Batin
Hội viên-
Số nội dung
50 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Batin
-
Vì trong dđ chưa có Thư viện, và được bác Thiên Sứ đồng ý nên Batin xin được mở mục này để mọi người chia sẻ tài liệu. Batin xin mở hàng: - Bộ "Tập san tư tưởng" ấn hành tại Úc từ tháng 3/1999 đến 6/2005 do tác giả Cung Đình Thanh chủ bút, chuyên viết về cổ sử Việt. (11MB rar) download: http://www.mediafire.com/?mzy04w4ddyz
-
Tôi có 1 bộ từ điển tiếng Anh gồm 2 quyển: Handbook of Star Forming Regions (tạm dịch: Từ điển về vị trí các ngôi sao ) tập 1: The Northern Sky (Bầu trời bán cầu bắc), tập 2: The Southern Sky (Bầu trời bán cầu nam). Bộ này viết rất tuyệt, đề cập nhiều sao, thiên hà..., hình ảnh và số liệu thiên văn rất tốt, phù hợp cho quý vị đang nghiên cứu thiên văn. Tác giả: Bo Reipurth, viện Thiên văn, đại học Hawaii, Hoa Kì. Tuy vậy, file hơi lớn (80Mb; 40Mb) nên không đưa lên mediafire được. Tôi định dùng FSJ (File Splitter & Joiner) chia ra nhưng không biết quý vị có trình FSJ không? Quý vị nào cần xin cho tôi biết. Cảm ơn đã quan tâm.
-
- Tử vi tinh điển; tác giả: Vũ Tài Lục (Thiên Đồng soạn lại) (0.8 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?0yuowim0mzn - Sách ảnh: Kim tự tháp Ai Cập; tiếng Anh: Pyramid (20 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?meztnjyqc1z - Những cuộc di dân tại Đông Á trong quá khứ; tiếng Anh: Past Human Migrations in East Asia (7.6 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?ityw5zwywg2 - Sách ảnh: Thời tiền sử; tiếng Anh: Prehistory, DK Publishing (34 Mb pdf ) http://www.mediafire.com/?m2oajdytkym - Những biểu tượng từ tự nhiên ở Đông Nam Á; tiếng Anh: Natural Symbols in South East Asia (3.4 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?jf3gzwnz0et
-
Cháu xin phép bác Thiên Sứ cho cháu gộp quyển "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" ở trang chủ thành 1 bản PDF để mọi người dễ đọc. Cháu cảm ơn bác nhiều! - Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh; (3.8 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?bfjhmmnmgi2
-
Thưa anh Kakalotta (K). Tôi biết trong trao đổi thì phân tích chi tiết là quan trọng. Nhưng, cách làm có vẻ “chẻ sợi tóc làm tư” của anh trong trao đổi vừa rồi với bác Thiên Sứ là không cần thiết mà thiết nghĩ anh chỉ cần nêu ra những điểm chính là được rồi. Tuy không quen làm nhưng hôm nay tôi cũng mạo muội xin phép bác Thiên Sứ cho tôi được trả lời anh, theo đúng phong cách của anh K một chút xem sao. - Đoạn này là anh sai. Anh thừa nhận là anh chưa hiểu nhiều về ADNH, nhưng anh kết luận “phải tồn tại 1 lí thuyết sâu hơn ADNH…“ là vội vàng. Anh chưa hiểu đủ sâu về chính ADNH, sao anh có thể đoan chắc có “1 lí thuyết (LT) sâu hơn ADNH”? Cũng như tôi hoàn toàn có thể phát biểu “Tôi chưa hiểu nhiều về toán lí, về LT dây, LT M… nhưng tôi cho rằng phải tồn tại 1 LT sâu hơn toán lí, nhất quán, cụ thể, tính toán được để giải thích về vũ trụ”! - Khái niệm “tính toán được” về cơ bản là tôi cũng nghĩ như anh. Về chi tiết thì xin được trao đổi trong bài khác, lúc đó tôi sẽ thử tiếp cận vấn đề cung giờ trong tử vi (3h 2s hay 3h kém 2s ) từ góc độ toán học, cụ thể là từ logic mờ (fuzzy logic). Bác Thiên Sứ rất nhiều lần khẳng định là còn nhiều việc phải làm, nên anh không cần nhắc lại. “rất nhiều” là chưa đủ! Phải là “tất cả”! Cũng như khoa học muốn “tất cả” các học thuyết khác muốn được tin là đúng phải lấy khoa học (cụ thể hơn là toán học) làm nền tảng! Cái này thì anh đúng. Tôi không đủ trình độ để khẳng định bác Thiên Sứ "đi sai đường" như anh nói, nhưng nhìn chung về mặt suy luận thì tôi cùng quan điểm với anh. Cái này cũng…đúng. Nhìn chung là đúng. Nhưng nói “hoàn toàn có thể… không liên quan đến dân Việt” là sai. Tôi có thể nói ngược lại: “dân Việt liên quan trực tiếp đến việc tồn tại lí thuyết đằng sau”. Hiện tại, đúng là ADNH nhìn chung được công nhận là người Tàu “sở hữu”. Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu (trong đó có bác Thiên Sứ) đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong cách hiều cách làm của Tàu về “tài sản” này, mà nếu nhìn từ nhiều thông điệp còn lại trong văn hóa Việt ta có được lí giải tạm thời hợp lí hơn. Chưa kể, phân biệt rõ ràng chính xác thế nào là Việt và Tàu đã là một vấn đề nan giải. Những gì hiện tại được coi là đúng thì chưa chắc đúng trong tương lai, nhất là những vấn đề về Nhân văn. Một VD: người Do Thái hàng ngàn năm lưu lạc vẫn bảo Jerusalem là đất của họ. Ai tin? Vậy mà từ 1947 họ đã xây được 1 nước Israel trên đất này rồi. Từ đó có thể suy ra cho người Việt, cũng như nhiều dân tộc khác. Anh K nên nhập tịch Huê Kì ngay thôi, và trước mắt thì chuyển sang nói viết bằng tiếng Anh luôn cho rồi. Nếu vẫn còn nói viết bằng tiếng Việt thì đích thị Kakalotta là gián điệp của Khựa đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đang tìm cách cản trở tiến trình xây dựng CNXH vĩ đại của dân tộc ta! :lol: Điều này cũng càng không có gì quan trọng, khi mà anh K không có tiếng nói trong giới LHDP. Ví dụ, với cái nền tảng toán học trong tử vi của anh, trong giới LHDP chỉ cần một người làm về tử vi nói 1 câu thôi, sẽ không có ai quan tâm đến nó nữa, dù anh dành cả đời ra để chứng minh. Cuối cùng thì tôi chịu, chả biết Kakalotta là ai. Thôi chết, hình như đây là 1 nhân vật truyện tranh Nhật thì phải? Chỉ là đùa một chút để mọi người thư giãn, mời anh K cứ thoải mái mắng mỏ Batin này.
-
Thưa anh quangnx. Không biết em viết thế nào làm cho anh hiểu là em muốn "gói cả 1 cục to như vũ trụ xếp sang 1 bên"? Phải chăng khi em "gói" khoa học lại thì nghĩa là em "gói" cả vũ trụ? Phải chăng khoa học là vũ trụ? Thưa anh, bản thân em quan niệm những điều như là vũ trụ, khởi thủy, chân lí là không để nghĩ bàn. Để chủ đề không đi quá xa, em xin dừng lại. Vì em nghĩ: theo 1 nghĩa nhất định, quả thật khoa học cũng là tôn giáo. Trân trọng.
-
Thưa anh quangnx. Quả là em (nhân đây nếu Batin xưng hô chưa đúng, ví như phải gọi anh quangnx là chú do tuổi tác thì mong anh bổ khuyết. Vì Batin thấy anh gọi bác Thiên Sứ là “anh”, gọi anh Kakalotta là “em”, nên ko biết nên thế nào) thật vội vàng trong vấn đề “phương tiện và nền tảng” nêu trên, em xin nhận khuyết điểm. Như vậy, anh công nhận Toán học là phương tiện. Nhưng tại sao phương tiện này, cho dù là cực mạnh, lại là… nền tảng cho mọi “học thuyết” khác (hay chính xác hơn là “tư tưởng” khác) hướng tới để xác lập chân đứng như anh viết? Phải chăng “phương tiện” là “nền tảng”? Phải chăng Toán học hiện thời, thậm chí trong tương lai, là “khả tín, khả dụng, khả tri” nhất khiến các học thuyết khác muốn đứng vững, muốn được công nhận là khách quan thì phải đứng bằng đôi chân của toán? Phải chăng hiện thực khách quan nào cũng phải được gắn nhãn "Khoa học" (ở đây mang nghĩa "Phương pháp khoa học") thì mới được coi là đúng đắn? Em xin lấy hai ví dụ “khả tín, khả dụng, khả tri” nhờ anh giải đáp: 1) Hiện tượng “xá lợi” của nhiều cao tăng. 2) Hiện tượng tâm linh như gọi vong, tìm mộ. Liệu toán lí nói riêng hay khoa học nói chung có dự định đưa ra các giả thuyết, xây dựng các mô hình, kiểm chứng bằng thực nghiệm… dựa trên nền tảng hiện thời của mình, hay thậm chí trên nền tảng sẽ phát triển trong hàng ngàn năm nữa để kết luận về hai hiện tượng nêu trên không? Trở lại thực tại, anh quangnx có thể vui lòng dùng bất kì giả thuyết khoa học nào lí giải cho em hai hiện tượng trên chăng? Thêm nữa, thưa anh quangnx, xét về lập luận, logic toán học nói chung đánh giá thế nào về “tứ cú phân biệt”, một lập luận truyền thống của nhà Phật? Nó như thế này Nó không như thế này Nó vừa là thế này vừa không là thế này Nó chẳng như thế này, cũng không không như thế này (tham khảo “tứ cú phân biệt”: http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5 ) Phương pháp lập luận này có phù hợp với truyền thống toán học không? Nếu câu trả lời là không, thì phải chăng đạo Phật, tạm gọi với tư cách 1 học thuyết trong văn cảnh này, nên đi tìm chân đứng trong toán học để được công nhận là khách quan? Nếu câu trả lời là có, thì em rất mong được anh quangnx chỉ ra giúp em, vì theo cái biết ít ỏi của em thì em chưa thấy 1 phương pháp logic toán nào như vậy. Quả thật trong trao đổi với tinh thần học hỏi, bản thân em thắc mắc mình viết thế nào để anh quangnx đánh giá là “ngông và lí sự”. Chắc là qua câu chữ nào đó chưa chu đáo trong các bài viết của em đã dẫn đến hệ quả này dù em hoàn toàn không nghĩ vậy, khi em đã nhấn mạnh là biết rất ít về Lí học cũng như Khoa học. Vì vậy, nếu có những điều đáng tiếc, mong anh quangnx, cũng như bác Thiên Sứ và quí vị trên diễn đàn lượng thứ. Batin rất mong nhận được thêm nhiều trao đổi của quí vị để học hỏi thêm. Trân trọng.
-
Thưa bác Thiên Sứ. Cháu cũng nghĩ như bác về "ngôn ngữ" và "khái niệm". Còn một số vấn đề liên quan đến "nhận thức", "trực quan"... cháu xin phép được trao đổi với bác trong bài tới. Cháu cũng đang soạn 1 bài về "Phương pháp khoa học", khi xong cháu sẽ gửi lên để bác cùng mọi người tham khảo và chỉ bảo thêm. Trân trọng.
-
Thưa anh quangnx. Cảm ơn anh quangnx đã chỉ ra thiếu sót của em. Thực sự em rất vui khi biết được, qua thông tin anh cho, là nhiều nhà khoa học hàng đầu rất trân trọng Đạo học phương đông (trong đó có Lí học) nói riêng hay nền văn minh toàn cầu cổ xưa nói chung. Vì cái em lo ngại là Khoa học đến hiện giờ khi đạt được nhiều thành tựu vượt bậc thì tỏ ra kiêu ngạo, tự lấy nhận thức của khoa học, phương pháp của khoa học ra để đánh giá những tư tưởng vốn có ít nhiều khác biệt với mình. Nói thêm 1 chút về sự khác biệt. Bản thân em hoàn toàn ko chủ định đối lập hay phân biệt rạch ròi giữa LHDP và Khoa học, mà là theo văn mạch của nhiều vị ở đây thì hai chủ thể trên là đối lập, hoặc có tính so đo, thể hiện rõ ở các trao đổi, chẳng hạn: Bác Thiên Sứ Anh Kakalotta Cụ thể, nhìn từ chiều Khoa học, phát biểu “ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán” được anh Kakalotta (K) nêu trong chủ đề “Định mệnh có thật hay không?” (nếu được anh K có thể vui lòng xác nhận lại) và trong chủ đề hiện tại thì anh K viết: Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tử vi, và sâu hơn nữa là ngũ hành nên có một nền tảng lý thuyết toán học vững vàng và rất sâu sắc. ADNH do đó có thể là tàn tích của một nền văn minh khác để lại cho đến nay. Đứng đằng sau phải là cả một nền tảng khoa học lớn. Rõ ràng khi anh K đã viết là “nền tảng” thì Batin tự nhiên hiểu là “ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán”. Một điều dễ thấy trong hệ thống ADNH còn lại hiện nay có nhiều dấu vết của toán, từ đơn giản như ma trận, số nhị phân… cho đến phức tạp như đại số Lie, E8… mà anh quangnx hay anh K đã đề cập. Tuy nhiên từ dấu vết đó mà kết luận ADNH có nền tảng toán học e là hơi vội vàng. Chẳng hạn, không thể vì loài người có những dấu vết của loài khỉ mà kết luận loài người có nền tảng là loài khỉ, hay loài khỉ có dấu vết của loài người mà kết luận loài khỉ có nền tảng là loài người. Cụ thể hơn, xét bản thân một số mô hình tính toán rất phức tạp của toán học dùng để dự báo thời tiết. Một mô hình cực kì tinh vi như thế cũng không tránh cho nước Mĩ, số 1 thế giới về toán, khỏi những thảm họa như Katrina… Ngược lại, một mô hình LHDP như Dịch học lại dự báo chính xác ngày bắt đầu và kết thúc chiến tranh Iraq (nguồn từ bác Thiên Sứ) mà thú vị ở chỗ có thể ngay người trong cuộc như ông Bush, ông Powell… cũng không thể biết được! Đáng kinh ngạc ở chỗ mô hình này đã dự báo thành công một vấn đề mà xét theo xác suất là nhỏ không thể tưởng, dù lấy bất cứ biến cố nào làm chuẩn. Batin nghĩ toán học là một phương tiện để hiểu LHDP, chứ không phải là nền tảng. Như vậy phải chăng Batin cho toán học hay khoa học có nền tảng từ LHDP? Dạ cũng không phải. Bây giờ nhìn từ chiều LHDP, bác Thiên Sứ, anh Vo Truoc… cho là, xin phép viết khái quát, “LHDP là 1 học thuyết bao trùm vũ trụ”. Batin xin nói rõ quan điểm của mình là Batin không nghĩ vậy, vì cũng như cách nói của anh K, LHDP không lí giải được rất nhiều quy luật bình thường có xác suất rất lớn. Công nhận là trong suy nghĩ, chúng ta đều cảm nhận được dấu vết còn lại của LHDP dựa trên nền tảng nào đó cực kì huyền vĩ. Tuy nhiên nếu lấy đó làm điểm tựa để ta bình phẩm các vấn đề khác, cụ thể trên diễn đàn này là các vấn đề toán lí, là hoàn toàn khập khiễng. Vì ngược lại, các nhà khoa học nói chung hay toán lí nói riêng cho dù chưa giải quyết được nhiều vấn đề mà LHDP thuần thục, hoàn toàn có thể lập luận tương tự : “TOE của chúng tôi dựa trên một nền tảng huyền vĩ từ xưa mà khoa học hiện đại ngày nay là những mảnh vụn còn sót lại!” Như vậy, thưa anh quangnx, em hoàn toàn không định đối lập Lí học và Khoa học, cũng như không nghĩ cái nào là nền tảng của cái nào, cái nào bao trùm lên cái nào. Em nghĩ cả hai đều là những mảnh còn lại của một cái nào đó diệu kì, mà em tạm gọi là chân lí. Trên con đường hướng tới đó, Khoa học và Lí học như hai mặt của 1 đồng tiền, đồng thời cái này là tấm gương soi cho cái kia, bổ sung và bổ khuyết cho nhau. Trân trọng.
-
Nguồn: Giao's blog Quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ, là Triệu Hồ tức Triệu Văn Đế, của những nhà khảo cổ Trung Quốc trực tiếp khai quật năm 1983 --- ý nghĩa của việc tìm thấy ấn vàng và ấn ngọc cùng những di vật liên quan khác --- Phần 1: Cho đến trước khi tìm ra chiếc ấn bằng vàng, người ta đã có được chiếc ấn bằng ngọc trên có khắc hai chữ triện "赵眜" --- 0 - "Triệu M.", hay "Triệu Mờ": Mình nghĩ: có lẽ để cho tiện dụng, hay tiệc ích, từ nay ta tạm gọi Triệu Hồ thành Triệu M hay Triệu Mờ --- đoạn diễn giải này đã được đưa vào lưu ở comment thứ 3 trong entry này. Làm thế vì sợ thiếu đất cho những phần sau. 1 - Từ kì 1 đến kì 17, chúng ta tạm mặc nhiên biết chủ nhân ngôi mộ ở Quảng Châu hiện nay là của Triệu Hồ, tức Triệu Văn Đế, vị vua thứ hai của nhà Triệu --- mà về quan hệ huyết thống thì là cháu ruột của Triệu Đà. Chúng ta cứ tưởng rằng, từ ngày khai quật đầu tiên, mở được chiếc cửa đá ra, là các nhà khảo cổ Trung Quốc đã biết ngay đấy là mộ Triệu Hồ. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Việc khai quật đã tiến hành được hơn 3 tháng, mà đoàn khảo cổ vẫn bó tay, không biết chủ nhân ngôi mộ là ai. Mộ này của ai nhỉ ? Của một tay nhà giàu nào ? Hay một vị thổ hào ? Hay của một vua nào đó thuộc vương triều Nam Việt ? Người ta đã tranh luận với nhau suốt 3 tháng trời. Câu chuyện về quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ dưới đây được một nhân vật chủ chốt trong đoàn khai quật kể lại với phóng viên của tờ "Đô thị phương Nam 南方都市报" vào năm 2003. Nhân vật đó là nhà khảo cổ Hoàng Viểu Chương 黄淼章, ở thời điểm năm 2003, ông giữ chức Giám đốc Bảo tàng công nghệ dân gian Quảng Đông 广东民间工艺博物馆馆长. Ông chính là người đầu tiên vào bên trong ngôi mộ. Hê hê, cái tên Viểu Chương của bác này hơi bị độc đấy ! Câu chuyện mà ông Hoàng kể cho phóng viên ấy đã được đăng trên tờ Đô thị phương Nam số ra ngày 22 tháng 11 năm 2003. Chúng ta biết rằng, ngôi mộ đã được khai quật vào năm 1983, đến năm 2003 là vừa tròn 20 năm, Hoàng từ một thanh niên mới vào nghề đã trở thành giám đốc một bảo tàng lớn trong tỉnh Quảng Đông. Dưới đây, tôi lược ghi lại câu chuyện mà Hoàng Viểu Chương kể với phóng viên --- nguồn tư liệu trích dẫn sẽ được ghi chú ở comment đầu tiên của entry tiếp theo, tức kì 19 của loạt bài này. 2 - Hoàng Viểu Chương kể rằng: mộ được bắt đầu khai quật từ ngày 9 tháng 6 năm 1983. Hơn 100 ngày đào bới, đến cuối tháng 9 năm đó, đoàn khảo cổ vẫn chưa biết là mộ của ai. Việc thì cứ làm, băn khoăn thì cứ băn khoăn thôi ! Đã có những cuộc thảo luận trong đoàn khảo cổ, trong đó, nhiều người đã đặt giả thiết: rất có thể là mộ của một vị vua nào đó thuộc vương triều Nam Việt. Theo giả thiết này, người ta đã tính toán như sau --- dựa vào ghi chép trong Sử kí và Hán thư. Nhà Triệu, tức triều Nam Việt, được mở đầu bằng Triệu Đà, trải qua 5 đời vua; mà 2 vua sau, là Triệu Hưng 赵兴 và Triệu Kiến Đức 赵建德, thì đã chết trận, vậy chỉ có thể là 1 trong 3 vị vua đầu tiên mà thôi --- tức là 3 vị có được cơ hội xây lăng mộ cho bản thân mình, gồm Triệu Đà 赵佗, Triệu Hồ 赵胡, Triệu Anh Tề.赵婴齐 Của ai đây ? Đà ư ? Hồ ư ? Anh Tề ư ? 3 - Trong bối cảnh ấy, người ta đã tìm được một chiếc ấn bằng ngọc 玉印 đeo trong chiếc áo ngọc 玉衣 bọc bên ngoài tử thi của chủ nhân ngôi mộ. Chiếc ấn đó có khắc rõ ràng 2 chữ theo thể triện, là: 赵眜. Nhưng, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Người ta vẫn chưa xác định được chủ nhân ngôi mộ là vị nào. Tại sao thế ? Là vì: trong Sử kí và Hán thư, không xuất hiện cái tên 赵眜. Thế rồi, đang lúc bí ấy, người ta lại tìm được một chiếc ấn có ghi hai chữ tuyệt vời nữa: đế ấn 帝印 --- ấn của vua ! Đúng vua rồi ! Không sai đâu được. Nhưng vua nào đây ? Lại tắc tị. Và khi tắc tị thì người ta hay đoán mò. Chẳng hạn có vị nghĩ thế này: cái anh chàng này chắc là con của Triệu Đà rồi. Vậy thì có lẽ Sử kí của Tư Mã Thiên đã nhầm: triều đại của người ta có những 6 đời, mà ngài chỉ ghi có 5 đời. Có nghĩa là: ngoài 5 vị đã ghi trong Sử kí, còn thêm vị vua nữa là . Vị này chắc hẳn là con của Triệu Đà, lên nối ngôi, rồi sau mới truyền cho Triệu Hồ. Ôi chàng Tư Mã Thiên, sao mà để lọt lưới mất một đời vua của nhà người ta vậy ? Ôi chàng, sao lại quên Triệu Mờ ? --- Còn tiếp Phần 2 --- Con trai của Trọng Thủy --- vị vua có tên Triệu Hồ --- 19 Quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ, là Triệu Hồ tức Triệu Văn Đế, của những nhà khảo cổ Trung Quốc trực tiếp khai quật năm 1983 --- ý nghĩa của việc tìm thấy ấn vàng và ấn ngọc cùng những di vật liên quan khác --- Phần 2: Sự xuất hiện đúng lúc của chiếc ấn bằng vàng, và kết luận của nhóm khai quật --- 0 - Như đã nói ở kì 18, sau 3 tháng khai quật liên tục, đoàn khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa biết đích xác chủ nhân ngôi mộ là ai. Người mặc áo ngọc đó là ai nhỉ ? Sự xuất hiện của chiếc ấn ngọc khắc 2 chữ triện Triệu M 赵眜 cứ tưởng là có ý nghĩa quyết định, nhưng không phải. Ngay cả khi đã có được nó, rồi lại thêm cả chiếc ấn ghi rõ 2 chữ đế ấn 帝印 - ấn của vua - mà người ta vẫn phải đoán già đoán non: rõ là vua nhà Triệu rồi, nhưng Triệu M có phải hay không phải một đời nữa thêm ra so với 5 đời ghi trong Sử kí. Thế là, từ chỗ không biết Triệu M là ai, người ta bắt đầu nghi ngờ Tư Mã Thiên. Rằng, có thể chàng Tư Mã này đã ghi lọt lưới mất hẳn một đời vua của người ta. Rằng, rất có thể, Triệu M là con trai kế vị của Triệu Đà, sau vị này rồi mới đến lượt Triệu Hồ được ghi trong Sử kí. Tức là, sẽ có một thế thứ mới: Triệu Đà - Triệu M - Triệu Hồ -----. Tất cả phải là 6 đời, chứ không phải 5. Sự xuất hiện của chiếc ấn vàng như kể sau đây sẽ làm tiêu tan những đoán già đoán non ấy. Nhưng, hết cái đoán già đoán non này, thì lại có ra cái đoán già đoán non mới. Lời phiếm bình của Giao tôi: chung qui lại, nghiên cứu lịch sử với nghĩa rộng nhất, có lẽ chỉ là công việc liên tục đưa ra những đoán già đoán non. Hiểu được ý nghĩa này của công việc nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy không còn ranh giới giữa nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiên cứu nghiệp dư nữa, để tránh được những kì thị vô lí về mặt tri thức. Có khi nghiên cứu chuyên nghiệp cả đời, chỉ là mang tiếng thế, mà chẳng có mảy may một đoán già đoán non nào; còn, lại có khi, nghiên cứu nghiệp dư, tuy có khi vô bằng cứ, mà cứ liên tục đưa ra được những đoán già đoán non động trời. Các ngài ạ, chính việc liên tục đoán già đoán non ấy là lịch sử, chúng ta đang viết ra lịch sử bằng chính sự tưởng tượng cúa chúng ta. 1 - Bây giờ, trở lại với ngôi mộ của Triệu M, bằng việc nghe bác Hoàng Viểu Chương kể lại tình tiết đoàn khảo cổ Trung Quốc tìm được chiếc ấn vàng. Về bác Hoàng Viểu Chương này, ở kì trước đã có giới thiệu. Bạn nào đã ghé thăm ngôi mộ Triệu M ở Quảng Châu, chịu khó quan sát hay hỏi, người của bảo tàng sẽ chỉ cho xem ảnh của bác Viểu Chương. 2 - Viểu Chương kể rằng, đến nay - năm 2003 - bác ấy vẫn nhớ như in sự kiện quan trọng vào khoảng 5 h chiều ngày 22 tháng 9 năm 1983. Nó diễn ra như một màn kịch vậy. Đó là sự kiện đoàn khai quật tìm ra được một vật phát ánh vàng lấp lánh nằm ở khoảng ức của chủ nhân ngôi mộ. Một cán bộ khảo cổ trong đoàn cẩn thận lau những vết sơn màu hồng nhạt còn lưu lại, làm sạch bùn đất bám xung quanh, và trước mắt hiện ra là: một con rồng vàng phát ánh vàng ngồi trên một chiếc đế vuông. "Ái chà, một chiếc ấn vàng có nắm rồng đây rồi !" --- một vị không nén được xúc động đã thốt lên. Viểu Chương nói: ấn vàng 金印 vốn là báu vật quí hiếm, hơn nữa, ấn vàng có nắm cầm hình rồng 龙钮金印 thì chưa từng thấy trong các ngôi mộ đời Hán 汉墓 trên toàn quốc.
-
Chết bác Thiên Sứ ơi, bài sau là cháu lấy nguyên từ blog của tác giả Trương Thái Du chứ cháu chưa đủ trình độ để bình luận về cổ sử đâu bác ạ! Cháu để sẵn chổi lông gà ở đây, lúc nào bác vào thì bác đét cho cháu mấy cái vì tội chú thích không rõ làm bác nhầm! :rolleyes:
-
Thưa bác Thiên Sứ và anh quangnx, cho phép Batin góp đôi dòng nhỏ. Edison từng nói “Người ta không thể làm ra đèn điện, nếu cứ mãi cải tiến đèn dầu.” Batin luôn nghĩ là chúng ta có thể tìm lại cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ADNH), trong đó có quan niệm của ADNH về vũ trụ, mà không cần trực tiếp phản biện lí thuyết bigbang, siêu dây hay những thứ tương tự của khoa học phương Tây. Vì về cơ bản ADNH và khoa học phương Tây là khác nhau cả về nhận thức lẫn phương pháp luận. Chính ngành vật lí đầu thế kỉ 20 đã gặp khủng hoảng về nhận thức luận, và nó là tiền đề cho những tư tưởng mới, quan niệm mới của Planck, Einstein… ra đời. Và đến ngày nay là đầu thế kỉ 21, Batin cho là ngành vật lí lại rơi vào “hố đen” mới về tư tưởng với những lí thuyết kiểu bigbang, siêu dây…, cho nên ngành vật lí hiện đại mới tìm về phương Đông, tìm về với Phật học, với Lí học, Đạo học… Batin cho là với lối tư duy kiểu phương Tây hiện nay, thì việc họ đi tìm những cái tuyệt đối như khởi nguyên vũ trụ, hạt của chúa, “lí thuyết mọi thứ” TOE (sát nghĩa!)… là hoàn toàn vô ích! Vì sao? Batin không đủ trình độ để giải đáp, chỉ xin lấy 1 ví dụ về thành viên Kakalotta (K) trong diễn đàn đã có trao đổi sôi nổi với bác Thiên Sứ ở chủ đề “Định mệnh có thật hay không?” Anh K đã nói về bigbang, về khởi nguyên vũ trụ một cách quả quyết bằng những lí thuyết khoa học “brand new” nhất, và anh cho là Lí học đông phương với ADNH là trường hợp riêng của vật lí toán, cụ thể là đại số Clifford, đại số Lie… mà thú thật bản thân Batin không đủ trình độ thưởng thức dù trước đây có biết lõ mõ về toán. Tuy vậy, anh K lại không thể trả lời được một câu hỏi về ngày mai của anh, là câu anh hỏi bác Thiên Sứ: “cháu có lấy được cô ấy không?” Batin cũng không cho rằng cần xây dựng lại một nền Lí học đông phương sao cho có thể giải thích được mọi chuyện, từ những việc vi tế nhất cho đến những việc vĩ mô nhất. Thứ nhất, nó dễ mắc phải căn bệnh “tuyệt đối hóa” của tư duy phương Tây, của khoa học phương Tây mà Batin cho là loại bệnh nan y nhất mà vô số di chứng của nó đã gây ra biết bao đau thương cho cả Trái đất này. Thứ hai, theo suy nghĩ thiển cận của Batin, chúng ta chỉ cần làm sao gây dựng lại LHDP hoàn chỉnh sao cho có thể áp dụng tốt trong đời sống hàng ngày của mọi người mọi loài, sao cho những kẻ “bán trời không văn tự” biết nghĩ lại, sao cho những người không may biết tin vào ngày mai tươi sáng hơn…; như vậy đã là phúc lớn cho nhân loại rồi. Batin xin thành kính hướng về tổ tiên người Việt mình với tâm niệm rằng tổ tiên có nhiều tư tưởng uyên áo mà vẫn rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, còn để lại qua bao nhiêu ca dao tục ngữ truyền lại cho con cháu ngàn đời nay. Batin xin góp đôi lời, mong bác Thiên Sứ và anh quangnx chỉ bảo thêm, và, Batin kính chúc bác Thiên Sứ và anh quangnx nhiều sức khỏe.
-
Tạ Chí Đại Trường Hôm nay đọc bài này của bác Trường: Việc phát hiện mộ Triệu Mạt / Triệu Văn Vương, cháu Triệu Đà cho thấy dấu vết Đông Sơn đậm đà trên vùng Quảng Châu ngày xưa vì hình tượng người lông chim trang trí trên tường mộ đã không khác trên trống đồng tí nào mà còn mang tính hoành tráng hơn. Cứ sợ trí nhớ phỉnh nên đành phải nhờ thằng google cho xem ảnh, cho chắc. Vẫn không thể tìm được bất cứ hình tượng người lông chim nào trang trí trên các vách đá của mộ. Ảnh trên là trang trí ở một bức tường của Viện bảo tàng, lấy nguyên mẫu từ thân của một chiếc thạp đồng trong mộ. ảnh 1: Thạp đồng ảnh 2: Họa tiết trên thạp Chỉ một chi tiết rất nhỏ thôi, có thể làm đứt gãy hẳn một bài khảo cứu công phu. Thậm chí biết đâu nó sẽ chạy tuột vào những trang sách giáo khoa, qua việc copy của các luận văn tiến sĩ giấy, gây nên ngộ nhận đời đời... Nguồn: blog Trương Thái Du http://au.blog.360.yahoo.com/blog-V8i4lZgl...cq=1&p=1805
-
Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà [10/26/2008] Có thể phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn của Triệu Đà (with english abstract) Nguyễn Việt Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva - Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á. Chiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám. Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng. Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình. Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“. 龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升 Dưới đây tôi trình bày một số cơ sở làm chỗ dựa cho việc dự đoán mối quan hệ giữa chiếc thạp này với Triệu Đà. -Thứ nhất là sự gần gũi giữa chiếc thạp này với chiếc thạp trong mộ Việt vương Văn đế Triệu Muội ở Quảng Châu. Triệu Muội là cháu ruột Triệu Đà, lên ngôi khi Triệu Đà mất năm 138 tr.Cn. Triệu Muội mất vào năm 122 tr.Cn. Vì lý do nào đó, hai tai quai hình chữ U lộn ngược của thạp Triệu Muội bị cắt cụt một nửa đều nhau[2]. Về kích thước, trang trí và cấu trúc có thể thấy hai thạp này như hai anh em sinh đôi (cao 42cm và 41 cm). Sự giống nhau ở cả những chi tiết cấu trúc các vành hoa văn và nhất là ở nội dung và kiểu thể hiện băng thuyền người ở giữa thân thạp. Khác biệt chỉ là tiểu tiết. Sự giống nhau này cho phép nghĩ rằng chúng được làm ra từ hai khuôn đúc khác nhau nhưng cùng một lúc trong cùng một xưởng bởi cùng một người thợ cả. -Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng. -Đơn vị đo lường thạch, thăng, đấu ... trên thạp BMM 2505-29 hoàn toàn giống đơn vị đo lường Nam Việt thể hiện trên minh văn trong mộ La Bạc Loan[3] và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội. -Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội. -Triệu Đà và quan lại người Hán ở nước Nam Việt chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt. Bản thân ông lấy vợ người Việt (hiện có đền thờ phu nhân người Việt của Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình). Các con, cháu, chắt của ông cũng đa phần lấy vợ người Việt. Trống đồng, thạp đồng là những báu vật Đông Sơn được chôn theo trong mộ vua quan nước Nam Việt. Có một vấn đề đặt ra là nơi phát hiện chiếc thạp này. Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập. Chúng ta chưa rõ Triệu Đà khi mất chôn ở đâu. Hiện tại mới biết hai nơi thờ vị hoàng đế Nam Việt đầu tiên này trên đất nước ta : Long Hưng Điện (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) và Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai). Chúng tôi ngờ rằng chiếc thạp BMM 2505-29 có thể khai quật được ở vùng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà thu phục được Âu Lạc, sau một hồi lưu lạc đã đến tay những người sưu tầm cổ vật xứ Thanh rồi từ đó đến tay nhà sưu tâm Việt kiều họ Phạm. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã sau khi thuộc Nam Việt do ở xa đã được Triệu Đà giao cho hai viên quan đại sứ cai quản. Hai viên quan này đã đầu hàng nộp hộ khẩu hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân cho Phục Ba đại tướng quân nhà Tây Hán Lộ Bác Đức vào năm 111 tr.Cn, khi nhà Tây Hán thôn tính Nam Việt (Hậu Hán thư). Vì vậy ít có khả năng mộ Triệu Đà chôn cất ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Phối hợp với những người sưu tầm cổ vật chúng ta có hy vọng lần tìm ra nơi đã phát hiện ra chiếc thạp này, từ đó lần tìm mối liên hệ với chủ nhân của nó mà như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng là của Triệu Đà. Hình minh hoạ : 1- Thạp đồng BMM 2505 – 29 và chi tiết trang chí 2- Thạp đồng B59 trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội (Hồ) và chi tiết trang trí 3- Những chữ khắc trên thạp đồng BMM 2505-29 Nguồn: http://www.drnguyenviet.com
-
1) Đạo của Vật lý; tác giả: Fritjof Capra; dịch giả: Nguyễn Tường Bách (1 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?nyw4nw2n22m 2) The Tao of Physics; Fritjof Capra; Shambhala 1975 (10 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?jyjym1dzkzh 3) Tử vi đẩu số tân biên; tác giả: Vân Đằng Thái Thứ Lang (6.4 Mb rar pdf) http://www.mediafire.com/?gnnmnw4mww5
-
SÁCH ẢNH Hai bách khoa thư bằng ảnh rất tuyệt của Britannica, nội dung cơ bản, hình ảnh rất đẹp. 1) Bách khoa thư bắng ảnh Britannica: Vũ trụ; tiếng Anh: Universe - Britannica Illustrated Science Library (22 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?ghjkxwyzl2q 2) Bách khoa thư bắng ảnh Britannica: sự tiến hóa và di truyền học; tiếng Anh: Evolution and Genetics - Britannica Illustrated Science Library (9.5 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?yttlntjligk Ngoài ra, còn có các chủ đề sau: Reptiles and Dinosaurs Birds Human Body I Human Body II Plants, Algae, and Fungi Mammals Invertebrates Energy and Movement Rocks and Minerals Volcanoes and Earthquakes Fish and Amphibians Weather and Climate Technology Space Exploration Quý vị nào quan tâm xin nhắn lại Batin sẽ gửi lên. Xin cảm ơn.
-
SÁCH ẢNH 1) "Long Sĩ" :( ; tiếng Anh: Soldiers of the Dragon - Chinese Armies 1500BC to AD 1840 (50 Mb rar pdf) Quyển này làm lại đẹp hơn, gồm cả 2 quyển Quân sự Trung Quốc Batin đã đưa lần trước. Mục lục - Contents Part I: Ancient Chinese Armies 1500 - 200 BC Part II: Imperial Chinese Armies 200 BC - AD 1260 Part III: Medieval Chinese Armies 1260 - 1520 Part IV: Late Imperial Chinese Armies 1520 - 1840 http://www.mediafire.com/?ygiimttnmmq
-
Một quyển sách hay về phương pháp tính lịch. Tác giả: Nachum Dershowitz đại học Tel Aviv, Israel; Edward M.Reingold viện công nghệ Illinois, Hoa Kì. - Tính toán lịch; tiếng Anh: Calendrical Calculations; Cambridge Uni Press 2008 Mục lục- Contents 1. Introduction Part I. Arithmetical Calendars: 2. The Gregorian calendar 3. The Julian calendar 4. The Coptic and Ethiopic calendars 5. The ISO calendar 6. The Islamic calendar 7. The Hebrew calendar 8. The Ecclesiastical calendars 9. The Old Hindu calendars 10. The Mayan calendar 11. The Balinese Pawukon calendar 12. Generic cyclical calendars Part II. Astronomical Calendars: 13. Time and astronomy 14. The Persian calendar 15. The Baha'i calendar 16. The French Revolutionary calendar 17. The Chinese calendar 18. The modern Hindu calendars 19. The Tibetan calendar 20. Astronomical lunar calendars coda Part III. Appendices: A. Function, parameter, and constant types B. Lisp implementation C. Sample data. - Bản DJVU 4Mb http://www.mediafire.com/?yganktjyjoj - Bản PDF 23 Mb Cảm ơn sự quan tâm của mọi người. http://www.mediafire.com/?idnkhmfmyy2
-
Một quyển sách viết về sự tương giao ko cân xứng về chính trị trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc hơn 2000 năm nay. Tác giả: Brantly Womack, giáo sư Ngoại giao (Foreign Affairs) tại đại học Virginia, Hoa Kì. - Trung Quốc và Việt Nam: thế chính trị không cân xứng; tiếng Anh: China and Vietnam: the Politics of Asymmetry; Brantly Womack; Cambridge University Press 2006 (4 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?1xmejmyyqzz Mục lục: Contents 1. General Overview Part One: Basic Structure 2. The Parameters of China's External Posture 3. Vietnam's Basic Parameters 4. The Politics of Asymmetry Part Two: The Relational Dynamic 5. From the Beginnings to Vietnamese Independence 6. Unequal Empires 7. The Brotherhood of Oppression: 1840 - 1950 8. Lips and Teeth ( :( ): 1950 - 1975 9. Illusions of Victory: 1975 - 1991 10. From Normalization to Normalcy 11. Change and Structure in Asymmetry
-
Một quyển sách viết về thiên văn thời cổ đại rất thích hợp cho quý vị đang nghiên cứu về Lí học Đông phương nói riêng và Thiên văn cổ nói chung, được trình bày khoa học, nhiều minh họa, tính toán rõ ràng cho các vấn đề thiên văn cổ. Tác giả: Kelley và Milone, 2 giáo sư Vật lí và Thiên văn tại đại học Calgary, Canada. - Khám phá bầu trời thời cổ đại: bách khoa thư về thiên văn cổ; tiếng Anh: Exploring Ancient Skies: An Encyclopedic Survey of Archaeoastronomy; David H. Kelley and Eugene F. Milone; Springer 2005 (18.6 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?amy2yjgzigm Batin xin giới thiệu sơ mục lục, có in đậm những phần đáng chú ý. Content 1. Historical Perspectives Part I: Astronomical Background 2. Principal features of the Sky 2.1. Star Patterns: Asterism and Constellation 2.2. The Sphere of the Sky 2.3. Basic Motions of the Sun and Moon 2.4. The Planets 3. Observational Methods and Problems 4. Time and Calendar 4.1. The Perception and Measurement of Time 4.2. The Bases and Functions of Calendar 4.3. Chronology 4.4. Astronomical Dating of Artifacts and Cultures 4.5 Causes and Effects of Secular Variations 5. Transient Phenomena Part II: Astronomy in Cultures 6. Paleolithic and Neolithic Cultures 7. Antecedents of the Western Tradition 8. African Cultures 9. Indo-Iranian Cultures 9.1. India 9.2. Persia 9.3. Southeast Asia 9.3.1. Angkor Wat 9.3.2. Other Temples in Southeast Asia 9.3.3. Constellations, Calendar and Cosmology in S.east Asia 9.4. Tibet 10. China, Korea and Japan 10.1. China 10.1.1. Archaeological and Historical Background 10.1.2. Early Astronomy 10.1.3. Chinese Chronology 10.1.4. The Purposes of Chinese Astronomy 10.1.5. Associations with Heaven and Earth 10.1.6. The Role of Buddhism 10.1.7. Instructions for New Emperors 10.1.8. Chinese Records of “Guest Stars” and Comets 10.1.9. Other Records of Transient and Phenomena 10.2. Korea 10.3. Japan 11. Oceanic Cultures 12. Mesoamerica 13. America North of Mexico 14. South American Cultures 15. The Descents of the Gods and the Purposes of Ancient Astronomy
-
Thưa bác Thiên Sứ, các cô chú, anh chị của Trung tâm Lí học Đông phương và các thành viên của diễn đàn! Đầu tiên, Batin xin phép được dùng chữ “tôi” cho các trao đổi dưới đây được thuận tiện về danh xưng. Là người tình cờ biết được diễn đàn (dđ), tôi rất cảm phục tấm lòng của bác Thiên Sứ cùng mọi người trên dđ dành cho Lí học Đông phương (LHDP), Lạc Việt độn toán cũng như nhiều vấn đề văn hóa, lịch sử, khoa học khác liên quan đến dân tộc Việt. Và để góp phần vào kỷ niệm 1 năm thành lập dđ (tháng 4/2008), sau 1 thời gian theo dõi và học hỏi dù luôn nhận thức được hiểu biết của mình còn rất hạn chế, tôi xin được đưa ra 1 số điểm nhằm đóng góp thêm cho dđ. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của mọi người. Tôi xin bắt đầu từ 1 chủ đề xuyên suốt bác Thiên Sứ hay dùng, xin được tóm lược như sau: “Lí học Đông phương là của nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử, và có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”. I) Về nội dung LHDP cũng như các vấn đề liên quan như Dịch học, tử vi, phong thủy… tôi xin phép ko có nhận xét do đã nói ở trên là hiều biết của tôi còn rất hạn chế. II) Cụm từ “nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử” dù chỉ có mấy chữ nhưng chứa 1 nội dung hết sức phức tạp. Tôi thử làm rõ 1 số điểm: 1) Tôi ko rõ khái niệm “văn hiến” trong tiếng Việt phân biệt như thế nào với “văn hóa” (culture) hay “văn minh” (civilization). Theo tôi đoán thì bác Thiên Sứ nghiêng về khái niệm “văn minh” hơn. (xem thêm khái niệm “culure” http://en.wikipedia.org/wiki/Culture và “civilization” http://en.wikipedia.org/wiki/Civilization) Câu hỏi đặt ra là: Vùng nam Dương Tử cho đến nay đã được chứng minh có một nền văn minh 5000 năm tuổi hay chưa? Và nếu có thì chính xác ở vùng nào, vì nam Dương Tử thật là 1 không gian quá rộng? 2) “Việt”! Một chữ này thôi mà ko biết bao nhiêu thế hệ các nhà nghiên cứu chuyên lẫn ko chuyên người Việt ko thể thống nhất với nhau. Một số câu hỏi: - Vùng bờ nam Trường giang có sắc dân nào định cư liên tục 5000 năm nay hay ko? Nếu có, thì họ có quan hệ thế nào với các tộc mang chung danh từ “Việt” từng xuất hiện trong sử Tàu như “Việt Thường”, “Bách Việt”, “Mân Việt”, “U Việt”, “Lạc Việt”…… - Người Việt ngày nay, gọi là người Việt Nam, phải chăng là đại diện duy nhất của “Bách Việt” còn giữ được nguyên vẹn di sản Việt với 1 đất nước Việt (Nam), dân tộc Việt (Kinh)…..? Quan hệ của người Việt hiện đại với 1 số dân tộc hiện sống tại Trung Quốc là người Tráng (Choang, tiếng Anh: Zhuang) ở Quảng Tây, người Yi ở Vân Nam….. là như thế nào? - Các vấn đề về sự hình thành của nhà nước, hình thành của dân tộc, về biến đổi lãnh thổ, sắc tộc, văn hóa… của nhà nước Văn Lang hay những nhà nước Việt khác là như thế nào? 3) Vấn đề niên đại. Tại sao là “trải gần 5000 năm”? Dường như bác Thiên Sứ hiện đang lấy mốc này dựa theo truyện Hổng Bàng. Vậy thì trước đó bờ nam Trường Giang chưa hình thành mô hình nhà nước? Hay đã có phát hiện nào về 1 mô hình nhà nước sớm hơn niên đại trên chưa? 4) Điểm phân biệt giữa tộc Việt và tộc Hoa (Hán) từ 5000 năm nay là gì? v.v Một số câu hỏi trên cho ta thấy sự phức tạp của vấn đề. Nó liên quan đến quá nhiều thứ, lại ràng buộc nhau từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai. Từ các khái niệm từ ngữ như “lịch sử”, “tiền sử”, “nhà nước”, “quốc gia”, “dân tộc”, “văn hóa”… cho đến các luận thuyết khác nhau về nền nông nghiệp lúa nước, di dân… và cả nhiều ngành chuyên môn: khảo cổ, ngôn ngữ, di truyền, dân tộc… đều còn rất nhiều tồn tại. Và bản thân tôi khi đưa ra các câu hỏi này thì tôi vẫn mới sưu tầm được chưa thật nhiều luận cứ làm sáng tỏ các vấn đề trên. Đây cũng là mở đầu cho đề xuất của tôi trong phần sau. III) “LHDP có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại” Ngày nay, nói đến luận lí, logic là ta gần như quy đồng với phương pháp khoa học theo kiểu phương Tây. Khi bàn đến khái niệm “khoa học” (science) (xem thêm “science”: http://en.wikipedia.org/wiki/Science) hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận, kể cả trong giới làm khoa học. Cho nên bản thân “khoa học” còn có rất nhiều vấn đề nội tại về phương pháp luận, về nhận thức… (mà tôi xin được đề cập trong 1 bài khác) là điều tất yếu. Khi lấy khoa học hiện đại phương Tây làm tiêu chí để thực hiện công trình của mình, tôi nghĩ rằng có lẽ bác Thiên Sứ muốn sử dụng phương pháp luận có tính logic cao của khoa học để hoàn thiện hơn, hay nói đúng hơn là phục hồi toàn vẹn LHDP. Rõ ràng, đây là hướng đi phù hợp. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng LHDP phù hợp các tiêu chí khoa học hiện đại, ko nhất thiết là ta phải tranh luận thắng thua với chủ thể này. Cụ thể là, trong trao đổi sôi nổi giữa bác Thiên Sứ và Kakalotta về LHDP và Bigbang nói riêng hay vật lí nói chung, chúng ta (những người LHDP) có xu hướng dùng những khái niệm của LHDP để phản biện những khái niệm của vật lí. Chúng ta hoàn toàn được quyền xây dựng quan niệm về vũ trụ dựa trên các khái niệm của LHDP như Âm Dương Ngũ Hành, tương sinh tương khắc… và nếu gặp những vấn đề mới ta hoàn toàn có thể nêu thêm khái niệm mới, mà hoàn toàn ko cần bình luận về những khái niệm thuộc Vật lí như hạt, sóng, lực, năng lượng, vận tốc…. đã được lắp ghép thành 1 hệ thống luận thuyết rất tinh vi. Nói như anh quangnx là “còn hơi sớm để ta dùng LHDP bàn về những chủ đề kiểu bigbang”. Tư duy kiểu nào sẽ sinh ra khái niệm kiểu ấy. Việc chúng ta phản biện lí thuyết của họ bằng ngôn ngữ của chính họ nhưng lại dựa trên tư duy của ta, sẽ sinh ra những khập khiễng không khác mấy hình ảnh một ban nhạc Mỹ chơi lại dân ca quan họ Bắc Ninh bằng tiếng Anh, và theo phong cách rock! Lời tâm sự: truy tìm lại hoàn chỉnh luận thuyết và chủ sở hữu thật sự của LHDP là 1 việc hệ trọng mà khối lượng công việc đã làm, đang làm và sẽ làm quá lớn đến nỗi bác Thiên Sứ và các cô chú, anh chị của Trung tâm Lí học đông phương hẳn là sẽ rất vui nếu được mọi thành viên dđ chia sẻ. Cho nên, tôi ko ngại mình thiếu học, xin đưa ra một số vấn đề “khởi động” ở đây làm nền cho một đề xuất nhỏ tôi sẽ viết ở bài sau. Tôi rất mong nhận được đóng góp và chỉ bảo tận tình của tất cả mọi người, để tất cả chúng ta cùng góp chút sức mình vào tuổi thứ hai mang nhiều hy vọng của diễn đàn Lí học đông phương, cũng là hy vọng của nhiều người con nước Việt. Trân trọng.
-
Cháu xin được trả lời nhanh bác Thiên Sứ về 1 số điểm: 1) Cháu cũng nghĩ như bác về chuyện từ ngữ. Quả thật cũng là bất đắc dĩ cháu mới "chua" thêm tiếng Anh vào, vì tạm thời phương Tây hệ thống hóa những khái niệm "văn hóa", "văn minh"... tương đối sâu hơn người phương Đông mình. 2) Thưa bác, những câu hỏi cháu đưa ra ko nhằm phản biện bất cứ điều gì bác đã nêu, mà cháu muốn nhấn mạnh với mọi người là: có quá nhiều điều của cần làm sáng tỏ để tìm lại "Quá khứ đã mất" như cháu tâm sự với bác lần trước. Cháu kính chúc bác nhiều sức khỏe!
-
- Một số bài viết về Cổ sử Việt của tác giả Trương Thái Du (0.6 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?lylzngk2g0v - Khảo cổ học về Châu Á; tiếng Anh: Archaeology of Asia, Blackwell Publishing 2006 (6 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?zzmnwwmgqnl - Nguyên lý của Chiêm tinh Ấn Độ; tiếng Anh: The Essentials of Hindu Astrology, Rama Rao (7 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?hul5ynkqlyx - Trung Quốc cổ đại và những đối thủ của nó; tiếng Anh: Ancient China and its enemies, Nicola di Cosmo, Cambridge University Press 2002 (4.3 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?memoitm2yjj - Sách ảnh: Quân đội đế chế Trung Quốc từ năm 200 trước CN đến 589 CN; tiếng Anh: Imperial Chinese Armies 200 BC - AD 589 (35 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?n2zzbetzekm
-
Thưa anh quangnx, quả đúng là Batin cũng thấy kỳ kỳ về thứ "Toán học" được trình bày trong sách này, ban đầu Batin định ko đưa lên nhưng thấy tạm thời chưa tìm được cái nào hay hơn từ góc nhìn của Đại Tàu nên cứ "liều" đưa lên vậy. Batin xin cảm ơn anh đã cho nhận xét. Và, là 1 người quý mến anh quangnx từ các bài trao đổi của anh trên dđ này, Batin mong là sẽ có dịp trao đổi với anh về LHDP và các vấn đề liên quan. Kính chúc anh sức khỏe!
-
- Toán học trong Chiêm tinh (tử vi) Trung Quốc; tiếng Anh; Chinese Mathematical Astrology; Ho Peng Yoke; Routledge Press 2003 (11.2 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?3ncontolzym - Chiêm tinh dự đoán Ấn Độ; tiếng Anh; Hindu Predictive Astrology; B.V. Raman; (28 Mb pdf) http://www.mediafire.com/?jmyedrejmnq