nhị địa sinh

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    546
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    4

Everything posted by nhị địa sinh

  1. Xin chào chú Vo Truoc.Chú nói như thế, có nghĩa chú chưa biết thông tin tòa thánh Vatican đã có sự nhìn nhận lại mình và Đức giáo hoàng Paulo II đã có lời xin lỗi trước bàn dân thiên hạ của cả thế giới về những cái nhìn nhận không đúng từ thời xa xưa cho đến nay rồi còn gì, như vậy những lời qui kết trên đã trở là quá cũ rồi, Vatican đang canh tân và đồng hành cùng khoa học cơ mà, còn nói về học thuật phương đông, thì linh mục Kim Định đã có nhiều tác phẩm triết học về học thuật phương đông rồi còn gì. Chú anmay nói đúng:
  2. :( :D :lol: phá đến thế là cùng.
  3. Nguyên bài viết nói về cách dạy con người hành động, ứng sử theo nguyệt lệnh hàng tháng của bốn mùa, các sao xoay chuyển theo tháng, không biết bé thơ đọc rồi dịch đại khái như thế nào mà ra câu chuyện ly kỳ vậy ta, hay là bé thơ không có đọc, mà chỉ bịa câu chuyện lỳ kỳ thôi cho vui.Chào Bác Hà Uyên. Cố Édouard Couvreur đã dịch từ tiếng Hán qua tiếng Pháp, nay lại dịch từ Phát ra Việt thì cháu e rằng không thể hiện được sự truyền đạt hết ý của bài dịch, có những từ Hán Việt mà người dịch ra tiếng Việt không thể hiện được, nếu Bác có bản tiếng Hàn rồi dịch ra tiếng Việt thì sẽ hay hơn vì có thể truyền đạt được ý của bài viết. Chúc Bác luôn luôn mạnh khỏe.
  4. Xin chào Thầy Thiên sứ và mọi người. việc sai lệch độ số trong các hệ thống như la bàn từ, GPS, satellite, ... thì tất cả những hệ thống định vị và hướng này đều có công thức và phương pháp hiệu chỉnh độ sai lệch của nó thông qua một thiết bị định hướng chính xác là la bàn con quay dùng điện, la bàn này luôn luôn chỉ đúng hướng trục bắc nam của trái đất thường không có sai lệch trong hoạt động của nó, la bàn từ ta dùng khoảng một thời gian thì nó sẽ bị nhiễm từ, nên độ chính xác sẽ không còn, các hệ thống định vị bằng vệ tinh không bị từ nhưng do sự vận động của nó xung quanh trái đất nên cũng có sai lệch, vì thế trong một ngành ứng dụng họ thường phải hiệu chỉnh sự đồng bộ các hệ thống này qua la bàn con quay này, nghĩa là dùng hình thức chuyển động theo lộ trình nhất định để khử từ cho la bàn từ và dùng công thức để tính toán hiệu chỉnh đồng bộ giữa các hệ thống theo la bàn con quay cho ngành ứng dụng của mình, còn trong phong thủy em thấy khi các thầy khi thấy việc do la bàn không chính xác thì họ thường niệm chú la bàn, vì không có thiết bị chính xác để hiệu chỉnh, nên ở đây có thể hiểu rằng họ đã dùng từ lực của lời chú để hiệu chỉnh la bàn từ, vì thế nó có vẽ thần bí hóa.
  5. Xin ài... lý giải dùm cái chữ màu đỏ là gì trong suốt quá trình A - B đối kháng?.
  6. Có ý kiến một tí. Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được. Chuyện ngụ ngôn chỉ là chuyện ngụ ngôn, nó chỉ dạy người ta ở một khía cạnh nào đó mà thôi, còn nói thực tế là có ông nào mà gặp hổ rồi đứng đó dụ khị nó vào tròng không?, đến cả Võ Tòng kia cũng phải một mất một còn.
  7. Xin cám ơn Thầy, em Thanh Vân, anh Tom xp, anh Achau và "chú" Thiên Đồng, đã quan tâm chúc nhị địa sinh những điều tốt đẹp và vui vẽ, sự quan tâm này làm nhị địa sinh rất vui và hạnh phúc, xin chúc Thầy và mọi người đều được vạn sự tốt lành.
  8. Xin chào các bậc tiền bối, phongthuysinh và tất cả mọi người quan tâm. Nhị địa sinh xin được góp một chút sưu tầm về "Tham đồng khế", bên dưới là phần trích trong sách của soạn giả Đặng Vạn Canh, xin mọi người tham khảo. Không phải vậy đâu, nếu những ai đã là Thầy thuốc Đông y điều biết về Tham đồng khế, cụ thể là trong sách "Chu dịch và Đông Y" dày khoảng ngàn trang đều có nói đến Tham đồng khế khá chi tiết, vì mình chỉ mới xem sơ qua quyển này mà thôi, điều này có thể hỏi bác lương y Longtuân là biết.
  9. XIN CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY THIÊN SỨ. Xin chúc Thầy vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự an khang, mọi việc tốt đẹp.
  10. Chào bạn Lôi kim Vân. Vì không nói rõ ý nên có thể bạn không biết ý của mình, bạn có thấy lối bố trí như hình vẽ là cái hành lang đi từ đàng trước nhà đâm thẳng ra đằng sau đâm ngay vào cái bếp, tạo nên thế đối xung, vì thế nói là không là như vậy. Nếu bạn hiểu được minh đường trong Loan đầu như thế nào, thì minh đường của bếp cũng tưa tựa như vậy.
  11. Xin chào. Mình thì chằng biết gì, nhưng theo cảm tính thì hình như phần phía sau chỉ có 7,5m vuông mà sắp xếp nhiều thứ trong đó quá, nhất là cái bếp hướng như vậy là không tốt, minh đường của bếp thì quá hẹp, có thể nào xếp phòng ăn phòng bếp sinh hoạt chung vào một được không vậy. Biết là diện tích nhà nhỏ nhưng lời đề nghị như vậy không biết có hợp lý không. Vài dòng tạc ngang, có gì không phải xin nhờ các cao nhân chỉ bảo, xin các cao nhơn giúp bạn Siputy vài lời, cám ơn. Xin chào. Mình thì chằng biết gì, nhưng theo cảm tính thì hình như phần phía sau chỉ có 7,5m vuông mà sắp xếp nhiều thứ trong đó quá, nhất là cái bếp hướng như vậy là không tốt, minh đường của bếp thì quá hẹp, có thể nào xếp phòng ăn phòng bếp sinh hoạt chung vào một được không vậy. Biết là diện tích nhà nhỏ nhưng lời đề nghị như vậy không biết có hợp lý không. Vài dòng tạc ngang, có gì không phải xin nhờ các cao nhân chỉ bảo, xin các cao nhơn giúp bạn Siputy vài lời, cám ơn.
  12. Lâu lâu mới thấy Bác Quangnx tiếu tiếu vui nhỉ, cám ơn Bác nhiều.Chào Rubi, xin lỗi bạn, vì cắt ngang mạch suy nghĩ của bạn, xin bạn cứ tiếp tục nhé, mình sẽ thường xuyên theo dõi bài viết của bạn, có lúc nào đó bạn không nhảy ra thì mình sẽ nhảy vào vòng tròn của bạn cho vui. Thân.
  13. Như vậy ông mặt trời vẽ nên Đồ thái cực, nhưng để thể hiện được nó thành hình dạng để nhìn thấy bằng mắt người phàm thì thật cũng không đơn giãn, do thế mà trong Hoài Nam nhân có kể các ông Hy Hòa phải lặn lội từ Trung nguyên xuống phía Nam đến đất Giao Chỉ để đo ánh dương do ông thái dương vẽ nên, thế mới thấy đất phương Nam quan trọng như thế.
  14. Xin cám ơn anh, nếu được chia sẽ thì tốt quá.
  15. Chúc Bác lương y LongTuan sinh nhật vui vẽ và hạnh phúc!!!
  16. Chào anh VinhL.Thấy anh nhắc đến "Thái Huyền kinh", vậy chắc anh có quyển sách này, không biết anh có thể chia sẽ với mọi người được không. Theo như NĐS biết thì "Thái huyền kinh" này do nhà triết học nỗi tiếng thời Tây Hán Dương Hùng (Ông là người theo phái Thuyết quái khí) mô phỏng theo "Chu Dịch" mà làm riêng một hệ thống, hệ thống mà ông tự tạo gọi là "Thái Huyền", đó là 81 ký hiệu, gọi là "81 thủ", mỗi "thủ" tương đương với một quẻ "Chu Dịch", phân biệt do 3 kí hiệu cơ bản __ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , _ _ , theo 4 lớp mà cấu thành, gọi là 3 phương, 9 châu, 27 bộ, 81 gia. Ba phương tức là tam huyền, phương thứ nhất là THiên huyền, phương thứ hai là Địa huyền, phương thứ ba là Nhân huyền. 81 gia tức là 81 thủ chia làm 9 giai đoạn, gọi là ''cửu thiên'', mỗi '' thiên'' 9 thủ, mỗi thủ chia làm 9 tán, có tồng cộng 729 tán, với nhất huyền, tam phương, cửu châu, 27 bộ, 81 gia và cả 81 thủ và 729 tán tạo nên đồ thức thế giới, thiên đạo, địa đạo, nhân đạo. Bên trên là những gì sơ lược mà NĐS biết được, nhưng lại không có bộ ''Thái huyền kinh'' để mở mang sự hiều biết, không biết anh có thể chia sẽ không, xin cam ơn.
  17. Chào Nuocvietmenyeu.Xin bạn đăng lên đi, cho mọi người cùng ngâm cứu, cám ơn nhiều.
  18. Trong phần nói về HKLV, mình có nói rằng nhà này trong tháng này sẽ có hỷ sự mà, PTLV ghê thật, không loại trừ các yếu tố khác tác động, nhưng thật là có tính dự báo và tiên tri, chúc mừng Crecent.
  19. Chào bác Liêm Trinh.Tài liệu ''Hiệp kỹ biện phương thư" này có bán đầy ngoài các hiệu sách, chứ còn đánh máy mà đưa hết lên đây e rằng chú Phạm Cương kham không nỗi rồi, vì nó có tới 2 tập, mà mỗi tập có tới hơn 800 trang lận.
  20. Xin chúc cô sinh nhật tràn đầy hạnh phúc
  21. Xin cám ơn ài...
  22. Chúc mừng hai anh em lên chức mới nha, trách nhiệm nặng, công việc nhiều, bận rộn lắm, ít la cà, năng nỗ luôn...... :mellow: :huh: :P chúc cho hai anh em hoàn thành xúc sắc công việc mà thắng tiến lên chức cao hơn. Thân.
  23. Xin chân thành chia buồn cùng cô và gia đình. "Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi lúc con người nằm yên giấc ngũ, mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người này không còn nước mắt nụ cười..................Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay, đã qua bao ngày trọn một kiếp này........." Lời nhạc buồn nhưng tạo ra cảm giác người thân ra đi để đến một nơi đầy hạnh phúc. Cầu mong Cô và gia đình vượt qua nỗi buồn và chỉ còn lưu lại nỗi nhớ và kỹ niệm không phai mãi trong cuộc sống này với người thân yêu nhất đã mất.
  24. Chào Rubi. Thấy Rubi vẽ nhiều hình quá nên hỏi Rubi một chút, không biết Rubi có và biết quyển "Dịch kinh lai chú đồ giải" của soạn giả Lai Tri Đức, do Ba Thục Thư Xã xuất bản năm 1989 không vậy, vì nghe nói có hàng trăm đồ hình cả cổ lẫn kim trong quyển sách đó, cám ơn.
  25. Thấy có bài viết sau, không biết đăng ở đâu, nay thấy có quán cà phê mới mở nên đem vào đây vừa nhâm nhi vừa đọc vậy. LỄ Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa. 1) Lễ trước hết là một danh từ chung bao quát mọi định luật thiên nhiên chi phối vạn vật quần sinh. (Ensemble des lois naturelles) 2) Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên (Céremonies, rites religieux, rituel, céremonial). 3) Lễ là tất cả các quy luật chi phối sinh hoạt tâm thần con người. (Lois morales) 4) Lễ là tất cả các các tổ chức chính trị xã hội (organisation politique et sociale) có thể đem đại hòa, đại thuận đến cho nhân quần. 5) Lễ là những cách cư xử tiếp nhân, đối vật thanh lịch, khéo léo (Bonnes manières, convenances, décence, bonne conduite, bonne tenue, courtoisie, bienséance, politesse). 6) Lễ là phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục (Usages et coutumes, tradition).[3] Gần đây các học giả Au Châu, như Escarra,[4] như Needham[5] đã tìm hiểu sâu xa về chữ Lễ. Các ông cho thấy rằng dân Trung Hoa cũng như các dân tộc khác, xưa nay thường sống theo hai bộ luật. Một là theo bộ luật tự nhiên, do Hóa công đã ấn định. Bộ luật này được gắn liền vào với tính chất vạn hữu nhân quần. Bộ luật này chi phối vạn hữu từ các vì tinh tú trên trời, đến con người nơi gian thế. Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên là Lễ. Hai là theo bộ luật nhân tạo, do chính quyền lập ra. Bộ luật này vì là nhân tạo, nên có khi hợp lý có khi không hợp lý và thường có tính cách gò bó, khô khan, cứng cỏi không uyển chuyển như những định luật tự nhiên. Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên này là Pháp, hay Pháp luật.[6] Từ khi đức Khổng ra đời cho đến khi các Nho gia chân chính sau này, nhất nhất đều chủ trương dạy con theo nững định luật tự nhiên, theo những định luật tâm lý, nhân sinh, tức là phải theo Lễ. Chủ trương Lễ trị này cũng còn được gọi là Nhân trị. Chủ trương Lễ trị hay Nhân trị có thể toát lược như sau: Muốn sống một đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia hay xã hội hạnh phúc, ý nghĩa, đầm ấm, hòa hợp, cần phải biết rõ định luật thiên nhiên chi phối vạn vật, chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể. Muốn tìm cho ra những định luật thiên nhiên cần phải: Biết quan sát ngoại cảnh. Biết tâm lý. Khảo lịch sử, phong tục. Dựa theo lẽ phải.[7] Có vậy mới suy ra được hoạt động, cư xử lý tưởng. Những định luật thiên nhiên chi phối con người có thể quy kết lại thành 3 đề mục: 1) Con người sinh ra đời cần phải biết thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng những thế lại còn phải biết lợi dụng hoàn cảnh để mà sống cho vui, cho mạnh. 2) Mặt khác, con người sinh ra đời còn có nhiệm vụ truyền giòng giống. 3) Những nhiệm vụ chính yếu nhất của con người là phải tiến hóa để tiến tới chân, thiện, mỹ. Suy ra ta sẽ có những tiêu chuẩn, những định tắc sau đây để hướng dẫn hành vi, sinh hoạt của ta. 1) Phải biết vệ sinh, phải biết hiếu sinh. 2) Phải lo cho có một dòng dõi hoàn hảo, lành mạnh. 3) Phải lo gia tăng sinh lực, trau dồi tình cảm, mở mang trí tuệ, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, vươn mãi lên theo hướng chân, thiện, mỹ. Vậy cái hay là cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh, thêm sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp,thêm văn minh, thêm tiến bộ. Cái dở là cái gì làm cho đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia trở nên rối loạn, bệnh hoạn, vô lý. Nói cách khác, cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, nâng cao phẩm cách con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao là hay. Cái gì làm con người trở nên cục cằn, ti tiện, gian manh, tàn ác, trở nên thoái hóa giống như muông thú là dở.[8] Thánh quân, hiền phụ xưa khi lập ra lễ, lập ra những định tắc nhân luân đã dựa trên những tiêu chuẩn thiên nhiên hết sức chắc chắn. 1) Vì thấy trời đất liệt bày lẽ tôn ti trật tự, nên các Ngài minh định rằng xã hội này cần phải có tôn ti trật tự, mới có thể sống thái bình hoan lạc, vì thế nên các Ngài đã minh định phận vụ cho mỗi hạng người.[9] 2) Các Ngài minh định rằng con người cần phải theo định luật tự nhiên thì mới có thể có đời sống hay, đẹp; mà đã nói đến định luật thì phải nói đến tiết độ. Cho nên các Ngài suy ra rằng con người không thể sống một cuộc đời buông thả, nhưng làm gì cũng có một chừng mực, tiết độ.[10] 3) Các Ngài minh định rằng con người sinh ra ở đời cần phải nhân nhượng lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, mới có thể đi đến chỗ đại hòa, đại thuận. Nếu phàm gặp trường hợp bất đồng ý kiến nào, người xưa cũng cố điếu đình, nhân nhượng để đi đến cỗ ý hiệp tâm đầu tránh mọi chuyện đổ vỡ. Chính vì thế mà ta thường hay nói: Lễ nhượng.[11] 4) Các Ngài cũng chủ trương rằng muốn được lòng người khác, con người ta phải luôn luôn khiêm cung, nhún mình, trọng người. Chính vì thế mà khi nói đến Lễ, ta thường liên tưởng đến hai chữ Lễ phép, Lịch sự.[12] 5) Các Ngài cũng thường quan niệm rằng thuần phong, mỹ tục chính là kinh nghiệm của tiền nhân. Chúng gói ghém tất cả những cách thức tốt đẹp để đối phó với mọi hoàn cảnh, để giải quyết mọi công việc, vì thế cần phải bảo trọng.[13] Tóm lại nếu mọi người trong một quốc gia xã hội: - Sống theo những định luật tự nhiên. - Không tự do buông thả. - Biết lo trau dồi tâm thần cho một ngày một nên cao khiết, trang nghiêm. - Nhường nhịn nhau kính trọng lẫn nhau, lịch sự tử tế với nhau. - Sống theo điều hay lẽ phải thì sẽ đem đến cho mình một đời sống xứng đáng, sẽ tạo cho quốc gia xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp.[14] Mới hay Lễ chi phối mọi hành vi cử chỉ của con người, những cách giao tiếp của con người. «Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, vũ nhục, khinh khi hay sàm sở với người khác.» [15] Mục đích của Lễ là: - Dạy dân cho biết nhân luân, biết hiếu, biết kính.[16] - Nuôi dưỡng những tính tốt. - Ngăn chặn những tính xấu. - Điếu hòa đời sống tình cảm tâm tình. - Xác định tôn ti, thiện ác, thị phi. - Đem lại hòa hợp, ngăn chặn sự chia rẽ, loạn lạc. - Đào luyện cho con người ngày một thêm thanh lịch, thêm nhân cách.[17] Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên, là những cử chỉ, những cách đối đãi đẹp đẽ mà muôn thế hệ đã lọc lõi, lưu truyền lại trong các nếp sống hay đẹp của dân gian, ta sẽ thấy thánh hiền Đông Á xưa đã có chủ trương hoàn toàn phù hợp với chủ trương của các bậc thượng nhân, thượng trí mọi nơi, mọi đời trên thế giới. Aritote cũng đã phân biệt hai loại lề luật: - Lề luật trời hay lề luật tự nhiên. - Lề luật người hay lề luật nhân tạo.[18] Cicéron cũng cho rằng: Luật tự nhiên chính là luật trời, cố sức dạy con người làm điếu hay tránh điều dở.[19] Âu Châu xưa cũng cho rằng: Luật nhân tạo kém vua chúa; luật thiên nhiên hơn vua chúa. Vua chúa mà dạy làm điều gì trái với luật tự nhiên thì dân chúng có quyền chống đối.[20] Thánh Thomas cũng cho rằng lề luật thiên nhiên chính là thiên lý, chính là sự khôn ngoan của trời hướng dẫn mọi hoạt động mọi biến chuyển.[21] Luật con người làm ra chỉ đúng là luật khi nào phù hợp với lề luật thiên nhiên, còn nếu chúng đi ngược lại với luật thiên nhiên thì không còn phải là luật nữa.[22] Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp với mọi người, đoàn kết với mọi người, ta mới hiểu rõ ràng được nững câu sau đây của Lễ ký và Tứ thư: «Con chim anh vũ tuy biết nói nhưng vẫn là chim. Con khỉ con vượn tuy biết nói nhưng vẫn là cầm thú, nên nếu con người không biết lễ thì tuy biết nói cũng vẫn là có lòng cầm thú. «Cầm thú, vì không biết lễ nên mới có sự loạn luân, chung chạ. «Cho nên thánh nhân lập ra lễ để dạy dân, để con người biết theo lễ mà ăn ở khác với loài vật.» [23] Lễ là điều gì hợp lý.[24] Lễ nghĩa là đầu mối của con người.[25] Cho nên lễ phát nguyên từ trời, có tầm hoạt động lan khắp trần gian, bao quát vạn sự biến chuyển theo thời, thích ứng với mọi nghề nghiệp, hoạt động con người. Nơi tâm con người lễ giúp làm nảy nở các đức tính tự nhiên. Trong hành vi con người lễ bao quát mọi cách thức tặng dữ, trao đổi, mọi hành động, mọi phép lịch sự, xã giao, mọi vấn đề ăn uống, quan hôn, táng tế, bắn cung, đánh xe, yết triều, thăm hỏi…[26] «Lễ nghĩa quy định những gì hay, những gì phải cho con người, nên rất cần yếu đối với con người. Nó dạy con người biết làm sao để trở nên đức hạnh thật sự, làm sao để hòa thuận với người. Nó giúp cho xương thịt con người trở nên cứng cát, rắn chắc, dạy con người cách nuôi người sống, chôn kẻ chết, tôn kính quỉ thần. Nhờ Lễ như là một cửa lớn, mà con người tìm ra được thiên đạo, sống thuận với nhân tình. Vì thế mà thánh nhân cho rằng cần phải biết lễ. «Quốc phá, gia vong, nhân tâm ly tán chính là vì con người không còn biết cách sống theo những định luật của trời đất, của nhân sinh…» [27] Cho nên muốn trị dân có hai cách. Thượng sách thời dùng lễ trị dân. Khi ấy người trên làm gương đáng cho người dưới, sống theo định luật thiên nhiên, theo vật lý, tâm lý, thiên lý, theo danh dự, dạy dân biết nhường nhịn lẫn nhau, biết xấu hổ mỗi khi mình làm điều gì xằng bậy. Đó là Nhân trị, đó là Vương đạo.[28] Hạ sách là luật pháp trị dân, dùng thủ đoạn trị dân, dùng hình phạt đe nẹt dân, lúc ấy dân sẽ tìm cách để trốn tránh lề luật và không còn biết xấu hổ vì những hành vi bất chính của mình nữa. Đó là Pháp trị, đó là Bá đạo.[29] Các Pháp gia xưa như Hàn Phi Tử (chết năm 232, năm thứ 15 Tần Thủy Hoàng), Thương Ưởng (chết năm 338) (làm tướng quốc đời vua Tần Hiếu Công) đã có một đời dùng luật pháp nghiêm minh để trị dân, nhưng cuối cùng đếu thất bại, vì đó gò bó miễn cưỡng, vô nhân đạo không phù hợp với tâm lý con người. Âu Châu ngày nay cũng đề cao Pháp trị, cũng dùng những lề luật hình pháp bên ngoài để trị dân, cũng dùng những thủ đoạn để thằng thúc, nhuyễn hoặc dân, chỉ bắt bẻ dân trên những hình thức bên ngoài, chỉ cần dân tuân theo những thể chế, qui ước bên ngoài mà thả lỏng lòng dục của dân, mặc cho các tính xấu của dân tha hồ phát triển, miễn sao là dân khéo léo tránh né được con mắt dòm hành của pháp luật, của các nhà cầm quyền, thế là đủ. Vì thế nên thế giới ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương; gia đình thác loạn, sự tương kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi; xã hội thác loạn, vì giá trị con người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn. Cho nên ngày nay bàn về Lễ tức là muốn kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống một cuộc đời hẳn hoi, chừng mực theo lẽ phải, xứng với danh nghĩa cao quý của con người, cổ súy tình tương thân, tương nhượng, tương, kính, cố gắng bảo tồn những thuần phong mỹ tục, những nề nếp đẹp đẽ của tiền nhân, để xã hội quốc gia đi đến chỗ đại hòa đại thuận.[30] Nguồn: Trang web Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ - Văn hóa phương đông.