LinhNhi

Hội viên
  • Số nội dung

    75
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by LinhNhi

  1. hihihi, bé chỉ là đứa bé còn hôi sữa (chắc vì bé mới vào lứa tuổi 20 nên còn thích uống sữa, hihihi). Chú đọc cho vui thôi nhe. Trên diễn đàn có nhiều nhân tài có thể giúp chú Bé xí xọn
  2. Tìm hiểu về liên hệ giữa 64 quẻ Kinh Dịch và ngũ hành tinh cũng không khó mấy. Trong Kinh Dịch có 64 quẻ thì chú chia 64 quẻ ra 5 (ngũ hành tinh). 64 / 5 = 12 quẻ cho mỗi hành tinh con dư 4 quẻ tượng trưng cho tứ tượng (Quẻ 1, 2 , 63, 64) Trước tiên chú vẽ năm vòng tròn (nhỏ -> lớn) chồng lên nhau. 5 vòng nầy tượng trưng cho vòng quay của ngũ hành tinh. Sau đó trên mỗi vòng chú vẽ 12 quẻ kinh dịch. Mong rằng chú biết 12 quẻ nào đi với hành tinh nào, hihihi !!! Không thôi bé phải viết và vẽ 5 hình cho mệt luôn. hihihi !!! LinhNhi xí xọn
  3. Tứ Sinh Cang Kim Long (Thân) Ngưu Kim Ngưu (Hợi) Lưu Kim Cẩu (Dần) Quỷ Kim Dương (Tị) Tứ Mộ Vỹ Hoả Hổ (Tuất) Thất Hỏa Trư (Sửu ) Chủy Hỏa Hầu (Thìn) Dực Hỏa Xà (Mùi) Tứ Chính Cơ Thủy Báo => Lập Đông Bích Thủy Du => Lập Xuân Sâm Thủy Viên => Lập Hạ Chẩn Thủy Dẫn => Lập Thu
  4. Hình như chú đang hỏi chữ Thổ trong Nữ Thổ Đức, Vị Thổ Trĩ, Liễu Thổ Chương, Đê Thổ Lạc Chữ Thổ nầy không phải là chữ Thổ trong ngũ hành mà nói về sự thay đổi thời tiết trong năm. Nữ Thổ Đức => Đông Chí => cung Tý Vị Thổ Trĩ => Xuân Phân => cung Mão Liễu Thổ Chương => Hạ Chí => cung Ngọ Đê Thổ Lạc => Thu Phân => cung Dậu Tứ Thổ nầy là tứ chính cung (Tý, Mão, Ngọ, Dậu) trong Tử Vi.
  5. Thí dụ bên phía đông thì có những sao: Trong tháng 8, 9 và 10 Âm Lịch, khi bé đứng trên trái đất nhìn về hướng Đông bé thấy mặt trời nằm chung với các chùm sao: Cang Kim Long (cung Thìn) Vĩ Hỏa Hổ (cung Dần) Phòng Nhật Thỏ (cung Mão) Chữ Long có nghiã là Thìn nhưng vì nhị hợp cung của cung Thìn là cung Dậu cho nên tháng Dậu hay tháng 8 thì mới thấy sao Cang Kim Long.
  6. Không phải. Nhị hợp có liên hệ với mặt trời quay vòng chung quay nhị thập bát tú.
  7. Hôm sau xí xọn vẽ tiếp vòng Chính Tinh trong Lưỡng Nghi Bát Quái Bye for now picture of the day by Mr DaoHoa. Khi bé hỏi Mr DaoHoa về Thiên Can thì Mr DaoHoa tặng bé tấm hình nầy. Quái lạ chưa. hihihi !!!
  8. Be da nhan email. Ca'm on huynh DaoHoa
  9. Anh LiêmTrinh mến, Cám ơn anh đã góp ý kiến. Sự liên hệ vòng quay giữa Diêm Vương Tinh và Hải Dương Tinh là 3:2 Cho nên nếu đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) không thể nào là 102 Bé LinhNhi
  10. Huynh DaoHoa quý mến, Muội tưởng huynh không có sinh hoạt trên các diễn đàn. Bé đâu có ngờ huynh sinh hoạt tại đây. hihihi ! Huynh có bé hỏi một chúc về Thiên Văn nhe. Nếu muội cho đường xa cách từ mặt trời tới Thủy Tinh là 1, vậy đường xa cách từ mặt trời tới Diêm Vương Tinh (Pluto) là 101. Huynh coi bé suy nghĩ như vậy có đúng hay không ? Trên nước Mỹ nầy ngoại trừ huynh ra chắc không có người thứ 2 nào có thể giúp bé trả lời câu hỏi trên. Đây là câu hỏi quan trọng đối với việc suy tầm cửu hành tinh. Mong huynh bỏ chúc thì giờ giúp bé. Bé LinhNhi
  11. Anh VinhL mến,Nếu anh muốn cho phương vị đó trở thành du binh hay đặt quân nơi đó để phục mà đánh úp quân giặc. Trận Thất Tinh bắc đẩu cũng có hiệu cờ ngũ hành lệnh. Khi du binh để thăm đường, nếu đằng trước gặp núi rừng thì dựng cờ Mộc để báo. Đằng trước có sông chấn thì dựng cờ Thủy. Đằng trước có khói lửa thì dựng cờ hỏạ Đằng trước có thành quách gò đá thì dựng cờ Thổ. Đằng trước có binh mã thì dựng cờ Kim. Đó là lý do du binh thường bày trận hình sao Đẩu. Binh pháp gọi là trên dưới giao tiếp. Trong ngoài giao thông.
  12. Các anh chị thân mến, Trong mấy tháng vừa qua bé hơi bận vì phải xây lăng mộ cho ba của bé nên không thường vào đây. Bé có một thắc mắc về xây lăng mộ Trước hết, hiện nay ba của bé LinhNhi đã gần 70 tuổi. Bé có tính lo xa cho nên đã gần hoàng thành xây lăng cho ba má của bé. Sau đây là hình lăng mộ : Trên căn bảng thì bé đã cố gắng dùng những học thức về lý học đông phương để tìm kiếm một nơi phong thủy tốt và xây dựng theo luật âm dương tứ tượng. Tuy nhiên học thức của bé còn non, chưa đạt được như ý. Bé mong các anh chị đóng góp ý kiến qua những hình ảnh trên. Nếu chú Thiên Sứ giúp bé thì tốt biết mấy Thành thật cám ơn trước Bé LinhNhi
  13. Ba bé sinh năm 1938 Mậu Dần
  14. Anh VinhL mến, Hình vẽ đẹp lắm. Có đầy đủ Hậu Thiên Bát Quái, tứ tượng, lưỡng nghi, bát môn, can, chi, vv... Bé không rành Bát Quái Trận Đồ nên không dám "đăng đàn phá trận". Thôi anh đã bỏ thì giờ bày trận thì bé phải ít nhất bỏ chúc thời gian để suy nghiệm trận pháp của anh. Sau đây là những gì bé thấy 1. Vòng ngoài bát trận dùng 2 vòng Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. - 3 hào trên đi theo chiều thuận là càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài. - 3 hào dưới đi theo chiều thuận là ly khôn đoài càn khảm cấn chấn tốn 2. Trong thập chu thiên, anh dàng trận vòng tròn thì đây cho là quân án giữ là đồng bằng nội rộng (bé cho anh là người tướng giỏi, cho nên mới kết trận tròn, hihihi) 3. Nói về bát môn: phiá nam có trận đổ. - Cái nầy bé không hiểu tại sao anh lại cho trận đổ đống tại hướng Nam. - (nếu bé bày trận thì sẽ dùng trận tại phiá Nam bé cho trận cảnh đi theo chiều thuận là cảnh đổ thương sinh hữu khai kinh tử , hihihi ) 4. Phương pháp phá trận - Các cửa Sinh, Cảnh, Khai mà vào trận thì tốt lành. Các cửa Thương, Kinh, Hưu mà vào thì thương tổn. Các cửa Đỗ, Tử mà vào thì tử vong. Qua giờ dương, tám cửa được xếp đặt chỉnh tề, chỉ có trung gian còn thiếu người trấn giữ. Như theo góc Đông Nam, cửa thượng Sanh, mà kích nhập, đánh thẳng qua cửa Cảnh ở chánh Tây mà xông ra ắt trận thế phải loạn. 5 - Phàm phép phá trận - Phá trận thì phải có phương lược. Bé sẽ phất cờ Càn Khôn để thống lãnh trận Thiên của bé và trận địa đánh vào cửa Sanh. Khi 2 trận vừa vào tới cửa thì bé sẽ phất cờ Tốn Cấn để sai trận Phong và trận Vân giáp đánh. Còn 4 trận của bé còn lại: trận Long Hổ Xà Điều phân đôi ra thành 8 trận. Sau một canh giờ bé sẽ phất cờ Chấn Đoài để cho 2 trận Long Hổ dùng Tiểu Chu thiên đệ thấn biến tiến vào 2 cửa Cảnh và Khai. 2 trận còn lại, trận Xà Điểu bé sẽ phất cờ vàng ba cái và chiêng trống đánh 3 hồi để biến hoá ra trận cong hay dùng phép chính kỳ xen nhau. Bảo đảm sẽ phá được trận bát quái của anh. hihihi Bé LinhNhi
  15. Anh VinhL, Hình như trận nầy gọi là Phong Hầu Bát Trận mà Khương tử nha đã nhắc tới. Phong Trận tốn đông nam là gió sanh ra muôn vạn binh đao, không phải gió thường. Điểu tường trận ly nam còn gọi là lửa tam muội. Phong Hầu trận tiên gớm bực nào Lửa thần rần rật gió đùa cao Thần tiên phàm tục sao vào đấy Thịt nát xương tan sống được sao hihihi
  16. Anh VinhL, Bé bí thiệt rồi đó. Bát Trận của Khổng Minh dùng Hậu Thiên Bát Quái . Trong các binh pháp các tướng đều phải học trận Thái Cực bao hàm và trận Thái Tổ tam tài. 2 Trận đó thì dùng Tiên Thiên Bát Quái để bố trận. Mà anh VinhL à, các trận đó dùng Thiên Điạ Long Phượng chứ không phải Thiên Địa Long Hổ (hihihi) Nếu mà dùng Long Hổ thì phải dùng tới Bát Môn (hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai) hihihi
  17. Nếu chung quanh ngôi mộ nầy có trồng thêm 4 cây hoa tượng trưng cho Phong Vân Xà Điểu thì quả thật là xứng cho Bát Trận Đồ hihihi
  18. Lạc Thư có lịch sử trên 33000 năm. Nó bắt đầu từ tấm hình trong thời đá cổ. Sau này thay đổi vị trí con số 2 và 8 để thành tấm hình Lạc Thư. Các anh chị đếm từ 1 tới 9 thì sẽ ra cái chữ "S" trong lưỡng nghi. Sau khi thay đổi vị trí 2 và 8 thì sẽ có 9 bước đi zigzag, tiếng Anh là "9 pace of Yu" Hôm nào rãnh thì bé sẽ viết ra những tấm hình trước Tiên Thiên Bát Quái và lý do tại sao những tấm hình đó thay đổi thành Tiên Thiên Bát Quái LinhNhi
  19. Đó là bài văn tế thần trong lúc một năm bị hạn hán. Sau đó nhà vua, tế thần 3 con dê, 3 con heo và 7 con trâu
  20. Trong thời nhà Thương đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh (ngữ âm – phonetic). Loại chữ viết này được thể hiện trên những phần xương phẳng của gia súc hay xương hươu.
  21. Các anh chị thân mến, 1. Bé muốn đưa lên bài lịch sử của Lạc Thư Hà Đồ thì nên đưa vào mục đề nào 2. Muốn đưa hình lên thì phải đưa hình lên web khác rồi đưa link lên đây. Muốn đưa hình thẳng tại đây có được không, và nếu phải đưa hình tại chổ khác thì chổ nào tốt nhất Bé Xí Xọn
  22. Cám ơn chú Thiên Sứ và memphisto79
  23. Đưa hình lên thử
  24. Tử Vi Thiên Văn Học là học thuyết và phương pháp dùng việc quan sát tượng sao mà dự đoán sự thay đổi của tự nhiên, quốc sự và nhân sự. Tinh tượng là vị trí của các ngôi sao và sự thay đổi vận hành của chúng. Sao ở các khu vực khác nhau trên trời đai diện cho các khu vục khác nhau dưới đất; tượng sao thay đổi chứng tỏ nhân sự sẽ thay đổi. Tử Vi Thiên Văn Học dùng Tinh quan thuyết minh tượng trời, dùng phân dã chỉ rõ các châu quận dưới đất mà Tinh quan đại diện, là dựa trên quan niệm này. Trong tư tưởng chiêm tinh cổ đại, người ta còn cho rằng nỗ lực của nhân gian có thể gây ảnh hưởng tới sự thay đối tượng sao. Đêm qua thời tiết ấm cúng và cũng là ngày 8 tháng 3, ngày lễ đàn bà. Bé ngồi ngắm trăng sao để xem tượng trời. Bé cho rằng tượng sao gắn liền với nhân sự, cho nên dùng tượng sao làm đại diện hoặc tượng trưng cho các khu vực khác nhau dưới mặt đất. Cho rằng một sự biên đổi đặc định nào đó của tượng sao sẽ có ảnh hưởng và chi ra sư thay đổi về tự nhiên, quốc sự ở khu vực tương ứng dưới đất. Mỗi châu dưới đất đều có sao chủ ở trên trời, quan sát sao chủ ấy. Qua các hiện tượng, bé có thể dự đoán cát hung ở mỗi châu. Tử Vi Thiên Văn Học dùng thuật chiêm tinh thiên văn để biểu thị sự sắp xếp tượng sao. Để hiểu và quan sát tượng trời, các nhà Thiên Văn Học Lạc Việt lấy một số hằng tinh xếp vào một chòm sao. Có chùm an theo giờ, ngày, tháng và năm. Để cho dể hiểu, Tử Vi Thiên Văn Học đặt tên các chùm sao theo quan hệ nhân gian và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chùm sao còn gọi là một Tinh Quan Tử Vi Thiên Văn Học dùng thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để biểu thị sự sắp xếp tượng sao. Để hiểu và quan sát tượng trời, cổ nhân lấy một số hằng tinh xếp vào một chòm sao, đặt tên cho nó theo kiểu tổ chức xã hội dưới trần gian, dùng quan hệ nhân gian nói về cách sắp xếp đó và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chòm sao gọi là một Tinh quan. Tử Vi Thiên Văn Học không những bao gồm các sao trong Tử Vi Lạc Việt mà còn chiêm tinh 238 Tinh Quan (trên ngàn sao) và hơn 500 hằng tinh trong và ngoài giải Thiên Hà. Trở về với đề tài, đêm qua tượng trời được gọi là Thiên mệnh hữu thanh. Thiên mệnh hữu thanh là trời kêu lên tiếng. Đó là hiện tượng thế giới rối loạn. Trung Đông sẽ bị thiên khai kiến quang. Bên Tây thì thương mại rối loạn. Lòng dân bị rối loạn. Bên Đông thì thiên liệt kiến nhân, có nghĩa là trời đất sẽ bị hạn hán. Hôm sau viết tiếp Bé Linh Nhi
  25. Anh PTH mến, Khi anh áp dụng Huyền Không Cửu Phi Tinh, anh đừng có để ý đến thời tiết. Nó dễ làm cho môn Phong Thủy càng phức tạp vô lý. Thí dụ như tính đầu năm, các nhà Thiên Văn Học tính trái đất quay quanh mặt trời và khi ta đứng trên mặt đất, đầu năm bắt đầu khi mặt trời mọc ngay chính đông. Lúc đó là lúc đầu năm cho Bắc Bán Cầu và Nam bán cầu. Nếu anh dùng thời tiết để tính đầu năm ở Nam bán cầu, đầu năm hay xuân bắt đầu trong tháng 8. Đây là một lý do mà chú Thiên Sứ đã nói tại sao đầu năm bắt đầu là tháng dần, chứ không phải là đầu năm bắt đầu lúc mùa xuân. Nếu mình dùng thời tiết thì 5000 năm về trước thì chẳng lẽ Tử Vi Lạc Việt an lá số bắt đầu cung Tý như Chú Vô Trước đã lúc ban đầu suy nghĩ. Và chẳng lẽ vài ngàn năm về sau thì Tử Vi phải an mệnh bắt đầu từ cung Mão. hihihi !!! Phong Thủy dùng la bàn. Lúc nào la bàn cũng chỉ về hướng Bắc, mặc dầu anh đứng tại Nam hay Bắc bán cầu Vài dòng xí xọn