Kim Cương

Hội viên
  • Số nội dung

    407
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Kim Cương

  1. Anh Vui vui, Thiên Long y theo nội dung chung trên chủ để để góp ý-phát biểu, mà trong đó trích dẫn ý kiến phát biểu của anh. Trích dẫn ý kiến của anh tức là anh bình đẳng đối với các đọc giả khác chứ không coi anh là đối tượng chính để đối thoại. Logic có qui nạp và diễn giải, sau đó là phán quyết cách sử dụng phương pháp ấy. Thiên Long cũng đã phán quyết theo ý kiến và kiến thức riêng về cách sử dụng từ của anh, nhưng Thiên Long đâu có nói riêng với anh, và coi anh là một trong những đọc giả đã xem. Như vậy thôi, xem thấy thì Thiên Long có cảm tỉnh với anh Vo Truoc hơn là đối với anh, sở dĩ như vậy là do thiện ý phần nào mà anh Vo Truoc đã biểu lộ trong các bài viết. Trong cái thế đi phản biện các phát kiến, nhiều Nhà Học Giả cũng rơi vào tâm trạng nóng giận, khinh khi, đây là vấn đề của riêng họ; vấn đề chính là trong khi phản biện họ phải có cái hoặc của Cổ Nhân hoặc của Riêng Họ, trong trường hợp anh đi phản biện các phát kiến, nghiêng về kiến thức Phổ thông để đối thoại với phát kiến cá nhân thì ít nhất anh cũng phải hệ thống được cái kiến thức Phổ thông ấy rõ ràng, vậy thôi, còn anh tôn trọng hay không đối với ai đó là cảm thức của riêng anh.
  2. Thưa các học giả và các anh chị, Thiên Long cũng có ý kiến về vấn đề Ngày và Đêm. Hiện tại, có thể thấy rằng, có hai quan điểm khác nhau về sự xác định Ngày và Đêm, thống nhất hình tượng Không Thời Gian của chu kỳ Ngày Đêm là một đường tròn, mà trong đó có trục Ngày và Đêm: -Trường hợp phổ biến trên sách vở lý học, thì thấy có trục Tý Ngọ, và người ta cho rằng đây là trục danh giới giữa Ngày và Đêm. Nhưng có thể giả thuyết, đó là một cách hiểu nhầm về trục Tý Ngọ, tức là Trục Tý Ngọ là trục Trung Điểm của Ngày và Trung Điểm của Đêm, nhưng lại bị hiểu là Trục Danh Giới giữa Ngày đối với Đêm. -Trường hợp thực tế, từ sáng đến chiều là Ban Ngày, từ chiều đến sáng là Ban Đêm. Trong trường hợp này, Trục Ngày Đêm là trục Mão Dậu, hết giờ Mão là hết Ban Đêm-sang đến Ban Ngày, hết giờ Dậu là hết Ban Ngày-sang đến Ban Đêm. Trường hợp này không mâu thuẫn với Trục Tí Ngọ là trục nối Trung Điểm của Ngày với Trung Điểm của Đêm. Trong hai trường hợp trên, thì trường hợp thứ nhất có nhiều điểm mâu thuẫn với hiện tượng thực tế, đồng thời cũng mẫu thuẫn với sự phân cực của Tứ tượng và của Bát quái Tiên thiên.
  3. Thưa các học giả và các anh chị, Thiên Long trích dẫn ý kiến của anh Vuivui và bàn luận trong đoạn được trích dẫn. Nhị Nguyên là gì ? Nhị Nguyên là đối với Nhất Nguyên. Nhất Nguyên là các đối tượng Âm và Dương có vai trò nhất định góp chung vào trong một sự vận động thống nhất. Các đối tượng Âm và Dương vận động trên một quy luật thống nhất sinh tồn, và chúng hỗ trợ nhau sinh tồn chứ không hủy diệt nhau. Ngược lại Nhất Nguyên là quan điểm Nhị Nguyên. Nhị Nguyên là các đối tượng Âm và Dương vận động và hủy diệt lẫn nhau, tương đương với sự đối lập về môi trường, môi trường Dương lập thành một Nguyên, môi trường Âm lập thành một Nguyên, hai Nguyên đối lập nhau và hủy diệt nhau và từ đó cho ra nét nghĩa Nhị Nguyên. Như vậy nghĩa là, với quan niệm Nhât Nguyên thì Âm và Dương thống nhất trong một môi trường và hỗ trợ nhau để duy trì sự tồn tại chung, với quan niệm Nhị Nguyên thì Âm và Dương hủy diệt nhau do không thống nhất chung một môi trường. Ví dụ: Hai cha Con. Cha ngồi trên, Con ngồi dưới mà ở đó trên và dưới thống nhất với nhau cho nên Cha và Con tuy đối lập nhau nhưng có luân lý, ấy là ví dụ cho sự Nhất Nguyên. Đồng thời trong sự Nhất Nguyên đó, cho ra một khái niệm phi luân lý, đó là Con ngồi cùng mâm với Cha, đây là một sự mâu thuẫn mang tính chất hủy diệt nhau trong sự Nhất Nguyên. Trong khái niệm Nhất Nguyên, xác định được luân lý và phi luân lý. Với quan niệm Nhị Nguyên thì dễ dàng kết luận Cha và Con hủy diệt lẫn nhau, không thống nhất với nhau. Qua phân tích và ví dụ trên, Thiên Long có ý nghĩ rằng, nói : "Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất", như vậy là chưa sử dụng chính xác từ Nhị Nguyên hoặc là quan niệm sai, tức cho rằng Âm và Dương diệt nhau. Kết luận thì trong câu nói trên, hai từ Nhị Nguyên và Thống Nhất, không thống nhất trong câu nói, do nét nghĩa của hai từ này hủy diệt nhau, ví như không thể đội trời chung.
  4. Hic.Các đền toàn thờ các Tượng vật Đông Tây, Kim Mộc. Nhưng trong sách vở thì cớ ngộ nhận coi trọng Thủy Hoả. Thành ra theo sách vở mà Tôn Thủy Hoả, Ti Kim Mộc vậy là coi trọng trẻ con hơn người lớn, ấy là "loạn luân" chăng ?
  5. Trong là bên trong, Trong là Nội, Nội là Dương. Ngoài là bên ngoài, Ngoài là Ngoại, Ngoại là Âm. Bên trong là Dương, tức là vật tròn đặc. Bên ngoài là Âm, tức là cấu trúc của nó là một vòng tròn. Nội thành là Bên trong thành. Ngoại thành là bên ngoài thành. Lại lấy đường quĩ đạo trái đất làm biên làm thành, nên từ đường quỹ đạo ấy hướng tâm mặt trời là Dương là Nội thành, bên trong đường quỹ đạo là Dương, bên ngoài đường quỹ đạo là Âm, là Ngoại thành.
  6. -Thiên Long tư duy về Âm dương Động tĩnh thì nó như thế này: Lấy Ngày và Đêm làm ví dụ, với Âm là Động, Dương là Tĩnh, tức là Ngày Sáng là Tĩnh, Đêm Tối là Động. Hướng tâm mặt trời là Dương, là Sáng, là Trong, là Tĩnh; Ly tâm mặt trời là Âm, là Tối, là Ngoài, là Động. Dương Tĩnh là từ sáng đến chiều; Âm Động là từ chiều đến sáng. Tới sáng là thuần Động, tới chiều là thuần Tĩnh. Từ sáng đến chiều là sự Thuần Động đến Thuần Tĩnh đây là sự vận hành trong Dương Cực, cái Động tiêu dần cái Tĩnh tăng dần là nguyên lý Âm tiêu Dương trưởng. Từ chiều đến sáng là sự Thuần Tĩnh cho đến Thuần Động, đây là sự vận hành trong Âm Cực, cái Tĩnh tiêu dần, cái Động tăng dần là nguyên lý Dương tiêu Âm trưởng. Cho nên, nói rằng Ngày Động, thì nghĩa là: "sự hoạt động trong ban ngày là do Âm khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Dương Cực, ứng với sự Động giảm dần, sự Tĩnh tăng dần". Còn nói rằng Đêm Tĩnh, thì tức là: "sự hoạt động của ban đêm là do Dương khí hoạt động theo chiều hướng tiêu dần trong Âm Cực, ứng với sự Tĩnh giảm dần, sự Động tăng dần".
  7. Thiên Long chào anh Vuivui, cái vấn đề này thì có thể thấy thế này: Họ Nội là Dương, họ ngoại là Âm, cái này thì đố ai bảo sai được. Còn Dương Động, Âm Tĩnh; Ngày Động, Đêm Tĩnh thì có triển vọng sai. Dương là Liền đối với Âm là Đứt. Dương là Đặc đối với Âm là Rỗng. Dương là Trong đối với Âm là Ngoài. Dương là Cứng đối với Âm là Mềm. Dương là Trụ vững đối với Âm là Di động. Dương là Nóng đối với Âm là Lạnh. Dương là Sáng đối với Âm là Tối. Dương là Ngày đối với Âm là Đêm. Vài lời phân tích đại cương, đọc giả có thể góp ý (cho gái về nhà chồng).
  8. Chú mày đúng là độn căn, Xuất Gia thì có cái đức của Xuất Gia, phạm luật thì có nhân quả của phạm luật. Khi nhân quả phạm luật đã sòng phẳng dưới địa ngục thì cái Phúc xuất gia tiếp tục đưa đến thành tựu đạo nghiệp. Chú mày đúng là độn căn, Tại Gia giữ giới thì được quả báo siêu thăng trong đường lành, hết phước rồi lại đoạ, ấy là nhân quả luân hồi. Cho nên so sánh kết quả rốt ráo thì mới thấy, nhân nào quả đó, có nhân Xuất Gia thì sẽ giải thoát, có nhân Tại gia thì hưởng phước nhưng không giải thoát. Do đó, rốt ráo mà nói Xuất Gia phạm luật còn hơn Tại Gia trì giới. Huống chi, Xuất Gia có giới luật thì hẳn khác xa Tại Gia không thọ giới lại hay bị tà đạo mê hoặc. Đối với Phật Pháp, tu theo chính Pháp thì có Thần Hộ Pháp, gìn giữ giới luật thì có Thần Hộ Giới. Cho nên phân tích ra, bọn đệ tử Pháp Luân Công đều là một lũ mê, làm gì có được các Thần Hộ như thế, huống chi lại dốc lòng dốc sức mà đả phá Thiền Tông theo cái sự mê hoặc của Lý Hồng Chí.
  9. Một bọn chúng sinh, đang chịu ở trong bóng tối sinh tử, gặp được Lý Hồng Chí, ngộ nhận rằng pháp tu đó là ánh sáng, đâu có dễ dàng vậy. Cho nên, đó là từ tối lại đi vào tối, hoàn toàn chẳng biết Trực Chỉ Nhân Tâm là gì cho nên khi xuất chiêu xổ cờ thấy rằng người này nói lý, người kia nói lý lại thấy mình nói lý. Hoàn toàn vô minh vẫn hoàn vô minh.
  10. Xuất gia mà phạm giới, phạm luật thì sẽ đọa ác đạo mà trả nghiệp. Sau khi trả hết nghiệp thì còn cái tâm xuất gia để mà tiếp tục đạo nghiệp. Còn một bọn tại gia, giữ giới, giữ luật nhưng không có tâm xuất gia cho nên không có quả giải thoát. Do vậy mà nói rằng, Xuất gia mà phạm luật còn hơn Tại gia giữ luật. Huống chi bọn Lý Hông Chí có luật có giới gì, chỉ ôm Phật Pháp để phá hoại Phật Pháp rồi tự tôn phương pháp tu luyện của riêng mình.
  11. Nói năng linh tinh quá. -Thấy Đạo Giáo phân chia Giáo và Gia, cho nên Lý Hồng Chí cũng bắt chước, tự nhận mình là Đạo Phật rồi chia Giáo và Gia, sau đó cho phương pháp tu luyện của Y là thuộc về Phật Gia. Rồi đó, lấy tất cả những cái kiến giải cao siêu của Đạo Phật để một mặt lý luận thuyết pháp, một mặt lại phân tích theo tình thức làm hạ thấp Phật Giáo. Tầng lớp thế tục mà xưng danh và lấn lướt như vậy, mà mở miệng ra giảng Phật là giác giả thì đúng là, một là tà kiến, hai là do Si Nghiệp nặng nề, không tự biết được. -Bồ Tát là Phần Giác, Phật là Toàn Giác. Nay lại có một bọn bám vào câu nói của Phật để sinh kiến giải rằng, những gì Phật chưa nói thì bây giờ Lý Hồng Chí sẽ nói. Rồi lại lái nèo, cho rằng Phật Pháp xưa không hợp với căn cơ thời bây giờ, đúng là một bọn đem thân vào nghiệp, đem thức vào mê. Lại theo kiểu học vẹt, hô to trực chỉ nhân tâm của Thiền rồi lại gạt bỏ Thiền, đúng là tà kiến sâu, chết sinh vào cõi ma, kẻ si thì sinh vào tam đồ ác đạo. -Một bọn như vậy, ôm Chân Thiện Nhẫn mà chìm bào Thức giải, ngộ nhận Thức là Trí như vậy rồi thì thành một bọn cứng đầu. Đàn áp là phải, dẹp đi là phải.
  12. Cái Chân còn chẳng cầu được huống chi lại còn cần cầu cái Giả. Cái Thiện còn chẳng làm huống chi lại còn phải làm cái Ác. Cái Nhẫn còn chẳng chứa huống chi là Bất nhẫn. Trí ngu đều luân hồi thì làm người tốt còn chẳng thoát huống chi người xấu. Chính phái còn chẳng làm ra núi xanh huống chi là Tà phái. Xuất gia mà còn khó đắc đạo huống chi Tại gia. Bất dâm còn khó tiến tu huông chi là còn dâm dục. Bất sát còn khó an định huống chi là còn ăn mặn. Bất đạo còn thiếu phước huống chi là còn đạo. Nói thật còn nhiều tà kiến huống chi là nói vọng. Một 'bọn' như vậy, khó có thể tin sâu vào pháp gốc vốn không pháp, thì nói gì đến thực hành. Thành ra, thấy pháp này pháp kia là có pháp nên quên mình theo pháp, bị chân thiện nhẫn chuyển nên lấy đó làm chỗ lý luận thành đại vô minh che lấp chính mình. Trong vô minh ấy, lại cho là minh thì lao tâm truyền pháp, hộ pháp. Đúng là tướng trạng một 'bọn' đại tà kiến, lại còn cứ rong ruổi mà thách người dám theo đó mà thành hội thành nhóm tu luyện.
  13. Với quá trình thời gian hơn 600 năm liên tục tái lai trong 14 đời của Lama, Phật giáo từ Tây Tạng đến nay đã đủ uy tín và khả năng khiến cho thế giới biết đến Phật giáo rõ hơn, người ta lập nhiều các thiền viên, riêng nước mỹ có tới gần 300 thiền viện. Song với hậu quả lịch sử giữa Trung hoa và Tây tạng, thì Thiền tông càng lan truyền và sức mạnh chính trị của Tây tạng càng được củng cố, đây là một sự kiện bất lợi đối với Trung hoa. Chính vì vậy, Lý Hồng Chí có khả năng là một quân bài của Trung hoa với khổ nhục kế trong kế hoạch hạ thấp thiền tông với tác dụng khống chế ảnh hưởng đến chính trị Trung hoa, mà ảnh hưởng đó chính là sự truyền bá Phật giáo từ Tây tạng ra Thế giới. Phật giáo càng lan truyền rộng rãi, thì Tây tạng càng lớn mạnh về chính trị, điều này ảnh hưởng lâu dài đến Trung hoa, vì vậy, có một Lý Hồng Chí thực hiện khổ nhục kế cũng là một khả năng thực tiễn. Bất chấp và chịu đựng được mọi tác dụng phụ trong khổ nhục kế, Trung hoa nhìn về lâu dài, chỉ nhắp một mục đích duy nhất là không chế chính trị của Tây tạng trên trường quốc tế. Thật xúi quẩy cho những ai đã dính vào PLC với một tâm thức mơ hồ rằng đó thực sự là một phương pháp tu hành hợp với căn cơ.
  14. Chú sưu tập ý kiến dả nhời như thế, đấy đúng là kiểu lợi dụng Phật giáo để hủy hoại Phật giáo. Vô minh Vô học, Vô học Vô minh. Mà chú cứ "giả nai" rằng thì là mới tìm hiểu PLC, thực ra, chú là cái hạng mới ra nhập PLC, nhưng cũng được khá thời gian và đang làm vai trò quản lý một diễn đàn nào đó của PLC, và cũng đang cố phản đối Thiền Tông để lập công giống như dạng lính đánh thuê. Càng thực hiện, bản chất càng lộ.
  15. Kiến giải của Phật Giáo có đó, mà con người lại bi lay chuyển bởi mấy thứ tu luyện linh tinh rồi nói năng linh tinh. Với cái tư tưởng hiếu kỳ, lại chạy theo số đông, kiến giải xoàng xoàng của mấy chú cư sĩ, thì cái môn khí công nó oánh đổ dễ như chơi. Do đó, xem sách đâu có biết chỗ nào là hầm sâu tà kiến, chỗ nào là rừng gai góc tà đạo. Tóm lại, PLC bị đàn áp là chính sách, và đa phần chạy theo tập là những người hiếu kỳ.
  16. Thế các chú coi như là tự công nhận mang chữ của Phật để hộ pháp cho Lý Hồng Chí. Thế là bị ông ta lừa rồi còn gì, tại vì các chú học Phật, không có sự thực hành, chẳng có động lực nào khiến các chú thực hành. Nay thấy sự thực hành của Lý Hồng Chí có cái kích thích nên tự dính PLC với cái chữ của các chú. Như kiểu, chôm được của người này một tý, chôm được của người kia một tý, ghép lại thành phẩm rồi mang ra ôm ấp, bảo vệ. Thế là cái thể thống gì ?
  17. Thế tóm lại, chú muốn gì ?Anh đã nói rồi, PLC không hoành hành thì anh không nói thêm, chú cứ ở đó mà lờn. Ôm chữ cùa Phật mà phục lạy Lý Hồng Chí làm Thầy, nếu chú không như vậy thì chú nhìn bên cạnh các bạn của chú, xem kiến thức của họ là Phật giáo hay là của PLC. Lý Hồng Chí luyện khí cao siêu thế, làm sao thấm được Thiền Tông, nên đâm ra, lấy cái tình thức thế gian, phân tích linh tinh. Phân tích kiểu ấy, có chú bác bên cạnh, chắc chủ ấy cũng mắng cho một câu là ngu. Còn người ta sẽ nói là tà kiến, tà đạo.
  18. Phương Thiện Hữu là nhân vật dẹp tà ma, vậy chắc là dẹp tà ma bên ngoài, dẹp xong bên ngoài thì dẹp bên trong. Dẹp xong bên trong rồi dẹp ở giữa. Dẹp xong ở giữa thấy ma đã dẹp hết sao chưa thành Phật, sao vẫn còn trong Tam Giới, sao vẫn còn trong Ngũ hành Âm dương, lúc ấy mới quay lại mà hỏi Lý Hồng Chí.
  19. Đã hô hào Trực Chỉ Nhân Tâm, mà kết quả lại bảo dài, thế thì còn gì là Trực. Đó gọi là trộm pháp, mà làm sao trộm được Tâm. Nhiều người vẫn nói, Tâm là ý nghĩ của mỗi người, sao không nói bắt trước như vậy đi cho rồi ?
  20. Nếu PLC được tiếp tục đăng trên diễn đàn thì sẽ nhận được phản biện, đơn giản là thế. Còn đấu ngoài lý thì vòng vòng thế là hợp, vậy thôi. Bảo là nói lý thuần của PLC, vậy chỉ ra Tâm là gì, chỉ được không ?
  21. Xem ra cách đối thoại chỉ loanh quanh đến thế. Tà đạo thì tự nó chết, nó chết rồi thì để yên cho nó chết, thiên hạ thái bình. Cái anh Trung lớn thế, chánh kiến không thiếu, bảo PLC là tà thì hẳn là tà rồi. Chắc là tu thành ma đạo, không có dân chúng hầu cận, nên mới hiện ra, đầu độc chúng sinh, lôi kéo nhau về một cõi, thành cõi ma. Cái kiểu học chữ của Phật, song lại thấy ma đạo hay, thành ra, lấy chữ ấy để làm hộ pháp cho ma đạo. Chứ kiểu tuyên truyền, đấu lý của mấy vị, có cái gì là của PLC đâu.
  22. Cái này thì mỗi người tự biết. Chắc đây là nhi nữ giang hồ. Nếu khí công là tà ma thì Pháp Luân Công cũng chẳng tự nhận là Khí Công. Nếu tôn giáo là tiêu cực thì Pháp Luân Công cũng chẳng tự nhận là Tôn Giáo. Thực tế, Pháp Luân Công là một môn Khí Công, nhưng cũng thực tế cho thấy, khi có người nói luyện khí là Tà thì đã nhận được một sự ngụy biện từ học viện truyền bá PLC rằng, PLC không phải là Khí Công. Trước hết, Lý Hồng Chí là một người thế tục. Người xuất gia, khi ngộ đạo, không có Thầy ấn chứng thì dù cho có thấy được chân lý nhưng cũng chỉ là loại ngoại đạo Tự nhiên, chẳng thể thành Phật, giáo hóa chúng sinh. Huống chi, lại là Thế tục, Luyện khí, lại còn bài xích Thiền tông. Cho đến, nội bộ còn có sự các vị xuất gia đến nỗi bỏ chùa bỏ Phật, mang đầu tròn và áo casa sang nhận lời chỉ dạy của Lý Hồng Chí, quá là loạn còn gì phải nói. Thanh Hải, nếu không có nhiều người theo, tại sao bà ấy lại ăn chơi sành điệu và ngày càng phô trương thế. Hô hào tu luyện tâm tính, mà có thấy chỉ ra tâm ấy là gì, tính ấy là gì. Cứ mạng câu Trực Chỉ Nhân Tâm của Thiên Tông cho là của mình rồi nói là Chân Thiện Nhẫn. Xong lại bảo Thiền Tông không thể tu chứng được nữa, rồi lại bảo PLC là lìa ngoài tam giới, vượt trên Âm Dương Ngũ Hành. Thế tục lồ lộ như vậy thì chẳng phải ấm dương đó là gì. Hắn sang diễn đàn khác thì mềm mỏng được năm phần, đến khi đấu lý không xong thì mềm mỏng thành dai thành cùn. Mềm mỏng thì đâu phải là Thiền. Nếu Thiền là mềm mỏng thì đàn bà thành thánh hết rồi còn gì.
  23. Xem nick và cách nói, thì ắt là người này cũng là đệ tử của Pháp Luân Công. Những đệ tử truyền bá Pháp Luân Công, thường lịch sự và mềm mỏng kinh khủng để đạt được mục đích truyền đạo. Thần Thông chẳng bằng Đạo Thông. Tu càng cao, nói càng đúng, chẳng ai tu càng cao lại càng quay lại mà đả kích Thiền Tông như Lý Hồng Chí. Tất cả các đệ tử của Pháp Luân Công đều một ý sẵn sàng lìa bỏ Thiền Tông và ngăn chặn những người ủng hộ thiền tông đấu lý trên diễn đàn của họ (chinhphap.com). Lý Hồng Chí có Thần Thông nhưng Đạo lại không Thông. Nếu lấy Thần Thông làm Phật Giáo, vậy Trời, Rồng, Quỉ, Thần cũng thành Phật hết rồi. Thông được Thần mà Đạo không Thông thì ắt là đường Ma, pháp Ma. Có điều, gọi là Thần Thông thì thừa sức lôi kéo những người bất tín và mê tín đông hơn số chánh tín là điều thường thấy. Bao người tập PLC đã bỏ mạng và thương tật do bị đàn áp, đó là cái được mất do dễ tin người và thiếu chánh kiến.
  24. Thanh Hải thì xưng danh là Vô Thượng Sư Lý Hồng Chí thì xưng pháp là Phật Pháp Cao Tầng Tóm lại, đều là đồng đẳng với nhau, ngộ nhận Cao Siêu, đem cái cao siêu ấy để đội lốt Rồng, rồi thuyết pháp bên ngoài cửa Phật. Tóm lại, Đường Tam Tạng còn gặp phải Điện Lôi Âm giả, Bát giới và Sa Tăng còn chẳng nhận ra huống chi là những người học Phật một cách ẩu đả. Chắc là học Phật rồi không chuyên thực hành được một lối, đến khi gặp các đường lối của ngoại đạo, lại thấy có mùi của Phật Giáo nên vội ngộ nhận và lao tâm vào học và truyền bá. Xẩy một li đi một dặm, y trang như là lìa Bát Nhã thành Bát Nháo, ngộ nhận Bát Nháo thành Bát Nhã, rồi đem cái Bát Nháo ấy tuyên truyền trên mạng; lại còn lập thêm bao nhiêu diễn đàn, tích trữ đủ các loại tin tức, cài gì hay thì cho đó là ứng ứng với Pháp Luân Công, cái gì dở thì cho đó là chống đối Pháp Luân Công, cái gì mà hay nhưng không phải Pháp Luân Công thì đều được xếp xuống dưới cùng làm cho thui chốt, ví như là trong diễn đàn của Pháp Luân Công, chủ đề Thiền Tông được xếp xuống bét nhất để mà bát nháo bàn luận trong đó. Đức Tướng như Tam Tạng nhà Đường, còn gặp 81 nạn yêu ma huống chi kẻ độn căn cầu ngọn ngành mà chẳng nắm được pháp gốc. Cầu ngọn ngành thì đó là cầu Pháp mạt, ngộ nhận Pháp mạt là Pháp chính nên bài bác chính pháp, ấy là tà ma. Pháp gốc vốn không pháp Không pháp cũng là pháp.
  25. Lý Hồng Chí thấy bên Đạo chia ra Đạo Gia và Đạo Giáo thế rồi cũng bắt chước, tự nhận Pháp Luân Công là Phật Đạo, rồi cho đạo ấy là Phật Gia, còn đạo Phật là Phật Giáo. Lấy danh Phật gia để thâu nạp tín đồ, khi có tín đồ thì bài xích Phật Giáo. Luyện khí thì thành Tiên, thêm tà kiến và ác kiến thì thành Tiên Ma. Và lại, đã nói đây thây, Pháp Luân Công tiếp tục post bài thì mới có cớ để tiếp tục phản biện, nếu Y không đăng bài thì phản cái gì, biện cái gì đây. Chỉ cần nghiên cứu kỹ Phật Giáo thì chẳng có đạo nào mà không rõ được, nhưng không phải tất cả những người nghiên cứu Phật Giáo thì đều thành Rồng cả, tức là Rồng Rắn lẫn lỗn, ấy thế mới có sự bỏ Phật giáo mà mang Áo và Miệng sang lạy Lý Hồng Chí làm thầy chỉ đường. Như vậy là sự kiện, chưa tu thì nhận giặc làm con, khi tu rồi thì nhận giặc làm cha, ấy cũng gọi là tu tiến, nhưng là tiến vào tà kiến. Phàm những kiểu mà đi tuyên truyền Pháp Luân Công trên mạng, thì đều là hạng biết đến Phật Giáo cả, nhưng sao lại mê đến thế, chẳng qua là Pháp Luân Công hấp dẫn ở cái chiêu thần thông và trị bệnh, nhưng mà thử hỏi người cầu đạo cầu cái gì mà lại độn căn nhìn Tiên Ma Đạo thành đạo giải thoát thế ?