-
Số nội dung
60 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by futureprecedor
-
Ở đây bạn http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/b/b1-062.htm
-
FT xin được post thêm bài này để chúng ta cùng tham khảo (NGUỒN http://thienvanbachk...en-van-hoc.html) Tiến Động và Chương Động trong Thiên văn học Friday, 17 September 2010 14:47 I. Tiến Động là gì? 1. Định nghĩa. Tiến động hay tuế sai, là hiện tượng trong đó trục của vật thể quay (ví dụ một phần của con quay hồi chuyển) "lắc lư" khi mômen lực tác động lên nó. Hiện tượng này được quan sát phổ biến trong các con quay, tuy nhiên mọi vật thể quay cũng chịu tiến động. Trong hiện tượng này, khi một vật thể xoay tròn, trục của nó nghiêng và quay theo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của vật thể. Nếu như vận tốc góc và mômen lực tác động lên vật thể quay là các hằng số thì trục sẽ tạo ra một hình nón. Trên chuyển động này, vận tốc góc luôn vuông góc với mô men lực. Chuyển động Tiến Động của vật thể quay 2. Đối với các thiên thể, điển hình là Trái Đất. - Nguyên nhân: Do Trái Đất có chuyển động tự quay nên nó phình ra ở xích đạo, điều đó có nghĩa vật chất phân bố không phải ở dạng khối cầu hoàn hảo. Do đó lực hấp dẫn của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác tương tác với Trái Đất không thể coi như là lực tác dụng lên 1 chất điểm ở tâm Trái Đất. Lực tác dụng này là tổng hợp của 3 lực: Lực F tác dụng lên khối phỏng cầu có tâm tại tâm Trái Đất. Lực F1 tác dụng lên phần nhô ra (đối với dạng cầu hoàn hảo) của nửa vành xích đạo nằm gần Mặt Trời. Lực F2 tác dụng lên phần nhô của nửa vành xích đạo phía xa Mặt Trời. Ta biết rằng cường độ lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên F1 > F2. - Hệ quả: Vì F1 > F2 nên các lực tác dụng của Mặt Trời tạo nên 1 lực có xu hướng làm cho Trái Đất có mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng Hoàng Đạo. Điều đó không thể xảy ra do Trái Đất còn có một chuyển động là chuyển động tự quay. Điều đó khiến trục quay của Trái Đất không cố định mà xoay đảo xung quanh Hoàng Cực (trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng Đạo) với 1 góc 23,5 độ theo chiều ngược chiều quay của trục tạo thành một hình nón trong không gian. Đó chính là hiện tương Tiến động - Precession của trục quay Trái Đất. Mặt Trăng cũng gây nên hiện tượng này nhưng ở mức độ yếu hơn. Nó sẽ khiến cho trục quay của Trái Đất di chuyển. Hiện nay trục quay đó nằm gần ngôi sao Bắc Cực (Polaris) nhưng nó sẽ thay đổi theo thời gian và chuyển đến nằm gần một ngôi sao khác. ..... ..... Tổng hợp của Sự Tự quay, Tiến Động và Chương Động Nguyễn Văn Tân_PAC Tham khảo : http://www.vatlyvietnam.org http://vi.wikipedia.org
-
Kể cả tranh Đông Hồ cũng không nhất quán
-
Chào bạn Thiên Đồng, Mình thấy chùa này được xây mãi sau này, trong khi biểu tượng âm dương có từ rất lâu rồi, sau này con cháu có thể hiểu sai cũng là điều có thể xảy ra. Về di tích lịch sử chùa Bối KhêChùa Bối Khê được xây dựng vào năm 1338, thời nhà Trần tại thôn Bối Khê
-
Cũng cùng với ý trên FT hiện tại cũng không trả lời được chiều quay của biểu tượng âm dương chiều nào là đúng hay cả 2 đều đúng 1. Chiều nghịch 2. Chiều thuận
-
Vi là thành viên mới không trả lời được vào bài viết "Chữ Việt cổ ở nam Dương tử" nên FT xin post một thông tin đóng góp vào đây. Theo thông tin này thì đã có dấu tích sống về chữ viết của Vua Hạ Vũ cách đây chừng 4200 năm là dấu tích chữ Việt cổ. @Bút tích cổ kỳ tại vùng núi Côn Lôn Hồ Nam của Vua Đại Vũ (nhà Hạ)@ Đăng Củ Lũ Sơn Nguyên tác: Hàn Dũ 登岣嶁山 韓愈 岣嶁山尖神禹碑 字青石赤形摹奇 事麗跡怪鬼莫窺 道士獨上偶見之 Đăng Củ Lũ Sơn Hàn Dũ Củ Lũ sơn tiêm Thần Vũ bi Tự thanh thạch xích hình mô kỳ Sự lệ tích quái quỷ mạc khuy Đạo sĩ độc thướng ngẫu kiến chi Chú thích: Củ Lũ, tên núi, nay thuộc tỉnh Hồ Nam. --Dịch nghĩa: -- Lên Núi Củ Lũ Bia Thần Vũ ở trên đỉnh nhọn của núi Củ Lũ. Chữ xanh trên đá đỏ, hình thù kỳ lạ. Sự tích núi đẹp và khác thường đến quỷ cũng không dám dòm ngó. Một đạo sĩ đã tự mình leo lên và do duyên may khám phá ra. --Bản dịch của Nguyễn Minh-- Bia Thần Vũ trên non Củ Lũ Chữ xanh trên đá đỏ lạ kỳ Khác thường sự tích còn ghi Duyên may đạo sĩ lên thì tìm ra --Bản dịch của Nguyễn phước Hậu-- Thần Vũ bia trên núi Củ Lũ Chữ xanh đá đỏ lạ kỳ hình. Tích hay quỷ núi không dòm ngó Đạo sĩ duyên may thấy một mình. Nghi vấn?52. BIA VŨ BI DO AI KHẮC? Trên ngọn Câu Lũ Phong, ngọn núi chính của Nam nhạc Hành sơn trong địa phận Hồ Nam, có một bia đá, chữ trên bia quái dị, khó nhận, tương truyền là khi Đại Vũ trị thủy đã khắc. Qua hàng nghìn năm, bản rập văn bia lưu truyền khắp nơi rải khắp các chốn danh lam thắng cảnh! Đều khiến người ta suy nghĩ là, Vũ Bi “thanh danh hiển hách” như vậy, trong văn hiến từ đời Đường trở về trước mà một chữ cũng không thấy. Người đầu tiên nhắc đến Vũ Bi là Hàn Dũ, nhà văn học kiêm triết học đời Đường. Trong bài thơ “Câu lũ sơn” ông ghi lại lời đồn Vũ Bi “chữ xanh, đá đỏ hình kiểu lạ, đạo sĩ một mình ngẫu nhiên thấy”, tả hình dạng chữ trên bia. “Chữ” khoa đẩu (như con nòng nọc) bằng nắm tay bị cây cỏ che lấp, vừa giống như hổ, ly, bộc lộ nỗi cảm khái mình lên núi mà than thở rơi nước mắt. Do Hàn Vũ đã thần thánh hoá Vũ Bi, mãi về sau không ai nhắc đến bia Vũ Bi nữa. Năm Gia Định thứ năm đời Nam Tống (1212) tức là sau khi Hàn Vũ qua đời hơn 380 năm, có một người tên Hà Chí đi chơi Hành sơn, chính mắt người đó được thấy Vũ Bi, ông bèn viết phỏng theo, sau lại phỏng theo, khắc đá ở thư viện Nhạc Ly. Năm Gia Tĩnh thứ 11 đời Minh (1532) nhà văn nổi tiếng Dương Thận có bản rập Vũ Bi nên hết sức phấn khởi, bỏ công ra nghiên cứu, phiên dịch toàn văn bia. Người nêu thắc mắc sớm nhất với bia Vũ Bi là Vương Sương học giả đời Thanh. Trong “Kim Thạch tuy biên” ông viết: Vũ Bi bắt đầu từ đời Nam Tống. Bởi vậy nhà chép sử Aâu Dương Tu, nhà kim thạch Triệu Minh Thành đời Bắc Tống đều chưa chép nó vào sách của họ mà các học giả như Dương Thận, Đương Thời, Kiều An, Như Sơn, Lang Anh v.v… hết sức tin vào tính chân thực của bia Vũ Bi, một số người khác lại vạch rõ Vũ Bi là vật ngụy tạo. Khảo cứ của Vương Sương khiến một số học giả chú ý, số người tán đồng quan điểm đó có nhiều. Bộ sách uy tín “Từ Hải”nói: “Người đời sau dựa dẫm, nói khi Hạ Vũ trị thủy khắc” Bộ “Từ nguyên” thì chỉ ra rõ ràng là người đời sau ngụy tạo”. Như vậy, bia Vũ Bi thực ra tực ra có từ thời nào? Ai ngụy tạo? Đến nay vẫn chưa học giả nào có giả thuyết ổn thoả._____________________________________________________ Thái sử công đời Hán va Tư Mã Thiên cũng nhận định: “Việt tuy gọi là man di, nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy.” (Vua Đại Vũ nhà Hạ, người quê Cối Kê, cắt tóc ngắn, xâm mình, trị nạn hồng thủy). Sử gia Âu Đại Nhậm, qua Bách Việt Tiên Hiền Chí, cho thấy minh bạch bằng sử kiện thành văn: 1. Văn minh Việt là nguồn gốc của nền văn minh nông nghiệp, tồn trữ định cư ỏ phương Đông. 2. Xã hội Việt là xã hội nông nghiệp định cư đầu tiên ở phương Đông. 3. Tiền nhân Việt mở nền văn minh kim loại đầu tiên ỏ phương Đông. 4. Tiền nhân Việt khai sang kỹ thuật làm giấy để viết chữ đầu tiên phương Đông, và cũng là đầu tiên của nhân loại, công lao cực lớn đối với văn học thành văn. 5. Tiền nhân Việt, sau nạn phần thư khanh nho của nhà Tần, đã góp công cực lớn chấn hưng và phát huy nho học chính thống, diễn giảng Dịch Lý, làm nền tảng cho hậu nho nương tựa, học hỏi. 6. Qua bài phàm lệ, được biết các nhân kiệt đã phò Bái công dựng cơ đồ nhà Hán như Tiêu Hà, Hàn Tín, Tào Tham, Anh Bố, Văn Ông, Thiệu Bình là người Việt.
-
Phải chăng hình ảnh của Trống đồng của Tổ tiên chúng ta đã gửi gắm một xu hướng của cuộc sống, qua mỗi lớp tròn, càng tiến vào trong thì tri thức càng cao.
-
Nói về chữ Khiêm FT cũng xin được mạo muội góp 1 bài thơ trích từ: http://nhantu.net/To...cKinh/DDK07.htm «Sông biển kia cớ sao mà trọng, Nước muôn khe thao túng vì đâu? Biển sông vì thấp vì sâu, Cho nên mới được đứng đầu muôn khe. Muốn cao cả, ngôi che nhân thế, Phải hạ mình, nhỏ nhẹ khiêm cung. Cầm đầu phải ẩn sau lưng, Mình sau, người trước chớ đừng kiêu căng. Cho nên những nhân quân thánh đế, Ở trên dân, dân nhẹ như không. Trước dân, dân vẫn nức lòng, (Người tung kẻ hứng, như rồng gặp mây). Dạ vốn chẳng toan bài tranh chấp, Thế cho nên chẳng gặp đấu tranh.» Phần ý trên FT đóng góp trùng với ý sau của bài viết chính (bản chất là Quán Đại Bi). Nếu có chỗ nào làm sư huynh (tỷ) wildlavender phật lòng xin được lượng thứ cho. tks! Cách 3: Quán tâm Bi:Quán tâm bi là quán sự đau khổ của người khác để từ đó phát sinh ra lòng thương yêu của chúng ta. Giống như khi chúng ta thấy những người nghèo khổ, chúng ta liền muốn giúp đỡ, bố thí tiền bạc, v.v…Quán tâm bi chính là vậy. Người hãm hại, lừa gạt hay dối mình là người đã tạo nghiệp xấu, chính vì họ tạo nghiệp ác thì họ sẽ phải chịu hàng chục, hàng trăm quả báo xấu và nặng gắp chục trăm lần những gì họ đã gây cho người khác. Khi tư duy đến đây chúng ta sẽ thấy rõ những sự đau khổ của họ trong tương lai mà thương yêu họ. Đồng thời chúng ta cũng phải biết thương yêu chúng ta nữa. Bởi vì khi chúng ta bị hại, bị lừa gạt hay bị lừa dối, chúng ta nghĩ đến trả thù là chúng ta đã tự gieo thêm nhân xấu cho chính mình, chính vì lại gieo thêm nhân xấu thì phải bị gặt những quả xấu trong tương lại, khiến cho cuộc đời của chúng ta hết đau khổ này chồng lên những đau khổ khác. Khi chúng ta trả thù thì người khác lại tìm cách hãm hại mình nữa, oan oan tương báo lúc nào mới chấm dứt, nhân quả ác chồng chất lên, chưa trả hết cái này lại bị cái khác chồng lên biết chừng nào mới trả xong hết những nghiệp ác cũ. Hiểu rõ như vậy thì chúng ta hãy chấm dứt gieo những nhân hận thù, đó là cách giúp chúng ta tạo cuộc sống an vui, là cách giúp cho người khác không tạo thêm nhân quả ác nữa. Đó là cách quán tâm bi, đó là cách biết sống thương yêu chính mình và thương yêu người.
-
Dĩ ân báo oán = Đại Bi 以恩報怨 A: To return good for evil. P: Rendre le bien pour le mal. Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Ân: ơn. Báo: đáp lại. Oán: thù giận. Dĩ ân báo oán là lấy ơn đức đáp lại oán thù. Dĩ ân báo oán thì oán mới tiêu. Dĩ oán báo oán thì oán còn mãi mãi.
-
Trong cụm từ "thần giao cách cảm" theo cách hiểu của FT là thần ở đây là cái thần của con mắt (như nói là con mắt thất thần), còn cảm ở đây nghĩa là cảm động, cảm rung. Đối với bệnh tự kỷ, trẻ bị tăng động cái thần của con mắt (ánh mắt) nhanh hơn rất nhiều so với trẻ thường, và khi ánh mắt này giao chạm với một ánh mắt khác làm trẻ bị rung cảm, gây cường giao cảm, và ở trẻ cơ địa chưa vững thì hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều dẫn tới mất kiểm soát.
-
Chào bạn, Mình mới tham gia diễn đàn, hôm nay đọc những bài của bạn mình có vài ý bạn thử xem và có thể áp dụng thử xem sao . Lưu ý chỉ là tham khảo. Bệnh của mẹ bạn theo hiểu biết của mình được đưa vào dạng 1. Theo tâm linh thì gọi là vong nhập 2. Theo khí công thì gọi là bốc hỏa, tẩu hỏa nhập ma (nóng bốc lên đầu) 3. Theo Y học hiện đại là bệnh thần kinh cường giao cảm, mất kiểm soát một số chức năng thần kinh phần điều khiển giấc ngủ, gây hoang tưởng. Phần tâm linh theo mình nên để mẹ bạn nghỉ ngơi nhiều, hướng hoạt động tư duy sang các lĩnh vực giải trí như nghe nhạc, đọc chuyện, xem phim, tản bộ. Phần khí công mình có một mẹo nhỏ là bảo mẹ bạn khi thấy khí nóng bốc lên trên phải thở ra bằng mồm (đừng thở bằng mũi) tránh để khí nóng bốc lên đầu nhiều làm hại hệ thần kinh. Bạn có thể tham khảo thêm liệu pháp "Phất thủ liệu pháp hay còn gọi là Dịch cân kinh" rất hiệu quả cho các trường hợp cường giao cảm. Phần Y học bạn nên đưa mẹ đi khám đông y, khả năng lớn sẽ uống viên hoàn bổ thận âm. Ngoài ra có thể uống Trà Ích Mẫu làm hoạt huyết, mát máu để máu nuôi các bộ phận cơ thể tốt hơn. Về thuốc an thần bạn mua cho mẹ hạt Bá Tử Nhân đun kỹ uống hàng tối như trà rất hiệu quả, ngủ ngon. Có giấc ngủ tốt, nhiều thứ sẽ hồi phục. Chúc may mắn! ttl
-
Hiện tại FT đang ngờ rằng bệnh tự kỷ liên quan đến cụm từ "thần giao cách cảm". Không biết đã chính xác chưa? FT xin được mạo muội đưa ra diễn đàn mong được chỉ giáo thêm.
-
Phải chăng đây mới thực đúng nghĩa của Thần giao cách Cảm? Nếu ý kiến này đc chấp nhận và phổ biến rộng thì mấy cái quảng cáo sữa DHA gì đó chắc hết chỗ dung nạp. Người Việt hiện tại bị ngoại cảnh tác động quá nhiều, triết lý cho ông quên hết rồi .