-
Số nội dung
312 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by WarrenBocPhet
-
Đề nghị bộ phận Kỹ thuật coi lại: Tài liệu "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" trong mục Dịch Học - Tài liệu nghiên cứu bị thiếu phần I-3.
-
"Đằng sau lưng, trước mặt mình là 90 triệu đồng bào, nhớ chứ! Và 4.000 năm lịch sử, nhớ chứ! Làm sao quên được. Khi bầu lên cương vị này chúng tôi biết phải làm gì... Nhân dân và Đảng đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành,thấy mình không hoàn thành thì xin rút chứ không phải lấy lý do trình độ có hạn kia nọ. Nói như vậy thì sỉ nhục quá, không được! " Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG ================================ Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vấn đề bảo vệ chủ quyền và khai thác tiềm năng kinh tế trên biển Đông, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận 4 (TP.HCM) vào ngày 18-10. http://tuoitre.vn/Ch...-bien-Dong.html
-
Vỡ đập chắn thủy điện Đakrông 3 Theo UBND xã Đăkrông (Quảng Trị), lượng nước lớn từ thượng nguồn bất ngờ đổ về đã làm cho đập chắn công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, cuốn trôi hàng chục tấn sắn mới thu hoạch. Ban PCLB xã Đakrông trực lũ lụt nhận thấy lượng nước lớn bất thường từ thượng nguồn đổ ào ạt về phía đập thủy điện vào 8h ngày 7/10. Sau đó, phát hiện đập chắn nước của công trình thủy điện Đakrông 3 ở xã Tà Long bị vỡ. Đập chắn thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Ảnh: ANTĐ. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài trong những ngày đầu tháng 10. Lượng nước lớn đổ về do vỡ đập đã cuốn trôi hàng chục tấn sắn mới thu hoạch của hơn 15 hộ dân ở 2 xã Tà Long và Đakrông, gây thiệt hại lớn cho bà con.Phó chủ tịch UBND xã Đakrông Hồ Nha cho biết, sau 4 ngày đập chắn nước bị vỡ, sự cố trên vẫn chưa được xử lý, thiệt hại của người dân vẫn chưa được đền bù. Theo An ninh Thủ đô =========================================================Đây là do nhiều nước qúa nên mới vỡ đập, chứ do động đất thì chắc là không việc gì ......... Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia Được biết, công trình này vừa được hoàn thành sau 2 năm thi công. Công trình thủy điện Đak Rông 3 (sông Đak Rông – Quảng Trị) do Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn (Quảng Bình) lập dự án đầu tư xây dựng đã bị vỡ đập trên chiều dài khoảng 30 mét sau đợt mưa lũ từ ngày 7.10. Nước từ đập chắn này tràn về gây thiệt hại lớn cho cư dân các xã Tà Long, Đak Rông. Trước đó, ngày 25.9.2012, chủ đầu tư cùng các ngành chức năng đã tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào vận hành, chính thức phát điện thương mại, hòa lưới điện quốc gia công suất 8MW. Được biết, công trình này vừa được hoàn thành sau 2 năm thi công. Về sự cố này, nhiều cán bộ và người dân sở tại cho rằng họ không quá bất ngờ khi nghe tin đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ chỉ sau một đợt mưa ngắn ngày, chưa hề gây lũ lụt gì cả. Lý do họ đưa ra là suốt quá trình thi công đập dâng, người dân và cán bộ địa phương thường ngày vẫn thấy thợ xây dựng thủy điện lấy cát sỏi không đảm bảo tiêu chuẩn ngay dưới lòng sông lên để thi công xây đập. Theo L.C.Công Lao động ========================Đơn vị thi công này công nhận rất khá
-
Dạ chý lý, thưa Sư Phụ. Còn nhớ hồi nào có 1 học sinh PTTH ở Vĩnh Long hack được trang web của Bộ GDĐT, dư luận rầm lên tung hô em học sinh trên như là thần đồng, chỉ tới khi Nguyễn Tử Quảng tung ra bằng chứng em học sinh này đã có lần ăn cắp thẻ tín dijng trên mạng, mặt khác làm được 1 phần mềm là rất khó, nhưng phá vỡ nó, hack được nó thì không cần kiến thức cao siêu, chỉ cần lấy mấy công cu trên mạng về là làm được ... Lúc đó dư luận mới ngã ngửa. Trên đây là mấy dẫn chứng cho việc chúng ta rất dễ tin vào những điều phù phiếm, mà không bao giờ chịu dừng lại 1 phút để suy nghĩ xem việc đó đúng sai như thế nào. Mặt khác cũng là hồi chuông cảnh tỉnh trình độ và cái tâm của một số nhà báo bây giờ: tung tin giật gân để câu khách là chính, chứ ít ai đi tìm hiểu sâu xa vấn đề và đưa tin chính xác ...
-
Món này phải nói là ... rất ngon
-
Israel đã sẵn sàng thực hiện tấn công Iran Lao Động Thứ năm 11/10/2012 05:32 Mỹ và Israel được cho là đã tiệm cận kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công phối hợp vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong khoảng thời gian không quá vài ngày, hoặc thậm chí có thể chỉ kéo dài vài giờ - Hãng tin ANI cho hay ngày 10.10. Chiến đấu cơ của Israel.Mỹ Dẫn nguồn từ tạp chí Đối ngoại của Mỹ, Hãng ANI cho biết cuộc tấn công dự kiến có sự tham gia của máy bay ném bom và máy bay không người lái. Nguồn tin của tạp chí này, được cho là ủng hộ không kích, cho rằng cuộc tấn công do Israel nắm quyền chỉ huy sẽ có tác dụng “biến đổi” và đạt hàng loạt kết quả như “cứu vãn Iraq, Syria, Lebanon; tái khởi động tiến trình hòa bình; nắm chắc Vùng Vịnh (Ba Tư); gửi thông điệp rõ ràng đến Nga và Trung Quốc; đảm bảo uy lực của Mỹ tại khu vực trong một thập kỷ tới”. Tuy nhiên, cuộc tấn công cần phải có sự tham gia của các nước khác, đặc biệt là Mỹ vì “để chôn vùi các cơ sở hạt nhân của Iran, ví dụ như nhà máy làm giàu uranium ở Fordow, cần phải có loại vũ khí cao cấp mà các máy bay Israel không có được”. Theo báo cáo của tạp chí Đối ngoại, với những tiến triển gần đây giữa chính quyền Mỹ và Israel, một cuộc tấn công sẽ giúp Tổng thống Barack Obama trấn áp làn sóng chỉ trích từ ứng viên đối lập Mitt Romney về Iran. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, một cuộc tấn công như trên có thể được thực hiện mà không gây thương vong cho thường dân, đồng thời kéo lùi chương trình hạt nhân của Iran chậm lại nhiều năm. Kết quả thăm dò ý kiến của tạp chí National Journal mới đây cũng cho thấy 2/3 các nhà phân tích an ninh quốc gia tin rằng Israel sẽ sớm tấn công Iran để phá hủy chương trình hạt nhân của nước này, dù họ không thống nhất dự liệu về thời gian không kích sẽ diễn ra trong vài tháng tới hay chậm hơn. “Nếu chiến lược của Mỹ năm 2013 không bao gồm những thay đổi đáng chú ý đối với Iran” - một nhà phân tích nhận định - “thì khi đó Israel sẽ thuyết phục Mỹ tấn công, hoặc họ sẽ tự thực hiện một mình (và Mỹ sẽ chia sẻ hậu quả)”. Một nhà phân tích khác của National Journal tin rằng cuộc tấn công của Israel là “nhãn tiền”. “Tiếng trống chiến tranh đang vang lên ngày càng dồn dập. Israel lo ngại đang cạn dần thời gian để thực hiện được một cuộc tấn công có hiệu quả vào chương trình hạt nhân Iran” - ông này cho biết. Hôm 9.10, Hãng thông tấn bán chính thức của Iran Fars News cho biết, Tổng thống Mahmoud Ahmedinejad không loại trừ khả năng Iran bị tấn công quân sự, đồng thời tuyên bố sẽ “giáng trả chí mạng vào kẻ thù”. Theo ông Ahmedinejad, Iran không khi nào khai hỏa cuộc chiến, nhưng luôn biết bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền. “Tất cả mọi người trên thế giới đều biết rằng tấn công Iran là cách Israel tự sát” - Tổng thống Ahmedinejad đe dọa.
-
Giá bất động sản Việt Nam còn giảm nữa Giá bất động sản phải giảm thêm 30% mới xuống đáy và giảm 30% nữa để xuyên đáy rồi mới hồi phục. Tiến sĩ Alan Phan. Đó là quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong. Ông nhận định như thế nào về thực trạng giá BĐS hiện nay? Giá thị trường BĐS luôn dựa trên vấn đề thuận mua vừa bán. Suốt thời gian dài vừa qua, BĐS ở Việt Nam bị thổi lên cao hơn giá trị căn bản gấp nhiều lần. Khi áp suất trong bong bóng quá cao sẽ xảy ra tình trạng nổ hoặc xì hơi từ từ. Nhưng dù nổ hay xì hơi thì quả bóng này cũng phải trở về thực trạng của nó. Vậy giá nào thì BĐS về với thực tế? Tính từ thời điểm này, tôi dự đoán BĐS phải xuống thêm 20%-30% nữa mới về đúng những yếu tố căn bản (cung cầu, khả năng của người mua và tâm lý chung). Đây là đáy bền vững. Tuy nhiên, vì BĐS chịu tác động bởi yếu tố “bầy đàn”, khi giá tăng thì tranh nhau mua vào, giá xuống thì ai cũng đợi xuống thêm. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đang kẹt vốn và các BĐS do ngân hàng tịch thu phải đem ra bán tháo. Từ đây sẽ tạo ra xu hướng đi xuống sâu hơn đáy. Theo kinh nghiệm về bong bóng BĐS ở các nước, sau khi xuống đáy thì phải cộng thêm 30% độ giảm vì sự xuyên đáy này. Như vậy sang quý II-2013 nó sẽ chạm đáy và hai năm tiếp sẽ xuyên đáy. Nhưng rất nhiều căn hộ đã giảm từ 30% thậm chí 40%-50% rồi vẫn không có người mua, thưa ông? Điều đó cho thấy giá BĐS chưa trở về thực trạng. Trên thế giới, giá BĐS liên quan tới ba nhân tố chính: nhu cầu, thu nhập và tâm lý. Các yếu tố như địa điểm, lãi suất… cũng quan trọng. Ở Việt Nam, nhu cầu trong phân khúc trung bình rất tốt vì còn nhiều người chưa có nhà. Tuy nhiên, mức cung đang quá cao, nếu các căn hộ cao cấp có thể giảm giá theo nhu cầu nhà trung bình thì cung cầu sẽ cân bằng. Mặt khác, tại hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, tổng thu nhập trung bình của một gia đình khoảng 180 triệu đồng/năm. Nếu mua nhà trả góp trong 20 năm với lãi suất 10%, khả năng họ trả được khoảng 30% trên tổng thu nhập (1 tỉ đồng). Do đó, tính ra giá họ có thể chấp nhận được là 14 triệu đồng/m2 cho một căn hộ 70 m2. Yếu tố thứ ba, hiện môi trường kinh tế không mấy thuận lợi, niềm tin về thị trường không có. Khách hàng đang hoang mang và họ không biết trong tương lai có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong khi lạm phát vẫn là một mối đe dọa lớn. Bởi thế, ngay cả khi giá thị trường về đáy nhưng khách hàng không có niềm tin và bi quan thì cũng khó bán. Hiện nay có căn giảm xuống 14 triệu đồng/m2 vẫn không có người mua, tại sao vậy? Như đã nói, vì niềm tin còn thiếu nên khách hàng còn đợi. Thêm vào đó, với giá vàng gia tăng, giá của BĐS cao hơn thực tế nhiều. Tôi nghĩ giá BĐS phải xuyên đáy xuống 10 triệu đồng/m2 thì thị trường mới có thể phục hồi. Một yếu tố khác là giá trị chung cư khác giá trị nhà mặt phố. Một phần lớn tạo ra giá trị gia tăng là vấn đề quản lý. Đây là lý do Phú Mỹ Hưng bán được các dự án với giá cao. Việc giảm giá mạnh như thế DN có bị lỗ, ví dụ mới đây một số căn hộ được cho là cao cấp ở quận 7 chỉ bán giá 19 triệu đồng/m2? Các căn hộ dự án ven quận 7 giảm xuống 19-20 triệu đồng/m2 cũng chỉ là căn hộ trung bình chứ không phải loại cao cấp. Và nó phải xuống còn 13 triệu đồng + VAT +… thành 14 triệu đồng mới đúng. Còn việc lỗ hay lãi phải tính các khoản phí. DN nào mua đất 5-7 năm trước thì không lỗ nhưng nếu mua khoảng 2-3 năm trở lại đây sẽ lỗ. Tại thời điểm giá BĐS đang tìm đáy này liệu có còn tình trạng đầu cơ? Ở môi trường nào cũng có tình trạng đầu cơ. Nhưng các nhà đầu cơ trước đây nay cũng không còn tiền. Ngoài ra, người ta chỉ đầu cơ khi có bong bóng thổi phồng giá, còn khi bong bóng đang xì hơi thì nhanh chân mà tháo chạy. Vậy theo ông, DN BĐS phải làm gì trong lúc này? Trừ khi có trường vốn có thể đợi hơn năm năm, DN nào đang đi vay để cầm cự phải bán cho nhanh chứ để lâu còn chết nữa. Ví như thiên hạ chạy khỏi rạp hát trong đám cháy, ai nhanh chân thì thoát, ai chậm sẽ bị đè lên. Sẽ ra sao nếu DN không thể chạy hoặc chạy không kịp? Hiện giờ các DN BĐS gần như không được phép phá sản vì nợ ngân hàng, nợ khách hàng, nợ nhà xây dựng… thành thử họ đang cố bám trụ chứ không thể tự giải quyết các vấn đề này. Bởi vậy đến một lúc nào đó, quả bom này sẽ phải nổ tung thôi. DN nào không thể bám trụ, cứ để tự phá sản. Có một giải pháp là Chính phủ quốc hữu hóa các căn hộ để trống rồi giao lại cho các chủ nợ. Ở Mỹ, khi DN phá sản thì tòa án làm chủ, sắp xếp với các chủ nợ để thanh lý. Thành phần tư nhân rất sáng tạo, họ có cách giải quyết êm đẹp dựa trên tinh thần dân chủ và quyền lợi hỗ tương từ nhiều phía. Bong bóng BĐS trên thế giới xì hơi như thế nào, thưa ông? Ở Mỹ bong bóng bắt đầu xì hơi từ năm 2007, khi được 30%-40% nó về đáy của giá trị thực. Sau đó, BĐS xuyên đáy thêm 20% nữa, tổng cộng đến nay giảm được 60%. Có lẽ sang năm 2013 BĐS ở Mỹ mới bắt đầu phục hồi. So sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, giá căn hộ trung bình tại Malaysia và Thái Lan chỉ chừng 400-500 USD/m2 (tương đương 10 triệu đồng/m2). Theo Pháp luật tp. HCM
-
Foreign Policy: “Mỹ có thể tấn công Iran trước 6/11” 10/10/2012 Tuần báo Foreign Policy số mới nhất của Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama và các cộng sự đang cân nhắc khả năng tấn công quân sự nhằm vào Iran ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự định tổ chức vào ngày 6/11 tới. Nguồn trên khẳng định đây là những thông tin "rất đáng tin cậy" từ Nhà Trắng, và từ những quan chức thân cận của chính quyền Washington vừa thăm Trung Đông trở về. Theo đó, Washington đã có trong tay kế hoạch tấn công quân sự Iran "rất cụ thể" đến từng chi tiết và mọi sự chuẩn bị cho chiến dịch này đã hoàn tất, và cuộc chiến sẽ khai hỏa chỉ vài phút sau khi nhận lệnh. Tuần báo trên nói rằng Washington muốn chỉ cho Tehran thấy rằng mọi biện pháp phi quân sự bấy lâu nay đối với Iran không hề có vai trò trong việc buộc nước này phải ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình. Do vậy, giờ là lúc Mỹ phải hành động theo "thực tế đòi hỏi", chứ không phụ thuộc vào kết quả các cuộc đối thoại (với Iran) nữa. Nguồn trên cho biết, theo tính toán của Tổng thống Obama, giai đoạn này là "thích hợp nhất" để Mỹ tấn công Iran, và hy vọng cuộc tấn công ấy sẽ lôi kéo được lá phiếu của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Ngày 9/10, trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình nước ngoài phát bằng tiếng Batư, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad lần đầu tiên đã không loại trừ khả năng sắp xảy ra chiến tranh với đất nước ông. Ông khẳng định rằng không khi nào Iran là người khai hỏa cuộc chiến, nhưng nước này luôn biết bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền của mình./. (Vietnam+)
-
Triều Tiên tuyên bố sở hữu tên lửa bắn tới lục địa Mỹ 09/10/2012 | 09:22:00 Một hệ thống tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được diễu hành trong một buổi lễ ở Bình Nhưỡng, tháng 4/2012. (Nguồn: AP) Ngày 9/10, Triều Tiên tuyên bố nước này sở hữu "các lực lượng tên lửa chiến lược" có khả năng bắn tới Mỹ, như một phản ứng trước thỏa thuận mới đây giữa Mỹ và Hàn Quốc nhằm tăng tầm bắn cho hệ thống tên lửa của miền Nam. Trong loạt bài được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải, người phát ngôn Ủy ban Quốc phòng cũng cho hay Bình Nhưỡng sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, "hạt nhân đáp lại hạt nhân, tên lửa đáp lại tên lửa." Lời cảnh báo trên được đưa ra 2 ngày sau khi Hàn Quốc thông báo đạt thỏa thuận với Mỹ để tăng gấp gấp 3 tầm bắn của tên lửa, bao trùm toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên. "Chúng tôi không che giấu thực tế là quân đội cách mạng (Triều Tiên), bao gồm các lực lượng tên lửa chiến lược, không chỉ đặt các lực lượng Hàn Quốc thù địch và lực lượng Mỹ và bán đảo Triều Tiên mà cả Nhật Bản, Guam và thậm chí cả lục địa Mỹ trong tầm bắn của mình," người phát ngôn nói. Triều Tiên được cho là đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có tên gọi Taepodong-2 nhưng chưa bao giờ thử nghiệm thành công. Hồi tháng 4, Triều Tiên thực hiện một vụ phóng rocket bất thành và nước này khẳng định đây chỉ là nỗ lực nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Mỹ và Liên hợp quốc đã chỉ trích vụ phóng này là cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình, nói rằng rocket đó mang theo một tên lửa Taepodong-2 ba tầng./. (Vietnam+) ============================== Qủa này dân Mỹ chắc là ... sợ vỡ mật mà chết ...
-
TS.Trần Du Lịch: Nhà nước không thể cứu thị trường như nhiều người đòi hỏi Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội. Trong cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội về những vấn đề “nổi cộm” nhất trong bức tranh kinh tế Việt hiện nay.Thoắt cái đã sang quý 4 của năm 2012, một năm nhiều biến động, nhiều “bão giông” của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính ngân hàng. “Thời buổi khó khăn” trở thành câu nói cửa miệng của ngay cả những người dân lao động bình thường nhất. Câu chuyện về giá, lãi suất, và thậm chí cả những điều to tát hơn, vĩ mô hơn cũng được quan tâm và cập nhật thường xuyên. Bắt đầu quý 4, có lẽ là thời điểm thích hợp để nghe ngóng những dự báo tích cực về triển vọng của nền kinh tế cả nước trong những tháng cuối năm. Kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ quan trọng mà chính phủ phải làm Giá cả đang là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của người dân. Nhất là khi chỉ cố CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9 tăng đột biến. Liệu đây có phải là dấu hiệu lạm phát quay lại không, thưa Tiến sĩ? TS. Trần Du Lịch: Xuyên suốt từ năm 2008, nhìn chung, vấn đề chống lạm phát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về chính sách kinh tế của chính phủ. Và đặc biệt từ năm 2010 đến nay, tất cả các nhóm giải pháp ứng phó tình hình đều xuyên suốt tư tưởng chống lạm phát. Kiểm soát lạm phát vẫn là vấn đề quan trọng Chính phủ phải làm. Ngay cả những tháng mà chỉ số CPI giảm trong năm nay thì Chính phủ cũng không hề chủ quan để lạm phát quay lại. Tư tưởng chung là như vậy. Còn đối với tháng 9 tăng đột biến CPI là do yếu tố chủ quan và tác động chính yếu của hai nhóm hàng hóa dịch vụ y tế và giáo dục. Riêng tháng 9, CPI tăng 2,2% và hai nhóm này đóng góp vào 1,5%. Cũng trong tháng 9, do biến động tăng giá xăng nên dịch vụ vận tải tăng hơn 3%. Còn tất cả các nhóm hàng hóa dịch vụ khác có lĩnh vực còn tăng trưởng âm như thực phẩm, các hàng hoá dịch vụ khác tăng cao nhất cũng chỉ có 0,61%. Do đó có thể nói rằng CPI tháng 9 tăng cao đột biến chủ yếu là do sự điều chỉnh giá thị trường y tế và giáo dục, trong thời gian đầu năm học. Còn nhìn chung CPI cả năm 2012, đặc biệt trong 8 tháng đầu năm giảm mạnh, chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế giảm. Tuy nhiên, khi CPI giảm do tổng cầu của nền kinh tế giảm không phải là tín hiệu đáng mừng. Khi tín dụng tăng trở lại, hay nói cách khác, nếu nới lỏng chính sách tín dụng và tài khóa thì CPI sẽ tăng lại rất mạnh. Do đó, theo quan điểm của tôi, việc điều hành chính sách vĩ mô theo tinh thần Nghị quyết 13 vào đầu quý 2 năm 2012 là hợp lý. Và tôi cho rằng năm 2012, CPI vẫn có thể kiểm soát ở mức 8,5 %. Vì thế, không nên lo lắng CPI tăng mạnh mà siết chặt tín dụng. Vì trong tháng 9, tổng dư nợ tín dụng tăng 2%, nền kinh tế thiếu vốn trong khi ngân hàng thừa tiền. Cần có biện pháp đặc biệt để giảm nợ xấu Nhận định của ông khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nền kinh tế Việt Nam giống như một cơ thể thiếu máu nhưng không nhận được máu, mà điểm gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn của toàn bộ cơ thể chính là nợ xấu. Bài toán nợ xấu chúng ta đã tìm ra lời giải chưa? TS. Trần Du Lịch: Nợ xấu là vấn đề nổi cộm nhất trong bức tranh bất ổn vĩ mô hiện nay. Điều nguy hiểm là diễn biến của nợ xấu tăng dần từ đầu năm đến bây giờ, gắn liền với việc thiếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp, do làm ăn thua lỗ, do gặp khó khăn về thị trường, tăng hàng tồn kho. Như vậy, có thể thấy, yếu tố nợ xấu không tách rời với sức khỏe của doanh nghiệp. Nợ xấu còn gắn liền với sự đóng băng của thị trường bất động sản. Và nó bộc lộ sự yếu kém trong vấn đề kiểm soát dòng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu cũng liên quan với việc làm ăn kém hiệu quả của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tình trạng nợ xấu đang dẫn tới hệ quả: nền kinh tế không hấp thụ được vốn, và là lời đáp cho câu hỏi tại sao ngân hàng thừa tiền mà nền kinh tế thiếu vốn. Hồi tháng 5, tại diễn đàn Quốc hội, tôi có đưa ra khái niệm nợ xấu là “cục máu đông” làm nghẽn toàn bộ mạch máu của nền kinh tế. Điều đáng nói là tình hình xử lý nợ xấu cho đến nay vẫn chưa được cải thiện, những phương thức mà Ngân hàng nhà nước đưa ra chưa áp dụng có hiệu quả trong thực tế. Hiện nay, nếu không có biện pháp linh hoạt để xử lý nợ xấu thì nền kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn, đặc biệt là khả năng hấp thụ vốn. Các biện pháp linh hoạt đó là gì? TS. Trần Du Lịch: Tôi đề nghị cần có biện pháp đặc biệt để giảm nợ xấu, trong đó nhấn mạnh hai việc. Thứ nhất, buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu một cách đầy đủ và xử lý nặng những ngân hàng che giấu nợ xấu để không phải trích lập dự phòng tạo nên lợi nhuận ảo. Thứ hai, mạnh dạn “khoanh nợ” đối với những doanh nghiệp đang có điều kiện làm ăn trả nợ, có nghĩa khoanh nợ cũ, cho vay mới để người ta làm ăn trả nợ, dĩ nhiên phải là những doanh nghiệp có triển vọng có thị trường có khả năng trả nợ. Trong ngành xây dựng cũng nên khoanh nợ những doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực giao thông hay những doanh nghiệp đang xây dựng công trình mà ngân sách còn nợ họ. Với biện pháp như vậy có thể bơm dòng tín dụng vào nền kinh tế một cách phù hợp, không làm tăng nợ xấu và có khả năng giải quyết một phần nợ xấu. Nếu chúng ta cứng nhắc trong vấn đề tín dụng thì sẽ khiến các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, có điều kiện làm ăn trả nợ nhưng vướng nợ xấu không tiếp nhận được nguồn tín dụng để hoạt động. Nhiều doanh nghiệp "vung tay quá trán"… Sức khỏe doanh nghiệp cũng là câu chuyện "biết rồi nói mãi" từ năm ngoái qua năm nay, tính đến thời điểm này, “cốt truyện” có gì thay đổi không? TS. Trần Du Lịch: Phải nói rằng chính sách giảm tổng cầu của nền kinh tế thực hiện suốt 2011 đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là giảm sức mua thị trường, giảm tốc độ xuất khẩu, tăng hàng tồn kho, tăng số lượng doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động. Và đặc biệt khi nợ xấu xuất hiện, khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp giảm đi, tuy nhiên, nói qua phải nói lại, bản thân doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhược điểm. Đó là rất nhiều doanh nghiệp thiếu chiến lược dài hạn, gặp gì kinh doanh đó, thậm chí đang sản xuất công nghiệp có triển vọng lại “với tay” sang kinh doanh bất động sản. Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có hơn bốn ngàn doanh nghiệp làm "tay trái" bất động sản, nghĩa là đăng ký kinh doanh bất động sản ở mức độ khác nhau. Họ bỏ sở trường đi làm sở đoản, kinh doanh theo phong trào. Một số doanh nghiệp thì vung tay quá trán, tăng trưởng dựa vào vốn vay. Nên khi nền kinh tế có dấu hiệu biến đổi bất thường thì trở tay không kịp. Với đặc thù hệ thống doanh nghiệp như vậy cộng với những bất ổn và thay đổi chính sách đã làm cho nhiều công ty không trụ nổi và bộc lộ những yếu kém rất rõ. Do đó, quan điểm của tôi là bằng tất cả chính sách công cụ của mình, Nhà nước phải hỗ trợ cho những doanh nghiệp đang lâm vào khó khăn do tác động của các chính sách vĩ mô đang thực thi, nhưng đồng thời, cũng để thị trường tự điều chỉnh, “đào thải” một số doanh nghiệp quá yếu kém không có tương lai. Khi thị trường tự điều chỉnh, những doanh nghiệp nào làm ăn bài bản, có chiến lược, có căn cơ thì sẽ phát triển mạnh. Đây là một cơ hội thanh lọc của thị trường. Nói nôm na, Nhà nước hỗ trợ thị trường chứ không thể cứu thị trường như nhiều người đòi hỏi và cũng không thể làm được điều đó. Không thể xảy ra nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng thương mạiNhân nói về sức khỏe doanh nghiệp, không thể không đề cập đến hệ thống ngân hàng thương mại vốn là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận cũng như giới chuyên gia tài chính thời gian gần đây. Từ tách nhập, cho đến các sai sót ở tầm quản lý. Nhận định tổng quát nhất của ông xung quanh câu chuyện này? TS. Trần Du Lịch: Phải nói thế này, nếu so với thời điểm quý 4 năm 2011 thì hệ thống ngân hàng thương mại có sự tiến bộ đáng kể về mặt thanh khoản, nguy cơ đổ vỡ hệ thống không thể xảy ra. Tuy nhiên, tôi cho rằng, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có ba điểm yếu: Một là tăng quá nhanh số lượng nhưng chất lượng hoạt động và đặc biệt đạo đức nghề nghiệp không theo kịp. Hai là khả năng kiểm soát dòng tín dụng yếu kém, không nói là cá biệt có tiêu cực trong vấn đề cung cấp tín dụng, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nợ xấu. Ba là một hệ thống có chức năng gần giống nhau nhưng lại thiếu tính đa dạng trong việc phân khúc thị trường dẫn đến tình trạng phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ hướng vào một bộ phận khách hàng, vào những công ty lớn, sự phân bố nguồn tín dụng cho nền kinh tế thông qua ngân hàng thương mại kém hiệu quả, những doanh nghiêp vừa và nhỏ không tiếp cận được nguồn tín dụng, nhiều ngân hàng tập trung nguồn tín dụng vào một bộ phận nhỏ khách hàng, nên tăng rủi ro cho bản thân. Theo đề án tái cấu trúc ngân hàng thương mại, Nhà nước thể hiện được mục tiêu xử lý những tồn tại nêu trên, nhưng quá trình thực hiện cho đến nay chưa có kết quả khả dĩ tạo được niềm tin cho thị trường. Hiện nay, đang có dấu hiệu một số ngân hàng phá trần huy động 9%, cho thấy vấn đề mất thanh khoản của một bộ phận ngân hàng đang quay trở lại. Chủ trương tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng là đúng đắn, nhưng lộ trình thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn. Dự báo chính sách vĩ mô đến cuối năm 2012 sẽ như thế nào, thưa Tiến sĩ? TS. Trần Du Lịch: Từ nay đến cuối năm, tôi cho rằng cơ bản Chính phủ vẫn điều hành kinh tế vĩ mô như tinh thần Nghị quyết 13 áp dụng từ đầu quý II năm nay, sẽ không có đột biến về chính sách. CPI trong những tháng cuối năm sẽ tăng trở lại, nhưng cả năm cũng chỉ ở mức từ 8- 8,5% so với tháng 12 năm 2011. Lãi suất khó có thể giảm sâu hơn, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Kế hoạch tăng dư nợ tín dụng cả năm từ 8 -10% như Ngân hàng nhà nước đã tuyên bố trước đây khó có thể đạt được. Tình trạng nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải nhất trong vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay, nên khả năng hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp là rất hạn chế. Trừ phi Chính phủ có “chủ trương” khoanh nợ cho một số ngành, và lĩnh vực mới có cơ hội để tăng tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá VND dao động với biên độ 1 - 2 % từ nay đến cuối năm là phù hợp. Trong chính sách tài khóa, giảm thu ngân sách theo kế hoạch trong năm 2012 đang là vấn đề khó khăn mà Chính phủ phải đối phó những tháng cuối năm. Kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốc độ tăng trưởng nhưng rất chậm. Những khó khăn trước mắt sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2013. Do đó, trong năm 2013 kinh tế nhìn chung vẫn ở trong tình trạng trì trệ, với tốc độ tăng GDP chỉ có thể nhích hơn năm 2012 đôi chút (khoảng 5,5%). Các loại thị trường đều chưa thể khởi sắc, đầu tư chưa thể tăng nhanh, sức mua vẫn tăng chậm. Thị trường bất động sản chưa thể phục hồi. Thị trường chứng khoán chưa lấy được niềm tin. CPI sẽ giữ ở mức tăng như năm 2012 – TS. Trần Du Lịch. Theo Lê Chi Petrotimes
-
Etanol là gì? ========= Thực ra chúng ta cứ hay sính tên Tây, chứ Etalnol theo các Cụ nhà ta gọi thì nó là Rượu Quốc lủi (Miền Bắc) hay là Rượu Đế (Miền Nam). Công thức hóa học của nó (theo như hồi học cấp 3) là: C2H6O. Loại này các Cụ thường nấu từ các loại ngũ cốc như gạo nếp (có Etanol Nếp Cái Hoa Vàng, Etanol Gò đen, Etanol Bầu Đá, Etanol Làng Vân ...), Từ Ngô thì có Etanol Bắc Hà, Sán Nùng ... Còn bọn Tây thì chủ yếu nó SX từ Mía và Ngô. Loại Etanol dùng pha trộn vào xăng cho xe chạy là loại Etanol tuyệt đối 99,6% (Vì uống loại này vào thì chắc là đi chầu Ông Tổ, nên chỉ dùng cho xe máy). Hiện nay trên thế giới Brazil và Mỹ là hai nước sử dụng xăng sinh học này nhiều nhất, Châu Âu cũng đã bắt đầu sài. Loại xăng sinh học mà VN ta định dùng là E5: có nghĩa là 5% Rượu Đế + 95% Xăng. Ở Brazil họ pha tối thiểu là 25% Etanol. Lợi thế của việc dùng xăng sinh học là trong khí thải ít CO2 hơn là xăng bình thường. Nhưng có nhược diểm là sử dụng nguồn lương thực, không cẩn thận lại gây ra nạn đói. Việc này đang tranh cãi. Còn riêng ở VN ta thì Etanol chủ yếu SX từ Sắn (Khoai Mỳ), chỉ có điều không biết tại sao giá sắn nguyên liệu của chúng ta lại qúa đắt (chẳng nhẽ lại dính vàng trong đó ... vì vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng có lắm vàng sa khoáng ...) ... Mặt khác tập quán canh tác của bà con ta luôn chạy theo hiệu qủa kinh doanh: Khoai Mỳ có giá thì trồng, mai thấy rau muống có giá thì lại theo rau muống ... và cứ như thế tiếp tục. Do đó các NM SX Etanol phải đóng cửa e cũng là chuyện thường ngày ở huyện ...
-
Xin phép Sư Phụ cho con ... Múa Rìu Làm tý Chiêm Tinh ... Tây Lông ... ============================================= Có rất nhiều hiện tượng chiêm tinh xảy ra trong hai tuần đầu tiên của tháng Mười. Tuần trước đã thảo luận tất cả các sự thâm nhập của các hành tinh đang diễn ra, bao gồm các vị mới của Thủy Tinh, Kim Tinh, Sao Hỏa, Thổ Tinh trong khoảng thời gian từ 03 tháng 10 tới 06 tháng 10. Riêng các hiện tượng này hàm ý một sự thay đổi trong sự quan tâm của cộng đồng tài chính, và cũng cả trong lĩnh vực chính trị. Quay trở lại các hiện tượng tác động ngắn hạn có hiệu lực trong tuần này: Ngày 04 Tháng 10, Mộc Tinh theo qũy đạo nghịch hành. Vào ngày 9 tháng 10, mặt trời sẽ tạo thành một góc 120 độ với Mộc Tinh. Và vào ngày 15 tháng 10, Trăng non sẽ ở trong Cung Thiên Bình. Đây là những hiện tượng thuận lợi trong luận giải của Chiêm Tinh cổ điển. Vì vậy chúng ta có thể kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng điểm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Tin tốt cho KT Thế giới tại thời điểm hiện tại là tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống dưới 8% ... Bên cạnh các hiện tượng chiêm tinh tích cực do Mộc Tinh đem đến thì Sao Hỏa cũng nhập cung Nhân mã trong khoảng thời gian từ 06 tháng 10 tới 16 tháng 11. Nhân Mã là nhà của Mộc Tinh, mặt khác Sao Hỏa (là hành tinh của hành động và năng lượng) cũng có tác động làm tăng giá cổ phiếu. Các hiện tượng chiêm tinh này dự báo thị trường chứng khoán có thể tăng mạnh. Nhưng cần cảnh báo là: khi hội tụ qúa nhiều hiện tượng thuận lợi, mức độ tác động tích cực của Mộc Tinh lại bị giảm. Thay vào đó rất dễ dẫn tới hiện tượng hoảng loạn ... Vì vậy, xu hướng vẫn là tăng giá, nhưng rất cần cảnh giác và chuẩn bị cho việc đảo chiều của thị trường. Vào ngày 28 tháng 10, khi Sao Hỏa ở vào vị trí đối nghịch với Mộc Tinh (Chủ nhân của cung Nhân mã) thì sự hoảng loạn có thể xảy ra. Ngoài ra có một thay đổi mạnh mẽ khác vào thời gian từ 22 tới 27 tháng 11, khi Sao Hỏa tạo góc vuông với Thiên Vương Tinh và Giao hội với Diêm Vương Tinh. Đây là hiện tượng Chiêm Tinh dự báo những nguy hiểm tiềm ẩn trong lĩnh vực Chính trị Thế giới, Quân sự, hoặc Tài chính.
-
'Biến sắn thành xăng', người trồng điêu đứng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết" theo... Người trồng sắn (ảnh nhỏ) đang dở khóc dở cười vì bị doanh nghiệp bỏ rơi. Ảnh: Xuân Phú - Nam Cường. Theo đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, nay xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết” theo...Nông dân điêu đứng Giữa rừng sắn bạt ngàn hơn 3ha ở thôn Nam Phước (xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam), nông dân Nguyễn Văn Sơn hằng ngày quanh quẩn bên từng bụi sắn, hụt hẫng bởi sự đứt đoạn quá nhanh của sợi dây liên kết: nông dân - nhà máy Ethanol Đồng Xanh (Cty cổ phần Đồng Xanh) vừa mới năm ngoái đây thôi được coi là rất bền chặt, có lợi đôi bên. Cây sắn của ông Sơn cao, xanh tốt bời bời, củ to, tròn căng. Nhưng đã đến kỳ thu hoạch, ông Sơn vẫn không dám thuê người nhổ. “Nhổ làm chi khi nhà máy không thu mua nữa? Sắn tươi bán không ai mua, sắn khô thì tư thương ép giá. Theo lời hứa ban đầu của Cty Đồng Xanh, tui trồng là để bán cho họ, nếu biết tình trạng này đã không dại gì lao đầu vào” - ông Sơn chua chát. Nhà máy Ethanol Dung Quất, Đồng Xanh không mua, dân trồng sắn ở đây đành chuyển sắn bán cho nhà máy bột mỳ ở Bình Sơn, dù bị ép giá. Năm ngoái, khi nhà máy Ethanol Đồng Xanh đi vào hoạt động, đại diện Cty cùng chính quyền địa phương hô hào, phát động toàn dân trồng sắn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, được xem là cú hích kinh tế, giúp dân thoát nghèo.Hưởng ứng, ông Sơn cùng hàng trăm hộ dân khác của 3 thôn Nam Phước, Xuân Tây và An Chánh đồng loạt phá bỏ cây trồng trên đất để lấy diện tích cho sắn. Giá thị trường cho mỗi kilôgam sắn tươi lúc đó gần 2.000đ/kg, Cty mua tại nhà máy, chỉ 1.500đ - 1.700đ/kg nhưng nông dân vẫn vui vẻ bởi nhà máy mua sỉ. Nhưng rồi bây giờ sắn đang vào vụ thu hoạch, nhà máy thông qua chính quyền xã ra thông báo: không thu mua nữa, người dân trồng sắn tự thu hoạch, tự bán tùy thích, nhà máy không can thiệp. Mùa mưa lũ cận kề, sắn không nhổ sẽ bị nước ngâm thối, nhổ lên bán sắn tươi không ai mua, cũng không thể cắt lát phơi vì không có nắng. Rất may, một tiểu thương ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã ra tay nghĩa hiệp thu mua sắn tươi, với giá chỉ còn... 1.200 - 1.400đ/kg nhưng số lượng cũng không nhiều. Anh Đỗ Hai (thôn Nam Phước) cũng có hơn 2ha sắn đang đến mùa thu hoạch, thất vọng: Trước khi làm quảng bá rầm rộ, rồi cái nhà máy to thế kia, chẳng lẽ không thu mua nổi mấy tấn sắn của dân. Năm ngoái, anh Hai cũng đã phá bỏ rừng keo tràm vài năm tuổi để hưởng ứng chiến dịch trồng sắn cho nhà máy. Trung bình, mỗi héc ta sắn phải đầu tư gần 10 triệu đồng, chưa kể công gieo trồng, chăm bón và nhổ. Nhà máy xăng Ethanol Đồng Xanh ban đầu hỗ trợ giống, nhưng chỉ một vài hộ trồng số lượng nhiều. Chung cảnh ngộ, anh Võ Trung Thành (An Chánh), nói: “Tui đã phá hết rừng sắn rồi, sang năm trồng cây khác”. Anh Nguyễn Hữu (thôn Xuân Tây), khẳng định: “Không trồng sắn nữa, để đất trồng keo hoặc cây ăn trái”. Nhà máy nợ lương, ngừng hoạt động Ông Nguyễn Văn Sơn với rẫy sắn đến kỳ thu hoạch nhưng chưa biết bán cho ai . Bà Đinh Thị Thanh Hường - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Lúc đầu, nghe quy hoạch trồng sắn với diện tích lớn 2.500ha, huyện mừng lắm. Bao năm nay nhiều hộ dân cũng trồng sắn nhưng đầu ra phập phù.Ví như hiện nay, hồi đầu năm giá sắn 2.500đ/kg, nhưng giờ đây chỉ còn 1.500đ/kg. Nếu nhà máy Ethanol mà mua, chắc phải số lượng lớn, đầu ra ổn định. Ai cũng thích, thế là đồng loạt trồng sắn. Nhưng từ đó đến nay, chờ mãi chẳng thấy đâu, ai cũng thất vọng. Ông Nguyễn Tấn Tài - trưởng thôn Nam Phước, nói: Người dân xung quanh biết hết, nhà máy ngừng hoạt động mấy tháng nay rồi, công nhân ngày nào cũng tụ tập đòi lương. Nợ họ mấy tháng không trả, ngân hàng thì đến xiết hàng ngay tại nhà máy, họ lấy đâu ra tiền mà mua sắn, mua về cũng vứt đống. Ông Tài cho hay, những lô hàng đầu tiên, nhà máy mua 2.100đ/kg, nhưng lập tức giảm giá xuống 1.500đ/kg ngay sau đó, mặc người dân phản đối. Chiều 2-10, có mặt tại nhà máy Ethanol Đồng Xanh, chúng tôi chứng kiến nhiều công nhân tụ tập đòi lương, một cảnh quen thuộc ở đây trong nhiều tháng qua. Anh Trần Văn Tuấn (phân xưởng cồn), nói: “Họ nợ lương mấy tháng, cứ hứa miết. Chúng tôi cũng không hiểu họ khó khăn vì cái gì khi mấy tháng trước vẫn chạy đều, hàng xuất khẩu ầm ầm. Hiện có 2 lớp bảo vệ ở nhà máy, một bảo vệ của Cty Đồng Xanh, số khác là bảo vệ của ngân hàng, đến canh chừng số hàng hóa chưa xuất ở nhà máy. Nếu Cty xuất toán, ngân hàng sẽ chặn đầu, thu hồi vốn mà Cty đang mắc nợ. PV nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Cty Đồng Xanh để tìm hiểu vấn đề, nhưng đều nhận được sự im lặng. Một nhân viên phòng tài chính kế toán cho biết, toàn bộ lãnh đạo Cty đã đi công tác nước ngoài, không thể tiếp nhà báo. Ông Hồ Xuân Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tân cho biết, đúng là có chuyện người dân bị nhà máy lật kèo vụ mua sắn. Nhà máy gặp khó gì thì không ai biết, chỉ thấy họ ngừng sản xuất hơn 3 tháng nay. Nhưng nhà máy sản xuất Ethanol ở Đại Tân ngừng hoạt động cũng có cái lợi, để dân bớt ngửi mùi hôi thối. Từ khi họ hoạt động, dân đến xã, huyện, rồi lên tỉnh nhiều lần kêu kiện vì họ xả thẳng nước ra môi trường, cá, vịt chết, thối khắp cả vùng. Tỉnh cũng phạt họ 175 triệu rồi nhưng sau đó không thay đổi. Giờ họ tạm ngừng thì dân trồng sắn khổ, nhưng không khí trong lành hơn. Nhà máy Ethanol không mua, dân bị ép giá Bên cạnh 2.500 ha sắn của dân làm nguyên liệu cho nhà máy Ethanol Đồng Xanh ở Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi cũng quy hoạch tới 16.500 ha đất cho cây sắn để phục vụ nhu cầu hoạt động của Cty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (PTSC) tại 12 huyện lỵ trong tỉnh. Tuy nhiên, đến nay nhà máy sản xuất Ethanol của PTSC mới đang chạy thử, chưa hoàn thiện nên không mua trực tiếp sắn tươi của dân (chỉ mua sắn lát). Vì thế dân trồng sắn Quảng Nam và Quảng Ngãi chỉ còn trông chờ bán sắn cho nhà máy bột mỳ ở Tịnh Phong (Sơn Tịnh) và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nên thường xuyên bị ép giá. Nhà máy Ethanol ở Đại Lộc (Quảng Nam) do Cty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, tổng đầu tư gần 900 tỷ đồng, nếu vận hành hết công suất sẽ cung ứng cho thị trường 100.000 tấn cồn Ethanol/năm (tương đương 125 triệu lít). Ngày thành lập, ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch HĐQT Cty Đồng Xanh, trả lời báo chí: 50% sản phẩm làm ra sẽ được ký hợp đồng bán trọn gói cho PV Oil, 50% sản phẩm ethanol còn lại sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Philippines... vì thị trường trong nước không tiêu thụ hết. Theo Nam Cường - Tiền Phong ==========================Công nghệ này đúng là rất ... Hại Điện ...
-
Con vừa tung ... xèng xong: Xác xuất khả năng thứ nhất là 99,99%
-
Hải quân Trung Quốc tiếp cận Senkaku Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận rằng các tàu hải quân của nước này đã tuần tra và huấn luyện quân sự trong vùng nước quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trong tuần qua. Phát ngôn viên quốc phòng Yang Yujun cho biết hai tàu hải quân Trung Quốc đã hiện diện tại khu vực trên, như thông tin mà báo chí Nhật đưa trước đó. Hôm 14/9, sau khi Nhật công bố mua ba trong số năm hòn đảo thuộc nhóm Senkaku từ chủ sở hữu tư nhân, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám và ngư chính đến vùng nước xung quanh quần đảo này để khẳng định chủ quyền. Tàu của các bên đã cảnh báo và xua đuổi nhau. Một số tờ báo Nhật cho hay lực lượng tuần duyên nước này còn phát hiện sự có mặt của hai tàu hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên khi đó giới chức Trung Quốc không có bình luận gì về thông tin liên quan đến tàu hải quân. Hạm đội Hoa Đông của Trung Quốc trong một cuộc tập trận tháng này. Ảnh: Chinamil Trong họp báo hôm qua, ông Yang đồng thời khẳng định quần đảo Senkaku là "một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" và rằng việc hai tàu hải quân nước này tuần tra là hợp pháp. Yang nói quân đội Trung Quốc sẵn sàng hành động nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp, và phối hợp với các cơ quan hữu quan về hàng hải để "thực thi luật pháp về hàng hải, ngư nghiệp cũng như việc phát triển khai thác dầu và khí đốt".Được hỏi về ý định của những người theo hữu khuynh ở Nhật muốn nâng cấp lực lượng phòng vệ lên thành quân đội, Yang cảnh báo nước láng giềng nên duy trì chính sách phòng thủ tự vệ mà thôi. Tranh chấp lãnh thổ quần đảo giữa Nhật và Trung Quốc có thể không dẫn đến xung đột vũ trang, nhưng các biểu hiện về ngoại giao và hệ quả về kinh tế đang ở mức nghiêm trọng. Cuộc gặp cấp thứ trưởng cũng như ngoại trưởng của hai bên trong tuần này không mang lại kết quả. Thủ tướng Nhật Bản Noda, bên lề cuộc họp đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, tuyên bố Nhật quyết không nhân nhượng Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc phản đối lời lẽ của ông Noda và tuyên bố quan điểm của Nhật là "không thể chấp nhận được". Nhiều công ty Nhật, bị ảnh hưởng bởi kinh tế chậm lại của Trung Quốc, và đặc biệt là làn sóng biểu tình chống Nhật vừa qua, đang tính chuyện rút khỏi hoặc giảm quy mô hoạt động ở thị trường rộng lớn này để tránh rủi ro. Trong số các điểm đến mới cho các nhà đầu tư Nhật, ngoài Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, thì Myanmar cũng đang nổi lên một cách đáng chú ý. Thanh Mai/VNExpress
-
Ơ sao mình không qua Mỹ là vài trạm thu phí kiếm tiền, cuối tuần lại đi săn thú rừng nhỉ ... Trình độ Nghành Xây Dựng bọn Mỹ này chắc chỉ tương đương thời Nhà Lê Sơ bên ta nhỉ ...
-
Dạ thưa Sư Phụ, kinh khủng qúa! Con cũng thử gieo 1 quẻ xem thế nào ... nhưng quẻ cứ quay tròn từ chiều tới giờ, chưa an được ...
-
Đê vỡ nhấn chìm 1.500 nhà dân Bốn ngày sau trận lụt do vỡ đê sông Cầu Chày (Thanh Hóa), hàng nghìn người dân vẫn bị cô lập giữa biển nước mênh mông. Nhiều đoạn nước ngập sâu tới gần nóc nhà. Đêm 6, rạng sáng 7/9, tuyến đê bao sông Cầu Chày đoạn qua xã Xuân Châu và xã Quảng Phú (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị tràn hàng trăm mét, nhiều đoạn bị vỡ khiến hàng nghìn hộ dân không kịp trở tay. Chỉ trong vài tiếng, hơn 1.500 ngôi nhà, hàng trăm ha lúa, mía, sắn, hoa màu chìm trong nước lũ. Đến sáng 10/9, trận lụt lịch sử trong vòng nhiều năm trở lại đây khiến 11/17 thôn của xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân bị ngập chìm trong biển nước. Hiện vẫn còn 1.500 hộ với khoảng trên 6.000 nhân khẩu đang bị nước lũ cô lập. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền. Nhiều tuyến giao thông bị chia cắt... Nước ngập trắng xóa khắp nơi. Nhiều nhà sập, hư hỏng. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thanh Hóa, toàn tỉnh có 8 người chết, 100 ngôi nhà bị cuốn trôi; gần 2.400 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước; gần 20.000 ha lúa, mía và hoa màu các loại bị ngập; hơn 900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ. Lê Hoàng/VNExpress
-
Trung Quốc động đất mạnh, 20.000 nhà bị phá hủy Một trận động đất mạnh 5,7 độ richter vừa xảy ra trưa nay 7/9 tại Tây Nam Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo cơ quan địa chất Trung Quốc, trận động đất xảy ra lúc 11h19’ theo giờ địa phương ở tỉnh Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Tâm chấn ở độ sâu khoảng 14km. Tính đến 13h, có khoảng 16 dư chấn xảy với cường độ dư chấn mạnh nhất là 5,6 độ richter. Trận động đất xảy ra ở Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Báo cáo ban đầu cho biết, trận động đất khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, khiến hơn 20.000 ngôi nhà hoặc bị sập hoặc bị hư hại nặng. Các tòa nhà cao tầng ở khu vực xảy ra động đất rung lắc mạnh khiến người dân hoảng loạn đổ xô ra đường.Chính quyền địa phương đã cử lực lượng cứu hộ tới hiện trường, vận chuyển hàng nghìn lều bạt, chăn mền tới đây. Cũng khoảng 10h sáng nay 7/9 (theo giờ Việt Nam), Hà Nội đã xảy ra một trận động đất nhẹ. Nhiều người đã cảm nhận được cơn động đất này. Theo Phó giám đốc PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương (Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần), các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu đang tập trung phân tích số liệu. Hiện chưa thể đưa ra chính xác thông số của trận động đất này. Theo Tân Hoa Xã/Khampha
-
Hàng nghìn học sinh Quảng Nam hoảng loạn vì động đất Sáng nay, trận động đất mạnh phát ra tiếng nổ như bom lại xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khiến hàng nghìn người dân, học sinh địa phương la hét thất thanh. Trao đổi với VnExpress.net, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, gần 9h30, lòng đất bỗng rung chuyển mạnh, phát ra tiếng nổ đùng đùng kéo dài khoảng 5 giây khiến ai nấy đều hoảng sợ. "Ngồi ở trụ sở làm việc, tôi nghe rõ tiếng la hét thất thanh của hàng nghìn học sinh tiểu học, THCS ở thị trấn Bắc Trà My. Nỗi sợ hãi động đất của người dân trên địa bàn huyện giờ đây đã lên đỉnh điểm", ông Phong nói. Cùng thời điểm, nhiều người dân ở thị trấn Trà My cũng nghe tiếng khóc thét của nhiều học sinh THCS Nguyễn Du. Nhiều em bỏ chạy tán loạn ra trước sân trường. Động đất xảy ra liên tục khiến người dân ở vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 phập phồng sợ hãi. Ảnh: Trí Tín. TS Lê Văn Dũng (Viện Vật lý Địa cầu) xác nhận, thời điểm trên, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra một trận động đất với cường độ 4,2 độ richter, độ chấn tiêu 10 km. Trong vòng 5 ngày, khu vực này đã xảy ra 13 trận động đất lớn, nhỏ.Theo ông Dũng, sở dĩ động đất liên tục xảy ra tại Sông Tranh 2 có thể do hoạt động kiến tạo địa chất, đới đứt gãy đang hoạt động mạnh và động đất kích thích do nước lũ bắt đầu tràn về hồ chứa sau thời gian rút nước để xử lý sự cố thấm ở đập thủy điện này. Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 liên tiếp bị dư chấn động đất trong suốt hơn một năm qua. Ảnh: Trí Tín. Hôm nay, khoảng 10 chuyên gia hàng đầu của Viện Địa chất và Viện Vật lý Địa cầu sẽ vào hiện trường khảo sát, đánh giá lại tình hình, xác định nguyên nhân cụ thể dư chấn động đất liên tiếp xảy ra ở xung quanh công trình thủy điện này. Đoàn sẽ khảo sát những địa điểm lắp đặt hệ thống trạm quan trắc động đất tại xung quanh thủy điện Sông Tranh 2; đề xuất phương án ứng phó động đất nhằm giúp người dân vùng hạ lưu công trình đảm bảo tính mạng và tài sản trước mùa mưa lũ năm nay cũng như yên tâm sinh sống lâu dài. Trí Tín =========================================Quái lại, sao thấy bảo Viện Vật lý Địa cầu đem nhiều thiết bị đo đạc hiện đại và cử nhiều Chuyên gia vào khu vực này để tác nghiệp, mà lại không dự báo được mấy trận động đất lặt vặt này nhỉ ... Chẳng nhẽ nhiều Chuyên gia lỗi lạc với các thiết bị tối tân lại phải thua ông Thiên Sứ ... tay không bắt giặc à ... lạ nhỉ ...
-
Hiện thời đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an tòan. Nhưng nếu sảy ra sự cố vỡ đập, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?
-
Dương Chí Dũng đã bị bắt TTO - Ngày 5-9, Bộ Công an đã có thông báo về việc đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, 55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội. Ông Dũng nguyên là cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Ông Dương Chí Dũng - Ảnh tư liệu Theo thông báo của Bộ Công an, bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, Bộ luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17-5-2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động ông ra tự thú, nhưng không có kết quả. Ngày 18-5-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4-9-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng. Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng. Trong vụ án xảy ra tại Vinalines liên quan đến hành vi của ông Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra xác định bị can này và các đồng phạm có sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines), làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép triển khai lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bằng nguồn vốn tự huy động theo đúng các quy định hiện hành. Thủ tướng giao Bộ GTVT cập nhật dự án này vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy này vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy. Mặc dù vậy, sau khi có ý kiến Thủ tướng, ngày 27-6-2007, Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định số 687 phê duyệt chủ trương lập Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Sau đó, Vinalines tiếp tục điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng. Vinalines giao cho công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm chủ đầu tư. Đến ngày 19-7-2011, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhưng chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ cho nhà máy. Đến thời điểm khởi công nhà máy này, phần vốn đầu tư của các bên liên quan chỉ có hơn 616 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này được sử dụng để mua ụ nổi từ Liên bang Nga về phục vụ cho dự án và gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Các bị can trong vụ án đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của nhà nước, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng. MINH QUANG
-
Xin mạn phép hỏi anh Thiên sứ, bản chất của "Lễ" là gì?
-
Bất động sản 'nóng' vì bán tháo, đòi nợNhiều dự án căn hộ hạ giá 20-30%, chủ đầu tư và người mua nhà đòi nợ nhau, nở rộ thâu tóm địa ốc... là những nét nhấn trong bức tranh thị trường bất động sản trong tháng 8. Khách hàng mua căn hộ Good House treo băng rôn và phát loa yêu cầu chủ đầu tư giao nhà ngày 23/8. Ảnh: Vũ Lê Ngày 27/8, nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land đã hạ giá 120 căn hộ Hoàng Anh River View (phường Thảo Điền, quận 2) từ 1.350 USD (28 triệu đồng) xuống còn 18,1 triệu đồng mỗi m2. Với mức giá mới này căn hộ đã hoàn thiện sụt giá 30% so với 3 năm trước.Hôm 8/8, hơn 150 căn hộ Carina Plaza (Đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 8) được Công ty Cổ phần dịch vụ Nhịp Cầu Địa Ốc giảm từ 15,5 triệu đồng xuống còn 13,2 triệu đồng mỗi m2. Mức giá giảm 20% so với giá gốc của chủ đầu tư bán hồi đầu năm áp dụng cho khách hàng xuống tiền 95% giá trị căn hộ. Giữa tháng 8, Công ty Cổ phần COMA 18 đã điều chỉnh giá 79 căn hộ tại tòa nhà Westa Khu đô thị Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nội về mức trung bình 17,9 triệu đồng mỗi m2, giảm 25% so với 2 năm trước. Chủ đầu tư còn chiết khấu trực tiếp 3% cho khách mua căn hộ đến ngày 10/9. Khách hàng đòi tiền dự án chậm tiến độ Ngày 29/8, hơn 20 người dân đã tập trung tại dự án Văn phòng Làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp (52 Lĩnh Nam- Hoàng Mai - Hà Nội) của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Thu 70-95% giá trị căn hộ 52 Lĩnh Nam nhưng Công ty cổ phần Lilama Hà Nội vẫn chưa xong phần thô dự án. Chủ đầu tư thừa nhận, công trình phải đến quý 4/2013 mới có thể bàn giao, chậm hơn một năm so với cam kết. Trước đó, ngày 23/8, hàng chục khách hàng mua căn hộ Good House kéo đến công trường dự án này trên đường Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP HCM, để phát loa yêu cầu chủ đầu tư giao nhà. Khởi công tháng 1/2009, dự kiến bàn giao vào tháng 6/2011, đến tháng 8/2012 công trình vẫn ngổn ngang. Khách hàng đã đóng 85% giá trị căn hộ, tương đương 800-900 triệu đồng mà chưa được bàn giao. Tập đoàn FLC đòi nợ người mua nhà Năm lần bảy lượt gửi thông báo mời khách hàng tới nhận nhà nhưng số người tới nhận chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chủ đầu tư hiện phải lập "tổ đòi nợ" với thông báo sẽ bán phá giá những căn hộ chủ đầu tư không chịu nộp tiền đợt cuối để nhận nhà, thậm chí một số khách hàng chây ỳ có thể bị chủ đầu tư khởi kiện… Thông báo này được phát đi chiều 20/8 từ Tập đoàn FLC- chủ đầu tư tòa nhà chung cư cao cấp FLC Lanmark Tower. Hiện tòa nhà đã được chủ đầu tư hoàn thiện thi công. Tập đoàn FLC đã 3 lần gửi thông báo khách hàng mua căn hộ phải tới làm thủ tục nghiệm thu và bàn giao căn hộ với chủ đầu tư, thời gian chậm nhất là đến hết ngày 23/8/2012. Sau thời hạn này, khách hàng nào chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và không đến nhận nhà ở thì chủ đầu tư sẽ bán căn hộ để thu hồi công nợ. Nở rộ thâu tóm, chuyển nhượng dự án Hôm 16/8, Tập đoàn C.T Group công bố mua lại Công ty TNHH và Đầu tư Thiên Lộc tại 359 Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP HCM và trở thành chủ đầu tư mới của khu đất 5.900 m2. Tập đoàn này dự kiến phát triển khu đất thành 2 tiểu dự án: Sun View 3 và BeeHome 2. Một tuần sau, Tập đoàn Đất Xanh mua sỉ một phần dự án Sun View 3 để phân phối lại. Tập đoàn phát triển bất động sản Vina (Vina Properties Development Group, Hospitality - VPD) cho biết đã mua lại tổ hợp khách sạn và sân golf Novotel Phan Thiet Ocean Dunes and Golf Resort trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chủ sở hữu mới cũng đã đổi tên khách sạn thành DuParc Phan Thiet Ocean Dunes & Golf Resort. Một dự án trung tâm thương mại trên mảnh đất 1.200 m2 tại phố Cửa Nam (Hà Nội), đang chờ hoàn tất thủ tục chuyển đổi cho một ngân hàng cổ phần. Ngoài ra, một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng miền Trung từ đầu mùa hè này cũng đã về tay ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội. Hà Nội thí điểm xây dựng chỉ số bất động sản Cuối tháng 8, Bộ Xây dựng chính thức quyết định thí điểm xây dựng chỉ số bất động sản tại TP Hà Nội. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội bước đầu công bố các chỉ số ở những nơi có số lượng giao dịch lớn. Đó là 4 quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy và 2 huyện Từ Liêm, Hoài Đức. Thời điểm nghiên cứu chỉ số đánh giá thị trường bất động sản bắt đầu từ quý I. Theo thông tư 20 của Bộ Xây dựng, có hai loại cần công bố là chỉ số giá và chỉ số lượng giao dịch trên thị trường bất động sản ở từng địa phương và khu vực. Dữ liệu được lấy căn cứ các hợp đồng công chứng chuyển nhượng nhà đất, sàn giao dịch và khảo sát thị trường. Bộ đề xuất việc thí điểm xây dựng bộ chỉ số bất động sản tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Theo Vũ Lê - Ngọc Tuyên - VnExpress
-
10h đêm bác Ben mới phát biểu. Sẽ lại là câu trả lời lấp lửng: "Chúng tôi sẽ hành động vào thời gian ngắn sắp tới ...", Nguyên nhân là do GDP Mỹ Qúy 2 tăng vượt dự báo, Thất nghiệp không tăng và cái quan trọng nữa là tranh cãi trong Quốc hội về việc tăng trần nợ công! Không có gói QE3 thì vàng cũng không xuống mạnh được nữa ... (tối đa xuống thêm 100$ nữa)