Thiên Đồng

Hội viên
  • Số nội dung

    6.278
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    75

Thiên Đồng last won the day on Tháng 4 18 2022

Thiên Đồng had the most liked content!

Danh tiếng Cộng đồng

2.941 Excellent

6 Người theo dõi

About Thiên Đồng

  • Rank
    Hội viên ưu tú
  • Birthday 24/02/1976

Xem hồ sơ gần đây

26.173 lượt xem hồ sơ
  1. HIỆN TƯỢNG BÁO TRƯỚC SỰ CHỨNG NGHIỆM Theo chu kỳ của tư nhiên, năm mới được tính theo thời điểm từ Lập xuân trở đi. Năm nay, Lập xuân: Ngày 19 âm tháng Chạp năm Đinh Dậu, tức là ngày 04/02/2017 Tây lịch, vào lúc 05g38 sáng. Vì vậy, lời tiên tri của tôi cũng được tính sự ứng nghiệm bắt đầu từ Lập Xuân, tức vào xuân. Xin trích lời dự đoán năm Mậu Tuất 2018: 6. THIÊN TAI – NHÂN HỌA: Đỗ Tốc Hỷ. 6.1. THIÊN TAI: Thế giới sẽ trải qua những đợt nắng nóng cao độ. Vì vậy cần phải có biện pháp đề phòng giữ nhiệt và đề phòng các bệnh liên quan đến nắng nóng gây ra như tiêu chảy, cảm sốt do nhiệt. Có thể có những hiện tượng về núi lửa hoạt động trở lại hoặc phun trào. Và đây là hiện tượng báo trước cho chứng nghiệm: Núi lửa ở Philippines nổ như sấm, phun cột tro bụi cao nhiều km 16:15 22/01/2018 Núi lửa Mayon tại Philippines có nguy cơ phun trào trong vài ngày tới sau một vụ nổ lớn kèm cột khói bụi cao nhiều km phun ra từ miệng núi lửa này. Theo AFP, một vụ nổ "như sấm" đã xảy ra tại núi lửa Mayon, nằm trên đảo Luzon, miền Trung của Philippines hôm 22/1. Nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo thiên tai lên cấp 4 (cấp 5 là cao nhất) trước lo ngại một vụ "phun trào nguy hiểm" có thể sẽ xảy ra trong vài ngày tới. "Chúng tôi tin là sẽ còn nhiều vụ nổ nữa xảy ra. Đây là khởi đầu của một vụ phun trào nguy hiểm", Renato Solidum, giám đốc Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines, cho biết. Tro bụi phun mù mịt từ miệng núi lửa Mayon. Ảnh: AFP. Sau vụ nổ rung chuyển cả ngọn núi, tro và khói bụi đã phun ra thành một cột khổng lồ từ miệng núi lửa Mayon, phủ kín thành phố Legazpi với hơn 200.000 dân nằm cách núi lửa hơn 30 km, khiến giao thông bị cản trở nghiêm trọng. Quân đội Philippines đã sơ tán hơn 40.000 người trong phạm vi 6 km xung quanh miệng núi lửa. Tuy nhiên, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines cảnh báo vụ phun trào có thể sẽ "rất khủng khiếp" và thúc giục chính phủ mở rộng phạm vi cảnh báo nguy hiểm từ 6 km lên 8 km. Dung nham từ núi lửa Philippines chảy đỏ rực trong đêm 13:46 16/01/2018 Núi lửa Mayon của Philippines đã phun trào đúng như dự đoán trước đó, khiến những dòng dung nham đỏ rực chảy xuống sườn núi trong khi hàng nghìn người đã phải sơ tán. Dòng dung nham đỏ rực từ núi lửa ở Philippines Núi lửa Mayon ở đảo Luzon của Philippines bắt đầu phun trào trong tối 15/1 với những dòng dung nham đỏ rực chảy xuống từ đỉnh núi. Núi lửa Mayon trên đảo Luzon của Philippines đã bắt đầu phun trào vào tối 15/1. Trước đó, những cột khói dày đặc không ngừng bốc ra từ đỉnh núi. Ảnh: Reuters. Dòng dung nham phun trào mạnh mẽ và chảy xuống sườn núi trong tối 15/1. Ảnh: Getty. Khoảng 3.000 người trên đảo Luzon đã được sơ tán trong nhiều ngày qua. Nhà chức trách Philippines đã cảnh báo về vụ phun trào từ trước đó, khi đất đá gần đỉnh núi bị sụt lở và khói không ngừng xuất hiện. Ảnh: Getty. Ngày 16/1, người dân ở hai khu tự trị gần núi lửa đã được yêu cầu sơ tán khẩn cấp. Trong khi đó, mưa lớn trong nhiều ngày qua khiến một lượng lớn đất đá tích tụ trên sườn núi, bùn trôi có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Ảnh: Getty. Nằm ở độ cao 2.460 m so với mặt nước biển, Mayon là núi lửa hình nón với đường kính rộng 20 km. Theo các nhà khoa học, đợt phun trào lần này của Mayon có thể sẽ nguy hiểm và kéo dài. Ảnh: Getty. Từ năm 1600, Mayon đã phun trào hơn 40 lần, gây tro bụi và lũ bùn trên diện rộng. Vụ phun trào nghiêm trọng nhất diễn ra năm 1814 khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng. Ảnh chụp người dân sơ tán khỏi khu vực quanh ngọn núi. Ảnh: Getty. Người dân Philippines vẫn đang sống tạm bợ trong những khu trại sơ tán. Điều họ quan tâm duy nhất là khi nào núi lửa Mayon sẽ "ngủ yên". Ảnh: Getty. Thế Long Chia sẻ Zalo Facebook Đánh giá:
  2. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: Văn Hóa: Thương Vô Vong Biến động về địa kinh tế và địa chính trị, cũng đi kèm với sự trăn trở về việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; sẽ có những cuộc vận động nổ lực hơn về việc bảo vệ những di tích di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đang có nguy cơ bị phá bỏ, bị xâm phạm trên thế giới. và đây là thông tin kiểm nghiệm. Bàn cách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Cập nhật: Thứ tư, 15/11/2017 - 14h7' Đại biểu 2 thành phố chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Đó là chủ đề hội thảo do UBND TP Huế và TP Gyeongiu- Hàn Quốc tổ chức tại Huế vào ngày 14-11 nhân kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa 2 địa phương. Hội thảo với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo 2 thành phố cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu. TP Gyeongiu và TP Huế là 2 thành phố lịch sử tiêu biểu của 2 quốc gia có nét tương đồng về văn hóa di sản. Cả 2 thành phố này cũng nhận được những thách thức tương đồng về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, nhất là việc gắn di sản văn hóa với phát triển kinh tế, việc hoạch định các chính sách để cân bằng giữa vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững. Nếu TP Gyeongiu hiện có 3 di sản thế giới gồm: Bulgksa Seokguram, quần thể lịch sử Gyeongiu, làng Yangdongmaeu thì Huế cũng có nhiều di sản thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn... Thời gian qua, chính quyền địa phương cùng các cơ quan quốc tế, nhiều chuyên gia đã tham gia việc phục hồi và phát huy tốt giá trị của các di sản văn hóa nói trên. Tại hội thảo các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, cách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản hiện có, để từ đó tìm ra giải pháp mang tính khả thi nhằm bảo tồn khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa của 2 thành phố, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thế giới tốt hơn trong thời kỳ hội nhập. Các đại biểu cho rằng, để phát triển du lịch bền vững, sự tham gia của người dân trong vùng có di tích, tăng cường năng lực quản lý văn hóa vật thể, phi vật thể và duy trì cảnh quan... sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển các đô thị lịch sử. Hội thảo là cơ hội để chính quyền TP Huế thực hiện và hoàn chỉnh những chính sách trọng tâm để phát triển Huế là thành phố di sản, thành phố văn hóa và du lịch của Việt Nam. H.LAN Hợp tác quốc tế trong bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Thứ Sáu, 22/12/2017 06:57 Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) bao gồm giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và giá trị di sản văn hóa môi trường cảnh quan, thiên nhiên có ý nghĩa trong việc giáo dục giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: Minh Đức/TTXVN Quần thể đền tháp Mỹ Sơn là phế tích kiến trúc khảo cổ học với nhiều loại hình kiến trúc phong phú, đa dạng đã tồn tại hàng ngàn năm. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản này trước sự tàn phá của thời gian là việc vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, bảo tồn, trùng tu di tích sẽ mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thu hút du khách, tăng nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp xã hội đối với di sản văn hóa truyền thống. Trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn, hợp tác quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. "Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, Tổ chức UNESCO cũng như Chính phủ các nước Nhật Bản, Ba Lan, Ấn Độ đã hỗ trợ Quảng Nam trong việc trùng tu và giữ gìn di sản. Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác để gìn giữ giá trị lịch sử này. Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ hơn 50 tỷ đồng cho Dự án bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn", ông Phan Hộ, Trưởng ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chia sẻ. Các dự án hợp tác này đều thực hiện bài bản, theo đúng quy trình và phương pháp khoa học, tôn trọng tính chân xác của lịch sử đến mức tối đa có thể. Các công trình tiêu biểu như: Trùng tu khu tháp B,C,D do chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan thực hiện; trùng tu tháp E7 do Viện bảo tồn Di sản Việt Nam thực hiện... Kết quả hợp tác quốc tế đã giúp di sản chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện các dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn có rất nhiều yếu tố tác động như lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kết cấu công trình... Vì vậy, đảm bảo cơ sở pháp lý và khoa học là điều kiện tiên quyết trong công tác trùng tu di sản này. Trùng tu tháp K dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia Ấn Độ. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN Ở hai di tích nhóm tháp K và H, trải qua thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, các công trình đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng; Dự án trùng tu, phục hồi các công trình này là rất cần thiết. Từ tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của Ấn Độ đã đến Mỹ Sơn để cùng với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn tiến hành các chương trình nghiên cứu, hợp tác theo thỏa thuận hợp tác đã được đề cập trong bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ. Đầu tháng 3/2017, các chuyên gia Ấn Độ đã tiến hành các bước thực địa tại di tích và dự án chính thức hoạt động. Trong quá trình hợp tác, Ban Quản lý đặc biệt chú trọng công tác đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ tiên tiến của Ấn Độ cho cán bộ của đơn vị tham gia dự án. Bước đầu, dự án đã có những kết quả đáng ghi nhận, với những phát hiện mới về kiến trúc xung quanh tháp K, được đánh giá sẽ góp phần nhận diện nhiều giá trị mới tại Mỹ Sơn thời gian tới. Kỹ sư B. Kumar, nhà khảo cổ học Ấn Độ, Trưởng nhóm trùng tu, tôn tạo Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn khẳng định: Mỹ Sơn là di sản kiến trúc không chỉ phản ánh kỹ thuật xây dựng mà còn chứa đựng lịch sử thời đại, “một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật” được bố trí trong cảnh quan thiên nhiên phù hợp theo quan niệm tôn giáo. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu rất nghiêm ngặt, đó là phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan Mỹ Sơn là một phần giá trị nổi bật toàn cầu đã góp phần tạo dựng danh hiệu di sản. Cũng chính vì thế, bảo tồn Mỹ Sơn ngày nay là việc bảo tồn, tôn tạo di tích và cảnh quan, thu hẹp không gian hoang phế, từng bước trả lại giá trị vốn có, mang lại sinh khí cho di tích. Từ quá trình hợp tác, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch tham gia quảng bá, ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành chủ động tổ chức nhiều hoạt động để thu hút du khách, giúp Mỹ Sơn trở thành diểm du lịch hấp dẫn. Trong năm 2017, tổng lượt khách đến Mỹ Sơn đạt trên 290.000 lượt người, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2016; doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt gần 50 tỷ đồng. Nguồn thu này đã góp phần quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản, cộng đồng và xã hội cũng được hưởng lợi từ di sản, góp phần vào sự truyền tiếp các thông điệp về giá trị di sản cho thế hệ tương lai. Đoàn Hữu Trung (TTXVN
  3. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Xã Hội – Môi Trường: Sinh Tiểu Cát Năm 2017 có thế sẽ là năm nhất trí lớn giữa Đông và Tây về những giải pháp ổn đinh cụ thể về an sinh xã hội và môi trường, sẽ có những ký kết mở đường hoặc phát triển tiếp theo cho những giải pháp xã hội – môi trường của những năm vừa qua và những năm tiếp theo về tăng trưởng dân số, tăng trưởng thu nhập, những ký kết về tái tạo môi sinh, bảo vệ môi trường rừng cây, sông biển và nông nghiệp được tuyên phát hứa kết. Thị trường lao động ở các nước Đông Á, Đông Nam Á sẽ rất nhộn nhịp, thu hút lực lượng nhân công lao động từ cấp phổ thông đến chuyên môn cấp cao từ các nước đến hợp tác lao động, mặc dù tình hình kinh tế của các nước tại đây, tựu chung vẫn biến động.] và đây là thông tin tham khảo: Khảo sát kinh nghiệm xuất khẩu lao động của các nước ASEAN 13:28, 19/10/2017 DOÃN THỊ MAI HƯƠNG - ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (Taichinh) - Xuất khẩu lao động là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), nhất là trong giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần ổn định an sinh xã hội. So với các nước ASEAN, Việt Nam bước vào“sân chơi” muộn hơn, do vậy cần nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chính sách, phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của các quốc gia (Indonesia, Malaysia, Philippines…) từ đó tìm ra được hướng đi riêng cho hoạt động xuất khẩu lao động nước ta trong bối cảnh hội nhập. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Tình hình xuất khẩu lao động tại một số nước Đông Nam Á “Di chuyển lao động quốc tế” là thuật ngữ nhằm chỉ hoạt động người lao động (NLĐ) ra nước ngoài tìm kiếm việc làm và bán sức lao động của mình để kiếm sống. Hiện tượng xã hội này xuất hiện từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. NLĐ được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được coi là sức lao động xuất khẩu, quốc gia có người xuất cư là nước xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thống kê trong khu vực Đông Nam Á, tổng số di chuyển lao động là khoảng 16 triệu người (2016). Trong đó, có 03 thị trường (Malaysia, Thái Lan, Singapore) chiếm 90% số lượng lao động nhập khẩu. Tính đến tháng 6/2017, quy mô lực lượng lao động tại Malaysia đạt 14,9 triệu người, trong đó lao động nhập cư chiếm khoảng 20-30% (dao động từ 3 - 4 triệu người, lao động nhập cư từ Indonesia chiếm 42,6%). Tại Singapore, lao động nhập cư từ Malaysia chiếm 45%. Tại Thái Lan, lao động nhập cư từ Myanmar chiếm 50,8%. Indonesia có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động rất lớn đạt khoảng 116 triệu người, trong đó tỷ lệ thất nghiệp dao động khoảng 7,5 triệu người và có khoảng 14 ,2 triệu NLĐ ở nước ngoài. Với Philippines, theo số liệu gần đây, có khoảng 10 triệu người nước này đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia khác (6,4 triệu người đã định cư tại Mỹ). Philippines là nguồn cung cấp lao động quan trọng cho các quốc gia vùng Trung Đông. Trung bình hàng năm Philippines có khoảng 1 triệu người ra nước ngoài làm việc, trong khi ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 100.000 người/năm. Hiện nay, đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn thiện đối với hoạt động xuất, nhập khẩu lao động và có chính sách, chiến lược quan trọng về thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Indonesia đã ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 làm cơ sở quan trọng để hoạch định chính sách, chiến lược về vấn đề lao động và việc làm. Là cường quốc XKLĐ, Indonesia xây dựng chiến lược về mô hình phát triển hiệu quả lĩnh vực này, tăng khả năng tận dụng cơ cấu dân số vàng. Indonesia cũng đề ra các chính sách nhằm bảo vệ NLĐ, tăng khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động Indonesia, bỏ một số quy định về yêu cầu cấp phép lao động, tăng lương tối thiểu và ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động… Tại Malaysia, do tình trạng thiếu nguồn lao động diễn ra phổ biến, nước này đã sớm ban hành bộ Luật Lao động năm 1955 và từng bước hoàn thiện các chính sách về lao động xuất, nhập cư. Malaysia có hệ thống pháp luật về lao động quy định chặt chẽ đầy đủ về các vấn đề lương tối thiểu, đền bù cho NLĐ, vấn đề lao động là phụ nữ và trẻ em, quy định về tuổi nghỉ hưu… Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng đưa ra nhiều chính sách về phát triển nguồn nhân lực, vấn đề an toàn và sức khỏe NLĐ. Cụ thể, Malaysia đang thực hiện Chương trình lần thứ 11 giai đoạn 2016 – 2020, hợp tác toàn diện về nhập cư và chính sách việc làm với lao động nước ngoài; Thực hiện Luật về mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ nhập cư với mức trung bình hàng tháng là 225 USD, trong đó thấp nhất là 185 USD ở các khu vực Sabah, Sarawak và Lubuan; Thành lập Viện Thông tin và phân tích thị trường lao động để tiến hành nghiên cứu và dự báo thị trường lao động, bao gồm dự toán cung và cầu lao động từ 2015-2030… Philippines đã gặt hái nhiều hành thành công với Luật Lao động năm 1974, thu về lượng kiều hối đáng kể cho quốc gia. Đến năm 1995, Bộ luật về Lao động nhập cư và người ở nước ngoài Philippines sửa đổi mang tính bước ngoặt quan trọng. Sau nhiều năm, các chính sách về XKLĐ nảy sinh nhiều bất cập và buộc Chính phủ phải sửa đổi chính sách theo hướng bảo vệ nhân quyền, quan tâm hơn tới quyền lợi, gia đình của NLĐ xuất khẩu. Cụ thể, Philippines đã phê chuẩn Công ước về NLĐ năm 2011, Luật về tăng cường các biện pháp bảo vệ người Philippines ở nước ngoài gặp khó khăn; Đạo luật chống buôn bán người năm 2012; Đạo luật về việc người Philippines kết hôn với người nước ngoài năm 2016 nhằm chống lại nạn lừa đảo, buôn người, di dân thông qua hình thức kết hôn... Thời gian qua, các nước trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng thắt chặt nhập khẩu lao động thông qua điều chỉnh chính sách, siết chặt hoạt động nhập khẩu lao động, kiểm soát nhập cư qua thị thực. Năm 2014, Thái Lan đã mở đợt truy quét quy mô lớn với NLĐ nhập cư trái phép, trục xuất khoảng 200.000 lao động Campuchia. Hệ quả dây chuyền là Chính phủ Campuchia cũng siết chặt quản lý người nhập cư, buộc về nước hàng chục ngàn lao động, trong đó chủ yếu là người Việt. Trong khi đó, Malaysia dù khởi động muộn hơn, song đã khá bài bản khi đưa ra chương trình kiểm soát NLĐ nhập cư bất hợp pháp, mở đầu bằng việc buộc NLĐ và giới chủ phải đăng ký thẻ lao động. Lực lượng chức năng Malaysia đã tiến hành truy quét các cơ sở sản xuất, bắt giữ nhiều lao động và chủ cơ sở vi phạm chính sách này. Việc siết chặt quản lý về lao động nhập cư của các nước chủ yếu giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước và hạn chế mặt trái của quá trình tư do hóa di chuyển của NLĐ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Số lao động di chuyển tự do được quy định thuộc 08 nhóm lĩnh vực nghề nghiệp, bao gồm: Bác sỹ, nha sỹ, họ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch. Khó khăn, thuận lợi và dự báo tình hình thị trường lao động thời gian tới Lĩnh vực xuất - nhập khẩu lao động ở các nước Đông Nam Á từ lâu tồn tại nhiều mặt trái, tiêu cực. Trong vấn đề sử dụng lao động, giới chủ ở các nước thường xuyên vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện sản xuất, sinh hoạt của công nhân; nhiều trường hợp ngược đãi, đánh đập và xúc phạm nhân phẩm, vi phạm quyền con người với lao động nhập cư đã bị phát giác. Thậm chí, nhiều chủ cơ sở sử dụng lao động không trả lương cho công nhân theo mức lương tối thiểu, ép họ thực hiện các hợp đồng mang tính cưỡng ép, giữ hộ chiếu và hạn chế NLĐ di chuyển, làm việc quá giờ theo quy định… Xu hướng siết chặt quản lý lao động nước ngoài cũng dẫn đến một số tiêu cực như tăng phí môi giới, thỏa thuận ngầm về môi giới và quản lý, gây thiệt thại cho NLĐ. Cá biệt, một số nhóm tội phạm đã sử dụng lĩnh vực xuất - nhập khẩu lao động để tiến hành hoạt động phạm tội, lừa đảo, buôn người. Việc hệ thống tuyển dụng và giới chủ khai thác lợi ích triệt để từ những NLĐ đã gây ra tai tiếng với hình ảnh Malaysia như là một trung tâm buôn người ở khu vực Đông Nam Á. Malaysia là quốc gia được xếp hạng thấp nhất trong báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động XKLĐ cũng có một số thuận lợi nhất định từ thị trường. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hoạt động đi vào thực chất, những điều khoản thỏa thuận tự do đi lại sẽ giúp lao động các nước trong khu vực nói chung và lao động Việt Nam nói riêng có cơ hội lớn hơn trong việc tìm kiếm các công việc trong khu vực và ngược lại. Một số thị trường lao động như Malaysia, Thái Lan… vẫn ưu tiên thu hút lực lượng có trình độ trung bình, phù hợp với đa số lao động xuất khẩu ở nước ta. Dự báo trong thời gian tới, thị trường lao động thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với nhu cầu lao động lớn, do các nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đang hồi phục. Philippines là nước cạnh tranh với Việt Nam về XKLĐ có khả năng điều chỉnh chính sách nhằm hạn chế XKLĐ. Điều này có thể giúp lao động Việt Nam giảm cạnh tranh hơn trong một số lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, y tế, tin học. Ngoài ra, trong thời gian tới, thị trường XKLĐ sang Trung Đông tiếp tục được mở rộng và tạo cơ hội tốt cho nhiều lao động khu vực nông thôn có việc làm đòi hỏi vốn ít, trình độ thấp. Xu hướng XKLĐ ở Đông Nam Á tiếp tục duy trì các đặc trưng trước đây. Sự chuyển dịch của dòng chảy lao động ưu tiên lựa chọn các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức thu nhập trung bình cao hơn trong nước khoảng 30% đến trên 50%. Tiêu chí về điều kiện sống, ăn, ở có vai trò quan trọng để NLĐ lựa chọn và quyết định có tham gia XKLĐ hay không. Nói cách khác, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển từ các nước nghèo, an sinh xã hội thấp đến với các quốc gia phát triển hơn. Lĩnh vực dịch chuyển nhiều nhất sẽ tập trung ở NLĐ bán lành nghề trong những ngành nghề mà thị trường đang thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, hiện nay bắt đầu xuất hiện những nhóm nhỏ có trình độ cao di chuyển sang nước khác tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Đối với một số nước giáp biên như Thái Lan Campuchia, Malaysia – Indonesia, hoạt động XKLĐ thường gắn với quá trình di cư, nhập cư bất hợp pháp. Do đó, vài năm trở lại đây các nước đều siết chặt quản lý biên giới và quản lý lao động nước ngoài (tiến hành với hàng trăm ngàn lao động bị coi là bất hợp pháp). Xu hướng này chủ yếu xuất phát từ tình trạng người thất nghiệp trong nước gia tăng, gây áp lực điều chỉnh chính sách. Tóm lại, xu hướng XKLĐ giữa các nước có dấu hiệu khó khăn hơn trong thời gian gần đây, tuy nhiên giá trị lao động đem lại được gia tăng vì NLĐ tiếp cận phân khúc cao của thị trường nhân lực. Kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách với Việt Nam Năm 2016, Việt Nam đã đưa khoảng 120.000 lao động ra nước ngoài làm việc, vượt 20% mục tiêu trung bình đề ra hàng năm. Tuy nhiên, các thị trường thu hút nhân lực chất lượng trung bình, lao động giản đơn của Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Về mặt pháp lý, hiện nay Việt Nam có Bộ luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự có nhiều điều khoản liên quan vấn đề XKLĐ. Đảng và Nhà nước ta cũng đề ra các chủ trương, chính sách về XKLĐ như Chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyên gia; Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999, Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ; các thông tư, văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện... Lĩnh vực XKLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, đó là tình trạng lao động chất lượng thấp, ngoại ngữ kém, thiếu kỷ luật làm việc và sinh hoạt, lao động bỏ trốn… Còn tình trạng các công ty môi giới lao động chỉ tập trung thu lợi nhuận mà chưa quan tâm đến đào tạo tiếng và nghề nghiệp một cách bài bản cho NLĐ. Trong khi đó, sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và NLĐ chưa chặt chẽ dẫn tới tình trạng khó khăn, bức xúc của NLĐ ở nước ngoài không được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Trong năm 2017, Việt Nam dự kiến thúc đẩy XKLĐ đạt 105.000 người. Cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài năm 2017 là rất lớn, đặc biệt là những người có chuyên môn cao, phù hợp thị trường tiềm năng, quan trọng trong thời gian tới là Nhật Bản. Từ dự báo tình hình nêu trên và những kinh nghiệm trong chính sách xuất – nhập khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á, để góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về XKLĐ Việt Nam, cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện về luật pháp, chính sách liên quan tới vấn đề XKLĐ. Một mặt, cần bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp như: Chính sách đầu tư mở rộng thị trường; Chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho NLĐ đi xuất khẩu; Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Việt Nam cũng cần đề cao, thực hiện nghiêm túc các điều luật quốc tế về lao động xuất khẩu; thực hiện các Tuyên bố của Tổ chức Lao động thế giới về “Nguyên tắc và các quyền ở nơi làm việc”, Công ước về đền bù cho NLĐ (khi bị tai nạn)…. Mặt khác, cần tham khảo các hệ thống luật pháp, chính sách về lĩnh vực này của những nước trong khu vực có nét tương đồng với nước ta, bao gồm Philippines, Malaysia, Indonesia. Các nước này sẽ điều chỉnh luật pháp, chính sách theo hướng tìm cách thúc đẩy XKLĐ đối với nhóm trong 100 triệu người nghèo ở nước này. Vừa qua, Chính phủ Malaysia cũng đưa ra quy định cấm giới chủ, NLĐ khấu trừ phí sinh hoạt, ăn ở của NLĐ nước ngoài, thay vào đó giới chủ, người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền này (khoảng 20% thu nhập của NLĐ). Việt Nam cần nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân tài của Malaysia để vừa giữ được lực lượng chất lượng cao trong nước, vừa thu hút được nhân tài vào Việt Nam. Thứ hai, về chiến lược phát triển ngành XKLĐ. Trong thời gian tới cần hoàn thiện và triển khai hiệu quả Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025”. Hiện nay, thị trường lao động có trình độ chuyên môn cao có thị phần nhỏ. Về lâu dài, sự đóng góp của NLĐ di cư có tay nghề thấp và tay nghề trung bình sẽ phải được lưu ý. Philippines đã có chiến lược giúp khoảng 1 triệu người dân XKLĐ mỗi năm, vượt xa con số 100.000 ngàn NLĐ Việt Nam/năm. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục củng cố thị trường lao động trình độ trung bình. Cơ quan chức năng cũng cần thúc đẩy ký kết các hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động với nhiều thị trường mới như Thái Lan... Nhà nước cũng cần tạo dựng và triển khai hiệu quả mô hình liên kết về XKLĐ nhằm giảm phiền hà và tốn kém cho NLĐ. Thông qua mô hình liên kết, doanh nghiệp đến với NLĐ có sự giám sát hỗ trợ của chính quyền địa phương. Mô hình này đang được triển khai tại Philippines. Theo đó, các doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyển lao động; doanh nghiệp công khai minh bạch với chính quyền địa phương và NLĐ về các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các khoản đóng góp của NLĐ, qua đó, giúp NLĐ giảm được các chi phí không cần thiết. Thứ ba, về giáo dục - đào tạo, các nước trong khu vực đã sớm xây dựng được hệ thống đào tạo nghề với chứng chỉ theo quy chuẩn của khu vực và quốc tế. Qua đó, NLĐ có cơ hội việc làm trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và các thị trường khó tính; nâng cao sức cạnh tranh giữa lao động trong nước với các nước thành viên ASEAN khác. Từ kinh nghiệm của các nước, Việt Nam cần sớm đổi mới cơ cấu giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, NLĐ không chỉ được trang bị về trình độ chuyên môn, kiến thức mà cả các hiểu biết về môi trường làm việc, văn hóa xã hội và hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận, để khi NLĐ di chuyển sang có thể hòa nhập ngay với xã hội và môi trường công việc. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cũng cần có những giải pháp để định hướng, giúp NLĐ nâng cao nhận thức và trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn lao động ngày càng cao của các thị trường quan trọng. Thứ tư, đối với doanh nghiệp tham gia hệ thống XKLĐ, các doanh nghiệp cần có các biện pháp tích cực để gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu phát triển XKLĐ chất lượng cao, phù hợp với tình hình và xu thế của thị trường, qua đó, góp phần giảm chi phí phát sinh ban đầu của ngươi lao động nhằm thu hút đông đảo NLĐ đi XKLĐ. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiến hành một số biện pháp khác như nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ và chuyên gia; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương các cấp, nhân dân và NLĐ trực tiếp được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tác XKLĐ. Chính quyền địa phương cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ NLĐ trong vay vốn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm các thủ tục cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Tài liệu tham khảo: 1. Kế hoạch phát triển lao động và việc làm giai đoạn 2017-2021 của Philippines; 2. Đại diện cơ quan Tổ chức Lao động quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; Báo cáo Nghiên cứu chính sách lao động nhập cư của Malaysia; 3. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Văn Dần, Lê Đăng Minh, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 05, tháng 11/2014; Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân và định hướng chủ yếu; 4. Vũ Thị Thanh Hà (năm 2016), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản”; 5. Emma R. Allen, Ngân hàng phát triển Châu Á, tháng 5/2016; Báo cáo “Phân tích xu hướng và thánh thức đối với thị trường lao động Indonesia”.
  4. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Xã Hội – Môi Trường: Sinh Tiểu Cát Năm 2017 có thế sẽ là năm nhất trí lớn giữa Đông và Tây về những giải pháp ổn đinh cụ thể về an sinh xã hội và môi trường, sẽ có những ký kết mở đường hoặc phát triển tiếp theo cho những giải pháp xã hội – môi trường của những năm vừa qua và những năm tiếp theo về tăng trưởng dân số, tăng trưởng thu nhập, những ký kết về tái tạo môi sinh, bảo vệ môi trường rừng cây, sông biển và nông nghiệp được tuyên phát hứa kết. Thị trường lao động ở các nước Đông Á, Đông Nam Á sẽ rất nhộn nhịp, thu hút lực lượng nhân công lao động từ cấp phổ thông đến chuyên môn cấp cao từ các nước đến hợp tác lao động, mặc dù tình hình kinh tế của các nước tại đây, tựu chung vẫn biến động.] và đây là thông tin tham khảo: Pháp cam kết trình LHQ một thỏa thuận quốc tế về môi trường TNMT26/06/2017 13:28 GMT+7Gốc Nhằm thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết sẽ đề xuất một dự thảo thỏa thuận quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường lên Liên hợp quốc vào tháng 9/2017. Nhà lãnh đạo đã đưa ra cam kết trên tại một sự kiện tổ chức tại trường Đại học Sorbone ở thủ đô Paris vào ngày 25/6. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị 'Thỏa thuận môi trường toàn cầu' ở thủ đô Paris ngày 24/6. (Nguồn: EPA/TTXVN) Phiên họp có sự tham dự của một số nhân vật uy tín trên trường quốc tế, trong đó có cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, cựu Thống đốc bang California (Mỹ) Arnold Schwarzenegger - đồng Chủ tịch sáng lập tổ chức R20 chuyên hỗ trợ các dự án phát triển kinh tế bền vững, ít xả thải ra môi trường - cùng với các quan chức cấp cao Pháp, các chuyên gia luật pháp và các nhà hoạt động môi trường đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Phát biểu tại đây, Tổng thống Macron đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một bước tiến mới sau Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu được gần 200 nước ký kết hồi năm 2015. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc thông qua dự thảo thỏa thuận trên sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian để các nước nhất trí. Nhà lãnh đạo Pháp cũng bày tỏ tin tưởng Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra trong hai ngày 7-8/7 tại thành phố lớn Hamburg (Đức), sẽ là một sự kiện then chốt để các nước có thể nhất trí về tiến trình thực thi đầy đủ Hiệp định Paris. Ông cũng hy vọng Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP 23, dự kiến tổ chức tại Bonn (Đức) vào tháng 11 tới, cũng sẽ là dịp để các nước vạch ra các nhiệm vụ sẽ được thực hiện ở cấp độ quốc tế về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Được hàng chục chuyên gia pháp lý quốc tế chấp bút, bản dự thảo thỏa thuận nhằm mục đích vạch ra một khung quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Văn kiện này, gồm 26 điều khoản, áp dụng lại một số nguyên tắc pháp lý lớn vốn đã được thông qua trong các tuyên bố quốc tế khác về vấn đề môi trường, như nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền," quyền được hưởng một môi trường trong sạch, quyền tiếp cận thông tin và nguyên tắc không rút lui. Một khi được thông qua, dự thảo này sẽ được dùng để bổ sung cho 2 hiệp định quốc tế đầu tiên đã được Liên hợp quốc phê chuẩn hồi năm 1996, trong đó có một thỏa thuận giải quyết các quyền dân sự và chính trị, và một văn kiện khác liên quan đến các quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa, bên cạnh luật môi trường quốc tế vốn đã được chia thành hàng chục thỏa thuận về các chủ đề khác nhau./. Theo TTXVN 29/08/2017 Lễ ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế với Hàn Quốc trong lĩnh vực ô nhiễm biển Ngày 28/8/2017, tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đã diễn ra buổi lễ ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế (HTQT) giữa Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) và Cục Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc (KCG). Quyền Tổng cục trưởng Phạm Ngọc Sơn chủ trì buổi lễ, tham dự lễ ký kết còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các cán bộ chuyên trách thực hiện dự án. Phía Hàn Quốc do Ông Kim Hyoeng Man - Cục trưởng Cục Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc làm trưởng đoàn và chủ trì. Toàn cảnh buổi lễ ký kết Phát biểu tại buổi lễ, Ông Phạm Ngọc Sơn cho biết, năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Và cũng năm 2008, Tổng cục và KCG đã ký kết Biên bản ghi nhớ đánh dấu bước khởi đầu trong sự hợp tác của hai bên. Có thể nói, KCG là một trong những đối tác đầu tiên và quan trọng của VASI. Chúng tôi mong muốn, với truyền thống lịch sử như vậy, hợp tác giữa KCG và VASI sẽ sâu sắc và hiệu quả hơn nữa, không chỉ dừng lại ở nội trao đổi đoàn công tác mà mở rộng hơn các nội dung chuyên môn. Quyền Tổng cục trưởng Phạm Ngọc Sơn chủ trì buổi lễ Kế từ sau chuyến thăm năm 2015, VASI và KCG đã trao đổi, bàn bạc và thống nhất gia hạn văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm biển. Qua quá trình trao đổi, hai bên đã đi đến thống nhất về văn bản thỏa thuận HTQT ngày hôm nay. Văn bản thỏa thuận đã được xây dựng đúng trình tự và thực hiện đầy đủ thủ tục xin phép theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc. Các nội dung của văn bản thỏa thuận bao gồm: 1. Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về giám sát, chuẩn bị và ứng phó với ô nhiễm dầu, hóa chất độc và các sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; 2. Trao đổi về phương pháp nhận dạng dầu, hóa chất độc trên biển; 3. Tăng cường năng lực và hiệu lực của các hệ thống ứng phó với ô nhiễm dầu, hóa chất độc và các sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; 4. Trao đổi kinh nghiệm liên quan đến các chính sách về khung pháp lý và Công ước quốc tế; 5. Trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các đoàn công tác, nhóm chuyên gia, các hội nghị, hội thảo trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; 6. Các nội dung khác, thuộc lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do hai bên cùng quyết định khi có nhu cầu hợp tác. Đoàn đại biểu Hàn Quốc do Ông Kim Hyoeng Man - Cục trưởng Cục Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc làm trưởng đoàn Về phía Hàn Quốc, Ông Kim Hyoeng Man cho rằng, quá trình phát triển kinh tế không thể tránh khỏi các hoạt động trên biển và có thể xảy ra các sự cố như tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển, 40 năm trước, Hàn Quốc đã thành lập các cơ quan về xử lý vấn đề này, xong chỉ là trên lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó, đã xảy ra một sự cố tràn dầu quy mô lớn, thiệt hại nhiều về kinh tế, Chính phủ đã đầu tư lớn cho việc này. Theo ông Kim Hyoeng Man, qua văn bản thỏa thuận này, Cục Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sẽ có cơ sở chia sẻ, phối hợp với Tổng cục Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong việc xử lý, khắc phục các sự cố tràn dầu, ô nhiễm trên biển cũng như việc hoạch định và xây dựng chính sách. VASI và KCG thực hiện ký kết văn bản thỏa thuận HTQT Cuối buổi lễ, Ông Phạm Ngọc Sơn cũng cho biết, các nội dung hai bên đã thỏa thuận đều là những nội dung thiết thực và căn cứ trên những nội dung này sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới sẽ hiệu quả hơn. Về phía VASI, Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển sẽ là đầu mối các nội dung triển khai hợp tác sau khi văn bản thỏa thuận được thông qua và ký kết giữa hai bên. Sau khi văn bản thỏa thuận được ký kết, chiều 28/9, VASI và KCG sẽ tiếp tục có buổi làm việc chi tiết hơn về các nội dung và kế hoạch triển khai thỏa thuận hợp tác giữa hai bên do Phó Tổng cục trưởng Vũ Sĩ Tuấn chủ trì. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, VASI và KCG sẽ có mối quan hệ hợp tác bền vững và hiệu quả trong lĩnh vực ứng phó với sự cố tràn dầu và ô nhiễm biển./. Thu Loan Ký kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017 – 2020 Cập nhật: 10:46 13-10-2017 (Thanhuytphcm.vn) - Ngày 12/10, Ủy ban MTTQ Quận 9 phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các tôn giáo trên địa bàn ký kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017 – 2020 (ảnh). Theo nội dung ký kết, có 6 nội dung phối hợp, trong đó có phát huy vai trò trách nhiệm của UBND, MTTQ, phòng TNMT quận trong hỗ trợ, tạo điều kiện các tôn giáo tham gia tuyên truyền, giáo dục ý thức tín đồ, phật tử và nhân dân trên địa bàn cùng tham gia bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Các đơn vị tham gia ký kết gồm: Ban Thường trực UBMTTQ quận, Phòng TN&MT quận; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận; Ban Đoàn kết Công giáo quận; Thánh đường Hồi giáo Phước Long A; Giáo xứ Giuse thợ Phước Long A; các Hội Thánh Tin lành: Hiệp Phú, Phước Bình, Nhơn Phú, Long Trường; Hội Thánh Cơ đốc Phục Lâm; Hội Thánh Paptit Việt Nam. Tin, ảnh Lâm Đức Nhiều
  5. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Dịch Bệnh: Tử Tốc Hỷ Đề phòng những bệnh và dịch bệnh liên quan đến thần kinh và tả lỵ, tiêu chảy, những dịch bệnh bùng phát nhanh có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cao nhưng cũng dễ bị ngăn chăn kịp thời trước hay triệt hạ trước. Có thể sẽ có những đợt lạnh khô hanh đột ngột do tình trạng biến đổi khí hậu trong 06 tháng đầu năm, ở sáu tháng cuối năm có thể sẽ có những đợt nắng nóng ray rứt đột ngột ở nhiệt độ cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trên thế giới.] và đây là thông tin kiểm chứng: Khuyến cáo phòng bệnh Tiêu chảy cấp ngày Tết27/01/2017 Bữa ăn trong dịp Tết cổ truyền có thể tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe nếu người dân không chú ý đến vệ sinh, phòng chống dịch. Một trong những căn bệnh cần đặc biệt cẩn trọng là tiêu chảy cấp, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta hiểu biết đúng và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình. Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. Nguyên nhân có thể là vi rút hoặc vi khuẩn như vi khuẩn E. Coli hoặc do phẩy khuẩn Tả gây ra, nguy hiểm nhất là bệnh do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả). Để chủ động phòng chống tiêu chảy cấp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng: 1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. 2. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm. 3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 4. Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng. 5. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Bến Tre: Dịch tiêu chảy tái diễn tại mái ấm Đức Quang, 21 trẻ phát bệnh, 1 trẻ tử vong November 7, 2017 adminhn 0 Comments Dịch tiêu chảy tái phát khiến 21 trẻ tại mái ấm nuôi dưỡng bé Phạm Đức Lộc phải nhập viện. Trong đó, có một trường trường hợp nhiễm trùng quá nặng đã tử vong. Thông tin này được mái ấm Đức Quang, chùa Vạn Đức (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết trong ngày 6/11, khi dịch tiêu chảy tại đây đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Cụ thể vào 2/11, một số trẻ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, đi phân lỏng và bắt đầu lây lan dần. Sau đó, có tổng cộng 21 em mắc bệnh, được nhà chùa chuyển đến bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (TP Bến Tre) điều trị. Dịch tiêu chảy bùng phát trở lại tại mái ấm Đức Quang, chùa Vạn Đức (Bến Tre). Tuy nhiên đến ngày 3/11, vì bị nhiễm trùng quá nặng, bé Phạm Công Kiệm đã tử vong. Sau gần 4 ngày điều trị, 10 trẻ cải thiện tình trạng, được cho xuất viện về lại mái ấm. Các bệnh nhi còn lại vẫn đang được theo dõi tại BV. Trong đó, 2 bệnh nhi Phạm Công Liêm và Phạm Công Chí vẫn trong tình trạng rất nguy kịch. Hiện vẫn còn 10 trẻ đang được điều trị tại BV đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. Trước tình hình này, đại diện nhà chùa và mái ấm đã phát lên thông báo về việc tạm hạn chế cho các mạnh thường quân vào thăm trẻ theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng huyện cùng trạm y tế xã Tam Hiệp cũng đã vào cuộc, phối hợp với ban quản ly Mái ấm Đức Quang để đề ra phương án điều trị và phòng ngừa dịch lây lan. Mái ấm Đức Quang đang cưu mang cho hơn 100 trẻ có hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi, bị bỏ rơi. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, mái ấm tạm thời hạn chế các mạnh thường quân đến thăm trẻ. Sau khi tiến hành kiểm tra, khảo sát tại đây, cơ quan chức năng nhận định có dịch tiêu chảy nhiễm trùng, sốt phát ban và viêm phổi. Ngoài ra, cơ sở y tế cũng nghi có sự xuất hiện của dịch tay chân miệng. Được biết, Mái ấm Đức Quang nằm ở cù lao Cồn Tàu heo hút, hiện đang phải cưu mang hơn 100 trẻ bất hạnh, trong đó có 57 em dưới 5 tuổi. Từ ngày 7-13/10, nơi đây xuất hiện ổ dịch tiêu chảy khiến 17 trẻ phát bệnh, 1 trẻ tử vong. Sau một thời gian điều trị và cải thiện tình hình, đến nay dịch bệnh bất ngờ trở lại. Nguồn: Afamily.vn
  6. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Dịch Bệnh: Tử Tốc Hỷ Đề phòng những bệnh và dịch bệnh liên quan đến thần kinh và tả lỵ, tiêu chảy, những dịch bệnh bùng phát nhanh có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cao nhưng cũng dễ bị ngăn chăn kịp thời trước hay triệt hạ trước. Có thể sẽ có những đợt lạnh khô hanh đột ngột do tình trạng biến đổi khí hậu trong 06 tháng đầu năm, ở sáu tháng cuối năm có thể sẽ có những đợt nắng nóng ray rứt đột ngột ở nhiệt độ cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trên thế giới.] và đây là thông tin kiểm chứng: Yemen ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch tả Thứ Hai, 15/05/2017, 07:50:40 Font Size: | Print Người bệnh nhiễm dịch tả được điều trị trong một bệnh viện tại TP Hodeidah, Yemen, ngày 14-5. (Ảnh: Reuters) NDĐT - Ngày 14-5, các nhà chức trách tại thủ đô Sanaa của Yemen, khu vực do phong trào vũ trang Houthi kiểm soát, đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi dịch tả bùng phát, khiến hàng chục người thiệt mạng. Hãng thông tấn nhà nước (Saba) cho biết, Bộ Y tế Yemen kêu gọi các tổ chức nhân đạo và tấm lòng thiện nguyện giúp đỡ giải quyết bệnh dịch và đẩy lùi “một thảm họa chưa từng có”. Hệ thống y tế của Yemen vốn đã xuống cấp nghiêm trọng trong hơn hai năm xảy ra chiến tranh, do đó không thể đối mặt với đợt bùng phát này. Liên hợp quốc cho biết, chỉ có một vài cơ sở y tế tại Yemen vẫn đang hoạt động và 2/3 dân số không thể tiếp cận nước uống an toàn. Dù dịch bệnh đã giảm từ cuối năm 2016, nhưng các đợt bùng phát dịch tả đang trở nên thường xuyên hơn. Các dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, sau tỉnh lân cận Amanat al-Semah, thủ đô Sanaa liên tục hứng chịu các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Kể từ ngày 27-4, dịch tiêu chảy đã cướp đi tính mạng 51 người và hơn 2.700 người đang bị nghi nhiễm bệnh. WHO cho biết, 7,6 triệu người đang sống trong các khu vực có nguy cơ lây truyền dịch tả cao. Trong khi đó, Liên hợp quốc ước tính, tại Yemen, khoảng 17 triệu người trong tổng số 26 triệu dân bị thiếu lương thực và ít nhất ba triệu trẻ em suy dinh dưỡng đang trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng. Hiện, Yemen đang chao đảo trong cuộc xung đột giữa phiến quân Houthi và liên quân do A-rập Xê-út đứng đầu. Kể từ khi giao tranh bùng phát tại nước này, hơn 10 nghìn người đã thiệt mạng, chủ yếu là do các cuộc không kích diễn ra gần như hằng ngày. H.H Theo: Reuters
  7. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Tình hình chung của thế giới: Năm 2017 có thể là năm sẽ có nhiều biến động về thiên tai và nhân sự trên thế giới. Các cuộc giao thương ngoại giao trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, khoa học kỹ thuật… sẽ diễn ra rất nhiệt liệt, mở ra một giai đoạn hòa nhập, kết nối với phương diện toàn cầu, nhưng đều không thể đi đến một sự nhất quán chung hoặc được tiếp thu một cách nhiệt tình rốt ráo. Sự biến động giữa phương tây và phương Đông chủ yếu trên phương diện tài chánh và những định hướng về giáo dục đào tạo nhân sự trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi toàn cầu.] Và đây là thông tin tham khảo: Năm 2017 các thảm họa toàn cầu gây thiệt hại khoảng 306 tỉ USD 21/12/2017 12:29 GMT+7 TTO - Các thảm họa thiên tai và nhân tai toàn cầu trong năm 2017 đã gây tổn thất kinh tế khoảng 306 tỉ USD theo ước tính của hãng bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sĩ). Biến đổi khí hậu làm thiên tai tăng gấp rưỡi Thế giới tốn 300 tỉ USD/năm do thiên tai Nhật Bản sản xuất robot cứu hộ trong thảm họa thiên tai Bão Irma quét qua các đảo ở phía bắc Caribe - Ảnh: REUTERS Theo đài BBC, số liệu này cho thấy mức tổn thất tài chính vì thiên tai đã tăng 63% so với năm ngoái (năm 2016 tổng thiệt hại kinh tế toàn cầu vì thảm họa ước tính là 188 tỉ USD), và cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thập kỷ qua. Năm qua châu Mỹ là nơi gánh chịu nhiều thiên tai nặng nề nhất với các cơn bão đổ vào vùng Caribe và miền nam nước Mỹ, các trận động đất ở Mexico và cháy rừng ở California. Một điều đáng mừng là bất kể mức gia tăng của tổn thất tài chính sau các thảm họa, số người chết trong các thiên tai này đã không tăng thêm. Cụ thể, công ty Swiss Re cho biết năm 2017 có khoảng hơn 11.000 người thiệt mạng hoặc mất tích trong các thảm họa, con số này tương đương với tổn thất về người năm 2016. Báo cáo nghiên cứu của Swiss Re nhận thấy những tài sản thiệt hại được bảo hiểm trong năm 2017 lên tới 136 tỉ USD, nhiều hơn gấp đôi so với tổng chỉ trả năm ngoái và đang cao thứ 3 trong tổng mức chi trả bảo hiểm trước nay. Chỉ riêng ba cơn bão lớn Harvey, Irma và Maria đã gây tổn thất khoảng 93 tỉ USD. Theo đó năm 2017 là năm mưa bão gây tổn thất kinh tế nặng nề lớn thứ hai với Mỹ sau những thiệt hại kỷ lục từng xảy ra năm 2015. Ông Martin Bertogg, người phụ trách các vấn đề liên quan tới tai ương thảm họa của công ty bảo hiểm Swiss Re, nhận xét: "Trong những năm gần đây, mức độ tổn thất bảo hiểm thường niên vì các thảm họa đã vượt quá mốc 100 triệu USD vài lần" Dù vậy theo Martin Bertogg, ngành bảo hiểm thế giới đã chứng tỏ họ có thể giải quyết rất tốt với mức thiệt hại rất lớn này. Và cũng theo chuyên gia này, nếu quy mô bảo hiểm được mở rộng, nhiều cá nhân và doanh nghiệp sẽ được bảo vệ tốt hơn trước nguy cơ của các thảm họa thiên tai hoặc nhân tai.
  8. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Chính Trị: Hưu Xích Khẩu Những hình thức đối thoại giao lưu một cách gián tiếp hoặc những động thái vận động hàng lang giữa đông và tây về vấn đề biện giới, khu vực hay lãnh thổ, an ninh thế giới... sẽ diễn ra một cách xông xáo nhiệt liệt nhưng đều không đưa đến những tuyên bố nhất trí chung hay thỏa thuận chung, tuy vậy vẫn tạo tiền đề khả quan đáng chú ý cho những cuộc tiếp xúc bên lề hoặc về sau. Các nước quanh Địa trung Hải, Bắc Bắc Phi, Nam Châu Âu, qua phương Tây đến Nam Hoa Kỳ, Các nước chung quanh vịnh Caribe, Bắc của Nam Mỹ sẽ có những động thái mới cho phù hợp về mặt địa chính trị trong xu thế toàn cầu hóa và đa phương hóa.] xin xem thông tin: Dân trí › Thế giới › Thứ Ba, 07/02/2017 - 22:00 Giải mật xung đột Ukraine: Tâm điểm cuộc đấu địa-chính trị Nga-Mỹ Chia sẻ Đạo diễn lừng danh của Mỹ Oliver Stone vừa kêu gọi chính quyền Donald Trump giải mật cuộc xung đột Ukraine-địa điểm bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh mới. >> Quân đội Ukraine dồn tên lửa đạn đạo cho trận chiến cuối >> Ukraine muốn trưng cầu dân ý về việc gia nhập NATO Ukraine hiện như con tàu đắm do những bất ổn hậu đảo chính tháng 2/2014 Đạo diễn Mỹ kêu gọi giải mật xung đột Ukraine Đạo diễn lừng danh của Mỹ Oliver Stone cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tiết lộ cho công luận tài liệu mật về cuộc xung đột Ukraine. Ông tuyên bố điều này trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Voscresnoe vremya" (Thời gian Chủ nhật) trên kênh 1. Theo nhận xét của đạo diễn, với sự bưng bít của giới truyền thông, chịu sự chi phối của giới chức lãnh đạo chính quyền, có rất ít thông tin đúng đắn được công bố, người dân Mỹ và các nước phương Tây khác không biết đến tình hình thực tế đã diễn ra ở Ukraine như thế nào. "Nếu tôi là Tổng thống Trump, tôi sẽ giải mật tất cả mọi thông tin về Ukraine cũng như về Syria, nhưng trước tiên là về Ukraine, bởi vì chính từ đó đã khởi đầu cuộc Chiến tranh Lạnh mới" - ông Oliver Stone nói. Stone cũng gọi việc các cơ quan và giới chức lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu đưa ra những cáo buộc rằng nước Nga "chiếm Crimea, hiện diện quân sự ở Donbass, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và thậm chí đang chuẩn bị xâm lược châu Âu" là “những câu chuyện cổ tích”. Đạo diễn dự đoán rằng, đứng đằng sau tất cả những sự kiện quan trọng trong thời hiện đại là Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine. Theo ông, việc gây bạo loạn ở Ukraine, lập nên chính phủ chống Nga là mục tiêu của họ ngay từ đầu của Chiến tranh Lạnh. Stone khẳng định có bằng chứng mạnh mẽ rằng Washington cần một cái cớ giả tạo để bắt đầu các cuộc chiến tranh. Theo vị đạo diễn này, Mỹ cần kẻ thù để tiếp tục tồn tại, giới lãnh đạo Mỹ cần kẻ thù để tiếp tục rót hàng tỷ USD cho giới công nghiệp quốc phòng. "Điều đó thật điên rồ. Mỹ cần tạo ra nỗi sợ hãi, cần kẻ thù và không chỉ một kẻ thù. Tôi nghĩ rằng sức mạnh của Mỹ dựa vào những kẻ thù, vì chúng mang lại tiền bạc" - vị đạo diễn Mỹ kết lại lời kêu gọi tân Tổng thống Donald Trump giải mật tài liệu về xung đột Ukraine. Ukraine: Con tốt trong bàn cờ thế bao vây Nga Theo tác giả John J. Mearsheimer, Mỹ và các đồng minh phương Tây phải chịu hầu hết trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng chính trị đã xé nát đất nước Ukraine, đầu tiên là việc bán đảo Crime ly khai và sáp nhập vào Nga, sau này có thể là cả khu vực Donbass. Gốc rễ của vấn đề nằm ở sự mở rộng của NATO về hướng đông, nhân tố trung tâm của một chiến lược lớn hơn là bao vây, kiềm chế Nga. Do đó, phương Tây đã chống lưng cho lực lượng đối lập ở Ukraine, nhằm đưa nước này thoát khỏi quỹ đạo kiểm soát của Nga, gia nhập Liên minh châu Âu và khối NATO. Hàng tỷ USD từ các nguồn mờ ám như Quỹ đầu tư của tỷ phú Soros đã được chi cho phe đối lập Ukraine thực hiện Cách mạng Cam, bắt đầu từ năm 2004, đưa ông Yushchenko lên làm Tổng thống. Tuy nhiên, thời gian sau đó, Ukraine vẫn chưa dứt ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga, dẫn đến việc ông Yanukovych trở lại cầm quyền vào tháng 2/2010. Thế nhưng phương Tây vẫn tiếp tục chiến lược lôi kéo Ukraine ngả sang phương Tây bằng cách lợi dụng triệt để mâu thuẫn giữa Chính phủ của Tổng thống Yanukovych và phe đối lập trong nhiều vấn đề xã hội của Ukraine, chủ động gây hỗn loạn trong nước. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đảo chính trên quảng trường Maidan tháng 2/2014 là việc vào cuối năm 2013, Chính phủ Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU (Ukraine-European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga với khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD, cũng như cam kết quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Việc Yanukovych ngừng tiến trình hội nhập của nước này với EU và có thể đàm phán gia nhập Liên minh Á-Âu do Nga đứng đầu đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình và lên đến đỉnh điểm hồi tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm 2014, khi các cuộc đàm phán giữa ông Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Đến giữa tháng 2/2014, Ukraine trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến với các cuộc xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới sự đổ máu đầy mờ ám đối với cả 2 bên. Chỉ riêng ngày 18/2, đã có 28 người biểu tình cùng với 7 cảnh sát và một dân thường đứng ngoài xem bị thiệt mạng và 335 người bị thương. Tổng cộng có ít nhất 77 người bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21/2 trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev. Trước uy thế của cuộc biểu tình đầy kích động và sức mạnh của lực lượng “Tự vệ Maidan”, ông Yanukovych đã bỏ chạy khỏi Ukraine sang Nga và sau đó bị quốc hội Ukraine, với đa số đối lập bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22/2 với 328 trên 340 phiếu thuận. Nga không thể khoanh tay đứng nhìn "thòng lọng siết vào cổ" Cuộc đối đầu giữa các phe phái tại Ukraine còn là cuộc đối đầu Nga-phương Tây. Hành động của Mỹ tại Ukraine là một phần trong những bước đi nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Nga, thay đổi trật tự hậu chiến tranh Lạnh do Liên Xô - Mỹ hình thành từ cuối những năm 1980. Trong những năm vừa qua, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã dần trở nên gay gắt và xung khắc, bắt đầu từ khi NATO lôi kéo các quốc gia Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ xung quanh Nga, khiến Moscow cảm giác bất bình, thất vọng và các kì vọng tan vỡ. Quá khứ và tình hình hiện tại khiến người Nga dễ dàng kết luận rằng phương Tây có thái độ thù địch với Nga. Điện Kremlin nghĩ rằng, Hoa Kỳ về cơ bản đã không giữ lời hứa về các vấn đề chủ chốt trong dàn xếp với nước Nga hậu Xô-viết, xâm phạm lợi ích quốc gia và an ninh của Nga. Ba vấn đề khiến Nga nổi giận là “hai thập kỷ NATO kết nạp các nước thành viên khối Hiệp ước Warsaw cũ và các nước Liên Xô cũ”; “việc Mỹ chấm dứt Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) và nhăm nhe triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu” và “Mỹ nỗ lực để dựng các tuyến đường ống dẫn dầu từ biển Caspian đi vòng qua Nga”. Những động thái này của Mỹ đã khoét sâu và làm trầm trọng thêm tâm lý bất mãn sâu sắc của Nga, Moscow coi đây là một chiến lược nham hiểm nhằm mục đích bao vây, kiềm chế sự lớn mạnh của Nga, đồng thời hạ thấp địa vị và tầm ảnh hưởng của nước này ở trong và ngoài khu vực. Kể từ giữa thập niên 1990, giới lãnh đạo Nga đã phản đối mạnh mẽ sự mở rộng của NATO, và trong những năm gần đây họ cũng nêu rõ quan điểm rằng Nga sẽ không đứng nhìn các quốc gia láng giềng có tầm quan trọng chiến lược bị biến thành thành trì của phương Tây. Thực tế cho thấy, viễn cảnh mà Gruzia và Ukraine cũng có thể gia nhập Liên minh châu Âu và khối NATO để hoàn tất cái "thòng lọng siết vào cổ" mình đã khiến Nga nổi giận và đưa ra phản ứng đáp trả mạnh mẽ, mà đầu tiên là “Cuộc chiến tranh 5 ngày” với Gruzia năm 2008. Và đến lượt Ukraine, cuộc đảo chính của các phe phái đối lập được Mỹ hậu thuẫn trên Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, lật đổ chính quyền Yanukovych, dựng chính quyền thân phương Tây ở Kiev hồi tháng 2/2014 là giọt nước làm suy kiệt sự kiên nhẫn của Nga. Ukraine là “đất nước anh em” của Nga, có mối quan hệ đặc biệt mang tính lịch sử, có vị trí chiến lược đối với an ninh quốc gia của Nga. Do đó, Moscow coi việc Mỹ can thiệp vào Ukraine, phế truất chính quyền thân Nga, dựng lên chính quyền phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Viễn cảnh vũ khí NATO được đưa đến Donbass và Hạm đội Biển Đen bị "đuổi" khỏi Crimea để nhường chỗ cho Hạm đội Mỹ đã buộc Putin phải ra tay hành động, sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của Nga tháng 3/2014 và... cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine bùng phát. Theo Thiên Nam Đất Việt Vụ Catalonia đòi ly khai: Quyền tự quyết không đồng nghĩa với độc lập Chủ nhật, 14:44, 29/10/2017 VOV.VN - Khủng hoảng leo thang ở vùng Catalonia (Tây Ban Nha) đang làm sống lại một trong những tranh luận về quyền tự quyết dân tộc trong quan hệ quốc tế. Những gì thế giới đang chứng kiến ở Catalonia là một minh hoạ điển hình của quá trình mà một quốc gia có thể thống nhất và tan rã ra sao. Trong nội tại của quá trình đó, luôn tồn tại hai vế song song của một câu hỏi: các dân tộc đều có quyền tự quyết, nhưng một quốc gia vốn được cấu thành từ nhiều dân tộc khác nhau, cũng luôn có một nhu cầu chính đáng được duy trì một sự thống nhất và toàn vẹn về chủ quyền và lãnh thổ? Và như vậy, thì đâu là điểm để có thể hoà giải? Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy (trái) và cựu Thủ hiến Catalonia Puigdemont. Ảnh: Vozpopuli. Trật tự quan hệ quốc tế hiện nay được dựng lên sau những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại trong thế kỷ 20. Một thế kỷ trước, sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn đến sự tan rã của các nhà nước thành bang đồ sộ ở châu Âu như đế quốc Áo-Hung hay đế chế Ottoman, nhiều nhà nước nhỏ ra đời, kéo theo đó là đòi hỏi về quyền tự quyết của các dân tộc. Điều tương tự cũng đến sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và sau làn sóng đánh đổ thực dân để giành độc lập của các nước thuộc địa trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Quyền của mỗi dân tộc được tự quyết định vận mệnh của mình đã được thể chế hoá thành một trong những quyền căn bản và tối cao mà dân tộc đó được hưởng. Chương đầu tiên của Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 trân trọng ghi nhận quyền đó. Nhưng rồi, cũng chính Liên Hợp Quốc, tổ chức trụ cột cho trật tự quan hệ quốc tế hiện nay, không khi nào ngừng nhắc lại một trong những nguyên tắc khai sinh khác của công pháp quốc tế, là quyền của mỗi quốc gia được bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Nghị quyết số 1514 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua năm 1960, dưới tên gọi “Tuyên bố về việc trao trả độc lập cho các quốc gia và các dân tộc thuộc địa” nêu rõ: mọi dân tộc đều được tự do quyết định thể chế chính trị, đường lối phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”, nhưng đồng thời nhấn mạnh, trong điểm 6 của chính Tuyên bố này, rằng “mọi ý định tiến tới huỷ hoại một phần hoặc toàn bộ sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia sẽ không phù hợp với tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Gần nửa thế kỷ sau, đến năm 2007, Liên Hợp Quốc đã nhắc lại điều này trong “Tuyên bố về quyền của các dân tộc bản địa”, rằng quyền tự quyết không đồng nghĩa với quyền ly khai, trừ trường hợp dân tộc đó là nạn nhân của một sự đàn áp tàn bạo. Những gì đang diễn ra ở Catalonia hoàn toàn không đủ yếu tố để biện minh cho một cuộc phiêu lưu ly khai. Người dân Catalonia là công dân đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của đất nước Tây Ban Nha. Ở đó không có sự phân biệt về chủng tộc, hình dáng, màu da và hoàn toàn không có sự đàn áp bạo lực. Những bất hoà giữa một chính quyền tự trị với chính quyền trung ương, mà cốt lõi xoay quanh câu chuyện quyền lực sử dụng thuế, không phải là lí do đủ lớn để đe doạ sự toàn vẹn và chủ quyền của một quốc gia thống nhất và pháp quyền như Tây Ban Nha. Đó là chưa kể, bản thân nội hàm “dân tộc Catalonia” cụ thể ra sao cũng đã là một tranh cãi không nhỏ về lịch sử và về tiến trình thực thi chủ quyền trong lịch sử của vùng đất này. Tây Ban Nha hoan nghênh cựu Thủ hiến Catalonia tham gia bầu cử VOV.VN -Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố hoan nghênh cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont tham gia vào cuộc bầu cử khu vực sẽ tổ chức vào tháng 12 tới. Cuộc khủng hoảng Catalonia giờ đây đang tiến triển theo chiều hướng nguy hiểm. Quyền dân tộc tự quyết dường như đang bị cố tình sử dụng một cách phi lý trí, bởi những chính trị gia theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang muốn biến mình thành các nạn nhân “tử vì đạo” cho độc lập của Catalonia. Điều này cần nhanh chóng chấm dứt, trước khi các hậu quả không thể cứu vãn xảy ra, dù trên thực tế thì hai bên đều đã bước qua điểm không thể quay đầu trở lại. Cột mốc quan trọng bây giờ là ngày 21/12/2017, thời điểm mà chính phủ Tây Ban Nha ấn định để tổ chức một cuộc bầu cử vùng trước thời hạn. Đó là một sự kiện cần thiết, với tính chính danh rõ ràng và đầy đủ, để toàn bộ người dân Catalonia, thông qua lá phiếu của mình, quyết định tương lai tiếp theo mà họ muốn hướng đến. Cuộc bỏ phiếu đó đáng chờ đợi và đáng được tôn trọng hơn nhiều cách thức mà các lãnh đạo ly khai Catalonia đã và đang hành xử trong nhiều tuần qua, với một cuộc trưng cầu ý dân vi hiến, không có đến quá bán (chỉ 43%) cử tri đi bầu, không có giám sát quốc tế và một tuyên bố độc lập vội vã trong Nghị viện Catalonia chiều 27/10, dù bị gần một nửa số Nghị sĩ tẩy chay và chính Uỷ ban pháp luật của Nghị viện đó coi là bất hợp pháp./. Thùy Vân/VOV1
  9. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Chính Trị: Hưu Xích Khẩu Những hình thức đối thoại giao lưu một cách gián tiếp hoặc những động thái vận động hàng lang giữa đông và tây về vấn đề biện giới, khu vực hay lãnh thổ, an ninh thế giới... sẽ diễn ra một cách xông xáo nhiệt liệt nhưng đều không đưa đến những tuyên bố nhất trí chung hay thỏa thuận chung, tuy vậy vẫn tạo tiền đề khả quan đáng chú ý cho những cuộc tiếp xúc bên lề hoặc về sau. Các nước quanh Địa trung Hải, Bắc Bắc Phi, Nam Châu Âu, qua phương Tây đến Nam Hoa Kỳ, Các nước chung quanh vịnh Caribe, Bắc của Nam Mỹ sẽ có những động thái mới cho phù hợp về mặt địa chính trị trong xu thế toàn cầu hóa và đa phương hóa.] xin xem thông tin: Dân trí › Thế giới › Thứ Ba, 07/02/2017 - 22:00 Giải mật xung đột Ukraine: Tâm điểm cuộc đấu địa-chính trị Nga-Mỹ Chia sẻ Đạo diễn lừng danh của Mỹ Oliver Stone vừa kêu gọi chính quyền Donald Trump giải mật cuộc xung đột Ukraine-địa điểm bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh mới. >> Quân đội Ukraine dồn tên lửa đạn đạo cho trận chiến cuối >> Ukraine muốn trưng cầu dân ý về việc gia nhập NATO Ukraine hiện như con tàu đắm do những bất ổn hậu đảo chính tháng 2/2014 Đạo diễn Mỹ kêu gọi giải mật xung đột Ukraine Đạo diễn lừng danh của Mỹ Oliver Stone cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tiết lộ cho công luận tài liệu mật về cuộc xung đột Ukraine. Ông tuyên bố điều này trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Voscresnoe vremya" (Thời gian Chủ nhật) trên kênh 1. Theo nhận xét của đạo diễn, với sự bưng bít của giới truyền thông, chịu sự chi phối của giới chức lãnh đạo chính quyền, có rất ít thông tin đúng đắn được công bố, người dân Mỹ và các nước phương Tây khác không biết đến tình hình thực tế đã diễn ra ở Ukraine như thế nào. "Nếu tôi là Tổng thống Trump, tôi sẽ giải mật tất cả mọi thông tin về Ukraine cũng như về Syria, nhưng trước tiên là về Ukraine, bởi vì chính từ đó đã khởi đầu cuộc Chiến tranh Lạnh mới" - ông Oliver Stone nói. Stone cũng gọi việc các cơ quan và giới chức lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu đưa ra những cáo buộc rằng nước Nga "chiếm Crimea, hiện diện quân sự ở Donbass, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và thậm chí đang chuẩn bị xâm lược châu Âu" là “những câu chuyện cổ tích”. Đạo diễn dự đoán rằng, đứng đằng sau tất cả những sự kiện quan trọng trong thời hiện đại là Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine. Theo ông, việc gây bạo loạn ở Ukraine, lập nên chính phủ chống Nga là mục tiêu của họ ngay từ đầu của Chiến tranh Lạnh. Stone khẳng định có bằng chứng mạnh mẽ rằng Washington cần một cái cớ giả tạo để bắt đầu các cuộc chiến tranh. Theo vị đạo diễn này, Mỹ cần kẻ thù để tiếp tục tồn tại, giới lãnh đạo Mỹ cần kẻ thù để tiếp tục rót hàng tỷ USD cho giới công nghiệp quốc phòng. "Điều đó thật điên rồ. Mỹ cần tạo ra nỗi sợ hãi, cần kẻ thù và không chỉ một kẻ thù. Tôi nghĩ rằng sức mạnh của Mỹ dựa vào những kẻ thù, vì chúng mang lại tiền bạc" - vị đạo diễn Mỹ kết lại lời kêu gọi tân Tổng thống Donald Trump giải mật tài liệu về xung đột Ukraine. Ukraine: Con tốt trong bàn cờ thế bao vây Nga Theo tác giả John J. Mearsheimer, Mỹ và các đồng minh phương Tây phải chịu hầu hết trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng chính trị đã xé nát đất nước Ukraine, đầu tiên là việc bán đảo Crime ly khai và sáp nhập vào Nga, sau này có thể là cả khu vực Donbass. Gốc rễ của vấn đề nằm ở sự mở rộng của NATO về hướng đông, nhân tố trung tâm của một chiến lược lớn hơn là bao vây, kiềm chế Nga. Do đó, phương Tây đã chống lưng cho lực lượng đối lập ở Ukraine, nhằm đưa nước này thoát khỏi quỹ đạo kiểm soát của Nga, gia nhập Liên minh châu Âu và khối NATO. Hàng tỷ USD từ các nguồn mờ ám như Quỹ đầu tư của tỷ phú Soros đã được chi cho phe đối lập Ukraine thực hiện Cách mạng Cam, bắt đầu từ năm 2004, đưa ông Yushchenko lên làm Tổng thống. Tuy nhiên, thời gian sau đó, Ukraine vẫn chưa dứt ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga, dẫn đến việc ông Yanukovych trở lại cầm quyền vào tháng 2/2010. Thế nhưng phương Tây vẫn tiếp tục chiến lược lôi kéo Ukraine ngả sang phương Tây bằng cách lợi dụng triệt để mâu thuẫn giữa Chính phủ của Tổng thống Yanukovych và phe đối lập trong nhiều vấn đề xã hội của Ukraine, chủ động gây hỗn loạn trong nước. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đảo chính trên quảng trường Maidan tháng 2/2014 là việc vào cuối năm 2013, Chính phủ Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU (Ukraine-European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga với khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD, cũng như cam kết quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Việc Yanukovych ngừng tiến trình hội nhập của nước này với EU và có thể đàm phán gia nhập Liên minh Á-Âu do Nga đứng đầu đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình và lên đến đỉnh điểm hồi tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm 2014, khi các cuộc đàm phán giữa ông Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Đến giữa tháng 2/2014, Ukraine trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến với các cuộc xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới sự đổ máu đầy mờ ám đối với cả 2 bên. Chỉ riêng ngày 18/2, đã có 28 người biểu tình cùng với 7 cảnh sát và một dân thường đứng ngoài xem bị thiệt mạng và 335 người bị thương. Tổng cộng có ít nhất 77 người bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21/2 trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev. Trước uy thế của cuộc biểu tình đầy kích động và sức mạnh của lực lượng “Tự vệ Maidan”, ông Yanukovych đã bỏ chạy khỏi Ukraine sang Nga và sau đó bị quốc hội Ukraine, với đa số đối lập bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22/2 với 328 trên 340 phiếu thuận. Nga không thể khoanh tay đứng nhìn "thòng lọng siết vào cổ" Cuộc đối đầu giữa các phe phái tại Ukraine còn là cuộc đối đầu Nga-phương Tây. Hành động của Mỹ tại Ukraine là một phần trong những bước đi nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Nga, thay đổi trật tự hậu chiến tranh Lạnh do Liên Xô - Mỹ hình thành từ cuối những năm 1980. Trong những năm vừa qua, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã dần trở nên gay gắt và xung khắc, bắt đầu từ khi NATO lôi kéo các quốc gia Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ xung quanh Nga, khiến Moscow cảm giác bất bình, thất vọng và các kì vọng tan vỡ. Quá khứ và tình hình hiện tại khiến người Nga dễ dàng kết luận rằng phương Tây có thái độ thù địch với Nga. Điện Kremlin nghĩ rằng, Hoa Kỳ về cơ bản đã không giữ lời hứa về các vấn đề chủ chốt trong dàn xếp với nước Nga hậu Xô-viết, xâm phạm lợi ích quốc gia và an ninh của Nga. Ba vấn đề khiến Nga nổi giận là “hai thập kỷ NATO kết nạp các nước thành viên khối Hiệp ước Warsaw cũ và các nước Liên Xô cũ”; “việc Mỹ chấm dứt Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) và nhăm nhe triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu” và “Mỹ nỗ lực để dựng các tuyến đường ống dẫn dầu từ biển Caspian đi vòng qua Nga”. Những động thái này của Mỹ đã khoét sâu và làm trầm trọng thêm tâm lý bất mãn sâu sắc của Nga, Moscow coi đây là một chiến lược nham hiểm nhằm mục đích bao vây, kiềm chế sự lớn mạnh của Nga, đồng thời hạ thấp địa vị và tầm ảnh hưởng của nước này ở trong và ngoài khu vực. Kể từ giữa thập niên 1990, giới lãnh đạo Nga đã phản đối mạnh mẽ sự mở rộng của NATO, và trong những năm gần đây họ cũng nêu rõ quan điểm rằng Nga sẽ không đứng nhìn các quốc gia láng giềng có tầm quan trọng chiến lược bị biến thành thành trì của phương Tây. Thực tế cho thấy, viễn cảnh mà Gruzia và Ukraine cũng có thể gia nhập Liên minh châu Âu và khối NATO để hoàn tất cái "thòng lọng siết vào cổ" mình đã khiến Nga nổi giận và đưa ra phản ứng đáp trả mạnh mẽ, mà đầu tiên là “Cuộc chiến tranh 5 ngày” với Gruzia năm 2008. Và đến lượt Ukraine, cuộc đảo chính của các phe phái đối lập được Mỹ hậu thuẫn trên Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, lật đổ chính quyền Yanukovych, dựng chính quyền thân phương Tây ở Kiev hồi tháng 2/2014 là giọt nước làm suy kiệt sự kiên nhẫn của Nga. Ukraine là “đất nước anh em” của Nga, có mối quan hệ đặc biệt mang tính lịch sử, có vị trí chiến lược đối với an ninh quốc gia của Nga. Do đó, Moscow coi việc Mỹ can thiệp vào Ukraine, phế truất chính quyền thân Nga, dựng lên chính quyền phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Viễn cảnh vũ khí NATO được đưa đến Donbass và Hạm đội Biển Đen bị "đuổi" khỏi Crimea để nhường chỗ cho Hạm đội Mỹ đã buộc Putin phải ra tay hành động, sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của Nga tháng 3/2014 và... cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine bùng phát. Theo Thiên Nam Đất Việt
  10. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Kinh Tế - Tài Chánh: Khai tốc Hỷ - Hưu Xích Khẩu ..... Đồng tiền chung Châu Âu (Euro) lại phải chèo chống giữ mức giá ổn định, trong khi đó đồng Đô La (USD) vẫn giữ mức ổn định và có xu thế tăng nhẹ mặc dù kinh tế Mỹ vẫn phải đối đầu với nhiều biến động chính trị, xã hội là ảnh hưởng đến mức thu nhập và tiêu thụ của người dân. Đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc sẽ mất giá trầm trọng, sau những loạt biến động về thì trường tài chánh, sự đỗ vỡ của một vài công ty hay tập đoàn mang tính chất tài chánh; đồng Yên Nhật cũng trong tình trạng sụt giảm tỉ giá hối đoái gậy lo ngại đáng kể cho kinh tế Nhật, các công ty tài chánh, ngân hang phía Nam nước Nhật sẽ có một phen điều chỉnh lại cơ cấu hoạt động tài chính, ngân hàng để phù hợp với tình hình mới. Đồng Đô La Singapore cũng ở tình trạng chao đảo và sụt giảm giá, gậy ảnh hưởng mạnh đến thị trường lao động và đầu tư hợp tác trong và ngoài nước.] và đây là thông tin đã chứng nhiệm: Tỷ giá đồng Euro lên mức cao nhất 2 năm rưỡi 28-08-2017 - 11:53 AM | Tài chính quốc tế Chia sẻ9 Ngoài đồng Euro, đồng USD còn đang giảm giá so với một loạt đồng tiền chủ chốt khác - Ảnh: Telegraph. “Thị trường đang thất vọng về bài phát biểu của bà Yellen. Các nhà đầu tư đang bán ra đồng USD”... Tỷ giá đồng Euro tăng lên mức 2 năm rưỡi so với đồng USD trong phiên giao dịch sáng 28/8, sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi không đưa ra phát biểu rằng đồng tiền này đang mạnh như kỳ vọng trước đó của giới đầu tư. Ngoài ra, hãng tin Reuters cho biết, lo ngại của thị trường về ảnh hưởng của cơn bão Harvey đối với nền kinh tế Mỹ cũng gây sức ép giảm giá đối với đồng USD. Vào lúc khoảng gần 9h sáng theo giờ Việt Nam, tỷ giá đồng Euro tăng 0,15% so với đồng USD, đạt mức 1,1934 USD/Euro. Trước đó, có lúc tỷ giá đồng tiền chung châu Âu so với đồng bạc xanh lên mức 1,1966 USD/Euro, mức cao nhất kể từ tháng 1/2015. Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đồng Euro đã tăng giá khoảng 1% sau khi ông Draghi có bài phát biểu về một loạt chủ đề như thương mại toàn cầu, nhưng lại không “đả động” gì đến việc đồng Euro tăng giá trong thời gian gần đây. Bài phát biểu này của ông Draghi được đưa ra tại hội nghị ngân hàng trung ương thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Jackson Hole. Bên cạnh đó, việc Chủ tịch FED Janet Yellen không đề cập gì đến chính sách tiền tệ của Mỹ trong bài phát biểu của bà tại Jackson Hole cũng giúp đồng Euro tăng giá so với USD. Sự im lặng của ông Draghi về tỷ giá đồng Euro được giới đầu tư xem là tín hiệu cho thấy ECB sẵn sàng để cho Euro tăng giá cao hơn, dù điều này có thể gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong khu vực Eurozone. Trong khi đó, việc bà Yellen không nói đến chính sách tiền tệ Mỹ được thị trường hiểu là FED sẽ tiếp tục thận trọng trong việc nâng lãi suất. “Một đồng Euro mạnh sẽ không gây ra nhiều phàn nàn ở Eurozone, khu vực có thặng dư tài khoản vãng lai ở mức cao, nền kinh tế vững vàng, và không bị đe dọa bởi giảm phát”, ông Masafumi Yamamoto, chiến lược gia trưởng về ngoại hối thuộc Mizuho Securities, nhận định. Ngoài đồng Euro, đồng USD còn đang giảm giá so với một loạt đồng tiền chủ chốt khác. So với đồng Yên, đồng USD sáng nay có lúc giảm 0,1%, còn 109,295 Yên đổi 1 USD. Tuy vậy, đồng USD đã hồi phục đáng kể sau khi chạm mức thấp nhất trong 4 tháng so với đồng Yên là mức 108,695 Yên/USD vào hôm 18/8. Đồng Franc Thụy Sỹ đang ở gần mức cao nhất trong 1 tháng so với USD, với 0,9539 Franc/USD. Phiên thứ Sáu, đồng Franc tăng giá 0,9% so với USD. Đồng Đôla Australia tăng giá nhẹ so với USD, lên mức 0,7938 USD đổi 1 Đôla Australia. Đồng Đôla New Zealand tăng 0,1% so với USD, lên mức 0,7245 USD/Đôla New Zealand. Vì vậy, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt đã giảm 0,3% phiên sáng nay, nối tiếp đà giảm từ hôm thứ Sáu, còn 92,372 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2016. “Thị trường đang thất vọng về bài phát biểu của bà Yellen. Các nhà đầu tư đang bán ra đồng USD”, chiến lược gia thị trường Imre Speizer thuộc Westpac nhận định. Theo ông Speizer, bão Harvey có thể sẽ gia tăng sức ép giảm giá đối với đồng USD, bởi đây là “một sự kiện thời tiết cực đoan lớn” và “rõ ràng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Do ảnh hưởng của bão, thành phố Houston của Mỹ chìm trong biển nước vào ngày Chủ nhật. Khu vực bờ biển của Mỹ bên vịnh Mexico là nơi chiếm gần 1 nửa công suất lọc dầu của nước này. Trong nước, tỷ giá USD tự do và ngân hàng nhìn duy trì xu hướng ổn định. Ngân hàng Vietcombank sáng nay duy trì báo giá USD ở mức 22.695 đồng (mua vào) và 22.765 đồng (bán ra), bằng với hôm thứ Sáu. Giá USD tự do tại Hà Nội lúc đầu giờ sáng phổ biến ở mức 22.730 đồng và 22.750 đồng, tương ứng giá mua và bán, giảm 10 đồng so với cuối tuần. http://cafef.vn/ty-gia-dong-euro-len-muc-cao-nhat-2-nam-ruoi-20170828113634317.chn
  11. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Kinh Tế - Tài Chánh: Khai tốc Hỷ - Hưu Xích Khẩu Tài chánh dẫn đến rối loạn về an sinh xã hội, ảnh hưởng đến an ninh khu vực, nhóm và cá nhân. Các nước phương Tây sẽ có những cuộc biết động về mặt tài chánh dẫn đến những thông tin sai lệch hoặc phóng đại, những scandal lớn về tài chánh sẽ nổ ra dẫn đến một vài công ty tài chính cấp quốc tế tuyên bố vỡ nợ, hoặc phá sản. Các nước phương Đông cũng sẽ có những cuộc sôi động về thị trường tài chính, thị trường cổ phiếu sẽ tăng cao, nhưng đi kèm đó là những hệ lụy về tài chánh, sự nổ tung như bong bóng và những tăng trưởng ảo về chỉ số trên thị trường tiền tệ. Đồng tiền chung Châu Âu (Euro) lại phải chèo chống giữ mức giá ổn định, trong khi đó đồng Đô La (USD) vẫn giữ mức ổn định và có xu thế tăng nhẹ mặc dù kinh tế Mỹ vẫn phải đối đầu với nhiều biến động chính trị, xã hội là ảnh hưởng đến mức thu nhập và tiêu thụ của người dân. Đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc sẽ mất giá trầm trọng, sau những loạt biến động về thì trường tài chánh, sự đỗ vỡ của một vài công ty hay tập đoàn mang tính chất tài chánh; đồng Yên Nhật cũng trong tình trạng sụt giảm tỉ giá hối đoái gậy lo ngại đáng kể cho kinh tế Nhật, các công ty tài chánh, ngân hang phía Nam nước Nhật sẽ có một phen điều chỉnh lại cơ cấu hoạt động tài chính, ngân hàng để phù hợp với tình hình mới. Đồng Đô La Singapore cũng ở tình trạng chao đảo và sụt giảm giá, gậy ảnh hưởng mạnh đến thị trường lao động và đầu tư hợp tác trong và ngoài nước.] và đây là thông tin gần sát chứng nhiệm: Fitch cảnh báo Trung Quốc sắp đối mặt vụ vỡ nợ trái phiếu chính quyền địa phương đầu tiên trong lịch sử 25-09-2017 - 22:11 PM | Tài chính quốc tế Những trái phiếu mà Fitch nhắc đến chính là những phương tiện tài chính do các chính quyền địa phương phát hành (LGFVs) vốn được các địa phương tạo ra để lách các quy định giới hạn về nợ. Trung Quốc sắp có thể chứng kiến vụ vỡ nợ trái phiếu chính quyền địa phương lần đầu tiên trong lịch sử, dù chưa thể chắc chắn về thời điểm. Đó là nhận định được hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đưa ra trong thông cáo báo chí được phát đi hôm qua (24/9), trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về mức độ nợ quá cao ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những trái phiếu mà Fitch nhắc đến chính là những phương tiện tài chính do các chính quyền địa phương phát hành (LGFVs) vốn được các địa phương tạo ra để lách các quy định giới hạn về nợ. Tuy nhiên, chúng được cho là có nguy cơ gây ra một làn sóng vỡ nợ ở Trung Quốc do tỷ lệ vay nợ của các địa phương hiện ở mức quá cao. Làn sóng vỡ nợ này sẽ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính và thậm chí có thể tạo hiệu ứng lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế thế giới. Các chính quyền địa phương thường dùng LGFVs để vay tiền từ khu vực ngân hàng trong bóng tối (shadow banking, tức các loại hình cho vay phi ngân hàng không chịu sự quản lý khắt khe của chính phủ). Do Trung Quốc đang có chủ trương hạn chế đòn bẩy tài chính, các địa phương gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các kênh cho vay truyền thống. Cho đến nay chưa có vụ vỡ nợ LGFV nào, nhưng theo Fitch, nguy cơ xảy ra những vụ đầu tiên “đang ngày càng rõ ràng hơn và sẽ khiến nhiều tài sản tài chính phải được định giá lại”. Tuần trước, 1 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín khác là S&P cũng hạ xếp hạng nợ dài hạn của Trung Quốc 1 bậc, từ AA- xuống A+ với nguyên nhân là rủi ro tín dụng gia tăng. Hồi tháng 5, Moody’s có động thái tương tự. Fitch cho rằng rủi ro hệ thống sẽ được hạn chế nhờ tầm ảnh hưởng sâu rộng của chính phủ Trung Quốc đến hệ thống tài chính. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ trên diện rộng vẫn hiện hữu. “Các địa phương vẫn tiếp tục dựa vào LGFV để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng họ ở trong 1 vị thế khá tốt với nhiều công cụ chính sách để ngăn chặn rủi ro hệ thống”, báo cáo của Fitch có đoạn. Tổng cộng số trái phiếu LGFV được phát hành từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn chưa được thanh toán có giá trị lên tới 605 tỷ USD, tương đương 5,4% GDP. http://cafef.vn/fitch-canh-bao-trung-quoc-sap-doi-mat-vu-vo-no-trai-phieu-chinh-quyen-dia-phuong-dau-tien-trong-lich-su-20170925221135273.chn Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã cho phép một số doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và tuân
  12. Vài lời phi lộ, Theo thông lệ thường niên của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, những bài viết về “Lời tiên tri năm…” sẽ được nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Thiên Sứ - công bố những dự đoán về các vấn đề trong và ngoài nước trong một năm để chiêm nghiệm, dưa trên phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương có nguồn gốc Văn hiến Việt 5000 năm, như Lạc Việt Độn toán, Luận tuổi Lạc Việt, Huyền Không Lạc Việt, Phong thủy Lạc Việt, các phương pháp bói thuần Việt… Và, được sự đồng ý của Thầy, nhà nghiên cứu Nguyễn vũ Tuấn Anh – Thiên Sứ -, cũng như theo tinh thần kế thừa phát huy việc vận dụng, ứng dụng các môn Lý học cổ Đông phương, tôi, Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thành viên nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, trước không khí đón xuân mới năm Mậu Tuất 2018, xin mạo muôi đưa lên vài lời dự đoán tổng quan cho vấn đề thế giới, dựa trên các phương pháp ứng dụng của Học thuật cổ Đông phương nhằm chiêm nghiệm, giao lưu và học hỏi. Không dám cho là đúng vì đây cũng chỉ là nghiên cứu khởi phát sơ đầu, xin Thầy, Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cũng như các đồng môn, các cao nhân có cùng chung việc nghiên ứng và ứng dụng Lý học Đông phương chỉ giáo thêm cho những cái được cái chưa được trong bài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy bảo của Sư Phụ (Thầy) Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh và mọi sự quan tâm chia sẻ của đồng môn, các cao nhân và mọi người yên thích Lý học đông phương. Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, tiết Đông Chí thượng 18/12/2017. ====================================================================================================== LỜI TIÊN TRI NĂM MẬU TUẤT 2018, VẬN KHÍ BÌNH ĐỊA MỘC Ngày 01 tháng Một (11), năm Đinh Dậu, chiếm quẻ: Kinh Xích Khẩu - Khai Tiểu Cát BỨC TRANH TOÀN CẢNH THẾ GIỚI NĂM 2018 Năm mậu Tuất 2018 sẽ là năm của một thế giới bùng nổ, bùng phát, năng nổ và năng động về mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến các lĩnh vực dân sự vi mô; về mặt tích cực, đây sẽ là năm mà kinh tế tài chánh tế giới sẽ có những biến động lớn, sẽ có những cú hít lớn mang tính toàn cầu của các cường quốc phương tây, các tập đoàn tài phiệt phương tây…phát triển những phương thức tăng trưởng về tài chánh đa quốc gia, tạo biến động lớn mang tính chất domino toàn thế giới; về mặt tiêu cực, sẽ có những tiểu gia tầm cỡ khu vực hoặc đại gia cấp quốc gia phá sản hoặc đứng bên bờ vự phá sản hoặc chuyển nhượng kinh doanh. 1. KINH TẾ: Kinh Xích Khẩu. Đây là nét chính của tình hình thế giới. Kinh tế - tài chính thế giới trên phương diện phương thức thanh toán tền tệ theo truyền thống hay hiện đại sẽ trải qua cuộc đột phá về phương thức tồn tại và phát triển trong những biến động lớn mang tính chất thời đại. Cụ thể đồng tiền truyền thống, tiền nhựa và đồng tiền điện tử sẽ có những cuộc xung đột, vừa khuấy động kinh tế thế giới, vừa tạo xung đột, gây tranh cải, vừa là cơ hội đầu cơ cho những người thích mạo hiểm. Nền kinh tế của các nước phương tây không những phục hồi mà còn tạo những cú hít mạnh mẽ đến phương các nước trên thế giới, nhưng họ cũng phải lãnh chịu hậu quả của cuộc biến đổi là vài hay nhiều tập đoàn hay đại gia phải đứng trước bờ vực phá sản hoặc chuyển nhượng kinh doanh. Đây là thời kỳ của việc đầu tư mạnh vào các nước đang phát triển và kém phát triển, là thời kỳ của cơ hội vay vốn và cho vay vốn. Tựu chung, kinh tế tài chánh thế giới vẫn đạt được thành quả to lớn tạo đà cho mọi lĩnh vực trong xã hội toàn cầu hội nhập. 2. VĂN HÓA – GIÁO DỤC: Khai Tiểu Cát 2.1 VĂN HÓA: Sẽ là năm mà các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc thuộc văn minh đông phương và thế giới được công nhận, ghi nhận sự bảo tồn, gìn giữ và phát huy với các quy định hoặc hiệp ước quốc tế. Các cuộc khảo cổ hoặc nghiên cứu tìm hiểu về những giá trị văn hóa phương đông cũng như những văn hóa cổ xưa còn tồn tại hay biến mất bí ẩn sẽ là những hoạt động nổi trội, có thể có những phát hiện mới về mặt khảo cổ hoặc những nhận định mới mang tính giả thuyết hoặc giả thuyết về sự liên hệ giữ nền văn minh văn hóa cổ liên hệ với nền văn minh hiện đại. 2.2 GIÁO DỤC: Thế giới sẽ đặc ra vấn đề cho việc giáo dục con người trong bối cảnh xã hội toàn cầu hóa với nhiều mâu thuẩn phổ biến và cơ bản về dân tộc, tôn giáo, triết lý và công nghệ ngày càng tinh vi; cũng như đặt ra vấn đề về một thế giới phải chăng là giả lập, với những nhận thức mang tính phóng thể và hồi quy về thế giới nội tại thâm sâu. 3. CHÍNH TRỊ: Hưu Vô Vọng. Những mâu thuẩn tranh chấp mang tính chất lãnh thổ, địa tôn giáo, địa chính trị…trải dài hằng thế kỹ sẽ không mang lại tiếng nói chung hay sự đồng thuận nào mà trái lại còn gần như đi vào bế tắc, gây nguy cơ cho mâu thuẩn càng âm ĩ thêm, kéo dài thêm. Các cuộc đối thoại chính trị cho những vấn đề nóng bỏng sẽ xảy ra mang tính toàn cầu hay khu vực đều không hiệu quả hoặc đi vào bế tắc hoặc phải hòa hoãn, hiệp thương để cần đến sự thỏa thuận tạm thời. Nếu có những cuộc ly khai đòi quyền tự trị ở các nước phương tây diễn ra thì câu trả lời “Yes” cho vấn đề này vẫn là chưa đến lúc. 4. QUÂN SỰ: Sinh Đại An Nếu các vấn đề về chính trị thế giới có những động thái gây căng thẳng, tưởng chừng như phải giải quyết bằng quân sự thì ở hồi kết vẫn có thể nghị sự trên bàn đàm phán hay ngoại giao. Nếu các cuộc mâu thuẩn quyền lợi biên giới lãnh thổ lãnh hải…dẫn việc phải triển khai lực lượng vũ trang thì đó cũng vẫn chỉ là màn trình diễn mang tính nguy hiểm. Mọi việc vẫn còn có thể trên bàn nghị sự. 5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: Thương Lưu Niên. Sẽ có những công nghệ tiên tiến còn đang nghiên cứu, tuy có tính mới lạ, đột phá dựa trên ý tưởng khoa học viễn tưởng, chưa thể công bố hay trình làng mà còn phải đợi thời gian hoàn thiện thêm. Tuy nhiên các sản phẩm của công nghệ khoa học cơ bản thì ngày càng tinh vi và được trình diễn như những trang sức xa sỉ cho các cường quốc đang sở hữu. Vấn đề bảng quyền, tác giả công nghệ sẽ được bàn thảo để tránh mọi sự sao chép, copy công nghệ, trộm quyền tác giả. Có thể có hiện tượng mang tầm scandal về lừa đảo trong công nghệ hiện đại. Sẽ có 2 phát minh mới hoặc 2 sản phẩm công nghệ mới, mang tính đột phá và đặc sắc của thời đại, xuất hiện trong thế giới công nghệ ngày càng tân tiến và phát triển không ngừng. 6. THIÊN TAI – NHÂN HỌA: Đỗ Tốc Hỷ. 6.1. THIÊN TAI: Thế giới sẽ trải qua những đợt nắng nóng cao độ. Vì vậy cần phải có biện pháp đề phòng giữ nhiệt và đề phòng các bệnh liên quan đến nắng nóng gây ra như tiêu chảy, cảm sốt do nhiệt. Có thể có những hiện tượng về núi lửa hoạt động trở lại hoặc phun trào. 6.2: NHÂN HỌA: Đề phòng các tình trạng cháy nổ xảy ra, nhất là những nơi tập trung đông dân cư, các thành phố lớn, thành phố hiện đại hoặc các khu vực sản xuất. Đề phòng tình trạng lừa đảo tài chính manh tính chất quy mô. 7. THỜI TIẾT: Cảnh Xích Khẩu. Có thể có những đợt nóng bức, mang hơi ẩm nhiệt cao độ hoặc những đợt rét khô gây nguy hại đến mùa màng, gia súc, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh toàn diện trên các ngành nghề. Nên có những đợt tránh rét, tránh nóng bằng cách đi du lịch ở những nơi khí hậu ôn hòa. 8. DỊCH BỆNH: Tử Tiểu Cát. Các tổ chức ý tế thế giới nên có những chiến dịch đề phòng những bệnh liên quan đến siêu vi, nhiểm khuẩn; những bệnh liên quan đến thần kinh, nội tiết… Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, tiết Đông Chí thượng 18/12/2017.
  13. Trước năm mới 2017 một tháng, tôi có vài lời dự đoán tình hình thế giới trong năm Đinh Dậu 2017. Và đây là sự kiểm nghiệm lại lời tiên đoán. xin trích dẫn lời dự đoán: [Nhân Họa: Cảnh Lưu Niên Vấn đề an ninh Khu vực cần được nâng cao cảnh giác, nạn lừa đảo cấp quốc tế có nổi trội ở các nước Đông á và Đông Nam Á.] và đây là một trong những chứng nghiệm. Phá băng lừa đảo quốc tế, bắt giữ 52 người Chiều 6.12, nguồn tin từ Văn phòng Công an TP.HCM, một số phòng ban nghiệp vụ của công an thành phố phối hợp với Công an Q.2 đã tiến hành bắt giữ 52 người, trong đó đa phần là người Trung Quốc do liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau một thời gian theo dõi, sáng 6.12, lực lượng phối hợp đã bất ngờ đột nhập vào 2 căn biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q.2 và bắt quả tang số người trên đang sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo. Tại đây, cơ quan công an đã thu giữ 18 modem internet, 58 voice IP, 21 máy tính xách tay, 77 ĐT bàn, 25 ĐTDĐ, 80 triệu đồng, 6.000 USD, hơn 127.000 nhân dân tệ và trên 200 “kịch bản” lừa con mồi vào bẫy... Nhóm người này nhập cảnh vào VN với mục đích du lịch; sau đó thuê nhà lắp đặt hệ thống mạng internet, thiết bị điện tử để gây án. Thủ đoạn của chúng là giả cảnh sát, nhân viên ngân hàng, ngành thuế… gọi về cho các doanh nghiệp ở Trung Quốc dựng lên “vở kịch” thông báo khẩn về việc số tài khoản của nạn nhân đang bị hacker, tội phạm tấn công rút trộm tiền nên cung cấp mật mã tài khoản gấp để lên kế hoạch phong tỏa tài khoản bảo vệ. Lúc đó, đầu dây bên này, chúng cố tạo ra tiếng còi hụ của cảnh sát, cuộc trao đổi giữa sếp và lính về phương án vây bắt tội phạm trên khiến nạn nhân càng thêm tin tưởng. Sau khi lấy được mật mã tài khoản, chúng rút tiền chiếm đoạt của nạn nhân. Thủ đoạn của băng nhóm này giống hệt nhiều băng nhóm khác trước đây bị Công an TP.HCM và Bộ Công an triệt phá. Đàm Huy https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/pha-bang-lua-dao-quoc-te-bat-giu-52-nguoi-46831.html Công an TP.HCM và An Giang phối hợp phá đường dây lừa đảo quốc tế 13/10/2017 20:02 GMT+7 TTO - Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp một đối tượng người nước ngoài trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia để điều tra về hành vi rửa tiền. Truy tìm nhóm đàn ông Nigeria lừa tình, tiền hàng chục phụ nữ Bắt nghi can tống tiền nhân viên công ty chứng khoán 1 tỉ đồng Cướp ngân hàng bất thành tại TP.HCM Tối 13-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định bắt khẩn cấp một đối tượng người nước ngoài trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia để điều tra về hành vi rửa tiền. Trước đó nhiều giờ, lực lượng chức năng của Công an TP.HCM đã bắt quả tang Daniel ChieDozie Nwachukwu (28 tuổi, quốc tịch Nigeria) khi đối tượng này đang nhận 1,2 tỉ đồng của một phụ nữ tên V.T.N.H. ngụ tại Q.1, TP.HCM. Hộ chiếu của Daniel - nghi can bị bắt về hành vi rửa tiền - Ảnh: M.H. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy Công ty Agifish An Giang có giao dịch với một đối tác nước ngoài, sử dụng email của người có trách nhiệm để trao đổi thông tin, hình thức giao dịch hàng hóa và chuyển tiền. Trong khoảng thời gian giao dịch với đối tác nước ngoài, tài khoản email của công ty này bị hacker tấn công và chiếm quyền làm chủ. Từ tài khoản email này, các đối tượng lừa đảo đã đề nghị khách hàng của Công ty Agifish An Giang chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của bà H. hai lần, với tổng số tiền hơn 100.000 USD để thanh toán tiền mua hàng của công ty này. Vụ việc được phát hiện và trình báo tới Công an tỉnh An Giang và đơn vị này đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP.HCM để điều tra, xử lý. Theo lời khai của bà H., bà quen biết với một người đàn ông quốc tịch Mỹ cách nay khoảng 2 tháng, hai người yêu nhau và hứa hẹn sẽ kết hôn với nhau, bảo lãnh cho bà H. qua Mỹ. Bạn trai của bà H. đề nghị bà mở tài khoản ở một ngân hàng, sau đó sẽ chuyển tiền về để làm căn cứ xin thị thực vào Mỹ khi cần. Gần đây, bạn trai bà H. báo chuyển số tiền gần 49.000 USD vào tài khoản, nhờ bà nhận và chuyển cho Daniel. Bà H. đã nhận và chuyển cho Daniel xong số tiền trên và được hứa tặng điện thoại iPhone và nhiều tiền trong lần tới. Lần thứ hai, vào ngày 11-10, tài khoản có thêm hơn 53.000 USD, bà H. đổi ra tiền Việt là 1,2 tỉ đồng và đưa cho Daniel. Khi đang gặp mặt, đưa 1,2 tỉ đồng cho Daniel thì bị bắt quả tang, đưa về trụ sở công an. Nghi can Daniel khai rằng có quen biết các đối tượng trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia này. Hắn được một người đàn ông Nigeria khác ở Campuchia điều sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhận tiền, sau đó chuyển lại cho đầu mối khác để nhận tiền công. Khi đang nhận tiền từ bà H. thì hắn bị bắt. GIA MINH
  14. Chứng nghiệm dự đoán năm 2017 Trích: Khoa Học Kỹ Thuật: Kinh Tiểu Cát Khoa học kỹ thuật trên thế giới sẽ có cuộc giao lưu giữa Đông và Tây. Khoa học về lý thuyết cổ xưa của phương đông sẽ được tiếp thu một cách có hệ thống bởi phương Tây, ngược lại khoa học thực dụng, công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng rộng rãi ở phương Đông. Các công nghệ cơ bản cũng như công nghệ tin học sẽ có những bước phát triễn ở tầm mức tinh vi hơn; những sản phẩm công nghệ mới mô phỏng tinh tế hơn về tự nhiên, sinh vật và con người. Khoa học thực nghiệm phương Tây sẽ ngày càng tiệm cận đến lý thuyết và phương pháp ứng dụng của lý thuyết cổ xưa phương Đông, thể hiện qua những nghiên cứu thực dụng về giới tự nhiên, xã hội và con người. Khoa học về sinh học và y khoa sẽ có những phát hiện hoặc công bố mới về bí mật con người như sơ đồ gen, sóng- điện não…tiệm cận với những lý thuyết cổ xưa đông phương. Chứng nghiệm: Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con ngườiRobot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người Chia sẻ Dân trí Sự kiện một robot lần đầu tiên phá vỡ rào cản, được cấp quyền như một công dân "bằng xương bằng thịt" được coi là cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại, cũng là bằng chứng cho thấy công nghệ đang tiến bộ nhanh hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể cảm nhận. >> Chiêm ngưỡng robot chỉ huy dàn nhạc không mắc một sai sót nào >> Robot tình dục có thể bị tấn công để... giết bạn tình >> Liệu robot có thể trở thành Tổng thống trong một tương lai không xa? Robot Sophia Một robot được xây dựng với kích thước một người trưởng thành, có đầy đủ mắt mũi, chân tay mang tên Sophia, đã chính thức được xác nhận là một công dân Ả Rập Saudi trong một sự kiện thương mại diễn ra tại thành phố Riyadh. Động thái cấp quyền công dân cho robot được coi là một nỗ lực để thúc đẩy Saudi trở thành nơi phát triển trí thông minh nhân tạo trong tương lai. "Chúng tôi muốn gửi đi một thông báo nhỏ. Hãy chú ý, Sophia; Tôi hy vọng bạn đang lắng nghe tôi nói, bạn là robot đầu tiên được trao quyền công dân trên thế giới", Andrew Ross Sorkin - người đóng vai trò "giám hộ" của Sophia tuyên bố. Sau đó, robot Sophia với gương mặt khả ái, đã tươi cười nói với các khán giả tại sự kiện: "Tôi rất vinh dự và tự hào về sự khác biệt độc đáo này. Đây là cột mốc mang tính lịch sử khi một robot đầu tiên trên thế giới được chính thức công nhận với quyền công dân." Sophia chụp ảnh selfie cũng khách mời tại chương trình. Tại sự kiện đáng nhớ này, Sophia cũng nán lại trên bục phát biểu khá lâu và trả lời những câu hỏi được đặt ra từ "người giám hộ" Andrew Ross Sorkin, có nội dung xoay quanh tình trạng của cô khi được thế giới nhìn nhận và đối xử như một con người, và cảm nhận về tương lai của nhân loại trong một thế giới do robot điều khiển. Đây cũng là những mối quan tâm hàng đầu của dư luận sau khi chứng kiến màn ra mắt đầy thuyết phục của "nàng" robot. "Tất cả chúng ta đều muốn ngăn cản một tương lai tồi tệ", Sophia trả lời. "Anh có lẽ đã nghe Elon Musk phát biểu hoặc xem phim điện ảnh Hollywood quá nhiều. Đừng lo, nếu các anh đối xử tốt với tôi, tôi cũng sẽ vô cùng tử tế." Phát biểu này làm chúng ta nhớ lại sự kiện ra mắt lần đầu tiên của Sophia vào tháng 3/2016, khi cha đẻ của cô là David Hanson đã đặt một câu hỏi với nội dung "Cô có muốn tiêu diệt loài người không?... Làm ơn hãy nói là không đi". Tuy nhiên robot Sophia khi ấy lại trả lời một cách đầy "vô hồn" rằng: "OK. Tôi sẽ tiêu diệt loài người." Tuy nhiên viễn cảnh này có lẽ vẫn còn khá xa vời, vì giờ đây Sophia chỉ được thiết kế với công việc chính là chăm sóc người già và hỗ trợ khách tới dự tại công viên hay các sự kiện lớn. Màn ra mắt của Sophia - robot đầu tiên trên thế giới được công nhận quyền công dân tại Saudi: Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người Nguyễn Nguyễn Theo BI
  15. Ngày tốt năm Mậu Tuất 2018 Vận khí Bình Địa Mộc dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Thực hiện: Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Dùng cho năm Mậu Tuất 2018, vận khí (mệnh tuổi) Bình Địa Mộc theo Lạc Thư Hoa Giáp. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 15 tháng Chạp năm Đinh Dậu, nhằm ngày Minh đường Hoàng đạo ,tức là ngày thứ tư 31.01. 2018 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Thân: từ 15g00 đến 16g59 Ngày Lập Xuân: Ngày 19 âm tháng Chạp năm Đinh Dậu, tức là ngày 04/02/2017 Tây lịch, vào lúc 05g38 sáng. Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày thứ bảy 17.02.2018 Tây lịch Đây là ngày Kim Quỷ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày thứ tư 21.02.2018 Tây lịch Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 17 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày chủ nhật 04.03.2018 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam và Nam tây nam (hướng Bính – Ngọ - Đinh - Mùi, từ 157,5 - 217,5 độ): Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh Cửu Tử và Lục Bạch nhập trung, phương Tây Tây Bắc gặp Thái Tuế, phương Đông Đông Nam gặp Xung Thái Tuế, phương tam sát ở Tây Bắc, Bắc Tây Bắc và Bắc, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Nam hoặc Nam Tây Nam . Cụ thể là phương Bính – Ngọ, Đinh - Mùi, từ 157,5 - 217,5 độ . Ngày Tốt Khai Trương: Mồng 02 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày thứ bảy 17.02.2018 Tây lịch Đây là ngày Kim Quỷ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày thứ tư 21.02.2018 Tây lịch Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 17 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày chủ nhật 04.03.2018 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Mậu Thìn, kỷ Tỵ, Quý Mùi, Tân Mẹo, Kỷ Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh thân, Tân Dậu. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý Là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu lá cây, màu xanh biển, màu xanh da trời là thuận nhất với năm Mậu Tuất vận khí Bình Địa Mộc Năm Mậu Tuất vận khí Bình Địa Mộc có lẽ là năm mà Lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG Ngày tốt năm Mậu Tuất 2018 Vận khí Bình Địa Mộc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng giêng: ngày 02**, 06, 17**kỵ giờ Dần Tháng hai: ngày 01, 12**, 15, 19**, 24, 25**…kỵ giờ Tỵ. Tháng ba: ngày 01**, 02, 08**, 21 …kỵ giờ Thân. Tháng tư: ngày 02, 08, 12**, 26** …kỵ giờ Thìn. Tháng năm: ngày 06**, 17, 26**…kỵ giờ Dậu. Tháng sáu: ngày 09**, 12**, 15**, 24** …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 09**, 12**, 19**, 24**…kỵ giờ Dần. Tháng tám: ngày 01, 06, 15**, 28…kỵ giờ Tỵ. Tháng chín: ngày 01, 08**, 10, 11**, 20…kỵ giờ Thân. Tháng mười: ngày 02, 11, 19**, 28**… kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 08, 09, 20…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): ngày 04, 08**, 15**, 24**…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng