Tầm nhìn mới

Hội viên
  • Số nội dung

    97
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Tầm nhìn mới

  1. Gớm đọc chuyện của quan bác làm nhà cháu tốn mất mấy cuốc điện thoại. Phải hỏi thăm thằng cậu em vợ mới ở miền nam ra là cái bảo tàng - cái bệnh viện từ dũ là cái gì. Nhà cháu dốt cái món tiếng Ăng lê lắm. Dưng được cái nhanh trí. Khoái nhất là cái pằng pằng !!! :unsure: Đấy lại cười rồi........... pằng pằng trên í không phải pằng pằng dưới đâu.
  2. Thiện tai. Thiện tai !!! Lỗi tại ai ???
  3. Cái bài này của thằng cu nhà cháu nhặt được ở http://blog.360.yahoo.com - blog G-King's. Thấy hay hay nhà cháu chép lên cho mọi người đọc truyện đêm khuya. Cái tay G- King's viết hay như Liêu trai chí dị. Thưởng cho cút riệu nếp này. Hậu cái sự đời! - Cái gì người mua thì biết, người xài thì không biết? - Cái gì mua một cái, nếu có khuyến mại một cái, khách hàng sợ vãi…không dám nhận?Dạo này không biết có phải chán cơm thèm đất hay không mà tự dưng lại có ý định viết bài này. Mà cũng thấy kinh kinh. Ho cũng lâu lâu rồi mà không thấy khỏi. Chắc sắp “thăng” rồi! Sắp “thăng” rồi! Hu hu!Đúng ra là định viết bài này tối qua. Nhưng giời hành. Í! Người hành chứ. Lảng vảng ngoài công trường đến gần 1h đêm mới về. Viết lách gì? Ý tưởng viết thì có từ hôm đại diện công ty đi cái đám ma. Nghe tang gia nói sẽ đưa cụ đi thiêu. Có ông bác cùng đoàn vốn xuất gia từ thợ mộc. Chả biết ngứa nghề thế nào ngồi giới thiệu mấy loại gỗ dùng để đóng áo quan. Trong đó có loại sau khi thiêu sẽ tách cái gì ra cái ấy. Tro đen là gỗ, tro trắng là xương. Gia chủ chỉ việc hốt bỏ bình mang lên chùa. Mà cái ông này cũng hay ngứa nghề. Lôi chuyên môn ra bàn giữa cảnh này... Thế là tự dưng một vài nỗi ám ảnh hiện về. Nên định viết một bài về cái món này để câu page view cái. ****Có nhiều tên gọi. Nhưng có một cái tên mà thấy có ý nghĩa nhưng lại ít dùng. Đó là “cỗ hậu sự”. Cái tên này nghe vậy mà có lý. Nó mô tả đúng với bản chất sử dụng của vật mang tên. Thời cả nước nói chung và nông thôn miền Bắc nói riêng. Khi mọi thứ còn thiếu thốn, nên kinh tế nặng vào việc tự cung tự cấp thì hầu như nhà nào cũng có một cái. Để phòng xa ấy mà. Vì nếu xảy ra chuyện thì khó mua. Vì ít người bán. Hồi còn bé xíu xìu xiu. Gia đình tôi ở với ông nội. Ông làm mộc nên cũng đóng cho mình 1 cái. Thậm chí còn đóng sẵn cả cái hòm nho nhỏ gọi là cái quách để dùng cho cả việc sang cát. Ông tôi có nói 1 câu mà sau này, bác tôi có nói lại : “Tôi sống nhờ gỗ. Nên chết cũng muốn nằm trong gỗ” Khi chưa nhận thức được đó là cái gì. Tôi dường như chả biết sợ. Trèo lên chơi. Thậm chí nghịch còn chui vào trong. Cái thứ ấy, ông bà hay dung để đựng thóc lúa sau mỗi vụ gặt…Tôi chỉ nghĩ đó là cái thùng đựng thóc. Nhưng khi biết được nó là cái gì. Đặc biệt đi theo một số đám ma, chứng kiến cái lúc hạ huyệt, người ta thả cái quan tài xuống hố, rắc cơm trắng và lấp đất dần lên trong tiếng khóc than của con cháu thì tôi hãi lắm. Cũng xin nói luôn là hồi nhỏ, tôi vốn nhát gan. Sau này lớn hơn, cũng đỡ. Thậm chí giờ, khi ra đời rồi thì cũng chả thấy cái gì đáng sợ cả. Có khi nói về cảm giác sợ nhất, là khi sáng tỉnh giấc, mặc quần áo đi làm, thò tay xuống đít thấy cái bóp dẹp lép. Xấp tiền lương mới lĩnh bay đâu mất rồi? Khi đã trải qua nỗi sợ ấy, thì có lẽ chả thấy cái gì đáng sợ cả… Ông tôi đóng sẵn cho mình mà chờ hoài, chẳng thấy mình chết. Thế nên cứ để trong nhà. Hình như cũng có lần họ hàng có người mất, con cháu sang mua,ông lại để lại cho người ta. Cái chỗ để món ấy trống được ít ngày. Nhưng rồi là thợ mộc, ông lại bổ sung luôn cái mới. Cầu kỳ hơn và đẹp hơn. Vì thế mà cũng đáng sợ hơn. Càng ngày, tôi càng cảm thấy kinh hãi, nhất là có lần xem người ta làm lễ nhập quan người chết. Khói hương nghi ngút, mấy người bê cái bọc dài dài, trăng trắng mà bên trong là tử thi bỏ vào, đậy nắp và lấy búa, đinh đóng cành cạch… Rồi những câu chuyện liên quan đến cái món ấy. Như có ông đóng xong cho mình một cái , chui vào nằm thử xem có vừa không. Cái nắp sập xuống, không ra được thế là dùng luôn. .. Tôi sợ đến mức không dám bén mảng lại gần. Hôm nào có việc phải đến gần thì y như rằng rối nằm mơ , toàn giấc mơ kinh dị. Có khi là một mình lạc trong bãi tha ma. Có khi là đứng bên 1 cái hố toàn xác người vàng ệch… Tuổi thơ cứ thế trôi qua. Tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh đó khi theo gia đinh chuyển về thành phố. Ông tôi đóng cái đó cho mình. Nhưng đến cả chục năm sau mới phải dùng đến. Khi ấy nó đã hỏng ít nhiều. Và theo đúng tâm nguyện của ông. Khi sang cát, con cháu cũng dùng quách gỗ chứ không dùng đồ sành như người khác… ****Bấy nhiêu chuyện cũng không đủ ám ảnh. Cái đáng sợ hơn là bắt nguồn từ thói quen tái sử dụng của người nông dân miền Bắc. Có lẽ do đời sống khó khăn mang lại. Ở trong Nam, khi nhà có người chết, con cháu thường tậu một chiếc thật xịn. Chắc phải ISO 22000 : 2005 vì tập quán là chôn 1 lần, vĩnh viễn. Hoặc nếu có thiêu, thì dùng loại tốt vừa, trang trí cầu kỳ một chút là đủ. Nhưng ngoài Bắc, có tập quán sang cát hay còn gọi là cải mả. Nghĩa là sau khi chôn được khoảng trên 3 năm, nếu gia đình đang làm ăn khá thì thôi. Làm ăn không tốt thì lôi cụ lên để rửa ráy, sấy khô, ướp hương liệu, cho vào cái bé hơn rồi lại hạ xuống. (Nếu Entry này ăn khách, sẽ có một entry riêng về chuyên đề cải mả. Còn kinh dị hơn) Tất nhiên là thay bằng một cái hòm mới, thì sẽ dư một cái hòm cũ. Đáng lẽ đốt nó đi thì người ta nghĩ ra đủ thứ tận dụng. Và rất nhiều chuyện vừa kinh dị, vùa mất vệ sinh ra đời… Cái cấp độ nhẹ nhất mà người ta sử dụng là dùng kê hố xí, cái bệ để để ngồi làm lớn. Cái đó có 6 tấm ( tụi trẻ con chúng tôi hồi ấy hay gọi là cái tàu ngầm 6 tấm), thì chỉ cần 2 tấm hông kê song song, để hở ra một khoảng độ 10cm là có ngay một cái Bàn cầu hảng “khủng” (khiếp) rồi. Nhà tôi cũng có 1 cái. Đêm nào, mà có buồn…, chỉ nghĩ đến việc ngồi trên hai cái tấm đó đã khiến tôi táo bón rồi. Thường thì nhịn đến hôm sau. Hôm nào lỡ không nhịn được, thì tôi bắt mẹ tôi đốt đèn dẫn ra, rồi đứng ngoài , thỉnh thoảng la lên vài tiếng để tôi đỡ sợ. Tội nghiệp bà, vừa lo đập muỗi, vừa nói dăm câu ba điều cho tôi biết chắc cú là bà còn đứng ở ngoài. Xong rồi chửi “Sư bố mày” Rồi làm chuồng trâu, ngăn chuồng heo… Nhưng tụi gia súc thì không biết sợ. Mà có khi chúng sợ nhưng không nói được. Thế nên cấp độ tiếp theo là làm cầu ao. Hồi xưa chưa có nước máy, các con sông lại chưa ô nhiễm, nên nhà nào cũng có cái cầu nhô ra sông để rửa ráy. Và dung cái đó mà làm cầu ao là tốt nhất. Vì nằm ở dưới đất lâu, giờ gặp nước, nó càng bóng và đẹp. Mỗi sáng, người người ra đánh răng, rửa mặt, chiều chiều, đám đàn ông mặc quần đùi ra tắm, ngồi bệt lên đó mà kỳ cọ. Hàng ngày, các bà nội trợ mang gạo ra vo, rau quả, thực phẩm ra rửa. Có bà quên mang thớt, kê luôn thịt lên đó thái thái thái, kê xương lên chặt chặt chặt…Thật là kinh hãi về tính vệ sinh hình thức. Nhưng làm thế thì cũng chẳng chết ai. Vì dù sao nhìn thì kinh, nghe thì khiếp, nhưng vẫn không độc hại bằng thực phẩm bây giờ… Nhưng đó không phải là kinh dị nhất. Cách tận dụng trong câu chuyện này mới thực sự làm lạnh gáy những người thần kinh vững vàng nhất… ----------- Chuyện ở làng Hạ. Ở làng Hạ, Có một anh nông dân tuổi trạc ngoài 20. Cao lớn, vạm vỡ. Sau mười mấy hai mươi năm nuôi nấng , cha mẹ anh quyết định cắt một miếng đất cho anh ở riêng. Chu đáo hơn, các cụ còn chọn cho anh một thôn nữ trong làng. Không đẹp nhưng cũng thuộc chuẩn “mông to, háng rộng, chân kiềng…”. Anh là con một, nên các cụ cũng kỹ lắm. “Lấy vợ xem mông, lấy chồng xem…con giống” , cứ đúng như dân gian đã dạy.Chuẩn bị cưới vợ, cụ cất cho anh một căn nhà nhỏ. Rồi còn lặn lội sang tận làng Đông , tìm đến một ông thợ mộc có tiếng nhất, đặt đóng cho con trai ông một cái giường thật chắc. Loại gỗ ông đòi phải là gỗ giáng hương Lào. ( Mà không biết tại sao cứ lấy vợ là phải sắm giường nhỉ?) Lễ cưới to lắm. To nhất cái làng Hạ năm đó. Nhưng trong đám cưới, đến phần lễ cúng gia tiên, bát nhang trên bàn thờ bỗng bùng cháy dữ dội. Như báo một điềm chẳng lành. Sau lễ cưới, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có điều, hai ông bà chờ hoài mà cô con dâu tốt tướng kia không sinh cho các cụ một đứa cháu nối dõi tông đường. Tìm thầy tìm thuốc, chữa trị đủ các cách cũng không được. Nghe tin bệnh viện Từ Dũ trong tận Sài Gòn có cách, các cụ bán đất đai, đồ gia bảo để hai vợ chồng vào Nam một chuyến. Tốn cả chục lượng vàng mà vẫn chẳng có kết quả. Nghe tin ở một ngôi chùa nọ , người ta đến xin con cầu tự hiệu nghiệm lắm. Cụ ông quyết tâm khăn gói lên đường để xin cháu. Vừa nhìn thấy cụ, sư ông tái mặt, chỉ thẳng : - Nhà ông bị yểm. Không thể có cháu. Hỏi yểm thế nào, ở đâu thì sư không nói, chỉ phẩy tay đi vào trong. Theo gặng hỏi mãi không được, cụ vừa buồn vừa sợ, khăn gói về. Hai tuần sau, cụ nghe tin vị sư ông đó đã viên tịch. Người ta kể lại, sư viên tịch trong đêm, khi một mình lập đàn tràng để phá bùa cho ai đó. Năm tháng trôi qua, hai cụ gia ra đi trong nỗi buồn không người nối dõi. Hai vợ chồng nọ lo tang ma cha mẹ xong, tính chuyển lên nhà trên ở để trông coi và thờ phụng. Một hôm, anh chồng gỡ cái giường ra, thấy trong khe gỗ, có một miếng gì đó ố màu thời gian, anh lấy tay lôi ra. Anh tối sầm mặt mũi, choáng váng. Rồi một làn gió lạnh ngắt nhưng thơm mùi dạ lý hương phả qua mặt. Lúc ấy là khoảng 11h trưa. Anh cũng ngạc nhiên, nhưng do đang tập trung vào vật vừa lấy ra nên không để ý. Đó là một mảnh vải đã mục. Trên mặt chỉ lờ mờ những hình vẽ vằn vện khó hiểu. Nghĩ nó để lâu, có thể chứa nhiều chất bẩn, nên anh lôi bật lửa ra đốt đi. Lại một lần nữa, mùi hương dạ lý lan tỏa ra cả căn phòng… Và từ cái hôm ấy, một chuyện vô cùng kỳ lạ xảy ra đối với riêng anh, nhưng tác động đến cuộc sống của cả gia đình . Cả những người đã khuất… Đêm hôm ấy, sau khi ân ái với vợ xong, Phạn (tên gã trai) lăn ra ngủ như chết. Khuya, hắn bị đánh thức bởi một mùi hương dạ lý thơm ngát. Hắn thắc mắc, chẳng biết đang mơ hay tỉnh. Vì bụi dạ lý hương ông cụ nhà hắn trồng gần nhà xí để cho mùi thơm át đi cái hôi thối của hầm cầu lộ thiên. Mà nhà xí thì ở tít cuối đất, xa tít tắp. Trong trạng thái tỉnh vô thức, hắn nhìn sang bên cạnh, thấy vợ mình đã trở thành một người đàn bà đẹp tuyệt trần với khuôn mặt thanh tú, làn da trắng, một thân hình thanh mảnh và đặc biệt là mái tóc đen, thẳng và dài phảng phất hương hoa dạ lý. Chỉ có điều, trên cái vẻ đẹp ấy, như cảm giác một điều gì đó hơi thiếu sức sống và lạnh lẽo. Không kiềm được long, hắn lao vào cuộc ân ái mà không biết mình mơ hay tỉnh… Ngày qua ngày, chuyện lạ đó cứ diễn ra đều đều. Phạn hơi cũng thấy lạ lùng và hơi sợ. Nhưng cái cám dỗ đó thì hắn lại không thể dứt ra được vì vợ hắn trong hình hài người đàn bà đó rất đỗi ngọt ngào và đầy đam mê, khác hẳn cô thôn nữ sống với hắn cả chục năm nay. Vốn chỉ coi chuyện đó là đáp ứng nhu cầu của chồng và làm cái việc duy trì nòi giống. Ngày hắn sợ hãi, dằn vặt. Đêm lại lao vào những đam mê. Từ một người đàn ông vạm vỡ, hắn trở nên hốc hác, mình hạc, xương mai. Chỉ có cô vợ thì hạnh phúc ra mặt. Sau chục năm sống với nhau mà không có con cái, hương lửa đã nhạt. Việc ân ái nhiều khi chỉ như nghĩa vụ để duy trì mối quan hệ. Giờ chị ta không ngờ chồng mình lại chăm chỉ và yêu mình đến thế. Vốn cũng chẳng phải người sâu sắc gì. Chị ta cũng chẳng để ý đến những thay đổi ở chồng, để ý đến hai lần ân ái trong đêm. Một lần anh ta làm hung hục như trâu rồi lăn ra ngủ, một lần thì như một người tình mà chị có nằm mơ hay xem tất cả phim ảnh cũng không thể tìm ra… Điều lỳ lạ nhất, là sau mười năm “líp mề”, chị vợ mang bầu và sinh được đứa con trai mặt đẹp như hoa. Thân hình nó mang cái dáng vẻ rắn rỏi của cha và khuôn mặt mang vẻ quý phái của một người nào đó mà không ai có thể biết được. Người làng tấm tắc “Đúng là mẹ cú đẻ con tiên” Chỉ có Phạn là người mường tượng được sự việc. Nhưng hắn không nói , mà cũng chẳng dám nói cùng ai. Hắn mơ hồ càm thấy một điều gì rất lạ lùng xảy ra với gia đình hắn từ hôm đốt cái mảnh vải đó… Sau mấy tháng kiêng cữ, “gái một con trông mòn con mắt”, cô thôn nữ kia trở nên đẹp mặn mòi hơn, Phạn bắt đầu có hứng thú và yêu vợ hơn, tình cảm của hắn đối với vợ đã thay đổi, khác với cái tình cảm vợ chồng mai mối. Nhưng hắn không thể thoát ra được sự cám dỗ của người đàn bà kỳ lạ đêm đêm vẫn phủ bóng lên hình hài vợ hắn. Trong Phạn luôn có hai con người , một của đam mê, một của trách nhiệm đấu đá với nhau. Làm hắn càng ngày càng sa sút. Tóc đã bắt đầu có sợi bạc. ****Một ngày mùa hạ oi ả nọ. Có một người đàn ông lớn tuổi đứng trước ngõ nhà Phạn. Ngập ngừng nửa muốn vào, nửa không. Đúng lúc, hắn đi chơi về. Thấy thế, Phạn mời ông ta vào nhà. Sau vài phút ngập ngừng, ông nói : “Hơn chục năm trước, cụ thân sinh cậu có sang đặt tôi làm một cái giường…”. “Đúng! Bác làm tốt lắm. Giờ gia đình cháu vẫn đang dùng”. Phạn hồ hởi ngắt lời. “Thì đó là gỗ Giáng hương mà. Năm đó, loại gỗ này rất hiếm, nên tôi không tìm được gỗ để đóng. Hơn chục năm nay, tôi rất dằn vặt về việc này, nên hôm nay, muốn sang thưa với hương hồn cụ và thú nhận với cậu về một chuyện…”. “ Thế cái giường cháu nằm không phải gỗ giáng hương ạ? Nhưng không sao đâu, gỗ gì thì cũng rất tốt và đẹp nữa, càng để lâu càng bóng” Phạn cũng hơi bực nhưng vẫn vui vẻ vì người đàn ông này đã già, và sang thú nhận với hắn về chuyện này. “Không! Nó đúng là gỗ giáng hương. Nhưng không phải gỗ tôi mua…” Và ông ta bắt đầu kể… Khi cụ thân sinh của Phạn sang đặt giường cưới cho con trai. Đúng vào lúc nguồn gỗ giáng hương khan hiếm. Trong xưởng mộc của ông chỉ còn vài mẩu, không đủ làm cái chân giường. Nhưng vì quá tự tin vào khả năng mua nguyên liệu của mình, ông đồng ý. Nhưng sau thì ông dùng đủ mọi cách, mà không thể mua được, kể cả theo nguồn mua lậu ngoài thị trường đen. Ngày giao hàng thì đến gần, ông chợt nhớ đến mấy tấm gỗ giáng hương hôm trước xin ở đám cải mả trong làng. Về định dựng cái chuồng trâu nhưng chưa có thời gian để làm. Gỗ tốt, lại ngâm dưới bùn lâu nên lên nước đen bóng. Ông ngần ngừ một lúc rồi tặc lưỡi đem ra đóng giường cho khách vì nghĩ cũng chẳng có gì… Nghe đến đây thì mặt Phạn tái nhợt đi. Hắn sụm xuống, vừa sợ, vừa giận. Hắn đã phần nào hiểu ra cơ sự. Hắn muốn chửi thẳng vào mặt ông già kia. Nhưng không dám, và phần nào thì hắn vẫn nhớ đến cái cảm giác ngọt ngào mà mấy năm nay hắn được tận hưởng trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ… Ông thợ mộc ngồi yên, chờ Phạn trút cơn lôi đình. Nhưng một điều kỳ lạ là gã trai kia không hề tỏ vẻ giận dữ như ông mường tượng trước. Hắn thở dài và bắt đầu kể. Như bấy lâu nay, hắn trút được một điều phải giữ kín, không biết kể cùng ai. Nghe đến đâu, ông thợ mộc thần sắc nhợt nhạt đến đấy, lưng ông còng rạp xuống, không nói lên lời. Nhưng đến khi Phạn kể về đứa con đẹp như tranh của mình, thì ông như trút được một gánh nặng. Ông thở dài : “Dù sao thì cũng không khủng khiếp như có người nói với tôi sau này khi biết tôi dùng cái thứ gỗ đó đóng giường cho cậu. Thôi! Đến nước này, tôi cũng xin kể với cậu toàn bộ câu chuyện kỳ lạ này…” ****Hồi những năm còn chiến tranh. Làng Đông có một cô gái rất đẹp tên Phan Dạ Lý Hương. Con gái làng đông vốn đẹp. Nghe nói mấy trăm năm trước, có ông vua chạy loạn qua đây, khi dừng chân ở làng, có trả mấy chục cô cung nữ về dân. Sau, họ lấy chồng và sinh con đẻ cái. Vì thế con gái làng Đông mới đẹp như bây giờ. Người ta còn nói, con gái làng Đông đĩ nhất miền Bắc. Nói đĩ thì cũng không hẳn. Có lẽ người đời nói thế do cái bản năng sinh sản của con gái vùng này mạnh mẽ khác thường. Phan Dạ Lý Hương có thể nói là đẹp nhất làng Đông. Nhưng trời cho cô cái này, lại lấy đi của cô cái khác. Dạ Lý Hương mắc bệnh tim bẩm sinh. Năm cô 15 tuổi, trong một buổi cắm trại, khi một bạn trai nắm tay, cô lăn ra ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện. Sau khi hồi sức, bác sĩ nói với cha cô : “Cháu bị hở van tim. Không được lập gia đình, sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.” Sau lần suýt chết ấy, cô càng lớn càng đẹp. Biết bao nhiêu con trai làng Đông và các làng bên cạnh ngẩn ngơ và theo đuổi, dù biết cô mang trong mình căn bệnh chết người. Cha cô ngày đêm canh giữ, cấm con gái tiếp xúc với đám con trai đang bu lại như ruồi thấy mật. Có đêm, ông phải lôi khẩu súng CKC ra, bắn chỉ thiên lên trời mấy phát vì tụi con trai làng Đông tụ tập ở ngõ, đánh nhau với con trai các làng khác. Hoa Dạ Lý Hương. Nhưng những gì thuộc về ái tình, thì có tránh cũng không được. Năm 17 tuổi, Dạ Lý Hương yêu một cậu trai làng Thượng. Đúng là trai tài gái sắc. Dân gian thường có câu “Chọn vợ làng Đông, chọn chồng làng Thượng”. Người ta đồn là chim con trai làng thượng to gấp đôi của con trai các làng khác. Có lẽ năm xưa, ông vua kia thả cung nữ ở làng Đông, cũng thả mấy con ngựa sang làng Thượng”… Mối tình này bị cả hai gia đình phản đối quyết liệt. Nhưng ái tình là một cái gì đó bất chấp các ranh giới và lý trí. Mọi biện pháp đều không ngăn nổi hai kẻ say tình. Sau rồi hai gia đình cũng xuôi xuôi vì thấy hai đứa vẫn đi với nhau, thậm chí khá gần gũi mà không có chuyện gì. Nghĩ Dạ Lý Hương đã trưởng thành nên bệnh cũng thuyên giảm. Cuối cùng cả hai bên đồng ý làm đám cưới cho hai trẻ dù ông bác sĩ của trạm y tế làng Đông phản đối gay gắt. Đêm tân hôn của hai người. Khi mọi người đang chìm dần vào giấc ngủ, cả làng Thượng bỗng rúng động bởi tiếng thét thất thanh của chú rể và sau đó là tiếng kêu cứu thảm thiết của cha mẹ. Cả làng đốt đuốc chạy đến. Trong phòng tân hôn, đập vào mắt họ là cảnh chú rể trần trụi quỳ bên xác vợ. Hai ông bà thân sinh chú rể run rẩy đứng bên kẹt cửa… Sau khi đưa vợ về làng Đông chôn cất. Chú rể mang hết chăn công gối phượng cùng các đồ cưới ra ngoài cánh đồng đốt và bỏ đi biệt xứ. Gia đình Dạ lý Hương sau vài năm không chịu được tiếng bấc tiếng chì cũng chuyển đi nơi khác, thỉnh thoảng mới về thắp vài nén hương trên nấm mồ lạnh lẽo của cô. Chuyện tạm dừng ở đấy. Bẵng đi một thời gian dài, có mấy người bảo là cháu, về sang cát cho Dạ Lý Hương. Và ông thợ mộc vì tiếc cỗ quan tài bằng gỗ giáng hương đã đến xin về để làm chuồng trâu và cuối cùng là đem đóng giường cho Phan. Khi xẻ gỗ đóng giường, ông thấy trong khe nứt một lá bùa. Thấy lạ, ông lân la sang hỏi người làm việc tẩm liệm cho cô. Ông ta nói : Cô gái này chết khi ân ái chưa đầy, hồn không siêu thoát, sẽ về quấy phá cho đến khi hưởng trọn ái ân. Vì thế người nhà thuê thầy pháp đến yểm bùa, nhốt linh hồn cô trong súc gỗ. Ông thợ mộc cũng thấy sợ, nhưng yên tâm là đã có bùa, vả lại thời hạn giao hàng đã gần, nên ông vẫn tiến hành công việc. Đến gần đây, trong một lần tình cờ gặp được ông thầy pháp năm xưa, nhân lúc ngà ngà hơi men, ông mới hỏi dò về lá bùa đó có thực sự linh nghiệm không. Ông thầy pháp phán như dinh đóng cột : Bùa rất linh, nhưng hơi độc. Nếu ai dùng cái quách đó làm chuồng trâu, trâu bò sẽ không thể sinh sản… Ông thợ mộc lặng yên, không nói gì. Chuyện vợ chồng kia không có con, ông cũng nghe phong phanh. Vi thế ông rất ân hận. Và hôm nay, ông quyết định sang để nói toàn bộ sự thật. Phạn trầm ngâm nói : “Chuyên qua rồi, con cũng không trách bác nữa. Với lại, trong cái rủi cũng có cái may. Cháu nó sinh ra đẹp đẽ, khỏe mạnh. Giờ con chỉ mong sao làm cách nào để cô ấy siêu thoát, thanh thản cho cô ấy và vợ chồng con cũng yên ổn.” “Truyện này thì cậu không phải lo, hôm trước ông thầy pháp kia có nói nếu nhà có sự gì lạ, ông ấy sẽ giúp” Mấy hôm sau, người làng Hạ thấy có một sự khác thường . Họ thấy Phạn lập một đàn cầu siêu. Điều kỳ quái là chiếc đàn cầu siêu ấy đặt trên một cái giường rất đẹp. Sau khi tế lễ. Đích thân Phạn cầm bó đuốc châm lửa đốt chiếc giường. Vợ Phạn bế con đứng sau. Anh lâm râm khấn vái với một giọng đầy yêu thương. Ngọn lửa bùng lên, giữa trưa hè mà khí trời tự nhiên mát mẻ như độ thu sang. Một mùi hương dại lý nồng nàn quét qua Phạn, qua đứa con rồi từ từ bay lên thinh không. Trên khuôn mặt đứa trẻ, một nụ cười đẹp như thiên thần hé mở. Hết! Vì thế GK ko bao giờ xài giường bằng mấy loại gỗ quý. Cứ xài bằng ván nhân tạo hay gỗ ép cho lành. "Cỗ hậu sự" và các tên gọi 1. Quan tài ( tên phôt thông) 2. Thăng hay Săng ( tên ẩn dụ) 3. Hòm ( tên hình tượng) 4. Lục bản mộc, nhị lạng đinh ( tên theo chất liệu) 5. Tầu ngầm sáu tấm ( tên theo tính năng) 6. Phi thuyền sang bên kia thế giới. ( tên khoa học) 7. Coffin ( tiếng Anh)
  4. Quan ông giả ngố vừa vừa thôi chứ. Thứ nhất là quan ông viết cho đúng chính tả. Đến dốt như nhà tôi đây cũng phải tù tay trợn mắt mà gõ cho đúng chữ nghĩa để tỏ lòng tôn trọng các đại quan. Mà nữa là tôn trọng mình. Rách cho thơm mà. Thứ nhì là phải có trên có dưới - có trước có sau trong giao tiếp. Không phải cứ lên chỗ khuất mặt mà kiểu cá mè một lứa được. Muốn học lý số thì phải học cái lễ trước. Tiên học lễ hậu học văn - nữa là ! Thứ ba là có cái la bàn nào mà không bị ảnh hưởng bởi từ trường sắt thép. Vấn đề là ở cự li - phạm vi bao nhiêu thôi. Mời quan ông về đọc lại sách vật lý lớp 6 nhớ. Hay là quan ông định có ý gì ?
  5. Các quan bác cho nhà cháu hỏi nhỏ một tí thôi. Thế....thế tiến sĩ hữu danh vô dự có được ghi tên vào đá tảng không ạ. Các quan bác từ chối thì nhường cho nhà cháu xin suất ... Nên ghi tên nhà cháu vào ngay hàng đầu ở cửa ra vào. Số thứ tự : 15999 Tiến sĩ chửi Tầm nhìn mới Để chặn họng thiên hạ lại. Để họ chửi trước đi. Chứ không vào sâu trong đó họ lại chửi rầm lên. Thật là mất trật tự. Chỉ nên đặt bia trên lưng con ba ba thôi. Thời buổi diệt chủng - rùa chúng ăn thịt gần hết rồi. Chỉ còn ba ba nhân dân còn nuôi nhiều. Mấy lại baba nó bé hơn rùa phải tiết kiệm đá chứ. Còn nữa thịt ba ba nó mát huyết hạ hỏa.
  6. Nằm môi trên hay môi dưới. Đúng là nốt ruồi thì Trên thì duyên khểnh. Dưới thì hà tiện. Thi thoảng có thích ăn vụng không ? Nếu đúng thì luận tiếp
  7. Ầy dà ! cũng như vào quán tiết canh lòng lợn thôi. Quan anh chọn được hướng nhà tốt cũng tỉ như chọn được chỗ ngồi tốt. Lại còn vấn đề là mấy người ngồi bàn bên cạnh có tốt với quan anh không. Hay tuyền nói khó nghe nhìn khó chịu Đấy gọi là loan đầu. Đó lại là một chuyện. Tỉ như quan anh chọn ngồi đúng hướng hóng gió nhưng lại chính ngay trước cái thớt của con mẹ chủ quán. Mỗi khi mụ giơ dao lên chặt xương thịt phôm phốp khiến minh rởn da gà. Ăn uống mất hứng. Đó là phạm thế thế trảm đầu sát. Hãi chết. ;) Dồi trên bàn quan anh bày biện đĩa lòng, đĩa rau, cái bánh đa và cút riệu có hợp cách thuận tay hay không. Người ta gọi là hình chí lí và dương trạch không yếu. Đó lại là một chuyện nữa. Thế rồi cái thời khắc quan anh vào quán uống riệu là lúc nào. Chẳng may vào giờ tàn canh mồi mỡ chỉ còn bèo nhèo bạc nhạc. Riệu ngon thì hết quá nó pha cho riệu cồn. Dồi rau héo Bánh đa ỉu ... vv và vv... Vậy là hôm đấy quan anh bị sao quả tạ chiếu rồi . Đại loại như thế gọi là Huyền không. Ối giời. Nhà cháu nghe bẩu người tàu họ phân chia phong thủy ra lắm bè đảng lắm. Nào bè đảng thịt chó bia hơi. Bè riệu Wích ki tiết canh. Bè riệu thuốc lòng dồi. Bè cuốc lủi cổ hũ. Đúng là chiến quốc xuân thu. Nhà cháu đang bập bẹ mà rức hết cả đầu lên. Nghe bầu Phong thủy Việt là rất thống nhất. Nhà cháu đã quyết tâm cơm nắm muối vừng để đăng kí học một khóa này mong cho nó sáng cái trí. Tay phải run run gắp miếng lòng non. Tay trái cong cong với nhành húng chó. Miệng chẹp khà khà chén riệu nếp. Bụng đành bảo dạ là biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà ... xơi. Đang loạng quạng bơi thì tốt nhất là lên nhờ các quan bác đây tới giúp hẳn một bề. Không thì theo mà học lớp Phong thủy cho rõ nghề. Kẻo ú ớ mà tiết canh không đông - lòng luộc dai - dồi luộc dối. Rõ làm phí riệu đi. Mai kia ông anh nhà cháu làm thêm cái biệt thự cho thằng cu nhớn ra ở riêng. Nhà cháu đánh cái xe lên hà nội rước các quan bác Phạm cương + Trang linh về làm cho phong thủy các quan bác đây nể tình không được từ chối nhé. Nhà cháu nông rân. Ăn nói tuyệch toạc. Các quan bác quan anh niệm tình thông thứ. Dưng mà cứ đơn giản hóa nó thế lại dễ nhớ. Hôm rồi nhà cháu học theo cái anh Hoài Linh trên ti vi học cái tiếng Ăng lê. Rõ là hay. Khiến thằng cu nhớn mắt cứ trợn tròn bẩu : Bố hồi này tiến bộ thế. Thế là thế này. Hoài linh bày học các ngày trong tuần bằng cách vào bếp. Thứ 2 gọi là : Mâm đây Thứ 3 gọi là : Tiêu đây Thứ 4 gọi là : Quyét đây - Quyét bếp Thứ 5 gọi là : Thớt đây Thứ 6 gọi là : Phay đây - Dao phay Thứ 7 gọi là : Xà tỉu đây đây - Riệu rắn. Thứ chủ nhật gọi là : Sướng đây. Tếu nhẩy. :lol:
  8. Truyện tranh sex tuổi teen lan tràn Thảo nào mà mấy thằng cu con ông anh bà chị nhà cháu hay xin tiền chú đi thuê chuyện tranh về xem. Mà chúng nó dấm dúi với nhau - đọc xong thấy cười hí hí chứ không phải hì hì. Lại cứ tưởng chúng đọc sách thánh hiền nên cũng lấy làm phấn khởi tí ti. Chết thật. Lúc kín thì kín như bưng. Lúc hở thì như con Nở... Giời cao đất lùn ơi ! Thế này là loạn - loạn thật rồi.
  9. Theo đài tiếng nói việt nam : Sau khi vụ sữa bẩn bùng phát tại TQ làm cả thế giới xôn xao. Thì cách đây 2 tuần cảnh sát Italia bắt được lô hàng giày da xuất phát từ TQ. Trong đó tồn tại dư lượng một loại hóa chất có tính phóng xạ đã bị EU cấm sử dụng từ lâu. Loại độc chất này sẽ ngắm theo lỗ chân lông vào cơ thể người sử dụng và ... tai hoạ. Tuy sản xuất từ TQ nhưng loại giày này lại được dán nhãn mác Made in Italia. Vậy quí anh chị nào đi giày hàng hiệu của Ý cứ cẩn thận đấy ! Về hàng hóa made in china thì nhiều vấn đề tồn tại lắm. Cửa ngõ nhập khẩu vào Mỹ và EU vốn cổng cao tường kín thế mà còn bị lọt lưới huống chi các nước đang phát triển. Hàng " tàu" vào VN ta đến 70-80% theo đường tiểu ngạch đủ thứ hầm bà lằng và nhiều chuyện liên đới. - Những năm 90 thế kỷ trước có bia chai Vạn Lực buôn qua ta. Ban đầu dân ta hưởng ứng khí thế lắm. Sau nghe nói quí ông quí anh xơi loại này lắm vào thường bị mất bản lĩnh đàn ông. Nên được thời gian thì tịt. - Rồi các loại hoa quả như táo lê .... được ngâm tẩm hóa chất bảo vệ để cả năm không thối rữa. Nghe bảo ở mạn Biên Hòa có nhà nọ đầu năm mua táo tàu về cúng. Khi biện lễ có một quả rơi xuống gầm giường . Gia chủ quên khuấy đi không nhặt lên. Cuối năm dọn nhà ăn tết. Lôi trong gầm ra quả táo vẫn tươi roi rói. Lại nghe nói ngoài Hải Phòng có chị nọ sang tàu làm thuê ở cơ sở chế biến hoa quả. Một hôm đột nhiên biến mất. Vì người nước ngoài làm chui lên chủ không tìm kiếm . Đến mấy tháng sau mọi người thấy xác chị ta nổi lên trong bể ngâm táo - vẫn còn "tươi" nguyên. Thế mới kinh chứ. - Người tàu vốn nhanh nhạy nên vài năm trước họ sản xuất được trứng gà bằng hóa chất - bánh bao nhân cạctông.... để dùng trong nước cũng tạo điều kiện cho báo chí tăng lượng phát hành. - Năm ngoái thì thức ăn cho chó mèo có tác dụng gây sạn thận và đưa bọn chúng mau lên thiên đàng được nhập vào Mỹ. Rồi đồ chơi cho trẻ con chứa chất độc. Khiến người Mỹ một phen phải gió nhốn nháo cả lên. - Gần đây ở nuớc ta phát hiện ra các loại sâm tàu - đông trùng hạ thảo tàu đang buôn bán ở thị trường đều được rút hết tinh chất trước khi bán sang ta. Các quí ông nhà ta muốn dùng sâm tàu với đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng tinh lực thì về hãm khoai lang khô mà uống - mua giun quế xào giá đỗ mà ăn còn tác dụng và an toàn vệ sinh thực phẩn hơn nhiều. Còn ối thứ nữa kể ra có cả ngày chưa hết chuyện. Nhưng không biết có phải sẽ vậy vậy không mà người tàu phải đưa các phòng khám lang băm tàu sang ta "khắc phục" hậu quả ?
  10. Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. Loại bỏ khí còn sót lại của những người chủ trước Có một loại khí âm khác còn sót lại bám trên những đồ vật mà người chủ trước để lại. - Đúng là như vậy. Có ảnh hưởng đấy. Khi những khí âm loại này có tồn tại trong nhà, bạn hãy xua tan chúng bằng cách dọn dẹp, sơn sửa và làm sạch vùng không gian đó càng nhanh càng tốt. - Tốt thôi. Và tất nhiên lên như vậy để khử màu và mùi của người cũ. Chẳg hạn chủ cũ là người bị ghẻ lở hắc lào ếch-chi-ma ...nó còn vương vấn lây nhiễm ra thì khốn. Có những phương pháp rất hiệu quả để làm sạch vùng không gian và quét sạch năng lượng âm còn sót lại. Đó là dùng những vật kim loại như chuông, chén nhạc được chế tạo đặc biệt bằng 7 kim loại, tượng trưng cho 7 luân xa trong cơ thể con người. Những thứ này sẽ là công cụ mạnh mẽ để xua tan năng lượng âm. Hãy treo những vật này lên và học cách gõ để âm thanh của chúng hấp thụ năng lượng âm. Chính sự hòa âm của gỗ và kim loại, kim loại và kim loại làm chúng trở nên mạnh mẽ. Cũng thường thôi. Thật ra không bằng lửa hồng và gió mạnh. Có thể xông nhà bằng lò lửa và ngũ vị hương. Thật ra khi nhập trạch người châu á hay mời thày cúng. Cúng thì phải có chuông mõ. Mõ thì bằng gỗ dùi cũng bằng gỗ - gỗ đập vào gỗ kêu cốc cốc. Chuông bằng đồng. Dùi bằng gỗ - gỗ đập vào kim loại kêu beng beng. Người Tây nói có bao giờ sai ? :P . Chẳng qua họ không hiểu ý nghĩa và tác dụng hay công lực của tiếng chuông mõ nên bày vẽ là bảy thứ luân xa này kia. Đúng là hổ lốn . Lại còn bày cách học cách gõ. Cách gõ là thế nào ? Cốc cốc cốc ...beng .... cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc ... beng....beng. Muốn thì phải học tụng kinh trì chú theo nghi lễ Phật giáo. Thì mới cốc beng được. Đấy gọi là nói về huyển thuật tâm linh. Còn muốn tây hóa thì phải là : Mõ tiếng gõ dồn nhanh âm từ nhỏ đến lớn. Chuông gõ chậm chắc và mạnh - tiếng lớn và ngân dài. Các xung âm thanh sẽ tác động lên lượng khí xấu tồn đọng mà xua chúng đi. Thật ra các quan bác đừng nghĩ cốc với beng trong tôn giáo là dị đoan mê tín huyền hoặc. Cốc beng hoàn toàn có tính chất công lực về tác động bằng hay đến năng lượng khí trong phong thủy. Khi tìm mua nhà mới, hãy cẩn thận với những dấu hiệu như bị tróc sơn. Đừng bao giờ để bị ảnh hưởng bởi năng lượng còn sót lại của người chủ cũ. Dọn dẹp, làm sạch và thông thoáng ngôi nhà để xua tan năng lượng âm cũ còn vương lại. Chí phải. Sơn tróc thì phải sơn lại cho mới ai lại để thế bao giờ. Có một vấn đề được đặt ra là : Nếu các quan bác mua được cái biệt thự của ông Bin Gết thì sao nhẩy. Cũng cốc beng à ? Cám ơn quan chị ThủyTiên đã giới thiệu bài viết. :)
  11. Đã chữa được bệnh thì dễ là thuốc. Mà thuốc phãi có đơn có liều. Chả có cái nào tốt hết cả. Đến Nhân sâm bổ thế uống quá còn ngộ độc tòi tói toi là đằng khác. Ô đầu phụ tử độc thế mà khéo dùng có khi cứu người sắp hết sống lại. Ô đầu phụ tử độc lắm. Ấy thế là được liệt vào hàng tứ quí là Sâm Nhung Quế Phụ. Hay bẩn xấu như cứt kia mà còn có tác dụng cứu người . Ngày xưa ông Phạm Ngọc Thạch chế thuốc Nhân Trung NT 01 gì đó từ phân người chữa ngộ độc nhất là nấm độc đó là gì. Nên tốt xấu tùy bệnh. Mấy lại chả có thuốc nào chữa bách bệnh cả. Thường quảng cáo hay nói láo đấy. Trà đắng vị đắng nên tính sẽ hàn. Uống mát mát thì hạ dương hỏa. Hạ dương có cách đôn chân âm khỏe lên cho nó có đối trọng sẽ tự sinh ra cân bằng. Lại có cách phạt ngọn bằng kiểu dội một gáo nước đá cho nó lụi bớt. Cũng lại có cách cho sinh xuất hay hĩm lại cái sinh ra nó. Túm lại là tùy theo triệu chứng căn nguyên mà bốc thuốc. Tác dụng trà đắng thì nhà em chưa hiểu lắm nhưng các bác giai mà xơi lắm cái này vào thì lạnh quá nó làm tèo năng lực các bác lại có ngày. Lúc đó lại phải xơi các thứ bổ dương cay nóng như Thận dê, thịt cầy,Dâm dương hắc, Quế, Thạch dương khời .... để cho nó bốc máy. Cũng rõ hại.
  12. Hỏi gái giai. Làm tốt chán Tỉ như hỏi lamthai là gái ? Giờ Hợi ngày hôm nay 3/9/MT Quẻ Hưu Xích khầu Là G Quẻ tiền Khai Tốc hỷ. Bởi là G tưởng như là G lại là G. Nên nhều tranh cãi. Hí hí. Nhà cháu nghe bẩu ngày xưa có quan bác lactuong bói cái loại này hay lắm. không biết hồi này đi đâu mất không thấy xuất hiện.
  13. Chúc.. chúc mừng Thái Hòa mau ăn chóng nhớn nhớ. :lol: :P :)
  14. A- Năm nay giá thị trường giá cả tăng vù vù. Khó khăn chung và riêng. Nhà cháu có chú em họ vợ mới đẻ con giai. Thấy vợ chồng nó kêu giời về giá sữa. Nhân đây mới thấy lợi ích của việc bú sữa mẹ. Sữa mẹ là loại tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Ngoài mấy cái lợi cổ điển : 1 - Không phải đun nấu lách cách - Tiết kiệm củi lửa- Không phải rửa bình. Các thứ linh tinh... Đều được hạn chế. 2 - Tiện lợi mọi lúc mọi nơi. Dễ mang vác vận chuyển đi xa. Không lích kích. 3 - Đát dài : thời hạn cho phép sử dụng vô tư lự. Không sợ thiu thối.Không sợ ruồi muỗi kiến và gián. Chỉ sợ mỗi bố của cháu... 4 - Bình sữa đẹp và hấp rẫn. Thì đặc biệt là ổn định suốt thời gian sử dụng không tăng giá đột biến. B - Xăng tăng giá : Ngày xưa còn khó khăn đạp xe đạp chai cả mông thì thèm nhà có cái xe máy. Nay có xe máy xăng tăng cao lại thèm có cái xe đạp để đỡ chai túi.Vì cái xe đạp xưa liệng mất rồi Thế mới biết được mùa chớ phụ ngô khoai. Mới giàu sổi một tí đã phung phí thì nghèo mãi. Đấy báo chí bây giờ tha hồ hò hét mà kêu tiết kiệm nhá. C- Nghe nói thành phố Sài gòn mới bị mưa ngập cao cả mét. Cậu em vợ ở trong đó điện ra bẩu Anh nghên cíu vào đây mở công ty tư vấn đầu tư và phát triển phương tiện tát nước dân dụng. Cung cấp các loại gầu sòng - gầu dây đôi - gầu đơn ... cho nhân dân. Tư vấn và hướng dẫn cách tát nước cho tiết kiệm năng lượng sinh học khi sử dụng gầu các loại và cả xô thùng máng chậu. Tiềm năng rất rồi rào Hồi này trăng nhều lắm vì hay bị cắt điện tương lai cả thành phố sẽ tát nước đêm trăng ì à ì ọp vui không kém ở quê đâu. Sắp tới còn đáp mương nổi trên các tuyến đường để bà con tát nước cho thuận tiện. Hết tập 1
  15. Mấy hôm nay cả nhà Trung Quốc phát sốt phát rét vì các vụ sữa bò nhiễm thuốc trừ sâu. Anh Việt Nam ta cùng nhiều anh em hàng xóm láng giềng khác cũng đang hoảng. Ấy thế mới biết cái lợi của sữa mẹ. Ngoài những tác dụng trên thì sữa mẹ nguyên chất không bị pha thêm nước lã và thuốc trừ sâu. Nghe nói TitiMilk đang phát triển sản phẫm sữa mẹ ngoài các hương vị truyền thống là rượu tây ta cùng thuốc lá thì có hương vị hành và tỏi nữa. Đặc biệt có cả dòng sữa chua gọi lả Nây - trơ hoang dã. :D
  16. À còn một tác dụng này nữa nhà cháu quên là ăn lắm cái món ngũ vị tân này vào là người nó hôi lắm. Chả thế mà các hãng sản xuất chất khử mùi nách làm tiếp thị bằng cách thuê cô người mẫu cho ăn mấy ngày toàn hành tía củ liên tục. Khi đứng trước cổng chợ giới thiệu hàng hóa thì một bên nách để ... tự nhiên. Một bên chà cái thuốc của nó lên. Cho bà con ngửi so sánh .... Giời ạ rõ là sinh động. Nên các quan bác nào bị hoi nách mà cứ thấy tỏi hành sống ngon mồm mà xơi vào thì khổ .....lắm.
  17. Ây dà quá đơn giản 1- Củ nén : Cây nén thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) còn gọi là hành tăm. Thân giả chiều cao cây trung bình từ 20-30 cm. Lá có dạng hình mũi kim – Nghĩa là tròn nhọn. Củ màu trắng trong có vỏ mỏng bao bọc. Tóm lại Cây nén giống cây hành. Dưng tiết diện thân nhỏ hơn – Mũi nhọn hơn. Củ giống củ hành nhưng tròn hơn - thịt củ trắng trong hơn. Thịt củ hành thì trắng hồng và trắng đục. Mùi vị Nén hắc kiểu như hành + tỏi. Thân củ có tác dụng giải cảm cúm tốt như hành và tỏi. Cây nén thích hợp với thổ nhưỡng miền trung việt nam. Người miền trung và một phần nam bộ hay dùng củ nén. Còn miền bắc hay dùng củ hành làm gia vị trong chế biến thức ăn. Món bánh hỏi miền trung hay dùng lá nén xào với dầu mỡ rắc lên. Ăn có vị khác lạ hẳn. 2- Hưng Cừ : Phân bố phổ biến ở vùng Bắc Ấn Ðộ. Cây dạng loại thảo mộc sống lâu năm. Thân gốc giống như củ cải. Lá giống như lá rau cải thìa. Khi đông về thì bông lá đều tàn lụi. Nhựa cây trắng như nhựa đào. Toàn thân có mùi vị cay hôi rất chi là nồng nặc. Cây có tác dụng làm thuốc và gia vị. Việt Nam và Trung Quốc không có loại này và cũng không phổ biến nhu cầu sử dụng loại gia vị này. Phật giáo quan niệm đây là những loại thực phẩm có tính chất kich thích dục vọng trong con người - lên phải kiêng tránh. Nhà cháu thấy ở miền Trung và Nam nước ta có phổ biến món củ kiệu vào dịp xuân về Tết đến. Thật ra Kiệu cũng một dòng họ hàng con chú con bác với Hành và Tỏi. Nhưng chắc do trong kinh điển Bụt không dạy kiêng kiệu. Nên các Bụt tử nước ta vẫn nhậu vô tư. Với ai là Bụt tử, theo nhà cháu không nên ăn cả củ kiệu vì phải linh hoạt chứ : vì bên Ấn độ chắc không có kiệu giống như bên ta không có hưng cừ nên Bụt không nhắc đến. Y học hiện tại đã có những nghiên cứu Hành+ hẹ+ tỏi+ nén… đều rất giầu chất kháng sinh nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt có công trình còn loan báo tỏi có tác dụng chữa ung thư. Cách đây khoảng 18 năm, một thời ở nuớc ta nhiều vùng xôn xao và ầm ầm thực hiện bài thuốc trường sinh được báo chí đăng tải là tìm thấy trong kim tự tháp gồm : rượu tỏi uống với sữa bò - liệu trình 25 ngày một đợt. Hồi đó nhà cháu cũng hăm hở thực hiện được một hai lần. Xưa và nay trong dân ta vẫn phổ biến dùng các loại gia vị này để trị cảm cúm, nóng sốt có hiệu quả. Các thuộc tính kích động dục vọng khác nữa của con người khi xơi các gia vị này thì nhà cháu còn mù mờ. Dưng tác dụng kích thích tính dục sau khi xơi các thứ này là có thật. Nhưng cũng nhè nhẹ thôi chưa thể bằng Dâm dương hắc và Viagra được. Ngày xưa Thị Nở bỏ có mấy bát cháo hành mà quyến rũ được Chí Phèo.... Đúng là một vốn bốn lời. Phân tích theo maketting ngày nay thì ả này cũng rất khéo về tài chiêu thị. Các bác gái muốn các bác giai như …Chí phèo - vừa ăn cướp vừa la làng….. thì mỗi bữa ăn cứ bóc cho các bác ý vài cọng hành sống ướp nước đá cho lành lạnh - mời ông xơi. Chả thế mà mấy ông bác nhà em làm quan trên tỉnh. Lần nào vợ chồng thằng em lên chơi hay mời đi ăn đồ sống như cá mú ngâm mù - tạt…. lại thích ăn và gọi cho nhiều hành ngâm đá. Đêm trước có về muộn vậy mà sáng sau cấm thấy bác gái nào cằn nhằn lại trông bác nào bác ấy mặt mũi lại cứ rạng ngời như gái mười tám ấy chứ. Hành có tác dụng hồi dương rất tốt. Bác giai nào bị quá sức trong chuyện …. tế nhị dẫn đến hoa mắt chóng mắt mồ hôi vã ra như tắm chân tay bải hoải - thì các bác gái cứ nấu cho bát cháo hành củ - nhiều hành vào cho ăn là ổn thôi. Dưng các bác nhớ cho : ăn hành nhiều – nghĩa là liên tục với số lượng nhiều thì bạc tóc ăn tỏi nhiều thì nóng máu đễ chảy máu cam. Lợi có và hại cũng không ít. Thị Nở xưa phạm một sai lầm là sau đó cho Chí Phèo ăn quá nhiều hành. Chí ta bốc hoả mới cầm dao đi đâm chết Bá Kiến. Rõ là lợi bất cập hại. Có một tuyệt chiêu nữa với củ hành nhà em định bày các quan bác. Đây là chiêu các bác gái dùng “chăm” chồng cũng rất hay. dưng mà thôi sợ các bác hiểu lầm. Mấy lại sai mất chủ đề thanh tịnh của bác Ban mai hỏi. Nên thôi nhé. Ngẫm ra Bụt dậy kiêng ngũ vị tân là có cái lý. Các bác Bụt tử đang tu tập lên thật sự lưu ý.
  18. Ngày xưa những năm 90 thế kỷ cũ ở mạn Hà nội Hải phòng có phong trào đi tông lì; dép coỏng của Tàu. Hồi đó họ đồn Tàu nhét thuốc độc vào trong đế dép bán cho người Việt ta. Nếu đi mãi thì chất độc từ trong phát tiết ra. Bám theo lỗ mồ hôi mà ngấm vào người. Phát bệnh phong tê thấp .. và .. Bọn Tầm nhìn mới liều mình ( vì dép đó đang là thời thượng khá đắt ) cắt thử mấy đôi ra . Đúng là trong có một thứ bột màu trắng thật. Chả biết có đúng là thuốc độc không nhưng tất cả hùa nhau quảng hết đi. Mặc dù : lòng đau như cắt - nước mắt đầm đìa - vì tiếc tiền. Đồ Tàu nhiều cái dùng kinh hãi lắm. Ngay cả vụ đồ chơi trẻ con họ xuất sang Mỹ còn có chất độc. Nên các anh chị có con nhỏ hãy cẩn thận trước khi mua đồ chơi cho các cháu. Qua vụ vụ sữa của cty Ba Lọc trên hy vọng là các quốc gia lân cận anh Tàu ko bị ảnh hưởng. ??? Thôi cũng là hành động : tự thò tay bóp "cái" của mấy anh . Hé hé . :)
  19. Vui táo tợn Các quan Bác bình luận nghe vui táo tợn Quan Bác Như Thông nêu một ý. Bác Ammy lại cho một quan điểm khác. Cứ vênh nhau như thế có mà "cãi" nhau đến tết Công Gô. Nhà cháu hiểu hết ý của các quan bác. Nhưng không tham gia cãi nhau vì " trong một cuộc cãi nhau chả có ai thắng cả" - Đấy là một câu nôm na mà nhà cháu học được ở đâu đó. Thích cãi nhau phải thống nhất một mặt bằng. Một số khung và giới hạn. Đừng phát triển đa hướng theo thiển ý cá nhân vv và vv. Thì mới nhất bét được. Bác mong các cháu "cho ngoan" Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng Sao cho rạng rỡ Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam ( Hồ chủ tịch gửi các nhi đồng năm 1946 )
  20. Những em bé sinh ngày 8 tháng 8 năm 2008 Đúng 8h sáng nay, nhiều bệnh viện phụ sản tại TP HCM đã vui mừng chào đón những em bé ra đời đúng vào sự kiện "tất cả đều 8". Ước tính có hơn 20 trẻ vừa sinh thường lẫn mổ đã chào đời vào đúng thời điểm này. Hầu hết phụ huynh đều hoan hỉ hy vọng rằng các con sẽ được may mắn suốt đời.Tại Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, dù mới ra khỏi phòng sinh, sản phụ Tô Thị Ngọc Lựu, 28 tuổi, quê ở Long Thành, Đồng Nai, miệng đã cười rất tươi. "Tôi vui vì đây là đứa con đầu lòng, càng vui hơn khi cháu Gia Hân sinh đúng vào thời khắc đặc biệt mà ngay cả Olympic Bắc Kinh cũng chọn làm lễ khai mạc", chị Lựu nói. Ông xã của chị cũng hạnh phúc không kém. Anh cho biết, đưa vợ vào chờ sinh mấy ngày nay, anh không bao giờ dám nghĩ rằng vợ mình sẽ hạ sinh đúng vào giờ may mắn. Bố cháu bé đã đặt tên luôn cho cháu ngay thời khắc quan trọng này, dù trước đó cả nhà chưa chọn được tên con gái. Các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương cho biết, dự kiến trong ngày hôm nay tại bệnh viện sẽ có khoảng 150 trẻ ra đời. Tuy nhiên chỉ có bé Gia Hân là trường hợp sinh thường đúng vào 8h sáng. Ngay sau khi chào đời, bé đã được bệnh viện trao quà và áp dụng chương trình nuôi con bằng sữa mẹ theo chương trình "Da kề da" với mong muốn bé sẽ khỏe mạnh và may mắn suốt đời. Tại Bệnh viện Từ Dũ, 4 trẻ sơ sinh cũng đã lọt lòng đúng 8h sáng, tuy nhiên đây là những ca sinh mổ theo chỉ định. Ngoài ra, 9 trẻ khác cũng lần lượt ra đời sau đó vài phút. Theo thống kê của bệnh viện, dự kiến hôm nay sẽ có khoảng 130 cháu bé ra đời. Chị Linh, người nhà của một sản phụ gốc Hoa bị mắc chứng tiền sản giật vừa được mổ lấy con đúng 8h sáng tại Từ Dũ vui mừng cho biết, tuy không phải sinh thường nhưng cả gia đình vẫn thấy rất vui. "Chờ mẹ con bé về nhà, chúng tôi sẽ tổ chức đại tiệc bởi không phải ai cũng có cơ hội sinh vào ngày thịnh vượng như thế này", chị Linh nói. Còn anh Thuận, nhà ở quận 7, dù đứa con ra đời sáng nay là bé thứ hai, song vẫn không ngớt vui mừng gọi điện thoại cho bạn bè và người thân để báo tin. Anh cho biết, anh cũng là người gốc Hoa nên rất tin vào ý nghĩa tinh thần của ngày may mắn này. Tại Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Huy cũng cho biết, lúc 8h hôm nay có đến 9 trẻ ra đời, trong đó có 2 bé sinh thường. "7 trường hợp sinh mổ rơi vào trường hợp sản phụ có vết mổ cũ hoặc nhau tiền đạo nên được chỉ định phẫu thuật trong ngày, tuy nhiên do nhu cầu của sản phụ muốn con được chào đời đúng 8h ngày "toàn phát" và xét thấy không có gì nguy hiểm nên bệnh viện đã chấp nhận", ông Huy nói. Thiên Chương VnExpress Ngày 8/8/2008 nhằm ngày 8/7/Mậu tí. Liệu không biết các cháu nhỏ số có đỏ - như vậy không nhẩy ??? Nhà em lấy thử cái lá sô của con cháu bé nói trên đẻ ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 8/8/2008. Xin các quan bác ngên cíu tử vi cho ý kiến như là trao đổi học thuật. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Còn đây là lá số của Olympic Bắc Kinh Giờ Tuất ngày 8/ bảy / Mậu tí http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=Olympic+B%E1%BA%AFc+Kinh&date=2008,8,8,20,8&year=2008&gender=m&view=screen&size=2 Các quan bác thử đoán số phận của thằng ku này xem ??? Cảm ơn các quan bác đã chiếu cố.
  21. Nhà em ở quê tận ngoài bắc có học được không hở các bác. Hôm trước dẫn thằng cháu con ông trưởng lên Hà nội thi đại học. Mấy cha con chú cháu ở nhờ nhà ông anh họ. Bác ý là tiến sĩ ngày xưa học tận ở Liên Xô về nay công tác ở viện nghiên cứu gì đấy. Anh em ngồi uống riệu nói chuyện lo lắng cho con cái học hành. Thằng cu nhà em hóng hớt phun ra là mẹ cháu mua cho cháu cái máy tính. Bố cháu toàn lên mạng học bói toán gì đó thôi. Thế là nhà em phải khai ra với bác ý. Nhà em có nói là vào đây sinh hoạt. Ông anh cho một bài giáo huấn. Nhưng được cái không cản chuyện nghiên cíu. Bác ý bảo là bác ý học cái môn tử vi thái ất bát tự từ ngày còn bên liên xô kia. Chứ nhà em bây giờ mới học là hơi muộn. Mang tiếng là con cháu các cụ.Thí mà kém tắm. Ông ý còn bảo nhà em cũng có số làm thầy. Cố mà học lấy ít chữ thánh hiền mà vui thú tuổi già. Bác ý nói không biết về địa lý cho lắm. Nhưng khen ông Thiên Sứ là làm địa lý rất tốt cho nhà ông bạn của bác ý cũng ở Hà nội. Gia cảnh cải thiện rõ rệt. Dưng ông Thiên Sứ ở tận miền Nam lận. Hôm nay lò dò vào đây thấy có lớp này nhà em phấn khởi quá. Dưng nhà em ở xa quá không biết có tiện không. Thôi thì cứ mạnh dạn xin học một xuất. Tiền học như vầy nhà em không thiếu. Dưng không biết cách gửi làm sao. Có gì nhờ các quan bác rành rẽ chỉ dạy thêm. Chào các quan bác. Em lại nhà.
  22. Ôi hay quá nhẩy. Ở quê nhà em các cụ có câu : Gái phải hơi giai như thài lài gặp cứt chó. Giai gặp hơi gái như cỏ bợ gặp mưa. Tài thật. Cái anh thài lài mà gặp bãi phân chó nó mọc tốt ngùn ngụt. Trông rõ óng ả. Xanh lên mơn mởn. Anh thài lài này dùng chữa ghẻ lở chốc đầu lở tai cho trẻ con hay lắm. Còn cỏ bợ thân yếu lá mềm. Gặp hạt mưa xuống trông tan tác chim muông lắm. Nhầu nghĩ và thảm hại. Gớm các cụ ta ví cứ như thật. Ruộng quê nhà em có mà đầy cỏ bợ mọc ven bờ ruộng ối ra đấy. Đi làm cỏ lúa phải nhổ đỏ cả tay. Thường thì người ta vứt lên bờ cho héo khô. Cần lắm thì có người đem về làm rau lợn. Chứ chưa thấy ai ăn bao giờ. Thế này lại có món đặc sản mới thiết đãi mẹ con bu cháu và chiến hữu quanh làng rồi. Cảm ơn quan bác Vinladen đã mách bẩu.
  23. Đại quan Thiên Sứ ơi ời. Đại quan có nhời khen ngợi làm bố con nhà cháu ngượng ...đỏ hết cả lưng lên đơi này.... Nhà cháu vốn nông dân. Đầu năm chí giữa Cho đến nửa năm chí cuối Lăn lộn ở ruộng ở đồng. Chân đi đất - mắt toét nhòe Bởi ! Cứ đ...uôi trâu làm thước ngắm. Móng tay + chân luôn cắm Xuống đất mặn đồng chua. Người đời họ nói đùa Ruộm vàng 9 số 4. Ăn nói còn lổn nhổn Chỉ được cái thật thà Chẳng khoái lá khoái hoa Thích tiết canh lòng lợn. Bởi vậy hay táo tợn Bạo miệng với bạo mồm. Nói có gì thất ngôn Mong các quan bỏ quá. Vâng bỏ quá ... ấy là ... bỏ quá . Thiển nghĩ. văn thì ho chữ thì dốt. Thấy thân mình là kẻ hậu sinh dại dột. Ước mong. lý đã tốt số thường hay. Được các quan đây tài giỏi chỉ bày. Học lỏm lấy vài chữ thánh hiền. Mà ngẫm đời hay dở. Nhà cháu còn dở hơi lắm. Thằng cu con nó bảo - Văn vẻ của bố gì mà đuốt đuồn đuột. Chả có chấm phảy gì sất. Các bác ý đọc các bác cười cho thối mũi. Ô hay cái thằng này. Mũi ai thối thì người ý ngửi chứ bận gì đến tao. Đã là dùi đục chấm mắm cáy là phải dứt khoát. Mà dứt khoát thì chỉ có chấm . Không có phảy phết gì hết. Nhà cháu nói thí các quan bác quan anh bảo không đúng không. Hơ ... hớ. Mấy hôm giời nắng nóng. Bu em nhà cháu cứ đuồi dốc cổ ra phòng ngoài mà ngủ. Gớm. Có mà ngủ cho đấy. Thê là khều thằng cu dậy mở máy tính cho lên đây lượn vài vòng. Cái cữ đêm qua vừa mổ cò vừa ngáp lên bà bói mất gà chưa được như ý lắm. Thôi thì gọi là. Ý vậy mà đại quan Thiên Sứ lại có nhời khen mấy chết chứ. Tiện đây nhà cháu cũng nhờ đại quan sửa lại hộ cái chỗ Cụ Khuyến Nguyễn thành ông Tú Xương cho nó phải. Nhà cháu ngáp ngủ lên gõ nhầm. May mà thằng cu tí phát hiện ra. Kẻo các quan bác quan anh đây lại cười cho thối mõm. Hôm nào nhà cháu ngơi ngơi. Nhà cháu xin in lại có chỉnh lý và bổ sung bài mất gà. Các bác nhớ. Đấy mới nói nóng mà giời đã nổi giông rồi. Hy vọng đêm nay có mưa. Mát giời. Hí … hí. Thôi nhà cháu đi ngủ sớm. Bẩm cụ Sứ Nhà cháu lại nhà.
  24. Hê hê. Rõ là dộn dịp.Nói về cái chửi cũng lắm chuyện nhẩy các quan bác. Nhiều tài liệu thế chắc bố con nhà em hùn nhau phải làm cái luận án tiến sỹ môi trường học về đề tài Chửi. Gọi là Hình thái quan hệ xã hội qua phương thức Chửi nhau trong nhân gian - từ cổ truyền cho đến hiện đại. Vận dụng trong đời sống xã hội hiện tại và phát triển trong tương lai Mở bài :Hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường;ô nhiễm. Ngoài không khí. Nguồn nuớc.Tiếng động... còn bị ô nhiễm từ văn hóa giao tiếp. Hàng ngày chúng ta chửi và được nghe chửi mọi lúc mọi nơi. Dưng đa phần chưa biết chửi - chửi không có văn hóa hay học thuật và ngôn ngữ chửi hơi bị cổ truyền - chửi tục và chửi thề . Điều đó khiến chúng ta bị thiệt thòi vô lối mà đáng lý ra thì không đáng như vậy. Chửi bản chất gốc rễ lúa là một dạng ngoa ngữ. Sử dụng ngôn từ và ý tứ khủng bố nhau.Điều mà khi bình thường mấy khi chúng ta lôi ra đối đãi với nhau. Nói đến đây tạm thời tắc tịt nhưng đại ý là như vậy ... Từ ngữ câu cú ý tứ trong văn chửi của mỗi người khi xuất khẩu ra phụ thuộc trình độ học vấn. Khả năng giao tiếp quan hệ xã hội.Tư cách và Vị trí của người chửi ... mà có nội dung hay dở. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang Đứa thì mua tước đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng. cụ Khuyến Nguyễn Ai biết toán thì dùng toán. Ai biết vi tính thì dùng tin. Ai không biết toán tin thì dùng hóa lý sinh sử địa để sáng tác bài chửi cho nó có văn hoá.Thậm chí có thể dùng học thuật từ vi tử bình thiên văn địa tướng âm dương ngũ hành tứ tượng bát quái can chi phong thủy tướng thuật ....mà sáng tác. Đảm bảo không chạm hàng. Dưngmà tự nhiên thì chửi ai. Chửi đổng à. Bà bói mất gà Này Bà là bà nói cho cái thằng nằm âm con nằm dương mà biết nhá. Chúng mày có sinh mà không có dạy có dỗ. Đẻ ra một lũ toàn đười ươi lẫn khỉ đột.Giai thì thái âm mà gái thì thái dương. Nhà bà mất một cặp gà. Bà lịch sự bà sang bà hỏi nhỏ nhẹ cho phải lẽ Càn Khôn Thế mà chúng mày giở giói cái thói mất dạy ra nói Ly nói Tốn. Bà là bà nhìn rõ cái đám lông gà chúng mày thịt gà chúng mày hốc còn để vương vãi đầy cửa bếp. Thí mà chúng mày lại bảo là mèo vồ. Là Tí ngọ mão dậu tứ hành xung nó cắn nhau. Xung xung cái mồ Can mả Chi nhà mày à. Ờ. Mà phải rồi Tí ngọ mão dậu tứ hành xung thì chúng mày là lũ chuột cống mới cắn cặp gà nhà bà mà ăn tuơi nuốt sống như thế chứ. Lũ chuột bọ kia buồn rồi con ơi . Hôm nay con gặp Thiên mã rồi. Bà là bà Mã Khốc Khách vào cái mặt nhà chúng mày. Trông cái mặt thằng bố con mẹ chúng mày cũng Cơ Nguyệt Đồng Lương lắm. Thế mà sao sinh ra cái lũ mất dạy như vậy chứ . Mắt thì ti hí mắt lươn Giai thì trộm cắp gái buôn chồng người. Chắc mồ tổ nhà chúng mày chôn vào cái thế giun chầu chuột phục rồi các con ạ. Tả thì thanh long cụt. Hửu thì Bạch Hổ què. Huyền Vũ có vũng trâu đằm. Nên sản sinh ra cái lũ Gái thì mệnh thủ Đào hoa Thai Rêu cùng đứng một nhà động cơn. Giai thì một lũ lơn tơn. Phá quân thìn tuất thì ... thì hơn cái nỗi gì. Thế mà cứ vênh vang. Ta đây cơ. Cái giống ăn vụng không biết chùi mồm mà còn già họng. Dám chòng vào bà hở. Hôm nay bà cho nhà chúng mày thiên khắc địa xung lên mới được. Con mẹ thằng cha chúng mày không có lối nào mà dụng thần cho ra nhẽ các con nhá. Chúng mày sợ à. Mở cửa ra mà nghe chứ. Bà biết Gà mái chúng mày hốc rồi. Còn con gà sống mày lôi vào nhà. Khôn hồn thì thả nó ra. Bà sang bà tế cả nhà mày - vô vong. Đêm nay chúng mày Hiu Lưu niên với bà rồi các con ơi. Các bác nghỉ khoẻ. Em lại lại nhà
  25. Lâu quá không ghé thăm các quan bác. Bận bịu cho cháu nó đi thi. Gớm rõ khổ nhà quê ra tỉnh. Cái gì nó cũng lạ lạ là. Nhân dịp ra phố học lỏm được vài điều hay lẽ dở. Hầu chuyện các quan bác tí cho vui. Văn Hóa Chửi.!!! Ối làng trên xòm dưới ơi ra mà xem này. Thế này thì loạn rồi loạn thật rồi. Nhà em nói khí không phải mong các quan bác bỏ quá cho chứ làm ...dch... gì có cái gọi là văn hóa chửi. Hôm trước nhà em mới nói có hơi hơi gọi là nói nặng nói nhẹ với nhà cái bác kia một tí mà đã bị các bác quản lý cảnh cáo là thiếu văn hóa. May lả chưa chửi đấy. Nếu không thằng cu nhà em nó bảo - Các bác ấy cho bố bay về vuờn mà giồng rau nuôi lợn nhé. Quê em đồng chua nuớc mặn đây này. Nói về văn chửi thì có mà bao la. Nhẹ thì người ta gọi là chửi không thôi. Còn nặng hơn thì người ta gọi là chửi bới hay chửi rủa. Chửi như nhà cái bà mất gà ở trên là cái giọng chửi bới chửi rủa. Mất có còn gà què mà moi móc âm ti ông bà ông vải nhà người ra thế có phải là bới móc không. Con gà đáng mấy đồng bọ mà riếc móc đủ thứ trù ám thế là rủa còn gì. Ới ông Trần nGọc Thêm là ông trần ngọc thêm ơi. May mà ông chưa về quê em. Ông mà chòng vào mấy bà sồn sồn bà ấy cho ông ăn đủ thứ để ông thấy cái gọi là ....văng hóa chửi. Có thể nói Chửi thăng hoa lên mức cao cấp là một hình thức biểu diễn hay sinh hoạt nghệ thuật dân gian. Thứ nhất là gọi về văn thì có câu có cú. có vần có điệu. Có nội dung. Có mở bài thân bài kết luận. Về diễn xướng thì có giọng có điệu. Có trầm có bổng. có ngân có nga. Về thân pháp vũ điệu có động tác thể hiện cao trào từ thấp đến cao. Nhẹ thì tay chống nạnh tay chỉ vào mặt nhau. Hơn một tí nựa thì đét hai lòng bàn tay vào nhau xỉa vào mặt đối thủ. Cao trào lên còn vỗ đùi phành phạch. Nặng lên nữa thì hất váy kiểu như trong tranh hứng dừa ý nhưng mà hất cao vào mặt đối phương. Còn mà tệ hơn vợ thằng đậu thì có mụ còn chổng cái phao câu về địch mà vỗ đen đét. Đen đét thôi vì không bồm bộm được bởi cái mông nó lép . Các quan bác mà chứng kiến cảnh đó. Văn nghệ đới. T6áu hài đới. Nhưng bẩu là có văn hóa không. Nói về chửi mà điêu luyện nhất có lẽ là các bà miền bắc. Đầy đủ các món ăn chơi như trên. Nhưng về văn học thuật có lẽ không chau chốt bằng các bà miền trung. Đoạn văn chửi trên mà bác Trần phương giới thiệu. Bài một là của bà miền bắc. Bài hai là của bà miền trung. Còn mấy bà miền Nam thì em chưa biết . Nhưng khả năng là không thích chửi. Bởi nam bộ phóng khoáng thò tay xuống muơng là vớt được cá. Với tay vào bụi là tóm được gà qué đầy ra đấy ăn không hết thì đâu phải cạnh tranh. Nhẩy. Hay là có lẽ giống như Lông nghiệp hóa - Điện khí hóa - Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá... đất nước mà các bác ý gọi là văn ... hóa chửi. Nghĩa là chửi có chất văn có câu cú - vần điệu - nội dung - đầy đủ mở bài thân bài kết luận. Chứ không phải câu đực câu cái. Lộn tùng mề lên. Thế thì chỉ gọi là văn học .....chửi thôi. Cái bác thấy không. Chí Phèo đâu có chửi bậy. Câu nặng nhất là Mẹ Cha con Nở. Ngẫm mà ra chẳng có gì bậy.Còpn chí lý là đường khác. Ý thế mà một tay chửi xuốt ngày. Chửi khắp đầu làng cuõi xóm mà thành một hình tượng văn học. Chứ ít à. Văn học - Học văn phổ thông cháu nào chả phải học. Ấy là ngày xưa. Không biết ngày nay còn trong sách khoa giáo ko. Để mai nhà em hỏi thằng cu nhà em xem. Tiếc một nỗi là em biết anh Chí phèo quá muộn. Hình như hồi em học văn có anh ý thì anh ý đã ngủm củ tỏi lâu rồi. Không cũng mời anh ý bữa cháo lòng giao lưu. À mà hình như ở đây thấy có anh Chí phèo sao ý. Hôm nào mời bác Chí chửi đổng vài câu cho anh em thưởng lãm. Không thể hoãn cái sự sung sướng này được. Hơ ... hớ Ở đời còn có giống nữa là chửi kháy. Chửi của người có học. Cay lắm đấy. Cú lắm đấy nhưng mà mỉa nhau một câu. Dưng mà cái giống chửi này mới thâm. Chửi như mấy bà mất gà chỉ rát tai ngứa mắt như chửi kháy nhiều khi đau hết cả cỗ lòng. Em thấy trên mạng các bác ý nhiều khi kháy nhau ra phết ý. Chửi thì vưỡn là chửi rồi dưng mà bóng bẩy - câu chữ ... Phải vậy nên chỉ có thể gọi là chửi có văn hóa. Ngày xưa nhà em có ông thày giáo già dạy lớp cấp 1. Ông thày dạy các trò đừng có dại mà đứng xem đám chửi nhau - vì quê em họ chửi nhau liên tục. Nào mất gà - chửi. Nhà hàng xóm lấn ti hàng rào - chửi. Bị ăn cắp lờ đó đơm cá - chửi. Bị trẻ trâu tuốt trộm lúa đòng đòng - chửi. Mua bán ngoài chợ va chạm - chửi. Thậm chí bị trẻ con vạch lỗ tường rình ông bà tí tởn với nhau giữa ban ngày ban mặt cũng chửi. Thày bảo các cậu đứng đó . cái đứa bị chửi nó đểu nói ra nó bầu - các ông các bà nghe hộ tôi xem con mẹ ấy nó chửi có được không. Thế là nó bảo mình nghe hộ nó. Dại mặt Nhưng cũng vui đáo để các quan bác ạ. Nhiều ông ông ý thâm nho. Cứ để bà hàng xóm chửi một hồi khan cổ. Lão ra sân nói đổng một câu. Mụ kia lại ba máu sáu cơn bốc lên chửi tiếp. Lão đi vào hút thuốc lào uống chè. Bà kia nguôi nguôi . Lão lại ra đổng câu nữa Lại chửi tiếp. Chửi đến xùi bọt mép ngất xỉu mới tạm dừng. Ấy vậy ở bài chửi 2 của quan bác Trần phương có đoạn khất - mai tau chửi tiếp. Chắc là do hêt hơi lên phải tạm nghỉ giải lao ít phút ý. Thôi lại lắm nhời quá rồi. Hôm nào rỗi bác nào thích hay bảo cái ông gọi là văn hóa vào em chửi cho mà nghe. Ấy chết lại quá nhời rồi. Dưng nhiều bài hay lắm. Thê loại văn học dân gian, hiện đại có thơ ca hò vè Từ chèo đến cải lương không thiếu thứ gì sất. Chỉ tội ở đây không biểu diễn được tư thế động tác hơi bị tiếc. Cũng sợ mai một mất một mảng truyền thống sinh hoạt dân gian. Rồi Hiện đại hóa làm mất bản sắc. Nhà em bảo có cái máy quay đem quay mấy bộ phim tự nhiên về thể loại này. Lưu truyền lại cho con cháu đời sau tham khảo. Cũng có lý đấy các bác nhể. Ối làng trên xóm dưới ơi. Ra mà nghe này. Giời cao đất lùn ơi. Chinh chiến từ Nam ra bắc chưa thằng nào sợ thằng này. Mà hôm nay nghe có cái loại văn hóa chửi mà vãi hết cả linh hồn ra đơi .... này. Ông thì ông lói cho mà biết nhá Sông có thể cạn - Núi có thể mòn nhá. Nhưng những thằng lùn như ...ông .... không thể nào cao lên được nhớ... nhớ. Các quan bác bỏ quá. Em lại nhà.