Kadest
Hội viên-
Số nội dung
45 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Kadest
-
Anh Nhân Vô Minh, nếu anh còn vào diễn đàn và đọc được mấy chữ này, xin liên hệ nick yahoo : khdng0424 hoặc số điện thoại 01656027390, tôi muốn giúp anh về những thắc mắc mà anh đã đưa lên đây. Chân thành.
-
Kính ông Thiên Sứ ! Tôi thấy cái sự đồng nhất "phản biện Thiên Sứ" và "bênh vực cho cơ sở Lý học Đông phương có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán" của ông cũng rất là "cực đoan bảo thủ" đấy ạ.
-
Chà.... May mà con mèo nó ở Mỹ.... Chứ không phải Mỹ thì nó đã bị giết rồi.... Vì sao ? Vì người ta sẽ nghĩ là con mèo ám cho người ta chết... Hic.
-
Tôi nghĩ thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra. Hồi Giáo sẽ là lực lượng tham chiến mạnh mẽ. Nhưng nguyên nhân của thế chiến lần này không phải là Hồi Giáo. Thời điểm 2010 hoàn toàn là có thể.
-
Xin lỗi quý vị, tôi lại lạc đề thêm một lần nữa. Anh Kakalot, tôi không có ý chê bai học vị của anh. Bởi vì tôi chẳng hơn ai ở đây, kể cả anh. Nhưng ở đây, chỉ có kiến thức không thôi thì chưa đủ. Cho nên tôi nói anh cần phải rèn luyện nhiều về cái mà anh còn thiếu ấy, không phải là kiến thức. Nói thẳng ra thì e là anh Kakalot lại tự ái.
-
Ấy, anh bạn lại vội vàng rồi. Suy nghĩ cho kỹ rồi nói. Ở đây nhiều người chỉ tốt nghiệp cấp 3, cho nên tôi không có lý do để kỳ thị. Ý tôi muốn nói rằng anh cũng như vậy, mà không phải là cao hơn như tôi đã nghĩ. Cho nên anh cần phải rèn luyện nhiều.
-
Chỉ thế này thôi à ? Thế thì anh còn phải rèn luyện nhiều đấy. Trước đây khi mới tham gia diễn đàn này tôi cũng như anh thôi. Chân thành.
-
hai nét cổn 2 bên chữ vương mà, đâu phải ở trên hay 1 bên... tôi làm thử thì được chữ Đào 陶 thêm vào chữ vương 3 nét, mỗi nét cổn thêm vào 1 nét.
-
Trong sấm có nhắc tới họ Nguyễn, họ Lý, đúng. Nhưng tôi không nghĩ đấy là họ của "Thánh Nhân". Có thể là họ của một nhân vật lớn nào đó... Ngoài "Thánh Nhân" ra, sấm còn nhắc đến nhân vật "Bạch Sỹ" cơ mà. Nhân đây, tôi có 1 anh bạn, quen trên mạng, không biết mặt mũi ra sao, chỉ biết hắn dùng nick Phá Điền. Tôi hỏi hắn nghĩ thế nào về sấm trạng, hắn chỉ nói : sấm trạng không chỉ là tiên trị, mà còn là binh pháp. Tôi lại hỏi hắn vì sao lấy tên Phá Điền, hắn bảo phá chữ điền, thành chữ vương và 2 nét cổn hai bên, rồi thêm vào đúng 5 nét sẽ là họ của hắn. Thêm thế nào thì hắn không nói.
-
Đồng ý ạ.
-
Đúng là chưa thể kết luận hoàn toàn đúng khi vấn đề vẫn chưa chứng minh được. Nhưng ít ra cũng phải đúng được 90% thì người ta mới phải đi chứng minh chứ ạ. Thế cũng được. Việc này trước đây đã thỏa thuận rồi. Tôi chỉ nhắc lại một cách tổng quát thôi. Chỗ này tôi xin nhận khuyết điểm. Đúng là tôi chưa nghĩ tới những nước có biên giới nhiều đoạn. Trong trường hợp này ít nhất phải có 1 đoạn dài từ 2 điểm trở lên thì mới là liền kề.
-
"Thủy trung tàng bảo cái" Chữ "cái" trong này tôi nghĩ là chữ 'cái' viết với bộ kim, nghĩa là chất Calcium. 'Trong nước có chất Calcium" có lẽ là đá vôi (CaCO3) hay là đá thạch cao (CaSO4) chăng ? Có một chữ "cái" khác nghĩa là cái dù, cũng có thể. "Thủy trầm nhĩ bất kinh" Tôi nghĩ câu này chỉ một vùng 'đồng bằng' nào đó không bao giờ có lụt, tức là xung quanh có thể bị ngập lai láng nhưng 'nơi đó' không bao giờ ngập. Có thể là một khu đất cao, rộng khoảng mấy trăm mét vuông... "Mộc hạ châm châm khẩu" Tôi nghĩ cái này không phải là chiết tự, và nó ám chỉ 'họ' chứ không phải 'tên'. 'Mộc hạ' nghĩa là dưới cái cây, chắc là đất. 'Châm châm' là một động tác gì đó tương tự như 'đâm', 'chọc', 'chích',... Toàn câu này có lẽ ám chỉ một 'dòng họ' nào đó trong tiếng Việt, đồng âm với một động tác 'châm châm' trên mặt đất, và để lại những dấu vết giống như cái 'khẩu'. Một bản sấm nào đó chép câu này là 'mộc hạ liên đinh khẩu', câu chữ có khác, nhưng có lẽ cùng ám chỉ một thứ.
-
Thưa ông Thiên Sứ cùng các quý vị quan tâm. Xin dẫn lại đầu đề bài toán : Bạn hãy chứng minh rằng chỉ cần 4 màu khác nhau là có thể minh họa một bản đồ thế giới. Thứ nhất đầu đề yêu cầu : "chứng minh rằng..." có nghĩa là kết luận phía sau đó đã đúng rồi, ông Thiên Sứ không có quyền sửa lại kết luận, rằng phải cần ít nhất 5 màu và nhiều nhất 8 màu, vân vân. Thứ hai, vấn đề "4 màu khác nhau" có nghĩa là con mắt người ta phân biệt ra được, ở đây không nên đi sâu vào khái niệm "màu" và "sắc". Thứ ba, khái niệm "bản đồ thế giới" dễ hiểu nhầm, nhưng người ta đã quán triệt rồi. Ở đây không phải là bản đồ thế giới thật, mà là một tấm bản đồ nào đó, thể hiện ranh giới các quốc gia, với những điều kiện như thế này: -Không có biển, hồ ,đại dương, hoặc là có nhưng không xét đến, hoặc có thể dùng màu thứ 5 để thể hiện biển, nhưng không kể màu này. Tức là bài toán này chỉ yêu cầu dùng 4 màu trên các đảo, các đại lục mà thôi. -Lãnh thổ mỗi quốc gia đều phải liên tục, không rời rạc. Thứ tư, về nguyên tắc tô màu : hai nước có biên giới "liền kề nhau" thì phải vẽ 2 màu khác nhau, đường biên giới không được vẽ bằng màu thứ ba, chỉ cần vẽ 2 nước 2 màu thì con mắt người ta tự có thể nhìn thấy đường biên giới rồi. "Liền kề" có nghĩa là có chung ít nhất 2 điểm. Chỉ có chung 1 điểm hoặc không có điểm chung thì không phải là liền kề. Trân trọng.
-
Phần 1 đâu rồi ạ ?
-
Tôi thấy điều này không đúng, bởi khi tôi tra tiếp từ Giáp Thìn thì không khớp : Giáp Thìn mang số 1 sao là Tốn ? Ất Tỵ số 2 sao là Đoài ? Bính Ngọ số 3 sao là Càn ? ..... Từ Giáp Tý cũng không khớp : Giáp Tý số 3 là Chấn Ất Sửu số 4 là Tốn Nhưng Bính Dần số 5 sao là Khảm ? Đinh Mão số 6 là Càn Mậu Thìn số 7 là Đoài Kỷ Tỵ số 8 là Cấn Canh Ngọ số 9 là Ly Tân Mùi số 1 là Khảm Nhâm Thân số 2 là Khôn Quý Dậu số 3 là Chấn Nhưng Giáp Tuất số 4 sao là Càn ? Ất Hợi số 5 sao là Đoài ? ..... Một chút thắc mắc xin chỉ giáo.
-
KÍNH THƯA QUÝ VỊ ! Trước đây tôi có giới thiệu bài viết Âm Dương của Phá Điền, ngay trên diễn đàn này, nhưng chỉ một vài ngày sau thì bị xóa đi. Chuyện đăng bài và bị xóa bài, tôi không có khiếu nại gì... Thế nhưng tôi rất bất bình về một thành viên của diễn đàn này (mà tôi không nhớ tên), đã vin vào thái độ chính trị của Phá Điền mà phủ định sạch trơn bài viết của y, mặc dù trong bài y viết chẳng có tí chính trị nào. Tôi thực sự không mong muốn xảy ra chuyện như vậy, nhất là trên một diễn đàn lớn, có tiếng thuần học thuật, phi chính trị như thế này. Vì diễn đàn này là phi chính trị, cho nên tôi cũng không muốn đề cập đến thái độ chính trị của Phá Điền. Hôm nay tôi xin mạn phép giới thiệu lại bài viết Âm Dương cùng những bài viết khác mang tính học thuật của y. Tôi cảm thấy những bài viết này có giá trị nhất định, dù đúng dù sai. Tôi hy vọng việc này sẽ có ích cho diễn đàn. Cũng xin lỗi quý vị, bởi bài viết củ Phá Điền có những hình ảnh minh họa mang link yahoo, không nhúng vào đây được nên chỉ xin dẫn link bài viết ra đây thôi, mong quý vị thông cảm. Chữ Khoa Đẩu : Âm Dương Ngũ Hành : Hà Đồ Lạc Thư : Tái bút : Phá Điền không muốn tham gia diễn đàn này, nhưng y đã đồng ý để tôi giới thiệu bài viết của y ở đây.
-
À, đồng ý, tôi có phiền gì đâu, chẳng qua tôi dẫn kèm link nguồn để đối chiếu thôi....
-
Bài viết: Hà Đồ Tác giả: Phá Điền Bài này bàn về Hà Đồ. Hà Đồ bản gốc. Hà Đồ thể hiện bằng số, vòng tròn thể hiện số 10. Hà Đồ gồm hai phần, phần lõi gồm 2 lớp : lớp trong là số 5, lớp ngoài là số 10. Phần vỏ cũng 2 lớp : lớp trong gồm các số 1 2 3 4, lớp ngoài gồm các số 6 7 8 9. Thực ra chúng ta có hai đồ hình giống nhau khi vẽ lên trên giấy, nhưng khác nhau khi chúng ta xét đến sự vận động của nó. Hà Đồ với phần lõi động, phần vỏ tĩnh, thể hiện Ngũ Hành. Bây giờ ráp Ngũ Hành vào Hà Đồ , theo đúng các hướng quy ước của Thiên Đồ : Hướng Nam ở trên, hành Hỏa Hướng Bắc ở dưới, hành Thủy Hướng Đông bên phải, hành Mộc Hướng Tây bên trái, hành Kim Chính giữa là hành Thổ. Nhìn lại đồ hình này, chúng ta nhìn thấy rất rõ 3 dãy thứ tự căn bản của Ngũ Hành : Dãy 1 : bắt đầu từ chính giữa, sang trái rồi đi vòng ngược chiều kim đồng hồ : Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa.... đây là dãy tương sinh. Dãy 2 : bắt đầu từ chính giữa, đi theo thứ tự các con số 1 2 3 4 : Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc.... đây là dãy tương khắc. Dãy 3 : đọc theo cách đọc 1 hệ trục tọa độ Oxy, gồm trục hoành từ trái sang phải, trục tung từ dưới lên trên, hai trục cắt nhau tại O : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ...đây là thứ tự thông thường. Hà Đồ với phần lõi tĩnh, phần vỏ động, thể hiện Bát Quái. Trước hết ta xét sự tương ứng của các con số trên phần vỏ Hà Đồ với các Quái. Phần vỏ Hà Đồ gồm 2 lớp, mà mỗi lớp đều có 2 số chẵn, thuộc Âm và 2 số lẻ, thuộc Dương. 2 số chẵn lại khác nhau, 2 số lẻ cũng vậy. Như thế mỗi lớp gồm đủ tứ tượng. Các số 9 7 3 1 thuộc Dương, trong đó 9 3 là Thái Dương, 7 1 là Thiếu Dương. Các số 8 6 4 2 thuộc Âm, trong đó 8 4 là Thái Âm, 6 2 là Thiếu Âm. Ráp các con số vào dãy Bát Quái : Càn Cấn Khảm Chấn Tốn Ly Đoài Khôn 9 3 7 1 2 6 4 8 Bây giờ ta xét sự vận động của phần vỏ Hà Đồ. Toàn bộ phần vỏ chuyển động xoay quanh lõi 1 vòng. Lực quán tính kéo thêm 1 chút, rồi lực quán tính của lớp ngoài kéo thêm chút nữa, lớp ngoài bứt khỏi lực hướng tâm của lớp trong, nhưng lại vướng lực hướng tâm của lõi... Tạm coi như sự vận động dừng lại, chúng ta có 1 đồ hình với phần vỏ chỉ còn 1 lớp... Bỏ qua phần lõi, thay các số ở phần vỏ bằng các quái, chúng ta có Đồ hình Tiên Thiên ! *Phụ mục : Lạc Thư Lạc Thư bản gốc. Lạc Thư thể hiện bằng số. Lạc Thư thật ra là Sấm Ký, chứ không có ứng dụng trong Âm Dương Ngũ Hành. Sấm Ký Lạc Thư gồm 2 phần : Thứ nhất là số 15, ngang dọc hay chéo đều là 15. Thứ hai là bài khẩu quyết để dễ nhớ đồ hình Lạc Thư : Tam sơn tứ hải hội bát tiên Cửu long ngũ hổ độc nhất thiên Nhị vương thất tướng phò lục quốc Đã là Sấm Ký thì không nên lạm bàn, xin dừng ở đây. Chậc, phải chuyển hình ảnh sang google picasa mới nhúng được....
-
Bài viết: Chữ Khoa Đẩu Tác giả: Phá Điền Nguyên âm : viết trước (bên trái), sau (bên phải), hay ở trên phụ âm. Nguyên âm ‘u’ viết sau phụ âm và hơi thụt xuống. Nguyên âm ‘ă’ không đi với khóa đuôi thì đọc âm ‘a’. Phụ âm : viết trước (bên trái), sau(bên phải), hay ở dưới nguyên âm. Khóa đuôi : không có chữ gì khác viết ở trên, ở dưới hay bên phải khóa đuôi. Riêng khóa o/u có 2 vị trí : trước hoặc sau nguyên âm. Với vai trò khóa trước (hay khóa trái), đối với những nguyên âm viết trước hay trên phụ âm, hay là nguyên âm kép, khóa o/u được viết vào vị trí của phụ âm, và đẩy phụ âm ra sau. Dấu thanh : viết dưới phụ âm. Những chữ có phụ âm bị đẩy ra sau thì dấu thanh viết dưới khóa o/u (khóa trái). Những chữ chỉ có 2 thanh (sắc , nặng) thì chỉ dùng dấu nặng, không viết dấu thì đọc với thanh sắc. Bài viết: Âm Dương Tác giả: Phá Điền Học thuyết âm dương có một bài khẩu quyết như thế này : Vô cực sinh thái cực Thái cực sinh lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh tứ tượng Tứ tượng sinh bát quái Bát quái sinh vạn vật Vô cực là vô cùng nhỏ, người ta biểu diễn trên giấy bằng một điểm. Một điểm là sự bắt đầu của tất cả mọi vật. Rồi vô cực, tức là cái vô cùng nhỏ, nó lớn dần lên, lớn đến vô cùng vô tận, nó trở thành thái cực. Như vậy thái cực là vô cùng lớn, người ta biểu diễn bằng một hình tròn lấy vô cực làm tâm. Rồi các thứ hỗn độn trong thái cực chuyển động không ngừng. Sự chuyển động đó kích thích sự phân chia trong thái cực : thành 2, 4,8,16,... Hình ảnh dưới đây thể hiện sự phân sinh từ lưỡng nghi đến bát quái, bằng các hào âm dương Âm Dương chính là lưỡng nghi. Lưỡng nghi phân đôi thành tứ tượng. Mỗi tượng được biểu diễn bằng hai hào, hào trên là tĩnh, hào dưới là động, động để tiếp tục phân chia. Hai hào dương là thái dương, hai hào âm hợp thành thiếu dương, một hào âm và một hào dương là tượng âm, hào âm tĩnh là thái âm, hào âm động là thiếu âm. Tiếp tục phân chia hào động theo nguyên tắc trên, ta có bát quái, mỗi quái gồm ba hào, hai hào trên là tĩnh, hào dưới cùng là động. Phân chia như vậy thêm hai lần nữa, ta có 64 quẻ. Vân vân... Dưới đây xin giới thiệu ba Thiên đồ hình bát quái : Ở đây xin thống nhất sử dụng phương vị Thiên đồ, khác với phương vị Địa đồ. Địa đồ, tức là bản đồ địa lý, quy ước các hướng nhìn từ trên xuống : Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái. Bây giờ ta đứng nhìn về hướng bắc, hướng nam sau lưng, hướng đông bên phải, hướng tây bên trái. Ngửa mặt nhìn lên trời đi nào, đã nhìn thấy các hướng của Thiên đồ chưa nhỉ ? Thiên đồ quy ước các hướng nhìn từ dưới lên : Nam ở trên, Bắc ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái. Trước khi tìm hiểu các Thiên đồ bát quái, hãy nhớ rằng bát quái là tám loại khí trong trời đất. Nhìn vào Tiên thiên, ta thấy có một chỗ hội tụ dương khí (Khảm, Cấn) và một chỗ hội tụ âm khí (Ly, Đoài). Hai khối hội tụ khí này đối xứng qua tâm Thái cực (tức là Vô cực). Như vậy tại thời điểm Tiên thiên, thái cực đang sinh âm dương. Sau Tiên thiên, Càn Khôn dịch chuyển về phía hội tụ, đổi chỗ với Tốn Chấn. Sự dịch chuyển này xảy ra trên hai cái 1/4 vòng tròn, nên khiến cho thái cực xoay ngược chiều kim đồng hồ, cũng hai cái 1/4 vòng tròn, tức la 180 độ : âm dương đã phân biệt. Tiếp theo là âm động, dương tĩnh. Âm động tiếp tục phân chia thành thái âm và thiếu âm. Các quái thuộc âm, theo thứ tự trên thiên đồ lúc này là : Tốn Đoài Ly Khôn. Xoay một vòng ngược chiều kim đồng hồ, thái cực xoay nửa vòng, dừng lại, quán tính kéo thêm một chút : Đoài Ly Khôn Tốn, hai quẻ ngoài dừng lại, hai quẻ trong lại theo quán tính đảo chỗ : Đoài Khôn Ly Tốn, quán tính cũng kéo thái cực xoay thêm 1/4 vòng nữa. Tất cả dừng lại. Lúc này Đồ hình của chúng ta đã trở thành Hậu Thiên ! Nhìn lại Hậu Thiên, ta thấy thái âm và thiếu âm đã phân biệt. Tiếp theo là âm tĩnh, dương động.Dương động phân chia thành thái dương và thiếu dương. Sự phân chia diễn ra như trên. Tất cả dừng lại. Chúng ta có Chung Thiên bát quái đồ ! Tôi gọi là Chung Thiên, nghĩa là đồ hình cuối cùng, bởi vì từ đây trở đi, tứ tượng đã hình thành đầy đủ, các quái tiếp tục xoay chuyển trên thái cực, để tiếp tục phân chia, nhưng thứ tự các quái không thay đổi nữa.
-
Hay là tôi copy phần chữ vào đây, kèm với link nguồn, nha?
-
Vâng, việc này tôi hiểu. Nhưng đáng tiếc là tôi không thể nhúng hình ảnh mang link yahoo vào đây, không biết là vì tôi hay vì diễn đàn không cho phép...
-
Tôi đã tìm được tài liệu đó rồi đây. Xin lỗi các vị, tôi nhớ nhầm... Nguồn : http://www.travelchinaguide.com/cityguides/chongqing/ Xin được copy nguyên văn vào đây, để mọi người tiện theo dõi... Chongqing History & Culture Chongqing is located at the center of the ancient Bayu Area which is also the birthplace of Bayu Culture, a historical and cultural city in China with more than 3,000 years of history. About 20 to 30 thousand years ago, human beings had moved to the Chongqing area, thereby marking the start of Chongqing's long history. Name Origin of Chongqing Chongqing is located at the confluence of the Jialing and Yangtze Rivers and is nestled among the gently sloping surrounding mountains. Although the name of the city has changed several times including Jiangzhou, Ba Shire, Chuzhou, Yuzhou and Gongzhou, kingdoms, shires, prefectures and counties. Most names involved the name Ba because Chongqing was the center of the Ba Kingdom established by Ba ethnic groups and local aborigines who were conquered in the areas near the Yangtze, Wujiang and Jialing rivers. The Wendi Emperor of the Sui Dynasty (581-618) changed Chuzhou to Yuzhou and the mountainous city was called Yu for short for a long while. In the year of 1189, Song (960-1279) Guangzong was crowned as Gong King and the emperor of the whole country in succession. He gladly renamed Gongzhou to Chongqing meaning 'double gaiety'. Ba Kingdom Western Sichuan was called Ba Fang during the Xia Dynasty (21st - 16th century BC) and Ba Dian during the Shang Dynasty (16th - 11th century BC). Ba Dian delivered a tribute to the Shang Court every year. Ba people did not accept oppression under the Shang and bravely joined the Zhou (11th century BC - 221BC) Army in a crusade against the last king of the Shang Dynasty. Shang was finally defeated and the Ba group was authorized to be Ba Kingdom, one of the seventy-one vassal states of the Western Zhou. Chongqing was approved to be its capital during the 11th Century BC. The Ba Kingdom reached its heyday from the last years of the Spring and Autumn Period (770 BC - 476 BC) to late Warring States Period (476 BC - 221 BC), during which it's bronze culture had reached its zenith. However, the fortification of Chongqing didn't start until 316 BC according to the annals of history. At that time, Ba and Shu rivaled each other and Ba asked for help from the Qin State. The Qin conquered the Shu Kingdom and spared Ba Kingdom, too. The general of the Qin troop, Zhang Yi, conducted major new construction projects. He was the first person in history to truly build the city including the impressive fortification of Chongqing. Until the year of 316 BC of the middle Warring State period, the Ba Kingdom had existed for 800 years. Ba Culture During the early Warring States Period, the Ba Kingdom moved from the upper reaches of Hanjiang River to Eastern Sichuan around the main stream of the Yangtze River. Bronze culture assimilated with local aboriginal Neolithic culture, forming the Ba Culture, and the origin of Bayu Culture. Chongqing is the epicenter of this culture. Representatives of Bayu Culture Bayu Dance is a kind of folk martial dance of ancient Bayu Area. Ba people were well known for their bravery and dash as well as being good at singing and dancing. It was said in ancient records that Ba troops always sang and danced while marching to their crusade against the Shang Dynasty. During the early Han Dynasty (206BC-220AD), Bayu Dance was introduced to the imperial palace, becoming a royal court dance for appreciation, reception of envoys and guests and also official rites. This kind of dance gradually disappeared after the Tang Dynasty (618-907), and yet it was still popular among common people. Folk songs of Ba people were also famous not only in local areas but also in the neighboring Chu State in ancient times. Chongqing people still sing of their lovely mountains and rivers. Work songs of boatmen are a part of the colorful folk culture of Chongqing. Bayu dance and songs are considered to be the most important elements of Bayu Culture. Additionally, Ba people brewed their own fine wine, had their own burial ceremonies (boat coffin, hanging coffin and other kinds of burials). They had symbolized character, totems, bronze sculptures, fascinating legends and myths. These are all symbols of Bayu Culture. Chongqing as a capital In its some 3,000 years history, Chongqing had been a capital city three times. Capital of Ba Kingdom: in 1066BC of the Zhou Dynasty. Capital of Xia Kingdom: In 1363, the general Ming Yuzhen of peasant rebel army cleaned up the power of the Yuan Court in Sichuan and proclaimed himself emperor of the Xia Kingdom. Secondary capital of the Republic of China: In 1937 when the Sino-Japanese War erupted, the National Government moved to Chongqing later and made Chongqing as the assistant capital.
-
Nhưng mà đất của người Việt giới hạn ở bờ nam sông Dương Tử, còn Thành Trùng Khánh ngày nay nằm ở cả 2 bên bờ sông, thưa ông Thiên Sứ... Cho nên tôi đã nói rằng, có thể nhà Hạ có đặt đô ở Trùng Khánh, nhưng chỉ giới hạn ở bờ bắc mà thôi...
-
Nhưng người ta đã vẽ bản đồ thế giới với 4 màu rồi, thưa ông Thiên Sứ, tôi cũng vẽ được... Tôi cũng có thể chứng minh được rằng với 1, 2, 3 màu thì không vẽ được... Vấn đề còn lại là chứng minh 'không cần dùng đến màu thứ 5'... Và hướng chứng minh của tôi là 'chỉ có 1 trường hợp phải dùng đến màu thứ 5, nhưng trường hợp này không thể xảy ra', đó là 'một khu vực nào đó trên bản đồ có 5 vùng, mà mỗi vùng đều có tiếp giáp với cả 4 vùng còn lại'. Vài dòng đóng góp...
-
Đúng... Nếu dùng 4 màu khác nhau, mà mỗi màu lại có thể dùng nhiều sắc khác nhau, thì bài toán này chẳng có giá trị gì cả...