Kim Cương

Hội viên
  • Số nội dung

    407
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Kim Cương

  1. Thưa các độc giả, theo chủ đề đặt ra "Một Nhảy Liền Vào Đất Như Lai, Ngộ Nhập Con Người Thật", người thấy mà chưa hiểu thì có thể tham khảo, người thấy liền thầm hiểu thì Long Bộ có lời mời đàm luận, độc giả có thể trích dẫn thơ kệ hay ngữ lục theo chủ đề để tạo thành một chủ để nói lên tiềm năng bình đẳng tâm linh. Thân mến!
  2. BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA Ma ha Bát Nhã Ba La mật, Báu kim cang chắc thật nhiệm mầu. Trăm ngàn muôn kiếp khó cầu, Lặng trong sáng suốt thâm sâu oai thần. Bờ tịch tịnh muôn phần vắng vẻ, Thả bè qua lặng lẽ âm thầm, Niết Bàn chí diệu thậm thâm, Tỏ ngần trí tuệ chân tâm hiện bày Diệt tứ tướng tam tâm mê dại Dứt dời ngây chướng ngại vô minh. Ba thân bốn trí viên minh, Hào quang tiếp vật thinh thinh pháp thiền Gươm trí tuệ ly trần đoạn huyễn Độ chúng sanh thoát biển luân trầm Rừng thiền núi định u thâm Đại viên cảnh trí chân tâm diệu huyền. Làu làu một thể truyền khắp khắp Biến hiện hằng sa pháp giới trần Như như Phật Tánh thường chân Rỗng rang vắng lặng tâm thần tự như. Thiền tăng Thiền Phái Trúc Lâm-Hoa Kỳ
  3. Xem mấy bài viết của anh NNB, BBTL thấy cứ nên để anh tự tiếp tục đàm luận. Kể như là giao cho anh nhiệm vụ mà BBTL đã làm trong chủ đề này. Nếu thấy được con đường chánh kiến, sau rồi bảo vệ chánh kiến ấy thì cũng là một cách thể nhập thể nghiệm chân lý. Các học viên PLC cũng bảo vệ, cũng đấu tranh nhưng dính quá sâu vào sự kỳ đặc nên khả năng trở về chánh kiến thuần khiến rất khó. Chánh kiến, tà kiến là Nhân, bảo vệ đấu tranh thể nhập thể nghiệm là Duyên, kết Quả thì theo Nhân, Nhân nào thì Quả ấy. Bậc Đại Tu Hành cũng không vượt ra ngoài Nhân Quả. BBTL cũng vẫn theo dõi chủ đề này, khi cần cũng có thể tiếp tục.
  4. Nói vậy nhỡ diễn đàn bị ảnh hưởng thì sao anh Vuivui, thiếu gì chỗ có thể ý kiến mà cứ vào chỗ cấm để ý kiến. Bạn bè mà nói chuyện thế này, rồi nghe mấy cái tin tự do trên mạng thì dễ khi mất tự do lúc nào cũng không biết chừng. Khi nào tự thiết kế và biết lái máy bay rồi bàn đến mấy cái chuyện mặt đất này cũng chưa muộn đâu anh.Đại lão cũng có nhiều người hay reo rắc tai ương lắm.
  5. Có thành ý nên được hữu cầu tất ứng, được chú nhóc Hỏa long Chân quân thì cứ để nó làm gì thì làm, thiện thì nó chuyển được nghiệp cho người thân, nếu mình chuyển nó thì gọi là đem thân của con mình vào nghiệp.
  6. Nhưng mà thế nào là chính danh ? Chính danh là chân dung trên ava, lý lịch đầy đủ ? Mạnh, Yếu, Thắng, Thua tùy thôi. Tùy duyên tùy sự mà làm, làm mà không vượt quá sức mình thì đó mới là khéo. Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa là được thế tấn, tấn vững mà làm quá sức mình thì chẳng ai đánh của chết. Khéo cầm quân thì không cần bày trận, Khéo bày trận thì không cần đánh, Khéo đánh thì không thua, Khéo thua thì không chết. Cái mạnh yếu thắng thua lọt thỏm trong sự Khéo, thua mà vẫn còn khéo được thì chắc là rất biết cầm quân, mà đã biết cầm quân thì chưa cần phải bày trận, không bày trận và không đánh thì không thua và không chết. Vậy hỏi cái nước bá chủ thế giới, là người ta đang khéo cầm quân hay là đang khéo thua. Khéo thì mạnh, không khéo thì yếu. Yếu hơn mà khéo thì vẫn thắng như thường. Mạnh hơn mà khéo thì hơn cả Thắng. Thua mà khéo thì chứng tỏ là người biết cầm quân. Người biết cầm quân thì Nhân Hoà, tới khi Thiên Thời, Địa Lợi thì sẽ thắng, lật ngửa ván cờ. Thiệt là ngộ.
  7. Chung cuộc cơn gió thoảng Viên mãn bầu trời trong NHÂN GIAN ĐẠI ÁI Vĩnh biệt các học viên pháp luân công nhé. Bản chất PLC không có gì phải bàn, bản chất lý hồng chí không có gì phải nói, thiền tông cũng không có gì. Nhưng! NHÂN GIAN ĐẠI ÁI ĐỆ NHỊ THẬP BÁT PHẬT PHÁP SỰ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA và TAM TẠNG QUỐC SƯ LƯU CHI thì phải coi cho biết.
  8. Phật Giáo là Đạo gì thì sự đó là gốc. Đạo Giác Ngộ thì Giác Ngộ là cốt yếu của Phật Pháp. Giác Ngộ Tánh Giác là Niết Bàn. Niết là Chẳng Sanh, Bàn là Chẳng Diệt, Chẳng Sanh Chẳng Diệt là Tánh Giác là Phật Tánh. Có trí để mà tin thì đó là chánh tín, còn tin mà không trí thì đó là mê tín. Mê thì dẽ lạc vào Tà, Tà thì sinh ra lắm thứ dã tâm, có dã tâm thì sử dụng Phật Pháp làm phương tiện chứ không phải là để tu hành thanh tịnh, tự giác giác tha. Giác tha mà chẳng phải giác tha thì đó là giác cái gốc nơi mỗi người, giác cho con người Tánh Giác thì đó là tha mà không tha, rất là bình đẳng. Mạt Pháp không Tánh, nếu gây ra cái thấy Mạt thì đó là do không có Phật Tánh mà lòng phàm và tà tâm còn nhiều, chỉ làm được Phật tử mà không thể xuất gia tu hành, đó là còn nhẹ, nặng thì đời không ra đời, đạo không ra đạo, thân tâm trở nên càng ngày càng phàm tục. Phật Tánh, con chó còn có nếu nó có lòng tin, con người không có vì không có lòng tin. Thiền Lý và Phật Pháp vốn không hai, nhưng có kẻ sử dụng Phật Pháp làm phương tiện để thực hiện dã tâm Nhất Đại Tông Sư trở thành Quốc Sư thì hắn rất sợ Thiền Lý có thể làm hỏng dã tâm của hắn, cho nên Thiền Lý là sinh khí của Phật Pháp và làm sạch những nơi Phật Pháp không còn được như thời Chánh Pháp. Nơi nào không còn Thiền Lý thì nơi đó Phật Pháp bị suy yếu và bị kẻ có dã tâm lợi dụng. Ngộ và Lý không hai, ngộ mà lệch lạc với Lý thì không phải là chánh, Lý mà không Ngộ thì đó là Lý chết. Lý tức Ngộ, Ngộ tức Lý. Khởi niệm không muốn nói nhiều thì đó là bị thức chuyển, nếu chuyển được thức thì tự nhiên có sinh lực trí lực xuất nhập không ngăn ngại. Đả phá ư ? Chánh hiện thì Tà bị tan cho nên Tà phá Chánh. Đó gọi là Tà phá Chánh chứ Chánh thì cần gì phải phá tà. Mở miệng ra mà nói Nhân Quả cho người thế mà Chánh Tà Kiến Giải cứ bị dính mắc theo sở thích phàm phu thì tự mình có phải là Nhân Quả hay không đây ? Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công và Thiên Tông đó là Quả. Muốn hiểu bản chất của Quả thì phải biết được Nhân. Quốc Sư Lưu Chi, Cảnh giới của Lưu Chi và Đệ Nhị Thập Bát Phật Pháp Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma đó là Nhân. Nhân Quả rõ ràng, bày ra và được nghệ thuật hoá, nghệ thuật này đáng coi lắm, mọi người nên coi cho được sự tỏ tưởng Nhân Quả Chánh Tà.
  9. Hum ni cũng là ngày giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà, hoan hỉ với các đọc giả đường link coi xem 40 tập phim sự luyện thành Nhân Gian Đại Ái Sư Tổ Đạt Ma. LINKS
  10. Mấy ý của anh Làng xưa coi như là, Tam Tài Bi Trí Dũng, nếu phân biệt thì cũng là thứ tự từ cao đến thấp.
  11. Mạnh đối với yếu, Chiến tức là Đấu, Thắng tức là Hơn. Phật Hoàng có nói: Khéo cầm quân thì không cần bày trận Khéo bày trận thì không cần đánh Khéo đánh thì không thua Khéo thua thì không chết. Hơn thì có hơn về Dũng và hơn về Mưu. Nhưng người ta lại hay nói Hữu Dũng Vô Mưu với ý đánh giá khả năng và kết quả là sẽ chiến bại. Rất khoát và rõ ràng và cũng không kém phần thực tế, vậy cũng không có gì phải tự loạn cả, tự loạn thì vô mưu, tâm bình bình thế giới.
  12. Đệ Nhị Thập Bát Sư Tổ Thiền Tông quả nhiên là danh vị được nhiều thế lực tranh giành. Trong những thế lực tranh giành danh vị này thì đứng đầu và khá mạnh là một nhân vật có hiệu Quốc Sư Lưu Chi. Nhân vật Lưu Chi so sánh với Lý Chí (Lý Hồng Chí) hiện nay thì giống như là sự tái lai. Có khá khá điểm quan trọng tương đồng về nghiệp giữa hai nhân vật quá khứ và hiện tại đây. Lưu Chi cũng là người Ấn, là một nhân vật học Phật, sang nước Trung hoa sử dụng pháp thuật hô mưu hoán vũ để lấy lòng Lương Võ Đế. Được Lương Võ Đế coi trọng, thường mời giảng giải Phật Pháp, nhưng thật ra Lưu Chi có dã tâm và sử dụng Phật Pháp cho dã tâm ấy. Lấy Phật Pháp và pháp thuật làm phương tiện lẫy lòng người có phước và những kẻ hiếu kỳ, những kẻ mong tu luyện được vào cảnh giới Tiên. Lưu Chi hứa với nhiều kẻ là sẽ hướng dẫn họ tu luyện để đạt đến cảnh giới Tiên, dựa trên sự quan hệ đó Lưu Chi đã bắt họ hợp tác hành động trong những việc Y muốn làm, và một trong những việc mà Y muốn làm là giết chết Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, lấy Áo Ca Sa và Xá Lợi Phật để xưng danh Đệ Nhị Thập Bát Sư Tổ Phật Pháp. Cái thứ Pháp Luân Công và giọng điệu, cách thức cho rằng đó cũng là Phật Pháp cộng với con người Lý Hồng Chí và nhóm học viên PLC quả nhiên giống y trang phe phái Quốc Sư Lưu Chi. Đúng là hai nhân vật này có liên quan đến Phật Pháp, nhưng chỉ sử dụng Phật Pháp là phương tiện để thực hiện dã tâm Đệ Nhất Tâm Linh, Đệ Nhất Giáo Pháp. Và quả nhiên, rất nhiều Sư Tăng còn dưới chướng của Lưu Chi cả về mặt đạo Giáo và sự thân thích với Hoàng Đế. Đó cũng là sự kiện hiển nhiên theo nghiệp để cho thấy thời nay có hiện tượng nhiều kẻ xuất gia, nhiều hội Phật học cũng tôn vinh và lễ lậy Lý Hồng Chí. Vẫn là cái ác nghiệp và dã tâm sử dung Phật Pháp làm phương tiện, đồng thời những kẻ ham hố cảnh giới tiên cũng bất chấp tất cả để được theo Tà Sư tu luyện. Thì ra, ở đây mở ra một cái nhìn Bản chất PLC. PLC cũng không phải Đạo Gia hay Phật Gia chân truyền gì cả, các vị muốn có một cái nhìn Bản chất PLC thì có thể tìm và xem lịch sử về Quốc Sư Lưu Chi đã được dựng thành Phim có đẳng cấp nghệ thuật đồng với các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung. Hiểu được Lưu Chi thì sẽ hiểu đước Lý Chí.
  13. Ài có vui có khổ vì ái, Ai không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái. :blink:
  14. Đại thừa khí tượng ở Trung hoa vẫn chưa phải là kiến giải rốt ráo, luyên đạn tu tiên cứ kéo luôn cả Phật vào. Giới Đạo Gia và các thành phần khác trong xã hội hồi đó tương đối ác cảm với Chánh pháp Nhãn tạng của Như lai, cho nên khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung hoa tìm người nối Pháp, đã bao nhiêu lần bị đầu độc và sát hại nhưng kết quả âm mựu thấy có thành công rồi lại không thành công, đầu độc thành công, tổ sử vẫn thọ sự đầu độc nhưng lại hiển thị sự phi thường. Ví dụ, tổ ngồi quay mặt vào vách 9 năm, dân tình kéo đến cho là thiêng nên cúng tiền vào chùa, sau đó có cướp đến cướp tiền. Lúc đó Tổ xuất định đi đến để giải cứu cho nhà chùa, tên cầm đầu sau khi thực hiện một loạt tên bắn tới Tổ và tên cuối cùng hắn có đốt lửa và Tổ thấy vậy nhưng không né nữa, ngồi xuống tọa thiền, tên lửa trúng người, thân Tổ bốc cháy. Trong thời gian thân bốc cháy, các vị sư ở chùa vây quanh đó và tưởng niệm, bọn cướp sau khi bắt chết tổ thì tâm cũng có vẻ hoảng nhưng vẫn ở đóm xem.Sau khi thân Tổ vừa tàn thì mọi người lại nghe thấy tiếng mõ trong chính điện của chùa, chạy lại xem thì lại thấy Tổ đang ngồi gõ mõ. Lại khi Tổ ngồi xoay măt vào vách, trong thời gian đó, Lương Võ Đế được một nhà sư khai thị mới nhận ra ý của Tổ lúc trước và sai người đến núi mời Tổ về để thỉnh giáo. Bọn lính đến không sao làm thân Tổ nhúc nhích được bèn buộc dây vào người Tổ và đem mấy còn ngựa vào kéo, kéo đứt cả dây mà thân Tổ vẫn bất động. Lương Võ Đế về sau cầm sơi dây đứt ấy mới than, dây đứt như vậy mà vẫn không thỉnh được Tổ Sư, mới nhận ra Tổ là Thánh Tăng Đắc Đạo. Sau khi đã tìm được người nối Pháp, nhìn lại thấy đã trải qua nhiều lần bị đầu độc ám hại, cuối cùng Tổ cũng có ý định trở về bản quốc trong lần hiển thị viên tịch có chôn cất đường hoàng... Vấn đề suy diễn hình thức như vậy thuộc bên Đạo Gia là một sự suy diễn ẽo ọt, đều là lấy ngã ý mà uốn nó theo vọng tưởng.
  15. Pháp là Phương, Luân là Tròn, Công là Lực. Pháp Luân là bắt chước bên Phật Giáo, Công là bắt chước bên Đạo Giáo. Bắt chước xong rồi là quay lại chê bai, như câu nói "ăn cháo đá bát"nên bị đàn áp.
  16. Thiền là Tâm Phật, Tâm Bồ Đề này thì thường chiếu, liễu liễu thường tri. Phật chứng ngộ Tâm Bồ Đề nên cái cây đa được gọi là Cây Giác Ngộ, Cây Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là cái gốc của Phật Giáo. Tâm Tông là chánh pháp nhãn tạng Phật truyền nối đến các vị Tổ. Kinh là để ấn chứng Tâm, Y Bát là để ấn chứng Người. Ấn chứng là ấn chứng Pháp gốc vốn Không pháp, Không pháp cũng là Pháp.
  17. Bồ đề bổn vô thọ Minh cảnh diệc phi đài Bổn lai vô nhứt vật Hà xứ nhạ trần ai. Cái gì mà trước với sau, sai thì là sai mà đúng thì là đúng, sai đúng đều buông thì cứ thế mà dịch thôi. Bản tâm vốn không tướng Ba đời không môt vật Tánh sáng tự không hình Bụi làm sao ngăn ngại.
  18. Phật Pháp vĩ đại nhất, câu nói này là lúc còn là Tam Thái Tử. Vậy ra Tam Thái Tử là gốc còn Bồ Đề Đạt Ma là Ngọn và suy ra Phật Pháp là gốc còn Thiền Tông là ngọn, cứ theo cái luận lý abc 123 này thì gọi là biết đánh vần mà chưa biết đọc biết viết. Kinh có chữ tức là có Pháp. Pháp là ấn chứng Không Pháp. Người ta ôm tưởng ôm thức để xem kinh cho nên không hiểu, người ta đã không hiểu mà đem kinh ra giảng thì là hạ sách. Đập cho ba đập, khi ngộ được Tâm Chân Như thì mới lấy kinh ra để cho người ta tin cái Tâm Chân Như đó, đó là cách ấn chứng bí mật của Phật. Phật nói tất cả Pháp Để trị tất cả Tâm Nếu không tất cả Tâm Đầu cần tất cả Pháp.
  19. Cái cách lập chủ đề sắn bìm quấn quýt leo trèo ký sinh trên đại thụ thế này có vẻ khá có lợi cho việc quảng cáo PLC, thiệt là đa dạng tâm tính toán. Chưa thấy thiện tâm đâu mà sự kiện thiệt là xảo.
  20. Ngoại đào tà kiến, lại định trộm pháp làm cái trò này sao. Thật hết sức vớ vẩn, hãy thâu khí về đan điền mà kết xá nữ anh nhi làm ra mậm vàng mây trắng đi rồi đi rao bán cái thánh thái đó chứ đang một chập tà kiến lại mang chánh pháp chân truyền ra bàn thì hồ đồ quá sức.
  21. Gợi ý như vậy có thể rơi vào sự hồ đồ. Bởi vì Pháp phải được truyền, không phải ai cũng có khả năng truyền Pháp, thần thông có cao thâm đến đâu cũng không hàng phục được quỉ thần, quỉ thần không chiến bại dưới bất cứ dạng thần thông nào mà chỉ quy phục Thánh Tăng và Alahan có sự thanh tịnh trong quá trình thực hiện sự giải thoát. Cho nên Phật không sử dụng thần thông để độ chúng sinh, chúng sinh theo Phật là do cảm ứng sự tiến tu thanh tịnh trong quá trình thực hiện sự giải thoát. Cho nên có Pháp mà không có người thuyết thì chẳng ai biết giá trị của Pháp. Lý Hồng Chí là phàm phu, lấy vợ có con, các vị theo đó là do nghiệp duyên, nghiệp duyên không thanh tịnh thì nhóm họp lại mà luyện mà làm. Vậy thì chẳng lễ mấy vị lấy Chánh Pháp để bằng vai phải lứa với Tà Pháp rồi muốn nói gì thì nói, muốn dạy ai thì dạy hay sao. Cho nên rất là hồ đồ, khi đem Chánh Pháp để dạy người khác, bởi vì người tà dùng Pháp chánh thì Pháp cũng thành tà. Bản phái nghe có vẻ không hợp bởi vì Thiền Tông là cội gốc của Phật giáo, Phật giáo lại đang là Tôn giáo của Thế giới. Sơ dĩ có người đang tu Thiền Tông mà lại nhảy sang luyện khí và luyện thân ấy là vì có Pháp mà không có Thầy dạy, không dạy không truyền thì không được gieo giống chánh kiến, không nhân thì không có mầm, các duyên chi phối nên không có kết quả gì, thế cho nên lạc đường vào tà kiến mà không biết không hay là chuyện có lý có sự của nó. Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Tam giới và Vạn pháp đều do Tâm thức tạo ra, cho nên Tâm thức mê là nhân luân hồi, Tâm thức giác là nhân giải thoát. Cho nên vấn đề Chánh kiến tà kiến được đặt lên hàng đầu không thì tu hành dăm bảy chục kiếp lao thâm khổ hạnh cũng chẳng có chút kết quả gì. Lý Hồng Chí bảo Thiền Tông khó tu đó là nghiêng về một bên, nếu có người bảo Thiền Tông dễ tu đó cũng là nghiêng về một bên, Thiền tông tu không dễ cũng không khó, đây là lối lý luận thuộc về trung đạo của Phật giáo và là lối lý luận chính xác để tháo đinh nhổ chốt sự mê tâm của thức. Tâm thức, vật chất và khí lực tác động lẫn nhau. Khốn khổ nhất là thức mê tâm nên bị khí và vật điều khiển, khi giác ngộ phá được dính mắc nơi vật chất thì lại lạc vào khí lực tu luyện, tu luyện rồi sinh ra các thứ ngã kiến thành ra đi theo khí lực mà thoát khỏi vật rồi lạc vào khí, rồi lại dùng khí để làm tốt cho vật rốt cục lại bị dính mắc vào vật chất. Nhìn thì miệng vẫn tụng lời giác mà thức thì vẫn mê như mấy ví đó, thế là nó thành cái giống gì vậy, sách bày đầy ra đó, chánh pháp bên cạnh đó chỉ là nó phải có người đủ Đức độ thì mới có thể theo pháp ấy thực hành kiên quyết mà không bị các thứ tu luyện khác lừa. Mấy vị đăng bài về PLC toàn lấy bài của những người thân bệnh một đống, nghiệp chướng nặng thế, lời nói ra liệu có gì có đức để giác ngộ người, thế mà mấy vị bám vào cái thứ tâm sự bệnh tình vớ vấn để quảng bá cái thứ cũng vớ vẩn, thật là việc làm vớ vấn. Thế mới sinh ra những cái loạn luân chánh tà nơi các vị, vậy thì có đức độ gì mà lấy lời Phật để thâu phục lòng người hướng đến cái thứ khí lực công năng gì đó. Nhìn ra thấy một trường điên đảo, đó là cái mê sâu dày nó vậy. Cho nên mới thấy được sự giác ngộ chánh đạo nơi tâm thức là quan trọng hàng đầu, rồi phải bảo nhiệm sự giác ngộ đó trên con đường tiến tu, lệch một chút là lại mê như thường mà vẫn ngộ nhận là giác. Đều là từ mê rồi lại hóa ra sự ngộ nhận mà thôi chứ thật các vị chẳng có chút giác gì đâu.
  22. ps:Ý trên đã chỉnh lại lỗi chính tả.
  23. Cơ hội kiểm chứng. Hướng về tương lại để tìm cơ hội kiểm chứng là nghiêng về một bên. Cơ hội kiểm chứng không phụ thuộc vào tương lai mà nó phụ thuộc vào môi trường và chân lý trong môi trường ấy. Môi trường Phật giáo có chân lý của Phật giáo và nó đã là Tôn giáo của thế giới, vậy thì cơ hội kiểm chứng phụ thuộc vào sự phân biện giữa chân lý Phật giáo với lý luận PLC. Và vấn đề trọng tâm vẫn là Phật giáo, Trung quốc mà đem lý luận của Phật Giáo lên để giải thích nguyên nhân vấn đề hành động của họ thì các vị đó đem Thiên quyền, Địa quyền ra thì cũng không ăn thua, huống chi là Phàm tục quyền, công quyền, cước quyền. Kiếm chứng phụ thuộc vào kiến giải tà chánh là cốt chứ không có chờ đợi ở tương lai, lý luận chờ đợi ở tương lai là mơ hồ ngầm, phải nêu bật lên được như vậy. Công, đã là công thì ắt phải luyện khí, nhưng khí còn nằm dưới quyền của ý thức. Cho nên vấn đề là xét kiến giải, ý kiến đúng hay sai quan trong hơn là công năng tác dụng ra làm sao. Công năng tác dụng càng cao thì càng làm được lắm thứ nhưng mọi thứ kể cả công năng ấy đều lấy ý thức làm cha đẻ. Cho nên ý thức và kiến giải đã lệch đã tà thì kéo theo khí lực và công năng sẻ trở thành tà lực ngoại ma, đó là chưa kể đến kiến giải Khí Lực là Phật Tính, là Chúa, là Ông Trời, là Thượng Đế. Vậy không cần phải đợi nữa nha, ai có khả năng thì thấy liền, thấy liền thấy, không thấy thì vẫn là không thấy thế thôi. Đem ý kiển của một người mang thân bệnh so với kiến giải của một người tâm không bệnh thì các vị thấy đâu là ánh sáng đâu là bóng tối ??
  24. Ngộ Tâm Chân Như thì giải thoát. Tu nhân tích đức thì bay lên. Luyện khí thì thành tiên. Tà kiến thì thành ma. Lý Hồng Chí luyện khí theo tiên, rơi vào tà kiến thành ma, các vị theo học thì thành quân ma, các vị học ở xa thì thành dân ma. Lý Hồng Chí nói sai về Thiền Tông, phỉ báng chánh pháp lạc vào tà kiến đó là cái nhân để kết quả là các học viên PLC phải gánh chịu, đó là Thầy trò các vị đồng nghiếp thế mạng cho nhau. Tôn giáo thì người ta còn có học có tu để mà phân biệt chánh tà, các vị không phải tốn giáo thì tức là luyện mà không học ấy là tu mù, còn các vị học Phật mà luyện theo ngoại đạo như thế gọi là cái đãi đựng sách Phật còn tu mù theo ngoại đạo. Loạn luân như thế mà cứ tự hô to thiện lành này kia, chỉ là lấy sự kỳ đặc để mê hoặc số đông, rồi lấy số đông để mà hô hào vậy thôi. Đó là nói xấu các vị hay là chỉ ra cái xấu nó như vậy, chỉ ra cho các vị lau rửa mặt còn các vị không chịu lau mà rồi lại làm nhọ thêm nhiều người khác thì các vị bị đàn áp là phải. Người ta chửi mình là cẩu chẳng hạn, mà thực chất không thành câu thì chẳng có vấn đề gì vì đó chỉ là câu chửi thôi, còn mình là cẩu mà bị chỉ ra là cẩu thì tự nhiên bực mình rồi cãi lại vậy đúng là cẩu rồi. Tu là ở chỗ đấy đấy, người ta mắng mình và người ta nhận xét mình là hai vấn đề khác nhau, đem hai vấn đế đó mà nhìn lại mình xem cái vấn đề nào đúng rồi hãy xét, nếu xét đúng thì tự nhiên biết làm gì, nếu làm đúng thì gọi là tu tâm, nếu làm sai và cố tình thì gọi là ngụy quân tử. PLC và Chánh quốc PLC trở thanh đấu tranh thì đó là vấn đề xã hội, và lại các vị không phải là tôn giáo cho nên cũng không có cái gốc đứng vứng cho được. Có thể quý vị cũng đề nghị BQT xóa đi chủ đề này, tôi cũng có thể có ý kiến để BQT xóa đi chủ đề này. Còn kết quả có xóa hay không thì tôi không vấn đề. Có điều là cách thực hiện của mỗi bên ra sao, quý vị có thể một mặt nói xấu tổi và đồng thời làm đơn yêu cầu xóa chủ đề, làm thế nào là tùy theo quý vị. Còn tôi, chỉ hỏi quý vị một vấn đề, Lý Hồng Chí nói về Thiền Tông như vậy đúng hay sai, nếu quý vị nói đúng được vấn đề này thì tôi không có ý kiến phản đối khi chỉ đề được xóa đi. Vấn đề là Lý Hồng Chí và Thiền Tông, còn vấn đề Lý Hồng Chí và Chính quốc PLC thì đó là sự kiện xã hội, theo nhân quả của nó.
  25. Vu cáo một cách hồ đồ. Tà kiến thì là tà kiến, lại còn mong tất cả mọi người nói tốt cái tà hay sao hả ? Tâm ngay thẳng là đạo tràng, đừng có lấy chữ nghĩa nhà Phật sang mà lạy Lý Hồng Chí. Cái bài như thế này chỉ đáng nhắn qua tin nhắn, việc làm chứng tỏ tâm còn cong vạy, có gì gọi là luyện thức tính. Tâm tính mà mấy vị hay nói chỉ là thức thôi, các vị không biết tâm là gì và cũng chẳng phải tu tâm. Chắc là muốn xóa chủ đề của tôi lắm hả, nếu có thế thì xin mời, tôi không có ý kiến gì đâu nên nếu vu cáo để đạt mục đích thì cứ việc. Kinh lão trong hiền là việc tốt xong nếu rơi vào tà kiến thì về già bị hậu học nó mắng cho thì cũng thật là tệ.