-
Số nội dung
312 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by WarrenBocPhet
-
Liệu có khả năng khi Obama hô đánh 1 phát thì bộ trưởng BQP Mỹ lại báo cáo lên là: thưa sếp chúng ta đã hết đạn từ lâu rồi vì suy thoái KT hông ta ...
-
Ơ, sao từ đầu năm tới giờ báo chí và toàn bộ các chuyên gia đều nói là khủng hoảng đã qua từ cuối năm ngoái cơ mà
-
Hà Nội: Người nghèo bỗng dưng “được ở” biệt thự triệu đô Tại các khu đô thị ở Hà Nội có hàng trăm biệt thự đã xây xong phần thô nhưng vẫn bỏ hoang ngót chục năm nay, rêu mốc phủ kín, cỏ dại um tùm, trở thành nơi cho người lao động nghèo tận dụng buôn bán, kinh doanh tạm bợ các mặt hàng bình dân như trà đá, cắt tóc, thậm chí cả trồng rau, tập kết phế liệu... Khảo sát của PV Lao Động cho thấy, hàng loạt những ngôi biệt thự xây dựng với số tiền bạc tỉ tại các khu đô thị mới như Xa La, Văn Quán (Hà Đông); Mễ Trì, Cổ Nhuế (Từ Liêm); Việt Hưng (Gia Lâm)... Các khu đô thị mới này đều nằm dọc các tuyến đường vừa mới mở rộng, giao thông đi lại thuận tiện, gần các trường học, siêu thị, bệnh viện... Tuy nhiên vì nhiều lý do, hiện hầu hết các căn biệt thự này bị "bỏ hoang" và trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho những người lao động nhập cư nghèo trong tình trạng không điện nước, các đối tượng nghiện hút vào tiêm chích. Đặc biệt, nhiều chủ đầu tư các khu đô thị, chủ sở hữu các biệt thự "bỏ hoang" đã cho người dân thuê để buôn bán, mở cửa hàng như càphê, bia hơi, sửa xe, bán trà đá, kho thu mua phế liệu... Anh Nguyễn Văn M - chủ sở hữu căn biệt thự ở khu Xa La, Văn Quán (Hà Đông) - cho biết: "5-6 năm trước tôi mua lại căn biệt thự này 200m2, 3 tầng đã xây xong phần thô với giá cả chục tỉ đồng. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, tôi làm ăn thua lỗ, nên không có tiền để hoàn thiện. Gần 1 năm nay tôi rao bán với giá lỗ, nhưng chẳng ai tới mua. Giờ có mấy người hỏi thuê tôi đành cho thuê với giá hơn 10 triệu đồng/tháng, mặc cho họ thích kinh doanh buôn bán gì cũng được, miễn sao không để hoang phí căn nhà". Chị N.T.K.Hương - người bán nước ở một biệt thự triệu đô “bỏ hoang” ở KĐT Văn Quán, Hà Đông - cho biết: "Tôi bán hàng nước ở đây đã 3 năm nhưng chẳng thấy chủ nhà đến hỏi hay thu phí ngồi, mà nếu có đuổi thì tôi lại chạy đến căn biệt thự khác, thiếu gì ở đây, tôi chuyển cũng vài lần rồi, vì mấy nhà trước họ bảo cho thuê nhưng tôi bán ở đây cả ngày được vài chục bạc tiền đâu mà thuê với giá cả chục triệu đồng/tháng". Ghi nhận của phóng viên Lao Động tại Khu đô thị Văn Quán. Ngôi biệt thự 4 tầng được thuê với giá 13 triệu đồng để tập kết ve chai và cửa hàng sửa chữa xe máy tại KĐT Văn Quán, Hà Đông. Chị N.T.Chiến - người bán nước ở căn biệt thự triệu đô ở KĐT Văn Quán, Hà Đông. Để tiết kiệm chi phí, những lao động nhập cư chấp nhận sống trong cảnh không điện nước. Toàn cảnh căn biệt thự bán nước. Từ vô gia cư, những lao động nhập cư này bỗng dưng “được ở” miễn phí trong những ngôi biệt thự triệu đô. Người chủ biệt thự bỏ hoang này đã phải thuê xe 3 bánh để chở cây dại mọc xung quanh ngôi nhà. Theo Hải Nguyễn - Thành An Lao Động
-
Nếu Ucraine mà trung lập thì ngay lập tức sẽ bị xé ra làm 3 chia cho Ba Lan, Rumani và Hungary ...
-
Thế nhưng tác giả bài trên cũng quyên không phân tích rằng vụ việc Cở Dzum nãy sẽ là 1 cách bướm vỗ trong rừng A Ma Dôn để tạo nên một trận đại hồng thủy một số nơi tương tự vụ Cờ Dzum này như là: Tân Cương, Nội Mông, Quảng Tây ...
-
Vậy là cuối năm nay bên Căm Phốt sẽ có 1 nhà thổ mới tên là Putinka dzồi ...
-
Đấy thấy chưa ... Các hành khách trên máy bay đó đã trở về nhà và đi làm bình thường rồi. Nếu ai có người quen là hành khách trên máy bay đó cứ gọi điện hỏi mà xem
-
Dạ, ván đó xong rồi, giờ chơi ván mới ạ ...
-
Đây là kịch bản tồi nhất mà các bạn Nga nghĩ ra, hoặc cũng có thể các bạn Nga không chỉ đạo như thế, nhưng các bạn Cờ Zim trong lúc ngất ngây chiến thắng đã sử sự như vậy ... Kịch bản đẹp nhất là các bạn Cờ Zim tách ra thành lập 1 nước độc lập (giống như Tây Ti Mò Lús Tê - In Đô) và bán đất cho Gấu Nga 5.000 năm ... Nếu Nga đồng ý sát nhập Cở Zim thì có lẽ anh Pa Tanh sẽ sa vào bẫy của các sài phịt (Soros, Omidyar ... và cả ông Warren bờ Tây Thái Bình Dương) và phải qua Căm Phốt mở nhà thổ Putinka (cái này hay à nha) mà thôi ...
-
Đấy tôi nói rồi mà, nhắn cho các nước bạn là khỏi tìm kiếm làm gì cho mất công. Có khi chiếc mày bay đó đã lại bay thương mại bình thường rồi. Vài hôm nữa các hành khách trên máy bay đó lại đi làm bình thường thôi mà Không tặc ép MH370 hạ cánh gần Trung Quốc (VTC News) -Báo Anh loan tin nhóm không tặc ẩn danh đã ép chiếc MH370 hạ cánh 'tại khu vực chưa xác định tọa độ' giữa biên giới Trung Quốc và Kyrgyzstan. Báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin từ giới chức Malaysia nói chiếc MH370 đã bị ép hạ cánh xuống khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, nhưng tọa độ chính xác chưa được tiết lộ. Việc Malaysia che giấu thông tin khiến các nước tốn công tìm kiếm nhiều ngày qua Trong khi đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã phát đi bản tin nói Bắc Kinh vẫn đang thúc giục Malaysia cung cấp thông tin "toàn diện và chính xác" về số phận MH370. Ấn Độ, một trong những nước tham gia tìm kiếm MH370 hôm nay bị cho là đã không bật radar quân sự thường xuyên, điều này góp phần lý giải vì sao MH370 'tàng hình' bí ẩn, theo tờ Indian Express. Báo chí Trung Quốc hôm nay nói thân nhân của hơn 150 hành khách nước này trên MH370 tỏ ý lo sợ sau khi Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak thừa nhận vụ không tặc bắt cóc máy bay. Sau nhiều lần đưa tin mập mờ trong những ngày qua, ông Datuk Seri Najib Razak thừa nhận MH370 bị ép bay chệch đường bay dự kiến và hệ thống thông tin liên lạc bị tắt. MH370 được cho là đã hạ cánh gần biên giới Trung Quốc Ông này cũng thừa nhận thông tin về việc các tín hiệu vệ tinh của MH370 vẫn hoạt động 7 tiếng rưỡi sau khi bị không tặc. Điều này từng bị chính quan chức Bộ Giao thông Malaysia phủ nhận hôm qua. Sự hoài nghi xuất hiện từ phía thân nhân Trung Quốc sau khi Thủ tướng Malaysia công bố thời điểm MH370 chính thức mất tích là 8h11 ngày 8/3 thay vì 01h21 như trước đó. "Tôi cho rằng Malaysia Airlines và chính quyền của họ có trách nhiệm trong vụ này. Rõ ràng có gì đó bất thường ở đây", Wan Wencheng, một người có con trai trên MH370 nói. Cho dù Thủ tướng Malaysia đã thừa nhận việc MH370 bị không tặc, nhưng động cơ của nhóm khủng bố hoặc cá nhân nào đó thực hiện vụ việc vẫn còn là điều bí ẩn. Tờ Beijing Times đưa tin, một phụ nữ giấu tên nói cô nhận được cuộc gọi lỡ của cha mình từ máy bay nhưng sau đó đã không thể liên lạc lại. Trước khi Thủ tướng Malaysia thừa nhận vụ không tặc, gần một tuần qua, các lực lượng cứu hộ của nhiều nước như Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đã phải huy động tàu thuyền, máy bay, radar dò tìm khắp nơi trên Biển Đông và thậm chí cả Ấn Độ Dương theo các thông tin mập mờ do Malaysia cung cấp.
-
Bác nhắn qua bên Ấn Độ là khỏi cần tìm nữa cho mất công, mà lại bị mấy bác Mã (tấu) Lai cười cho thối mũi ... Mấy hôm nữa anh Obama sẽ cử 1 đoàn chuyên gia qua mở cửa cái hangar tại sân bay Cua Alah Lắm Mủ là nhìn thấy cái máy bay đó ngay à.
-
“Toàn đại gia đi xe Phantom thì giải cứu cái gì?” Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, muốn giải cứu bất động sản chỉ có cách giảm giá bán. “Tôi thấy hiện nay có không ít doanh nghiệp bất động sản được hỗ trợ thì lại không muốn cứu vì chờ Chính phủ, ngân hàng cho giãn nợ, khoanh nợ. Doanh nghiệp cần cứu thì lại không được cứu”. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu thực trạng trên tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh câu chuyện về “giải cứu thị trường bất động sản”. Theo Bộ trưởng Thăng, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá nhà đất vẫn cao. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, chỉ có giải pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá. Đối với các dự án đang cầm cố ngân hàng, đang tồn kho, ông Thăng đề nghị cần thuê kiểm toán độc lập vào xác định giá nhà một cách chỉnh xác. Trên cơ sở đó, giảm giá bao nhiêu kiểm toán sẽ xác định. “Chủ đầu tư bất động sản toàn đại gia, toàn đi xe Phantom thì giải cứu cái gì? Bất động sản phải giảm giá, thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được”, ông Thăng nhấn mạnh. Trao đổi nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, câu chuyện thị trường thì không thể ra mệnh lệnh được, nên với các dự án đang vay ngân hàng, chỉ có thể là ngân hàng ra điều kiện rồi thu hồi, phát mại.. Trong phần phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, cả đánh giá của các chuyên gia và thực tế đều khẳng định như vậy. Đặc biệt, giá bất động sản hiện nay, sau một thời gian giảm mạnh đã chững lại. một số dư án tăng nhẹ từ 1 - 2 %. Giao dịch cũng tiếp tục tăng tại 2 thành phố lớn, trong đó tại Hà Nội có 1.294 giao dịch thành công, gấp hai lần 2013. Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, hiện chỉ còn 92.690 tỷ đồng. Liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng tái khẳng định rằng, đây không phải là gói trực tiếp giải cứu bất động sản mà chỉ là hỗ trợ nhà ở cho người khó khăn, người thu nhập thấp, qua đó có tác động nhất định đến thị trường bất động sản nói chung. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói này hiện vẫn chậm vì nguồn cung nhà ở vẫn còn thiếu nhiều. Theo tính toán, mỗi hộ dân nếu vay khoảng 500 triệu đồng để mua nhà thì để giải ngân 70% gói này tương đương khoảng 20.000 tỷ cũng cần phải có khoảng 40.000 căn hộ, trong khi hiện nay chúng ta mới giải quyết được 2.000 căn. Không có nhà thì lấy đâu ra để giải ngân được”, ông Dũng khẳng định. Chỉ đạo nội dung này, Thủ tướng yêu cầu tới đây phải làm rõ mục đích, ý nghĩa cũng như quy trình giải ngân của gói 30.000 tỷ, bởi theo Thủ tướng, ngay cả các chuyên gia cũng không hiểu được gói này, cứ cho là cứu bất động sản. Theo Từ Nguyên Vneconomy
-
Thủ tướng yêu cầu không phá cầu Long Biên "Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc xây cầu mới cách cầu cũ 30 m, 50 m hay 200 m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu. Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới Phát biểu tại phiên họp Chính phủ sáng nay về dự án đường sắt đô thị số 1 và cầu Long Biên, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Đinh La Thăng than phiền đã có nhiều hội thảo liên quan đến vấn đề gây tranh cãi này. Quan điểm của Bộ Giao thông là thống nhất theo phương án trước đây đã được Thủ tướng đồng ý, đó làm cầu mới cách cầu Long Biên 30 m. Theo ông Thăng, phương án này có chi phí thấp nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất; còn theo phương án của Hà Nội và giải phóng mặt bằng thì không những chi phí cao mà thực tế cũng không làm được. Đồ họa cầu đường sắt xây mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: Đ.L "Quan điểm bảo tồn rất phức tạp. Trong khi đó tốc độ của dự án đường sắt số 1 quá chậm rồi. Đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm", ông Thăng nói và cho rằng, phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên cũ 186 m rất khó vì ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ, làm sao mà giải phóng mặt bằng được. Infographic: Long Biên - cây cầu qua ba thế kỷ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận: "đưa cây cầu đi chỗ khác để bảo tồn nghe hơi lạ" . Nhân có Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, Thủ tướng nói: "Khi làm việc Tổng thống, Thủ tướng Pháp thì người ta đều muốn Việt Nam giữ nguyên và người ta sẽ góp phần tài trợ. Quan điểm từ trước tới nay là giữ nguyên, còn làm cầu mới ở chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì các đơn vị cần bàn để phục hồi theo mức nào, sử dụng theo công năng nào phù hợp". "Còn cầu mới để dành cho đường sắt cần bàn cho cụ thể. Đừng dỡ cầu Long Biên nữa. Việc cầu xây cầu mới cách cầu cũ 30 m, 50 m hay 200 m thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội cần ngồi lại bàn bạc tính toán với nhau", Thủ tướng nhấn mạnh. Nguyễn Hưng ============= Chết chửa??? ... mấy chú Phá Học, Tiên Sư Giáo sỹ ... Nhớ mua vài chục cái mo mà đeo vô mặt ...
-
Bầu Kiên & vàng Hải Lý - Thứ Năm, 27/2/2014, 19:00 (GMT+7) Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) - Ảnh: Xuân Huy (TBKTSG) - Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo. Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt? Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (Hà Nội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặp gỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số trận bóng đá gay cấn. Cuộc nói chuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai, ba cuộc, rồi cằn nhằn: “Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?”. Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn, đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500 triệu đồng và cúp máy. Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanh nghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thị trường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tín dụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giải quyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu - NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hề giới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập để xử lý nợ xấu. Ông ngần ngừ và không trả lời câu hỏi liệu việc trích lập dự phòng có liên quan đến kinh doanh vàng. Một câu hỏi khác ông cũng ngập ngừng là giá cổ phiếu Eximbank. Hai tuần liền thị giá Eximbank leo dốc và ngày hôm ấy nó vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường có tin đồn một số cổ đông lớn, trong đó có ông đang mua vào. Ông xác nhận một nhóm cổ đông đang nắm giữ hơn 20% cổ phần Eximbank và phủ nhận khả năng Eximbank sẽ hợp nhất với ACB. Đề cập đến Sacombank ông nói một thành viên hội đồng quản trị của nhóm cổ đông mới phát biểu với báo chí sẽ không có ngân hàng nào sáp nhập vào Sacombank là không chính xác. “Phải nói là không sáp nhập trong tương lai gần”, ông bảo. Khi rời bàn đứng lên, không thấy ông kêu tính tiền. Có lẽ ông là khách quen ở đây? Ông đi ra cửa sau, nơi có chiếc Rolls Royce đứng đợi. Tầm 20-21 giờ hôm đó tin ông bị bắt lan trong cánh báo chí. Tôi gọi điện đến ACB, thông tin được xác nhận. Người dân đến giao dịch tại ACB sau khi nghe thông tin bầu Kiên bị bắt. Ảnh: Kinh LuânLần “ra mắt” đầu tiên ACB thành lập đầu những năm 1990. Lúc đầu trong danh sách các cổ đông sáng lập không có tên bầu Kiên. Thời gian sau, khi đăng ký lại giấy phép kinh doanh, thấy không đủ người, các cổ đông sáng lập đồng ý đưa tên ông Kiên vào. Từ đó ông Kiên trở thành một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng. Cả chục năm, khi ACB họp báo hay tiếp xúc với báo giới TPHCM, không bao giờ thấy có mặt bầu Kiên. Nhiều nhà báo theo mảng ngân hàng không biết ACB có một phó chủ tịch hội đồng quản trị tên Nguyễn Đức Kiên. Khi “ngày thứ ba đen tối” trong tháng 10-2003 xảy ra, ACB bị rút tiền bởi tin đồn thất thiệt tổng giám đốc bỏ trốn, bầu Kiên lần đầu “ra mắt” báo chí. Tối hôm ấy ở quầy giao dịch hội sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai của ACB, người ta thấy một người đàn ông tóc đen, hơi thấp, xăng xái đi lại, chỉ tay chỗ này chỗ kia. Khi thấy tình hình rút tiền không có dấu hiệu thuyên giảm, ông ta và một số lãnh đạo ACB tiến gần đến chỗ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, đề nghị gì đó. Sau đấy nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy đứng lên cái bàn giữa phòng giao dịch, tuyên bố cam kết đảm bảo tiền gửi của bà con an toàn và kêu gọi mọi người yên tâm về nhà. Gần 23 giờ đêm ACB họp báo. Đó là cuộc họp báo có một không hai, nhưng cánh phóng viên, kể cả phóng viên ảnh đến khá nhiều. Người gửi tiền vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền. Bên ngoài trời mưa. Trong đêm, những người đã rút được tiền không dám về, họ ôm tiền, ngồi ngay ở ngân hàng. Bên ngoài bảo vệ đóng cửa. Những người không vào được chen nhau đẩy cánh cổng. Đứng từ trên lầu một nhìn xuống, thấy cánh cổng chắc bật đến nơi, ông Kiên kêu anh em bảo vệ mở cho họ vào. Đêm không ngủ ấy tóc ông Kiên không đổi màu. Mấy năm sau tóc ông mới bạc trắng. Kẻ thua cuộc Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Những người thường xuyên tiếp xúc với ông Kiên nhận xét ông tham vọng. Một số người thân cận trong giới ngân hàng nói ông tham lam. Họ kể câu chuyện nửa đùa nửa thật. Một bữa ông Kiên ngồi trong nhà, thấy có con bò đi qua cửa, liền tìm cách dắt nó vào nhà nhưng không được. Thế là ông nói “tôi mất một con bò”! Sau khi gọi vốn nước ngoài, những năm 2005-2006 ACB và một số ngân hàng cổ phần “lớn” rất nhanh. Một phần do cơ hội Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO mang lại, phần khác tăng trưởng kinh tế những năm đó thuận lợi. Khi ấy ACB đã dẫn đầu khối cổ phần và thể hiện tham vọng cạnh tranh với bốn ngân hàng quốc doanh. Bước cạnh tranh đầu tiên là về tổng tài sản và lợi nhuận. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 687 tỉ đồng. Năm sau con số lợi nhuận tăng gấp ba lần, nhảy lên 2.127 tỉ đồng. Cùng thời gian, tổng tài sản của ACB bắt đầu leo thang. Một trong những yếu tố tạo đà nhảy cho tổng tài sản của ACB là huy động vàng. Không có ngân hàng nào huy động được nhiều vàng trong dân như ACB. Vào lúc đỉnh điểm, ACB đã huy động được một lượng vàng khổng lồ, hơn 33 tấn. Quy định cho phép huy động vốn bằng vàng và chuyển 30% vàng huy động thành tiền để cho vay là một chủ trương thức thời. Tuy nhiên việc điều hành, quản lý và kiểm soát phải bám sát thực tế, đơn giản vì vàng là ngoại tệ, là thứ tài sản tích lũy mang tính truyền thống của người Việt Nam. Tiếc thay quản lý vàng suốt nhiều năm đã bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tỷ giá, tạo ra những “lỗ hổng” và những cơn sốt có thời điểm làm chao đảo nền kinh tế. Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và khi sai lầm tích lũy, nó đã tiếp tay, dẫn ông đến những hành động vi phạm pháp luật. Giới ngân hàng cho biết bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008. Ông sử dụng pháp nhân của sáu công ty không có chức năng kinh doanh vàng để tham gia vào thị trường vàng quốc tế. (Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận ông phạm tội kinh doanh trái phép). Ông bán vàng trong nước, mua vàng tài khoản nước ngoài để bù đắp trạng thái. Điều này chẳng khác nào nghiệp vụ bán khống, mà một trong những quy tắc của bán khống là cover (mua lại) càng nhanh càng tốt. Bầu Kiên đã không làm như vậy. Có những đợt phải mấy tháng sau ông mới mua lại vàng đã bán. Chưa kể người ta bán khống trong thị trường giá xuống, còn ông bán khống trong thị trường giá lên. Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới. Một lần tôi nói các tổ chức quốc tế đều dự báo giá vàng sẽ qua mốc 1.300 đô la Mỹ/ounce, ông gạt phắt làm gì có”. Cuối năm 2009, đầu năm 2010 bầu Kiên đã có những quyết định “chết người” với vàng. Ông vay vàng trong nước (vàng huy động của các ngân hàng), và bán. Có ngày ông bán 20.000 lượng vàng ở mức giá 26 triệu đồng/lượng. Vay vàng lãi suất thấp, bán và lấy tiền đồng gửi lại ngân hàng hoặc cho vay lãi suất cao, tính ra chênh lệch tới ba lần/năm. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Không ai có thể ngờ giá vàng đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá tăng, ngân hàng yêu cầu người vay nộp thêm tài sản, hoặc tất toán trạng thái, chấp nhận lỗ. Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm! Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên. Cái “chết” vì vàng của bầu Kiên có thể sẽ không tạo ra nhiều hậu quả đến thế cho bản thân ông và ACB nếu ACB và một số ngân hàng kiên quyết ép buộc ông đóng trạng thái khi đến điểm phải cắt lỗ. Đằng này họ đã cho ông nợ trạng thái với hy vọng giá vàng thế giới quay đầu đi xuống. Trên thị trường đầu cơ, không có cái gì lên mãi và cái gì xuống mãi. Đúng là giá vàng quốc tế đã giảm sau 12 năm thăng hoa, nhưng nó giảm ở thời điểm quá xa so với ngày bầu Kiên bán khống. Vòng lao lý Để bù đắp cho sự mất mát do vàng gây nên, bầu Kiên lao vào kiếm tiền bằng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng, bằng “tư vấn” cho một số thương vụ thâu tóm từ nguồn tiền ảo. Một trong những thứ tài sản ông sở hữu là cổ phiếu ngân hàng. Một lãnh đạo ngân hàng có thâm niên phân tích: “Ông Kiên đã dùng tiền của ACB để mua cổ phiếu ACB, kể cả mua bán “kỹ thuật” tay phải qua tay trái, nhằm đỡ giá cổ phiếu. ACB là blue-chips, có ảnh hưởng đến mặt bằng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Ai cũng nhìn thấy sự rơi tự do của cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua khắc nghiệt như thế nào. Nếu đà rơi không bị chặn lại, không ít các ông chủ ngân hàng sẽ gặp “nạn”, vì tỷ lệ đòn bẩy để có tiền góp vào các đợt tăng vốn của tổ chức tín dụng rất lớn”. Bầu Kiên dính vào vòng lao lý đã kéo theo phần lớn dàn lãnh đạo ACB liên lụy. Từ lâu ACB đã tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi nhiều “chất xám” như kinh doanh trái phiếu; kinh doanh liên ngân hàng; vàng, ngoại tệ; cho vay với khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên ở các đô thị và ngân hàng đầu tư. ACB không cho vay với nông thôn, nông dân. Rất ít khi tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB đến 80%. Ít ai biết rằng ACB đã từng “thắng” lớn khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ của một số quốc gia bị định giá tín nhiệm rủi ro với lãi suất bằng ngoại tệ tới 8%/năm. Như đã viết ở đầu bài, khó có thể đưa vào hết chi tiết ngóc ngách về bầu Kiên trong khuôn khổ một bài báo. Xét cho cùng, vì sao một số ngân hàng cho bầu Kiên vay vàng nhiều đến thế để bán? Vì sao chấp nhận cho ông nợ? Bằng cách nào ông trở thành cổ đông lớn và thể hiện vai trò chi phối ở một số tổ chức tín dụng? Cách thức ông khống chế các thành viên hội đồng quản trị và nhất là vì sao người ta lại nhắc đến tên ông mỗi khi đề cập đến vụ thâu tóm thù địch ở Sacombank dù ông không sở hữu một cổ phiếu nào ở đó? Câu chuyện còn dài và có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại hầu bạn đọc. ============================== Tôi dọc hầu hết các bài báo do nhà báo Hải Lý viết và có nhận xét đây là một nhà báo xuất sắc, các nhận định và phân tích của chị đều sâu, nhất là về lĩnh vực ngân hàng. Nhưng bài này thì tôi cho là rất dở (thậm chí dưới chuẩn): - Thông tin hoàn toàn không chính xác, dễ dẫn dắt người đọc đi lầm hướng. - Nếu gọi là để PR cho Kiên thì phí công và phản cảm. - Nếu để bồi thêm nhát nữa thì không nên, vì người ta đã ngã ngựa. - Nên chăng cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ. Phân tích khách quan, không thần thánh hóa, không bôi nhọ. Để người khác nhìn vào đó mà rút ra bài học kinh nghiệm.
-
Dạ, xin Sư Phụ hạ hỏa ... Cũng bởi vì nền văn minh nước nhà là nền văn minh lúa nước: trên ruộng lúa thấy cây nào lạ là phải nhổ ngay, vì đó có thể là cỏ (khác cây lúa) ...
-
Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội? (Dân trí) - Trong khi các KTS thống thiết kêu gọi giữ cầu Long Biên như thành tố kết nối tất yếu với khu phố cổ Hà Nội, cơ quan nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế, muốn bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên thì phải “hy sinh” phố cổ và ngược lại… Chiều 25/2, tọa đàm “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” tại khoa Kiến trúc công trình - Đại học Phương Đông trở thành cuộc tranh luận đầy nhiệt liên quan đến đề xuất 3 phương án cải tạo cầu Long Biên Bộ GTVT mới đưa ra vừa qua. Cân nào đo chuẩn di sản Bản đồ Hà Nội với cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng được vẽ năm 1902 - thời kỳ hoàn thành xây dựng cầu Long Biên. PGS.TSKH Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng) cho rằng, 3 phương án xây dựng cầu Long Biên Bộ GTVT đưa ra khiến dư luận sững sờ, ngay cả với JICA - đơn vị tư vấn giúp Hà Nội xây dựng quy hoạch năm 1998 khi đối tác đinh ninh Chính phủ đã đồng ý kịch bản xây cầu mới cách cầu cũ 186m về phía thượng lưu. “Trong bản vẽ của JICA khi đó, phương án cầu mới dịch 30m về thượng lưu được chú thích là “rất xấu”, đe dọa ảnh hưởng cảnh quan môi trường. JICA nghiêng về phương án đề xuất dịch lên thượng lưu 500m và phương án có thể chấp nhận được là cách 200m. Từ đó mới có con số 186m chốt lại” – bà Thục dẫn ra một bản đồ vẽ các vị trí xây cầu mới với 3 màu, phương án gần cầu Long Biên hiện tại nhất màu đỏ, xa nhất màu xanh và vị trí cách 186m màu vàng. PGS.KTS Trần Hùng phân tích, nhìn vào tương lai đường sắt của thủ đô, nguyên lý chung đáng ra là phải làm dạng đường vòng bao quanh thành phố với những hướng ga cụt đi sâu vào trung tâm chứ không nên duy trì tuyến đường thẳng tắp xuyên tâm như hiện nay. Xuất phát ban đầu của tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên do Pháp thiết kế cũng là chạy ngoài rìa của Hà Nội 36 phố phường. Việc sử dụng lại tuyến đường sắt đã có cả trăm năm này, theo ông Hùng, là để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương án cải tạo, tác động đến cầu Long Biên hiện tại để phục vụ việc này phí tổn rất lớn, nhất là việc tôn móng cầu lên cao hơn. Ông Hùng đặt câu hỏi: “Vậy thì có nên đặt vấn đề tận dụng cầu Long Biên cho tuyến đường sắt quốc gia mới này?”. GS.TS Hoàng Đạo Kính không giấu bức xúc: “Chưa ai đặt lên bàn cân đo đếm phương án vắt kiệt sinh lực, khai thác đến tận cùng con đường sắt cũ kỹ chạy ầm ầm qua phố Phùng Hưng lâu nay hay để lại tuyến đường này để bảo tồn thành tuyến phố du lịch kéo dài ra tận cầu Long Biên. Đừng vội tính món lợi nọ, số lãi kia so với những giá trị lâu dài để lại”. GS Kính gợi ý chuyển cầu từ một thiết chế giao thông thành một thiết chế văn hóa, lịch sử, xây dựng một kịch bản vừa phát triển, vừa bảo tồn cho cây cầu, ứng xử với di sản này một cách văn hóa, văn minh. GS.TS Nguyễn Việt Châu (Viện trưởng Viện Kiến trúc) chỉ rõ, cái sai lớn nhất của các phương án đưa ra là cách ứng xử với cầu Long Biên như với vật vô tri vô giác vậy. Nhấn mạnh hàng loạt ý nghĩa của cây cầu, ông Châu băn khoăn với câu hỏi sao cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản. So sánh với những công trình của Hà Nội vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vừa qua, ông Hùng cho rằng, nếu đặt bên cạnh cầu Long Biên, câu cầu không hề thua kém ở bất cứ tiêu chí nào. Theo đó, việc đầu tiên Viện trưởng Viện Kiến trúc đặt ra là cần lập hồ sơ để công nhận cây cầu là một di sản. Khi đó, các nhà làm quy hoạch mới buộc phải ứng xử với cây cầu như trong luật di sản. Mà trong các phương hướng bảo tồn quy định trong luật di sản, không có cách nào giống 3 phương án được Bộ GTVT đưa ra. Tuy nhiên, GS Châu cho rằng, phương án phù hợp cũng cần đảm bảo 2 yếu tố, không chỉ là bảo tồn trong khi bức xúc giao thông đang rất lớn như hiện nay, khó khăn kinh tế đang tạo nhiều thách thức như thế này. “Không thể bảo tồn cầu mà không đóng góp gì cho phát triển kinh tế xã hội, như vậy, di sản cũng chỉ là một đống sắt để đấy” – ông Châu nói. Giữ phố cổ hay cầu Long Biên? Dời vị trí tuyến đường sắt trên cầu Long Biên hiện nay, đường sắt mới sẽ phá nát kiến trúc phố cổ Hà Nội? “Phản pháo” lại những quan điểm GS Phan Xuân Đại (nguyên cán bộ Bộ GTVT, hiện đang là giảng viên của ĐH Phương Đông) phân tích ở khía cạnh khác, các KTS phê phán nhiều nhưng lại chưa có thông tin về thực trạng cầu Long Biên hiện tại, chưa đưa lên bàn cân về yếu tố này trong đầu bài của bài toán đưa ra. Ông Đại cung cấp một bản báo cáo khái quát nhiều vấn đề. Trước hết, về kết cấu nhịp cầu thép của cầu Long Biên. Thời điểm xây cầu, người Pháp mới chỉ sản xuất được thép cán hàm lượng các-bon thấp, còn lẫn bọt khí trong tinh thể thép. Theo đó, khi liên kết, cấu kiện thép chỉ được dùng đinh tán, không được hàn. Qua bom đạn chiến tranh, 2/3 các nhịp dầm giữa sông đã đổ sập, hư hỏng hoàn toàn, phải nhiều lần xây lại trụ tạm. Sau năm 1990, Viện Khoa học kỹ thuật GTVT đã lấy mẫu dầm thép của cầu để kiểm tra và kết luận đặc điểm cơ lý hóa của thép đều yếu kém, nếu có dùng lại phải hạ tải xuống 57% so với thiết kế ban đầu, củng cố trụ đỡ nhịp dầm, rút ngắn khẩu độ các dịp xuống dưới 35m. Ngay việc duy tu sơn sửa hiện cũng không thể làm được vì rất tốn kém, do kết cấu nhịp cầu cũ liên kết bằng đinh tán, mặt cắt khung tổ hợp rất phức tạp, không thể đánh sạch gỉ dầm thép trong khi các phương tiện vẫn qua lại ngày đêm trên cầu. Mố trụ cầu và móng hiện cũng không thể khai thác cho đường sắt nội đô Yên Viên - Ngọc Hồi vì yêu cầu móng phải ở độ sâu -45m trở xuống trong khi thiết kế ban đầu của cầu chỉ sâu -25 đến -35m. Về vị trí cây cầu, quy hoạch đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi là đường sắt trên cao với một đôi tàu nhẹ hoạt động, đổ về ga Hà Nội ở tầng 2. Còn tất cả các hàng hóa chở nặng vẫn vượt sông Hồng trên cầu Thăng Long, đi theo tuyến bao quanh thành phố vào ga Ngọc Hồi từ nhiều năm nay. Như vậy, nếu đường sắt vượt sông vẫn đi ở vị trí cũ thì chỉ cần xây trụ đỡ của tuyến đường sắt trên cao theo phố Phùng Hưng như hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa là thấp nhất so với các phương án chọn vị trí khác. “Việc dịch chuyển tuyến đường sắt ở một vị trí khác cầu Long Biên hiện tại đều phá vỡ toàn bộ kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội” – ông Đại đặt lên bàn cân phương án giữ lại cầu Long Biên hoặc khu phố cổ. Ngoài ra, cao độ của cầu Long Biên hiện tại cũng đang cản trở giao thông đường thủy của Hà Nội khi quá thấp, không đồng bộ với hàng loạt cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống. Những bài toán này, ông Đại khẳng định đã đặt ra với Bộ GTVT từ hơn 30 năm nay mà vẫn trăn trở, không giải quyết được. Cho đến năm 2012, Hà nội cũng thống nhất xác định không thể tìm được vị trí khác để làm cầu đường sắt vượt sông Hồng. Còn cầu Long Biên dù là một di sản kiến trúc đô thị nhưng không thể bảo tồn và sử dụng cho quy hoạch giao thông đô thị mà chỉ nên nghĩ đến việc khai thác bảo tàng di sản này. Từ những phân tích đó, ông Đại nghiêng về ủng hộ việc tháo dỡ 9 nhịp cầu còn nguyên vẹn của cầu Long Biên để lắp đặt tại vị trí mới với độ dài ra được đến bãi giữa sông Hồng để phục vụ du lịch; xây dựng cầu Long Biên mới tại tim cầu hiện tại (phương án 1 như Bộ GTVT đưa ra). ======================================= Hình như nước Việt ta thủa nào đó có Quốc hiệu là Đại Ngu thì phải ...
-
Phá bỏ cây cầu Long Biên chỉ là một giọt nước làm tràn ly trong cách ứng sử vô lối, vô học và rất vô đạo đức của chúng ta với các di tích Lịch Sử. Câu chuyện rất đơn giản: Chỉ cần phá bỏ đường ray xe lửa trên cầu long biên. Trùng tu lại cầu Long biên như thiết kế ban đầu. Chỉ dành cho các phương tiên nhẹ tải lưu thông. Mở rộng nhà ga Giáp Bát, Yên Viên. Như vậy Vận chuyển bằng xe lửa sẽ dừng lại ở cửa ngõ Thủ Đô. Còn vận chuyển tiếp vào trung tâm sẽ bằng các phương tiện khác: xe tải nhỏ, tàu điền ngầm, xe khách. Với cách làm này sẽ không làm mất tiền thuế của Dân và sẽ làm Thủ Đô đẹp, văn minh hơn!
-
Mọi người mải bàn chuyện cây cầu Long Biên mà quyên đi một sự thật khác nghiêm trọng hơn: Quy hoạch đô thị của Hà Nội thực sự đã lỗi thời tại thời điểm hiện tại và rất củ chuối! Trên thế giới không có một nước nào để nhà ga Hỏa Xa tại trung tâm Thủ Đô cả. Tất cả các nhà ga Hỏa Xa đều được xây tại các địa điểm gần ranh giới và xa trung tâm, Khứa các nơi về trẩy hội Kinh Thành bằng hỏa xa sẽ dừng lại ở cửa ngõ, sửa sang chỉnh đốn khăn mũ, yếm váy cho chỉnh tề rồi đón xích lô hoặc phương tiện gì đó vào trung tâm Kinh Thành, như vậy sẽ đẹp mặt cho Thủ Đô, vì các khứa không đem bùn đất (từ nông thôn ra) vào trung tâm và tránh ùn tắc GT không đáng có ... Hơn nữa Hỏa Xa không chỉ vận chuyển Khứa, mà còn phải dùng phần lớn công xuất để chở lơn, bò, khoai lang, khoai mỳ ... nếu để nhà ga ở trung tâm Kinh Thành thì hôi thối chết mất ... Như vậy cây cầu long Biên nên phục hồi và bảo tồn lại như cũ, và chỉ dùng để đi bộ và các phương tiện tải nhẹ (xe đạp, xe khách). Còn xe lửa, xe tải thì nên xây cây cầu mới chỗ khác! (Nếu tại các nhà ga hỏa xa xây mới ở các cửa ngõ có bố trí thêm các phòng tắm giặt, vệ sinh thì tốt:bắt Du Khứa phải tắm gội sạch sẽ, sức thật nhiều dầu thơm trước khi vào trung tâm Kinh Thành ...) Còn 1 chiện nữa nói cơm thêm: Hà Lội sau khi mở rộng lên tới Ba Vì (người viết hồi đó có đề xuất là nên mở rộng phía Bắc lên Lạng Sơn, phía Nam tới vĩ tuyến 17 ngày và đêm, phía Đông tới Hải Phòng, phía Tây tới Lao Bảo. Như vậy Thủ Đô sẽ có đầy đủ rừng, núi, đồng bằng, biển để phát triển Công-Nông-Lâm-Ngư-Du hoành tá tràng ...) đã thuê mấy Cty nước ngoài làm quy hoạch mới tốn cả tỷ Mỹ kim. Không biết quy hoạch đó đã xong chưa, hay là thế nào mà bây giờ ta lại đi bàn giải pháp cục bộ thế này. Chẳng lẽ không có quy hoạch mới, hoặc là có quy hoạch mới rồi lại vứt vào sọt rác hay sao mà lại đi bàn lung tung thế này ... hay là cứ làm đi rồi nay mai có quy hoạch mới rồi lại đập đi làm mới, hay là có quy hoạch rồi nhưng không thuận ý lại sửa đi làm lại ... Thật là nực cười ... Các diễn viên phường Tuồng Chèo chắc phải kêu bằng Cụ Cố Nội ...
-
Dạ con thấy mấy người đưa ra ý tưởng này rất tuyệt vời và hợp lý đấy chứ ạ: - Cầu Long Biên cũng đã cũ rồi, lại không có mấy người qua lại. do đó phá đi bán sắt vụn may ra còn vớt vát được chút đỉnh ... - Chỉ cần làm lại mô hình Cầu Long Biên nho nhỏ bằng đất sét rồi treo trước cửa ngõ để ai vô Hà Nội ngó qua là được rồi ... Không tốn chi phí gì ... - Còn kinh phí xây cầu mới cũng không lo, vì VN ta mấy năm nay xuất khẩu được rất nhiều ... Khoai Lang ... dư tiền xây cả 10 cây cầu ấy chứ lỵ ... - Hơn nữa từ trước tới giờ chúng ta toàn giới thiệu với Du Khứa Nước Ngoài và thế hệ sau này các thành tựu, di tích lịch sử trên giấy và bằng hình ảnh cũng có sao đâu nào ... (vì các di tích lịch sử phải phá đi để còn làm đô thị mới cho hoành tá tràng chớ ...)
-
Cũng xin được thông tin thêm: Bác Hòa này anh trai ruột Tồng Chí Nguyễn Hạnh Phúc - Nguyên Bí Thư Thái Bình, Hiện thời đang giữ trọng trách Chánh VP Quốc Hội nước nhà. Còn 1 chú em nữa đang làm trưởng ban Kỹ thuật TCTY XL Dầu Khí (thu nhập của chú em này mấy năm nay chắc kém, vì TCTY cụt gần hết vốn rồi ..) Mấy chú khoa học giả hôm lào lên Media chê bai bậy bạ phải đính chính xin lỗi bác Hòa thật to và ngay tắp lự đi, kẻo mấy hôm nữa vác mặt đi xin xiền làm dự án tùm lum tà la bố láo bố toét của mấy ngươi lại bị ăn tát cho rụng hết răng ...
-
Dạ, con cũng đã một lần làm Tàu ngầm theo thiết kế hoàn chỉnh của các Khoa học Gia trên này rồi ạ: Khi hoàn thành thì con tàu có hình dáng giống y chang cái lưỡi cày mà con cùng con Trâu kéo hồi nào dưới Quê ... Nhưng khi ném xuống nước thì đúng là nó cùng lặn được thật, và nó lặn mất hút xuống đáy ao từ đó tới giờ không có cách gì cho nó nổi lên được ... chắc phải nhờ ai lặn xuống, hoặc tát cạn ao để trục vớt nó lên ...
-
Riêng CKVN thì ngoại lệ, vì họ theo ... Đạo Hồi, Nhánh Zimbabwe ... Do đó ngày Tam Nương lại là ngày tốt của họ. Dự: CKVN sẽ tăng lên 2.000 vào cuối năm nay và sẽ tăng liên tục không nghỉ ...
-
Hôm nay ngày mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Ngọ Thái Lan lại tiếp tục tiến hành bầu cử ...
-
Ông này chắc có nhờ ai đó làm phong thủy nên có lẽ là ... Bang Trưởng chăng ... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131226/nguoi-an-xin-bi-cuop-25-luong-vang.aspx Còn ông này chắc là Phó Bang ... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140107/nguoi-an-xin-su-dung-iphone.aspx
-
Đồng môn của Thu Uyên VTV đây rồi ...