Libra

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    18
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

3 Neutral

About Libra

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Gần đây các báo đưa tin thuốc được chế từ bào thai, thịt người từ Trung Quốc. Libra nghĩ rằng dân Trung Quốc đã,đang nhận quả báo vì những hành vi man rợ của dân tộc họ, tự người Trung Quốc hủy diệt họ thôi
  2. Libra xin được góp thêm một câu chuyện về nghiệp chướng rất cảm động mới được đọc cho tất cả mọi người cùng ngẫm: LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG GỬI TỚI MỘT CON CHÓ 11/05/2012 14:52 (GMT +7) Chuyện này tôi vẫn giấu kín suốt nhiều năm nay, liên quan đến một con chó. Tôi luôn nhủ lòng mình sẽ có lúc phải kể lại. Và đây là cơ hội, dù phải sau chẵn 25 năm! ảnh minh họa Khi đó tôi đang tại ngũ tại thị xã Lào Cai bị bỏ trống, làm ở bộ phận tham mưu tiểu đoàn. Vì thế mà chúng tôi có thời gian để tăng gia cải thiện thêm. Chả biết có phải thấy chúng tôi rảnh rỗi mà một hôm anh Nguyễn Ngọc Mùi-thượng uý, phụ trách công tác đoàn và ở cùng với chúng tôi-đi chơi Sapa về, đem theo một con chó đen nhánh, vẫn chưa mở mắt. Chẳng rõ anh nhặt được nó trong hoàn cảnh nào. Qua lời anh thì tôi đoán có lẽ anh ngẫu hứng lấy của ai đó, phần nhiều là của một phụ nữ mà anh tán tỉnh, chắc do đùa cợt rồi không nỡ ném đi nên mang về dưa “cái của tội nợ” đó cho tôi. Tôi miễn cưỡng nhận nhưng trong lòng rất oán trách anh Mùi. Không nuôi thì tội nghiệp nó, mà nuôi thì chắc gì nó đã sống. Nó vẫn chưa mở mắt và chỉ to hơn cổ chân một chút. Hằng ngày tôi cho nó ăn cơm, loại cơm nấu từ tấm Ấn Độ (nghe nói thế?) nên rất dính. Mặc dù hai mắt nhắm tịt nhưng miệng nó háu háu vục vào bát cơm. Có lẽ do nó bị bỏ đói. Vốn không thích chó nhưng nhìn con vật bé xíu ăn một cách khổ sở, lòng tôi cng dịu lại. Lần nào cơm cũng dính chặt hai hàm nó vào nhau. Mỗi lần như vậy tôi phải lấy thìa cậy giúp nó khiến nó kêu úng oắng. Tôi càng được thể giận anh Mùi. Anh làm khổ tôi mà cứ coi như không, thấy thế còn nhe răng cười. Nhưng rồi con chó cũng lớn dần. Chả may cho nó sớm bị ghẻ, dân gian gọi là lường. Lông nó trụi dần, trông rất bẩn mắt. Ngày nào nó cũng dùng chân sau gãi bụng sồn sột, quay tròn như sắp phát cuồng và phô ra cái thân hình ghẻ lở, xấu xí rất khó nhìn. Tôi cảm thấy có mối ác cảm rất cay nghiệt với nó. Mỗi lần nó xuất hiện, tôi lại nổi cáu vô cớ. Một lần tôi mang nó ra, chịt cổ, rồi dùng cả phao dầu thắp sáng dội thẳng lên người nó. Trong hành động của tôi có lẫn cả sự ác độc, kiểu cho mày chết đi! Con vật kêu như phải bỏng. Nó quay chong chóng, ngã lộn nhào mấy vòng vì xót. Rồi nó cứ lăn lộn trên nền đất, kêu gào thảm thiết, nước mắt chảy ra. Nó nhìn tôi sợ hãi và oán trách, như vì tôi mà nó phải chết non. Đang bù đầu vì sổ sách, chứng kiến cảnh ấy, tự dưng tôi không thể chịu đựng nổi. Tôi co chân đá nó một phát, y như đá trái bóng khiến nó bay ra phía ruộng rau. “Thôi thì mày biến đi cho khuất mắt tao, mày chết luôn tao càng thoát nợ, trông mày tởm quá thể”. Tôi bực mình quay vào, không thèm nhìn xem con chó quằn quại ra sao. Nó chỉ là một con chó, việc quái gì mình phải khổ với nó. Không thấy động tĩnh gì, tôi nghĩ con chó đã chết hoặc bỏ đi. Thế nào cũng tốt. Nó sẽ không thể ám mình được nữa. Nào ngờ, chiều tối hôm ấy, khi đi rừng về, tôi thấy nó lại đã ở trong phòng làm việc của tôi. Nó nằm im, người cuộn lại, lông vẫn bết vì dầu, toàn thân run lên từng chặp. Nó run vì xót, vì đói và còn vì sợ tôi. Nó không dám nhìn tôi, chỉ khẽ rên ư ử, có lẽ đang ra sức van xin tôi từ tâm cho nó được sống và tá túc qua ngày. Tôi bỗng thấy động lòng, lót cho nó một cái áo rách. Vài hôm sau thì nó bắt đầu ăn uống bình thường. Và điều kỳ diệu là lông nó có dấu hiệu mọc lại. Nghĩa là phao dầu đã có tác dụng diệt hết đám cái ghẻ trên người nó. Mấy tuần sau thì nó thành con chó có bộ lông óng mượt, đốm mũi và đốm trán nên trông như chó bốn mắt. Tôi gọi nó là con Jên, tên một nữ nhân vật hoàng tộc đài các nhưng hết thời trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Cây đèn sắt của Bun-ga-ri mà tôi vừa đọc. Ngày ngày Jên quanh quẩn bên tôi. Ngoài tôi ra, không ai gọi được nó, không ai có thể mời nó ăn bất cứ món gì. Ban đêm nó nằm ngay dưới chân giường của tôi, không bao giờ ngủ. Ban ngày khi tôi làm sổ sách thì nó ngủ khì, rồi khi dậy thì ra hiên ngồi canh và hóng hớt chuyện của lính. Hôm nào thấy tôi sắp xếp tài liệu, thay quần áo, thì nó ra ngoài cửa đứng chờ sẵn ở trên thềm. Nó ưỡn ngực nhìn theo từng bước tôi đi theo triền dốc xuống đường. Nếu tôi rẽ phải, nghĩa là ra trung đoàn, nó bèn quay vào. Ra trung đoàn thì chỉ có đi làm việc, nó biết như vậy và không bao giờ quấy quả. Nhưng hễ tôi rẽ trái, lập tức nó phóng theo. Rẽ trái thì hoặc xuống đơn vị, tức là đi chơi, hoặc vào rừng đi săn. Cả hai việc, với nó, đều có quyền bám theo ông chủ. Chưa lần nào tôi đủ cứng rắn để bắt nó quay về. Trên đường đi nó cứ chạy luýnh quýnh, thỉnh thoảng lại nhìn tôi thích thú và lòng đầy biết ơn. Nhưng ngay cả khi ở đơn vị chỉ huy mời tôi ăn cỗ bàn, thịt cá ê hề thì nó cũng nằm ngay dưới chân, không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, không ai cho nó ăn nổi dù một miếng nhỏ, nếu tôi chưa phát tín hiệu đồng ý. Những lúc trời tối đen, hai bên lối mòn chỉ có cây cối rậm rạp mà có nó luôn chạy phía trước để dẫn đường quả là rất yên lòng. Có lẽ vì quá khôn mà con Jên cứ còi cọc không lớn. Nuôi mãi nó cũng chỉ chừng 5-6 cân. Cả trung đoàn biết tiếng con Jên, nhất là những hành động khôn ngoan của nó. Vậy mà một hôm tiểu đoàn trưởng tên là Đ. B. B, vừa sáng ra đã sang phòng tôi. Ông hỏi thăm con Jên và khi tôi khoe nó khôn như người thì ông ta cười ầm lên, đầy vẻ chế nhạo. Mãi rồi ông ta cũng nói ra mục đích chính của việc sang gặp tôi. Ông bảo trưa nay trung đoàn trưởng xuống thăm, dẫn theo cả khách trên sư đoàn hay quân đoàn gì đó. Ông chưa biết lấy gì để tiếp đãi các thủ trưởng. Cả đơn vị chỉ còn mỗi một con trâu. Không thể chỉ vì bữa cơm tiếp khách mà thịt cả con trâu. Mà các thủ trưởng thì lại chỉ khoái món “mộc tồn”. Vì thế ông muốn “vay” tôi con Jên để làm cỗ. Ông sẽ cân nó lên và sau này trả tôi số thịt lợn bằng đúng số cân hơi của con chó. Vừa nghe thế tôi đã giãy nảy, bảo rằng con chó khôn lắm, không thể thịt được, sau này nó chết thì tôi sẽ an táng. Ông B. nghe vậy thì chửi tục: “Mẹ chú mày, con chó là cái đéo gì mà chú cứ làm to chuyện. Nó khôn đến đâu thì cũng là loài ăn cứt!”. Nói xong ông đứng dậy ra về, coi như không bàn cãi gì thêm nữa. Tôi cảm thấy lòng dạ rối bời. Ông Đ. B. B vẫn rất tốt với tôi, coi tôi như anh em. Bản thân ông ấy không phải là người tham ăn. Ông ấy chỉ vì bí mà ép người khác thôi. Đúng là nhìn quanh thì chỉ còn con Jên của tôi có thể lên mâm. Thịt gà thì không thành cỗ, như lời ông B. nói. Tôi bèn bảo Phí Thắng, nhân viên chính trị mà tôi coi như chú em hay là đem con Jên trốn tạm đi đâu đó, chờ bình yên sẽ trở về. Phí Thắng có vẻ ngần ngại. Cậu ta thật thà bảo: “Nếu làm vậy thì chỉ có bác là dám thôi, còn bọn em thì không. Bọn em không có cái uy như bác”. Tuy nói vậy nhưng thực lòng Thắng không muốn tôi làm căng, sẽ ảnh hưởng đến cả cậu ta. Bởi vì nếu không cho lão tiểu đoàn trưởng toại nguyện, chẳng may vì thế mà lão bẽ mặt với cấp trên, có thể lão sẽ dùng quyền chỉ huy cắt bỏ những “đặc quyền đặc lợi” mà chúng tôi vẫn mặc nhiên được hưởng, sau đó gây khó khăn những chuyện khác, phần lớn là không thể lường được. Nghĩ thế nên tôi bảo Thắng là tôi sẽ xuống đại đội, ở nhà cậu ta tùy ý định đoạt. Khi quyết định làm như vậy, tức là tôi đã quay lưng phản bội con Jên, giao nó cho tử thần. Tôi hèn hạ bán rẻ mạng sống của nó để đổi lấy sự yên thân nhưng lại làm như mình vô can. Lần đầu tiên con Jên không chạy theo tôi. Trưa hôm ấy, khi áng chừng mọi việc đã xong xuôi, tôi thất thểu từ đơn vị về nhà. Không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tiểu đoàn có khách. Tôi khấp khởi mừng định đi tìm con Jên nhưng không thấy nó đâu. Tôi hỏi Phí Thắng thì cậu ta bảo: “Chiều khách mới xuống, nhưng lúc bác ra khỏi nhà thì con Jên cũng bỏ đi, xuống nằm ở dưới nhà ăn tiểu đoàn. Em gọi thế nào nó cũng không về. Mang cơm xuống nó cũng không ăn. Chả biết bác có dỗ được nó không?” Nghe Thắng nói vậy tôi lao bổ xuống nhà ăn. Con Jên nằm áp má xuống đất, thấy tôi cũng không ngẩng lên. Tôi vuốt tay lên lưng nó thì thấy từ khóe mắt nó bò ra hai dòng nước. Tôi bèn bế nó lên nhưng nó cứ một mực giãy ra, toài người xuống. Đích thân tôi mang cơm nó cũng không ăn. Tôi bèn trở về phòng nghỉ trưa, lòng đầy bất an. Khi tỉnh dậy thì đã thấy mấy cậu liên lạc đang rôm rả bảo nhau giã riềng, lấy mẻ, lấy lá mơ. Cậu liên lạc tên là Thịnh, người công giáo quê Nam Định, thì thầm bảo tôi: “Con chó của bác lạ thật. Nó biết mình chết nên kệ cho bọn em bắt, không hề giãy dụa, mặt cứ buồn rười rượi.” Tôi cảm thấy xấu hổ và đau đớn. Tôi đã không bảo vệ được người bạn trung thành của mình. Tôi đã viện ra đủ thứ lý do, trong đó có lý do nó chỉ là con chó, để bán đứng nó. Trong trường hợp ngược lại, chắc chắn con chó sẽ chấp nhận bị trả thù, bị đày ải, bị nguyền rủa thậm chí chịu chết…chứ nhất định không bán đứng tôi, không nộp tôi cho thần chết như tôi đã làm thế với nó một cách hèn hạ và độc ác. “Mình thật không bằng một con chó”-Ý nghĩ này cứ bám theo tôi suốt ngần ấy năm, như một bản án không lời nhưng hình phạt thì luôn hiện hữu. Năm 2000, vừa tròn 13 năm kể từ khi giải ngũ, tôi mới có dịp trở lại thị xã Lào Cai. Sau khi làm xong việc, tôi đã định về ngay. Nhưng cả đêm tôi cứ thấy trong lòng không yên. Tôi quyết định ở lại thêm một ngày để chiều hôm sau lặng lẽ mò trở lại cái nơi con Jên bị giết. Trước đó tôi mất hàng giờ đứng trên sân thượng nhà khách tỉnh uỷ để xác định được vị trí trước kia là khu bếp tiểu đoàn, nơi con Jên nằm ngẫm nghĩ về con người, trước khi bị giết. Tôi bèn đi bộ hơn 4 km tới nơi bạn tốt của tôi ngã xuống, đúng hơn là bị tôi bán đứng. Tại đó tôi cứ tha thẩn như người mất hồn. Bỗng trong một chớp mắt, khi ngước lên cái nơi con Jên vẫn đứng ngóng mỗi khi tôi đi đâu đó hơn chục năm về trước, thì tôi bỗng thấy nó, đứng ưỡn ngực, đầu vươn cao bốn mắt nhìn về phía tôi, miệng nhoẻn cười như muốn nói: “Tôi vẫn ở đây đợi ông chủ”. Tôi cúi đầu như người mặc niệm, lòng thầm nói: “Tao xin lỗi mày! Sau này tao xin đổi kiếp cho mày để được báo đáp tình sâu nghĩa nặng của mày. Hãy tha thứ cho thằng người hèn hạ này”. Tôi chưa bao giờ phải xin lỗi ai khẩn thiết như thế. Trước khi về Hà Nội, qua một đồng đội cũ quê Sapa, tôi biết ông Đ. B. B đã chết sau khi giải ngũ. Ông bị ngã từ tầng ba ngôi nhà mới xây xuống vào hôm ông mời bạn bè dự lễ khánh thành, tất nhiên là có thịt chó. Không hiểu sao tôi nghĩ ngay đến con Jên và cứ thỉnh thoảng lại rùng mình bởi ý nghĩ vớ vẩn đó. Theo Phunutoday
  3. Thưa cô Wild, Con cũng có duyên may được cô tặng Thần chú giải thoát của Đức Phật. Những thần chú đó con đã đem tặng cho những ai cần tới. Nay con mạo muội xin thêm 10 Thần chú nữa có được không ạ. Con rất mong nhận được hồi đáp của cô. Địa chỉ: Lê Huệ - Nhà số 14, đường số 3, tổ 5, khu phố 6, phường Trường Thọ- Q Thủ Đức, tp HCM Con cảm ơn cô rất nhiều
  4. Cô Wild ơi, những bài viết cô đưa lên diễn đàn rất hay. Con xin phép được gửi vào chuyên mục của cô truyện ngắn hiện đại, chắc cũng làm nhiều người xúc động Mẹ Điên --truyện ngắn của Vương Hằng Tích; dịch giả: Trang Hạ Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng. Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể. Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con. Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm. Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi. Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại. Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí. Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại. Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không? Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang. Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!" Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện. Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng. Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..." Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!" "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!" Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa. Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra. Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra." Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngănbàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu. Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này. 27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì. Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi... Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi. Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"
  5. mình xin lỗi nếu việc góp ý kiến trong tư vấn của bạn ChichBong có gì không phải mong bạn và Qtri bỏ qua. Việc luận tuổi ngoài các Anh/ Chị được chú Thiên Sứ trực tiếp giảng dạy sẽ chuẩn hơn về luận tuổi: Thiên Can, Địa chi, nạp âm... và các lý giải về sự tuơng tác. Trong quá trình luận, chú Thiên Sứ đặc biệt nhấn mạnh tìm tuổi con út, con nên hợp mẹ hơn cha, con và mẹ chú ý Địa chi, nạp âm, với cha là thiên can... Mình cho rằng trong trường hợp này thì năm để sinh bé út cho gia đình này là 2018. Vì me 1983- Quý Hợi(Hỏa), con Mậu Tuất- 2018( Đại lâm mộc). Thiên can : Mậu - Quý hợp. Lâu không vào diễn đàn, có gì không đúng mong đại xá. Chúc các anh / chị đang làm công việc tư vấn cho moị người sức khỏe, vạn sự tốt lành.
  6. Vâng, con cảm ơn cô Wildlavender rất nhiều. Cô ơi cô cho con hỏi là sau khi thỉnh Thần chú rồi thì mình có phải làm lễ hay nghi thức đặc biệt nào không ạ. Cô chỉ cho con biết ạ.
  7. ui, mừng quá, từ ngày Libra biết tới diễn đàn của trug tâm Libra thu lại bao nhiêu lợi ích cho bản thân và cũng nhiệt tình chia xẻ những điều gom được cho mọi người xung quanh. Hôm nay đọc được bài viết này của chú Thiên Sứ con rất mừng đã tìm được bài thuốc quý cho mẹ, con đã tìm hỏi nhiều người mà chưa được.Con cảm ơn chú Sứ rất nhiều ạ
  8. Thưa cô Wildlavender, con cứ ngỡ là cô đã cho hết Thần chú rồi( vì mục này đã đưa lâu). Nay con được biết Cô Wil vẫn đang giúp mọi người. Vậy con xin cô cho con 5 Thần chú nhé, con muốn tặng cho bố mẹ và những người xungquanh, đặc biệt gia đình đang có người thân mắc bệnh hiểm nghèo, con hi vọng phép nhiệm màu của Thần chú sẽ đem lại cho họ. Kính chúc cô và mọi người xung quanh cô được an lạc vui vẻ. Địa chỉ của con ạ: Lê Thị Thanh Huệ- số 14, đường số 3 Nguyễn Văn Bá, phường Trường Thọ, Q Thủ Đức Hoặc địa chỉ mẹ con ( tuần tới con ra HN rồi nên sợ gửi về SG không ai nhận): Bà Đặng Thị Lệ- số nhà 50 ngách 455/53, ngõ 455 Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
  9. Libra suy nghĩ rằng Nhân- Quả là học thuyết khoa học biện chứng về sự tương tác muôn vật muôn loài với nhau, mình tin vào điều này. Vô tình đọc về chủ đề Nghiệp chướng chú Thiên Sứ mở ra cùng các bài viết của ACE trong diễn đàn làm mình thêm nhận thức về ý thức tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Những câu chuyện về nạn phá thai, sát sinh khiến cho người biết suy nghĩ thêm đau lòng. Libra cũng muốn chia sẻ với các ACE một chuyện mà mình thấy áy náy trong lòng. Libra có cô bạn đồng nghiệp cũ coi như đứa em, bây giờ mỗi đứa đều đổi nghề nhưng khi có chuyện nó vẫn alo cho mình. Cô bạn này nói chung là may mắn, không phải lo lắng về tiền bạc bao giờ, sống vô tư không lo nghĩ, nhưng tình cảm quả là long đong lận đận. 2 năm trước cô lấy chồng, một người bạn cũ thuở nhỏ( Chồng Quý Hợi, vợ Ất Sửu 85). Lấy nhau được một tháng, chưa kịp chuyển công tác ra HN ( bạn Libra ở SG) thì chồng đùng đùng xin li dị, quay trở lại với cô người yêu cũ. 2 vợ chồng lằng nhằng chưa hoàn tất thủ tục. Trước khi cưới cũng đi xem một cô coi tử vi ở Thanh Đa, cô cũng có quan điểm con cái sinh ra phải hợp tuổi với bố mẹ, đb là con đầu và út. cô đã xem trước một số điều sau này bạn mình thấy đúng, Vì thế khi xảy ra chuyện tới nhờ thầy xem thì thầy khuyên nếu có con vào khoảng thời gian nào đó năm ngoái 2010 thì 2 vợ chồng quay lại với nhau, còn không thì chẳng thể nào kéo lại. Thế nhưng 2 vợ chồng không buồn nhìn mặt thì làm sao mà có con? Sau ngày Libra cưới khoảng tháng, bạn mình dt nhờ mình đi cùng tới Từ Dũ khám muốn bỏ thai. Thì ra trong lần cuối gặp mặt hoàn tất thủ tục thì 2 vc có "tâm tình" lần cuối. Do cô bạn này vòng kinh không đều, trước kia khám ở TD bác sĩ nói khó có con, nên không có biện pháp an toàn. Mình cũng chỉ biết khuyên suy nghĩ thật kĩ, có thể họ còn duyên nợ chăng, mỗi bào thai là một sinh linh, chưa kể tới việc những hậu quả sau này. Cô ấy cũng rất buồn,( rất yêu trẻ, làm việc cho các tổ chức phi chính phủ), trước mong có con không cần người chồng phụ bạc kia cũng được thì không có, giờ thủ tục li hôn đã xong lại dính bầu. Nhưng giận hơn là anh chồng kia khi được báo tin thì chỉ nói "Tùy", sau đó không liên lạc được luôn. Tồi tệ đến thế là cùng, Cô ấy quyết định bỏ bằng cách uốn thuốc do thai nhỏ( cách đây khoảng hơn 2 tuần). Libra mới đọc được bài viết về luận tuổi LV về vợ chồng, con cái, mới tập luận cho mọi người thì thấy họ không phải là xấu, không hợp với nhau. Nếu năm nay sau sinh thì tốt cho bố mẹ. Có lẽ thầy coi tử vi ở TĐ nhầm về tuổi Quý Hợi 83 -Thủy( LV là hỏa) nên có lời khuyên chưa chuẩn về năm sinh con. Còn Libra tự trách mình kém cỏi, nếu mình biết sớm hơn thì một lời khuyên giữ lại thai nhi, niềm tin tâm linh cũng giúp cho bạn mình có điểm tựa mà giữ lại em bé. Tối qua tự dưng nghĩ tới bạn, hôm nay đọc về nghiệp báo mà cứ ăn năn mãi. Có thể em bé dù vẫn là giọt máu nhỏ nhưng cũng biết giao cảm thì sao? (Vì thời gian gần đây có nhiều chuyện liên quan tới mấy em bé như thế. Lúc thì mình nằm mơ chị Hai mang bầu thì 2 chị em gặp đám ma, Libra che cho chị và đọc Chú Đại bi; gần đây bố mẹ Libra cũng có đt vào bàn chuyện tìm mộ lại cho chú em trai bố mất khi được vài tháng) Libra mới đt cho bạn rủ lên chùa câu siêu cho bé, mong sao linh hồn bé được siêu thăng. Vài lời chia sẻ để mong rằng tất cả mọi người chúng ta biết nhìn lại mình. Lbra cũng như các ACE trên diễn đàn không thể thay đổi được thế giới, nhưng mỗi người hãy sống thiện tâm thì thế giới cũng thêm phần an lạc
  10. Libra cũng xin góp chút lòng thành ủng hộ 100k giúp ông lão ( Anh Thiên Đồng dễ mến chuyển giúp em nhé).
  11. Dear Thiên Luân, Anh ơi em cũng đã đọc các bài hướng dẫn của Thầy Thiên Sứ và một số anh chị tóm tắt lại về Pp Luận tuổi. Anh có thể chỉ rõ thêm một vài điều nữa không ạ? 1/ Nếu thiên can tương sinh nhưng cùng âm / dương thì luận thế nào ạ? VD vợ Tân Mùi, Chồng Nhâm Tuất ; Vợ Giáp Tí, chồng Mậu Ngọ 2/ Nếu cha mẹ, con cùng can, mạng thì suy luận thế nào (Cha mẹ Tân Dậu, con Tân Mão) 3/ Ngtac Tứ Quý ( SInh, Vượng, Mộ) Mình phải coi cùng tuổi cha mẹ nữa đúng không ạ? Nếu Cha Quý Sửu, mẹ Canh Thân, con trai Đinh Hợi, Con trai Canh Dần, dự tính sinh thêm ( Út) Quý Tị ( Tứ sinh với mẹ ) thì xấu hay tốt ạ? Mong được anh chỉ dẫn. Chúc anh và các cô chú, Anh chị trong diễn đàn khỏe mạnh, an vui
  12. Chú ơi, cháu thấy chú mở chuyên mục từ 2009, không biết giờ chú có còn tư vấn nữa không ạ, nhưng cháu vẫn gửi nhờ chú giúp 1/ Nhờ chú xem giúp năm sinh con : Chồng Canh Thân. Vợ Quý Hợi ( 0h 30 ngày 27/08/1983). 2/ Trường hợp V/c bạn cháu Chồng Quý Sửu 1973, Vợ Canh Thân 1980. Con trai đầu Đinh Hợi 2007, Con trai sau 2010. G/đ đang phát triển tốt, có nên sinh nữa hay thôi ạ? 3/ Tuổi cháu làm ăn với tuổi nào tốt ạ( có người nói theo Bát quái Cung phi có đúng không ạ) Công việc của cháu là Tư vấn Bảo hiểm nhân thọ, đi nhiều , có phát triển đươc không ( Sếp Ông Mậu Thân 1968. vợ Nhâm Tí 1972). Nếu thay đổi thì nên chuyển hướng nào ạ. Có chỗ nào cháu hỏi không đúng chú bỏ quá cho ạ. Cháu cảm ơn chú cùng các A/C
  13. em đi tìm mua sách của thầy mà hông còn để mua nữa chứ, đặt sách của VN Book cũng không được.Huhuu
  14. Thầy giáo có thể làm gì với học trò hư

    Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng, tỷ lệ trẻ hư đang tăng lên và tất nhiên là kéo theo tỷ lệ phạm tội tuổi thành niên. Bài viết này cũng hướng tới việc giáo dục trẻ hư chứ không phải là giáo dục nói chung.

    > Thư của học trò hư gửi thầy giáo

    Tôi là một độc giả của VnExpress từ đã khá lâu rồi. Tôi đã từng đọc nhiều bài viết đầ...