Kim Cương

Hội viên
  • Số nội dung

    407
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Kim Cương

  1. Chết khát giữa dòng :rolleyes:
  2. Xếp mâm kiểu thượng cẳng chân hạ cẳng tay thế thì ngang với Dời oánh trành đừng ăn. :rolleyes:
  3. Sự thấy của Nhà ngoại cảm và sự đào thấy được Tiểu cốt là khác nhau. Có nhiều trường hợp tuy Nhà ngoại cảm thấy bằng ngoại cảm nhưng khi đào thì lại không thấy.
  4. Anh chàng Mỹ này, có thể so sánh anh ta với một tay nghệ sỹ Việt sành điệu với những nét cổ điển trường tồn. Đứng ở mục Cổ điển Trường tồn thì người ta có thể nói về cái rẻ tiền nhất thời. Những công việc mà thế hệ trẻ ngày nay đang làm với sức lực và mô hôi của chính mình, tuy thế thành quả lao động vẫn bị xếp vào hạng rẻ tiền, vì tuy có vẻ đẹp nhưng thiếu văn hóa và nghệ thuật. Và đứng ở góc độ phản biện đối với Cổ điển Trường tồn thì mọi phản biện là "rác", không ăn thua, mặc dù phản biện có vẻ có lịch sự.
  5. Chê bánh tôm Tây Hồ, coi chừng lại phải ra nghĩa địa Hồ Tây :unsure: . Các bác thích ăn bánh tôm hay thích ra nghĩa địa hở ?
  6. Tự Tánh tức Hòa Thượng Hòa Thượng tức Tự Tánh. Diện kiến không nhất thiết phải gặp mặt bắt tay, nhận lấy Tự Tánh, ngay đó thấy nhau rồi :unsure:
  7. Đại Pháp Hảo. Người cầu Pháp, thường hạ tâm, không tiếc thân mạng còn chưa được đạo. Đâu lẽ nào, cái Đại Pháp Hảo từ trên trời rơi xuống như trái xung, thế mà nó lại là chánh pháp giải thoát thì thật là... Có những pháp thì đàn bà dễ bị mê tín, có những pháp mà đàn ông thì dễ bị tà kiến. Hai hạng này, nếu bỏ nhà bỏ cửa tầm sự học đạo, hạ tâm cầu được đạo giải thoát thì may ra dẹp được các tà kiến và mê tín, trở nên làm thầy của mình và người. Còn nếu không tìm được chân sư xuất gia tu hành thanh tịnh chỉ dạy thì không nên học và tuyên truyền PLC nữa, và nếu cố tình lấy kiến thức Phật Giáo để sống thì đó là trộm pháp lại cũng là tự lừa mình và lừa người. Lương thiện, tốt bụng, học thức, an bần..vv..nếu thiếu con mắt huệ của Thiền Tông thì cũng chỉ là những kẻ nói quàng nói xiên mà thôi, cứ ngay bản thân các vị học viên PLC đó, toàn là hạng tốt các kiểu, nhưng chẳng có kiểu nào chánh kiến một chút khi đọc cuốn sách đó của Lý Hồng Chí. Hãy tìm hiều và so sánh Ý, Khí và Phật Tánh đi nhá. Phật Tánh là Vua Ý là Tướng Khí là Dân. Dân loạn thì có kiến giải Khí là Phật Tánh. Tướng loạn thì có kiến giải Ý là Bản thể, lại loạn sang Bản thể là Bản Tâm. Bao giờ Tướng và Dân còn chưa tìm được Chúa thì còn lắm thứ mê tín và tà kiến, bất kể là con người thiện lành đạo đức thế nào, đều là đồ giả mà không tự biết.
  8. Cái gì mà nên ga mới không nên ga. Người không vì mình, trời chu đất diệt. Trời không chu mình, Đất không diệt mình, nhưng mình tự diệt mình nên không có cái gì bù đặp lại được. Luyện theo cái được PLC, tu đến lúc mất đi chánh kiến, sau rồi kết quả là có được thì có mất. Cho nên đừng có đứng đó mà sánh với Phật Giáo. Lợi dụng Phật Giáo, đưa lên ném xuống, ấy là ra khỏi Niết bàn, mở cửa nẻo ác, vào ngục tà kiến.
  9. 25 hay 52 xu/tháng, những vẫn có sự xấu thế này: hàng ngày chàng kiếm tiền tươi mang về cất vào tủ nàng, thường xuyên nàng và chàng cùng nhau ăn hết cả con vịt luộc, lâu lâu nàng cũng to tiếng với mẹ chàng, khi chàng can thiệp nặng tay thì nàng cúi mặt vọng nói chàng là thằng đểu. Nó vẫn có cái xấu như thế, thực tế luôn chứ không thèm bịa. :unsure:
  10. Minh_Minh học mà không nghĩ. Hộ pháp cũng có ông thiện ông ác. Các vị đem kiến thức Phật Pháp để mà giáo hóa mọi người, nhưng lại hướng họ về PLC. Mà Lý Hồng Chí chỉ là một vị phàm tục, nhưng các vị lại quy về Y, đem giống lành Phật nhân để trồng trên đất tà giáo, duyên như thế ắt quả kết rất kỳ dị, cho nên, đừng vội thương hại hay không thượng hại người khác, rồi lại còn vu cáo rằng thô tục với thiếu văn hoá. Cái vu cáo ấy, là tâm gì vậy, chắc là tâm mềm mỏng như khói lửa.
  11. Cái nội dung này, Long Bộ có chút lẫn lộn, xin đọc giả bỏ đi, xin lỗi anh Phong Thủy Sinh.
  12. Long Bộ chào bác Hà Uyên. Mỗi một yếu tố thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi khi áp dụng tính chất. Nếu áp dụng tính chất liên tiếp phụ thuộc yếu tố thay đổi như vậy, thì người ta sẽ tạo ra một Bát quái Tiên thiên mới mà trong đó hai quái Khảm và Ly thế chỗ cho nhau, đồng thời sự liên tiếp sẽ diễn biến khác với Bát quái Tiên thiên cũ. Ví dụ Phong Thủy Sinh tạo ra hình Bát quái Tiên Thiên mới thế này: Người ta sẽ chẳng biết nên kết luật kết quả thay đổi đúng sai thế nào nếu trước đó không có nền tảng lý luận về cái, ở đây là cái Bát quái Tiên thiên. Nếu có nền tảng đại cương thì khi thay đổi một yếu tố trong hệ thống, người ta sẽ chỉnh lý cả hệ thống đó, thì đó sẽ là điều logic. Còn như hình vẽ trên, thì có thể là fi logic-vì hệ thống của nó bị lỗi lẫn lộn cả cũ và mới. Cái gì chưa biết thì không nói, Long Bộ không chuyên về thiên văn nên không đối thoại với Bác ở cái ý trên.
  13. Sự trao đổi nhỏ, có thể nên dừng ở đây. Ai cần thì có thể tự tìm hiểu thêm.
  14. Chào PTSTheo sách thì 1 dương là Trưởng nam-Chấn 2 dương là Trung nam-Khảm 3 dương là Thiếu nam-Cấn 1 âm là Trưởng nữ-Tốn 2 âm là Trung nữ-Ly 3 âm là Thiếu nữ-Đoài Tham khảo: Về số thì thứ tự: 1 sơ là 4 2 trung là 2 3 thượng là 1 Trong võ công, thất tinh trận gì đó của Vương Trùng Dương, thì: 1 ứng với vị võ công cao thủ nhất, tấn trên 2. 2 ứng với 2 vị đẳng cấp liền kề, tấn trên 4. 4 ứng với 4 vị đẳng cấp kế tiếp, tấn trên đất. Cách tấn như vậy tạo thành thế thất tinh trận.
  15. Cách xác đỉnh trên có vẻ hình như là mâu thuẫn với sự so sánh sau (ý kiến riêng cá nhân) ....................CÀN.........................KHÔN.......... Hào ba.......18 x 2 = 36...............12 x 2 = 24......Thiếu Hào hai...... 9 x 2 = 18.................6 x 2 = 12.....Trung Hào một...............= 9..........................= 6......Trưởng Và nó sẽ không tạo ra sự liên tiếp như trong Tiên Thiên Bát Quái.
  16. Phong Thủy là Âm Dương. Có Âm thì tức phải có Dương, có Tung thì tức phải có Hoành. Rừng có rộng thì cây mới cao, cây cao lại phải ở trong rừng rộng.
  17. <_< , Lý Hồng Chí viết sách PLC, cứ lộn hết cả Phật gia, Phật Pháp. Thấy Phật nói rằng Giáo Lý mà Phật đã nói ví như nắm lá trong bàn tay, còn những gì Phật biết mà chưa nói thì ví như số lá trong rừng. Thế là Lý Hồng Chí vớ luôn ý này, tuyên bố PLC thuộc một pháp trong số lá ở rừng kia. Níu mà thế, Bin Gớt cũng tuyên bố được là giáo chủ một pháp môn ví như một nắm lá thuộc số lá ở trong rừng ấy. Lại nữa, Thấy Phật nói Giáo Lý có tám vạn bốn ngàn thứ thuốc để trị tám vạn bốn ngàn tâm bệnh chúng sinh. Không ngờ được đây là câu nói bất liễu nghĩa, Lý Hồng Chí vội ôm lấy, ngộ nhận liễu nghĩa để lập luận, hòng chen chân vào thế giới tâm linh. 8 vạn 4 ngàn tâm bệnh tức là Chúng sinh, cũng tức là Nhân quả ba đời trong Luân hồi. Công năng, công sở của Lý Hồng Chí cũng thuộc trong phạm vi Ngũ Ấm Ma, do không lường được tiến trình tâm linh tu chứng có Ma Ngũ Ấm, nên trong cảnh giới ấy, tự gây ra cái thấy cảnh giới cho nên liền bị lạc vào cạm bẫy của loại ma này, vẫn là cái bệnh Tri kiến Lập Tri. Mắc phải bệnh này, sau sẽ dẫn đến lỗi Tăng Thượng Mạn (chưa chứng mà đã cho là chứng), tự cho PLC là Phật Pháp. Rốt cuộc vẫn là Tâm bệnh, cho nên người và pháp vẫn trong luân hồi, lại thuộc vào dạng Bệnh Tâm khá nặng. Các học viên không nhận ra được tình trạng Ma Ngũ Ấm mà Lý Hồng Chí đang ở trong đó, rồi cứ thế hùa theo, lấy Pháp Khí Phật Giáo và Hình Tượng Phật để lồng vào tài liệu tuyên truyền PLC, đây cũng là do Vô minh sắn đó mà kéo theo bệnh vô học và bệnh tăng thượng mạn.
  18. 8 là Bát thức, tức thuộc về Tâm (tâm thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, và a nại da thức). 4 là Tứ đại (Đất, Nước, Gío, Lửa), tức thuộc về Thân. 000 là ba đời-quá khứ, hiện tại, vị lai, tức là Luân hồi Sinh Tử Nhân quả Ba đời. Như thế, 84000 bệnh nghĩa là Thân Tâm lạc trong Luân hồi theo Nhân quả Ba đời sinh sinh diệt diệt. Hay nói ngắn gọi hơn 84000 bệnh nghĩa là Thân Tâm Sinh Tử, hay là Chúng sinh chúng tử gọi tắt là chúng sinh. Ngắn hơn nữa, 84000 bệnh là Chúng Sinh. Tánh không là Chúng sinh, Chúng sinh là Tánh không. Không không tức Tánh không rồi đến Chân không. Chân không là Phật, Phật là Chân không. Nhân Không Pháp Không Tánh Không Không Không Chơn Không Diệu Hữu Lý Hồng Chí làm gì có cái kiến giải này. Chả qua có chút cảnh giới khí công, rồi khi giảng pháp thì thêm râu ria này kia tiền sử mới hiện đại vào để mà khua môi múa mép. Chúng sinh lại hiếu kì thấy biết nên lao tâm lao lực vào mà làm dân cho Lý Hồng Chí. Khí công mà Toàn giác cho được thì chắc Phật Thích Ca đã không phải hạ sinh.
  19. Khi hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm chưa xuất hiện, mà ban đầu, xuất phát từ Pháp Lạc Thất. Trong Pháp Lạc Thất, Thiền Sư mộng thấy Ngũ Tổ và kiến trúc chùa chiền giống như kiến trúc hệ thống Thiện Viện Trúc Lâm ngày nay. Luận Tối Thượng Thừa là một cuốn luận của Ngũ Tổ, Thiền Sư đã giảng giải cuốn này đề làm tư liệu cho việc thành lập Thiền Viện Chơn Không (là Thiền Viện đầu tiên trong hệ thống các Thiền Viện Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử). Giới thiệu với các đọc giả: LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA
  20. Các vấn đề trong xã hội, cái gì được công nhận, thường phải cống hiến lợi thế cho an ninh và lập trường của xã hội đó trước rồi sau mới xét đến có công nhận nó có lợi ích cho con người hay không. Việc công nhận như vậy, tất nhiên là rất thuận tiện, nhưng mà đối với người luyện tập, họ vừa bị kẹt giữa hai đối cực lập trường lại vừa kẹt vào vô lý tà sự.
  21. PLC là một loại virus tâm linh có hai, nó thâm nhập vào những người có khả năng kém về chánh kiến trong lĩnh vực phân biệt chánh pháp tà pháp. Thành ra người bị nhiễm virus này biểu hiện bệnh trên Thân, Khẩu, và Ý. Như vậy, các chiến sĩ Công an bậy giờ lại phải trở thành chiến sĩ Tâm linh để ngăn chặn và dẹp bỏ virus tâm linh PLC. Cũng với hình thức sử lý như đối với virus ở gia cầm là chôn sống tất cả những gia cầm có biểu hiện dương tính, tức là, người có khả năng đề kháng kém về chánh kiến tà kiến nếu có biểu hiện nhiễm virus này thì cũng sẽ bị cách ly hoặc bị sử lý mạnh như đối với gia cầm biểu hiện virus dương tính toàn phần. Ở thành phố HCM, đã có biểu hiện người nhiễm virus này, và cũng đã có các chiến sĩ tâm linh ra tay phòng chống dịch trong năm 2009. Nhưng dịch này lại lan ra tới ngoài Bắc: Pháp hội này, ổ dịch này, theo tin thì ở Hà Nội, nhưng không biết có phải thật ở Hà Nội hay không cũng không rõ người tổ chức là Việt kiều hay là không kiều.
  22. Tánh Giác vốn tự thanh tịnh, thường biết tất cả rõ ràng, chỉ là đừng gây thêm chướng ngại cho thân tâm, đói đến thì ăn, mệt đến thì ngủ, sự sự tùy duyên vô ngại, đó là khéo bảo nhiệm, thời tiết nhân duyên đến, các chướng dứt hết rồi thì cảnh Phật liền hiển hiện, ngồi một chỗ mà thấy mười phương chư Phật.
  23. Có thể nói thêm về có số 8vạn 4ngàn. Nếu mà nói chúng sinh có 84000 tâm bệnh, nếu cho nó là thật thế thì thử hỏi chúng sinh có 84000 thân bệnh có phải thật thế không. Khoa học ngày này, trong ngành y, không biết liệt kê được người và động vật có được bao nhiều thứ bệnh, và có thể khẳng định các loại bệnh là có giới hạn cụ thể hay không. Nếu mà bảo mỗi Tông trong Phật giáo chỉ đặc trị một tâm bệnh, vậy thì đối với chúng sinh, hạng độn căn tiểu trí, càng độn căn tiểu trí thì càng lắm tâm bệnh, thì hóa ra hạng này cơ duyên để khỏi bệnh thật là kém vì muốn khỏi bệnh phải tu một lúc ngần ấy tông pháp ứng với số tâm bệnh của Y. Giáo Tông Tiểu Thừa là những bài pháp đặc trị từng bệnh. Giáo Tông Đại Thừa là những bài pháp trị bách bệnh. Thiền Tông Tối Thượng Thừa là không pháp nào hết vì thấy Tánh Giác của chúng sanh vốn không có bệnh, vốn tự Thanh tịnh. Vì vậy Tổ Sư mới nói: Phật nói tất cả Pháp Để trị tất cả Tâm Nếu không tất cả Tâm Đâu cần tất cả Pháp.
  24. Các đoạn trên được trích ra từ mục Tầng khác nhau Có pháp khác nhau trong sách của Lý Hồng Chí. Đối với người có kiến thức đại cương Phật học, sẽ dễ nhận thấy sự phần tích của Lý Hồng Chí thực chất là một loạt các sự hiểu sai về câu cú vắn tắt trong Tôn giao và Tâm linh. Vì hiểu không đúng cho nên Lý Hồng Chí đã trộn đủ các luận lý với nhau làm thành một bài pháp, thành một thứ cám, ai ăn phải thì sẽ thành...tất nhiên là ăn cám thì thành loài ăn cám. Trong bài pháp đó, nếu coi không bàn đến chính tà, thì có thể nói, sự thuyết pháp như vậy tháo được rất nhiều đinh chốt cho người có nghi vấn. Nhưng phải nói thật là, Lý Hồng Chí nấu cám siêu thật, làm nhiều người cứ tưởng đó là bánh gato hay là một thứ bánh ngọt gì đó có thương hiệu đường hoàng. Chính vì Lý Hồng Chí gộp nhiều thứ vào để thành một đoạn thuyết giảng, cho nên phản biện đoạn thuyết giảng này, sẽ không cần coi nó là một vấn đề mà chỉ cần xem nó là những vấn đề xếp và không tương đồng với nhau. Nếu mà đem số lượng Tông để mà so sánh với con số 84000 thì thật là một sự khập khiễng. 8 là gì, 4 là gì, 000 là gì ? 8 là bát thức. 4 là tứ đại. 000 là ba đời-quá khứ, hiện tại, vị lai. Phiền não của chúng sinh trong Bát thức, Tứ đại, Ba đời cho nên nói chúng sinh có 8 vạn 4 ngàn phiền não. Pháp Phật là trị tâm bệnh chúng sinh, chung sinh có 8 vạn 4 ngàn bệnh thì cũng theo đó Phật pháp có 8 vạn 4 ngàn thứ thuốc. Xem ra, một Tông của Phật Pháp cũng trị được tất cả 8 vạn 4 ngàn bệnh của chúng sinh. Phật Pháp từ Ấn Độ, đặc biệt là Thiền Tông, được truyền sang các nước khác như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản .v.v...Đến nước nào thì Thiền Tông có cách thức và hình thức riêng để khai thị cho người học. Ví như ở Thiền Tông ngay tại Ân Độ : Trực chỉ, siêu lý giải. Thiền Tông Trung Hoa: Trực chỉ, táo bạo. Thiền Tông Nhật Bản: Trực chỉ, nghệ thuật và thông tục. Thiền Tông Việt Nam: Trực chỉ, thi vị và tùy cơ. Còn trường hợp nhận định của Lý Hồng Chí đối với Thiền Tông Trung Hoa, chỉ nói nên một điều, mặt thực chất, Lý Hồng Chí vô học và vô hành đối với Phật Pháp. Vậy thì hãy xem, ở Thiền Tông Trung Hoa trực chỉ và táo bạo có tác dụng gì đối với người học. Tại sao lại không giảng pháp ? Tại sao pháp ấy không thể giảng ? Tại sao chỉ có thể tâm lĩnh thần hội ? Tại sao lại cho người học ăn đòn ? Thực tế vấn đề sự kiện của Thiền Tông rất logic và khoa học đối với sự tiến triển của quá trình học, hiểu, và hành của người cầu đạo. Tại sao lại không giảng pháp ? Thật tế Thiền và Kinh không hai, nên pháp đã giảng nhiều lắm rồi, người ta cũng đã học thông kinh luận luật rồi. Tam Tạng cũng là cơ bản của Thiền, và người học đã đạt được cái cơ bản ấy rồi. Bây giờ phải tiến lên, học rồi phải tiến đến hiểu. Thiền Tông là Kiến Tánh Khởi Tu. Đối với Kiến Tánh, có Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đối với Khởi Tu, thì có trong Kinh Lăng Nghiêm và rất nhiều Kinh khác. Học Kinh là học về Kiến Tanh, học về Khởi Tu. Bước sang Thiền Tông là Hiểu về Kiến Tánh, Hiểu về Khởi Tu. Hiểu tức là Ngộ, cho nên có từ Ngộ đạo là vậy. Tại sao pháp ấy không thể giảng ? Người ta đã học nhưng chưa thật hiểu, nên muốn hiểu thì phải nghiền ngẫm cho kỹ, phải tự nơi người học đặt câu hỏi thì mới có thể tự nghi tự ngộ. Ngộ rồi thì xoay trở lại đối chiều với cái đã học để thấy thâm ý của Kinh. Tại sao chỉ có thể tâm lĩnh thần hội ? Tâm lĩnh thần hội tức là người khác không thể ngộ hộ mình được, ví như người ta không hể nhờ người khác ăn hộ để mình có thể tự no bụng được. Tại sao lại cho người học ăn đòn ? Cho người học ăn đòn tức là giống như một trận mưa, tùy theo mỗi loài đều được lợi ích nhiều ít. Ăn đòn là pháp chung, tùy theo cái nghi của người được ăn đòn mà người học có thể ngộ. Vế dụ về mốt số vấn đề nghi: Vế dụ có người đến hỏi Thiền Sư: Yếu chỉ thiền là Kiến Tánh rồi mới Khởi tu, người học lại nói: Khởi tu thì con không hỏi nhưng Kiến tánh là thế nào? Sau khi được trả lời bằng một gậy với câu hỏi như thế thì sao đây. Người học có thể ngộ ra: à, Kiến tánh tức chẳng phải Kiến tánh, chẳng phải Kiến tánh mới thực là Kiến tánh. Cho ăn gậy liền thấy đau, cái thấy được cái đau đó chính là nơi Tánh Giác mà thấy. Cái thân xác vô tri, bị ăn đòn nhưng không biết đau, biết đau là Tánh Giác biết được. Vế dụ có người đến hỏi Thiền Sư: Yếu chỉ thiền là Kiến Tánh rồi mới Khởi tu, người học lại nói: Kiến tánh thì con không hỏi nhưng Khởi tu là thế nào? Sau khi được trả lời bằng một gậy với câu hỏi như thế thì sao đây. Người học có thể ngộ ra: à, Khởi tu tức chẳng phải Khởi tu , chẳng phải Khởi tu mới thực là Khởi tu. Có học nhưng chưa hiểu, đến khi ăn đòn thì mới hiểu, hiểu như vậy thì thật là khó quên, đó là thật hiểu cho nên theo sự hiểu sự ngộ nơi mình mà có khả năng khai thị cho người khác. Xong như trường hợp trên, người ta có thể có nhiều lớp ngộ sâu hơn theo thời gian về sau. Vế dụ, Kiến tánh mà không phải Kiến tánh mới thực là Kiến tánh, sâu hơn, xét thấy nó vẫn còn có thể lý giải nên chắc chắn vẫn còn chưa phải là Triệt. Kiến giải là ý thức, do tu mà thức chuyển thành trí, ở đây lại do trí mà ngộ vào sâu hơn, tức là khi buông cái kiến giải về Thật Kiến Tánh thì đó là Tùy Thuận Kiến Tánh. Cũng như thế, khi buông được Kiến giải Thật Khởi Tu thì đó là Tùy Thuận Khởi Tu. Cuối cùng từ Thiền Tông Tối Thượng Thừa lại nhận ra Tiểu Thừa Phật Giáo không khác với nhau về sự thực hành. Nhưng vấn đề sự kiện hiểu ngộ thì có khác nhau tùy theo căn có trí lực và học lực. Cho nên thực hành thì người ngu như Bàn Đặc cũng chứng ALAHAN, người trí như Đại Ca Diếp cũng chứng ALAHAN. Như vậy thì, nếu Phật nói ý rằng một đời Phật giáo hóa mà chưa nói Pháp thì chúng ta phải hiểu là Phật nói với các đệ tử của Phật, chứ không phải nói với người chưa biết đến đao, chưa có tâm cầu đạo như những người phàm tục. Nếu là người có tâm cầu đạo, đã được học Phật thì đó là người trong Nhà Phật rồi, và người trong nhà Phật thì mới có cơ duyên hiểu được lời nói của Phật. Vậy thì Lý Hồng Chí khi lớn lên, đâu phải là Đệ Tử Phật. Không phải là Đệ Tử Phật mà bàn chuyện của Nhà Phật thì e là sẽ sinh ra nhiều tà kiến, nên trở thành người nấu cám như đoạn trên đã nói... Vậy thì một lần nữa nhắc lại "...tất nhiên là ăn cám thì thành loài ăn cám".
  25. Nói chung chung thôi là, tớ đang ở Việt Nam. Thiền Viện Sùng Phúc ở ngoài Bắc, đây là ngôi Thiền Tự đầu tiên liên quan đến sự phục hồi Thiền Tông Đời Trần truyền từ Nam ra Bắc. Còn ngôi Thiền Viện chính thức đầu tiên trong sự kiện này là Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh. Phật giáo trong 100 năm qua, đã lớn mạnh ở Tây Phương, cho nên rất nhiều Việt Kiều đã có duyên, biết về Việt Nam, tìm gặp Thiền Sư Việt Nam và mời sang bên họ để cùng góp sức thành lập và trụ trì Thiền viện, Thiền tự. Tôi không so sánh Thiền, Mật, Tịnh cho nên không có góp ý gì về sự lựa chọn của mỗi người, ví như trường hợp của cậu. Nhưng mà, thì ra, cậu cũng biết đến Thiền Viện như vậy, cũng hay là :(