Cái "Ống Thời Gian" đó giữ lại tất cả các máy móc đang được để dành sử dụng cho các thế hệ mai sau trong đó họ ghi nhận đầy đủ mọi chi tiết hình ảnh của một nền văn minh đang hồi cực thịnh. Thất lạ lùng làm sao! Nhiều cơ khí hệt như người máy khổng lồ thay người khoan đá, đào đất, xuyên thủng núi non, cày sâu dưới lòng bể cả... Cũng có những toán người khác đang hì hục ráp nối đủ các loại máy khác lạ mà tôi không thể nào hiểu được.
Tôi há hốc mồm ra để nhìn khi trông thấy họ mang những quả ánh sáng tròn và tôi có cảm giác là nó lạnh như tuyết băng kéo lên tận trên cao, trong đó điện năng cung cấp ánh sáng cho cả hàng triệu năm... Lúc đầu những hình ảnh này giải thích về "tĩnh năng và hoạt năng", hai danh từ phát sinh ở thế giới khoa học cực thịnh làm cho tôi bối rối chẳng hiểu họ muốn nói về cái gì.
Sau đó, nhờ những hình ảnh ráp nối chúng tôi mới biết được cái nghĩa của các từ "tĩnh năng" - danh từ chỉ cho sự an toàn không làm hại đến cơ thể con người, còn từ "hoạt năng" là loại ánh sánh bất diệt, nó tồn tại mãi với thời gian và không gian...
Thế giới chúng ta đang ở đã từng một thời có nền văn minh cực thịnh. Những sự kiện đặc biệt mà chúng tôi được nhìn thấy nhờ vào cái máy "Ống Thời Gian" tuần tự chiếu lên màn ảnh trong Cổ Hiền Thạch Động.
Thì ra không phải mãi đến ngày nay chúng ta mới có được nền văn minh đang đi vào hồi cực thịnh, mà nó đã xuất hiện từ hàng bao nhiêu ngàn năm về trước! Chính cái Ống Thời Gian đã chứa đựng hầu hết các công trình khoa học của cả một nền văn minh kỳ diệu mà tôi được may mắn chiêm ngưỡng tận mắt, hiện còn tồn trữ chẳng riêng tại xứ sở Tây Tạng này mà nó còn được cất dấu khắp năm châu bốn bể nữa.
Ngay cả những cổ tháp ở Nam Mỹ cũng như ở vùng đất lạnh lẽo Tây Bá Lợi Á - nơi quanh năm suốt tháng giá băng bao phủ chẳng mấy ai được biết. Đoàn Lạt Ma chúng tôi còn được sự hướng dẫn của tiếng nói của một người vô hình nào đó hướng dẫn đến các hang động, trong đó người xưa đã lưu lại dấu vết hoặc các hình ảnh được khắc lên trên các tường núi đá cực kỳ tinh xảo. Đặc biệt là mỗi hang như vậy đều có hình ảnh của con mèo khổng lồ đầu người được khắc ngay vào các tường đá trong các hang động, hoặc có nơi còn điêu khắc cả một pho tượng thần miêu riêng rẽ được đặt lên một chiếc bệ dài hơn mười thước và chiều cao lối năm thược.
Nguồn: http://www.vangsanh.com/phatadida/main/indexd11e.html?option=com_content&task=view&id=57&Itemid=36