lanha92
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
126 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
lanha92 last won the day on Tháng 7 16 2013
lanha92 had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
36 ExcellentAbout lanha92
-
Rank
Hội viên mới
- Birthday
-
Lanha92 xin kính cháo các bác, lâu lâu mới ghé lại diễn đàn Về cơn bão Ma Ti mo này thì theo dự báo của các cơ quan khí tượng lớn thì nó sẽ gjhes thăm nhà bác Tàu chứ không vào VN. tuy nhiên đằng sau nó có một cơn vừa hình thành và đang hướng thẳng về Vn Đây ạ http://s642.photobucket.com/user/lanha92/media/t2kgraphsat.gif.html
-
Thưa bác cháu được biết, ở trên đang soạn Quốc Sử( giao cho viện hàn xì khoa học xã hội ), bác có thể cho biết ý kiến được không ạ.. Cứ giao cho mấy ổng thì dân ta vẫn chỉ là bộ lạc ăn lông ở lỗ mất
-
http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ho-nuoc-ngot-lon-nhat-trung-quoc-bong-bien-thanh-dong-co-831220.htm Nhìn cảnh này thấy cũng xót các bác nhỉ, trời cũng tệ với dân Việt, nên cái số người Việt chỉ còn sở hữu được phần đất Nam Ngũ Lĩnh, còn những phần đẹp nhất thì giời dành cho ...đám cẩu tập chủng mất rồi. chúng nó ăn sung sướng, phá sạch sanh rồi lại còn thòm thèm nốt phương Nam, nốt cả biển Đông...Câu Trời xanh có mắt e chỉ là mộng tưởng. không biets bao giờ đòi lại được Lĩnh Nam, đòi lại được Động Đình, đòi lại quyền tác giả tri thức tổ tiên...haizzzz
-
Vừa rồi lanha92 có lang thang đi sửa chữa cái điện thoại cổ, theo lời giới thiệu lanha92 ghé vào một cửa hàng đồ cổ, ông chủ có vẻ trẻ và cũng thuộc thành phần chơi có hạng,,, lanha92 bèn đưa ra gợi ý là có đồ nào có xoáy âm dương Lạc Việt không, ông này ngơ ngác, mình bèn hỏi tiếp xoáy như trên tranh đông hồ ấy. Ông này à lên...Xoáy ...Thái Lan hả em . Nghe xong lanha92 lắc đầu...thuần Việt đó anh ơi, hàng Tàu bát quái em không chấp, em chỉ tìm hình này thôi...ông chủ bèn đưa ra cái hình vân ốc,bảo được chưa em..Lanha92 nhìn nản quá. chả nhẽ chơi đồ cổ bao năm mà ông này ...chỉ nghĩ đến lợi chứ có tìm hiểu quái đâu Thôi...về
-
Sư phụ nhìn thấy tấm bia ông Trần Cống sinh không, chứng tỏ dân ta vẫn theo quan điểm các cụ khá nhiều, âm dương ta là ta chứ không là tàu Còn nữa Trần Cống sinh : ông này đã đỗ cống sinh - một học vị đời Trần chứ không phải tên Cống Sinh, tên thật không rõ, nhưng nhà nước suy vi thì đến cứ nhân tú tài còn đi vác đá thì nguyên khí quốc gia cạn lắm rồi NGẫm lại mà thấy đắng cay cho nước Việt gia đoạn này, quân yếu tướng kém, lại sa đà tranh giành đoạt vị để đến nỗi 10 năm bị giặc Minh chiếm đóng.. Đây cũng là bài học cho chúng ta bây giờ. Chân lý các cụ muôn đời chỉ có đúng Bắc Môn quan tỏa,
-
lanha92 phản ứng ngay trên trang VTC nhưng bình luận nhanh chóng bị BTV chặn lạilanha92 xin ghi lại ý kiến của mình:Các bạn chỉ nhăm nhăm vào chê bai Nhà nước chậm chạp...nhưng lại không hiểu rằng với mỗi người Việt tết là một nghi thức thiêng liêng, tết còn là cứu cánh của hàng vạn người nông dân vốn chỉ xoay trần quanh năm cho ba ngày tết. Các bạn định đạp đổ mâm cơm tết của họ ư, họ chả có gì cả ngoài những đồng tiền có từ hoa màu, đào quất bán vào dịp tết.Các bạn xuất thân từ thành phố, mở miệng chửi bọn nhà quê, thốt ra lời vàng ngoc là bảo tại lũ nhà quê, nhưng lũ nhà quê còn thờ ông bà tổ tiên, còn lo ba ngày tết dù giàu hay nghèo, lũ nhà quê không ngồi trong quán cà phê mà chửi đời, không nằm trên giường êm để trụy lạc, dựng chuyện.Các bạn thử dí ngón tay xuống nước xem tháng 12 trồng cấy thế nào để đòi người ta bỏ Tết, các bạn thích ăn gà tây, thích trông cây Noel hay làm gì đó thì tùy nhưng hãy để Tết lại cho người Việt đừng đem những thứ Tây phương áp cho xứ sở này
-
Quả thực ông Xuân làm lùa làm giống gì thì lanha92 không phê phán, nhưng để gọi là am tường văn hóa dân tộc thì ông..tự bứng rễ rồi, Ông chã nhẽ lại không biết cái xứ Việt nóng ẩm này sống nhờ đâu/. Ông bắt người ta ăn Tết dương nhưng không hiểu tháng 12 dương đang vào mừa lạnh nhất năm, ông thử ra Bắc xem có ai xuống giống vào tầm này không, cây mạ mà sống được như miền Nam và phát triển đợi đến khi Lúa chiêm phất phới đầu bờ Hễ nghe tiếng trống phất cờ mà lên thì không có đâu Ông hướng tới cây lúa, vậy thì còn cây đào, cây quất,,,và hàng trăm hoa màu của bà con chỉ đợi tết , hàng vạn gia đình trông vào Tết???/ Ông và những người ủng hộ theo kiểu té nước( ấy là lanha92 chưa muốn gọi đích danh là lũ xôi thịt ) chỉ muốn nhìn cái hạn hẹp, muốn vất ông bà tổ tiên mà mang người khác về làm cha QUá buồn
-
Đến hẹn lại lên.....ông Võ Tòng Xuân và VTC cùng ca bài ..bỏ Tết ta để ăn gà tây và đón mừng Tết Tây http://vtc.vn/13-467636/giai-tri/se-den-luc-don-tet-co-truyen-theo-duong-lich.htm (VTC News) - Giáo sư Võ Tòng Xuân nói đang có sự chuyển biến mạnh trong cách đón Tết dương lịch và sẽ cần thời gian làm quen với việc đón Tết một lần trong năm. » Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư » Tết ta theo tây lịch: Nhiều nhà khoa học cùng lên tiếng Thời điểm trước Tết Quý Tỵ 2013, VTC News đã thực hiện chuyên đề 'Đón Tết cổ truyền theo dương lịch' khởi đầu bằng bài viết của Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng nên tổ chức Tết âm lịch theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Loạt bài đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả với hàng ngàn bình luận được gửi đến tòa soạn bày tỏ sự ủng hộ cũng như sự băn khoăn bởi đây là văn hóa dân tộc ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người. Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch? Nên, để hội nhập Không nên, phải gìn giữ truyền thống Mỗi người tự lựa chọn Trước thềm Tết Giáp Ngọ 2014, trả lời VTC News, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách đón Tết dương lịch và Âm lịch. Thực tế đang có nhiều nơi đón Tết theo lịch dương vì thời gian Tết âm lịch, họ đã có lịch thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài."Tôi cho rằng sẽ cần thời gian người dân chúng ta quen dần với việc nghỉ Tết một lần trong năm. Quan điểm của tôi là chúng ta dịch chuyển thời gian nghỉ Tết về thời điểm năm mới dương lịch để thống nhất với các nước trên thế giới." Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đồng thời gửi đến báo điện tử VTC News bài viết dưới đây: Như thường lệ năm nào tôi cũng tự thiết kế thiệp chúc hỗn hợp Tết âm lịch và Tết dương lịch như tấm thiệp trên đây, vừa tiết kiệm vừa không thất lễ với mọi người thân. Tấm thiệp tự thiết kế của GS Võ Tòng Xuân Và tôi rất vui mừng năm nay nhận được nhiều thiệp chúc hỗn hợp Tết Giáp Ngọ 2014 của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và bạn bè vào đúng dịp đầu năm 2014. Bài liên quan: » Tết ta theo dương lịch: Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL nói gì? » TS. Lê Đăng Doanh: Nên ăn tết ta theo dương lịch » Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư » Tết ta theo lịch tây: Tiến sĩ Việt kiều lên tiếng » Tết ta theo tây lịch: Nhà Tâm lý ngán ngẩm Tết lê thê » Tết ta theo dương lịch: Nhà xã hội học lên tiếng Rõ ràng đã có một chuyển biến tích cực, vì các năm trước thiệp chúc tây ra tây, ta ra ta, không gom lại như năm nay, rất tốn kém. Và không khí ăn Tết đã tưng bừng tại TP Hồ Chí Minh và các thành phố ở ĐBSCL bắt đầu từ trước lễ Giáng sinh và sẽ kéo dài dài… theo tập quán ăn Tết lớn của dân ta. Càng rảnh rỗi, không có việc làm thì càng kéo dài ngày vui cổ truyền. Không khí vui Tết đã thắm đượm cả 3 cơ quan mà tôi đang công tác. Đặc biệt là sáng thứ bảy 28/12/2013 mộtsố nhân viên tiến bộ và thân thiết của tôi đã đến ăn Tất niên với gia đình tôi thật vui vẻ và rất có ý nghĩa. Dĩ nhiên ăn Tất niên vào lúc này thì nhà không nấu bánh chưng. Nhưng thịt kho dưa giá thì lúc nào cũng nấu được. Các bạn trẻ biết là tôi đã có kế hoạch đi công tác sang Nigeria đúng vào 9 ngày nghỉ Tết ta để kịp thời vụ triển khai mấy thí nghiệm về giống khoai mì và giống lúa ngắn ngày mang từ Đồng bằng sông Cửu Long. Bên phía Nigeria thì rất náo nức chờ Nhóm Chuyên gia Việt Nam sang để tiến hành chương trình lúa và khoai mì vì sang năm Chính phủ họ sẽ không cho nhập cảng gạo và bột khoai mì nữa. Tết Giáp Ngọ, người dân sẽ được nghỉ 9 ngày Trong khi đó các cán bộ nghiên cứu mía của Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật Mía Đường Tây Ninh mà chúng tôi vừa thành lập năm nay bằng kinh phí của 5 Nhà Máy Đường của Tập Đoàn Thành Thành Công cũng sẽ phải theo dõi các chỉ tiêu cây mía ngoài đồng theo lịch thí nghiệm đã được duyệt, không ăn Tết ta nhiều ngày như người khác. GS-TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, được biết đến nhiều nhất nhờ sự đóng góp của ông giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ. Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang. Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế… Nhìn rộng ra ĐBSCL, nông dân đang lo sạ lúa vụ đông xuân trong thời điểm này và bà con nông dân cùng các cán bộ khuyến nông của nhà nước cũng như của các công ty bảo vệ thực vật sẽ không ngừng công việc thăm đồng ruộng cùng nông dân ngay trong những ngày Tết âm lịch, và nếu đồng ruộng an toàn thì trưa về ănTết tiếp. Còn nếu phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hoặc tình trạng lúa chậm phát triển thì đâu ai dám ăn Tết thoải mái được. Năm Con Ngựa 2014 này, viên chức nhà nước và người lao động có việc làm sẽ tận hưởng một cách chính thức 9 ngày nghỉ Tết theo các nhà làm chính sách của Việt Nam. Nghỉ được 9 ngày liền tù tì chính thức, vì nếu không chính thức thì trong thực tế dân ta vẫn nghỉ như thế hoặc hơn nữa.Thà là công bố nghỉ chính thức mà còn lý do phải đi làm bù sau Tết. Qua kỳ họp cuối năm của Quốc Hội, mọi người dân đã thấy tình hình kinh tế của đất nước, ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương đều thu không đủ chi, chứng tỏ lao động của từng người Việt Nam chúng ta từ trên cao xuống đến thấp đều chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước ta sau gần 40 năm sống trong hòa bình thống nhất. Chúng tôi hy vọng một ngày rất gần đây, mọi người Việt Nam sẽ đều có việc làm, và sẽ làm việc tích cực hơn trong mọi nhiệm vụ của mình để kịp tiến lên ngang tầm quốc tế. Lúc ấy chúng ta cũng vẫn vui hưởng những tập quán cổ truyền trang nghiêm nhưng không quên nhiệm vụ công việc.
-
Tìm được tấm bia cổ ở Bắc Ninh từ thời ...Tấn ở Bắc Ninh mà giới sử học Việt Nam xôn xao cả ..nên Vậy là càng có dịp bẩu những Tấn thư, Tùy thư Đường thư là đúng.......mặc dù chả biết bia có khắc đúng vào vào năm đó hay không, hay là khắc sau đó vài trăm năm. vân vân và vân vân Tại sao họ không bỏ công tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt huy hoàng mà cứ lăm nhăm bám vào bia với sách nhỉ. Sách thì bố con nhà Càn Long đã cạo tan hoang rồi, còn bia đá đâu phải đã là đúng Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ Ngẫm cái sử học Việt Nam mà buồn quá
-
cũng tại cháu đọc không kỹ,,,,,,,cháu sẽ rút kinh nghiệm ngay. Bài này từ trên VTC và trang Du lịch của Báo dân trí ạ
-
Lanha92 bất chợt nhận ra, trên thế giới có một nền văn minh khác cũng từng tồn tại lâu dài như kiểu Trung Quốc đang vỗ ngực ấy là AI Cập Lịch sử Ai Cập trải hơn 7-8 nghìn năm với vô số bí ẩn 1, Họ có xây Kim Tự Tháp không 2. Những bí ẩn về thế giới quan vũ trụ do người Ai Cập cổ do họ công bố là khám phá ra 3. Những phát kiến về khoa học chưa thể lý giải được v.vv Tuy nhiên tại thời điểm đỉnh cao, khi Ai Cập tự coi là trung tâm thế giới thì họ lại lâm vào khủng hoảng toàn diện từ chính trị quân sự đến văn hóa với việc phân rã của Ai Cập Cổ đại mà chưa thể hiểu nguyên nhân, nhưng lanha92 cho rằng cũng có thể xuất phát từ sai lầm ngoại giao y như Trung QUốc khi Ai Cập mở rộng lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Sahara, thể hiện vai trò bá chủ với Địa Trung Hải và toàn Châu Phi..... Một quốc gia mạnh về quân sự nhưng thiếu đường lối ngoại giao đúng đắn sẽ tự phá hoại chính mình, làm suy yếu mình trên trường quốc tế...Và sự thực khi Ai Cập bị các nước như Ba Tư hay Axyri...tấn công thì không có đồng minh nào trợ giúp, thậm chí họ còn lợi dụng cơ hội chiếm cứ các phần khác của Ai Cập Chính vì thế Ai Cập suy tàn và diệt vong cũng như hoàn toàn bị loại ra khỏi lịch sử như một đại cường quốc , Một chiêm nghiệm nhỏ để thấy rằng vòng quay của Vũ trụ có thể lặp lại, hình ảnh của chúng ta hôm nay là quá khứ những gì đã điễn ra. Có điều con người không thể hiểu hết được và vẫn tự tin vào việc điều khiển thế giới theo ý mình Nhưng trái đất thì không nghĩ vậy
-
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/660499/Hoang-so-vi-bo-lu-dong-tien-ti-tpov.html Sư phụ ơi, bộ lư này có dấu đồ hình Âm Dương khá đẹp đấy
-
http://dantri.com.vn/the-gioi/vung-phong-khong-moi-trung-quoc-bat-luc-truoc-thi-uy-cua-my-808881.htm Lanha92 đọc các bài tổng kết về cái gọi là vùng nhận diện phòng không của anh Ba Tàu này và có đôi nhời như sau: 1. B52 của Mỹ dù lạc hậu cỡ mấy nhưng so với phòng không Trung QUốc đó vẫn là ông khổng lồ chẳng thể nào hạ được, trong chiến tranh Việt Nam chỉ có người Việt + siêu vũ khí Tinh thần( ấy là cái Khí đó ạ) + lòng quyết tâm + vũ khí Nga ( được nghiên cứu cách đánh phú hợp) mới bắt ông Kẹ này nằm đất. Cho dù ngày nay đã khác thì B52 vẫn là siêu vũ khí với những tính năng tối mất khác, không phải ngẫu nhiên mà nó sẽ sống tới 2044. Cách đánh B52 là bảo vật trấn quốc của chính người Việt Nam vậy Ông Ba Tàu không thể hiểu được cái Khí của dân tộc Việt thì chỉ có hít khói B52 mà thôi. Chấp ông có hẳn S, hay C siêu tên lửa của NGa đi nữa hay là mấy cái quần hồng do ông cóp mà ra Như vậy lịch sử sẽ không lặp lại lần 2 với dân tộc khác, giả dụ nếu B52 mà bay trên đầu dân Tàu thì bảo đảm không còn gạch cho dân Tàu xây nhà 2. Dân Nhật, dân Hàn đang mong tống cổ mấy anh Huê Kỳ đi, và mấy năm qua anh Ba Tàu cũng ra sức kích động( gần như thành công), nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủ từ 2007 -2013 công lao mười mấy năm của đội ngũ tình báo chính trí, tuyên truyền,..của anh Ba Tàu bỗng vất đi hết. Đức ông Trần Hưng Đạo viết thế này: Khi đã đẩy xe tướng mà những kẻ mũ cao áo dài còn cản lại, việc binh tất gặp khó ( Đẩy xe tướng là việc vua thể hiện lòng tôn trọng với tướng quân ra trận) Ba Tàu tưởng như đã trên cơ về mọi mặt với toàn cõi Châu Á, Nga còn khiếp hãi, Nhật Hàn lui thế thủ ...thì đột nhiên đội ngũ diều hâu mạnh nhưng ngu của Ba Tàu lại làm mọi việc trở nên rối beng, Nào là đòi đảo chiếm đất, nào là lưỡi bò...Quân khí đang hùng hổ bỗng nhụt chùn vì nhiều chính sách, nhiều quân sư cố vấn một kiểu một cách đánh, Lúc thì chiến lược không quân làm đầu, lúc thì đe hải quân, rồi hải giám. Lúc thì lại đòi dùng uy thế Thiên triều để mong các nước quy phục như thời xa xưa Giờ Nhật Hàn không hãi nữa. Đến mức anh Nam Hàn còn cao giọng yêu cầu Trung Quốc bỏ ngay vùng nhận diện kia đi, riêng anh Nhật chả thèm đến xỉa đến nữa Và mỗi quan hệ tay ba Nhật Hàn Mỹ lại củng cố, với sự hiện diện của hàng vạn binh sỹ Mỹ ngay sát Trung QUốc, cái gai độc nay còn hành Trung Quốc đau hơn Tóm lại: Một sự kiện sai lầm của Trung Quốc khiến họ đang học lại bài học của những Thổ Mộc Bảo, của Bạch Đế thành khi hàng chục vạn quân có cả vũ khí giáp trụ ngựa tốt lại bó gối trước những đội quân ít người hơn nhưng tổ chức tốt hơn. Xem ra môn đường lối chiến lược hàng ngàn năm chưa được Ba Tàu học thông viết thạo
-
Dịch giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng cả 300 thiên trong Kinh Thi chỉ có một câu bao trùm Tư vô Tà, nghĩa là không nghĩ bậy Trong lịch sử Việt Nam, ứng phó ngoại giao với Trung Quốc đã thành tự điển, từ tốt tới xấu, từ thâm hiểm tới bạn bè....Huống chi một công văn chưa rõ đúng sai, một hành động ngoại giao theo thông lệ quốc tế thì ứng xử thế nào cho phải phép...? QUốc tang thì xong từ 12 h trưa, đó là bê ngoài, cái quan trọng là lòng người còn tang, cháu nghĩ bác hoangnt là người thận trọng, những bài viết mang nặng cảm tính thế này thực sự không cần đưa lên, cháu mong đọc suy nghĩ của bác
-
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng (Dân trí) - Bên cạnh những nền văn minh lớn như Ai Cập, La Mã, Hy Lạp, lịch sử vẫn còn rất nhiều nền văn minh khác có tầm quan trọng nhưng đã bị lãng quên. 1. Đế chế Aksum Vương quốc Aksum (hay Axum) từng thành chủ đề của rất nhiều huyền thoại. Dù có thật sự liên quan tới các huyền thoại đó hay không thì Aksum cũng là nơi nằm trong trí tưởng tượng của những người phương Tây. Trong thực tế, vương quốc Ethiopia này từng là một cường quốc về giao thương quốc tế. Nhờ vị trí ở gần các tuyến đường buôn bán trên sông Nile và biển Đỏ, kinh tế của Aksumite phát triển mạnh mẽ và tới thời sau Công nguyên thì hầu hết người dân Ethiopia đều nằm dưới quyền cai trị của vương quốc này. Sức mạnh và sự thịnh vượng cho phép Aksum mở rộng ảnh hưởng tới cả các quốc gia Ả rập. Vào thế kỉ thứ 3, một triết gia Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc vĩ đại nhất thế giới, bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư. Aksum tiếp nhận Thiên chúa giáo không lâu sau khi đế chế La Mã thực hiện việc này và tiếp tục phát triển tới đầu Trung cổ. Nếu không có sự phát triển và mở rộng của Hồi giáo, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị phía Đông châu Phi. Sau khi người Ả rập chiếm bờ biển Đỏ, Aksum mất đi lợi thế lớn nhất về buôn bán so với các quốc gia lân cận. Lỗi này lại do chính một vị vua của Aksum gây ra. Chỉ vài thập niên trước đó, ông đã cho những tín đồ của Muhammad được tị nạn ở đây dẫn đến sự phát triển của Hồi giáo, và điều đó trở thành một trong những lý do chính khiến đế chế Aksum sụp đổ. 2. Đế chế Yam Vương quốc Yam chắc chắn đã tồn tại với tư cách là đối tác trao đổi buôn bán cũng như là đối thủ của vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn khó giải đáp giống như Atlantis. Dựa trên các ghi chép của nhà thám hiểm Ai CẬp cổ Harkhuf, có vẻ như Yam là vùng đất của “hương trầm, da báo, ngà voi và boomerang.” Bỏ qua các ghi chép của Harkhuf về chuyến đi hơn 7 tháng của mình, các nhà Ai Cập học vẫn tin rằng Yam chỉ nằm cách song Nile vài trăm dặm. Người ta tin rằng không có cách nào có thể giúp người Ai Cập cổ vượt qua được sa mạc Sahara. Tuy nhiên việc giới khoa học đã phát hiện ra các chữ tượng hình ở một khu vực cách sông Nile hơn 700km về phía Tây Nam đã xác nhận sự tồn tại về giao thương giữa Yam và Ai Cập. Nó cũng đồng thời chỉ ra vị trí của Yam ở các cao nguyên phía Bắc nước Chad ngày nay, cách Ai Cập khoảng 1500km. Bằng cách nào mà người Ai Cập có thể vượt hơn nghìn km sa mạc vào thời đại chưa có bánh xe và chỉ có lừa thồ hàng vẫn còn là điều bí ẩn. 3. Đế chế Hung Nô Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 trước CN tới thế kỉ thứ nhất sau CN. Hãy tưởng tượng đến đội quân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng sống trước đó cả thiên niên kỉ và được trang bị cả xe ngựa. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc của Xiongnu, và có lúc một số học giả còn cho rằng đó có thể là tổ tiên của người Hung nô. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ. Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của họ lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành. Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành. Vào năm 166 trước Công Nguyên, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của người Trung Quốc chỉ 160km trước khi bị đánh bật. Hung Nô vẫn là đế quốc du mục đầu tiên và cũng là lâu nhất ở châu Á. 4. Đế chế Nguyệt Chi Người Nguyệt Chi được nhớ tới việc việc chiến đấu với gần như tất cả các nước xung quanh. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ xuất hiện trong rất nhiều sự kiện nổi bật của lục địa Âu-Á. Ban đầu, họ là liên minh các bộ tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi vượt qua những khoảng cách rất xa để trao đổi các mặt hàng như lụa và ngựa. Sự phát triển về giao thương khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Hung Nô, khiến họ dần bị đẩy ra khỏi công việc giao thương với Trung Quốc. Sau đó họ tiến về phía Tây, gặp gỡ và đánh bại những người Greco-Bactrian, khiến họ phải tập hợp lại ở Ấn Độ. Việc di cư của triều đình Nguyệt Chi cũng đẩy những người Saka phải đi nơi khác. Các bộ tộc Scythian và Saka sau đó sinh sống ở khắp Afghanistan ngày nay. Vào cuối thế kỷ 1 trước CN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương, đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỉ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ giành lại được các lãnh thổ cũ của họ. 5. Đế chế Mauryan < Chandragupta Maurya chính là Alexander đại đế của Ấn Độ. Chandragupta đã tìm đến Macedonia để nhờ trợ giúp trong việc giành quyền kiểm soát các vùng đất lân cận, nhưng quân lính của Alexander quá bận rộn với một cuộc nổi loạn. Mặc dù vậy, Chandragupta vẫn có thể thống nhất cả Ấn Độ và đánh bại mọi kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ông thực hiện tất cả những điều này khi mới 20 tuổi. Sau cái chết của Alexander, chính đế chế Mauryan đã ngăn cản việc người kế vị Alexander mở rộng lãnh thổ về phía Ấn Độ. Chính Chandragupta đã đánh bại nhiều vị tướng Macedonia trong chiến đấu, tới khi người Macedonia đồng ý đàm phán thay vì gây thêm chiến tranh. Không như Alexander, Chandragupta để lại một chính phủ và chế độ quan lại chặt chẽ để bảo đảm cho di sản của mình sẽ tồn tại.Đáng lẽ đế chế này sẽ tồn tại rất lâu nếu không xảy ra một cuộc đảo chính vào năm 185 trước CN khiến Ấn Độ bị chia cắt, suy yếu và bị xâm lược bởi người Hy Lạp từ phía Bắc. Phan Hạnh Theo Listverse -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Một đại đế chế khác bao trùm châu Á là nền văn minh Hồng Bàng - Văn Lang so với cái bóng vĩ đại ấy. Hung Nô mà cũng được gọi là văn minh sao, những tên kẻ cướp trắng trợn, những nỗi kinh hoàng khinh bỉ về sự man rợ vô nhân tính nhưng được ...một nước lớn hiện nay tôn thờ cúi lạy, thậm chí gọi là tổ tiên của mình