-
Số nội dung
312 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by WarrenBocPhet
-
Nếu hai bên cứ phải tập trận như thế này trong khoảng vài ngày nữa, thì có khi nào Bắc Hàn sẽ hết tiền mua gạo và xăng, quân lính sẽ đói lăn quay ra đất, xe tăng thì nằm ỳ ra vì không có xăng ... và Nam Hàn sẽ Bất chiến tự nhiên thành ... không nhỉ
-
Dạ, cũng chính vì có người lãnh đạo tài ba, nên bây giờ Tập đoàn nó mới thế này đấy ạ. Cuối năm chắc sẽ còn hơn nữa ...
-
Tạo sao mọi người lại phức tạp hóa vấn đề đến thế nhỉ. Theo tôi có cách khác đơn giản hơn: Nhà nước chỉ cần ra qui định ai có tiền bắt buộc phải mua BĐS, tiền lương công nhân, lương hưu từ nay sẽ không chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng nữa, mà chuyển thẳng cho Cty BĐS ... thế là xong ...
-
Tổng thống Mỹ ký lệnh cắt giảm chi tiêu tự động Tổng thống Mỹ đã ký lệnh cắt giảm chi tiêu tự động mà ông cảnh báo có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ sau khi ông và các lãnh đạo Quốc hội không thể đạt được thỏa thuận về ngân sách. Theo Reuters, các cơ quan chính phủ giờ đây sẽ bắt đầu cắt giảm tổng cộng 85 tỉ USD trong ngân sách của họ từ hôm nay 2/3, đến 1/10. Trước đó, những cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và Quốc hội nhằm tránh nguy cơ cắt giảm trước hạn chót ngày 1/3 đã đổ vỡ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng việc cắt giảm có thể làm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tổng thống Mỹ Barack Obamađã cảnh báo nếu các biện pháp cắt giảm phát huy toàn bộ tác dụng, nó sẽkhiến tăng trưởng kinh tế giảm đi 0,5% và làm mất 750.000 việc làm. Theo BBC, cả hai bên không ai chịu nhún nhường bởi sự nhất quyết của ông Obama trong việc tăng thuế để xử lý số nợ công 16.600 tỉ USD. “Chúng ta sẽ vượt qua chuyện này. Đây không phải là ngày tận thế như một số người nói. Đó chỉ là chuyện ngớ ngẩn và sẽ gây đau đớn”, ông Obama nói với các phóng viên. Tuy nhiên, theo một báo cáo về ngân sách của Nhà Trắng gửi đến Quốc hội, các biện pháp cắt giảm tự động sẽ có tác động “hết sức tiêu cực đối với an ninh quốc gia, đầu tư trong nước, và các chức năng cốt lõi của chính phủ”. Trong một dấu hiệu về tác động tiềm tàng, Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi một thông báo đến các nhân viên cảnh báo họ có thể bị buộc tạm nghỉ không ăn lương trong những tháng tới. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo cácbiện pháp cắt giảm tự độngsẽ gây nguy hại đến khả năng thực hiện các sứ mệnh của quân đội Mỹ. “Tôi muốn nói rõ rằng tình trạng bất định này khiến khả năng hoàn thành hiệu quả mọi nhiệm vụ của chúng ta lâm nguy”, ông Hagel nói. Theo AFP, ngân sách của Lầu Năm Góc dự kiến sẽ bị cắt giảm khoảng 46 tỉ USD. Các quan chức quốc phòng cho hay họ sẽ buộc phải giảm số tuần làm việc của 800.000 nhân viên dân sự, giảm số giờ bay của các máy bay chiến đấu và trì hoãn một số hoạt động bảo dưỡng thiết bị. Việc triển khai một tàu sân bay thứ hai đến vùng Vịnh cũng bị hủy bỏ. Hải quân Mỹ sẽ dần dần trùm mền khoảng vài trăm máy bay kể từ tháng 5, không quân Mỹ sẽ phải rút ngắn giờ bay và lục quân sẽ cắt giảm việc huấn luyện của mọi đơn vị ngoại trừ những đơn vị triển khai ở Afghanistan. Theo Sơn Duân Thanh niên
-
Tâm lý trong đầu tư chứng khoán Nếu các bạn là nhà đầu tư, nếu các bạn đang quyết định trở thành một nhà đầu tư, hoặc nếu các bạn đang tìm hiểu về nó, thì điều mà các bạn thường được khuyên trước thi tham gia vào thị trường là “chuẩn bị tâm lý đầu tư”. Thật vậy, các bạn có thể bật cười nếu tôi nói “đầu tư bằng niềm tin”, nhưng sau khi các bạn đọc bài viết này, các bạn hãy suy ngẫm lại thử xem, mình đã có đủ “niềm tin” để đầu tư hay chưa. Huyền thoại Warrent Buffet đã từng nói: “có 2 dạng tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán: “tham lam” và “sợ hãi”. Và triết lý đầu tư của huyền thoại này là “hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Tôi sẽ không nói nhiều về 2 dạng trạng thái này, vì nếu bạn là một nhà đầu tư, hoặc chí ít đang tìm hiểu về nó, các bạn cũng đã thuộc lòng 2 dạng trạng thái này, cả trên lý thuyết và thực tế. Về 2 dạng trạng thái này, tôi chỉ có 1 lời khuyên dành cho các bạn “hãy luôn giữ cái đầu lạnh trong thị trường đang nóng”. Điều tôi muốn nói ở đây là, ngoài 2 dạng trạng thái trên, vẫn còn có những dạng tâm lý khác có thể khiến các bạn “chết vào lúc xế trưa” trong đầu tư chứng khoán. Qua nhiều lần đầu tư, cả thành công lẫn thất bại, tôi tự đúc rút ra cho mình những dạng tâm lý này, mà khi nghiệm lại, nó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của tôi, chiến thuật tôi vạch ra, và kết quả mà tôi nhận được. Những dạng tâm lý này, tôi không biết các bạn có đọc được trong các sách về tâm lý hành vi, các cuốn sách về kinh nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư huyền thoại, hay các cuốn sách dạy đầu tư chứng khoán vỡ lòng. Đây chỉ là những dạng tâm lý được rút ra từ những lần trải nghiệm thực tế, nó có thể xuất hiện trong các bạn một cách vô thức, các bạn có thể không để ý, nhưng nó chi phối bạn, và nếu bạn không kiểm soát được nó, nó có thể khiến các bạn ôn hận khóc thầm. Và, không quanh co dài dòng nữa, tôi sẽ cho các bạn biết các dạng tâm lý đó là gì. Let’s go! “Tâm lý bầy đàn”. Cái này có lẽ không cần nói nhiều các bạn cũng biết. Chỉ là đề - pa cho các bạn. Nhưng không phải “bầy đàn” là không tốt. Xu hướng chuyển động của thị trường giống như xu hướng di chuyển của một đàn lớn. Bạn nhận ra được hướng đi của bầy, bạn sẽ dễ dàng theo sau, nhưng phải tỉnh táo để biết lúc nào nên tách đàn, vì con đường đàn đang đi có thể dẫn đến vực thẳm. Cái quan trọng là thời điểm, và hãy nghĩ bạn sẽ là con thú đầu đàn, biết đâu sau này, hành động của bạn sẽ là hướng đi cho cả thị trường thì sao nhỉ? Trọng tâm tôi muốn nói đến, là “hi vọng” và “do dự” – hi vọng dẫn đến do dự. Các bạn có thể đọc được nhiều câu danh ngôn khá hay về hi vọng, như Alexandre Dumas đã từng nói “Tất cả sự khôn ngoan của con người được tập hợp lại trong hai từ: chờ đợi và hy vọng”, hay “Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên.” – Martin Luther. Và xin thưa rằng, chính sự chờ đợi và hi vọng của các bạn đã vô tình “giết” các bạn. Đối với những người nắm giữ cổ phiếu, khi xuống giá, thường chiến thuật của họ là “bình quân giá”. Tuy nhiên, người ta thường không bán ra, mà nắm giữ và “HI VỌNG” giá phục hồi. Tuy nhiên, sự chờ đợi và hi vọng (dẫn đến do dự không bán ra) này ngày càng khiến tài khoản của bạn thêm teo tóp, lúc đầu là 5%, rồi 8%, rồi 10%... 20%... 30% và bạn trở thành nhà đầu tư chân chính bất đắc dĩ. Thay vì đó, chiến thuật có thể thay đổi: các bạn hãy bán ra (cut-loss) khi cổ phiếu giảm khoảng 7 - 10%. Nếu tăng các bạn mua lại, và chỉ chịu phí giao dịch, đỡ hơn các bạn “ôm” cổ và kiên trì bình quân giá, và tài khoản có thể “tèo” thêm vài chục % nữa. “Hi vọng” là điều các bạn nên có trong các vấn đề khác, còn trong chứng khoán, hi vọng là tự sát. Như một câu danh ngôn bất hủ của người đứng đầu nước Mỹ Benjamin Franklin: “Người sống bằng hy vọng sẽ chết vì nhịn đói.” Hãy nhớ rằng “Sự vắng mặt của những người ta yêu thương còn tệ hơn cái chết, và hy vọng trong vô vọng còn khổ sở hơn tuyệt vọng.” Vì vậy, bài học đặt ra là, đường ảo tưởng, hãy “cut-loss” khi đến mức giới hạn, kỷ luật và đừng để cảm giác hi vọng “ngày mai biết đâu nó lên” chi phối bạn. Các bạn hãy nhìn lên cái hình của tôi ở trên, và có thể nhận ra rằng, các bạn đang ở mức tâm lý từ 5 đến 9. Hãy tự rút ra bài học cho mình. Hãy nhớ đến câu nói bất hủ của Victo Hugo “Hy vọng là từ Chúa đã viết lên lông mày mỗi người.” Câu nói có ý nghĩa là hi vọng là điều mà không bao giờ bạn có thể nhìn thấy, như nhìn thấy lông mày của mình, vì vậy, hãy để nó sang một bên, và hãy biết chấp nhận thực tế, hãy bán ra trước khi quá muộn. Vậy sau hi vọng, tâm lý nào ảnh hưởng đến việc đầu tư của các bạn nữa. Tôi sẽ nói ngay, đó là “nghi ngờ” và “cả tin cuồng tín”. Hai điều này không phải quan hệ nhân quả như “hi vọng” và “do dự”, nó là 2 luồng tâm lý trái ngược, nhưng hậu quả thì tương đương. Tôi sẽ nói về nghi ngờ trước. Các bạn hãy nhìn lên lại hình của tôi ở trên, và hãy nhìn mốc tâm lý 10, 15, 16. Thường thì tâm lý sau khi tài khoản các bạn bị lõm một khoản kha khá, các bạn trở thành nhà đầu tư chân chính bất đắc dĩ, các bạn thường không biết phải làm gì tiếp theo. Việc không xác định được phương hướng dẫn đến việc các bạn bỏ lỡ một số cơ hội để thoát hàng, hoặc mua được ở giá tốt. Cả tin cũng vậy, tin chắc thị trường xuống, và bạn bỏ lỡ cơ hội khi có sóng hồi. Việc nghi ngờ hoặc cả tin, cộng với tâm lý “tham lam”, “sợ hãi” và “bầy đàn”, các bạn có nguy cơ bán đúng đáy và mua đúng đỉnh. Với cả tin, các bạn có thể ở những mốc tâm lý như 4, 12, 19. Các bạn đã thấy thị trường đi xuống mốc 235 từ mốc 1200, liệu lúc đó ai tin rằng “thị trường sẽ hồi phục”, và ai dám lạnh lùng xuống tiền để mua cổ phiếu ở mức đó? Và đến khi thị trường lên đến 630, thì “xu hướng” đã rõ, các bạn tin chắc thị trường sẽ lên, và ôi thôi, chia buồn các bạn đã mua đúng đỉnh. Rõ ràng, khi đầu tư mà bị quá nhiều tâm lý chi phối như vậy, các bạn đầu tư thành công là một phép màu. Còn khá nhiều dạng tâm lý ảnh hưởng đến quyết định của bạn trong đầu tư. Ngoài tâm lý, còn có những điều khác nữa. Nhưng hãy nhớ lời khuyên ban đầu của tôi “hãy giữ cái đầu lạnh trong khi thị trường đang nóng”. Điều cần thiết là chiến thuật hợp lý và kỷ luật để làm theo chiến thuật đã vạch sẵn. Một câu nói của một đàn anh mà tôi rất nhớ, đó là “plan your trade and trade your plan”. Khi lý trí lên tiếng, đừng để tình cảm xen vào. Cảm xúc làm lẫn lộn quyết định và làm chiến thuật sai lầm. Hãy nhớ đến Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà làm sai lời Công Đài, cuối cùng chết dưới tay Tào Tháo, hãy nhớ đến nhà đầu cơ huyền thoại Livemore đã thuê hẳn một phòng riêng tách biệt để không bị ảnh hưởng bởi 1 chút cảm xúc nào từ đám đông. Hãy luôn nhớ “chiến thuật + kỷ luật = thành công”. Còn nữa, hãy phân biệt “niềm tin đầu tư” và “cả tin cuồng tín” nhé! Hai dạng tâm lý này khác nhau. “Niềm tin đầu tư” theo các bạn từ lúc các bạn lập kế hoạch, và nên chỉ có một dạng tâm lý này mà thôi. Còn các cảm xúc khác chỉ làm nhiễu đi niềm tin đầu tư của bạn. Cuối cùng, tôi dành tặng bài viết này cho người yêu, người đã luôn ở bên cạnh tôi trong những quyết định đầu tư, người cho tôi tâm lý vững vàng để theo đuổi con đường chứng khoán đầy thử thách.
-
Lý Quang Diệu: “Trung Quốc hãy cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!” Thứ hai, 25/02/2013 “Singapore không tin vào một Trung Quốc ‘hiền hòa’ và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết. Cũng theo những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo, tính “đàn hồi” cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và “lấy lại” được tầm ảnh hưởng trong khu vực.Nhưng trong cuốn sách có tiêu đề “Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States and the World” (tạm dịch: Lý Quang Diệu: Những cái nhìn sâu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới) ông Lý cũng cho rằng, quá trình thực hiện chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Tổng thống Obama đang cho thấy những vấn đề về chính sách của nước Mỹ. Đây là cuốn sách gồm tập hợp các bài phỏng vấn ông Lý của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới như Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne. Cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore vừa được xuất bản. Ông Lý Quang Diệu, cha của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Nếu nước Mỹ muốn có sự ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển chiến lược của khu vực châu Á, họ không thể tiếp tục thực thi các chính sách ‘đến rồi đi’ như hiện nay”.Trong lúc Mỹ đang tỏ ra thiếu những bước đi dứt khoát và quan trọng tại châu Á thì Trung Quốc đã và đang nổi lên với tham vọng không thể giấu diếm là muốn “hất cẳng” Mỹ để trở thành một siêu cường thống trị khu vực này trong thế kỷ 21. “Liệu một quốc gia hùng mạnh và đã gần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa như Trung Quốc sẽ có thái độ ‘tử tế và hiền hòa’ với Đông Nam Á giống như những gì Mỹ đã thực hiện suốt từ năm 1945 đến nay hay không? Singapore không tin và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Vietnam cũng đều không tin”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định. "Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, cựu Thủ tướng Singapore nói. Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm. “Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một “đế quốc” giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu. Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền. Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên “biết điều” về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc”, ông Lý viết trong cuốn sách. “Người Trung Quốc cần phải biết nhận ra bài học lịch sử mà Đức, Nhật đã từng vấp phải. Sức mạnh cạnh tranh của họ, tầm ảnh hưởng của họ và những nguồn tài nguyên mà họ khao khát đã dẫn cả thế giới này đến 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20. Nước Nga đã phạm phải sai lầm khi rót quá nhiều ngân sách vào cho quân đội, quốc phòng và hậu quả là nền kinh tế – xã hội của họ sụp đổ một cách vô cùng nhanh chóng. Đó chính là những gì tôi nhìn thấy ở Trung Quốc hiện nay. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, vị cựu Thủ tướng Singapore nói. “Chính vì thế, Trung Quốc hãy biết cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!” Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình Khi được hỏi: Liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không? Ông Lý cho rằng nếu chỉ xét về con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì việc Trung Quốc vượt Mỹ trong một tương lai gần là điều không còn cần phải bàn cãi nhưng điều quan trọng hơn cả là khả năng sáng tạo của Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể đuổi kịp đối thủ ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương. “Văn hóa của người Trung Quốc không cho phép trao đổi những ý tưởng một cách tự do hay cạnh tranh sòng phẳng và chính vì thế họ sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ”, ông Lý nói, “Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”.Khi nói về vị tân tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cũng đưa ra những nhận xét khá đáng chú ý: “Ông ta là rất kín đáo. Không bao giờ ông ta tỏ thái độ là ông ta không muốn nói chuyện với bạn nhưng ông ta cũng luôn thể hiện quan điểm rằng chẳng điều gì có thể làm ông ta thay đổi cái nhìn về những cái mà ông yêu hoặc ghét. Ông ta luôn mỉm cười một cách dễ chịu bất kể bạn có nói điều gì khiến ông ta ngạc nhiên hoặc khó chịu. Ông ta là một kẻ có tâm hồn bằng thép”. Nguồn: http://nguyentandung...-40-50-nua.html LT (INF)
-
Gần 34.000 tỷ đồng "bốc hơi" vì tin đồn Trong phiên 21/2/2013, ngay trong tuần giao dịch khởi đầu năm Quý Tỵ, thị trường đã phải chứng kiến hàng chục nghìn tỷ đồng "không cánh mà bay" vì tin đồn thất thiệt. Tuy nhiên, giữa lúc hoảng loạn, giới đầu cơ cũng đã trục lợi được hàng trăm tỷ. Theo thống kê trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2/2013, vốn hóa thị trường sàn HSX đã giảm xuống còn 780.122 tỷ đồng từ con số 809.038 tỷ đồng thời điểm đóng cửa phiên 20/2. Như vậy, chỉ sau một ngày, vốn hóa sàn HSX đã lao dốc tới 28.916 tỷ đồng. Trong khi đó, tại sàn HNX, vốn hóa thị trường cũng giảm mạnh từ 100.833,5 tỷ đồng phiên hôm trước xuống còn 95.960,4 tỷ đồng phiên này, tương ứng mất 4.873,1 tỷ đồng. Tổng thiệt hại toàn thị trường phiên này lên tới 33.789,1 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD). Như Dân trí đã đưa tin, với áp lực xả hàng ồ ạt trong phiên chiều, VN-Index đã mất hơn 18 điểm và HNX-Index cũng giảm 5,3%. Thống kê có gần 430 mã chứng khoán mất điểm, 148 mã giảm sàn, hoạt động bán tháo diễn ra trên diện rộng. Điều đáng nói là, nếu các bluechip vốn đóng vai trò lực đẩy trong đà tăng bền bỉ của thị trường từ cuối năm ngoái đến nay thì phiên này cũng bị xả mạnh tại giá sàn. Tình trạng này khiến toàn bộ các mã trong rổ VN30 đồng loạt nhuộm đỏ và chuyển sang màu xanh xám. Chỉ số VN30-Index cũng vì thế mà mất gần 22 điểm; trong khi HNX30 chỉ có 2 mã tăng, mất gần 10 điểm.Điều gì đã diễn ra? Hiện chưa có thông báo chính thức nào từ cơ quan chủ quản là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, theo các công ty chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư phiên hôm 21/2 đã bị tác động mạnh từ tin đồn giá xăng có thể tăng khoảng 6%, cao hơn dự kiến tung ra vào buổi sáng cũng như việc phá giá tiền đồng 2-3% ngay trong quý I để hỗ trợ xuất khẩu. Đến đầu chiều thì thị trường trở nên hoàn toàn hoảng loạn vì tin đồn Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cùng một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt. Các thông tin vô căn cứ này đã thực sự khiến thị trường nhiễu loạn. Tuy nhiên, ngay cuối chiều 21/2, BIDV và cá nhân ông Trần Bắc Hà đã lên tiếng gay gắt. BIDV đã báo cáo toàn bộ sự việc tới Tổng cục An ninh II Bộ Công an. Với nhận định của Chủ tịch BIDV thì những kẻ tung tin đồn đã tranh thủ trục lợi thu về ít nhất 500-700 tỷ đồng, trên thị trường chứng khoán cũng xuất hiện 4 mã nghi bị làm giá trong 3 phiên vừa qua. Về tin đồn tăng giá xăng, thực tế ngày hôm qua đã không hề có bất kỳ thông báo nào từ Bộ Tài chính được đưa ra liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, tin đồn phá giá tiền Đồng cũng bị dập tắt sau khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lên tiếng. Quan sát phiên hôm qua, dễ thấy, trước một khối lượng cung cực mạnh thì cũng đã có một khối lượng mua vào rất lớn, đưa giao dịch toàn thị trường lên tới hơn 259 triệu cổ phiếu, thanh khoản đạt gần 2.700 tỷ đồng. Rõ ràng, bên cạnh số ít nhà đầu tư tỉnh táo và bình tĩnh, đủ nguồn tài chính gom hàng giá rẻ thì giới đầu cơ đã kiếm hời đáng kể. Khối ngoại cũng đã tranh thủ gom hàng trong tình hình rối loạn. Giá trị mua ròng của nhóm đầu tư này trên HSX tăng 138% trong phiên hôm qua. Sự việc ngày 21/2/2013 khiến những người quan tâm dễ liên tưởng đến giai đoạn tháng 8-9/2012 khi dòng tiền trị giá hàng tỷ đô la tháo chạy khỏi thị trường, các chỉ số bị kéo sập nhanh chóng, hàng nghìn nhà đầu tư thiệt hại... cũng chỉ vì tin đồn bắt bớ. Những nỗ lực tạo sự an tâm cho nhà đầu tư và đẩy thị trường tăng điểm lên trong một thời gian khá dài chỉ cần một phiên tin đồn thất thiệt có thể khiến mọi nỗ lực đổ sông đổ bể. Nhất là hiện tại, trong bối cảnh vừa trải qua các kỳ tăng nóng, cùng với đó, việc nới margin thông thoáng hơn khiến nhiều nhà đầu tư "full margin" (sử dụng hết quyền vay) sẽ rất nhạy cảm với thông tin xấu, tạo nên áp lực bán mạnh cho thị trường. Cơ quan điều hành cũng đã có khung chế tài phạt vi phạm xử lý tung tin đồn, tác động nghiêm trọng đến an toàn thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài phạt tiền thì đối tượng tung tin đồn có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại, một khi các hành vi này còn tái diễn thì "túi tiền" nhà đầu tư sẽ còn bị ảnh hưởng và đe dọa. Theo Dân Trí
-
Dạ, nhưng thưa Sư Phụ làm nông nghiệp nó không sang, cứ phải là kinh doanh Bất động sản mới oai ạ ...
-
Dạ, thế thì ngon qúa ... Món Canh Hẹ Liên Hiệp Quốc này chắc là đắt lắm ...
-
Nới tỷ giá: Ai dám thách thức lạm phát? Tác giả: TRẦN THỦY - NGỌC SƠN (VEF.VN) - Đã có một số ý kiến cho rằng cần tăng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Thông tin này đã tác động tâm lý khiến thị trường ngoại tệ chợ đen được dịp làm giá. Ổn định quá lâu là bất lợi? Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam không thay đổi đáng kể trong khi lạm phát tăng cao suốt 2 năm qua khiến VND tiếp tục âm thầm lên giá so với USD. Đồng nội tệ hiện bị đánh giá cao khiến các ngành phụ thuộc xuất khẩu gặp khó khăn. Ông Thành cho rằng, để phục hồi đà tăng trưởng kinh tế cần giảm lãi suất cho vay và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định. Cùng đó cần thực hiện phương án chủ động phá giá tiền đồng (VND) khoảng 3 - 4% trong cả năm, thông qua một số bước với biên độ 1-1,5%. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tỷ giá ổn định trong thời gian khá dài đang có lợi cho nhập khẩu nhưng bất lợi cho xuất khẩu. Điều này một phần do biến động tỷ giá (năm 2012 ở mức 1%) thấp hơn lạm phát (ở mức 6,8%). Vì vậy, cần điều chỉnh tỷ giá ở mức 3-4% trong 3 năm liên tiếp, giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng nên để tỷ giá tăng khoảng 4%, trong năm nay. Theo ông Nghĩa nói: năm 2013, kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm. Từ đó, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng vượt trội nhu cầu xuất khẩu và đưa nền kinh tế chuyển dần từ thặng dư thương mại đến thâm hụt thương mại. Bức tranh tỷ giá lúc đó sẽ theo chiều hướng tăng, nhất là khi các nhà nhập khẩu cần nhiều hơn ngoại tệ và tất nhiên, cán cân thanh toán có thể chuyển dịch theo hướng thâm hụt mạnh, dù năm nay đang là thặng dư. "Mặt khác, nếu so sánh tỷ giá song phương giữa VND và USD thì VND đang bị đánh giá cao khoảng 23%. Vì thế, nếu không điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì sẽ xảy ra một số hệ quả không mong muốn mà trước hết là tác động xấu đến xuất khẩu", ông Nghĩa nói. Tỷ giá đâu chỉ mỗi xuất khẩu Tuy nhiên có không ít ý kiến ngược lại cho rằng phá giá VND lúc này thiệt nhiều hơn lợi. Các phân tích chỉ ra rằng, không ai phủ định quy luật "đồng tiền giảm giá sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu" nhưng cần phải lưu ý rằng bản thân tỷ giá riêng lẻ không quyết định cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái chỉ là một yếu tố.Hàng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc không quá nhiều vào tỷ giá hối đoái. Đây là kết quả của các công trình nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu ở nước ta thời gian qua. Hàng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thị trường, công nghệ, tiếp thị và uy tín của nhà sản xuất... Bên cạnh đó, xét về cơ cấu thì đến nay các mặt hàng như điện thoại di động, điện tử máy tính, dệt may, da giày... có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, nhưng những mặt hàng này lại chủ yếu chỉ gia công tại Việt Nam, hầu hết linh phụ kiện đều phải nhập khẩu vì vậy khi phá giá VND sẽ làm đội giá các sản phẩm này lên và sẽ gây khó khăn cho cạnh tranh trong xuất khẩu. Điều quan trọng là phá giá VND sẽ gây áp lực lên lạm phát bởi nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng hàng ngày vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn. Chẳng hạn như xăng dầu cần lượng ngoại tệ lớn, mỗi tháng lên tới 500 triệu USD để nhập khẩu, chỉ cần tỷ giá nhích lên một chút là thua lỗ và tăng giá ngay. Ngoài xăng là điện. Hiện nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của EVN khá lớn và chỉ cần tỷ giá tăng 1 chút thì số tiền trả nợ cũng sẽ tăng thêm tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Nếu phá giá VND việc tăng giá các mặt hàng này là khó tránh khỏi. Những sản phẩm này lại là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ, khi tăng giá sẽ làm cho nhiều mặt hàng đồng loạt tăng theo sẽ làm tăng CPI và gây ra lạm phát. Đấy là chưa kể một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, sữa, hoá chất, thuốc trừ sâu ...ửtong nước chưa sản xuất được, đều phải nhập khẩu với số lượng lớn. Khi tỷ giá tăng dẫn đến giá thành các mặt hàng này tăng sẽ tác động đến chỉ số CPI. Bên cạnh đó, khi tỷ giá thay đổi sẽ khiến người dân đổ xô đi rút nội tệ chuyển sang mua ngoại tệ dẫn đến hiện tượng khan hiếm tiền đồng... Như vậy sẽ không thể hạ mà ngược lại phải tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay khó giảm. Hơn nữa nó còn làm cho cầu ngoại tệ tăng cao và lại gây áp lực lên tỷ giá. Mấy ngày hôm nay, chỉ mới nghe các ý kiến phát biểu khuyến nghị nên phá giá VND, trên thị trường tự do tỷ giá đã thay đổi. Tỷ giá bắt đầu tăng từ cuối ngày 18/2/2013 và đến cuối giờ giao dịch ngày 19/2/2013 nhiều nơi mua vào - bán ra 20.990 - 21.020 đồng một đôla. Tất cả những điều này sẽ làm cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô không thực hiện được, vì vậy việc phá giá VND được cho là có hại nhiều hơn lợi. Nói về vấn đề này, một chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, điều chỉnh tỷ giá mới chỉ là ý kiến của một số cá nhân. Còn quyết định của cơ quan điều hành vẫn phải thận trọng, mục tiêu cao nhất là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô. Giải thích hiện tượng giá USD tăng mấy ngày qua, vị chuyên gia này cho rằng, sau tết có một lượng tiền đồng lớn quay lại hệ thống ngân hàng. Dư tiền đồng cục bộ có thể khiến một số tổ chức tín dụng "rung rinh" trước tỷ giá. Vị chuyên gia này cho biết, sáng 20/2, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng là 20.895 nhưng sau khi lên đến 20.890 thì đã lập tức rút về 20.880 rồi 29.875 khi các ngân hàng bán ra. Rõ ràng, đây không phải là hiện tượng đáng ngại Còn trên thị trường tự do, hoàn toàn có thể là yếu tố tâm lý và lợi dụng để làm giá kiếm lời. Không thể nói vì xuất khẩu mà nới tỷ giá. Năm 2012 xuất khẩu tốt dù không nới tỷ giá lần nào. Bên cạnh đó, việc nới tỷ giá còn liên quan đến nhiều vấn đề về nợ quốc gia, nợ nước ngoài của DN, tác động lên lạm phát. "Đặc biệt, việc nới tỷ giá sẽ tạo ra kỳ vọng rất lớn của thị trường, gây bất ổn. Hơn thế, những điều chỉnh bất thường sẽ luôn gây mất niềm tin cho các nhà đầu tư vào chính sách và sự ổn định vĩ mô của Việt Nam. Vì thế, điều chỉnh tỷ giá là bài toàn về lợi ích, lòng tin chứ không chỉ mỗi câu chuyện xuất khẩu". ======================= Đang dùng bữa trưa với món ... Canh Hẹ
-
Ông Alan nói chuyện tiền Với 43 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc, việt kiều - Tiến sỹ Alan Phan đã có những câu chuyện khá thú vị xung quanh việc kiếm tiền và cách tìm niềm vui và sự nghiệp qua việc kiếm tiền... Câu chuyện thứ nhất: Trắng tay là lúc động não nhiều nhất Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo! Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc. Câu chuyện thứ hai: Từ chức vì muốn phiêu lưu Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân. Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị… Câu chuyện thứ ba: Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng. Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN. Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu… Câu chuyện thứ tư: Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam. Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập. Câu chuyện thứ năm: Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể. Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục. Theo Lan Hương Dân trí ===================================================Ông Alan này toàn ăn nói bậy bạ không à: - Lúc trắng tay là lúc mà bộ não hoạt động ít nhất, vì lúc đó luôn say quắc cần câu, đã có rượu nghĩ thay. - Lúc nhiều tiền là lúc vui nhất: nhiều bạn bè, nhiều chân dài, xe đẹp, ăn chơi sả láng ...
-
Dạ, Cụ cũng già lắm rồi, hơn nữa mới nhập viện ... http://cafef.vn/tai-...4020151ca32.chn
-
Ông Lý Quang Diệu dự đoán về Trung Quốc Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Foreign Policy Trung Quốc có đi theo con đường trở thành thành viên danh dự của phương Tây như Nhật Bản? Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh gấp ba lần Mỹ để soán ngôi nền kinh tế số 1 trong thập kỷ tới? Trung Quốc có muốn vươn lên làm cường quốc số 1 ở châu Á và cả thế giới? Trung Quốc có đi theo con đường trở thành thành viên danh dự của phương Tây như Nhật Bản? Câu trả lời chắc chắn nhất cho những câu hỏi trên là: Không ai biết! Nhưng các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư và người dân trong cũng như ngoài khu vực đều đang đánh cược với sức mạnh của Trung Quốc. Kể cả các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nỗ lực phán đoán khi họ xây dựng chiến lược quay lại châu Á cho Tổng thống Barack Obama. Nếu bạn chỉ có thể tham khảo một người trong thế giới hiện đại về những câu hỏi trên thì nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ rất thông tỏ Trung Quốc Henry Kissinger khuyên bạn nên tìm đến Lý Quang Diệu. Là thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, ông Lý không chỉ đặt nền móng cho một Singapore hiện đại mà còn vận dụng trí tuệ sắc sảo của mình để giữ cho đảo quốc này thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình cũng như các đời tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama đều rất tôn trọng ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Điều này đem lại cho ông một góc nhìn độc nhất vô nhị về tình hình địa chính trị và địa kinh tế giữa phương Đông và phương Tây. Trong bài viết được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đăng tải ngày 16-2, ông Lý Quang Diệu trả lời cho ba câu hỏi trên như sau: Có, có và không. - Có! Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh gấp nhiều lần so với Mỹ và các kình địch phương Tây khác trong thập kỷ tới và có thể còn lâu hơn nữa. - Có! Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu châu Á và cả thế giới. - Không! Trung Quốc sẽ không đơn giản chỉ ngồi vào ghế của mình trong trật tự thế giới thời hậu chiến mà Mỹ đã lập ra. Nói cách khác, “Trung Quốc muốn trở thành cường quốc số 1 thế giới và muốn được nhìn nhận là Trung Quốc chứ không phải một thành viên danh dự của phương Tây” - ông Lý nhận định trong một bài phát biểu năm 2009. Theo quan điểm của ông Lý, người Trung Quốc sẽ “không vội vàng thế chỗ Mỹ”. “Một số người Trung Quốc mường tượng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc, trong khi số khác hy vọng sẽ chia sẻ thế kỷ này với Mỹ”. Ông Lý nhận định Trung Quốc xây dựng chiến lược chiếm thế thượng phong bằng cách “sử dụng lực lượng lao động ngày càng được đào tạo kỹ lưỡng để xây dựng nền kinh tế của các nước khác”. Về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ không tính đến khả năng đối đầu cho đến khi nước này “lật đổ được Mỹ trong lĩnh vực phát triển kinh tế và ứng dụng công nghệ”. “Trung Quốc nhận ra rằng nếu tiếp tục “trỗi dậy hòa bình” và chỉ tranh giành vị trí số một về kinh tế và công nghệ thì họ không thể thua. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ trung thành với bí quyết của Đặng Tiểu Bình: “Ẩn mình chờ thời” - ông Lý nói với Foreign Policy. Cựu thủ tướng Singapore nghiêng về viễn cảnh thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên Trung Quốc. Nếu ông đúng, Foreign Policy nhận định cả Trung Quốc và Mỹ đều phải đối mặt với thử thách khổng lồ trong những thập kỷ tới khi một cường quốc đang lên đối đầu với một cường quốc đang thống trị. Lịch sử cho thấy 11 trong số 15 trường hợp như vậy kể từ năm 1500 đến nay đều kết thúc bằng chiến tranh. Theo Hải Ngọc Người Lao động
-
Ấy chết ... KT Thế giới hết suy thoái rồi, bắt đầu đi lên và phát triển mạnh mẽ, chuẩn bị kiếm được bộn tiền rồi mà sao Qúy Tòa sọan lại đi ... nộp đơn xin phá sản thế ...
-
Dạ vâng thưa Sư Phụ, chính vì thế mà Cao Biền mới sống ở TQ, và chỉ có TQ mới sinh ra Cao Biền ... Chứ không thì nay chúng ta đã kể về Bill Cao Biền ở Cali rồi ạ ...
-
Dạ thưa Sư phụ, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội là đúng rồi. Nhưng ảnh hưởng tới thượng tầng kiến trúc là hơi khó đấy ạ. Vì thông thường thì thượng tầng kiến trúc là cái ... mái nhà, mà mái nhà thì chỉ có ... gió bão thật mạnh mới có thể ... bay thôi ạ ... Chứ khủng hoảng kinh tế thì theo lý thuyết Vật Lý làm sao có thể tác động tới mái nhà được ...
-
Nhật lại xảy ra động đất 6,9 độ Richter ở Hokkaido Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, một trận động đất có cường độ 6,9 độ Richter vừa xảy ra gần, thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, một trận động đất có cường độ 6,9 độ Richter vừa xảy ra gần, thuộc tỉnh Hokkaido của Nhật Bản.Trong khi đó, cơ quan theo dõi địa chấn Nhật lại cho biết, động đất có cường độ là 6,4 độ Richter, nhưng không đưa ra cảnh báo về sóng thần. Trận động đất xảy ra vào khoảng 23 giờ 30 theo giờ địa phương, tâm chấn của trận động đất nằm cách Kushuro 109km về phía tây nam, ở độ sâu 103km. Đài NHK cho biết, cảnh sát địa phương nói rằng chưa có bất cứ báo cáo nào về thiệt hại. NHK cũng cho biết nhà máy điện hạt nhân ở Higashidori do công ty điện lực Tohoku quản lý vẫn an toàn./. Theo Vietnam+
-
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GĐ TT nghiên cứu Lý học Đông Phương đọc tham luận tại hội nghị. Nhà nghiên cứu lý học, Đại tá TS Nguyễn Ngọc Thạch luận giải các tuổi trong năm 2013. Nhà nghiên cứu Phong thủy và dịch học với tiểu luận về hai chữ Qúy Tỵ. Nhà nghiên cứu dịch học Nguyễn Thế Bình với Qủe Thủy Trạch Tiết cho năm 2013. Nhfa nghiên cứu Phong Thủy Đỗ Trọng Hoàn với Quẻ Thuần Cấn biến Quẻ Thủy Sơn Kiển. Đại diện UBND Huyện Quốc Oai, Hà nội tặng bằng khen Sư Thầy trụ trì Chùa Long Đẩu, Hòa Thượng Thích trường Xuân. Chụp hình giao lưu cùng các đại biểu dự hội nghị. Rất hân hạnh được đón tiếp các vị đại biểu, đã bớt chút thời gian vàng ngọc dự bữa cơm chay thân mật cùng Nhà Chùa chúng tôi ... (các đại biểu rất vui lòng nhận lời và đã sử lý nhiệt tình)
-
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG LÝ HỌC, VĂN HÓA NĂM 2012 VÀ DỰ BÁO NĂM MỚI QÚY TỴ 2013 Ngày 28/1/2013 tại Chùa Long Đẩu, Quốc Oai, Hà Nội. Do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Á Đông tổ chức. Đoàn đại biểu Trung tâm Lý học Đông phương do GĐ TT Nguyễn Vũ Tuấn Anh dẫn đầu đã tham dự hội nghị. Các đại biểu của Trung tâm Lý học Đông phương còn có: PGĐ TT Hoàng Triệu Hải, Lốc Cốc Tử - Nhà tư vấn Tử vi/Phong thủy, Sir Warren Bốc Phét. Sau đây là một số hình ảnh hội nghị. Quang cảnh Chùa Thầy (Loan đầu hội nghị đẹp qúa) Lốc Cốc Tử đang chém gió với đại biểu Lê Minh - Chuyên gia Bộ KHCNMT Tranh thủ tạo dáng trước ống kính phóng viên, bên quán Cafe trước giờ khai mạc. Từ trái qua phải: Sir Warren Bốc Phét (đang cười thầm trong bụng vì giá cổ phiếu tăng vù vù), Một đại biểu "vô danh" (vì tôi đã quên mất tên rồi), Nhà nghiên cứu Phong thủy/Kinh dịch Đỗ Trọng Hoàn, bộ mặt quen thuộc Sir Thiên Sứ, Đại biểu Lê Minh. Các đại biểu vỗ tay nhiệt liệt chào mừng khai mạc hội nghị Đoàn Chủ tịch hội nghị, từ trái qua: Trung tá Phạm Chuyên PGĐ TT Nghiên cứu Á Đông, GS TS Hoàng Tuấn GĐ TT Nghiên cứu Á Đông, Sư Thầy trụ trì Chùa Long Đẩu Thích Trường Xuân, TS Hoàng Sơn PGĐ TT Nghiên cứu Á Đông. Quang cảnh đại hội với đông đảo các đại biểu tham dự. Trong số các đại biểu tham dự có Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm Chẳng biết Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm chém gió chuyện gì mà Sir Thiên Sứ vội vàng bấm alô, không biết gọi đi đâu ... Sau màn chém gió của Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm, Sir Thiên Sứ bán tín bán nghi, bèn ra hỏi lại Nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà (bên trái) xem thế nào ... Mở đầu hội nghị Nhà nghiên cứu Thái Ất Hòng Nguyên Tử với luận giải vận khí, số và Thái Ất năm 2013.
-
Bản tin thời sự VTV1 vừa mới đưa tin: tại khu di tích Đồng Đậu - Thị trấn Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà Khảo Cổ Học vừa mới khai quật được một bộ Hài Cốt Người Việt Cổ thuộc thời đại Phùng Nguyên (cách đây 3.500 - 4.000 năm)!
-
Đây là nhà hàng Long Đình, ở phố Quán Sứ, Hà nội. Ngày nào con cũng dùng điểm tâm và bữa trưa ở đó ạ ...
-
Nếu như người Mỹ bắn hạ hết các vệ tinh của Tung Của thì liệu Bom Hạt Nhân và Tên Nửa của Tung Của có nổ ngay tại điểm xuất phát không nhỉ????? Ấy là nhà em Nông Dân không hiểu biết gì về Pha Học nên hỏi thía ...
-
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 dưới lăng kính chiêm tinh học I) Các hiện tượng Chiêm Tinh Học bắt đầu từ năm 2008. Bắt đầu từ cuối năm 2007 các hiện tượng Chiêm tinh Địa tâm đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Các hiện tượng này có mức độ ảnh hưởng tiêu cực rất mạnh mẽ lên Vũ Trụ, trong giới Chiêm tinh học được gọi là “Cardinal Climax”. Các hiện tượng Chiêm tinh hiếm có này chỉ xuất hiện 3 lần trong vài trăm năm trở lại đây: 1761-1770; 1843-1851 và 1927-1934. Các hiện tượng Cardinal Climax này bắt đầu khi Diêm Vương Tinh nhập Cung Ma Kết vào tháng 1 năm 2008 và sẽ kết thúc khi Hành Tinh này rời cung Ma Kết để nhập cung Bảo Bình vào khoảng 2023-2024. Khoảng thời gian từ năm 2008-2015 sẽ là khoảng thời gian mà Vũ trụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng Cardinal Climax, khi Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Giao Điểm Bắc của Mặt Trăng nhập các Cung Tứ Phương. Trong qúa trình di chuyển tại các Cung trên Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010, bên cạnh đó trong khoảng thời gian 2008-2015 các Hành Tinh này sẽ từng cặp sẽ hợp với nhau các góc riêng lẻ: bắt đầu là góc đối nghịch giữa Thiên Vương Tinh-Thổ Tinh năm 2008-2010, kết thúc là góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh (trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 tới tháng 3/2015 hai Hành Tinh này sẽ 7 lần hợp với nhau góc Waxing Square). Khi chúng ta đi qua tháng 3/2015 thì các tác động xấu của hiện tượng Cardinal Climax sẽ giảm bớt đi, nhưng các hiệu ứng vẫn còn kéo dài tới năm 2023-2024 (lúc này các hành tinh trên sẽ rời Cung Ma Kết). Các tác động xấu nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian 2008-2015, nhưng năm 2020 cũng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Trong thời gian từ năm 2012 tới 2015 lại xuất hiện tiếp các hiện tượng Chiêm tinh đặc biệt có ảnh hưởng tiêu cực tới Vũ trụ. Ảnh hưởng bao trùm lên trên hết là ảnh hưởng của các Hành tinh ở qũy đạo ngoài cùng của Thái Dương Hệ. Trong đó góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh có ảnh hưởng nặng nề nhất. Các tác động gây ra: - Khủng hoảng nợ tiếp tục bùng phát và phá hủy hệ thống tài chính. - Bắt đầu các cuộc đàm phán về hệ thống tiền tệ thế giới. - Xuất hiện các phong trào chống đối và phân hóa xã hội. - Xuất hiện các cuộc biểu tình chống đối hệ thống ngân hàng và Chính phủ. - Các phong trào chóng lại chính sách thuế quan. - Bạo loạn sắc tộc. - Thiên tai nặng. - Sự đe dọa của vũ khí hủy diệt. - Các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và năng lượng mới. Cộng hưởng với hiện tượng tiêu cực trên, trong khoảng thời gian từ 2013-1015 Vũ trụ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hiện tượng: - Góc T-square giữa Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 1/8/2013. - Grand Square giữa Kim Tinh-Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 25/8/2013 và Grand square giữa Hỏa Tinh- Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 22/4/2014. Sau cuộc khủng hoảng những năm 1930 xảy ra, nhiều người nhận định Thế giới sẽ không bao giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự. Thế nhưng cuộc khủng hoảng năm 2008 vẫn nổ ra. Nhìn lại 5 năm qua, có lẽ chúng ta đã nhận ra dáng dấp của cuộc khủng hoảng những năm 1930. Lịch sử có xu hướng lặp lại, ít nhất là chu kỳ vận động của Vũ trụ. Ngay cả đối với các Chủ thể trên Trái đất cũng có tính chu kỳ. Do đó chúng ta có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ qúa khứ, chuẩn bị trước các kịch bản ứng phó, giảm thiểu các tác hại của thảm họa đồng thời nắm bắt các cơ hội để vươn lên. Cuộc khủng hoảng Thế giới lần này nổ ra tại Mỹ từ tháng 1/2008, bắt đầu bằng việc bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tung, ngay sau khi Diêm Vương Tinh bắt đầu hành trình tại Cung Ma Kết. Một loạt các ngân hàng lớn, lâu đời bị phá sản. Nghành công nghiệp Ôtô của Mỹ cũng chỉ thoát khỏi việc xóa sổ trong gang tấc. Sau đó khủng hoảng đó đã lan rộng qua Châu Âu và toàn Thế giới. Khi thủy triều rút đi, đã lộ ra rất nhiều người đi bơi không mặc áo tắm: nhiều Quốc gia đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập Quốc dân trong nhiều năm, dẫn đến khủng hoảng nợ công bùng nổ tại Châu Âu. Tại Mỹ thâm hụt ngân sách cũng đạt mức kỷ lục. Lúc này cuộc khủng hoảng đã chuyển qua giai đoạn mới: Khủng hoảng nợ công làm chao đảo Thế giới. Đánh dấu bằng việc Hy lạp vỡ nợ vào năm 2010, đúng thời điểm Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010. Một loạt các nước bị hạ bậc tín nhiệm, ngay cả Mỹ cũng bị hạ bậc tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử. Đồng tiền chung Châu Âu đứng trước nguy cơ tan vỡ. Còn tại Việt nam chúng ta được chứng kiến lạm phát cao tăng cao trong năm 2011, hàng loạt các vụ vỡ nợ, hệ thống ngân hàng bị lung lay, nhất là trong năm 2012. Rất nhiều các biện pháp được các nước đưa ra, thế nhưng kết qủa thu được trong 5 năm qua, có thể nói là rất khiêm tốn. Bên cạnh suy thoái kinh tế, Trái đất cũng phải hứng chịu nhiều tiên tai nặng nề: vụ tràn dầu của BP tại vịnh Mexico năm 2010, động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, hạn hán tại nhiều nơi, Bão Sandy tại Mỹ năm 2012 … Có lẽ sau những năm 1930, đây là thời kỳ mà Nhân loại phải đối phó với khủng hoảng kinh tế và Thiên tai nặng nề nhất. Dựa trên các hiện tượng Chiêm tinh trong năm 2013 như đã trình bày ở trên, thì có lẽ chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Thậm chí khủng hoảng kinh tế và thiên tai sẽ lên tới đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 tới tháng 5/2014. Các nước Châu Âu có thể vỡ nợ, Hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ, thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của Chính quyền một số nước, đặc biệt là đối với Iran. Ngay Chính phủ của Ông Obama cũng bị ảnh hưởng. Thời gian này có lẽ rất cần những cái đầu lạnh, sáng suốt để có thể tránh các cuộc đối đầu không cần thiết. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải chú ý tới các thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt … II) Hàn gắn Thế giới. Như đã trình bày ở phần trên, các hiện tượng Chiêm tinh cảnh báo cuộc khủng hoảng lần này vẫn chưa kết thúc, thậm chí thế giới còn phải hứng chịu những mất mát lớn hơn. Thế nhưng cũng trong khoảng thời gian các hiện tượng Chiêm tinh có tác động tiêu cực lên tới đỉnh điểm cũng là lúc xuất hiện một hiện tượng Chiêm tinh khác đem đến sự hài hòa và hy vọng lớn cho Nhân loại: vào ngày 17/7/2013 6 Hành Tinh: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, Hỏa Tinh và mặt trăng sẽ hợp với nhau trong một hiện tượng mà giới Chiêm tin gọi là Kite formation (Cánh Diều). Đây là hiện tượng rất hiếm gặp. Như vậy có gì mâu thuẫn? Cả hai hiện tượng tiêu cực và tích cực cùng một lúc xuất hiện.Hai hiện tượng này theo logic không loại trừ lẫn nhau. Vật cùng tắc biến. Khi Nhân loại đứng trước lựa chọn giữa sự Hủy Diệt và sự Sinh Tồn, chúng ta sẽ cùng nhau chấp nhận những đau thương mất mát, nhìn nhận lại các sai lầm trong qúa khứ để đòan kết cùng nhau tìm ra phương hướng và xây dựng lại một Thế giới tươi đẹp hơn.Điều kiện để thành công là Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa. Chúng ta đã có Thiên Thời và Địa Lợi. Vấn đề Nhân Hòa cần hết sức thận trọng vì sau khi mẫu hình Cánh Diều hình thành, Thiên Vương Tinh tại Cung Bạch Dương có thể làm lệch trọng lượng và ngăn cản Cánh diều bay lên! Điều này ám chỉ một người, một Quốc gia hay một nhóm vì lòng tham, lợi ích cá nhân sẽ phá hoại các thỏa thuận chung của cộng đồng. Nhưng dù sao chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho Trái đất này, khi mọi sự đau thương, mất mát được đưa lên tới đỉnh điểm, cũng là lúc chúng ta tìm được sự đoàn kết, sự đồng lòng, cùng chung trí hướng để chung tay xây dựng một Thế giới mới tươi đẹp hơn.Nếu như các dự báo trên là đúng, thì Kinh tế Thế giới có thể tạo đáy trong vòng 18 tháng kể từ mùa hè năm 2013. Sự phục hồi sẽ diễn ra trong 6-7 năm sau đó với các quyết định, lựa chọn sáng suốt của những Nhà Lãnh đạo trong năm 2013-2014. Cũng giống như Phượng Hoàng Lửa Huyền Thoại: Phượng Hoàng Lửa mới sẽ hồi sinh từ đống tro tàn của kiếp trước. Nguồn: Tổng hợp
-
Quái lạ ... sao trong Sài Gòn Sư Phụ và các AE nhậu vui vẻ đón ngày tận thế, trong khi đó giờ này tại Hà Nội Thiện Thạch đang rơi qúa trời ..
-
Ấn Độ sẽ thay Trung Quốc thành động cơ tăng trưởng toàn cầu Ấn Độ đang cho thấy những lợi thế quý báu có thể giúp nền kinh tế soán ngôi động cơ tăng trưởng toàn cầu của Trung Quốc. Hầu hết nhiều người vẫn coi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là quốc gia lãnh đạo không thể tranh cãi của các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, Gary Shilling, chủ mục của trang thông tin kinh tế tài chính Bloomberg kiêm chủ tịch của hãng tư vấn A. Gary Shilling & Co. tại New Jersey, lại cho rằng Ấn Độ mới chính là nền kinh tế đóng vai trò quan trọng cho kinh tế toàn cầu về dài hạn. Ông Shilling cho rằng những ai bị choáng ngợp bởi sự bứt phá không tưởng của kinh tế Trung Quốc thường quên mất một sự thật rằng, sự tăng trưởng chóng mặt của thế giới thời kỳ trước 2008 chủ yếu là nhờ sự chuyển đổi sản xuất toàn cầu từ châu Âu và Mỹ, chứ không phải bởi hoạt động sản xuất trong nước. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi theo định hướng xuất khẩu, song xuất khẩu chỉ chiếm 38% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và đang phát triển khác. Gary Shilling cho rằng Ấn Độ mới chính là nền kinh tế đóng vai trò quan trọng cho kinh tế toàn cầu về dài hạn. Hiện tại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách hướng kinh tế trong nước tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa. Họ muốn các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn so với tỷ lệ 30% như hiện tại. Theo ông Shilling, thói quen tiết kiệm của người Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ truyền thống Nho giáo, trong đó nhấn mạnh vai trò phải nuôi sống gia đình của một cá nhân. Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng tiết kiệm để trang trải chi phí giáo dục cho con cái cũng như các chi phí chăm sóc sức khỏe và nghỉ hưu khác.Trung Quốc cũng nâng lương tối thiểu từ 20% đến 30% trong năm ngoái nhằm nâng cao sức mua của người dân. Mặc dù vậy, mức lương cao hơn cho người công nhân lại khiến các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài rời đại lục và tìm kiếm những quốc gia có chi phí sản xuất nhiều hơn như Việt Nam, Bangladesh và Pakistan. Hơn thế nữa, các công ty phương Tây đang ngày càng tỏ ra e ngại trước yêu cầu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc - một phần trong thỏa thuận đặt cơ sở sản xuất tại đại lục. Rất nhiều nhà phân tích cho rằng sự thành công của các nhà sản xuất Trung Quốc hiện nay chủ yếu nhờ vào hoạt động chuyển giao công nghệ như vậy. Sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh mẽ, kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu hụt hơi khi tăng trưởng hàng năm liên tục giảm. Mới đây, Bắc Kinh còn buộc phải giảm mục tiêu tăng trưởng GDP thực tế hàng năm từ 8% xuống 7,5%. Ngoài ra chính sách hạn chế dân số khắc nghiệt của Trung Quốc đang dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về dân số, đặc biệt là sự tăng trưởng của lực lượng lao động mới. Ngược lại, Ấn Độ, với lợi thế không hạn chế tốc độ tăng trưởng dân số, đang dần bắt kịp Trung Quốc về lợi thế lực lượng lao động. Năm ngoái, dân số Trung Quốc là 1,34 tỷ người, cao hơn khá nhiều so với Ấn Độ (1,24 tỷ người). Tuy nhiên, lợi thế này của Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể duy trì lâu. Hơn nữa, sự phân bố tuổi và giới trong dân số Ấn Độ tốt hơn so với Trung Quốc. Các nhà phân tích nhận định chính sách 1 con cực đoan của Trung Quốc đang gây ra những hậu quả tiêu cực đối với lực lượng lao động về dài hạn cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong số những lợi thế của Ấn Độ so với Trung Quốc, có thể kể đến thời gian Ấn Độ bị thống trị bởi thực dân Anh. Khi rời đi, người Anh đã để lại cho Ấn Độ một hệ thống giao thông đường sắt tương đối hoàn hảo, giúp việc vận chuyển người và hàng hóa trên phạm vi rộng tương đối dễ dàng. Trung Quốc, ngược lại, không cho phép cấp tạm trú cho những người nông dân tới các khu vực thành thị để tìm việc làm. Một lợi thế nữa của Ấn Độ đó là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến là tiếng Anh - công cụ cực kỳ hữu ích trong thời đại hội nhập kinh tế. Ấn Độ đang cho thấy những lợi thế quý báu có thể giúp nền kinh tế vượt qua Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty lớn và phức hợp như tập đoàn Tata, có thể giúp kinh tế đất nước cạnh tranh với toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, ngược lại, lại bị gánh nặng bởi các ngân hàng nhà nước và các tập đoàn quốc doanh làm ăn kém hiệu quả - hiện chiếm một phần khá lớn trong GDP cũng như sử dụng tới 1/4 lực lượng lao động.Hơn tất cả, Ấn Độ là nền kinh tế có khuynh hướng thiên về công nghệ. Các kỹ sư và nhà khoa học Ấn Độ có trình độ chuyên môn cao và thông thạo giao tiếp bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin dựa trên công nghệ mới như truyền dẫn vệ tinh của Ấn Độ cũng tỏ ra vượt trội so với Trung Quốc Mỗi năm, doanh thu từ gia công phần mềm đem về 69 tỷ USD doanh thu cho Ấn Độ, bằng 1/4 doanh thu từ xuất khẩu. Mức lương thấp cùng kỹ năng tiếng Anh tốt cũng giúp lực lượng lao động Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Cũng giống như Trung Quốc, một tài sản vô cùng quý giá với kinh tế Ấn Độ chính là tầng lớp trung lưu cũng đang phát triển nhanh chóng. Theo ước tính từ PricewaterhouseCoopers LLP, tầng lớp trung lưu Ấn Độ, với thu nhập từ 1.000 đến 4.000 USD/năm, là 470 triệu người trong năm 2010, đủ sức mang lạ sức mua khổng lồ cho kinh tế Ấn Độ. Ước tính trong thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu Ấn Độ sẽ lên tới 570 triệu người, với thu nhập lên đến 1.000 tỷ USD mỗi năm. Dù có tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao, song ở Ấn Độ, 82% các hộ gia đình có điện thoại di động trong năm ngoái. Ngoài ra, các hộ gia đình Ấn Độ cũng sở hữu nhiều mặt hàng như TV, xe đạp, xe máy, thậm chí cả ô tô, cho thấy sức tiêu dùng cao hơn rất nhiều so với người dân Trung Quốc. Một điểm mạnh khác là Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) tương đối độc lập so với chính phủ, trong khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) lại chịu sự chi phối toàn diện của nhà nước, ông Shilling nói. Theo Gafin