-
Số nội dung
96 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
37 ExcellentAbout ATN
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
Thông tin cá nhân
-
Đến từ
Hanoi , Vietnam
Xem hồ sơ gần đây
1.205 lượt xem hồ sơ
-
ATN started following THÔNG BÁO VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA LỚP HỌC DLLVUD!
-
ATN started following Ngày tốt năm Mậu Tuất 2018,Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn
-
ATN started following LỜI TIÊN TRI NĂM MẬU TUẤT 2018.
-
ATN started following Dự Đoán năm Mậu Tuất 2018, Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn
-
Bỏ tết âm lịch sẽ sớm trả giá với phú quý khô khan18.02.2016 | 05:00 AM “Người Nhật đang tìm mọi cách phục hồi lại những ấm áp sâu lắng của các lễ hội cổ truyền”, Tiến sĩ Nguyễn Việt – Giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á chia sẻ. http://www.nguoiduatin.vn/bo-tet-am-lich-se-som-tra-gia-voi-phu-quy-kho-khan-a227981.html Đã có ý kiến cho rằng, do kì nghỉ Tết kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong thời kì hội nhập và đề xuất không giữ truyền thống nghỉ Tết Âm lịch mà nên nghỉ Tết Dương lịch theo châu Âu. Tết Âm lịch là nét đẹp cổ xưa không thể bỏ. Ý kiến gộp kì nghỉ Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch đã gây ra những tranh luận nhiều chiều. Đem vấn đề này trao đổi với cụ bà Nguyễn Thị Khuyên (80 tuổi, Cầu Giấy, HN), người đã gắn bó cả cuộc đời ở Việt Nam cùng những tập tục truyền thống của dân tộc, cụ Khuyên chia sẻ rằng, với cụ, mỗi dịp tết đến đều là những kỳ nghỉ vô cùng ý nghĩa. Cụ Khuyên cho biết: “Tôi đã sống ở Hà Nội 80 năm rồi, từ lúc nhỏ cho đến giờ tôi chẳng đi đến đâu. Nhưng con cháu bây giờ đứa nào cũng thành đạt. Đứa ở Úc, đứa ở Mỹ, đứa cháu gái vừa được bố mẹ bảo lãnh cho qua Đức cùng. Bây giờ gia đình chỉ có hai ông bà già ở nhà. Cả năm, dịp nghỉ tết là cơ hội duy nhất để vợ chồng tôi tập trung được con cái đầy đủ”. Theo cụ Khuyên: “Tết Nguyên Đán là một nét văn hóa cổ truyền từ lâu đời. Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một quốc gia có rất nhiều lễ hội. Vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn trong ngày tết. Do đời sống được cải thiện nâng cao hơn nên những cuộc nhậu nhẹt, bù khú diễn ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ nét đẹp truyền thống trong văn hóa truyền thống đáng quý này được. Nếu chúng ta biết kiềm chế, biết tổ chức tết thì nên rút ngắn ngày nghỉ Tết Âm lịch xuống 3 ngày. Nếu làm được như vậy thì không cần phải gộp Tết Dương lịch và Âm lịch vào làm một. Dù sao Tết Âm lịch cũng là một nét văn hóa đẹp và phá bỏ đi là rất khó”. Bỏ tết âm lịch là chỉ tính đến lợi ích kinh tế trước mắt Trao đổi với PV báo Người đưa tin về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt – Giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á - người có nhiều năm sống và làm việc ở các nước châu Âu khẳng định: “Ý kiến đó đơn thuần chỉ tính đến lợi ích kinh tế trước mắt. Thực tế lặp lại tâm nguyện của những chính trị gia Nhật Bản trong cuộc cách tân của họ, mà không đo lường hết giá trị của văn hóa và di sản”. Tiến sĩ Nguyễn Việt, giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á “Ở đời có câu phú quý sinh lễ nghĩa, đúng là chúng ta chưa có phú quý ở mức cao so sánh với thế giới. Nhưng không vì chạy đua để đạt được cái phú quý so sánh đó mà bỏ đi cái Lễ nghĩa ngàn đời mới có được”, ông Việt chia sẻ. Theo ông Việt, người Nhật đang trả giá với sự phú quý khô khan, tẻ lạnh của mình và đang tìm mọi cách phục hồi lại những ấm áp sâu lắng của các lễ hội cổ truyền. “Theo tôi, lễ hội là vốn quý của nhân văn tích lũy ngàn đời, luôn có hai mặt. Nhìn vào tiêu cực để hô hào xóa bỏ là cực đoan và vô văn hóa” - ông Việt khẳng định. Tìm hướng đi đúng đắn cho nét truyền thống văn hóa này, vị tiến sỹ nêu quan điểm: “Chúng ta phải cùng nhau hạn chế, khắc phục và tiêu diệt những tiêu cực phát sinh từ lễ hội, chứ không phải tiêu diệt lễ hội. Ý kiến đề xuất hô hào từ bỏ Tết Nguyên Đán có thể khẳng định là sai”. “Đồng thời, Bộ Lễ (các Ban Tuyên giáo, Ban Tôn giáo, Bộ Văn hóa, Thông tin, các ngành, viện liên quan đến văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn) cần được tập hợp lại trong một hội thảo nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá được mất và đưa ra biện pháp hiệu quả cho bảo tồn, phát huy lễ hội và triệt tiêu mặt có hại của lễ hội”, vị tiến sỹ nhấn mạnh. Cù Hiền
-
GS Trần Văn Khê từng chịu nhiều điều tiếng25/06/2015 02:01 GMT+7 Lúc về Việt Nam để làm công tác giới thiệu âm nhạc truyền thống ra thế giới, GS Trần Văn Khê đã bị chịu nhiều điều tiếng, bị hiểu lầm là lấy tài liệu mang ra nước ngoài lấy tiền, làm 'chảy máu' âm nhạc truyền thống. Về Việt Nam GS Trần Văn Khê mới thấy cuộc sống hạnh phúc Yêu âm nhạc dân tộc thiết tha Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, người có nhiều năm gắn bó và được GS Trần Văn Khê hướng dẫn tận tình khi nghiên cứu, làm hồ sơ về âm nhạc vô cùng tiếc nuối trước sự ra đi của GS Trần Văn Khê. Nhạc sĩ tâm sự: "Sự mất đi của bác là một mất mát lớn lao đối với nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam bởi bác có một tiếng nói quốc tế trong lĩnh vực âm nhạc này. Cho tới cách nay hơn 1 tháng, bác vẫn viết bài trên mạng, giới thiệu miệt mài âm nhạc truyền thống Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bác giới thiệu một người ta tin một, bác giới thiệu hai người ta tin hai. Bác có tiếng nói trong trường quốc tế, bác mất đi là Việt Nam mất vị thế quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam ra ngoài nước thiệt thòi, hụt hẫng. Có thể sẽ có những vị khác nhưng để được như GS Khê chắc phải nhiều năm nữa". Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan chia sẻ rằng, GS Trần Vân Khê là người đầu tiên giới thiệu, giảng dạy âm nhạc truyền thống Việt Nam trên toàn thế giới. Đây là việc làm rất quan trọng và vì công việc mà GS đã có học trò khắp các nước. Chính những học trò này, GS Trần Văn Khê luôn hướng họ làm các đề tài liên quan tới âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ đó, học trò khắc các nước của GS dù có làm đề tài theo hướng của ông hay không thì ít nhiều cũng biết được âm nhạc truyền thống Việt Nam nó như thế nào. "Đó là tình yêu đất nước thiết tha thông qua việc yêu âm nhạc truyền thống", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh. GS Khê cũng là người giới thiệu âm nhạc Việt Nam trong các chương trình UNESCO và được đánh giá cao. Trong cuộc thi về băng đĩa, GS đã giới thiệu nhiều nghệ nhân như Quách Thị Hồ, Tống Văn Ngữ. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan nhớ lại một lần mà ông phải bái phục GS Khê về lòng yêu thiết tha âm nhạc dân tộc. "Khi giới thiệu cho sinh viên Pháp về âm nhạc dân tộc, họ say sưa nghe không màng tới thời gian. GS thì nói liền mấy tiếng không ngừng nghỉ. Một con người hiểu âm nhạc Việt Nam tới sâu sắc như vậy quả là ít có ở Việt Nam", nhạc sĩ Hoành Loan chia sẻ. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan kể, đối với Viện Âm nhạc Việt Nam, GS Khê là người cộng tác, vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là cha chú đối với Viện. GS toàn dùng tiền của mình giúp cho Viện từ máy ghi âm, thiết bị, hướng dẫn cán bộ nghiên cứu phương pháp điền dã. Điều này đã đóng vai trò quan trọng giúp viện đi đúng phương pháp sưu tầm của thế giới. Những năm 1980, phương pháp sưu tầm âm nhạc của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sưu tầm giai điệu, nốt nhạc trong sinh thái văn hóa. GS đã dạy lớp nghiên cứu của Viện hiểu rằng, để có công trình nghiên cứu âm nhạc còn phải có một nhãn quan văn hóa, phải đặt trong một sinh cảnh văn hóa, không gian và thời gian lịch sử nhất định. Cùng với phương pháp điền dã, từ những năm 1990 lần nào ở Pháp về GS đều nói chuyện so sánh âm nhạc Việt nam với Thế giới để các cán bộ ở Viện nghe. GS nói nghiên cứu không thể thấu đáo được khi chỉ nghiên cứu trong nước mình mà không liên hệ với các nước trong khu vực. Chính điều này buộc các nhà nghiên cứu của Việt Nam phải mở rộng tầm nhìn, liên hệ quốc tế. Những năm 1990, GS Khê đang còn là ủy viên hội đồng UNESCO, hướng dẫn Việt Nam xây dựng hồ sơ di sản văn hóa. Di sản Nhã nhạc là loại hình đầu tiên được làm hồ sơ. Ca trù cũng vậy. Ca trù là nghệ thuật duy nhất của Việt Nam bị hắt hủi nhưng GS đã đánh giá và nói chuyện với vị lãnh đạo Việt Nam về giá trị văn học và âm nhạc. Năm 2005 nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá ca trù nhưng cuối cùng GS đã thuyết phục được nhà nước đồng ý làm hồ sơ di sản cho ca trù. "GS là người đầu tiên hướng cho chúng ta phương pháp xây dựng di sản kiệt tác là như thế nào", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho biết. Lần đầu tiên được GS Khê hướng dẫn làm hồ sơ xây dựng Ca trù, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan mới thực sự biết được thế nào là văn bản chuẩn quốc tế, chuẩn về kỹ thuật, nội dung, ngôn ngữ. GS sửa từng nội dung, sửa chỗ nào chỉ ra tại sao sửa. "Tôi lớn lên từ những điều tưởng như nhỏ nhặt đó", nhạc sĩ Hoành Loan nhớ lại. Cũng chính lần đó, khi nói chuyện về nghệ thuật ca trù, trong lúc viện âm nhạc phân tích về cái hay, cái độc đáo của Ca trù, GS Khê đã thẳng thắn chỉ ra 2 cái hay nhất mà Viện thiếu vẫn chưa đưa ra được để thuyết phục nhiều người khó tính. "GS phân tích, cái độc đáo của ca trù là cái phách, tại sao phách ca trù lại có 3 lá. Phách 1, phách đôi để tạo ra 2 âm sắc khác nhau, đó mới là cái độc đáo, phát hiện tinh tế về âm nhạc. GS phát hiện thêm cho Viện cái độc đáo khác nữa của giọng hát ca trù ngoài cái mà Viện phát hiện trước đó là giọng hát ca trù dung giọng. Nhưng dung giọng chưa độc đáo, giọng hát ca trù độc đáo ở cách hát đổ hột. GS bảo, nghệ nhân Quách Thị Hồ có giọng hát đổ hột như tiếng ngọc rơi trên mâm bạc. Chính GS đã cung cấp cách nhìn vào chi tiết nghệ thuật, âm nhạc dân tộc của Việt Nam mà phương Tây chưa có. Một giáo sư bậc thầy Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan kể, thời gian làm việc với GS Khê, nhạc sĩ chưa từng thấy GS cáu gắt bao giờ. "Khi làm việc với GS để lập hồ sơ Đờn ca tài tử. GS là bậc thầy đứng cách tôi vời vợi. Trao đổi với GS mới thấy mình ngu ngọng nhưng GS chỉ nói là cái này chú chưa biết, GS hướng dẫn tận tình, không cáu gắt, đặc biệt là không bao giờ hỏi đến tiền. Tôi không biết GS có bao nhiêu tiền, nhiều đến cỡ nào nhưng làm việc hăng say từ 2h đến 6h30 chiều, chỉ bảo tường tận mà chưa bao giờ đòi tôi một đồng thù lao nào cả", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh. Mặc dù GS không ưng với Bộ VHTT&DL giao cho Viện âm nhạc làm hồ sơ Đờn ca tài tử bởi GS muốn Nam bộ làm hơn, vì chỉ có Nam bộ mới làm tốt hơn tất cả các vùng miền khác về Đờn ca tài tử. Nhưng dù không ưng lắm, như nhiều người khác giận dỗi, nhưng GS vẫn tận tình chỉ bảo. Kể cả khi xong rồi, GS vẫn nói rằng giao cho Nam bộ vẫn tốt hơn nhưng vẫn không hề 'ấm ức'. "Như vậy cho thấy GS Khê trân trọng ngay cả với những quy định pháp luật mặc dù lúc đó, GS có thể yêu cầu đưa cho Nam Bộ làm", nhạc sĩ Hoành Loan nhấn mạnh. Nhạc sĩ Hoành Loan bảo, cũng có một thời gian GS làm việc ở Việt Nam bị nhiều hiểu nhầm. Người ta xôn xao GS về nước lấy tư liệu đem bán thế giới để thu về lợi cá nhân, làm chảy máu âm nhạc dân tộc dù đó chính là giai đoạn GS giới thiệu âm nhạc Việt Nam ra thế giới nhiều. GS đã nhận biết bao nhiêu tai tiếng nhưng ông không giận, chỉ nói rằng người ta chưa hiểu mình, rồi sẽ hiểu. "Đúng là người làm khoa học, không bực tức với câu chuyện xung quanh, bỏ qua tất cả chỉ tập trung vào chuyên môn của mình. Tôi khẳng định cả đời GS không có chuyện buôn bán tài liệu. Chỉ một lòng giới thiệu âm nhạc việt nam ra thế giới. GS toàn đi đi về về bằng tiền của mình để giới thiệu âm nhạc Việt Nam thôi", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan tâm sự. "GS Khê cũng có cách hành xử với âm nhạc dân tộc rất mở, tinh tế", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho biết. Ông kể, có lần khi nói chuyện về dân ca Việt Nam, GS bảo nhạc sĩ tổ chức chương trình để một số nghệ nhân có thể ca hát, giới thiệu âm nhạc truyền thống. Nhưng lúc đó nhạc sĩ Hoành Loan nói quan họ cổ thì không còn, chỉ có quan họ người ta đệm đàn để hát. GS Khê nói: "Ngày nay người ta đã hát có đàn, cứ tổ chức hát có đàn, chứ không phải là nhất nhất cổ". "Điều này cho thấy cái hành xử với âm nhạc truyền thống, không cứ phải đẩy nó vào cổ sơ. Gợi mở cách ngẫu hững, không thể ép người ta chỉ hát những bài cũ. Quan điểm của GS rất gợi mở. Đúng là cách nhìn của GS bậc thầy", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan nhấn mạnh. Tình Lê
-
Mỹ, Nhật quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông Thứ tư, 29/4/2015 | 08:53 GMT+7 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-nhat-quan-ngai-ve-hoat-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong-3207502.html Lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật Bản hôm qua chia sẻ mối quan ngại về hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cam kết tăng cường răn đe quân sự chung. Obama quan ngại Trung Quốc dùng sức mạnh bắt nạt các nước ở Biển Đông / Obama: 'Trung Quốc không nên bắt nạt nước nhỏ như Việt Nam, Philippines' Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng hôm qua. Ảnh: Reuters Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama cáo buộc Trung Quốc "phô diễn sức mạnh" thông qua các tuyên bố chủ quyền và việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. "Có một số căng thẳng thực sự đã phát sinh với Trung Quốc xung quanh cách tiếp cận với các vấn đề hàng hải và tuyên bố chủ quyền của nước này", AFP dẫn lời ông Obama nói. "Mỹ và Nhật Bản nhất trí cam kết về tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp không áp bức". Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất nhằm xây đảo nhân tạo trên nhiều bãi đá ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước liên quan và cộng đồng quốc tế. Quy mô, tốc độ và mục đích quân sự của hoạt động này gây lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc trên tuyến đường biển quan trọng và nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang. Bày tỏ mối quan ngại về vấn đề Biển Đông, ông Obama và ông Abe thề đối phó với những mối đe dọa mới và tăng cường răn đe quân sự chung. Tổng thống Mỹ tái khẳng định cam kết "tuyệt đối" với Nhật Bản và nhấn mạnh rằng cam kết này "bao hàm tất cả những lãnh thổ nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản, trong đó có quần đảo Senkaku". Đây là một nhóm đảo không người sinh sống ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên, ông Obama cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc không nên xem liên minh Washing -Tokyo là một mối đe dọa. "Chúng tôi không nghĩ rằng một liên minh Mỹ-Nhật mạnh được xem như một sự khiêu khích", ông nói. "Như tôi đã nói trước đây, chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc". Anh Ngọc
-
"Bây giờ có nhiều thứ quá thất vọng nên bản năng thức dậy" 22/04/2015 02:00 GMT+7 Trong nhiều sự kiện xã hội gần đây như tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa... và gần đây nhất là chen lấn vượt rào để vào công viên nước Hồ Tây, nhiều người lại nhắc tới khái niệm "Tâm lý đám đông", trích dẫn phân tích của nhà tâm lý học Gustave Le Bon để phân tích hiện tượng này. Đám đông nam thanh niên "quây" cô gái rách tơi tả bikini tại công viên nước Cô gái rách bikini bị quây kín ở công viên nước Hồ Tây Chúng tôi đã tìm gặp nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, người dịch cuốn sách Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Tri thức, 2006). Một cách ngắn gọn nhất, trên những kiến thức mà ông tiếp nhận và truyền bá đi, ông lý giải các hiện tượng nói trên như thế nào? - Cứ khi nào đám đông tập hợp lại thì vô thức của đám đông xuất hiện. Khi đã vào đám đông, con người mất hết bản sắc riêng rồi. Lúc bấy giờ, đám đông hướng dẫn, chỉ đạo mình. Cũng không thể điều đó nói là sai hay đúng được. Khi định nghĩa sai - đúng là qua chính trị rồi, là hai bên đối kháng nhau. Còn những hiện tượng nêu trên không điển hình cho tâm lý đám đông như những sự kiện liên quan tới chính trị, có ý tưởng, có chuẩn bị. Những sự kiện vừa rồi chỉ là dùng đông người để đỡ sợ, tìm sự đồng lõa, chứ không hẳn là tâm lý đám đông. Chỉ là dùng đám đông để tự tin hơn, chứ không phải cả đám đông đi ăn cướp, làm bậy. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh Vậy thì, hiện tượng nói trên cho thấy người dân đang thiếu hụt những điều gì, thưa ông? - Theo như tôi được biết, thì cuốn sách "Tâm lý đám đông" đã được tái bản tới lần thứ 6. Những kiến thức về đám đông rất quan trọng đối với con người hiện đại. Mình phải có ý thức, đừng để trở thành một phần tử của đám đông cuồng nhiệt, biến mình thành vô thức. Người trí thức là phải lặng lẽ, suy nghĩ cẩn thận, và như thế thì phải “ở riêng” thôi. Đã có đầy những dẫn chứng về việc ngay những nhà bác học, học giả lỗi lạc khi đã đi vào đám đông sẽ không còn suy nghĩ được cá nhân nữa, mất cả cá tính. Đối với trí thức thế là hỏng, sẽ bị tầng lớp khác, người khác lợi dụng, chỉ đạo. Còn với “thường dân” thì sao? Trước những hiện tượng "lệch chuẩn" của xã hội, trước những hành vi lệch lạc của người lớn hiện nay, thì theo ông, các bạn trẻ hay mỗi ông bố bà mẹ nên đọc thêm những cuốn sách nào? - Các nhà xuất bản cũng thấy được phần này rồi. Đám đông có mặt tiêu cực, nhưng có mặt tích cực. Con người hiện đại không thể chỉ làm việc một mình được. Tuổi trẻ bây giờ làm việc theo nhóm, theo cụm, bổ trợ cho nhau rất nhiều, chứ không phải cứ đám đông là làm những việc lệch lạc. "Tuổi trẻ rất dễ bị đám đông kích động, cách tốt nhất là tránh ra thì hơn. Bởi khi đã tham gia không thể nói giỏi được, mà sẽ bị cuốn theo" Người nước ngoài thường đánh giá người Việt Nam có kỹ năng làm việc nhóm kém. Người trẻ Việt thiếu hụt những phần này rất nhiều. Sách tâm lý học hiện đại có hẳn những lý thuyết riêng về vấn đề này như cuốn “Trí khôn của tập thể”. Đám đông có lúc đưa ra những ý kiến rất hay. Làm việc nhóm phải có kỹ thuật riêng, có thỏa hiệp, tôn trọng ý kiến của người khác… Nếu chỉ biết đám đông như thế kia mà lo sợ là không được. Phải học cách cùng làm việc với đám đông. Những lý thuyết đó phải đọc. Còn những hành động lệch lạc, thì như tôi đã nói, dùng tâm lý đám đông chỉ giải thích được một phần. Đó là sự lây nhiễm hành vi xấu. Những hành động đấy chủ yếu nói lên văn hóa của cả xã hội đang xuống cấp. Nhìn nhận về hiện tượng này, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ lập luận: "Trong số những người hôm nay, tôi nghĩ có nhiều người đã từng xếp hàng rất ngay ngắn hàng giờ để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khóc. Vậy thì có đáng lên án họ không, khi ở hoàn cảnh này, họ có những hành động rất bản năng, nhưng ở hoàn cảnh khác họ lại rất văn hóa và đáng trân trọng". Nhưng lại có phản biện: "Văn hóa là cái vỏ bọc, bản năng là cái ruột. Khi cái vỏ văn hóa có giá trị làm chủ, bảo vệ, điều chỉnh cái ruột bản năng, bắt cái ruột bản năng phải phục tùng trong mọi hoàn cảnh, đó là văn hóa thật. Còn cái vỏ văn hóa không làm chủ được điều đó, ở hoàn cảnh này nó che giấu mọi thứ để tỏ ra thanh lịch, hào hoa, ở hoàn cảnh khác nó lại thả cửa cho sự tham lam, bần tiện, thì đó là cái vỏ văn hóa giả". Theo ông lập luận nào thuyết phục hơn? - Khi đã vào đám đông là bản năng trỗi dậy, văn hóa không thể làm chủ được. Chỉ có những người tạo lập được phông văn hóa rất cao sẽ tránh được những chuyện này thôi. Nhưng cũng không thể bảo những người còn lại là có vỏ văn hóa giả. Chỉ là, vỏ văn hóa của họ không vững chắc thôi. Đã để bị lôi cuốn tức là không vững chắc rồi, chứ họ không giả tạo. Muốn đề kháng được những thứ lệch lạc của hoàn cảnh, chỉ có cách là có phông văn hóa vững chắc. Đây là việc thuộc nhà trường, thuộc đoàn thanh niên, mà quan trọng nhất là phụ thuộc vào gia đình. Nhà trường là phần cực kỳ quan trọng, nhưng cha mẹ mới là quan trọng nhất. Vậy thì, ông có cảm thấy buồn trước hiện tượng trên? - Buồn rồi sẽ qua thôi. Bởi vì xã hội mình bây giờ nhiều cái thất vọng quá nên bản năng thức dậy. Mà trong con người mình đầy bản năng xấu, nào là tham sân si. Bản năng là một trong những cái vô thức, chi phối mình ghê gớm lắm. Gặp hoàn cảnh, bản năng thức dậy ngay, đừng ai nói trước điều gì. Còn vì sao tôi nói “sẽ qua”, bởi vì rồi xã hội sẽ vẫn giải quyết được thôi. Trong bản năng con người có bản năng chết và bản năng sống. Nói như Freud, bản năng chết là bản năng dẫn tới chiến tranh, bạo lực, còn bản năng sống là bản năng yêu đương, sinh tồn. Nếu một dân tộc nào lao xuống dốc, kể cả khi dường như không còn con đường nào khác, thì thông thường bản năng sống trong dân tộc đấy vẫn thức dậy được. Sẽ vẫn có những ngọn lửa, có con người kích thích bản năng sống thức dậy. Và hết giai đoạn ấy là sẽ hồi phục lại. Dân tộc nào cũng có những lúc rất bi quan trong vấn đề tư tưởng, nhưng không phải là hết. Nếu dân tộc ấy còn sống được, tức là nó sẽ còn sức sống để tái sinh trở lại. Không bi đát đâu, tôi nghĩ thế. Hai bản năng luôn tồn tại trong chúng ta, trong cộng đồng cũng như trong mỗi cá nhân. Mình biết cách trau dồi, nuôi nấng phần đẹp, lúc nào đó bản năng tốt sẽ trỗi dậy trở lại. Chứ bây giờ ta muốn đi tìm một xã hội hoàn toàn tốt lành là không thể có được. Chấp nhận cái lệch lạc nhưng phải nuôi dưỡng cái đẹp. Mà việc đó không phải chỉ một vài người làm được... Xin cảm ơn ông. Chi Mai – Hạ Anhthực hiện
-
Sư phụ hãy xem tin gốc của bài viết ở dưới đây ạ http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-ven-man-bi-mat-cua-cac-thay-tuong-so-3150387.html http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-dat-gia-thuyet-am-duong-ngu-hanh-xuat-xu-tu-viet-nam-3032814.html http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-khang-dinh-nguoi-viet-sang-tao-ra-kinh-dich-3094123.html
-
Đảo chính lần này ở Thái Lan có gì khác? 23/05/2014 12:07 GMT+7 http://vietnamnet.vn...o-gi-khac-.html Các hoạt động kinh doanh ở Thái Lan thường không bị ảnh hưởng vì bất ổn nhưng cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị đã thay đổi. TIN BÀI LIÊN QUAN: Khắp thế giới lên án đảo chính ở Thái Lan Hình ảnh Thái Lan ngày đảo chínhQuân đội Thái Lan tuyên bố đảo chính Quân đội Thái "giao bài tập về nhà" cho các phe Thái Lan ra sao khi chịu thiết quân luật? "Lần này khá khác biệt với các cuộc đảo chính mà chúng ta đã chứng kiến trước kia. Đây là loại khủng hoảng chính trị trăm năm mới có một lần", hãng tin CNBC dẫn lời Ernest Bower, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Các nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận định. Quân đội Thái nói đảo chính là để khôi phục trật tự và thúc đẩy cải cách chính trị. (Ảnh: EPA) Sau hơn 7 tháng chứng kiến các cuộc biểu tình rầm rộ và hai ngày thiết quân luật, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố quân đội nắm giữ quyền lực trong một cuộc đảo chính. Báo chí đưa tin, các lãnh đạo của phong trào Áo Đỏ ủng hộ chính phủ đã bị bắt giữ. Đến nay, Thái Lan đã trải qua 19 lần đảo chính quân sự, với 12 lần thành công, kể từ khi nước này trở thành một nền quân chủ lập hiến năm 1932. "Đó là về chuyện ai sẽ nắm quyền khi việc nối ngôi ở Hoàng gia diễn ra", ông Bower nói với CNBC, đồng thời nhận định, quân đội không muốn chịu nguy cơ lực lượng ủng hộ chính phủ lên nắm quyền trong thời kỳ chuyển giao này. Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã trị vị nền quân chủ lập hiến ở Thái Lan hơn 60 năm nhưng sức khỏe của ông đang giảm sút. Tuy ông được người dân khắp cả nước sùng kính nhưng Thái tử nối ngôi là một nhân vật ít được biết đến hơn nhiều. Theo CNBC, một số người biểu tình chống chính phủ tin rằng, tầm vóc của chế độ quân chủ đang bị đe dọa bởi sự nổi tiếng của Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cũng do quân đội thực hiện năm 2006. "Phe Áo Vàng (chống chính phủ) nghĩ đây là cơ hội cuối cùng của họ để "ấn định mọi thứ" trước khi... Quốc vương qua đời và chúng ta có một quốc vương mới", Steve Vicker - Tổng giám đốc hãng tư vấn giảm nhẹ rủi ro Steve Vickers & Associates, nói với CNBC. "Đó là cơ hội cuối cùng của họ để thay đổi hiến pháp, thay đổi hệ thống bầu cử". Một lo ngại khác là tiềm năng bùng phát bạo lực khi phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ được tổ chức tốt hơn so với hồi xảy ra đảo chính năm 2006. Áo Đỏ hiện nay dường như có khả năng không chỉ huy động được các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố mà còn có thể hình thành một lực lượng đối lập nghiêm trọng từ thành trì ở miền bắc đất nước. Trong những lần hỗn loạn chính trị trước kia, việc làm ăn ở Thái Lan hiếm khi chịu tác động, nhưng lần này, kinh tế bị ảnh hưởng rõ ràng, với GDP quý 1 giảm 2,1% nhiều hơn dự kiến/quý. Nhiều chuyên gia phân tích còn hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Thái Lan. "Nếu Thái Lan không chịu bất ổn chính trị căng thẳng này thì nền kinh tế có thể tăng trưởng khoảng 4-4,5% năm nay. Giờ chúng tôi đang đánh giá ở mức 1-2%", CNBC trích lời Thomas Byrne, một Phó Chủ tịch cấp cao tại Moody. Ông dẫn chứng, bất ổn đã khiến cho các dự án hạ tầng hứa hẹn trị giá khoảng 60 tỷ USD bị đình hoãn. "Họ thực sự cần một chính phủ có thể thông qua một ngân sách mới và có thể có được chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đạt mức họ mong muốn. Tôi nghĩ điều đó cần thiết cho sự cạnh tranh dài hơi của nền kinh tế Thái Lan", Byrne nói với CNBC. Hiện chưa rõ động thái mới của quân đội Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính tới mức nào. Lúc đầu đồng Baht phản ứng tiêu cực với thông tin đảo chính nhưng sau đó đã phục hồi. Giá USD vào khoảng 32,44 Baht, tụt khỏi mức 32,59 Baht sau khi Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố nắm giữ quyền lực. Thanh Hảo
-
Cận cảnh sự hủy hoại ghê rợn của hút thuốc lá 02/01/2014 02:00 GMT+7 http://vietnamnet.vn...t-thuoc-la.html Hút thuốc lá cũng giống như hấp thu một ly cocktail độc chất xyanua và thạch tín vào cơ thể, gây ra những tổn hại ghê rợn cho chính người hút. Bộ Y tế Anh vừa cho công bố một đoạn video về các ảnh hưởng đáng sợ của việc hút thuốc lá đối với cơ thể người, nhằm khuyến khích mọi người chấm dứt thói quen gây hại này. Đoạn video mở đầu bằng cảnh một người đàn ông đang đứng ở bên ngoài hút thuốc. Tiếp đó là những hình ảnh minh họa về cách khói thuốc mà anh ta hít vào xâm nhập vào phổi ra sao, trước khi thẩm thấu vào các mạch máu, tới tim và cuối cùng tiếp cận bộ não. Trong quá trình "tấn công" khắp cơ thể, khói thuốc lá đã khiến các bộ phận cơ thể bị tổn hại nhanh chóng. Giáo sư Dame Sally Davies, quan chức y tế hàng đầu của Anh, nhấn mạnh: "Chúng ta đều biết về tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với tim và phổi, nhưng những người hút thuốc cần phải biết rõ về mức độ hủy hoại tiềm tàng đối với bộ não và các cơ quan thiết yếu khác trong cơ thể khi những độc tố trong thuốc lá xâm nhập vào máu. Mỗi khi bạn hút thuốc lá, máu nhiễm bẩn, chứa đầy độc tố sẽ lưu chuyển khắp cơ thể bạn trong vài giây, gia tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong sớm, với 1/2 số người hút thuốc lá chết trẻ vì các bệnh có liên quan đến hút thuốc. Điều đặc biệt đáng lo ngại là mọi người vẫn còn đánh giá thấp các tác hại gắn liền với việc hút thuốc". Theo các chuyên gia, trong vòng 5 năm sau khi ngưng hút thuốc, nguy cơ đột quỵ của bạn có thể giảm xuống tuơng đương những người cả đời không hút thuốc. Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
-
Sự kiện này lại trùng ngày Tam nương (3/4/Giáp Ngọ) nên chắc là Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt ở đây.
-
Sức khỏe Vua Thái xấu đi vào thời điểm nhạy cảm 13/07/2012 16:45 GMT+7 Nhà vua được sùng kính của Thái Lan, người nắm quyền lâu nhất thế giới, hiện được chữa trị chảy máu não tại bệnh viện nơi ông lưu trú từ 2009, hoàng gia Thái hôm nay (13/6) cho biết. Nhịp tim và huyết áp của Vua Bhumibol Adulyadej đã trở lại bình thường sau sự kiện trên song các bác sĩ vẫn khuyên ông tạm dừng các hoạt động công cộng vào thời điểm này, cục quản gia của hoàng gia cho biết trong một thông báo. Một nhóm bác sĩ hoàng gia đã điều trị cho nhà vua 84 tuổi này vào tối qua sau khi ông bị co thắt tay phải và tim đập hơi nhanh. "Các bác sĩ đã dùng tia x để kiểm tra não của nhà vua và thấy một lượng máu nhỏ tràn qua phía trái của màng não", thông báo cho hay. Nhà vua được chữa trị bằng thuốc dùng cho tĩnh mạch sau khi ngừng co thắt. Sức khỏe vua Thái xấu đi vào đúng thời điểm nhạy cảm tại Thái Lan - quốc gia đang có nhiều bất ổn chính trị, sau khi tòa án Hiến pháp ra phán quyết, vốn đe dọa làm bùng phát sự chia rẽ tại nước này. Tòa án Hiến pháp Thái Lan, được lực lượng an ninh bảo vệ chặt chẽ, chiều nay đã bác bỏ khiếu nại của phe đối lập chống đảng cầm quyền. Tại Thái Lan, bất cứ thảo luận nào về hoàng gia đều cực kỳ nhạy cảm. Hoàng gia hiện vẫn yên lặng đối với việc nối ngôi. Nhà vua Bhumibol Adulyadej vào viện từ tháng 9/2009 để chữa bệnh về hô hấp. Lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất của nhà vua là ngày 7/7 khi ông đi dạo trên sông Chao Phraya trên một con thuyền hải quân. Ông dự định đi tới tỉnh Ratchaburi vào chủ nhật song lại hoãn. Hoài Linh (Theo CNA, Yahoo News) ============================= Quốc vương Thái Lan bất ngờ xuất hiện 05/05/2014 15:54 GMT+7 Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej hôm nay (5/5) đã có sự xuất hiện công khai hiếm có, khi nước này bước vào giai đoạn quyết định, Nation đưa tin. Vua Bhumibol trở lại với công chúng để đánh dấu lễ kỷ niệm 64 năm đăng quang, trong bối cảnh đất nước đang chìm trong bất ổn chính trị này sắp bước vào một giai đoạn có tính quyết định. Nhà vua xuất hiện giữa lúc Thủ tướng Yingluck phải đối mặt với hai thách thức pháp lý chủ chốt, có thể khiến bà phải rời ghế trong vài ngày tới và lãnh đạo đối lập Abhisit Vejjajiva từ chối cuộc bầu cử tiến hành vào tháng 7 tới. Vua Bhumibol, người nắm giữ ngai vàng lâu nhất thế giới, đồng thời là cha già của mọi người dân Thái, đăng quang vào 5/5/1950, dù thực sự nắm ngai vàng vào tháng 6/1946 sau cái chết của anh trai ông. Nhà vua 86 tuổi này được coi là người nắm quyền về mặt đạo đức ở Thái Lan. Các bài phát biểu công khai của ông luôn được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, vào dịp này, ông không có bài phát biểu nào. Các con phố gần cung điện ven biển của ông giống như "một biển vàng". Hàng nghìn người vẫy cờ và hô vang "Quốc vương vạn tuế!", khi xe của ông đi qua thành phố duyên hải Hua Hin, nơi ông đang sống kể từ khi rời bệnh viện ở Bangkok hồi tháng 8 năm ngoái. Một buổi lễ ngắn được tổ chức trong một căn phòng của cung điện, chật cứng các quan chức chính trị và quân sự Thái. Các nhà sư tiến hành lễ cầu nguyện ngắn trước sự chứng kiến của nhà vua ngồi trên xe lăn. Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng có mặt. Ngày mai, bà Yingluck sẽ có mặt tại tòa án Hiến pháp để đương đầu với các cáo buộc lạm dụng quyền lực. Bà Yingluck có thể bị buộc tội lơ là nghĩa vụ. Hiện chưa rõ có phán quyết nào sẽ được đưa ra vào ngày mai hay không, nhưng giới quan sát dự đoán là trong 10 ngày tới sẽ có. "Đó là những tuần lễ quan trọng đối với tương lai của Thái Lan", cố vấn pháp lý của cựu Thủ tướng Thaksin Noppodon Pattama nói. Hoài Linh ============================= Lại trùng ngày Tam nương - mùng 7 (5/5/2014)
-
Khám phá phủ nhận sự sống tồn tại trên sao Hỏa 14/04/2014 13:57 GMT+7 http://vietnamnet.vn...en-sao-hoa.html Một nghiên cứu mới hé lộ, sự sống chưa từng tồn tại trên sao Hỏa do hành tinh này quá lạnh. Dấu vết về các luồng chảy chất lỏng từng tồn tại trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA Các nhà khoa học về hành tinh đã rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu 319 hố nhỏ ở Aeolis Dorsa, một khu vực 3,6 tỉ năm tuổi gần nơi hạ cánh của tàu thám hiểm tự hành Curiosity trên bề mặt hành tinh đỏ. Nhóm nghiên cứu đã phân tích các hình ảnh kỹ thuật số, có độ phân giải cao về các hố trên sao Hỏa, do tàu thăm dò MRO cung cấp, nhằm tìm ra áp suất khí quyển vào thời điểm chúng hình thành. Theo họ, sức nóng và sức ép rất lớn lên vật thể xâm nhập vào một bầu khí quyển dày đặc khiến nó bị vỡ nát. Tuy nhiên, nếu bầu khí quyển mỏng hơn, các vật thể nhỏ hơn có thể chạm tới bề mặt hành tinh. Do đó, kích cỡ những hố nhỏ nhất trong các trầm tích sông trên sao Hỏa cung cấp thông tin về áp suất khí quyển trên hành tinh này vào thời điểm các dòng sông còn tuôn chảy. Các chuyên gia đã so sánh kích cỡ của các hố với hàng loạt mô phỏng trên máy tính, ở những mức áp suất khí quyển khác nhau. Họ phát hiện, áp suất khí quyển trên sao Hỏa từng lớn hơn nhiều so với ngày nay, nhưng vẫn không đủ để làm ấm bề mặt hành tinh trên mức đóng băng. Thay vào đó, luồng chảy chất lỏng trên sao Hỏa chắc chắn chỉ tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn, không đủ thời gian tạo điều kiện ẩm ướt và ấm áp kéo dài, thiết yếu cho việc hình thành sự sống. Bức ảnh về đốm "ánh sáng" trắng kỳ lạ trên sao Hỏa khiến một số người tin là sự sống đang phát triển trên hành tinh này. Ảnh: NASA Phát biểu trên tạp chí Nature Geoscience, tiến sĩ Edwin Kite thuộc Đại học Princeton (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, tuyên bố, nếu khám phá của ông và các cộng sự là chính xác, nó bác bỏ việc sao Hỏa có một bầu khí quyển đậm đặc, giàu nước và các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời cho thấy, nhiệt độ trung bình về dài hạn trên hành tinh đỏ nhiều khả năng dưới ngưỡng đóng băng. Phát hiện mới được công bố chỉ vài tuần sau khi tàu Curiosity ghi được hình ảnh về một đốm "ánh sáng" trắng kỳ lạ trên sao Hỏa, khiến một số người tin sự sống đang phát triển trên hành tinh này. Chuyên gia UFO Scott Waring nhận định, bức ảnh có thể ám chỉ, các sinh vật thông minh đang cư trú dưới lòng đất. Tuy nhiên, NASA sau đó khẳng định, đốm sáng không có gì là bất thường. Nó thậm chí có thể là "một tia sáng từ một bề mặt đá phản chiếu mặt trời". Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
-
'Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại' 22/01/2014 02:00 GMT+7 http://vietnamnet.vn...-that-bai-.html Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công" - một bài viết trên Nationalinterest phân tích. Đông Á chạy đua vũ trang 'ác liệt' nhất toàn cầu TQ lại 'giăng bẫy' về chủ quyền trên Biển Đông TQ cạnh tranh ngôi 'cường quốc số 1' với Mỹ? Chiến lược tham vọng Việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây và đụng độ tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên biển Đông là hai vấn đề về bản chất liên quan mật thiết với nhau. Các vấn đề trên hai vùng biển này được mô tả như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực giàu tài nguyên. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, sự việc phản ánh một chiến lược tham vọng của Trung Quốc đẩy Washington ra khỏi khu vực, và chiếm đóng khu vực chung phía Tây Thái Bình Dương. Song chiến lược này đang dần thất bại. Trước thế kỷ 19, Trung Quốc trong hàng ngàn năm đã là một cường quốc tiên tiến và uy tín nhất trên toàn thế giới. Lịch sử huy hoàng này đã dấy lên trong các thế hệ lãnh đạo TQ, từ Tôn Trung Sơn đến Tập Cận Bình một giấc mơ chung - khôi phục lại vị trí đỉnh cao tại Châu Á. Những gì Trung Quốc thực hiện phản ánh nỗ lực của các nhà lãnh đạo để đạt được tham vọng đó. Một nền tảng quan trọng của mục tiêu này là kiểm soát được khu vực chung. Học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc nhận ra điều kiện cần cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là khả năng kiểm soát vùng biển và vùng phòng không chung tại biển Hoa Đông và biển Đông. Đây là nhiệm vụ có thể nói rất nặng nề với TQ. Tại thời điểm hiện tại, Mỹ đang chiếm đóng khu vực này, với vị thế hoàn toàn áp đảo Trung Quốc. Tuy nhiên, nắm trong tay một số lợi thế, Bắc Kinh đang cố biến vùng biển Hoa Đông và biển Đông thành sân sau của mình. Chẳng hạn việc đòi kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư và vùng hải phận, không phận xung quanh. Chiến lược này thể hiện rõ ràng qua hai phương sách Trung Quốc áp dụng. Thứ nhất là đường lưỡi bò (U-shaped line) trên vùng biển Đông. Sau đó là Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông. Điều khiến những ý đồ này hoàn toàn phù hợp với tham vọng kiểm soát hải phận và không phận tại các vùng biển là sự bành trướng vô lý của Trung Quốc trên những vùng lãnh thổ tranh chấp. Không xuất phát từ đặc điểm địa hình, "đường lưỡi bò" hình chữ U được sử dụng để phân định vùng biển của Trung Quốc trên toàn bộ vùng biển Đông, bao gồm cả những khu vực lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phillipines và Malaysia. Còn vùng ADIZ, bao gồm hầu như toàn bộ biển Hoa Đông, yêu cầu máy bay thậm chí không bay đến Trung Quốc cũng phải tuân theo yêu cầu và kiểm soát của Trung Quốc nếu trong lộ trình có ngang qua ADIZ. Các kịch bản đều thất bại Chiến lược sử dụng yêu sách lãnh thổ để giành quyền kiểm soát khu vực chung chắc chắn sẽ thất bại. Có thể xét đến kịch bản đầu tiên khi Trung Quốc lựa chọn không hành động thái quá để đòi yêu sách. Những hành động trước đây chỉ chuốc lấy sự lên án từ phía quốc tế, và tạo lý do chính đáng cho các quốc gia láng giềng tăng cường hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển biên giới với Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc có thể chờ đợi thời cơ thích hợp hơn, khiến các nước láng giềng bình tĩnh lại và giảm bớt chỉ trích từ quốc tế. Tuy nhiên, sức mạnh của các yêu sách lại phụ thuộc vào thời gian và độ quả quyết của các hành động để đòi hỏi yêu sách đó. Nên sự ngưng trệ của Trung Quốc sẽ củng cố thêm vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực, mang lại không ít hậu quả cho nước này. Khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện yêu sách của Trung Quốc cũng không có dấu hiệu thành công rõ ràng. Dẫu luôn phô trương về chương trình hiện đại hoá quân sự, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ chỉ là một con hổ giấy. Hào quang của một cường quốc đang trỗi dậy nhờ kết quả tăng trưởng ngoạn mục tan vỡ, hình ảnh của Bắc Kinh sẽ giảm sút đáng kể. Kịch bản khác là Trung Quốc hành động quyết liệt. Họ có thể đạt được mục đích thông qua cả chiến dịch quân sự hoặc chiến thuật "ăn mảnh tích tiểu thành đại". Nhờ khả năng quân sự ngày càng phát triển, không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc thắng thế các nước láng giềng trong khu vực biển Đông, hoặc áp đảo Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông. Tuy nhiên, phí tổn cho chiến thắng này sẽ rất lớn. Bất cứ động thái quân sự nào từ Trung Quốc đều đánh động phản ứng quân sự và ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác; đồng thời biến Trung Quốc thành kẻ xâm lược, và kích hoạt các lệnh trừng phạt từ những đối tác thương mại lớn nhất. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu thất thoát lớn khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, cùng sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Australia, Ấn Độ và EU. Những nguy cơ tiềm ẩn trên khiến chiến thuật "ăn mảnh tích tiểu thành đại" (salami slicing) của Bắc Kinh trở thành phương án hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, phương sách này rất dễ thúc đẩy quá trình liên kết dần dần giữa các quốc gia đang bị tranh chấp lãnh thổ và các quốc gia đang quan ngại, cùng hỗ trợ lẫn nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công. Trong khi Trung Quốc tiếp tục sử dụng các yêu sách lãnh thổ như một cớ để quấy phá vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, thực tế phương thức thông minh nhất này lại làm hỏng vị thế trỗi dậy của Trung Quốc tại Châu Á. Câu hỏi đặt ra cho Bắc Kinh là liệu họ có chấp nhận nguy hiểm phá hỏng quá trình khôi phục quyền lực để tranh chấp trên mấy hòn đảo? Như Nguyệt (theo Nationalinterest)
-
Công nghệ mới biến nước thành... lửa 31/10/2013 16:08 GMT+7 http://vietnamnet.vn...anh----lua.html Các nhà khoa học thuộc Dự án nghiên cứu châu Âu đang phát triển một thiết bị cầm tay có thể sử dụng nước để tạo ra... lửa. Thiết bị này được kỳ vọng sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất trong ngành công nghiệp hàn xì, hay những công việc cần đến lửa vì nó có thể tự tạo ra nguồn năng lượng khi cần. Đây là một hệ thống điện phân, được thiết kể để sử dụng một nguồn cung cấp điện và nước. Trong đó, nước được phân tách thành khí hydro và oxy, sau đó đưa vào một "ngọn đuốc" - nơi tạo ra lửa. Ngọn lửa này có thể được sử dụng cho việc hàn xì hoặc các ứng dụng công nghiệp khác cần đến lửa. Ông Andrew Ellis, chuyên gia kỹ thuật thuộc Công ty ITM Power (Anh) cho biết: “Chúng tôi có đội ngũ các chuyên gia hóa học, nghiên cứu về công thức màng ngăn mới. Chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều với chất xúc tác, cố gắng làm giảm lượng platinum (bạch kim) và thay thế bằng các vật liệu rẻ hơn. Điều này sẽ giảm chi phí cho hệ thống điện phân”. Hydro và oxy kết hợp với nhau ở đỉnh của ngọn đuốc, tạo ra một ngọn lửa mát hơn và dễ xử lý hơn so với ngọn lửa nóng đuộc kết hợp từ khí oxy với propan hoặc acetylene. Ông Rory Olney, chuyên gia tư vấn hàn xì cho biết: “Ngọn lửa này nhẹ hơn nhiều so với một ngọn lửa kết hợp giữa oxy và acetylene. Sức nóng không quá mạnh ở đỉnh của ngọn đuốc, do đó ánh sáng phát ra từ ngọn lửa cũng ít gây hại hơn đối với mắt". Các nhà khoa học cho biết, những nguyên liệu tạo ra ngọn lửa nóng theo phương pháp truyền thống như acetylene rất nguy hiểm và bất tiện. Việc sử dụng nguyên liệu này đã bị cấm ở những nơi dễ rò rỉ khí. Ngoài ra, việc sử dụng ngọn lửa kết hợp giữa oxy và acetylene đòi hỏi sự chú ý đặc biệt khi xử lý các kim loại nhạy như nhôm. Nhận định về lợi ích của thiết bị tạo lửa mới, chuyên gia Rory Olney giải thích: “Một trong những lợi ích chính của thiết bị này là ngọn đuốc luôn lạnh khi chạm vào, vì lửa được sinh ra và bốc cháy bên ngoài đuốc. Khi không sử dụng nữa, ngọn đuốc sẽ luôn ở trạng thái lạnh, do đó có thể đặt ở bất cứ nơi nào theo ý muốn". Theo nhà khoa học nghiên cứu kim loại Nick Ludford, việc tạo ra khí đốt từ hydro rẻ hơn 20 lần so với khí đốt từ acetylene vì không cần chi phí vào việc tích trữ khí đốt, bảo hiểm và vận chuyển. Do đó, những doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sẽ đánh giá cao những lợi thế của việc tạo ra ngọn lửa mát từ lửa và nước khi công nghệ này được đưa vào thị trường trong tương lai gần. Theo VOV/Euronews
-
http://doisong.vnexp...t-2902617.html# Văn hóa ăn uống 'thảm họa' của một bộ phận người Việt Thứ ba, 29/10/2013 16:51 GMT+7 Chen chúc nhận sushi miễn phí, tranh giành ăn buffet giá rẻ... là những hình ảnh của người Việt gây nhức nhối cộng đồng. 'Phụ huynh đạp đổ cổng trường là gương xấu cho con' Ảnh xô đẩy ăn sushi miễn phí ở Hà Nội gây sốc cộng đồng Cảnh tượng hàng nghìn người chen lấn, tràn ra giữa lòng đường để tranh nhau từng suất ăn sushi miễn phí trên phố Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hôm 24/10 khiến không ít người phát hoảng. Trước đó, sự kiện này được quảng bá khá rầm rộ trên các mạng xã hội nhân dịp khai trương cửa hàng sushi. Lượng thực khách kéo đến quá đông, vượt cả dự liệu của quản lý cửa hàng tạo nên khung cảnh xô bồ, hỗn loạn. Cảnh tượng chen lấn ăn sushi tràn ra lòng đường ở Hà Nội ngày 24/10. Ảnh: Facebook Jenny. Nhiều người có mặt cho biết, càng gần đến giờ ăn, số lượng người càng đông nghẹt, gây ách tắc giao thông. Số lượng 300 - 400 suất ăn dự tính phục vụ không đáp ứng được lượng khách lên đến hàng nghìn người. Anh Thành, sinh viên Học viện Ngân hàng, cho biết đến xem vì tò mò, nhưng sau khi thấy cảnh chen lấn kinh hoàng trên, Thành hãi hùng không dám vào nữa. Bác Tiến Đông, người dân sống gần đó, bình luận: “Tôi không được sống ở thời 1945, nhưng hôm nay đã được thấy các bạn trẻ tái hiện một cách sinh động”. Sự kiện này cũng trở thành chủ đề bàn luận xôn xao của nhiều diễn đàn, trang mạng. Không ít người chia sẻ cảm giác xấu hổ khi nhìn thấy hình ảnh người dân chen chúc, chầu chực trước cửa hàng mong nhận được một suất ăn miễn phí. “Nhìn mà thấy tủi cho dân Việt mình, có phải đói khát gì đâu? Chẳng qua hiếu kỳ, đua đòi, cộng thêm đơn vị tổ chức kém thành ra mới có cảnh tượng trên”, Hồng Hà, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, chia sẻ. Cuối tháng 7/2012, đoạn video ghi lại khung cảnh ăn buffet của một nhà hàng tại TP HCM khiến người xem choáng váng. Trong video, nhiều người tham gia dùng buffet không ngại lấy tay bốc thức ăn. Không ít người tranh nhau bốc thật nhanh mỗi khi nhân viên nhà hàng đặt đồ hải sản như tôm, hàu lên khay. Cảnh giành đồ ăn buffet như "cướp". Ảnh chụp màn hình. Theo những người có mặt, đây là nhà hàng nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3. Nguyên nhân tạo nên cảnh tranh giành trên đường là số lượng người tham gia quá đông, trong khi phần ăn hạn hẹp. Giá buffet khá rẻ (100 nghìn đồng một suất) cũng tạo cho các thực khách tâm lý tranh nhau để không bỏ lỡ bữa ăn giá rẻ này. Đoạn video với cảnh tượng ăn uống nhốn nháo, mất mỹ quan nơi đông người đã tạo nên cú sốc trong dư luận về văn hóa dùng buffet của một bộ phận người Việt. Chị Hoàng Lan, nhân viên một siêu thị ở quận 3, TP HCM, chia sẻ: “Không ít người Việt có tính ham đồ rẻ, văn hóa ăn buffet lại chưa được phổ biến, nên những cảnh lộn xộn, lố lăng khi ăn uống tập thể là điều tất yếu”. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ, thực trạng tham gia các bữa tiệc buffet của người Việt, đặc biệt là trong sự kiện có thực khách nước ngoài tham gia, đang là vấn đề đáng báo động. Nhiều người Việt khi dùng tiệc ở nước ngoài cũng bị chỉ trích, thậm chí bị cảnh báo và tạo ấn tượng xấu trong mắt các vị khách quốc tế. Tấm bảng với dòng chữ bằng tiếng Việt cảnh báo thực khách ăn uống tiết kiệm, được cho là ở một nhà hàng Thái Lan gây xôn xao. Nội dung tấm bảng ghi: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”. Bảng cảnh báo phạt nếu để thức ăn thừa bằng tiếng Việt ở Thái Lan. Ảnh: Facebook Dùng Hàng Việt Theo nhiều người, những cảnh báo tương tự không phải là điều hiếm hoi ở các nước có đông người Việt sinh sống hoặc du lịch. Nguyên Hà, cựu sinh viên Đại học NUS, Singapore, chia sẻ, ở đảo quốc sư tử, không hiếm dòng chữ có nội dung cảnh báo về văn hóa ăn uống, ứng xử nơi công cộng được viết song song bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. “Những hộp sữa rỗng, bao bì bánh có chữ tiếng Việt bị vứt lung tung, ngay trước khách sạn”, du học sinh này cho biết. Cùng với bảng phạt đồ ăn thừa bằng tiếng Việt của nhà hàng Thái Lan, nhiều tấm biển khác như cấm trộm đồ ăn vặt ở Nhật Bản, cấm vứt rác bừa bãi tại Hàn Quốc bằng tiếng Việt và tiếng bản địa cũng khiến đông đảo người xem lo lắng về viễn cảnh hình ảnh người Việt đang ngày càng xấu xí ở nước ngoài. Video tranh giành khi ăn buffet ở TP HCM Mai Mai