WarrenBocPhet

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    312
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by WarrenBocPhet

  1. Hơn 70% doanh nghiệp tại Hà Nội kê khai lỗ Số doanh nghiệp báo lỗ tăng 32% so với cùng thời điểm năm trước. Theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm, thành phố có tới 210 doanh nghiệp giải thể; hàng nghìn doanh nghiệp mất tích, tạm nghỉ kinh doanh, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước trên 500 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có doanh thu tăng trên địa bàn Hà Nội cũng rất thấp, với 26.874 doanh nghiệp có doanh thu tăng, giảm 23% so với năm trước. Trong khi đó, thành phố lại có tới 47.574 doanh nghiệp có doanh thu giảm, tăng tới 94% so với năm trước. Đến thời điểm này, khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, có 50.713 doanh nghiệp trên địa bàn kê khai lỗ, chiếm 71,7% tỷ trọng doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, tăng 32% so với cùng thời điểm của năm trước. Nguyên nhân của những biến động này được xác nhận là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm… Theo Cục thuế thành phố Hà Nội, những khó khăn từ tình hình suy giảm kinh tế nói trên đã tác động mạnh đến thu ngân sách nhà nước. Tiến độ thu 8 tháng đầu năm không ổn định và có xu hướng giảm dần. Ước tính thu nội địa thực hiện từ đầu năm đến nay đạt 79.486 tỷ đồng, tăng 3,6% so cùng kỳ năm 2011, song chỉ bằng 59,2% dự toán pháp lệnh, 58,7% dự toán Hội đồng nhân dân giao. Theo VnMedia
  2. Vợ của Bầu Kiên này rất đẹp, nhưng có mũi hứng nước mưa. Mặt khác họ có 3 qúy tử. Hôm nào Sư phụ ra HN con sẽ mạn đàm về vấn đề này, có liên quan tới tâm linh nữa.
  3. Tổng giám đốc ACB đã bị bắt http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/gafin.vn/Tong-giam-doc-ACB-Ly-Xuan-Hai-bi-bat-tam-giam/9165834.epi Và Chủ tịch ACB đang ở nước ngoài http://cafef.vn/20120822062438128CA34/acb-chu-tich-hdqt-tran-xuan-gia-dang-cong-tac-o-nuoc-ngoai.chn
  4. Xin phép được giới thiệu dự đoán Chứng khoán - Tài chính theo phương pháp Chiêm tinh Phương Tây của tác giả Trương Minh Huy ======================================================================= Thị trường giảm sâu trong tháng 8 Góc nhìn chiêm tinh tài chính Diễn biến thị trường tháng 7 quả đúng là không may mắn cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tính đến thời điểm ngày 25.7.2012, các chỉ số giảm lần lượt 1.3% đối với VN-Index và 2.4% đối với HNX-Index so với cuối tháng trước. Thị trường tăng điểm trong nửa đầu tháng 7 nhưng càng về cuối tháng 7, các đợt giảm điểm mạnh xuất hiện xóa đi toàn bộ thành quả trước đó. Trong tháng 8, không có nhiều cặp góc chiêm tinh địa tâm ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của VN-Index. Xu hướng của thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng của những cặp góc hình thành trong tháng 6 và 7. Như đã nói trong các bài viết “cẩn trọng bẫy tăng giá trong tháng 6” và “tháng 7 không may mắn”, một số góc hành tinh theo chiêm tinh tài chính địa tâm cho thấy thị trường đang ở trong xu hướng giảm giá ít nhất đến cuối tháng 8.2012 và sang cả tháng 9. Cụ thể, Mặt trời hợp góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh vào ngày 15.7.2012 thường tạo nên sự giảm giá mạnh cho đến khi hai hành tinh này chuyển sang góc waning sextile (300 độ). Thời điểm hai hành tinh tạo góc 300 độ là 17.8.2012. Trong khi đó, vào ngày 20.6.2012, Thủy Tinh (Mercury) tạo góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh (Saturn). Nghiên cứu của tôi cho thấy chỉ số VN-Index thường giảm điểm mạnh cho đến khi cặp hành tinh này tạo góc waning sextile (300 độ). Thời điểm hai hành tinh này đạt tới cặp góc waning sextile là vào ngày 30.8.2012. Do đó, thời điểm cuối tháng 8 mới có thể tìm thấy đáy cho đợt sụt giảm này. Theo góc nhìn nhật tâm, thời điểm quanh ngày 23.8.2012 là khoảng thời gian quan trọng. Tại thời điểm VN-Index đạt đỉnh vào ngày 10 tháng 10 năm 2007, vị trí Thổ Tinh theo nhật tâm là 0 độ 21 phút cung Xử Nữ (Virgo). Cộng 60 độ để tính chu kỳ 5 năm ta có vị trí 0 độ 21 phút cung Bọ Cạp (Scorpio), tức rơi vào ngày 23.8.2012. Vào ngày 3.9.2012, Kim Tinh lập góc 270 độ (waning square) với Thổ Tinh và tạo nên mẫu hình T-square với Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh. Mẫu hình T-square thường gây ra sự đảo chiều đối với chứng khoán toàn cầu nên cần phải lưu ý. Do đó, tôi kỳ vọng thời gian từ 23.8.2012 đến 3.9.2012 sẽ xuất hiện một đáy cho VN-Index sau giai đoạn giảm mạnh trong tháng 8. Định lượng theo mô hình Neuro Network Tôi sử dụng mạng thần kinh nhân tạo (Neuro Network) nhằm dự báo xu hướng VN-Index. Theo đó, dữ liệu đầu vào gồm 15 cặp góc chiêm tinh tài chính địa tâm và dữ liệu đầu ra là Relative Price Oscillator (1,50,50, hàm mũ) (gọi tắt là Rel. Osc), một dạng chỉ báo dao động của giá đóng cửa VN-Index. Mô hình gồm 3 lớp: lớp đầu tiên nhận dữ liệu đầu vào, 1 lớp ẩn và lớp đầu ra xuất kết quả về Rel.Osc. Lớp ẩn gồm 32 neuro và sử dụng hàm kích hoạt dạng sigmoid khi kết nối với lớp đầu tiên. Trong khi đó, hàm kích hoạt giữa lớp ẩn và lớp cuối cùng có dạng tuyến tính. Tốc độ học hỏi (learning rate) là 0.05 và Xung lượng (momentum là 0.8). Khi sử dụng mô hình thần kinh nhân tạo dữ liệu được chia thành 3 phần: dữ liệu huấn luyện (training data); dữ liệu xác nhận (verifying data) và dữ liệu kiểm tra (testing data). Tôi sử dụng dữ liệu huấn luyện từ ngày 3.1.2012 (ngày này gọi là vị trí đặt LBC) trở về 1,000 dữ liệu giá trước đó. Phần dữ liệu từ sau ngày 3.1.2012 đến nay được tách làm đôi cho dữ liệu xác nhận và dữ liệu kiểm tra. Sau 20,000 bước huấn luyện, kết quả cho thấy hệ số tương quan với dữ liệu kiểm tra và dữ liệu xác nhận là -26.3%. Đây là mức hệ số tương quan chưa cao nhưng có thể chấp nhận để giao dịch. Hình dưới là kết quả của việc chạy mô hình thần kinh nhân tạo và tôi nhận thấy, trong tháng 8 dự báo sẽ có một đợt giảm rất mạnh (đường màu đỏ, vì hệ số tương quan âm nên đường mày đỏ đi lên dự báo sự giảm giá). Mô hình của tôi có tính bền vững (robustness) khi kết quả backtest sau 30 lần thay đổi vị trí đặt LBC cho thấy hệ số tương quan trung bình là -59.3% cho khoảng thời gian dự báo là 150 bars sau LBC. Tín hiệu phân tích kỹ thuậtChỉ số VN-Index đang xuất hiện phân kỳ ẩn giảm giá giữa VN-Index và chỉ số RSI. Tức là đỉnh ngày 19.7.2012 thấp hơn khoảng 15 điểm so với đỉnh ngày 18.6.2012 trong khi đó chỉ báo RSI của ngày 19.7 lại cao hơn. Sự phân kỳ này cho tín hiệu giảm giá với mục tiêu giá là 390 điểm (lấy đáy 405 điểm trừ 15 điểm). Chỉ báo ADX/DMI cho tín hiệu bán khi –DMI cắt lên +DMI; chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán. Ngoài ra, chỉ báo Parabolic Sar chỉ cần thêm một phiên giảm điểm sẽ cho tín hiệu bán đối với VN-Index. Trên thực tế, chỉ báo này đã cho tín hiệu bán đối với HNX-Index. Trong tầm nhìn xu hướng dài hạn cho đến cuối năm, tôi theo dõi sự hình thành của mẫu hình cá mập tăng giá (bullish shark pattern), hiện nay mẫu hình này chưa hoàn tất nhưng diễn biến của VN-Index và HNX-Index (và do đó chưa đưa ra kết luận nào) từ đầu năm tới nay đang gợi ý khả năng hình thành mẫu hình này trong dài hạn. Cụ thể, đoạn AB gấp 1.618 lần đoạn XA và hiện nay đang sụt giảm. Đối với mẫu hình cá mập tăng giá, mức giảm tối thiểu phải là 88.6% đợt tăng giá OA, tức 353 điểm và tối đa 1.13 lần OA, tức 315 điểm. Điều này cũng phù hợp với tính toán về chu kỳ 4 năm 2009-2012. Đáy của chu kỳ 4 năm thường thấp hơn đáy của các chu kỳ con trước đó, tức phá đáy ngày 9.1.2012. Mọi chuyện đều có thể xảy ra khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế vẫn chưa được thực hiện quyết liệt Tham khảo tại đây:http://chiemtinhtaichinh.blogspot.com/
  5. Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt VnExpress Chiều tối 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. Trao đổi với VnExpress sáng 21/8, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. "Dù là ai, vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử nghiêm", nguồn tin nói. Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ đã diễn ra tối 20/8. Công an đã thu giữ một số tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra. Theo cáo bạch ngân hàng ACB, ông Kiên (sinh năm 1964) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary. Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi. Ông Nguyễn Đức Kiên được cho là "cổ đông chính" của nhiều ngân hàng. Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông được cho là “cổ đông chính” của nhiều ngân hàng lớn. Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, và thường được gọi là "bầu Kiên". Theo Hà Anh - Lệ Chi - Vnexpress ===========================================Như vậy là thực tế đã chứng minh Sư phụ Thiên Sứ luôn luôn đúng! Thị trường Chứng khoán thời gian vừa qua đã bị nạn thao túng và làm giá làm cho méo mó. Nhưng một bàn tay không che nổi bầu trời, mọi cái phải tuân theo đúng qui luật tự nhiên của nó!
  6. Công điện khẩn về một cơn bão mới trên biển Đông14/08/2012 Ngày 14/8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có công điện số 31/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi; Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay trên vùng biển phía Đông Philippines xuất hiện một cơn bão có tên quốc tế là Kai-Tak. Hồi 13 giờ ngày 14/8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 125,1 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 330 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn có khả năng mạnh thêm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có mưa rào và dông mạnh, từ chiều ngày 15/8 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa Nam biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Đây là cơn bão mạnh và còn có thế có diễn biến phức tạp, để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão; Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./. (TTXVN)
  7. Sẽ thêm nhiều lãnh đạo CTCK dính 'chưởng' Vài tháng đầu năm nay, nhiều lãnh đạo công ty chứng khoán bị bắt vì nghi án thao túng làm giá chứng khoán, báo cáo, mua bán sai luật…và con số có thể chưa dừng lại. Chỉ tính riêng đầu tháng 8 đến nay đã có khá nhiều lãnh đạo công ty chứng khoán bị bắt. Trong ngày 10/8, liên tiếp có thông tin Công ty Chứng khoán Cao Su, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sacombank bị “sờ gáy”. Chủ tịch SME Phạm Huy Chí vừa bị bắt để điều tra. Chiều ngày 10/8/2012, trên website của cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đều đăng thông báo về việc ông Phan Minh Anh Ngọc - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Cao Su (RUBSE), nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao Su Việt Nam (RFC) đã bị bắt tạm giam. Thông báo căn cứ trên Công văn số 86/CV-CKCS ngày 10/8/2012 của Công ty cổ phần Chứng khoán Cao Su trình lên. Trong đó, có công bố thông tin bất thường về việc Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này bị bắt. Theo thông tin ban đầu, ông Ngọc bị bắt vì hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi còn là Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam (RFC). Ông Phan Minh Anh Ngọc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Cao Su từ ngày 5/4/2011. Trước đó, một số thông tin đã công bố, tháng 1/2009, RFC huy động của nhiều tổ chức tài chính 600 tỷ đồng để gửi vào Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Agribank) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, Công ty Cho thuê tài chính II đã mất khả năng trả nợ cho RFC... Hiện RUBSE là một trong 6 công ty chứng khoán bị UBCKNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ 23/4/2012 do tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro nhỏ hơn 120%. Vài tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán không chỉ lao đao vì “đỏ” sàn, thua lỗ liên tiếp mà còn dính tới pháp luật, khi nhiều công ty bị nghi án thao túng làm giá chứng khoán, báo cáo, mua bán sai luật… Trước đó, ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt, ông Phan Huy Chí, Chủ tịch Chứng khoán SME, cũng đã bị bắt tạm giam liên quan đến những hành vi sai phạm về tài chính. Ngày 2/8, cơ quan công an cũng đã khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt. Theo một số thông tin ban đầu, năm 2010, ông Phạm Minh Tuấn đã chỉ đạo giả mạo giấy tờ của một cá nhân để ký hợp đồng cùng tham gia góp vốn đầu tư lô chứng khoán và đã nhận 107 tỷ đồng của một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, SME mới trả được một phần tiền để khắc phục hậu quả, nhưng không thể trả hết gần 60 tỷ đồng còn lại. Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, SME lỗ 6 tỷ đồng và lỗ lũy kế gần 23 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý 3 còn 203,5 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 225 tỷ đồng. Cũng tính đến cuối quý 3/2011, các khoản phải thu ngắn hạn của SME là gần 667 tỷ đồng. Trong năm 2011, cũng đã có hàng loạt lãnh đạo công ty chứng khoán bị dính líu tới pháp luật, như Công ty Chứng khoán Đại Nam, Công ty CK Woori, Công ty CK Hà Thành… Theo Đình Bách - VnMedia
  8. Cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án hình sự tại SBS (NDHMoney) Theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra, SBS không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ việc trên các phương tiện đại chúng và website của công ty. Ngày 10/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank (mã SBS) nhận được thông báo chính thức từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an Tp.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự hành vi "cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Thao túng giá chứng khoán" xảy ra tại SBS.SBS cho biết, theo yêu cầu của cơ quan An ninh điều tra, Công ty không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ việc trên các phương tiện đại chúng và website của công ty. Trước đó, ngày 18/7/2012, HOSE đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu SBS vào diện chứng khoán bị kiểm soát. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối âm 1.424,14 tỷ đồng, vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu (tính đến 31/03/2012) và tình hình tài chính chưa được giải trình đầy đủ. Theo đó, cổ phiếu SBS sẽ chỉ được giao dịch 15 phút trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch. Được biết, trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 6 vừa qua, ông Kiều Hữu Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị SBS cho biết, công ty đang cho đơn vị kiểm toán mới (cũng là công ty quốc tế. Công ty kiểm toán cho SBS thời gian qua là PWC - NV) kiểm toán lại nhằm đánh giá toàn bộ thực trạng tài chính của SBS những năm vừa qua, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thua lỗ. Nguyễn Khánh - NDHMoney
  9. Pimco: Kinh tế toàn cầu suy yếu nghiêm trọng Trúc Như Giám đốc điều hành Pimco, ông El-Erian, hy vọng kinh tế khu vực eurozone sẽ sụt giảm 1,5% trong năm tới. Ảnh: Bloomberg(TBKTSG Online) Công ty quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco Mohamed ngày 4-8 cho biết kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kết thúc vào năm 2009.Giám đốc điều hành Pimco, ông El-Erian, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 2,25% so với 3,9% trong năm 2011 và 5,3% trong năm 2010. Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã sụt giảm 0,6%.Dự báo của ông El-Erian nhấn mạnh những khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt do khu vực đồng euro (eurozone) phải vật lộn giải quyết núi nợ công khổng lồ trong khi tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc chậm lại. Theo số liệu phát hành trước đó, chỉ số hoạt động sản xuất (PMI) gần đây ở châu Âu và châu Á đã suy giảm ở mức đáng lo ngại, đặc biệt eurozone thu hẹp mạnh nhất trong 37 tháng qua. Ông El-Erian cho biết tác động của suy thoái toàn cầu đang đè nặng lên Mỹ vào thời điểm nước này đang đứng trước nhiều khó khăn. Ông El-Erian dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5% trong 12 tháng tới. Ông El-Erian hy vọng nền kinh tế eurozone chỉ sụt giảm 1,5% trong năm tới và dự báo khả năng tan vỡ của khối trong 6 tháng tới khoảng 35%. Theo Bloomberg
  10. TTCK tháng 8: Trở lại xu hướng tăng? CTCK SHS cho rằng, với diễn biến hiện tại, khả năng thị trường tăng dần từ vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn đang có xác suất cao hơn. Nhìn lại tháng 7: Giảm điểm do vĩ mô chậm cải thiện TTCK tiếp tục giảm điểm trong tháng 7, ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp. Biên độ dao động của thị trường nằm trong kênh giá của các chỉ báo kỹ thuật (vùng 400 - 440 điểm đối với VN-Index và 66 - 74 điểm đối với HNX-Index). Thị trường tăng điểm khi giảm đến vùng hỗ trợ và điều chỉnh giảm khi tiếp cận vùng kháng cự của kênh giá.Mức độ phục hồi kỹ thuật của thị trường khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ trong tháng qua cao hơn so với các thời điểm trước đó. Ngoài nguyên nhân mang tính kỹ thuật, yếu tố hỗ trợ thị trường là: (1) kỳ vọng lãi suất tín dụng được điều chỉnh giảm mạnh theo đề xuất của NHNN; và (2) KQKD quý II/2012 khả quan (90% DN công bố kết quả có lãi) trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Về nửa cuối tháng, thị trường trở lại xu hướng giảm điểm với thanh khoản thấp. Áp lực cung tại đường biên dưới của kênh giá không nhiều. Tuy nhiên, lực cầu tham gia thị trường yếu, khiến diễn biến giao dịch khá trầm lắng. Thị trường ghi nhận một tuần dao động tích lũy quanh ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng trung hạn. Diễn biến trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: Hiệu quả chính sách chưa như kỳ vọng. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tiếp tục được chú trọng triển khai trong tháng 7. Về chính sách tài khóa, Chính phủ đã cho phép ứng trước 30.000 tỷ đồng ngân sách năm 2013, nâng tổng nguồn chi NSNN đến cuối năm lên khoảng 160.000 tỷ đồng, tập trung giải ngân trong quý III. Về chính sách tiền tệ, đến 27/7, đã có 50% các khoản vay cũ được điều chỉnh lãi suất về 15%/năm. Mặt bằng lãi suất tín dụng trung bình cũng đã giảm xuống còn khoảng 15 - 16%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 17 - 18%/năm của tháng trước. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất được thực hiện dựa trên thực trạng tài chính và sự chủ động chia sẻ khó khăn của ngân hàng đối với doanh nghiệp, do vậy, còn thiếu tính phổ biến. Mặt khác, vấn đề có tính chất quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp là thị trường tiêu thụ vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Tín dụng ra nền kinh tế đến cuối tháng 7 chỉ tăng 0,57%, giảm so với mức 0,76% của tháng 6, khi thị trường tiêu thụ thu hẹp khiến doanh nghiệp không đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này cho thấy, các chính sách vĩ mô chưa đem lại nhiều hiệu quả thiết thực đến nền kinh tế. Nền kinh tế còn khó khăn, dù các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng vẫn được đẩy mạnh triển khai. Số liệu vĩ mô công bố trong tháng 7 cho thấy, nền kinh tế vẫn trong tình trạng khó khăn. Cụ thể: (1) CPI tháng 7 giảm 0,29%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, bất chấp động thái điều chỉnh giá điện, làm gia tăng mối quan ngại về nguy cơ giảm phát; (2) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 7 tháng chỉ bằng khoảng 54,5% mức tăng của cùng kỳ năm 2011; (3) Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do HSBC công bố tiếp tục xu hướng giảm mạnh, do thị trường tiêu thụ thu hẹp. Những chỉ số này phản ánh hoạt động sản xuất - kinh doanh của đa số doanh nghiệp tiếp tục khó khăn. Số lượng doanh nghiệp giải thể đến hết tháng 7 tăng lên 30.300 doanh nghiệp, từ mức 26.300 vào cuối tháng 6. Tính toán theo KQKD quý II/2012 của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn, cập nhật đến 3/8/2012, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp vẫn giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 8: Trở lại xu hướng tăng? Kết luận tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ đã định hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư phát triển, xử lý vấn đề nợ xấu ngân hàng; khơi thông dòng tín dụng và tái cơ cấu DNNN, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo mối tương quan giữa VN-Index và CPI, TTCK tạo đáy sau khi chỉ số CPI tạo đỉnh, với độ trễ khoảng 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, đà đi lên chỉ bền vững khi diễn biến này đi kèm với sự cải thiện dòng tín dụng, tương đương với dòng tiền ra nền kinh tế. Thực trạng tăng trưởng tín dụng thấp là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường vẫn trong xu hướng dao động hẹp, cho dù áp lực lạm phát đã giảm mạnh. Về phía yếu tố kỹ thuật, thị trường đang dao động theo chiều hướng tích lũy, khi giảm đến ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng giá trung hạn (khoảng 410 điểm của VN-Index và 69 điểm của HNX-Index). Diễn biến thị trường cho thấy, tương quan cung cầu khá cân bằng. Để thay đổi xu hướng, thị trường cần tăng hoặc giảm mạnh qua mốc hỗ trợ với thanh khoản đột biến. Để thị trường thiết lập xu hướng tăng, vấn đề mang tính quyết định là yếu tố dòng tiền. Yếu tố nhà đầu tư quan tâm hiện tại là sự cải thiện của nền tảng vĩ mô, trước hết là tăng trưởng tín dụng và thị trường tiêu thụ. Thông tin chi tiết hơn về việc giải quyết nợ xấu cũng là vấn đề được quan tâm, khi trong tháng 8, NHNN sẽ ban hành quy định chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng. Điểm kỳ vọng vĩ mô trong tháng 8 là: (1) Khả năng tiếp tục giảm lãi suất, khi CPI cả năm dự kiến chỉ tăng 5 - 6% và trước đó, NHNN cũng đã tuyên bố lãi suất huy động sẽ về 8%/năm nếu CPI cả năm khoảng 7%; (2) Mức độ giảm được dự báo thấp hơn của chỉ số CPI sẽ giúp dịu bớt quan ngại về khả năng giảm phát; (3) Tác động rõ ràng hơn của việc chi đầu tư công và tăng trưởng tín dụng, sau nhiều tháng đẩy mạnh triển khai. Chúng tôi cho rằng, khả năng giảm lãi suất trong tháng 8 là khả thi. Tác động rõ ràng hơn của chính sách cũng là yếu tố có thể kỳ vọng, khi quý III là thời gian cao điểm đẩy mạnh chính sách. Xét trên thực tế, những giới hạn chính sách về bội chi NSNN, vấn đề nợ xấu ngân hàng, mối tương quan giữa lãi suất - tỷ giá và sức ép lạm phát quay trở lại vẫn sẽ là yếu tố chi phối động thái của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn sẽ là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh hiện tại. Với những phân tích trên, có hai kịch bản có thể xảy ra trong tháng 8: (1) Thị trường phản ứng tích cực với vùng hỗ trợ, thiết lập xu hướng tăng điểm dựa trên những kỳ vọng vĩ mô. Ngưỡng kháng cự của thị trường trong trường hợp này là khoảng 440 điểm đối với VN-Index và 74 - 77 điểm đối với HNX-Index. (2) Thị trường giảm qua vùng tích lũy, xuống mức giá hấp dẫn hơn trước khi tăng điểm trở lại. Ngưỡng hỗ trợ của thị trường theo kịch bản này là khoảng 395 - 405 điểm đối với VN-Index và 66 điểm đối với HNX-Index. Chúng tôi kỳ vọng TTCK sẽ có những chuyển biến tích cực trong tháng 8. Diễn biến thị trường theo kịch bản nào phụ thuộc nhiều vào diễn biến của chính sách vĩ mô và thanh khoản của thị trường. Với diễn biến hiện tại, khả năng thị trường tăng dần từ vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn đang có xác suất cao hơn. (ĐTCK) =======================================Với các yếu tố thuận lợi như trên, đồng thời quan sát dòng tiền đổ vào TTCK thì có thể kết luận TTCK đã tạo đáy và bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ!
  11. Hiệu ứng “thấm đòn” dây chuyền Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ những công ty lớn như Vinamilk (VNM), Masan Group (MSN), phần lớn các công ty đều công bố lỗ sau khi trích lập dự phòng. Khát vốn và ách tắc trong luân chuyển dòng tiền là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh không sáng sủa của DN trong quý này. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù đã có nhiều kỳ vọng trước đó nhưng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (NH) đến tháng 7/2012 chính thức âm 0,03% so với ngày 31/12/2011.Chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng 7 phản ánh tình hình này khi giảm từ mức 46,6 điểm trong tháng 6 xuống 43,5 điểm trong tháng này. Đây hiện là mức giảm thấp nhất kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát PMI vào tháng 4/2011. Một số công ty đứng vững trong các năm trước về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thì nay cũng chịu ảnh hưởng nhiều do giá vốn hàng bán, hàng tồn kho đều tăng cao, như Kinh Đô (KDC), Bibica (BBC), Tập đoàn Thái Hòa (THV)... Riêng Thái Hòa, trong bối cảnh tiêu thụ cà phê khó khăn, công ty này còn chịu gánh nặng nợ vay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng do đầu tư mạnh vào các dự án trồng cà phê, cao su nhưng chưa mang lại lợi nhuận. Trong các nhóm lỗ, khối DN ngành xây dựng, vật liệu xây dựng được xem là nhóm ngành có số DN lỗ nhiều nhất tính đến tháng 8/2012. Ví dụ, Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đã báo lỗ lên đến gần 300 tỷ đồng trong quý này. Trong báo cáo tài chính, hàng tồn kho của PVX tăng từ 275 tỷ đồng của đầu năm lên đến 408 tỷ đồng. Nợ phải trả là hơn 4.200 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Động thái cắt giảm việc làm và số lượng hàng hóa mua vào cho thấy các DN đang lo ngại nhu cầu sẽ không thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn. Tồn kho hàng mua cũng giảm đi đáng kể. Cùng lúc đó, giảm tồn kho hàng hóa cũng vẽ nên một bức tranh tương lai không mấy khả quan của các nhà quản lý.Bà Lã Thị Lan, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí điện Thành phố, cũng chia sẻ, dù cơ khí điện được TP.HCM xác định là 1 trong 4 ngành mũi nhọn, nhưng sản phẩm trong ngành không tiêu thụ được. Do vậy, một số ngành sản xuất ra ngành tiêu dùng buộc phải tái cơ cấu, chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu lại sản xuất để tìm đầu ra. Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Thành phố, ông Bùi Quang Hải, đồng quan điểm khi nói rằng: “Sản xuất cho thị trường trong nước khá trì trệ, tồn kho nhiều. Các DN trong ngành không chỉ kỳ vọng NH giảm lãi suất, mà còn mong muốn NH hỗ trợ thêm lãi suất cho khách hàng mua hàng cơ khí”. Sức tiêu thụ hàng hóa chậm khiến DN không còn quan tâm nhiều đến việc lãi suất đã thực giảm. “Cái DN cần hiện nay chính là cơ hội kinh doanh, đầu ra cho sản phẩm chứ không hẳn là lãi suất cao hay thấp. Từ đó, lãi suất 14% DN chưa chắc đã tính đến chuyện vay tiền. Giả sử, nếu có vay thì cũng chỉ áp dụng vào đầu tư ngắn hạn, còn đầu tư trung và dài hạn thì mức lãi suất trên vẫn đang còn khá bấp bênh”, ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty CP Thanh Bình, cho biết. Theo các DN, thông tin Thống đốc NH Nhà nước cho biết sắp tới lãi suất sẽ tiếp tục giảm thêm giúp DN hồ hởi hơn và tìm cách tiếp cận nguồn vốn NH nhưng kết quả không như ý muốn. Lý do, lãi suất giảm nhưng chỉ những DN cần vốn để đảo nợ, cơ cấu nợ cũ mới mừng, chứ đối với những DN dùng vốn để đầu tư sản xuất thì tiếp cận được nguồn vốn thời điểm này lại là chuyện khác. Ông Bùi Quốc Lợi, Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Minh Giao, chia sẻ, mới đây công ty được NH thông báo nếu vay với lãi suất mới thì mức ưu đãi chỉ 13 - 14%/năm. Tuy nhiên, đơn đặt hàng trong bối cảnh hiện nay không nhiều nên phải cân nhắc trước khi vay. Theo đánh giá của HSBC, một gói kích thích kinh tế tương tự như gói đã thực hiện vào năm 2009 khó có thể được sử dụng lại. Lý do thứ nhất, lạm phát cao trong năm 2011 đã làm cho tín dụng không còn là một giải pháp hấp dẫn, đặc biệt khi đa số tín dụng đều được rót vào những lĩnh vực kém hiệu quả. Lý do nữa là các biện pháp kích thích tài chính cho nền kinh tế thông qua chi tiêu Chính phủ đã không còn hấp dẫn khi các nhà làm chính sách vừa mới đây thông báo một chiến lược mới nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng như tăng cường hiệu quả của đầu tư công. Hiện đã có 609 trong 702 DN nộp báo cáo tài chính quý II cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chưa soát xét (hạn chót nộp báo cáo này là ngày 20/7 vừa qua), như vậy, còn 100 DN chưa nộp báo cáo quý II. Và như thường lệ, số lượng DN lỗ thường xuất hiện nhiều trong các báo cáo nộp trễ. Vì vậy, con số công ty thua lỗ trong quý II có thể chưa dừng lại. Theo Quỳnh Vũ/Doanh nhân Sài Gòn
  12. Bắt giam nguyên Giám đốc Công ty Tài chính cao su Tài chính cao su Việt Nam hiện đang thua lỗ và nợ ngập đầu do kinh doanh kém. Hôm qua (6/8), tin từ cơ quan tố tụng Trung ương cho biết, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Phan Minh Anh Ngọc, nguyên Giám đốc Cty TNHH MTV Tài chính cao su tại nhà riêng ông này ở tỉnh Quảng Ngãi và ông Vương Đáng, Trưởng phòng Tín dụng về tội “Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự. Liên quan đến vụ án, trước đó, Trần Quốc Hoàng, nguyên nhân viên Phòng Tín dụng của Cty cũng bị cơ quan công an khởi tố về hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cụ thể là sử dụng sổ đỏ lừa đảo chiếm đoạt 12 tỷ đồng để đánh bạc. Theo đó, lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ năm 2009 đến 2010, Hoàng đã sử dụng nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giả mạo chữ ký của người khác, không có hợp đồng ủy quyền để lập các bộ hồ sơ cho vay không đúng quy định nhằm chiếm đoạt số tiền rất lớn của Cty Tài chính cao su. Cty Tài chính cao su là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, hiện đang thua lỗ và nợ “ngập đầu” do hiệu quả đầu tư kinh doanh, cho vay ngoài ngành quá... kém! Cụ thể, đầu tư tài chính 150 tỷ đồng không hiệu quả. Chỉ riêng lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nếu thoái vốn thì năm 2011 Cty Tài chính cao su ước lỗ hơn 44,5 tỷ đồng, năm 2012 ước lỗ khoảng hơn 28 tỷ đồng. Nguyên nhân là do thời gian qua, các cổ phiếu giảm giá quá sâu và khó thanh toán. Mặt khác, với 150 tỷ đồng đầu tư tài chính, Cty Tài chính cao su đã hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 24 tỷ đồng, nếu bù đắp lỗ khi thoái vốn các quỹ vẫn còn bị “âm” hơn 16 tỷ đồng. Tổng cộng năm 2011, Cty Tài chính cao su ước bị lỗ từ tín dụng khoảng 70 tỷ đồng, riêng cổ phiếu lỗ 6 tỷ. Sang năm 2012, dự đoán lỗ còn gấp 3 lần năm 2011. Cộng tất cả các khoản lỗ của Cty này trong năm 2011 lên đến 200 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 1 đến tháng 9/2009, Cty Tài chính cao su và Chi nhánh Hà Nội của Cty này còn ký hợp đồng tiền gửi và vay có kỳ hạn của một số khách hàng với tổng số tiền 600 tỷ đồng. Sau đó, Cty Tài chính cao su và Chi nhánh Hà Nội đã đem 600 tỷ đồng này gửi tại Cty Cho thuê tài chính II - một tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT sở hữu 100% vốn điều lệ, để hưởng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất nhận tiền gửi. Đây là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng của Cty Tài chính cao su theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, có điều không bình thường là Cty này đã đem một số tiền gửi 600 tỷ đồng (chiếm 60% vốn điều lệ của DN vào thời điểm tháng 10/2010), để gửi vào một đối tượng khách hàng như Cty Cho thuê tài chính II, chỉ có mức vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Hơn nữa, trước khi gửi 600 tỷ đồng, Cty Tài chính cao su cũng chưa thẩm định kỹ và chưa đánh giá hiệu quả hoạt động của Cty Cho thuê tài chính II một cách cẩn trọng, chuẩn xác. Thế nên, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng là đến nay Cty Cho thuê tài chính II đã mất khả năng thanh khoản. Vì thế, việc thu hồi tiền gửi (600 tỷ đồng) và lãi tiền gửi (155,69 tỷ đồng) tại Cty Cho thuê tài chính II cho đến nay vẫn chưa thực hiện được, nếu không muốn nói là có nguy cơ “mất trắng”. Nên nhớ, trong lúc Tập đoàn CNCS VN đang thiếu vốn đầu tư cho các dự án phát triển cao su để thực hiện kế hoạch phát triển diện tích cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì Cty Tài chính lại đầu tư kinh doanh và cho vay ngoài ngành hàng trăm tỷ đồng không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ, có nguy cơ mất vốn của Nhà nước như đã nói trên là điều không thể chấp nhận được. Mặc dù có quá nhiều vi phạm đã được chỉ ra khá cụ thể trong các báo cáo thanh tra trước đây nhưng cho đến thời điểm này, trách nhiệm của ông Trần Thoại, nguyên Trưởng ban Tài chính Tập đoàn kiêm Chủ tịch HĐQT Cty Tài chính cao su trong thời gian công ty này kinh doanh “be bét” vẫn chưa được làm rõ. Theo Đỗ Quyên - Nông nghiệp VN
  13. Kinh tế vĩ mô, chưa hết thời gian khó Kinh tế vĩ mô đang tốt lên! Nhận định này thường xuyên được đưa ra trong vài tháng qua. Tuy nhiên, các chỉ báo kinh tế mới đây cho thấy, những khó khăn của các DN và cả nền kinh tế vẫn đang hiện hữu và có những biểu hiện trầm trọng hơn. Hàng tồn kho hiện đang là yếu tố cản trở lớn nhất hoạt động của DN Sản xuất tiếp tục đình trệ Hàng tồn kho tăng. Đó là nỗi ám ảnh của hàng loạt DN trong giai đoạn suy thoái. Không đầu ra, thì tất cả những nỗ lực từ tiết giảm chi phí sản xuất, tăng cường công tác marketing…, cũng không còn mấy ý nghĩa. Trong khi đó, những chi phí cố định vẫn phải trả, chi phí lãi vay cho hàng tồn kho vẫn phát sinh. Thua lỗ của DN vì thế càng nhiều. Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 7/2012 do Ngân hàng HSBC thực hiện thêm một lần nữa vẽ ra bức tranh không sáng màu. Theo dữ liệu tổng hợp của HSBC, tháng 7/2012, PMI giảm về mức 43,6 điểm, so với mức 46,6 điểm hồi tháng 6. Dữ liệu thu thập từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các DN sản xuất tại Việt Nam mà HSBC thu thập cho thấy, sản lượng sản xuất trong tháng 7 của các DN, sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, sụt giảm mạnh so với các tháng trước đó, lùi xa khỏi mốc 50 điểm (50 điểm là mốc mà khối lượng sản xuất không thay đổi so với kỳ trước, chỉ số càng thấp hơn mức này thể hiện mức độ sụt giảm sản lượng sản xuất càng lớn). Số lượng đơn đặt hàng mới (cả cho trong nước và xuất khẩu) cũng sụt giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp. Đặc biệt, chỉ số số lượng mặt hàng mua của tháng 7 giảm về mức xấp xỉ 38 điểm, trong khi tháng 6 là xấp xỉ 43 điểm. Những kết quả khảo sát rút ra từ 400 DN mẫu được HSBC lựa chọn có thể không phải là đại diện chung cho gần 470.000 DN đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, đây là thực trạng của hầu hết DN lớn trong các ngành, lĩnh vực sản xuất đã được lựa chọn nghiên cứu mẫu trên cơ sở đại diện ngành, mức độ đóng góp vào GDP. Do đó, bức tranh mà HSBC thông qua chỉ số PMI vẽ ra cho thấy triển vọng sản xuất - kinh doanh kém sáng sủa, ít nhất là trong một vài tháng tới. Đáng chú ý, theo báo cáo của HSBC, tổng giá trị hàng tồn kho của các DN có dấu hiệu giảm nhẹ. Tuy nhiên, mức sụt giảm này chủ yếu đến từ việc các DN đã hạn chế sản xuất, mua nguyên vật liệu đầu vào và bán hàng ra bằng mọi giá từ hồi tháng 5 đến nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bản thân các DN giảm đi sự kỳ vọng về khả năng phục hồi sức mua hàng hóa. Cầu tiêu dùng yếu Tháng 7/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục tăng trưởng âm, giảm 0,29% so với tháng trước (tháng 6/2012, CPI giảm 0,26%). Ngoài yếu tố mùa vụ, như lý giải của cơ quan quản lý nhà nước, thì sức mua sụt giảm là yếu tố quyết định. Báo cáo của HSBC cho thấy, trong tháng 7, chỉ số giá bán tiếp tục sụt giảm, do các DN tìm cách giảm hàng tồn kho, nhưng sức mua vẫn yếu. Ngoại trừ một số ít đơn vị vẫn kinh doanh tốt như nhóm DN ngành dược, nông nghiệp, than, dịch vụ ăn uống…, thì tình trạng cắt giảm lương nhân viên diễn ra phổ biến. Đặc biệt là ở nhóm DN bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng. Do đó, lãi suất ngân hàng giảm mạnh được coi là một nhân tố quan trọng giúp hạ CPI, vốn tăng cao trong năm 2011, nhưng khi thu nhập của người dân sụt giảm, thì CPI ít có cửa để tăng, nghĩa là cầu tiêu dùng vẫn yếu. Tăng trưởng GDP khó khăn Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu tăng trưởng GDP tháng 7 vẫn chưa được công bố, khá chậm so với lịch trình công bố đã diễn ra nhiều năm trước đó. Chưa biết tăng trưởng GDP cả nước tính đến tháng 7 là bao nhiêu, nhưng với tình trạng sụt giảm mạnh mức mua nguyên liệu sản xuất đầu vào như trên, thì trong một vài tháng tới, tăng trưởng GDP khó có cơ đột phá để đạt kế hoạch năm từ 6 - 6,5%. Thêm vào đó, mức độ sụt giảm tín dụng trong tháng 7 cũng là tín hiệu quan trọng phản ánh tình trạng tiêu cực về khả năng phục hồi sản xuất của các DN. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tăng trưởng tín dụng VND 7 tháng đầu năm đạt 0,93%, tính cả những khoản cấp vốn mua giấy tờ có giá như trái phiếu DN. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại cho thấy, tính đến ngày 12/6/2012, tăng trưởng tín dụng là 0,17% so với đầu năm. Tính đến hết tháng 7, tỷ lệ này sụt giảm 0,1%. Điều này có nghĩa là, bản thân các DN, sau khi tăng vay nợ các giai đoạn tháng 4, 5, 6 đã trở lại hoạt động co cụm hơn trong tháng 7. Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một DN ngành may mặc đang niêm yết cho biết, 6 tháng trước, công ty không thể tìm được nguồn huy động vốn giá thấp. Nay ngân hàng mời chào vay vốn thì công ty lại không dám vay, vì không biết vay để làm gì! Thêm vào đó, việc sụt giảm mạnh giá bán hàng đầu ra để tăng khả năng cạnh tranh, giải phóng hàng tồn kho khiến DN không chịu được mức chi phí vốn vẫn còn ở mức cao như hiện tại. Đặc thù nền kinh tế Việt Nam là tăng trưởng phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay, nên khi tín dụng gần như không tăng trưởng, thì khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Bùi Sưởng - ĐTCK
  14. Khi người giàu nhất túng tiền Tác giả: ĐÀO TUẤN Ông Đặng Thành Tâm mới đây bán cổ phiếu chỉ là 1 "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy. Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là "đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi". Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy. Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng. Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ". Không "thờ ơ" không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu - một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ "chỉ" 6.400 tỷ đồng, chứ không phải 15.500 tỷ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện "theo dõi tiêu cực" cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn. Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ. Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin. Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rúng động khi "quả bom" SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi "quả bom" phát nổ - khi mà các mã cổ phiếu "dán nhãn SME" gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá - 700 đồng/cổ phiếu mới có. Bởi thế, "quả bom SME", hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 "bán chứng gom tiền", chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo. Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách "bán lén" cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long bank, vừa bị phạt vì "bán chui" cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng - loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa "an ninh tài chính tiền tệ" còn phải tìm cách "bán lén" huống chi các loại "chứng" khác. Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một "dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán" hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.Theo Lao động Theo Lao động
  15. Vướng mắc vụ 'đại gia' Diệu Hiền chuyển nhượng cổ phiếu 2/8/2012 Bianfishco xin đổi cổ đông là SHB thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền, nhưng chưa được chấp thuận. Việc Bianfishco yêu cầu xin thay đổi cổ đông là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Bianfishco), vẫn chưa được cơ quan chức năng chấp thuận do “còn nhiều vướng mắc cần phải làm rõ”. Giải thích thêm về những vướng mắc liên quan đến cổ đông thay thế cho bà Diệu Hiền, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho rằng: theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì Bianfishco có số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng; trong đó cá nhân bà Diệu Hiền chiếm 50% cổ phần vốn điều lệ, tương đương 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước khi xảy ra chuyện “lùm xùm” về nợ nần của Bianfishco, bà Diệu Hiền đã đem 50% số cổ phần trên đi thế chấp, rồi tiếp tục bán cho công ty khác. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, đến cuối tháng 7, số tiền Bianfishco còn nợ bảo hiểm xã hội là hơn 3,5 tỷ đồng, nợ các doanh nghiệp và nông dân bán cá hơn 313 tỷ đồng (trong đó nợ 37 hộ nông dân số tiền trên 235 triệu đồng) và nợ các ngân hàng cả gốc lẫn lãi 1.357 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 11/1/2011, bà Diệu Hiền đã đem 25 triệu cổ phiếu cá nhân thế chấp cho chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), khu vực Cần Thơ-Hậu Giang với số tiền 250 tỷ đồng và hai bên đã tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo. Đến ngày 13/7/2011, bà Diệu Hiền lại tiếp tục ký hợp đồng bán 25 triệu cổ phiếu (đã thế chấp cho VDB) cho Công ty cổ phần đầu tư-tư vấn-dịch vụ Hồ Mây (Công ty Hồ Mây, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), với số tiền 125 tỷ đồng. Do vậy, sau khi có kế hoạch đưa ra việc tái cơ cấu Bianfishco (ngày 3/4), VDB, chi nhánh Sở giao dịch 2 đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ xác nhận về việc Bianfishco đang thế chấp, cầm cố 25 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này để vay vốn. Theo thỏa thuận giữa hai bên thì việc chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu này của bà Diệu Hiền phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VDB. Vì thế, trong văn bản của mình, VDB một lần nữa nhắc lại yêu cầu, khi thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh liên quan đến 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền trong hồ sơ của công ty phải có văn bản của VDB về việc giải chấp số cổ phiếu nói trên. Ngày 30/7, hàng chục hộ nông dân đã kéo đến căn biệt thự của bà Diệu Hiền căng băng rôn để tiếp tục đòi nợ. Tuy nhiên, phòng đăng ký kinh doanh bất ngờ là trong hồ sơ mà ông Trí nộp để xin đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của Bianfisco lại đề nghị cổ đông thay cho bà Diệu Hiền là SHB chứ không phải VDB, đồng thời, Bianfishco gửi kèm theo giấy ủy quyền được ký ngày 28/6. Theo đó, Công ty Hồ Mây ủy quyền cho SHB được toàn quyền thảo luận, đàm phán, ký biên bản thỏa thuận, đưa ra phương án xử lý và hưởng mọi quyền lợi liên quan đến 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền đã bán cho công ty này. Đến sáng 1/8, phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đã nhận được biên bản làm việc và thỏa thuận giữa VDB, SHB và đại diện của Bianfishco (được 3 bên ký vào chiều ngày 26/7), nhằm đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thay đổi người đại diện theo pháp luật và cổ đông đối với Bianfishco.Sáng 1/8, luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng luật sư Vạn Lý, người đại diện cho bà Phạm Thị Mai và ông Nguyễn Văn Liền, ngụ quận Ô Môn. thành phố Cần Thơ, cho biết Bianfishco không tự nguyện thi hành 2 bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ là trả cho bà Phạm Thị Mai số tiền trên 17,8 tỷ đồng và ông Nguyễn Văn Liền số tiền trên 467 triệu đồng (kèm theo lãi suất chậm thi hành án trong thời hạn 15 ngày). Do đó, căn cứ các quy định của Luật thi hành án dân sự, luật sư Thành đề nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Bianfishco bằng biện pháp kê biên bán đấu giá tài sản, cụ thể là nhà máy chế biến thủy sản Bình An (hiện đang thế chấp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Cần Thơ bảo đảm số tiền vay 65 tỷ đồng, giá trị nhà máy ước tính 200 tỷ đồng) để trả nợ ngân hàng, phần còn lại thi hành án theo phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. Trong văn bản đề nghị gửi đến cơ quan thi hành án, luật sư Thành kiến nghị cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ chỉ được thay đổi người đại diện theo pháp luật và thành viên công ty khi có cam kết bảo đảm thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án. Theo Thanh niên
  16. Ngân hàng “méo mặt” lo xiết nợ Bất động sản Thời kỳ đỉnh điểm nhiều ngân hàng đã “bơm tiền” cho vay bất động sản để xây dựng dự án, kinh doanh... Nhưng sau thời gian dài “đóng băng”, những khoản nợ bất động sản trở thành nợ xấu, thậm chí dưới mức thế chấp, ngân hàng chưa biết xiết nợ ra sao... Thực tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư để có vốn mua nhà đất đã phải chấp nhận thế chấp căn hộ biệt thự cho ngân hàng. Ngân hàng có thể cho vay tối đa đến 70% giá trị tài sản, biệt thự, nhưng hiện nay, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều nhà đầu tư không có tiền trả ngân hàng đành chịu ngân hàng phát mại tài sản đã thế chấp. Thậm chí nhiều lô đất biệt thự, liền kề chỉ còn giá trị 2 – 4 tỷ đồng. Như vậy, kể cả khi ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, bán khó tìm khách mua, mà có người mua thì giá dưới hoặc bằng mức thế chấp, hệ lụy kéo theo nợ xấu càng tăng, mà Ngân hàng ngồi ôm "cục nợ" bất động sản cũng dở khóc dở cười. Theo khảo sát của PV tại một số dự án khu vực Hà Đông, Hoài Đức, để tìm được những lô đất, biệt thự trong dự án khu đô thị mới hiện nay bị ngân hàng xiết nợ rao bán giá rẻ không khó. Tại dự án Vân Canh, giá hiện tại xoay quanh 30 đến 34 triệu đồng/m2, nhưng giá bán nhiều lô đất bị xiết nợ rẻ hơn thị trường từ 10 đến 12 triệu đồng/m2. Dự án Kim Chung – Di Trạch giá đất liền kề khoảng 32-35 triệu đồng/m2, nhưng có những lô mà chủ nhân nợ nần, giá bán chỉ 22-25 triệu đồng/m2. Những căn biệt thự, liền kề trị giá hàng chục tỷ đồng thời kỳ hoàng kim, giờ mất tới nửa giá trị mà vẫn nằm đắt chiếu. Trong đó phần không nhỏ chìm trong đó là vốn vay của các ngân hàng. Dự án Văn Phú, giá giao dịch các lô đất liền kề hiện khoảng 45 - 50 triệu đồng/m2, nhưng nhiều lô chào bán với giá rẻ bất ngờ 35 - 40 triệu đồng/m2. Dự án chung cư Văn Khê giá trung bình giao dịch trên thị trường khoảng 19-22 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay có những căn được giao bán quanh với mức giá 16 triệu đồng/m2. Dự án Dương Nội, mặt bằng giá trung bình giao dịch 40-45 triệu đồng/m2 nhưng giá bán những lô đất bị xiết nợ chỉ khoảng 30-32 triệu đồng/m2… Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, một cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Đông (Hà Nội)cho biết, vì tính cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng, mỗi ngân hàng có chính sách cho vay vốn mua nhà mức giá khác nhau. Có ngân hàng chỉ cho vay tối đa không quá 50% giá trị lô đất nền liền kề, biệt thự đã được thẩm định. Nhưng cũng có ngân hàng có chính sách hút khách về mình cho vay tối đa tới 70%, thậm chí 80% giá trị hợp đồng chuyển nhượng lô đất nền liền kề, biệt thự… tùy vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Còn đại diện Ngân hàng Viettinbank chi nhánh quận Đống Đa cho biết, nếu trường hợp phát mại tài sản, ngân hàng muốn bán tài sản phát mại thì phải qua tới 3 cấp tòa án và nhiều thủ tục khác nhau. Chẳng hạn, sau khi con nợ không thể chi trả, để bán được tài sản thế chấp, ngân hàng phải kiện lên các cấp, từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm… Việc xử lý nợ xấu bán tài sản thế chấp là bất động sản ở ngân hàng hiện nay đang là vấn đề nan giải. Theo vị cán bộ Ngân hàng Vietcombank, cần giải quyết các thủ tục rườm rà và mang tính thị trường hơn trong việc xử lý nợ xấu, thì Ngân hàng mới "dễ thở" hơn. Có một thực tế hiện một số ngân hàng vẫn chấp nhận bơm thêm tiền cho các chủ nợ để xây dựng dự án và kinh doanh bất động sản, với điều kiện họ trả một phần khoản vay cũ. Nếu không làm vậy, giá trị các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống qua thời gian và họ tin rằng, nếu cố đầu tư thêm, biết đâu con nợ sẽ trả được, tài sản cho vay lại sinh lời… Trao đổi với PV, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, áp lực tăng trưởng tín dụng thời gian qua đã khiến các ông chủ Ngân hàng quá mạnh tay cho vay bất động sản. Thời điểm đó nếu không chấp nhận cho vay thì không tồn tại được, nhưng giờ các ngân hàng mới thấy được chật vật vì phải ôm cục nợ thế chấp bằng bất động sản mà chưa biết xử lý ra sao. Ngoài giải pháp tháo gỡ thủ tục cho các ngân hàng thì cần có giải pháp thành lập Công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu. Đây là công ty chuyên biệt của ngành ngân hàng và không quá lo lắng về sự phát triển của công ty này, bởi khi kinh tế khởi sắc, nợ xấu, nợ quá hạn giảm thì công ty này sẽ tự mất... Nguyễn Hiếu/INFONET
  17. Bill Gross: Chứng khoán đang "chết" Như vậy, Bill Gross là cái tên mới nhất trong số các chuyên gia đầu ngành cho rằng thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn. Chứng khoán sẽ không thể tạo ra mức lợi nhuận khổng lồ như đã từng có trong suốt thế kỷ qua, đặt dấu chấm hết cho thời đại “tôn sùng chứng khoán” vốn là "câu thần chú" của nhiều thế hệ trên phố Wall. Đây là nhận định vừa được Bill Gross, Giám đốc điều hành của PIMCO – quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới – đưa ra trong báo cáo phân tích thị trường tháng 7. Bill Gross cũng dự đoán lợi nhuận mà thị trường chứng khoán mang lại sẽ sụt giảm xuống mức kỷ lục. Theo ông, tình trạng kinh tế suy giảm trên toàn cầu sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hưng thịnh của chứng khoán với lợi suất hàng năm lên tới 6,6% suốt từ năm 1912 đến nay. Điều này sẽ làm lu mờ tư tưởng “tôn sùng chứng khoán” của giáo sư Jeremy Siegel đến từ Wharton School, người tin rằng cổ phiếu là trò chơi hợp thời và mang lại nhiều lợi nhuận nhất nếu không có những đầu cơ hạ giá. Theo Gross, tư tưởng tôn sùng chứng khoán đang chết. Giống như một cây dương xanh tốt chuyển sang màu vàng và cuối cùng là sắc đỏ vào mùa thu ở Colorado, quan điểm đầu tư lâu dài vào cổ phiếu của nhà đầu tư đang dần phai nhạt. Như vậy, Bill Gross là cái tên mới nhất trong số các chuyên gia đầu ngành cho rằng thị trường chứng khoán đang “hấp hối.” David Rosenberg, nhà kinh tế học và chiến lược gia tại Gluskin Sheff, mới đây cũng vừa đưa ra những nhận định tương tự. Adam Parker, trưởng bộ phận chiến lược marketing tại Morgan Stanley, cho rằng lí do duy nhất để mua cổ phiếu tại thời điểm này là nhà đầu tư dự đoán ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney sẽ thắng cuộc trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Trong khi các chiến lược gia tại của những hãng lớn như Merrill Lynch và JPMorgan vẫn tỏ ra khá lạc quan về cổ phiếu, giới đầu tư đã có cái nhìn kém lạc quan hơn. Trong tuần trước, 9,4 tỉ USD đã bị rút ra khỏi các quỹ tương hỗ cổ phiếu. Ngược lại, thị trường trái phiếu có lợi tức cao nhận được lượng vốn kỷ lục. Theo Gross, tình trạng cổ phiếu đem lại mức lợi suất cao hơn tăng trưởng GDP không thể kéo dài lâu hơn nữa. “Nếu như nền kinh tế chỉ tăng trưởng 3,5%/năm, làm thế nào mà một bộ phận nhỏ (gồm các nhà đầu tư cổ phiếu) có thể giữ được mức lợi nhuận cao dựa trên mức chi tiêu của các thành phần khác (gồm ngân hàng, người lao động và chính phủ)?” Gross lập luận thêm. Theo tính toán của Gross, trái phiếu có lợi suất 2%/năm, cổ phiếu có lợi suất danh nghĩa vào khoảng 4%/năm như hiện nay, một danh mục đầu tư kết hợp cổ phiếu và trái phiếu sẽ đem đến lợi suất 3% trong điều kiện lạm phát kỳ vọng được điều chỉnh đến mức gần 0. Như vậy, mức lợi suất 6,6% chắc chắn sẽ không thể lặp lại. Nhận định của Gross được đưa ra vào đúng lúc giới đầu tư mòn mỏi mong chờ các gói kích thích kinh tế từ các NHTW. Tuy nhiên, Gross dự đoán, cho dù các NHTW đưa ra quyết định như thế nào thì giá tài sản cũng bị đội lên. Các gói nới lỏng định lượng, dù được triển khai dưới hình thức nào và qui mô lớn đến đâu, cùng với lãi suất thực âm ở 1 số nước eurozone hiện nay, chắc chắn sẽ là xu hướng chủ đạo của các chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Do đó, ý tưởng tôn sùng chứng khoán đang chết trong khi thảm họa mà lạm phát gây ra mới chỉ đang bắt đầu. Minh AnhTheo TTVN/CNBC
  18. Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh sau số liệu từ Mỹ (Gafin) - Những tín hiệu tốt từ thị trường lao động Mỹ kéo thị trường toàn cầu phục hồi mạnh sau nhiều phiên giảm. Chỉ số MSCI toàn cầu tăng 1,9% trong khi chỉ số của thị trường châu Âu tăng 2,5%. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 lên cao nhất kể từ tháng 5 sau khi tăng 2,9%. Chỉ số Dow Jones tăng 1,7%, Nasdaq Composite tăng 2%. Euro có lúc lên 1,2392 USD đổi 1 euro và kết thúc phiên tăng 1,6% giao dịch ở 1,2370 USD/EUR. Giá vàng giao ngay cũng tăng 0,9% lên 1.604,1 USD/oz. Trên thị trường dầu, giá dầu giao tháng 9 trên sàn NYMEX tăng gần 5% lên 91,40 USD/thùng, mức tăng ngày nhiều nhất kể từ ngày 29/6. Giá dầu Brent tăng gần 3% lên 108,94 USD/thùng. Nhà đầu tư lạc quan hơn khi số liệu mới công bố cho thấy lượng tuyển dụng tại Mỹ trong tháng 7 nhiều nhất 5 tháng và châu Âu sắp hành động để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm phi nông nghiệp tăng 163.000 trong tháng 7 sau khi tăng 64.000 tháng trước, đồng thời vượt xa dự đoán tăng 100.000 của các nhà kinh tế. Thông tin này phần nào xóa đi lo ngại của nhà đầu tư về đà phục hồi kinh tế Mỹ sau khi trong tuần này những tuyên bố chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhà đầu tư cũng bắt đầu lạc quan hơn và kỳ vọng vào các hành động của ECB nhằm giải cứu khu vực sau khi chủ tịch ECB để ngỏ khả năng mua trái phiếu chính phủ trước tháng 9 tới. Nguồn Reuters/VOV
  19. Suy thoái toàn cầu đang sang đến khu vực châu Á 02/08/2012 Tại siêu thị ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, ngày 9/7. (Nguồn: THX/TTXVN) Theo báo Thư tín địa cầu, các nền kinh tế châu Á đang ngày càng cảm nhận rõ ràng hơn những tác động từ cuộc khủng hoảng trong Khu vực sử dụng đồng euro và nhịp độ tăng trưởng yếu ở Mỹ, với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu suy giảm mạnh trong tháng Bảy. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc và Ấn Độ tăng chậm hơn trong tháng Bảy, trong khi Nhật Bản cũng có kết quả yếu kém nhất kể từ trận động đất và sóng thần năm ngoái. Xuất khẩu của Hàn Quốc rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ đầu năm đến nay. Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng HSBC, cho biết: "Châu Á cuối cùng cũng bị sa vào mớ hỗn độn của châu Âu với thương mại bắt đầu bị thắt chặt. Các dữ liệu mới nhất cho thấy sóng gió đang đến nhiều hơn với các thị trường xuất khẩu (của châu Á)." Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng Bảy, mặc dù hy vọng đã tăng lên sau khi Bắc Kinh cắt giảm tỷ lệ lãi suất và kêu gọi các ngân hàng tăng cường cho vay để vực dậy nền kinh tế. Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm từ 50,2 xuống 50,1 điểm. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 31/7 đã cảnh báo về những rủi ro của nền kinh tế toàn cầu, và nói rằng "áp lực suy giảm vẫn còn tương đối lớn." Chỉ số PMI của Nhật Bản giảm hai điểm xuống 47,9 trong tháng Bảy. Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Australia, vốn phụ thuộc rất nhiều vào sức mua tài nguyên của Trung Quốc, trong tháng này đã đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Chỉ số PMI của Australia giảm 6,9 điểm. Các dữ liệu yếu kém của châu Á đã làm nổi bật sự phụ thuộc của khu vực này vào yêu cầu từ Mỹ và châu Âu, những nền kinh tế đang phải vật lộn với hậu quả của bong bóng nợ khổng lồ từ năm 2008. Trong khi cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro đã tác động mạnh mẽ đến nhịp độ tăng trưởng ở châu Âu trong hơn một năm qua và làm sụt giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ châu Á. Tai hại hơn nữa, các nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á đang chậm lại, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Các nhà đầu tư hy vọng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Hồi tháng Sáu, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường đầu tư để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, các gói kích thích sẽ không lớn như năm 2009-2010 vốn đã khiến cho nợ và lạm phát tăng cao. Theo chuyên gia kinh tế Ashley Davies của Commerzbank, chỉ số PMI của Trung Quốc là "phù hợp với sự giảm tốc liên tục nhưng không hạ cánh cứng" của quốc gia này. Lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản, cũng giảm đáng kể trong tháng Bảy. Chỉ số PMI của Ấn Độ đã giảm từ mức 55 điểm trong tháng Sáu xuống còn 52,9. Chỉ có PMI của Indonesia là tăng 1,2 điểm lên 51,4 điểm trong tháng Bảy, mức cao nhất trong 9 tháng qua./. Thanh Hải (TTXVN)
  20. 'Hãy để chúng chết đi' Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị: "đừng làm gì cả". Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tư nhân tự ứng xử. Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả - Adam Smith. Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chính quyền thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là "xã hội" và cho "phe nhóm". Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, "Drop Dead" (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này. Tìm giải pháp Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chính phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là "cho luôn" thì khỏi phải hạch toán lôi thôi.Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài ông viện nghiên cứu nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200 ngàn tỷ là tối thiểu; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi 600 ngàn tỷ.Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền ra sao, ai được ưu tiên...thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị. Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là "sư tổ". Dễ hiểu nhất là lấy tiền chính phủ (OPM) mua nhà tặng cho người nghèo; rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5% hay 8% hay 10%? Còn chuyện giãn hay khoanh nợ thì các ngân hàng đã âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Hiệu quả chắc chắn đã gây thêm nhiều hệ quả xấu mà tình trạng hiện tại đã chứng minh. Các nhà làm chính sách còn định tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chính phủ Việt Nam (34% của GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo một gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân. Cộng thêm với đầu tư, chi tiêu và thua lỗ của những doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế bắt buộc như người chỉ nặng có 34 kg mà lại phải vác một ba lô nặng 66 kg. Chả trách ngày nào dân cũng đi uống bia để phục hồi sinh lực, mai còn vác tiếp. Xây thêm vài chục ngàn cây số đường cao tốc thì GDP sẽ tăng trưởng ngay, nhưng chất lượng chỉ tốt cho các cỗ xe bò thì coi như vứt tiền cho các ngân hàng ngoại quốc. Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng hắn có 2 đứa song sinh 2 tuổi và 1 đứa 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì 3 đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát của Việt Nam. Hai vợ chồng thử mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20 phút, bọn hắn thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: 5 người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn nhà cho 3 đứa bé và 2 bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông chồng gọi điện thoại về, bà ô sin xác nhận là lũ trẻ đã vui vẻ chơi đùa và ăn uống trong hòa thuận. Các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.Trở lại câu chuyện New York, mọi thành phần có lợi ích nơi đây cũng kêu la và nguyền rủa chính quyền liên bang vài tháng sau quyết định của Ford. Nhưng họ đã làm những gì phải làm: cân bằng ngân sách, cởi bỏ thủ tục rườm rà, năng động trong việc khuyến khích các doanh nhân, kêu gọi đầu tư... Năm năm sau, tình thế ổn định. Với một tư duy quản trị sáng tạo mới mẻ, chính phủ và người dân đã đạt những thành tích ấn tượng đem New York về lại vị trí hàng đầu của Mỹ. Cho nên, nếu các bác hỏi tôi về nợ xấu, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Ngân hàng nhà nước chỉ cần bảo đảm khoảng 100 triệu đồng tối đa cho mỗi người gửi tiền, và chúng ta có thể chấp nhận sự sụp đổ của những ngân hàng yếu kém. Hỏi về các doanh nghiệp bất động sản, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Các căn hộ và các lô đất sẽ bị hạ giá rẻ mạt, tạo một cơ hội tuyệt vời cho nhũng người dân có thu nhập trung bình. Hỏi về các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Dòng tiền OPM đã cạn kiệt. Các anh chị nào có lãi thì cứ tiếp tục. Còn lỗ thì tôi bán ngay cho các nhà đầu tư, nội hay ngoại. Trên hết, mọi đặc lợi đặc quyền sẽ chấm dứt. Chỉ khi đối diện thực sự với cạnh tranh thị trường, chúng ta mới biết ban quản trị nào có trí tuệ và lực để sinh tồn. Đau một lát, mát cả đời... Nhiều thân hữu sẽ hỏi tôi là ông không lo ngại gì về những xáo trộn xã hội và nạn thất nghiệp khi các công ty thi nhau lăn ra chết? Tôi xin thưa rằng KHÔNG. Bởi vì 2 lý do. Thứ nhất là số tài sản nhàn rỗi trong dân được ước tính là khoảng 50 tỷ đô la bởi các nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Số vàng và đô la này đang bị rút giấu trong dân bởi thiếu lòng tin vào tương lai kinh tế vốn dựa nhiều vào quan hệ và xin cho. Khi họ nhận ra là chính phủ không can thiệp vô ích vào cách kiếm tiền của một thị trường tự do, dòng tiền này sẽ chảy vào nền kinh tế tạo một cú hích ngoạn mục. Các Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có khả năng bơm thêm 20 tỷ đô la, dư đủ để kích thích nền kinh tế xứ này. Lý do thứ hai là tôi tin vào tài năng và sự bền bỉ của doanh nhân Việt. Chỉ trong vòng 5 năm khi đến Mỹ, phần lớn những người dân thất học và không vốn đã gây dựng cho mình và con cái những tài sản đáng kể. Hiện nay, 3 triệu Việt Kiều tại Mỹ tạo ra một GDP ngang hàng với trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán. Một triệu Việt Kiều khác ở Âu Châu, Úc và toàn thế giới cũng đã có những thành công tương tự. Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị lên là "đừng làm gì cả". Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tự ứng xử. Trong sáng tạo và hồi sinh sẽ có mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình trưởng thành, các em thường phải chịu nhiều gian truân đau đớn. Vài em sẽ không qua khỏi. Nhưng đây là định luật của thiên nhiên. T/S Alan Phan
  21. Dính kế “ve sầu thoát xác” Thứ Tư, 01/08/2012 Sau vài tuần gần làm nản lòng các nhà đầu tư (NĐT) kiên định còn bám sàn, thị trường tiếp tục giáng thêm một cú đánh mạnh khi lộ diện các chiêu trò tinh vi thoát hàng của hàng loạt công ty. Việc trần tình của ông Võ Duy Đạo, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) mới đây gây ấn tượng mạnh trong giới. Tân Tổng giám đốc SBS chủ động bộc bạch: “tình trạng tài chính của SBS không còn đủ khả năng để trang trải cho những chiến lược kinh doanh hào nhoáng, tham vọng và mạo hiểm một lần nữa bộc lộ những mảng tối bị cố tình che đậy trong một thời gian dài”. Được thành lập vào năm 2006, SBS thuộc nhóm các công ty trẻ nhưng sớm khẳng định vị thế nhờ sự chống lưng của ngân hàng (NH) mẹ Sacombank. Bộ ba SBS, SSI, Thăng Long (nay là Công ty Chứng khoán MB) tạo thành thế lực vững chắc thay phiên nhau giữ các thứ hạng cao nhất về môi giới. Cách đây một năm, mảng tối bắt đầu xuất hiện ở SBS khi quý II/2011, công ty báo lỗ 163 tỷ đồng. Cuối năm, con số nâng lên 610 tỷ đồng và sau kiểm toán, công ty chính thức lỗ 788 tỷ đồng. Đến quý I/2012 các cổ đông SBS tiếp tục té ngửa khi bị báo lỗ thêm 660 tỷ đồng, tức trung bình 7,3 tỷ đồng/ngày. Lúc này, trên một loạt các đầu báo về tài chính, ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Chủ tịch HĐQT SBS, nói rằng, SBS đang nỗ lực tái cấu trúc tài chính, khi phục hồi, chắc hẳn SBS sẽ có 600 tỷ đồng tiền mặt gửi NH, từ quý II/2012, công ty bắt đầu kinh doanh có lãi... Nhiều tranh cãi xảy, ra sau đó cổ phiếu SBS lại được quan tâm và săn đón trở lại. Kết quả, SBS tăng trần nhiều phiên liền trong niềm hân hoan của không ít cổ đông trung thành. Thế nhưng, khi vẽ ra viễn cảnh tươi sáng thì chỉ trong vài tuần đầu tháng 4, tháng 5 các sếp lớn tại SBS thoái sạch vốn. Hơn 2 tháng sau, trong đại hội cổ đông thường niên bị trì hoãn tổ chức tới ba lần, các cổ đông dài hạn mới nhận ra đã bị ăn một cú lừa ngoạn mục khi các VIP này đồng loạt từ nhiệm, rời ghế. Cuối cùng, sự thật con số thua lỗ lũy kế của SBS cũng được phơi bày là nó đã ăn gần hết vốn chủ sở hữu. Ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT mới của SBS, đề cập tình trạng tài chính của SBS hiện be bét đến mức không loại trừ khả năng hủy niêm yết! Tương tự, mới đây thị trường lại phát hiện một loạt các cổ đông nội bộ của Công ty CP Đức Long Gia Lai (DLG) sử dụng chiêu trò. Theo đó, cuối tháng 6, ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Ban lãnh đạo đăng ký mua vào 7 - 8 triệu cổ phiếu DLG trong 1 tháng. Chồng tuyên bố mua, nhưng vợ đăng ký bán ra hàng triệu cổ phiếu. Cùng lúc, Phó tổng giám đốc Phan Xuân Viên và thành viên HĐQT Đỗ Thanh cũng đăng ký thoái vốn từ vài chục tới vài trăm ngàn cổ phiếu. Sau công bố của ông Bùi Pháp, DLG được nhiều NĐT săn đuổi và bắt đáy. Kết quả, khối lượng chuyển nhượng cổ phiếu DLG cao đột biến, khối lượng DLG dư mua lớn, đẩy giá tăng trần. Sự việc chỉ vỡ lẽ khi cuối tuần qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông tin một loạt cổ đông nội bộ và người thân với cổ đông nội bộ thoát hàng trước khi đăng ký với cơ quan quản lý. Từ những câu chuyện trên mới thấy độ minh bạch của thị trường vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu sau 12 năm hoạt động. Bên cạnh sự thua lỗ do thị trường chung sụt giảm, giới đầu tư trong nước liên tục thua lỗ với các cổ phiếu dỏm được chính lãnh đạo doanh nghiệp (DN) bơm vá như: DVD, BBT, SBS, SHN và VKP... Và còn nhiều, nhiều nữa những cổ phiếu chưa lộ diện. Tính đến nay, chưa có dấu hiệu nào nhận biết sớm các mặt hàng kém chất lượng đang được bày bán công khai. Chỉ có các NĐT nhiều kinh nghiệm mới đúc rút ra 5 dấu hiệu chính dễ nhận biết một cổ phiếu dỏm. Gần như các cổ phiếu dỏm lộ diện thời gian qua đều hội tụ đủ hoặc gần đủ các dấu hiệu trên. Thứ nhất, sau đà giảm giá bất thường, một loạt các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, tổ chức tư vấn vẫn tiếp tục tháo chạy khỏi cổ phiếu đó, chấp nhận bán lỗ. Thứ hai, lãnh đạo DN nắm cổ phần lớn và trong quá khứ quá chú trọng đến giao dịch cổ phiếu, lướt sóng thường xuyên kiếm tiền nóng thay vì lo phát triển công ty. Thứ ba, DN tăng trưởng nhanh, thậm chí có lợi nhuận cao nhưng lại không được các đồng nghiệp cùng ngành tín nhiệm và tin tưởng. Thứ tư, DN gặp các vấn đề rắc rối với luật pháp, sa đà vào các vụ kiện tụng kéo dài. Thứ năm, DN niêm yết chậm trễ hay trì hoãn các nghĩa vụ công bố thông tin bắt buộc như: báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, tổ chức đại hội cổ đông. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có thông báo đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Sài gòn Thương Tín (mã SBS) vào diện chứng khoán bị kiểm soát kể từ ngày 23/7. Theo HOSE, nguyên nhân dẫn tới quyết định trên là để bảo vệ quyền lợi của các NĐT, do lợi nhuận chưa phân phối của SBS âm 1.424,14 tỷ đồng, vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu (tính đến 31/3/2012) và tình hình tài chính chưa được giải trình đầy đủ. Trước đó, Ủy ban Chứng khoán cho biết sẽ kiểm tra 20 công ty chứng khoán có NH đứng sau. T.LAM
  22. Thống đốc: Cuối năm lãi suất có thể xuống 8%/năm Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa 2013 lãi suất huy động có thể còn 7%/năm, lãi suất cho vay sẽ khoảng 10%/năm. Sau Hà Nội, sáng nay (28/7), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp tại địa bàn TPHCM. Lãi suất tiếp tục là một chủ đề chính. Mức lãi suất cho vay chỉ 10%/năm là một yêu cầu cụ thể được đặt ra từ doanh nghiệp. Trả lời yêu cầu này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, giảm lãi suất cần một quá trình. Nếu từ tháng 8/2011 mục tiêu đặt ra là giảm lãi suất cho vay về 17 - 19%/năm, thì đến nay mức 15%/năm vẫn được cho là còn cao. Thống đốc dự tính, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm. Qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được không chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Trước xu hướng đang thể hiện của lạm phát, một số tổ chức quốc tế cũng vừa dự báo Việt Nam sẽ giảm thêm lãi suất từ nay đến cuối năm. Với thông tin tại hội nghị sáng nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đưa ra một dự tính có thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay. Bên lề hội nghị, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng khả năng tiếp tục giảm lãi suất như trên được đặt ra, nhưng theo ông, điều quan trọng lúc này là làm sao hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng lượng hàng tồn kho qua các biện pháp kích cầu nhất định, bên cạnh việc giảm lãi suất. Hàng tồn kho được xem là một trong những gánh nặng gây nợ xấu tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ông Phước cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm 12%/năm là mức “sàn” lãi suất cho vay nói chung mà các ngân hàng có thể thực hiện được. Khác với hội nghị diễn ra tại Hà Nội trước đó, buổi đối thoại sáng nay có sự tham gia phát biểu của nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank… Và thông tin được đưa ra khá cụ thể ở tiến độ giải ngân các gói, chương trình cho vay lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng vừa triển khai thay vì chủ yếu chỉ các ngân hàng biết như trước đây; cũng như thông tin về tiến độ thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm. Tại đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một lần nữa nhấn mạnh rằng, chủ trương giảm lãi suất các khoản vay cũ không phải là chế tài, mà là động viên, đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Như vậy, thêm một lần nữa để khẳng định mức lãi suất cho vay tối đa 15%/năm không phải đều dành cho mọi khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Nguồn Vneconomy ========================================== Như vậy là sau một loạt các giải pháp quyết liệt, chúng ta đã kiềm chế được lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là cơ sở để cho NHNN mạnh dạn giảm tiếp lãi xuất và đưa tiền ra nền kinh tế. Như vậy có thể nói rằng nền kinh tế chúng ta đã ra khỏi tâm bão và bắt đầu qúa trình hồi phục.
  23. Bắt đầu choáng với kết quả kinh doanh Những ngày “mật ngọt” của thị trường chứng khoán (TTCK) với kết quả kinh doanh có vẻ đã thoái trào. Hàng loạt doanh nghiệp (DN) bắt đầu gây sốc với thị trường bằng con số lỗ khủng khiếp. Những con số gây sốc Thị trường ngày 24.7 chứng kiến tình trạng bán tháo ồ ạt của CP PVX với hàng triệu đơn vị. Thực trạng đó không có gì lạ khi PVX công bố kết quả kinh doanh quý II có thể nói là sốc nhất trong số những DN niêm yết đã công bố thời gian gần đây. Cụ thể, chỉ riêng quý II/2012, PVX lỗ tới 298,3 tỉ đồng và nhờ mức lãi nhẹ trong quý đầu năm, lũy kế 6 tháng lỗ tổng cộng 293 tỉ đồng. Cơ cấu tài chính của PVX phần nào thể hiện khó khăn của các DN BĐS nói chung. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm chỉ bằng 33% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó chi phí tài chính tăng vọt 5,2 lần so với cùng kỳ với gần 194,7 tỉ đồng. Chi phí lãi vay cũng tăng gần 60% với 66,2 tỉ đồng. Đặc biệt chi phí quản lý lên tới 125,1 tỉ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ. Đặc biệt, dòng tiền về trong quý II từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVX lũy kế 6 tháng là âm 544,5 tỉ đồng, chứng tỏ hoạt động chính đang gặp khó khăn nghiêm trọng. PVX có dòng tiền kéo lại chủ yếu là từ hoạt động tăng vốn vừa qua với 1.375 tỉ đồng. Tổng thể dòng tiền của PVX vẫn dương, nhưng thực chất đang “sống nhờ” nguồn vốn vay và vốn góp cổ đông. Một CP nữa cũng bị “đánh gục” bằng tin kết quả kinh doanh thảm hại trong quý II là THV. Cách đây chỉ hai hôm, THV vẫn có một đợt tăng giá đáng kể kéo dài 9 phiên, từ mức 1.700 đồng/CP lên 2.300 đồng/CP, tương đương trên 35%. Tuy nhiên, cuối tuần trước THV đã công bố con số lợi nhuận gộp chỉ có 170 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 49,3 tỉ đồng. Tính chung 6 tháng THV đạt mức lãi 337 triệu đồng. THV vẫn có lãi, nhưng thị trường đánh giá cao hơn rủi ro liên quan đến nợ của DN này. Chi phí lãi vay quý II là 15,9 tỉ đồng và lũy kế 6 tháng là 33,6 tỉ đồng. Nợ phải trả của THV đến cuối quý II là trên 1.000 tỉ đồng, chiếm gần 78% tổng tài sản. Tính đến cuối tuần trước, đã có khoảng 30 Cty niêm yết công bố lỗ trong quý II/2012. Con số này chắc chắn chưa dừng lại vì phần tối nhất vẫn chưa lộ diện. Ở thái cực khác, SAM – Cty vừa báo lãi 99 tỉ đồng - cũng bị bán tháo mạnh. Hoạt động kinh doanh của SAM có thể coi là tốt khi giảm được giá vốn, giúp tăng tỉ suất lãi gộp so với cùng kỳ. Hoàn nhập trên 40 tỉ đồng từ các khoản đầu tư ngắn hạn cũng giúp SAM giảm chi phí tài chính. Tuy nhiên, SAM trước đó đã tăng trên 10 phiên với gần 20% và khi tin được công bố cũng là lúc CP bắt đầu giảm giá. FPT ngày 24.7 cũng công bố lãi gộp quý II là 24,2 tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lên tới 781,4 tỉ đồng nhờ doanh thu hoạt động tài chính tới 843,3 tỉ đồng. Đây là động lực chính giúp FPT tăng giá trong phiên này. Cả thời gian đầu tháng 6, giá CP FPT hầu như chỉ đứng yên. Sẽ còn sốc nữa? Càng đến hạn cuối công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II, các con số lời - lỗ càng dễ gây sốc. Thị trường bắt đầu dao động rất mạnh do ảnh hưởng vượt ngoài dự đoán của các con số này. Tuy nhiên, cũng như mọi năm, chắc chắn sẽ còn rất nhiều bất ngờ khi những con số lợi nhuận khác được công bố. Đầu tiên là các DN sẽ phải công bố cả báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Rất nhiều Cty niêm yết vừa qua mới chỉ công bố kết quả kinh doanh quý II của Cty mẹ. Ẩn số nằm ở các Cty, các Cty liên kết. Hoạt động của các Cty con có thể làm thay đổi đáng kể con số lợi nhuận hợp nhất của Cty mẹ. PVX chẳng hạn, có tới 13 Cty con và 12 Cty liên kết, đồng thời góp vốn vào hàng loạt Cty khác. Quá khứ đã cho thấy báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất thường có khác biệt đáng kể đối với những Cty lớn, đa ngành nghề, sở hữu chéo nhiều. Có những Cty đột nhiên lãi thành lỗ hoặc ngược lại, do đó thị trường vẫn đang đánh giá rủi ro này rất cao. Khả năng thứ hai là các Cty sẽ phải công bố báo cáo soát xét bán niên. Đây cũng là một ẩn số lớn vì cũng rất nhiều trường hợp Cty báo lãi, sau khi soát xét kiểm toán lại thành lỗ. Chênh lệch hậu soát xét kiểm toán năm nào cũng có, thậm chí ước tính chung toàn thị trường có thể lên tới cả ngàn tỉ đồng. Ngay như hồi tháng 5 vừa qua, báo cáo tài chính kiểm toán cũng ghi nhận hàng chục DN chênh lệch lợi nhuận cả trăm tỉ đồng. Theo Hoàng Nguyên Báo Lao động
  24. Các đại gia trở về thời kỳ ở trần đóng khố ... ======================================= Phá sản, đại gia đua nhau cầm cố ô tô Tác giả: PV Không vay được vốn, kinh doanh gặp khó, không có tiền trả lãi, tiền lương nhân viên và thuê văn phòng, nhiều đại gia đã phải tìm đến các salon ô tô cầm cố xe tiền tỷ để lấy tiền cầm cự qua ngày. Bước đường cùng Anh Nam là chủ tịch HĐQT một công ty từng lọt vào top 10 lĩnh vực việc làm và cung ứng nhân lực do một hiệp hội uy tín bầu chọn. Cả tháng nay, nhiều nhân viên trong công ty xì xào bàn tán "không biết chiếc Lexus 470 của sếp Nam biến đâu mất", vì chỉ thấy sếp đến văn phòng (thuê tại một toà nhà vào loại sang trọng nhất Hà Nội hiện nay) bằng taxi. Các nhân viên mới không dám hỏi đã đành, những người thân cận cũng không dám đề cập vì sợ sếp... cáu. Hóa ra, vì công ty kinh doanh gặp khó, tiền thu vào không đủ chi nên anh Nam phải đưa chiếc Lexus ra ký gửi tại một salon ô tô trên đường Lê Văn Lương (quận Cầu Giấy). Ngân hàng thúc nợ mạnh quá. Khoản tiền vay anh em cũng đã đến hạn. Giấy tờ nhà cầm cố hết rồi. Mượn thêm mấy sổ đỏ cầm cố ngân hàng cũng không đủ trả nợ. Bước đường cùng tôi phải nghiến răng cắm nốt xe" - anh Nam buồn rầu. Dù anh Nam không nói ra nhưng một số người bạn tâm giao cho biết, hồi anh Nam mua chiếc Lexus 470, giá gần 180 nghìn USD, cộng thêm thuế trước bạ, bảo hiểm... giá chiếc xe thành trên 4 tỷ đồng, nhưng nay khi đến ký gửi chỉ được hơn 2 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng, anh Nam phải trả cho salon tiền lãi 120 triệu đồng (2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày). Không chỉ xấu hổ với nhân viên mà bạn bè hỏi mình cũng ậm ờ cho qua chuyện. Với 2 tỷ đồng, cũng mới chỉ giải quyết được những khoản nợ trước mắt, còn về lâu dài, nếu không vay được tiền ngân hàng nữa thì có khi phải tuyên bố công ty phá sản" - anh Nam tâm sự. Không chỉ riêng gì anh Nam, chị Vân Anh - Giám đốc Cty truyền thông MH cũng vừa đâm đơn xin vào một tập đoàn nước ngoài ở vị trí giám đốc truyền thông. Do suy thoái kinh tế, các đối tác tiềm năng cắt hợp đồng nên Cty MH rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì chậm lương triền miên nên nhân viên lũ lượt ra đi. Để trang trải tiền lương và trả nợ ngân hàng, chị Vân Anh đành ngậm ngùi đưa chiếc xe Bentley Continental đi ký gửi. Chồng kinh doanh bất động sản cũng bể nợ, đang vay ngân hàng một đống. Giấy tờ nhà cầm cố hết. Giờ chỉ còn mỗi chiếc xe nên dù tiếc cũng phải ký gửi lấy 1,5 tỷ đồng để trả nợ. Vì nếu không trả, sẽ mất hết uy tín, khó làm ăn về sau" - chị Vân Anh nói. Với 1,5 tỷ đồng, chị Vân Anh đã trả hết tiền nợ lương cho 10 nhân viên, tiền thuê văn phòng và lãi ngân hàng. Chị quyết định tạm thời đóng cửa công ty, đi làm thuê. Salon ô tô thành tiệm cầm đồ Theo sự chỉ dẫn của anh Nam và chị Vân Anh, trong vai người đi mua xe, tôi lượn qua các salon ô tô ở Hà Nội. Ngạc nhiên là tại nhiều salon, xe sang đã qua sử dụng được bày bán khá nhiều. Tại một salon ở quận Cầu Giấy, anh G. - chủ salon cho biết, hiện salon của anh có gần 10 chiếc xe sang đã qua sử dụng được các đại gia ký gửi, nhờ bán. Các loại xe cũ được chào bán, hội đủ những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Hummer, Lexus, Porsche Cayenne, Acura... "Bọn em sẽ mua đứt bán đoạn và sẽ làm công chứng ngay cho anh nếu chồng tiền đặt cọc" - anh G. cho biết. Tôi tỏ ý muốn mua chiếc Lexus 470, anh G. nói, đây là xe cá nhân chứ không phải xe công ty nên yên tâm về chất lượng. Chủ nhân là một đại gia bất động sản nhưng khi hết hạn ký gửi không có tiền trả nên đã giao toàn quyền cho salon bán xe. Con này đời 2008, nhưng được đăng ký lần đầu năm 2009. Giá thoả thuận là 108.000 USD (khoảng 2 tỷ 250 triệu đồng). Nếu anh mua, bọn em làm hợp đồng và cho xe vào hãng kiểm tra luôn" - anh G. giới thiệu. Đưa tôi đi một vòng quanh xe, anh G. cho biết, đây là xe của một đại gia ở quận Hà Đông, vì bể nợ do kinh doanh bất động sản thua lỗ nên phải ký gửi xe. Ngay bên cạnh chiếc Lexus 470 là chiếc Porsche Cayenne cũng của một đại gia ký gửi nhưng không có tiền lấy xe ra. Chiếc xe này được rao với giá 94.000 USD. Nếu anh thích, nên mua con RX 350 đời 2011 kia. Hàng xuất của Mỹ, chất lượng đảm bảo tuyệt đối. Giá 126.000 USD" - G. nói. Tôi muốn hỏi sâu về chủ nhân của chiếc xe Lexus 470, anh G. lưỡng lự: Anh thông cảm, xe ký gửi nên họ yêu cầu giấu tên. Khi thỏa thuận giá xong, hợp đồng bán xe hoàn tất, lúc đó em sẽ mang các giấy tờ liên quan cho anh xem trước khi đi công chứng. Hôm sau, mượn con mẹc E250 của người bạn, tôi vòng qua phố Lê Văn Lương - một trung tâm mua bán, ký gửi ô tô của Hà Nội. Vừa thấy tôi vào, chủ salon có tên Đ.T chạy ra đon đả. "Anh mua xe hay ký gửi?". Tôi bảo ký gửi. Anh T. mời vào văn phòng, mang ra hợp đồng giới thiệu các chủ nhân đang ký gửi xe tại đây để làm chứng. Để lấy lòng khách, anh T. đưa tôi lượn một vòng salon. Tại đây, có nhiều xe đắt tiền đang được nhiều người ký gửi như: Lexus 470, BMW X5, Prado GX 3.0... Đến từng chiếc xe, anh T. không quên thông báo giá: con 470 là 100 ngàn USD, con BMW X5 1,2 tỷ... Đây toàn xe ký gửi nhưng đến hạn chủ nhân không có tiền trả nên nhờ salon bán hộ" - anh T. khẳng định thêm. Tôi hỏi T, con mẹc E250 của tôi ký gửi được bao nhiêu?. "Anh em kiểm tra kỹ rồi, xe anh chỉ được khoảng 1 tỷ, nếu đồng ý thì làm hợp đồng luôn"- Anh T. cho biết "luật ký gửi là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, xe anh ký gửi 1 tỷ đồng sẽ phải đóng tiền lãi mỗi tháng 60 triệu đồng. Hết hạn ký gửi theo thoả thuận, khách không trả gốc và lãi solon được quyền bán xe". Để chắc ăn, bên chủ xe ký gửi phải ký một hợp đồng ủy quyền có công chứng cho chủ salon. Nên khi chủ xe không quay lại, chủ salon toàn quyền định đoạt. Bản chất của ký gửi này, không khác tiệm cầm đồ. Thấy tôi chê lãi cao, anh T. cho biết, tất cả các salon trên phố Lê Văn Lương này đều có giá (lãi vay) vậy cả. Lấy lý do đi một vòng tham khảo giá, tôi tiếp tục đến đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên). Tại đây, dọc hai bên đường, salon ô tô nằm san sát. Các loại xe sang chờ bán như Lexus, BMW, Mercedes-Benz... bày ra cả vỉa hè. Giá mỗi chiếc xe được chủ salon dán hẳn lên trên kính lái. Xe đắt nhất khoảng hơn 3 tỷ đồng nhưng cũng có xe chỉ hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo anh L.T - giám đốc một salon vào loại lớn nhất quận Long Biên, xe đang rất ế ẩm, khó bán, đặc biệt là xe cũ đắt tiền của những người từng rất giàu ký gửi. Cũng theo anh T., những người ký gửi xe chủ yếu kinh doanh chứng khoán, bất động sản, một số kinh doanh dịch vụ hàng hoá. Họ ký gửi cho sang, chứ sau khi ký gửi xong, ít người lấy lại xe lắm. Thường khi gần đến hạn trả nợ, họ đến bán đứt cho salon, lấy được chút tiền chênh rồi đi thẳng" - anh T. cho biết. (Theo TP)
  25. Vệ tinh Việt Nam cập trạm vũ trụ Tàu vận tải mang F-1, vệ tinh nhỏ tự chế tạo của Việt Nam, đã lắp ghép thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) tối qua, sau một tuần bay trong không gian. Cánh tay robot nắm lấy tàu vận tải HTV-3 và đưa lại lắp ghép với trạm ISS. Ảnh chụp từ màn hình của NASA. Sau 6 ngày phóng lên quỹ đạo, 21h40 hôm qua giờ Hà Nội, tàu vận tải HTV-3 đã tiếp cận ISS. Khi tàu vận tải ở khoảng cách 10 m so với trạm, quá trình lắp ghép bắt đầu diễn ra. 19h20, cánh tay robot của trạm tóm lấy tàu vận tải. Sau khi tàu vận tải kết nối, F-1 sẽ được chuyển ra khoang điều áp của một mô-đun trên trạm. Vào tháng 9, phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide điều khiển cánh tay robot, nắm lấy ống phóng có chứa 5 vệ tinh đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía mặt đất và thả. Kể từ đó, vệ tinh "made in Vietnam" sẽ bắt đầu hoạt động. Từ trạm điều khiển mặt đất đặt tại Hà Nội, nhóm FSpace sẽ theo dõi F-1, đưa ra các lệnh như chụp ảnh hoặc thu thập dữ liệu. Tàu vận tải lắp ghép thành công ISS. Ảnh chụp từ màn hình của NASA. Vệ tinh F-1 được tàu vận tải đưa vào không gian hôm 21/7 từ trung tâm phóng vệ tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Vệ tinh do Phòng nghiên cứu không gian (Fspace) thuộc Đại học FPT chế tạo từ năm 2008. F-1 đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm khắt khe của JAXA và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để chứng minh đủ tiêu chuẩn lên không trung. Ông Vũ Trọng Thư, người đứng đâu dự án vệ tinh F-1, cho biết vệ tinh này cũng phải cạnh tranh mới có được chỗ trên tàu vận tải. Việc đưa các vệ tinh, trong đó có F-1 lần này, vào vũ trụ được thực hiện theo phương pháp mới. Khác với cách truyền thống là nhờ tên lửa đẩy vệ tinh vào quỹ đạo, F-1 và các vệ tinh nhỏ đồng hành được đưa lên trạm ISS, rồi từ trạm mà vào không gian. Mục tiêu của dự án F-1 là vệ tinh sống được trong không gian, phát tín hiệu về trạm điểu khiển của Fspace, chụp được ảnh độ phân giải thấp và truyền dữ liệu về với tốc độ 1.200 bit/giây. F-1 mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ, huy hiệu kỷ niệm của một số tổ chức đã giúp đỡ thực hiện dự án và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của 7.529 người cùng với những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, một số bài hát tiếng Việt. Với việc phóng F-1, trong tương lai Việt Nam có thể làm chủ công nghệ vũ trụ và hướng tới ứng dụng trong thực tế như giám sát tàu thuyền trên Biển Đông, phòng chống nạn xả trộm dầu trên biển, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, phát hiện cháy rừng hay phục vụ các nhu cầu viễn thông, viễn thám khác. Hương Thu