Hạt gạo làng

Hội viên
  • Số nội dung

    2.834
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    23

Everything posted by Hạt gạo làng

  1. - phối cung bát trạch chỉ dùng trong phong thủy là chính. vợ chồng phối nhau được họa hại, hay khắc khẩu - Đôi này cưới nhau sinh con năm Canh Dần hoặc Tân Mão rất tốt, thân mến
  2. đơn giản nhất là bạn lắp một cái đèn tường ở đó, bóng đèn chúc xuống dưới, ánh sáng đèn có màu đỏ hoặc vàng. Thân mến
  3. sinh đứathứ 2 rồi thì đặt một đồ vật mang hành hỏa hoặc treo đèn tường màu đỏ ở phương Tây Nam của căn nhà nhé. Thân mến
  4. Năm Canh Dần nên sinh con trai. Năm Tân Mão sinh con gái cũng được. Muốn biết sao lại đổi Thiên Thượng hỏa sang Thiên hà thủy thì xem cuốn Hà Đồ trong Văn Minh Lạc Việt của chú Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh có đăng trên trang chủ. Thân mến
  5. nhà này sinh con trai năm Canh Dần hoặc Tân Mão cũng đều tốt. Thân mến
  6. đáng nhẽ bài này phải đưa sang mục tư vấn phong thủy, nhưng cũng có dính đến vấn đề luận tuổi, vậy xin trả lời ở đây. Sau này có gì hỏi han về nhà cửa, phong thủy thì nên sang thư mục Phong thủy nhé :( - Cho hỏi, hầm cầu và cầu thang (nếu có) nằm ở đâu? Chắc nằm ở giữa nhà nên vợ mới bị như vậy nhỉ? Phòng WC nằm dưới cầu thang phải không? - Nhà này ở từ năm nào? Nên đo độ của hướng nhà càng chính xác thì càng tốt. Thân mến
  7. - Nếu nhà hướng Đông thì đuôi nhà là hướng Tây, nếu bếp đặt ở góc Tây Bắc là phạm hỏa thiêu thiên môn, không lợi cho sức khỏe người chồng, cẩn thận bệnh về đường máu, huyết áp. nếu có thể nên đặt dịch bếp về phương bắc. Tốt nhất nên có sơ đồ nhà thì mới biết được. Nhà như vậy là tốt rồi, chỉ cần chú ý đừng để bếp ở phương Tây Bắc là được. - Quả cầu thủy tinh có nhiều cách sử dụng. Có thể đặt ở phương Tây Bắc của phòng ngủ nhé Thân mến.
  8. Gia đình này vợ chồng cũng hiểu ý nhau đấy chứ? Nhưng thỉnh thoảng hay khắc khẩu. Sinh con năm Canh Dần vào mùa thu thì không được mùa sinh. Được mùa sinh thì tốt hơn vì sẽ được gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống, tuy vậy cũng không phải là cái quyết định số phận, sự sướng khổ. Nó còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác. Con sinh ra thì bố mẹ càng hay khắc khẩu. Đứa con thứ 2 khó chọn. Nếu sinh con năm Đinh Dậu 2017 nhé. hướng Đông Nam của căn nhà nên đặt một đôi lọ lục bình. Thân mến
  9. :angry: :D :( :P thui, đám cộng đồng của cụ nên ngồi lại với nhau, còn tại hạ đi nói chuyện với cái đầu gối đây, sướng hơn Giỏi thì sang anviettoancau.net chơi xem :P :D :P
  10. :angry: :D :( pó tay nhà bác này, chán chẳng muốn nói Không có Giao Chỉ bởi vì tên địa danh giao chỉ là do nhà Hán nó đặt cho, mang tiếng đọc nhiều sách, cuối cùng cũng chỉ là con mọt. chán
  11. :angry: :D :( bố người bạn tôi là một nhà nghiên cứu văn hóa, từng là tổng biên tập báo Độc Lập, trong một lần nói chuyện với tôi có nói Trung Quốc mạnh bởi vì được tập hợp nên văn hóa của 6 nước lớn. đó chính là sự tổng hợp văn hóa của nhiều quốc gia mà nó đã xâm chiếm, và điều đó xảy ra vào thời Tần Thủy Hoàng. Còn dân tộc Hán thắng Tần thì nghiễm nhiên được thừa hưởng sự chiếm dụng văn hóa của người Tần. Vậy làm sao mà có văn hóa Hán được. Kính Xin lỗi nhé, chửa biết ai :P :P :D
  12. - Hoạch hay Phù Lỗ cũng giống nhau thôi nhỉ. - Nói về tiếng Hán, Lịch sử, Văn hóa ........... có thể tham gia viết bài trên mạng Anviettoancau.net. :angry: Sợ rằng bị đập văng tay nải chớ ấy :D - Còn diễn đàn này không biết kinh dịch thì xin miễn bàn bởi có hiểu gì đâu mà nói cơ chứ - Những điều Ngô nói thì không cần Ngô phải nhắc đâu vì trên thị trường, sách nào cũng đều nói rồi, không đến lượt Ngộ nói đâu.
  13. CHÚC MỪNG SINH NHẬT MINH CHÂU CHÚC MINH CHÂU LUÔN MẠNH KHỎE, THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG
  14. Nhà này sinh năm Canh Dần rất tốt. Phương Đông Nam nên đặt một quả cầu thủy tinh hoặc treo chuông gió nhé. Thân mến
  15. sư phụ!!! oan cho đệ tử quá. Đệ tử chỉ đang nghĩ: chẳng phải tay mình, mình mà nói thì còn hay hơn cơ, đến con kiến cũng phải bò ra mà ............... chạy mất :angry: .
  16. Hội thảo khoa học "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" 15/12/2009 http://www.moc.gov.vn/site/moc/cms?cmd=4&a...;language=vi_VN (post bài bị lỗi, đành đưa link vậy :blink: :blink: :blink: ) Cổng thông tin điện tử - Bộ Xây dựng
  17. Ngày xưa, cuối đời Hùng Vương, ở huyện Từ Liêm, quận Giao Chỉ, có một người họ Lý, tên Thân, thân hình to lớn, cao hai trượng ba thước, sức mạnh vô cùng. Thân lỡ tay làm chết người, bị tội tử hình, song vua Hùng Vương tiếc người kỳ dị, dũng mãnh nên không nỡ giết. Đến đời Thục An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn xua quân sang chiếm Việt Nam, vua Thục bèn đem Lý Thân ra cống hiến. Tần Thủy Hoàng được Lý Thân lấy làm quý lắm, phong cho làm Tư lệnh Hiệu úy mang quân ra đóng giữ ở bờ cõi Lâm Thao. Trông thấy hình thù khổng lồ của Lý Thân, quân sĩ nước Hung Nô khiếp sợ không dám quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng lại phong cho Lý Thân làm Vạn Tín Hầu và cho phép được trở về Nam thăm xứ sở. Mấy năm sau, quân Hung Nô lại quấy rối ở biên thùy, Tần Thủy Hoàng nhớ đến Lý Thân, sai sứ sang vời. Lý Thân không chịu đi làm tôi cho nước ngoài bèn trốn vào rừng. An Dương Vương phải nói dối là Lý Thân chết rồi. Tần Thủy Hoàng đòi lấy xác của Lý Thân. Bất đắc dĩ, Lý Thân phải tự tử, An Dương Vương sai lấy thủy ngân ướp xác Lý Thân rồi mang nộp cho Tần Thủy Hoàng. Thấy Lý Thân đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc đồng làm tượng đen đem dựng ở cửa thành Tư Mã đất Hàm Dương, gọi là tượng Lý Ông Trọng. Tượng cao lớn hai trượng, thân hình khổng lồ, bụng rất to, trong bụng làm rỗng có thể chứa được nhiều người, hai tay và đầu, cổ có máy cử động, mỗi khi có người nước ngoài đến viếng, thì đã có người ở trong bụng tượng kéo máy cho tượng cử động. Nước Hung Nô lầm tưởng Lý Thân còn sống nên sợ oai mà không dám phạm vào cửa ải. Đến đời Đường, Triệu Xương sang đô hộ đất Giao Châu, nghe tiếng lập đền thờ Lý Thân. Tới khi Cao Biền qua Việt Nam đánh quân Nam Chiếu, cho trùng tu lại ngôi đền và tạc tượng để thờ gọi là đền Lý hiệu úy, ở làng Thị Hiện, huyện Từ Liêm, ngay bên sông Cái, cách phía tây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trên năm mươi dặm. nguồn: http://www.maiyeuem.net/vtopic45206.html
  18. Xin bổ sung thêm một tư liệu về Lý Ông Trọng để mọi người tham khảo. Truyền thuyết Việt Nam Lý Ông Trọng là người Việt đầu tiên hiển đạt tại nước ngoài (Trung Hoa), được vua nước ấy nể trọng. Ông người xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay. Lúc nhỏ có tên là Lý Thân. Tương truyền lúc còn sơ sinh ông đã rất to lớn, hơn hẳn các trẻ em bình thường. Rồi đến tuổi trưởng thành, cao tới 2 trượng 3 thước, lại có sức khỏe bình thường. Ông hay giúp đỡ mọi người, nên được nhiều kính nể. Đặc biệt khi ông giết chết con giải hay ăn thịt người ở khúc sông Cái chảy qua làng, thì lại càng được mọi người hết lòng kính nể. Sự hào hiệp là anh em sinh đôi của tính tình khảng khái. Cho nên, khi gặp cảnh ngang trái ông thường ra tay lập tức. Những người bề trên và các vị gia trưởng, bảo ông kiêu hãn, nghĩa là vừa kiêu ngạo vừa hung hãn. Họ chỉ thấy ở ông một kẻ bề dưới bất trị, mà không xét đến động cơ nào đã khiến ông có những hành động như thế. Khi ấy là vào cuối thời vua Hùng Vương thứ 18, sắp sửa bước sang thời Thục Phán An Dương Vương. Ở bên Tàu là cuối thời Đông Chu liệt quốc, Tần Thủy Hoàng vừa thôn tính xong 6 nước, rồi xưng là Hoàng đế (221 trước Công nguyên). Lý Thân lúc ấy còn trẻ, vào làm nha môn cho một vị Lạc tướng, do một lần ra tay cứu giúp người bị nạn, đã chẳng may đánh chết hung thủ là người có bà con thân thích với quan trên. Vị Lạc tướng bắt Lý Thân khép vào tội chết (sát nhân giả tử), nhưng vua Hùng biết chuyện, tiếc một người trẻ tuổi có nghĩa khí, nên tha cho, chỉ còn bắt đánh đòn. Sau trận đòn nhục nhã, lý Thân càng thấm thía thêm thân phâïn của kẻ tôi đòi: "Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ có lẽ nào chịu quanh quẩn mãi ở đây, để cho người ta hành hạ?" Từ đấy, ông bỏ nha môn, đi tìm các thầy giỏi để học. Vừa học chữ, vừa học võ nghệ. Học thầy trong nước, rồi học cả thầy ở ngoài nước (Trung Hoa). Ông chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hễ biết ở đâu có thầy giỏi là lập tức tìm đến theo học. Rồi đến ông thành tài, chẳng những có võ nghệ cao cường mà còn làu thông cả kinh sử. Lúc ấy ông đang ở bên Tàu. Thời ấy, ở Trung Hoa tuy học hành rất phát triển, nhưng chứa đặt ra chế độ thi cử để chọn nhân tài. Nhân tài được tuyển chọn theo cách: Các quan lại địa phương tiến cử lên nhà vua những người tài năng danh tiếng trong địa hạt của mình, để nhà vua chọn lựa tuyển dụng. Lý Thân được tiến cử đến Tần Thủy Hoàng, lúc ấy là vị hoàng đế lẫy lừng, người đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Biết tài của ông, Tần Thủy Hoàng trọng dụng rồi về sau cho thăng đến chức Tư lệ hiệu úy, một quan chức lớn trong quân ngũ. Lúc bấy giờ, tuy nhà Tần thôn tính xong các nước, nhưng ở biên giới phía Bắc, vẫn bị người Hung Nô thường xuyên vào cướp. Hung Nô tuy quân ít nhưng kỵ binh của họ rất thiện chiến, khiến cho quân Tần phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên. Tần Thủy Hoàng bèn phái Lý Thân đến trấn giữ đất Lâm Thao (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay) để đối phó với Hung Nô. Lý Thân một mặt cho canh phòng nghiêm ngặt, mặt khác lại tổ chức nhiều đợt phản công, đánh bao vây tiêu diệt lớn, khiến cho người Hung Nô sau mấy lần thất bại, đ ành phải từ bỏ ý đồ xâm lấn. Về sau, hễ họ trông thấy Lý Thân ở đâu, là lập tức quay ngựa chạy, không còn dám chống cự nữa. Cả một vùng biên giới được bình yên, khiến cho vua Tần vui mừng như cất xong gánh nặng. Tần Thủy Hoàng rất quý trọng ông, phong cho là Phụ Tín hầu rồi gả công chúa cho ông. Đối với môt người ngoại tộc, vừa được phong chức lớn, lại vừa được nhận là giai tế như vậy, quả là rất hiếm hoi. Tuy nhiên, mặc dù được trọng thị và tin dùng, Lý Thân vẫn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ ở nơi đất khách quê người. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi mãi về phương Nam, ở đó là quê hương, có cha mẹ, anh em và đồng bào của ông đang sinh sống. Mặc dù ngày trẻ, do phẫn chí mà ra đi, nhưng đến nay, khi tuổi tác càng cao, ông lại càng thấm thía nỗi đau của người xa xứ. Nhưng đang mắc việc quân trọng đại, làm sao ông có thể trở về quê hương được? Ông rất biết Tần Thủy Hoàng, dù trọng thị và tín dùng như thế nào thì vẫn chém đầu ngay, nếu ông tự tiện rời bỏ nhiệm sở. Thế là ông đ ành phải chờ đến lúc mình tuổi cao sức yếu vậy. Ông dâng sớ cáo lão lên Tần Thủy Hoàng khi thấy mình không còn đảm đương nổi việc quân, và cũng xin nhà vua cho trở lại quê hương để được nhìn mặt mọi người thân làn cuối. Tần Thủy Hoàng cho lời tâu ấy là thực, bèn chuẩn y. Thế là không quản hàng vạn dặm đường sá xa xôi, ông lui gót về quê, nơi trước kia ông đã sinh ra. Được vài năm thì ông mất, hoàn toàn mãn nguyện. Hàng ngàn năm sau, lúc ấy nước ta đang ở gần cuối kỳ thuộc Đường (603 - 906) Triệu Xương (801) rồi Cao Biền (864) lần lượt sang nước ta cai trị. Hai tên cáo già này muốn thu phục lòng người nước Na, bằng việc xây miéu thờ Lý Thân ở làng Trèm (Từ Liêm, Hà Nội) rồi sau đó cho tạc tượng và tu bổ đền miếu quy mộtto lớn. Xương và Biền lại phao tin rằng, đã từng nằm mộng thấy cùng đ àm đạo với Lý Thân, hoặc được Lý Thân hiển linh giúp đỡ đánh thắng quan Nam Chiếu. Mặc dù có những việc làm và lời lẽ mỵ của quân xâm lược đối với Lý Thân, nhưng tình cảm của mọi người đối với ông cũng chẳng vì thế mà suy suyển. Ông xứng đáng vẫn được tôn trọng bởi tài năng, lòng khảng khái và chí tiến thủ của mình. Những gì ông đạt được thực không dễ dàng vào thời buổi ấy. Vậy mà, đến lúc cuối đời ông lại từ bỏ tất cả để được trở về quê hương, mà đường đất đi lại đâu có gần gũi gì. Ông căm giận những người đã xử nhục mình mà bỏ nước ra đi, nhưng chưa bao giờ ông phản lại mọi người và đất nước cả. Việc từ trước đến nay mọi người đến đền Trèm dự hội và làm lễ tưởng niệm ông, vì thế, là hoàn toàn chính đáng, chứ không phải bị kích động bởi việc làm và lời lẽ của Triệu Xương hay của Cao Biền. Các triều đại phong kiến trước đây đều có sắc phong tặng ông. Trời Trần trùng hưng đặt các mỹ hiệu " Anh Liệt", " Dũng Mảnh". Phụ tín để gọi ông ... Lại nói đến thời nhà Tân (Trung Hoa). Sau khi thấy Lý Thân già yếu, Tần Thủy Hoàng chuẩn y cho ông về cáo lão. Lại ban cho ông xe ngựa và tặng vật để vượt hàng vạn dặm đường dài, trở về cố quốc. Để vẫn tiếp tục giữ cho quân Hung Nô khỏi vào xâm lấn, Tần Thủy Hoàng sai lấy đồng đúc tượng ông thật lớn, đặt trước cửa Tư Mã ở Hàng Dương, Kinh đô của nhà Tần. Lúc bấy giờ, bụng tượng khoét rỗng, chứa được hàng trục người. Vua Tần sai mấy người lính thay nhau vào đấy, thỉnh thoảng lại làm cho tượng cử động chân tay, đầu óc, hoặc đi lại được. Quân Hung Nô ở xa trong thấy, tưởng là Lý Hiệu Úy còn sống, nên không dám đến xâm phạm. Thay vì gọi tên bức tượng là Lý Thân, Tần Thủy Hoàng cho gọi đó là Lý Ông Trọng. Xem thế đủ biết, Tần Thủy Hoàng đã nể trọng ông đến mức nào. nguồn: http://my.opera.com/vn_series/blog/show.dml/833384
  19. 1. Hiện mọi người đang bận cho hội thảo về phong thủy nên chưa trả lời. 2. Nên đo chính xác số độ của hướng cửa (cửa đi vào nhà) thân mến
  20. nhà này chắc tọa trung cung quá à, nhưng vẫn bị động liên tục, chứng tỏ sau này se là điểm du lịch rất tốt :blink:
  21. Công trình toán học của giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu vừa được báo Time đánh giá là một trong 10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất trong năm 2009. Giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Ảnh: vnu.edu.vn. Time cho biết, vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands (quốc tịch Canada và Mỹ) phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Ngày nay người ta gọi lý thuyết ấy là “Chương trình Langlands”. Langlands hiểu rằng chứng minh những giả định của ông sẽ là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng ông tin rằng khi trở ngại đầu tiên – gọi là “bổ đề cơ bản” – bị chinh phục thì lý thuyết sẽ được chứng minh. Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của ông đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng chứng minh trường hợp tổng quát là công việc khó hơn rất nhiều so với dự đoán của Langlands. Nó khó đến nỗi các nhà toán học phải chờ đợi tới 30 năm sau. Trong nhiều năm qua giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu đã nỗ lực chứng minh "bổ đề cơ bản". Trên thực tế anh đã chứng minh được nó vào năm ngoái, nhưng để kiểm chứng gần 200 trang tài liệu của công trình, các nhà toán học phải mất gần một năm. Khi họ xác nhận chứng minh của Bảo Châu là đúng, giới toán học khắp thế giới đã thở phào nhẹ nhõm bởi từ đây "chương trình Langlands" sẽ bước sang một trang mới. Những việc làm của bao nhà toán học trong lĩnh vực này trong suốt ba thập kỷ qua - dựa trên dự đoán rằng bổ đề cơ bản này là chính xác - bỗng nhiên được chứng minh là đúng đắn, Time bình luận. Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận". Với việc chứng minh "bổ đề cơ bản", Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng toán học Fields (được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học và chỉ dành cho người dưới 40 tuổi). Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) từng học khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhà toán học trẻ là con của giáo sư, tiến sĩ Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, Viện Cơ học Việt Nam, và phó giáo sư Trần Vân Hiền thuộc Viện Y học dân tộc. Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này. Vào năm 2004 anh đã nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008. Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất trong nước. Minh Long nguồn: VNexpress.net
  22. đã nói hết ở trên đó, chắc bạn chưa đọc kỹ nhỉ :blink:
  23. muốn biết sao mẹ chồng tương lai không thích tuổi dần, ít nhất cũng phải có tuổi của bà. Theo tôi thì bà sinh năm Bính Thân, còn người dì sinh năm Nhâm Dần xung khắc tuyệt đối. Tuy vậy, người gì tuy xung khắc với chị nhưng phần lớn là nhường nhịn chị. còn người chị thì đã giận em là giận rất dai. thân mến
  24. em bảo với ông người yêu của em là: 1. Hai đứa mình hợp nhiều hơn xung (Dần hợp Hợi là nhị hợp là chính hợp), còn Dần - Thân - Tỵ - Hợi là tứ hành xung thì anh bảo bố mẹ và hai chúng mình ra một con đường nào đó, chặn một đầu lại, chỉ để một cửa nhỏ cho một người đi qua, ai trả lời là đó là tứ hành xung, không lấy nhau được thì không được qua, ai trả lời là lấy nhau được thì cho qua. chỉ cần 30 phút đồng hồ thôi, chỗ đó mà không tắc vài Km và phải gọi cảnh sát giao thông thì anh xin bái phục bởi sẽ chẳng có ai được đi qua cả. :blink: :blink: :blink: Như vậy thì các thầy chết đói à, vì ai cũng biết hết rồi, đâu cần phải đi xem thầy đâu. 2. Mạng vợ khắc mạng chồng, Thiên can chồng khắc Thiên can vợ: nhà này nói chung là khắc khẩu. Gia đình này sau hợp với nhau về đường làm ăn, nhưng chồng bảo thì vợ dạ vâng nhưng trong lòng ấm ức thôi. vợ rất tôn trọng ý kiến của chồng nhưng thỉnh thoảng vẫn ý cò ấm ức. về vấn đề này, nếu gia đình này sinh con trai năm Tân Mão thì rất tốt, hóa giải cho sự xung khắc của vợ chồng và làm gia đình làm ăn phát đạt lên. 3. sinh con năm Tân Mão thì Mão Hợi thuộc tam hợp; Dần Mão thuộc mộc, thiên can mẹ hợp thiên can con (bính - Tân), thiên can con sinh thiên can bố, thế là quá tuyệt rồi còn gì Đang có cơ hội cho hai bạn cưới đó, để sinh con năm Tân Mão nhé, con trai tốt hơn con gái. Chúc hạnh phúc P/s: - Dần xung khắc với Thân - Hợi xung khắc với Tỵ. - Dần Hợi nhị hợp. Thân mến