Ba kia thì là người Làm Ruộng. Nhờ Ốm một trận - theo lời Bả kể - xem như đó là một thông lệ để có thể trở thành "con của Cậu" - mà thành Nhân. (còn tiếp)
-
Bài này, cứ theo văn phong mà đoán thì có lẽ là của Ông Đằng Sơn. Tác giả mấy cuốn "tử vi hoàn toàn khoa học". Thân ái.