Kim Cương

Hội viên
  • Số nội dung

    407
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Kim Cương

  1. Tâm Kinh, có người dịch là Kinh Trái Tim, cách dịch này không được cho lắm. Để thấy rõ nghĩa chữ Tâm này là gì thì phải xem nó trong ngữ TÂM KINH RỘNG LỚN, nghĩa là TRỌNG TÂM của BỘ KINH LỚN, lớn tới mức 600 quyển. Bộ kinh này thuộc thể loại nào ? muốn thấy được thì phải hiểu ngữ TRÍ TUỆ CỨU CÁNH. TRÍ TUỆ đối với CHÍNH TÍN. CỨU KÍNH đối với PHƯƠNG TIỆN. TRÍ TUỆ và CỨU KÍNH thuộc thể loại LIỄU NGHĨA. CHÍNH TÍN và PHƯƠNG TIỆN thuộc thể loại BẤT LIỄU NGHĨA. Liễu nghĩa là các kinh mà hành giả có đầu óc thì có thể nghiên cứu, tức là tiếp cận con đường bắt đầu từ TRÍ TUỆ; bất liễu nghĩa là các kinh mà hành giả tin theo và thực hành, tức là tiếp cận con đường bắt đầu từ CHÍNH TÍN, niềm tin. Phật nói kinh Bất Liễu Nghĩa với tư cách Thân Miệng Ý đều thanh tịnh, cho nên có đủ tư cách để khiến người tu đặt lòng tin, tin theo những lời Phật chỉ dạy. Phật nói kinh Liễu Nghĩa với tư cách chứng ngộ TRÍ TUỆ CỨU KÍNH, phần này rất bao la rộng lớn cho nên cần phải nắm bắt được trọng tâm để tiếp cận, để nghiên cứu. Vậy thì chữ TÂM nghĩa là TRỌNG TÂM chứ không nên hiểu và dịch là TRÁI TIM.
  2. Thứ nhất Phàm phu là dùng đúng chỗThứ hai nói giảng đạo cũng được, nói không giảng cũng được. Yeuphunu hay lảm nhám cái từ lảm nhảm nhỉ. Trong Kinh Duy Ma Cật, các ý cũng tương tự. Tiến trình Mật tông và tiến trình Thiền tông phải có sự khác nhau chứ và đã được nêu ra đó, mỗi một ý bình luận thì sẽ thấy được trình độ kiến giải Phật học của người bình luận. Cần phải thấy: -Theo kinh Liễu nghĩa thì có thể y kinh giải nghĩa. Như kinh Lăng nghiêm là ...tu chứng liễu nghĩa cho nên phải y kinh mà thuyết. -Theo kinh Bất liễu nghĩa thì có thể lìa kinh để thuyết cái liễu nghĩa. Ví dụ đối với Kinh A Di Đà, đó là kinh Bất liễu nghĩa vậy thì có thể lìa kinh để mà nói rằng A Di Đà là Tự Tính nơi Chúng Sinh.
  3. Mật tông Kim cang thừa nói những thứ vi diệu trước để dẫn hành giả tới chỗ có thể tin được Tính Biết là Phật, thế tức là trước Tiệm tu, sau Đốn ngộ.Thiền Tông Tối Thượng Thừa gạt sạch những thứ phương tiện, chỉ thẳng cho hành giả Trực Nhận Tính Biết là Phật, thế tức là trước Đốn ngộ, sau Tiệm tu. Cái trọng tâm, cái thật tướng trong Đốn ngộ thì mới là không có trước có sau, còn khi đặt ra tông ra thừa thì sự thiện xảo của Phật nên vẫn có trước sau. Vì thế mà khi đạt đến bản chất thì lời nói và cách dùng mới thật chắc chắn, tức là thấy rõ cái gì không trước không sau, cái gì có trước có sau. Như nói Niết Bàn là Thường, là không sinh không diệt, Nhưng cũng có thể nói Niết Bàn là Vô Thường, là sinh là diệt. Vì nói cho Phàm phu thì phải nói Niết bàn là Thường, là không sinh không diệt. Nói theo cái sự phân biệt của chúng sinh, ứng cơ thuyết pháp nên nói Niết Bàn Tiểu Thừa. Vì nói cho Bồ tát thì phải nói Niết bàn là Vô Thường, là sinh là diệt. Nói theo cái tác dụng của hành giả đã chứng đạo nên nói Niết Bàn Đại Thừa. Cái sự phân biệt của chúng sinh mà nghe thấy rằng Niết bàn là Vô thường thì hẳn là phi lý, bởi vì chúng sinh bị trói buộc về thân lẫn tâm cho nên phải thuyết pháp theo cách ngược với lúc thuyết cho hàng Đại Bồ Tát. Niết bàn là Vô thường tức là tự tại trong vô thường nhưng không rời sự tỉnh giác, không mất đi tác dụng, không bị thoái chuyển ngay trong sự nhập thế.
  4. TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách. Này Xá-lợi-phất ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Này Xá-lợi-phất ! Tướng Không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc. Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kíùnh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-đa được đạo quả Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác. Nên biết, Bát-nhã Ba-la-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối. Vì vậy nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: “Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha” Âm Hán: Chữ Hán: MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM CHÚ गते गते Gate gate [gəteː gəteː] Yết đế, yết đế Vượt qua, vượt qua पारगते Pàragate [pɑːɾə gəteː] Ba la yết đế Vượt qua bờ bên kia पारसंगते Pàrasaṃgate [pɑːɾəsəm gəteː] Ba la tăng yết đế Vượt qua hoàn toàn बोधि स्वाहा Bodhi svàhà [boːdɦɪ sʋɑːhɑː] Bồ đề tát bà ha Tuệ giác Thành tựu.
  5. Quán là Thực hành Trí TuệTự Tại là Giải Thoát Bồ Tát là Giác Ngộ Tức là không phải lúc ngồi thì mới quán, đi thì không quán;ko fải ở đây quán còn ở kia thì không quán. Hành mà không phụ thuộc vào thời gian hay không gian, đó là thực hành sâu, thực hành miên mật, không có gián đoạn. Bát nhã là Trí TuệBalamat là Bến bờ Giác ngộ, đối với Biển khổ vô biên. Đa là báu, châu báu. Như Phật Đà Da là Phật Bảo, Đạt Ma Da là Pháp Bảo, Tăng Gìa Da là Tăng Bảo. Sắc thân là Thân SắcCảm thọ, Tư tưởng, Biến diệt vận hành, Phân biệt thuộc về Tâm Thức Giai không là đều KHÔNG, Tính không, không có tính. Do duyên khởi mà thành, thành rồi sẽ hoại, không có tính, tạm có không thật, thuộc về vô thường. Cái thấy khổ tiêu tan vô hình trở về cát bụi. Qua được Biển khổ, đến bờ giác ngộ.
  6. 5 ngàn 1 pho, ra chùa Quán Sứ mà mua. Sang hơn, ngay ngắn thì vào thư viện mà xem. Kinh ở Miền Bắc người ta cứ trích dẫn lắt nhắt, thành ra bây giờ nhìn vào thấy các kinh Liễu Nghĩa bị biến thành kinh Bất Liễu Nghĩa. Đi du học khắp trong ngoài nước vể rồi cũng chỉ trích dẫn mấy câu kinh để nguyên âm hán, xắp xếp lại rồi hô hào Phật tử ấn tống thế cũng tự xưng là hoằng dương Chính Pháp. Lẽ ra người ta chỉ học ba năm là tu ngon rồi nhưng mà tình trạng này thì có mà hai cái ba mươi năm mất.
  7. 98% mọi người tham ga vào đây có vẻ đồng tình với lý hồng chí và gây khó khăn với Kimcuong nhỉ. Chỉ vì là không được vuốt ve trìu mến mà mấy người mần cái vụ đó thì kệ nhé, như vậy tức là lời nói mà vuốn ve thì vấn đề lại không thành vấn đề nhỉ, nhưng nói không cần vuốt vẻ để xem ai nhìn vấn đề ra vấn đề.
  8. Hỏi nhỏ thế chẳng ai nghe thấy đâu.Mỗi Phật có Ba thân. Phật Pháp Thân, Phật Hóa Thân, Phật Ứng Thân. Ứng Thân là cái Thân thị hiện tu hành thành Phật. Ứng Thân đó ngồi một chỗ nhưng có thể Hóa ra các thân khác nhau và đi các nơi đề độ sinh, lên trời hoặc xuống đất, đó là Hóa Thân. Ứng và Hóa Thân của mỗi vị Phật thì khác nhau, còn Pháp Thân thì chẳng đồng cũng chẳng khác. Pháp Thân còn gọi là Phật Tính, và mỗi người ai cũng có Phật Tính. Phật Tính thì chẳng diệt chẳng sinh, vì cái sự diệu dụng của Phật Tính là có thể Ứng Hóa cho nên gọi cái thân ứng hiện của các vị Phật là Như Lai. Ví dụ gọi là Thích Ca Như Lai, Dược Sư Như Lai, A Di Đà Như Lai. Phật Như Lai thường thấy là Phật Tổ Như Lai, tức là Thích Ca Như Lai. Phật Tổ tức là giáo chủ cõi này cũng tức là Thích Ca Như Lai. Nhưng nói là Phật Tổ thì lại có thể so sách phân tích Phật với Tổ. Phật là giáo chủ, còn Tổ là các vị đệ tử nối pháp của Phật.
  9. Cái việc khác đó chẳng ngoài chủ đề này, ngay khi tiếp cận chủ đề và đối thoại theo nội dung của nó thì đó chính là VIỆC LÀM, người thực việc thực ngay đó thôi. Và như vậy thì cũng không lạc với câu hỏi của Dare, nhưng có điều Dare không thích câu trả lời như thế.Làm cho người ta sống tốt hơn ? Lý Hồng Chí đó, làm rất tốt. Và cũng cao tột, ai thích cao thì có thể theo đó. Còn cái vấn đề Lý Hồng Chí phát ngôn thì rất đáng bàn, và ai bàn được ?
  10. Một trong những cách sống phải tác động tới các vấn đề mà trong đó có ẩn chứa các tà kiến. Ngay trước mắt, chủ đề này, nếu thấy có kiến giải tà kiến thì phải tham gia với chính kiến, như vậy đâu có ngoài cách sống. Ngay khi thấy vấn đề mà không phân biệt được tà chính mà lại kiến giải không có chính kiến thì đó, có thể đánh giá cách sống ngay trong kiến giải.
  11. Nhận định thì có vẻ đấy nhưng có vấn đề rồi, hãy gác lại cái vấn đề việc làm và hãy xét lại vấn đề về trí huệ.Trí huệ là lý nhập, nhưng lý nhập ở người còn hiện tượng tà kiến, kiến giải còn dấu vết bị lừa đảo, còn bị những Đại gia, Đại danh, và Đại sư lừa được thì đó không dính dáng gì đến lý nhập. Đã chẳng phải lý nhập, chẳng phải trí tuệ thì làm kiểu gì rồi cũng chẳng liên quan đến Phật Môn. Cho nên cái việc làm ở đây là phân định được chính pháp, chính kiến. Chính pháp thì vẫn thế, chính kiến thì vẫn thế nhưng không có Thầy, không có Tông thì chẳng ai có thể thâm nhập được, và như đã thấy, đã đầy những tà kiến của người tu luyện và những đồng minh ngay trong topic này.
  12. Cái này chắc là suy diễn từ Thiền Ngữ "Tức Tâm Tức Phật". Vậy thì lầm to, chính đó là sự suy diễn, là lấy Thức phàm mà xét Trí thánh. Phật thì không Thiện cũng không Ác. Chấp vào Thiện là Tâm Phật thì sẽ có lúc lấy cái Thiện để phản biện Trí Tuệ Phật.
  13. Những cảnh giới không thể nghĩ bàn đó là cái quả, đòi hỏi cái quả ở người khác thì phải xem cái nhân. Và như vậy thì vấn đề đến đây là xét về cái nhân tu hành, tu hành thì có trí tuệ và niềm tin trong Trí Tín Hạnh Nguyện. Nhưng xem ra rất nhiều đối thoại kiểu như ông, thường lầm lẫn và trộn theo cái sự sân hận thành ra cái muốn hạ nhục người đối thoại, và như thế vừa là cố ý vừa là vô tình rơi vào sự thui chột trí tuệ của mình và áp đặt cái thui chột ấy vào đối thoại.Có kiến giải năng lượng thì đừng nói đến thiền, có nói đến thiền thì chỉ vì cái năng lượng mà thôi. Ông cũng như nhiều người khác, quyết định cho rằng Trí tuệ tu hành là Ảo tưởng, như thế thì những lời nói uế trược của ông là cái thứ gì. Vì không có Thầy, không có Tông cho nên nhiều người cứ phàm ý nhận định lời nói trí tuệ và mỹ ngôn là thứ không có giá trị, nhưng phải có Thầy và có Tông thì mới nói được đấy, không thể bắt chước tôi được vì tôi chẳng bắt trước ai cả, vì đó là cái chất của BẢN TÔNG.
  14. Thượng đế là thuộc về Đạo Giáo, và người ta cũng gọi hóa thân của Thượng Đế là Quán Thánh. Thượng Đế ở trong Quán, Phật được thờ trong Chùa. Và nếu đồng hóa như thế thì Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đều được gọi là Phật, và cho đến một chúng địa ngục cũng là Phật. Và như vậy thì đó là Tính Phật, mà Phật là giác ngộ và giải thoát vậy lại có vẻ mâu thuẫn đó nhỉ.Thấy rõ sự tại hại cố chấp vào sự đồng hóa. Cần phải phân biệt Phật Nhân và Phật Quả, bởi vì có rất nhiều người sợ cái Nhân Phật, lạ kỳ. Nói lý thì đồng hóa Phật nhưng sự ở người nói thì lại chỉ mong được Phật tiếp dẫn chứ rất ngại ngộ cái Phật Nhân. Ngoại đạo rất lôm côm, kẻ thì tu luyện nhưng lại có kiến giải không mong thành Phật, vì họ khoái tu luyện và cố tình kiến giải tự ti, ngược lại lại có kẻ tu luyện và đồng hóa với Phật Pháp, khổ một cái là tự đặt tu luyện là Phật pháp còn Pháp Phật thì lại bẩu chẳng ai tu được nữa.
  15. Phật thì Trí Tuệ Thanh Tịnh và Thân Tâm Thanh Tịnh. Tướng Giác Thanh Tịnh Viên Chiếu là Tính Phật.
  16. Cái nội dung này thì rất ấm ớ, chắc là đồng minh với A LA HÁN Thích Thông Lạc ? Sư này có lần ham tu nên thề làm một vị ngu độn còn hơn là làm một học giả. Vì không giữ nguyện nên bắt đầu theo con đường phân tích kinh điển, do làm vượt quá sức mình cho nên đã sinh ra những nhận định phản đối Đại Thừa và Tối Thượng Thừa Phật giáo. Không phải cứ nương vào nội công hơn người, có cành giới chứng đắc là có kiến giải hơn hết tất cả đâu. Cái gì nó phải mang tư cách của chính nó, không thể lấy tư cách tu chứng để nhẩy sang bàn luận Kinh điển được. Người xưa tu chứng thì họ cũng chỉ lấy đó để mà soi rõ hơn kinh điển mà thôi chứ chẳng có ai lấy sự tu chứng để phỉ báng Đại Thừa cả.Kiến giải ảo giác lại là một ảo tưởng, vậy nên cái đó không vững được, nói ra là đổ kềnh rồi. Giác ngộ dù không đồng nhất thì cũng chỉ có hai thứ mà thôi, đó là Trí Tuệ và Chính Tín. Người không được gặp Phật gặp Tổ thì đành nương vào Chính Tín để mà xác định Chính Đạo, mà Chính Tín tức là Tin vào Phật, Tin vào Phật thì không cần Trí Tuệ cũng vẫn đi đúng đường, nương vào kinh Bất Liễu Nghĩa mà Tu. Lý Hồng Chí cũng như Thích Thông Lạc, đều là thất học Phật Pháp, dựa vào cảnh giới chứng đắc mà phỉ báng chính pháp. Vậy mà cũng ối người tin theo. Phản biện Đại Thừa ư ? lấy tư cách nào thế, và tư cách nào để đồng hóa các Tôn giáo với Phật giáo, chỉ dựa vào cái sự thiện lành hình thức thì chẳng thể được. Chớ có dại tự lừa mình và lừa người.
  17. Tinh thần đối thoại kiểu gì mà viết nhầm tên họ nhân vật chính giống như tệ nạn làm sổ đỏ vậy. Hiện tượng làm sổ đỏ qua tay ngày nay người ta thường cố tình viết sai tên họ ở một điểm nào đó, cái này rất tai hại cho người dùng, vậy nên hãy xác định lại tinh thần một chút nhỉ.
  18. Thời Phật, người hỏi thường hỏi lúc có Pháp hội. Câu hỏi lại thường được Phật khen. Vì có thực hành cho nên câu hỏi mới có sự tha thiết.Ngày nay trong Pháp hội thì không có người hỏi như vậy mà chỉ có hỏi một trò một thầy. Với những câu hỏi có ý thiết thực thì vẫn phải tự trả lời mà thôi, may ra mươi năm, hai chục năm đợi khi đã có thể thấm được đạo lý thì trong một pháp hội giảng giải những bộ kinh liễu nghĩa, người hỏi sẽ tìm được sự trả lời. Con người ngày nay thường thay thế sự tha thiết bằng sự hiếu kỳ. Có sự tha thiết thì mới có thể có cơ hội lý giải được vấn đề, còn sự hiếu kỳ thì thường bị vấn đề phủ đầu, bị Lý Hồng Chí đánh phủ đầu, cắt đứt chân lý ngay từ những phát ngôn đầu tiên, không khác gì cải đạo.
  19. Túm lại, đối thoại quá nhiều điểm sơ hở để phản biện. Bởi vì Phản biện Lý Hồng Chí phải là hành giả chứ học giả tham gia vấn đề này thì xa vời.
  20. Om Namo Amitabhaya
  21. Cái này là ví dụ nhưng không liên hệ với vấn đề được vị dụ ra đây thành ra rất là lỏng lẻo, và không được xét đúng sai gì vậy nên chẳng cần phản biện cũng không cần phản đối. Rất chi là lầm vì đâu phải là người trong cuộc, người tu Mật tông cũng có thể tự nói rằng Mật tông là mê tông. Khi đối thoại vẫn có thể phá dẹp vì người đối diện bị bệnh Mật tông, đối với các con bệnh tu luyện thì phả phá tất cả của họ đi thì mới xong chuyện.Học giả suy luận Thiền Sư phá Thiền Pháp thì tức là ông ấy tự chửi nhưng đó là cái suy luận của người ngoài cuộc. Thiền Sư phá được Thiền Pháp thì mới là Thiền Sư, cho nên đến đây rồi thì mới nên đánh giá hiện tượng sự kiện có phải là tào hay không tào. Cái nầy thì cổ quá, lấy đâu ra tám vạn bốn ngàn môn.8 là tám thức 4 là bốn đại 000 là ba đời 84000 là Tâm thức và Sắc thân luân hồi theo nhân quả ba đời trong lục đạo, gọi là 84000 bệnh. Trị hết bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị hoặc bách trị cho nên Pháp Phật cũng chỉ có mấy mươi thôi. Một pháp cũng có thể trị hết 84000 bệnh rồi. Gọi giác ngộ thì là phải nói giác ngộ của LHC chứ không phải là giác ngộ chân lý, nhưng lại thấy cái giác ngộ đó như chỉ là kiến giải rồi rời vào phân tích, trong phân tích thì lộ ra đầy tà kiến. Và ví thế nó rằng LHC cũng giác ngộ là một cách đánh giá phụ thuộc, phụ thuộc vào cái dụng mà LHC phô trương.Lại nói đến tình hình cả Ấn độ nữa thì thôi, cách nói không sâu vào một vấn đề cho nên không tin được, phải xét lại.
  22. Lý Hồng Chí cũng như bao người, kiến giải dựa trên sách vở mà sách vở thì chỉ cho hành giả những điều căn bản có thể thực hành và cùng lắm là đi trước hành giả một bước. Vì thế học mà không hành thì không thể thấy được bước tiến thứ hai. Lý Hồng Chí không có liên quan gì ngoài kiến giải sách vở về vấn đề Thiền Tông cho nên đã đưa ra những cái kiến giải và những ý thức hòng lường thánh ý để có được cơ hội thấy vượt lên trên cả Thiền tông. Nhưng sự thể hiện tiếp theo sau đó thì hoàn toàn không vượt khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai.
  23. Kiến giải một kiếp thì sẽ kéo theo vấn đề không có Ba đời, không có Ba đời thì kéo theo vấn đề không có Nhân Quả, không có Nhân Quả thì chẳng liên quan đến sự thật nào của vũ trụ.Và như thế có thể làm thẩm phán và đặt ra các trường hợp: -Kiến giải một kiếp đăng sau nó là một ý tưởng đối đầu với tôn giáo bạn. -Kiến giải một kiếp thì chắc chắn không có đủ lục thông. -Kiến giải một kiếp là của học giả suy luận bằng ý thức, bằng cái đầu.
  24. Đến đây có vẻ như là số đông, hiểu biết Thiền lý nhưng không được Thiện Tri Thức chỉ bày,muốn được chỉ bày thì cần phải thân cận học hỏi hai ba mươi năm.Cái cây là cái cây, là cái thấy Tà :rolleyes: . Một lớp kiến giải sâu hơn song nó cũng là Trí, sơ cơ bước vào kiến giải này thì đã vượt lên vạn người có đồng kiến giải.
  25. Thấy cái cây là Tà kiến. Đã Tà thì làm sao dạy người Chính kiến.