Kadest
Hội viên-
Số nội dung
45 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Kadest
-
Ồ... 500 năm TCN người Hán đúng là không có mặt ở lưu vực sông Dương Tử... Nhưng mà lịch sử Trung Quốc không phải của riêng người Hán, ví như nhà Thanh của người Mãn, nhà Nguyên của người Mông Cổ.... Cho nên chỗ này tôi nghĩ, nhà Hạ có thể không phải là của người Hán, mà của người Hoa chính gốc, tức là giống người ở miền giữa sông Hoàng và sông Dương Tử...
-
Ý tôi là trong phạm vi yêu cầu của bài toán này, hai vùng liền kề phải tô sao cho con mắt ta nhìn vào thấy khác nhau, để ta có thể nhận biết đó là 2 vùng chứ không phải 1, thế thôi, không quan trọng chuyện màu hay sắc....
-
Tôi không thấy có mâu thuẫn, thưa ông Thiên Sứ... Bởi vì nước Ba dời đô khỏi Trùng Khánh không có nghĩa là nước Ba mất ngay lúc đó.... Nước Ba hoàn toàn có thể tồn tại từ thời nhà Hạ đến tận thể kỷ III TCN... Hơn nữa, sông Dương Tử chảy cắt ngang qua Thành Trùng Khánh..... Cho nên kinh đô của nước Ba có thể đặt ở bờ nam, còn nhà Hạ thì dời đô ra bờ bắc sông Dương tử... Chuyện dời đô cũng không phải là vấn đề tư cách, mà là lý do.... Còn chuyện nước Văn Lang, vua chạy ra đất Mân chỉ là tạm thời thôi, bởi vì sau chiến tranh với Ân Thương, Văn Lang toàn thắng, không có lý do gì phải dời đô... Nhân đây tôi có một ý kiến về vua Hùng và triều đại Hồng Bàng như thế này : Triều Hồng Bàng không phải có 18 đời vua, cũng không phải có 18 thời, hay 18 triều, mà là 18 niên hiệu... Cả 18 niên hiệu đều có chữ Hùng nên dân gian gọi là vua Hùng... Còn vương hiệu của vua Hùng gọi là Dương Vương, chữ Dương bộ thủy, giống như ngôi vua của Hiên Viên gọi là Hoàng Đế (chữ Hoàng bộ thảo)... Triều Hồng Bàng bắt đầu bởi Tiên Tổ Kinh Dương Vương, Thủy Tổ Hùng Dương Vương,... Thủy Tổ trước khi lên ngôi Dương Vương có một thời gian làm vua Động Đình Hồ, nối ngôi Động Đình Quân, xưng là Lạc Long Quân.... Dân gian gọi ngài Thủy Tổ là Lạc Long Quân... Bởi 3 chữ này có trước.... Còn các đời Dương Vương về sau lại lấy chữ Hùng trong Hùng Dương Vương mà đặt niên hiệu.. Niên hiệu thứ nhất, Hùng Hiền, do Thái Tổ (con trưởng của Lạc Long Quân) đặt, nhưng năm Hùng Hiền thứ nhất được tính là năm Thủy Tổ lên ngôi...
-
Không nên phân biệt sắc với màu.... Đối với bài toán này, chỉ cần con mắt ta nhìn thấy khác nhau thì không thể coi là 1 màu...
-
'Thành Đô' đúng là không phải tên riêng, chỗ này tôi đồng ý với ông... Nhưng tôi nghĩ 2 chữ Thành đô này có từ trước thời Tần rất lâu cơ... Bởi vì cách đây không lâu, tôi có tình cờ đọc được một tài liệu trên mạng, giới thiệu du lịch Thành Trùng Khánh, bằng English... Đáng tiếc là bây giờ không thể tìm lại được... Trong đó đại ý có nói rằng Thành Trùng Khánh ngày xưa từng là kinh đô nước Ba, rồi nước Ba dời đô dọc theo bờ nam sông Dương Tử về phía đông... Sau đó nhà Hạ (nhà Hạ của Hạ Vũ, không biết là từ đâu, mà tôi đoán là Thành Đô) mới dời đô ra Trùng Khánh...
-
Chỗ này ý người ta nói là 2 vùng chỉ có chung 1 điểm thì coi như là không liền kề, có thể tô cùng màu... Ông Thiên Sứ này thiệt tình....
-
Thưa ông Nhatnguyen, tôi có một vấn đề nho nhỏ không biết ông nghĩ thế nào..... Đó là 2 chữ 'THÀNH ĐÔ'... Thành đô trong tiếng Việt nghĩa là gì ? Tại sao tại Tứ Xuyên lại có một địa danh gọi là Thành Đô ? Liệu 'Thành Đô' có từng là kinh đô một (hay nhiều) triều đại nào đó của Việt Sử ?
-
Bản đồ thế giới ở đây là bản đồ thể hiện biên giới lãnh thổ các quốc gia, trong đó 2 quốc gia có chung biên giới thì phải vẽ 2 màu khác nhau...
-
Đơn giản là chúng ta không thể vẽ 1 tấm bản đồ gồm 5 nước mà mỗi nước đều có biên giới với cả 4 nước còn lại, thế thôi...
-
Thưa Ông Nhatnguyen. Sau hơn một tháng đọc đi đọc lại sử thuyết của ông (thực ra tôi đã đọc nhiều lần từ đầu năm đến nay), tôi vẫn thấy có nhiều chỗ.... nói một cách công tâm và thẳng thắn, là sai, thưa ông. Và tôi hy vọng là ông có thể tự nhìn ra những cái sai đó. Trên tinh thần nghiên cứu khoa học. Câu chuyện "chỉ nam châm" trên đây chính là một lời nhắn nhủ chân thành gởi đến ông, để chúng ta có thể cùng nhau đi đến những cái đúng. Dĩ nhiên, từ nay đến cuối năm, tôi sẽ từ từ chỉ ra những cái sai đó, để ông có thể tin rằng, tôi thực sự nhìn thấy những cái sai trong sử thuyết của ông. Bây giờ xin phép quay lại câu chuyện "chỉ nam châm". Ông Nhatnguyen đã nói rằng : Tôi nghĩ từ 'chỉ' trong 'chỉ nam châm' không đồng nghĩa với động từ 'chỉ' trong tiếng Việt , bản thân cây kim không thể làm chủ cho hành động 'chỉ' được , nó chỉ có thể hướng về ...mà thôi (chỉ = hướng về là trạng từ )nên chuẩn xác hơn Hán ngữ phải gọi là 'Nam chỉ châm'....mới đúng văn phạm . Dĩ nhiên chúng ta đồng ý với nhau rằng : từ trường trái đất làm cho cây kim chỉ hướng nam, chứ cây kim không tự chỉ nam, đó là chuyện của vật lý học. Còn trong văn phạm ngôn ngữ học, hành đông xảy ra do sự tác động của hành động khác được coi là chủ động. Cây kim nó chỉ hướng nam thì người ta nói là cây kim nó chỉ hướng nam, trong đó "cây kim" là chủ thể của động từ "chỉ". Trong trường hợp người ta nói rằng : Từ trường làm cho cây kim chỉ hướng nam, thì chủ thể của động từ "chỉ" vẫn là "cây kim". Còn "từ trường" là chủ thể của động từ "làm". Xin hết.
-
Thưa Ông Nhatnguyen. Tôi xin ghi nhận ý kiến của ông. Về vấn đề này, tôi xin bổ sung một chút thiếu sót ở trên. Rằng : nếu BỔ TÚC TỪ 'không phải' là đối tượng của ĐỘNG TỪ thì nó vẫn đứng trước. Đó là trường hợp 'nam tiến', 'bắc phạt', hay 'tây chinh' ...Tôi xin ví dụ 'bắc phạt' là chinh phạt một nước, hay một tổ chức gì đó ở hướng bắc, đối tượng của động từ phạt ở đây không phải là hướng bắc. Trong 'nam tiến', động từ tiến có nghĩa là tiến công, hay tấn công, cũng là đánh dẹp một nước , chứ không phải chỉ là di chuyển. Còn trong CHỈ NAM CHÂM, người ta muốn nói đến một cây kim chỉ hướng nam, chứ không phải là chỉ ai đó hay cái gì đó ở hướng nam. Cho nên 'nam' ở đây đúng là đối tượng của động từ 'chỉ', và phải đứng sau 'chỉ'. Thực ra tôi không có ý bác bỏ ý kiến của ông Nhatnguyen, rằng kim nam châm là của người Việt, mà tôi chỉ muốn nói rằng: dựa vào cấu trúc ngôn ngữ của CHỈ NAM CHÂM, chúng ta không thể kết luận vấn đề như vậy được. Vài dòng trao đổi...
-
Thưa... Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. 2 cực địa từ bắc và nam vẫn cùng hướng với bắc và nam cực của qủa đất , chỉ lệch nhau chút đỉnh. xin bạ̣n Kadest xem lại . Chỗ này tôi xin nhận... tôi sai. Nhưng 3 chữ CHỈ NAM CHÂM.... Xin có 1 điều rằng trong cấu trúc tiếng Tàu, BỔ TÚC TỪ đứng trước DANH TỪ nhưng đứng sau ĐỘNG TỪ. Tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có cấu trúc này. Trong CHỈ NAM CHÂM thì NAM bổ túc cho CHỈ, CHỈ NAM bổ túc cho CHÂM. CHÂM là DANH TỪ nên CHỈ NAM đứng trước, còn CHỈ là ĐỘNG TỪ nên NAM đứng sau. Cho nên...
-
Thưa Ông Nhatnguyen Tại thời điểm 918, Giao Chỉ là vùng tự trị của họ Khúc người Việt, còn Quảng Đông là vùng cai trị của quan nhà Đường, do vua Đường cho phép... Mà dù Lưu Cung là người Việt thật thì đã sao, nếu là người Việt kiểu "con cháu Triệu Đà" thì cũng chẳng khác người Hán là mấy. Dù sao thì lúc này lãnh thổ Đại Đường của người Hán đã bao trùm cả nước Việt ta, cho nên cái chuyện người Hán làm quan trên đầu dân Việt, trên đất của người Việt cũng bình thường thôi.
-
Anh MinhXuân. Bạn Kadest đọc được nửa ý của người ta rồi phát biểu chẳng đâu vào đâu cả. Cái này là anh chứ không phải tôi đâu nhé. Tôi đã nói rằng là : HƯỚNG NAM TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT LÀ GẦN ĐÚNG HƯỚNG BẮC ĐỊA LÝ kia mà... CHỈ trong tiếng Tàu là DANH TỪ thì có nghĩa là ngón tay, đúng. Nhưng... CHỈ trong tiếng Tàu là ĐỘNG TỪ thì có nghĩa như CHỈ tiếng Việt... Và rõ ràng CHỈ trong CHỈ NAM CHÂM là ĐỘNG TỪ... Đấy là tôi nói 1 chữ CHỈ với hai nghĩa khác nhau nhé, không phải là 2 chữ CHỈ khác nhau đâu... Không tin thì anh tra lại TỰ ĐIỂN thử xem.
-
"KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý.... Câu này tôi xin phép... giữ nguyên... Ông Nhatnguyen52 nói rằng: vì chỉ có 'chỉ nam châm' mà không hề có 'nam chỉ châm' nên dựa vào cấu trúc ngôn ngữ tôi mới khẳng định 'Kim chỉ nam ' là phát minh của tiền nhân người Việt . Tôi thì: Tiếng Tàu có những cái ngược với tiếng Việt, nhưng không phải cái gì cũng ngược đâu ông ơi !
-
Chuyện Lưu Ẩn, Lưu Cung lập nước Đại Việt (917) thì đúng rồi... Nhưng sang năm 918 Lưu Cung mới sực nhớ ra rằng: Ông ta họ Lưu, mà họ Lưu là họ của vua Đại Hán ngày xưa... Cho nên Đại Việt bị đổi thành Đại Hán, cũng chỉ là trên giấy tờ... Trong dân gian vẫn coi là Đại Việt, còn sử Tàu thì ghi thành Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán, cũng tồn tại trong khoảng thời gian đó... Vua Đinh thì gọi là Đại Cồ Việt, để phân biệt với Đại Việt - Nam Hán, Vua Lý ngày sau lại trả về Đại Việt... Cũng vì trong lòng người Việt đã in đậm hai chữ Đại Việt... Như là hai chữ Việt Nam của ngày nay...
-
Xin có vài dòng đóng góp : (Theo suy nghĩ của tôi) Xưa kia (trước thời điểm 2879TCN), có 1 triều đại Thần Nông gồm 6 đời vua (đóng đô ở vùng Tứ Xuyên Thành Đô ngày nay). Vua thứ tư là Đế Minh chia thiên hạ làm hai, triều đại Thần Nông cai quản vùng phía bắc Ngũ lĩnh, Kinh Dương Vương Lộc Tục làm vua vùng phía nam Ngũ lĩnh. Vua Kinh Dương tuân lệnh Đế Minh thành lập một "Liên Bang" bao gồm các nước nhỏ vốn đã tồn tại ở vùng Lĩnh Nam từ lâu. Một vài nước ngoài biên không tham gia "Liên Bang", bao gồm Ai Lao, Chiêm Thành, Phù Nam,...Nhưng tất cả đều là Bách Việt. Vua Lạc Long Sùng Lãm mở rộng "Liên Bang" bằng cách sáp nhập tiểu quốc "Động Đình Hồ" của Ông ngoại Ngài. "Liên Bang" của vua Lạc Long chính thức mang tên Văn Lang. "Lang" là đạo Lang, hay đạo Lương, là tôn giáo chính thống của người Bách Việt. "Văn" là biểu tượng của đạo Lang, cũng như chữ Vạn của đạo Phật, hay cây thánh giá của đạo Thiên Chúa. Lại nói về triều đại Thần Nông, đời thứ sáu, Đế Lai, xảy ra chiến tranh với Hiên Viên Hoàng Đế, Đế Lai tử trận, triều Thần Nông mất, lãnh thổ của triều Thần Nông (cũng là một liên bang) rơi vào tay Hoàng Đế. Cho đến thời nhà Hạ, kinh đô vẫn là Thành Đô. Nhà Hạ dời đô sang Trùng Khánh, rồi các triều đại về sau dời đô dần dần về phía đông.Liên Bang này dần dần tan rã vào cuối thời nhà Chu, các nước nhỏ tách ra khỏi Liên Bang lại đánh nhau, đó là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Tại Thành Đô lại thành lập một nước Thục. Nước Thục này mất vào tay Tần Thủy Hoàng, khi Tần Thủy Hoàng tái thống nhất Liên bang. Nước Thục này về sau còn thành lập rồi lại mất 2 lần nữa. Tần Thủy Hoàng muốn thống nhất cả thiên hạ, nên đem quân đánh nước Ba, cũng chính là liên bang Văn Lang. Vua Hùng của nước Văn Lang lúc này lại chủ quan, coi thường Tần Thủy Hoàng, nên bị Hội đồng Liên Bang (gồm các Lạc Hầu, Lạc Tướng) phế truất, Lạc Tướng Tây Vu là Thục Phán được bầu làm Vua mới của Liên Bang. Liên Bang vẫn mang tên Văn Lang. Vua An Dương Thục Phán "sáng tác" ra một từ mới để gọi Quốc gia của mình. Đó là từ "... ...". Từ "... ..." được ghi âm bằng 2 chữ Nho (dĩ nhiên là sau khi vua An Dương mất, chữ Khoa Đẩu bị cấm). Sau này, người ta tìm thấy 2 chữ Nho này, người ta đọc là "Âu Lạc". Còn trong Tiếng Việt, từ "... ..." lại biến âm thành "Đất Nước". Xin tạm ngưng.
-
"KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý. Ngày xưa hay ngày nay cũng thế cả, 5000 năm chỉ đủ để 2 cực từ trường Trái đất dịch chuyển chút ít thôi. "KIM CHỈ NAM" là "CHỈ NAM CHÂM", Ta hay Tàu cũng vậy, không có "NAM CHỈ CHÂM" Các hướng Địa lý, Dịch lý vốn khác nhau từ xưa đến nay, chứ không phải có ai đó đảo ngược Bắc Nam đâu. Cũng một Trái đất với các phương hướng cố định mà thôi, nhưng nhìn từ trên cao xuống, để vẽ lại hình dạng mặt đất, đó là chuyện Địa lý, còn từ mặt đất nhìn lên trời, xem mây gió, trăng sao,... để dự đoán những chuyện tương lai, để sắp xếp bát quái trên Thiên Đồ,...đó là chuyện Dịch lý. "Không có từ Hán Việt" : đúng, mà chỉ có một hệ thông chữ "tượng hình" (người Việt gọi là chữ Nho) được dùng chung ở Á Đông, mỗi nước đọc mỗi kiểu, Ta đọc kiểu của Ta, Tàu đọc kiểu của Tàu, Cao Ly đọc kiểu Cao Ly, Nhật đọc kiểu Nhật... Còn chuyện biến âm, đồng ý là có biến, nhưng mà cần phải cẩn thận, không phải cứ gần âm thì coi là biến âm được. Ông Nhatnguyen52 đã tự nhận là "kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học", cho nên ông cần phải "cực kỳ thận trọng" trong việc nghiên cứu sự biến âm.
-
Thì chuyện này cũng giống như hai chữ "Việt Nam" đã xuất hiện từ thời ông Trạng Trình, nhưng mà đến mấy trăm năm sau chúng ta mới chính thức có quốc hiệu "Việt Nam" đấy thôi, có chi mà lạ. Mà sao cái ông này cứ ưa lấy niên đại của sử Tàu mà gán cho sử Việt thế nhỉ ? Sử Tàu là sử Tàu, mà sử Việt là sử Việt chứ. Sử Tàu thì có được mấy phần là thật.