vuivui

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    323
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by vuivui

  1. Xin sửa: tính đối lập.Thân ái.
  2. Chào PTS. PTS hiêu sai rồi. Muốn làm âm dương phân biệt thì phải là âm dương nhị nguyên cái đã. PTH hiểu ngược !!, nên những suy diễn đằng sau lộn ngược đầu đuôi cả. Lại cho Tôi lý luận trái ngược nhau là thế nào ?. Đây này. Đàn ông là dương, đàn bà là âm. Đàn ông phân biệt với đàn bà ở chức năng, nhưng đầu tiên là được xác định bởi âm dương, bao gồm đủ loại thuộc tính, như mạnh cứng, yếu mềm, ...sau đó mới nói chuyện sinh dưỡng. Khi phân biệt, thì mạnh cứng yếu mềm trong phạm vi nhất định chỉ là tương đối, bởi thiếu gì đàn bà chân cứng đá mềm - đó là ví dụ thế, nhưng đên khi phân biệt, đẻ và không đẻ thì thuộc về bản chất rồi. Nên nói, âm dương phân biệt bao trùm âm dương nhị nguyên la vậy. Triế tây nói đến thế giới có tính gấp đôi, là nói dến nhị nguyên, là nói đến tính thống nhất của các cặp đối lập. Như trái phải đối lập, nên nó là âm dương, nhưng tương đối, vì vậy là nhị nguyên. Khi nói tới người và ma, đực và cái, ...thì triết tây không lý nổi nữa. Chỉ có triết đông thôi. Vì thế âm dương nhị nguyên nếu nói theo ngôn ngữ toán học, là tập con của âm dương phân biệt. Tầng trên nữa, âm dương phân biệt cũng còn là tập con của một loại âm dương nữa. Cứ thế, cho tới tầng tột cùng của nó, hiểu được mới mong hiểu nổi Hà đồ và Lạc thư. Mới hiểu được bản chất của Dịch lý. Thân ái.
  3. Chào PTS. PTS sai thật đấy. Bởi vì PTS chưa hiểu hết lẽ âm dương. Như Tôi đã trình bày trong các phần tham luận, có lần nói rằng, Lý âm dương có nhiều tầng, tầng sơ đẳng nhất là tầng Nhị Nguyên. Tầng nhị nguyên thì âm dương tương đối, trên tầng nhị nguyên, âm dương phân biệt. Nhưng muốn âm dương phân biệt mà vẫn bao trùm cả âm dương nhị nguyên, thì phải có căn bản thật sự mới hiểu nổi, và Tôi đã không trình bày. Cũng bởi vì, trong tất cả các vấn đề tranh luận, chưa nhất thiết đã phải dùng đến nó. PTS đã đưa từ vấn đề đang còn trong vòng Nhị nguyên luận, nhẩy cóc sang vấn đề âm dương phân biệt, nhưng lại không phân biệt được nội hàm của nó, thành ra mới có chuyện ý kiến với những ví dụ kiểu như vậy, để đưa đến những kết luận mất đi tính bản chất tổng quát của lý luận âm dương. Thật vậy, nội ngoại phân âm dương, cao thấp phân âm dương, trong ngoài phần âm dương, trên dưới phân âm dương, phải trái phân âm dương, ...là những cặp âm dương nhị nguyên. Và sử dụng nguyên lý tương đương, vị trí biểu kiến trong không gian, cũng là những cặp âm dương nhị nguyên. Nhưng sang đến gà trống gà mái, đàn ông đàn bà, bố và con trong một quan hệ nhất định - mà không nói toàn bộ khía cạnh của phạm trù, Vua - Tôi, Hoàng đế và Hoàng hậu, Gà và trứng gà, Người và Ma, ...là những cặp âm dương phân biệt. Nhưng cặp âm dương phân biệt, hay lý luận âm dương phân biệt, bao giờ cũng phải tổng quát hơn âm dương nhị nguyên, nên việc sử dụng âm dương nhị nguyên, kết luận hầu như là đúng với âm dương phân biệt, song các kết luận của âm dương phân biệt thì chưa chắc đã đúng với âm dương nhị nguyên. Như Đàn bà thì đẻ được, mà Đàn ông thì không. Nhưng điều này không thể có kết luận tương tự đối với âm dương nhị nguyên. Vì vậy, cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn. Cũng như PTS đã dùng cặp âm dương phân biệt mà Lý với âm dương nhị nguyên, và tình huống tương tự đã xảy ra, mà PTS không nhận thức rõ. Lý học đông phương, với Triết lý âm dương đã cao hơn triết lý nhị nguyên - vốn như được biết là triết học Tây phương - ở điểm này - thuộc tầng cơ sở. Còn có tầng cao hơn nữa. Nếu không hiểu, không sử dụng được lý luận âm dương đâu. Nói chi đến sử dụng lý ngũ hành. Còn Chân lý và Nguyên lý, là hai phạm trù khác nhau, đừng nhầm lẫn. Nói, nguyên lý, là nói tới nội hàm đã được xác nhận là Chân lý đối với đối tượng mà Nguyên lý chi phối. Chứ không phải là sự phân biệt, 2 là vì ở đâu cũng là 2, là chân lý, mà 1+1 = 2 thì kết quả của đẳng thức là nguyên l. Nên không có chuyện thích hợp hơn hay không thích hợp hơn, mà người đọc có hiểu ý của người viết hay không thôi. Như nói, âm dương tương đối với ví dụ nhị nguyên, đó là chân lý bởi nó đã được xác lập bởi nguyên lý. Đằng này PTS không hiểu, lại nhập nó vào làm một, hèn chi không hiểu, nhầm lẫn là phải. Thân ái.
  4. PTS à !. Chuyện nhân lý và chân lý. Hiểu như PTS là sai rồi. Đó chính là nguyên lý tương đối, là bản chất của âm dương nhị nguyên đó. Nê nó là chân lý chứ không phải là nhân lý đâu. Nó tương đồng như nguyên lý quán tính vậy. Nó nói lên tính chất đồng nhất của không gian. Vậy thôi. PTS nên chú ý điểm này. Thân ái.
  5. VinhL viet: VinhL hơi thất vọng vì không thấy chú hé môi chút nào về “Đông A Di Sự”:-((( Chào VinhL. Có lẽ VinhL chưa nắm được những nét lớn về sự tìm về cội nguồn của tử vi, nên mới nói vậy. Tử vi, có lẽ là một trường hợp khá đặc biệt trong sự phát triển tri thức của nhân loại. Đó là tử vi, dù đã trải qua thời gian ngàn năm có lẻ, sự phát triển của nó, lại hầu như chỉ khuôn viên trong phạm vi ứng dụng, đều nhằm vào ứng dụng. Chưa thấy có một tài liệu viết về tử vi mà lại có những nghiên cứu hệ thống về nguồn gốc của nó. Chỉ những thập niên gần đây, giới nghiên cứu tử vi mới có những đột phá về vấn đề này. Có thể nói, những đột phá này, tuy chưa có thể đạt được những tham vọng, song nó đã thể hiện cho hậu nhân thấy tầm quan trọng của nó. Rằng không thể phát triển môn tử vi, cũng như lý học đông phương đạt đến những nhu cầu về nó, nếu không có những lý thuyết dẫn đường. Mà cơ sở của lý thuyết, lại chính là các vấn đề về nguồn gốc của chính nó. Tôi chưa bao giờ được tiếp xúc với "Đông A Di Sự". Nó có tồn tại thật hay không ?. Tôi cũng không dám khẳng định. Nhưng có một sự thật là ngày trước, Ông tôi đã vài lần đề cập đến, nhưng đều nói rằng, Đông A Di Sự có thể xem đó như là sự thể hiện một trường phái tử vi, các vấn đề về an sao, lý do tồn tại của chúng, cũng như về nguồn gốc đều không có. Nó cũng như nhiều sách khác đã và đang có, là thừa nhận cái Bảng tử vi như chúng ta đã thấy ngày nay, với một số giải thích ý nghĩa các sao va phép giải đoán với đặc trưng của trường phái. Trong đó, đối với ông tôi, đắc ý nhất là sao Thiên không !. Theo ý kiến của Ông, sao Thiên không có lẽ là của VN, thời Trần đưa ra, chứ nó không có vốn trong Tử vi gốc. Sao Thiên không mang rất nhiều thể hiện Tính Phật, mà rất đặc trưng với tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần trải dài mấy trăm năm. Vì thế, cho đến nay, Tôi cũng chưa thấy có một tài liệu nào, khả dĩ trình bày được đầy đủ về những khám phá bí mật của Tử vi. Vài thập niên gần đây, theo như Ông Đằng Sơn, thì ở Đài loan đã có phong trào n/c tử vi rầm rộ, trăm hoa đua nở, trong số đó đã có những n/c nhằm khám phá những bí mật của tử vi, nguồn gốc của tử vi. Mà như đối với ông Đằng Sơn, tâm đắc nhất là những n/c của Tạ Phồn Trị. Đã đươc ông ta giới thiệu, có theo nhãn quan cả Ông Đằng Sơn, trong tác phẩm - Tử vi hoàn toàn khoa học. Mà Tôi bất đồng hầu như về toàn bộ cơ sở của Ông ta cũng như của Ông Tạ Phồn Trị. Cho nên, Tôi không thể có lời nào, dù chỉ là một lời ít ỏi về Đong A Di Sự được. VinhL đã quá kỳ vọng mà thất vọng chăng, khi Tôi có những trình bày về nguồn gốc tử vi, bí mật tử vi, mà nghĩ rằng Tôi dã lấy được từ những tài liệu nào đó chăng ?. VinhL viet: Thôi thì mong chú giải thích cái hệ thống cơ bản trong Tử Vi, như là Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Tam Tài, 64 dịch quái, được thể hiện như thế nào trong Tử Vi? Tại sao Tử Vi an theo Cục? Cung an Tử Vi trong mỗi cục lại nhảy tới nhảy lui, nguyên lý của nó là như thế nào ạ? Như Tôi đã nói, toàn bộ các vấn nạn về tử vi, đều được giải quyết trong một hệ thống, và rất dài. ẫu có ý muốn chia xẻ, như đã thể hiện với Thiên mã, thì cũng không thể đầy đủ, bởi không thể trình bày đầy đủ về sao Thiên mã, vì có nhiều kiến thức cần phải được hiểu một cách hệ thống. Những gì được trình bày ở trên, có thể xem như chỉ là ở mức ý tưởng. Đồng thời, với cá nhân Tôi, việc trình bày những n/c của mình một cách đầ đủ, là không được phép, khi mà Tôi không thể giải quyết được vấn đề thuộc về Bản quyền quốc tế. Người Việt chúng ta từ bao ngàn năm nay, những tâm huyết của cha ông hầu như đến nay còn lại rất ít, phần nhiều nó đã bị biến thành của kẻ cướp TQ. Không chỉ là lý thuyết ADNH, Kinh Dịch - Tôi mới chỉ dám khẳng định chúng không phải là của người Hán, chứ chưa biết đích xác chủ nhân của chúng - là đang còn phải nhiều nỗ lực chứng minh, và dẫu có chứng minh được, thì vị tất chúng đã có thể trở về với Chủ nhân đích thực của chúng ?. Thì chẳng có nguyên nhân nào có thể khiến tôi để nó có xác xuất biến thành của kẻ khác, cho dù đó chỉ là niềm tin của cá nhân Tôi về sự đúng đắn trong việc khám phá bí mật của Lý học đông phương mà cơ sở là Lý luận ADNH, Hà đồ, Lạc thư, Kinh Dịch và Tử vi, .... Xếp lại vị trí Khổng tử, Lão tử, Chu Hy, ... là những vĩ nhân sau Chủ nhân của ÂDNH, Hà - Lạc, Dịch kinh, Tử vi, ... Văn vương, Phục hy có phải là người Hán hay người Việt ?. Phải chăng chính họ, hay những người cùng thời với họ, cùng Tộc, nếu không phải là người Việt, mà là người TQ chính là những kẻ ăn cướp những di sản văn hóa đó ?. VinhL viết: Trong Tử Vi có 3 sao liên quan đến Kỳ Môn, không biết chú có nghiên cứu đến vấn đề này không? Theo cá nhân tôi, Kỳ môn, cũng như nhiều môn khác như Tử bình, Nhân tướng học, Phong thủy (?) đang hiện hành ở TQ, ... là của người TQ, Chính họ là chủ nhân. Nhưng Tử vi thì không !. Vả lại, theo những n/c của Tôi, mỗi môn có đường lối riêng, các sao tron tử vi đều có xuất xứ của nó do chính yêu cầu của môn tử vi, chứ không có chuyện vay mượn. Và các môn khác cũng vậy. Như đã nói tới trường hợp Tử bình vậy. Kình dương trong tử bình, không phải là kình dương của Tử vi. Lộc tồn cũng thế. Cho dù nghĩa lá xem có vẻ như tương đồng !. VinhL viết: Thế người sinh ở Úc Tử Vi phải xem như thế nào? Vẫn xem được tử vi bình thường, nhưng phải có điều kiện, biết xoay thiên bàn lá số tử vi. Thân ái.
  6. Đã nói Lý thì điều kiện đầu tiên là phải nhất quán. Chứ không thể chỗ thì cho là Gà, chỗ thì cho là Vịt được. Như đang nói ở trong tử vi. Thiên mã có sao Lưu an theo lưu niên. Nhất quán với sự an theo niên sinh. Nếu cho là an theo tháng cũng có Lý, thì đối với sao Lưu thì an thế nào, muốn nhất quán thì phải an theo tháng. VinhL có thấy kiểu tử vi nào sao Lưu thiên mã của lưu niên hạn an theo tháng không ?. Đó là Tôi không nói tới sự nhất quán trên toàn bộ hệ thống tử vi, chứ không chỉ nói tới sự nhất quán khư trú trên một sao, hay một nhóm là phiến diện. Sẽ có thể nhất quán được một vài điểm, nhưng về tổng thể, không thể tránh khỏi râu ông nọ cắm cằm bà kia. Đơn cử có vậy thôi. Chứ nói chuyện tử vi, cho có hệ thống, dài lắm. Chỉ nói cơ sở thôi, cũng là một cuốn sách có bề dày trên ngàn trang khổ A4 rồi (chưa đề cập đến tử vi luận đoán đâu). Thân ái.
  7. Chào VinhL. Cám ơn VinhL đã dẫn một cái gọi là trước tác Trần Đoàn ?. Gọi hẳn là Lão Tổ cho oai !!!. Có mấy điểm, như Tôi và anh Thiên Sứ có đề cập đến. -Thứ nhất. Sách mà gọi là trước tác của họ Trần, tên gọi Lão Tổ hiện nay bày bán khắp nơi, nhiều vô kể. Thực tế là cũng không thể biết đâu thực là của Trần Đoàn thật, đâu là Trần Đoàn giả. Đó là giả thiết là có Một ông Trần Đoàn thật. Người có sách thì bao giờ cũng muốn sách mà mình có thật có giá trị. Nhưng giá trị học thuật lại là vấn đề khác. Một đằng là ý muốn chủ quan - do đó sẽ có những phản ứng khi sách bị nghi ngờ hay bị chê !. Một đằng là khách quan, không phụ thuộc vào người có sách. -Thứ hai. Ngày càng nhiều chứng liệu chứng tỏ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra môn Tử vi. Thậm chí, về mặt nội dung lý thuyết tử vi, cũng đã có nhiều thể hiện Trần Đoàn cũng chẳng thể dịch ra tử vi từ một nguồn gốc nào đó. Nếu mà có thể dẫn chứng Tử vi đã từng nằm trong tay Trần Đoàn, thì cũng đã có nhiều chứng liệu (Tôi đã có chứng minh xác thực) Trần Đoàn chả hiểu gì về Tử vi cả !!! Người TQ đã muốn lấy môn Tử vi làm của mình, nhưng rồi, như truyền thuyết cho thấy, cùng thời với Trần Đoàn, Từ Tử Bình đã có mặt, trước Từ Tử Bình, môn Tứ Trụ đã phát triển, tới Tử Bình thì phát triển hoàn thiện mà ông ta được vinh danh cho một bộ môn, môn tử bình. Môn Tử Bình mới thật sự là của người TQ, nó chính là con đẻ. Nên nó được "cưng chiều hơn", và cũng do chính họ đã "sáng tạo" ra nó, nên họ đã có những phát triển. Do Tử vi chỉ là con nuôi, nên nó nhanh chóng bị lãng quên. Thậm chí, Trần Đoàn có rất nhiều truyền nhân, đủ các loại môn mà Ông ta sở đắc. Nhưng duy chỉ có Tử vi - mà người TQ vẫn tuyên bố là món sở đắc nhất của ông ta - thì lại chẳng có mống truyền nhân nào cả. Mãi về sau, vào Triều Minh, La Hồng Tiên mới "nhận" được một bản thảo, nói là của Trần Đoàn, chứ có ai chứng thực đâu. Trong khi đó, vào thời Trần, Tử vi đã thịnh hành, góp phần vào quyết định Kháng Nguyên, nhằm gìn giữ giang sơn gấm vóc. Có thể nói Tử vi đã gắn bó máu thịt với người Việt Nam từ thuở nào, cái thuở mà người TQ có nằm mơ cũng chẳng biết Tử vi nó mồm ngang mũi dọc ra sao. Mà theo kể lại, thì Huệ Túc Phu Nhân, chỉ là một người Đàn Bà, thế mà Tử Vi được truyền lại cho đến ngày nay. Ngược lại, Trần Đoàn, không những Hi Di, mà còn là Lão Tổ, Học trò đầy rẫy, truyền đến mấy đời, mà không truyền lại nổi Tử vi - sở đắc của Bản thân ?. Để rồi mấy cuốn sách ấy nó phải "chui vào mấy cái hang động" trên núi Hoa Sơn (như chưởng Kim Dung vậy), cho đến khi La Hồng Tiên mò lên núi, "mệt quá ngủ thiếp đi, thấy Trần Đoàn lò dò đi tới vứt cho mấy cuốn sách, rồi ù té chạy" như thằng ăn trộm vậy !!. Chỉ kịp dặn LHT mang xuống núi và bảo đó là Sách của Ổng, vì Ổng là người TQ ?. Tin được không ?. Ngay như đây, cuốn sách mà VinhL đã dẫn, có dẫn ra Thiên mã thế nào không ?. Có hiểu Thiên mã thế nào không ?. Hay chỉ là nói những cái mà người đời vẫn Xài, có thêm mới mẻ, thì không giải thích. Tóm lại vẫn chỉ là một mớ những liệt kê danh sách. Nói nhăng nói cuội, phán bừa là an theo Tháng sinh. Tưởng chẳng ai hiểu, rồi cứ tự tung tự tác tán bậy bạ. Hơn 100 sao Tử vi, cùng với từ Thiên bàn trở đi, với mệnh thân, từng cung, hành bản mệnh, Cục số đều có gốc gác của nó,thành một thể thống nhất, tính nhất quán và minh triết cao hơn Tử Bình nhiều. Sau này, khi những bí mật của Tử vi được công khai. Thì tử bình mà đứng bên cạnh Tử vi, chỉ là con đom đóm lập lòe dưới ánh sáng ban ngày mà thôi. Bởi Tử vi, có thể lật ngược được cả Chu Dịch, thấy rõ được cả nguồn gốc và Bản chất của Chu Dịch. Chỉ dựa vào điều này, khiến cho có thể đó là một bằng chứng mạnh chứng minh cả một hệ thống âm dương ngũ hành, Dịch và Tử vi đều không phải là của người TQ. Thân ái.
  8. Không thể nói như vậy được, Thiên mã vốn đã có từ lâu, như trong thần sát, nó là một cát thần. Chẳng liên hệ gì với tử vi cả, cũngchawrng dính gì đến tử bình, đơn giản, nó là cát thần. Cũng như Hàm rì - đào hoa trng tứ trụ - thì cũng chẳng liên hệ gì với đào hoa của tử vi cả. Nhưng có sự trùng tên, bởi có sự tương đồng về nghĩa lý của sao. Nhưng nguồn gốc của chúng, ở mỗi môn, có đường đi đường đến riêng biệt. Người xưa chẳng bao giờ đem râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu. Chẳng qua hậu nhân học không hiểu, cứ tưởng là như vậy thôi. Như Kình dương trong tứ trụ, đâu có liên hệ gì với kình dương của tử vi, bởi thấy ngay, trong tử vi thì Kình dương có cặp với Đà la, còn ở tứ trụ, đâu có !. Nhưng ở tử vi, người ta vẫn xài tên đó. Thân ái.
  9. Chào Vinh. Vinh nghĩ đúng rồi đó. Nó là Cát chỉ vì theo quy tắc, thái quá thì bất cập, cực tất biến, biến tất thông. Như trong bài tôi đã nói, các sao Đào hoa, Thiên mã, Hoa cái và Kiếp sát là được đặt vào các vị trí đó, chứ không phải là lấy ý nghĩa của vị trí đó mà gán cho chúng. Mà chúng là phản ứng tất yếu của sinh vật sống khi lâm vào hoàn cảnh đó. Như thiên mã, ở vị trí bệnh, là hoàn cảnh không thay đổi thì sẽ chết, vì liền sau đó là Tử. Nhu cầu sống vốn là rất mãnh liệt và tự nhiên - mà người ta còn gọi là sự tham sống sợ chết vậy.Nhưng bệnh vốn là hoàn cảnh khó khăn, đã đẩy đến cùng cực, trước mắt là cái chết - tử, bản năng cầu sống trỗi dậy. Thắng trở lực thì hồi sinh, thất bại thì chết chắc. Cho nên, ứng vào thọ yểu, thì đó là xem sự sống chết, ứng vào công việc thì đó là sự thay đổi, thay cũ đổi mới. Sự đổi mới này, chưa biết kêt quả ra sao, nhưng chắc chắn là thoát ra khỏi cái cực khó của cái cũ. Cho nên, thiên mã là Cát tinh vậy. Và do đó, thiên mã rất cần trợ lực của cát tinh khác để bảo đảm cho sự thay đổi này thành tựu. Như đi với Tả Hữu thì đươc giúp đỡ mau chóng thành tựu, gặp Lộc thì phát tài trong buôn bán, hay giao dịch, làm ăn tấn tới, gặp Tang thì gặp chuyện buồn phiền, gặp Kiếp thì toi, tang khó, ...hội càng nhiều sao phụ đi cùng thiên mã, càng dễ giải đoán, như gặp Tang Kiếp Phục thì chắc thế nào cũg có tang, nếu là mình thì chuyển kiếp nhân sinh, nếu gặp Tang Đà Kiếp thì tai nạn mà chết, gặp Tang Kình Hình Kỵ thì bị đánh, chứ chẳng cần phải đi chơi, hay đi xa mà bị thế này thế nọ. Sơ lược như vậy, dể thấy sự Cát của thiên mã nó thế nào, cũng là thấy cái bến hóa của thiên mã ra sao. Chứ đừng có thấy thiên mã, là cứ phải gải đoán nào là xe, nào là đi xa, nào là chân tay. Chẳng phải chỉ như thế đâu. Muốn cụ thể hơn, thì ngoài thiên mã, phải xem hội tụ cụ thể. Nên nhớ, hành của thiên mã rất quan trọng trong giải đoán, xác định hành sai, sai luôn tất cả. Thân ái.
  10. Tôi chả đọc xuể toàn bài, vì thời gian. Nên xin lỗi tác giả trước về mấy câu hỏi sau. -Không biết tác giả có biết mọi lý thuyết vật lý được công nhận bởi cái gì không ? Trả lời được câu hỏi này, tất sẽ biết muốn đăng một lý thuyết vật lý thì phải có được cái đó, bằng chưa có cái đó mà muốn đăng, thì chỉ là nêu ý kiến, rồi chờ thẩm định !! Chứ không hùng hồn tuyên bố như vậy được. -Chuyển động mà tac giả nêu cho các hệ quy chiếu là chuyển động quán tính hay chuyển động gì vậy ?. Tác giả có biết đằng sau tiên đề về tốc độ truyền tương tác - nhớ rằng là tốc độ truyền tương tác, mà ánh sáng chỉ là sự thể hiện - là cái gì không ? Biết được cái đó, chắc không có chuyện viết lại này. Thân ái.
  11. Nguồn gốc của sao Thiên mã thì không có gì khó hiểu cả, thậm chí cả vòng Tướng tinh gồm đủ 12 sao, với ngũ hành cũng vậy. Nhưng điểm quan trọng nhất cần phải nhận thấy rằng, Vòng này vốn không có lịch sử như những vòng Thái tuế, Lộc tồn và Tràng sinh. Đồng thời so sánh với "tính tự nhiên" của ba vòng Thái tuế, Lộc tồn và Tràng sinh, thì cái gọi là vòng Tướng tinh thật sự là gượng ép. Như chúng ta đã biết, khởi đầu, vòng thái tuế chỉ có 5 sao, bao gồm Thái tuế, Tang môn, Điếu khách, Bạch hổ và Quan phủ. Cho nên, nói là Vòng, thực là do người đời sau không hiểu gì về Thái tuế cả, nên cứ gọi là Vòng - do nguyên nhân từ vòng Lộc tồn và Tràng sinh - một cách vô lối. Sau đó, khi đã gọi là vòng rồi, thì lẽ tự nhiên phải cố ghép cho đủ 12 vị, sao cho điền đủ vào 12 vị trí là 12 cung trên thiên bàn. Nhưng dù có an như thế nào, cũng phải đi tìm, và gán cho 7 sao cò lại của nó những ý nghĩa, để mà hòng chứng minh cho sự tồn tại của nó. Sự minh chứng đó, do thiếu cân nhắc, và thiếu hiểu biết đúng đắn về thái tuế đã phát sinh ra những dị biệt, dẫn đến phép giải đoán sai về thái tuế và vòng thái tuế. Vòng lộc tồn và tràng sinh, thật sự là mỗi vòng, nguyên khởi có 12 Sao. Sự có mặt của 12 sao, do những quy tắc thực sự của ngũ hành và âm dương. Bởi vậy, sự tồn tại của 12 sao là tự nhiên, như là vốn có. Tuy nhiên, nếu không có những sự hiểu biết âm dương ngũ hành đối với chúng, tất sẽ dẫn đến những áp dụng hàm hồ trong việc giải đoán, đặc biệt là khi áp dụng giải đoán vận hạn, khi cho xuất hiện các Phi tinh. Từ sự đương nhiên tồn tại của 12 sao ở mỗi vòng lộc tồn, và tràng sinh, mà người ta thấy sẽ không hợp lý khi chỉ cho nhóm sao Thái tuế có 5 sao. Bởi vì người ta nghĩ rằng Vòng lộc tồn là vòng thiên can, vòng tràng sinh là vòng nạp âm. Thì rõ ràng, Thái tuế đại diện cho Địa chi. Sự cân bằng tam nguyên vốn là yêu cầu tự nhiên, nên không có lý do gì để cho nhóm thái tuế phải chịu" thiệt thòi" như vậy cả. Cuối cùng, đơn giản nhất là phải biện cho nhóm thái tuế một vòng cho đủ 12 sao với ý nghĩa nhất định, sao cho tương xứng với sự cân bằng tam nguyên. Nhưng thật sự, sự tồn tại 12 sao trong vòng thái tuế lại không có căn bản từ lý luận đó. Cái lý đó, nó chỉ có giá trị về mặt hình thức. Nhưng do, bao lâu nay, người ta cứ yên tâm như vậy, nên thật sự đã dẫn đến hiểu sai hoàn toàn về sao Thái tuế. Đưa tới những phép giải đoán khi có áp dụng Thái tuế một cách gượng ép, và rồi, lộn tùng phéo, Thái tuế đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Từ Thái tuế, vốn rõ là tên gọi, như người xưa vẫn xem nó là một Thần sát. Thần sát thái tuê - hay gọi là niên thần - có hiệu lực rất mạnh, khiến cho xem hạn, không thể bỏ qua. Mất vai trò của niên thần, giải đoán mất đi tới 30 % giá trị, thậm chí mất đi hẳn sự đúng đắn trong mỗi thông tin được giải đoán. Bởi là niên thần. theo ngũ hành, có tam hợp hóa ngũ hành. Lực của tam hợp hóa mạnh hơn rất nhiều so với ngũ hành đơn. Thậm chí còn mạnh hơn cả tam hợp hội. Bởi tam hợp hóa ngũ hành, thì ngũ hành Hóa của tam hợp cũng là một Thể. Thế tất phải tuân theo luật sinh lão bệnh tử mà đại diện của nó chính là vòng tràng sinh, biểu thị 12 giai đoạn của sự sống muôn loài. Cần nhớ rằng, không nên đồng nhất sự sinh tồn này với vòng tràng sinh, mặc dù biểu kiến chúng hoàn toàn tương đồng nhau. Nhưng nếu cho chúng là tương đồng nhau về bản chất, lập tức sẽ dẫn đến sai lầm kinh dị. Tức là không chỉ cho phép tồn tại vòng tràng sinh Cục, mà song song với nó sẽ có cả vòng tràng sinh Hành bản mệnh. Hậu nhân, khi đưa ra câu hỏi này, mà không trả lời được, là do không hiểu được bản chất của vòng tràng sinh. Có được 12 giai đoạn sinh trưởng của ngũ hành tam hợp hóa, người ta nhận thấy có một số vị trí rất đặc biệt. Đó là vị trí Mộc dục, vị trí Bệnh, vị trí Mô, vị trí Tuyệt. Hãy nhớ, đây là vị trí của 12 giai đoạn sinh trưởng, chứ không phải là 12 sao của vòng tràng sinh. Bởi sự đặc biệt về ý nghĩa của các vị trí này, mà người ta định vị nó bới các sao, và ý nghĩa của chúng cũng tư các ý nghĩa đặc biệt của các vị trí này mà ra. Dó là Đào hoa - ứng với vị trí Mộc dục. Thiên mã ứng với Bệnh, Hoa cái ứng với Mộ, và cuối cùng Kiếp sát ứng với Tuyệt. Ý nghĩa thế nào, các Bạn quan tâm hãy tự tìm, bởi đó là bài toán rất dễ. Cũng do Khí hợp hóa này rất mạnh, mạnh hơn cả Chi niên. Vì thế các sao này rất mạnh. Mạnh hơn cả thái tuế về tác dụng. Nên vào Vận hạn, không phối hợp được các sao này mà đoán, có nghĩa là chẳng đoán được gì cả, thảy đều chỉ là nói mò, bói dựa mà thôi !!. Thế nhưng tại sao, khi lưu phi tinh, lại chỉ có Thiên mã trở thành phi tinh, mà các sao kia lại không ?. Câu trả lời lại thuộc về một bài toán khác, liên hệ rất chặt đến các sao này, mà nếu chúng ta cứ ép vòng này phải có đủ cả 12 sao, thì sẽ đi đến cả 12 sao thuộc vòng Tướng tinh sẽ bay tung hết cả lên, như một "đám bụi" khổng lồ trên lá số vậy. Chớ có suy diễn một chiều như thế. Và do đó, có thể khẳng định, 12 sao trong vòng này là một sự hồ đồ, ngộ nhận, suy diễn nông cạn của người Trung quốc. Về ngũ hành, đến đây, chắc các Bạn cũng sẽ tự suy đoán ra, mà đã được các Tiền nhân tử vi Việt nam ta đã viết cách đây cả vài trăm năm. Cho thấy, hiểu đúng bản chất về tử vi, chỉ thấy có tiền nhân việt nam ta mà thôi. Đây là nhóm sao đơn giản nhất trong hệ thống sao tử vi, vậy mà người TQ từ cổ cho tới kim, chả hiểu gì, chỉ rặt những tán bậy tán bạ. Một số người Việt không hiểu, thấy sách Tàu, tưởng là cao siêu, mang về nửa kín nửa hở, xem đó là cẩm nang báu vật, có biết đâu là mang Rác về nhà - tuy cũng có những cái gọi là bí thuật (nhưng thảy đều là do kinh nghiệm mà ra, chứ chẳng có lý luận gì). Thật mất công. Đúng là tiền mất, tật mang, vì ôm vào người, đem đi lòe thiên hạ, lại bịp luôn cả chính mình. Kết quả, học thuật ngày càng lụi đi, chỉ làm cái anh Thuật sỹ lòe người kiếm cơm. Luyện Mỏ cho dẻo, khoe rằng công lực thượng thừa. Thân ái.
  12. Nhưng xem lại thì không phải. Vậy tại sao haithienha lại có thể viết cứ như là Tôi nói chuyện về việc Tôi định xem số cho haithienha vậy ?. Đọc có thể thôi mà không hiểu. Đúng là trẻ con !!!
  13. Phải chăng Nick ddp cũng là Nick haithienha ?.
  14. Xin lỗi chủ nhân nhé. Thấy trường hợp khá đặc biệt, định vào có đôi lời giúp để chủ nhân hiểu được dăm ba điều về đường đời của mình. Nhưng có lẽ Duyên không đặng. Xin trả lại sự bình yên cho chủ đề với lời cáo lỗi. Thân ái.
  15. Cùn, đổi trắng thay đen !.
  16. Thật vậy sao ?. Vậy trình độ giải đoán tới cỡ nào ?. Đoán thử xem nào ?. Lý luận không có là nói mò, Giải đoán mà không có quy tắc tức là chưa biết giải đoán. Chưa có thớ trong nghề này, đã vội Nói To thế, không sợ bị thiên hạ cười cho à ?.
  17. Tôi có anh bạn, người TQ, năm ngoái mới bảo vệ xong TS triết học, mà là TS bậc hai. Trong công trình của Hắn, cũng có phần nghiên cứu, được gọi là: Kinh Dịch, một biện chứng về sự minh triết Đông - Tây !. Hôm nọ, gặp Tôi, đang "hục hặc" nhau về chuyện TS và HS. Nhưng rồi, "nể" bạn, Hắn cũng nói vớt một câu. "Kể ra TQ cũng quá đáng, lấy đến HS rồi thì thôi, lại còn mò tới cả TS nữa". Toi cười bảo, khi nào Chúng tao đánh HS, lúc ấy mày đừng có về TQ, cứ ở bên này, không nhỡ Tao gặp Mày ở ngoải, Tao không bắn Mày thì Mày cũng bắn Tao. Hắn cười bảo, cả tao lẫn mày đều ở bên này. Nhưng mà nếu tao về thì Tao sẽ ủng hộ trả HS lại cho VN. Hi Hi. Đột nhiên Hắn cao hứng nói: Mày thấy Cổ nhân TQ có trí tuệ siêu việt không ?. Tôi ớ người, chẳng hiểu Hắn định nói cái gì. Để Tôi ngơ ngác một hồi, Hắn mới thao thao. Này nhé !. Mày biết Kinh Dịch, mày có thấy cái trật tự của nó không ?. Đó là cái trật tự của thế giới đấy !. Tôi hỏi, Trật tự nào mà mày bảo là trật tự của thế giới ?. Nó nói, Mày biết đấy. Sách có câu: Dịch có thái cực, Thái cực sinh hai Nghi, hai Nghi sinh tứ Tượng, tứ Tượng sinh bát Quái, ... Như thế là, như Thiệu khang Tiết nói: Một chia hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám, tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia thành sáu tư. Như Rễ thì có gốc, gốc có cành to, cành to chia thành cành nhỏ, ... cứ càng nhỏ thì càng nhiều lên !!!. Thấy không ?. Thế giới chả như thế là gì !. Cho nên Dịch mới phổ quát, bao trùm cả thế giới, không có gì ra khỏi Dịch. Như bàn tay cua Phật vậy, Tôn ngộ không có đằng vân thế nào cũng không ra khỏi. Nói xong, Hắn 'vênh" mặt lên và bảo. Mày n/c Dịch học, Mày thấy thế nào ?. Tôi nhìn Hắn một cách lạ lùng, rồi hỏi. Thế nếu Tao nói nếu Tao tôn trọng Mày mà bảo đó không phải là Cổ nhân của chúng Mày, thì Mày nghĩ thế nào về Tao ?. Hắn hô hố cười và nói: Chuyện lạ, Mày bảo Khổng Tử, Chu Hy, Thiệu khang Tiết không phải là người TQ, thì chắc đầu mày có vấn đề ?. Tôi nói: Ừ thì Tao chấp nhận Tao hơi có vấn đề,để mày khỏi bị chạnh lòng, vậy thôi. Chứ nếu Mày cứ khăng khăng bảo đó là Cổ nhân của chúng mày, rồi khăng định đó là trí tuệ siêu việt. Thì Tao đành thất Lễ thôi. Thôi thì đó cũng là cái gọi là truỳen thống, rằng cứ Tiên - Lễ, Hậu - Binh. Bây giờ Tao Tả Mày, xem mày có đỡ được không ?. Chỉ một chiêu thôi !. Mày có thấy cái gọi là một, chia hai, hai chia thành bốn, bốn lại thành tám, tám thành mười sáu, mười sáu thành ba hai, .... có nghĩa là càng nhỏ thì càng nhiều, tức là càng có nhiều về số lượng. Xem thế giới một cách thống nhất, có nghĩa là Lượng ngày càng nhiều do sự sinh sinh hóa hóa, hay nói khác là biến hóa không ngừng, đó là quy luật của phát triển. Đúng không ?. Hắn thừa nhận !. Thế mày có thấy, trứng chim nhỏ, trứng gà to hơn, trứng ngỗng thì còn to hơn nữa, trứng đà điểu lại to hơn nữa. Mà trứng nào chả có có lòng đỏ và lòng trắng !. Đúng không ?. Đúng !. Thế mày có thấy, trứng chim thì nở ra chim, trứng gà thì nở ra gà, trứng ngỗng thì ra con ngỗng, trứng đà điểu thì sẽ cho đà điểu. Cái nào có dụng của cái ấy. Cây cối cũng vậy, Rễ cây có tác dụng của rễ cây, không rễ, đố cây sống được, thân cây có tác dụng của thân cây, cành và lá cũng thế, chẳng có cái nào thừa cả. Đúng không ?. Thưa Đúng ạ !. Hắn trề môi, châm biếm. Tôi tiếp: Thế mà Cổ nhân nhà chúng May, lại làm cái việc chẳng giống ai !. Hắn trợn mắt ngó Tôi như người trên Trời !. Tôi thản nhiên. Bởi vì, Thái cực là Cái Một, có tác dụng !. Ok. Chia làm Hai thì là âm - dương, nên có nhị nguyên luận, có tác dụng !. Ok. Hai chia làm Bốn, thì là tứ Tượng, Ok, bởi vì nó nói lên luật tiêu trưởng âm dương. Bốn chia thành tám, Ok, vì đó là bát Quái, ai cũng thấy cái Dụng của nó rồi, chả bàn. Tám thành mười sáu, mười sáu thành ba hai, ba hai thành sáu tư. Kinh Dịch là biến hóa trên cái 64 đó. Đúng không ?. Đúng !. Ok. Thế cái 16 và cái 32, Cổ nhân mày vứt nó đi đâu rồi, mà sao Tao không thấy. Tao chỉ thấy có bát Quái và Dịch tôi. cái 16 và cái 32 nó là cái gì ?. mày có thấy hình hài nó như thế nào không ?. Có thấy cái Dụng của nó không ?. Không chứ gì ?. Vậy thì thua cả con Gà !!!. Nhưng thôi, đừng tự ái, bởi vì, cổ nhân mày sai. Có vậy thôi. Mày về học lại Kinh Dịch đi. Hắn đờ ra, sau một lức Hắn bảo. Thú thât, Tao không hiểu nổi Dịch. Tao chịu rồi. Mày giảng cho Tao đi. Tôi đùa Hắn: Khi nào TQ trả lại HS và TS cho VN chúng tao, thì mày bảo mấy cái nhà triết học đại tài mà mày quen biết, cắp sách đến Tao, Tao dạy cho, một buổi thôi, là sẽ biết Dịch là Biến, Biến tất Thông Khi đó Mày sẽ thấy sự Thông Đạt của Thế giới, lúc đó mới thực là Dịch. Chứ có quái gì đâu. Chúng Tôi tạm biệt nhau. Thân ái.
  18. Ủa !. Sao kỳ cục vậy ?. Đổi Thủy Hỏa của Bản mệnh là đảo chiều luận đoán, là biến người Trí thành người Lễ. Đổi một vài sao là có thể đổi cả nhiều cách cục quan trọng liên quan đến sao đó, thông tin sẽ méo mó, thay đổi bản chất. Nếu cách đó là cách Chủ, thì nó sẽ hoàn toàn khác, nhất là khi vào vận, có thể thay đổi luận đoán đang lành thành què, đang bình an thành họa hoạn. Còn gì nữa mà không quan trọng !. Thách thức làm gì !. Khi mà chắc gì đã có giá trị để thách thức ?. Đừng nhạy cảm quá thế !.
  19. Cháu lấy số theo tử vi lạc việt thì chỉ có người theo tử vi lạc việt xem được thôi.
  20. Tuấn Dương thân mến Vấn đề là Kinh Dịch được dẫn ra từ Nguyệt lịch như thế nào ?. Chứ không phải là nói xong rồi để đấy. Giống như việc nhận on ấy, nếu có nhiều ông bố cùng nhận một đứa con là con của mình, thì phải tìm chứng cứ, như xác định ADN, ... Thân ái.
  21. Khó khăn trong việc chứng minh Kinh Dịch là của người Việt ? Các bạn quan tâm thân mến !. Người Việt - chúng ta, từ xưa tới nay - và người, được gọi là TQ - đương nhiên là, vốn mang tinh thần TQ, từ xưa tới nay - đều "tiếp xúc" với Kinh Dịch với độ dài thời gian cũng có thể xem như tương đương với chiều dài lịch sử phát triển văn hóa của cả hai nước. Loại bỏ sự thay đổi về cấu hình địa lý, về hình dạng biên giới của hai nước theo thời gian, thì cái mà vĩnh hằng, như một sợi chỉ xuyên suốt, là mỗi dân tộc đều có tính thần dân tộc và nền văn hóa đặc trưng. Song có một sự thật hiển nhiên rằng, hai nước, trên mọi mặt của đời sống văn hóa và lịch sử, đã có sự giao thoa lâu dài. Một sự giao thoa cưỡng bức !!. Nay, với tinh thần dân tộc, với tinh thần văn hóa mang bản sắc của tộc Việt, đã dấy lên cao trào mong muốn chứng minh, Kinh Dịch, một tác phẩm lớn của nền văn hóa đông phương, được sáng tạo bởi ... người Việt !. Chúng ta, có thể liên tục, theo năm tháng, cố gắng tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời: Có thể được không, khi muốn chứng minh, Kinh Dịch là do người Việt sáng tạo ?. Có lẽ, hay hơn cả, cho dù chúng ta có tham vọng, vẫn phải đối diện với những khó khăn, vâng, có thể nói là rất khó khăn, mà thậm chí, khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó, thì kết luận lại có thể bất lợi cho chúng ta, về cái điều mà chúng ta muốn chứng minh ấy. Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi ?. Kinh Dịch, thực có phải là một, hay có thể trở thành một "Lý thuyết thống nhất" không ?. Với tư duy của người TQ, thường ở trạng thái quá khích, thì Họ đều có thể thản nhiên kết luận rằng, đích thực Kinh Dịch, hoàn toàn có thể là một lý thuyết thống nhất. Đến thậm chí, nói trộm vía, ngài Phạm lưu Vũ của chúng ta cũng còn "thấy" như thế cơ mà !. Nhưng nếu có ai bác bỏ điều này, Họ liền ra một câu đố - trả lời được là chết liền à ! - Anh/Chị hãy chỉ ra những gì mà Kinh Dịch không thể bao quát tới ?. Vậy nay Tôi cũng đưa ra đây, xem ai, trong chúng ta, những người Việt, trả lời được câu hỏi này !. Điều mà, Ông Phạm Lưu Vũ vừa thể hiện trong bài viết của Ổng. Có thấy Nó bao la vạn tượng không ?. Nhưng, thực tế, lại hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi này. Chỉ có điều, câu trả lời, lại không phải là dạng trả lời, Có hoặc Không, hay đưa ra một ví dụ về sự thiếu tính tổng quát của Kinh Dịch. Mà lại là một sự chỉ ra cái anh Bố và bà Mẹ của Kinh Dịch kia !. Mà nếu ta biết được cái anh Bố, bà Mẹ của nó, thì tất nhiên ta sẽ biết được cái "hình hài" của Nó rồi. Vì vậy, để trả lời câu hỏi mang tính - chết liền !!! - của người TQ, ta, vâng chúng ta sẽ yêu cầu Họ, chỉ ra đâu là Bố, Mẹ của Nó - Bố Mẹ của Kinh Dịch. Đương nhiên, nếu không trả lời được, thì Họ, sẽ chẳng có quyền khẳng định Họ chính là người sáng tạo ra Nó, tức Kinh Dịch, nhưng, Họ chắc chắn là có công nuôi dưỡng nó, cho dù, đứa trẻ đó lớn lên đầy bệnh tật và èo uột. Nhưng như thế, cũng không có nghĩa là Ta đã chứng minh được rằng Họ không phải là người sáng tạo ra Kinh Dịch. Và hơn ai hết, Họ cứ đương nhiên nhận Kinh Dịch là của Họ bằng cái tinh thần Bá quyền TQ, rằng, "Tao cứ nhận là của Tao, Mày làm gì được Tao". Vậy thì, việc chứng minh, sẽ phải là nhiệm vụ của chúng ta, của người Việt - không phải là Đồng Chí Tốt của các Tòng Chí TQ -!!!. -Cần phải nhìn nhận rằng, Kinh Dịch, cho dù bao la vạn tượng, cũng không phải là một cái gì Vĩ Đại như đã từng được truyền tụng. Đúng !, Nó khổng lồ thật, nhưng khổng lồ về số lượng, chứ không phải về tầm vóc. Cái mà từ xưa tới nay, chúng ta, cũng như hàng triệu triệu người biết đến Kinh Dịch, đều thấy nó Vĩ Đại là ở tầm vóc của Nó. Nó khổng lồ về Số Lượng, là lẽ đương nhiên, bởi hơn hai ngàn năm nay, có biết bao nhiêu bậc trí tuệ, bao nhiêu chất xám đã đổ vào đây để chú giải Nó, biểu hiện bởi số lượng khổng lồ các trước tác. Nhưng đó là số lượng, chứ không phải là chất lượng !. Lập tức sẽ có người đối thoại lại rằng : Từng ấy sách, anh/chị đã đọc hay tiêu hóa được hết chưa mà dám bảo Nó không mang tính chất lượng ?. Vậy thì xin hỏi người hỏi rằng, từ ngần ấy sách, anh/chị có thể rút ra được những kiến thức đủ để trả lời được câu hỏi của Tôi. Kinh Dịch từ đâu mà ra ?. Tôi không hỏi anh/chị ai là tác giả của nó !, mà Tôi hỏi, do đâu mà người ta nghĩ ra Kinh Dịch !!!. (xin đừng trả lời theo kiểu: Do thực tiễn sinh động nhá, bởi vì Vũ Trụ, chả cần đến kinh dịch cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy, khoa học tây phương cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy). Bởi vi rằng, nếu một lý thuyết mang tính hệ thống, thực sự minh triết, ...tức là có chất lượng, đặc biệt đúng là có tầm vóc, thì việc trả lời câu hỏi đó, rõ là bài toán trẻ con !!!. Xem ra, với công phu chú giải Kinh Dịch, mà người TQ đã làm hơn hai ngàn năm nay, họ cứ tưởng là đã làm được một chuyện, Hóa cái đồ không phải của mình (do chôm chỉa) thành ra là của mình ?. Có biết đâu rằng, Kinh Dịch, thì cũng không hơn gì so với các môn khác, nếu như những môn đó cũng được chú giải một cách cần mẫn, siêng năng như ở Kinh Dịch. Họ ưa chú giải Kinh Dịch hơn so với các môn khác, đơn giản chỉ vì Nó thì dễ Tán ra hơn !. Nói thế, có vẻ như không nghiêm túc cho lắm, nhưng thực là vậy. Với cả Vạn tác phẩm chú giải Kinh Dịch, mà Kinh Dịch vẫn còn có cái để tán, nói ra mà không sợ Sai - bởi cứ thấy có Lý là được, chẳng ai kiểm chứng nổi. Muốn chứng minh mình đúng, chỉ cần phán rằng: Cứ nghiệm đi, sẽ thấy cái sâu sắc của Nó. Thế mới là Kinh Dịch. Thật là huyền diệu, thật là bí ẩn, thật là triết lý, ...bao nhiêu cái thật là nữa, để đến cuối đời, khối người nhắm mắt vẫn chưa thấy được cái huyền diệu đó, mà chỉ thấy được mỗi cái thật là ... . Đương nhiên, người viết không phủ nhận, hay không có tính muốn vứt bỏ công phu của hơn hai ngàn năm đó của trí giả TQ. Phải thừa nhận có nhiều cái rất đúng, rất đáng ngưỡng mộ. Cái gì đúng, cái gì hay, đương nhiên phải học và trân trọng. Phải thấy được cái đúng. Đó là điều quan trọng hàng đầu. Bởi vì chỉ có như vậy, mới hy vọng nhìn thấy được hình hài của Nó, nhìn thấy được tầm vóc thực của Nó. -Dịch học, nặng tính minh triết !!!. Đấy là lời cảnh báo đầu tiên, cho những ai muốn chứng minh Kinh Dịch là của người Việt. Đây là Rào cản đầu tiên, cũng là Rào cản đầy khó khăn, khó nổi vượt qua. Tại sao vậy ?. Bởi vì, Hai ngàn năm nay, có hơn có kém. Hai Tộc Việt và TQ đã có giao lưu văn hóa sâu sắc. Chúng ta, hậu duệ, không chỉ của một dân tộc, mà khó ai có thể phân biệt rạch ròi rằng mình không phải là hậu duệ có một phần dòng máu của người TQ một cách rạch ròi. Chúng ta, có thể chăng phân biệt cái nền văn hóa, mà đang hiện hữu với chúng ta đây, cái nào, phần nào là thuần Việt, phân nào là có Lai. Do tính minh triết của Dịch, chúng ta không thể rời Dịch ra khỏi cái nôi văn hóa dân tộc, mà sự giao thoa đã sâu sắc tới mức khó có thể phân biệt. Cũng có người, sẽ nói rằng, chúng ta cũng có những bằng chứng văn hóa thuần việt, như những câu chuyện truyền thuyết - âu cơ trăm trứng, nữ oa vá trời, thần nông, ...- Có thật không, có thật là thuần việt không ?. Phải chứng minh !. Nhưng không chỉ có thế, phải xác định được cả tuổi của những huyền thoại đó. Bởi không xác định được thì dẫu có cả trăm huyền thoại, dẫu chi tiết và minh triết rõ ràng đến đâu, cũng chẳng có giá trị gì cho mục tiêu đề ra. Thế đấy, phi vật thể. Bằng chứng phi vật thể, thật khó khăn vô cùng khi muốn khẳng định chúng có giá trị sử dụng trong bài toán này !. -Bằng chứng khảo cổ. Với bằng chứng khảo cổ, chúng ta có được nhiều chứng liệu xác định được niên đại của nó. Nhưng lại vướng phải sự minh triết cho những thể hiện trên các di vật đó. Dễ sa vào sự suy đoán, trong khi, chính chúng ta, và cũng chính họ, chưa hiểu thật sự về Kinh Dịch, cũng như Nó từ đâu mà ra !. (hiểu thật sự, có nghĩa là sự hiểu đã tiệm cận chân lý, phân biệt được đúng sai đối với các suy diễn của các vấn đề cơ bản). Chúng ta cũng đã thấy có những câu chuyện thể hiện điều này. Chẳng hạn như câu chuyện Trung thiên đồ. Tôi nhớ rằng, cái ngày đầu tiên Tôi đọc được những thông tin này, mà nó lại được phát hiện trên đất Việt, ở một cái thời đại cũng rất chi là thuần Việt. Tôi thực sự xúc động, và xem như tự hào là, cuối cùng thì chúng ta, những người Việt - hậu duệ của những người có lich sử cả ngàn năm mất nước - cũng đã tìm ra những bằng chứng minh chứng được Kinh Dịch là do ông cha chúng ta sang tạo ra !. Nhưng rồi thì hỡi ôi !. Những suy diễn mới kỳ quặc làm sao !. Những suy diễn, có thể nói, chẳng những không chứng minh được cái điều gì cả, mà lại thể hiện rằng, té ra là Ta chả hiểu gì về cái Hà đồ, cũng như Lạc thư. Thật !. Phản tác dụng. Tóm lại, Phi vật thể khó, Vật thể cũng khó, và đều là khó vô cùng. Thậm chí, cho dù có kiếm thật nhiều chứng liệu, vị tất đã có hiệu quả. Mặc dù phải thừa nhận là càng có nhiêu chứng liệu, càng có hy vọng chứng minh. Giống như là cái triết lý của đời nay ở VN, rằng: Cái gì mà không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được nó bằng thật nhièu tiền !!!. Có biết đâu, Cái chứng cứ xác nhận Kinh Dịch là của người Việt lại là mọt Ông Quan vô cùng liêm khiết. Không thể mua được bằng tiền !!!. -Và rằng, Cái Kinh Dịch ấy, chẳng thể nói được nó là sản phẩm của một nền siêu văn minh, siêu khoa học gì gì đó. Thật vậy. Dù muốn tô son vẽ phấn thế nào, cũng buộc phải gán cho nó là cái sản phẩm cách nay hàng mấy ngàn năm lận !. Cho nó xa xôi một tý nữa thêm phần huyền ảo !. Nhưng những sự thật hiển nhiên rằng, Trong Kinh Dịch không hề tìm thấy những dấu vết của nền văn minh cơ học, văn minh polyme, văn minh tin học, văn minh thay nội tạng, văn minh hàng không, vũ trụ tên lửa, ... mà ứng với những di vật khảo cổ khả dĩ xác minh. Tức là, ở mức độ nhất định, về mặt lý thuyết, ta cứ tán ra cho bằng được nào là có cấu trúc toán học, nào là có những tác phẩm, hay khả dĩ từ kinh dịch mà tính ra được cấu hình, tính toán kỹ thuật cho may bay tên lửa, tàu vũ trụ, ... thì đương nhiên, lời nói mà, nói gì chẳng được. Nhưng sự thực, chẳng có tìm được một bằng chứng nào minh chứng cái thời đại, mà nền siêu văn minh đó tồn tại, lại có một mâu Polyme, mật mẩu của cái động cơ hơi nước, một vết tích khai thác và sử dụng Dầu hỏa, khí đốt - dù chỉ là để sưởi ấm đêm đông giá lạnh. Muốn chứng minh một nền văn minh có thực, thì phi vật thể và vật thể của nền văn minh ấy tương thích với nhau. Không thể lấy cái túi ni lông của ngày nay, để đáp ứng cho một siêu phương trình mô tả các tính chất vật lý của loại vật liệu đó. Không thể lấy cái lốp ô tô, để đáp ứng cho một quy trình công nghệ rút ra từ Kinh Dich ?. Để rồi từ những siêu phương trình đó, những quy trình công nghệ đó, đưa tới kết luận về một văn minh siêu cao cấp, đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Xin thưa, Kinh Dịch, cũng như bao thuyết khác của nhân loại, xin cho được đứng chung về giá trị, chứ không dám trèo lên đầu lên cổ các ngành khoa học khác mà nhân loại có được ngày nay. Nó cũng ăn từng ấy bát cơm, ngủ từng ấy tiếng, cũng được mẹ nó mang thai 9 tháng 10 ngày là ra đời, chứ không phải là Mẹ nó hoài thai tới 10 năm, mới sinh ra đã là phi thường, có hào quang quanh đầu, ba năm không nói, rồi chỉ một phút sau vươn vai đứng dây là thành khổng lồ, rồi tự an ủi rằng Kinh Dịch là sách Trời. Chân lý cuối cùng không phải nằm ở Kinh Dịch, mà nằm ở con Người. Thân ái.
  22. Không phải là Tiên - Trung - Hạ, mà là Tiên - Trung - Hậu, còn hoành tráng hơn nhiều. Nói vui vậy thôi. Chứ phải bàn trực tiếp vào Hà đồ, Lạc thư. Chứ cứ suy luận theo kiểu Võ Đoán như vậy, mà lại muốn chứng minh Kinh Dịch là của người Việt, thì dù có đúng là người TQ với mấy thông tin đã được lược qua trong cuốn "Bí ẩn của Bát Quái" có dở hơi đi chăng nữa, thì chúng ta đây cũng chưa có gì hơn. Làm sao mà chứng minh được Người Việt là tác giả của Kinh Dịch cho được !. Bài viết của Ông Phạm Lưu Vũ, quả đúng như Ổng đã viết, đó là Tạp Bút. Nhưng dù sao, thì cũng phải thừa nhận sự hiểu biết đúng đắn của Ông ta. Thân ái.
  23. VT nóng quá rồi. Thôi dừng ở đây thôi. Tôi chỉ muốn tốt cho VT. Nhưng chắc là vướng đúng câu mà Tôi đã trao đổi trước đây với VT "lòng tốt đặt không đúng chỗ cũng sẽ gây thù hận" - chắc VT còn nhớ chứ, nên giờ đây chúng ta rơi vào tình huống khó xử này !!. Thôi !. Chúc VT yên nghỉ .Nhưng dù sao cũng phải nói một lời với các Bạn quan tâm. Rằng: Muốn học đông phương lý học. Các Bạn cần được MINH GIẢNG trước đã. Đừng có tự học. Dễ hỏng tư duy lắm đó. Thân ái.
  24. HungNguyen nhầm rồi. Tôi đã viết xong phần tham luận của Tôi, đầy đủ cả ba mệnh đề: Dưỡng động Âm tĩnh; Dương trước Âm sau; Âm thuận tòng Dương. Bây giờ có ai vô tranh luận thì Tôi trả lời. Chứ không phải là như HungNguyen rằng khi nào "Xung" hay tìm ra luận cứ mới thì tranh luận tiếp đâu. Tôi cũng đâu có mệt mà phải nghỉ ?. Cái gì cần thì Tôi đã trình bày. Đọc là thấy, cần gì phải nói toạc ra. Thân ái.
  25. Không nên viết theo kiểu a dua như thế này. Trước khi có nhận định gì thì cần phải đọc đến những bài có liên quan đến các nhận định của mình rồi hãy phát biểu. Khi đó, nếu cần thì mới có đủ khả năng tham luận. Còn nếu cứ phát biểu ở dạng như thế, thì vô tình mình ủng hộ người ta, nhưng thực thì lại là làm giảm uy tín của người mà mình ủng hộ đấy !. Nên nhớ, người lớn thường không thích trẻ con chạy theo hoan hô !. Thân ái.